Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Viện trợ phát triển chính thức đối với Việt Nam từ 1993 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 215 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ TRUNG THÔNG


VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ 1993 ĐẾN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC






Hà Nội - 2007

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ TRUNG THÔNG


VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ 1993 ĐẾN NAY


Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60.31.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. BÙI HUY KHOÁT




Hà Nội - 2007


1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 9
DANH MỤC CÁC HÌNH 9
PHẦN MỞ ĐẦU 11
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 11
1.1 Mục đích 13
1.2 Ý nghĩa 13
2. Đối tƣợng nghiên cứu 13
3. Phạm vi nghiên cứu 13
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 14
5. Cấu trúc luận văn 14
5.1 Tên luận văn 14
5.2 Bố cục của luận văn 14

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC 16
1.1 Khái niệm 16
1.1.1 Khái niệm Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) 16
1.1.2 Đặc điểm của ODA 17
1.1.3 Sự cần thiết của ODA đối với sự phát triển quốc gia 19
1.2 Nguồn gốc và bản chất của nguồn vốn ODA 21
1.2.1 Nguồn gốc hình thành 21
1.2.2 Lịch sử phát triển 22
1.2.3 Xu hướng viện trợ ODA của các nước thành viên DAC 24
1.2.4 Bản chất của ODA với tư cách là một hình thức đầu tư quốc tế 27
1.3 Phân loại 30
1.3.1 ODA theo loại hình 31


2
1.3.2 ODA theo phương thức 32
1.4 Tác động của ODA đối với nƣớc tiếp nhận 35
1.5 Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu 39
1.5.1 ODA song phương 39
1.5.2 ODA đa phương 41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 43
CHƢƠNG 2. VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM TỪ
NĂM 1993 ĐẾN NAY 44
2.1 Sơ lƣợc quá trình phát triển của ODA trƣớc năm 1993 44
2.1.1 Tình hình viện trợ trước khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước44
2.1.2 Chính sách đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) và tác động
đến việc thu hút nguồn vốn ODA 47
2.2 Quy mô, mức độ gia tăng và sử dụng ODA của Việt Nam từ 1993 đến nay 51
2.2.1 Quy mô cung cấp vốn ODA 52

2.2.2 Mức độ gia tăng nguồn vốn ODA 55
2.3 Vai trò và tầm quan trọng của ODA đối với Việt Nam 58
2.3.1 Vốn ODA góp phần thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài
58
2.3.2 Vốn ODA hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 60
2.3.3 Đóng góp vào phát triển hạ tầng kinh tế 61
2.3.4 Đóng góp vào phát triển hạ tầng xã hội 67
2.3.5 Đóng góp vào cải cách thể chế và nâng cao năng lực 68
2.3.6 Tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo 71
2.3.7 Đóng góp chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng 72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 79
CHƢƠNG 3. HIỆU QUẢ VÀ TRIỂN VỌNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC Ở VIỆT
NAM 81


3
3.1 Hiệu quả sử dụng ODA 82
3.2 Hạn chế và Nguyên nhân hạn chế trong sử dụng và thu hút ODA 85
3.2.1 Tốc độ giải ngân 85
3.2.2 Thủ tục rườm rà, quy trình phức tạp, chồng chéo 86
3.2.3 Việc sử dụng ODA ở một số chương trình, dự án còn lãng phí, hiệu quả chưa
cao 88
3.3 Triển vọng thu hút ODA thời gian tới 90
3.4 Kiến nghị giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả ODA 96
3.5 Kiến nghị giải pháp giảm dần nguồn vốn ODA trong thời gian tới 109
3.5.1 Cơ sở 109
3.5.2 Giải pháp 110
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 115
KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
Tài liệu Tiếng Việt 126
Tài liệu tiếng Anh 130
Thông tin trên các trang web 134
PHỤ LỤC 135
Phụ lục 1. Danh mục các chƣơng trình, dự án đầu tƣ sử dụng nguồn vốn ODA giai
đoạn 2006-2010 135
Phụ lục 2. Danh mục dự kiến các chƣơng trình, dự án vận động ODA thời kỳ 2006-
2010 146
Phụ lục 3. Giới thiệu đôi nét về một số nhà tài trợ lớn cho Việt Nam 168



4
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ADB Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển châu Á
AFD Agence Franỗaise de Dộveloppement
Cơ quan Phát triển Pháp
ASEAN Association of South-East Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
AusAID Australia Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia
CDF Comprehensive Development Framework
Khuôn khổ Phát triển Toàn diện
CG Consultative Group for Vietnam
Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam
CIDA Canadian International Development Agency
Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada

CPRGS Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy
Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo
DAC OECD Development Assistance Committee
Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển thuộc OECD
DAD Development Assistance Database
Cơ sở dữ liệu về Viện trợ phát triển
DANIDA Danish International Development Agency
Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch
DCR Development Cooperation Report
Báo cáo Hợp tác Phát triển
DFID UK Department for International Development


5
Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
EC European Committee
Uỷ ban châu Âu
EU European Union
Liên minh châu Âu
FAO Food and Agriculture Organization
Tổ chức Nông lương Thế giới
FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài
GDP Gross Domestic Product
Tổng Sản phẩm Quốc nội
GNI Gross National Income
Tổng Thu nhập Quốc dân
GNP Gross National Product
Tổng Sản phẩm Quốc dân
GSO General Statistic Office

Tổng cục Thống kê
GTZ German Agency for Technical Cooperation
Cơ quan Hợp tác kỹ thuật Đức
HCS Hanoi Committments
Cam kế Hà Nội
IBRD International Bank for Reconstruction and Development
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế
IDA International Development Association
Hiệp hội Phát triển Quốc tế
IFAD International Fund for Agriculture Development
Quỹ Quốc tế về phát triển Nông nghiệp


6
IMF International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
JBIC Japan Bank for International Cooperation
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
JICA Japan International Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
KOICA Korea International Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc
MOF Ministry of Finance
Bộ Tài chính
MPI Ministry of Planning and Investment
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
MOFA Ministry of Foreign Affairs
Bộ Ngoại giao
NGO Non-Government Organization
Tổ chức Phi Chính phủ

NORAD Norwegian Agency for Development Cooperation
Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy
NZAID New-Zealand Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế NewZealand
OCR Ordinance Capital Resource
Quỹ nguồn vốn thông thường thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á
ODA Official Development Assistance
Viện trợ Phát triển Chính thức
OECD Organization of Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OPEC Organization of the Petrolium Exporting Countries


7
Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ
PGAE Partnership Group on Aid Effectiveness
Nhóm Quan hệ Đối tác vì Hiệu quả Viện trợ
SDC Swiss Agency for Development and Cooperation
Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ
SEDP Socio-Economic Development Plan
Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội
SIDA Swedish International Development Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển
TA Technical Assistance
Hỗ trợ Kỹ thuật
UN United Nations
Liên hiệp quốc
UNAIDS UN-Aids Programme
Chương trình Liên hiệp quốc về HIV/AIDS
UNDAF United Nations Development Assistance Framework

Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển của Liên hiệp quốc
UNDP United Nations Development Programme
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
UNESCO United Nations Education, Scientific and Culture Organization
Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc
UNFPA United Nations Population Fund
Quỹ Dân số Liên hiệp quốc
UNHCR United Nations High Commission of Refugees
Cao ủy Liên hiệp quốc về Người tị nạn
UNICEF United Nations Children‟s Fund
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc


8
USAID United States Agency for International Development
Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ
USD United State Dollar
Đô la Mỹ
VDG Vietnam Development Goal
Mục tiêu Phát triển Việt Nam
V-HAP Vietnam - Harmonization Action Plan
Kế hoạch Hành động về Hài hòa thủ tục của Việt Nam
WB World Bank
Ngân hàng Thế giới
WB/IDA World Bank/International Development Association
Ngân hàng Thế giới / Hiệp hội Phát triển Quốc tế
WFP World Food Programme
Chương trình Lương thực Thế giới
WHO World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới

WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Xu thế viện trợ của DAC thời kỳ 1950-1990 23
Bảng 1.2. Tổng ODA của các nƣớc thành viên OECD-DAC qua các năm 26
Bảng 1.3. ODA của các nƣớc thành viên DAC năm 2004 39
Bảng 1.4. Danh sách 10 nƣớc cung cấp ODA nhiều nhất trong năm 2004 41
Bảng 2.5. Vốn ODA cam kết, hiện thực hoá và giải ngân qua các năm 53
Bảng 2.6. Niềm tin của các nhà tài trợ qua các con số cam kết năm 2006 54
Bảng 2.7. ODA cam kết và thực hiện giai đoạn 1993-2004 (Tỉ USD) 56
Bảng 2.8. FDI và ODA theo địa phƣơng giai đoạn 1998-2004 59
Bảng 2.9. Đầu tƣ công và ODA thực hiện trong giai đoạn 1995-2002 62
Bảng 2.10. Cơ cấu ODA theo lĩnh vực, 1993 - 2003 (triệu USD) 66
Bảng 2.11. Đầu tƣ công và ODA thực hiện trong giai đoạn 1995-2002 69
Bảng 2.12. Phân bổ ODA và ODA/đầu ngƣời cho các vùng 1
Bảng 2.13. Cơ cấu ODA theo vùng (1993 - 2005) của các nhà tài trợ đa
phƣơng và UNDP (Triệu USD) 73
Bảng 2.14. Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA trong giai đoạn từ năm 1993
đến nay 75
Bảng 3.15. Huy động ODA giai đoạn 2006-2010 91
Bảng 3.16. Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực thời kỳ 2006 - 2010 100
Bảng 3.17. Mƣời nhà tài trợ chính của Việt Nam (1993 - 2005) 106
Bảng 3.18. Cơ cấu ODA theo vùng (1993-2005) của các nhà tài trợ song
phƣơng (Triệu USD) 107

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. ODA của DAC giai đoạn 1990 - 2004 và dự báo 2006 và 2010 25

Hình 2.2. Tổng lƣợng giải ngân và các dự án ODA 1
Hình 2.3. Tƣơng quan giữa ODA và FDI của các địa phƣơng (1995-2000) 58
Hình 2.4. Giải ngân ODA cho phát triển con ngƣời 60


10
Hình 2.5. Mƣời ngành tiếp nhận ODA nhiều nhất năm 2002 1
Hình 2.6. Giải ngân ODA theo các điều kiện tài chính 1
Hình 2.7. Phân bổ ODA theo loại hình viện trợ năm 2002 1
Hình 2.8. Tỷ lệ ODA phân bổ theo vùng 1995 - 2003 72
Hình 3.9. Trả nợ ODA tính theo tỷ trọng xuất khẩu 113



11
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Nền kinh tế thế giới đang ngày càng có những bƣớc phát triển thần tốc. Cùng
với điều đó, quá trình toàn cầu hoá đã xâm nhập vào từng quốc gia. Các
nguồn vốn đƣợc di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác một cách mạnh
mẽ. Trong đó, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đóng góp một
phần cực kỳ quan trọng đối với những nƣớc đang phát triển và những nƣớc
chậm phát triển.
Việt Nam cũng không thể đứng ngoài guồng xoáy đó. Để thực hiện mục tiêu
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nƣớc, chúng ta cần rất nhiều nguồn vốn.
Vì vậy, Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc cải thiện tất cả các yếu tố nhằm thu
hút ngày càng nhiều nguồn vốn rất hữu ích này phục vụ sự nghiệp phát triển
đất nƣớc.
Trong thời gian qua kể từ năm 1993 (sau khi cộng đồng quốc tế nối lại viện
trợ cho Việt Nam), nguồn vốn ODA chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều,

đóng một vai trò cực kỳ to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nƣớc nhƣ: giải quyết đƣợc một phần nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển
xã hội; mở rộng quan hệ giao lƣu, học hỏi từ các nƣớc phát triển, nâng cao
khả năng quản trị, điều hành của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nƣớc
trong quá trình hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế; giải quyết đƣợc các mục
tiêu xã hội nhƣ xoá đói giảm nghèo, phát triển năng lƣợng, giao thông vận tải,
giáo dục, y tế,
Đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội mà phần lớn là các dự án chậm thu
hồi vốn nên chúng ta cần phải khai thác nguồn ODA. Trong Kế hoạch 5 năm
2001 - 2005, ODA đã bổ sung khoảng 11% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội và
khoảng 17% trong tổng vốn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc. Trong thời kỳ


12
2006 - 2010, chủ trƣơng thu hút và sử dụng ODA của Chính phủ là “tiếp tục
tranh thủ đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn
ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực hiện thành công Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010”.
Thực tế, việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã phù hợp với những ƣu tiên
phát triển của Chính phủ Việt Nam, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc quản lý ODA
của nƣớc ta vẫn còn nhiều bất cập khiến cho việc sử dụng nguồn vốn này
chƣa thực sự phát huy hết hiệu quả. Đó là cơ chế, chính sách quản lý ODA
chƣa đồng bộ, còn chồng chéo, không ổn định và chƣa phù hợp với thông lệ
quốc tế. Công tác tổ chức quản lý, giám sát nguồn vốn ODA còn buông lỏng.
Hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình sử dụng vốn ODA
còn nan giải.
Trong bối cảnh nƣớc ta tiếp tục có nhu cầu cao về nguồn ODA để bổ sung
nguồn lực cho sự nghiệp phát triển, đồng thời sự cạnh tranh trong thu hút
nguồn vốn này trên phạm vi toàn cầu đang ngày càng gay gắt, việc đánh giá

đúng tình hình sử dụng ODA ở Việt Nam thời gian qua, đƣa ra các giải pháp
nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA phục vụ mục tiêu chiến lƣợc
những năm đầu thế kỷ XXI là một mối quan tâm lớn.
Vì vậy, việc nghiên cứu công tác thu hút, quản lý và sử dụng ODA trong giai
đoạn từ năm 1993 cho đến nay là rất cần thiết, trên cơ sở đó đề xuất một số
kiến nghị cải tiến khâu lựa chọn chƣơng trình, dự án ODA, hoạch định khung
khổ pháp lý, hài hoà thủ tục để nâng cao hiệu quả tiếp nhận và sử dụng nguồn
vốn ODA, đẩy nhanh tiến độ giải ngân để tăng cƣờng nguồn vốn hỗ trợ thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Những kinh nghiệm có đƣợc trong
quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA sẽ gợi mở một số kiến nghị nhằm giảm
dần sự lệ thuộc vào ODA trong thời gian tới.


13
1.1 Mục đích
 Phân tích, đánh giá vai trò của nguồn vốn ODA trong chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nhận viện trợ.
 Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam trong
những năm qua kể từ sau khi cộng đồng quốc tế nối lại viện trợ năm
1993.
 Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
ODA ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.2 Ý nghĩa
 Góp phần nghiên cứu và hệ thống hoá tình hình và tiềm năng thu hút
ODA của Việt Nam từ năm 1993 đến nay.
 Đƣa ra một số giải pháp gợi mở trong chính sách thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vai trò và tầm quan trọng của nguồn
vốn viện trợ phát triển chính thức - ODA. Trên cơ sở những nghiên cứu về

dòng vốn gián tiếp này luận văn muốn tìm hiểu và phân tích vai trò của ODA
đối với Việt Nam nhƣ một nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế, tăng trƣởng toàn diện, xoá đói giảm nghèo và phát triển bền
vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung: Nguồn vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
 Phạm vi: Từ sau khi cộng đồng quốc tế nối lại viện trợ cho Việt Nam từ
năm 1993 đến nay


14
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khái niệm viện trợ phát triển chính thức mới thâm nhập vào đời sống kinh tế -
xã hội Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 80 trở lại đây, đang còn là
một khái niệm tƣơng đối mới mẻ.
Sử dụng có hiệu quả ODA là một vấn đề đang đƣợc các cơ quan quản lý kinh
tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô rất quan tâm. Song, cho đến nay chƣa có những
công trình lớn nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về ODA ở Việt Nam. Đó chính
là lý do dẫn tới sự hiểu biết chƣa đầy đủ và những tồn tại yếu kém trong một
chuỗi các khâu từ huy động tới sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA ở nƣớc
ta.
Trong phạm vi khả năng tiếp cận và nguồn tài liệu đã đƣợc công bố, luận văn
đã tham khảo, kế thừa những quan điểm, tài liệu nghiên cứu, những nguồn
thông tin từ các tổ chức quốc tế, từ các bộ ngành, và từ các văn bản pháp luật
về quản lý, sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để nghiên
cứu quá trình phát triển của nguồn vốn này ở Việt Nam trong gần 15 năm qua
kể từ sau khi cộng đồng quốc tế nối lại viện trợ (năm 1993), từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
5. Cấu trúc luận văn

5.1 Tên luận văn
Viện trợ Phát triển Chính thức đối với Việt Nam từ 1993 đến nay
5.2 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về Viện trợ Phát triển Chính thức
Chƣơng 2: Viện trợ Phát triển Chính thức ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay


15
Chƣơng 3: Hiệu quả và triển vọng thu hút và sử dụng Viện trợ Phát triển
Chính thức ở Việt Nam




16
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA)
ODA là viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: “Official Development
Assistance” có nghĩa là “Viện trợ Phát triển Chính thức”. Viện trợ phát triển
chính thức bao gồm các khoản viện trợ không hoμn lại vμ các khoản vốn vay
cung cấp cho các nƣớc đang và chậm phát triển. Các khoản ODA nμy (i) do
khu vực chính thức thực hiện, (ii) chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vμ
phúc lợi x∙ hội, (iii) đƣợc ƣu đ∙i về mặt tμi chính (nếu lμ cho vay thì trong đó
có ít nhất 25% lμ viện trợ không hoμn lại) [11, tr.9].
Năm 1972, Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD) đã thống nhất đƣa ra khái niệm cụ thể về ODA, vẫn đƣợc

áp dụng cho đến nay. Đó là: “ODA gồm có các dòng vốn dành cho các nƣớc
đang phát triển và các tổ chức đa phƣơng do các cơ quan chính thức, bao gồm
Nhà nƣớc và Chính phủ, hay các cơ quan thực hiện cung cấp, đáp ứng đƣợc
phƣơng thức sau: a) đƣợc quản lý với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế và
phúc lợi xã hội của các nƣớc đang phát triển đƣợc coi là mục tiêu chính, và b)
có tính chất hỗ trợ và hàm chứa thành tố cho không ít nhất là 25%” [51, p.24].
Lần đầu tiên Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 về Quy chế quản lý và
sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức, cũng đã đƣa ra khái niệm về
ODA nhƣ sau: “Viện trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) trong
Quy chế này đƣợc hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nƣớc hoặc
Chính phủ Nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ bao
gồm: a) Chính phủ nƣớc ngoài; b) Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc
gia”. “Hình thức cung cấp ODA bao gồm: a) ODA không hoàn lại; b) ODA


17
vay ƣu đãi có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất
25%” [4, tr.2].
Nhƣ vậy, Viện trợ Phát triển Chính thức chính là: (i) Mối quan hệ hợp tác
phát triển mang tính chất “Hỗ trợ” giữa quốc gia này với quốc gia khác nhằm
thúc đẩy (ii) “Phát triển” kinh tế - xã hội thông qua con đƣờng (iii) “Chính
thức” giữa cấp Nhà nƣớc với Nhà nƣớc, giữa Nhà nƣớc hoặc Chính phủ với
các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, và (iv) mối quan hệ “Viện trợ
phát triển chính thức” này hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của một
phần cho không (phần không hoàn lại hay còn gọi là thành tố hỗ trợ) kết tinh
trong tổng nguồn vốn ODA hàng năm mà nƣớc này cam kết dành cho các
nƣớc khác để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội đã định
với giá trị ít nhất là 25% so với tổng giá trị viện trợ.
Xét theo các hình thức đầu tƣ thì ODA là một trong những thành phần của
đầu tƣ gián tiếp. Một nƣớc đang phát triển trong quá trình hiện đại hoá cơ sở

hạ tầng kinh tế và xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có nguồn ODA hỗ
trợ, và khả năng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) cũng sẽ bị hạn chế.
Nhƣ vậy, xét trong cơ cấu vốn đầu tƣ từ bên ngoài, có thể thấy ODA là nguồn
vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, chỉ có ODA chƣa
đủ để hỗ trợ phát triển kinh tế, mà cần có sự kết hợp một cách hiệu quả các
nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khác cùng với nguồn vốn đầu tƣ cực kỳ quan
trọng huy động từ trong nƣớc.
1.1.2 Đặc điểm của ODA
 Vốn ODA mang tính chất ưu đãi
Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ
trả lãi, chƣa trả nợ gốc). Đây chính là một sự ƣu đãi bên cho vay dành cho
nƣớc vay. Vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển


18
châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) có thời gian
hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.
Thông thƣờng, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại (tức là cho
không), đó chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thƣơng mại.
Thành tố cho không đƣợc xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân
hạn và so sánh mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thƣơng mại. Sự
ƣu đãi ở đây là so sánh với tín dụng thƣơng mại trong tập quán quốc tế. Vốn
ODA còn đƣợc thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nƣớc đang và chậm
phát triển, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển.
 Vốn ODA mang tính ràng buộc
ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần, hoặc không ràng buộc)
nƣớc nhận về nguồn sử dụng hay mục đích chi tiêu. Ngoài ra, mỗi nƣớc cung
cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc
này rất chặt chẽ đối với nƣớc nhận. Các nƣớc viện trợ nói chung đều không
quên dành lại lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hƣởng chính trị, vừa thực hiện

xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào nƣớc tiếp nhận viện trợ.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn
tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trƣởng bền vững và giảm
nghèo ở những nƣớc đang phát triển. Động cơ này đã thúc đẩy các nhà tài trợ
trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nƣớc đang phát triển để mở mang thị trƣờng
tiêu thụ sản phẩm và thị trƣờng đầu tƣ. Viện trợ thƣờng gắn với các điều kiện
kinh tế. Xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính
trị khi kinh tế các nƣớc nghèo tăng trƣởng. Mối quan tâm này đƣợc kết hợp
với tinh thần nhân đạo, tính cộng đồng. Vì một số vấn đề mang tính toàn cầu
nhƣ bùng nổ dân số thế giới, bảo vệ môi trƣờng sống, bình đẳng giới, phòng
chống dịch bệnh, giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo, đòi hỏi sự hợp tác
nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế, không phân biệt nƣớc giàu, nƣớc nghèo.


19
Mục tiêu thứ hai là tăng cƣờng vị thế chính trị của các nƣớc tài trợ. Các nƣớc
phát triển sử dụng ODA nhƣ một công cụ chính trị, xác định vị trí và ảnh
hƣởng của mình ở các nƣớc và khu vực tiếp nhận ODA.
Viện trợ của các nƣớc phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu
nghị, mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị
thế chính trị cho nƣớc tài trợ. Khi nhận viện trợ, các nƣớc nhận cần cân nhắc
kỹ lƣỡng những điều kiện của các nhà tài trợ. Không vì lợi ích trƣớc mắt mà
đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ viện trợ phát triển chính thức phải
đảm bảo tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
 ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Do tính chất ƣu đãi nên khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA thƣờng chƣa xuất
hiện gánh nặng nợ nần. Một số nƣớc do sử dụng không hiệu quả ODA, có thể
tạo nên sự tăng trƣởng nhất thời, nhƣng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ
nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn ODA không

có khả năng đầu tƣ trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc
trả nợ lại dựa vào rất nhiều vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch
định chính sách sử dụng nguồn vốn ODA phải phối hợp với các loại nguồn
vốn khác để tăng cƣờng sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. “Theo một
số nghiên cứu cho thấy, cứ 1 USD viện trợ của phƣơng Tây sẽ có 9 USD quay
trở lại dƣới dạng thanh toán nợ” [28, tr.290]. Rõ ràng, số tiền phải thanh toán
nợ của các nƣớc đang phát triển đã vƣợt toàn bộ nguồn viện trợ đổ vào các
nƣớc này.
1.1.3 Sự cần thiết của ODA đối với sự phát triển quốc gia
Chúng ta đều biết ODA là một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển của
bất kỳ quốc gia đang phát triển nào. Về bản chất, ODA là một dạng xuất khẩu


20
tƣ bản (còn gọi là xuất khẩu tƣ bản gián tiếp - tức là thông qua vai trò nhà
nƣớc hoặc các tổ chức quốc tế hoặc tổ chức tài chính quốc tế), thƣờng có
quan hệ mật thiết với đầu tƣ tƣ nhân nên trong nhiều trƣờng hợp đƣợc coi nhƣ
một yếu tố đi trƣớc, mở đƣờng cho đầu tƣ tƣ nhân.
Các quốc gia đang phát triển có nhu cầu đầu tƣ rất cao và trên mọi lĩnh vực,
để phát triển thì phải có cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng xá, cầu cống, sân bay, bến
cảng, điện, cấp nƣớc, vừa phải tôn trọng các cam kết quốc tế vừa phải tự
hoàn thiện môi trƣờng kinh tế trong nƣớc, tức là mở cửa, tự do hoá, hoàn
thiện hệ thống pháp lý theo hƣớng có nhu cầu mở mang thị trƣờng, tạo điều
kiện cho các công ty của họ chiếm lĩnh và thâm nhập các thị trƣờng mới.
Điểm gặp nhau của hai nhu cầu này đã cho ra đời hình thức cung cấp và tiếp
nhận nguồn vốn ODA theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi (bên tiếp nhận có
thể tranh thủ đƣợc nguồn vốn này theo nguyên tắc thực hiện các mục tiêu phát
triển của mình và bên cung cấp thì thông qua hoạt động tài trợ, đầu tƣ vừa
thúc đẩy tiến trình hội nhập, mở cửa, tự do hoá, tạo điều kiện để các công ty
tƣ nhân mở rộng thị trƣờng).

Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA còn đóng vai trò quan trọng đóng góp các ý
tƣởng về chính sách phát triển, đμo tạo các nhμ hoạch định chính sách công
vμ tμi trợ cho cải cách vμ mở rộng các dịch vụ công cộng cho các quốc gia
tiếp nhận. Hoạt động đổi mới, đầu tƣ vμ chính sách trong nông nghiệp, những
yếu tố đã tạo nên Cách mạng Xanh - cải thiện đời sống của hμng triệu ngƣời
nghèo trên thế giới - đã đƣợc hỗ trợ tμi chính, đƣợc ủng hộ vμ phổ biến thông
qua sự hợp tác của các nhμ tμi trợ song phƣơng vμ đa phƣơng. Hμng trăm
triệu ngƣời đã đƣợc tới trƣờng, sử dụng nƣớc sạch, vệ sinh, điện, trạm y tế,
đƣờng sá vμ tƣới tiêu - phần lớn đều nhờ nguồn viện trợ nƣớc ngoμi.
So với các nguồn vốn nƣớc ngoài khác, ODA bao gồm viện trợ không hoàn
lại và vốn vay có mức ƣu đãi cao (lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài) cho nên


21
việc sử dụng ODA tại các nƣớc đang phát triển có cơ cấu khá giống nhau.
Trƣớc hết, ODA đƣợc sử dụng cho cơ sở hạ tầng kinh tế (giao thông, điện),
tiếp đến là giáo dục và y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, cung cấp
nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng, Nƣớc tài trợ lớn nhất thế giới hiện
nay là Nhật Bản trƣớc đây cũng đã từng sử dụng vốn vay ODA của Ngân
hàng Thế giới (WB) để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nhƣ phát triển hệ
thống xe lửa tốc độ cao Shinkansen, đê biển Fourth Kurobe, đƣờng cao tốc
Tomei và Meishin, (năm 1990 Nhật Bản đã thanh toán xong nợ).
Tuy nhiên, thực tế sử dụng ODA trên thế giới cho thấy ODA không phải luôn
có hiệu quả đối với bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ lĩnh vực nào. Trƣớc đây, Nhật
Bản và Hàn Quốc và gần đây là một số nƣớc ASEAN đã sử dụng ODA rất
hiệu quả. ODA thành công ở các nƣớc này do họ đã phát huy đƣợc tính tự chủ
cao, quản lý chặt chẽ và các cơ quan tiếp nhận ODA đủ năng lực quản lý.
Trong khi đó, ODA lại mang lại gánh nặng nợ nần khó trả cho một số nƣớc,
nhất là ở châu Phi. Một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống quản
lý ODA yếu kém và tính tự chủ thấp.

1.2 Nguồn gốc và bản chất của nguồn vốn ODA
1.2.1 Nguồn gốc hình thành
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nƣớc châu Âu bị tàn phá nặng nề
về mọi mặt. Với mục đích khôi phục các nền kinh tế Tây Âu và ngăn chặn sự
mở rộng ảnh hƣởng của Liên Xô, Mỹ đã đƣa ra kế hoạch Marshall vừa để trợ
giúp phục hồi kinh tế, vừa để chi phối và kiểm soát các nƣớc này. “Mỹ đã rót
khoảng 2,5% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của mình vào công cuộc tái
thiết Tây Âu trong thời kỳ từ năm 1947 đến 1951. Đƣợc lồng ghép vào Kế
hoạch Marshall, viện trợ của Mỹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy
nhanh quá trình khôi phục Tây Âu từ đống tro tàn đổ nát của Chiến tranh thế
giới thứ hai” [30, tr.138].


22
Sự kiện quan trọng hơn cả là ngày 14/12/1960 tại Paris thoả thuận thành lập
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đƣợc ký kết. Tổ chức này
bao gồm 20 nƣớc thành viên ban đầu đã đóng góp phần quan trọng nhất trong
việc cung cấp ODA song phƣơng và đa phƣơng. Trong khuôn khổ hợp tác
phát triển, OECD đã lập ra những Uỷ ban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban
Hỗ trợ Phát triển (DAC) nhằm giúp các nƣớc đang phát triển phát triển kinh
tế và nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Các thành viên hiện nay của DAC gồm có:
Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italia, Ailen, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào
Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Vƣơng quốc Anh, Hoa Kỳ, Australia, New
Zealand, Nhật Bản, Phần Lan, Luxembourg, Tây Ban Nha và Uỷ ban châu Âu
(EC).
1.2.2 Lịch sử phát triển
Tổng khối lƣợng dòng vốn ODA trên thế giới trong những năm 1960 tăng
chậm. “Vào thời điểm DAC thành lập năm 1961, nƣớc Mỹ chiếm tới 60%
tổng viện trợ song phƣơng của tổ chức này, nhƣng tỷ lệ này giảm xuống còn
17% vào năm 1993. Thập niên 1970 còn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ

của viện trợ nƣớc ngoài từ các nƣớc OPEC (Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu
mỏ) mới nổi lên. Trong thập niên 1980, Nhật Bản tăng nhanh viện trợ nƣớc
ngoài, vƣợt qua Mỹ trở thành nƣớc cùng cấp viện trợ lớn nhất thế giới vào
cuối thập niên này. Đầu thập niên 1990, viện trợ phát triển chính thức cho các
nƣớc đang phát triển đạt hơn 60 tỉ USD/năm” [30, tr.140]. Năm 1991, viện trợ
phát triển chính thức đã đạt tới con số kỷ lục là 69 tỉ USD theo giá năm 1995
[90]. “Năm 1992, ODA của thế giới là 61 tỉ USD, năm 1995 chỉ còn 59 tỉ
USD, năm 1997 còn 48,3 tỉ USD, đến năm 1999 đạt 56,4 tỉ USD, năm 2000 là
53,7 tỉ USD và 2001 là 51,4 tỉ USD” [29, tr.291].
Những năm 1990, tỷ lệ ODA trong Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của các
nƣớc thành viên DAC giảm xuống 0,22% so với 0,35% giữa những năm


23
1980. Chỉ có bốn nƣớc Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Thuỵ Điển vƣợt qua
mục tiêu của Liên hiệp quốc là 0,7% GNP năm 1997. Trong các nhà tài trợ
của DAC, Nhật Bản đạt mức cung cấp ODA cao nhất trong năm 1997 (9,4 tỉ
USD, bằng 0,22% GNP), tiếp sau là Mỹ (6,2 tỉ USD, bằng 0,09% GNP), Pháp
(6,3 tỉ USD, bằng 0,48% GNP) và Đức (5,9 tỉ USD, bằng 0,28% GNP) [63,
p.69].

Bảng 1.1. Xu thế viện trợ của DAC thời kỳ 1950-1990

Tổng khối lƣợng ODA (triệu USD)
Tỷ lệ ODA trong DAC (%)
ODA so với GNP (%)
1950
-55
1960
-61

1970
-71
1980
-81
1990
-91
1950
-55
1960
-61
1970
-71
1980
-81
1990
-91
1950
-55
1960
-61
1970
-71
1980
-81
1990
-91
Mỹ
2523
11071
8977

9508
11127
41,2
43,8
32,7
23,4
20,0
0,32
0,56
0,30
0,23
0,20
Pháp
2162
5258
3435
4493
7311
35,3
20,8
12,5
11,1
13,2
1,24
1,35
0,51
0,48
0,61
Đức
180

2263
3141
5513
6549
2,9
9,0
11,4
13,6
11,8
0,11
0,38
0,33
0,45
0,41
Italia
191
565
856
1347
3314
3,1
2,2
3,1
3,3
6,0
0,23
0,18
0,16
0,16
0,30

Anh
795
2872
2727
3027
2849
13,0
11,4
9,9
7,5
5,1
0,42
0,58
0,42
0,39
0,30
Hà Lan
91
378
1010
2344
2520
1,2
1,5
3,7
5,8
4,5
0,27
0,39
0,60

1,01
0,90
Đan Mạch
-
58
344
761
1188
-
0,2
1,3
1,9
2,1
-
0,11
0,40
0,74
0,95
Tây Ban
Nha
-
-
-
777
1041
-
-
-
1,9
1,9

-
-
-
0,10
0,21
Bỉ
35
610
576
868
857
0,6
2,4
2,1
2,1
1,5
0,11
0,82
0,48
0,54
0,44
Bồ Đào Nha
-
350
320
74
169
-
1,4
1,2

0,2
0,3
-
1,70
1,05
0,02
0,28
Ailen
-
-
-
48
65
-
-
-
0,1
0,1
-
-
-
0,16
0,17
Luxembourg
-
-
-
8
12
-

-
-
0,0
0,0
-
-
-
0,12
0,28
Hy Lạp
-
-
-
2
22
-
-
-
0,0
0,0
-
-
-
0,00
0,07
Nhật Bản
60
95
2794
5704

9526
10,
3,9
10,2
14,1
17,2
0,04
0,22
0,22
0,30
0,32
Canada
62
287
1197
1798
2480
1,0
1,1
4,4
4,4
4,5
0,10
0,16
0,41
0,43
0,45
Thuỵ Điển
13
52

587
1491
2009
0,2
0,2
2,1
3,7
3,6
0,04
0,06
0,40
0,80
0,91
Na Uy
5
44
181
701
1203
0,1
0,2
0,7
1,7
2,2
0,04
0,13
0,33
0,86
1,15
Australia

-
361
869
921
997
-
1,4
3,2
2,3
1,8
-
0,40
0,59
0,44
0,36
Thuỵ Sỹ
7
71
228
461
789
0,1
0,3
0,8
1,1
1,4
0,02
0,06
0,12
0,24

0,34
Phần Lan
-
7
61
242
898
-
0,0
0,2
0,6
1,6
-
0,02
0,09
0,24
0,70

×