Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu thái độ tình dục của sinh viên có tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên Internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐẶNG THỊ THU MAI
(Màu M58, 2 quyển, 130 trang)




NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN CÓ
TIẾP XÚC VỚI NỘI DUNG KHIÊU DÂM TRÊN INTERNET


LUẬN VĂN THẠC SĨ



Hà Nội - 2013

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐẶNG THỊ THU MAI


(Màu M58, 2 quyển, 130 trang)



NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN CÓ
TIẾP XÚC VỚI NỘI DUNG KHIÊU DÂM TRÊN INTERNET

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm Lý học
Mã số: 60 31 80

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HẢO





Hà Nội - 2013

3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
Chƣơng 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHIÊU DÂM TRÊN
INTERNET VÀ THÁI ĐỘ, HÀNH VI TÌNH DỤC CỦA THANH
THIẾU NIÊN 11
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
1.1. Các khảo cứu về tác động của khiêu dâm trên Internet đến thái độ và
hành vi tình dục của thanh thiếu niên. 11
1.1.1 Ở nƣớc ngoài 11
1.1.2 Ở Việt Nam 17
1.2. Các khái niệm cơ bản 20

1.2.1. Thái độ 20
1.2.2. Tình dục 29
1.2.3. Thái độ đối với tình dục 31
1.2.4. Khiêu dâm 35
1.2.5. Sinh viên 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG I 41
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. Nghiên cứu lý luận 43
2.2. Nghiên cứu thực tiễn 44
2.2.1. Mẫu nghiên cứu 44
2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 47
2.2.3: Các giai đoạn nghiên cứu 53
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. THỰC TRẠNG TRUY CẬP CÁC TRANG WEB CÓ NỘI DUNG
KHIÊU DÂM CỦA SINH VIÊN 54
3.1.1. Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên 54

4
3.1.2. Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên liên quan tới các trang
web có nội dung khiêu dâm 58
3.2. THÁI ĐỘ TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN CÓ TIẾP XÚC VỚI CÁC
TRANG WEB KHIÊU DÂM TRÊN INTERNET. 71
3.2.1. Nhận thức của sinh viên về vấn đề tình dục sau khi truy cập các
trang web có nội dung khiêu dâm. 72
2. Nhiều sinh viên chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ (xem nhẹ) sự tác động
tiêu cực từ các trang web khiêu dâm trên Internet. 73
2. Quan niệm của sinh viên đối với trinh tiết 79
3. Quan niệm của sinh viên đối với quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân 85
3.2.2. Cảm xúc của sinh viên khi truy cập vào các trang web có nội dung
khiêu dâm 90

3.2.3. Hành vi tình dục của sinh viên có tiếp xúc với các trang web có nội
dung khiêu dâm 93
3.2.4: Các yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ tình dục của sinh viên 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
I.KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

5
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
1. TD Tình dục
2. QHTD Quan hệ tình dục
3. ĐHTB Đại học Tây Bắc
4. CĐSL Cao đẳng Sơn La
5. ĐHYHN Đại học Y Hà Nội
6. ĐHNN – ĐHQGHN Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội











6
DANH MỤC CÁC BẢNG _Toc356978979
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu khách thể 46
Bảng 3.1: Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên (%) 54

Bảng 3.2: Mục đích truy cập Internet của sinh viên 56
Bảng 3.3: Phản ứng của sinh viên khi vô tình truy cập web có nội dung khiêu
dâm 60
Bảng 3.4: Mức độ truy cập web có nội dung khiêu dâm của sinh viên 62
Bảng 3.6: Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục 75
Bảng 3.6: Quan niệm của sinh viên đối với vấn đề trinh tiết hiện nay (%) 80
Bảng 3.7: Cảm xúc của sinh viên khi truy cập web khiêu dâm(%) 90
Bảng 3.8: khác biệt về nơi ở trong hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh
viên 98
Bảng 3.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tình dục của sinh viên 100




7
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng
cao. Với tính chất là một không gian số, một “thế giới ảo” vô cùng phong phú
và hấp dẫn, Internet đã xuất hiện và trở thành một dịch vụ xã hội không thể
thiếu, thu hút hàng tỷ người trên thế giới sử dụng và biến việc sử dụng
internet là một nhu cầu của nhiều người.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Việt Nam là một trong
những quốc gia có tỉ lệ người sử dụng intenet tăng cao nhất thế giới. Số người
sử dụng internet đã tăng từ 10 triệu trong 2005 lên 31 triệu vào năm 2012,
chiếm khoảng 36% dân số, trong đó phần lớn số người sử dụng Internet là
thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, trào lưu “Chat” cũng đang thịnh hành ở Việt
Nam. Ở các nước phát triển, việc “chat” đa số là trao đổi công việc, học tập
và kết nối thông tin thì ở Việt Nam “chat” tào lao đang thịnh hành, trong đó
có 'chat” buôn chuyện, “chat” sex và “chat” vô bổ”. Theo thống kê 100 trang

web được truy cập nhiều nhất từ Việt Nam của Alexa, thì chiếm gần 50%
trong số đó là các trang sex, hoặc các trang web vô bổ khác. Mặc dù dân số
chưa phải là cao so với thế giới nhưng Việt Nam lại là quốc gia có số lượng
người dùng tìm kiếm về sex nhiều nhất thế giới từ năm 2007 đến 2010, đẩy
Ai Cập, Ấn Độ xuống hàng dưới. Hà Nội là thành phố có nhiều người tìm
kiếm về sex nhất thế giới năm 2010. Có thể nói quá trình phát triển nhanh
chóng của công nghệ số đã kéo theo sự gia tăng của tệ nạn xã hội, trong đó có
mại dâm và khiêu dâm.
Một thực tế hiện nay là, thanh thiếu niên ngày nay tỏ ra có quan niệm
cởi mở hơn về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Theo như báo cáo của cuộc
Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY 1 & 2)

8
cho thấy: Phần lớn nam và nữ hiện đã lập gia đình nhưng đã từng có quan hệ
tình dục trước hôn nhân với người mà sau này là vợ/chồng mình. Cũng như ở
nhiều nước khác trên thế giới trong giai đoạn hiện đại hóa, tuổi quan hệ tình
dục lần đầu trung bình của thanh niên Việt Nam có xu hướng giảm. Kéo theo
đó là những hệ luỵ không mong muốn của việc quan hệ tình dục trước hôn
nhân đem lại. Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt
Nam: Trong mấy năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ
nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế
giới.
Bên cạnh đó là quan niệm về giá trị của cái đẹp ở thanh thiếu niên cũng
thay đổi. Nếu như trước đây “sex” là những gì thầm kín, thiêng liêng nhất, chỉ
là chuyện chốn phòng the của vợ chồng, thì ngày nay “sex” đồng hành với
giới trẻ như một giá trị thẩm mỹ, là tiêu chuẩn để đánh giá một người phụ nữ
đẹp, sexy (gợi cảm), hấp dẫn bạn khác giới.
Chắc chắn là có nhiều yếu tố góp phần tạo ra ra thái độ lỏng đối với
tình dục như thực trạng nói trên của thanh thiếu niên. Nhưng câu hỏi đặt ra là:
Thái độ lỏng đối với tình dục của thanh thiếu niên có mối liên hệ nào với việc

tìm kiếm, truy cập vào các website khiêu dâm? Xuất phát từ những yêu cầu về
mặt lý luận cũng như thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thái độ
tình dục của sinh viên có tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên Internet”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên Internet của
sinh viên. Trên cơ sở đó, chúng tôi tìm hiểu về thái độ đối với tình dục của
sinh viên hiện nay. Từ đó đề xuất, xây dựng một số giải pháp góp phần làm

9
giảm thiểu ảnh hưởng xấu của các trang web khiêu dâm, nâng cao hơn nữa
giá trị sống của sinh viên hiện nay.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu thái độ tình dục của sinh viên qua việc tiếp xúc với các nội
dung khiêu dâm trên Internet.
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên số lượng mẫu là 500 sinh viên
thuộc một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội và Sơn La.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng có phỏng vấn một
số thầy cô là những giảng viên bộ môn tâm lý học, Xã hội học ở các trường
đại học, cao đẳng trên và một số chủ cửa hàng kinh doanh dịch vụ Internet.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sinh viên ở một số trường như: Đại học Tây Bắc, Đại học
Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Cao đẳng Sơn La.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận có liên quan đến đề tài.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng
Nghiên cứu thực trạng việc tiếp xúc với các trang web khiêu dâm và

tìm hiểu thái độ tình dục của sinh viên.
Xem xét mối quan hệ giữa thái độ đối với tình dục của sinh viên và sự
tiếp xúc với nội dung khiêu dâm.
5.3. Đề xuất kiến nghị
Đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng tiếp
cận, khai thác các luồng thông tin trên Internet cho lứa tuổi thanh niên – sinh
viên một cách tích cực, lành mạnh.

10
6. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, phần lớn sinh viên thuộc một số trường đại học cao đẳng trên
địa bàn Hà Nội và Sơn La tỏ ra có thái độ lỏng trong các mối quan hệ tình
dục.
Một bộ phận không nhỏ sinh viên còn có thái độ tình dục thiếu lành
mạnh mà nguyên nhân một phần trong đó là do tiếp xúc với các trang web có
nội dung khiêu dâm.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu: nghiên cứu các tài liệu liên quan tới vấn
đề nghiên cứu nhằm phục vụ cho cơ sở lý luận và nội dung của đề tài.
7.2. Phương pháp quan sát: quan sát, thu thập các số liệu liên quan đến biểu
hiện thái độ tình dục của sinh viên sau khi xem các trang web có nội dung
khiêu dâm.
7.3. Điều tra bằng bảng hỏi: điều tra thực trạng thái độ tình dục của sinh viên
khi xem các trang web có nội dung khiêu dâm.
7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn một số khách thể là
sinh viên và chủ các cửa hàng kinh doanh dịch vụ internet, một số thầy cô bộ
môn tâm lý học và xã hội học làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu của đề
tài.
7.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: đề tài sử dụng phần
mềm SPSS 11.5




11
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHIÊU DÂM TRÊN INTERNET VÀ
THÁI ĐỘ, HÀNH VI TÌNH DỤC CỦA THANH THIẾU NIÊN

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1. Các khảo cứu về tác động của khiêu dâm trên Internet đến thái độ và
hành vi tình dục của thanh thiếu niên.
1.1.1 Ở nƣớc ngoài
Ra đời cách đây một vài thập kỷ, Internet là một hệ thống tích hợp công
nghệ và thông tin xã hội khổng lồ. Nó là một thế giới rộng lớn, một thế giới
ảo ở đó có hàng nghìn mạng máy tính, hàng triệu máy tính và hàng tỷ người
sử dụng trên toàn thế giới (Greenfield, Yan, 2006). Việc sử dụng máy tính và
truy cập vào Internet của trẻ vị thành niên đã tăng lên theo quy luật số mũ
trong mười năm qua. Hơn 80% thanh niên châu Mỹ, tuổi từ 12 tới 17 tuổi sử
dụng Internet, gần một nửa thời gian trong một ngày (Lenhart, Madden,
Hitlin, 2005). Mặc dù có rất ít nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của
Internet đến một vài khía cạnh trong sự phát triển của con người thì vai trò
của máy tính và Internet được xem như là một trong những phương tiện xã
hội hóa, đào tạo, truy cập thông tin, giải trí, shopping, và giao tiếp. Rất nhiều
thanh niên trả lời rằng họ thích online trên Internet hơn sử dụng các phương
tiện truyền thông khác như điện thoại, TV và radio. Cũng có một số nghiên
cứu cho hay nhiều trẻ vị thành niên sử dụng quá nhiều thời gian cho Internet,
nó tác động không chỉ tới nhận thức mà còn tới cả hành vi và sự phát triển của
họ.
Nhiều nghiên cứu đưa ra rằng thông qua việc giao tiếp trên Internet,
giới trẻ có được nhiều cơ hội thực hành những kỹ năng lãnh đạo và trở thành

những người nắm giữ cộng đồng do chính họ sáng tạo ra. Điều này khuyến

12
khích sự tự chủ, tự quyết và tự do xây dựng, phát triển bản thân từ những
chuẩn mực và mong đợi của xã hội. Tuy nhiên, Internet đang trở thành một
phương tiện có ảnh hưởng lớn trong việc phân tán sex một cách rõ ràng, cụ
thể cũng như nó đang là một kênh ngụy biện cho những hành vi sex, buôn bán
tình dục và tội phạm tình dục (Galbreth & Berlin, 2002). Người ta chỉ trích
quan điểm nhìn Internet như là một môi trường xã hội mới ở đó có những vấn
đề trong giới trẻ của vị thành niên luôn gắn liền với sự tìm kiếm thông tin,
tình dục, những giá trị bản thân đang bùng nổ trong một thế giới ảo
(Subrahmanyam, 2006). Theo một cuộc điều tra được thực hiện bởi Trường
kinh tế London vào năm 2002 (The London School of Economics) cho biết
rằng: 90% trẻ em ở độ tuổi từ 8 đến 16 đã từng xem những sách báo khiêu
dâm trên mạng. Hầu hết trong số này trả lời, những website về sex đều được
dẫn vào một cách tình cờ khi chúng còn là một đứa trẻ, thường là trong quá
trình làm bài tập ở nhà, chúng sử dụng những từ “vô thưởng vô phạt” để tìm
kiếm thông tin hoặc hình ảnh. Việc truy cập miễn phí và phơi bày những
thông tin tới trẻ vị thành niên, những người chưa có sự phát triển chín muồi
về thể chất và tinh thần có thể đem lại những tác động tiêu cực trong quá trình
phát triển của trẻ, và những tác động đó có thể biểu lộ dần trong quá trình
tương tác xã hội của trẻ với nhóm đồng đẳng, hoạt động tình dục của chính
bản thân trẻ và sự phát triển về cảm xúc của chúng (Subrahmanyam, 2006).
Một nghiên cứu của tổ chức Polly Klaas(2006) về đề tài “Hành vi
online và những nguy cơ cho giới trẻ”, đã tiến hành nghiên cứu trên 742 trẻ vị
thành niên (tuổi từ 13 tới 18). Kết quả nghiên cứu cho thấy 37% số trẻ đã từng
nhận một đường link có nội dung về sex, 27% nói rằng đã từng nói chuyện
trên mạng về chủ đề sex với một người mà họ chưa bao giờ gặp và 19% cho
hay họ biết một người bạn đã từng yêu cầu chat sex với người lạ.Ở tuổi vị
thành niên các em có sự tò mò về tình dục là một điều tự nhiên và hết sức


13
bình thường trong đời sống tâm lý con người. Tuy nhiên việc tiếp cận luồng
thông tin để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tình dục là rất khác nhau ở thế hệ thanh
niên Mỹ. Ngày nay, với sự phát triển mạng Internet, chỉ cần với những kỹ
năng máy tính thô sơ và một vài từ khóa là các em có thể tìm thấy hàng ngàn
hình ảnh liên quan đến vấn đề giới tính, tình dục. Nhiều thanh niên đã bị chìm
ngập trong các kích thích tình dục trước khi họ có những năng lực phát triển
để có thể tích hợp nhiều luồng thông tin trong việc phát triển bản sắc tình dục
một cách lành mạnh (Benedek & Brown, 1999). Khi khiêu dâm chưa là vấn
đề chính thống trong xã hội thì việc thanh thiếu niên tìm kiếm các thông tin
tình dục, tham gia thảo luận các vấn đề về quan hệ tình dục, thủ dâm trên
Internet tạo cho thanh thiếu niên có được một cảm giác an toàn, được bí mật
và giấu tên (Schneider & Weiss, 2001). Chính điều đó mới càng tạo nên sự
phấn khích cảm xúc trong khi nặc danh kết nối với những người khác chia sẻ
sở thích tình dục của mình. Ngày nay số lượng truy cập các trang web khiêu
dâm trên Internet ngày càng tăng mạnh cả ở người trẻ tuổi lẫn người già trở
thành vấn đề bức xúc áp đảo và thách thức khả năng của khoa học xã hội
trong việc tạo ra kết quả và các mô hình điều trị sao cho kịp với sự thay đổi
của xã hội (Fisher & Baraka, 2001). Có một điều chắc chắn rằng, hiện nay đối
với nhiều người trong giới trẻ, khiêu dâm không còn là một sự quan tâm bình
thường như một khía cạnh trong đời sống tâm lý lành mạnh mà nó như là một
lực lượng gây nghiện khiến thanh thiếu niên không thể kiểm soát được thói
quen online trực tuyến hay xem truyền hình cáp của họ. Nhiều thanh thiếu
niên hy sinh cả sức khỏe, đời sống tinh thần để thưởng thức những hình ảnh
mà họ cho là vô cùng kỳ diệu và thờ phụng nó.
Tác động của khiêu dâm trên Internet đến thanh thiếu niên có ảnh
hưởng không nhỏ, mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào vẫn đang là đề tài
có nhiều tranh luận. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tiềm năng gây tổn


14
hại nghiêm trọng từ khiêu dâm trên Internet (Benedek & Brown, 1999). Sách
báo khiêu dâm đã gây lên một số ảnh hưởng tiêu cực đối với thanh thiếu niên.
Trong đó có việc mô hình hóa và mô phỏng các hành vi không thích hợp; Can
thiệp không lành mạnh với sự phát triển tình dục bình thường; gây lên những
cảm xúc không lành mạnh như: ác mộng, mặc cảm tội lỗi, xấu hổ và lo lắng;
kích thích sớm hoạt động tình dục và có thái độ lệch lạc đối với tình dục và
làm mất dần nhân cách (Stack, Wasserman, Kern, 2004).
Việc thanh thiếu niên sử dụng nội dung khiêu dâm thường xuyên thì nó
sẽ như là một liều thuốc gây nghiện. Nghiên cứu của Griffiths (2001) đã chỉ
ra rằng: Nội dung khiêu dâm có thể tạo ra một kích thích sinh hóa mạnh mẽ
đối với những người được coi là “vội vàng” trong sử dụng. Khi hình ảnh kích
động vào đối tượng là thanh thiếu niên, tuyến thượng thận tiết ra epinephrine
vào máu, nó đi đến não và lưu giữ hình ảnh đó lại. Khi hình ảnh đã được lưu
giữ, thì chỉ cần một suy nghĩ đơn giản về hình ảnh cũng có thể gây ra kích
thích. Nhiều người dù đã lớn tuổi nhưng họ vẫn còn có thể gợi lại một cách
sống động những hình ảnh khiêu dâm đầu tiên mà họ xem từ khi còn là trẻ em
hoặc thanh thiếu niên.
Điển hình là nghiên cứu của tác giả Ven-hwei Lo & Ran Wei (2005),
được tiến hành ở 20 trường trung học phổ thông và cơ sở được chọn ngẫu
nhiên ở Đài Bắc, Đài Loan với số mẫu là 2.102 học sinh. Kết quả của nghiên
cứu đã chỉ ra 38% số học sinh này có truy cập những trang mạng có tính
khiêu dâm. Nghiên cứu này cũng đã chứng minh được 3 giả thuyết mà các tác
giả đưa ra là: vấn đề tiếp cận khiêu dâm trực tuyến có liên quan đến thái độ
đồng thuận với quan hệ tình dục tiền hôn nhân (pre-marital sex) (1), quan hệ
với nhiều người và (2) hành vi đồng thuận cho quan hệ tình dục(3). Chúng ta
có thể hiểu một khi các em được tiếp xúc với vấn đề khiêu dâm trực tuyến, thì
các em dễ dàng quan hệ tình dục hơn các em chưa từng truy cập các trang

15

mạng khiêu dâm này. Một nghiên cứu khác của Michell, Finkelhor và Wolak
(2003) với 1.501 học sinh từ 10 đến 17 tuổi tại Mỹ cho thấy 43% số học sinh
có truy cập những trang mạng này thường giấu kín và không tiết lộ chuyện
này với ai. Trong số những học sinh truy cập một cách không cố ý vào những
trang mạng này có 24% trả lời rằng các em cực kì khó chịu khi truy cập
chúng; 1,21% tỏ ra xấu hổ, và 19% có những biểu hiện căng thẳng tâm lý như
khó ngủ, cảm thấy bất an, mất hứng thú vào những mối quan tâm thường
xuyên…
Một cuộc khảo sát gần đây của 2.628 trường học ở Đài Loan và sinh
viên Đại học cho thấy 88% thanh niên đã sử dụng Intenet và 44% đã lướt các
trang web khiêu dâm (Lovei, 2002). Trên Internet không có một sự bảo mật
hay giới hạn nào cho việc thanh thiếu niên truy cập nguồn tài liệu phong phú
ấy. Như Donnerstein & Smith (2001) lập luận, các nội dung khiêu dâm trên
Internet có thể hoạt động như một tác nhân xã hội thậm chí còn ảnh hưởng
nhiều hơn đến thái độ và hành vi tình dục của thanh thiếu niên nếu như họ
tiếp cận khiêu dâm trên Internet (Internet Pornography) nhiều hơn. Nghiên
cứu này tập trung vào việc tiếp xúc Internet Pornography và các mối quan hệ
giữa tiếp xúc với thái độ tình dục, tín ngưỡng và hành vi. Nghiên cứu đã chỉ
ra rằng việc tiếp xúc với nội dung tình dục rõ ràng là một ảnh hưởng mạnh mẽ
đến thái độ tình dục dễ dãi của những người trẻ tuổi. Cụ thể, Strouse và
Buerkel Rothfuss (1987) thấy rằng việc tiêu thụ của các phương tiện truyền
thông khêu gợi tình dục là một yếu tố dự báo quan trọng của thái độ cho phép
hành vi tình dục ở sinh viên đại học. Ngoài ra, những người đã có một mức độ
cao hơn tiếp xúc với các phương tiện truyền thông khêu gợi tình dục có xu
hướng có quan hệ tình dục với nhiều hơn một người. Một nghiên cứu của
Greeson và Williams (1986) cũng tìm thấy rằng việc xem các nội dung khêu
gợi tình dục trên MTV có liên quan đến chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn

16
nhân cao ở học sinh trung học. Malamuth, Addison, Koss ( 2000), đã tiến

hành một cuộc khảo sát của 1.585 học sinh trung học Đài Loan phát hiện rằng
tiếp xúc với phương tiện truyền thông khiêu dâm là một yếu tố dự báo đáng
kể của thái độ tình dục dễ dãi (Lo, Neilan, Sun, & Chiang, 1999). Hơn nữa,
thí nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc với nội dung khiêu dâm có thể
dẫn đến thái độ thờ ơ, vô cảm đối với nạn nhân của bạo lực tình dục
(Zillmann & Weaver, 1989) và góp phần vào hành vi hung hăng của đàn ông
đối với phụ nữ (Donnerstein et al, 1987; Malamuth et al, 2000; Zillmann, năm
1998; Zillmann & Bryant, 1989). Với một nghiên cứu thực nghiệm tập trung
vào đánh giá ảnh hưởng của sự phơi nhiễm phim ảnh khiêu dâm đến thái độ,
hành vi cho phép tình dục qua đường của người dân, Zillmann và Bryant
(1988) đã chỉ ra rằng sinh viên đại học là người xem các nội dung khiêu dâm
6 giờ/tuần có xu hướng chấp nhận rộng rãi của quan hệ tình dục trước hôn
nhân và có xu hướng quan hệ tình dục không có tình yêu là quan trọng hơn so
với nhóm không bị chi phối bởi các nội dung khiêu dâm trên Internet.
Tóm lại, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau liên quan
đến sự tác động của Internet nói chung và khiêu dâm trên Internet nói riêng
đến đời sống cũng như xu hướng phát triển thái độ đối với tình dục của thanh
thiếu niên hiện nay. Tổng quan các nghiên cứu trên, chúng ta có thể nhận thấy
mối liên hệ giữa việc tiếp xúc khiêu dâm trên Internet và thái độ đối với tình
dục của thanh thiếu niên. Biểu hiện cụ thể là: thanh thiếu niên tiếp xúc với nội
dung khiêu dâm trên Internet ở độ tuổi càng sớm với tần suất và cường độ
càng nhiều thì có thái độ buông lỏng trong tình dục càng cao, dễ dàng chấp
nhận một mối quan hệ tình dục tự do, cởi mở hơn; Sẵn sàng quan hệ tình dục
trước hôn nhân; chấp nhận nhiều mối quan hệ trong tình dục, thậm chí là
những mối quan hệ tình dục tay ba hay đồng tính luyến ái. Nhiều nghiên cứu
ở các nước khác nhau trên thế giới đã đưa ra những bằng chứng khẳng định

17
các giả thuyết trên. Liệu Việt Nam có theo xu hướng trên hay là trường hợp
ngoại lệ? Nghiên cứu mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với nội dung khiêu dâm

trên Internet và thái độ tình dục của sinh viên ở Việt Nam đã nghiên cứu được
những gì? Vấn đề nào cần được tiếp tục nghiên cứu.
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam những nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet nói chung,
các vấn đề về khiêu dâm trực tuyến nói riêng mới chỉ dừng lại ở góc độ những
bài báo điều tra, mô tả hay những đề tài nghiên cứu nhỏ như: “Nghiện
Internet”; “Một số vấn đề lý luận và thực hành lâm sàng về nghiện Internet”;
hay “ chát – con dao hai lưỡi”; “chát sex – trò chơi kinh dị”… hoặc là những
nghiên cứu có liên quan đến thái độ, hành vi tình dục của sinh viên trong đó
có đề cập đến các nội dung khiêu dâm như một phần nhỏ trong đề tài. Chưa
có nghiên cứu chuyên biệt nào nghiên cứu sâu về tác động của nội dung khiêu
dâm trên Internet đến thái độ, hành vi tình dục của thanh thiếu niên và lý giải
nó dưới góc độ tâm lý học.
Theo nghiên cứu vào năm 2003 của tiến sĩ Khuất Thu Hồng, được đăng
tải thành loạt báo “Giáo dục tình dục cho lớp trẻ - Trách nhiệm thuộc về ai?”
trên báo Tiền Phong tháng 8/2009, tác giả nêu ra thực trạng là thanh thiếu
niên sử dụng Internet với mục đích tìm kiếm những thông tin về tình dục mà
ở nhà trường, hay bạn bè, người thân không thể cung cấp được. Cụ thể là
trong 254 người tham gia có đến 96 người từng xem phim khiêu dâm qua
băng đĩa video hoặc Internet.
Tác giả Ngô Đức Anh và cộng sự trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của
Internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam”
(2006) cũng chỉ ra rằng: hầu hết những thanh thiếu niên được phỏng vấn, đã
sử dụng Internet để sưu tầm những hình ảnh và ý nghĩa tình dục mới đối với
họ, sau đó tổng hợp và áp dụng vào cách thức thực hành cũng như quan điểm

18
của họ về tình dục. Dù vậy, Internet không phải là hoàn toàn xấu và chỉ gồm
những trang mạng khiêu dâm. Cũng theo tác giả Ngô Đức Anh và cộng sự
(2006), nhiều em đã học hỏi được những kiến thức về tình dục mà nhà trường

hay cha mẹ không cung cấp được. Đối với các em học sinh nam, các em có
suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề trinh tiết của người phụ nữ. Các em hiểu được
từ cuộc sống tình dục của thanh thiếu niên phương Tây thông qua Internet
rằng tình dục là phần tất yếu của bản thân và sự phát triển xã hội nếu nó được
đặt trong bối cảnh tôn trọng và mối quan hệ thân mật, gắn bó. Tình dục giúp
giải tỏa những căng thẳng sinh lý, giúp cho tình yêu thêm lãng mạn và sâu
đậm hơn… Các em nữ thì biết rằng quan hệ tình dục không an toàn sẽ dẫn
đến có thai ngoài ý muốn và do đó dẫn đến hiện tượng nạo phá thai.
Chúng ta có thể khẳng định rằng, công nghệ thông tin và Internet đã
giúp các em có “chỗ” để tìm hiểu, chia sẻ, kết nối nhu cầu về giới tính, tình
yêu, tình dục, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về vấn đề tình dục ở tuổi mới lớn,
điều mà đa phần các bậc cha mẹ chúng ta và nhà trường chưa hiểu và quan
tâm tới các em được. Như vậy, Internet không phải là hoàn toàn có hại. Điều
đáng nói ở đây nó là nguồn tích hợp thông tin quá khổng lồ, đa chiều và nhiều
phương diện khác nhau. Trong khi đó, bên cạnh những thông tin cung cấp về
giới tính, tình yêu, sức khỏe sinh sản thì cũng tràn ngập các nội dung tình dục
mang tính chất kích dục ở nguời xem, các trang web đen kích thích đúng vào
tâm lý, sự tò mò muốm tìm hiểu khám phá ở thanh thiếu niên, khi mà nhiều
em chưa đủ nhận thức, ý thức chọn lọc thông tin, từ đó ảnh hưởng xấu đến sự
hình thành thái độ, định hướng hành vi và sự lựa chọn giá trị sống của các em.
Trong nghiên cứu gần đây nhất của nhóm tác giả: Nguyễn Văn Nghị,
Vũ Mạnh Lợi, Lê Cự Linh, Nguyễn Thanh Long (đăng tải trên tạp chí Xã hội
học, số 2/ 2011) về “Yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ liên quan đến quan hệ tình
dục ở vị thành niên: Nghiên cứu dọc tại Chí Linh – Hải Dương” được khảo

19
sát trên cả hai nhóm khách thể là trẻ vị thành niên (10-19 tuổi) và các bậc cha
mẹ vị thành niên. Kết quả điều tra về yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hành vi
quan hệ tình dục của thanh thiếu niên được đưa ra nhiều yếu tố khác nhau
như: Dậy thì sớm; Tính bốc đồng tò mò về tình dục; Có bạn tình, yêu sớm;

Ảnh hưởng của bạn đồng lứa; Xem phim ảnh khiêu dâm; Quan tâm đến vấn
đề tình dục; hay bị lạm dụng tình dục… thì cả trẻ vị thành niên và cha mẹ các
em đều cùng có sự đồng thuận trong lựa chọn việc xem phim ảnh khiêu dâm
là yếu tố nguy cơ được đánh giá là có ảnh hưởng cao nhất đến hành vi tình
dục ở trẻ vị thành niên.
Ngày nay, vị thành niên và thanh niên có thể tiếp cận với những phim
ảnh khiêu dâm khá dễ dàng điều này cũng tác động đến hành vi quan hệ tình
dục trước hôn nhân của thanh thiếu niên. Nghiên cứu của trung tâm nghiên
cứu phát triển y tế cộng đồng cho thấy có mối liên hệ giữa việc xem phim
khiêu dâm và hành vi tình dục trước hôn nhân ở thanh thiếu niên. Những
người xem phim khiêu dâm có quan hệ tình dục trước hôn nhân cao gấp 3,5
lần so với các nhóm khác (Trung tâm nghiên cứu phát triển y tế cộng đồng,
2005). Trong tổng số điều tra, có 46,9 % thanh thiếu niên xem phim khiêu
dâm thì nam giới có tỷ lệ xem nhiều hơn nữ giới. Ở mức xem thường xuyên,
tỷ lệ nam giới là 16%, nữ giới là 12,8%; và nam giới xem ở mức độ càng
nhiều thì tỷ lệ có hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân càng cao.
Như vậy, dù mới chỉ là bước đầu nhưng qua một số nghiên cứu như đã
được khái quát trên chúng ta có thể nhìn thấy rõ mối liên hệ giữa việc xem nội
dung khiêu dâm (cụ thể ở trên là phim ảnh khiêu dâm) trên Internet với hành
vi tình dục của thanh thiếu niên, đặc biệt là hành vi quan hệ tình dục trước
hôn nhân. Tuy nhiên các nghiên cứu chưa chỉ rõ được cụ thể mức độ tác động
trong mối liên hệ này là như thế nào? Cũng như không đo thái độ t
́
nh dục của
thanh thiếu niên có tiếp xúc với nội dung khiêu dâm.

20
Chính v
́
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thái độ

tình dục của sinh viên có tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên Internet”
với mục đích tìm hiểu thực trạng tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên
Internet của sinh viên, trên cơ sở đó tìm hiểu thái độ tình dục của những sinh
viên có tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên Internet trên hai địa bàn Hà Nội
và Sơn La.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Thái độ
1.2.1.1. Khái niệm
Có thể nói rằng, thái độ là một thuật ngữ quan trọng được sử dụng rất
nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý học xã hội. Trong đời
thường, chúng ta rất hay dùng khái niệm thái độ để dự báo hoặc giải thích
hành vi của con người. Tuy nhiên, trong tâm lý học xã hội thuật ngữ thái độ
có ý nghĩa khoa học riêng và tương đối phức tạp. Từ trước đến nay có rất
nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu về thái độ, song định nghĩa về thái độ vẫn
chưa được thống nhất.
Bằng những công trình nghiên cứu và thực nghiệm của mình các nhà
tâm lý học phương Tây và Liên Xô (mà tiêu biểu như D.N. Uznadze,
H.Fillmore, D.Krech, G.Clauss, D.Mayers, V.N. Miasixev, G.W.Allport) đã
đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ. Song nhìn chung các tác giả
đều có chung một quan niệm: Thái độ là trạng thái sẵn sàng phản ứng và
thuộc phạm vi bên trong cá nhân nhưng được biểu hiện và nhận thấy thông
qua những hành vi, cử chỉ ở bên ngoài.
Ở Việt Nam một số định nghĩa cũng thể hiện quan điểm như trên: Thái
độ là dáng vẻ, cách, những biểu hiện bên ngoài của tình cảm, ý nghĩ của một
người nào đó đối với một sự vật hiện tượng, ý tưởng, công việc, hay đối với
người khác.

21
Theo từ điển Tiếng Việt: Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện
ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm

đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó trước một vấn đề, một tình hình. [22,
tr877]
Hay trong từ điển Tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện đã định
nghĩa: Thái độ là những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn,
đồng tình hay chống đối như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng
cho việc ứng phó.
Nhiều nhà nghiên cứu trong nước bằng lý luận và thực tiễn cũng đã đưa
ra nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, nhìn chung các tác giả đều có chung quan điểm: Thái độ là thuộc tính
tâm lý cốt lõi của nhân cách được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã
hội mà chủ thể tham gia vào bằng hoạt động và giao lưu của mình một cách
có ý thức, là yếu tố định hướng hành vi xã hội của con người.[22], [19, tr261-
264].
Qua phân tích trên chúng ta thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
thái độ, nhưng nhìn dưới góc độ tâm lý học thì các quan niệm đều đồng nhất
cho rằng: Thái độ là một cấu tạo tâm lý chủ quan của nhân cách và nó có mối
liên hệ biện chứng với các thành tố khác trong tâm lý người. Muốn nghiên
cứu thái độ thì cần phải xem xét thái độ trong mối quan hệ tương quan giữa
các yếu tố nhận thức, xúc cảm và hành vi cũng như mối quan hệ giữa cá nhân
với xã hội.
Xuất phát từ những phân tích tổng hợp trên, chúng tôi xin đưa ra định
nghĩa về thái độ làm cơ sở cho việc nghiên cứu của đề tài như sau: Thái độ là
một phản ứng mang tính chất đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với một
đối tượng nào đó (người, sự vật, hiện tượng, ý tưởng ) thể hiện qua suy
nghĩ, xúc cảm hay hành vi dự định của con người.[17, tr137]

22
1.2.1.2 Cấu trúc tâm lý của thái độ
Khi bàn về cấu trúc của thái độ, có rất nhiều các quan điểm khác nhau
về cấu trúc thái độ. Tuy nhiên phần lớn các nhà tâm lý học đồng ý với cấu

trúc ba thành phần của thái độ của M.Smith (đưa ra năm 1942). Theo ông,
thái độ bao gồm: Nhận thức; cảm xúc; hành vi
Nhận thức: là những quan niệm, ý nghĩ tri thức của con người hoặc
những ý kiến cụ thể về một hiện tượng, đối tượng hay người khác. Thành
phần này thể hiện ở quan niệm đánh giá của cá nhân với đối tượng.
Cảm xúc: là những biểu tượng về sự đánh giá, những phản ứng cảm
xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Thành phần này bao gồm
cảm xúc, tình cảm cá nhân đối với đối tượng.
Hành vi: Gồm xu hướng hành động (hành động hay ý định hành động),
những phản ứng, cách ứng xử của cá nhân đối với đối tượng.
Ba thành phần nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn
nhau. Tuỳ theo từng tình huống từng hoàn cảnh mà các thành phần này có
mức độ tham gia nhiều hay ít, thành phần nào giữ vai trò chủ đạo. Chi phối
hành vi cá nhân. Cấu trúc ba thành phần này là cơ sở cho việc xây dựng các
thang đo về thái độ.








Hình1: Cấu trúc ba thành phần của thái độ

Thái độ
Xúc cảm
Nhận thức
Hành vi


23
Cả ba thành phần trên của thái độ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trong thành phần cảm xúc có cả yếu tố nhận thức, cũng như trong thành phần
hành vi có yếu tố cảm xúc. Điều đó có nghĩa là muốn tỏ thái độ đối với một
đối tượng nào đó, con người nhất thiết phải nhận thức được đối tượng ấy. Nếu
không nhận thức được nó là cái gì, như thế nào thì không thể có phản ứng
trước nó. Những phản ứng này chứa đựng xúc cảm của chủ thể và biểu hiện
thông qua hành vi. Đây chính là cơ sở cho việc xây dựng những thang đo thái
độ.
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống chúng ta vẫn thường thấy có những
người thể hiện sự mâu thuẫn giữa hành động và lời nói (giữa nói và làm, giữa
nhận thức và hành động) trong thái độ của họ. Theo V.A.Iadov, nguyên nhân
chủ yếu của hiện tượng này là do hành vi bị điều khiển phụ thuộc vào vị trí
của động cơ tương ứng trong cấu trúc thứ bậc động cơ nhân cách của người
đó. Bởi thái độ của mỗi cá nhân bao gồm một hệ thống các thái độ khác nhau
mang tính nhiều chiều, nhiều tầng và động cơ rất phức tạp.
1.2.1.3. Cơ chế hình thành thái độ
Có rất nhiều lý thuyết khác nhau nghiên cứu về sự hình thành thái độ.
Một vài nhà nghiên cứu cho rằng thái độ có một nền tảng sinh học là gen. Tuy
nhiên, dù có thừa nhận vai trò của gen thì đa số các nhà nghiên cứu về thái độ
trong tâm lý học xã hội đều cho rằng phần lớn các thái độ đều hình thành
trong quá trình phát triển của cá nhân. Điều đó có nghĩa là, môi trường xã hội
là yếu tố cơ bản hình thành nên những thái độ cụ thể.
Một số thái độ được hình thành chủ yếu thông qua các trải nghiệm về
mặt nhận thức. (bao gồm sự hiểu biết về đối tượng, các niềm tin, ký ức, hay
các hình ảnh trong quá khứ ). Một số thái độ lại được hình thành dựa trên
thành tố cảm xúc, có nghĩa là chúng có liên quan đến những phản ứng cảm
xúc hướng tới đối tượng của thái độ. Một số thái độ khác lại được dựa vào sự

24

quan sát của chúng ta về hành động của chính mình (Bem, 1972). Rất nhiều
người không biết rõ nhận thức hoặc xúc cảm của mình về một vấn đề gì đó
cho đến khi họ tham gia vào một hành vi có liên quan. Trong quá trình hình
thành thái độ, những trải nghiệm khác nhau có thể nổi trội nhiều hơn hay ít
hơn và vì thế dễ được “truy cập” hơn trong trí nhớ. Một số thái độ có liên
quan với nhau về mặt nhận thức, do đó trí nhớ sẽ lưu giữ nhiều dữ kiện hoặc
trải nghiệm cần thiết để duy trì một xu hướng cá nhân nào đó. Đối với những
thái độ khác, mối liên tưởng với cảm xúc lại có sức nặng hơn, nhiều cảm xúc
cung cấp một cảm xúc có tác dụng củng cố rất mạnh và vì thế rất khó thay
đổi. Cuối cùng, một số thái độ lại dựa trên nền tảng của hành vi. Giữa các
thành tố cấu tạo nên thái độ này có sự nhất quán chung.
Xét ở một khía cạnh nào đó, nếu phần lớn các thái độ được hình thành
bởi trải nghiệm, thì thuyết học tập (hay còn dùng là tập quen) chắc chắn phải
đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ. Nhìn nhận từ góc
độ này, thái độ là do tập quen, do học tập mà thành cũng giống như các thói
quen vậy (Hovland, Janis, & Kelley, 1953). Con người tập quen với các thông
tin liên quan đến thái độ đối với một đối tượng nào đó. Tương tự, con người
cũng tập quen với các cảm xúc của mình. Nguyên tắc cơ bản nhất là tập quen
qua các liên tưởng. Con người học những thái độ của mình qua những liên
tưởng tương tự qua thời gian. Chúng ta có thể tập quen một thái độ nào đó
bằng cách bắt chước hành vi. Con người thường có xu hướng bắt chước hành
vi của những mẫu hình hay tấm gương (Larsen, Coleman, Forber, &Johnson,
1972). Khi các mẫu hình đó có uy quyền hay được yêu mến, khâm phục,
chúng ta thường bắt chước các thái độ của họ. Con cái thường bắt chước thái
độ chính trị của cha mẹ nếu quan hệ cha mẹ - con cái tốt đẹp hoặc là tiếp
nhận thái độ ngược lại nếu cha mẹ có ý muốn áp đặt. Thanh thiếu niên thường
coi bạn bè đồng trang lứa là các mẫu hình để bắt chước (a dua). Nếu nhiều

25
bạn bè của bạn đều truy cập các trang mạng khiêu dâm, bạn sẽ bị áp lực về

mặt xã hội và cũng làm tương tự? Nhiều lần như vậy thành thói quen?
Thuyết học tập xã hội (hay còn gọi là tập quen qua quan sát) cho rằng
con người có thể tập quen để trở lên xâm kích, ví dụ, chúng ta học đánh nhau,
học cách làm tổn thương người khác bằng cách quan sát những người có ảnh
hưởng làm theo cách thức như vậy. Nói cách khách con người phát triển
những thái độ, xúc cảm về xâm kích và các hành vi xã hội khác thông qua
quan sát những người khác. Cha mẹ là các hình mẫu về vai trò trong giai đoạn
phát triển ban đầu, nhưng những người khác như thầy cô giáo, bạn bè cùng
trang lứa cũng ảnh hưởng tới trẻ. Trong những năm gần đây sự ảnh hưởng của
truyền hình đối với hành vi của con người cũng được nghiên cứu nhiều.
Bandura (1979) là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong về tập quen
qua quan sát. Bằng nhiều công trình nghiên cứu khác nhau ông đã khẳng
định: trong thuyết học tập xã hội thì mô hình chính là một nguồn quan trọng
cho việc học hành vi mới và đạt được sự thay đổi hành vi ấy trong quá trình
thiết lập và thể chế hoá các hành vi. Và ông đã đưa ra ba mô hình mà con
người có thể quan sát, học tập được:
1. Sống theo hình mẫu (mô hình): Trong đó một người thực hiện những
hành vi mình mong muốn theo mô hình qua thực tế.
2. Hướng dẫn bằng lời: trong đó một cá nhân mô tả các hành vi mong
muốn một cách chi tiết, và hướng dẫn người tham gia làm thế nào để tham gia
vào các hành vi ấy.
3. Biểu tượng (tượng trưng): trong đó mô hình xảy ra thông qua các
phương tiện truyền thông, bao gồm như: phim ảnh, truyền hình, Internet, văn
học, và đài phát thanh. Đây là loại mô hình liên quan đến một nhân vật thật
hay hư cấu thể hiện các hành vi.

×