Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ nghiện Internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 103 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRỊNH THỊ THU





Nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm
pháp của trẻ nghiện Internet





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC









HÀ NỘI, 2008





1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 9
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguyên nhân dẫn đến hành vi
phạm pháp của trẻ em ở các góc độ khoa học khác nhau. 9
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 9
1.1.2 Những nghiên cứu trong nƣớc 12
1.2. Một số khái niệm cơ bản 15
1.2.1. Khái niệm trẻ em 15
1.2.2 Khái niệm hành vi phạm pháp của trẻ em nghiện internet 21
1.2.3. Khái niệm nguyên nhân tâm lý 42
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
2.1. Nghiên cứu lý luận 53
2.1.1 Mục đích nghiên cứu lý luận 53
2.1.2 Nội dung nghiên cứu 53
2.13. Phƣơng pháp nghiên cứu 53
2.2. Nghiên cứu thực tiễn 54
2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực tiễn 54
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng 54
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 59
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Thực trạng trẻ em nghiện internet có hành vi phạm pháp 61
3.1.1. Phân tích các chỉ số liên quan đến khách thể của đề tài 61
3.1.2. Hành vi phạm pháp của trẻ 65
3.2 . Hoàn cảnh gia đình 66
3.2.1. Đặc điểm gia đình của trẻ em nghiện internet có hành vi phạm pháp . 66

3.2.2. Nghề nghiệp của cha mẹ 68
3.3. Về quan hệ bạn bè 70
3.4. Về nhận thức pháp luật 72

2
3.5. Trí tuệ của trẻ em nghiện internet có hành vi phạm pháp 73
3.5.1. Về chỉ số IQ 73
3.5.2. Về trí nhớ 78
3.6. Diễn biến quá trình thực hiện hành vi phạm pháp thông qua thời gian lên
mạng 80
3.7 . Nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ nghiện interent.
83
3.7.1. Nhóm nguyên nhân chính 83
3.7.2. Nhóm nguyên nhân bổ xung 88
3.8. Phân tích một số trƣờng hợp điển hình 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98


1
Phần Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia là bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em vì "trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". ở Việt
Nam, Đảng và Nhà nước ta rất chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy
nguồn nhân lực, đặc biệt coi trọng việc chăm sóc và giáo dục trẻ em; trong đó
có trẻ em phạm pháp (vi phạm pháp luật). Điều đó thể hiện chính sách nhân
đạo, sự quan tâm, chú ý về mọi mặt của Đảng và Nhà nước Việt Nam với mọi
đối tượng trẻ em.
Các nhà tâm lý học, giáo dục học và tội phạm học đã và đang dành
nhiều thời gian cho việc nghiên cứu trẻ em phạm pháp, trong đó có việc

nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp. Thực tế qua rất nhiều
công trình khoa học, những kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi phạm pháp
của các em là kết quả tác động của nhiều yếu tố: đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh
gia đình không thuận lợi, quan hệ bạn bè v.v…Ngoài ra, thực tế cũng cho
thấy rằng, trẻ em nói riêng, con người nói chung phạm tội còn do sự biến đổi
nội dung nhu cầu theo hướng không lành mạnh, không phù hợp với chuẩn
mực xã hội, cho nên việc giáo dục để trẻ em hình thành nhu cầu đúng đắn là
một việc làm rất thiết thực.
Hơn nữa, trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước như hiện nay, nền kinh tế
có những bước phát triển vượt bậc, các thành tựu của khoa học kỹ thuật được
áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có công nghệ
thông tin. Sự ra đời của mạng internet không chỉ giúp con người tiếp cận với
những công nghệ hiện đại, sử dụng chúng vào lĩnh hội tri thức của thế giới
một cách nhanh nhất, mà còn làm cho khoảng cách giữa con người cũng như
giữa các nước xích lại gần nhau. Đặc biệt với sự ra đời của internet tốc độ
cao, việc học tập, tìm kiếm thông tin cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn trước
rất nhiều; hình thức giải trí của con người cũng đa dạng và có nhiều sự lựa

2
chọn hơn. Nhưng bên cạnh rất nhiều tiện ích mà internet mang lại, cũng có
những bất cập, mà một trong số đó là trẻ em có hành vi phạm pháp do nghiện
internet ngày càng gia tăng. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta vẫn thấy trên các
phương tiện thông tin đại chúng đăng tải những con số báo động về thực trạng
trẻ em phạm pháp do nghiện internet gây ra. Báo Công an nhân dân số 673,
ngày 25/4/2007 có bài “ Bắt nhanh băng cướp nghiện “nét” của Hà Bình, báo
CAND số 532, ngày 11/11/2006 có bài viết “ Truy xét nhanh băng cướp
nghiện internet” của Xuân Mai hay bài viết “Nghiện điện tử, anh họ sát hại
em” của Thanh Sơn- Hà Thiều đăng trên báo Gia đình xã hội số 59 ngày
16/5/2008 v v Theo chúng tôi tìm hiểu từ năm 2006 đến nay, tình trạng trẻ
em nghiện internet có hành vi phạm pháp được nói đến rất nhiều.

Do vậy, việc tìm hiểu những nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm
pháp của trẻ em nghiện internet sẽ góp phần phát hiện ra những biến đổi tâm
lý trong con người các em, qua đó đưa ra những giải pháp giúp các gia đình,
các nhà giáo dục, nhà quản lý có những biện pháp để kiểm soát vấn đề này,
giúp các em trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập xã hôị, đem lại niềm vui
cho gia đình và sự bình yên của xã hội.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu" Nguyên nhân tâm lý
dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ em nghiện internet ".
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ
em nghiện internet. Trên cơ sở này, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với gia
đình, với những người làm công tác giáo dục, các cơ quan chức năng trong
việc giáo dục trẻ em và quản lý mạng internet, góp phần ngăn chặn, hạn chế
hiểm hoạ trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật (phạm pháp).
3. Đối tượng nghiên cứu

3
Nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ em nghiện
internet.
4. Khách thể nghiên cứu
Trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi có hành vi phạm pháp do nghiện internet
đang học tập và lao động tại Trường Giáo dưỡng số 2- V26 – Bộ Công an.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng trẻ em có hành vi phạm pháp do nghiện
internet, xác định nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp.
- Đưa ra một số kiến nghị với gia đình, nhà trường trong giáo dục con
em sử dụng internet có mục đích và với các cấp ngành có liên quan.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung:

Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu những
nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ nghiện internet.
6.2. Giới hạn về không gian nghiên cứu
Trẻ em có hành vi phạm pháp do nghiện internet hiện đang học tập và
lao động tại Trường giáo dưỡng số 2- V26- Bộ Công an.
6.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Trẻ em có độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Số trẻ em nghiện internet có hành vi phạm pháp đang ngày một gia
tăng trong xã hội.
- Nếu nhu cầu sử dụng internet của trẻ em có sự biến đổi: từ chỗ chơi
để giải trí, tò mò, phục vụ cho học tập.v.v đến nghiện sẽ dẫn đến các hành vi

4
phạm pháp, lệch chuẩn. Cần có sự phân tích định lượng và định tính sự biến
đổi đó.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Những nguyên tắc phương pháp luận
8.1.1. Nguyên tắc hoạt động – nhân cách
Nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ nghiện internet
được chúng tôi nghiên cứu thông qua phân tích hoạt động thực tiễn của các
em như: trong sinh hoạt, trong quan hệ với người khác, trong hành động của
các em và đặc biệt trong sự biến đổi nội dung nhu cầu, cấu trúc động cơ chủ
đạo của chúng.
8.1.2. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
Nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ nghiện internet
được xem xét trong mối quan hệ nhiều mặt: với bố mẹ, gia đình, bạn bè đồng
trang lứa vv.; Trên cơ sở đó đưa ra nguyên nhân chính và nguyên nhân bổ
xung dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ nghiện internet.
8.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

8.2.1. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
8.2.2. Phương pháp phân tích một số trường hợp điển hình
8.2.3. Phương pháp chuyên gia
8.2.4. Phương pháp quan sát
8.2.5. Phương pháp phỏng vấn
8.2.6. Phương pháp trắc nghiệm
8.2.6.1. Trắc nghiệm trí nhớ
8.2.6.2. Trắc nghiệm trí tuệ
8.2.7. Phương pháp bằng thống kê toán học

5
9. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu lý luận
2. 2. Nghiên cứu thực tiễn
2.3. Khách thể nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1.Thực trạng về trẻ em nghiện Internet có hành vi phạm pháp ở
trường Giáo dưỡng số 2 – V26 – Bộ Công an.
3.7. Nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ em nghiện
internet.
3.8. Phân tích một số trường hợp điển hình.
Kết luận và kiến nghị











6
Chương 1: Một số vấn đề lý luận
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguyên nhân dẫn
đến hành vi phạm pháp của trẻ em ở các góc độ khoa học khác nhau.
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Từ xa xưa, nhiều người đã nghiên cứu nguyên nhân trẻ em phạm pháp,
nhưng chỉ đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề này được các tác giả
của nhiều trường phái quan tâm một cách cụ thể hơn.
ở các công trình nghiên cứu về tội phạm học, vấn đề nguyên nhân dẫn
đến hành vi phạm pháp nói chung và phạm tội nói riêng, thường được xem
xét trong mối quan hệ phối hợp “môi trường - người phạm tội”. Nhưng nguồn
gốc phát sinh tội phạm đã được giải quyết rất khác nhau và gây ra nhiều tranh
luận. Cũng tương tự như vậy, vào thế kỷ XIX khi ngành tội phạm học thế giới
phát triển ở mức cao, cuộc tranh luận về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm
pháp đã diễn ra quyết liệt theo hai trường phái đối lập.
Trường phái nhân chủng học, người đề xướng là Lombroso (1835-
1909)- giáo sư pháp y người Italia cho rằng: nguyên nhân hàng đầu của hành
vi phạm tội nằm ở chính trong con người và những đặc tính tâm lý của người
phạm tội. Lombroso chứng minh rằng, những tên tội phạm là sự lại giống của
những loại hình người sơ khai và hung dữ, biểu hiện qua những nét trên cơ
thể như trán dô, mắt xếch…v.v Theo hướng này,nhóm tác giả cho rằng "tội
phạm là dạng thấp của hành vi và người phạm tội gần giống với tổ tiên loài
người hơn là những người không phạm tội cả về đặc điểm và thiên hướng: [
44; tr 53,54]. Vì vậy, theo Lombroso, nguyên nhân nảy sinh tội phạm là do
bẩm sinh, đặc điểm cơ thể sinh học hoặc do bệnh lý, cho nên cứ nhìn tướng
mạo, dáng vẻ bề ngoài người ta có thể biết ai (hoặc sẽ) là kẻ phạm tội.

Trong khi Lombroso tìm kiếm sự giải thích hành vi phạm tội thông qua
những thí nghiệm và nghiên cứu khoa học thì Garofalo (1852- 1934) đi tìm

7
hiểu sự lệch lạc liên quan đến phạm tội từ góc độ sinh học được đặc trưng bởi
các nét, các loại hình cơ thể hay sự biến đổi bất thường các cấu tạo nhiễm sắc
thể.
Về thực chất của trường phái nhân chủng học là học thuyết về bản chất
sinh học của tội phạm và vai trò của con người trong nguyên nhân dẫn đến
phạm tội. Như vậy, con người ở đây được coi là một thực thể sinh học thuần
tuý chứ không phải là một thành viên xã hội. Quan điểm này vẫn được lưu
truyền cho đến ngày nay và biến tướng dưới nhiều hình thức đa dạng, dưới cái
nhìn của nhiều nhà tội phạm học tư sản: coi trọng yếu tố bẩm sinh, di truyền
trong việc qui định hành vi phạm tội của cá nhân.
Trường phái nhân chủng học và các biến tướng của nó đã chú ý một
cách “thái quá” đến các đặc điểm y sinh học của những người phạm tội mà
không phân tích khía cạnh xã hội đối với tội phạm và nguyên nhân của nó.
Trường phái môi trường xã hội: Ngày nay, trong nhiều sách báo không
hiếm gặp các trường hợp đề cập, lí giải về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm
tội theo kiểu một chiều như học thuyết về môi trường xã hội. Những người
theo trường phái này đưa ra những số liệu so sánh giữa điều kiện sinh sống,
khả năng thu nhập, trình độ học vấn của những người phạm tội và không
phạm tội để thuyết phục rằng, nguyên nhân dẫn đến phạm tội là do:
- Hoàn cảnh kinh tế khó khăn
- Bị người xấu xúi giục
- Không được chăm sóc chu đáo
- Bị ảnh hưởng của lối sống lạc hậu, bị tiêm nhiễm văn hoá đồi truỵ.
Tóm lại, tội phạm là hậu quả của những ảnh hưởng tiêu cực từ môi
trường xã hội khách quan. Trên thực tế, những người theo quan điểm này đã
không xem xét đến tính chủ động của cá nhân trong mối quan hệ với những

điều kiện và hoàn cảnh xã hội. Cũng cần phải thấy rằng, nhân cách người

8
phạm tội là một vấn đề đặt ra cho các nhà tội phạm học mối quan tâm riêng,
vì nhân cách không chỉ chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh mà còn
tích cực tác động vào hoàn cảnh. ở con người, đặc trưng cơ bản là hoặc động
có mục đích, do đó, phải xác định người phạm tội đã chịu tác động của hoàn
cảnh như thế nào cũng như theo cơ chế nào.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, nguyên nhân dẫn đến hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện hoàn cảnh khách
quan mà còn phụ thuộc vào chủ thể hành động của con người với những kết
cấu hết sức phức tạp về tâm - sinh lý .
Dưới góc độ tâm lý học có một số hướng, lý thuyết của các trường phái
sau nghiên cứu về hành vi phạm pháp .
Hướng tiếp cận phân tâm học- đại diện là S. Freud (1856 – 1939) đã
giải thích tội phạm từ góc độ phân tâm; “tội phạm là kết quả xung đột giữa
bản năng thô bạo (như tính hung hãn, phá phách của con người) với các qui
tắc đạo đức xã hội”. Quá trình xã hội hóa đầu tiên- thời thơ ấu của đứa trẻ bị
rối loạn, nhân cách bị bóp méo, phát triển không bình thường nên sau này dẫn
đến hành vi sai lệch, hành vi phạm tội [3; tr 10,11]. Freud đã đưa ra cấu trúc
nhân cách gồm 3 bộ phận: cái ấy- bản năng, cái tôi- bản ngã, và siêu tôi- siêu
ngã. Theo đó, bản năng là phần vô thức, là cái chất sinh vật của cá nhân, cái
siêu ngã ở phần lương tri, là những ước chế của xã hội. Trong thực tế hành
động, khi cá nhân để cho phần bản năng bị chế ngự bởi cái siêu ngã thì hành
vi vi phạm pháp luật sẽ xuất hiện, cá nhân đó dễ phạm tội. Tư tưởng, cuộc
sống của con người do những do những bản năng quyết định: những bản
năng, những thúc đẩy của nguyên ngã muốn tìm cách biểu lộ ra bên ngoài,
nhưng các xung lực bị dồn nén, nếu có biểu lộ ra thì chỉ dưới những hình thức
cải biến, nguỵ trang. Vì vậy, nguyên nhân của những hành vi lệch chuẩn nói
chung, hành vi phạm pháp nói riêng nằm trong sự xã hội hoá thời kỳ đầu của

đứa trẻ có nhiều thiếu sót.

9
Hướng tiếp cận hành vi: Chủ nghĩa hành vi chú ý đến những phản ứng
và tác nhân môi trường đến hành vi để tìm hiểu sự phát triển tâm lý của trẻ
chưa thành niên. Theo B.F. Skinner (1904-1990), trí não dù vô thức hay ý
thức không cần thiết để giải thích hành vi và sự phát triển, mà sự phát triển và
hành vi là một [23, tr 33,34]. Trẻ em phạm pháp là do tâm sinh lý lứa tuổi mới
lớn (chưa trưởng thành, nhận thức pháp luật hạn chế ). Vì vậy, lý thuyết hành
vi vận dụng để giải thích những trường hợp trẻ em ở tuổi chưa thành niên
thực hiện hành vi phạm pháp do không nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tóm lại, có rất nhiều hướng tiếp cận cũng như nhiều nhà nghiên cứu đã
đề cập và tìm hiểu về hành vi phạm pháp dựa trên cơ sở sinh học, tâm lý học,
xã hội học. Mỗi lý thuyết khác nhau có những cách lý giải khác nhau về
nguồn gốc phát sinh của hành vi lệch chuẩn nói chung, hành vi phạm pháp nói
riêng.
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
Có rất nhiều tác giả Việt nam đã nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến
hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên .
Nghiên cứu của Phạm Minh Hạc cùng các cộng tác viên trong 3 năm
(1978- 1980) đã tìm hiểu nguyên nhân trẻ em phạm pháp. Sau một thời gian
tìm hiểu trong trại giam như gặp gỡ, trao đổi ý kiến với học sinh và người phụ
trách công việc giáo dục, nhóm tác giả đã có cơ sở để giải thích rằng, giao
tiếp nhóm (có quan hệ trong một nhóm bạn bè) là một nguyên nhân cơ bản và
trực tiếp đưa trẻ tới hành vi phạm pháp. Theo tác giả, những trẻ này giao tiếp
nhóm không hướng chúng vào hoạt động học tập, mà hướng vào những hoạt
động, chủ yếu nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất, trong khi không vì hoàn cảnh
gia đình khó khăn hay tan vỡ mà dẫn trẻ em đến hư, phạm pháp (vì thực tế
nghiên cứu có 77% kinh tế gia đình các em này đủ ăn, 70- 80% có gia đình

hoàn thiện). Tìm hiểu sâu hơn các tác giả nhận thấy, chính cách giáo dục thô

10
bạo, sai lầm và sự không quan tâm của gia đình là một trong những nguyên
nhân làm phá huỷ những tình cảm tích cực để thay vào đó là tình cảm tiêu cực
(chống đối). ở lứa tuổi thiếu niên – lứa tuổi của các khách thể được các tác giả
nghiên cứu với đặc trưng là quan hệ bạn bè gắn bó hơn cả, các mối quan hệ
bạn bè dần thay thế mối quan hệ trước đó đã được thiết lập trong gia đình. Vì
vậy, nếu quan hệ bạn bè, hay việc giao tiếp quá thường xuyên với những
nhóm bạn xấu (chơi bời lêu lổng, bỏ học, ăn cắp vv.) trong giai đoạn này sẽ
có nguy cơ cao dẫn tới những hành vi phạm pháp.
Tác giả Trần Công Phàn trong công trình nghiên cứu "Tình hình,
nguyên nhân và biện pháp đấu tranh phòng chống các tội tham nhũng” [ 20]
cho rằng, nếu thừa nhận tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, những
hành vi nguy hiểm ấy, không chỉ do tác động của yếu tố bên ngoài, yếu tố
khách quan mà còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan, với tư cách là yếu tố bên
trong có kết cấu tâm sinh lý, ý thức, hệ tư tưởng phức tạp. Vì vậy, nguyên
nhân của tội phạm phải được xem trong tổ hợp thống nhất của các yếu tố chủ
quan và khách quan. Trong những yếu tố tâm sinh lý cần chú ý đến những
biến đổi nội dung của nhu cầu, lợi ích, cách thức, con đường thỏa mãn nhu
cầu. Nguyên nhân trực tiếp của tội phạm phần lớn do ý thức sai về cách thức
thỏa mãn nhu cầu.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga trong nghiên cứu “ Những nguyên nhân
dẫn trẻ em đến hư hỏng phạm pháp" [18; tr 21,22] cho rằng, trẻ em phạm
pháp phần lớn bị tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác do cha mẹ của các
em và xã hội gây ra. Nói cách khác, tác giả nhấn mạnh khía cạnh môi trường
gia đình và xã hội - nhóm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi phạm pháp
của trẻ em.
Tác giả Nguyễn Thị Hoa trong bài viết "Một số đặc điểm tâm lý có
nguy cơ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên” [13; tr27]

cũng đã đề cập đến nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp ở trẻ. Đó

11
là nhu cầu được khẳng định quá cao trong khi hoàn cảnh kinh tế gia đình
không thuận lợi, bố mẹ không quan tâm, nên các em đã tìm đến với bạn bè để
thoả mãn nhu cầu của mình; đây cũng là thời điểm các em dễ chịu tác động
của nhóm bạn bè xấu. Bên cạnh đó, nhu cầu vui chơi giải trí của các em cũng
là nhu cầu chính đáng nhưng do quá ham mê các trò chơi nên các em đã để
hoạt động chơi lấn áp hoạt động học tập. Đây là một trong những nguy cơ
dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Chính việc quá say mê các trò chơi đã dẫn
các em có những hành vi nói dối, gian lận với người thân, nhiều trường hợp,
có những hành vi trộm cắp để có tiền chơi, trong khi đó nhận thức pháp luật
của các em còn hạn chế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, nhóm bạn
không chính thức cũng ảnh hưởng đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị
thành niên.
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Mạc Văn Trang đã mô
tả toàn bộ quá trình biến đổi tâm lý từ những đứa trẻ bình thường đến người
chưa thành niên phạm pháp do ảnh hưởng của nhóm bạn bè tiêu cực. Đó là sự
biến đổi nhận thức, đời sống tình cảm, nhân cách và sự hình thành hành vi
phạm pháp ở người chưa thành niên. Tác giả cho rằng, những đứa trẻ đang
phát triển bình thường nếu không được quan tâm, giáo dục, rơi vào hoàn cảnh
không may, bị những hoạt động tiêu cựu lôi cuốn sẽ dần dần nảy sinh những
yếu tố tâm lý tiêu cực và biến thành trẻ phạm pháp. Quá trình biến đổi tâm lý
của trẻ bình thường thành trẻ phạm pháp trải qua 3 giai đoạn: đứa trẻ bắt đầu
bị lôi cuốn vào những hoạt động tiêu cực, những hoạt động tiêu cực dần
chiếm ưu thế và những hoạt động tiêu cực trở thành chủ yếu trong đời sống
của thiếu niên, dẫn đến sự biến chất về nhân cách và thực hiện hành vi phạm
pháp [29, tr 14,16].
Tác giả Lê Như Hoa [12] khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi
phạm pháp của trẻ cho rằng văn hoá gia đình, đặc biệt là quan điểm, thái độ


12
và phương pháp sai lầm của người làm cha, làm mẹ là nguyên nhân khiến các
em có hành vi phạm pháp.
Tác giả Nguyễn Đình Gấm [7; tr 17,18] khi nghiên cứu nguyên nhân
tâm lý xã hội của tội phạm vị thành niên cho rằng, tác động mạnh mẽ của xu
thế quốc tế hoá, của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm biến đối tâm
tư, nguyện vọng, quan điểm, lý tưởng sống của vị thành niên. Quá trình này
làm biến động về định hướng gía trị trong xã hội, làm xuất hiện xu hướng đề
cao, coi trọng quá mức giá trị vật chất, giá trị kinh tế, giá trị cá nhân mà xem
nhẹ, thậm chí coi thường giá trị đạo đức, giá trị tập thể của người lớn, của các
bậc cha mẹ.
Tóm lại, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập được một số
khía cạnh về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ em dưới các
góc độ khác nhau nhưng mới chỉ dừng lại ở phạm vi khảo sát các nguyên
nhân phạm pháp nói chung như: gia đình không thuận lợi, nhóm bạn bè tiêu
cực ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của trẻ mà chưa nói hoặc chưa phân
tích sâu nguyên nhân tâm lý thúc đẩy hành vi phạm pháp của trẻ. Vì vậy, việc
nghiên cứu nguyên nhân tâm lý thúc đẩy trẻ em nghiện internet dẫn đến hành
vi phạm pháp thực sự là điều cần thiết, đóng góp thêm cả phần lý luận và thực
tiễn để ngăn ngừa hành vi phạm pháp của trẻ em.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm trẻ em
Trẻ em là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn phát triển đầu tiên của cuộc
đời con người. Sự xác định lứa tuổi trẻ em tuỳ thuộc vào lịch sử, tập quán và
sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Do đó, với những nước khác nhau
với những quan niệm khác nhau đã có những định nghiã khác nhau về trẻ em.
- Có nước coi trẻ em là những người dưới 15 tuổi, một số nước khác
họ cho rằng, trẻ em là những người dưới 16,17 hoặc 18 tuổi.


13
- Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em qui định: "trẻ em là
những người dưới 18 tuổi”.
- ở nước ta, người chịu trách nhiệm hình sự là những người từ 18 tuổi
trở lên. Như vậy, ở góc độ này trẻ em được coi là những người dưới 18 tuổi".
- Trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam thì trẻ em
được coi là những người từ 16 tuổi trở xuống.
- Tác giả Đỗ Bá Sở cho rằng: "trẻ em nói chung là người có độ tuổi tuổi
từ chưa đủ 18 tuổi trở xuống, người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh
thần, trí tuệ". [38; tr 20]
ở Việt Nam, trong tâm lý học nói chung và tâm lý học lứa tuổi nói
riêng, các nhà tâm lý học thường sử dụng thuật ngữ “trẻ em, vị thành niên,
người chưa thành niên” để chỉ người chưa đủ 18 tuổi. Hiện nay, thuật ngữ “trẻ
em, vị thành niên” tuy không được các nhà làm luật sử dụng (mà thay vào đó
đó là người chưa thành niên) nhưng khi nói đến “trẻ em, vị thành niên” chúng
ta vẫn hiểu đó là những người dưới 18 tuổi.
Vì vậy, thuật ngữ “trẻ em” từ 12 đến dưới 18 tuổi có thể coi đồng nghĩa
với thuật ngữ “ vị thành niên và chưa thành niên”.
Như vậy, có sự khác nhau trong việc xác định độ tuổi trẻ em. Trong
công trình nghiên cứu này trẻ em là những người dưới 18 tuổi vì phù hợp với
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và phù hợp với luật pháp của
nước Việt Nam về tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
1.2.1.1. Đặc điểm tâm lý trẻ em
Vì đề tài tập trung nghiên cứu trẻ em lứa tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi
nên chúng tôI tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý lứa tuổi này.
Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt
trong thời kỳ phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng
những tên gọi khác nhau của nó: "thời kỳ quá độ", "tuổi khó bảo", "tuổi

14

khủng hoảng", "tuổi bất trị"…Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm
quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ:
Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Nội dung
cơ bản của sự khác biệt ở lứa tuổi trẻ em với các lứa tuổi khác là sự phát triển
mạnh mẽ, thiếu cân đối về mặt cơ thể và ứng xử xã hội, do sự xuất hiện
những yếu tố mới của cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu quan hệ với người
lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội
Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là tính
tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những giá trị,
những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thoả đáng với
người lớn, bạn bè và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách, tương
lai của mình với ý đồ thực hiện những ý định, mục đích, nhiệm vụ…một cách
độc lập.
Tuy nhiên, quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và
phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó, sự phát triển tâm
lý ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt. Điều đó quyết định sự
tồn tại song song "vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn" ở lứa tuổi này. Mặt
khác, ngay ở những em cùng độ tuổi cũng có sự khác biệt về mức độ phát
triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn. Sự khác nhau đó do hoàn
cảnh sống, mức độ hoạt động tích cực khác nhau của các em qui định.
1.2.1.1.1. Sự biến đổi về giải phẫu sinh lý
Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ
thể. Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy, sự phát triển của hệ xương mà
chủ yếu là sự phát triển các xương tay, xương chân rất nhanh (nhưng xương
ngón tay, xương ngón chân phát triển chậm). Vì thế, ở lứa tuổi này các em
không mập mà cao, gầy thiếu cân đối, các em có hành động lóng ngóng và
vụng về khi làm việc, không khéo léo, thiếu thận trọng, hay làm đổ vỡ…Điều
đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu. Các em ý thức được sự

15

lóng ngóng vụng về nên cố che dấu nó bằng điệu bộ để người khác không chú
ý tới vẻ bề ngoài của mình.
Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Thể tích của
tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước của
mạch máu lại phát triển chậm, không đồng bộ; do đó có một số rối loạn tạm
thời của hệ tuần hoàn như: tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu, mỏi
mệt
Sự phát dục ở lứa tuổi trung học cơ sở cũng ảnh hưởng đến tâm lý các
em, có sự không cân đối giữa sự phát dục, bản năng tương ứng, với mức độ
trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội. Khó khăn trở ngại ở lứa tuổi này chính là
ở chỗ các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn bản năng,
ham muốn của mình một cách đúng đắn, chưa biết kiểm soát tình cảm và
hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với người bạn khác giới.
Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến những thay đổi
của hoạt động của hệ thần kinh mà các em chưa thích nghi. Do đó, các em dễ
xúc động, dễ bực tức, nổi khùng, thường có những phản ứng gay gắt, mạnh
mẽ và những cơn xúc động.
Hệ thần kinh của thiếu niên chưa có khả năng chịu đựng những kích
thích mạnh, đơn điệu, kéo dài. Do vậy, tác động của những kích thích như thế
thường gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại xảy ra tình trạng bị
kích động mạnh
Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi thiếu niên đã làm cho các em có
những đặc điểm nhân cách khác với các em ở lứa tuổi trước. Đây là lứa tuổi
có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao [11].
1.2.1.1.2. Sự hình thành kiểu quan hệ mới
Lứa tuổi thiếu niên có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong
muốn người lớn quan hệ lại một cách bình đẳng như người lớn, không muốn

16
bị người lớn coi là như trẻ con trước đây vì kiểu quan hệ của người lớn với trẻ

em trước đây không còn thích hợp ở lứa tuổi này. Vì thế, các em mong muốn
cải tổ lại mối quan hệ theo chiều hướng hạn chế quyền của người lớn, mở
rộng quyền hạn của mình. Các em mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách,
phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em.
Để duy trì mối quan hệ giữa các em và người lớn nhằm thay đổi kiểu
quan hệ cũ bằng quan hệ mới, các em hay có những hình thức chống cự,
không phục tùng và xem chúng như là phương tiện, cách thức để giải quyết
vấn đề. Vì có sự nảy sinh ở lứa tuổi này về cảm giác và nhu cầu được thừa
nhận là người lớn, nên vấn đề quyền hạn của người lớn và các em cần phải
được thay đổi.
Quan hệ xung đột giữa các em với người lớn làm nảy sinh những hành
vi tương ứng ở các em; xa lánh người lớn, không tin tưởng vào người lớn, cho
rằng người lớn không hiểu các em và không chịu hiểu các em, khó chịu một
cách có ý thức với những yêu cầu, những đánh giá, nhận xét của người lớn
Sự giao tiếp và mối quan hệ của trẻ lứa tuổi này với bạn bè cùng lứa
phức tạp, đa dạng hơn nhiều so với lứa tuổi trước. Sự giao tiếp, trao đổi giữa
các em đã vượt ra ngoài đề tài học tập, phạm vi nhà trường và mở rộng trong
những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới trong đời sống.
Các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè vì, một mặt, các em rất khao
khát được giao tiếp và hoạt động cùng nhau, có nguyện vọng được sống tập
thể, có những bạn bè thân thiết, tin cậy; mặt khác, cũng muốn biểu hiện
nguyện vọng không kém phần quan trọng là được bạn bè công nhận, thừa
nhận, tôn trọng mình. Nếu như quan hệ của các em với người lớn càng không
thuận lợi, thì sự giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi càng tăng và ảnh hưởng
của bạn bè đến với các em càng mạnh mẽ.
Trong quan hệ giao tiếp của lứa tuổi này, trò chuyện giữ một vị trí có ý
nghĩa đối với các em. Trong chuyện trò, các em đã kể cho nhau về mọi mặt

17
sinh hoạt, đời sống và suy nghĩ của mình. Các em có thể nói với nhau cả

những chuyện, những điều "bí mật" mà những điều này nhiều khi không kể
với ai, kể cả người thân trong gia đình. Các em hiểu đã là bạn bè của nhau thì
phải cởi mở, hiểu nhau, tế nhị, vị tha, đồng cảm và giữ bí mật cho nhau.
Quan điểm về tình bạn của lứa tuổi này là "sống chết có nhau", "chia
ngọt sẻ bùi". Điều đó không chỉ là sự tuân thủ một cách nghiêm ngặt "bộ luật
tình bạn", mà còn là vấn đề người này có thể thâm nhập vào mọi mặt đời sống
của người kia, cùng nhau hợp tác hành động.
1.2.1.1.3. Sự hình thành tự ý thức
ở trẻ tuổi thiếu niên đã bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến
những phẩm chất nhân cách của mình như: nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so
sánh mình với người khác; các em đã bắt đầu tự xem xét mình, muốn hiểu
biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.
Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này đã gây
nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý, đến hoạt động học tập,
đến sự hình thành mối quan hệ qua lại với mọi người. Tự ý thức không có
nghĩa tách rời khỏi thực tế, tách rời khỏi thế giới cảm xúc bên trong; cũng
không phải là sự thể hiện độc nhất nguyện vọng tự nhận thức, tự phân tích
triền miên, vô bổ. Nhu cầu tự ý thức được nảy sinh từ thực tế cuộc sống, từ
hoạt động thực tiễn, từ yêu cầu, mong muốn của người lớn, của tập thể. Do sự
phát triển mối quan hệ với tập thể, với đời sống xã hội mà các em nảy sinh
nhu cầu đánh giá khả năng của mình, tìm kiếm vị trí của mình. Hành vi nêu
trên sẽ giúp hoặc ngăn cản các em đạt được mong muốn trở thành người lớn.
Sự hình thành tự ý thức của các em là một quá trình diễn ra dần dần.
Cơ sở đầu tiên của tự ý thức là sự nhận xét đánh giá của người khác, nhất là
người lớn. Vì thế các em ở lứa tuổi này "hình như" nhận xét mình bằng con
mắt của người khác…Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là sự
mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân

18
tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách. Do vậy, nảy sinh những xung đột vì

mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của các em với địa vị thực tế của chúng
trong tập thể, mâu thuẫn giữa thái độ của các em, với những phẩm chất nhân
cách của mình và thái độ của các em với người lớn, với bạn bè cùng lứa tuổi.
ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi thiếu niên là cuộc
sống tập thể, nơi tập trung nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn. Mối quan hệ
này sẽ giúp các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình và những yêu cầu
ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động, nguyện vọng tìm kiếm một vị trí
trong hệ thống những mối quan hệ xã hội đúng đắn, đồng thời giúp cho sự
phát triển tự ý thức của các em.
1.2.1.1.4. Sự hình thành tình cảm
Một đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động,
vui buồn chuyển hoá dễ dàng, tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm
này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi chức năng làm việc của
cơ quan nội tạng gây nên. Nhiều khi, còn do hoạt động thần kinh không cân
bằng, thường quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế khiến các em thiếu sự
kiềm chế cần thiết. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động,
các em thể hiện tình cảm rất da dạng, khi thì hồi hộp, cảm động, khi thì phấn
khởi vui tươi, khi thì om sòm la hét.
Tính dễ kích động của các em đôi khi dẫn đến những xúc động rất mạnh
trái ngược nhau như: vui quá trớn, buồn ủ rũ, quá hăng say,quá chán nản.
Nhiều em tâm trạng thay đổi rất nhanh chóng và dễ dàng nên trong tình cảm
của các em đôi lúc mâu thuẫn…Do kinh nghiệm trong cuộc sống của các em
ngày càng phong phú, do thực tế tiếp xúc hoạt động trong tập thể, trong xã hội
mà tính bột phát trong tình cảm của các em dần bị mất đi, nhường chỗ cho
tình cảm có ý thức phát triển.
1.2.2 Khái niệm hành vi phạm pháp của trẻ em nghiện internet
1.2.2.1 Khái niệm hành vi

19
Có rất nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về hành vi.

Theo từ điển tâm lý học tiếng Anh: Hành vi là những hành động, phản
ứng, những tương tác đáp lại kích thích bên trong và bên ngoài cơ thể, bao
gồm những cử chỉ quan sát được một cách khách quan, những cử chỉ thuộc về
nội tâm và những quá trình vô thức. Tâm lý học công nhận hai dạng hành
vi:[14]
- Hành vi ngầm ẩn (nội tâm – hiện tượng học)
- Hành vi bộc lộ (bên ngoài có thể quan sát được)
Quan niệm về hành vi này tương đối đầy đủ và bao quát, hành vi bao
gồm những cử chỉ bên ngoài, bên trong, có ý thức và “cả quá trình vô thức”.
Tuy nhiên, trong định nghĩa này, hành vi vẫn được xem xét trong mối tương
quan S-R (kích thích – phản ứng) theo quan niệm của chủ nghĩa hành vi cũ.
Khái niệm hành vi đã được nhiều nhà khoa học tìm hiểu, xem xét từ
nhiều góc độ khác nhau:
Theo quan điểm sinh học: Hành vi được xem xét với tư cách là cách
sống và hoạt động của cơ thể trong một môi trường nhất định dựa trên sự
thích nghi tối thiểu cần thiết của cơ thể với môi trường [30, tr 203]. Theo
quan điểm này, hành vi của con người bó hẹp trong các hoạt động nhằm thích
nghi với môi trường để bảo đảm sự tồn tại của con người trong môi trường
đó.
Quan điểm của trường phái phân tâm: Hành vi là cái hợp lực, cái thoả
hiệp bắt nguồn từ sự xung đột giữa nguyên tắc khoái cảm và nguyên tắc thực
tế, là những xung lực của " cái ấy" và những cấm kỵ của cái “siêu tôi” được
thống nhất trong bản thân "cái tôi", nhưng nói cho cùng, hành vi do bản năng
quyết định, bị ảnh hưởng sâu đậm bởi những tác động mà con người không
nhận thức được [24; tr 56]

20
Quan điểm của chủ nghĩa hành vi: Hành vi là tổ hợp các phản ứng của
cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể [9; tr 193].
Về một mặt nào đó, quan điểm của chủ nghĩa hành vi khá tương đồng

với quan điểm của các nhà sinh học. Họ đều quan niệm hành vi là tất cả các
phản ứng hay cách thức để con người thích ứng với môi trường. Tuy nhiên,
chủ nghĩa hành vi quan niệm con người không chỉ thích ứng với môi trường
tự nhiên mà còn thích ứng với môi trường xã hội. Con người có sự lựa chọn
kích thích, trả lời các kích thích có lợi cho bản thân mình.
Tâm lý học hoạt động: Hành vi đặc trưng ở con người là mang tính
mục đích, qua đó nói lên thái độ của chủ thể với thực tại xung quanh, đối với
môi trường [30, tr 204]. Hành vi nảy sinh khi chủ thể hướng sức lực của mình
vào thực tại xung quanh nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu và hoàn toàn
không thể thực hiện được nếu tách ra ngoài nhu cầu và đối tượng thoả mãn
nhu cầu [ 1; tr 143]. Cụ thể các tác giả của trường phái này cho rằng: hành vi
là mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh của cơ thể sống,
thông qua những hoạt tính bên ngoài (chuyển động) và bên trong (tâm lý).
Thuật ngữ hành vi được sử dụng cho một cá thể riêng lẻ, cho các cá nhân
cũng như cho cả một tập hợp . Định nghĩa về hành vi ở đây đề cập đến hành
vi ở dạng khái quát, chung nhất- hành vi của các cơ thể sống (hành vi của
người và cả động vật), hành vi là sự kích hoạt các điều kiện bên ngoài và
thuộc tính bên trong. Nhưng nếu so sánh hành vi của người và động vật thì có
nhiều điểm khác biệt cơ bản. Theo Vưgôtxki, hành vi con người và hành vi
động vật có cấu trúc hoàn toàn khác nhau. ở động vật, các dạng hành vi chủ
yếu được hợp thành hai nhóm phản ứng: bẩm sinh (vô điều kiện) và tự tạo (có
điều kiện). Có thể nói hành vi của động vật được coi là kinh nghiệm di truyền,
kinh nghiệm cá thể. ở người, cấu trúc hành vi bao gồm kinh nghiệm lịch sử và
kinh nghiệm kép. Cả 3 loại kinh nghiệm trên có cái chung là nội dung của
chúng đều xuất phát từ lao động, từ quá trình truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ

21
này sang thế hệ khác, từ người này sang người khác và từ việc lĩnh hội kinh
nghiệm của mỗi người. Đương nhiên, các quá trình này được thực hiện dưới
sự định hướng và tích cực hoá của tâm lý và ý thức. Vì vậy, Vưgôtxki viết " ý

thức hoá ra là một cấu trúc rất phức tạp của hành vi" [ 9; tr 279]. Theo tác giả,
hành vi được hiểu ngầm là hoạt động có ý thức của con người, hành vi như là
một thành tố của ý thức, giữ chức năng điểu chỉnh. Vưgôtxki cũng chủ trương
nghiên cứu hành vi và tâm lý người trong sự tác động qua lại với môi trường
xung quanh. Trong mối quan hệ này, con người muốn hoạt động phải có công
cụ "Nhờ có tính chất công cụ, tính chất gián tiếp, hành vi con người không
nên hiểu như tổng hay chuỗi phản ứng, phản xạ, mà phải hiểu là quá trình
nắm lấy các chức năng tâm lý và xã hội của bản thân, tức hành vi được hiểu là
hoạt động nhằm vào bản thân mình, đồng thời tham gia vào hoạt động bên
ngoài, tác động lên các đối tượng bên ngoài hoặc người khác [ 8; tr 9].
Theo X.L. Rubunstein: hoạt động của con người được tạo từ tập hợp các
hành vi ứng xử hay các thao tác ít nhiều có ý thức, trong đó điểm đặc trưng
của thao tác là có sự tham gia của ý thức vào điều chỉnh hành động. Đối với
hành vi ứng xử cần có sự tham gia của tự ý thức và ý thức vào tổ chức và điều
chỉnh các hành động [9; tr 303]. Như vậy, trong cấu trúc của hoạt động, ngoài
các phản ứng sinh lý hay vận động được xem là những trả lời máy móc đối
với các kích thích bên ngoài, còn có các thao tác có ý thức nên hành vi ứng xử
là hành vi có ý thức.
Theo Leônchep: hành vi không phải là những phản ứng máy móc của
một cơ thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động [9]. Theo quan
điểm của tâm lý học hoạt động thì hành vi không giống khái niệm hành vi
trong quan niệm của nhà tâm lý học hành vi. L.X. Vưgôtxki với bài báo “ý
thức là vấn đề của tâm lý học hành vi” đã xác định hành vi là hoạt động với
đơn vị của nó là hành động, là cuộc sống, tâm lý, ý thức và hoạt động không
tách rời nhau. Việc tạo ra và sử dụng các tín hiệu tự tạo (còn gọi là dấu hiệu)

22
làm cho hành vi con người khác hẳn với hành vi con vật. Do đó, theo quan
điểm nền tâm lý học Mác xít cả ý thức và hành vi đều tồn tại khái quát, tham
gia một cách tích cực vào quá trình tác động của con người lên thế giới xung

quanh, lên người khác và lên chính bản thân mình. Khái niệm hành vi trong
tâm lý học Mác xít không tách rời khái niệm hoạt động mà hành vi là biểu
hiện cụ thể ra bên ngoài của hoạt động.
ở Việt Nam hiện nay, khi bàn đến khái niệm hành vi cũng có những ý
kiến khác nhau.
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa :"Hành vi là
toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của
một người trong một hoàn cảnh nhất đinh".[21; tr 407]
Từ điển Công an nhân dân (2005) định nghĩa; "Hành vi là những phản
ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong hoàn cảnh cụ
thể nhất định. Hành vi biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
của một người trong điều kiện cụ thể mà xã hội đã có chuẩn mực về cách cư
xử đó" [39; tr 561].
Trong luật hình sự [16]: Hành vi được hiểu là những "biểu hiện" của
con người ra bên ngoài thế giới khách quan, dưới hình thức cụ thể nhằm đạt
được những mục đích có chủ định và mong muốn. Hành vi chỉ bao gồm
những "biểu hiện" của con người ra thế giới khách quan mà mặt thực tế của
nó được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển.
GS. VS Phạm Minh Hạc cho rằng: hành vi là những biểu hiện bên
ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích [ 8; tr
19]. Do đó, ông đã nhận xét "tâm lý học hoạt động nghiên cứu tâm lý ở cấp
bậc hoạt động với đơn vị là hành động và trong trường hợp này, hành vi như
là tổ hợp các cử động, thao tác, là mặt bề ngoài của hoạt động”.

×