Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.87 KB, 27 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG





ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NHÂN





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC












HÀ NỘI 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG






ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NHÂN



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 603180



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ THỊ MINH LOAN






HÀ NỘI 2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Khách thể nghiên cứu 2
6. Giả thuyết nghiên cứu 3
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu đạo đức và đạo đức trong kinh doanh 5
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc 8

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 11
1.2.1. Khái niệm đạo đức 11
1.2.2. Khái niệm hoạt động kinh doanh và doanh nhân 17
1.2.3. Khái niệm đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân 24
1.3. Biểu hiện đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân 25
1.3.1. Một số nguyên tắc đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân 25
1.3.2. Biểu hiện đạo đức trong hoạt động kinh doanh ở phạm vi cá nhân 31
1.3.3. Biểu hiện đạo đức trong hoạt động kinh doanh ở phạm vi liên nhân cách 31
1.3.4. Biểu hiện đạo đức trong hoạt động kinh doanh ở phạm vi xã hội 33
1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân 34
1.4.1. Yếu tố chủ quan 34
1.4.2. Yếu tố khách quan 34
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 37
2.2. Tổ chức nghiên cứu 39
2.2.1. Các giai đoạn tổ chức nghiên cứu 39
2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. Thực trạng đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân 44
3.1.1. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở phạm vi cá nhân 44
3.1.2. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở phạm vi liên nhân cách 55
3.1.3. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở phạm vi xã hội 77
3.2. Nhận xét chung về đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân 90
3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân 94
3.3.2. Yếu tố khách quan 97
3.4. Chân dung một số doanh nhân tiêu biểu 101
3.4.1. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở mức tốt 101
3.4.2. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở mức khá tốt 102
3.4.3. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở mức chƣa tốt 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC






























2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội Đại biểu toàn quốc (ĐHĐBTQ) lần thứ X năm 2006
khẳng định vị trí, vai trò của doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế đất
nước. Đó là phát triển sản xuất, mở rộng, thu hút sự đầu tư, tạo ra viêc làm
và nâng cao thương hiệu Việt Nam: “Đối với doanh nhân, tạo điều kiện
phát huy tiềm năng và vai trò tích cực trong phát triển sản xuất kinh
doanh; mở rộng đầu tư trong nước và nước ngoài, giải quyết việc làm cho
NLĐ; nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo dựng và giữ gìn thương hiệu
hàng hóa Việt Nam” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ, tr. 119) [43]. Theo số
liệu từ Tổng cục Thống kê về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm
2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt 1,98 triệu tỷ đồng. Con số này
tương đương khoảng 104,6 tỷ USD (tính theo tỷ giá liên ngân hàng ngày
28/12/2010), nhiều hơn so với năm 2009 khoảng 13 tỷ USD. Để có được
những thành quả đó, bên cạnh sự nỗ lực của nhiều thành phần kinh tế khác
nhau thì còn có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ doanh nhân. Song
song với việc đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, đội ngũ doanh nhân còn
quan tâm đến việc xây dựng trường học dành cho trẻ em nghèo, thành lập
quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó, ủng hộ việc xây dựng
công trình phúc lợi xã hội. DN ngày càng tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến
trách nhiệm đối với NLĐ và đối với người tiêu dùng.
Mặc dù có những đóng góp không nhỏ như đã nói ở trên thì trong
thời gian gần đây đã xuất hiện khá nhiều vấn đề có liên quan đến đạo đức
(ĐĐ) trong hoạt động kinh doanh (HĐKD) của các doanh nhân. Công ty
Vedan xả nước thải ra dòng sông Thị Vải; sản phẩm của Công ty cổ phần
sữa Hà Nội bị nhiễm Milamine ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người
tiêu dùng; sự cố trong sản phẩm nước tương có chất MCDP của chin-su


3
vượt quá ngưỡng cho phép Hậu quả của việc không tuân thủ các quy
định trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự
nhiên như: ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí…; vì sức khỏe của người
tiêu dùng, vì lợi nhuận kinh doanh, doanh nhân không quan tâm đến quyền
lợi của NLĐ, xem nhẹ vấn đề an toàn trong sản xuất; không ít doanh nhân
lợi dụng kẽ hở của pháp luật để lách luật hoặc có những hành vi hối lộ;
nhiều doanh nhân kinh doanh rất phát triển nhưng không quan tâm đến
việc tham gia các hoạt động trợ giúp xã hội hoặc tham gia nhưng cảm thấy
không thoải mái… Đó là tiếng chuông cảnh báo cho các doanh nhân Việt
Nam về thực trạng ĐĐ trong HĐKD của họ.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đạo đức trong
hoạt động kinh doanh của doanh nhân”, nhằm làm rõ thực trạng và
một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐĐ trong HĐKD của doanh nhân.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến ĐĐ trong
HĐKD của doanh nhân. Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra một số kiến nghị
nhằm nâng cao ĐĐ trong HĐKD của họ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện phẩm chất ĐĐ thông qua nhận thức, hành vi và thái
độ trong HĐKD của doanh nhân ở một số lĩnh vực: may mặc, gốm sứ
và một số làng nghề truyền thống (dệt đũi, chạm bạc và mây tre đan) ở
Thái Bình.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận của đề tài như: khái niệm
ĐĐ, khái niệm doanh nhân, khái niệm ĐĐ trong HĐKD của doanh nhân.
- Điều tra thực trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến
ĐĐ trong HĐKD của các doanh nhân ở DN may mặc, cơ sở sản xuất

4

gốm sứ và các làng nghề truyền thống (dệt đũi, chạm bạc và mây tre
đan) tại Thái Bình.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao ĐĐ trong HĐKD
của doanh nhân ở DN may mặc, cơ sở sản xuất gốm sứ và một số làng
nghề truyền thống (dệt đũi, chạm bạc và mây tre đan) tại Thái Bình.
5. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát điều tra 360 khách thể thuộc DN
may mặc, cơ sở sản xuất gốm sứ và một số làng nghề truyền thống (dệt
đũi, chạm bạc và mây tre đan) tại Thái Bình.
60 chủ cơ sở sản xuất tại các DN may mặc;
60 chủ cơ sở sản xuất tại các DN sản xuất gốm sứ;
60 chủ cơ sở sản xuất nghề truyền thống (dệt đũi, chạm bạc và
mây tre đan).
180 phiếu dành cho NLĐ ở 3 nhóm đối tượng trên.
36 phiếu phỏng vấn sâu doanh nhân tại các cơ sở sản xuất kinh
doanh trên.
30 phiếu phỏng vấn sâu NLĐ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên.
6. Giả thuyết nghiên cứu
ĐĐ trong HĐKD của phần lớn doanh nhân ở các DN may mặc,
cơ sở sản xuất gốm sứ và một số làng nghề truyền thống (dệt đũi, chạm bạc
và mây tre đan) tại Thái Bình ở mức độ khá tốt.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này, trong đó yếu tố
chủ quan cơ bản là: động cơ thúc đẩy kinh doanh (mong muốn khẳng định
uy tín của bản thân và DN, tham gia các hoạt động trợ giúp xã hội), sự hiểu
biết về ĐĐKD của cá nhân… và yếu tố khách quan cơ bản là: cơ chế chính
sách và quy định của pháp luật, lợi nhuận, đối thủ cạnh tranh, sự hiểu biết
của NLĐ và người tiêu dùng…

5
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu ĐĐ trong HĐKD của doanh
nhân ở một số cơ sở kinh doanh may mặc, cơ sở sản xuất gốm sứ và
một số làng nghề truyền thống (dệt đũi, chạm bạc và mây tre đan) tại
Thái Bình.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Chúng tôi đã tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước để xây
dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu ĐĐ trong HĐKD của
doanh nhân qua khảo sát ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh tại Thái Bình.
8.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề
tài nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn, chi tiết hơn thực trạng ĐĐ trong
HĐKD của doanh nhân qua khảo sát ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh
tại Thái Bình. Làm sáng tỏ những vấn đề mà phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi chưa đáp ứng được.
8.3. Phƣơng pháp quan sát
Nghiên cứu ĐĐ trong HĐKD của doanh nhân cần tiến hành
quan sát các cử chỉ, biểu hiện lời nói và việc làm, thái độ của doanh
nhân trong quá trình giao tiếp với chính bản thân mình, người khác và
với xã hội.
8.4. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Là phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu đề tài, qua đó thu
thập những ý kiến chủ quan của doanh nhân và ý kiến của người lao
động về ĐĐ của doanh nhân biểu hiện thông qua mối quan hệ với chính
doanh nhân, với người khác và với xã hội. Từ đó đưa ra kết quả định

6
lượng nhằm rút ra kết luận về thực trạng ĐĐ trong HĐKD của doanh
nhân qua khảo sát ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh tại Thái Bình và
một số yếu tố ảnh hưởng.

8.5. Phƣơng pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý những kết quả thu
thập được từ điều tra bằng bảng hỏi và đưa ra kết quả cuối cùng cho thực
trạng ĐĐ trong HĐKD của doanh nhân qua khảo sát ở một số cơ sở sản
xuất kinh doanh tại Thái Bình và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng.
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Trong tác phẩm “Politics” (ra đời vào khoảng năm 300 TCN),
Aristotle đã chỉ rõ những mối liên hệ thương mại khi bàn về quản lý gia đình.
Trong tác phẩm “Nghiên cứu tính chất và nguyên nhân sự giàu
có của các quốc gia” xuất bản năm 1776 [45], Adam Smith cho rằng:
con người ai cũng vị kỷ, người nào cũng quan tâm tới lợi ích của mình
và ra sức chạy theo nó, xã hội là do nhiều cá nhân hợp thành, vì thế lợi
ích của xã hội là tổng hòa lợi ích của các cá nhân.
Norman Bowie - nhà nghiên cứu ĐĐKD nổi tiếng, là người đầu
tiên đưa ra khái niệm “Đạo đức kinh doanh” trong một Hội nghị Khoa
học vào năm 1974.
Từ đó đến nay, chủ đề ĐĐ trong HĐKD đã trở thành lĩnh vực
nghiên cứu khá thú vị, hấp dẫn. Các vấn đề của ĐĐ trong HĐKD đang
được tiếp cận, được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: từ luật pháp,
triết học và các khoa học xã hội khác. Điều này cho thấy, ĐĐ trong
HĐKD là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc

7
Dưới góc độ Kinh tế, tác giả Trần Thị Vân Hoa chủ nhiệm đề tài
cấp Bộ: “Văn hóa DN với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN

thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội” [13, 38] có đề cập đến
tính trung thực, tính cạnh tranh lành mạnh, mối quan hệ giữa chủ DN và
NLĐ, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, thương hiệu trong kinh doanh
những nét cơ bản của ĐĐ trong HĐKD.
Tác giả Nguyễn Thị Lan với bài viết “Nhìn nhận của người dân
về ĐĐ kinh doanh của các chủ DN tư nhân” [18, 22] đã nghiên cứu
đánh giá của người dân Hà Nội về ĐĐ trong HĐKD của các chủ DN tư
nhân trong giai đoạn phát triển kinh tế nước ta hiện nay.
Tác giả Đỗ Ngọc Khanh với đề tài “Khó khăn liên quan đến
những người làm công của chủ DN tư nhân” [16, 25] chỉ ra những vấn
đề mà NLĐ gặp phải trong quá trình tuyển dụng và làm việc.
Tác giả Văn Thị Kim Cúc trong nghiên cứu “Tìm hiểu năng lực
làm chủ của DN kinh tế tư nhân hiện nay” [7, 15] có đề cập đến thái độ
ứng xử của chủ DN đối với NLĐ.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bước
đầu đã quan tâm đến ĐĐ trong HĐKD. Tuy nhiên, nghiên cứu về ĐĐ
trong HĐKD của doanh nhân trong nền kinh tế thị trường với xu thế Hội
nhập quốc tế dưới góc độ Tâm lý học còn vắng bóng. Đặc biệt là những
nghiên cứu về ĐĐ của người làm kinh doanh ở những tỉnh, thành phố nhỏ
với ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống còn rất hạn chế. Do
đó, nghiên cứu “Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nhân qua khảo sát ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh tại Thái Bình” là
vấn đề mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần làm phong
phú hơn lý luận về ĐĐ trong HĐKD dưới góc độ Tâm lý học và góp phần
làm rõ thực trạng ĐĐ trong HĐKD của các doanh nhân Thái Bình.

8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm đạo đức
1.2.1.1. Định nghĩa

Đạo đức là hệ thống các chuẩn mực xã hội được đặt ra để điều
chỉnh hành vi con người trong mối quan hệ với bản thân, với người khác
và với xã hội.
1.2.1.2. Chức năng của đạo đức
1.2.1.3. Các yếu tố cấu thành đạo đức
1.2.2. Khái niệm hoạt động kinh doanh và doanh nhân
1.2.2.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là một khâu trong quá trình kinh doanh, là
việc cụ thể hoá những hành động, những thao tác trong quá trình kinh doanh.
1.2.2.2. Khái niệm doanh nhân
Doanh nhân là người sáng lập hoặc kế tục một DN để hình
thành công việc kinh doanh của DN. Họ là người chủ chốt trong việc
quản trị, điều hành một DN. Đó có thể là những người đại diện cho các
cổ đông, các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng
Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các DN (thành viên
Ban Giám đốc).
1.2.3. Khái niệm đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân
Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân là hệ
thống các chuẩn mực xã hội được đặt ra để điều chỉnh hành vi của
người làm kinh doanh, người sáng lập hay kế tục DN trong mối quan hệ
với bản thân, người khác và xã hội.
Các thành tố cấu thành đạo đức trong HĐKD của doanh nhân là:
nhận thức – hành vi và thái độ đạo đức của doanh nhân.
1.3. Biểu hiện đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân

9
1.3.1. Một số nguyên tắc đạo đức trong hoạt động kinh doanh của
doanh nhân
1.3.2. Biểu hiện đạo đức trong hoạt động kinh doanh ở phạm vi cá nhân
1.3.3. Biểu hiện đạo đức trong hoạt động kinh doanh ở phạm vi liên

nhân cách
1.3.4. Biểu hiện đạo đức trong hoạt động kinh doanh ở phạm vi xã hội
1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến đạo đức trong hoạt động kinh
doanh của doanh nhân
1.4.1. Yếu tố chủ quan
+ Nhu cầu được khẳng định vị trí của cá nhân và DN
+ Tính tích cực trong việc tham gia các hoạt động trợ giúp xã hội
1.4.2. Yếu tố khách quan
+ Cơ chế chính sách của Nhà nước và quy định của pháp luật
+ Lợi nhuận
+ Đối tác, bạn bè và người thân
+ Sự cạnh tranh trên thị trường
+ Sự hiểu biết của người tiêu dùng và NLĐ
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
- Sơ lược vài nét về Thái Bình.
- Cơ cấu khách thể nghiên cứu : Chúng tôi chỉ rõ số lượng khách thể
nghiên cứu
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Các giai đoạn tổ chức nghiên cứu
- Từ tháng 11/2009 đến tháng 8/2010: Thu thập văn bản, tài liệu
liên quan đến đề tài; phân tích, khái quát hóa các văn bản và tài liệu thu

10
được để viết phần tổng quan tình hình nghiên cứu ĐĐ trong HĐKD ở
trong nước và trên thế giới, xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết.
- Từ tháng 9/2010 đến tháng 3/2011: Xây dựng hệ thống phương
pháp nghiên cứu thực tiễn; điều tra, khảo sát thử, chỉnh sửa phiếu và thu
thập số liệu; xử lý số liệu thống kê toán học bằng phần mềm SPSS.
- Từ tháng 4/2011 đến tháng 12/2011: Viết tổng hợp báo cáo khoa

học; hoàn thiện báo cáo khoa học, nộp sản phẩm nghiên cứu và nghiệm
thu đề tài.
2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và văn bản
Phân tích, khái quát hoá một số tài liệu và văn bản có liên quan
đến đề tài nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận định hướng cho
nghiên cứu thực tiễn.
2.2.2.2. Phƣơng pháp quan sát
Với thời gian có hạn, chúng tôi tiến hành quan sát ở một số DN
thuộc 3 lĩnh vực kinh doanh nói trên. Chúng tôi quan sát môi trường trong
và ngoài DN để hiểu rõ hơn hành vi của doanh nhân. Chúng tôi so sánh
giữa sự tự đánh giá của doanh nhân với kết quả chúng tôi quan sát thực tế
để có kết luận chính xác hơn.
Chúng tôi sử dụng video, máy ảnh để ghi chép lại kết quả của
hành vi của doanh nhân đối với môi trường tự nhiên, NLĐ, sản phẩm
của DN…
2.2.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi còn tiến hành điều tra doanh nhân và công nhân ở
một số doanh nghiệp may mặc, gốm sứ và làng nghề thủ công truyền
thống (chạm bạc, mây tre và dệt đũi).
2.2.2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

11
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, hỏi chuyện trực tiếp doanh
nhân, NLĐ tại địa bàn nghiên cứu.
2.2.2.5. Phƣơng pháp thống kê toán học
Phương pháp này được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá kết
qủa nghiên cứu về mặt định tính và định lượng.
Chúng tôi xây dựng thanh đánh giá để đưa ra cách tính toán điểm số
của các phần trong mỗi bảng hỏi.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Thực trạng đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân
3.1.1. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở phạm
vi cá nhân
Trong phạm vi này, tổng hợp ý thức ĐĐ và động cơ kinh doanh,
chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân
thể hiện ở phạm vi cá nhân (%)
Đạo đức kinh doanh
Trong DN
Tốt
Bình thƣờng
Chƣa tốt
Nhận thức
Ý thức
5.0
28.3
66.7
Động cơ
22.2
18.9
58.9
Tổng:
13.9
24.1
62.0
Hành vi
Ý thức
27.2
67.8

5.0
Động cơ
3.9
64.4
31.7
Tổng:
16.5
65.9
17.6
Thái độ
Ý thức
20.6
48.3
31.1
Động cơ
3.9
64.4
31.7
Tổng:
13.2
57.5
29.3
Tổng hợp mức độ
15.1
47.5
37.4

Tổng hợp về mặt nhận thức, nhìn chung cá nhân tự đánh giá nhận
thức của mình ở mức độ chưa tốt là chủ yếu, cơ bản là ý thức nghề nghiệp
(66.7%) như cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cách thức tổ chức,


12
quản lý và lãnh đạo… Tuy nhiên, nhà quản lý lại có hành vi và thái độ ở
mức khá tốt chiếm hơn nửa (65.9% và 57.5%). Doanh nhân có thể chưa
hiểu rõ sự cần thiết phải trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhưng thông qua
việc trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp về kinh nghiệm sống. Điều này
chứng tỏ họ luôn có tinh thần học hỏi cầu tiến.
Ở góc độ cá nhân, đa số doanh nhân tự đánh giá về ý thức và
động cơ của mình ở mức bình thường là chủ yếu. Đôi khi, họ nhận thấy
cần phải làm nhưng chưa có điều kiện thực hiện, chẳng hạn: tham gia
các buổi tọa đàm doanh nhân trẻ để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
nhưng công việc bận mải, địa lý… Ý thức ĐĐ nghề nghiệp bị chi phối
bởi hoàn cảnh, tình huống và yếu tố chủ quan. Có nhiều yếu tố thúc đẩy
cá nhân làm kinh doanh, song nhận thức về các yếu tố chưa thật đầy đủ.
Bên cạnh đó, 37.4% doanh nhân khẳng định những việc làm của
họ ở mức chưa tốt. Nghĩa là ý thức về ĐĐ nghề nghiệp và động cơ thúc
đẩy nhiều khi bị chi phối bởi yếu tố khách quan và chủ quan. Chẳng
hạn: điều kiện kinh tế, năng lực, bạn bè tác động hay đôi khi cá nhân
không kiềm chế được bản thân đã có hành động thiếu tôn trọng đồng
nghiệp hoặc NLĐ…
3.1.2. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở phạm vi
liên nhân cách
Tổng hợp các nội dung trong quan hệ với NLĐ, người tiêu dùng,
đối tác và đối thủ, chúng tôi đã thu được số liệu bảng 3.8.
Trong phạm vi này, nhận thức của doanh nhân về mối quan hệ
với NLĐ và đối tác ở mức khá tốt tương đối cao. Đó là sự quan tâm đến
đời sống vật chất và tinh thần, công bằng trong thưởng/phạt, an toàn trong
sản xuất, xây dựng nội quy của DN, nghiêm túc thực hiện những điều
khoản ký kết, bảo mật thông tin, tôn trọng quyền lợi của người tiêu


13
dùng… Có những vấn đề được thống nhất bằng văn bản pháp luật, có
những vấn đề thuộc về lương tâm, trách nhiệm của nhà sản xuất. Song với
nội dung này, chúng tôi đánh giá cao ý thức của doanh nhân. Đa số nhà
quản lý có thái độ bình thường đối với NLĐ (73.3%). Điều này thể hiện
thông qua việc tạo điều kiện để NLĐ hiểu quyền và nghĩa vụ đối với
DN, quan tâm đến thu nhập của NLĐ và đặc biệt, coi trọng tính mạng
của công nhân thông qua những hoạt động tích cực bảo vệ sức khỏe,
MT làm việc.
Bảng 3.8. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở phạm vi
liên nhân cách (%)
Đạo đức kinh doanh
Liên nhân cách
Tốt
Bình thƣờng
Chƣa tốt
Nhận thức
Người lao động
41.1
42.2
16.7
Người tiêu dùng
51.1
29.4
19.4
Đối tác
48.3
48.3
3.3
Đối thủ

1.1
28.9
70.0
Tổng:
33.4
38.3
28.3
Hành vi
Người lao động
70.0
26.1
3.9
Người tiêu dùng
32.2
56.1
11.7
Đối tác
51.1
44.4
4.4
Đối thủ
16.7
11.1
72.2
Tổng:
56.1
32.7
11.2
Thái độ
Người lao động

10.6
73.3
16.1
Người tiêu dùng
11.7
52.2
36.1
Đối tác
31.7
40.0
28.3
Đối thủ
0
73.9
26.1
Tổng:
11.8
61.2
27.0
Tổng hợp mức độ
35.1
43.8
21.1

Tỷ lệ doanh nhân nhận thức về trách nhiệm đối với NLĐ ở mức
khá tốt và tốt tương đối nhiều (41.1% và 42.2%). Điều này chứng tỏ các
doanh nhân đã có những thay đổi đáng kể trong việc sử dụng lao động

14
như: trả lương hợp lý, thưởng/phạt rõ ràng, tạo điều kiện cho NLĐ phát

triển năng lực chuyên môn… Tuy nhiên, bên cạnh đó, con số nhà quản
lý có thái độ bình thường với NLĐ ở mức tương đối nhiều (73.3%). Đó
có thể là sự thiếu quan tâm đến việc thiết lập môi trường lao động an
toàn như bảo hộ lao động, nội quy an toàn…
Với đối tác, đa số doanh nhân có hành vi tốt như: nghiêm túc
thực hiện điều khoản đã ký, thông tin ký kết được bảo mật, điều khoản
về quyền lợi và trách nhiệm cổ đông rõ ràng Điều này hoàn toàn thống
nhất với nhận thức. Có 56.1% doanh nhân có hành vi khá tốt đối với
người tiêu dùng như: quan tâm đến quyền lợi của họ, chú trọng chất
lượng sản phẩm, thông tin hướng dẫn cần thiết Đây vừa thể hiện trách
nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng, vừa là trách nhiệm của
nhà sản xuất đối với sản phẩm của mình. Phần lớn doanh nhân khẳng
định trong quan hệ với đối thủ, họ có những hành vi tốt như tôn trọng
sản phẩm khi quảng cáo, đề cao tính độc quyền của đối tác. Tuy nhiên,
trên thực tế, chúng tôi nhận thấy các sản phẩm của làng nghề truyền
thống tương đối giống nhau về mẫu mã; do đặc trưng của chuyền sản
xuất, giá trị sử dụng của sản phẩm nên ít có sự khác biệt giữa sản phẩm
gốm sứ. Một số DN may mặc lớn như: Maxport, Việt Mỹ, sản phẩm là
hàng may mặc xuất sang Nhật Bản, Mỹ nên tính độc quyền cao. Chẳng
hạn: công nhân không được phép mang máy ảnh, điện thoại có chức
năng quay phim, chụp ảnh vào xưởng; mỗi tổ đảm nhận một khâu của
quá trình sản xuất nên không nắm rõ các chi tiết thiết kế
Đa số doanh nhân đều có thái độ khá tốt với đối tác. Trong quá
trình hợp tác làm ăn, mâu thuẫn nhiều khi không tránh khỏi. Song xuất
phát từ mục đích kinh doanh, hợp tác và phát triển nên mâu thuẫn giảm

15
bớt. Nhận thức rõ trách nhiệm đối với người tiêu dùng, trong quá trình
kinh doanh, doanh nhân luôn hướng tới quyền lợi của họ. Bởi vậy, họ
cảm thấy hài lòng về sản phẩm của mình cũng như những việc làm

hướng tới quyền lợi của người tiêu dùng. 73.9% doanh nhân có thái độ
tương đối tốt trong quan hệ với đối thủ. Đó là sự tôn trọng sản phẩm đối
thủ trong quảng cáo và vấn đề bản quyền khi sản phẩm xuất hiện trên
thương trường.
Tuy nhiên, trong quan hệ với đối thủ, một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 1.1%
doanh nhân có nhận thức tốt về đối thủ. Nghiên cứu 3 nhóm khách thể (kinh
doanh sản phẩm may mặc, gốm sứ và thủ công truyền thống), chúng tôi thấy
rõ nhận thức về bản quyền còn nhiều hạn chế, mẫu mã sản phẩm tương đối
giống nhau. Cùng với đó, tình hình cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị
trường, cạnh tranh về lợi nhuận, về thị trường tiêu thụ ảnh hưởng đến chiến
lược truyền thông của DN.
Tổng hợp mức độ ĐĐ trong HĐKD của doanh nhân ở phạm vi
xã hội chúng tôi thấy doanh nhân nhận thức trách nhiệm của mình với
NLĐ, người tiêu dùng và đối tác tương đối tốt thông qua việc trả lương
phù hợp, quan tâm đến chất lượng sản phẩm, nghiêm túc thực hiện các
điều khoản đã ký kết… Do vậy, có hơn một nửa doanh nhân có hành vi
tốt. 43.8% doanh nhân có thái độ bình thường bởi nhiều khi họ ưu tiên
mối quan hệ thân quen, lo lắng về chất lượng sản phẩm, thông tin ký kết
với đối tác bị phát tán, chèn ép đối thủ…
3.1.3. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở phạm vi
xã hội
3.1.3.4. Tổng hợp đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh
nhân ở phạm vi xã hội

16
Tổng hợp ĐĐKD của doanh nhân ở góc độ xã hội thông qua
quan hệ với MT tự nhiên, với Nhà nước và pháp luật, với địa phương,
chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh
nhân ở phạm vi xã hội (%)

Đạo đức kinh doanh
Đối với xã hội
Rất tốt
Khá tốt
Chƣa tốt
Nhận thức
MTTN
13.3
67.2
19.4
NN&PL
51.1
27.2
21.7
Địa phương
73.3
22.2
4.4
Tổng:
44.7
39.8
15.5
Hành vi
MTTN
14.4
22.2
63.3
NN&PL
48.9
50.6

0.6
Địa phương
61.7
21.1
17.2
Tổng:
40.2
32.5
27.3
Thái độ
MTTN
99.4
0
0.6
NN&PL
55.0
29.4
15.6
Địa phương
64.4
26.7
8.9
Tổng:
70.4
17.3
12.3
Tổng hợp mức độ
50.1
32.4
17.5


Nhìn bảng số liệu chúng tôi thấy doanh nhân nhận thức trách
nhiệm đối với môi trường khá tốt (67.2%). Đặc biệt, có 99.4% có thái
độ tốt về vấn đề này. Tuy nhiên, DN lại chưa có những việc làm để bảo
vệ MT. Chẳng hạn: Lãnh đạo cho rằng sử dụng nguyên vật liệu thân
thiện với môi trường sẽ hạn chế được những ảnh hưởng xấu đến MT và
hoàn toàn do ủng hộ việc làm này. Song họ lại đưa ra những lý do khác
nhau để giải thích cho hành động thực tế của DN.
Nhà quản lý nhận thức rõ nhưng nghĩa vụ khi khi doanh và có
những chính sách ưu tiên nhất định đối với địa phương. Chủ DN nghiêm
chỉnh chấp hành quy định của pháp luật ở mức khá tốt (50.6%), chỉ có

17
0.6% doanh nhân có hành vi chống đối. Hầu hết chủ DN tỏ ra hài lòng
về những việc làm thể hiện trách nhiệm với địa phương như ưu tiên
tuyển dụng lao động địa phương.
Xét một cách tổng thể, phần lớn doanh nhân biết rõ cách bảo vệ
MTTN, biết phải tuân thủ quy định của pháp luật và trách nhiệm với địa
phương (44.7%). Thực tế đã có nhiều việc làm để chính xác hóa nhận
thức như thực hiện đúng luật lao động (40.2%) và phần lớn doanh nhân
có thái độ đúng đắn về vấn đề này. Như vậy, có thể thấy có sự thống
nhất tương đối giữa nhận thức – hành vi và thái độ trong HĐKD của
doanh nhân. Tổng hợp các thành tố đó, chúng tôi thấy 32.4% doanh
nhân có ĐĐ tương đối tốt trong phạm vi xã hội. Mặc dù vậy, vẫn còn
17.5% doanh nhân có nhận thức, hành vi và thái độ chưa tốt đối với xã
hội như: chưa xử lý nước thải, phế liệu trước khi đưa ra MT bên ngoài;
đôi khi lách luật, tỏ thái độ thờ ơ với các hoạt động tình nguyện ở địa
phương.
3.2. Nhận xét chung về đạo đức trong hoạt động kinh doanh của
doanh nhân

Trên cơ sở sự tổng hợp 3 thành tố: nhận thức – hành vi và thái độ
đạo đức của doanh nhân trong HĐKD, chúng tôi thu được số liệu thể hiện
qua biểu đồ 3.1.
30.8%
26.2%
43.0%
Rất tốt
Khá tốt
Chưa tốt

Biểu đồ 3.1. Tổng hợp đạo đức trong hoạt động kinh doanh của
doanh nhân.

18
Qua biểu đồ chúng tôi thấy doanh nhân có đạo đức ở mức bình
thường chiếm tỷ lệ nhiều nhất (43.0%). Điều này có nghĩa là doanh nhân
có nhận thức – hành vi và thái độ ở mức tương đối tốt. Họ biết được cần
phải sản xuất hàng hóa có chất lượng, song không phải lúc nào họ cũng
kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất, họ cảm thấy bằng lòng với
việc đó. Số doanh nhân có ĐĐ tốt là 30.8%. Họ cảm thấy thoải mái khi
được làm những việc phù hợp với mong muốn, suy nghĩ của mình, phù
hợp với chuẩn mực ĐĐ của xã hội nói chung và ĐĐ trong HĐKD nói
riêng. Chẳng hạn: Nhà sản xuất cho rằng cần ưu tiên tuyển dụng lao động
địa phương, có rất nhiều công nhân trong DN là người địa phương, khi
làm điều này họ cảm thấy rất tự hào vì đã đóng góp một phần trách nhiệm
với địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 26.2% doanh nhân có
ĐĐ chưa tốt. Chẳng hạn: Họ biết rằng kinh doanh là phải đóng thuế
nhưng thường xuyên trốn thuế và ủng hộ việc làm này.
3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến đạo đức trong hoạt động kinh doanh
của doanh nhân

3.3.1. Yếu tố chủ quan
Mong muốn được khẳng định uy tín cá nhân và DN là một
trong những động cơ có ảnh hưởng đến ĐĐ trong HĐKD của doanh
nhân. Tìm hiểu mối tương quan giữa việc coi trọng uy tín cá nhân và
DN với ĐĐKD, chúng tôi thu được p=0.01<0.05 và r = 0.82.
Khi tham gia các hoạt động trợ giúp xã hội, cá nhân có nhiều
động cơ khác nhau. Doanh nhân quan tâm đến các hoạt động trợ giúp xã
hội có liên quan đến ĐĐKD nhưng mối tương quan không chặt (p=0.03
và r = 0.02).
Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy sự hiểu biết của doanh
nhân ít ảnh hưởng đến ĐĐKD (p=0.03 và r = 0.22).

19
3.3.2. Yếu tố khách quan
Cơ chế chính sách và quy định của pháp luật chưa thực sự tạo
điều kiện thuận lợi để DN phát triển. Tìm hiểu mối tương quan với ĐĐ,
chúng tôi thu được p=0.02 < 0.05 và r = 0.75.
Động cơ trong kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến ĐĐ của
doanh nhân. Chúng tôi nhận thấy, yếu tố lợi nhuận được nhà quản lý
cho là có ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB 1.29). Giữa đạo ĐĐKD và lợi
nhuận có mối quan hệ tương đối chặt (p=0.02 và r = 0.77).
Doanh nhân dễ bị ảnh hưởng bởi đối tác, bạn bè và người thân
trong quyết sách kinh doanh của mình (ĐTB- 1.55).
Mối tương quan giữa sự cạnh tranh trên thương trường và ĐĐ
trong HĐKD tương đối chặt chẽ (p= 0.01 và r = 0.87). Điều này chứng tỏ,
đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng nhiều đến ĐĐKD.
Sự hiểu biết nhiều hay ít của NLĐ, người tiêu dùng cũng là
yếu tố ảnh hưởng đến ĐĐKD. Với p=0.03 < 0.05, r = 0.04 chứng tỏ yếu
tố này ảnh hưởng không nhiều đến ĐĐKD.
3.4. Chân dung một số doanh nhân tiêu biểu

3.4.1. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở mức tốt
3.4.2. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở mức khá tốt
3.4.3. Đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nhân ở mức
chƣa tốt
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Trên cơ sở tham khảo, phân tích, khái quát hoá các tài liệu có
liên quan, luận văn đã đưa ra cách hiểu phù hợp với đối tượng và mục
đích nghiên cứu của mình về các khái niệm: đạo đức, doanh nhân, hoạt
động kinh doanh. Trên cơ sở đó luận văn đã khẳng định: “Đạo đức trong
hoạt động kinh doanh của doanh nhân là hệ thống các chuẩn mực xã hội

20
được đặt ra để điều chỉnh hành vi của người làm kinh doanh, người sáng
lập hay kế tục DN trong mối quan hệ với bản thân, người khác và xã hội.
Qua kết quả nghiên cứu ĐĐ trong HĐKD của doanh nhân ở một
số cơ sở sản xuất kinh doanh tại Thái Bình, chúng tôi đã chứng minh
được giả thuyết nêu ra, kết quả cụ thể là:
Con số thu được đã cho chúng tôi thấy doanh nhân có suy nghĩ,
thái độ và hành động về động cơ và ý thức nghề nghiệp của mình ở mức độ
khá tốt và chưa tốt tương đối cao.
Theo thống kê, phần lớn doanh nhân có ĐĐ ở mức khá tốt và
tốt trong phạm vi liên nhân cách. Doanh nhân khẳng định trách nhiệm
của mình đối với NLĐ, đối tác, đối thủ và đặc biệt đối với người tiêu
dùng. Họ quan tâm đến vấn đề chữ Tín trong kinh doanh.
Ở phạm vi xã hội, ĐĐ kinh doanh của doanh nhân ở mức độ
khá tốt chiếm đa số. Điều này cho thấy doanh nhân nhận thức tương đối
tốt trách nhiệm của DN trong mối quan hệ với MT tự nhiên, với Nhà
nước và pháp luật, với địa phương.
Số liệu thu được cũng cho thấy phần lớn doanh nhân có nhận

thức, thái độ và hành vi ở mức khá tốt chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, vẫn
còn một số lãnh đạo có nhận thức ĐĐ chưa tốt (vượt trội so với hành vi
và thái độ).
Tổng hợp các con số nghiên cứu về ĐĐ kinh doanh của doanh
nhân cho thấy: Thực trạng ĐĐ trong HĐKD của doanh nhân nói chung
ở mức độ khá tốt chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là mức tốt và cuối cùng
là mức chưa tốt. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua trách nhiệm
với xã hội, với HĐKD, với DN và với chính bản thân cá nhân và DN.

21
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức doanh nhân
trong kinh doanh chúng tôi nhận thấy:
* Yếu tố chủ quan:
- Mong muốn khẳng định uy tín cá nhân được coi là yếu tố có
mối tương quan khá chặt chẽ với ĐĐ trong HĐKD. Điều này cho thấy
chữ Tín là yếu tố quan trọng để đánh giá ĐĐ doanh nhân.
- Động cơ tham gia các hoạt động xã hội cũng ảnh hưởng nhất
định đến ĐĐ trong HĐKD của doanh nhân.
- Sự hiểu biết của doanh nhân cũng có ảnh hưởng đến ĐĐ trong
HĐKD của doanh nhân, tuy không nhiều.
* Yếu tố khách quan:
- Cơ chế chính sách của Nhà nước và quy định của pháp luật có
liên quan nhiều đến ĐĐ kinh doanh. Doanh nhân ý thức trách nhiệm của
mình song đôi khi có thái độ và hành vi chưa đúng đối với quy định của
luật pháp. Đó là yếu tố quyết định việc cá nhân bộc lộ hành vi có ĐĐ
của mình hay không.
- Động cơ lợi nhuận ảnh hưởng nhiều nhất đến ĐĐ kinh doanh.
Vì lợi nhuận, nhà sản xuất có thể bỏ qua trách nhiệm của DN đối với
sản phẩm, không quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng, vi phạm
luật sử dụng lao động.

- Đặc biệt, đối thủ cạnh tranh có liên quan nhiều đến ĐĐ kinh doanh.
Ứng xử của cá nhân đối với đối thủ như thế nào sẽ quyết định ĐĐ trong kinh
doanh của DN.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài
đưa ra là phù hợp.
2. Kiến nghị

22
2.1. Đối với các cơ quan hữu quan quản lý DN, cộng đồng, xã hội
- Các cơ quan ban ngành hữu quan cần xây dựng hành lang pháp
lý phù hợp, hỗ trợ cho các DN được kinh doanh bình đẳng trên thị trường.
- Việc kiểm tra, quản lý cần được tăng cường và thực hiện chặt
chẽ, nghiêm minh hơn về an toàn lao động, bảo hộ lao động, bảo vệ môi
trường, đặc biệt là sử dụng lao động hợp pháp.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền cần được đẩy mạnh hơn theo
chiều sâu và chiều rộng để các cơ quan quản lý nhà nước và các DN
nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình cũng như bảo tồn giá trị
ĐĐ xã hội; người tiêu dùng và NLĐ hiểu rõ hơn quyền lợi của bản thân.
- Tổ chức một số hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nhân nâng
cao nhận thức về ĐĐ trong kinh doanh thông qua các khóa đào tạo, tọa
đàm, diễn đàn trao đổi về ĐĐ kinh doanh trong xu hướng toàn cầu hóa.
- Các cấp quản lí địa phương như phường xã nơi cần tạo điều
kiện để các DN hoạt động và chủ động, tự nguyện tham gia hoạt động
trợ giúp xã hội.
2.2. Đối với NLĐ, ngƣời tiêu dùng, đối tác và đối thủ
- NLĐ cần thể hiện sự tích cực trong việc học tập nâng cao hiểu
biết về an toàn lao động nhằm bảo đảm sức khỏe, an toàn cho chính mình.
Chủ động tìm hiểu luật lao động, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình đối
với DN. Đặc biệt, khi có vấn đề thắc mắc, cần trực tiếp bày tỏ để được
giải đáp, tránh sự hiểu nhầm, ảnh hưởng đến bầu không khí tập thể.

- Người tiêu dùng cần nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân
khi mua hàng. Đặc biệt, cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc phát
hiện và tố cáo đơn vị sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.

×