Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu hành vi đối với việc giữ gìn nghề làm bún truyền thống của người dân làng Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 127 trang )



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỖ THỊ THÚY NGA



NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN
NGHỀ LÀM BÚN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN
LÀNG PHÚ ĐÔ – MỄ TRÌ – TỪ LIÊM – HÀ NỘI






LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC










Hà Nội – 2012


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







ĐỖ THỊ THÚY NGA



NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN
NGHỀ LÀM BÚN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN
LÀNG PHÚ ĐÔ – MỄ TRÌ – TỪ LIÊM – HÀ NỘI



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60.31.80



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thanh Hương





Hà Nội – 2012


4
Mục lục

Trang
Bảng các chữ viết tắt
3
Mở đầu
4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
9
1.1 . Tổng quan nghiên cứu vấn đề
9
1.1.1.Trên thế
giới
9
1.1.2. Ở Việt
Nam

18

1.2. Một số vấn đề lý luận về hành vi giữ gìn nghề truyền thống ……….
20
1.2.1. Khái niệm hành vi…………………………
20
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm nghề truyền thống
21
1.2.3. Khái niệm hành vi giữ gìn nghề truyền thống
23
1.3. Nghề làm bún truyền thống và một số đặc điểm tâm lý của
người dân tại làng bún Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội
27
1.3.1. Nghề làm bún truyền thống của làng Phú Đô
27
1.3.2. Một số đặc điểm tâm lý của người dân làng Phú Đô
28
1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề làm
bún Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội

30
Tiểu Kết chương 1
36
Chương 2: TỔ CHỨC, TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
37
2.1. Tổ chức, tiến trình và phương pháp nghiên cứu lý luận
37
2.1.1. Tổ chức nghiên cứu lý luận
37


5

2.1.2. Tiến trình nghiên cứu lý luận
37
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận
37
2.2. Tổ chức, tiến trình và phương pháp nghiên cứu thực
tiễn………
38
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn
38
2.2.2. Tiến trình nghiên cứu thực tiễn
41
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
41
Tiểu kết chương 2
46
Chương 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
47
3.1.Thực trạng hành vi giữ gìn nghề làm bún truyền thống của
người dân làng Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà
Nội

47
3.1.1. Mức độ nhận thức, mong muốn, say mê tìm hiểu của người dân
trong việc tìm hiểu, giữ gìn nghề làm bún truyền thống……………….

47
3.1.2. Mức độ tham gia hoạt động sản xuất và động cơ lựa chọn nghề
của người dân thôn Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm – Hµ Néi…………….

62

3.1.3. Mức độ lôi cuốn người khác cùng tham gia làm bún của người dân
tại Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm – Hµ
Néi


70
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi giữ gìn nghề làm bún
truyền thống của người dân

79
3.2.1. Nhóm yếu tố khách quan
79
3.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan
84
3.2.3. Một số hoạt động sinh hoạt cộng đồng nhằm giữ gìn nghề
truyền thống tại làng bún Phú Đô

86
3.3. Phân tích một số trường hợp điển hình
89
Tiểu kết chương 3
95


6
Kết luận và khuyến nghị
96
Tài liệu tham khảo
100
Phụ lục

103



Bảng các chữ viết tắt
Chữ viết tắt
Xin đọc là
GGNTT
Giữ gìn nghề truyền thống
GGNLBTT
Giữ gìn nghề làm bún truyền thống
ĐTB
Điểm trung bình
St.D
Độ lệch chuẩn
p
Hệ số p, nói lên ý nghĩa về mặt thống kê
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa















7





MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam, đất nước phương đông với nhiều nét văn hoá truyền thống nổi
tiếng được bạn bè trên thế giới biết đến và ngợi ca. Bên cạnh những nét văn hoá
trong giao tiếp ứng xử, nghệ thuật ẩm thực cũng tạo nên nét đẹp văn hoá Á
Đông riêng biệt đặc sắc. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, với người
dân, “bún” là một món ăn quen thuộc, được chế biến từ gạo, vừa là món quà để
ăn chơi, vừa là món ăn chính phổ biến , có thể kết hợp với nhiều món ăn khác là
đặc sản riêng của mỗi vùng miền trên khắp đất nước.
Nghề làm bún truyền thống Việt Nam có lịch sử phát triển hàng trăm
năm và trên nhiều tỉnh thành cả nước như: nghề làm bún ở Phú Đô - Hà Nội,
Vân Cù – Huế, An Nhơn – Bình Định, Cẩm Thạch – Quảng Trị, Đông Cận – Hải
Dương, Đông Xuân – Thái Bình,… . Đứng trước nhiều khó khăn và thử thách
của thời đại mới, nhiều làng nghề bún đã quyết tâm vượt khó, lao động hết sức
mình với ý thức quý trọng, giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại. Đồng
thời, nhiều làng nghề làm bún không chỉ mang ý nghĩa giữ gìn nghề truyền thống
địa phương mà còn là thu nhập ổn định, hấp dẫn trong sự lựa chọn so với nghề
khác của người nông dân sau mùa vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương
phát triển tốt nghề truyền thống , và nguồn thu nhập kinh tế của nông dân từ
nghề làm bún là một thế mạnh thì còn có rất nhiều địa phương có nguy cơ nghề
làm bún truyền thống bị suy yếu, đang dần có nguy cơ bị mai một do tốc độ



8
công nghiệp hoá , đô thị hoá quá nhanh đặc biệt ở một số làng nghề ngoại thành
Hà Nội.
Thủ đô Hà Nội, vùng đất chứa đựng của lịch sử ngàn năm văn hiến, là nơi
hội tụ những nét tinh hoa của nghề, làng nghề truyền thống nhưng chính các
quận, huyện ngoại thành Hà Nội lại là nơi có tốc độ đô thị hoá cao, đường quốc
lộ và các khu công nghiệp, khu trung tâm du lịch, thể thao, giải trí dần thay thế
ruộng vườn, đất đai mạnh mẽ. Kinh tế, văn hoá, tâm lý, xã hội của người dân
làng nghề có nhiều sự thay đổi do điều kiện cuộc sống thay đổi. Chính vì vậy,
người dân có mong muốn thay đổi nghề nghiệp.
Làng nghề làm bún Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội là một điển hình
trong số các làng nghề ngoại thành Hà Nội chịu ảnh hưởng mạnh của xu thế trên.
Từ việc nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc hiện trạng trên, với mong muốn
đi sâu tìm hiểu vấn đề, tác giả quyết định lựa chọn đề tài mang tên: “Nghiên
cứu hành vi giữ gìn nghề làm bún truyền thống của người dân làng Phú Đô
- Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội” cho luận văn thạc sĩ Tâm lý học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hành vi, những khó khăn thuận lợi và những yếu tố
ảnh hưởng đến việc giữ gìn nghề truyền thống của người dân làng Bún Phú Đô -
Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội.
Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm gìn giữ và bảo vệ
nghề truyền thống của địa phương.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng hành vi, những khó khăn thuận lợi và những yếu tố ảnh hưởng
đến việc giữ gìn nghề truyền thống của người dân làng Bún Phú Đô - Mễ Trì -
Từ Liêm - Hà Nội.



9
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Số lượng: 200 người dân, trong đó có 110 người sống trong gia đình có làm
bún & 90 người sống trong gia đình không làm bún tại làng Phú Đô - Mễ Trì -
Từ Liêm - Hà Nội.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận:
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các vấn đề về hành vi, động
cơ nhu cầu giữ gìn nghề truyền thống của người dân.
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu thực trạng hành vi giữ gìn nghề truyền thống của người dân
làng bún Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng.
- Nghiên cứu những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc
giữ gìn và phát triển nghề làm bún truyền thống của địa phương.
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp dưới góc độ tâm lý nhằm giữ gìn
nghề làm bún truyền thống của làng.
5.Giả thuyết nghiên cứu:
Hành vi giữ gìn nghề làm bún truyền thống của người dân làng bún Phú
Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội có sự khác biệt giữa những người là thành viên
của gia đình có làm bún và gia đình không làm bún.
Có tương quan thuận trong hành động thuyết phục, lôi cuốn người khác
tham gia giữ gìn nghề truyền thống với mong muốn được giữ gìn, phát triển nghề
làm bún của người dân.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi giữ gìn nghề làm bún truyền thống
của người dân Phú Đô trong đó bao gồm: quá trình đô thị hóa của địa phương,


10

nghề làm bún vất vả, nặng nhọc nhưng thu nhập thấp và không được xã hội tôn
vinh, kính nể.




6.Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
6.1.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích các tài liệu có liên
quan, phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát hoá,
6.1.2. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đóng góp của các nhà
chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học về nội dung cần
được xem xét khi xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của luận
văn.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp
chính để thu thập số liệu thực tế cho đề tài nghiên cứu dựa trên hệ thống
câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết cấu bảng câu hỏi gồm các câu hỏi đóng và
mở, kết hợp bổ sung kiểm tra lẫn nhau.Với đề tài này chúng tôi dùng bảng
câu hỏi để điều tra nhóm khách thể người dân có hành vi giữ gìn nghề làm
bún truyền thống của làng Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp áp dụng để
tìm hiểu sâu và trực tiếp các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khai thác thêm thông
tin, làm sáng tỏ những vấn đề mà phương pháp Ankét chưa điều tra được.


11
6.2.3.Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp tìm hiểu gián
tiếp các thông tin có liên quan, phương pháp này được tiến hành xen kẽ

trong quá trình thực hiện các phương pháp khác. Mục đích nhằm đánh giá
vấn đề một cách khách quan, triệt để hơn.
6.2.4 Phương pháp thống kê toán học thông qua việc sử dụng phần
mềm SPSS 20: Sử dụng các công thức toán học để xử lý số liệu nghiên
cứu.
7.Cấu trúc của luận văn gồm :
Phần mở đầu.
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Tổ chức, tiến trình, phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Kết luận, khuyến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.














12








Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
HÀNH VI GIỮ GÌN NGHỀ LÀM BÚN TRUYỀN THỐNG

1.1.Tổng quan nghiên cứu về hành vi
Hành vi dưới góc độ tâm lý học là một vấn đề đã được nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.1.1. Nghiên cứu về hành vi trên thế giới.
- Nghiên cứu về hành vi theo quan điểm của chủ nghĩa hành vi:
Năm 1913, thuật ngữ “hành vi” xuất hiện với tư cách là một khái niệm của
tâm lý học trong bài báo cáo của J.Watson: “Tâm lý học dưới con mắt của nhà
hành vi”. Từ đó cho đến nay, có rất nhiều trường phái tâm lý học nghiên cứu về
hành vi. Những vấn đề lý luận về hành vi của mỗi trường phái tâm lý học còn có
sự khác nhau và vì thế chỉ ra cách thức nghiên cứu từng loại hành vi và điều
khiển hành vi khác nhau.
Thuyết hành vi cổ điển: do nhà tâm lý học người Mỹ J. Watson (1878-
1958) sáng lập, ông cho rằng: ở con người cũng như động vật, hành vi được hiểu
là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp ứng lại một kích
thích. Tất cả các hiện tượng tâm lý được quy về những phản ứng của cơ thể, chủ
yếu là các phản ứng vận động. Ở thuyết này, tư duy đồng nhất với các động tác


13
ngôn ngữ, còn cảm giác thì đồng nhất với các thay đổi bên trong cơ thể. Đơn vị
của hành vi là mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng” [20, tr.215]. Phương
pháp cơ bản để nghiên cứu và giải thích hành vi của thuyết cổ điển là công thức:

S  R
Trong đó:
+ S: Tác nhân kích thích (Stimulation)
+ R: Phản ứng, sự trả lời (Reaction, Respond)
Theo J. Watson,bất kỳ hành vi nào của người hay động vật đều có thể
nghiên cứu một cách khách quan theo công thức trên. Dựa vào công thức này các
nhà tâm lý học hành vi thời đó hy vọng có thể điều khiển hành vi và điều khiển
con người. Thuyết hành vi cổ điển cho rằng có thể điều khiển hành vi theo
phương pháp “thử và sai”: việc giải quyết vấn đề bao giờ cũng bắt đầu từ những
hành động lộn xộn, không kết quả, thử và lỗi. Những hành động này được lặp đi
lặp lại và đến một lúc nào đó, tất nhiên sẽ xuất hiện hành động đúng có hiệu quả.
Nếu như vấn đề sẽ tiếp tục được đặt ra thì trước sau cũng hình thành được một
kỹ năng, kỹ xảo nào đó [20].
Thuyết hành vi cổ điển đã có những thành công nổi bật là:
- Với cương lĩnh đầu tiên của mình, thuyết hành vi đã tạo nên một
không khí khoa học hoàn toàn mới khác hẳn với bộ mặt tâm lý học thời kỳ đầu
thế kỷ 20, tức là một nền tâm lý học kiểu mới thoát khỏi tâm lý học nội quan duy
tâm.
- Do lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu và dùng phương pháp
khoa học tự nhiên nên tâm lý học hành vi lần đầu tiên có dáng dấp của một nền
tâm lý học khách quan. Sự xuất hiện của tâm lý học hành vi đã làm cho tâm lý
học phát triển [20].
Tuy vậy, thuyết hành vi cổ điển vẫn còn nhiều hạn chế:


14
- Thuyết hành vi xuất phát từ phương pháp luận sai lầm, đó là quan
điểm máy móc, sinh vật hoá con người và tâm lý con người.
- Thuyết hành vi đã hoàn toàn phủ nhận tâm lý ý thức con người, hạ
thấp con người ngang hàng con vật. Hiểu hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ

thể trước các tác động của kích thích là điều không đúng.


Thuyết hành vi mới:
Nhìn nhận được những thiếu sót của thuyết hành vi cổ điển, sau này
các nhà tâm lý học như: E.C.Tolman, K.L.Hull dựa trên công thức hành vi cũ
đã bổ sung thêm khía cạnh ý thức, đưa ra công thức mới [20]:
S M  R
Trong đó:
+ S: Kích thích
+ M: Yếu tố trung gian (kinh nghiệm xã hội, vốn hiểu biết, nhu cầu, thái
độ, tri thức, niềm tin…)
+ R: phản ứng, sự trả lời

Công thức của thuyết hành vi mới là:
Trong đó:
+ Yếu tố kích thích:
S
Yếu tố kích
thích
M
Ý thức –
Yếu tố
trung gian
R
Phản ứng
trả lời


15

Gây nên sự hoạt động và làm thúc đẩy hoạt động của con người. Hiệu quả
của kích thích tạo nên phụ thuộc vào: loại tác nhân kích thích, cường độ kích
thích, tần suất kích thích và thời điểm chịu kích thích cơ thể có nhu cầu gì.
+ Yếu tố trung gian:
Bao hàm ý thức (nhận thức, tình cảm, thái độ…). Ý thức của các cá nhân
quyết định phản ứng đáp lại của cơ thể. Ý thức của mỗi người không giống
nhau, nên cùng một kích thích tác động, các cá nhân có cách xử lý khác nhau, do
đó dẫn đến phản ứng đáp lại là phong phú, đa dạng.
+ Phản ứng trả lời:
Nhằm đáp ứng mục đích thích nghi có lợi cho cơ thể, cá nhân thể hiện sự
thích nghi đó bằng mọi cách, mọi cố gắng bằng phương tiện sẵn có. Biểu hiện
của phản ứng trả lời là hành động và xúc cảm của con người [20].
Quan niệm về hành vi trong tâm lý học hành vi tạo tác của B.F.Skinner:
Kế thừa tâm lý học hành vi của J.Watson, Skinner cho rằng trong hệ thống hành
vi có một loại hành vi tạo tác, chẳng hạn động vật bị rơi vào hoàn cảnh- chiếc
lồng do người thực nghiệm tạo ra (gọi là “cái lồng Skinner”) thì thoạt đầu động
vật thực hiện một số thao tác (cử động) ngẫu nhiên, có thao tác đúng tức là đi
đúng hướng có kích thích được củng cố. Những thao tác này chính là tác động
ngược lên có thể nhìn thấy của củng cố. Dù coi môi trường gồm môi trường vật
lý, sinh vật, môi trường xã hội hay còn gọi là môi trường văn hoá, thì con người
theo quan niệm của Skinner chẳng qua vẫn là cơ thể người mang hành vi được
hình thành nhờ có các loại môi trường tác động vào. Môi trường theo J. Watson
có vai trò khơi dậy hành vi , còn theo Skinner có vai trò chọn lọc hành vi ; sự
tăng cường các yếu tố phụ thuộc mà môi trường cung cấp sẽ quyết định hành vi
nào trở nên mạnh hơn và hành vi nào không [10, tr.505]. Điều này có nghĩa là
xác suất, tần số và cường độ xuất hiện hành vi tạo tác hoàn toàn phụ thuộc vào


16
các yếu tố củng cố và cách thức củng cố từ môi trường. B.F. Skinner cho rằng sự

khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với hành vi tạo tác là hành vi có điều
kiện xuất hiện nhằm tiếp nhận một kích thích củng cố , còn hành vi tạo tác nhằm
tạo ra một kích thích củng cố. Vì vậy người ta gọi hành vi tạo tác là hành vi được
hình thành “trong điều kiện hoá có hiệu lực” nhằm đáp lại kích thích của môi
trường một cách tích cực chủ động. Nhờ tiếp cận các điều kiện hoá có hiệu lực
mà có thể kiểm soát được các hành vi. Theo Skinner: Cái gọi là sự kiện tâm lý
thực ra chỉ là sự kiện sinh lý được dán cho cái nhãn ý thức [10, tr.504].
Như vậy, thuyết hành vi mới đã nghiên cứu hành vi theo phương pháp tiếp
cận mới, trong đó hành vi được hiểu là một tổng thể có các yếu tố trung gian làm
khâu gián tiếp giữa kích thích và phản ứng. Tuy nhiên, trong khi giải quyết các
vấn đề cơ bản trong lý thuyết của mình, các nhà hành vi mới vẫn dựa theo
phương pháp luận của thuyết hành vi cổ điển với cách hiểu con người như là kẻ
chứa đựng hành vi theo chủ nghĩa tự nhiên. Do đó thuyết hành vi mới vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế [20].
Tóm lại, các tác giả của Tâm lý học hành vi coi hành vi chỉ đơn thuần là phản
ứng trả lời kích thích. Tuy có quan niệm hơi khác nhau về các yếu tố và vai trò
của chúng tác động đến hành vi, nhưng đều nhấn mạnh tính quyết định của kích
thích đối với hành vi; không thừa nhận có sự tồn tại của tâm lý, ý thức và tác
động của nó đối với hành vi người. Môi trường có vai trò khơi dậy hành vi, cứ có
kích thích là có hành vi theo công thức S > R. Tâm lý, ý thức là cái gì đó vu
vơ, vô ích đối với hành vi (J.Watson), môi trường có vai trò chọn lọc hành vi,
các yếu tố củng cố và cách thức củng cố từ môi trường quyết định hoàn toàn
hành vi tạo tác; các sự kiện tâm lý thực ra chỉ là các sự kiện tâm lý được dán cho
cái nhãn ý thức (Skinner). Thêm biến số trung gian M giữa S >R thành công


17
thức S – M – R, nhưng M lại phụ thuộc chủ yếu vào môi trường bên ngoài
(E.C.Tolman, K.L.Hull )[10].
- Nghiên cứu về hành vi theo quan điểm của phân tâm học:

Sigmun Freud, đại diện cho trường phái Phân tâm học (1856-1939). Ông xây
dựng lý thuyết tâm lý học để giải thích những hiện tượng trong cuộc sống xã hội
và làm căn cứ cho chữa bệnh tâm thần. Theo ông, tâm lý con người được tạo bởi
ba khối: Vô thức, ý thức và siêu thức. Ứng với ba khối đó là cái ấy, cái tôi và cái
siêu tôi. Đó là các giả thuyết về năng lượng tâm thần, vô thức và cơ cấu đời
sống tinh thần [16, tr.56].
Tiếp nối S. Freud là các cộng sự như Jung, Adler đã kế thừa lý thuyết của
Freud để xây dựng trường phái Phân tâm học mới.
Về vô thức : Khái niệm vô thức là khái niệm cơ bản trong học thuyết phân
tâm của S. Freud. Trên cơ sở phân tích những yếu tố thực nghiệm hành vi trong
thôi miên, giấc ngủ, giấc mơ, liên tưởng. Khối vô thức là khối bản năng, trong đó
bản năng tình dục giữ vị trí trung tâm. Theo Freud tất cả các hiện tượng tâm hồn
được chia ra 2 nhóm: ý thức và vô thức. Vì vậy, cấu trúc tâm lý phải phân ra hai
hệ thống ý thức và vô thức. Trong vô thức còn phân ra tiền ý thức. Vô thức là
những ham muốn hay những biểu tượng bị dồn nén, kiểm duyệt [16, tr.54]. Đó là
những bản năng hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm đòi hỏi sự thỏa mãn ngay
lập tức những khát vọng bản năng. Vô thức ngấm ngầm chi phối hành vi của con
người. Những hành vi mà con người không thể dùng ý thức can thiệp được, gọi
là hành vi sai lạc như lỡ lời, sự quên hay những biểu hiện trong giấc mơ. Những
hiện tượng mà ban ngày con người không thỏa mãn được thì được thể hiện trong
giấc ngủ dưới những hình thức khác nhau do sự can thiệp của vô thức.
Về ý thức tương đương với “cái tôi”. Cái tôi được hình thành do áp lực
thực tại bên ngoài, đến toàn bộ khối bản năng. Hoạt động của cái tôi theo nguyên


18
tắc thực tại. Con người phải dùng một năng lượng đáng kể để kiềm chế và kiểm
soát những bản năng phi lí của “cái ấy”. Cái tôi có tính chất tự chủ. Nó tự chủ về
nguồn năng lượng từ trong cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng
của bản năng tình dục được trung hòa. Nó còn tự chủ với môi trường, chọn lọc

kích thích của môi trường [16, tr.57].
Về siêu thức hay còn gọi là “cái siêu tôi” là những chuẩn mực đạo đức của xã
hội quy định đòi hỏi cái tôi phải ý thức thực hiện. Hoạt động của cái siêu tôi theo
nguyên tắc kiểm duyệt [16,tr.57].
Như vậy, hành vi của con người có thể do khối vô thức điều khiển có sức
mạnh động lực bên trong bởi các bản năng bị kìm nén tạo ra. Tuy nhiên, hành vi
của con người không chỉ được điều chỉnh bằng vô thức mà còn được điều chỉnh
bằng ý thức. Đó là quá trình điều chỉnh tổng hợp, là một hệ thống tự điều chỉnh
theo chuẩn mực mà xã hội, đạo đức, giáo dục quy định [16,tr.64].
- Nghiên cứu về hành vi theo quan điểm của Tâm lý học nhân văn:
A. Maslow được coi là “Người cha tinh thần” của Tâm lý học nhân văn (ra
đời vào những năm 60 của thế kỷ XX). Trong lý thuyết của ông, nhu cầu của con
người được sắp xếp theo thứ tự nhất định từ bậc thấp đến bậc cao, nhu cầu bậc thấp
được thoả mãn trước thì sẽ xuất hiện nhu cầu bậc cao hơn. Theo trường phái này:
Hành vi của con người không chỉ bao gồm hành vi “mở” (phản ứng quan sát được)
mà còn bao gồm hành vi “kín” (là những phản ứng không quan sát được – những
trải nghiệm chủ quan của con người). Hai phần này ít gắn bó với nhau [9, tr.93-95].
Các quan điểm của trường phái tâm lý học nhân văn có khuynh hướng khác với
cách giải thích của Tâm lý học hành vi và của Phân tâm học về hành vi. Nếu Tâm lý
học hành vi lấy các điều kiện bên ngoài, còn Phân tâm học lấy các điều kiện bên
trong làm nguyên tắc quyết định hành vi của con người thì Tâm lý học nhân văn
cho rằng: Con người có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình chứ


19
không phải hoàn toàn do tác động bên ngoài hoặc bên trong. Hành vi của con người
là sự tổng hợp của nhiều khuynh hướng, họ lý giải hành vi của con người trên cơ sở
tôn trọng con người với tư cách cá nhân- tôn trọng giá trị sáng tạo, trách nhiệm
cũng như các phẩm chất cá nhân.
Như vậy, theo trường phái này thì hành vi con người có thể nhận thức được

và kiểm soát được hành vi của mình, chứ không phải hoàn toàn do tác động bên
ngoài hoặc do vô thức quyết định. Hành vi do nhu cầu thúc đẩy và chịu tác động
của nhiều khuynh hướng. Tuy nhiên , Tâm lý học nhân văn chỉ đề cập hành vi ở góc
độ cá nhân mà bỏ qua sự chi phối của xã hội là không đầy đủ.
- Nghiên cứu về hành vi theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động.
“Hành vi” theo quan điểm của các nhà Tâm lý học hoạt động không giống
khái niệm “hành vi” của các nhà Tâm lý học hành vi.
L.X. Vưgôtski trong bài báo cáo “Ý thức là vấn đề chung của tâm lý học
hành vi” (được coi là cương lĩnh đầu tiên của Tâm lý học hoạt động) đã xác định
“hành vi” là “cuộc sống”, là “lao động”, là “thực tiễn”, tức là phải hiểu hành vi là
hoạt động với đơn vị của nó là hành động trong cuộc sống, tâm lý, ý thức và hoạt
động không tách rời nhau. Việc tạo ra và sử dụng các tín hiệu tự tạo (còn gọi là
các dấu hiệu) làm cho hành vi con người khác hẳn với hành vi con vật. Ở động
vật, các dạng hành vi chủ yếu được hợp thành hai nhóm phản ứng: Bẩm sinh (vô
điều kiện ) và tự tạo (có điều kiện). Có thể nói hành vi của động vật được coi là
kinh nghiệm di truyền, kinh nghiệm cá thể. Quá trình hình thành hành vi người
là quá trình hình thành hoạt động dấu hiệu, từ các dấu hiệu trung gian đơn giản
của hành vi đến chỗ dấu hiệu có ý nghĩa công cụ, phương tiện giao tiếp cũng như
phương tiện điều khiển hành vi bản thân. Hành vi không phải là một tổ hợp các
phản xạ, phản ứng máy móc theo kiểu “kích thích > phản ứng” nhằm giúp cơ
thể thích nghi với môi trường mà hành vi đã chịu sự định hướng, điều khiển,


20
điều chỉnh. Hành vi được xem như tổ hợp các cử động thao tác, là mặt bề ngoài
của hoạt động[10, tr.296]. Các quá trình này thực hiện dưới sự định hướng và
tích cực hoá của tâm lý, ý thức. Vì vậy, tác giả L.X Vưgôtski viết: “ý thức hoá ra
là một cấu trúc rất phức tạp của hành vi” [10,tr.294]. Theo tác giả, hành vi được
hiểu là hoạt động có ý thức của con người, hành vi như một thành tố của ý thức,
giữ chức năng điều chỉnh. Ông cũng chủ trương nghiên cứu hành vi và tâm lý

người trong sự tác động qua lại với môi trường xung quanh. Như vậy, theo quan
niệm của L.X. Vưgôtski, hành vi gắn với tâm lý, chúng không tách rời nhau. [10,
tr.296].
Theo tác giả X.L. Rubinstein: Hành vi là hoạt động đặc biệt, và hoạt động
chuyển thành hành vi chỉ khi mà động lực hoạt động từ bình diện đối tượng
chuyển sang quan hệ cá nhân – xã hội. Như vậy, hành vi không còn là một hay
vài cử chỉ riêng rẽ nào đó của con người mà là tổ hợp các cử động, thao tác hành
động bề ngoài của con người. Đây là vấn đề phương pháp luận của việc nghiên
cứu hành vi người. [20, tr.198].
A.V. Pêtrôvxki và M.G.Iarôsevxki trong “Từ điển giản yếu” quan niệm:
Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống, thông qua hoạt tính bên ngoài
(vận động) và bên trong (tâm lý). [20, tr.102].
Tác giả A.N. Leônchiev cho rằng: Trong bản thân ý thức có cái “nghĩa” và
cái “ý”; cả “nghĩa” và “ý” cùng tham gia vào hành động của con người. “Nghĩa”
là sự phản ánh hiện thực không phụ thuộc vào những thái độ riêng của một
người riêng biệt đối với hiện thực này, còn ý thức của hành động biến đổi cùng
với động cơ của nó và vì thế sự biến đổi của nghĩa và ý là không như nhau[2,
tr.327]. Về nghĩa hành động có thể hầu như vẫn giữ nguyên, nhưng động cơ thay
đổi thì ý của hành động đã biến đổi và điều này có thể dẫn tới kết quả hành động
hoàn toàn khác. Để cho nội dung đang được tri thức trở thành nội dung được chủ


21
thể ý thức thì hoạt động của chủ thể, nó phải chiếm vị trí cấu trúc của mục đích
trực tiếp của hành động- tham gia vào mối quan hệ phù hợp với động cơ của
hoạt động. Ông khẳng định: trong hoàn cảnh sống nhất định buộc cá nhân phải
lựa chọn giữa các nghĩa (“vô thưởng vô phạt” đối với chủ thể – từ dùng của A.
N. Lêônchiep mà là lựa chọn cái “ý cá nhân”. Hành vi không phải là những phản
ứng máy móc của một cơ thể sinh vật mà hành vi phải được hiểu là hoạt động có
ý thức của con người nhằm vào các đối tượng để thoả mãn các nhu cầu của con

người. [3, tr.329]. Đây là một quan điểm rất quan trọng khi xem xét hành vi thích
ứng xã hội của con người.
Do đó, theo quan điểm của tâm lý học hoạt động cả ý thức và hành vi đều tham
gia một cách tích cực vào quá trình tác động của con người lên thế giới xung
quanh, lên người khác và lên chính bản thân mình.
Như vậy, khái niệm “hành vi trong tâm lý học hoạt động là mặt biểu hiện cụ thể
ra bên ngoài của hoạt động ” .
1.1.2. Nghiên cứu hành vi ở Việt Nam.
Những nghiên cứu hành vi ở Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều của hệ
thống lý luận tâm lý học Liên Xô. Những nghiên cứu lý luận về hành vi cũng
được rất nhiều nhà nghiên cứu tâm lý đầu ngành đưa ra các quan điểm của
mình.
Trong “Từ điển Tiếng Việt ” do tác giả Hoàng Phê chủ biên định nghĩa:
“Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một
người trong một hoàn cảnh nhất định”
Trong “ Từ điển tâm lý” (Nguyễn Khắc Viện) viết: “Hành vi là các hoạt
động cụ thể, những phản ứng của con người hay động vật khi bị một yếu tố nào
đó trong môi trường kích thích với mục đích là thích nghi với môi trường”
Theo tác giả Phạm Minh Hạc:


22
“ Hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động xã hội và bao giờ
cũng gắn liền với động cơ, mục đích” [9, tr.19]
Do đó tác giả nhận xét “Tâm lý học hoạt động nghiên cứu tâm lý ở cấp
bậc hoạt động với đơn vị là hành động và trong trường hợp này, hành vi như là
tổ hợp các cử động, các thao tác, là mặt bề ngoài của hoạt động”.
Theo tác giả Lưu Song Hà trong Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu về hành vi
lệch chuẩn của học sinh trung học cơ sở Hà Nội” và mối tương quan giữa nó với
kiểu quan hệ cha mẹ – con cái cũng đưa ra khái niệm hành vi:

“Hành vi được biểu hiện là hành vi xã hội, là cách cư xử của một người
trong một hoàn cảnh cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ
nhất định”. [4, tr.29].
Bên cạnh đó, còn có một số tác giả khác cũng nghiên cứu rất nhiều về
hành vi như: Đoàn Thị Thanh Huyền “Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em
vị thành niên dưới góc độ gia đình” (Luận văn thạc sỹ – 2007), Nguyễn Như
Chiến “Nghiên cứu hành vi chấp hành luật giao thông đường bộ của học sinh
trung học cơ sở khi tham gia giao thông” (Luận án Tiến sỹ – 2009)…
Như vậy việc nghiên cứu về “hành vi giữ gìn nghề truyền thống” dưới góc độ
tâm lý học chưa nhiều. Vấn đề này chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế
học, xã hội học hoặc văn hoá du lịch, tiêu biểu gồm một số tác phẩm như: Bùi
Văn Vượng với “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (1998) , Nguyễn
Viết Sự với “Tuổi trẻ với nghề truyền thống Việt Nam ” (2001), Dương Bá
Phượng “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá”
(2001); hoặc một số luận văn thạc sỹ như “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển
làng nghề Tương bần huyện Mỹ Hào - Hưng Yên” (2009) của tác giả Phạm Đình
Hưng; “Nghiên cứu phát triển một số nghề sản xuất truyền thống trên địa bàn
huyện  n Thi Hưng Yên” (2008) của Trần Tuấn Nghĩa. Ngoài ra, một số tác


23
giả cũng đề cập đến nghề làm bún tại một số địa phương như ở Vân Cù – Huế,
An Nhơn – Bình Định, Cẩm Thạch – Quảng Trị, Đông Cận – Hải Dương, Đông
Xuân – Thái Bình,… nhưng chủ yếu dừng lại ở góc độ điều tra xã hội học , vệ
sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “hành vi giữ gìn nghề
làm bún truyền thống tại làng bún Phú Đô” dưới góc độ tâm lý học là chưa có
công trình nào. Vì vậy,việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết, nó giúp cho
chính quyền địa phương, chính quyền các cấp, bản thân mỗi người dân thấy
được nhu cầu, động cơ, hứng thú, …của người dân ở Phú Đô đối với việc giữ gìn
và bảo tồn nghề làm bún trong tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ như hiện nay.

1.2. Một số vấn đề lý luận về hành vi và hành vi giữ gìn nghề truyền thống
1.2.1. Khái niệm hành vi
Trên cơ sở phân tích lý luận về hành vi của các trường phái tâm lý học chủ
yếu của Tâm lý học phương Tây và Tâm lý học hoạt động, kết hợp với sự tham
khảo một số khái niệm về hành vi như đã trình bày ở trên, chúng tôi đưa ra quan
niệm về “hành vi” như sau:
“Hành vi là mặt bề ngoài của hoạt động, được biểu hiện ra bên ngoài
bằng hành động, lời nói, cử chỉ nhất định và bao giờ cũng gắn với mục đích,
động cơ”.
Hành vi con người về cơ bản là hành vi có ý thức, do tâm lý định hướng,
điều khiển và điều chỉnh. Tuy nhiên hành vi của con người trong những hoàn
cảnh và điều kiện cụ thể được kiểm duyệt bởi ý thức (hành vi có ý thức) và cũng
có thể không hoặc ít được kiểm duyệt bởi ý thức (hành vi vô thức, hành vi tự
động hoá). Hành vi của con người được biểu hiện ra bên ngoài qua hành động,
lời nói cử chỉ và bao giờ nó cũng được thúc đẩy bởi mục đích, động cơ bên
trong.


24
Từ việc đưa ra khái niệm hành vi, chúng tôi tìm hiểu khái niệm giữ gìn .
Theo “Từ diển Tiếng Việt”: “giữ gìn” là “sự bảo vệ, duy trì cho được lâu, để
chống lại sự phá huỷ, thiệt thòi hoặc gây hại cho một sự vật, sự việc, hiện tượng
nhất định” [27].
Từ các khái niệm “hành vi”, “giữ gìn” như trên đã phân tích và tổng hợp,
chúng tôi đưa ra khái niệm “hành vi giữ gìn” như sau:
“Hành vi giữ gìn là một hành vi xã hội nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển để
chống lại sự phá huỷ, thiệt thòi hoặc gây hại cho một sự vật, sự việc, hiện
tượng nhất định” .
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm nghề truyền thống
1.2.2.1. Khái niệm nghề truyền thống

PGS.TS Nguyễn Viết Sự đã khẳng định: nghề “xuất hiện trong điều kiện
trang bị kỹ thuật thô sơ và lao động chủ yếu bằng tay” thì được gọi là nghề
truyền thống [25, tr. 17].
Nghề được xếp vào các nghề truyền thống phải có đầy đủ các yếu tố sau
[25, tr .12]:
1. Đã hình thành tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta.
2. Sản xuất tập trung tạo thành các làng nghề, phố nghề.
3. Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.
4. Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam
5. Sử dụng nguyên liệu tại chỗ và trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu.
6. Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo có giá trị và chất lượng cao vừa là
hàng hoá vừa là sản phẩm văn hoá nghệ thuật, mỹ thuật thậm chí trở thành di sản
văn hoá dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt nam.


25
7. Là nghề nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp
đáng kể về kinh tế vào ngân sách nhà nước.
Làng nghề làm bún Phú Đô được xếp vào danh sách các làng nghề truyền thống
với tất cả các đặc điểm trên. Làng nghề đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm,
tập trung thành một làng nghề với đội ngũ thợ lành nghề, sử dụng trang thiết bị
thô sơ, chủ yếu bằng tay mặc dù hiện nay đã đưa thêm một số trang thiết bị hiện
đại vào một số khâu sản xuất như xay sát gạo, vắt bún, Làng bún Phú Đô có sản
phẩm mang danh nổi tiếng Phú Đô. Bởi khi nói tới Phú Đô, người ta biết đến
bún và bún nổi tiếng đất Hà thành không thể không nhắc tới Phú Đô. Nó gắn bó
và ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng sành ăn món bún.
1.2.2.2. Đặc điểm của nghề truyền thống
Sản xuất của các nghề truyền thống được nhìn nhận từ nhiều góc độ của
kinh tế – xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo [18, tr. 19]
Về giá trị kinh tế:

Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ
vật dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội,
chùa và cung đình… Nó không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem
lại giá trị ngoại tệ khi xuất khẩu ra nước ngoài.
Với giá trị kinh tế, nghề làm bún tại Phú Đô có thể xem như một nghề
nghiệp chính của người nông dân sau mùa vụ. Nghề đem lại một khoản thu nhập
ổn định, tạo một lượng công ăn việc làm lớn cho người dân thổ cư nơi đây trong
những thời kỳ trước khi đô thị hóa, công nghiệp hóa vào khu vực này. Người
nông dân ở đây không chỉ có hai vụ lúa thuần nông như một số địa phương khác.
Họ có nghề để làm quanh năm, ngoài việc sản xuất bún tiêu thụ trên thị trường,
họ còn có thể sử dụng cám bã để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Điều này làm tăng
một nguồn thu đáng kể cho người nông dân.


26
Về giá trị văn hoá - xã hội:
Sản phẩm nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những sắc
thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hoá của dân tộc thể hiện tư duy, triết
lý Á Đông, phong tục tập quán truyền thống, phong cách sống của dân tộc… tất
cả đều có thể biểu hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc sản phẩm
mà chỉ có nghề truyền thống mới lột tả hết.
Sản phẩm của nghề truyền thống Việt Nam có những nét riêng và độc
đáo tới mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó, sản phẩm
nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra sản phẩm ấy nổi tiếng. Chính vì vậy, sự
bảo tồn và phát triển làng nghề là vô cùng quan trọng. Và yếu tố đảm bảo cho
làng nghề có sức sống mạnh mẽ và trường tồn cùng lịch sử dân tộc.
Làng nghề truyền thống nào cũng có bí quyết nghề nghiệp riêng làm cho
sản phẩm của làng mình không giống các sản phẩm của làng khác. Họ duy trì và
phát triển bí quyết riêng đó theo cách cha truyền con nối, truyền đạt từ thế hệ này
sang thế hệ khác đúc kết qua kinh nghiệm thực tế làm nghề. Làng nghề bún Phú

Đô cũng có một số hương ước riêng, nhằm duy trì và bảo tồn nghề cho con cháu
mà không lộ bí quyết ra ngoài. Để đạt được điều này, những hương ước của làng
cũng được quy định rõ nhằm không truyền bí quyết cho người làng khác. Chính
vì vậy, tính cộng đồng làng xóm càng được củng cố và nâng cao do họ cần phải
cố kết với nhau để giữ gìn và phát triển bí quyết này. Tuy nhiên, trên thực tế hiện
nay do tốc độ đô thị hóa cao, tỷ lệ dân nhập cư lớn nên nghề của ông cha đã dần
bị mai một . Đồng thời, số lượng dân từ tỉnh khác, nơi khác chuyển đến nhiều
nên tính cố kết cộng đồng bị giảm sút, không còn gắn bó bền chặt như trước đây.
Hơn nữa, nghề truyền thống đã tạo việc làm tại chỗ, thu hút nguồn nhân
lực lớn của xã hội, tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên to lớn cho dân chúng
sinh sống. Đó là những giá trị hết sức to lớn cả về kinh tế và văn hoá xã hội.

×