Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 115 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





BÙI THỊ NGA









THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VIỆT NAM
TRONG GIA NHẬP VÀ THỰC THI CÔNG ƢỚC
LAHAY NĂM 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC
TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ











LUẬN VĂN THẠC SĨ





Hà Nội – 2012


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





BÙI THỊ NGA




THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VIỆT NAM
TRONG GIA NHẬP VÀ THỰC THI CÔNG ƢỚC LAHAY
NĂM 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG

LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ


chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40






Luận văn Thạc sĩ


Người hướng dẫn khoa học:
PGS - TS HOÀNG PHƯỚC HIỆP


Hà Nội - 2012


3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5
Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƢỚC LAHAY
NĂM 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC
NUÔI CON NUÔI QUÔC TẾ VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NUÔI
CON NUÔI TRÊN THẾ GIỚI 11

1.1 Tổng quan về quá trình xây dựng và thông qua Công ƣớc Lahay
năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
1.1.1 Sự cần thiết phải xây dựng Công ước Lahay năm 1993 11
1.1.2 Những thoả thuận quốc tế liên quan đến nuôi con nuôi quốc tế 13 13
1.1.3 Quá trình đàm phán và thông qua Công ước Lahay năm 1993 17
1.2 Những nội dung cơ bản của Công ƣớc Lahay năm 1993 về Bảo vệ
trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế 19
1.2.1 Cấu trúc tổng quát của Công ước Lahay năm 1993 19
1.2.2 Những nội dung cơ bản của Công ước Lahay năm 1993 21
1.2.3 Đánh giá mức độ tương thích giữa Công ước Lahay năm 1993 với
pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi 24
1.3 Thực tiễn quốc tế trong việc cho- nhận con nuôi quốc tế 26
1.3.1 Thực tiễn quốc tế về cho- nhận con nuôi quốc tế hiện nay 26
1.3.1.1 Tình hình nuôi con nuôi ở các nước nhận 28
1.3.1.2 Tình hình nuôi con nuôi ở các nước gốc 32
1.3.1.3 Xu hướng nuôi con nuôi quốc tế những năm gần đây 33
1.3.2 Thực tiễn thực thi Công ước Lahay năm 1993 ở một số nước 36
1.3.2.1 Thực tiễn thực thi Công ước Lahay năm 1993 ở Rumani 36
1.3.2.2 Thực tiễn thực thi Công ước Lahay năm 1993 ở Mỹ 38
Tiểu kết chƣơng 1 41



4

Chƣơng 2: THỰC TIỄN NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM VÀ
SỰ CẦN THIẾT GIA NHẬP CÔNG ƢỚC LAHAY NĂM 1993 VỀ BẢO
VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI
QUÔC TẾ 44
2.1 Tổng quan thực tiễn nuôi con nuôi quốc tế ở Việt Nam thời gian

qua 44
2.1.1 Sự tác động của các nhân tố nước ngoài vàohoạt động nuôi con
nuôi quốc tế ở Việt Nam 45
2.1.1.1 Xây dựng cơ chế nuôi con nuôi quốc tế 46
2.1.1.2 Điều phối giữa các nước nhận 48
2.1.1.3 Các thỏa thuận song phương 49
2.1.1.4 Giám sát con nuôi đối với các nước nhận nuôi 51
2.1.2 Hoạt động của các cơ quan con nuôi ở Việt Nam 52
2.1.3 Các vấn đề tài chính 53
2.2 Sự cần thiết việc Việt Nam gia nhập Công ƣớc Lahay năm 1993
về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế 56
2.2.1 Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia nhập Công ước
Lahay năm 1993 56
2.2.2 Khung pháp luật hiện hành của Việt Nam trong việc điều
chỉnh nuôi con nuôi quốc tế 60
2.2.3 Ý nghĩa thực tiễn khi Việt Nam tham gia công ước 61
2.3 Những hạn chế, bất cập khi Việt Nam gia nhập Công ƣớc Lahay
năm 1993 64
2.3.1 Những bất cập về mặt thể chế 64
2.3.2 Những hạn chế về công tác tổ chức 67
2.3.3 Những hạn chế, bất cập khác 68
Tiểu kết chƣơng 2 70

Chƣơng 3 : NHỮNG KHÓ KHĂN, BẤT CẬP TRONG VIỆC GIẢI
QUYẾT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI NHẬN TRẺ EM VIỆT NAM LÀM


5

CON NUÔI TRƢỚC YÊU CẦU THỰC THI CÔNG ƢỚC LAHAY- TRIỂN

VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỰC THI CÓ
HIỆU QUẢ CÔNG ƢỚC LAHAY NĂM 1933 72
3.1 Những khó khăn, bất cập trong việc giải quyết cho ngƣời nƣớc
ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trƣớc yêu cầu gia nhập Công ƣớc
Lahay năm 1993 72
3.1.1 Về chức năng, quyền hạn của Cơ quan Trung ương về Con nuôi
quốc tế 72
3.1.2 Nhận thức của cộng đồng và chính quyền địa phương về vấn đề
nuôi con nuôi 74
3.1.3 Vấn đề con nuôi chưa được xã hội hóa ở Việt Nam 75
3.1.4 Hiện tượng môi giới, trung gian bất hợp pháp trong việc cho- nhận
con nuôi 75
3.1.5 Thái độ của các nước thành viên khi Việt Nam gia nhập và thực thi
Công ước Lahay năm 1993 77
3.2 Triển vọng của Việt Nam trong thực thi có hiệu quả Công ƣớc
Lahay năm 1993 77
3.3 Những giải pháp của Việt Nam trong việc thực thi có hiệu quả
Công ƣớc Lahay năm 1993 79
3.3.1 Cần phải hoàn thiện cơ chế minh bạch 79
3.3.2 Giải pháp về công tác tổ chức 79
3.3.3 Giải pháp về hợp tác quốc tế 83
Tiểu kết chƣơng 3 83

KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC, BẢNG BIỂU 97
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Số lượng trẻ em được nhận nuôi tại các nước nhận nuôi
(2001-2008) 97 102



6

Bảng 1.2 Số lượng trẻ em được nhận nuôi tại 5 quôc gia nhận nuôi chính
(2005-2009) 98
Bảng 1.3 Số lượng trẻ em được nhận nuôi tại 15 quôc gia nhận nuôi chính
(1998-2009) 99
Bảng 1.4 Số lượng trẻ em được cho đi làm con nuôi tại 15 quôc gia cho nuôi
chính (1998-2009) 100
Bảng 1.5 Số lượng trẻ em Nga được cho đi làm con nuôi (2003-2010) 101
Bảng 2.1 Số lượng con nuôi Việt Nam đến các nước nhận nuôi
(2002-2008) 102 10
Biểu đồ 1.1 Xu hướng dòng chảy con nuôi tới 23 nước nhận chính
(1998-2009) 103 10
Biểu đồ 1.2 Con nuôi đến từ 4 quốc gia cho con nuôi chính 104 11
Biểu đồ 1.3 Con nuôi vào Mỹ (1970-2000) 105 11
Biểu đồ 1.4 Lượng con nuôi vào khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu năm 2003 106 11
Biểu đồ 1.5 Lượng con nuôi vào Mỹ (1990-2005) 107 11
Biểu đồ 1.6 Lượng con nuôi vào Pháp và Thụy Điển (1975-2005) 107 11
Biểu đồ 1.7 Con nuôi vào Mỹ từ bốn quốc gia cho con nuôi chính
(1990-2005) 108 11114
Biểu đồ 1.8 Số lượng con nuôi quốc tế được nhận (1970-2011) 109 11115
Biểu đồ 2.1 Lượng con nuôi Việt Nam đến các nước (2002-2008) 110 11
Biểu đồ 2.2 Lượng con nuôi Việt Nam sang Pháp, Ý và Mỹ (2002-2008) 111 11
Phụ lục 1.1 Danh sách các nước là thành viên Công ước Lahay năm 1993 112 11




LỜI MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài


7

Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở các quốc gia và được cộng
đồng quốc tế quan tâm đặc biệt. Bên cạnh ý nghĩa tạo mái ấm gia đình cho trẻ
em, việc nuôi con nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của những gia
đình nhận con nuôi, nhất là những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm con; phụ nữ có
hoàn cảnh khó khăn, sống đơn thân. Chính vì vậy, vấn đề nuôi con nuôi được
nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, thực hiện. Tuy mỗi nước có những quy
định khác nhau về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi, nhưng đều có
chung một mục đích đó là nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Ở nước ta, nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính nhân đạo, được Đảng
và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Trong hoàn cảnh đất nước còn phải chịu nhiều di
chứng nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn,
mức thu nhập của nhân dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc
biệt cần có mái ấm gia đình, thì vấn đề nuôi con nuôi càng trở nên cấp thiết
trong đời sống xã hội.
Kể từ khi Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới
đất nước, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, giao lưu về mọi mặt giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng phát triển, thì các mối quan
hệ về hôn nhân và gia đình của công dân Việt Nam với người nước ngoài, trong
đó có các quan hệ nuôi con nuôi, đã và đang trở thành một hiện tượng xã hội
thu hút sự quan tâm của nhiều người, cả ở trong và ngoài nước. Trong bối cảnh
đó, việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã và đang
đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, không chỉ về
pháp luật mà còn cả quan hệ ngoại giao. Qua tình hình người nước ngoài xin
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong những năm vừa qua, một vấn đề có

tính cấp thiết được đặt ra đối với Việt Nam là cần nghiên cứu, tham gia các
Công ước quốc tế đa phương, ký kết các điều ước quốc tế song phương nhằm
tạo ra một cơ chế hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa Việt Nam với các nước liên quan
về lĩnh vực này, đảm bảo cho trẻ em được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện
được hưởng những gì tốt đẹp nhất, cũng như tạo thuận lợi hơn về mặt thủ tục


8

cho cha mẹ nuôi trong lĩnh vực này. Mặt khác cũng nhằm hạn chế đến mức tối
đa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong lĩnh vực hết sức nhạy cảm này.
Hiện nay Việt Nam đang đứng trước yêu cầu của công cuộc hội nhập,
nhất là việc gia nhập và thực thi có hiệu quả Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ
em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (dưới đây xin được gọi tắt là
Công ước Lahay năm 1993) thì việc tìm hiểu nội dung Công ước Lahay năm
1993 cũng như thực trạng con nuôi quốc tế ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài,
làm hài hoà với thông lệ quốc tế về nuôi con nuôi là việc làm cấp bách. Chính vì
mục đích như vậy tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và triển vọng đối với Việt Nam
trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp
tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế “, để thấy rõ những vấn đề bất cập
trong việc nuôi con nuôi quốc tế ở Việt Nam, qua đó có những giải pháp phù
hợp trong quá trình Việt Nam gia nhập và thực thi hiệu quả Công ước Lahay
năm 1993.
2. Tình hình nghiên cứu và nguồn tài liệu
Trong tất cả các mối quan hệ nhân đạo, trẻ em luôn là đối tượng được
quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là vấn đề con nuôi. Nuôi con nuôi là hiện tượng
có từ khá lâu nhưng nuôi con nuôi quốc tế thực sự chỉ được quan tâm kể từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Trên thế giới
đã có khá nhiều học giả và các nhà nghiên cứu đi sâu nghiên cứu các mối quan
hệ giữa việc cho – nhận con nuôi giữa các nước cũng như việc ảnh hưởng, tác

động đối với bản thân trẻ em. Các tác giả tiêu biểu có thể kể đến như Barbara
Yngvesson, Rene Hoksbergen, Gabriela Marguez ….trong đó nổi bật có Giáo
sư Peter Selman. Ông tham gia giảng dạy tại trường đại học Newcastle
University từ năm 1968 và là Chủ nhiệm Khoa Chính trị xã hội (1994-1999).
Ông về hưu sớm năm 2002, tuy nhiên vẫn tham gia nghiên cứu. Những nghiên
cứu của ông thường tập trung vào việc phân tích hành vi con người, vấn đề
mang thai ở tuổi vị thành niên và hành vi của những bà mẹ trẻ. Gần đây lĩnh
vực ông nghiên cứu tập trung vào là vấn đề con nuôi quốc tế. Hiện tại ông đang
là Chủ tịch Mạng lưới nuôi con nuôi quốc tế và là Ủy viên của Hiệp hội Anh


9

quốc về Bảo trợ trẻ em và con nuôi. Những tác phẩm tiêu biểu của ông trong
lĩnh vực này là Trends in Intercountry Adoption 1998-2004: Analysis of Data
from 20 Receiving Countries (2006); International Adoption: Research, Policy
and Practice (2009); Statistical Profile of Internantional Adoption in the
European Union … tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình cho – nhận con
nuôi ở các khu vực và trên thế giới cũng như dự báo xu hướng cho- nhận con
nuôi quốc tế trong tương lai.
Tiêu biểu cho nữ giới phải nhắc đến Tiến sĩ Luật Elizabeth Bartholet
thuộc trrường Luật Harvard. Một số bài viết liên quan đến vấn đề con nuôi của
bà là: Beyond Biology: The Politics of Adoption and Reproduction (1995);
International Adoption: Current Status and Future Prospects (1993); What‟s
Wrong with Adoption Law? (1996)…Tác giả đã tham gia nghiên cứu sâu những
vấn đề liên quan đến con nuôi quốc tế từ năm 1985 và đã có những kinh
nghiệm nhất định cũng như chỉ ra những luận điểm riêng của tác giả.
Ở trong nước cũng có một vài chuyên gia, tác giả có nghiên cứu tới vấn
đề con nuôi, đó là TS. Vũ Đức Long (Bộ tư pháp); TS. Nguyễn Công Khanh
(Bộ Tư pháp); ThS. Nguyễn Hồng Bắc; TS. Nguyễn Phương Lan (Trường Đại

học Luật Hà Nội)….Tuy nhiên các chuyên gia này chủ yếu tập trung phân tích,
nghiên cứu vấn đề con nuôi theo Luật học chứ chưa có mấy công trình đề cập
đến vấn đề nuôi con nuôi quốc tế trong mối tương quan giữa quan hệ Việt Nam
với các nước trên thế giới. Vơ
́
i mong muốn vâ
̣
n du
̣
n g ca
́
c kiến thức và công
trình đã có, kế thư
̀
a trên cơ sơ
̉

̉
ng hơ
̣
p co
́
cho
̣
n lo
̣
c ca
́
c kết qua
̉

nghiên cư
́
u đa
̃

công bố, tác giả cố gắng phát triển thêm để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Những nguồn tài liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu của đề tài
trong khoá luận bao gồm:
- Một số văn kiện, Luật của Quốc hội, nghị định của chính phủ liên
quan đến các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Một số nghiên cứu về tình hình hoạt động và xu hướng cho- nhận con
nuôi trên thế giới và khu vưc, đặc biệt là các công trình nghiên cứu quan hệ cho
– nhận con nuôi giữa Việt Nam với các nước nhận con nuôi lớn trên thế giới.


10

- Một số Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các
nước trên thế giới.
- Các website thông tin và các website chuyên ngành về vấn đề con
nuôi của Việt Nam và nước ngoài.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Với tầm quan trọng của đề tài như đã nêu trên, tác giả thực hiện đề tài này
với mục tiêu tổng quan là nhằm góp phần tái hiện bức tranh toàn cảnh về thực
trạng, những vấn đề xung quanh việc cho - nhận con nuôi quốc tế trên cơ sở tập
hợp, hệ thống hóa một cách khoa học, có chọn lọc và phân tích, qua đó tác giả
thực hiện đề tài hy vọng sẽ giúp người đọc có thêm những thông tin về vấn đề
này. Đồng thời qua việc phân tích vấn đề đặt ra, tác giả sẽ đưa ra những đánh
giá, nhận xét về những kết quả đã đạt được, những thuận lợi và thách thức cũng
như một số kiến nghị, giải pháp đối với Việt Nam khi thực thi Công ước Lahay

năm 1993 về nuôi con nuôi quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
(i) Đưa ra cái nhìn tổng quan về Công ước Lahay năm 1993 về nuôi con
nuôi quốc tế, nội dung và quá trình xây dựng Công ước;
(ii) Đánh giá tình hình bối cảnh, các vấn đề nuôi con nuôi trên thể giới và
một số khu vực trên thế giới;
(iii) Đánh giá ảnh hưởng của những nhân tố nước ngoài trong hoạt động
cho- nhận con nuôi ở Việt Nam, qua đó đánh giá được tầm quan trọng cũng như
ý nghĩa của việc Việt Nam tham gia Công ước;
(iv) Đưa ra những mục tiêu, quan điểm, đánh giá những thuận lợi và khó
khăn, những tác động mà Việt Nam gặp phải khi thực thi Công ước;
(v) Dự báo xu hướng dịch chuyển dòng cho- nhận con nuôi trên thế giới,
từ đó nhận định xu hướng nuôi con nuôi ở Việt Nam;
(vi) Đưa ra những kiến nghị, giải pháp phương hướng cụ thể để Việt Nam
có thể thực thi có hiệu quả Công ước về việc cho- nhận nuôi con nuôi quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu:


11

- Về mặt không gian: luận văn đặt trọng tâm vào phân tích tình hình, xu
hướng cho- nhận con nuôi trên thế giới, từ đó phân tích cụ thể thực trạng con
nuôi quốc tế ở Việt Nam.
- Về mặt thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu tình hình cho- nhận con
nuôi thế giới và ở Việt Nam từ giữa thập kỷ 1990s trở lại đây.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai Đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau đây
đã được sử dụng:
(i) Phương pha
́

p tổng hợp, phân tích lôgic đê
̉
nghiên cứu, lý giải vấn đề;
phương pha
́
p li
̣
ch sư
̉
đê
̉
chư
́
ng minh các vấn đề, sự kiện.
(ii) Phương pha
́
p điều tra xa
̃

̣
i ho
̣
c ; thống kê và hội thảo với sự tham
gia của các chuyên gia có uy tín của các bộ, ngành và viện nghiên cứu, cơ sở
giảng dạy để làm căn cứ cho việc đánh giá sự việc, đề xuất giải pháp.
(iii) Phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được những mặt được, chưa
được của Công ước, những điểm chung và khác biệt trong mô hình tổ chức,
phương thức hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế giữa Việt Nam với
các nước trong khu vực và thế giới, góp phần làm rõ quá trình phát triển của vấn
đề nghiên cứu trong một thời gian nhất định.

5. Bố cục của đề tài
Trên cơ sở những mục đích nghiên cứu đề tài, ngoài phần Mở đầu và Kết
luận khoá luận có bố cục gồm 3 phần chính như sau:
- Chương 1: Tổng quan về quá trình xây dựng và thông qua Công ước
Lahay năm 1993, chỉ ra những nội dung cơ bản của Công ước,đưa ra những
đánh giá chung về tình hình cho- nhận trẻ em làm con nuôi quốc tế trên thế giới,
xu hướng dòng chảy con nuôi trong thời gian tới.
- Chương 2: Tổng hợp và phân tích thực trạng và tác động của việc nuôi
con nuôi quốc tế ở Việt Nam để từ đó thấy được sự cần thiết gia nhập Công ước
Lahay năm 1993.
- Chương 3: Từ những phân tích, tổng hợp về tình hình cho - nhận con
nuôi quốc tế trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cùng với những


12

nhận định về thách thức khi Việt Nam tham gia Công ước, từ đó đưa ra những
giải pháp đối với Việt Nam trong việc thực thi có hiệu quả Công ước.
Ngoài ra, còn có các Bảng, Biểu đồ và Phụ lục, Danh mục tài liệu tham
khảo


















Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƢỚC
LAHAY NĂM 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH
VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
NUÔI CON NUÔI TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Tổng quan về quá trình xây dựng và thông qua Công ƣớc Lahay
năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
1.1.1 Sự cần thiết phải xây dựng Công ước Lahay năm 1993 về Bảo vệ
trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế


13

Vấn đề nhận nuôi con quốc tế bắt đầu phát triển trên diện rộng vào cuối
chiến tranh thế giới thứ II và bùng nổ sau chiến tranh Triều Tiên, do sự dư thừa
trẻ mồ côi và trẻ được nhận nuôi. Trong suốt những năm 1950s nhận con nuôi
quốc tế trở nên phổ biến, đặc biệt là ở Mỹ [34]. Ước tính có khoảng 15.000 trẻ
em nước ngoài được nhận nuôi vào Mỹ từ năm 1953 đến năm 1962, so sánh với
17.438 chỉ riêng trong năm 2008 [70].
Trong khi trước đây nuôi con nuôi quốc tế được coi như là một giải pháp
giải quyết những hậu quả để lại của chiến tranh thì ngày nay nó thể hiện khoảng
cách giữa những nước giàu và nghèo trên thế giới [63]. Những nước nhận con
nuôi thường là những nước phát triển và có tỉ lệ sinh con thấp, trong khi những
nước cho con nuôi lại có tỉ lệ sinh đẻ cao và số trẻ em vô gia cư lớn. Trong

những thập niên gần đây, ở những nước công nghiệp phát triển nhu cầu nhận
con nuôi nước ngoài tăng cao khi trẻ em nhận nuôi trong nước giảm. Sự gia tăng
này do nhiều yếu tố khác nhau như là việc sử dụng các biện pháp tránh thai, việc
hợp pháp hóa cho phép phá thai hay ngày càng nhiều những cặp vợ chồng không
muốn sinh con [55]. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như nghèo đói,
chiến tranh, bất ổn xã hội, thiên tai, bạo hành, HIV/AIDS cũng là những lý do
khiến nhiều gia đình cho con đi làm con nuôi.
Tuy nhiên sự gia tăng mạnh mẽ số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi
quốc tế đã dẫn đến việc xuất hiện những hiện tượng “xuất khẩu ồ ạt” trẻ em từ
một số nước nghèo đang phát triển sang một số nước giàu có phương tây qua
trung gian của một số tổ chức và cá nhân. Vấn đề con nuôi nước ngoài từ thuần
túy mang tính chất nhân đạo đã biến thành một vấn đề mang tính xã hội phức
tạp, bị lợi dụng trong nhiều trường hợp thành một hoạt động vụ lợi mà trong đó
trẻ em bị coi là hàng hóa bị mua đi bán lại [15. Phần lớn việc nhận nuôi con
quốc tế đã không được điều chỉnh cho đến khi xuất hiện những tiêu đề trên các
phương tiện truyền thông đưa tin những câu chuyện buôn lậu trẻ em, đã tạo ra
phản ứng chính trị. Việc nhận nuôi con nuôi quốc tế không được chỉnh đốn có
khả năng dẫn đến việc trẻ em bị đối xử như hàng hóa và những thực tiễn nhận
nuôi con mang tính lạm dụng liên quan đến hành vi thị trường

[51].


14

Để giải quyết những vấn đề phát sinh trong nuôi con nuôi quốc tế, cụ thể
là việc cần phải đưa ra những chuẩn mực pháp lý có tính chất ràng buộc cùng
một hệ thống giám sát để đảm bảo việc cho- nhận con nuôi mang đúng tính chất
nhân đạo và đảm bảo có sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan có liên quan đến
việc nuôi con nuôi, Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế đã đề xuất “Công ước

Lahay năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc
tế”. Công ước đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng cho các nước xây
dựng một cơ chế pháp lý để quản lý việc cho nhận con nuôi với mục tiêu cuối
cùng là tạo dựng một hệ thống pháp lý để ngăn chặn việc buôn bán và lạm dụng
tình dục trẻ em [48]. Với việc nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc bảo vệ con
nuôi, Công ước cũng chỉ rõ rằng ưu tiên hàng đầu của các nước là cho trẻ em đi
làm con nuôi trong nước, cho trẻ đi làm con nuôi nước ngoài chỉ là phương sách
cuối cùng. Thực tế bản thân Công ước cũng chưa đảm bảo sẽ được thực thi có
hiệu quả khi được đưa vào áp dụng

[40]. Kể từ khi soạn thảo Công ước thì một
số vấn đề nghiêm trọng đã trở nên rõ ràng khi nhiều quốc gia thiếu nguồn lực và
sự ủng hộ của chính phủ trong việc thiết lập và duy trì cơ quan có thẩm quyền
trong việc nuôi con nuôi hay việc thiếu các biện pháp trừng phạt đối với các
quốc gia vi phạm Công ước. Tuy nhiên việc xây dựng Công ước Lahay năm
1993 vẫn là một bước tiến quan trọng hướng tới việc bảo vệ quyền lợi của trẻ
em cho đi làm con nuôi nước ngoài
1.1.2 Những thỏa thuận quốc tế liên quan đến nuôi con nuôi quốc tế
Từ cuối những năm 1940 đến cuối thập niên 1960, vấn đề nuôi con nuôi
quốc tế được xem là một nỗ lực nhân đạo nhằm giải cứu các trẻ em mồ côi do
hậu quả của Thế chiến thứ hai, chiến tranh Triều Tiên và ở mức thấp hơn là
chiến tranh Việt Nam. Trẻ em được cho đi làm con nuôi chủ yếu từ một số quốc
gia, đặc biệt là Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam và độ lớn dòng chảy
nuôi con nuôi còn tương đối nhỏ [15]. Từ những năm 70, số trẻ em tham gia vào
quá trình cho nhận con nuôi gia tăng đáng kể, và nguồn gốc trẻ em cũng đa dạng
hơn. Khi việc nuôi con nuôi trở nên phổ biến, áp lực về hệ thống pháp luật và
các vấn đề phát sinh từ xung đột phát luật cũng nảy sinh bởi vì hầu hết các luật


15


nhận con nuôi hiện đại đã không quy định cụ thể cho- nhận con nuôi quốc tế.
Những trẻ em được cha mẹ nuôi là người nước ngoài có nguy cơ không có quốc
tịch. Hơn nữa còn thiếu các hướng dẫn rõ ràng xác định thẩm quyền của các cơ
quan trong việc tham gia vào quá trình nhận con nuôi quốc tế [19].
Các sáng kiến đầu tiên về việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế công nhận
pháp lý việc nuôi con nuôi quốc tế được thực hiện đầu tiên vào năm 1960. Theo
đó, năm 1961, Công ước Liên Hợp Quốc về việc giảm thực trạng không quốc
tịch (United Nations Convention on the Reduction of Statelessness (1961)) [83]
đã ra đời bao gồm các quy định để ngăn chặn và giảm tình trạng trẻ em được
nhận làm con nuôi không có quốc tịch. Sau đó năm 1965, Công ước về quyền
tài phán, luật áp dụng và công nhận các Nghị định liên quan đến nuôi con nuôi
(Convention on Jurisdiction, Applicable Law and Recognition of Decrees
Relating to Adoptions)[41] ra đời tại Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế (the
Hague Conference on International Private Law).
1
Công ước này là một trong
những công cụ đa phương đầu tiên thiết lập các quy định chung về thẩm quyền,
luật pháp và tạo điều kiện cho việc công nhận các Nghị định liên quan đến việc
nhận con nuôi. Rõ ràng Công ước này đáng được lưu tâm, mặc dù thực tế là ba
nước thành viên đã phê chuẩn nó là Áo, Thụy Sĩ và Anh, sau đó đều lên án nó,
ngụ ý rằng Công ước này không còn có tác dụng đối với họ nữa [55]. Công ước
Châu Âu [23] về việc cho- nhận con nuôi có hiệu lực ba năm sau đó với mục
đích hài hòa hóa luật pháp, quy định và thực tiễn giữa các nước thành viên của
Hội đồng châu Âu. Những công ước này phần lớn dựa vào tình hình châu Âu
những năm 1960 khi mà việc nhận nuôi con nuôi quốc tế được thực hiện trong
khoảng cách địa lý tương đối ngắn và không có sự khác biệt lớn giữa các hệ
thống kinh tế - xã hội, văn hóa và pháp luật của các nước trong khu vực.
Trong thập niên 1980, quy mô việc nhận nuôi con nuôi quốc tế ngày càng
tăng, kết hợp với nhận thức rằng hiện tại các văn bản pháp luật trong nước và


1
Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế (the Hague Conference on International Private Law) là một tổ chức liên chính phủ
có 47 quốc gia thành viên diễn ra cứ 3 năm một lần tại La Hay (Hà Lan).


16

quốc tế chưa đủ, đưa đến một loạt các sáng kiến đa phương và song phương
nhằm xác định các câu hỏi về luật pháp và quyền tài phán [31].
Năm 1986, tại Đại Hội Đồng Liên Hợp quốc, Tuyên bố của Liên Hợp
Quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi
trẻ em, đặc biệt là việc bảo trợ, nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài (United
Nations Declaration on Social and Legal Principles Relating to the Protection
and Welfare of Children, with Special Reference to Foster Placement and
Adoption Nationally and Internationally) đã được thông qua. Đây là văn kiện
quốc tế đầu tiên đề cập một cách tương đối toàn diện về nuôi con nuôi. Tuyên bố
khẳng định “Nếu như không thể thu xếp bảo trợ hay nhận nuôi trẻ em trong gia
đình hay được chăm sóc phù hợp tại quốc gia gốc của các em thì việc các em
làm con nuôi nước ngoài cần được xem như là một biện pháp thay thế để đảm
bảo cho các em có một mái ấm gia đình”
.

“Mục tiêu hàng đầu của việc nuôi con nuôi là đem lại cho những trẻ em
không thể được cha mẹ đẻ chăm sóc có được một gia đình lâu bền”.
Năm 1989, Ban Thường trực của Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế đã
đưa ra những đề xuất, tiêu chuẩn bắt buộc cho việc nuôi con nuôi và thành lập
một hệ thống giám sát những tiêu chuẩn này. Năm 1989, Công ước về quyền trẻ
em (United Nations Convention on the Rights of the Children) đã được soạn
thảo. Ngày 20-11-1989, Công ước này đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc

thông qua, có hiệu lực từ ngày 2-9-1990, là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn
diện và luật pháp hóa các quyền của trẻ em. Công ước công nhận sự dễ bị tổn
thương của trẻ em và khẳng định tuổi thơ có quyền được hưởng sự chăm sóc và
giúp đỡ đặc biệt. Lời mở đầu và nhiều điều khoản đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của gia đình và nhu cầu thiết lập một môi trường tập trung vào sự lớn lên và
phát triển của trẻ em [48].
Một trong những mục tiêu của Công ước này là phải đảm bảo các nguyên
tắc bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ em trở thành việc xem xét quan trọng nhất
trong mọi quyết định liên quan đến việc nuôi con nuôi quốc tế.


17

Bốn năm sau, Công ước Lahay về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực
nuôi con nuôi quốc tế đã được thông qua tại Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế
với mục tiêu xác định tiêu chuẩn, biện pháp bảo vệ và thủ tục tòa án, cơ quan
hành chính và các tổ chức con nuôi trung gian tham gia vào việc nhận con nuôi
quốc tế.
Trong số nhiều văn kiện về quyền trẻ em, “Tuyên bố của Liên Hợp Quốc
về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ
em, đặc biệt là việc bảo trợ, nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài”, “Công
ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và Công ước Lahay số 33 về bảo về trẻ
em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế” là những văn kiện quốc tế
cơ bản nhất và liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề con nuôi nước ngoài[63].
Trong hệ thống pháp luật về quyền trẻ em còn có những công ước khác
liên quan đến vấn đề con nuôi nước ngoài không do Liên hợp quốc thông qua
song vẫn có giá trị pháp lý ràng buộc việc thực hiện với các quốc gia thành viên
như các Công ước Lahay (the Hague conventions). Các công ước này được
thông qua tại Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế. Hội nghị Lahay đề cập nhiều
vấn đề quốc tế và xây dựng các công ước khác nhau để giải quyết những vấn đề

mà đại biểu tham dự thấy quan trọng.
Các công ước này có hiệu lực sau khi có một số quốc gia thành viên của
Hội nghị Lahay ký, phê chuẩn hay gia nhập Công ước
Những Công ước Lahay liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài
gồm:
 Công ước Lahay số 13 về quyền hạn pháp lý, luật pháp áp dụng và
công nhận các sắc lệnh liên quan đến vấn đề con nuôi năm 1965;
 Công ước Lahay số 28 về các khía cạnh dân sự của nạn bắt cóc trẻ
em quốc tế năm 1980;
 Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực
nuôi con nuôi quốc tế;


18

 Công ước Lahay số số 34 về quyền tài phán, luật áp dụng, công
nhận, thực hiện và hợp tác về trách nhiệm của cha mẹ và các biện
pháp bảo vệ trẻ em (1996).
Trong số 4 công ước này, Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp
tác giữa các nước về con nuôi nước ngoài năm 1993 có liên quan trực tiếp nhất.
Mục đích của Công ước là đảm bảo để vấn đề con nuôi nước ngoài được tiến
hành vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em,
thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các quốc gia ký kết để đảm bảo ngăn ngừa
việc bắt cóc, buôn bán trẻ em và các quốc gia ký kết công nhận việc nuôi con
nuôi được tiến hành theo Công ước. Nội dung cụ thể sẽ bàn ở phần sau.
Từ năm 1990, Cộng đồng quốc tế đã quan tâm đến nạn buôn bán trẻ em
qua việc lợi dụng vấn đề con nuôi nước ngoài. Ủy ban của Liên Hợp Quốc về
quyền con người đã bổ nhiệm một báo cáo viên đặc biệt chuyên trách theo dõi
và báo cáo về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ
em trên phạm vi toàn thế giới, trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề buôn bán trẻ

em [51]. Chương trình hành động năm 1994 của Hội nghị quốc tế về Dân số và
Phát triển cũng đã kêu gọi các nước cho con nuôi phải có những biện pháp ngăn
chặn việc cưỡng chế hoạt động con nuôi [74].
Liên Hợp quốc luôn tích cực trong việc khuyến khích các quốc gia thành
viên phê chuẩn hay gia nhập Công ước về quyền trẻ em và Công ước Lahay năm
1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Năm
2000, Nghị định thư bổ sung Công ước về quyền trẻ em về Buôn bán trẻ em, mại
dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (The United Nations Optional
Protocol to the Convention on the Rights of the Child on the Sale of Children,
Child Prostitution and Child Pornography) [58] đã được Liên Hợp Quốc thông
qua, ký kết và phê chuẩn tại Nghị quyết Đại hội đồng 54/263 ngày 25/5/2000.
Ủy ban của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng
cường hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức khác nhau của Liên Hợp Quốc có thẩm
quyền trong lĩnh vực này. Ủy ban của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em cũng là


19

tổ chức duy nhất cấp quốc tế theo dõi việc thực hiện các chuẩn mực quốc tế về
vấn đề con nuôi nước ngoài.[60]
Rõ ràng, bảo vệ trẻ em, trong đó có việc phòng chống việc lạm dụng vấn
đề nuôi con nuôi nước ngoài đã và đang là mối quan tâm to lớn của cộng đồng
quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia thành viên của tổ chức
quốc tế lớn nhất hành tinh này trong những năm qua với các chuẩn mực quốc tế
(international standards) làm những cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức
quốc tế, khu vực và các quốc gia tham khảo [68]. Đó là các tuyên ngôn, tuyên
bố, công ước quốc tế và điều ước quốc tế song phương trực tiếp hay gián tiếp
nêu ra những ý tưởng và nguyên tắc về vấn đề nuôi con nuôi thành một chế định
của pháp luật quốc tế và quốc gia mà hầu hết các nước trên thế giới đã và đang
tuân thủ ở các mức độ khác nhau.

1.1.3 Quá trình đàm phán và thông qua Công ước Lahay năm 1993 về
Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
Vào cuối những năm 80, Liên Hợp Quốc đã đề xướng những cuộc hội
thảo đa phương nhằm phát triển một khung chuẩn về việc nhận con nuôi. Vào
năm 1989, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức thông qua Công ước về
quyền của trẻ em, nhằm phân biệt việc buôn lậu trẻ em với việc nhận nuôi con
nuôi hợp pháp. Công ước này đã chính thức có hiệu lực vào ngày mùng 2 tháng
9 năm 1990

[24].Theo như Công ước này, việc nuôi con nuôi quốc tế chỉ nên
được chấp nhận trong trường hợp đứa trẻ không được chăm sóc trong điều kiện
tốt nhất ở quốc gia đứa trẻ đang sinh sống, bao gồm cả hình thức chăm sóc trẻ
em tại các trại trẻ mồ côi hay chăm sóc từ thiện [21].
Tại phiên họp thứ 17, Công ước Lahay– được thông qua vào ngày 29
tháng 5 năm 1993 ở Hà Lan đã phát triển dựa trên những nguyên tắc chung của
Công ước về quyền trẻ em . Công ước Lahay đã đi vào hiệu lực vào ngày mùng
1 tháng 5 năm 1995. Ngược lại với sự ưu tiên của Công ước về quyền trẻ em đối
với các giải pháp trong nước (thậm chí nếu điều đó có nghĩa là đứa trẻ được
chăm sóc dưới hình thức chăm sóc con nuôi hay chăm sóc từ thiện), Công ước
Lahay vẫn đang giữ chuẩn mực “mang lại lợi ích lớn nhất cho đứa trẻ”, đặt mục


20

tiêu tạo điều kiện cho đứa trẻ được sống trong môi trường của 1 gia đình thực sự
làm điều kiện tiên quyết, mà điều này có thể dễ dàng làm được trong 1 gia đình
nhận con nuôi nước ngoài hơn là ở trại mồ côi trong nước. “Công ước Lahay là
thỏa thuận quốc tế quan trọng liên quan đến những điều kiện về việc nhận con
nuôi xuyên quốc gia”[50].
Tính đến tháng 10/2010 Công ước Lahay đã có hiệu lực ở 81 nước thành

viên và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã kí Công ước Lahay vào năm 1992. Vào
tháng 7 năm 2010, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Công ước
Lahay, chính thức có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày mùng 1 tháng 11 năm
2011. Khi một quốc gia đã phê chuẩn Công ước Lahay thì quốc gia đó đã là
quốc gia thành viên và được quyền áp dụng một cách hợp pháp các điều khoản
của Công ước này vào hệ thống luật trong nước. Tuy nhiên, việc ký kết Công
ước Lahay không bắt buộc phải phê chuẩn Công ước. Do đó việc phê chuẩn
Công ước Lahay là một tầng nấc phát triển cao hơn trong việc tuân thủ các quy
tắc pháp lý về nuôi con nuôi quốc tế mà quốc gia ký Công ước đó đã cam kết
khi ký Công ước [52].




1.2. Những nội dung cơ bản của Công ƣớc Lahay năm 1993 về Bảo vệ
trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
1.2.1 Cấu trúc tổng quát của Công ước Lahay năm 1993 về Bảo vệ trẻ
em và Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
Tại khoá họp lần thứ XVII Hội nghị La Hay (từ 10-29/05/1993) các đại
biểu của sáu mươi tư (64) nước trong số đó có đại biểu Việt Nam (với tư cách là
khách mời) đã nhất trí thông qua và ký Văn kiện cuối cùng bao gồm nội dung
Công ước với tên gọi chính thức là “Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp
tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước “.
Công ước gồm lời nói đầu, 7 chương, 48 điều, chủ yếu đưa ra khung pháp


21

lý cho việc hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Tính đến
tháng 10/2010 Công ước đã có 81 nước thành viên, trong đó nước cho trẻ em

làm con nuôi chiếm khoảng 60%. Một số nước trong khu vực như Trung Quốc,
Thái Lan, Cămpuchia, Philipin, Ấn Độ… đều đã là thành viên của Công ước.
Công ước bao gồm một số nội dung chủ yếu là: những nguyên tắc nuôi
con nuôi; điều kiện nuôi con nuôi giữa các nước; Cơ quan Trung ương được chỉ
định để thực thi Công ước; yêu cầu thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; công
nhận việc nuôi con nuôi và hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi.
Với mục tiêu cơ bản là bảo vệ trẻ em, nên những nguyên tắc của Công
ước đều mang tính nhân đạo, hướng đến tôn trọng và bảo vệ các quyền của trẻ
em. Công ước yêu cầu mọi chính sách, pháp luật quốc gia đều phải vì lợi ích tốt
nhất của trẻ em; bảo đảm quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc;
nếu vì lý do nào đó trẻ em không được cha mẹ đẻ chăm sóc, thì cơ quan, tổ chức
trong nước có trách nhiệm xem xét tất cả những giải pháp khác nhau để trẻ em
được chăm sóc, nuôi dưỡng tại quốc gia mình; nếu các giải pháp này không thực
hiện được, thì có thể cho làm con nuôi (ưu tiên làm con nuôi trong nước, việc
làm con nuôi ở nước ngoài chỉ là giải pháp thay thế cuối cùng); mọi hành vi thu
lợi bất minh từ việc cho trẻ em làm con nuôi, lạm dụng và buôn bán trẻ em phải
bị xử lý nghiêm minh.
Về điều kiện nuôi con nuôi giữa các nước, Công ước quy định trẻ em và
cha mẹ nuôi phải thường trú tại các quốc gia thành viên khác nhau (không áp
dụng khi trẻ em và cha mẹ nuôi cùng thường trú tại một quốc gia thành viên).
Về Cơ quan Trung ương, Công ước yêu cầu mỗi Nước ký kết phải chỉ
định một Cơ quan Trung ương để thực hiện các nghĩa vụ do Công ước quy định
(như cung cấp thông tin pháp luật về nuôi con nuôi, cung cấp số liệu thống kê và
các biểu mẫu chuẩn về nuôi con nuôi, về tình hình thực hiện Công ước và loại
bỏ bất kỳ sự trở ngại nào đối với việc thực hiện Công ước).
Cơ quan Trung ương có thể thông qua cơ quan, tổ chức nước mình để
thực hiện các nghĩa vụ khác (như ngăn ngừa những khoản thu bất hợp pháp liên
quan đến nuôi con nuôi; thu nhập, lưu giữ và trao đổi thông tin; theo dõi, thúc



22

đẩy thủ tục nuôi con nuôi; báo cáo đánh giá tổng kết, kinh nghiệm…).
Về thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi, Công ước nghiêm cấm người
nhận con nuôi tiếp xúc với cha mẹ đẻ/ người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em trước
khi bắt đầu các thủ tục nhận con nuôi; Nước nhận phải chịu trách nhiệm về việc
người nhận con nuôi có đủ điều kiện theo pháp luật nước mình; Nước gốc chịu
trách nhiệm trẻ em cho làm con nuôi phải có đủ điều kiện theo pháp luật nước
mình.
Về công nhận việc nuôi con nuôi, theo Công ước, quyết định về nuôi con
nuôi của Nước ký kết này được mặc nhiên công nhận có giá trị pháp lý tại các
Nước ký kết khác, sau khi được Cơ quan Trung ương xác nhận.
Về hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi, Công ước quy định việc nuôi con
nuôi sẽ làm phát sinh quan hệ cha mẹ, con giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; phát
sinh trách nhiệm của cha mẹ nuôi đối với con nuôi; làm chấm dứt quan hệ pháp
lý giữa trẻ em và cha mẹ đẻ, nếu pháp luật của nước nơi thực hiện việc nuôi con
nuôi có quy định (ngược lại, nếu pháp luật nơi thực hiện việc nuôi con nuôi
không quy định, thì sau khi làm con nuôi, trẻ em vẫn giữ quan hệ pháp lý với
cha mẹ đẻ).

1.2.1. Những nội dung cơ bản của Công ước Lahay năm 1993
 Mục đích và phạm vi áp dụng Công ước
Công ước nhằm mục đích :
i. Định ra những đảm bảo để việc nuôi con nuôi giữa các nước là vì lợi ích
tốt nhất của đứa trẻ và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật
quốc tế công nhận đặc biệt trong Công ước của Liên Hợp Quốc ngày 20/11/1989
về quyền trẻ em.
ii. Thiết lập hệ thống hợp tác, thông qua cơ chế liên hệ giữa các nhà chức
trách trung ương của Nước gốc và Nước nhận nhằm tôn trọng những đảm bảo
trên và ngăn chặn việc bắt cóc, mua bán trẻ em.

iii. Đảm bảo việc nuôi con nuôi giữa các nước phù hợp với Công ước
được công nhận có giá trị pháp lý tại các nước ký kết.


23

Như vậy, mục đích của Công ước là đảm bảo để vấn đề con nuôi nước
ngoài được tiến hành vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản
của trẻ em, thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các quốc gia ký kết để đảm bảo
ngăn ngừa việc bắt cóc, buôn bán trẻ em và các quốc gia ký kết công nhận việc
nuôi con nuôi được tiến hành theo Công ước.
Phạm vi của Công ước (Điều 2, 3).
i. Có việc đưa đứa trẻ từ nước gốc (nước nơi đứa trẻ thường trú) đến
thường trú tại nước nhận ( nước nơi cha mẹ hoặc người nuôi thường trú).
ii. Công ước chỉ áp dụng đối với những trường hợp nuôi con nuôi tạo lập
mối quan hệ cha mẹ và con lâu dài, từ đó làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con.
iii. Trước khi đứa trẻ đủ mười tám tuổi phải có sự đồng ý cho tiến hành
thủ tục nuôi con nuôi của Nhà chức trách trung ương hai nước.
 Những nguyên tắc cơ bản của Công ước
Những nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay về nuôi con nuôi được coi
là những quy định bắt buộc, có giá trị ràng buộc chung đối với tất cả các quốc
gia thành viên. Những nguyên tắc đó bao gồm:
i. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em; mọi chính sách,
pháp luật đều phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và thúc đẩy việc thực hiện quyền
trẻ em;
ii. Tôn trọng quyền ưu tiên đối với trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc;
iii. Nếu vì một lý do nào đó mà trẻ em không được cha mẹ đẻ chăm sóc,
thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em và xem
xét tất cae những giải pháp khác nhau để trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại
quốc gia mình; nếu các giải pháp này không thực hiện được, thì có thể tìm kiếm

giải pháp thay thế như nuôi con nuôi, giám hộ hoặc chăm sóc ở trung tâm bảo
trợ xã hội;
iv. Chỉ cho phép những người ngoài gia đình ruột thịt của trẻ em nhận
trẻ em làm con nuôi, nếu không có khả năng tìm thấy một nơi ở phù hợp cho trẻ
em ngay từ gia đình gốc của mình;
v. Việc nuôi con nuôi làm phát sinh đầy đủ quan hệ cha mẹ và con theo


24

pháp luật;
vi. Ưu tiên thu xếp cho trẻ em làm con nuôi trong nước; việc cho trẻ em
làm con nuôi ở nước ngoài chỉ được coi là giải pháp cuối cùng, sau khi chắc
chắn rằng, không thể tìm được gia đình thay thế cho trẻ em ngay tại nước mình;
vii. Nghiêm cấm mọi việc thu lợi bất minh từ việc cho trẻ em làm con
nuôi; mọi hành vi lạm dụng và buôn bán trẻ em phải bị xử lý nghiêm minh.
 Điều kiện nuôi con nuôi (đối với người xin nhận con nuôi và trẻ em
được nhận làm con nuôi)
Theo Điều 2 của Công ước, thì Công ước được áp dụng khi trẻ em và cha
mẹ nuôi thường trú tại các nước khác nhau. Công ước không áp dụng khi trẻ em
và cha mẹ nuôi cùng thường trú tại một quốc gia thành viên, cũng như cha mẹ
nuôi thường trú ở một quốc gia không phải là thành viên Công ước.
Công ước quy định việc nuôi con nuôi được áp dụng đối với trẻ em dưới
18 tuổi.
 Chỉ định Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế
Công ước yêu cầu cả Nước nhận và Nước gốc phải chỉ định một cơ quan
ở trung ương có đủ thẩm quyền, làm đầu mối trong việc bảo đảm thực thi Công
ước. Việc chỉ định Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế là bắt buộc. Theo
Điều 8, Điều 9, Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế có nghĩa vụ áp dụng
trực tiếp hoặc với sự giúp đỡ của các cơ quan Công quyền, tất cả các biện pháp

thích hợp nhằm ngăn ngừa và xử lý việc thu lợi bất hợp pháp từ việc nuôi con
nuôi, ngăn chặn tất cả các hành vi trái với mục đích của Công ước; thu thập, lưu
giữ và trao đổi thông tin liên quan đến trẻ em và cha mẹ nuôi tương lai, nhằm
thực hiện việc nuôi con nuôi; tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thủ tục cho
nhận con nuôi; thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tư vấn về
nuôi con nuôi và sau khi nhận nuôi con nuôi; trao đổi các báo cáo đánh giá kinh
nghiệm về lĩnh vực con nuôi nước ngoài.
 Tổ chức được ủy quyền
Công ước Lahay quy định các quốc gia thành viên có thể thành lập hoặc
cho phép tổ chức trong nước hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi (ghi là Tổ


25

chức được ủy quyền). Tổ chức này có các nghĩa vự: hoạt động vì mục đích phi
lợi nhuận, không vụ lợi theo các điều kiện do pháp luật các nước hữu quan quy
định, chịu sự lãnh đạo và điều hành của những người đủ tiêu chuẩn về đạo đức,
được đào tạo hoặc có kinh nghiệm để làm việc trong lĩnh vực con nuôi quốc tế;
chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền (về cơ cấu, hoạt động và
tình trạng tài chính); chỉ được hoạt động ở quốc gia thành viên khác, nếu được
cơ quan có thẩm quyền của cả hai quốc gia liên quan cho phép.
 Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi
Công ước đưa ra một quy trình mẫu về thủ tục giải quyết việc cho và nhận
con nuôi theo chuẩn mực quốc tế, tăng cường bảo vệ quyền lợi của trẻ em, của
cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính và
hạn chế tối đa các trường hợp trẻ em vô gia cư.
 Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi
Một trong những hệ quả pháp lý quan trọng nhất của việc nuôi con nuôi
(theo hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn) là làm chấm dứt quan hệ pháp lý tồn tại
trước đó giữa cha mẹ đẻ và trẻ em (theo điều c khoản 1 Điều 26 Công ước), nếu

việc nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại nước nơi thực hiện việc nuôi con nuôi
(Nước nhận). Mục đích của quy định này là nhằm đảm bảo rằng, trẻ em được
nhận làm con nuôi phù hợp với quy định của Công ước sẽ có địa vị pháp lý và
được bảo vệ như bất kỳ trẻ em nào khác trên lãnh địa của Nước nhận. Tuy nhiên
việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em cũng không phải là một
giải pháp chắc chắn, vì pháp luật của các nước quy định rất khác nhau về vấn đề
này.
Vì thế, Điều 27 của Công ước cho phép chuyển đổi hình thức nuôi con
nuôi. Nước nhận sẽ áp dụng pháp luật của mình để cho phép chuyển đổi hình
thức nuôi con nuôi. Việc chuyển đổi này, cũng như hệ quả pháp lý của nó, sẽ
được công nhận tại các quốc gia thành viên khác.
1.2.3 Đánh giá mức độ tương thích giữa Công ước Lahay năm 1993 với
pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi
Nội dung Công ước Lahay về cơ bản là tương thích với các quy định của

×