Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Những khó khăn tâm lí trong hoạt động giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 112 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






THÂN THỊ HOA






NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƢ PHẠM CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM HÀ TÂY









LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC











Hà Nội – 2014


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




THÂN THỊ HOA




NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƢ PHẠM CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM HÀ TÂY




Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80







LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Thu Hoa





Hà Nội – 2014


3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu là kết quả quá trình làm việc của tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Thu Hoa. Những nội dung tham khảo
được trích dẫn từ tài liệu có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu thực tiễn

là do tôi trực tiếp tiến hành khảo sát và chưa được công bố ở bất cứ công trình
khoa học nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về mọi nội dung trong đề tài.
Tác giả

Thân Thị Hoa





4
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại Khoa.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Thu Hoa
người hướng dẫn khoa học đã có những định hướng quan trọng và tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Tổ bộ môn Tâm lý
– công tác đội, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, các em sinh viên Trường
Cao đẳng Sư phạm Hà Tây đã nhiệt tình tham gia trả lời phiếu hỏi và giúp đỡ
tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi đến các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình những
người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu lòng biết ơn vô hạn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả Luận văn



Thân Thị Hoa



5
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 13
1.1.1. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý 13
1.1.2. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý của sinh viên khi giải quyết
tình huống sư phạm. 16
1.2. Một số vấn đề lí luận về khó khăn tâm lý của sinh viên khi giải quyết
tình huống sư phạm. 19
1.2.1. Tình huống sư phạm 21
1.2.2 Khó khăn tâm lý Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Khó khăn tâm lý trong khi giải quyết tình huống sư phạm của sinh
viên. 32
1.3 Biểu hiện của khó khăn tâm lý khi giải quyết tình huống sư phạm. 37
1.4. Nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý khi giải quyết tình huống sư
phạm của sinh viên 40
1.5. Ảnh hưởng của khó khăn tâm lý tới hoạt động giải quyết tình huống sư
phạm của sinh viên. 41
1.6. Một số đặc điểm của sinh viên sư phạm 43
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. Nội dung và tiến trình nghiên cứu 47
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận 48

2.1.2. Giai đoạn xây dựng và lựa chọn bộ công cụ nghiên cứu 49
2.1.3. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng 50
2.2. Phương pháp nghiên cứu 52
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: 52


6
2.2.2 Phương pháp điều tra thực tiễn 52
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 57
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ KHI
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƢ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG
CAO ĐẲNG SƢ PHẠM HÀ TÂY 58
3.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu. 58
3.2. Nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của sinh viên trường CĐSP Hà Tây
trong quá trình học tập và rèn luyện nghiệp vụ giải quyết tình huống sư
phạm. 58
3.2.1. Nhận thức của sinh viên trường CĐSP Hà Tây về sự cần thiết của
hoạt động rèn luyện nghiệp vụ giải quyết tình huống sư phạm và khó
khăn tâm lý khi giải quyết tình huống sư phạm. 58
3.2.2. Thái độ - cảm xúc của sinh viên trong học tập và thực hành giải
quyết tình huống sư phạm 64
3.2.3. Hành vi ứng xử sư phạm khi học tập và rèn luyện nghiệp vụ giải
quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường CĐSP Hà Tây. 68
3.3. Thực trạng khó khăn tâm lý khi giải quyết tình huống sư phạm của sinh
viên trường CĐSP Hà Tây. 70
3.3.1. Tự đánh giá của sinh viên về khó khăn tâm lý khi giải quyết tình
huống sư phạm. 70
3.3.2. Đánh giá của giảng viên về khó khăn tâm lý của sinh viên khi giải
quyết tình huống sư phạm. 75
3.4. Ảnh hưởng của khó khăn tâm lý đến hoạt động giải quyết tình huống

sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. 77
3.4.1. Mức độ ảnh hưởng của khó khăn tâm lý đến việc giải quyết tình
huống sư phạm của sinh viên. 78


7
3.4.2. Cách khắc phục khó khăn tâm lý khi giải quyết tình huống sư phạm
của sinh viên trường CĐSP Hà Tây. 81
3.5. Nguyên nhân của những khó khăn tâm lý khi giải quyết tình huống sư
phạm của sinh viên trường CĐSP Hà Tây. 83
3.5.1. Nguyên nhân chủ quan 83
3.5.2. Nguyên nhân khách quan 88
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
1. Kết luận 91
2. Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 98





8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐSP: Cao đẳng sư phạm
ĐTB: Điểm trung bình
GV: Giảng viên
GQ: Giải quyết

GQTHSP: Giải quyết tình huống sư phạm
HS: Học sinh
KKTL: Khó khăn tâm lý
NV: Nghiệp vụ
NN: Ngoại ngữ
NVSP: Nghiệp vụ sư phạm
SP: Sư phạm
SV: Sinh viên
THSP: Tình huống sư phạm
TN: Tự nhiên
XH: Xã hội





9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Khó khăn tâm lý là hiện tượng tâm lý cá nhân phổ biến, bất kỳ cá nhân
nào khi tham gia hoạt động cũng gặp khó khăn tâm lý nhất định. Đặc biệt đối
với việc giải quyết tình huống sư phạm thì khó khăn tâm lý xảy ra thường
xuyên hơn, Việc giải quyết tình huống sư phạm là một hoạt động rất quan
trọng và cần thiết đối với người giáo viên. Công việc này không được lên lịch
trình cụ thể, tiết mấy, ngày bao nhiêu phải thực hiện, nhưng nó lại luôn mang
đến cho người giáo viên rất nhiều những khó khăn, trăn trở. Những khó khăn
này chủ yếu là những khó khăn về mặt tâm lý của người giáo viên. Như việc
không kiềm chế được cảm xúc, chưa có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề
đang gặp phải…
Trong thực tế, tình huống sư phạm luôn xảy ra bất ngờ và thường có

ảnh hưởng không tốt đến quá trình dạy học và giáo dục học sinh. Khi xảy ra
tình huống sư phạm, người giáo viên thường chưa chuẩn bị sẵn sàng về mặt
tâm lý. Hơn thế, mỗi tình huống sư phạm xảy ra lại có căn nguyên khác nhau,
đối tượng khác nhau với những đặc điểm tâm lý của đối tượng không bao giờ
giống nhau. Trong khi đó, để giải quyết tình huống sư phạm luôn phải đảm
bảo những nguyên tắc về tính mô phạm, tính giáo dục, tôn trọng nhân cách
người học sinh, đồng cảm với học sinh, và có niềm tin vào học sinh. Chính vì
vậy, việc phải đưa ra cách ứng xử ngay, nhưng vẫn phải tuân theo những
nguyên tắc mô phạm, nên đã gây ra khó khăn cho người giáo viên. Đặc biệt,
đối với mỗi SV, thời gian học tập và tích lũy kinh nghiệm sống còn chưa
nhiều. Hơn nữa, tính cách còn quen bộc trực, nghĩ gì nói đấy. Khi giải quyết
THSP còn chưa linh hoạt, mềm dẻo còn dập khuôn máy móc. Do vậy, sẽ càng
gặp nhiều khó khăn tâm lý khi giải quyết tình huống sư phạm. Những KKTL


10
trong việc giải quyết tình huống sư phạm mà SV thường gặp phải như: vốn
hiểu biết, kinh nghiệm về các vấn đề trong hoạt động dạy học và trong cuộc
sống còn ít; bản lĩnh nghề nghiệp chưa vững vàng, khả năng giải quyết vấn đề
trước đám đông còn non nớt vì vậy việc chỉ ra được những KKTL và tìm ra
cách khắc phục những KKTL mà SV gặp phải là một việc làm quan trọng và
cần thiết.
Qua thực tế công tác giáo dục cho thấy, nếu không được rèn luyện về
mặt kĩ năng, không được chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý thì không chỉ SV,
những giáo viên trẻ mà bất cứ giáo viên nào cũng có thể mắc phải những sai
lầm khi giải quyết THSP và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Ngược
lại, nếu SV được rèn luyện tốt các kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm,
được trau dồi và hoàn thiện những phẩm chất nhân cách cần thiết thì sẽ tránh
được những KKTL nhất định.
Qua quan sát và phỏng vấn những SV đang học tập tại trường cho thấy,

SV Trường CĐSP Hà Tây gặp rất nhiều khó khăn tâm lý khi giải quyết các
tình huống sư phạm. Chính vì vậy, việc tìm hiểu những KKTL mà SV gặp
phải trong khi giải quyết THSP và tìm ra nguyên nhân, để từ đó đưa ra một số
kiến nghị giúp SV khắc phục tối ưu những KKTL, đó là một việc làm có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
Xuất phát từ những lí do như trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của
Luận văn là: “Những khó khăn tâm lý trong hoạt động giải quyết tình huống
sư phạm của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hà Tây”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu KKTL trong hoạt động giải quyết tình huống sư phạm của SV
trường cao đẳng sư phạm Hà Tây. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm


11
giảm bớt những KKTL mà SV trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây gặp phải
trong khi giải quyết tình huống sư phạm.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu KKTL của SV trường CĐSP Hà Tây trong hoạt động giải
quyết tình huống sư phạm.
4. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể được lựa chọn nghiên cứu là: 105 SV năm thứ 2 và 110 SV
năm thứ 3 của trường cao đẳng sư phạm Hà Tây.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
5.2. Khảo sát thực trạng KKTL trong khi giải quyết tình huống sư
phạm của SV Trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây, cũng như xác định các
nguyên nhân gây ra KKTL khi giải quyết tình huống sư phạm của họ.
5.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm bớt KKTL khi giải quyết tình
huống sư phạm của SV Trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây.

6. Giả thuyết khoa học
Sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây còn gặp nhiều khó khăn
tâm lí khi giải quyết tình huống sư phạm ở các mặt nhận thức, thái độ và hành
vi. Mỗi khó khăn tâm lý có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến việc giải quyết
tình huống sư phạm của sinh viên. Có nhiều nguyên nhân gây ra KKTL ở SV
khi giải quyết các tình huống sư phạm. Các nguyên nhân này có ảnh hưởng ở
mức độ khác nhau đến việc giải quyết tình huống sư phạm của SV, trong đó
nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng nhiều hơn cả. Nếu có các biện pháp tích


12
cực, phù hợp tác động, hỗ trợ sẽ giúp cho SV Trường Cao đẳng sư phạm Hà
Tây giảm bớt những KKTL đó.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài tập trung nghiên cứu những KKTL của SV trong hoạt động
giải quyết THSP khi học tập tại trường và trong đợt đi kiến tập, thực tập
trên SV năm thứ 2 và SV năm thứ 3 của các khoa tự nhiên, khoa xã hội,
khoa ngoại ngữ.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
8.2.2. Phương pháp quan sát, dự giờ
8.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
8.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
8.2.5. Phương pháp thống kê toán học






13
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề khó khăn tâm lý không phải là vấn đề mới, thế nên trong các
công trình nghiên cứu của tâm lý học đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn
đề này từ nhiều góc nhìn khác nhau, với nhiều đối tượng khác nhau, ở nhiều
địa bàn khác nhau… những nghiên cứu về KKTL trong nghề dạy học cũng đã
có nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó những
nghiên cứu về KKTL khi giải quyết THSP của SV còn chưa nhiều. Do giới
hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, nên chúng tôi tập trung trình bày một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này.
1.1.1. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý
Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về KKTL như:
* Ở nước ngoài:
D.Torrington cho rằng có một số vấn đề chung hay làm giảm hiệu quả
trong tương tác, đó chủ yếu là những cung cách người ta hay chọn để nghe
điều họ muốn nghe. Căn cứ phán đoán là lập trường của một người khi nhìn
một vấn đề và nhận thức về vấn đề sẽ được hình thành qua viễn cảnh đó chứ
không phải qua sự thật “trừu tượng”. Ấn tượng sẵn là sự dự kiến chuẩn mực
hóa về những người có một số nét đặc trưng nổi bật, như suy nghĩ mọi nhà
toán học đều kém trong việc sử dụng ngôn ngữ… điều này rõ ràng là không
có căn cứ, nhưng chúng ta đang ngả về thiên hướng có thể thích nghe một
người nào đó nói ra điều chúng ta mong chờ, chứ không phải điều họ muốn
nói [31, tr.22]


14
V.V.Đavưđôp cho rằng đối với học sinh các lớp khác nhau, việc giải

bài tập có khó khăn đặc biệt… Số lượng các trường hợp giải được bài tập
bằng số ít hơn so với giải bài tập tình huống. Ở đây có liên quan đến các trở
ngại lớn của việc đưa chúng về dạng bài tập so với các bài tập tình huống. Bài
tập tình huống với trẻ em bằng cách này hay cách khác hình dung về các sự
vật cụ thể và điều đó làm cho các em dễ dàng hơn khi đưa nó về dạng bài
tập… [9, tr.167]
V.A.Cancalich trong nghiên cứu của mình đã đưa ra một số khó
khăn trong giao tiếp của SV sư phạm như: Không biết cách dàn xếp, tổ
chức một cuộc tiếp xúc, không hiểu đặc điểm của đối tượng giao tiếp, thụ
động trong giao tiếp, có tâm trạng lo lắng sợ hãi, lúng túng khi điều khiển
trạng thái tâm lý bản thân trong giao tiếp, mối quan hệ qua lại chưa được
xây dựng linh hoạt, bắt chước máy móc cách ứng xử của người giáo viên
khác. [7, tr.38]
* Ở trong nước:
Năm 1996, trong luận án “Nghiên cứu những trở ngại tâm lý trong giao
tiếp của SV với học sinh khi thực tập tốt nghiệp” tác giả Nguyễn Thị Thanh
Bình đã đưa ra khái niệm, chỉ ra bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, phân loại
những trở ngaị tâm lý đến hiệu quả của quá trình giao tiếp, đồng thời bước
đầu thử nghiệm thành công biện pháp tác động nhằm khắc phục những trở ngại
tâm lý trong giao tiếp. Tác giả đã phát hiện được 8 trở ngại tâm lý: lúng túng khi
điều khiển giao tiếp của học sinh; sợ mắc sai lầm sư phạm; không trùng hợp tâm
thế giữa SV và học sinh; chưa làm chủ được trạng thái tâm lý của bản thân; thiếu
tiếp xúc với học sinh; hiểu biết chưa đầy đủ về học sinh… [4, tr.28]
Trong cuốn “Hoạt động sư phạm là quá trình sáng tạo” (1981) các tác
giả của Viện nghiên cứu Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã khẳng định


15
khó khăn điển hình nhất của giáo viên trong giai đoạn công tác đầu tiên là
kém khả năng điều khiển những trạng thái tâm sinh lý của bản thân và thiếu

cảm hứng sáng tạo trong giờ học, thiếu tự tin trong giao tiếp với học sinh,
không biết khắc phục cảm giác khó chịu, trong môi trường làm việc với
nhiều người, trong tiếp xúc trực tiếp với họ… do không biết điều chỉnh bộ
máy tâm sinh lý, đặc biệt trong môi trường công tác với nhiều người, nên
xuất hiện trạng thái xúc động mạnh, cảm giác không thỏa mãn với bản
thân mình, rồi tiếp đến tình trạng chóng bị mệt mỏi vì thể lực căng
thẳng… [35, tr.13]
Tác giả Nguyễn Văn Lê trong cuốn “Sự giao tiếp sư phạm” cho
rằng có các trở ngại trong giao tiếp sư phạm như: Sự quá chênh lệch giữa
người phát và người thu (tuổi tác, cương vị, môi trường xã hội – văn hóa);
Khả năng xây dựng và trình bày bản thông điệp của người diễn đạt thông
tin (nói rõ ràng, diễn cảm, biểu cảm được thái độ, đáp ứng trúng các đặc
điểm tâm lý của người nghe, duy trì được sự chú ý của đối tượng…); Các
trạng thái sinh lí hiện hữu của những người đối thoại; Các yếu tố tâm lý
(những chấn thương tình cảm, những sự khác nhau về chính kiến, những
xung đột, những sự tưởng tượng, sự đánh giá về người khác, những định
kiến); Các trở ngại do môi trường tự nhiên, xã hội. [21, tr.71]
Tóm lại, trong những nghiên cứu trên về KKTL ở các hoạt động thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau, các tác giả trong và ngoài nước đã đề cập đến
những KKTL, những biểu hiện cụ thể của những KKTL và nguyên nhân làm
nảy sinh những khó khăn tâm lý. Kết quả nghiên cứu của những công trình
trên đã góp phần không nhỏ cho việc tìm hiểu những KKTL của cá nhân
trong các hoạt động khác nhau. Chúng tôi đã tiếp thu ý kiên của các tác giả từ
những công trình nghiên cứu trên để vận dụng vào việc nghiên cứu những
KKTL của SV khi giải quyết THSP.


16
1.1.2. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý của sinh viên trong khi
giải quyết tình huống sư phạm.

* Những nghiên cứu ở nước ngoài:
Ph.N.Gônôbôlin cho rằng người giáo viên cần phải có những phẩm
chất tâm lý nhất định, nếu thiếu các phẩm chất tâm lý này thì họ gặp
nhiều khó khăn về tâm lý trong công tác dạy học và giáo dục học sinh.
Tác giả còn khẳng định những phẩm chất có ý nghĩa lớn trong đời sống và
hoạt động của người giáo viên là sự suy nghĩ thận trọng, tính lạc quan sư
phạm và sự gần gũi chân thành đối với trẻ, thể hiện ở lòng thương yêu trẻ
và có khả năng hòa mình vào cuộc sống của các em, hiểu rõ tâm tư tình
cảm của các em, đồng thời cũng trẻ trung như các em một cách đúng lúc.
Nếu làm được như vậy, điều này sẽ được củng cố dần dần trong tính cách,
nó sẽ tạo khả năng cho người giáo viên dễ dàng nắm vững hoạt động sư
phạm của mình. Như vậy, nếu người giáo viên bị thiếu hụt về những
phẩm chất tâm lý cá nhân như trên sẽ tạo ra những KKTL trong hoạt động
sư phạm của mình. [10, tr.211]
X.I.Kixêgôv khi phân tích về hoạt động sư phạm có đối tượng là con
người đã khẳng định hoạt động này rất phức tạp, đòi hỏi sự sáng tạo, không
thể hành động theo một khuôn mẫu cứng nhắc, mà khi xử lý các tình huống
sư phạm đòi hỏi tính mềm dẻo ở mức độ cao. [16, tr.17]
N.I.Bônđarepxcaia khi nói đến vấn đề chuẩn bị cho SV làm công tác
giáo dục ở trường phổ thông bà đã nhấn mạnh đến vai trò của năng lực sư
phạm đối với người thầy giáo. Bà cho rằng ngoài những yêu cầu về kiến thức
chuyên môn phong phú, còn cần phải có năng lực giải quyết khéo léo, linh
hoạt các tình huống sư phạm. [6, tr.28]


17
Trong các nghiên cứu của các tác giả đều thống nhất: Tình huống sư
phạm là tình huống có vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.
việc giải quyết tốt các tình huống sư phạm là thể hiện năng lực sư phạm của
người giáo viên. Khả năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên còn

hạn chế, cần được rèn luyện thường xuyên, liên tục. Việc nâng cao năng lực
giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên là một nhiệm vụ chủ yếu, cần
được quan tâm của nhà trường sư phạm.
* Những nghiên cứu ở trong nước:
Trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Một số
trở ngại tâm lý trong xử lý THSP của SV ” tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình đã
phát hiện có 9 trở ngại tâm lý thường xuất hiện ở SV trường Đại học sư phạm
Hà Nội khi họ tham gia hoạt động giải quyết THSP, đó là: thụ động trong giải
quyết THSP, thiếu tự tin vào khả năng của bản thân, không hứng thú với việc
giải quyết THSP, sợ mắc sai lầm khi giải quyết THSP, chưa làm chủ được
trạng thái cảm xúc và hành vi của bản thân, chưa nắm được quy trình giải
quyết THSP, lúng túng khi giải quyêt THSP, khó huy động kiến thức và kinh
nghiệm vào giải quyết THSP, ngại ngùng khi đứng ở vị trí người giáo viên…
Mức độ biểu hiện của các trở ngại tâm lý khác nhau là khác nhau. Có nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra trở ngại tâm lý ở SV khi giải
quyết THSP, nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn nguyên nhân khách
quan. Đề tài cũng đã có những tác động thử nghiệm nhằm hạn chế những trở
ngại tâm lý cho SV khi giải quyết THSP và đã thu được kết quả tốt. Mức độ
trở ngại tâm lý ở SV sau thời gian thử nghiệm có giảm đi rõ rệt. [5]
Trong nghiên cứu “Những KKTL trong việc giải quyết THSP của
SV dân tộc Khmer Khoa sư phạm, trường Đại học An Giang” của Trần


18
Thị Huyền đã chỉ ra những biểu hiện của KKTL ở SV khi giải quyết
THSP đó là: chưa biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào việc
giải quyết THSP; thụ động trong giờ học; lúng túng khi giáo viên yêu cầu
đưa ra cách giải quyết THSP; chưa tự giác đưa ra cách giải quyết THSP…
tổ chức quá trình thực nghiệm bằng cách cung cấp kiến thức, hình thành
kĩ năng giải quyết THSP và đo kết quả thay đổi ở SV sau khi thực nghiệm

kết thúc [15].
Trong luận án tiến sĩ của Đoàn Thị Tỵ năm 2008 đã chỉ ra được 18
KKTL trong việc giải quyết THSP của SV Đại học Hải Phòng. Những KKTL
này được thể hiện ở ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi. Cụ thể những
KKTL trong nhận thức của SV có: Vốn kinh nghiệm và vốn hiểu biết về hoạt
động sư phạm còn hạn chế; Hiểu biết tâm sinh lý học sinh còn ít; Tư duy và
óc tưởng tượng sư phạm hạn chế; Thiếu hiểu biết về quy trình giải quyết
THSP; Hiểu biết về các môn khoa học chuyên ngành chưa cao. Những KKTL
biểu hiện ở mặt thái độ, cảm xúc: Động cơ chọn nghề chưa đúng theo nguyện
vọng; Nhu cầu giải quyết THSP còn thấp; Chưa thực sự có hứng thú giải
quyết THSP; E ngại khi phải xuất hiện trước tập thể; Hồi hộp lo lắng trước sự
xuất hiện của THSP cần giải quyết nhanh; Mặc cảm khi đóng vai là người
giáo viên. Những KKTL biểu hiện ở hành vi, hành động: Hành vi ứng xử kém
linh hoạt; Hành vi lúng túng thiếu tự tin khi giải quyết THSP; Hành vi bột
phát ngẫu nhiên; Khả năng tự kiểm tra, tự điều chỉnh hành vi ứng xử yếu;
Chưa tích cực luyện tập giải quyết các THSP; Hoạt động ngôn ngữ nói của
SV còn hạn chế; Khó khăn trong việc huy động kiến thức và kinh nghiệm giải
quyết THSP. Những nguyên nhân dẫn đến KKTL bao gồm cả nguyên nhân
bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Đề tài cũng đã tổ chức quá trình thực
nghiệm và đã thu được kết quả khả quan. [32]


19
Nhìn chung, những nghiên cứu trên đều xoay quanh vấn đề tình huống
sư phạm, những khó khăn tâm lý trong hoạt động giải quyết tình huống sư
phạm. Các công trình nghiên cứu trên đều cung cấp được những cơ sở lí luận
tương đối vững chắc về tình huống sư phạm, vấn đề giải quyết tình huống sư
phạm, chỉ ra được những biểu hiện của KKTL ở SV khi giải quyết THSP và
chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến KKTL. Bước đầu có tổ chức quá trình thực
nghiệm để nhằm khắc phục KKTL đó.

Song thiết nghĩ, đối với mỗi cá nhân khác nhau, sống và học tập ở
những môi trường khác nhau, với những đặc điểm hoạt động, giao tiếp khác
nhau sẽ có những KKTL trong cùng một hoạt động là không giống nhau.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài
nước về vấn đề có liên quan, căn cứ vào mục đích và những nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài, chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ thực trạng KKTL của SV trường
Cao đẳng sư phạm Hà Tây trong hoạt động giải quyết tình huống sư phạm khi
học tập tại trường Cao đẳng và khi xuống thực tập tại trường phổ thông.
1.2. Một số vấn đề lí luận về khó khăn tâm lý của sinh viên trong
khi giải quyết tình huống sƣ phạm.
1.2.1 Khó khăn tâm lý
* Khái niệm Khó khăn tâm lý:
Theo từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên: Khó khăn là có nhiều trở
ngại hoặc thiếu thốn [24, tr. 238]
Trong từ điển Anh – Việt: diffculty là khó khăn, chỉ sự khó khăn, sự
khắc nghiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc phục.
Theo nghĩa như vậy ta có thể hiểu khó khăn chính là những điều gây
cản trở, làm mất nhiều công sức, đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua.


20
Tác giả Nguyễn Xuân Thức cho rằng: Những KKTL trong học tập là
những cản trở tâm lý trong hoạt động học tập của SV. Nếu tháo gỡ được
những khó khăn đó thì sẽ nâng cao hiệu quả học tập cho SV [29, tr.31]
Tác giả Nguyễn Minh Hải cho rằng KKTL là những cản trở tâm lý,
những rào cản tâm lý mà học sinh Tiểu học gặp phải khi tham gia giải các bài
tập toán [12, tr.25]
Tác giả Đoàn Thị Tỵ khẳng định: KKTL là những thiếu hụt, những cản
trở, những vướng mắc về mặt tâm lý của chủ thể cần vượt qua để thực hiện
một nhiệm vụ hay một hành động nào đó. [32, tr.38]

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình cho rằng: KKTL là những yếu tố tâm
lý cản trở hoạt động của con người, làm giảm hiệu quả hoạt động [4, tr.29].
Thông thường nói đến “KKTL” trong hoạt động và hành vi chính là
những thiếu hụt, vướng mắc, rào cản về mặt tâm lý, kìm hãm hoạt động đạt
kết quả. Nó như một “hàng rào tâm lý” ngăn cản hoạt động hoặc làm sai lệch
kết quả hoạt động.
Trong từ điển Tâm lý học, tác giả Vũ Dũng cho rằng: “hàng rào tâm lý
là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ động quá mức của chủ thể, gây cản trở
trong việc thực hiện hành động”. [8, tr.89]
Theo “Sổ tay tâm lí học” thì “hàng rào tâm lý” là trạng thái tâm lý thể
hiện ở tính thụ động quá mức của chủ thể, gây cản trở, vướng mắc trong việc
thực hiện hành động [34, tr.41]
Như vậy, “KKTL” cũng được hiểu như là những “hàng rào tâm lý” gây
cản trở, vướng mắc trong quá trình hành động.
Trong bất kỳ hoạt động nào, người thực hiện hoạt động đều có thể gặp
khó khăn, trong đó có cả khó khăn về mặt tâm lý. Những KKTL làm cho
người thực hiện hoạt động không tiếp tục thực hiện được hoạt động, hoặc
thực hiện hoạt động không có được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân


21
của những KKTL có cả những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân
khách quan. Đó là môi trường tiến hành hoạt động, phương tiện thực hiện,
điều kiện làm việc, hay do đặc điểm tâm sinh lý không phù hợp với hoạt động
đó, do thiếu kinh nghiệm, kĩ năng làm việc… để vượt qua được những khó
khăn khách quan và chủ quan đó đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực, cố gắng
rất nhiều.
Từ những ý kiến của các tác giả về KKTL như trên, chúng tôi đồng ý
với ý kiến của tác giả Đoàn Thị Tỵ: Khó khăn tâm lý là những thiếu hụt,
những cản trở, những vướng mắc về mặt tâm lý của chủ thể cần vượt qua để

thực hiện một nhiệm vụ hay một hành động nào đó.
1.2.2. Tình huống sư phạm
1.2.2.1 Khái niệm tình huống sư phạm
Hoạt động dạy học và giáo dục, là quá trình tác động qua lại giữa giáo
viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với phụ huynh
học sinh… nhằm mục đích cao cả phát triển nhân cách cho người học. Trong
quá trình này hay xảy ra nhiều THSP khác nhau. Vậy THSP là gì?
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo: “THSP là tình huống mà trong đó xuất
hiện sự căng thẳng giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Để giải quyết
tình huống đó đòi hỏi nhà giáo dục phải nhanh chóng phản ứng, phát hiện
đúng tình hình, tìm ra những biện pháp giải quyết tối ưu tình hình đó nhằm
hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục và xây dựng tập thể
người được giáo dục đó vững mạnh” [3, tr. 7]
Tác giả Bùi Ngọc Hồ đã viết: “THSP là tình huống có vấn đề, đó là
mâu thuẫn giữa lý thuyết này với lý thuyết kia, giữa lý luận và thực tiễn, giữa
thực tiễn nơi này với thực tiễn nơi khác. THSP cũng có thể là một nghịch lý,


22
một sự kiện bất ngờ, một phương án phải lựa chọn trong nhiều phương án giải
quyết” [13, tr.11]
Tác giả Bùi Thị Mùi cho rằng: “THSP là tình huống có vấn đề diễn ra
đối với nhà giáo dục trong công tác giáo dục học sinh; trong tình huống đó
nhà giáo dục bị đặt vào trạng thái lúng túng trước vấn đề giáo dục cấp thiết
mà họ cần giải quyết; bằng tri thức, kinh nghiệm và năng lực sư phạm vốn có
họ chưa thể giải quyết vấn đề đó, khiến họ phải tích cực xem xét, tìm tòi để có
thể đề ra biện pháp giáo dục đối tượng một cách hợp lý nhằm đạt được hiệu
quả giáo dục tối ưu, qua đó năng lực và phẩm chất sư phạm của họ cũng được
củng cố, phát triển” [18, tr.16]
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình: “THSP là toàn bộ những sự việc,

hiện tượng, sự kiện bất ngờ, những nghịch lý nảy sinh trong hoạt động sư
phạm, đòi hỏi tập thể hay cá nhân nhà sư phạm phải suy nghĩ, tìm kiếm, sử
dụng các phương tiện, phương pháp và cách thức mới để giải quyết chúng
một cách hợp lý, sáng tạo và có hiệu quả”. [5, tr.19]
Tác giả Đoàn Thị Tỵ cho rằng: “THSP là tình huống chứa đựng mâu
thuẫn cần giải quyết trong quá trình hoạt động sư phạm của người giáo viên.
Nhưng do những tri thức, kinh nghiệm, năng lực sư phạm vốn có của họ chưa
thể giải quyết được, họ phải tích cực xem xét, tìm tòi để có thể tìm ra phương
thức giải quyết mới hợp lý và có hiệu quả”. [32, tr.22]
Trong những ý kiến của các tác giả trên, mỗi tác giả có những cách lý
giải riêng về THSP, song đều có sự thống nhất đó là những tình huống có vấn
đề, nảy sinh trong môi trường sư phạm với một tính chất bất ngờ, đòi hỏi
người thầy, cô giáo phải ứng xử ngay lập tức nhưng cần thiết phải hợp lý và
có hiệu quả cao.


23
Như vậy, tình huống sư phạm nảy sinh trong hoạt động dạy học và giáo
dục là do có những khó khăn mới nảy sinh, đó là khó khăn về mặt trí tuệ, cảm
xúc mà người thầy giáo gặp phải khi đứng trước THSP. Như việc chưa thuần
thục về mặt kĩ năng, có thể sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tìm tòi và lựa chọn
các tri thức, phương pháp giải quyết hiệu quả nhất cho tình huống gặp phải.
Hoặc là quá nóng giận, không kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Tuy
nhiên, mỗi THSP nảy sinh có thể gây khó khăn cho người này, nhưng cũng có
thể không gây ra khó khăn đối với người khác. Mức độ khác nhau đó tuỳ
thuộc vào sự phức tạp khách quan của chính tình huống và sự phát triển nghề
nghiệp của những nhà sư phạm.
Từ những ý kiến của các tác giả trên, đề tài thống nhất với quan điểm
về THSP của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình: Tình huống sư phạm là toàn bộ
những sự việc, hiện tượng, sự kiện bất ngờ, những nghịch lý nảy sinh trong

hoạt động sư phạm, đòi hỏi tập thể hay cá nhân nhà sư phạm phải suy nghĩ,
tìm kiếm, sử dụng các phương pháp, phương tiện và cách thức mới để giải
quyết chúng một cách hợp lý, sáng tạo và có hiệu quả.
1.2.2.2. Đặc điểm của tình huống sư phạm.
Trịnh Trúc Lâm và Nguyễn Văn Hộ cho rằng, Tình huống sư phạm đó
là sự thiếu hụt hoặc chưa xuất hiện kịp những tri thức và phương thức hành
động để giải quyết vấn đề. Sự xuất hiện vấn đề tạo ra những kích thích ban
đầu đòi hỏi chủ thể phải giải quyết, chủ thể nhận thức và chấp nhận vấn đề
như một câu hỏi cần có lời giải…Tình huống sư phạm chính là tình huống có
vấn đề. Tình huống sư phạm rất phong phú và đa dạng, được tạo nên bởi khả
năng nhận thức, kinh nghiệm của người thầy, tính phức tạp của các điều kiện
sống của mỗi cá nhân, khả năng nhạy bén, bản lĩnh, sáng tạo của người thầy.
[20, tr.56]
Tác giả Lã Văn Mến cho rằng tình huống sư phạm có những đặc điểm:


24
- Tính có vấn đề của tình huống sư phạm: Trong hoạt động sư phạm có
rất nhiều THSP khác nhau, nhưng chúng đều có chung đặc điểm là luôn chứa
đựng những mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục với
khả năng đáp ứng của giáo viên, học sinh, phương tiện, điều kiện… mâu
thuẫn này được thể hiện rất đa dạng trong các THSP. Khi nhà giáo dục nhận
ra được mâu thuẫn trên sẽ hiểu về mâu thuẫn – “vấn đề” trong tình huống
theo quan niệm của bản thân. Như vậy, việc giải quyết tình huống sư phạm lại
phụ thuộc vào khả năng nhận thức, kinh nghiệm, năng lực, nhu cầu giải quyết
tình huống, trình độ nghề nghiệp… của người thầy giáo.
- Tính phức tạp của tình huống sư phạm: những biểu hiện bên ngoài
của THSP ồn ào hay không ồn ào chưa nói lên được tình huống đó có thực
chất là đơn giản hay phức tạp. Mà tính phức tạp của THSP đó là do nguồn
gốc của những mâu thuẫn khác nhau trong cùng một tình huống tạo nên sự

phức tạp của THSP bởi việc giải quyết được tình huống sư phạm này không
hề đơn giản. Vấn đề quan trọng ở chỗ giáo viên nhận thức được đâu là mâu
thuẫn chủ yếu cũng như nguồn gốc của nó trong mỗi THSP cụ thể. Đây chính
là tiền đề về mặt nhận thức không thể thiếu để họ có được biện pháp đúng đắn
trong việc giải quyết THSP.
- Tính bất ngờ của tình huống sư phạm: THSP có thể xuất hiện bất cứ
lúc nào trong suốt tiến trình hoạt động sư phạm. Yếu tố khách quan tạo nên
tính bất ngờ của THSP đó chính là sự phát triển tâm lý của học sinh và sự
phức tạp của quá trình giáo dục. Tính bất ngờ của tình huống giáo dục thường
làm cho nhà giáo dục lúng túng, mất bình tĩnh gây khó khăn cho việc giải
quyết chúng. [19, tr.29]
Tóm lại, mỗi quan điểm về đặc điểm của THSP đều nói lên được
những yếu tố cơ bản của một THSP như yếu tố bất ngờ, tính phức tạp và tính


25
có vấn đề. Chúng tôi lựa chọn quan điểm của Lã Văn Mến là quan điểm để
xem xét về đặc điểm của THSP.
1.2.2.3. Cấu trúc tâm lý của tình huống sư phạm
Trong hoạt động dạy học của các thầy cô giáo bên cạnh công việc dạy
học tri thức, kĩ năng, kĩ xảo còn luôn kèm theo công tác giáo dục đối với học
sinh. Dạy học và giáo dục là hai hoạt động được diễn ra đồng thời và luôn
luôn đan xen vào nhau không có sự tách bạch rõ ràng. Chính vì vậy, THSP
cũng có cả tình huống liên quan đến hoạt động dạy học gọi là tình huống dạy
học. Và tình huống liên quan đến nội dung giáo dục đạo đức, kỹ năng sống,
ứng xử… cho học sinh gọi là tình huống giáo dục. THSP được tạo thành bởi
các yếu tố đó là: Cái chưa biết, cái đã biết và nhu cầu nhận thức kích thích
việc giải quyết các THSP nảy sinh.
Cái chưa biết là cái mà chủ thể phải nhận thức để giải quyết xong
THSP. Là những tri thức, phương pháp hành động trong việc giải quyết THSP

mà chủ thể phải tìm kiếm. Đây là thành phần chính trong THSP. Sự thành
công đến đâu trong việc giải quyết những THSP phụ thuộc vào việc nhận thức
ra cái chưa biết của chủ thể.
Cái đã biết chính là những tri thức, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo
của mỗi người trong quá trình giải quyết tình huống sư phạm. Cái đã biết
ở mỗi người là không giống nhau, nó chính là công cụ để chủ thể biết
phân tích tình huống và biết đưa ra các cách giải quyết khác nhau và trên
cơ sở đó lựa chọn ra một cách giải quyết nào là sáng suốt nhất. Khả năng
này càng cao thì quá trình giải quyết tình huống sư phạm lại càng dễ
dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn
Nhu cầu nhận thức kích thích việc giải quyết các tình huống sư phạm nảy
sinh. Yếu tố này tạo nên tính toàn vẹn của tình huống sư phạm. Khi tình huống

×