Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 189 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o


NGUYỄN THANH THÚY


DƯ LUẬN CỦA SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI
DUNG CHƯƠNG TRÌNH, ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT
DẠY – HỌC, PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ĐẠI
HỌC HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.80


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN NGỌC PHÚ




HÀ NỘI - 2008


3


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG I; CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
6
1.2. Các khái niệm cơ bản
19
1.3. Các trƣờng đại học trong hệ thống quốc dân Việt Nam.
58
1.4. Những vấn đề đặt ra về nội dung chƣơng trình đào tạo, điều
kiện vật chất dạy – học, phƣơng pháp dạy – học nhằm nâng cao
chất lƣợng dạy – học hiện nay.
62
CHƢƠNG 2: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
67
2.1. Nghiên cứu lý luận.
67
2.2. Nghiên cứu thực tiễn
67
2.3. Tiến trình thực hiện chung
69
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
72
3.1. Thực trạng về nội dung chƣơng trình, điều kiện cơ sở vật chất

dạy – học, phƣơng pháp dạy – học đại học qua nghiên cứu ở một
số trƣờng đại học công lập hiện nay.
72
3.2. Dƣ luận xã hội của sinh viên về nội dung chƣơng trình dạy –
học đại học hiện nay.
86
3.3. Dƣ luận xã hội của sinh viên về điều kiện vật chất dạy – họ
103
3.4. Dƣ luận xã hội của sinh viên về phƣơng pháp dạy – học.
109
3.5. Đề xuất giải pháp cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam
trong những năm trƣớc mắt.
127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
131
TÀI LIỆU THAM KHẢO
134
PHỤ LỤC



4
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


Chữ viết tắt
Xin đọc là

Cao đẳng
ĐH

Đại học
DLXH
Dƣ luận xã hội
GD ĐH
Giáo dục đại học
GD-ĐT
Giáo dục – đào tạo
GS
Giáo sƣ
KHTN
Khoa học tự nhiên
PGS
Phó giáo sƣ
PTTH
Phổ thông trung học
SV
Sinh viên
THCN
Trung học chuyên nghiệp
Ths
Thạc sỹ
TSKH
Tiến sỹ khoa học
TW
Trung ƣơng













5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN

Trang
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Nguồn cung cấp thông tin về tình hình giáo dục
cho sinh viên
66
Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ sử dụng các phƣơng pháp trong dạy
– học theo đánh giá của sinh viên và giảng viên
74
Biểu đồ 3.3: Đánh giá của giảng viên và sinh viên về tính hữu ích
của nội dung chƣơng trình học
85
Biểu đồ 3.4: Tự đánh giá của sinh viên theo một số khía cạnh
trong học tập
88
Biểu đồ 3.5: Đánh giá việc sử dụng các phƣơng tiện hiện đại vào
giảng dạy (ý kiến của sinh viên và giảng viên
99
Biểu đồ 3.6: Mối tƣơng quan giữa tần số sử dụng các phƣơng
pháp với hiệu quả của các phƣơng pháp đó (%)

104
Biểu đồ 3.7: Tầm quan trọng của giảng viên và sinh viên trong
quá trình dạy – học dƣới con mắt nhìn của sinh viên và giảng viên
105
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: So sánh mức độ sử dụng các phƣơng pháp kiểm tra
đánh giá (theo ý kiến của sinh viên và giảng viên)
78
Bảng 3.2: Đánh giá của giảng viên và sinh viên về nội dung
chƣơng trình dạy – học
80
Bảng 3.3: Đánh giá về một số yếu tố ảnh hƣửng đến kết quả học
tập của sinh viên
89
Bảng 3.4: Ý kiến của sinh viên về việc sử dụng các phƣơng tiện
kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy
98
Bảng 3.5: Đánh giá của giảng viên và sinh viên về sự nhiệt tâm
của giảng viên và sự chuẩn bị bài giảng của giảng viên trong công
viêc
109

6
MỞ ĐẦU

1- Lí do nghiên cứ đề tài.
Cải cách giáo dục nói chung, cải cách giáo dục đại học nói riêng
đang là một trong những vấn đề đƣợc nhiều ngƣời dân quan tâm nhất hiện
nay. Đồng thời cải cách giáo dục đại học đang là quyết tâm của ngành giáo

dục – đào tạo, bởi đã đến lúc hàng loạt những vấn đề nảy sinh trong 20 năm
qua đòi hỏi phải đƣợc giải quyết cấp bách. Đội ngũ giảng viên thiếu về số
lƣợng, một bộ phận không nhỏ còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và
tin học. Chƣơng trình và phƣơng pháp chậm đổi mới so với thời đại, không
bắt kịp với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Tính “hàn lâm” còn
khá đậm nét trong chƣơng trình đào tạo [17; tr 95]. “Nền giáo dục đại học
Việt Nam hiện nay rất mất cân đối”. Điều kiện vật chất phục vụ cho việc
dạy – học thì thiếu thốn và lạc hậu. Nhiều ngƣời cảm thấy mất lòng tin vào
nền giáo dục nƣớc nhà. Nhiều gia đình tự lo bằng cách tìm mọi cơ hội để
cho con cái họ đƣợc ra nƣớc ngoài du học. Vì không đánh giá cao nền giáo
dục Việt Nam nên có đến 41.6% sinh viên đồng ý và 45% sinh viên đồng ý
một phần với ý kiến cho rằng “du học tốt hơn trong nước” chỉ có 4.7% là
không đồng ý. Còn về phía các thầy cô giáo có 38.2% đồng ý với ý kiến
trên, 59% đồng ý một phần và không có ai phản đối. Khi đƣợc hỏi “nếu
điều kiện tài chính cho phép ông (bà) có muốn đi du học hoặc cho người
thân đi du học” thì có tới 89.3% sinh viên muốn đƣợc đi du học và 89.7%
giảng viên có ý muốn tƣơng tự. Có không ít ý kiến cho rằng “giáo dục Việt
Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng xuống cấp một cách trầm
trọng”. Giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng đang loay
hoay tìm hƣớng đi riêng của mình, nhiều lần cải cách nhƣng vấn đề ngày
càng trở nên nghiêm trọng và gây thất vọng hơn.
Câu hỏi lớn nhất hiện nay đối với ai có tâm huyết với sự nghiệp giáo
dục nƣớc nhà là làm thế nào để đổi mới giáo dục thực sự mang lại hiệu quả

7
thiết thực, đào tạo nên các thế hệ công dân tài giỏi xây dựng đất nƣớc. Báo
cáo chính trị của Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng tại đại hội Đảng lần thứ
X cũng chỉ rõ: “Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ
chức, cơ cấu quản lý, nội dung phƣơng pháp dạy và học; thực hiện chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hƣng nền giáo dục Việt Nam”

[70; tr 95].
Câu hỏi này bao hàm nhiều câu hỏi lớn, trong đó có việc: Đổi mới
giáo dục Việt Nam nên theo mô hình nào; nên bắt đầu từ đâu, từ khi nào,
bắt đầu từ những ai? Trả lời những câu hỏi lớn này không đơn giản mà cần
có những giải pháp đồng bộ và hệ thống. Cần phải xem xét và khẳng định
lại về nhiều vấn đề, cả về triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chính sách
giáo dục, hệ thống giáo dục quốc gia, nội dung chƣơng trình, điều kiện cơ
sở vật chất cho việc dạy – học, phƣơng pháp dạy – học v.v
Trong một nỗ lực để thực hiện cải cách giáo dục đại học, giải quyết
đƣợc những vấn đề đang tồn đọng trong giáo dục đại học Việt Nam thì
chúng ta cần phải biết giáo dục đang gặp phải những vấn đề gì và ngƣời
trong cuộc nghĩ gì về những vấn đề đó. Chính vì thế mà tôi đã lựa chọn đề
tài “Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật
chất dạy – học, phương pháp dạy – học đại học hiện nay” với tƣ cách là
công trình luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học nhằm góp tiếng nói
chung làm rõ một phần của thực trạng giáo dục đại học Việt Nam, dƣ luận
xã hội của chính những sinh viên – những ngƣời đang học về một số vấn đề
nổi bật của giáo dục đại học hiện nay. Bằng những kết quả cụ thể, tôi hy
vọng đề tài sẽ cho chúng ta thấy một cái nhìn tƣơng đối về bức tranh giáo
dục đại học Việt Nam hiện nay và tìm ra con đƣờng để khắc phục, đồng
thời góp phần đƣa nền giáo dục đại học Việt Nam phát triển trong xu thế
phát triển chung của khu vực và thế giới, tìm ra một phần con đƣờng để
khắc phục những điểm hạn chế đó.



8
2- Mục đích nghiên cứu.
Khảo sát dƣ luận của sinh viên về nội dung chƣơng trình, điều kiện
vật chất dạy – học, phƣơng pháp dạy – học đại học hiện nay của một số

trƣờng đại học nhƣ đại học KHTN, đại học Luật, trƣờng đại học Kinh tế
quốc dân, trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, trƣờng Đại học Nông Nghiệp,
phân tích nguyên nhân của thực trạng trên, từ đó đề xuất các giải pháp góp
phần cải cách giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới.

3- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Khái quát những vấn đề lí luận về dƣ luận xã hội cũng nhƣ những
vấn đề chủ yếu về nội dung chƣơng trình, điều kiện vật chất dạy – học,
phƣơng pháp dạy – học đại học hiện nay.
- Làm rõ dƣ luận xã hội của sinh viên về nội dung chƣơng trình đào
tạo, điều kiện cơ sở vật chất cho việc dạy – học, phƣơng pháp dạy học đại
học. Phân tích lý giải, xử lý số liệu nhằm rút ra các kết luận về định lƣợng
và định tính.
- Trên cơ sở đó, đƣa ra các định hƣớng giải pháp góp phần cải cách
giáo dục đại học Việt Nam trong những năm trƣớc mắt.

4- Đối tƣợng nghiên cứu.
Dƣ luận xã hội của sinh viên.

5- Khách thể nghiên cứu.
- Khách thể trực tiếp là sinh viên các trƣờng đại học trong diện khảo
sát.
- Đề tài cũng khảo sát cả những đối tƣợng khác, cán bộ quản lý giáo
dục nhà trƣờng, các giáo viên về những nội dung có liên quan để có cơ sở
khoa học tham gia vào các nhận định đánh giá, đƣa ra các kết luận cần
thiết.



9

6- Phạm vi nghiên cứu.
6.1. Địa bàn nghiên cứu.
Trƣờng đại học Khoa học tự nhiên, Đại học kinh tế quốc dân, trƣờng
Đại học Luật, trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, trƣờng Đại học Nông
Nghiệp.

6.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu căn cứ tâm lý xã hội của dƣ luận xã hội (khuôn mẫu xã
hội và tâm thế xã hội).
- Nghiên cứu căn nguyên của dƣ luận xã hội (nhận thức, tự ý thức và
ý thức)

7- Giả thuyết nghiên cứu.
- Phần lớn sinh viên đều cho rằng nội dung chƣơng trình dạy – học
hiện nay đã cũ và lạc hậu, không theo kịp với sự phát triển tri thức của thời
đại.
- Phần lớn sinh viên cho rằng phƣơng pháp dạy – học đại học hiện
nay đã trở nên lạc hậu, chƣa bắt kịp với những thành tựu dạy – học hiện đại
trong khu vực và trên thế giới.
- Họ cho rằng điều kiện vật chất cho dạy – học quá nghèo nàn và
thiếu thốn.
- Các khuôn mẫu tƣ duy xã hội và các tâm thế xã hội có ảnh hƣởng
lớn đến dƣ luận của sinh viên về nội dung chƣơng trình, điều kiện vật chất
dạy – học, phƣơng pháp dạy – học đại học hiện nay.
- Đa số các sinh viên có trình độ nhận thức tƣơng đối đúng đắn về
nền giáo dục đại học của nƣớc nhà hiện nay, họ mong muốn đƣợc hƣởng
một nền giáo dục tốt hơn và thể hiện ra bằng dƣ luận và những hành động
thiết thực.





10
8- Phƣơng pháp nghiên cứu.
8.1. Phƣơng pháp quan sát
Dựa trên việc tri giác hành vi, cử chỉ, lời nói của sinh viên khi bàn về
vấn đề nội dung chƣơng trình, điều kiện vật chất dạy – học, phƣơng pháp
dạy – học đại học. Quan sát cả những biểu hiện phi ngôn ngữ đựoc thể hiện
qua nét mặt của ngƣời đƣợc quan sát.

8.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Dựa trên bảng hỏi có sẵn để thu nhập thông tin từ khách thể. Bảng
hỏi gồm những câu hỏi đóng yêu cầu ngƣời đƣợc hỏi, chọn một trong
những phƣơng án đã đƣợc nêu ra đồng thời có cả những câu hỏi mở và câu
hỏi kết hợp cho phép ngƣời đƣợc hỏi nêu ra ý kiến của cá nhân họ. Ngoài
ra còn có một số câu hỏi đối cực yêu cầu ngƣời trả lời chỉ chọn một trong
hai phƣơng án.

8.3. Phƣơng pháp phỏng vấn.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân và
phỏng vấn tự do nhằm thu thập những thông tin phù hợp với mục tiêu và
yêu cầu của đề tài. Trong một số trƣờng hợp, đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn
sâu cá nhân một số sinh viên và giảng viên, cán bộ quản lý nhằm làm rõ
và kết luận mốt số nội dung nổi cộm của giáo dục đại học hiện nay.

8.4. Phƣơng pháp thống kê toán học.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học nhằm xử lý, phân
tích, đánh giá kết quả nghiên cứu thu đƣợc qua điều tra. Đề tài sử dụng
phần mềm chuyên dụng SPSS 15.0.




11
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Quan điểm của các tác giả phương Tây
Trƣớc thế kỷ 18, dƣ luận xã hội hầu nhƣ ít đƣợc nghiên cứu với tƣ
cách là đối tƣợng của một ngành khoa học. Tuy rằng trong thế kỷ 18, các ý
tƣởng về dƣ luận xã hội đã xuất hiện trong các tác phẩm triết học hay văn
học thời kỳ phục hƣng, thậm chí trong các tác phẩm của Platon hay
Aristotle cũng đã đề cập đến dƣ luận xã hội song đây vấn là một khái niệm
ít đƣợc đề cập tới. Tuy vậy, ngay từ thế kỷ 17, William Tempie – ngƣời
Anh là ngƣời đầu tiên đề cập đến dƣ luận xã hội dƣới góc độ lý thuyết về
nguồn gốc và bản chất của dƣ luận xã hội. Điều quan trọng là những nghiên
cứu dƣ luận xã hội không chỉ dừng trên lý thuyết mà còn đƣợc vận dụng
trong thực tế. Theo hƣớng này, sau đó, nhà hoạt động xã hội ngƣời Anh
Daniel Defoe đã vận dụng những nghiên cứu này vào thực tiễn bằng cách
xây dựng một mạng lƣới thông tin cơ sở để nắm bắt dƣ luận của quần
chúng ở cơ sở. [ 37; tr 106]
Bắt đầu từ thế kỷ 18, các nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến khái
niệm và bản chất của dƣ luận xã hội do sự ra đời của các ngành khoa học
mới nhƣ tâm lý học, xã hội học, chính trị học. Tuy nhiên, có rất ít sự nhất
trí về bản chất của dƣ luận xã hội. Thuật ngữ này đƣợc hiểu rất mơ hồ.
Ngƣời Pháp đƣợc xem là ngƣời sáng lập và phổ biến dƣ luận xã hội với tác
phẩm của Rousseau “L’ opinion publique” đƣợc viết vào khoảng năm 1744
trong đó nhấn mạnh sự xem xét các khía cạnh chính trị của dƣ luận xã hội
hơn là coi dƣ luận xã hội với tƣ cách là một hiện tƣợng xã hội. Năm 1762,
những khái niệm cơ bản về dƣ luận xã hội đƣợc J.J Rousseau – nhà triết
học Pháp – đã có công trong việc đƣa ra những khái niệm cơ bản về dƣ

luận xã hội. Lúc bấy giờ, ông đã nêu một số luận điểm tiến bộ “hoạt động
của nhà nước phải lệ thuộc vào sự phán xét của nhân dân”. Còn trong
“khế ƣớc xã hội”, Rousseau đã vạch ra nội dung của dƣ luận xã hội tiến bộ

12
– đó là trí tuệ của nhân dân có thể phán xét, điều chỉnh chính quyền phải
thực hiện theo một mệnh lệnh của hội nghị nhân dân. Ông cho rằng:
“Muốn cho ý chí trở thành ý chí chung không nhất thiết phải lúc nào cũng
trăm người như một, nhưng điều quan trọng là mọi tiếng nói nhân dân phải
được xem xét đến, nếu loại bỏ, dù là hình thức một tiếng nói nào đó thì ý
chí chung sẽ tan rã” [15; tr 106]. Muốn vậy “dân chúng phải được thông
tin một cách đầy đủ khi họ luận giải vấn đề, cho dù không ai trao đổi riêng
với ai thì qua nhiều sự khác biệt nhỏ, các cuộc luận giải vẫn cứ dẫn đến ý
chí chung, kết quả sẽ luôn tốt đẹp” [15; tr 58 – 59]. Nhƣ vậy, Rutxo đã đề
cập đến tính quy luật của sự hình thành dƣ luận xã hội và cách thức để tạo
ra dƣ luận đó. Theo ông, nếu ngƣời dân đƣợc cung cấp thông tin một cách
đầy đủ, chính xác về sự kiện cũng nhƣ ngƣời lãnh đạo biết tổ chức tranh
luận cho các thành viên để họ trình bày quan điểm, ý kiến riêng sẽ có kết
quả tốt đẹp cho vấn đề đó.
Heghen, nhà triết học duy tâm ngƣời Đức cũng có ý kiến xác đáng về
dƣ luận xã hội khi ông cho rằng “dư luận xã hội đã mở ra cho mỗi người
khả năng thổ lộ và bảo vệ ý kiến chủ quan của mình đối với cái chung”,
“dư luận đã là một sức mạnh to lớn trong tất cả các thời đại” [37; tr 78].
Ông coi trọng việc cung cấp khả năng hiểu biết tiến trình tranh luận, bởi vì
“bằng cách ấy dư luận mới có được những tư tưởng chân lý, mới thâm
nhập được vào trạng thái công việc của nhà nước và cũng chính bằng cách
ấy dư luận mới trở nên có khả năng phán xét về chúng (nhà nước và công
việc của nhà nước) một cách hợp lý” [37; tr 96]. Dù là nhà triết học duy
tâm song luận điểm của ông có ý nghĩa to lớn nhƣ là một trong những hạt
nhân hợp đối với dƣ luận xã hội.

Ở thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến tính hợp lý của
quá trình dƣ luận (opinon process). Năm 1882, W.A Machinnon nêu ý
tƣởng “dư luận xã hội có thể coi là dạng tình cảm ở bất cứ chủ thể nhất
định nào. Chúng được quan tâm bởi những người có hiểu biết nhất, thông
minh nhất và có đạo đức nhất trong cộng đồng. Chúng được lan dần và

13
được chấp nhận bởi hầu hết mọi người ở các trình độ giáo dục hoặc cảm
xúc riêng tư của 1 quốc gia văn minh”. Sau đó, A.Lawrence Lowell, nhà
giáo dục học, luật sƣ ngƣời Mỹ đã viết “một dư luận có thể được xác định
như là sự chấp nhận của một trong hai hay nhiều hơn nữa các quan điểm
trái ngược nhau, chúng có thể được chấp nhận bởi sự chủ tâm hợp lý
(rational mind) xem đó như một sự thực”. [5; tr 30]
Năm 1910, M.Weber chính thức đặt ra chƣơng trình nghiên cứu
chính thức xã hội học về báo chí. Trong chƣơng trình đó, ông đều cập đến
khía cạnh nghiên cứu đặc điểm của dƣ luận xã hội hay thái độ đối với
thông tin.
Năm 1922, nhà báo và nhà xã hội học ngƣời Mỹ, Walter Lipmann
viết “Dƣ luận xã hội”. Ồng đề cập đến nhiều vấn đề nhƣ: Cơ chế sàng lọc
mang tính định hƣớng của các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm mục
đích tạo ra dƣ luận xã hội phù hợp với quan điểm truyền thông. [48; tr85]
Một thành tựu khác trong nghiên cứu dƣ luận xã hội là sự ra đời của
viện dƣ luận đầu tiên ở Mỹ do H.Gallup thành lập năm 1935. Với luận
điểm coi “dư luận là công cụ có ích của nền dân chủ”, viện dƣ luận đã
hƣớng việc nghiên cứu vào các vấn đề thực tiễn của đời sống, chính trị, xã
hội. Chính ông đã đƣa ta phƣơng pháp thăm dò bằng bảng hỏi hay phỏng
vấn qua điện thoại. Phƣơng pháp Gallup đánh dấu một bƣớc tiến mới trong
nghiên cứu về dƣ luận xã hội. Các viện thăm dò nhƣ vậy cũng lần lƣợt
đƣợc thành lập ở Anh, Pháp, Đức và một số nƣớc tƣ bản khác. Nội dung
chủ yếu là nghiên cứu các vấn đề thực tiễn trên các lĩnh vực kinh tế, chính

trị, văn hoá. Đáng chú ý là các tổ chức ấy không chỉ nghiên cứu dƣ luận xã
hội đang tồn tại mà còn có nhiệm vụ can thiệp vào quá trình hình thành,
uốn nắn, điều chỉnh dƣ luận xã hội cho phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị. Cùng với sự ra đời của các tổ chức ấy là sự xuất hiện của nhiều
tác giả với những học thuyết nghiên cứu về dƣ luận xã hội. Một trong
những thành tựu nổi bật nhất là những nghiên cứu về cơ chế hình thành và

14
biến đổi của dƣ luận xã hội ở góc độ tâm thế. Một số học thuyết đang đƣợc
coi là căn cứ lý luận của sự biến đổi tâm thế thành dƣ luận xã hội là:
- Thuyết khai thác khía cạnh chức năng của của tâm thế. Theo thuyết
này, tâm thế đƣợc phân biệt với nhau trên cơ sở các chức năng mà nó đảm
nhận. Chẳng hạn, có tâm thế đảm nhận chức năng nhận thức, chức năng
thoả mãn nhu cầu vật chất hay nhu cầu tự vệ. Trƣớc các sự kiện diễn biến
xã hội tƣơng tự hoặc có nét tƣơng tự các sự kiện ấy mà các tâm thế nhất
định đƣợc hình thành, đƣợc nhận thức và dƣ luận xã hội sẽ bùng lên. Muốn
thay đổi khuynh hƣớng của dƣ luận xã hội thì phải thay đổi ngữ cảnh của
tâm thế
- Một cách khác của sự biến đổi tâm thế, hình thành dƣ luận xã hội
đó là cách tiếp cận huấn tập. Thuyết huấn tập khẳng định vai trò của yếu tố
thƣởng phạt đối với sự hình thành dƣ luận xã hội. Theo huấn tập, các phản
ứng dƣ luận xã hội đƣợc khích lệ sẽ trở thành những tâm thế bền vững, còn
nếu không đƣợc khích lệ nó sẽ tự mất đi.
- Cách tiếp cận vấn đề thay đổi tâm thế hình thành dƣ luận xã hội
đang thịnh hành nhất hiện nay là cách tiếp cận nhận thức và cách tiếp cận
tri giác.
Cách tiếp cận nhận thức có các “thuyết cân bằng” của Fritz Heider,
các “thuyết tương hợp tình cảm nhận thức”, “thuyết tương hợp” của
Osgood và Tanenbam và “thuyết bất đồng”. Cách tiếp cận nhận thức nhấn
mạnh yếu tố niềm tin và tƣ tƣởng qua nhóm xã hội. Theo cách này, một

trong những nguyên tắc cơ bản mọi ngƣời theo đuổi là nguyên tắc nhất
quán giữa niềm tin, tâm thế và hành vi. Ý thức về tính thiếu nhất quán tạo
sự căng thẳng, bất an mà mọi ngƣời né tránh nó hoặc tự thay đổi để tháo gỡ
sự thiếu nhất quán đó.
Cách tiếp cận tri giác có “thuyết phán xét xã hội” của Sherif và
Hovland và “thuyết qui kết” của Heider. Theo Sherif và Hovland tâm thế
thái độ của công chúng trong việc tiếp thu thông tin đựoc qui định bởi 3
tầm tâm thế: Tầm thụ cảm, tầm cự tuyệt và tầm bàng quan. Điểm mốc để

15
phân chia các tầm này là giá trị tâm thế của chủ thể trên thang đo tâm thế,
thái độ của công chúng trong việc tiếp thu thông tin đƣợc qui định bởi 3
tầm:
- Tầm thụ cảm: trung tâm của tầm thụ cảm là thái độ phán xét, đánh
giá tích cực của công chúng đƣợc đo đạc bằng một thang đo nhất định.
Tầm thụ cảm là dải thông tin kế cận, không cách biệt lắm với thái độ phán
xét đích thực của nhóm công chúng (tất cả các phát biểu của cá nhân,
phƣơng tiện thông tin đại chúng gần gũi với quan điểm của công chúng,
nằm trong tầm thụ cảm) sẽ đƣợc công chúng dễ dàng chấp nhận. Công
chúng coi các quan điểm nằm trong tầm thụ cảm gần gũi với mình hơn là
sự gần gũi đích thực giữa công chúng.
- Tầm bàng quan là dải thông tin bao gồm các quan điểm không gần
nhƣng cũng chƣa xa lắm với quan điểm sở tại của công chúng. Đối với các
quan điểm này, thái độ của công chúng là bàng quan: Không chấp nhận
cũng không phản bác.
- Tầm cự tuyệt là dải thông tin bao gồm các quan điểm khác xa, đối
lập với quan điểm sở tại của công chúng. Các quan điểm ở đây bị công
chúng coi cách biệt với quan điểm của họ, xa hơn là sự cách biệt đích thực,
nó bị công chúng phản bác, không chấp nhận. Muốn làm chủ đƣợc dƣ luận
xã hội trƣớc hết phải xuất phát từ quan điểm gần gũi với công chúng, nâng

dần quan điểm của công chúng thành quan điểm riêng của mình.
Xác định và hiểu sâu sắc cơ chế hình thành dƣ luận xã hội chẳng
những cho ta hiểu biết, phân tích đƣợc dƣ luận xã hội mà còn cho ta thấy
cách tác động có chủ định, tổ chức để hình thành dƣ luận lành mạnh có lợi
cho xã hội.
Dƣ luận tích cực của xã hội không chỉ là chỉ báo chính xác về thực
trạng bề ngoài tinh thần, tƣ tƣởng của một xã hội, một dân tộc mà còn nhƣ
một thiết chế thuộc hệ thống điều hành quản lý xã hội.
Những nghiên cứu của Heider về các điều kiện trong đó ngƣời ta sẽ
quy kết tình trạng hiện có của đối tƣợng cho các nguyên nhân xuất phát từ

16
bên trong hay bên ngoài đối tƣợng. Chẳng hạn nghiên cứu về các yếu tố
quyết định sức mạnh và độ tự tin của các qui kết, các yếu tố cản trở thiên
hƣớng phán xét qui kết của cá nhân.
Ngoài cách tiếp cận tâm thế còn có thuyết “nghiên cứu thông tin và
ngƣời nhận thông tin, truyền thông tin trong quá trình hình thành dƣ luận”.
Theo hƣớng này, đáng chú ý là nghiên cứu của Noelle Newmann về “ứng
xử của những đối tƣợng tiếp nhận thông tin và truyền tin”, “những vận
động thuyết phục và thay đổi thái độ con ngƣời” đã đi đến ý tƣởng định
hƣớng dƣ luận xã hội thông qua vai trò của “thủ lĩnh dƣ luận” [41; tr 32]
Năm 1947, tại Paris, cuộc hội thảo đầu tiên tập hợp các nhà nghiên
cứu và thực hành chuyên ngành về dƣ luận xã hội đƣợc tổ chức. Năm 1948,
hội quốc tế nghiên cứu về dƣ luận xã hội đƣợc chính thức thành lập với hơn
200 hội viên đại diện cho hơn 30 quốc gia thuộc các châu lục khác nhau.
Năm 1962, trung tâm nghiên cứu dƣ luận xã hội Đông Nam Á đƣợc thành
lập tại Thái Lan. Trên các tạp chí của Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ,
Italia … xuất hiện các chuyên mục đăng tải thông tin mới nhất về kết quả
của các cuộc điều tra dƣ luận xã hội. [37; tr 106 – 108]
Tóm lại, cho đến những năm 70, Tâm lý học xã hội phƣơng Tây đã

thu đƣợc nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu dƣ luận xã hội, đặc biệt
xoay quanh cơ chế hình thành và biến đổi dƣ luận xã hội ở nhiều góc cạnh
khác nhau. Mỗi góc cạnh đƣợc làm rõ bởi học thuyết nhất định. Các nghiên
cứu đã đƣợc vận dụng để điều tra, thống kê, thực nghiệm với những định
lƣợng và định tính về dƣ luận xã hội. Các nghiên cứu này đƣợc sử dụng với
những mục đích khác nhau. Với tƣ cách là một kết quả nghiên cứu khoa
học, các chủ thể có khuynh hƣớng chính trị khác nhau đều có thể sử dụng
theo những mục đích khác nhau.

1.1.2. Quan điểm của các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa
Mác –Lênin

17
Các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định
dƣ luận xã hội có vai trò sức mạnh. Với luận điểm quần chúng nhân dân là
ngƣời tạo ra lịch sử, dƣ luận xã hội bắt nguồn từ trí tuệ của các tầng lớp
nhân dân, do đó khi tăng cƣờng vai trò của các tầng lớp nhân dân sẽ dẫn
đến phát huy hiệu lực của dƣ luận xã hội. Ăngghen đồng thời cũng lƣu ý
con ngƣời cần phải nhận thức về dƣ luận, biết sử dụng nó một cách hợp lý,
có ý thức để sao cho các biến đổi xã hội cụ thể xảy ra trƣớc hết cần phải có
tiến bộ to lớn trong dƣ luận xã hội.
V.I Lênin đã gắn vấn đề dƣ luận xã hội với sinh hoạt dân chủ và giáo
dục quần chúng, cũng nhƣ vai trò của nó trong việc xây dựng xã hội nói
chung. Ngƣời coi việc định hƣớng là sứ mạng của các nhà tƣ tƣởng các nhà
lãnh đạo: “Nhà tư tưởng chỉ xứng đáng với danh hiệu nhà tư tưởng khi nào
họ đi trước phong trào tự phát, chỉ đuờng cho nó, khi nào họ biết giải
quyết trước người khác tất cả những vấn đề lý luận, chính trị, sách lược và
các vấn đề tổ chức nà những yếu tố vật chất của phong trào húc phải một
cách tự phát. Muốn thực sự chú ý đến những yếu tố vật chất của phong trào
phải có thái độ phê phán đối với nó, phải biết rõ sự nguy hiểm và những

thiếu sót của phong trào tự phát, phải biết nâng tính tự phát lên tính tự
giác”. [69; tr 446 – 446]. Lênin còn cho rằng việc quản lý của nhà nƣớc
chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của dƣ luận xã hội do đó cần thiết phải làm cho
“dư luận xã hội có ý thức, có nhận thức”. Nhƣ vậy, Lênin đã nêu lên tƣ
tƣởng định hƣớng dƣ luận xã hội ở chỗ phải chuẩn bị trƣớc cho nhân dân
một cách có ý thức về chính trị, tƣ tƣởng và tâm lý, đảm bảo cho sự phát
triển của dƣ luận xã hội phù hợp với yêu cầu của việc xây dựng xã hội chủ
nghĩa.
Mác nhiều lần gọi dƣ luận xã hội là dƣ luận của nhân dân. Theo quan
điểm macxit, dƣ luận xã hội đóng vai trò là yếu tố và phƣơng tiện điều
chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của con ngƣời.
Tại Việt Nam, Hồ chủ tịch cũng rất chú trọng đến tiếng nói của nhân
dân. Ngƣời cho rằng quần chúng nhân dân có vai trò to lớn trong việc giải

18
quyết các vấn đề xã hội. Thí dụ, trong tác phẩm “Dân vận” và “Sửa đổi lề
lối làm việc”, Ngƣời viết: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần
dân chịu cũng xong” hay “dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm đƣợc, dân
chúng không đồng lòng việc gì cũng không làm nên”. Trong công tác lãnh
đạo, quản lý cần phải thƣờng xuyên lắng nghe, lấy ý kiến của dân.

1.1.3. Quan điểm của các nhà tâm lý học và xã hội học Liên Xô
Từ những năm 1950 – 1980 các nhà xã hội học và tâm lý học đã có
những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu dƣ luận xã hội đặc biệt là ở
Liên Xô. Dƣ luận xã hội là một vấn đề đƣợc nhiều tác giả quan tâm, có
nhiều công trình nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau. Đặc biệt,
sự phát triển của chủ nghĩa xã hội đã tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi cho
sự hình thành và biểu hiện của dƣ luận xã hội tiến bộ. Nền dân chủ của các
nƣớc xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào
hoạt động quản lý xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu dƣ luận xã hội

càng đƣợc quan tâm và có ý nghĩa to lớn. Có nhiều hƣớng nghiên cứu về
dƣ luận xã hội tuy nhiên hƣớng nghiên cứu cơ bản nhất xoay quanh vấn đề
dƣ luận xã hội và định hƣớng dƣ luận xã hội.
Hƣớng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu bản chất, đặc trƣng và sự
hình thành của dƣ luận xã hội chủ nghĩa của các tác giả nhƣ A. K Uledop,
B.A Grusin, P.A Xakharop, V.K Paderin, V.B Richenhév.
- A.K Uledop đƣa ra luận điểm “dư luận xã hội là một trong những
trạng thái của ý thức xã hội”. Trong một số tác phẩm nhƣ “dƣ luận xã hội
là đốí tƣợng nghiên cứu của xã hội học” (1954), “dƣ luận xã hội và sự hình
thành của nó một cách có mục đích” (1957), “dƣ luận xã hội và công tác
tuyên truyền” (1980) ông hƣớng vào làm rõ chức năng, tính qui luật của sự
hình thành dƣ luận xã hội nhằm mục đích phục vụ cho giáo dục cộng sản.
[37; tr 63].
- B.A Grusin tiếp cận vấn đề ở góc độ khác. Ông cho rằng trong mọi
trƣờng hợp dƣ luận xã hội luôn luôn là sự phản ánh hiện thực, tính chất

19
phức tạp của sự phản ánh của dƣ luận xã hội thông qua sự có mặt của nội
dung tƣ tƣởng và nội dung tâm lý xã hội trong đó. Trong tác phẩm “dƣ luận
về thế giới và thế giới dƣ luận” (1967) ông đã xác định hàng loạt những đặc
điểm của dƣ luận xã hội, khẳng định qui luật vận hành của nó. Muốn điều
khiển dƣ luận xã hội phải tính đến những đặc điểm nhƣ: Tính đại chúng,
đám đông của dƣ luận xã hội; tính phản ánh trực tiếp gắn với nhu cầu và lợi
ích cá nhân với cộng đồng; tính không rõ ràng về mặt quan điểm so với hệ
tƣ tƣởng khoa học; dƣ luận xã hội vận hành nhƣ những nhân tố kích thích
và điều chỉnh hoạt động của con ngƣời.
- V.K Paderin trong công trình “dƣ luận xã hội chủ nghĩa phát triển,
bản chất, bản chất và các qui luật hình thành” (1980), đã đƣa ra cách tiếp
cận xem xét giá trị đối với dƣ luận xã hội. Paderin cho rằng “dư luận xã
hội là ý thức đánh giá, nói cách khác là ý thức xã hội nhìn từ góc độ chức

năng đánh giá của nó” [37; tr 64]. Cách tiếp cận này càng khám phá sâu
bản chất của dƣ luận xã hội, mở rộng quan niệm về vị trí của nó trong ý
thức xã hội; trong đó tập trung vào thái độ của con ngƣời với đối tƣợng,
đánh giá dƣới góc độ nhận thức của các khả năng có thể đáp ứng nhu cầu
của con ngƣời mà đối tƣợng có đƣợc.
- V.B Richenhév tập trung vào tính qui luật của sự tạo thành dƣ luận
xã hội cũng nhƣ vận dụng nó trong quản lý. Trong cuốn “dƣ luận xã hội và
vấn đề quản lý” (1987), tác giả khẳng định dƣ luận xã hội vận hành thông
qua sự giao tiếp xã hội. Tình qui luật của sự vận hành thể hiện ở việc nâng
cao tính tích cực của ý thức quần chúng cũng nhƣ tăng cƣờng thúc đẩy của
bản thân dƣ luận xã hội. Trên cơ sở chỉ ra tính qui luật của sự vận hành của
dƣ luận xã hội, tác giả đã xác định những nội dung, yêu cầu của sự vận
dụng dƣ luận xã hội trong hệ thống thông tin; trong đấu tranh với tiêu cực
xã hội, trong công tác cán bộ cũng nhƣ trong xây dựng ý thức hệ xã hội chủ
nghĩa. Bằng cách này, ông đã chỉ ra vai trò của các nhà lãnh đạo quản lý,
chủ thể của định hƣớng dƣ luận xã hội phải biết nắm bắt và hƣớng dẫn dƣ
luận trong quản lý xã hội.

20
Hƣớng nghiên cứu thứ hai: Tìm kiếm xác định các phƣơng thức
định hƣớng dƣ luận xã hội ở tầm vĩ mô. Các tác giả đi theo hƣớng này đặc
biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng kiến tạo những tiền đề khách quan, chủ
quan cho dƣ luận xã hội phát huy tác dụng. Muốn vậy phải thực hiện các
đảm bảo về kinh tế, chính trị, xã hội, tƣ tƣởng, và đạo đức cho các chủ thể
dƣ luận xã hội. Tiêu biểu theo hƣớng này có Govskhop, trong “dƣ luận xã
hội – lịch sử và tính thời đại” (1989), ông đã xác định nội dung các đảm
bảo nói trên. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến sự thống nhất, sự tƣơng tác lẫn
nhau của nó, những đảm bảo tạo nên một hệ thống các điều kiện và cơ cấu
tạo ra khả năng hình thành có định hƣớng, có ý thức của dƣ luận xã hội
cũng nhƣ sự gia tăng vai trò, ý nghĩa của nó trong xã hội. [37; tr 93]

Hƣớng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu dƣ luận xã hội trong phạm
vi hẹp nhƣ dƣ luận xã hội trong gia đình, nhóm, tập thể cơ sở (lớp học, tổ
sản xuất, đơn vị …). Các tác giả nhƣ A.X Macareno, A.G Govaliov, A.V
Petropxki, K.K Platonov có những đóng góp đáng kể về nghiên cứu dƣ
luận tập thể. Trong tác phẩm “giáo dục trong tập thể” Macareno đặc biệt
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dƣ luận tập thể, cho rằng các cán bộ
lãnh đạo, thủ lĩnh phải là ngƣời tổ chức dƣ luận tập thể phục vụ cho nhiệm
vụ chung. A.V Petronopxki trong tác phẩm “tâm lý xã hội của tập thể”
phân tích đặc điểm của sự hình thành dƣ luận tập thể, đồng thời xem dƣ
luận tập thể nhƣ là một phƣơng tiện trong tay các nhà giáo dục, có thể sử
dụng điều khiển định hƣớng, nó nhằm mục đích xây dựng tập thể. Quan
niệm coi dƣ luận tập thể là những phán đoán biểu thị thái độ của các thành
viên trong tập thể với những sự kiện có liên quan đến nhu cầu của cá nhân
hoặc tập thể, khi tập thể đạt tới giai đoạn phát triển, dƣ luận sẽ ảnh hƣởng
mạnh mẽ nhất đến mọi thành viên. [1; tr 66, tr 136]
Các nghiên cứu ở góc độ tâm lý tập thể thể đều khẳng định dƣ luận
tập thể hình thành có tính qui luật, tham gia vào đó có sự chi phối của các
nhân tố tự phát và tự giác, khách quan và chủ quan, cả nhân tố chính trị,
kinh tế, tâm lý xã hội. Các nhà quản lý, giáo dục khi can thiệp, hƣớng dẫn

21
dƣ luận tập thể cần phải tính đến các nhân tố nhƣ tính chất, ý nghĩa sự kiện
xảy ra, số lƣợng và chất lƣợng thông tin đƣa đến, mức độ chuẩn bị về tƣ
tƣởng tâm lý của các thành viên, trình độ phát triển của tập thể cũng nhƣ uy
tín của ngƣời lãnh đạo.

1.1.4. Một số nghiên cứu về dư luận ở Việt Nam
Tuy mới nghiên cứu từ những năm 80 trở lại đây nhƣng chúng ta đã
có thành quả đáng ghi nhận. Năm 1982, Viện dƣ luận xã hội thuộc ban
tuyên huấn TW Đảng ra đời. Nhiệm vụ của viện là “tổ chức việc nghiên

cứu dư luận nhân dân đối với những vấn đề quan trọng có tính chất thời sự
theo quan điểm Mác – Lênin; tổng hợp phân tích dư luận xã hội để báo cáo
với các cơ quan lãnh đạo của Đảng và nhà nước, tổ chức bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ thông tin viên, cộng tác viên của viện về lý luận và nghiệp vụ”.
Thành tựu của viện trong những năm qua là hiệu quả thực tiễn trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và phƣơng pháp thăm dò dƣ luận xã hội đã phục vụ cho
công việc xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ tập thể của
nhân dân lao động, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng mối liên
hệ giữa Đảng, nhà nƣớc và quần chúng nhân dân; góp phần hoàn thiện
công tác lãnh đạo và công tác quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.
[37; tr 95]
“Trung tâm tâm lý học xã hội” nay là “viện tâm lý học” là một trong
những cơ sở nghiên cứu về dƣ luận xã hội ở nƣớc ta, các công trình, các
chuyên khảo nhƣ dƣ luận xã hội trong tập thể, trong gia đình, dòng họ, làng
xã đã đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn. [14; tr 36 – 37]
Từ những năm 1984, ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã triển khai
công tác nghiên cứu, hƣớng dẫn dƣ luận xã hội trên địa bàn thành phố.
Tháng 3 – 1995 hội thảo khoa học “nghiên cứu và hướng dẫn dư luận xã
hội, công cụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền thành phố”. Đây
là biểu hiện cụ thể nghiên cứu, vận dụng dƣ luận xã hội trong thực tiễn, đặc
biệt tập trung vào vai trò hƣớng dẫn dƣ luận xã hội.

22
Phó giáo sƣ Hoàng Ngọc Phách đã đề cập đến sự cần thiết phải định
hƣớng dƣ luận trong tập thể quân nhân, định hƣớng dƣ luận tập thể nhƣ là
một con đƣờng, một biện pháp để xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh.
[61; tr 284]
PTS Phạm Chiến Khu đã có công trình chuyên về dƣ luận xã hội.
Tác giả tiếp cận ở góc độ xã hội học và tâm lý học, trong đó tập trung vào
mối quan hệ giữa dƣ luận xã hội và đặc điểm tâm lý của ngƣời Việt Nam,

đặc trƣng của dƣ luận xã hội và vai trò, ảnh hƣởng của nó đối với sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nƣớc, Ngoài ra, một số tác giả khác nhƣ Mai
Hữu Khuê, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Hải Khoát, Đỗ Long, Nguyễn Quang
Uẩn, Đức Uy, Hoàng Đình Châu đã có nghiên cứu và đề cập đến dƣ luận ở
dạng này hay dạng khác. Nhƣ dƣ luận xã hội và vấn đề quản lý nhà nƣớc và
quản lý xã hội, dƣ luận xã hội của giới thanh niên, dƣ luận xã hội trong
làng xã Việt Nam, dƣ luận xã hội và công tác truyền thông, dƣ luận xã hội
và giao tiếp quân sự.
Tóm lại, qua việc điểm lại một số công trình nghiên cứu xung quanh
vấn đề dƣ luận xã hội ta thấy hầu hết các tác giả đều tập trung vào một số
hƣớng chính sau đây.
- Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác trên cơ sở phép biện chứng duy
vật đã đƣa ra những tƣ tƣởng rất quan trọng về định hƣớng dƣ luận. Khi
nghiên cứu dƣ luận hầu hết các tác giả khẳng định một mặt dƣ luận xã hội
do điều kiện lịch sử xã hội cụ thể và chế ƣớc xã hội qui định, mặt khác có
tính độc lập tƣơng đối, thực hiện các chức năng giáo dục và điều chỉnh
hành vi của cá nhân và cộng đồng. Dƣ luận xã hội phải chịu sự điều tiết của
hoàn cảnh lịch sử, môi trƣờng xã hội và quản lý xã hội. Cho nên định
hƣớng dƣ luận xã hội chính là tích cực hoá quá trình hình thành nó một
cách có ý thức, phải đƣợc thực hiện từ phía xã hội, ngƣời quản lý xã hội
cũng với các thiết chế đồng bộ của nó trên cơ sở đáp ứng yêu cầu, nguyện
vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Phải làm cho dƣ luận xã hội có
tính tích cực phục vụ mục đích chung trƣớc, điều đó phục thuộc vào vai trò

23
của những nhà quản lý, lãnh đạo và giáo dục phải nắm bắt đƣợc qui luật
hình thành dƣ luận xã hội, tác động vào nó để hƣớng dẫn dƣ luận theo mục
tiêu xã hội dặt ra.
- Những nghiên cứu ở góc độ Triết học, Xã hội học về bản chất, qui
luật hình thành, đặc trƣng của dƣ luận xã hội là cơ sở của sự tác động xây

dựng dƣ luận xã hội theo yêu cầu của xã hội, cũng nhƣ của chủ thể giáo
dục. Thực hiện những đảm bảo về kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng cho sự vận
hành theo quỹ đạo chung là những tƣ tƣởng về định hƣớng dƣ luận ở tầm vĩ
mô của nhà nƣớc và toàn xã hội.
- Những nghiên cứu ở góc độ tâm lý xã hội đề cập và lý giải sự hình
thành và biến đổi của dƣ luận xã hội mà điển hình là các học thuyết phƣơng
Tây. Đây là khuynh hƣớng của tâm lý xã hội tƣ sản hiện đại, lƣu ý chúng ta
về những cơ chế hình thành và biến đổi dƣ luận xã hội trên cơ sở thuyết
tâm thế, thuyết thông tin. Muốn can thiệp, hƣớng dẫn dƣ luận xã hội các
chủ thể phải vận hành theo những cơ chế đã đƣợc xác định. Mặc dù có
những hạn chế ở thế giới quan giai cấp trong luận giải vấn đề song nhũng
thành quả của khuynh hƣớng này có giá trị cả lý luận và thực tiễn.
- Những nghiên cứu ở góc độ tâm lý học tập thể về dƣ luận tập thể
tập trung khai thác các nhân tố chủ quan, tự phát và tự giác của sự tạo
thành dƣ luận tập thể. Mặc dù chƣa vạch ra các cấu trúc tâm lý hoặc cơ chế
của định hƣớng dƣ luận tập thể, song ở một chừng mực nhất định các tác
giả đã lƣu ý cần thiết phải định hƣớng dƣ luận tập thể, đồng thời khẳng
định vai trò, trách nhiệm định hƣớng dƣ luận của những ngƣời cán bộ quản
lý, lãnh đạo tập thể trong đó cần tính đến sự chi phối tác động của các nhân
tố nhƣ tâm lý xã hội trong tập thể nhƣ: Uy tín của ngƣời lãnh đạo, mức độ
chuẩn bị về tƣ tƣởng và tâm lý quần chúng, trình độ phát triển của tập
thể…
Có thể nói rằng những tƣ tƣởng, nghiên cứu, ý định về dƣ luận đã
đƣợc bàn đến ở dạng này hay dạng khác tuy nhiên một công trình nghiên
cứu về đề tài “Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình,

24
điều kiện vật chất dạy – học, phương pháp dạy – học đại học hiện nay” là
chƣa có. Vì vậy, nhận thấy đây là một vấn đề nhạy cảm đƣợc nhiều ngƣời
quan tâm trong giai đoạn hiện nay, tôi đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên

cứu của mình với hy vọng có thể góp phần dù là rất nhỏ vào việc nhận thức
về nền giáo dục đƣơng đại.

1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Dư luận xã hội. Dư luận của sinh viên
1.2.1.1. Khái niệm
Noelle Neumann chỉ ra rằng “các thế hệ các nhà Triết học, Luật học,
các sử gia, các lý thuyết chính trị gia và các nhà báo đã tuyệt vọng trong nỗ
lực tìm ra một định nghĩa dƣ luận xã hội rõ ràng”. [5; tr 10]. Dẫu rằng
không có 1 khái niệm dƣ luận xã hội đƣợc chấp nhận chung nhƣng điều đó
không có nghĩa rằng dƣ luận xã hội không tồn tại. Các ngành nói chung và
các nhà nghiên cứu nói riêng có thể có những cách tiếp cận khác nhau
trong quan niệm hay cách nghiên cứu về dƣ luận xã hội, song họ vẫn xác
định dƣ luận xã hội là một thực thể tồn tại ở một dạng nhất định. Dƣ luận
xã hội thực sự tồn tại và ảnh hƣởng đến xã hội cũng nhƣ từng cá nhân. Dƣ
luận xã hội là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhƣ: Tâm lý
học, chính trị học, xã hội học, sử học …
Thuật ngữ dư luận xã hội (tiếng Anh: Public Opinion) là thuật ngữ
đƣợc dùng nhiều trong đời sống xã hội và trong một số ngành khoa học
nhƣ xã hội học, tâm lý học xã hội, báo chí v.v … dƣ luận xã hội đƣợc coi là
những trạng thái đặc trƣng của ý thức xã hội, tâm trạng xã hội. Khi dịch từ
“public opinion” trong đó public là cộng đồng, công chúng; còn opinion là
quan điểm, ý kiến, dƣ luận. Các nhà khai sáng đã ngụ ý tới tính phổ quát,
sự khách quan và sự hợp lý. Dƣ luận xã hội gắn liền với văn hoá của cộng
đồng, ở đó dƣ luận xã hội điều tiết các ứng xử của cộng đồng bằng những
lời khen, chê. Khi nói dƣ luận xã hội gắn với văn hoá của một cộng đồng
nghĩa là dƣ luận xã hội mang những đặc trƣng nhất định của văn hoá cộng

25
đồng đó. Dƣ luận xã hội đƣợc xem xét ở không gian và thời gian nhất định.

Một hiện tƣợng, một vấn đề xã hội có thể trở thành dƣ luận xã hội ở những
thời điểm cụ thể trong khi không trở thành dƣ luận xã hội ở thời điểm khác.
Có thể hiểu rằng dƣ luận xã hội chính là một thành phần thuộc kiến trúc
thƣợng tầng của xã hội và tính chất của nó bị quy định bởi tính chất các
quan hệ kinh tế trong xã hội. Mặc dù vậy, với tƣ cách là một phần của
thƣợng tầng kiến trúc, dƣ luận xã hội cũng có sự độc lập tƣơng đối với hạ
tầng cơ sở. Thí dụ, có những lúc dƣ luận xã hội lại tỏ ra bảo thủ hơn so với
sự phát triển của các quan hệ kinh tế trong xã hội, cũng có những lúc nó lại
“đi nhanh hơn” so với hạ tầng xã hội.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về “dƣ luận xã hội”, điển hình là một
số định nghĩa sau. Theo nhà triết học cổ đại Socrat thì dƣ luận xã hội là cái
gì đó nằm giữa sự mù quáng và nhận thức. Theo Kant: Dƣ luận xã hội nằm
ở cấp độ thấp hơn so với kiến thức và niềm tin. Theo các tác giả hiện đại thì
dƣ luận xã hội là ý kiến đƣợc đông đảo công chúng chia sẻ và có thể tìm
thấy ở mọi nơi.
Theo B.K. Paderin: “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó
chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời
hoặc không bằng lời) phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện
tượng, sự kiện đối với tập thể, giai cấp xã hội nói chung hoặc thái độ công
khai họăc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của
cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”.
Theo A.K.Uledov: dƣ luận xã hội là “sự phán xét thể hiện sự đánh
giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội”.
Một số nhà nghiên cứu ngƣời Mỹ định nghĩa: “công luận (dư luận xã
hội) là kết quả được cấu thành từ sự phản ứng của mọi người đối với các
phát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của cuộc phỏng
vấn”. Ngoài ra, còn có một định nghĩa đơn giản nhƣng rất phổ biến trong
giới nghiên cứu Mỹ: “Dư luận là các tập hợp ý kiến cá nhân mà ở bất kỳ
nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được”.


26
Các nhà nghiên cứu dƣ luận xã hội ở Liên Xô trƣớc đây định nghĩa
về dƣ luận xã hội trong đó nhấn mạnh đến sự phán xét, đánh giá chung của
các nhóm xã hội đối với vấn đề quan tâm: “Dư luận xã hội là tổng thể các
ý kiến đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời) phản ánh ý
nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể,
giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm
xã hội lớn, nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến
lợi ích chnng của họ” [37; tr 6]. Hoặc dƣ luận xã hội là “sự phán xét thể
hiện sự đánh giá và thái độ của mọi người đối với các sự kiện, hiện tượng
của đời sống xã hội”. Các học giả Liên Xô trƣớc đây cũng cùng quan niệm
nhƣ các tác giả phƣơng Tây, tuy nhiên có sự khác biệt ở chỗ các tác giả
phƣơng Tây, đặc biệt là Mỹ chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh thao tác kỹ
thuật trong nghiên cứu dƣ luận xã hội. “Công luận là sự phán xét, đánh giá
của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm quan trọng, được hình
thành sau khi có sự tranh luận công khai” hoặc “những gì mà các cuộc
thăm dò ý kiến đo đạc được” và “công luận là kết quả được cấu thành từ sự
phản ứng của mọi người đối với các phát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định,
dưới dạng điều kiện của cuộc phỏng vấn”.
Còn các tác giả Việt Nam định nghĩa “dư luận xã hội là một dạng
đặc biệt của ý thức xã hội, được biểu hiện bằng chính kiến cụ thể thuộc một
nhóm đông người hoặc tập thể, tầng lớp, giai cấp, nhiều khi là cả một cộng
đồng (địa phương, cả nước, khu vực, thế giới …) đối với những vấn đề mà
họ quan tâm”. [68; tr 4].
Nhƣ vậy trong định nghĩa này, tác giả nhấn mạnh đến dƣ luận xã hội
nhƣ là một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, coi dƣ luận xã hội là một hiện
tƣợng thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội nhƣng có liên quan chặt chẽ với
hoạt động thực tiễn của xã hội. Hoặc “Dư luận xã hội là biểu hiện trạng
thái ý thức xã hội của một cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh
giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với các sự kiện, hiện tượng,

quá trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ trong một thời

×