Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thái độ tham gia giao thông của học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 113 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






BÙI ĐỨC TRỌNG








THÁI ĐỘ THAM GIA GIAO THÔNG CỦA HỌC SINH THPT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tâm lý học



















Hà Nội - 2010





2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






BÙI ĐỨC TRỌNG







THÁI ĐỘ THAM GIA GIAO THÔNG CỦA HỌC SINH THPT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 80







Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Văn Hảo












Hà Nội - 2010




4
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Giả thuyết khoa học 7
6. Phạm vi nghiên cứu 7
7. Phương pháp nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về thái độ 9
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về thái độ liên quan đến lĩnh vực tham gia giao thông 11
1.2 Các khái niệm cơ bản 13
1.2.1 Thái độ 13
1.2.2 Tham gia giao thông 19
1.2.3 Thái độ tham gia giao thông 25
1.3 Đặc điểm nhân cách lứa tuổi học sinh THPT 26
1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tham gia giao thông của học sinh THPT 30
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Xác định mẫu nghiên cứu 37

2.1.1 Học sinh các trường THPT: Chu Văn An, Nhân Chính, Hồ Xuân Hương 37
2.1.2 Giáo viên và phụ huynh học sinh c ủa 3 trường THPT trên 40
2.1.3 Cán bộ chiến sĩ Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội 40
2.2 Tổ chức nghiên cứu 40
2.2.1 Thiết kế bảng hỏi 40
2.2.2 Cánh quy ước điểm cho bảng hỏi 42
2.2.3 Khảo sát thử 44
Trang


5
2.2.4 Điều tra chính thức 44
2.2.5 Phân tích các dữ liệu thu được 44
2.3 Quan sát khách quan 44
2.3.1 Mục đích quan sát 45
2.3.2 Địa điểm quan sát 45
2.3.3 Tổ chức quan sát 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Kết quả điều tra thực trạng thái độ của học sinh 46
3.1.1 Nhận thức 46
3.1.2 Xúc cảm 55
3.1.3 Hành vi 62
3.1.4 Tương quan giữa các mặt biểu hiện của thái độ 73
3.2 Sự đánh giá của người lớn về thái độ tham gia giao thông của học sinh 78
3.3 Kết quả quan sát khách quan 80
Kết luận 83
Kiến nghị 85
Tài liệu tham khảo 87
Phụ lục 91















6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. ATGT: An toàn giao thông
2. CSGT: Cảnh sát giao thông
3. CB: Cán bộ
4. GTĐB: Giao thông đường bộ
5. GV: Giáo viên
6. HS: Học sinh
7. THPT: Trung học phổ thông
8. TGGT: Tham gia giao thông
9. TB: Trung bình





















7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1. Bảng 1: Phân bổ khách thể nghiên cứu (học sinh)
2. Bảng 2: Khái quát nhận thức của học sinh trong việc tham gia giao thông
3. Bảng 3: Nhận thức của học sinh về khái niệm, vai trò của hoạt động TGGT
4. Bảng 4: Tự đánh giá của học sinh về mức độ hiểu biết An toàn giao thông
5. Bảng 5: Nhận thức của học sinh về từng hành vi vi phạm quy tắc TGGT
6. Bảng 6: Tự đánh giá của học sinh về thực trạng việc TGGT
7. Bảng 7: Nhận thức về nguyên nhân của thái độ chưa nghiêm túc khi TGGT
8. Bảng 8: Nhận thức về vai trò của hoạt động tuyên truyền, giáo dục thói quen TGGT
9. Bảng 9: Khái quát về cảm xúc của học sinh khi TGGT
10. Bảng 10: Mức độ quan tâm của học sinh đối với vấn đề An toàn giao thông

11. Bảng 11: Cảm xúc của học sinh khi bản thân vi phạm quy tắc TGGT
12. Bảng 12: Cảm xúc của học sinh khi bị người lớn nhắc nhở lỗi vi phạm ATGT
13. Bảng 13: Cảm xúc của học sinh trong tình huống xảy ra va chạm trên đường
14. Bảng 14: Cảm xúc khi bản thân có hành vi vi phạm bị Cảnh sát giao thông xử lý
15. Bảng 15: Khái quát về hành vi của học sinh khi tham gia giao thông
16. Bảng 16: Hành vi tự giác học tập và rèn luyện thói quen TGGT của học sinh
17. Bảng 17: Hành động sẽ làm khi bản thân đi sai Luật giao thông
18. Bảng 18: Hành vi thể hiện khi người lớn giáo dục về quy tắc ứng xử khi TGGT
19. Bảng 19: Hành vi vi phạm luật giao thông đã thực hiện
20. Bảng 20: Hành động đã làm khi bản thân vi phạm quy tắc TGGT
21. Bảng 21: Hành động sẽ làm khi thấy người thân vi phạm ATGT
22. Bảng 22: Hành vi tham gia các hoạt động của nhà trường về giáo dục ATGT
23. Bảng 23: Hành vi xem những chương trình giáo dục ATGT trên Đài truyền hình
24. Bảng 24: Tương quan giữa các thành phần của thái độ
25. Bảng 25: Điểm của thái độ biểu hiện ở 3 mặt
26. Bảng 26: Tổng hợp đánh giá của người lớn về thái độ TGGT của học sinh
27. Bảng 27: Tổng hợp kết quả quan sát khách quan hành vi TGGT của học sin



8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tham gia giao thông là một phương thức hoạt động, là nhu cầu khách quan
của con người trong đời sống xã hội. Hoạt động tham gia giao thông liên quan
trực tiếp đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Nếu hệ thống giao
thông phát triển, bao gồm đồng bộ cả cơ sở hạ tầng, phương tiện và yếu tố văn
hoá của người tham gia gia thông tốt, sẽ góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở nước ta hiện nay, tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích

cực, nhưng “tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng” [9, tr22]. Khi so sánh một số tiêu
chí về an toàn giao thông đường bộ của nước ta với các nước trong khối ASEAN
thì số người bị tai nạn giao thông đứng ở thứ bậc cao hơn [39, tr4]. Số người chết
do tai nạn giao thông ở Việt Nam đã được so sánh với số người chết của một cuộc
chiến tranh lớn trên thế giới [4]. Mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 33 người chết
do tai nạn giao thông đường bộ. Điều đặc biệt đáng nói là trong số đó thì tỷ lệ
thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 - 24 (chiếm gần 20% dân số Việt Nam) nhưng
chiếm tới gần 40% các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng [12]. Theo
ông Hans Troedson, Trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới của Liên Hợp Quốc tại
Việt Nam, vấn đề tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay đã đến mức báo động,
không chỉ về y tế công cộng mà còn là vấn đề kinh tế, xã hội. Theo số liệu thống
kê gần đây của Ngân hàng phát triển Châu Á về thiệt hại do tai nạn giao thông
gây ra tại Việt Nam thì trung bình mỗi năm có hơn 11.000 người chết và hàng
chục nghìn người bị thương do tai nạn giao thông đường bộ. Chỉ tính riêng thiệt
hại về kinh tế do tai nạn giao thông đường bộ gây ra ước tính khoảng 900 triệu
USD/năm [8].
Trong điều kiện hiện nay, đất nước đang xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội, phương tiện giao thông và cơ sở hạ tầng gia thông còn lạc hậu, thiếu đồng bộ
thì giải pháp giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông có vai trò to lớn
trong việc kiềm chế tai nạn giao thông. Theo ông Ta-ka-gi, tư vấn trưởng của dự
án Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông Quốc gia, thuộc Tổ chức hợp tác Quốc


9
tế Nhật Bản (JICA) thì Giải pháp cho giao thông Việt Nam phải bắt đầu từ văn
hoá mà không phải là từ cơ sở hạ tầng [15]. Phân tích nguyên nhân của tai nạn
giao thông cho thấy chủ yếu là do người tham gia giao thông đường bộ gây ra
[39, tr8]. Điều này liên quan tới nhận thức, thái độ, thói quen, kinh nghiệm của
chủ thể tham gia giao thông.
Tầng lớp thanh niên học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước, trong

tương lai họ sẽ là những chủ thể tham gia tích cực vào các mối quan hệ xã hội,
đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay
một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là một số nhóm học sinh ở một số trường học do
điều kiện gia đình khá giả, ít quan tâm đến con cái, hay nuông chiều con cái dẫn
đến tình trạng các em không chấp hành luật giao thông, hiện tượng học sinh đi
xe máy, chở 3, lạng lách, đua xe, phóng nhanh vượt ẩu xảy ra lại là chính các
em học sinh còn đang mang trên mình bộ đồng phục học sinh. Vấn đề này đã
được xã hội quan tâm, cơ quan báo chí, truyền hình đưa tin, nhà trường cũng đã
có những biện pháp ngăn chặn nhưng chưa thực sự hiệu quả.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tham gia giao thông hiện nay của
tầng lớp thanh niên học sinh, trong đó thì ý thức và thái độ tham gia giao thông là vô
cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Với những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng
của lứa tuổi, nhìn chung các em thanh niên học sinh có khát khao, mong muốn được
tự do, xu hướng vươn lên tự khẳng định mình trong các hoạt động xã hội nhưng nhiều
lúc các em lại chưa đủ khả năng, chưa đủ kinh nghiệm để làm chủ được hành vi của
mình. Đây cũng là thời kỳ con người hay hành động theo cách chấp nhận rủi ro, mạo
hiểm, tìm kiếm sự phấn khích, cảm giác mạnh. Nhận thức của thanh niên học sinh về
những quy định của pháp luật giao thông còn hạn chế, chưa hình thành được thái độ
tích cực và thói quen chấp hành đúng các quy tắc khi tham gia giao thông. Trong khi
đó thực tế giáo dục đạo đức, pháp luật nói chung và giáo dục quy tắc ứng xử giao
thông, luật giao thông nói riêng đối với học sinh còn rất nhiều bất cập, hiệu quả của
những tác động giáo dục chưa cao (cả nhà trường và trong gia đình).


10
Từ thực tiễn an toàn giao thông, liên quan đến thái độ và hành vi của chủ
thể tham gia giao thông trong đó đặc biệt là lứa tuổi thanh niên học sinh đã và
đang đặt ra nhiều vấn đề cho tâm lý học phải nghiên cứu và giải quyết.
Do đó, xuất phát từ yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn, chúng tôi
chọn đề tài Thái độ tham gia giao thông của học sinh THPT trên địa bàn

Thành phố Hà Nội - Thành phố có tỉ lệ tai nạn giao thông ở mức cao so với các
tỉnh thành khác ở nước ta hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng thái độ tham gia giao thông của học sinh trung học phổ
thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, kiến
nghị nhằm góp phần nâng cao nhận thức và hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao
thông của học sinh, hạn chế những sai phạm đáng tiếc xảy ra ở lứa tuổi này. Nâng
cao ý thức và thực hành an toàn giao thông khi các em trưởng thành.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Mức độ tích cực và nguyên nhân của thực trạng thái độ tham gia giao
thông của học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên mẫu khách thể
như sau:
Học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo tại 3 trường THPT (3 loại hình
trường khác nhau: dân lập, công lập, trường chuyên) trên địa bàn Thành phố
Hà Nội.
Số lượng:
+ Học sinh: 300
+ Thầy cô giáo: 30
+ Phụ huynh: 30

Số lượng và tỷ lệ khách thể được phân bố theo bảng dưới đây:



11

Khách thể
Địa điểm
Phụ
huynh
Thầy cô
giáo
Học sinh
Tổng
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Trường THPT
Dân lập Hồ Xuân Hương
10
10
33
33
34
120
Trường THPT
Nhân Chính
10
10
33
33
34
120
Trường THPT
Chu Văn An
10

10
33
33
34
120
Tổng số
360

- Tỷ lệ học sinh được phân bố đều cho các trường, trong mỗi trường lại
phân bố đều cho các khối 10, 11, 12
- Tỷ lệ học sinh nam và nữ sẽ lấy tỷ lệ ngẫu nhiên theo lớp học
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu thực trạng thái độ tham gia giao thông của học sinh THPT
trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất, kiến nghị góp phần hình thành thái độ tích cực, quy tắc ứng xử
đúng đắn của học sinh khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức an toàn giao
thông khi các em trưởng thành.
5. Giả thuyết khoa học
Học sinh THPT chưa thực sự có thái độ tích cực trong việc chấp hành các
quy tắc tham gia giao thông.
Nghiên cứu mức độ và nguyên nhân của thực trạng trên sẽ đưa ra được
những kiến nghị góp phần phòng ngừa và hạn chế những sai phạm ở lứa tuổi
này.
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thái độ tham gia
giao thông của trên 300 học sinh tại ba trường THPT trên địa bàn Thành phố Hà
Nội (Thuật ngữ tham gia giao thông trong đề tài này được hiểu là tham gia giao



12
thông đường bộ, vì trên thực tế đối với lứa tuổi học sinh thì hoạt động tham gia
giao thông chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực đường bộ).
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp điều tra bằng Bảng hỏi
- Mục đích: Đây sẽ là phương pháp chủ đạo để nghiên cứu thái độ cũng
như nhận thức, hành vi tham gia giao thông của các em học sinh. Kết quả đưa ra
những số liệu thống kê định lượng. Phân tích sự khác nhau giữa các nhóm khách
thể.
- Việc thiết kế bảng hỏi được dựa trên nguyên tắc các chỉ báo, thang đo thái
độ đã được sử dụng trong nghiên cứu thái độ, thể hiện qua các thành tố: nhận
thức, xúc cảm, hành vi. Bảng hỏi bao gồm các câu hỏi đóng, mở, câu hỏi lựa
chọn, câu hỏi điền khuyết và kết hợp giữa các loại trên.
- Bảng hỏi bao gồm 26 item, được chia thành 3 phần chính. Trong đó phần
nhận thức có 8 tiem, phần cảm xúc có 7 item, phần hành vi có 8 item và 3 item bổ
sung.
7.2 Phương pháp quan sát
- Mục đích: Quan sát hành vi thực tế của các em học sinh khi tham gia giao
thông. Qua đó phân tích, so sánh kết quả quan sát thực tế với kết quả nghiên cứu
bằng bảng hỏi.
- Nội dung: Quan sát những biểu hiện hành vi của học sinh trong những lúc
các em tham gia giao thông (ghi chép, chụp hình).
- Nguyên tắc: Quan sát tự nhiên
- Địa điểm: Một số tuyến đường, ngã tư gần các trường THPT mà chúng
tôi đã lựa chọn khách thể.
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
- Đối tượng phỏng vấn: Cảnh sát giao thông thường xuyên làm nhiệm vụ
tại các khu vực gần các trường THPT mà chúng tôi đã lựa chọn khách thể.



13
- Mục đích: Tìm hiểu và khai thác kỹ hơn về những biểu hiện thái độ cũng
như hành vi của các em học sinh trong quá trình tham gia giao thông trên đường,
qua đó làm rõ hơn kết quả nghiên cứu.
7.4 Phương pháp trò chuyện
- Mục đích: Tìm hiểu rõ hơn về thái độ của học sinh và thầy cô giáo, phụ
huynh học sinh trước tình trạng tham gia giao thông hiện nay, đồng thời thu thập
thêm thông tin để hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác.
- Cách tiến hành: Tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi tự nhiên các vấn đề dựa
trên nội dung của bảng hỏi; trong khi trò chuyện: ghi nhớ, nắm bắt, ghi lại các
biểu hiện, câu trả lời của đối tượng.
7.5 Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS
để tính toán và xử lý kết quả nghiên cứu, tỷ lệ trung bình, phần trăm, hệ số tương
quan, độ tin cậy.




















14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về thái độ
1.1.1.1 Ở phương Tây
Hai nhà tâm lý học đầu tiên nghiên cứu về thái độ là W.I.Thomas và
F.Znaniecki (Mỹ-1918). Hai ông đã tiến hành nghiên cứu thái độ của những
người nông dân Ba Lan di cư sang Mỹ, thông qua sự thích ứng của họ trước
những thay đổi của môi trường sống cũng như sự thay đổi của các giá trị. Họ đã
đưa ra nhận định: Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị
nào đó.
Từ công trình khởi đầu này, nhiều nghiên cứu về thái độ đã bùng nổ.
P.N.Sikhirev - nhà tâm lý học xã hội Liên Xô (cũ) đã chia lịch sử nghiên cứu thái
độ ở phương Tây ra làm ba thời kỳ chính [17, tr174-175]:
- Thời kỳ thứ nhất bắt đầu từ năm 1918 đến chiến tranh thế giới lần thứ
hai. Ở giai đoạn này, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên
cứu định nghĩa, cấu trúc, chức năng của thái độ và mối quan hệ của nó với
hành vi.
- Thời kỳ thứ hai kéo dài từ chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối những
năm 1950. Thời kỳ này, các nghiên cứu về thái độ tập trung chủ yếu tìm hiểu, lý
giải những hoài nghi về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi. Điển hình
là những tên tuổi như R.A.Likert, Sank, G.W.Allport, Crechphend, J.Bruner, v.v.
- Thời kỳ thứ ba từ cuối những năm 1950 đến nay. Có thể nói đây là thời kỳ

bùng nổ của những nghiên cứu về thái độ ở phương Tây. Trong tâm lý học xã hội,
vấn đề thái độ có một vị trí xứng đáng, đặc biệt là những quan niệm mới về định
nghĩa thái độ, cấu trúc và chức năng của nó. Cũng ở thời kỳ này, nhiều thuyết đã
được hình thành làm cơ sở lý luận để lý giải quan hệ giữa thái độ và hành vi như
thuyết “bất đồng nhận thức” (Leon Festinger), thuyết “tự thể hiện”, thuyết “tự tri
giác” (Daryl Bem), thuyết “giá trị” (Edward).v.v.


15
Nhìn chung, xu thế trong các nghiên cứu về thái độ ở phương Tây là nhằm
giải quyết những vấn đề trong thực tiễn như: vận động tranh cử, bầu cử, tiếp thị,
tuyên truyền, bảo vệ môi trường, chữa bệnh v.v. cũng như việc nghiên cứu các
dạng thái độ đã định hình sẵn để có thể dự báo hành vi của cá nhân.
1.1.1.2 Ở Liên Xô (cũ)
Vấn đề thái độ được nghiên cứu khá sớm ở Liên Xô. Người đầu tiên đặt ra
vấn đề thái độ khi nghiên cứu tính cách là A.Ph.Lazuski, ông đã nêu ra những
quan niệm về thái độ trong các nghiên cứu của mình và ông cho rằng thái độ là
khía cạnh quan trọng của nhân cách [29, tr489].
Tiếp theo đó, dựa trên các nghiên cứu của A.Ph.Lazuski và lập trường của
tâm lý học mácxít, V.N.Miasixev (1892 - 1973) đã xây dựng “Học thuyết thái độ
nhân cách”. Trong học thuyết này ông không chỉ nghiên cứu khái niệm, phân loại
thái độ mà còn đưa ra thông số đo thái độ với các chỉ số khác nhau, đồng thời
khẳng định cơ sở sinh lý học của thái độ là phản xạ có điều kiện.
Thuyết “tâm thế xã hội” của D.N.Uznadze cũng đã góp phần tích cực vào
việc nghiên cứu thái độ của các nhà tâm lý học Liên Xô. Theo Uznadze, thái độ
(tâm thế) là trạng thái vô thức xuất hiện khi có sự gặp gỡ của nhu cầu và hoàn cảnh
thỏa mãn nhu cầu, quy định xu hướng biểu hiện của tâm lý và hành vi của con
người, giúp con người thích ứng với điều kiện bên ngoài.
Chính cách tiếp cận và xem xét khái niệm tâm thế theo D.N.Uznadze đã
giúp cho việc xác định nghiên cứu tâm thế xã hội - thái độ trong tâm lý học xã hội

ở Liên Xô trước đây được đặt trong bối cảnh khả quan.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, khi nghiên cứu nhân cách như là
một phạm trù cơ bản của tâm lý học, B.Ph.Lomov đã đề cập đến khái niệm thái
độ chủ quan của nhân cách. Khái niệm này gần giống như khái niệm “tâm thế”,
“ý cá nhân”, “attitude”. Thái độ chủ quan có tính chất nhiều chiều, nhiều tầng và
cơ động. Thái độ chủ quan tuy là thuộc tính tương đối ổn định, phản ánh lập
trường của cá nhân với hiện thực khách quan nhưng cũng có thay đổi.
Như vậy, với cách tiếp cận hoạt động và nhân cách trong các nghiên cứu
thái độ, các nhà tâm lý học Liên Xô đã đưa ra các lý giải tương đối hợp lý về sự


16
hình thành thái độ trong cấu trúc nhân cách, về chức năng thái độ trong điều
chỉnh hành vi xã hội và hoạt động cá nhân.
1.1.1.3 Ở Việt Nam
Những năm gần đây, vấn đề thái độ được quan tâm nghiên cứu nhiều. Các
nghiên cứu này phần lớn dựa trên hệ thống lý luận về thái độ của tâm lý học Liên
Xô. Trong đó đáng kể nhất là một số đề tài nghiên cứu về thái độ mang tính thực
tiễn như: nghiên cứu thái độ học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên; thái độ
đối với tình trạng bạo lực trong gia đình; thái độ đối với vấn đề bảo vệ môi trường
tự nhiên; thái độ đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân; thái độ kỳ thị đối với
những người nhiễm HIV- AIDS.
Bên cạnh đó còn một số luận văn, luận án tâm lý học cũng nghiên cứu về
thái độ. Các tác giả này đã đóng góp đáng kể cho mảng đề tài thái độ nói chung
cũng như sự phong phú về đối tượng nghiên cứu. Tuy vậy, phần lớn các nghiên
cứu này mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ dưới dạng các luận án, luận văn và mới
chỉ tập trung vào thái độ của thanh niên, sinh viên về vấn đề học tập và một vài
thực trạng khác của xã hội.
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về thái độ liên quan đến lĩnh vực tham gia
giao thông.

Cùng với sự phát triển ngày càng sâu, rộng theo hướng ứng dụng vào thực
tiễn của các khoa học, Tâm lý học cũng ngày càng được nghiên cứu chuyên sâu và
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong đó hướng ứng
dụng tâm lý học vào lĩnh vực hoạt động tham gia giao thông và đảm bảo điều kiện
an toàn giao thông bắt đầu được quan tâm nghiên cứu.
Tác giả Taniguchi Shunji (Nhật Bản) [10,tr170-171] cho rằng: trong tâm lý
học có tổ chức Quốc tế IAAP (International Association of Applied Psychology) -
Hiệp hội Quốc tế tâm lý học ứng dụng, trong tổ chức này có một bộ phận chuyên
về tâm lý học giao thông. Tại Nhật Bản, hiện nay đang có tổ chức JATP (Japanese
Association of Traffic Psychology) - Hội tâm lý học giao thông Nhật Bản. Theo
ông thì tâm lý học giao thông có ba mục đích: thứ nhất là mô tả hiện tượng, thứ hai
là giải thích rõ cơ chế của hiện tượng đó và cuối cùng là để dự đoán và phòng ngừa


17
các tai nạn [10,tr170-171]. Và các công trình nghiên cứu của tâm lý học giao thông
tập trung nghiên cứu liên quan tới xe cơ giới với ba mục đích trên.
Ở Việt Nam, lĩnh vực tham gia giao thông và trật tự an toàn giao thông có
nhiều bài viết và một số công trình nghiên cứu ở góc độ khoa học pháp lý. Đáng
kể nhất là đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Công an) có đề tài Những giải pháp tăng
cường công tác đảm bảo trật tự ATGT đường bộ của lực lượng CSGT giai đoạn
2001-2010 (Mã số nghiên cứu- 2000-C26-005) do tác giả Vũ Sĩ Doanh làm chủ
nhiệm đề tài. Đề tài này đề cập ở góc độ pháp lý: tình hình trật tự ATGT đường
bộ ở Việt Nam và những giải pháp để nâng cao chúng từ chức năng của lực
lượng CSGT. Bên cạnh đó, tác giả Đỗ Đình Hoà cũng có công trình nghiên cứu
lý luận về Điều tra tai nạn giao thông trong đó đề cập đến một số yếu tố thuộc
về tâm lý của chủ thể tham gia giao thông như: kỹ năng, ý thức, thói quen v.v.
[23,tr11-15]. Ngoài ra còn một số đề tài nghiên cứu trên quy mô nhỏ như: Luận
văn tốt nghiệp đại học của tác giả Lê Minh Đạt (Học viện Cảnh sát nhân dân,
2003) với đề tài Tai nạn mô tô, xe máy đối với học sinh, sinh viên - thực trạng

và giải pháp; cùng tác giả trên gần đây còn có báo cáo khoa học chuyên đề
Hành vi không chấp hành sự điều khiển của CSGT và chống người thi hành
công vụ tại Hội thảo chuyên đề, năm 2009 của Cục CSGT đường bộ - đường sắt
(C26) - Bộ Công an.
Dưới góc độ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục: tập trung chủ yếu là các bài
viết có tính chất thời sự, sự kiện, các số liệu thống kê của Uỷ ban an toàn giao
thông quốc gia. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có kế hoạch số 06/2007
về hướng dẫn thực hiện đảm bảo an toàn giao thông trong thanh niên, học sinh
sinh viên. Bên cạnh đó còn có tháng ATGT, tháng văn hoá giao thông, tuần lễ
hưởng ứng về ATGT, các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong số đó đáng kể nhất là chuyên mục
“An toàn giao thông - VTV1, chương trình Tôi yêu Việt Nam - VTV3 do Đài
truyền hình Việt Nam tổ chức.
Lĩnh vực tham gia giao thông và trật tự ATGT tiếp cận dưới góc độ khoa
học tâm lý tại Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn còn rất hạn chế. Gần đây nhất


18
(2009) tác giả Nguyễn Như Chiến đã thực hiện Luận án tiến sĩ Tâm lý học với đề
tài Nghiên cứu hành vi chấp hành luật giao thông đường bộ của học sinh THCS
[5]. Đề tài này đề cập ở góc độ tâm lý học pháp lý về hành vi chấp hành luật giao
thông cách định hướng giáo dục hành vi chấp hành luật giao thông cho các em
học sinh THCS có hiệu quả.
Tác giả của luận văn này, trong khoá luận tốt nghiệp đại học (2003) với đề
tài Hành vi giao tiếp có văn hoá của học sinh tỉnh Hưng Yên cũng có phần đề cập
đến hành vi và các quy tắc giao tiếp, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông
của các em học sinh.
Ở Việt Nam, theo chúng tôi tìm hiểu thì cho đến nay mới có một vài công
trình nghiên cứu tâm lý học liên quan đến lĩnh vực tham gia giao thông như: hành
vi chấp hành luật giao thông đường bộ của học sinh; hành vi giao tiếp có văn hoá

khi tham gia giao thông của học sinh. Việc nghiên cứu thái độ tham gia giao
thông hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng đề tài
Thái độ tham gia giao thông của học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội
sẽ góp phần làm rõ hơn thái độ của chủ thể khi tham gia giao thông.
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Thái độ
1.2.1.1 Khái niệm Thái độ
Có thể nói rằng, thái độ là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong tâm lý
học nói riêng và trong cuộc sống nói chung, nhưng “khái niệm thái độ” thì tương
đối phức tạp. Thuật ngữ “thái độ” (attitude - tiếng Anh) dùng để chỉ tư thế hoặc
dáng điệu của một người. Từ trước đến nay có nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu
về thái độ, song định nghĩa về thái độ vẫn chưa được thống nhất.
Các nhà tâm lý học phương tây và Liên Xô (D.N.Uznadze, H.Fillmore,
D.Krech, G.Clauss, D.Myers, V.N.Miasixev, G.W.Allport) bằng những công
trình nghiên cứu và thực nghiệm của mình đã lý giải và đưa ra nhiều định nghĩa
khác nhau về thái độ. Khái quát các định nghĩa trên cho ta thấy quan niệm chung:
Thái độ là trạng thái sẵn sàng phản ứng và thuộc phạm vi bên trong cá nhân
nhưng được biểu hiện và nhận thấy thông qua những hành vi, cử chỉ ở bên ngoài.


19
Ở Việt Nam, một số định nghĩa cũng thể hiện quan điểm như trên: Thái độ
là dáng vẻ, cách, những biểu hiện bên ngoài của tình cảm, ý nghĩ của một người
nào đó đối với công việc hay đối với người khác.
Theo từ điển Tiếng Việt: Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra
bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai
hoặc đối với sự việc nào đó trước một vấn đề, một tình hình [36, tr877].
Trong từ điển Tâm lý học của tác giả Nghiễn Khắc Viện định nghĩa: Thái độ là
những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như
đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó.

Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học trong nước bằng lý luận và thực tiễn cũng
đã đưa ra những định nghĩa về thái độ ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên nhìn
chung các tác giả đều có chung quan điểm: Thái độ là thuộc tính tâm lý cốt lõi
của nhân cách được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể
tham gia vào bằng hoạt động và giao lưu của mình một cách có ý thức, là yếu tố
định hướng hành vi xã hội của con người [27], [17, tr261-264].
Như vậy, qua tổng kết và phân tích các định nghĩa về thái độ, chúng tôi
thấy cơ bản nội dung của các quan điểm đều cho rằng: Thái độ là cấu tạo tâm lý
chủ quan của nhân cách; nghiên cứu thái độ phải xem xét thái độ trong mối quan
hệ giữa cá nhân với xã hội và phải dựa vào trên các thành phần cơ bản là nhận
thức, cảm xúc và hành vi. Xuất phát từ các quan điển đã phân tích, chúng tôi sử
dụng khái niệm thái độ làm cơ sở cho việc nghiên cứu này như sau: Thái độ là
quan điểm, cánh ứng xử và sự đánh giá của cá nhân về một đối tượng nào đó,
nó được hình thành trong hoạt động, giao tiếp và giữ vai trò định hướng, điều
khiển, điều chỉnh hành vi của con người.
1.2.1.2 Đặc điểm của thái độ
Tính hệ thống của thái độ (còn gọi là tính hài hoà hay tính liên kết của thái
độ): Trong quá trình tham gia vào các mối quan hệ xã hội bằng hoạt động và giao
tiếp của mình, ở cá nhân hình thành thái độ đối với tự nhiên, với lao động, với sản
phẩm lao động, với nghề nghiệp, với sở hữu, với người khác mỗi thái độ này không
tồn tại cô lập mà liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau thành một hệ thống


20
thái độ trọn vẹn của nhân cách. Chính hệ thống này quy định sự phản ứng trong
hành vi đối với những tác động từ bên ngoài.
Tính hình thái của thái độ: Đặc điểm này biểu thị xu hướng tích cực, tiêu
cực hoặc trung tính của thái độ con người trong hiện thực khách quan; thông qua
những biểu hiện thích hoặc không thích, đồng ý hoặc không đồng ý, tán thành
hoặc phản đối Khi tỏ thái độ của mình, về thực chất, cá nhân đã thực hiện một sự

đánh giá mang tính chủ quan (trên cơ sở thang giá trị của bản thân) đối với sự vật,
hiện tượng hay con người nào đó có quan hệ.
Tính ý thức của thái độ: Thái độ là một hiện tượng tâm lý có ý thức của
con người. Mức độ ý thức cao hay thấp của thái độ từng người tuỳ thuộc rất nhiều
vào sự phát triển của ý thức công dân, của đạo đức; nó liên quan chặt chẽ với sự
phát triển ý thức trách nhiệm của người đó trước cộng đồng xã hội, gia đình và
bản thân.
Tính bền vững tương đối của thái độ: Là một thuộc tính tâm lý của nhân
cách, thái độ có tính ổn định và bền vững tương đối. Mức độ ổn định và bền vững
của thái độ tuỳ thuộc vào mức độ tích cực và thường xuyên tham gia của cá nhân
vào các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống, mức độ bền vững và ổn định của
thái độ mỗi người thường biểu hiện ở lập trường (kiên định hay bấp bênh, trước
sau như một hay tiền hậu bất nhất) của họ đối với một loại vấn đề nào đó mà họ
phải đối mặt.
Tính chi phối của thái độ: Là thuộc tính cốt lõi của nhân cách, thái độ quy
định đặc điểm cảm xúc, nhận thức hiện thực khách quan của cá nhân cũng như
hành động đáp lại của họ đối với các tác động đến từ bên ngoài. Có thể nói tất cả
các hiện tượng tâm lý của cá nhân ít nhiều đều chịu sự chi phối bởi thái độ chủ
quan của họ.
1.2.1.3 Cấu trúc tâm lý của thái độ
Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu, song nhìn chung
phần đông trong số những tác giả này đều thống nhất cho rằng, cấu trúc tâm lý
của một thái độ cụ thể bao gồm ba thành tố: nhận thức, cảm xúc và hành vi. Ba
thành tố này trong đời sống tâm lý của con người tác động qua lại với nhau thành


21
một chỉnh thể thái độ thống nhất. Nói cách khác, sự biểu hiện của từng thành tố
riêng lẻ chưa nói lên thái độ của chủ thể đối với một khách thể nào đó, mà phải là
sự thống nhất của ba thành tố cấu thành mới nói lên sức mạnh của thái độ, điều

khiển hành vi của chủ thể đáp lại những kích thích đến từ môi trường, và nhờ đó
có sự đánh giá của chủ thể đối với khách thể.
Nhận thức: Là những hiểu biết của cá nhân về đối tượng của thái độ, cho
dù những hiểu biết đó là đúng, đầy đủ và sâu sắc hay không.
Cảm xúc: Là những xúc cảm và tình cảm tích cực (dương tính) hay tiêu cực
(âm tính). Nó thể hiện ở sự rung cảm, thích hay không thích, quan tâm hay không
quan tâm, hài lòng hay không hài lòng, vui hay buồn, bình tĩnh hay giận giữ…của
cá nhân trước đối tượng của thái độ.
Hành vi: Là những hành động bên ngoài, những phản ứng của cá nhân đối với
đối tượng của thái độ. Hành vi đặc trưng của con người là hành vi có ý thức.
Cả ba thành phần trên của thái độ đều liên kết chặt chẽ với nhau. Trong
thành phần xúc cảm có cả yếu tố nhận thức, cũng như trong thành phần hành vi
có yếu tố cảm xúc. Điều đó có nghĩa là muốn tỏ thái độ đối với một đối tượng nào
đó, con người nhất thiết phải nhận thức được đối tượng ấy. Nếu không nhận thức
được nó là cái gì, như thế nào thì không thể có phản ứng trước nó. Những phản
ứng này chức đựng xúc cảm và được biểu hiện thông qua hành vi. Đây chính là
cơ sở cho việc xây dựng những thang đo thái độ.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong đời sống tâm lý hàng ngày chúng ta
thường thấy hiện tượng mâu thuẫn giữa hành động và lời nói (giữa nói và làm,
giữa nhận thức và hành động) trong thái độ của một người nào đó. Nguyên nhân
chủ yếu của hiện tượng này, theo V.A.Iadov là do hành vi bị điều khiển phụ
thuộc vào vị trí của động cơ tương ứng trong cấu trúc thứ bậc động cơ của nhân
cách người đó.
Như phần nói về đặc điểm tính hệ thống của thái độ đã nhấn mạnh: quá trình
hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội mà chủ thể là thành viên đã
làm xuất hiện ở họ nhiều thái độ cụ thể, tác động qua lại với nhau thành một hệ
thống thái độ mang tính nhiều chiều, nhiều tầng và động cơ rất phức tạp được


22

B.Ph.Lomov gọi là “Không gian chủ quan đa chiều”. Có thể hiểu “Không gian chủ
quan đa chiều” là cấu trúc vĩ mô của thái độ, trong khi hiểu cấu trúc của từng thái
độ chủ quan cụ thể trong đó là cấu trúc vi mô của thái độ chủ quan nói chung [27].
1.2.1.4 Chức năng của thái độ
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân lại thể hiện mình ra bên ngoài thông qua
phong cách và những hành động riêng. Khả năng ứng xử theo một cách thức nhất
định của cá nhân thực hiện được là nhờ thái độ có các chức năng sau [21,tr18]:
Chức năng thích nghi: Nhằm đạt mục đích đã đề ra, trong nhiều trường
hợp, cá nhân điều chỉnh và thay đổi thái độ do tác động của môi trường như thái
độ a dua, lựa chiều ý kiến số đông.
Chức năng tiết kiệm trí lực: Cá nhân tiết kiệm sức lực, năng lực nhờ thần kinh,
cơ bắp trong hoạt động nhờ các khuôn mẫu hành vi quen thuộc đã được hình thành.
Chức năng thể hiện giá trị: Thông qua sự đánh giá một cách có chọn lọc về
đối tượng qua biểu lộ cảm xúc, hành động cũng như ý định hành động, cá nhân
thể hiện giá trị nhân cách của mình.
Chức năng tự vệ: Trong tình huống có xung đột nội tâm, con người tìm
cách thay đổi thái độ như tự bào chữa, biện minh cho hành vi mâu thuẫn với thái
độ, qua đó làm giảm căng thẳng, tạo cân bằng nội tâm.
Chức năng điều chỉnh hành vi và hoạt động: Thái độ đảm bảo sự tham gia
của cá nhân vào cuộc sống xã hội, quy định phương pháp hoạt động và mối quan
hệ của cá nhân với người khác. Qua đó, quy định tính chất và mức độ tham gia
của họ vào sự phát triển các quan hệ xã hội.
1.2.1.5 Cơ chế hình thành thái độ
Theo M.Vorwerg và H.Hiebsch(Đức), thái độ của cá nhân được hình thành
thông qua 4 cơ chế tâm lý xã hội: bắt chước, đồng nhất hoá, giảng dạy và chỉ
dẫn[1,tr19].
Bắt chước: Là sự hình thành thái độ bằng con đường tự phát. Nghĩa là cá
nhân học các phương thức hành vi hoặc phản ứng mà không cần sử dụng các kỹ
thuật giáo dục theo một phương thức nào đó. Theo Miller và Dollard thì có 4
nhóm người chính khiến cho ta thích bắt chước và dễ gây ảnh hưởng tới người



23
khác là: những người lớn tuổi; những người có địa vị xã hội hơn hẳn; những
người có trí tuệ hơn hẳn; những người thành thạo hơn hẳn trong một lĩnh vực nào
đó.
Đồng nhất hoá: Thực chất đây cũng là sự bắt chước nhưng bắt chước có ý
thức. Trong quá trình này, chủ thể thống nhất bản thân mình với các cá nhân khác
dựa trên sự nhận thức và mối liên hệ cảm xúc, đồng thời chuyển những chuẩn
mực, những giá trị vào thế giới nội tâm của mình. Đây là sự bắt chước một khuôn
mẫu nào đó.
Giảng dạy: Là cách hình thành thái độ do người khác tác động vào cá nhân
một cách chủ động, có mục đích bằng con đường truyền thụ, thông báo tất cả
những gì cần thiết.
Chỉ dẫn: Là cách hình thành thái độ mà cá nhân phải tiến hành hành động
một cách tích cực theo sự hướng dẫn nhất định.
1.2.1.6 Mối quan hệ giữa khái niệm thái độ với một số khái niệm khác
Là thuộc tính cốt lõi của nhân cách, thái độ có mối liên hệ qua lại chặt chẽ
với các thuộc tính khác của nhân cách. Việc tách bạch rạch ròi giữa thái độ và các
thuộc tính khác của nhân cách là việc làm rất khó khăn. Tuy nhiên, về phương
diện lý luận thì đây là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa [27].
Thái độ và ý thức: Tâm lý học hoạt động hiểu ý thức là hình thức phản ánh
tâm lý cao nhất của con người, là năng lực nhận thức cái bản chất của sự vật hiện
tượng, là năng lực định hướng, điều khiển một cách tự giác thái độ và hành vi của
con người đối với thế giới. Thái độ, do đó là một thành phần của ý thức, là
phương thức biểu hiện tính tích cực của ý thức đối với hiện thực Thái độ và
tâm thế: Trên nền tảng của lý thuyết hoạt động, Uznadze coi tâm thế là một cấu
trúc thứ bậc. Giữa thái độ và tâm thế trong nội hàm của chúng có những phần
giao nhau, chúng cùng ở tầng bậc nhân cách; tâm thế là trạng thái tâm lý sẵn sàng
thực hiện hành động; thái độ là thuộc tính tâm lý tham gia vào điều khiển, điều

chỉnh những hành động.
Thái độ và tính cách: Trong tâm lý học đại cương, tính cách được hiểu là
sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người, bao gồm một hệ


24
thống thái độ đối với hiện thực được thể hiện ra ngoài thông qua hệ thống hành vi
cử chỉ, cách nói năng tương ứng. Như vậy, quan hệ giữa thái độ với tính cách là
quan hệ giữa cái bộ phận và cái tổng thể.
Thái độ và ý chí: ý chí được hiểu là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở
khả năng đề ra mục đích và nỗ lực vượt qua khó khăn trong khi hành động nhằm
đạt mục đích đó, trong khi thái độ được hiểu là thành tố định hướng hành vi xã
hội của con người. Sự nỗ lực vượt khó khăn trong khi hành động của ý chí được
định hướng, điều khiển, điều chỉnh bởi thái độ, làm cho hành động đạt được mục
đích đã đề ra. Do đó, trong mối quan hệ này thái độ được hiểu là sự thể hiện của
các phẩm chất ý chí (tính mục đích, tính kiên trì, tính quả quyết). Và vì vậy ý chí,
thái độ là hai thành phần của một hệ thống chức năng - ý thức.
Tóm lại, thái độ chủ quan của cá nhân có quan hệ không thể tách rời với
các thuộc tính khác của một nhân cách thống nhất, trọn vẹn. Việc phân tích như
trên chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu thái độ một cách
rõ ràng và tường minh hơn mà thôi.
1.2.2 Tham gia giao thông
1.2.2.1 Khái niệm Tham gia giao thông
Trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người, con người đã phải tổ chức và
tham gia vào rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội như: hoạt
động lao động sản xuất, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động học tập, hoạt
động vui chơi giải trí trong đó có hoạt động giao thông vận tải.
Để hiểu khái niệm tham gia giao thông, trước tiên chúng ta phải xem xét và
xuất phát từ hai khái niệm thành phần là: khái niệm “giao thông” và khái niệm
“tham gia”.

Giao thông: Hiểu theo nghĩa thông thường thì giao thông được xem là sự
lưu thông, vận chuyển trên đường.
Theo từ điển Tiếng Việt: giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác
của người và các phương tiện chuyên trở [36].
Cùng với sự phát triển qua các thời kỳ lịch sử, giao thông và nền kinh tế xã
hội có quan hệ hữu cơ với nhau và không thể tách rời nhau. Mạng lưới giao thông


25
được ví như là “những mạch máu trong cơ thể sống”, nếu nó ngừng hoạt động thì
mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội sẽ bị tê liệt [4,tr18].
Giao thông có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá, nhu
cầu đi lại của người dân, cũng như việc giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các địa
phương, giữa các vùng miền và các quốc gia trên thế giới.
Như vậy, có thể thấy giao thông là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã
hội, hoạt động giao thông là một dạng hoạt động trong các hình thái hoạt động
của con người. Hoạt động giao thông là nhu cầu khách quan của mọi quốc gia,
trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử.
Tham gia: Hiểu theo nghĩa thông thường thì tham gia là việc cá nhân đóng
góp một phần sức lực, tinh thần, vật chất của mình vào một công việc nào đó.
Theo từ điển Tiếng Việt: tham gia là góp phần hoạt động của mình vào một
hoạt động hay một tổ chức chung nào đó [36].
Còn theo từ điển Tâm lý học thì: Tham gia là việc cá nhân tham dự vào
một hoạt động nào đó, tham dự với ai đó trong một số hoạt động; giao diện của
hai (hoặc nhiều hơn hai) hệ thống có ảnh hưởng lẫn nhau [11,tr793].
Vì thế, dưới góc độ tâm lý học thì khái niệm tham gia có thể hiểu là việc cá
nhân gia nhập vào một hay một số lĩnh vực hoạt động nào đó của đời sống xã hội
để thoả mãn và đáp ứng nhu cầu của cá nhân hay nhóm xã hội.
Từ đó, theo chúng tôi “tham gia giao thông” được hiểu: Là việc cá nhân
gia nhập vào các lĩnh vực của hoạt động giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi

lại, vận chuyển của cá nhân hay nhóm xã hội.
Như vậy, tham gia giao thông là một phương thức hoạt động, là nhu cầu
khách quan của con người trong đời sống xã hội. Cũng như quá trình tham gia
vào các hoạt động khác của con người, trong quá trình tham gia giao thông chủ
thể cũng bộc lộ và thể hiện những đặc điểm tâm lý như: ý thức, thái độ, thói quen,
hành vi ứng xử, văn hoákhi tham gia giao thông.
1.2.2.2 Người tham gia giao thông
* Người tham gia giao thông:


26
Hoạt động giao thông là sự phối hợp đồng bộ, khoa học và thống nhất giữa
ba yếu tố cấu thành: Người tham gia giao thông - Phương tiện tham gia giao
thông - Cơ sở vật chất, công trình giao thông. Trong đó người tham gia giao
thông được xem là yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò là chủ thể của hoạt động
này [23,tr11,15].
Thông thường trong cuộc sống người ta hay đồng nhất khái niệm “người
tham gia giao thông” với khái niệm “người đi đường”. Tuy nhiên thuật ngữ
“người đi đường” chưa phản ánh hết tính chất cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm
của chủ thể tham gia giao thông.
Theo tác giả Nguyễn Duy Lãm trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ pháp lý” đã
chỉ ra: “Người tham gia giao thông là người có những hoạt động trên đường giao
thông. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển và sử dụng các loại
phương tiện giao thông; người dẫn, dắt, cưỡi súc vật, người đi bộ, người làm các
công việc khác trên đường bộ, đường đô thị” [28,tr256].
Luật giao thông đường bộ (2009) có quy định: “ Người tham gia giao thông
gồm người điều khiển; người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ; người
điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ; người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe
máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, người lái xe là người điều khiển

xe cơ giới” [30].
Vì vậy, chúng ta có thể hiểu người tham gia giao thông là người tham gia
các hoạt động trên đường giao thông và địa bàn giao thông công cộng, người
tham gia giao thông bao gồm: lái xe ôtô, môtô, máy kéo các loại, người điều
khiển phương tiện giao thông thô sơ, người đi xe đạp, đạp xích lô, người đi
trên các phương tiện giao thông, người bộ hành, người tham gia các hoạt động
khác trên đường: duy tu, sữa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh.
Trong Luật Giao thông đường bộ đã quy định: Đối tượng áp dụng cho luật
là các tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, người tham gia giao thông được
xác định gồm: Tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài hiện đang có mặt

×