Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 138 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa tâm lý học



NGUYỄN THỊ THANH LIÊN





NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA CHA MẸ
ĐỐI VỚI CON CÓ CHỨNG TỰ KỶ




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


Hà Nội - 2009



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
***


NGUYỄN THỊ THANH LIÊN



NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ
CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÓ CHỨNG TỰ KỶ


Mã số: 60 31 80
Chuyên ngành: Tâm lý học


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Văn Thị Kim Cúc




Hà Nội- 2009


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………….
2

4. Đối tượng, Phạm vi và khách thể nghiên cứu
3
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
3
6. Giả thiết nghiên cứu…………………………………………………
3

Chương1. Cơ sở lý luận
4
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
4
1.1.1 Các nghiên cứu về tự kỷ……………………………….
4
1.1.2 Các nghiên cứu về thái độ của cha mẹ đối với trẻ tự kỷ
5
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ……………………………….
8
1.2.1 Khái niệm thái độ ……………………………………….
8
1.2.2 Khái niệm tự kỷ ………………………………………
11
1.2.3 Khái niệm trẻ em, trẻ tự kỷ……………………………
13
1.3 Cấu trúc tâm lý của thái độ……………………………………
14
1.3.1 Quan điểm 3 thành phần trong thái độ…………………
14
1.3.2 Quan điểm về các thành phần riêng biệt……………….
21
1.4 Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ………………

22
1.5 Các thành tố cơ bản về thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ
22
1.5.1 Nhận thức của cha mẹ mẹ về chứng tự kỷ
22
1.5.1 Tình cảm của cha mẹ mẹ đối với con có chứng tự kỷ
22
1.5.1 Xu hướng hành vi của cha mẹ mẹ đối với con có chứng
tự kỷ

23
1.6 tiểu kết chương 1………………………………………………
23
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
24
2.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
24
2.2 Mẫu nghiên cứu ………………………………………………
25
2.3 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………….
28
2.3.1 Phương pháp quan sát………………………………….
28
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu………………………
28
2.3.3 Phương pháp sử dụng thang đánh giá………………….
28
2.3.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi…………………
30
2.3.5 Phương pháp thống kê bằng toán học …………………

32
2.3.6 Phương pháp phỏng vấn sâu …………………………
36
2.3.7 Phương pháp nghiên cứu trường hợp…………………
37
2.4 Tiến trình nghiên cứu
37
2.5 Các biến số
38
2.6 Tiểu kết chương 2………………………………………………
38

Chương 3. Kết quả nghiên cứu
40
3.1 Nhận thức của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ
40
3.1.1 Nhận thức về bản chất của tự kỷ
40
3.1.2 Nhận thức về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ
50
3.2 Tình cảm của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ
55
3.2.1 Sự chấp nhận của cha mẹ
55
3.2.2 Mong muốn của cha mẹ về con
61
3.3 Hành vi của cha mẹ đối với con mang chứng tự kỷ…………….
64
3.3.1 Hành vi khắc phục bệnh cho con của cha mẹ
66

3.3.2 Hành vi trong sinh hoạt hàng ngày đối với con
71
3.3.3 Sự phân biệt đối sử của cha mẹ ………………………
75
3.4. Thái độ của cha mẹ đối với cháu T.V …………………………
82












3.5. Thái độ của cha mẹ đối với cháu H.B …………………………
89
3.4 Tiểu kết chương 3
101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
102
1. Kết luận
102
2. Kiến nghị
104


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN




C.A.R.S.
The chilhood autism raring scale
CĐ, TC
Cao đẳng, trung cấp
DSM- IV
Diagnostic and statistical manual of mental disorders
ĐTB
Điểm trung bình
ĐH
Đại học
ĐLC
Độ lệch chuẩn
GT
Giao tiếp
ICD- 10
th

The international classification diseases- 10
th

PTTH
Phổ thông trung học
TĐHV
Trình độ học vấn
TB

Trung bình
TTĐC
Thông tin đại chúng
RG
Ranh giới
XH
Xếp hạng












DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1
Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu
27
Bảng 2
Nhận thức của cha mẹ về khái niệm tự kỷ
41
Bảng 3
Nhận thức của cha mẹ có trình độ học vấn khác nhau

về nguyên nhân của chứng tự kỷ
45
Bảng 4
Nhận thức của cha mẹ về bản chất của hội chứng tự
kỷ
49
Bảng 5
Nhận thức của cha mẹ về các lĩnh vực phục hồi của
trẻ
51
Bảng 6
Sự khác nhau trong đánh giá của cha và mẹ về khả
năng phát triển của trẻ tự kỷ
54
Bảng 7
Cảm xúc của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ
56
Bảng 8
Mong muốn lớn nhất của cha mẹ đối với con có chứng
tự kỷ
61
Bảng 9
Tình cảm của cha mẹ đối với con là trẻ tự kỷ
65
Bảng 10
Hành vi giúp đỡ của cha mẹ trong việc khắc phục
bệnh cho con tự kỷ
66
Bảng 11
Hành vi ứng xử trong sinh hoạt hàng ngày của cha mẹ

đối với con có chứng tự kỷ
71
Bảng 12
Sự khác biệt trong cách đối xử của cha mẹ đối với trẻ
tự kỷ và các anh chị em của trẻ
76
Bảng 13
Mối quan hệ giữa hành vi và tình cảm của cha mẹ đối
với con là trẻ tự kỷ
79
Bảng 14
Mối quan hệ giữa nhận thức, hành vi của các bậc cha
mẹ có tình cảm khác nhau đối với con là trẻ tự kỷ
80
Bảng 15
Phân loại ưu tiên tiên dành cho công việc và chăm sóc
con qua sự tự đánh giá của cha mẹ cháu H.B
99
CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1
So sánh nhận thức của khách thể về khái niệm, nguyên
nhân và biểu hiện của chứng tự kỷ
50
Biểu đồ 2
Mong muốn lớn nhất của cha mẹ đối với con có chứng
tự kỷ
62
Biểu đồ 3
So sánh phân loại ưu tiên dành cho công việc và chăm
sóc con qua sự tự đánh giá của cha mẹ cháu H.B

100

.








1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Gần 10 năm trở lại đây tại Việt Nam, Bệnh “tự kỷ” đƣợc nhiều
ngƣời quan tâm, nó đƣợc xem là một trong các dạng loạn tâm thần ở
trẻ em, là một sự hƣ hại trầm trọng lan tỏa đến nhiều lĩnh vực phát
triển và gây ảnh hƣởng không tốt tới quá trình phát triển của trẻ, nhất
là kỹ năng giao tiếp và các quan hệ xã hội, kéo theo sự thoái triển của
nhiều chức năng tâm lý khác. Điều này không những làm cho trẻ không
thích ứng đƣợc với cuộc sống bình thƣờng mà còn là một gánh nặng cho
gia đình và xã hội.
Tỷ lệ trẻ tự kỷ trên thế giới ngày càng gia tăng. Qua nghiên cứu
tại Mỹ năm 1970 D.A.Treffert đƣa ra tỷ lệ cứ 100.000 trẻ lại có 7 trẻ
mắc bệnh tự kỷ, trẻ trai thƣờng gấp 3 lần trẻ gái. Gần đây nhất là năm
2000 cũng tại Mỹ, Patricia M.Rodier đã thống kê có từ 16 đến 20 trẻ
trên 10.000 trẻ mắc bệnh tự kỷ, các con số ngày càng tăng. Hiện nay ở
Mỹ có khoảng 1.500.000 ngƣời tự kỷ trong đó phần lớn là trẻ em và
ƣớc tính tỷ lệ này trên thế giới là 1/500 ngƣời.

Tại phòng khám của bệnh viện Nhi Trung ƣơng cho biết, hiện
nay trung bình 1 tháng có khoảng từ 16- 19 trƣờng hợp chẩn đoán là
tự kỷ đến khám lần đầu tiên.
Trƣớc những con số báo động đó, nhiều nhà khoa học đã dày
công nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, bản chất cũng nhƣ đề ra
những biện pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình của trẻ. Trong số đó phải
kể đến công lao của các tác giả nhƣ L.Kanner (1943), DeMyer.M
(1981), Anderson.GM (1987) cùng nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc
nhƣ bác sĩ Nguyễn Văn Đoàn, PGS.TS Ninh Thị Ứng…


2

Nhiều bậc phụ huynh mang tâm trạng chung lo buồn, chán nản và
cảm thấy bất lực vì đứa có những hành vi mà họ không thể hiểu nổi,
họ nghĩ mình đã gây ra những sai lầm và trở nên mặc cảm, không tin
rằng họ có thể giúp cho con mình đƣợc nữa. Trong khi đó, các công
trình nghiên cứu gần đây cho thấy, hành vi của trẻ tự kỷ thƣờng do
những rối loạn phát triển từ khi trẻ mới ra đời hoặc trong những năm
đầu cuộc sống, còn sự tiến bộ của trẻ lại phần nhiều do cách nuôi dạy
của cha mẹ chúng. Liệu rằng quan điểm, thái độ buồn rầu, chán nản
và bất lực của cha mẹ nói trên có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với sự
phát triển của trẻ tự kỷ?
Thực tế cũng có quá ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài này để tìm lời đáp cho câu hỏi ấy
với mong muốn góp phần vào xu thế nghiên cứu về bệnh tự kỷ nói
chung; đồng thời chia sẻ, thấu cảm nỗi đau, sự vất vả với gia đình có
con mang chứng tự kỷ. Qua đó đƣa ra những kết luận giúp các bậc
cha mẹ của trẻ có quan điểm đúng đắn hơn, kịp thời điều chỉnh cách
thức cũng nhƣ biện pháp chăm sóc con mình, nhằm tạo môi trƣờng tốt

nhất cho trẻ phát triển, hƣởng quyền lợi xứng đáng của trẻ em.
Bởi những lý do trên mà tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên
cứu thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích thái độ của cha mẹ đối với con mang chứng tự kỷ, trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giúp các bậc cha mẹ chăm sóc, tạo
điều kiện để trẻ tự kỷ phát triển tốt hơn.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Khái quát những vấn đề lý luận về tự kỷ, chứng tự kỷ và lịch sử
nghiên cứu vấn đề.


3

- Điều tra, khảo sát thực tiễn: làm sáng tỏ thái độ của cha mẹ đối
với con mang chứng tự kỷ.
- Phân tích các trƣờng hợp điển hình và rút ra những kết luận về
tâm lý lâm sàng.
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Thái độ của cha mẹ đối với con mang chứng tự kỷ.
4.2 Phạm vi và khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu rộng: 130 ngƣời là cha, mẹ của trẻ tự kỷ ở địa bàn
nội thành Hà Nội.
- Nghiên cứu sâu : 02 cặp cha mẹ của trẻ tự kỷ ở địa bàn Hà Nội.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phƣơng
pháp chính sau:
- Phƣơng pháp quan sát lâm sàng;
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu;

- Phƣơng pháp sử dụng test đánh giá;
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi;
- Phƣơng pháp thống kê bằng toán học;
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu;
- Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Phần lớn cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ có nhận thức, tình
cảm, hành vi tiêu cực với trẻ.
- Thái độ tiêu cực của cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ xuất phát
từ mặc cảm về khuyết tật của con mình.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN


4

1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các nghiên cứu về trẻ tự kỷ
Xung quanh vấn đề về tự kỷ đã có rất nhiều công trình khoa học
tìm ra những biểu hiện, bản chất, nguyên nhân… của hội chứng này.
Tuy nhiên, để xác định mối liên hệ giữa thái độ của cha mẹ và sự phát
triển ở trẻ tự kỷ thì chƣa có nghiên cứu nào đƣa ra khẳng định rõ
ràng. Song các tác giả trong và ngoài nƣớc cũng đã nêu ra một vài
quan điểm, đánh giá về vấn đề này thông qua các công trình khoa học
của mình. Có thể kể đến nhƣ:
Nghiên cứu của Leo Kanner
Nhà tâm thần học ngƣời Mỹ thuộc bệnh viện John HopKins-
L.Kanner là ngƣời đi tiên phong và có công đóng góp lớn cho lĩnh
vực phát hiện và trợ giúp trẻ tự kỷ. Với bài báo nhan đề “Autistic
disturbances of affective contact” (các rối loạn về tiếp xúc cảm xúc có
tính tự kỷ, 1943) Leo Kanner cho biết trong tổng số các đối tƣợng

mắc chứng tự kỷ mà ông nghiên cứu thì có tới 1/3 trẻ có khó khăn về
học tập ở mức từ nghiêm trọng đến trung bình, 1/3 có khó khăn ở mức
trung bình và 1/3 ở mức trung bình thấp [21].
Sau khi Kanner công bố kết quả này, nhiều người tin rằng tự kỷ
không phải là một dạng rối loạn về thể chất mà là rối loạn về cảm xúc
và chính cách thức cha mẹ nuôi dạy con cái của mình đã gây ra mọi
vấn đề. Còn các bậc cha mẹ thì cảm thấy tội lỗi và không tin rằng họ
có thể giúp con mình đƣợc nữa.
Một khía cạnh khác mà ngƣời ta quan tâm qua công trình nghiên
cứu của Kanner là cha mẹ của hầu hết các trẻ mà ông quan sát đều có
trình độ, trí thông minh và giáo dục cao hơn mức trung bình; phần lớn
họ có nghề nghiêp hẳn hoi.


5

Nghiên cứu của Micheal Rutter
Micheal Rutter và các cộng sự nghiên cứu cho biết rằng những
tật chứng của bệnh tự kỷ phát sinh có thể từ thể chất mà không có liên
quan đến cách nuôi dạy con cái của cha mẹ. (Micheal Rutter, 1960)
Nhƣ vậy theo tác giả này, chẳng có mối liên quan nào giữa thái
độ của cha mẹ và sự phát triển của trẻ tự kỷ.
Ngoài ra, phải kể đến các công trình nghiên cứu của Collie,
S.Freud, Greak, Clancy, Schopher Họ là những ngƣời đã dày công
tìm hiểu về hội chứng tự kỷ. Có thể nói, cho tới ngày nay vẫn tồn tại
song song hai quan điểm khoa học trái ngƣợc về nguồn gốc của hội
chứng tự kỷ: Một bên cho rằng do thể chất gây nên, ngƣợc lại bên kia
cho rằng cách thức nuôi dạy con cái là nguyên nhân gây nên hội
chứng tự kỷ.
1.1.2 Các nghiên cứu về thái độ của cha mẹ đối với trẻ tự kỷ

Nghiên cứu của Lorna Wing
L.Wing đã thống kê một số quan điểm tranh luận về các yếu tố
ảnh hƣởng tới cách thức ứng xử của trẻ tự kỷ :
- Cách ứng xử có thể thay đổi theo hoàn cảnh, thƣờng là dở hơn
khi ở nhà do cha mẹ có những đòi hỏi dồn dập bắt trẻ phải chú ý, và
khá hơn khi ở nhà trƣờng hoặc buồng bệnh có tổ chức tốt hơn.
- Cách ứng xử có thể thay đổi tuỳ theo ngƣời với đối tƣợng trẻ tự
kỷ. Cách ứng xử sẽ khá hơn nếu ngƣời đó đã có kinh nghiệm giải
quyết các vấn đề tự kỷ hơn là khi ngƣời đó chƣa có kinh nghiệm hoặc
là khi đối tƣợng ở trong các nhóm không có sự sắp xếp cho hẳn hoi.
- Quá trình giáo dục có tác động tới mẫu hình ứng xử. Khi nhận
biết đƣợc điều này, cha mẹ và ngƣời chăm sóc sẽ hiểu đƣợc rằng việc


6

trẻ tự kỷ thiếu khả năng ứng xử xã hội có liên quan tới việc chúng
không đƣợc yêu thƣơng chăm sóc [13].
Nghiên cứu của các tác giả thuộc Hội Tƣơng trợ Trẻ tự kỷ tại
Sydney
Cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ thƣờng đối phó theo ba giai đoạn
[15]:
Giai đoạn đổ lỗi và trách móc:
Họ nổi giận và đổ lỗi cho ngƣời khác, tránh không nhận lỗi về
mình. Thái độ này thƣờng ngấm ngầm có từ trƣớc khi triệu chứng tự
kỷ ở con họ đƣợc xác nhận. Và chuyện có thể đi xa hơn tới mức vợ
chồng luôn có những trục trặc mà không liên quan gì đến chứng tự kỷ.
Ví dụ, ngƣời vợ có thể cho rằng con mình mắc chứng tự kỷ là do di
truyền từ chồng, còn chồng thì nói vợ mình đã sử dụng một loại thuốc
nào đó trong thời gian mang thai.

Giai đoạn tuyệt vọng
Sau khi định bệnh (tức là xác định triệu chứng bệnh bằng các dấu
hiệu) và biết là không có cách chữa, họ tin rằng khi lớn lên trẻ vẫn
giữ tình trạng nhƣ hiện tại. Điều này khiến họ khó chấp nhận đƣợc.
Giai đoạn chối bỏ
Đôi khi họ tin rằng bác sĩ kết luận sai, con họ vẫn biết nhiều điều
và không có bệnh gì, hay bệnh không nặng nhƣ bác sĩ nói và cũng
không cần phải trị liệu gì. Hình thức phủ nhận thƣờng thấy nhất là cha
mẹ tin rằng giai đoạn có những trục trặc của con rồi sẽ qua đi.
Nghiên cứu của các tác giả theo quan điểm Văn hoá
Các nhóm văn hoá khác nhau có thái độ khác nhau đối với việc
con mình mắc chứng tự kỷ [16].


7

Với gia đình ngƣời Á châu: nhất là ngƣời Trung Quốc, họ thấy
xấu hổ, trì hoãn việc trị liệu cho con, họ chống đối việc cho con mình
vào nhóm trẻ đặc biệt. Ngƣời mẹ thƣờng lo lắng cho con còn ngƣời
cha thì dửng dƣng. Và họ ít khi dự thính các nhóm tƣơng trợ trẻ.
Với gia đình ngƣời Mỹ, Úc: họ có thể chấp nhận hình thức tƣơng
trợ giúp cho con theo tính cộng đồng và đọc nhiều tài liệu có liệu
quan đến chứng tự kỷ.
Với gia đình ngƣời gốc Latinh (Nam Mỹ, Ý, Tây Ban Nha) họ
cảm thấy khó khăn nếu đứa con mắc chứng tự kỷ là con trai và nhất là
con đầu lòng. Ngƣời cha quan niệm rằng trẻ khuyết tật là sự nhục nhã
cho nam tính của họ, họ đổ lỗi cho vợ và muốn nhanh chóng chữa trị
cho con. Ngƣời mẹ dễ dàng chấp nhận khuyết tật của trẻ nhƣ việc trời
định và không muốn thay đổi gì ở con mình.
Mặc dầu chƣa có công trình khoa học nào đặt vấn đề nghiên cứu

trực tiếp thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, song ở khía
cạnh khác nhau, nhiều tác giả đã xem xét vấn đề này một cách nghiêm
túc. Nổi lên có 3 xu hƣớng nghiên cứu:
Xu hướng thứ nhất: Phủ nhận việc có liên quan giữa thái độ, cách
ứng xử của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ. Họ thƣờng có xu
hƣớng đi tìm nguyên nhân sinh lý từ thực thể trẻ tự kỷ.
Xu hướng thứ hai: Thừa nhận rằng chính cách ứng xử hàng ngày
của cha mẹ có ảnh hƣởng lớn đến việc trẻ tự kỷ phát triển khả năng
của mình nhƣ thế nào. Cha mẹ càng có kinh nghiệm và quan tâm
nhiều tới lĩnh vực phát triển nào của trẻ thì trẻ càng học hỏi, đạt đƣợc
kết quả cao trong lĩnh vực ấy.
Xu hướng thứ ba: Xác định rõ các giai đoạn và sự khác biệt giữa
các bậc cha mẹ ở nhiều khu vực trên thế giới trong việc chấp nhận
con và tình trạng bệnh của con.


8

Từ các xu hƣớng nghiên cứu trên đây là cơ sở khoa học về lịch sử
vấn đề nghiên cứu cho đề tài này đƣợc triển khai nhằm bổ sung và
làm rõ hơn nữa thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ ở địa
bàn Hà Nội.
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Khái niệm thái độ
Thái độ là thuật ngữ liên ngành, là đối tƣợng nghiên cứu của các
nhà xã hội học, tâm lý học, các nhà nghiên cứu chính sách, nhân
chủng học.
Định nghĩa thái độ
Thomas và Znaniecki (1918) cho rằng: Thái độ là trạng thái tinh
thần của cá nhân đối với một giá trị.

Theo Gordon Allport (1991), thái độ là sự sẵn sàng trong phản
ứng, là trạng thái tinh thần hay thần kinh sẵn sàng để đáp ứng. Nó
đƣợc cấu tạo thông qua kinh nghiệm cá nhân, ảnh hƣởng trực tiếp hay
gián tiếp đến phản ứng của cá nhân đối với tất cả các đối tƣợng hay
hoàn cảnh mà nó liên quan [18].
G.Allport đã tính tới yếu tố bên trong, tuy nhiên ông nói “kinh
nghiệm” chỉ có trong bản thân mà chƣa tính đến yếu tố bên ngoài, đến
quan hệ xã hội, ông cũng không để cập tới vai trò của ý thức trong
thái độ.
Các tác giả tâm lý học mác xít đề cập đến khái niệm thái độ:
Miaxisew: Thái độ là hạt nhân tâm lý của nhân cách, hình thành
một cách có ý thức theo cơ chế chuyển dịch thông qua hoạt động và
giao tiếp mà con ngƣời tham gia vào, là một hệ thống trọn vẹn mang
tính chủ quan đối với hiện thực khách quan. Nó quyết định sự phản
ứng trong hành vi đối với những tác động đến từ bên ngoài. Tất cả các


9

tổ chức cấu thành tâm lý con ngƣời từ đơn giản đến phức tạp đều có
liên quan đến con ngƣời và những chức năng tâm lý khác đều có thể
xem nhƣ một dạng của thái độ [5].
Platonov: Thái độ là một cấu thành tích cực của ý thức cá nhân,
là mối quan hệ ngƣợc chủ thể- thế giới. Nghĩa là con ngƣời và thế
giới bên ngoài tác động qua lại lẫn nhau và nó đƣợc thể hiện trong
hành vi của cá nhân [5].
Theo các tác giả tâm lý học mác xít, chính mối quan hệ xã hội mà
cá nhân tham gia vào bằng hoạt động và giao lƣu của mình đã quyết
định thái độ của cá nhân đó trƣớc những tác động của hiện thực khách
quan.

Nguyễn Nhƣ Ý (1998): Thái độ là mặt biểu hiện bề ngoài của ý
thức, tình cảm đối với hay việc gì thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói,
hành động. Hơn nữa, thái độ còn là nhận thức, là cách nhìn nhận,
đánh giá và xu hƣớng hành động trƣớc sự việc hay vấn đề gì đó [11].
Nhƣ vậy, thái độ không chỉ là sự biểu hiện tình cảm ra bên ngoài
mà còn bao gồm nhận thức và hành động
Từ điển Bách khoa toàn thƣ: Thái độ bên trong đƣợc biểu lộ qua
hành động, hành vi, cử chỉ ứng xử đối với ngƣời khác, đối với các sự
kiện, quan điểm với bản thân. Là quan điểm trung gian giữa giai đoạn
tiềm ẩn với giai đoạn thực hiện đầy đủ một ý nghĩa, ý định nào trong
thực tế. Thái độ biểu thị nhân cách [30].
Từ điển Tâm lý học (2001): Thái độ trƣớc một số đối tƣợng nhất
định nhƣ hàng hoá nào đó hay một ý tƣởng nào đó (chính trị, tôn giáo,
triết lý…) nhiều ngƣời thƣờng có những phản ứng tức thì, tiếp nhận
rõ ràng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối, nhƣ đã có sẵn những
cơ cấu tâm lý tạo ra định hƣớng cho việc ứng phó [11].


10

Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về thái độ, việc
đƣa ra một định nghĩa về thái độ là rất khó vì mỗi tác giả, mỗi trƣờng
phái dựa trên những cách hiểu của mình để đƣa ra cách tiếp cận khác
nhau. Từ những quan điểm trên, chúng tôi xin rút ra khái niệm thái độ
nhƣ sau: Thái độ là một cấu tạo tâm lý có ý thức và có bản chất xã
hội, là sự đánh giá của cá nhân, có tính chất lâu dài và ổn định thể
hiện ở sự sẵn sàng phản ứng theo khuynh hướng nhất định đối với
một đối tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm và
hành vi của họ trong tình huống cụ thể.
Bản chất của Thái độ:

Bản chất của thái độ đƣợc thể hiện ở 3 mặt, tạo nên cấu trúc của
nó, trong đó:
- Mặt nhận thức: gồm những quan điểm, sự đánh giá, hiểu biết
của cá nhân về đối tƣợng nào đó.
- Mặt tình cảm: là những cảm nhận của ngƣời nào đó đối với đối
tƣợng nhất định.
- Mặt hành vi: bao gồm xu hƣớng hành động của ngƣời nào đó
đối với đối tƣợng của thái độ.
1.2.2 Khái niệm tự kỷ
Định nghĩa tự kỷ
E.Bleuler (1911, Thụy Sĩ): Tự kỷ là khái niệm dùng để chỉ những
ngƣời bệnh tâm thần phân liệt không còn liên hệ với thế giới bên
ngoài nữa mà sống với thế giới riêng của mình, bệnh nhân chia cắt
với những thực tế bên ngoài và lui về thế giới bên trong, khép mình
trong ham muốn riêng tƣ và tự mãn [17].
Leo Kanner: Tự kỷ là trạng thái thu mình cao độ của một số trẻ
em từ lúc mới sinh ra, triệu chứng đặc trƣng của bệnh là sự cô đơn, đó


11

là sự rối loạn từ cội rễ, những đứa trẻ này không có khả năng thiết lập
các mối quan hệ bình thƣờng với ngƣời khác và không ứng xử một
cách bình thƣờng với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống
[17].
Andre Guillain và Réné Psy: “Tự kỷ là rối loạn của quá trình phát
triển, các dấu hiệu chẩn đoán của nó thể hiện sự bất thƣờng trong các
lĩnh vực giao tiếp có chủ định, trong hoạt động biểu tƣợng và trong
lĩnh vực vận động” [15, 346].
Theo DSM- IV: “Tự kỷ là biểu hiện của sự phát triển bất thường

hay khiếm khuyết rõ rệt trong ba lĩnh vực: tương tác xã hội- giao
tiếp- và thu hẹp phạm vi hoạt động và các thích thú” [2, 66].
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về tự kỷ, nhƣng với đề tài này,
để tiện cho việc đánh giá, tìm hiểu thái độ của cha mẹ đối với con
mang chứng tự kỷ, chúng tôi đã sử dụng định nghĩa tự kỷ của DSM-
IV là định nghĩa chính về trẻ tự kỷ trong luận văn.
Chẩn đoán phân biệt
• Với hội chứng Aspenger: ngƣời bệnh tỏ ra vụng về, sợ leo trèo,
khi bƣớc đi vung vẩy hai tay và chúi đầu về phía trƣớc, tƣ duy thực
tế, tính cách kỳ quặc, trí nhớ tốt, nhớ lâu, có thể có ám ảnh theo chủ
đề. Song họ vẫn có khả năng lao động và sống độc lập.
• Với hội chứng Rett: chỉ gặp ở trẻ nữ và tuổi khởi phát thƣờng từ
7-24 tháng. Với các biểu hiện lâm sàng đặc trƣng nhƣ mất các hoạt
động khéo léo, mất một phần hoặc không phát triển ngôn ngữ, thƣờng
có các động tác đặc biệt là uốn vẹo ngƣời, vặn tay, rối nhiễu chức
năng vận động dễ dẫn đến co cứng. Hội chứng này còn kèm theo sự
chậm phát triển trí tuệ.


12

• Với hội chứng Landau- Klefner: đƣợc đặc trƣng bởi những biểu
hiện thu mình, rập khuôn, hạn chế ngôn ngữ. Trẻ mắc hội chứng này
đã có thời kỳ phát triển bình thƣờng khi còn trƣớc tuổi đi học, nhƣng
sau 6, 7 tuổi khả năng ngôn ngữ giảm dần về vốn từ, cách diễn đạt…
và đƣợc xem là trẻ tự kỷ “thoái lùi”.
• Với hội chứng gãy nhiễm sắc thể X: là môt dạng chậm phát
triển trí tuệ, trong đó nhiễm sắc thể X có nhánh bị ngắn. Bệnh nhân có
biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động, thiếu tiếp xúc mắt-
mắt, hay vỗ tay. Khi trƣởng thành có thể có những nét đặc trƣng nổi

bật nhƣ mặt dài, tai dài…
• Với tâm thần phân liệt: thƣờng xuất hiện ở tuổi lớn hơn, rất ít
trẻ em đƣợc chẩn đoán là tâm thần phân liệt trƣớc 13 tuổi. và đáp ứng
các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
• Với chậm phát triển tâm thần: họ có quan hệ với ngƣời khác, có
sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và các chức năng không tách biệt nhau.
• Với loạn thần phân rã (bao hàm hội chứng Heller, loạn thần
cộng sinh, mất trí trẻ em). Đặc điểm của rối loạn này là:
+ Có một thời kỳ phát triển bình thƣờng từ 2- 4 năm
+ Tan rã hành vi
+ Mất các kỹ năng nhận thức nặng và nhanh
+ Mất thích thú các vật
+ Biểu hiện thoái lùi nặng (đái dầm, ỉa đùn)
Phân loại tự kỷ
* Phân loại quốc tế ICD - 10 và DSM - IV chia tự kỷ thành 2
loại:


13

Tự kỷ điển hình: Tự kỷ bẩm sinh (phát triển ngay khi sinh hoặc
rất sớm sau sinh) các triệu chứng xuất hiện ngay sau sinh đến trƣớc 3
tuổi.
Tự kỷ không điển hình: Tiền sử phát triển bình thƣờng tới 12- 30
tháng tuổi, sau đó ngừng phát triển đột ngột hoặc thoái triển (mất các
kỹ năng đã có) và các triệu chứng khác của tự kỷ xuất hiện [6, 13].
Trong giáo dục, ngƣời ta sử dụng cách phân loại tự kỷ làm 3
nhóm: nhóm không phản ứng; nhóm thụ động; và nhóm chủ động
nhƣng kỳ quặc.
Ở nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách phân loại theo ICD-10

và DSM - IV cho phù hợp với nội dung đề tài.
1.2.3 Khái niêm trẻ em, trẻ tự kỷ
Trong tâm lý học, khái niệm trẻ em đƣợc dùng để chỉ giai đoạn
đầu của sự phát triển tâm lý- nhân cách con ngƣời. Độ tuổi thƣờng là
tiêu chí để xác định trẻ em, độ tuổi này khác nhau ở mỗi quốc gia,
mỗi nền văn hoá- xã hội cụ thể. Theo Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ
em ghi rõ: "Trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường
hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên lớn
hơn” (Điều 1, Công ƣớc Quốc tế, 1990).
Ở Việt Nam, trẻ em đƣợc xác định là công dân Việt Nam dƣới 18
tuổi (Điều 1, Luật Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam).
Trong nghiên cứu này có liên quan đến việc chẩn đoán và kết hợp
trị liệu y học tại các cơ sở y tế, chăm sóc trẻ khuyết tật nên chúng tôi
xác định trẻ tự kỷ là trẻ em dưới 18 tuổi có những dấu hiệu của bệnh
tự kỷ. Tức là trẻ có sự phát triển bất thường hay khiếm khuyết rõ rệt
trong ba lĩnh vực: tương tác xã hội- giao tiếp – và thu hẹp phạm vi
hoạt động và các thích thú.


14

1.3 CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA THÁI ĐỘ
1.3.1 Quan điểm 3 thành phần trong thái độ [18]

Nhận thức

THÁI ĐỘ
Tình cảm Hành vi
Thành phần nhận thức:
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con

ngƣời. Nó bao gồm những quan điểm và hiểu biết của cá nhân về một
đối tƣợng nào đó của thái độ [18].
Nhận thức là quá trình phản ánh và tái hiện vào trong tƣ duy bản
thân sự vật hiện tƣợng để phát hiện ra thuộc tính bản chất và không
bản chất, quy luật giữa chúng trong hiện tại, quá khứ, tƣơng lai nhằm
cải tạo tự nhiên, xã hội và cải tạo chính bản thân con ngƣời. Quá trình
ấy diễn ra ở các mức độ: kinh nghiệm (về sự vật, hiện tượng, người
khác, nó mang tính tự phát, thường hỗn hợp với tình cảm, thành kiến
và thiếu hệ thống); mức độ khoa học (các khái niệm được kiến tạo
một cách chặt chẽ, có hệ thống với ý thức về phương pháp và những
giai đoạn tư duy để chứng nghiêm).
Nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, biểu hiện ở những
mức độ khác nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện
thực khách quan. Quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong
tƣ duy của con ngƣời diễn ra liên tục, là quá trình tiếp cận, tiến gần
đến chân lý nhƣng không bao giờ ngừng ở một trình độ nào vì không
bao giờ nắm hết toàn bộ hiện thực và bởi hiện thực khách quan luôn
luôn phát triển.


15

Ngƣời ta đề cập đến nhận thức nhƣ một mặt tích cực của con
ngƣời, đến khả năng phản ánh những thuộc tính, những mối quan hệ
bản chất của hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của
chủ thể. Con ngƣời sống trong điều kiện tự nhiên, môi trƣờng xã hội,
muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải nhận thức đƣợc quy luật tự
nhiên và xã hội để cải tạo nó, đồng thời cải tạo chính bản thân mình.
Trong quá trình nhận thức, con ngƣời không chỉ nắm vững kiến
thức mà còn hoàn thiện dần cách suy nghĩ của mình. Quá trình nhận

thức là quá trình tích cực và có ý thức. Qua đó, con ngƣời không chỉ
nắm vững kiến thức mà còn là khách thể chịu sự tác động của yếu tố
bên ngoài, là chủ thể tham gia tích cực, chủ động.
Nhận thức của con ngƣời luôn có tính đối tƣợng. Đối tƣợng phản
ánh này bao gồm những thuộc tính của sự vật hiện tƣợng sẵn có trong
hiện thực khách quan và sự vật hiện tƣợng do con ngƣời sáng tạo ra
bằng chính hoạt động tích cực của mình trong quá trình cải tạo tự
nhiên.
Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh bản thân hiện thực khách
quan. Nhận thức của con ngƣời thƣờng gắn với mục đích nhất định
nên nó là hoạt động có chủ đích, phản ánh hiên thực khách quan. Nó
không chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài mà còn phản ánh các
thuộc tính bản chất bên trong, các mối quan hệ có tính quy luật; Nó
không chỉ phản ánh hiên thực xung quanh mà còn phản ánh hiện thực
của bản thân ta; không chỉ phản ánh hiện tại mà phản ánh cả cái đã
qua và cái sẽ tới của hiện thực khách quan. Hoạt động nhận thức là cơ
sở cho mọi hoạt động tâm lý của con ngƣời. Hoạt động nhận thức của
chủ thể nhằm khám phá thế giới xung quanh, nhằm tìm ra bản chất
của những thuộc tính và quy luật khách quan của sự vật hiện tƣợng cụ


16

thể. Nhận thức đúng làm cơ sở cho tình cảm, ý chí, quan điểm, lập
trƣờng tƣ tƣởng và hành động đúng [10].
Hoạt động nhận thức thể hiện những mức độ phản ánh khác nhau
và mang lại sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan.
Nhận thức mang bản chất xã hội lịch sử: Hoạt động nhận thức
diễn ra trên cơ sở những tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử loài
ngƣời đã tích luỹ và sử dụng vốn từ ngữ do các thế hệ trƣớc sáng tạo

ra với tƣ cách là phƣơng tiện biểu đạt, khái quát và gìn giữ kết quả
hoạt động nhận thức của loài ngƣời. Quá trình nhận thức đƣợc thúc
đẩy bởi nhu cầu xã hội, nghĩa là ý chí của con ngƣời đƣợc hƣớng vào
việc giải quyết các vấn đề đặt ra của xã hội. Nhận thức của con ngƣời
mang tính chất lịch sử bởi bề rộng của sự khái quát và chiều sâu của
việc phát triển ra bản chất của sự vật, hiện tƣợng đƣợc quy định
không chỉ do khả năng của cá nhân nào còn do kết quả của hoạt động
nhận thức mà loài ngƣời đã đạt đƣợc dựa vào kho tàng tri thức có liên
quan, vào trí tuệ của nhân loại. Nói cách khác, kiến thức của mỗi
ngƣời đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận
thức tích cực của bản thân họ. Nhận thức là sản phẩm của sự phát
triển xã hội- lịch sử.
Với phân tích về mặt lý luận, trong đề tài này nhận thức của cha
mẹ về trẻ tự kỷ là sự hiểu biết của họ về bản chất của hội chứng tự kỷ
cũng như những cách thức hỗ trợ trẻ tự kỷ ở các mức độ khác nhau,
làm cơ sở cho việc định hướng điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi
của họ đối với trẻ.
Bàn về các mức độ của nhận thức, nhà sƣ phạm ngƣời Mỹ
B.S.Bloom (1956) đã chỉ ra 6 mức độ của nhận thức từ thấp đến cao;
theo bản dịch của tác giả Đoàn Văn Điều (1995) cũng đƣa ra 6 mức
độ nhận thức. Các quan điểm này đều có ý nghĩa ở các góc độ phân


17

tích nhất định, chúng tôi tổng hợp lại, tham khảo thêm và đánh giá
nhận thức của cha mẹ trẻ tự kỷ trên hai mức độ là:
- Nhận thức cảm tính (biết): là quá trình nhận thức đầu tiên ở
mức độ thấp nhất, sơ đẳng nhất trong toàn bộ hoạt động nhận thức của
con ngƣời. Đặc điểm chủ yếu là phản ánh những thuộc tính bề ngoài,

cụ thể của sự vật hiện tƣợng đang tác động trực tiếp vào giác quan
của con ngƣời. Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình là cảm giác
và tri giác. Quá trình cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của
sự vật thông qua hoạt động của từng giác quan; quá trình tri giác đƣợc
phát sinh trên cơ sở hành động thực tiễn của con ngƣời và sự lĩnh hội
kinh nghiệm xã hội của họ. Do sự phát triển xã hội, tri giác trở nên
ngày càng đầy đủ và nhiều mặt hơn, phản ánh các thuộc tính bên
ngoài ngày càng muôn màu, đa dạng hơn. Tính trọn ven của tri giác
đạt đƣợc do sự phân tích, tổng hợp các tác nhân kích thích phức hợp
trong quá trình hoạt động thực tiễn và đƣợc biểu hiện ở chỗ các thuộc
tính bên ngoài của sự vật hiện tƣợng không còn rời rạc, riêng lẻ mà
gắn kết với nhau cho ta một hình ảnh trọn vẹn. Trong đó, kinh nghiệm
có ý nghĩa rất lớn, nhờ nó chủ thể chỉ cần tri giác một số thành phần
riêng lẻ của sự vật hiện tƣợng cũng có thể tổng hợp lại và cho hình
ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tƣợng đó theo những cấu trúc nhất định.
Ở mức độ nhận thức này giúp chủ thể nhận dạng, nhận biết, phân
biệt đƣợc một số dấu hiệu bên ngoài của sự vật hiện tƣợng, gọi tên và
nhớ lại đƣợc sự vật hiện tƣợng nhƣng chƣa chính xác, chƣa đầy đủ.
Điều đó có nghĩa, cha mẹ của trẻ tự kỷ đƣợc đánh giá là đạt mức độ
nhận thức cảm tính về đòi hỏi họ đã từng nghe kể, từng biết qua sách
báo, tài liệu, qua hƣớng dẫn chăm sóc hoặc trực tiếp nhìn thấy trẻ tự
kỷ với những biểu hiện điển hình của nó.

×