Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ LINH





SỨC MẠNH MỀM CỦA TRUNG QUỐC
TẠI CHÂU PHI





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế



2 quyển – XB16 – 100 trang




Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ LINH




SỨC MẠNH MỀM CỦA TRUNG QUỐC
TẠI CHÂU PHI




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Minh Cao







Hà Nội - 2013
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 6
4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học 6
5. Kết cấu luận văn 7
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG MỞ RỘNG SỨC MẠNH MỀM CỦA
TRUNG QUỐC SANG CHÂU PHI 8
1.1. Sức mạnh mềm 8
1.1.1. Khái niệm sức mạnh mềm 8
1.1.2 Tổng quan về sức mạnh mềm Trung Quốc 10
1.2. Mục tiêu phát triển sức mạnh mềm của Trung Quốc 20
1.2.1. Tăng cường lợi ích kinh tế 21
1.2.2. Nâng cao uy tín, vị thế, ảnh hưởng của Trung Quốc 26
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SỨC MẠNH MỀM Ở CHÂU PHI 31
2.1. Chính trị 31
2.1.1. Thiết lập quan hệ ngoại giao 31
2.1.2 Thực hiện các chuyến thăm viếng 36
2.2. Kinh tế 38
2.2.1. Hỗ trợ phát triển 38
2.2.2 Xóa nợ cho các nước châu Phi 48
2.2.3. Viện trợ nhân đạo 49
2.3. Quân sự 54
2.3.1. Tham gia đội quân gìn giữ hòa bình 54
2.3.2. Tham gia dự án sửa chữa đường ống dẫn dầu 57
2.4. Văn hóa 58



1
2.4.1. Quảng bá ngôn ngữ Hán 60
2.4.2. Quảng bá nghệ thuật điện ảnh 61
2.4.3. Giáo dục, trao đổi khoa học kĩ thuật 63
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỨC MẠNH
MỀM TRUNG QUỐC TẠI CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO
VIỆT NAM 69
3.1. Bối cảnh quốc tế, tình hình Trung Quốc và châu Phi thời gian tới 69
3.2. Một số dự báo thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai sức
mạnh mềm Trung Quốc tại châu Phi 71
3.2.1.Thuận lợi 71
3.2.2 Khó khăn 74
3.3. Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam 77
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86








2
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

AGOA African Growth and Opportunity Act
Đạo luật về cơ hội và tăng trưởng châu Phi.
AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrom

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
AU African Union
Liên minh các nước châu Phi
CADF China - Africa Development Fund
Quỹ phát triển Trung Quốc châu Phi
CCTV China Central Television
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc
COMESA Common Market for Eastern and Southern Africa
Thị trường chung Đông và Nam Phi
EU European Union
Liên minh Châu Âu
FAO Food and Agriculture Organization
Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới
FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HIV Human Immuno-deficiency Virus
Virus suy giảm miễn dịch ở người
LNG Liquid Natural Gas


3
Khí đốt tự nhiên hóa lỏng
NEPAD The New Partnership for Africa's Development
Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi
UN United Nations
Liên Hợp Quốc

USD United States of America Dollar
Đôla Mỹ
WB World Bank
Ngân hàng thế giới
WHO World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới
WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới







4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, dư luận quốc tế, luôn chú ý tới hiện tượng “sự trỗi
dậy của Trung Quốc”, không chỉ nhằm tìm hiểu sâu về nước này mà còn
muốn lý giải hiện tượng đó trong sự biến đổi mạnh mẽ của thế giới. Trên thực
tế, “sự trỗi dậy của Trung Quốc” đã có ảnh hưởng ít nhiều tới tình hình phát
triển chung của thế giới. Đặc biệt, dưới ánh sáng của lý luận về “sức mạnh
mềm”, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng của loại sức mạnh này đối
với thế giới và nhiều khu vực. Nhiều nghiên cứu về Trung Quốc đã cho thấy
khả năng nâng cao vị thế của Trung Quốc thông qua chính sách gia tăng sức
mạnh mềm. Bên cạnh sức mạnh cứng thì sức mạnh mềm đã trở thành một
trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc thực thi chính sách phát
triển đất nước của Trung Quốc. Trong bối cảnh thế giới thay đổi mạnh mẽ
hiện nay, Trung Quốc đang trỗi dậy và để sự trỗi dậy của mình thành công

hơn, họ phải “mở cửa” hướng ra bên ngoài, vị thế của Trung Quốc đang ngày
càng được khẳng định không chỉ liên hệ tới các nước lớn mà ngày càng mở
rộng ra các khu vực khác. Trong những năm gần đây, vấn đề sử dụng sức
mạnh mềm đã được Trung Quốc thực hiện hiệu quả với nhiều quốc gia tại khu
vực châu Á, Mỹ La Tinh và khu vực châu Phi. Nhiều nhà nghiên cứu quan hệ
quốc tế đặt ra câu hỏi: Tại sao Trung Quốc lại nhanh chóng vươn lên với sức
mạnh vũ bão như vậy, tại sao Trung Quốc lại chọn mảnh đất châu Phi để thể
hiện quyền lực của mình, sự gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu
vực này với mục đích gì và ảnh hưởng ra sao tới quan hệ hai bên cũng như
trong quan hệ quốc tế. Tìm hiểu sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu vực
châu Phi để chúng ta thấy được tầm quan trọng, vai trò của sức mạnh mềm
cũng như cách thức và phương pháp mà Trung Quốc đã triển khai như thế nào,
cũng như mục đích và kết quả mà Trung Quốc vươn tới mảnh đất này. Qua


5
luận văn này, có thể đánh giá được những bài học bổ ích trong mối quan hệ
quốc tế, trong quan hệ Trung Quốc - châu Phi, Trung Quốc - Việt Nam, châu
Phi - Việt Nam, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng chiến lược
sức mạnh mềm của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế như thế nào, thông qua
đó Việt Nam có những đối sách phù hợp với Trung Quốc cũng như các nước
trên thế giới. Do vậy, tôi chọn đề tài “Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu
vực châu Phi” cho bài luận văn tốt nghiệp của tôi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc trở thành một trong những chủ
thể được nhiều quốc gia và các nhà nghiên cứu trong quan hệ quốc tế quan
tâm, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu quy mô và chất lượng được đông
đảo các nhà nghiên cứu vấn đề quốc tế tìm hiểu.
Tại nước ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề sức mạnh
mềm của Trung Quốc, nhất là các vấn đề liên quan tới khu vực Đông Nam Á,

như đề tài báo cáo tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 2008: Sức mạnh mềm của Trung
Quốc tại Đông Nam Á. Đề tài khảo sát sức mạnh mềm tại châu Á năm 2008
do Hội đồng Chicago phối hợp với viện nghiên cứu Đông Á thực hiện tại 8
nước châu Á. Ngoài ra, có rất nhiều các bài tham luận khác nhau liên quan tới chủ
đề sức mạnh mềm được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bình luận.
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về Trung Quốc
như “Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á”, “Sức mạnh
mềm của Trung Quốc tại khu vực châu Á”. Tuy nhiên, các bài viết này chủ
yếu phân tích việc mở rộng sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu vực châu
Á chứ chưa có sự phân tích ảnh hưởng sức mạnh mềm của Trung Quốc tại
khu vực khác như châu Phi. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu riêng về sức
mạnh mềm của Trung Quốc tại châu Phi còn chưa thực sự cụ thể và chưa có
sự phân tích rõ ràng. Do vậy, việc tìm hiểu và phân tích cách sử dụng và áp


6
dụng sách lược mềm của Trung Quốc như thế nào để các quốc gia khác học
hỏi cũng như đánh giá được đúng ảnh hưởng của Trung Quốc tới khu vực châu
Phi và trong mối quan hệ quốc tế là một một yêu cầu khá cấp thiết hiện nay.
3. Nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
Nhiệm vụ
Phân tích chiến lược sử dụng sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu
vực châu Phi, các yếu tố tác động tới Trung Quốc trong việc sử dụng sức
mạnh mềm tại khu vực châu Phi, từ đó thấy được mục đích của Trung Quốc
cũng như những lợi ích mà Trung Quốc mang tới cho châu lục này.
Việc vận dụng, triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc thông qua các
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự…tại khu vực châu Phi và phân
tích các yếu tố đó.
Triển vọng về việc mở rộng sức mạnh mềm tại châu Phi cũng như các
khu vực và quốc gia khác, từ đó đánh giá được khả năng vận dụng sách lược

của Trung Quốc cũng như những tác động tích cực, tiêu cực tại châu Phi và
những tác động của nó tới mối quan hệ quốc tế cũng như những kinh nghiệm
cho Việt Nam.
Giới hạn của đề tài
Luận văn chủ yếu xem xét về lĩnh vực mà Trung Quốc thực thi tại châu
Phi gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự và một vài khía cạnh khác như
khoa học, giáo dục.
4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
Dựa trên cở sở lí luận thực tiễn, đề tài thuộc về vấn đề quan hệ quốc tế,
phương pháp sử dụng chủ yếu ở đây là phương pháp nghiên cứu quốc tế,
phương pháp phân loại, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử và logic
là cách tiếp cận chủ yếu để tìm hiểu vấn đề.


7
Ngoài ra, bài viết còn được viết dựa trên các phương pháp phân tích, hệ
thống, đánh giá, từ đó rút ra những nhận định khái quát phục vụ cho nghiên
cứu được xác thực, rõ ràng hơn.
5. Kết cấu luận văn
Bài luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần tài
liệu tham khảo, trong đó phần nội dung được chia làm 3 chương. Chương 1
đề cập tới khái niệm và chủ trương mở rộng sức mạnh mềm của Trung Quốc
tại khu vực châu Phi, chương 2 nói về nội dung mà Trung Quốc triển khai sức
mạnh mềm và chương 3 bàn về khả năng ảnh hưởng sức mạnh mềm của
Trung Quốc tại châu Phi và một vài kiến nghị cho Việt Nam.










8
Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG MỞ RỘNG SỨC MẠNH MỀM CỦA
TRUNG QUỐC SANG CHÂU PHI

1.1. Sức mạnh mềm
1.1.1. Khái niệm sức mạnh mềm
Là một khái niệm trong ngành chính trị học và quan hệ quốc tế, được
nhắc tới khoảng những năm 1970 bởi các học giả như Klaus Knorr, George
Modelski hay được đề cập tới trong các tác phẩm khác nhau của Hans
J.Morghenthau và Ray Cline, tới năm 1990 trong bài báo “Soft power” của
học giả Joseph Nye sức mạnh mềm được hiểu “là khả năng khiến người khác
muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải ép
buộc hoặc mua chuộc”[45, tr.10]. Tới năm 1999, ông đưa ra khái niệm cụ thể
hơn “sức mạnh mềm là kết quả lí tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của
văn hóa và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia,
có thể làm cho người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu
chuẩn hành vi hay chế độ ra mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình.
Ở mức độ rất lớn, sức mạnh mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin”.
[46, tr.16]
Tới năm 2004, ông định nghĩa một cách rõ ràng hơn: sức mạnh mềm
nằm ở khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đó là khả năng đạt được thứ
mình muốn thông qua tính thuyết phục chứ không phải đe dọa hay mua
chuộc, “sức mạnh mềm là khả năng hướng tới mục tiêu bằng sức hấp dẫn của
mình chứ không phải bằng cách cưỡng ép trong các công việc quốc tế”. Nó là
sự hình thành tự sự hấp dẫn của văn hóa quốc gia, lí tưởng chính trị và chính

sách ngoại giao, khi những chính sách của một đất nước phù hợp trong mắt
của kẻ khác thì sức mạnh mềm sẽ được gia tăng.


9
Nhiều tác giả đã đưa ra những khái niệm khác nhau về sức mạnh mềm:
sức mạnh mềm là khả năng một quốc gia thuyết phục và gây ảnh hưởng tới
các nước không phải bằng đe dọa hay cưỡng ép mà bằng sức hấp dẫn của xã
hội, giá trị, văn hóa và thể chế của chính quốc gia đó. Sức hấp dẫn này có thể
được truyền đạt bằng nhiều phương tiện bao gồm văn hóa đại chúng, ngoại
giao nhân dân và cá nhân, các nhà lãnh đạo quốc gia tham gia vào các tổ chức
đa quốc gia và các diễn đàn quốc tế hoạt động kinh tế quốc ngoại và lực hấp
dẫn của một nền kinh tế mạnh. Như vậy, ta có thể thấy rằng, sức mạnh mềm
có bốn đặc điểm chính sau:
Một là, sức mạnh mềm có tính truyền thống, vì văn hóa có nguồn gốc
sâu xa trong lịch sử, bao gồm lối tư duy, hệ tư tưởng, truyền thống văn hóa,
phong tục tập quán, chế độ xã hội, kinh tế lối sống… đó là kết quả của
phương thức sản xuất xã hội.
Hai là, sức mạnh mềm có khả năng lan tỏa nhanh và cạnh tranh mạnh mẽ
nhờ công nghệ thông tin và internet vượt qua biên giới quốc gia, chủng tộc,
không gian, thời gian thúc đẩy tiến bộ xã hội tác động tới lối sống chuẩn mực,
hành vi của con người. Sức mạnh mềm đồng thời hấp dẫn và thúc đẩy nhau,
học tập và mô phỏng lẫn nhau và tự điều chỉnh…
Ba là, sức mạnh mềm có tính khả biến, mang tính động chứ không tĩnh,
thường xuyên thay đổi với tính dân tộc như sức mạnh quốc gia, sức mạnh
tuyệt đối, ngoại giao và giáo dục…
Bốn là, tính tương thuộc của sức mạnh mềm, có thể bổ sung và phát triển
cùng với các đặc tính khác của một quốc gia.
Về nguồn của sức mạnh mềm, Joseph Nye cho rằng “sức mạnh mềm”
hình thành từ 3 nguồn: thứ nhất là văn hóa của một quốc gia, một nền văn hóa

có sức hấp dẫn đối với các quốc gia khác; thứ hai là các giá trị chính trị, làm
sống dậy các giá trị cả ở trong nước và nước ngoài; nguồn thứ ba là chính


10
sách ngoại giao của một quốc gia, được xem như là chính đáng và có uy lực
đạo đức [45]. Nói một cách khác, một quốc gia có nhiều quyền lực mềm khi
văn hóa, giá trị và thể chế chính trị của nó nhận được sự khâm phục và tôn
trọng của nhiều nước khác trên thế giới.
Vai trò của sức mạnh mềm
Khái niệm cơ bản của sức mạnh là khả năng gây ảnh hưởng tới người
khác khiến họ làm điều mình muốn, có ba cách để ảnh hưởng: đe dọa bằng
cây gậy, dụ dỗ họ bằng củ cà rốt và hấp dẫn họ hay hợp tác với họ, như vậy
họ sẽ làm những gì mình muốn. Giải thích về nguồn sức mạnh mềm và cách
phát huy tác dụng của nó đối với cộng đồng quốc tế, Joseph Nye nêu rõ: “Nếu
một nước có thể làm cho sức mạnh của mình hợp pháp ở một nước khác, thì
khi thực hiện ý chí của mình sẽ ít gặp phải sự chống đối”
1
. Sức mạnh cứng đã
được đo thực tế của sức mạnh quốc gia, thông qua các thông số như dân số,
tài sản quân sự cụ thể, tổng sản lượng nội địa của một quốc gia. Để thực hiện
được sức mạnh mềm, các quốc gia vẫn phải sử dụng tới sức mạnh cứng (hard
power), Joseph Nye khẳng định, hầu hết các quốc gia dân tộc đều sử dụng
đồng thời sức mạnh mềm và sức mạnh cứng, khả năng kết hợp giữa sức mạnh
mềm và sức mạnh cứng được gọi là sức mạnh thông minh (smart power). Ông
cũng cho rằng, sức mạnh cứng và sức mạnh mềm là hai khía cạnh của khả
năng đạt được mục đích của quốc gia nào đó bằng cách tác động tới hành xử
của các quốc gia khác…
1.1.2 Tổng quan về sức mạnh mềm Trung Quốc
Tại Trung Quốc, “sức mạnh mềm” là một khái niệm tương đối mới

nhưng đang được tích hợp nhanh chóng vào các chính sách được hoạch định
gần đây, đặc biệt những chính sách liên quan đến các vấn đề đối ngoại. Về cơ


1
Joseph Nye.Bound to Lead: The changing Nature of American, New York: Basic Book
Inc.Publishers, 1990: pp.32-33


11
bản, những ý tưởng về sức mạnh mềm được thảo luận tại Trung Quốc đều chủ
yếu dựa trên những ý tưởng của GS.Joseph Nye. Ngoài ra, giới học thuật và
hoạch định chính sách của Trung Quốc cho rằng sức mạnh mềm có tính lôi
cuốn tự nhiên, bởi vì nó tương đồng với giá trị truyền thống của Trung Quốc,
vốn nhấn mạnh vào những thành tố tâm lý và đạo đức của quyền lực (sức
mạnh). Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặc biệt chú ý tới những thành tố mà
gây ảnh hưởng cả trong và ngoài nước thông qua thực thi các chính sách đối
ngoại. Thực vậy, từ “ngoại giao nhân dân” (minjian waijiao) trong thời kỳ
Mao Trạch Đông tới cái mà Hồ Cẩm Đào gọi là sức lôi cuốn (感召力) hiện
nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã nhấn mạnh tới việc đề cao
những hình ảnh tốt đẹp của Trung Quốc ra ngoài thế giới [41].
Đối với giới trí thức Trung Quốc, khái niệm của Nye được coi như sự
phát triển hiện đại những tư tưởng của các nhà hiền triết Thiên triều cổ đại.
Khi thảo luận về “sức mạnh mềm”, các tác giả Trung Quốc thường nhắc tới
chương 43 trong “Đạo đức kinh”: “Tại Thiên triều sự mềm mại nhất sẽ mạnh
hơn cái cứng nhất”. Họ không chỉ dùng vào sức mạnh quân sự để trị vì thiên
hạ mà còn nhận thức được đạo lý “binh pháp không đánh mà khuất phục lòng
người”. Các chuyên gia Trung Quốc cũng thường nhắc lại rằng, thời cổ đại
những tiền nhân của họ luôn quan tâm đến vấn đề sử dụng các công cụ “sức
mạnh mềm” trong các cuộc xung đột quân sự. Để khẳng định điều đó họ viện

dẫn lời Tôn Tử - ông tổ trường phái nghệ thuật quân sự rằng, “tốt nhất là
không đánh mà thắng”. Cho tới thời kì thực hiện chính sách mở cửa cải cách,
Trung Quốc đã có những bước tiến phát triển vượt bậc, họ đã thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của sức mạnh mềm và vận dụng tốt hơn trong việc phát huy
ảnh hưởng của mình trên vũ đài quốc tế. Người Trung Quốc cho rằng sức
mạnh mềm được xây dựng trên nền tảng gồm ba yếu tố: một nền chính trị
thống nhất, một nền kinh tế phát triển và một nền văn hóa hấp dẫn [51]. Sức


12
mạnh mềm còn được gọi là sức mạnh vô hình của người Trung Quốc, và nó
được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất là sự ổn định chính trị, xã hội: người Trung Quốc tự hào rằng,
họ có cơ chế chính trị đổi mới tạo cho đất nước rộng lớn này phát triển ổn
định, có thể thấy rằng nước này thực thi hệ thống chính trị nhất nguyên, quản
lí Hồng Kông theo cơ chế “một đất nước hai chế độ”, nhưng tình hình vẫn ổn
định và đất nước này tiếp tục phát triển. Đại chiến lược mà Trung Quốc đang
tiến hành là thúc đẩy “an ninh và định hình một môi trường an toàn về kinh tế
và chính trị” cho sự phát triển đất nước. Thực tế chứng minh rằng, Trung
Quốc đã có rất nhiều nỗ lực trong việc “tuyên truyền đối ngoại” (duiwai
xuanchuan) và ngoại giao công cộng (gonggong waijiao) nhằm hi vọng tạo ra môi
trường dư luận quốc tế thuận lợi hơn cho chính sách và hành động của mình.

Thứ hai đó là vai trò của một nước lớn: với diện tích và lượng dân số
khổng lồ, Trung Quốc đã xây dựng cho mình những ưu thế nhất định, tạo ra
một mức sống, cũng như chất lượng dịch vụ khá tốt với độ tín nhiệm cao
trong việc phát triển sức mạnh mềm.
Thứ ba đó là sức mạnh kinh tế ngày càng phát triển, Trung Quốc vươn
lên trở thành nền kinh tế thứ hai, chỉ sau Mỹ, kèm theo đó là việc chạy đua
của đồng nhân dân tệ với đồng đô la Mỹ.

Thứ tư, những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa là một trong lợi thế tạo
nên sức mạnh vô hình của Trung Quốc trong suốt thời gian qua. Lịch sử cho
thấy, văn minh Trung Hoa có ảnh hưởng sâu rộng tới các quốc gia, không chỉ
các quốc gia láng giềng, các quốc gia Đông Nam Á, mà còn nhiều quốc gia
khác trên thế giới. Cộng đồng người Hoa sống rải rác trên khắp thế giới cùng
với những ảnh hưởng hữu hình của hàng hóa mang khẩu hiệu “made in
China” xuất hiện rộng khắp trên các quốc gia đã và đang tiếp tục ảnh hưởng
một cách mạnh mẽ và hiệu quả.


13
Về văn hóa
Trung Quốc vốn có bề dày lịch sử và nền văn hóa truyền thống lâu đời
nên coi văn hóa là yếu tố then chốt nhất và yêu cầu văn hóa phải bước ra
ngoài thế giới để phát huy được hết sức ảnh hưởng quốc tế của mình. Họ cho
rằng cần phải nuôi dưỡng và xây dựng sức mạnh mềm của mình một cách có
mục đích và tăng cường phát triển văn hóa ra bên ngoài có ý nghĩa nhất định
cho sự phát triển của quốc gia.
Đại hội 17 Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần đầu tiên đưa khái niệm sức
mạnh mềm vào nội dung của “Báo cáo chính trị” và nêu rõ sức mạnh mềm là
thành phần tổng hợp nên sức mạnh quốc gia và “vực dậy sức sống sức sáng
tạo của văn hóa dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm của văn hóa quốc gia”. Vì
vậy, “trong thời đại hiện nay, vai trò của văn hóa trong cạnh tranh sức mạnh
tổng hợp của đất nước ngày càng tăng. Ai chiếm cứ được đỉnh cao của phát
triển văn hóa, người đó có thể nắm quyền chủ động trong cuộc cạnh tranh
quốc tế khốc liệt này”
1
. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhiều lần nêu rõ “nâng cao sức
mạnh mềm quốc gia là một bài toán trọng đại đặt ra trước mắt chúng ta”. Sau
nhiều tranh luận, giới lãnh đạo Trung Quốc thường cho rằng, sức mạnh mềm

văn hóa là một bộ phận cấu thành của sức mạnh tổng hợp quốc gia, do vậy nó
chính là một chỉ số quan trọng nâng cao vị thế và ảnh hưởng của đất nước
[49, tr.64]. Học giả Mỹ Joseph Nye cho rằng: văn hóa truyền thống của Trung
Quốc, đặc biệt là đạo Nho luôn có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thêm vào đó,
văn hóa hiện đại của Trung Quốc cũng hấp dẫn và tạo được sự thu hút của
nhiều quốc gia trên thế giới.
Đó là lợi thế của một nền văn hóa truyền thống đầy sức hấp dẫn đối với
thế giới.


1
TS Nguyễn Thu Phương, Ths Phạm Hồng Yến, (2010), Học viện Khổng Tử biểu tượng sức mạnh mềm
văn hóa Trung Hoa, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, 6(106), tr 72


14
Nguyên tắc nội lực tự cường, đứng vững trên đất Trung Hoa phát huy
truyền thống văn hóa đã được Tôn Trung Sơn và nhiều nhà văn cách mạng
Trung Quốc ý thức và dựa vào đó làm sức mạnh dân tộc. Chiến lược nâng cao
sức mạnh mềm thông qua ngoại giao văn hóa của Trung Quốc tập trung vào 3
hướng cơ bản: Nhận thức toàn diện văn hóa truyền thống Trung Hoa, truyền
bá các giá trị văn hóa phổ biến nhằm tăng cường sức ảnh hưởng quốc tế của
văn hóa Trung Hoa; Tích cực thúc đẩy sáng tạo, hiện đại hóa văn hóa truyền
thống; Tăng cường giao lưu đối ngoại, thúc đẩy văn hóa Trung Hoa hướng ra
thế giới.
1

Trong nhiều năm qua, cùng với những thành tựu kinh tế, văn hóa Trung
Quốc đã ngày càng tạo được sự quan tâm của cộng đồng thế giới và đạt được
nhiều thành tựu. Họ đã đã thực hiện hàng loạt chính sách hấp dẫn đối với các

quốc gia khác, rõ nhất là đối với các quốc gia Đông Nam Á, trong khoảng 10
năm trở lại đây số lưu học sinh nước ngoài du học tại Trung Quốc đã tăng lên
gấp 3 lần, số lưu học sinh hiện nay là hơn 230.000 người, dự kiến tới đến năm
2020, tô
̉
ng số lưu ho
̣
c sinh nươ
́
c ngoa
̀
i ho
̣
c tâ
̣
p ta
̣
i Trung Quốc co
́
thê
̉
vươ
̣
t qua
́

500.000.
Nếu như người Tây Ban Nha có văn hào Cervanter đặt tên cho cơ quan
giảng dạy tiếng Tây Ban Nha, nước Đức có danh nhân văn hóa Goethe thì với
việc thành lập học viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới, chính phủ Trung

Quốc đã thành công trong việc tăng cường sức hấp dẫn của văn hóa Trung
Quốc như tiếng Hán đã phổ rộng trên toàn thế giới, nhất là các nước tại khu
vực Đông Nam Á. Những năm gần đây, rất nhiều Học viện Khổng Tử và
Trung tâm văn hóa Trung Hoa được khai trương và hoạt động. Tại Mỹ năm
2004 học viện Khổng Tử đầu tiên được thành lập, tới nay đã có 31 học viện,


1
TS Nguyễn Thu Phương, Ths Phạm Hồng Yến, (2010), Học viện Khổng Tử biểu tượng sức mạnh mềm
văn hóa Trung Hoa, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, 6(106), tr 72



15
đứng đầu trên thế giới. Theo tính toán, tới tháng 11/2009, Trung Quốc có cả
thảy 282 Học viện Khổng Tử và khoảng 272 lớp học Khổng Tử được thiết lập
ở 26 quốc gia và vùng lãnh thổ
1
. Trong khi đó, Hội đồng Anh mất 70 năm để
có 233 chi nhánh tại 107 quốc gia, Alliance mất gần 130 năm mới có 1.033
chi nhánh tại 133 quốc gia… Có thế mới thấy số lượng Học viện Khổng Tử
đã tăng lên một cách nhanh. Tại nhiều quốc gia, học viện Khổng Tử xuất hiện
đông đảo như Ôxtrâylia, Canada, Đức, Nhật, Nga, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh
đều có từ 5-10 Học viện Khổng Tử.
Các học viện Khổng Tử đang được chính phủ Trung Quốc xem là “tấm
danh thiếp” truyền bá tinh hoa văn hóa Hán ra toàn thế giới. Sự gia tăng lượng
người học chữ Hán cũng như lượng lưu học sinh tăng lên ở nước này không
những thể hiện sức hấp dẫn của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mà còn
chứng tỏ Trung Quốc đã trở thành nam châm văn hóa của châu Á cũng như
trên thế giới. Việc số lượng lớn người trên thế giới đang theo học tiếng Trung

Quốc rõ ràng sẽ giúp người Trung Quốc mở rộng ngày càng mở rộng được
sức mạnh mềm của mình ra toàn thế giới.
Viện trợ, hợp tác kinh tế và mở rộng truyền thông
Trong những năm gần đây, để gia tăng sức mạnh mềm, Trung Quốc đã
chứng minh được tính ưu việt của truyền thông dưới sự chỉ đạo của Đảng và
chính phủ Trung Quốc. Thông qua việc kí kết các văn kiện hợp tác cấp nhà
nước về báo chí truyền thông với các quốc gia và tổ chức khu vực, báo chí
truyền thông Trung Quốc đã tích cực kết nối với báo chí truyền thông toàn
cầu và đã trở thành một trong những công cụ hữu ích của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc trong việc gia tăng sức mạnh mềm, đặc biệt là sức mạnh mềm
văn hóa. Với những cố gắng như vậy truyền thông Trung Quốc đang trở thành
một cầu nối giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về hình ảnh một đất nước


1
Ts. Nguyễn Thu Phương, Ths Phạm Thị Hồng Yến (2010), Học viện Khổng tử biểu tượng của sức mạnh
mềm văn hóa Trung Hoa, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 6( 106), tr 75


16
Trung Hoa yêu chuộng hòa bình, làm giảm đi những lo ngại về Trung Quốc
và thể hiện sự quan tâm và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Từ các
phân tích trên có thể nhận định rằng, Trung Quốc coi văn hóa là yếu tố cốt lõi
để gia tăng và phát triển sức mạnh mềm và Trung Quốc cũng nhấn mạnh việc
gia tăng sức mạnh mềm văn hóa là yếu tố chiến lược để thực hiện nhiều mục
tiêu lớn trong đó có yếu tố quan trọng là nâng cao vị thế của Trung Quốc. Có
thể thấy văn hóa là tiêu chí cứng của trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước: nếu sức mạnh mềm văn hóa của quốc gia mạnh thì quốc gia có thể
nhanh chóng trở nên hùng mạnh, nếu sức mạnh mềm văn hóa yếu thì rất khó
để duy trì sức mạnh cứng. Các nhà Trung Quốc học đã nhiều lần nhấn mạnh,

văn hóa Trung Hoa không chỉ thuộc về riêng Trung Quốc mà còn thuộc về thế
giới. Sự khâm phục Trung Quốc đối với nền văn hóa cổ xưa nơi sinh ra các
“giá trị châu Á” điển hình, hay dựa vào sức mạnh vô hình của cộng đồng
người Hoa trên khắp thế giới.
Hệ giá trị
Đảng Cộng Sản và nhà nước từ trung ương tới địa phương đều tham dự
vào việc gia tăng sức mạnh mềm trong các hoạt động văn hóa, hướng tới các
mục tiêu chính sách, phát huy sự lãnh đạo mạnh mẽ trên nhiều phương diện
trong quá trình tăng cường tiềm lực sức mạnh mềm của đất nước. Họ coi hệ
giá trị xã hội chủ nghĩa là ngọn nguồn của sức mạnh mềm nên chủ trương
phải làm cho tính chất xã hội chủ nghĩa thẩm thấu vào toàn bộ các lĩnh vực, tư
tưởng chủ đạo có tính nhất nguyên trên cơ sở chủ nghĩa Mac Lênin có vai trò
dẫn dắt, khơi dậy các trào lưu tư tưởng khác. Quan điểm này khá khác so với
quan điểm của Nye cho rằng chủ nghĩa dân chủ, nhân quyền và thị trường tự
do đóng vai trò quyết định của sức mạnh mềm.
Trung Quốc chú ý đặc biệt tới nâng cao đạo đức xã hội, coi đây là sự
biểu hiện của nền văn hóa hài hòa. Muốn tăng cường sức mạnh mềm thì phải


17
nâng cao trình độ văn minh của đất nước, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa
trong nước và đưa ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ra toàn thế giới. Tinh
thần đoàn kết được xem là một truyền thống cần được duy trì và phát triển ở
Trung Quốc. Trên cơ sở đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, phát
triển đất nước giàu mạnh và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế như
thế cũng có uy tín hơn.
Chính sách quốc gia
Về mô hình phát triển xã hội: Quan điểm của Trung Quốc là cần liên
tục duy trì được tốc độ phát triển kinh tế cao, khoa học, công nghệ và khả
năng quốc phòng được hiên đại hóa ở mức độ lớn trong khi vẫn giữ được sự

ổn định về chính trị, xã hội, như vậy sẽ có sức hấp dẫn đối với các nước đang
phát triển trên thế giới. Họ cho rằng mức độ tham gia vào các tổ chức quốc tế
như là một tiêu chí để tăng cường sức mạnh mềm quốc gia và họ thự sự đã có
được tiếng nói quan trọng trong một số tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp
Quốc, Ngân hàng Thế giới.
Một vài quan điểm khác về sức mạnh mềm của Trung Quốc so với
khái niệm của Joseph Nye đưa ra.
Trong số các chuyên gia Trung Quốc có thể thấy có những người theo
đuổi quan điểm giải thích chính trị hay văn hóa “sức mạnh mềm”. Nhà khoa
học có ảnh hưởng đứng đầu Viện Những vấn đề quốc tế trường đại học Thanh
Hoa Yan Xuetong đã đưa ra cách giải thích chính trị. Theo ông, sức mạnh
tổng hợp quốc gia là sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và “sức mạnh mềm”
nhưng đó không phải là tổng số mà là bội số của hai số, vì thế nếu không có
sức mạnh cứng hay sức mạnh mềm thì sức mạnh tổng hợp quốc gia sẽ bằng
không. Yan coi sức mạnh mềm là “khả năng huy động chính trị của quốc gia
cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài” [50]. Các tác giả Trung Quốc nhấn mạnh
rằng, các dân tộc của tất cả các nước trên thế giới, chứ không chỉ của phương


18
Tây phải tham gia vào việc xác định nội dung “tính phổ quát‟ của giá trị.
“Song trong thế giới hiện thực sức mạnh mềm của quốc gia lại được thể hiện
trong quyền xác định và giải thích dân chủ, tự do, nhân quyền và những “giá
trị chung” khác. Ai có được những quyền này thì người đó với sự trợ giúp của
“giá trị chung” có thể chỉ trích các nước khác, và khi đó họ có thể được coi là
nhà nước có sức mạnh mềm hùng mạnh. Còn những nước bị chỉ trích vì
những “giá trị chung” lại là những nước có “sức mạnh mềm” yếu kém [51].
Joseph Nye xem xét sức mạnh mềm theo quan điểm quan hệ quốc tế đã
không dẫn ra sự liên hệ trực tiếp giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, song
tại Trung Quốc người ta không so sánh như vậy, ngược lại, lại muốn chuyển

dịch sức mạnh mềm nội tại thành sức mạnh kinh tế, chính trị và văn hóa. Vì
thế, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cần chú ý hơn rằng, Nye muốn thông qua
ngoại giao truyền bá tư tưởng dân chủ và nhân quyền Mỹ ra bên ngoài, đạt
được việc các nước khác phải mở cửa thị trường và nếu các nước khác mở
cửa thị trưởng cho Mỹ thì điều đó sẽ đem lại cho Mỹ không chỉ sức mạnh
mềm mà là “sức mạnh cứng” thực sự [56].
Phó giáo sư trường Quan hệ quốc tế Đại học nhân dân Trung Quốc Fang
Changping (Фан Чанпин) nhấn mạnh rằng, Mỹ chú trọng đến tính chất độc
lập của „sức mạnh mềm” trong khi Trung Quốc lại nghiêng về nhấn mạnh sự
liên kết giữa “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm”. Khuynh hướng này làm
cho Trung Quốc coi nguồn lực của “sức mạnh mềm” chính là việc gia tăng
“sức mạnh cứng”. Ngoài ra, Mỹ nhấn mạnh tính chất tuyệt đối “sức mạnh
mềm” của mình, cho rằng chế độ xã hội và giá trị chính trị của Mỹ là phù hợp
cho toàn thế giới, Trung Quốc lại coi bất kỳ “sức mạnh mềm” nào (kể cả của
Trung Quốc) cũng chỉ là tương đối và nhấn mạnh nguyên tắc đa dạng [57].
Hơn nữa Trung Quốc lại quan tâm đến tính chất nhân quả trong việc sử
dụng “sức mạnh mềm” hy vọng với việc sử dụng này có thể trung hòa được


19
tác động tiêu cực tới công chúng nước ngoài thuộc “lý thuyết nguy cơ Trung
Quốc”, làm thức tỉnh cộng đồng thế giới chấp nhận phát triển hòa bình của
Trung Quốc. Trung Quốc gia tăng “sức mạnh mềm” và sử dụng chúng để thay
đổi tình hình nội bộ ở các nước khác. Nhìn chung, định nghĩa “sức mạnh
mềm” rộng hơn định nghĩa ban đầu do Joseph Nye đề xướng. Trong tranh
luận về “sức mạnh mềm” tại Trung Quốc văn hóa truyền thống và việc hình
thành tư tưởng hài hòa chiếm vị trí hàng đầu. Việc “sức mạnh mềm” của Mỹ
bị suy yếu sau khi nước này can thiệp vào Iraq đã tạo điều kiện để chính sách
đối ngoại của Trung Quốc tập trung tính hấp dẫn dựa trên nguyên tắc hòa
bình và phát triển của mình. Những nguyên tắc công bằng và việc chú trọng

tới những nhu cầu của con người, áp dụng trên thực tế vào quá trình cải cách
kinh tế-xã hội tại Trung Quốc cũng ngày càng rõ nét hơn.
Thêm một ý kiến nữa đó là, phương án “sức mạnh mềm” Trung Quốc
không sao chép sức mạnh mềm của Mỹ. Trước hết, “sức mạnh mềm” Trung
Quốc chủ yếu dựa vào nền văn hóa lâu đời độc đáo của chính mình mà nước
Mỹ không hề có. Nổi bật nhất là sự phong phú của truyền thống Trung Hoa
chứ không phải là những trò giải trí mang tính hiện đại hàng loạt, song tất cả
điều đó không có nghĩa là Trung Quốc không muốn cạnh tranh với phương
Tây. Trung Quốc có những dự án khổng lồ chuyển sản phẩm văn hóa ra thị
trường thế giới. Việc tạo dựng hình ảnh tích cực thông qua việc tuyên truyền
văn hóa Trung Hoa, nhấn mạnh truyền thống yêu chuộng hòa bình và láng
giềng hữu nghị, cố gắng tiến tới các mối quan hệ hài hòa với các nước khác,
tính chịu đựng đối với các quan điểm và giá trị bên ngoài. Đồng thời nỗ lực
thể hiện niềm tự hào của nền văn hóa Trung Quốc đang làm xuất hiện những
sơ đồ giản đơn hơn dựa vào sự so sánh nền văn minh “xung đột” của phương
Tây với nền văn minh “hài hòa” của Trung Quốc. Những nỗ lực chứng tỏ
những hạn chế và tính chất địa phương của các “giá trị chung” của tự do, bình


20
đẳng và nhân quyền phương Tây đang khích lệ những cuộc tranh luận rằng
trong tương lai Trung Quốc sẽ đem đến cho thế giới những giá trị nào.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, Trung Quốc ngày càng có
những bước điều chỉnh khôn khéo trong việc hợp tác, quan hệ với các nước
nhằm đạt được những nhu cầu có lợi nhất cho sự phát triển đất nước mình. Họ
khẳng định, sức mạnh mềm của quốc gia cũng ngày càng trở nên quan trọng,
trong thời đại toàn cầu hóa, muốn giữ gìn chủ quyền quốc gia cũng như tăng
cường sức mạnh quốc gia, không chỉ dựa vào sức mạnh kinh tế và quốc
phòng mà cần phải có sức mạnh chính trị, văn hóa và đạo lí, hay muốn xây
dựng mục tiêu xã hội hài hòa ở cả trong và ngoài nước thì không thể tách rời

khỏi việc nâng cao sức mạnh mềm và như thế sức mạnh mềm đã trở thành
thành phần hạt nhân trong việc nâng cao vai trò, vị trí của một quốc gia trên
trường quốc tế. Đúng như học giả Như Joseph Nye nhận định: Quyền lực
mềm của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây và lựa
chọn chính sách nâng cao quyền lực mềm là sự lựa chọn sáng suốt của Trung
Quốc. Đó là lý do tại sao, cho dù tình hình an ninh tại khu vực này luôn nóng
bỏng nhưng nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, luôn muốn mở rộng ảnh
hưởng của mình lên “lục địa đen” này.
1.2. Mục tiêu phát triển sức mạnh mềm của Trung Quốc
Trong chiến lược triển khai sức mạnh mềm của mình, Trung Quốc đã nỗ
lực tập trung đặc biệt trong thời gian qua ở châu Á, các nước Mỹ La Tinh,
châu Phi. Tại các nước châu Á, Trung Quốc nỗ lực đưa ra các sáng kiến như
đề xuất xây dựng khu mậu dịch tự do cho ASEAN - Trung Quốc, ủng hộ tiến
trình hợp tác Đông Á…
Với châu Phi, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển ngày càng
được cải thiện, tuy nhiên khu vực này cần nhiều sự giúp đỡ hơn nữa để đẩy
mạnh các nghành như công nghiệp khai khoáng, khai thác dầu mỏ, các nguồn


21
tài nguyên thiên nhiên, tăng cường hợp tác thương mại, phát triển cơ sở hạ
tầng, phòng chống thiên tai dich bệnh, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ
ý tế, giáo dục. Với những tiềm năng rất dồi dào nên châu Phi trở thành tâm
điểm chú ý của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là trong các mục tiêu của
các nước lớn như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật, Nga… trong đó có Trung
Quốc. Các quốc gia trên đều có những mục tiêu, chiến lược riêng để phù hợp
với đường lối phát triển của mình… trong đó Trung Quốc là một trong những
quốc gia được quan tâm khá nhiều. Tìm hiểu đường lối phát triển sức mạnh mềm
của Trung Quốc tại châu Phi, tác giả nhận thấy một vài mục đích chính sau:
1.2.1. Tăng cường lợi ích kinh tế

Trong nền kinh tế hiện nay, châu Phi đang được đánh giá là châu lục có
nhiều tiềm năng nhưng chưa được thác hiệu quả về tài nguyên thiên nhiên
cũng như tài nguyên xã hội.
Tài nguyên dầu khí
Châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú với nhiều
nguyên liệu quan trọng có trữ lượng lớn trên thế giới, đứng đầu thế giới với
17 loại. Hiện nay châu Phi chiếm tới 99% sản lượng crôm, 85% sản lượng
platinum, 70% sản lượng tantalite, 68% sản lượng coban, 54% sản lượng
vàng của thế giới.
Tổng dự trữ dầu của các nước châu Phi là 16,6 tỷ tấn, chiếm 10% trữ
lượng thế giới. Theo chỉ số này châu Phi chỉ đứng sau Trung Đông và đại lục
Âu - Á (bao gồm nước Nga và các nước Trung Á, thuộc Liên Xô cũ). Các
nước hàng đầu về dự trữ dầu ở châu Phi gồm: Libya (5,7 tỷ tấn), Nigeria (4,8
tỷ tấn), Angola (1,8 tỷ tấn), Algeria (1,5 tỷ tấn), Sudan (0, 9 tỷ tấn) [53].
Tài nguyên khí đốt của lục địa châu Phi là rất lớn, đạt 14,650 nghìn tỷ
m
3
, chiếm 7,9% dự trữ thế giới. Các trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được chứng
minh ở Nigeria và Algeria (5,22 và 4,5 nghìn tỷ m
3
tương ứng). Theo số liệu


22
trên thì trữ lượng khí đốt của các nước châu Phi chỉ đứng sau Nga (43,30
nghìn tỷ m
3
.), Iran (29,610 nghìn tỷ m
3
), Qatar (25, 46 nghìn tỷ m

3
),
Turkmenistan (7,940 nghìn tỷ m
3
), Ả-rập Xê-út (7,570 nghìn tỷ m
3
), UAE.
(6,430 nghìn tỷ m
3
), nhưng vượt xa nước xuất khẩu khí tự nhiên hàng đầu như
Na Uy (2,910 nghìn tỷ m
3
).
Và quan trọng nhất, đây là châu lục có sản lượng dầu khí và khí gas lớn
của thế giới chỉ sau khu vực Trung Đông, với trữ lượng dồi dào phong phú,
chất lượng cao, giá thành thấp, nguồn tài nguyên này đang thu hút nhiều quốc
gia, đặc biệt là các nước có nhu cầu tiêu hao năng lượng lớn.
Tài nguyên nông nghiệp
Châu Phi chiếm khoảng 60% đất chưa được canh tác của thể giới và khu
vực này đã trở thành trung tâm của an ninh lương thực thế giới. Những năm
gần đây vấn đề an ninh lương thực ngày càng trở nên quan trọng nhất là khi
giá cả lương thực ngày càng leo thang thì nông nghiệp châu Phi càng có sức
hấp dẫn mạnh mẽ hơn. Giá lương thực toàn cầu đã tăng lên 50% tính tới thời
điểm năm 2010, sau thời kỉ khủng hoảng lương thực năm 2007-2008 và Ngân
hàng thế giới đã dự đoán lương thực toàn cầu sẽ tăng gấp rưỡi trong vòng 20
năm tới.
Nguồn lao động, thị trường tiêu thụ rộng lớn
Châu Phi giàu tài nguyên nhưng đa số các nước châu Phi đều là các nước
nghèo, thiếu vốn cho phát triển, là khu vực tập trung nhiều nước đang phát
triển, ngoài việc giàu năng lượng và nguyên liệu thô, đặc biệt là dầu mỏ thì

châu Phi được Trung Quốc xem như là một thị trường đầy tiềm năng, có sức
tiêu thụ mạnh trong tương lai, đây có thể coi là một thị trường lớn và đáp ứng
tốt cho mục tiêu phát triển của Trung Quốc.
Châu Phi là lục địa lớn thứ ba trên thế giới sau châu Á và châu Mỹ với
diện tích khoảng 30.244.050 km
2
, là lục địa lớn thứ hai về dân số với hơn một

×