Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.04 KB, 20 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC Ở TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN NAY
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TRUNG
QUỐC.
1.1.1. Cơ sở lý luận.
Trong quá trình xây dựng và phát triển về mặt lý luận cho công cuộc cải
cách nền kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng,
Trung Quốc luôn kế thừa và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin trong điều
kiện lịch sử mới.
* Về tính độc lập tự chủ của các chủ thể kinh tế.
Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản(CNTB) ở giai đoạn tự do cạnh tranh, Mác-
Anghen đã đi đến nhận định khái quát rằng: nâng cao năng suất lao động, sản
phẩm thặng dư là cái cần thiết cho sự phát triển của tất cả mọi xã hội. Để đạt mục
đích này, sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa cần dựa trên tiền đề khách quan :
“những lao động tư nhân tiến hành độc lập với nhau” và “tiến hành việc trao đổi
hàng hoá giữa các chủ thể kinh tế”.
Trong những điều kiện cạnh tranh tự do tư bản chủ nghĩa, tính độc lập tự chủ
của các chủ thể kinh tế được thể hiện ở chỗ: Các chủ thể kinh tế tự do tiến hành sản
xuất, kinh doanh hàng hoá và cạnh tranh với nhau. Thông qua việc áp dụng các
hình thức cạnh tranh trong cùng ngành và cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác
nhau, các chủ thể kinh tế tìm mọi biện pháp nâng cao năng suất lao động, hạ giá
thành, thu nhiều lợi nhuận.
Thực tế kinh tế thế giới hiện đại cũng chứng minh rằng: càng tôn trọng tính
độc lập, tự chủ cuả các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường,
các quốc gia càng có được những bước phát triển đáng kể về lực lượng sản xuất.
* Về quyền sở hữu tách khỏi quyền sử dụng.
Nghiên cứu loại hình tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB,
Mác-Anghen đã cho ta biết: Tư bản công nghiệp không phải là loại hình tồn tại duy
nhất của tư bản mà ở đó còn có tư bản cho vay…đó chính là do phân công lao
động tạo thành. Tư bản cho vay có đặc trưng là quyền sở hữu tư bản tách rời quyền
sử dụng tư bản. Thực chất của việc cho vay là nhường lại quyền sử dụng tư bản


cho người khác. Ở đây, cùng một tư bản nhưng đối với người đi vay thì nó là tư
bản hoạt động, chức năng của nó là tạo ra lợi nhuận. Do đó, thực chất của lợi tức
chỉ là một bộ phận của giá trị thặng dư mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư
bản cho vay.
Việc tách tư bản tiền tệ ra khỏi tư bản sản xuất thành tư bản cho vay và phân
biệt quyền sở hữu với quyền sử dụng tiền tệ thông qua hệ thống tín dụng, ngân hàng
đã cho phép tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh
hoạt động và từ đó tạo động lực mạnh mẽ phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ
chế thị trường.
Chính khả năng cho phép “tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng” của lý
luận Mácxít nêu trên đã và thực sự trở thành một trong những nguyên tắc, chìa
khoá quan trọng nhất để định hướng tiến hành cải cách DNNN ở Trung Quốc nói
riêng, chuyển đổi và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường nói chung của
Trung Quốc.
* Về mô hình doanh nghiệp.
Nghiên cứu CNTB, Mác- Anghen đã khẳng định sự cần thiết khách quan
của hình thức tổ chức kinh tế phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã sớm chỉ rõ vai trò và triển vọng to lớn
của loại hình sở hữu và công ty cổ phần với tư cách là hình thức phát triển tột cùng
của chế độ tư hữu, trong đó tính xã hội đã đạt tới mức cao nhất, và do đó, đây là
phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội hiện đại… Hình thức sở hữu này đã
thể hiện những tác động to lớn của nó đối với sự phát triển kinh tế. Vì :
+ Nó huy động tốt nhất các nguồn vốn xã hội.
+ Phân phối và lưu chuyển vốn hữu hiệu tới những nơi có hiệu quả cao
+ Đặt quá trình sử dụng và lưu chuyển vốn dưới sự kiểm soát rộng rãi và
công khai của xã hội thông qua các thông tin công khai về hoạt động tài chính của
các công ty cổ phần.
+ Giảm bớt sự đối kháng giữa chủ sỡ hữu và người lao động, do phần lớn số
lao động trong công ty cổ phần cũng là cổ đông.

Công ty cổ phần là tiền đề cho sự ra đời của của các ngành công nghiệp
nặng và sự hình thành các tập đoàn tư bản tài chính. Cùng với sự xâm nhập cổ
phần của tư bản ngân hàng vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng là lúc báo
hiệu tự do canh tranh của CNTB kết thúc, chuyển sang giai đoạn có đặc điểm kinh
tế như Lênin đã chỉ ra: “…Những công ty độc quyền tư bản công nghiệp đã thay
thế cho cạnh tranh tự do tư bản công nghiệp… ”. Lênin cũng chỉ rõ logic phát triển
để nảy sinh các hình thức tổ chức công ty cổ phần ở giai đoạn độc quyền là :
“Cạnh tranh tự do là đặc tính cơ bản của CNTB và của nền sản xuất hàng
hoá nói chung. Độc quyền là cái ngược hẳn với cạnh tranh tự do. Nhưng chúng ta
đã thấy cạnh tranh tự do biến thành độc quyền trong khi tạo ra nền sản xuất lớn,
loại bỏ nền sản xuất nhỏ, thay thế nền sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn
nữa, thúc đẩy sự tập trung sản xuất và tư bản đến một trình độ nhất định làm cho tổ
chức độc quyền xuất hiện: Cartel, Syndicate, Trust...”. Các tổ chức độc quyền trên
ra đời thâu tóm trong tay hầu hết các ngành kinh tế. Sự phát triển đó đòi hỏi nhà
nước phải ngày càng tham gia vào các quá trình kinh tế bằng các đạo luật, thuế
khoá, tiền tệ và lập ra khu vực kinh tế nhà nước, nhằm duy trì sự ổn định và tăng
trưởng nền kinh tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế .
1.1.2. Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước cải cách.
DNNN ở Trung Quốc đã có một quá trình phát triển lâu dài và được hình
thành, bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau song hầu hết các doanh nghiệp nhà nước
được hình thành do cải tạo công thương nghiệp đối với tư sản dân tộc (123.000
doanh nghiệp của tư sản dân tộc, hơn 4,02 triệu doanh nghiệp thương mại) hoặc do
nhà nước đầu tư và xây dựng mới theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung của
Liên Xô cũ. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở Trung Quốc, DNNN
đã có một vai trò hết sức quan trọng, là lực lượng chính tạo nên sự thay đổi kết cấu
kinh tế công nghiệp; năm 1949 công nghiệp chỉ chiếm 15% GDP, nông nghiệp
chiếm 85% GDP. Đến năm 1991, trị giá sản lượng công nghiệp lên tới 77%, nông
nghiệp là 22% GDP. Sự phát triển DNNN đã thu hút số lượng lao động lớn. Trong
40 năm (1950-1990) số người làm trong DNNN từ 5,1 triệu tăng lên 43,64 triệu.
DNNN là nguồn cung cấp những sản phẩm chủ yếu cho nhu cầu trong nước và

xuất khẩu, đồng thời là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các DNNN đã bộc lộ nhiều mặt yếu
kém. Ngay từ đầu, việc quyết định đầu tư vào phát triển DNNN đã dựa vào ý chí
chủ quan chứ không được kiểm định và điều chỉnh bởi thị trường, từ đó không
đánh giá được nhu cầu xã hội về các loại hàng hoá….Khi thành lập rồi thì doanh
nghiệp lại bị trói buộc trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chúng bị quản
lý ở rất nhiều tầng nấc từ Quốc vụ viện đến phường xã. Lợi nhuận của doanh
nghiệp làm ra hầu hết phải nộp vào ngân sách nhà nước theo kiểu “tát cạn ao để bắt
cá”, “giết gà lấy trứng” làm cho doanh nghiệp luôn bị thiếu vốn, không thể tái đầu
tư phát triển. Phân phối theo chế độ “bình quân và biên chế suốt đời” đã lọt được
qua cổng là là người của doanh nghiệp, chỉ cần có đi làm là được hưởng tiền lương
cố định, không kể làm tốt hay làm xấu. Quyền sở hữu tài sản DNNN thuộc về nhà
nước, nhưng quan hệ về quyền tài sản không rõ ràng, chức năng của chính quyền
và doanh nghiệp lẫn lộn, mọi người đều có phần nhưng không ai chịu trách nhiệm,
quản lý lộn xộn, lãng phí nghiêm trọng, hiệu quả kém.
Bảng 1
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC
1975-1978
Chỉ tiêu
1957 1978
- Giá trị tổng(triệuNDT-giá 1970) 53.075 327.559
- Tài sản cố định(triệu NDT) 33.660 319.340
- Vốn lưu động (triệu NDT giá hiện hành) 9.050 140.730
- Số CBCN bình quân hằng năm(nghìn người) 7.346 29.550
- Giá trị sản lượng/100 NDT vốn TSCĐ 158 103
- Giá trị sản lượng/100 NDT vốn lưu động 186 315
- Giá trị sản lượng/1 CBCNV 7225 11.085
Nguồn: Báo cáo Trung Quốc sau năm 1978 (Uỷ ban kế hoạch nhà nước Việt Nam
1988)
Nhận xét: Giá trị tài sản cố định công nghiệp năm 1978 so với năm 1957

đã tăng lên 9 lần, nhưng sản lượng công nghiệp lại chỉ tăng lên 6 lần. Như vậy,
hiệu quả đồng vốn đầu tư chỉ bằng 2/3 so với năm 1957. Cùng với thời điểm so
sánh, số lượng lao động tăng gấp 4 lần, nhưng năng suất lao động lại chỉ được
50%.
Sau một thời gian cải cách, mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định,
nhưng các xí nghiệp quốc doanh ở Trung Quốc vẫn ở tình trạng khốn đốn, vì thừa
lao động, thiết bị lạc hậu, quản lý kém và nợ nần nghiêm trọng. Thể chế kế hoạch
hoá tập trung ở Trung Quốc đã mất dần hiệu lực và nó không phù hợp với yêu cầu
phát triển của nền kinh tế thị trường, từ đó đẩy nền kinh tế Trung Quốc lâm vào
tình trạng khủng hoảng. Cải cách tổng thể cơ chế nền kinh tế Trung Quốc nói
chung và khu vực DNNN nói riêng được đặt ra như một tất yếu không thể trì
hoãn…
1.2. CÁC GIẢI PHÁP CẢI CÁCH DNNN Ở TRUNG QUỐC.
1.2.1. Tách quyền sở hữu nhà nước và quyền kinh doanh của DNNN.
Trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở Trung Quốc nhà nước vừa là
chủ sở hữu vừa là cơ quan lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp
dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không gắn với
thị trường mà chỉ nhằm hoàn thành kế hoạch nhà nước đã đề ra, không tính đến
hiệu quả kinh doanh.
Cải cách DNNN ở Trung Quốc đã tập trung vào việc phân định rõ vai trò của
nhà nước và vai trò của DNNN thông qua việc tách quyền sở hữu và quyền kinh
doanh nhằm thực hiện quyền tự chủ kinh doanh của DNNN.
Trong giai đoạn 1978 –1984, Trung Quốc tiến hành thí điểm mở rộng quyền
tự chủ kinh doanh đối với 66.000 DNNN. Trung Quốc một mặt chuyển từ chế độ
cấp phát vốn đầu tư và vốn lưu động cho các doanh nghiệp trước đây thành các
hình thức vay ngân hàng, mặt khác, Trung Quốc còn đẩy mạnh cải cách ở các lĩnh
vực khác như: Mở rộng quyền lập kế hoạch sản xuất, quyền mua bán sản phẩm,
quyền định giá, quyền sử dụng vốn, quyền trả lương, quyền sử dụng lao động…
xây dựng một số đặc khu kinh tế như Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Dầu, Hạ Môn,
đây là những môi trường để mở rộng quyền tự chủ cho DNNN.

Trong giai đoạn cải cách tiếp theo từ 1984 – 1992, Trung Quốc thực hiện
chủ trương tăng cường sức sống cho các DNNN bằng cách tích cực đẩy mạnh viêc
giao quyền cho các doanh nghiệp, tách quyền sở hữu khỏi quyền kinh doanh, phân
định rõ chức năng của chính quyền và doanh nghiệp, phát huy đúng chức năng
quản lý kinh tế của bộ máy chính quyền. Chính quyền các cấp không được trực
tiếp làm công việc kinh doanh. Các doanh nghiệp trở thành một thực thể tương đối
độc lập: lãi ăn, lỗ chịu, có khả năng cạnh tranh, tự cải tạo để phát triển và có tư
cách pháp nhân. Nhà nước cũng giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp qua các
chế độ khác như khoán kinh doanh, chế độ nộp thuế…
Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc đã đi sâu vào cải cách toàn diện DNNN,
nhằm thực hiện hàng loạt quyền lợi của DNNN đã được quy định trong “Luật
doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu toàn dân của Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa”. Những quyền lợi đó là thực hiện một cách triệt để việc tách bạch giữa quan
hệ nhà nước với doanh nghiệp để nhà nước tập trung vào chức năng quản lý vĩ mô,
còn chức năng kinh doanh thuộc về doanh nghiệp. Hơn nữa, việc tách bạch này
còn được thể chế hoá trong văn bản mang tính cưỡng chế là Luật khiến cho cả cơ
quan nhà nước, cơ quan kinh tế, tổ chức xã hội phải tuân theo, sức mạnh của nó
mang tính tổng hợp.
Việc Trung Quốc thực hiện tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh của
DNNN một cách triệt để đã đem lại nhiều hệ quả như: đa dạng hoá quyền sở hữu
và tiêu biểu là sự phát triển của chế độ cổ phần, di chuyển hợp lý và phối hợp tối
ưu các yếu tố sản xuất, thúc đẩy viêc tạo lập môi trường kinh doanh ngoài quốc
doanh … nhanh chóng đưa DNNN hoạt động trong cơ chế thị trường. Trên cơ sở
đó Trung Quốc xúc tiến việc đi sâu cải cách nội bộ doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ
quyền làm chủ của doanh nghiệp trên nhiều phương diện.
1.2.2 Thực hiện sự tự chủ kinh doanh của DNNN.
* Tự chủ về tài chính:
Trong thể chế kế hoạch hoá tập trung ở Trung Quốc trước đây tài chính của
doanh nghiệp được thực hiện theo cơ chế cấp phát, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì
nhà nước sẽ bù đắp, khi chuyển sang cơ chế thi thị trường, tự chủ về tài chính đối

với doanh nghiệp là yêu cầu khách quan. Yêu cầu về tự chủ tài chính đòi hỏi
DNNN phải thực hiện hoàn toàn kinh doanh theo nguyên tắc có lợi nhuận để tái
sản xuất mở rộng. Doanh nghiệp có thể chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc
huy động vốn từ nhiều nguồn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chiều sâu và tìm
các biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật. DNNN phải
biết tích tụ vốn biết vay, biết trả. Các chủ DNNN được phép linh hoạt về tài chính,
chính phủ chỉ tiến hành kiểm tra, thanh tra khi phát hiện thấy doanh nghiệp có vấn
đề. Sự can thiệp của chính phủ chủ yếu là việc tạo ra môi trường hành lang để hoạt
động tài chính thuận lợi, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cao nhất cho hoạt động
sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Thực hiện chế độ quản lý vốn và tài sản trong các DNNN đã giúp cho các
doanh nghiệp tăng cường quyền tự chủ tài chính, thông qua cơ chế vốn riêng của
doanh nghiệp, từng bước đưa doanh nghiệp độc lập vào cạnh tranh thị trường,
giảm bớt các chi phối về vốn của nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp tăng
vốn, đó chính là nội dung cơ bản của tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Để ổn
định tự chủ về tài chính, hoàn thiện quyền tự chủ kinh doanh, chương trình cải
cách doanh nghiệp còn coi trọng việc cho phép các DNNN đó được tự chủ các mặt
liên quan khác.
* Tự chủ về lao động, tiền lương và phân phối thu nhập:
Cải cách DNNN ở Trung Quốc đã coi trọng nội dung về tự chủ lao động.
Năm 1979 Trung Quốc thực hiện thí điểm cải cách quản lý doanh nghiệp tại 8
doanh nghiệp tại 3 thành phố: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, cho phép các
doanh nghiệp lựa chọn, tuyển dụng nhân công và quyền khen thưởng, xử phạt, sa
thải công nhân viên chức theo qui chế. Sau thời gian thực hiện nội dung này quyền
tự chủ về lao động được mở rộng thêm. Doanh nghiệp có quyền tuyển chọn, sử
dụng công nhân viên chức theo kế hoạch lao động của nhà nước, có quyền thưởng
phạt dựa trên biểu hiện của các công nhân viên. Doanh nghiệp có quyền dựa vào
nguyên tắc tinh giảm và nâng cao hiệu quả kinh tế, dựa trên nhu cầu thực tế để sắp
xếp cơ cấu nhân sự và định mức biên chế của mình.
Tự chủ về lao động theo yêu cầu cải cách DNNN ở Trung Quốc cũng đã đặt

rõ yêu cầu làm chủ tiền lương và phân phối thu nhập. Trong thời kỳ 1978 –1984,
Trung Quốc đã áp dụng văn bản “Quy định tạm thời về việc mở rộng tự chủ của
doanh nghiệp công nghiệp nhà nước”, trong đó quy định doanh nghiệp có quyền
dựa vào các chính sách hữu quan của nhà nước để xác định các hình thức tiền
lương: lương theo thời gian, lương theo sản phẩm, phân phối tiền thưởng và sắp
xếp phúc lợi…Giám đốc có quyền thưởng phạt đối với công nhân viên chức theo
quy định của nhà nước.
Từ năm 1992 đến nay, dựa trên cơ sở “ Luật doanh nghiệp công nghiệp
thuộc sở hữu toàn dân của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”, nhiều doanh
nghiệp thuộc các thành phố: Thiên Tân, Thượng Hải, Hắc Long Giang đã sôi nổi
kết hợp chặt chẽ đồng bộ quyền làm chủ lao động, tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng
lao động, cùng với những kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp chung vốn
nước ngoài, khiến cho viêc tự chủ của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng.
* Tự chủ về kế hoạch và thị trưòng:
Suốt 30 sau khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nền kinh tế
Trung Quốc vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá và tập trung cao độ, với chiến lươc
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong điều kiện khiên cưỡng, nhà nước phân bổ
các nguồn lực một cách chủ quan, thực hiện hệ thống quản lý ngành theo chiều dọc
và hệ thống hành chính theo chiều ngang ở địa phương, chức năng của hai hệ
thống này không rõ ràng chồng chéo, gây ra tình trạng tranh giành quyền lực một
cách phi kinh tế, làm triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế, cơ chế thị
trường bị thủ tiêu. Do đó một trong các nội dung qua trọng của cải cách DNNN ở
Trung Quốc là từng bước thực hiện tự chủ kế hoạch và thị trường đối với các
doanh nghiệp. Ngay từ khi bắt đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc đã cho phép các
doanh nghiệp có kế hoạch bổ sung dựa trên nhu cầu phát triển sản xuất và nhu cầu
thị trường ngoài kế hoạch kinh tế mà nhà nước giao. Các doanh nghiệp có thể dựa
vào chính sách giá cả do nhà nước quy định để tiêu thụ các sản phẩm sản xuất
ngoài kế hoạch, hoặc có thể uỷ thác cho các ngành thương nghiệp, ngoại thương,
vật tư tiêu thụ. Doanh nghiệp có quyền tham gia hoặc tổ chức hoạt động hợp tác
kinh tế liên ngành, liên khu vực, có quyền chọn đối tác tổ chức hợp tác sản xuất

hoặc mở rộng thị trường.
1.2.3. Đổi mới các hình thức tổ chức DNNN.
* Công ty hoá:
Cho rằng chế độ công ty là định hướng cần thiết cho cải cách DNNN, Trung
Quốc tiến hành chuyển các DNNN đang hoạt động theo Luật xí nghiệp quốc hữu
(ban hành năm 1998) đủ điều kiện theo quy định thành dạng công ty hoàn toàn vốn
nhà nước hoạt động theo Luật công ty (ban hành năm 1993).
+ Về nguyên tắc Trung Quốc quy định rõ:
- Công ty hoạt động độc lập.
- Thực hiện dân chủ song trùng (dân chủ đối với người góp vốn, các cổ đông
và công nhân viên chức)
- Công khai hoá tài sản, thực hiện chế độ công khai định kỳ cho cá cổ đông
về nợ đọng, vốn.

×