Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LƯC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TẠI XÃ MỄ TRÌ – TỪ LIÊM – HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.52 KB, 25 trang )

Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

MỤC LỤC
NỘI DUNG
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………

TRANG
2

PHẦN I: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM NÓI CHUNG ……………………………………..

3

I. Khái niệm BLGĐ và một số khái niệm liên quan …………...

3

1. Khái niệm về bạo lực gia đình: ……………………………….

3

2.Một số khái niệm có liên quan: ……………………………….

3

II. Các cấp độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình ………………..

4



1. Anh hưởng của bạo lực thể chất ……………………………

4

2. Ảnh hưởng của bạo lực tinh thần …………………………….

6

3. Ảnh hưởng của bạo lực tình dục…….......................................

8

4. Ảnh hưởng của bạo lực kinh tế ……………………………….

11

5. So sánh bạo lực phụ nữ và trẻ em giữa thành thị và nông thôn …

13

PHẦN II: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LƯC GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TẠI XÃ MỄ TRÌ – TỪ LIÊM – HÀ NỘI ………

15

I .THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI XÃ
MỄ TRÌ …………………………………………………………………………….

15


1. Đối với trẻ em ………………………………………………….

15

2. Đối với phụ nữ ………………………………………………...

17

3. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với cá nhân …………...

19

4. Ảnh hưởng đối với gia đình ………………………………….

21

5. ảnh hưởng tới xã hội ………………………………………….

21

II. NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ………………………..

22

1. Từ phía khách quan …………………………………………..

22

2. Từ phía chủ quan ……………………………………………..


23

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM ………………………………………………………

24

KẾT LUẬN ……………………………………………………………......

25

1


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

LỜI MỞ ĐẦU
Bạo lực gia đình đang là vấn đề bức xúc nó không còn là vấn đề riêng của
mỗi gia đình mà nó trở thành mối quan tâm của mọi người , mọi tổ chức và toàn
xã hội .ở việt nam trong những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường,
thiết chế gia đình ngày càng lỏng lẻo nên vấn đề của Bạo lực đang có xu hướng
gia tăng , mà nhiều nạn nhân của bạo lực gia đình đó là phụ nữ và trẻ em đang
xẩy ra khá phổ biến ở Việt Nam, nó diễn ra ở mọi vùng, cả ở đô thị lẫn nông thôn,
trong các gia đình ở mọi mức thu nhập…Từ rất nhiều những nguyên nhân khác
nhau dẫn đến tệ nạn xã hội đó, nạn bạo hành gia đình đã để lại không ít những
hậu quả nghiêm trong cho nạn nhân bị bạo hành, để lại những vết thương tích
trên cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa sự sống của nạn nhân, rất nhiều

trường hợp gây ra tử vong, và một hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng đó chính
là ảnh hưởng tới tâm lý như trầm cảm, thần kinh, sợ hãi, và sâu sắc hơn nữa là
ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của trẻ, một thế hệ mầm non tương lai của
Đất Nước.
Trong khuôn khổ của bài viết này, em đã đi sâu tìm hiểu “ Thực trạng ảnh
hưởng của Bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em”, để có những giải pháp
phòng chống nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em hiện nay.
Mặc dù đã có cố gắng nhưng do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên
bài viết của em còn rất nhiều thiếu xót, em rất mong được sự xem xét đánh giá
của cô để bài viết của em được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

PHẦN I
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM NÓI CHUNG
I. Khái niệm BLGĐ và một số khái niệm liên quan
1. Khái niệm về bạo lực gia đình:
Là hành vi và sự đe dọa của các thành viên trong gia đình đối với các
thành viên khác, kết quả là làm cho người phụ nữ hay các thành viên trong gia
đình bị đau đớn về thể xác, tinh thần, tình dục…Bản chất của sự bạo hành là sự
lạm dụng quyền lực để khống chế, khuất phục và kiểm soát người khác.
2.Một số khái niệm có liên quan:
Bạo lực trẻ em là tất cả những hành vi gây thương tổn về thể xác hoặc

tinh thần do những người có trách nhiệm với sự phát triển của trẻ gây ra một cách
không ngẫu nhiên tác động đến tâm lý, đe dọa sự phát triển thể lực, tinh thần và
tình cảm của trẻ em
Bạo lực trong gia đình đối với trẻ em : là mọi hành vi ngược đãi đối với trẻ
em bao gồm những hình thức đối xử tồi tệ về tình cảm hay thể chất, sự lạm dụng
tình dục, sự xao nhãng, sự đối xử không đúng mức, bóc lột vì mục đích thương
mại hoặc mục đích khác, gây tổn thương, tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối với sự
phát triển, sự sống còn, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ
Khái niệm xao nhãng trẻ em: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Sự sao
nhãng hoặc đối xử cẩu thả có khả năng rất cao dẫn đến việc gây ra, làm hại sức
khỏe hoặc thay đổi về mặt tâm lý, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ. Điều này
bao gồm việc không giám sát hay bảo vệ trẻ khỏi những tổn hại ở mức tốt nhất có
thể.

3


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

Khái niệm ngược đãi trẻ em :có nội hàm rộng, không chỉ là sự xâm phạm
đến thân thể mà còn là sự sao nhãng hay bỏ mặc không chăm sóc; sự lạm dụng
tình dục và cả những hành vi gây tổn thương về cảm xúc cho các em. Nó chính là
1 trong những hình thức biểu hiện của sự xao nhãng.
II. Các cấp độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình
Ảnh hưởng ở 3 cấp độ sau:
Đối với bản thân của người bị bạo lực
Đối với gia đình
Đối với nền an sinh xã hội

1. Anh hưởng của bạo lực thể chất
* Đối với cá nhân:
Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như khi bị bạo lực thường gây
cho người bị bạo lực những tổn hại về sức khỏe , để lại những vết thương bâm
tím trên cơ thể, gẫy tay, gẫy chân, nặng nề hơn nữa là gây tử vong.

Ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất của trẻ như: có thể bị gẫy tay, chân,
sự phát triển của trẻ sau này.
Theo UNICEF, trẻ càng nhỏ càng có xu hướng bị tác động của nạn bạo lực
nặng nề. Chúng bị suy yếu nghiêm trọng về tinh thần và tình cảm trong giai đoạn
phát triển quan trọng này. Khi lớn lên, trẻ có thể gặp những rắc rối ở trường học,
bộc lộ hạn chế về những kỹ năng xã hội thông thường, hay chán nản, lo lắng và
có nhiều vấn đề tâm lý khác. Những đứa trẻ này thuộc nhóm đối tượng có nguy
4


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

cơ cao về các hành vi phung phí tiền của, mang thai ở tuổi vị thành niên, phạm
pháp và tiếp tục sa vào vòng tròn bạo lực gia đình, trở thành kẻ thủ phạm hoặc
nạn nhân.
Ảnh hưởng về thể chất là nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng về tâm lý như:
trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn.đó chính là những hậu quả gây nghiêm
trọng, ảnh hưởng về tâm lý để lại cho người phụ nữ cũng như trẻ em như buồn
chán, không muốn giao tiếp, xao nhãng, … [6], đặc biệt là ở trẻ em-đối tượng
nhạy cảm hơn. Những trẻ gái sống trong môi trường bạo lực, khi trưởng thành
khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và thường gặp trắc trở trong tình
yêu. Họ có niềm hoài nghi quá mức với đối tượng khác giới, lý do bắt nguồn tự

việc chứng kiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ hoặc với bản thân mình. Các
trẻ trai về sau này có thể bắt chước các hành vi bạo lực với người vợ trong tương
lai.
* Đối gia đình:
Về tình hình bạo lực gia đình, tuy chưa có số liệu chính xác cấp quốc gia
nhưng theo kết quả khảo sát chọn mẫu ở 8 tỉnh thành của Ủy ban các vấn đề xã
hội của Quốc hội, có tới 23% gia đình có hành vi bạo lực về thể chất, 25% gia
đình có hành vi bạo lực về tinh thần, 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc
quan hệ tình dục. Những thực trạng này đã trở thành vấn nạn gây mất ổn định
về mặt xã hội, cản trở quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo và thực hiện các
mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Làm cho bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng, rạn nứt tình cảm, vì vậy
dễ dẫn đến tình trạng ly hôn , bỏ nhà ra đi, mắc vào các tệ nạn xã hội.

5


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

Làm ảnh hưởng tới kinh tế gia đình như: Chi phí chữa bệnh, không đi làm…
Thiếu sự quan tâm, giáo dục và chăm sóc con cái
* Đối với xã hội:
Ảnh hưởng tới hệ thống an sinh xã hội: Như đối tượng của an sinh xã hội gia
tăng, từ đó dẫn tới nguồn chi phí cho đối tượng cũng tăng lên.
Như chúng ta đã biết thì hệ thống an sinh xã hội của nước ta đang phát triển,
một mặt đem lại sự công bằng cho những đối tượng thiệt thòi, yếu thế trong khi
sự gia tăng của bạo hành gia đình nó sẽ làm cho đối tượng của hệ thống an sinh
tăng lên, đối tượng nhiều như vậy sẽ làm giảm nguồn chi phí cho đối tượng, từ đó

mà nguồn quỹ an sinh bị thu hẹp.
Gia tăng tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, mại dâm…
Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
2. Ảnh hưởng của bạo lực tinh thần
* Khái niệm:
Là nạn nhân bị nghe những lời đe doạ, khủng bố dẫn đến bị áp lực tâm lý
hoặc hoảng loạn tâm thần (Wikipedia)
- Các hình thức bạo lực tinh thần:
+ là dọa cắt nguồn tài trợ chính.
+ không cho thăm nom hoặc kiếm cách đòi lại con
+ Nhục mạng trước công chúng.
+ Dùng lời lẽ chỉ trích quá đáng.
+ Dùng lời đường mật hứa hẹn cho có hy vọng rồi bị nuốt lời.
6


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

+ Liên tục truy hỏi, nói lặng lời để hạ nhân phẩm, làm mất tự trọng.
* Đối với cá nhân.
- Giảm tự chủ.
- Giảm tính sáng tạo.
- Tổn thương về mặt thể chất.
- Rối nhiễu tâm lý và trầm cảm, sự gây hấn, sự sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin,
thất vọng.
- Làm giảm lao động.
- Về mặt sức khỏe, người bị bạo hành thường ốm yếu, sức khỏe kém vì ăn
uống


* Đối với gia đình.
- Mối quan hệ giữa các thành viên bị rạn nứt
- Ảnh hưởng đến phát triển của trẻ, đặc biệt về mặt nhân cách.
- Các mối quan hệ giữa gia đình và xã hội bị thu hẹp lại .
- Kinh tế gia đình bị giảm sút.
- Suy đồi về đạo đức.
* Đối với xã hội.
- Tệ nạn xã hội gia tăng
7


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

- Nạn nhân trở thành gánh nặng cho xã hội
- Chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ của luật pháp, công an, toà án và xã hội…
- Chi phí cho việc thực thi Luật phòng chống bạo lực gia đình
- Giảm thu nhập xã hội
- Vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm, sức
khoẻ, tính mạng của mỗi cá nhân.
- Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh
hưởng đến thế hệ tương lai.
3. Ảnh hưởng của bạo lực tình dục
* Khái niệm:
Bạo lực tình dục là một hình thức bạo lực sử dụng những cử chỉ tình dục bất
nhã, việc tiếp xúc, hình ảnh và lời lẽ trong những cách gây hại và tổn thương đến
một người khác (wikipedia)
* Các hình thức bạo lực tình dục:

+ Cưỡng dâm: ép buộc quan hệ tình dục.
+ Gạ gẫm, loạn luân hoặc bóc lột tình dục.
+ Bạo lực tình dục: cũng có thể mang hình thức phô bày, thị dâm, các cú
điện thoại tục tĩu, sờ mó
+ Trưng bày hình ảnh khỏa thân bất nhã và quấy nhiễu tình dục.
+ Bỏ bê, sao nhãng tình dục.
*Đối với cá nhân:
.Bạo lực gia đình trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất của
mỗi cá nhân. Nguy hại hơn , bạo hành còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
của nạn nhân. Bạo lực tình dục là một trong những hình thức của bạo lực gia
đình.

8


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

Bạo lực tình dục ở Việt Nam không phải là hiếm gặp. Theo báo cáo gần đây
của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có đến 30% số người vợ tham gia nghiên cứu
(được thực hiện ở 8 tỉnh) từng bị cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Bạo lực tình dục thường khiến cho nạn nhân ( chủ yếu là phụ nữ ) cảm thấy
rất bị tổn thương về tinh thần, họ thường cảm thấy sợ hãi sau mỗi lần quan hệ.
Tuy nhiên do đây là một vấn đề nhạy cảm, bên cạnh đó lại do phong tục tập quán
của người phương đông chúng ta nên nhiều chị em không dám thổ lộ, và chia sẻ
để được giúp đỡ. Vấn đề này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, sự tự tin, sự
hưng phấn của người phụ nữa. Ở nhiều người còn xảy ra tình trạng hoảng loạn, sợ
hãi.
Có nhiều chị em là nạn nhân của hành ci cưỡng hiếp, vì vậy nó trở thành

những sang chấn tinh thần khó có thể quên trong cuộc đời. Nhiều em rơi vào
trạng thái hoảng loạn về tinh thần, trầm cảm,
- Ngoài việc gây ra những lo lắng, sợ hãi thì bạo lực tình dục còn khiến cho
các chị em mất tự tin vào cuộc sống, gây tổn hại về mặt thể chất, ảnh hưởng đến
tính mạng của các chị em.
- Bạo lực tình dục còn ảnh hưởng đến khả năng làm việc của các chị em.
Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, vấn đề tình dục được đem ra thảo luận tại
hội thảo quy mô lớn, chứ không phải là chuyện trong nhà của các cặp vợ chồng.
Hội nghị có sự tham gia của 450 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới, với hơn 500
tham luận và kéo dài trong 3 ngày từ 15/4 đến 17/4/2009.
*Đối với gia đình:

9


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

Cũng như ảnh hưởng của bạo lực gia đình nói chung, bạo lực tình dục gây ra
những ảnh hưởng to lớn đến đời sống của mỗi gia đình. Bạo lực tình dục là một
trong những nguyên nhân ảnh gây ra những đổ vỡ trong cuộc sống gia đình. Một
gia đình không thể có hạnh phúc khi mà gia đình đó còn tồn tại vấn đề về bạo lực.
Bạo lực tình dục khiến cho cuộc sống vợ chồng không được như ý, ảnh
hưởng đến sự chăm sóc, giáo dục con cái.
* Đối với xã hội.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Gây cản trở trong việc thực hiện các
chính sách của nhà nước như luật bình đẳng giới, luật phòng chống BLGD.
Ảnh hưởng đến năng suất lao động của toàn xã hội, bởi phụ nữ là một nửa
thế giới.

Kìm hãm sự phát triển, tiến bộ của một đất nước văn minh
Tuy nhiên, điều đặc biệt lưu ý là việc bạo hành trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tất cả những hành động như
đánh đập, vùi dập, khủng bố, làm nhục đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rẻ, luôn
trong trạng thái thảng thốt. Bị bạo hành, trẻ dần dần hình thành một nhân cách
nhút nhát, tự ti, thiếu sự khẳng định mình khi mà trong cuộc sống có biết bao điều
cần khẳng định bản thân mỗi người. Thử thách trong cuộc sống là rất nhiều.
Riêng học tập cũng đã là một chuỗi thử thách nặng nề. Nếu suốt ngày bị đánh
đập, chửi bới, nhiếc móc, chắc chắn trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn tinh thần. Một đứa
trẻ không được yêu thương, làm sao biết yêu thương? Một đứa trẻ chịu sự giáo
dục bằng roi vọt dễ có hành vi độc ác khi trưởng thành. Biểu hiện lúc nhỏ của trẻ
có thể đơn giản là hung bạo, hay cáu gắt, khó tính, nhưng khi lớn lên, trẻ có thể
trở thành một con người cục cằn, lỗ mãng và độc ác. Sống trong môi trường
không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm

10


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính
bản thân mình.
4. Ảnh hưởng của bạo lực kinh tế
Khái niệm: Bạo lực kinh tế là trong gia đình người làm ra tiền lấy đó làm
quyền chi phối gia đình bắt các thành viên khác trong gia đình phải phụ thuộc vào
mình như ban phát tự do, áp đặt kiểm soát việc chi tiêu thu nhập của nhau.
* Đối với cá nhân
- Bạo lực kinh tế có ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống tâm sinh lý của

mỗi cá nhân.Khi gia đình có hiện tượng bạo lực kinh tế thì tinh thần của các
thành viên trong gia đình sa sút.Họ cảm thấy chán nản, thất vọng về bản thân
khônglàm được gì cho gia đình. Thấy mình trở thành gánh nặng cuả gia đình sống
phụ thuộc vào người khác và không có quyền tự chủ trong chi tiêu.
- Bạo lực kinh tế còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của mỗi cá nhân trong gia đình.
Khi tâm sinh lý của cá nhân trong gia đình bị suy sụp thì họ sẽ rất dễ rơi vào
tình trạng chán nản bi quan, ít ăn, ăn không ngon, mất ngủthường xuyên do suy
nghĩ nhiều.Đây cũng chính là những nguyên nhân gây nên những căn bệnh
nghiêm trọng làm suy giảm sức khoẻ.
-Bạo lực gia đình có ảnh hưởng tới mối quan hệ của mỗi cá nhân.Khi cá
nhân bị gò bó về kinh tế thì các mối quan hệ xã hội của họ cũng bị hạn chế. Họ
không có đủ điều kiện về tài chính để tham gia vào những buổi sinh hoạt cùng với
mọi người.
- Bạo lực kinh tế cũng ảnh hưởng tới việc nâng cao trình độ, kiến thức của
mỗi cá nhân.Khi cá nhân bị bạo lực về kinh tế họ không có đủ điều kiện để trau
dồi nâng cao kiến thức của bản thân, không đựơc tự do làm những công việc
mình ưa thích.

11


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

* Ảnh hưởng của bạo lực kinh tế tới gia đình.
- Bạo lực kinh tế có ảnh hưởng tới hạnh phúc của mỗi gia đình.Ông bà , vợ
chồng trong gia đình bị gò bó về kinh tế họ sẽ cảm thấy không thoải mái ,mối
quan hệ trong gia đinh vợ hoạch chồng, cha mẹ với con cái luôn có những khoảng
cách, mà sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình là nền tảng để phát triển

một gia đình bền vững.
- Trong gia đình có bạo lực về kinh tế , người nắm giữ tài chính luôn có tiếng
nói quyết định trong mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình. Như vậy sẽ tạo ra sự
bất bình đẳng trong cuộc sống gia đình mà một gia đình hành phúc không bao giờ
tồn tại sự bất bình đẳng.
- Bạo lực gia đình còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhân cách, tâm sinh
lý của con trẻ.Ví dụ như các em có thể tập nhiễm lối sống cách cư xử của bố mẹ
chúng để sau này áp dụng vào cuộc sống của chính bản thân mình sau này.Hoạch
con trẻ khi chứng kiến cảnh bố mẹ chúng xích mích về chuyện tiền bạc chúng rất
chán nản buồn rầu và có cái nhìn bi quan về cuộc sống, không có sự quyết tâm
cố gắng vươn lên.
- Bạo lực gia đình con gây nên những mâu thuẫn trong mối quan hệ gia
đình.Trong nhiều gia đình cha mẹ già yếu không làm ra kinh tế phải sống phụ
thuộc vào con cháu, họ bị coi thường, sống trong trong sự bi quan chán nản.Vấn
đề này cũng xảy ra tương tự đối với mối quan hệ vợ chồng.
* Ảnh hưởng của bạo lực kinh tế đến xã hội.
- Bạo lực kinh tế tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội .Nam giới thường kiếm
ra nhiều tiền hơn, được tự do lựa chọn những ngành nghề ưa thích phù hợp với
khả năng của mình, các mối quan hệ xã hội cũng thoải mái hơn. Còn nữ giới do
đặc điểm phẳi chăm sóc gia đình chồng còn không có thời gian làm những công
việc đòi hỏi nhiều thời gian và nay đây mai đó, cũng không được thoải mái trong

12


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

các mối quan hệ. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng về giới trong xã hội – chưa

tạo điều kiện cho một xã hội phát triển bền vững.
- Bạo lực kinh tế làm cho các cá nhân yếu thế không được phát triển một
cách toàn diện cả về thể lực lẫn trí lực. Vì vậy chưa tạo được lực lượng lao động
hùng hậu đáp ứng sự phát triển kinh tế như vũ bão hiện nay.
- Gia đình là tế bào của xã hội nếu như gia đình không hạnh phúc thì sẽ làm
cho xã hội không thể phát triển một cách bền vững được.Mà bạo lực kinh tế là
một trong nhưng yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hạnh phúc của mỗi gia đình.
- Bạo lực gia đình còn ảnh hưởng tới trình độ văn minh của một đất nước,
Đất nước ta luôn có chính sách quan tâm đến người gia người cao tuổi . Khi cha
mẹ về già bị gò bó về kinh tế họ sẽ cảm thấy bi quan thất vọng về cuộc sống.
5. So sánh bạo lực phụ nữ và trẻ em giữa thành thị và nông thôn
NHÓM SINH VIÊN TIẾN HÀNH PHỎNG VẤN.
Chúng tôi chia thành 2 nhóm nhỏ tiến hành phỏng vấn.
- Nhóm 1 tiến hành phỏng vấn ở khu vực nông thôn, địa điểm Mễ Trì Hạ.
- Nhóm 2 tiến hành phỏng vấn ở khu vực thành thị, địa điểm là Trung Kinh,
Trung Yên, Chùa Láng.
Tổng số lượng phỏng vấn là 23 trong đó có phỏng vấn 18 phụ nữ (chia đều
nông thôn và thành thị) và 10 trẻ em ( 5 thành thị và 5 nông thôn). Chúng tôi thu
được kết quả như sau:
a. Phỏng vấn đối với phụ nữ

13


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Tiêu chí
Thể chất

Tinh thần


Kinh tế.

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

Mức độ ảnh hưởng Số lượng ở thành

Số lượng ở nông

thị. (người)

thôn. (người)

Xây xước nhe,

5

6

Gãy tay, chân

3

4

Chấn thương đầu

1

1


Bực tức,

9

9

Ức chế.

6

9

Không chịu được.

1

0

- Thỉnh thoảng không

3

8

0

4

Tổn thương nhẹ


5

7

Ám ảnh

1

2

Sợ hãi

1

2

có tiên chi tiêu
- Không có tiền chi
tiêu cá nhân tối thiểu
Tình dục

b. đối với trẻ em
Tiêu chí
Thể chất

Tinh thần

Tình dục


Mức độ ảnh hưởng Số lượng ở thành

Số lượng ở nông

Xây xước nhe,

thị. (người)
3

thôn. (người)
4

Gãy tay, chân

0

1

Chấn thương đầu
Bực tức,

0
3

1
5

Ức chế.

2


5

Không chịu được.

0
0

0
0

PHẦN II
14


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LƯC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TẠI XÃ MỄ TRÌ – HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI
I .THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI XÃ MỄ TRÌ.

Thực trạng bạo lực gia đình tạo ra những ảnh hưởng liên tục sâu sắc đến
nhiều mặt của đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp ngay cả
hiện tại, chúng ta có thể nhìn thấy, nhưng có nhiều tác động tiềm ẩn chúng ta
không thể nhìn thấy ngay mà phải phân tích và suy nghĩ.
Sau một thời gian tiến hành điều tra phiếu hỏi và phỏng vấn sâu người dân
tại xã Mễ Trì, thông qua những thông tin đã thu thập được từ phiếu hỏi em đã
thấy được thực trạng bạo lực gia đình tại thôn như sau.

1. Đối với trẻ em.
Em đã tiến hành phát phiếu hỏi cho 7 trẻ em, số phiếu là 7/7. phỏng vấn sâu
2 em.
+ Có 03 phiếu các em trả lời rất nhiều phương án. Bị ép học quá nhiều, bị
mắng nhiếc, xỉ vả, và hành vi như vậy có em trả lời là thỉnh thoảng, có em trả lời
là thường xuyên.
Sau khi bị bạo hành các em thường buồn, chán, muốn bỏ nhà ra đi...bố mẹ
thường có hành vi này đối với em, nguyên nhân bố mẹ bảo do em không ngoan,
bảo là em lười học,
Khi bị như vậy thì các em không tìm tới sự giúp đỡ của ai, im lặng chịu
đựng,có những lúc thì ông bà can ngăn.
+ Có 02 phiếu em trả lời là luôn phải chứng kiến cảnh gia đình cãi nhau,
đánh nhau. Em cảm thấy buồn chán, khôn muốn học, không muốn làm việc gì
. Bố mẹ thường xuyên cãi nhau, nguyên nhân là do bố say rượu, gia trưởng.
Khi nhìn thấy cảnh như vậy em cũng không tìm sự giúp đỡ nào, đi kể với
ông bà.
15


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

+ Có 01 phiếu trả lời là bị bạo lực về thân thể đánh bằng roi. Nguyên nhân là
bố nghiện rượu, luôn bắt em phải học.em không học giỏi, cho là em không
ngoan, em luôn cảm thấy buồn chán, muốn bỏ nhà ra đi. Khi bị đánh đã có lần em
bị vết bầm tím trên cơ thể.
*Phỏng vấn với trẻ em
Nguyễn Văn A
11 tuổi

Hiện em đang học lớp 6.
Khi được phỏng vấn, em nói đã nhiều lần chứng kiến bố mẹ cãi nhau, đánh
nhau, nguyên nhân là do bố hay uống rượu, mỗi lần rượu say lại chửi mẹ em, rồi
đánh mẹ em nữa. Mỗi lần như vậy em thấy bố lấy tay tát mẹ, có lần cầm ghế ném
vào người mẹ, em thấy buồn chán, tủi thân và không muốn đi học, mỗi khi bố em
say rượh em sợ lắm.
Bố mẹ em cãi nhau không có ai tới can thiệp , chỉ có ông bà em nói bố em
vài câu rồi lại thôi, nhiều lần em thấy trên mặt mẹ em bị bố đánh tím, thế mà mẹ
em bảo bị ngã, mẹ em dấu kín lắm vì không muốn cho bọn em biết.
Em Nguyễn Thị M
14 Tuổi
Đang đi học lớp 9.
Khi được phỏng vấn em nói đã có rất nhiều lần em bị bố mẹ mắng, thậm chí
đánh, nguyên nhân là do bố mẹ bắt em học phải đạt kết quả nhất lớp, bố mẹ bắt
em học suốt ngày, em chểnh mảng lại đánh em. Em sợ lắm, lên lớp hình ảnh bố
mẹ bắt em học nhiều cứ hiện hình trong em, em sợ về nhà nữa. Em không biết
phải làm thế nào, học nhiều em thấy đau đầu mà không tập trung, em muốn cố
gắng nhưng có phải ngày nào cũng bắt em học như vậy là bố mẹ tốt đâu.
Thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn sâu người dân mà em đã thu thập những
thông tin, thấy được bạo lực gia đình nó ảnh hưởng tới cá nhân gia đình và xã hội,
16


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

nó sẽ là một địa điểm rất nhỏ mà em muốn khảo sát để thấy được nạn bạo hành
trẻ em trong xã và cũng như là tình hình diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức
hiện nay trên cả nước nếu như không có những phương pháp can thiệp kịp thời.

2. Đối với phụ nữ.
Số phiếu phát ra là 8 phiếu trong đó có 8 phụ nữ trả lời, số lượng là 8/8.
- Có tới 04 phiếu phụ nữ trả lời rất nhiều phương án, đa nhiều lần các chị bị
chồng “ đánh bằng chân tay”, “ mắng nhiếc”, “ xô đẩy ngã”, “đánh bằng gậy gộc”
Sau khi bị chồng đánh như vậy các chị cảm thấy đau, trên người có vết bầm
tím , buồn chán, không muốn giao tiếp với ai.
Nguyên nhân cũng là do kinh tế khó khăn, nghiện rượu, cờ bạc, gia trưởng.
Có 01 chị đã tìm tới tổ hòa giải của thôn để tìm sự giúp đỡ. Còn 03 chị cho
rằng không tìm tới ai, im lặng chịu đựng.
- Có 02 phiếu trả lời là đã bị chồng bạo hành bằng hình thức là: Quăng đồ
vật vào người, và thông tin cho biết thì sau khi bị bạo hành 03 chị có biểu hiện là
trên người có vết bầm tím, cảm thấy buồn chán, không muốn làm việc gì
Nguyên nhân dẫn đến hành vi như vậy là do kinh tế khó khăn nên người
chồng trở nên cáu gắt, bực tức, một chị cho rằng do chồng nghiện rượu suốt ngày
say sỉn, chửi mắng và Quăng đồ vật vào chị.
Theo phiếu hỏi cho biết 01 chị không biết về quyền phụ nữ và luật phòng
chống bạo lực, 01 chị mới chỉ được nghe nói chứ không hiểu luật như thế nào.
- Có 2 phiếu trả lời chị vừa bị chồng đánh bằng “ chân tay” và bị “ đẩy ngã”,
biểu hiện của chị sau khi bị bạo hành là chị cảm thấy đau, trên người có vết bầm
tím, cảm thấy buồn chán.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi như vậy là do người chồng gia trưởng, thêm
nữa là kinh tế gia đình khó khăn, người chồng không có việc làm ổn định.
Những khi bị như thế này chị thường tới tâm sự với người thân, gia đình và
hàng xóm. Các chị đã có nghe về luật bạo lực gia đình trên ti vi nhưng mà chị có
17


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3


cho biết là ở thôn chị khi bị bạo lực thì chưa có cơ quan nào can thiệp, mà chỉ khi
đã xảy ra xong rồi thì có tổ hòa giải đến để hòa giải.
Hiện tại ở trong xã chưa có dịch vụ hỗ trợ mà chỉ có Ban hoà giải do cán bộ
Tư pháp làm trưởng ban và các thành viên là trưởng các ban ngành đoàn thể trong
xã, còn ở các thôn thì có tổ Hòa giải tại thôn do Trưởng thôn làn tổ trưởng và các
thành viên đại diện cho các ban ngành trong thôn như: Hội Phụ nữ, Nông dân,
Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.
- Em tiến hành phỏng vấn sâu 02 phụ nữ
* Phụ nữ thứ nhất được phỏng vấn:
Chị H, 35 tuổi
Nghề nghiệp: làm nông nghiệp
Trình độ: THCS.
Khi được phỏng vấn chị cho biết, trong thôn hiện nay có rất nhiều gia đình
cũng thường xảy ra vợ chồng xô xát cãi cọ nhau, do rất nhiều nguyên nhân ,
người chồng sau khi say rượu, đánh bài thua về lại kiếm cớ mắng mỏ vợ, do kinh
tế gia đình khó khăn thúng tiếu vợ chồng lại cãi nhau như vợ chồng nhà anh M,
Chị L, cũng chỉ vì túng thiếu, tiền không đủ tiêu nên chồng chị ấy đâm ra nóng
nảy, cáu gắt chứ anh ấy cũng không phải là người tàn ác. Chị cho biết có một số
ông chồng đi làm ở ngoài cặp bồ với người khác về lại kiếm cớ cãi nhau như chị
H anh chồng có bồ, chán cô , cô biết khuyên can thì bị chồng đánh đập, chửi
mắng.
Khi được hỏi, chị cho biết trong thôn, xã hiện tại cũng đang xảy ra nạn bạo
hành, các ông chồng cậy quyền cậy thế là quát mắng, chửi bới vợ, như nhà tôi
cũng thế nhiều khi đi làm về mệt lại kiếm cớ mắng tôi, ông ấy cứ tưởng là mỗi
mình ông ấy phải làm. Tôi cũng phản ứng lại rồi ông ấy lại giơ tay đánh tôi.

18



Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

Tôi cũng nghe nhiều trên báo là có những vụ chồng đánh vợ chết, những
người chồng như vậy thì phải có pháp luật xử lý nghiêm minh, tôi thấy pháp luật
mình vẫn chưa chặt chẽ, vẫn còn thờ ơ với những vụ việc như thế.
Qua đây tôi cũng rất mong muốn là có biện pháp nào hữu hiệu để hạn chế
tình trạng bạo lực trong gia đình vì nếu có bạo lực người vợ và con cái phải chịu
thiệt thòi nhất
* Phụ nữ thứ hai được phỏng vấn:
Nguyễn Thị N, 35 tuổi
Trình độ: hết cấp 3
Nghề nghiệp: Chi hội trưởng hội phụ nữ thôn.
Khi được phỏng vấn chị cho biết đã nhiều lần chị cùng với tổ hòa giải đi can
thiệp với nhiều gia đình, sang nói chuyện vợ chồng lại bình thường nhưng sau vài
hôm lại cãi nhau. Chuyện riêng của gia đình nhiều khi cũng không dám can thiệp
quá sâu.
Vợ chồng tôi thì cũng nhiều khi xô xát cãi nhau, ông ấy thì cũng nóng tính
nhưng tôi cũng phải nhịn để cho êm cửa êm nhà chứ vợ chồng sống với nhau lâu
nhiều cái không hợp nhau.
Tôi cũng có kiến nghị là còn rất nhiều những gia đình khác, chồng đã dùng
bạo lực với người vợ quá mức nên phải có ngăn chặn kịp thời, và các cấp ban
nghành đoàn thể liên quan phải thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức cho tổ
hòa giải trong thôn để có phương pháp tốt nhất hạn chế tình trạng bạo lực gia đình
3. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với cá nhân
*Về mặt thể chất
Những vết thương nhẹ, những vết bầm tím về những cú đánh, tát là phổ biến,
thường xuyên mà trong khi mới phỏng vấn và điều tra phiếu hỏi tổng là 8 phiếu
cho phụ nữ và 7 phiếu cho trẻ em và phỏng vấn 4 người .


19


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

Những vết thương cần được điều trị cũng không ít, mức độ tác động và phạm
vi ảnh hưởng của bạo lực gia đình lớn hơn tất cả các nguyên nhân tạo ra các tổn
thương khác đối với phụ nữ. Theo số liệu thu thập được thì đưa ra 8 phiếu thì có
tới 8 phiếu phụ nữ trong số điều tra bị ngược đãi .
Nghiêm trọng nhất ảnh hưởng về mặt thể chất với các nạn nhân bạo lực gia
đình là cái chết.
Qua tìm hiểu thì em được biết ở trong xã năm 2008 có 1 trường hợp bạo lưc
gia đình đã gây ra cho người vợ bị tàn phế, nguyên nhân điều tra được là do
chồng hay cờ bạc và say rượu nhiều lần, người vợ nói không được, chuyện đó cứ
tiếp diễn xảy ra nhiều lần và đến một ngày người chồng đi đánh bạc thua về nhà
say sỉn, mắng chửi vợ, không may trong lúc xô xát chị đã bị anh đẩy ngã từ trên
hiên nhà xuống bị gãy chân và đến nay chị vẫn chưa đi lại được.
*Về mặt tinh thần
Bạo lực gia đình dẫn đến nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe tinh thần của
người phụ nữ như: stress sau những chấn thương, trầm cảm, lo lắng. rối loạn,
hoảng loạn mất trí nhớ. Lâu dài những phụ nữ bị bạo lực thường không còn đủ tự
tin nói lên tiếng nói cuả mình nữa
Theo số liệu thu thập được trong một thời gian ngắn tại xã hiện có tới
8/8 phiếu chị em trả lời là sau mỗi lần bị chồng mắng nhiếc, xỉ vả, hay bị
đánh thì các chị không muốn giao tiếp với ai, buồn chán và không muốn làm việc
gì nữa.
- Với trẻ em; Khi phải chứng kiến bạo lực trẻ dễ bị sa sút học hành, mắc

bệnh đau đầu tâm tính thụ động … Trẻ em gái thường mặc cảm, không thích giao
tiếp, không tự tin trong cuộc sống có thể dẫn tới trầm cảm. Trẻ em trai trở nên
ương bướng thích gây gổ với người khác, học kém. Về lâu dài các em dễ bị căng
thẳng thần kinh, tính tình cục cằn, và có xu hướng lập lại hành vi với người khác.

20


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

Phỏng vấn sâu 2 em thì có một nói là khi chứng kiến bố mẹ cãi nhau, đánh
nhau em thấy buồn, đến lớp hình ảnh đó lúc nào cũng ẩn hiện trong em, em thấy
buồn và không thích chơi với ai. Và một em luôn bị ám ảnh, sợ hãi không muốn
về nhà vì bố mẹ bắt học nhiều, không học lại bị chửi và bị đánh.
Những vết thương trên thân thể theo thời gian thì có thể lành được nhưng
vết thương về mặt tinh thần thì mãi mãi là di chứng, là nỗi đau, nỗi ám ảnh đói
với nạn nhân bị bạo lực gia đình.
4. Ảnh hưởng đối với gia đình
Chức năng của gia đình không được đảm bảo khi bạo lực gia đình xảy ra.
+Chức năng về kinh tế: Theo điều tra thì rất nhiều chị em cho rằng khi bị bạo
lực thì cảm thấy buồn chán, không muốn giao tiếp hay làm một việc gì. Đúng như
vậy một gia đình luôn có bạo lực, thể chất, tinh thần của người phụ nữ luôn trong
tình trạng bị tổn thương, đe dọa từ đó sẽ làm giảm sút khả năng lao động, sản xuất
tạo ra của cải vật chất cho gia đình. Ngoài ra các khoản tiền lo chạy chữa, thuốc
thang nếu bị thương cần được điều trị cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế gia
đình
+Chức năng giáo dục: Chức năng yêu thương (mối quan hệ gia đình) bị rối
loạn, việc chăm sóc con cái bị chểnh mảng .

5. ảnh hưởng tới xã hội
* Về mặt kinh tế
Sự tổn hại kinh tế bất kỳ của gia đình nào thì cũng sẽ gây tổn hại cho nền
kinh tế nói chung, về lâu dài nguồn lực lao động của xã hội tương lai bị giảm sút
chất lượng về thể chất, học vấn và tinh thần.
Nguồn lực kinh tế để giải quyết vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình là rất
lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng kinh tế của xã hội
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, chất lượng sản phẩm của một quốc gia không
chỉ được đánh giá qua các chỉ tiêu kinh tế, mà còn có các chỉ tiêu xã hội như Lao
21


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

động, trẻ em. Thì một xã hội có bạo lực gia đình khó được đánh giá cao về chất
lượng sản phẩm khi cạnh tranh trên thị trường thế giới.
*Về mặt văn hóa, xã hội.
Các giá trị văn hóa của gia đình, của xã hội bị hủy hoại, sự chênh lệch các
giá trị đẹp giữa con người với con người
*Về mặt an sinh xã hội
An sinh xã hội luôn bị đe dọa bởi hậu quả của bạo lực gia đình, gây mất trật
tự an ninh thôn xóm, khu phố và xã hội.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1. Từ phía khách quan:
Xuất phát từ tư tưởng phong kíên “ Trọng nam khinh nữ” mà nhiều gia đình,
người vợ bị ép sinh con trai, nếu không sinh được con trai thì bị trồng và gia đình
nhà trồng bạo lực cả về thể chất, tinh thần.

Quan niệm về vấn đề của mỗi gia đình là những vấn đề riêng tư, không
muốn cho người ngoài biết chuyện xấu của gia đình mình. Chuyện trong nhà
“đóng cửa bảo nhau”.
Các tệ nạn xã hội trong xã như rượu chè, cờ bạc, số đề…cũng là nguyên
nhân gây ra bạo lực gia đình.
Xã hội phát triển , sự đòi hỏi của cha mẹ đối với con cái trong vấn đề học
hành ngày càng cao , trẻ em phải chịu áp lực giáo dục quá lớn , và từ đó trẻ em đã
trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.
Hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây nên Bạo
lực gia đình trong xã , hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn khiến nhiều trẻ em bị
bạo lực về lao động.

22


Chuyên đề Bạo lực gia đình

Sinh vien: Nguyễn Đức Thịnh/ LCĐ2-CT3

2. Từ phía chủ quan
*Từ phía người bạo lực
Do bản tính hung bạo, theo số liệu điều tra từ phiếu hỏi thì có tới 8,37%
nguyên nhân của các ông chồng là do bản năng. Có một số ông chồng có nhận
thức rằng mình có quyền, có cách dậy vợ riêng.
Do chịu ảnh hưởng từ sự giáo dục gia đình, sự ảnh hưởng ăn sâu vào quan
niệm truyền thống.
Sự đồng tình hỗ trợ của họ hàng
Bố mẹ mải lo làm ăn kiếm tiền không quan tâm giáo dục con cái đúng chức
năng của mình, trẻ em bị xao nhãng ngày càng nhiều.
*Từ phía người bị bạo lực

Theo điều tra và phỏng vấn sâu các chị em phụ nữ thì đa số không biết luật
phòng chống bạo lực gia đình và luật bình đẳng giới, chỉ có một vài chị mới chỉ
được nghe trên ti vi chứ chưa hiểu: Nhiều phụ nữ bị chửi mắng, hoặc đánh tát
xem đó là đương nhiên, là phận vợ phải chịu đựng nhẫn nhịn.
Thái độ của họ cam chiu hoặc xấu hổ vì sợ tiếng tăm , nên dẫn đến hành vi
của họ là sống chung với bạo lực, che dấu vấn đề của mình.

23


Chuyờn Bo lc gia ỡnh

Sinh vien: Nguyn c Thnh/ LC2-CT3

III. MT S BIN PHP NGN CHN BO LC GIA èNH I VI PH N
V TR EM.

Có nhiều biện pháp khác nhau để phòng chống, ngăn chặn bạo lực đối với
phụ nữ v tr em hiện nay ú l:
Làm thay đổi thái độ, quan niệm của xã hội đối với hành vi bạo lực gia
đình nói chung và đối với phụ nữ v tr em nói riêng, để hành vi đó không còn đợc coi là bình thờng hay có thể chấp nhận trong cuộc sống gia đình nh vẫn thờng
diễn ra từ trớc đến nay. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về
phòng chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực đối với phụ nữ v tr em nói
riêng nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm góp phần tiến tới xoá bỏ bạo
lực đối với phụ nữ.
Cần nâng cao hiệu lực các quy định của pháp luật. Ngoài các quy định liên
quan thì việc thực hiện nghiêm các quy định trong Luật phòng chống bạo lực gia
đình sẽ hạn chế tình trạng bạo lực gia đình noớ chung v a phng hiện nay
núi riờng.
Cung cấp các dịch vụ xã hội trợ giúp bao gồm các dịch vụ t vấn, xây dựng

nhà tam lánh. Với mục đích cung cấp thông tin liên quan, nâng cao năng lực, thay
đổi nhận thức hành vi cho những ngời phụ nữ để khi có bạo lực họ có khả năng
ứng phó thích hợp với tình huống xẩy ra Mặt khác nhằm cứu nguy tạm thời cho
các các nạn nhân trong tình trạng bị bạo lực thì việc xây dựng nhà tạm lánh hay
địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là rất cần thiết để cứu sống về thể lý trớc khi t vấn trị
liệu chữa trị con ngời.
Ngoài ra cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân thoát khỏi tình trạng bạo
lực bao gồm hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm,
cung cấp kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tếĐồng thời đẩy mạnh các phong
trào xây dựng đời sống văn hoá tại cộng đồng dân c, tổ chức ký cam kết phòng
chống bạo lực gia đình đến tận cá nhân, gia đình, dòng họ...
24


Chuyờn Bo lc gia ỡnh

Sinh vien: Nguyn c Thnh/ LC2-CT3

Kết luận
Trong những năm qua Việt Nam đã đạt đợc những thành tích quan trọng
trong công tác phòng chống bạo lực đối với phụ nữ v tr em- bớc đi ban đầu hiệu
quả tình trạng bạo lực đã giảm một cách đáng kể. Nhận thức của nam giới đã nâng
lên một cách rõ rệt khi có sự quan tâm, can thiệp và định hớng của chính quyền ở
địa phơng, cũng nh các cấp có thẩm quyền. Đặc biệt là sự ra đời của Luật phòng
chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên bạo lực gia ỡnh đối với phụ nữ v tr em vẫn còn tồn tại âm
thầm, dai dẳng trong một số gia đình ti xó M Trỡ - huyn T Liờm H Ni , có
nhiều gia đình cuộc sống ổn định nhng bạo hành vẫn cứ xảy ra. Một phần do
chính bản thân ngời phụ nữ họ cha nhận thức đầy đủ về quyền lợi của mình để
mạnh dạn đấu tranh nhng mặt khác cũng do nhiều nguyên nhân khách quan nh:

Trình độ nhận thức kém; can thiệp của ban ngành, đoàn thể; phía ngời chồng vũ
phu; công tác tuyên truyền còn nhiều bất cập...
Phòng chống bạo lực gia đình chỉ có hiệu quả khi có sự kết hợp sức mạnh
tổng hợp của các cơ quan chức năng, đoàn thể mà cả toàn xã hội và cần làm tốt
công tác tuyên truyền giúp ngời phụ nữ bảo vệ đợc quyền bình đẳng, đợc tôn
trọng mà pháp luật đã quy định. Chỉ có nh vậy chúng ta mới có thể xây dựng đợc
gia đình thực sự theo đúng nghĩa và mang giá trị truyền thống . Để hoàn thành
chuyờn này em đã đợc sự giúp đỡ, hớng dẫn nhiệt tình của cô Bùi Thị Xuân
Mai, rất mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến của cô giáo bi vit ca em c
hon thin hn.
Em xin trõn thnh cm n!

25


×