Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng khó khăn tâm lý của các gia đình dân tộc thiểu số trong công tác giáo dục học sinh tiểu học ở tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.04 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA CÁC GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH
TIỂU HỌC Ở TỈNH KON TUM
Nguyễn Thị Vui
1


Các gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum với điều kiện sống khó khăn,
trình độ văn hóa hạn chế đã gặp rất nhiều khó khăn tâm lý trong quá trình cùng với nhà
trường làm tốt công tác giáo tiểu học. Những khó khăn tâm lý của phụ huynh DTTS sẽ
được nghiên cứu qua 8 biểu hiện cụ thể . Mỗi khó khăn tâm lý do nhiều nguyên nhân gây
nên, trong đó có thể chia thành 2 nhóm: những nguyên nhân chủ quan và những nguyên
nhân khách quan. Việc nghiên cứu những biểu hiện và nguyên nhân của khó khăn tâm lý
được sử dụng nhiều phương pháp trong đó phương pháp chính là điều tra phỏng vấn.

Mở đầu
Giáo dục có hiệu quả luôn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong
đó, sự phối hợp nhà trường và gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là đối với trẻ ở thời kỳ thơ ấu và
niên thiếu. Nếu nhà trường có thế mạnh cung cấp tri thức cho trẻ thì gia đình là môi trường trẻ được thực
hành những tri thức ấy, biến nó thành niềm tin, lý tưởng sống. Nhưng thực tiễn chứng minh không phải
gia đình nào cũng có những điều kiện thuận lợi để trẻ có điều kiện phát triển tốt. Ở tỉnh Kon Tum người
dân tộc thiểu số (DTTS) có môi trường sống hạn hẹp, các gia đình gặp không ít những khó khăn trong
quá trình cùng với nhà trường làm tốt công tác giáo dục tiểu học. Trong đó có khó khăn về mặt tâm lý.
Nếu đặt câu hỏi “Tại sao phải phối hợp với cô giáo, nhà trường khi con đi học?” “Làm thế nào để con
mình học giỏi, chăm ngoan?”…, chúng ta sẽ thấy sự lúng túng của phụ huynh DTTS trong cả nhận thức,
thái độ và những việc làm cần thiết của họ đối với con trẻ.
1. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu khó khăn tâm lý của gia đình DTTS tỉnh Kon Tum đối với việc phối hợp với nhà
trường làm tốt công tác giáo dục tiểu học, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương
pháp quan sát, phương pháp điều tra phỏng vấn; phương pháp tổng kết kinh nghệm; phương pháp đàm
thoại - trò chuyện. Trong đó phương pháp điều tra phỏng vấn là phương pháp chính, các phương pháp


khác có tính chất bổ trợ.
Chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn để tìm hiểu khó khăn tâm lý của gia đình DTTS bằng cách
xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn 260 cha mẹ của học sinh tiểu học (150 gia
đình) ở 3 trường tiểu học tại 3 huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum (trường tiểu học Ngọc Tụ huyện ĐăkTô,
trường tiểu học Nguyễn Huệ huyện Ngọc Hồi, trường tiểu học Bế Văn Đàn huyện ĐăkHà)

1
Trường CĐSP Kon Tum
Thời gian tiến hành điều tra từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 01 năm 2009. Kết quả thu được, chúng
tôi xử lý đồng thời kết hợp với các phương pháp khác phân tích, nhận xét, tìm hiểu nguyên nhân của
những khó khăn tâm lý trong công tác giáo dục học sinh tiểu học.
2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
2.1. Biểu hiện những khó khăn tâm lý gia đình DTTS trong việc phối hợp với nhà trường làm
công tác giáo dục học sinh tiểu học tỉnh Kon Tum
Tìm hiểu biểu hiện những khó khăn tâm lý của gia đình DTTS trong việc phối hợp với nhà trường
làm công tác giáo dục học sinh tiểu học tỉnh Kon Tum, chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn phụ huynh
với câu hỏi (nội dung câu hỏi cụ thể ở bảng 1), kết quả thu được:
Bảng 1. Biểu hiện khó khăn tâm lý gia đình DTTS trong việc việc phối hợp với nhà trường làm công
tác giáo dục (kết quả điều tra phỏng vấn cuả nhà nghiên cứu)

K
ết quả
thu
được ở
bảng 1
cho
thấy có
8 khó
khăn
tâm lý

của các
gia
đình
DTTS
trong
việc
phối
hợp với
nhà trường, mức độ của các khó khăn này có sự khác nhau.
Trong 8 khó khăn, khó khăn lớn nhất: gia đình không cùng với nhà trường kiểm tra, đánh giá kết
quả học học tập của học sinh, chỉ có 6,15% cha mẹ biết giúp đỡ con học tập, 6,53% cha mẹ biết kiểm tra
bài vở của con. Trao đổi về vấn đề này nhiều thầy cô giáo tâm sự: “Toàn bộ sách vở học sinh đều do các
thầy cô giáo bao bọc, dán nhãn vở. Học sinh suốt cả năm học có bao nhiêu sách vở tống cả vào túi đi đến
trường thì khoác đi, về đến nhà thì bạ đâu quăng đó (vì góc học tập cố định đâu mà để). Cha mẹ các em
không rõ cái sự học của con như thế nào nên chẳng bao giờ kiểm tra”.
TT
Khó khăn tâm lý
Số lượng
%
1
Gia đình có biết kiểm tra bài vở của con không
17
6,53
2
Con không hiểu bài gia đình có hướng dẫn con làm bài
không
16
6,15
3
Gia đình có biết những đồ dùng học tập cần thiết của con

không
87
33,46
4
Gia đình có cho rằng việc học của con có trách nhiệm của cha
mẹ không
81
31,15
5
Gia đình có biết giúp con thích đi học không
35
13,46
6
Con của gia đình gặp những khó khăn ở trường (mâu thuẫn
với bạn, kết quả học tập kém, ) gia đình có biết tìm hiểu
nguyên nhân không
21
8,07
7
Con của gia đình nghỉ học, gia đình có biết xin phép cô giáo
94
36,15
8
Gia đình có gặp cô giáo để hỏi về việc học của con mình ở
trường
19
7,30
Cũng chính vì thế mà ngành giáo dục tỉnh Kon Tum những năm qua đã phát động nhiều cuộc vận
động, tuyên truyền nhằm nâng cao “chất lượng của phụ huynh” như: các cuộc vận động phổ biến kiến
thức, kỹ năng nuôi dạy, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh ở gia đình của trường ĐăkRơVa- thành

phố Kon Tum vào tháng 10 năm 2009; kế hoạch của các phòng giáo dục “làm góc học tập” từ năm học
2008-2009 đến nay; “tiếng kiẻng học tập” (đúng bảy giờ tối khi tiếng kẻng vang lên các gia đình tắt tivi
cho con học bài) của huyện Ngọc Hồi … Nhưng thực tế các cuộc vận động này không phải địa phương
nào cũng thực hiện tốt. Cuộc vận động “làm góc học tâp” cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn, ví
dụ như ở xã ChưHRReng, (một xã nằm sát thành phố Kon Tum) theo đánh giá sơ bộ của cô Vũ Thị
Hồng-Phó hiệu trường tiểu học xã ChưHReng, kết quả thực hiện của cuộc vận động tính đến nay khoảng
20% các gia đình DTTS thực hiện cuộc vận động, số không thực hiện với lý do không có kinh phí, không
gian sống gia đình chật chội, cha mẹ không quan tâm… Trong số 150 gia đình chúng tôi điều tra cũng chỉ
có 31/150 gia đình có góc học tập cho con, chiếm 20,66%.
Khó khăn được thể hiện khá rõ trong bảng số liệu là mối quan hệ, hợp tác giữa giáo viên và cha
mẹ học sinh không tốt. Ở khó khăn “ Gia đình có gặp cô giáo để hỏi về việc học của con mình ở trường”
chỉ 19/260 phụ huynh có thực hiện kỹ năng này, chiếm 7,3%. Thực tiễn cho thấy có nhiều phụ huynh và
giáo viên chủ nhiệm cả năm học không gặp mặt nhau. Lí do trẻ thì tự đến trường, cha mẹ các em đi làm
nương rẫy từ sáng đến tối có khi cả tuần, nửa tháng mới về, cô giáo đến nhà cũng khó gặp được phụ
huynh, nhiều điểm trường từ nhà học sinh đến trường cách 2-3 km đường xá đi lại khó khăn. Cũng có khi
con em gia đình nghỉ học cả tuần nhưng phụ huynh không hay biết. Ghánh nặng cơm áo, gạo tiền, cái
nghèo, cái đói còn đè nặng lên vai họ. Việc học xem ra không phải là chuyện quan trọng.
Những khó khăn thuộc sự hiểu biết gia đình về các đồ dùng học tập của con có 33,46% cha mẹ
lựa chọn; nhận thức về trách nhiệm của gia đình đối với việc học của con cái có 31,15% cha mẹ lựa chọn.
Câu chuyện về môi trường học tập của học sinh ở gia đình từ nhiều năm nay vẫn được coi là vấn
đề nan giải, không thể giải quyết trong thời gian ngắn đối với tỉnh Kon Tum.
2.2. Nguyên nhân gây nên những khó khăn tâm lý gia đình DTTS trong việc phối hợp với nhà
trường làm công tác giáo dục học sinh tiểu học tỉnh Kon Tum
Khó khăn tâm lý là hiện tượng tinh thần, mang tính chủ quan nhưng lại có nguồn gốc khách quan.
Với mỗi khó khăn đều có những nguyên nhân của nó. Đối với người thiểu số ở Kon Tum bên cạnh những
đặc điểm tâm lý chung, họ cũng có những đặc điểm riêng được tạo nên do môi trường sống. Vì vậy những
khó khăn tâm lý trong việc giáo dục con cái của họ vừa có nguyên nhân chủ quan vừa có nguyên nhân
khách quan.
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Đa số gia đình học sinh DTTS cha mẹ có trình độ văn hóa thấp. Theo nghiên cứu của chúng tôi ở

260 cha mẹ học sinh của 3 trường tiểu học: Ngọc Tụ huyện ĐăkTô; Bế văn Đàn huyện ĐăkHà; Nguyễn
Huệ huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum có 45/260 cha mẹ học sinh mù chữ, chiếm 17,3%; số cha mẹ học
sinh học chưa học hết tiểu học 108/260, chiếm 41,53%; học hết tiểu học 48/260, chiếm 18,46%; chưa học
hết phổ thông cơ sở 36/260, chiếm 13,84%, học hết bậc học phổ thông cơ sở 23/260, chiếm 8,8%; không
có ai học đến bậc trung học phổ thông. Với trình độ văn hóa như vậy, cha mẹ học sinh, những người trực
tiếp tổ chức cuộc sống cho trẻ em sẽ khó có được những nhận thức đúng đắn, sâu sắc, những kỹ năng và
biện pháp khoa học để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ ở gia đình cũng như phối hợp với nhà
trường giúp học sinh học tập tốt.
Tất cả các trường tiểu học thuộc vùng khó khăn có học sinh thiểu số trên toàn tỉnh cho đến nay,
công tác vận động, tuyền truyền gia đình cho học sinh đến lớp được coi như là nhiệm vụ quan trọng của
nhà trường, giáo viên. Những biện pháp đảm bảo sĩ số, chống hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng, …
luôn được đặt lên bàn làm việc của giáo viên, nhà trường trong các hội thảo khoa học, các cuộc họp hay
việc lựa chọn các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học các cấp ở tỉnh Kon Tum.
Các thầy cô giáo trực tiếp làm công tác giáo dục ở tỉnh Kon Tum quen với nhiệm vụ phải đến
từng nhà để vận động gia đình cho trẻ em được đến trường. Chứng kiến học sinh theo cha mẹ đi làm
nương rẫy, ở nhà trông em, nghỉ học cả tuần thậm chí nửa tháng, bỏ học giữa chừng, chứng kiến cái đói,
cái nghèo, nơi rừng núi xa xôi khiến nhiều phụ huynh còn quan niệm: "Học cũng chẳng để làm gì ",
"Mình không biết chữ nên không dạy được" "Mình đẻ nó ra chỉ cho ăn thôi còn học thì cô giáo lo". “Đói
cái chữ, không bằng đói cái bụng”…
Vốn Tiếng Việt của cha mẹ là người DTTS của học sinh hạn chế. Nhiều người chỉ có khả năng sử
dụng Tiếng Việt để giao tiếp thông thường, còn để tìm hiểu, hướng dẫn trẻ học những bộ môn khoa học
bằng Tiếng Việt là vấn đề cực kỳ khó khăn. Hơn nữa người thiểu số ở Kon Tum cũng không có thói quen
dùng Tiếng Việt để trao đổi thông tin, dạy dỗ con cái trong gia đình.
Cũng có cha mẹ học sinh có tâm lý “ỉ lại” “khoán trắng” việc giáo dục con cho nhà trường, cho
Đảng và Nhà nước. Có phụ huynh còn quan niệm: Đảng và chính phủ đã có chính sách cho học sinh
DTTS nên không cần phải lo lắng gì về việc con đi học, việc học của con ở trường là việc của giáo viên.
2.2.2. Nguyên nhân khách quan
Điều kiện sống của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn (nương rẫy xa nhà, kinh tế thiếu thốn, sinh
nhiều con, không gian sống chật trội, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy, núi rừng). Những yếu
tố này cũng ảnh hưởng đến mong muốn, kỳ vọng nuôi con cái ăn học của họ. Miếng cơm, manh áo, cái

đói, cái nghèo còn như “người bạn đồng hành” với người làm cha, làm mẹ nơi đây. Theo nghiên cứu ở
150 gia đình của chúng tôi có 67/150 gia đình, chiếm 44,66 % sinh con thứ 3 trở lên, vẫn còn những gia
đình sinh đến 7, 8 người con. Em A Lực, em Y Xuyến học lớp 2C trường tiểu học Ngọc Tụ - ĐakTô, học
lực yếu, là con thứ 8 trong gia đình, hai gia đình này cũng thuộc hộ nghèo trong xã. Xuyến và Lực thường
xuyên nghỉ học mà không bao giờ giáo viên thấy cha mẹ đến trường xin phép.
Người DTTS ở tỉnh Kon Tum có rất nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng với những
truyền thống tốt đẹp. Song bên cạnh những tích cực ấy vẫn còn ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ ở trường
học cũng như ở gia đình. Nhiều lễ hội tổ chức với phong tục tập quán của họ, khiến học sinh nghỉ học. Theo
ý kiến của rất nhiều giáo viên những ngày lễ, ngày hội của thôn bản, một lớp học số học sinh vắng tới 40 -
60%, trong số đó có cả con của cán bộ thôn, xã.
Thói quen tổ chức sinh hoạt gia đình ở một số địa phương chưa tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ
đến trường học tập. Bữa sáng thay vì được tổ chức trước khi trẻ đến trường thì nhiều gia đình người thiểu
số lại tổ chức vào khoảng 8, 9 giờ (trước khi họ đi nương rẫy). Học sinh đi học thường xuyên không được
ăn sáng, nhu cầu và chế độ dinh dưỡng, sức khỏe đã ảnh hưởng đến những hoạt động ở trường của các
em. Cũng không ít trường hợp học sinh ngất sửu tại lớp vì đói. Cô giáo Nguyễn Thị Hằng, một giáo viên
tâm huyết với nghề đang giảng dạy tại trường tiểu học Võ Thị Sáu Thành phố Kon Tum tâm sự cùng
chúng tôi: "Tuần nào tôi cũng trích lương của mình mua bánh kẹo, đồ ăn cho học sinh từ 2 - 3 lần. Tôi
làm điều này vì vừa muốn chúng đi học chăm chỉ hơn vừa thương chúng thiếu thốn quá". Còn thầy giáo
Nguyễn Văn Hoàng giáo viên tiểu học Huyện Sa Thầy tâm sự “Buổi sáng 7 giờ vào học 6 giờ giáo viên
đã vào làng đón trẻ. Nhưng đón được trẻ rồi cũng chưa chắc các em đã học được đến hết buổi, nhiều trẻ
sáng không được ăn, đợi giờ giải lao về tìm cái ăn rồi ở nhà luôn. Vì vậy, nếu là những buổi kiểm tra
định kỳ hay khảo sát chất lượng hoặc thao giảng, trong cặp sách giáo viên thường chuẩn bị sẵn đồ ăn để
giữ học sinh đến hết buổi học”.
Lối sống khép kín tự cung, tự cấp, phụ thuộc vào nương rẫy, suối rừng ít có sự giao lưu văn hóa
với các dân tộc khác, với xã hội bên ngoài của người DTTS cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức
vai trò quan trọng của việc giáo dục con em của họ.
Có sự bất đồng về ngôn ngữ giữa giáo viên và cha mẹ học thiểu số. Nhiều giáo viên không biết
tiếng mẹ đẻ của người thiểu số, vì vậy công tác phối hợp nhà trường và gia đình mặc dù đã có nhiều giải
pháp nhưng hiệu quả chưa cao.
3. Kết luận

Những khó khăn tâm lý của gia đình DTTS ở tỉnh Kon Tum trong việc phối hợp với nhà trường
làm tốt công tác giáo dục học sinh tiểu học là cơ bản, ở mức cao. Những khó khăn này thể hiện sự thiếu
hụt về nhận thức, phương pháp và kỹ năng tổ chức môi trường học tập cho học sinh ở gia đình cũng như
phối hợp với nhà trường làm tốt công tác giáo dục.
Những khó khăn tâm lý của gia đình DTTS còn gây ra những trở ngại trong quá trình hợp tác
giữa giáo viên, nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
Mỗi khó khăn đều do nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Nguyên nhân chủ quan thể
hiện rõ nhất là trình độ nhận thức của gia đình đối với việc học. Nguyên nhân khách quan cho thấy đời
sống khó khăn là yếu tố cơ bản tạo nên khó khăn tâm lý. Hai nguyên nhân này không hoàn toàn tách rời
nhau mà chúng có quan hệ với nhau, tác động nhau. Sự liên kết của chúng gây ra những rào cản tâm lý
các gia đình người thiểu số đối việc học tập của con em họ.
Muốn khắc phục những khó khăn tâm lý của phụ huynh DTTS số cần có những biện pháp thiết
thực để phát triển kinh tế, giúp người đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định. Phát huy những giá trị
truyền thống văn hóa tốt đẹp nhưng cũng cần giúp họ tiếp thu những tiến bộ của loài người. Đặc biệt giúp
phụ huynh nhận thức đúng, đầy đủ hoạt động giáo dục của con cái họ với cuộc sống xã hội, tuyên truyền
lợi ích từ việc giáo dục của con trẻ bằng nhiều hình thức: vận động, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ
năng xây dựng môi trường học tập cho trẻ ở gia đình và cộng đồng. Cải tạo được môi trường gia đình,
chúng ta sẽ nâng cao chất giáo dục, làm tốt được công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
công tác giáo dục, tránh hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Công Hoàn, Tâm lý học gia đình, Nxb ĐHSP Hà Nội, 1993.
2. Lê Văn Hồng, Tâm lý học sư phạm, ĐHQG Hà Nội – ĐHSP Hà Nội, 1995.
3. Phạm Bích Hợp, Tâm lý dân tộc-Tính cách và bản sắc (1993), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Công Sử, Nghiên cứu tâm lý, tính cách của học sinh dân tộc và đề xuất một số giải pháp
trong giáo dục, đào tạo và sử dụng, Báo cáo đề tài khoa học mã số 08-09 Sở Khoa học-Công
nghệ tỉnh Kon Tum.

PSYCHOLOGY PROBLEM OF KON TUM ETHNIC MINORITY FAMILIES IN EDUCATING
GRADE- SCHOOLERS

Nguyen Thi Vui

Abstract
Because of difficult living conditions and low culture-standard, Ethnic families in Kontum suffer
from psychological obstacles in associating with schools to educate primary students. These will
be shown in 8 items. Each psychological obstacle origins from various reasons, dividing into 2 groups:
subjective reasons in terms of students themselves and objective ones from living and studying
environment. Searching these manifestion and culprits has been done in many methods but the main
one is interview and investigation

×