Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 140 trang )



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN











CHU THỊ HƯƠNG NGA




NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI








LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC







Hà Nội – 2010


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN










CHU THỊ HƯƠNG NGA




NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Xuân Mai



Hà Nội – 2010


4
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 10
1. Lý do chọn đề tài 10
2. Mục đích nghiên cứu 11
3. Đối tƣợng nghiên cứu 11
4. Khách thể nghiên cứu 11

5. Giả thuyết nghiên cứu 12
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 12
7. Phạm vi nghiên cứu 12
8. Các phƣơng pháp nghiên cứu 12
9. Cấu trúc luận văn: 13
Chƣơng 1 14
CƠ SỞ LÝ LUẬN 14
1.1. Sơ lƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu 14
1.1.1. Sơ lƣợc một số công trình nghiên cứu về nhu cầu, nhu cầu tham vấn ở
nƣớc ngoài. 14
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về nhu cầu, nhu cầu tham vấn tâm lý ở
trong nƣớc. 20
1.2 Các khái niệm cơ bản 23
1.2.1 Nhu cầu 23
1.2.2 Tham vấn tâm lý 26
1.2.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý 32
1.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên 33
1.3.1. Một số nét đặc trưng của sinh viên 33
1.3.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên. 40


5
1.3.3. Một số yếu tố tác động đến việc thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của
sinh viên. 42
Chƣơng 2 49
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 49
2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận 49
2.1.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử 49
2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức 51

2.1.4. Giai đoạn 4: Phân tích kết quả điều tra 51
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 51
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (ankét) 52
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 53
2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm 54
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 55
2.2.6. Phương pháp thống kê toán học 55
2.3. VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 56
2.4. TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU 59
Chƣơng 3 60
KẾT QUẢ NGHHIÊN CỨU 60
3.1. Thực trạng những kho
́
khăn sinh viên thƣờng gặp phải trong cuộc sống và
cách thức giải quyết. 60
3.1.1. Những khó khăn trong cuộc sống của sinh viên. 60
3.1.2. Cách thức giải quyết những khó khăn gặp phải trong cuộc sống của sinh
viên. 67
3.2. Nhận thức của sinh viên về tham vấn tâm lý. 71
3.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên. 73
3.4.1. Nhu cầu được tham vấn về các quan hệ xã hội của sinh viên. 73
3.4.2. Nhu cầu được tham vấn về học tập của sinh viên. 82


6
3.4.3. Nhu cầu được tham về phát triển năng lực cá nhân và định hướng nghề
nghiệp của sinh viên. 90
3. 4. Hành vi tham vấn tâm lý của sinh viên 95
3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh

viên khi gặp khó khăn trong cuộc sống. 97
3.5.1. Các yếu tố thúc đẩy việc thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên
(nhóm sinh viên đã được tham vấn tâm lý). 97
3.5.2. Các yếu tố cản trở việc thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên
(Nhóm sinh viên chưa được tham vấn tâm lý). 102
3.6. Một số kiến nghị nhằm phát triển nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên hiện
nay. 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110
1.Kết luận 110
2. Kiến nghị 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
MỤC LỤC PHỤ LỤC 1




7
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Xin đọc là:
ĐHSPHN: Đại học Sƣ phạm Hà Nội
ĐHKHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHLĐ - XH: Đại học Lao động - Xã hội
ĐH: Đại học
CĐ: Cao đẳng
ĐTB: Điểm trung bình
NT: Nông thôn
TT: Thành thị
MN: Miền núi
SV: Sinh viên
TV: Tham vấn

HTĐ: Hoàn toàn đu
́
ng
ĐNHS: Đu
́
ng nhiều hơn sai
SNHĐ: Sai nhiều hơn đu
́
ng
HTS: Hoàn toàn sai


8
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1: Như
̃
ng khó khăn sinh viên thường gặp phải trong cuộc sống
Bảng 3.2: So sánh mức độ gặp khó khăntâm lý của sinh viên theo giới,
khoá học và khu vực.
Bảng 3.3: Ý kiến về việc thành lập phòng tham vấn tâm lý trong trường
của sinh viên.
Bảng 3.4: Nhu cầu được tham vấn về các quan hệ xã hội của sinh viên
Bảng 3.5: Nhu cầu được tham vấn về các quan hệ xã hội của sinh viên
theo giới, khoá học và khu vực (ĐTB).
Bảng 3.6: Nhu cầu được tham vấn về học tập của sinh viên.
Bảng 3.7: So sánh nhu cầu được tham vấn về học tập của sinh viên
theo giới tính, khóa học, khu vực (ĐTB).
Bảng 3.8: Nhu cầu được tham về phát triển năng lực cá nhân và định

hướng nghề nghiệp của sinh viên.
Bảng 3.9: Nhu cầu tham vấn về phát triển năng lực cá nhân và định hướng nghề
nghiệp theo giới tính, khoá học và khu vực
(ĐTB).
Bảng 3.10: Những hình thức tham vấn tâm lý mà sinh viên đã tìm đến
khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Bảng 3.11: Các yếu tố thức đẩy nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên.
Bảng 3.12: Những cảm xúc tích cực của sinh viên sau khi đến tham vấn
tâm lý (ĐTB).
Bảng 3.13: Các yếu tố cản trở hành vi thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý
của sinh viên.
Bảng 3.14: Một số kiến nghị nhằm phát triển nhu cầu tham vấn tâm lý
hiện nay cho sinh viên.





9
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Cách thức giải quyết khó khăn trong cuộc sống của sinh
viên
Biểu đồ 3.2: Cách giải quyết khó khăn trong cuộc sống của sinh viên
(theo giới tính).
Biểu đồ 3.3: Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của nhu cầu
tham vấn tâm lý.
Biểu đồ 3.4: Hành vi tham vấn tâm lý của sinh viên




10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh viên là những ngƣời trẻ tuổi, có trình độ, năng lực sáng tạo, có khả năng
tiếp nhận cái mới nhanh chóng. Sinh viên có nhiệm vụ chính là học tập, trang bị
những hành trang cần thiết để sau này tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nƣớc. Sinh viên các trƣờng Cao đẳng, Đại học hiện nay có rất nhiều cơ hội để
hoàn thiện bản thân cũng nhƣ phát triển nghề nghiệp. Sự đa dạng và phong phú về
thông tin trong thời kỳ hội nhập và mở cửa tạo cho sinh viên nhiều cơ hội tiếp thu,
học hỏi những điều tốt đẹp cũng nhƣ tinh hoa từ nhân loại.
Mặt khác, thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nƣớc,
tập trung rất nhiều trƣờng đại học lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để sinh viên học
tập, giao lƣu và phát triển. Cũng chính vì vậy, sinh viên phải đối mặt với nhiều
thách thức từ cuộc sống thực tiễn nhƣ áp lực học tập, áp lực từ các mối quan hệ đa
chiều, những thay đổi của môi trƣờng sống, khiến cho sinh viên lúng túng và gặp
không ít khó khăn trong học tập, trong việc định hƣớng nghề tƣơng lai và định
hƣớng con đƣờng đi của mình.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, có nhiều sinh viên chán học, bỏ học sa
vào tệ nạn ma tuý, cờ bạc, hiện tƣợng sinh viên tự tử, giết ngƣời cũng không phải
là không có. Những ảnh hƣởng tiêu cực từ trạng thái tâm lý đã tác động đến hoạt
động sống của các em. Bên cạnh đó, có những sinh viên gặp khó khăn, trở ngại về
giao tiếp, ứng xử với bạn bè, cha mẹ, thầy cô. Chính điều này làm cho các em bị
căng thẳng, lo âu, trầm cảm, có những biểu hiện rối nhiễu hành vi.
Chính vì những lý do đó, sinh viên tại các trƣờng Cao đẳng và Đại học, đặc
biệt là các trƣờng tại thủ đô Hà Nội cần đƣợc tham vấn và trợ giúp kịp thời của các
chuyên gia tham vấn tâm lý để có sự tự tin và khả năng giải quyết những khó khăn
trong cuộc sống, tạo ra sự cân bằng tâm lý, học tập đạt kết quả tốt, mở rộng giao lƣu
và hoàn thiện nhân cách.

Trên thế giới, tham vấn tâm lý nói chung và tham vấn học đƣờng nói riêng đã
phát triển từ lâu và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống ngƣời dân.


11
Trong khi đó, ở Việt Nam, tham vấn mới phát triển trong vài năm gần đây và
còn nhiều vấn đề bất cập. Tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố lớn nhƣ Hồ
Chí Minh, và một số thành phố khác trong nƣớc mới bắt đầu triển khai và áp dụng
thí điểm tham vấn ở một số trƣờng phổ thông cho học sinh. Tuy nhiên, rất ít
trƣờng Đại học ở Hà Nội có phòng tham vấn tâm lý cho sinh viên. Mặc dù, nhiều
sinh viên khi gặp vấn đề khó khăn và có mong muốn đƣợc trợ giúp kịp thời
nhƣng do chƣa hiểu hết về tham vấn và vai trò của tham vấn, cùng với tâm lý e
ngại và các lý do khác… cho nên chƣa có sự gặp nhau giữa nhu cầu tham vấn và
sự đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu
cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố
Hà Nội”, nhằm tìm hiểu sâu hơn về nội dung nhu cầu tham vấn tâm lý cũng nhƣ các
yếu tố tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên hiện nay. Từ đó, đƣa ra
một số kiến nghị nhằm đáp ứng kịp thời những mong muốn đƣợc trợ giúp tâm lý
của sinh viên, góp phần phòng ngừa vấn đề tiêu cực trong xã hội và nâng cao chất
lƣợng cuộc sống tinh thần cho sinh viên hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý để giải
quyết những vấn đề tâm lý trong học tập, trong các mối quan hệ xã hội, trong định
hƣớng nghề nghiệp của sinh viên ở một số trƣờng Đại học ở Hà Nội. Qua kết quả
nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề xuất kiến nghị nhằm phát triển nhu cầu tham
vấn tâm lý của sinh viên hiện nay.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhu cầu tham vấn tâm lý về học tập, về các quan hệ xã hội, về định hƣớng
nghề nghiệp của sinh viên.

4. Khách thể nghiên cứu
- 496 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tƣ ở 3 trƣờng Đại học: Trƣờng
ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trƣờng ĐH Lao Động – Xã hội, và Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội.
- 5 cán bộ tham vấn (3 cán bộ tham vấn ở một số trung tâm tham vấn ở Hà
Nội và 2 cán bộ tham vấn trong trƣờng Đại học).


12
- 3 giảng viên
- 3 cán bộ làm công tác quản lý sinh viên
5. Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên ở một số trƣờng Đại học có nhu cầu tham vấn tâm lý để giải quyết
những khó khăn trong cuộc sống. Trong những vấn đề tâm lý gặp phải, sinh viên có
mong muốn đƣợc tham vấn khá cao về học tập và định hƣớng nghề nghiệp. Tuy
nhiên, do một số yếu tố nhƣ nhận thức về vai trò của tham vấn, văn hoá ngại chia sẻ
và một số yếu tố khác tác động cho nên việc thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của
sinh viên còn hạn chế.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó
xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của đề tài: Nhu cầu, Tham vấn tâm
lý, nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên.
- Điều tra nhằm phát hiện thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở
một số trƣờng Đại học ở Hà Nội.
- Phân tích nguyên nhân, những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thoả mãn nhu cầu
tham vấn tâm lý của sinh viên.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị nhằm
làm cho nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên phát triển ngày càng cao.
7. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh
viên về các quan hệ xã hội, về học tập, phát triển bản thân và định hƣớng nghề
nghiệp.
- Địa bàn: Nội thành Hà Nội
- Khách thể: Nghiên cứu trên sinh viên Đại học.
8. Các phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
8.2 Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
8.3 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
8.4 Phƣơng pháp thảo luận nhóm
8.5 Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp


13
8.6 Phƣơng pháp thống kê toán học
(Các phƣơng pháp nghiên cứu này sẽ đƣợc chúng tôi trình bày cụ thể ở
chƣơng 2).
9. Cấu trúc luận văn:
Luận văn bao gồm các phần:
- Mở đầu
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận.
- Chƣơng 2: Tổ chức thực hiện và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
- Kết luận - kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục























14
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Sơ lƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sơ lƣợc một số công trình nghiên cứu về nhu cầu, nhu cầu tham vấn ở
nƣớc ngoài.
Nhu cầu là một vấn đề quan trọng đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm ở các
khía cạnh khác nhau. Dƣới góc độ tâm lý học, nhu cầu đã đƣợc nhiều nhà tâm lý
học nghiên cứu từ rất lâu. Sau đây, chúng tôi xin khái quát một số công trình nghiên
cứu về nhu cầu và nhu cầu tham vấn tâm lý trong và ngoài nƣớc.
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nhu cầu ở nước ngoài.

Từ lâu đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập tới nhu cầu nhƣ các tác
giả: E.Tolman, A.Maslow, H. Murray và nhiều nhà khoa học Nga nhƣ X.L.
Rubinstein, A.N. Leonchiev
E.Tolman (1886 - 1959) khi nghiên cứu về hành vi và các yếu tố tạo nên
hành vi, ông cho rằng không chỉ có kích thích vật lý bên ngoài tạo nên phản ứng/
hành vi mà còn có các tác nhân bên trong tác động, đó là nhu cầu tiếp nhận các kích
thích của các cá nhân. E.Tolman đã phân tích và đƣa ra hệ thống nhu cầu ở con
ngƣời. Quan điểm của E.Tolman đã bổ sung thêm lý thuyết tác nhân kích thích và
phản ứng (S – R) một cách đơn giản của tác giả J.Watson (1878 - 1958). Tuy nhiên,
trong lý thuyết của mình ông có thiên về nhu cầu mang tính bản năng sinh vật hơn
là khía cạnh xã hội của nhu cầu [19, tr.100-104].
Henry Alexander Murray (1893 - 1988), nhà tâm lý học ngƣời Mỹ, khi
nghiên cứu về nhân cách đã đƣa ra những kết quả nghiên cứu về các loại nhu
cầu, tính tổ chức, vai trò ảnh hƣởng của nhu cầu tới hành động của con ngƣời.
Theo ông, sự xuất hiện nhu cầu dẫn đến sự thay đổi hoá học trong não và do tác
động của chúng mà dẫn đến các hoạt động tƣ duy, tình cảm. Về cơ bản, H.
Murray vẫn giữ nguyên những quan điểm của phân tâm học: Tất cả những nhu
cầu và những tích hợp của chúng quy định xu hƣớng của nhân cách đều khởi
nguyên từ những lý tƣởng libido vô thức. Trong từng quan điểm riêng lẻ, nhƣ


15
nguyên tắc về sự qua lại của động cơ, tính chất vectơ của nhu cầu, H. Murray đã
mƣợn từ thuyết trƣờng của K. Lewin [19, tr.318- 320].
Một tác giả khác - ngƣời Mỹ đã nghiên cứu về nhu cầu một cách khá sâu sắc
vào những năm 50 của thế kỷ XX, đó là Abraham Maslow (1908 - 1970). Ông đã
đƣa ra lý thuyết về nhu cầu và sự phát triển của nhu cầu. Trong tác phẩm
“Motivation and Personality” (1954), Maslow đã hình dung nhu cầu và sự phát triển
nhu cầu theo một chuỗi liên tiếp các bậc thang, từ các nhu cầu cấp thấp (nhu cầu
sinh học: đồ ăn, nƣớc uống…) đến nhu cầu cấp cao (sự hoàn thiện bản thân).

Maslow đã chia nhu cầu thành 5 loại, đó là các nhu cầu sau:
- Nhu cầu thể chất - nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại của cá nhân. Nhu cầu này
còn đƣợc gọi là nhu cầu cơ thể, nhu cầu sinh lý. Thứ bậc đầu tiên này rất cơ bản và
đặc biệt quan trọng. Đó là nhu cầu nguyên thuỷ nhất của con ngƣời. Nhu cầu này
bao gồm: thức ăn, nƣớc uống, quần áo, nhà ở, không khí, tình dục…Nếu những nhu
cầu cơ bản này không đƣợc đáp ứng, con ngƣời sẽ khó có thể tồn tại.
- Nhu cầu an toàn - an ninh bao gồm các mặt sau: an toàn sinh mệnh, an toàn
môi trƣờng, an toàn lao động, an toàn kinh tế, an toàn sức khoẻ, an toàn tâm lý, an
toàn ở và đi lại. Trong đó, cơ bản nhất là an toàn sinh mệnh. Nhu cầu an toàn nếu
không đƣợc đảm bảo thì cuộc sống sẽ bị đe doạ, công việc của mọi ngƣời sẽ không
đƣợc tiến hành bình thƣờng và các nhu cầu khác sẽ không đƣợc thực hiện.
- Nhu cầu đƣợc giao lƣu tình cảm và đƣợc trực thuộc. Nhu cầu đƣợc thuộc
về nhóm xã hội nào đó, đƣợc yêu thƣơng và thừa nhận của ngƣời khác. Nếu không
đƣợc giao tiếp và quan hệ với ngƣời khác thì con ngƣời khó có thể tồn tại. Tình yêu
thƣơng và sự chấp nhận đến với con ngƣời qua mối quan hệ trong gia đình, bạn
bè, hàng xóm, cộng đồng và thậm chí qua các tổ chức xã hội khác. Nhu cầu
đƣợc quan hệ và đƣợc thừa nhận gồm có các vấn đề tâm lý nhƣ: đƣợc dƣ luận xã
hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thƣởng, ủng hộ…
Tình yêu là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thƣơng, tình yêu,
tình bạn, tình thân ái là nội dung lý tƣởng mà nhu cầu đƣợc thừa nhận luôn theo
đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con ngƣời trong quá trình phát
triển của nhân loại.


16
- Nhu cầu đƣợc tôn trọng gồm hai loại: lòng tự trọng và đƣợc ngƣời khác tôn
trọng. Nhu cầu đƣợc ngƣời khác tôn trọng gồm khả năng có đƣợc uy tín, đƣợc thừa
nhận, đƣợc tiếp nhận, có địa vị, có danh dự, đƣợc biết đến.
- Nhu cầu tự hoàn thiện - cơ hội thể hiện bản thân. Đây là bậc cuối cùng
trong hệ thống năm thứ bậc nhu cầu của Maslow, là bƣớc phát triển nhất về tâm lý

và phức tạp nhất trong tất cả các bƣớc. Đó là nhu cầu về sự trƣởng thành cá nhân,
cơ hội cho sự phát triển và học hỏi của cá nhân. Nhu cầu về sự trƣởng thành cá nhân
có thể đƣợc hiểu là sự tiếp cận với hệ thống giáo dục, bao gồm đào tạo kỹ năng
nghề nghiệp, chơi thể thao, trải nghiệm…Nhu cầu khẳng định bản thân đƣợc
Maslow gọi là nhu cầu muốn thể hiện toàn bộ tiềm năng của con ngƣời.
Sau này, sự phân cấp nhu cầu đã đƣợc Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc (1970)
và cuối cùng là 8 bậc (1990). Ngoài tháp nhu cầu 5 bậc nhƣ trên, còn thêm 3 thang
bậc nhu cầu khác, đó là: nhu cầu về thẩm mỹ, nhu cầu đƣọc thể hiện mình, sự siêu
nghiệm. Tuy nhiên, lý thuyết nhu cầu gồm 5 thang bậc của Maslow vẫn đƣợc ứng
dụng rất phổ biến trong thực tiễn.
Học thuyết của A. Maslow đã giải thích những nhu cầu nhất định của con
ngƣời đƣợc đáp ứng nhƣ thế nào để một cá nhân hƣớng đến một cuộc sống lành
mạnh và có ích về thể chất lẫn tinh thần. Kết quả nghiên cứu về nhu cầu của ông đã
tạo nên một ảnh hƣởng lớn trong lĩnh vực tâm lý học, bởi sự phát hiện ra các nhu
cầu của con ngƣời [8, tr.110 - 115].
Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã phê phán thang bậc nhu cầu của Maslow
bởi ông đã tách nhu cầu cá nhân ra khỏi hệ thống quan hệ xã hội và đặt nhu cầu nằm
ngoài mối liên hệ xã hội. Maslow đã không chỉ ra đƣợc trong những điều kiện xã
hội nào nhu cầu đó đƣợc thoả mãn.
Các tác giả Xô Viết như D.N. Uznatze, X.L. Rubinstein, A.N. Lêonchiev
…cũng đã nghiên cứu khá sâu về nhu cầu.
D.N. Uznatze là ngƣời đầu tiên trong tâm lý học Xô Viết nghiên cứu về nhu
cầu. Ông khám phá ra mối liên hệ giữ nhu cầu và hành vi. Tƣơng ứng theo mỗi kiểu
hành vi là một nhu cầu. Ông cho rằng, không có gì đặc trƣng cho một cơ thể sống
hơn sự có mặt của nhu cầu. Nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực, với ý nghĩa


17
này thì khái niệm nhu cầu rất rộng,…D.N.Uznatze cho rằng, khi có một nhu cầu cụ
thể nào đó xuất hiện, chủ thể hƣớng sức lực của mình vào thực tại xung quanh nhằm

thoả mãn nhu cầu đó, đấy chính là cách nảy sinh hành vi.
X.L. Rubinstein (1889- 1960) là một trong những nhà tâm lý học ngƣời Nga
đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhu cầu. Trong lý thuyết của mình, ông đã đề
cập tới nhu cầu nhƣ một yếu tố thúc đẩy hoạt động để đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của con ngƣời. Nhu cầu của con ngƣời thể hiện sự liên kết, phụ thuộc của
con ngƣời với thế giới xung quanh. Để tồn tại và phát triển, con ngƣời luôn phải
hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định. Những đòi hỏi ấy là nhu cầu.
A.N.Lêonchiev (1903-1979) với lý thuyết nổi tiếng về hoạt động của con
ngƣời đã nghiên cứu về động cơ và nhu cầu. Trong đó, tác giả nhấn mạnh vai trò
của động cơ và nhu cầu trong sự hình thành hoạt động ở cá nhân. Trong nghiên cứu
của mình, A.N. Lêônchiev đã chỉ ra nhu cầu bao giờ cũng có tính đối tƣợng: nhu
cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó. Trƣớc khi thoả mãn nhu cầu, đối
tƣợng của nhu cầu phải đƣợc phát lộ ra. Nhờ kết quả của sự phát lộ này mà nhu cầu
mới có tính đối tƣợng của nó, còn vật đƣợc hình dung qua tƣ duy thì có sức thúc
đẩy, hƣớng dẫn hoạt động, đó là động cơ. Nhu cầu của con ngƣời không chỉ đƣợc
sản xuất ra mà còn đƣợc cải biến ngay trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, và đấy là
mấu chốt để hiểu đƣợc bản chất của các nhu cầu của con ngƣời [13, tr.322-328].
B.PH. Lomov (2000), khi nghiên cứu về nhân cách, ông đã đề cập khá nhiều
đến nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu nhƣ là một thuộc tính của nhân cách. “Nhu cầu
cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phƣơng tiện nhất định cho
việc tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra
có tính khách quan, trong đó cá nhân tham dự vào suốt đời sống của mình. Dĩ nhiên,
nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhƣng nhu cầu là một cái gì đó nằm ngoài cá
nhân” [14, tr.479].
Nhƣ vậy, có khá nhiều tác giả nƣớc ngoài đã quan tâm và nghiên cứu về
nhu cầu và ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả đều có điểm chung
đó là nghiên cứu nhu cầu gắn với hoạt động của cá nhân, nghiên cứu vai trò của


18

nhu cầu với tính tích cực của cá nhân trong hành động, nghiên cứu vai trò của sự
thoả mãn nhu cầu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cá nhân.
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhu cầu tham vấn tâm lý ở
nƣớc ngoài.
Do hạn chế chủ quan và khách quan, nên việc tìm kiếm thông tin về công
trình nghiên cứu trực tiếp ở nƣớc ngoài về nhu cầu tham vấn, nhu cầu tham vấn của
sinh viên tƣơng đối khó khăn. Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi xin đƣợc nêu lên
một số nghiên cứu về tƣ vấn, tham vấn hƣớng nghiệp.
Trƣớc tiên, cần kể tới những nghiên cứu liên quan tới tƣ vấn hƣớng nghiệp
cho cá nhân nói chung và cho học sinh, sinh viên nói riêng vào cuối thế kỷ XIX. Tại
Mỹ, tác giả Jesse Davis là ngƣời đầu tiên đề cập tới khái niệm tham vấn
(counseling) và cũng là ngƣời có các nghiên cứu thực tiễn và thiết lập trung tâm
tham vấn hƣớng nghiệp tại Detroit vào năm 1989. Các công trình sau này của ông
cũng đã đƣa ra đề xuất chƣơng trình đào tạo hƣớng nghiệp có tính lý luận tổng thể
vào những năm 1907. Cũng vào thời kỳ này, Eli Weaver đã tổng hợp những nghiên
cứu của mình và đƣa ra cuốn “Choosing a career”, nhằm tham vấn cho thanh niên,
học sinh chọn nghề phù hợp cho bản thân [17, tr.46].
Một ngƣời cũng có công đóng góp phát triển lĩnh vực tƣ vấn, hƣớng nghiệp
và tạo nên sắc thái tham vấn rõ rệt trong định hƣớng nghề nghiệp là F.Parsons
(1854 - 1908). Ông không chỉ là ngƣời thực hành trong lĩnh vực tham vấn hƣớng
nghiệp mà còn là nhà nghiên cứu xây dựng lý thuyết toàn diện về tham vấn hƣớng
nghiệp với những quy tắc và quy trình khá toàn diện. Những nghiên cứu này của
ông đã góp phần rất lớn để phát triển tham vấn hƣớng nghiệp và đáp ứng một trong
những nội dung quan trọng của nhu cầu tham vấn ở thế hệ trẻ [17, tr.48].
Trong số những nghiên cứu để góp phần tạo nên một nền giáo dục nhân văn
từ những năm 1890 cần kể tới các nghiên cứu của John Dewey. Nghiên cứu của ông
đã chỉ ra vai trò của tham vấn nhằm phát huy kinh nghiệm ngƣời học trong môi
trƣờng giáo dục. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy sự cần thiết của cách tiếp cận
tham vấn. Từ đó, cần đổi mới phƣơng pháp giáo dục, ứng xử tại trƣờng học thay

×