Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua Internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 104 trang )


1
ĐẠI QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

TÔ THỊ HẠNH

XÂY DỰNG NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CHO HOẠT ĐỘNG
THAM VẤN QUA INTERNET


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TRẦN TRỌNG THỦY








Hà Nội - 2007

2
ĐẠI QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

TÔ THỊ HẠNH



XÂY DỰNG BẢN NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ
THAM VẤN QUA MẠNG INTERNET

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
MÃ SỐ : 60.31.80


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TRẦN TRỌNG THỦY





Hà Nội – 2007


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 7
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 9
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 9
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 9
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10
6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 10
7. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 10
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 13
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 13
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 13
1.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc 17
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 19
1.2.1. Khái niệm xây dựng 19
1.2.2. Khái niệm Tham vấn 20
1.2.3. Khái niệm Tham vấn qua internet 23
1.2.4. Khái niệm Nguyên tắc đạo đức 26
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 37
2.1. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 37
2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.2.1. Phƣơng pháp Phân tích tài liệu 38
2.2.2. Phƣơng pháp Quan sát 38
2.2.3. Phƣơng pháp Phỏng vấn bán cấu trúc: 39
2.2.4. Phƣơng pháp Phỏng vấn sâu chuyên gia: 41
2.2.5. Phƣơng pháp Thảo luận nhóm tập trung: 42
2.2.6. Phƣơng pháp điều tra qua phiếu hỏi: 43
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM VẤN QUA INTERNET 44
Sơ lƣợc về tổ chức hoạt động tham vấn qua internet 44
3.1.1. Những tồn tại trong Mối quan hệ tham vấn 45
3.1.1.1. Suy nghĩ về quyền của khách hàng 45
3.1.1.2. Thái độ của TVV với KH trong tham vấn 46

4
3.1.1.3. Việc duy trì và kết thúc mối quan hệ tham vấn 47
3.1.2. Vấn đề lƣu trữ và bảo mật thông tin 49
3.1.3. Những tồn tại liên quan tới Trách nhiệm nghề nghiệp 53

3.1.3.2. Vấn đề đào tạo, tự đào tạo và sinh hoạt chuyên môn 54
3.1.3.4. Sự tập trung tâm trí trong thời gian đang tham vấn 56
3.1.3.5. Vấn đề môi trƣờng tự nhiên của phòng tham vấn 58
3.1.3.6. Vấn đề kỹ thuật trong tham vấn trực tuyến 59
3.1.3.7. Nhận thức chung của TVV về đạo đức trong tham vấn 60
3.1.4. Các nguyên tắc, qui định làm tham vấn tại các cơ sở thực hành 62
3.1.5. Sự cần thiết cho việc ra đời Nguyên tắc đạo đức tham vấn 64
3.2. NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ NỘI DUNG BẢN NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC HOẠT ĐỘNG
THAM VẤN QUA INTERNET 65
3. 2.1. Những nguyên tắc đạo đức nền tảng 66
3.2.2. Quyền của Khách hàng trong tham vấn 68
3.2.3. Vấn đề tham vấn cho ngƣời thân, ngƣời quen 70
3.2.4. Thời điểm dừng quan hệ tham vấn 71
3.2.5. Qui định về lệ phí 72
3.2.6. Vấn đề bảo mật thông tin 73
3.2.7. Những trách nhiệm của nhà tham vấn về chuyên môn 74
3.2.8. Những trách nhiệm của Nhà tham vấn với bản thân 76
3.2.9. Nhà tham vấn và việc tham gia các Hoạt động nghề nghiệp 77
3.2.10. Nhà tham vấn và trách nhiệm với đồng nghiệp 78
3.2.11. Nhà tham vấn và việc quảng cáo 79
3.2.12. Những quy định khác đối với Nhà tham vấn qua mạng 80
3.2.14. Giải quyết những vấn đề liên quan tới đạo đức hành nghề 83
BẢN TỔNG KẾT NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ
BẢN 84
A. NHỮNG NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG TRONG THAM VẤN 84
B. MỐI QUAN HỆ TRONG THAM VẤN 85
C. NGUYÊN TẮC VỀ TÍNH BẢO MẬT 88
D. TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP 89
E. GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ 91
3.3. ĐÁNH GIÁ CỦA TVV VỀ BẢN NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
1. KẾT LUẬN 95
2. KHUYẾN NGHỊ 96
Phụ lục


5
BẢNG CHÚ GIẢI VIẾT TẮT


1
ACA
Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ
2
BACP
Hiệp hội tham vấn và trị liệu Anh Quốc
3
CVTV
Chuyên viên tham vấn
4
FSP
Hiệp hội Tâm lý học và Nhà tâm lý Thụy sĩ
5
KH
Khách hàng
6
ISMHO
Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Quốc tế trên mạng
7
NBCC

Ủy ban quốc gia cấp bằng nhà tham vấn Hoa Kỳ
8
NNC
Ngƣời nghiên cứu
9
NTL
Nhà tâm lý
10
NTV
Nhà tham vấn
11
TVV
Tham vấn viên









6
BẢNG CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
Tham vấn: Hiện ở Việt Nam chƣa thống nhất về cách gọi tên. Từ tiếng
Anh là couseling, hiện đƣợc dịch sang tiếng Việt thành tham vấn, tư vấn tâm
lý, tham vấn tâm lý,
Tham vấn qua mạng internet: Từ tiếng Anh là online couseling,
internet-based couseling, distance couseling, cybercounseling, cyber-
consultations, virtual couch therapy, online therapy, cybertherapy,

cyberpsychology, webcouseling hoặc e-therapy có thể dịch sang tiếng Việt
là tham vấn trực tuyến, tham vấn mạng, tham vấn từ xa hoặc trị liệu trực
tuyến
Tham vấn qua điện thoại: Từ tiếng Anh là hotline counseling hoặc
telephone couseling, có thể dịch là tham vấn điện thoại
Chat: Từ tiếng Anh cũng là chat, là hình thức nói chuyện, tán gẫu thông
qua môi trƣờng mạng internet, trên cơ sở sử dụng những phần mềm nhƣ
Yahoo Messenger, Google talk, MSN, Skype, Paltalk







7


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Cùng với sự hội nhập kinh tế, văn hóa xã hội, ngƣời Việt Nam đang
đứng trƣớc nhiều cạnh tranh, thách thức trong cả công việc lẫn các mối quan
hệ xã hội. Nhu cầu đƣợc chia sẻ, trò chuyện, giải tỏa tâm lý của những ngƣời
sống ở thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng lên
và đƣợc thể hiện rõ qua số lƣợng các cuộc gọi tới các trung tâm hỗ trợ tâm lý.
Theo báo cáo của Tổ Tâm lý học Ứng dụng - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội trong Hội thảo “Mô hình đào tạo chuyên gia tham vấn – trị liệu tại Việt
Nam” tháng 5/2007, Trung tâm tƣ vấn và dịch vụ truyền thông (Đƣờng dây tƣ
vấn và hỗ trợ trẻ em - 18001567), có ngày tiếp nhận tới 500 cuộc gọi của
khách hàng. Tổng số phút tƣ vấn trung bình của một tháng ở Trung tâm sức

khỏe hạnh phúc gia đình là 32.000 phút với 160 ca trực. Hay ở Trang web
tamsubantre.org, mỗi ngày có khoảng 30 - 50 lời đề nghị đƣợc hỗ trợ. Đây chỉ
là con số ở một vài trung tâm, thực tế thì số lƣợng ngƣời đề nghị trợ giúp còn
lớn hơn rất nhiều. Theo kết quả nghiên cứu của TS. Trần Thị Giồng và các
đồng nghiệp, ở thành phố Hồ Chí Minh (2003) có hơn 50 cơ sở tham vấn [11;
18]. Theo tìm hiểu của tác giả nghiên cứu, ở Hà Nội số lƣợng cũng không
dƣới 50.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, tham vấn dựa
trên môi trƣờng internet đã đƣợc áp dụng một cách phổ biến ở nhiều nƣớc
trên thế giới, ở Hoa Kỳ năm 2000 đã có tới 250 trang web tham vấn, trị liệu
và có tới 400 nhà tham vấn [18]. Ở nƣớc ta hoạt động tham vấn đã bắt đầu từ
khoảng những năm 1990 với đa phần là tham vấn qua điện thoại. Tham vấn
qua internet xuất hiện chƣa lâu và cũng chƣa rầm rộ nhƣ điện thoại. Hiện nay
ở Hà Nội có khoảng 4 trang web tƣ vấn, tham vấn về sức khỏe giới tính và
tâm lý với các hình thức trực tuyến và qua thƣ điện tử. Nhƣng với thực tế nhu

8
cầu sử dụng internet ở Việt Nam hiện nay, trên 14 triệu ngƣời trong đó 72%
số ngƣời trong độ tuổi 18-30 thƣờng xuyên nói chuyện (chat) và 81% số
ngƣời trong độ tuổi 41-50 thƣờng xuyên đọc tin tức [32] và với sự ra đời
nhiều cơ sở tham vấn thì vấn sự phát triển rộng rãi của tham vấn mạng sẽ là
tƣơng lai không xa.
Hoạt động tham vấn của các trang web ở Việt Nam hiện nay chủ yếu
xuất phát từ các dự án hỗ trợ về sức khỏe sinh sản, tình dục, HIV/AIDS
nhƣng những khúc mắc về vấn đề tâm lý chiếm một tỷ lệ không nhỏ, luôn
chiếm khoảng 50% hoặc gần 50% các vấn đề khúc mắc của khách hàng và
các trang web này chủ yếu là miễn phí.
Một số nƣớc đã phát triển lâu về ngành nghề tham vấn nhƣ Hoa Kỳ,
Thụy sĩ, Anh, Úc Các hiệp hội tham vấn, trị liệu đã nhanh chóng cho ra đời
Nguyên tắc đạo đức hành nghề tham vấn qua mạng (Hoa Kỳ năm 1999, Thụy

sĩ năm 2003) nhằm đƣa ra những quy định đạo đức để nâng cao tính trách
nhiệm của ngƣời hành nghề và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong tham
vấn.
Cho dù hoạt động tham vấn qua mạng ở Việt Nam là miễn phí nhƣng
quyền lợi của khách hàng vẫn cần phải đƣợc quan tâm. Cho đến nay ở Việt
Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, mới chỉ có vài nghiên cứu về tham vấn
nhƣng không đề cập sâu tới tính đạo đức hay đề xuất các nguyên tắc đạo đức
cho hoạt động tham vấn mạng. Bên cạnh đó, nƣớc ta chƣa có những quy tắc
đạo đức hành nghề tham vấn nói chung và tham vấn qua mạng nói riêng. Đa
phần các trung tâm tham vấn cũng chƣa có những quy định chi tiết cho hoạt
động này. Trƣớc tình hình đó, những nghiên cứu liên quan tới tham vấn mạng
dƣới góc độ đạo đức hành nghề là rất cần thiết. Do vậy tôi lựa chọn đề tài
“Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua internet” với hy
vọng đóng góp cho sự phát triển của tham vấn nói chung và tham vấn qua
mạng nói riêng.

9
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm góp phần tạo dựng cơ sở nền tảng ban đầu cho
việc xây dựng một bản nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp tham vấn nói chung
và tham vấn qua internet nói riêng.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu chính nhƣ sau:
3.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động tham vấn qua internet.
3.3. Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt động tham vấn qua internet
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Xây dựng nguyên tắc đạo đức cho hoạt
động tham vấn qua internet.
4.2. Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 4 cơ sở cung

cấp dịch vụ tham vấn qua internet ở Hà Nội là www.tamsbantre.org (Tâm sự
bạn trẻ) của Công ty tƣ vấn đầu tƣ y tế, www.gioitinhtuoiteen.org.vn (Giới
tính tuổi teen) của Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
www.tuoiomai.net (Tuổi ô mai) từ Dự án của nhóm Hands in Hands và
www.ulsa.edu.vn (Trung tâm tƣ vấn công tác xã hội) Trung tâm tƣ vấn, công
tác xã hội của Trƣờng đại học lao động và xã hội.
4.3. Khách thể nghiên cứu:
Nhóm thứ nhất gồm 15 ngƣời làm tham vấn qua internet tại các cơ sở ở
Hà Nội nói trên. Trong đó 7 tham vấn viên từ trang web: www.tamsbantre.org
và 1 chuyên gia giám sát; 2 tham vấn viên từ www.gioitinhtuoiteen.org.vn, 4
tham vấn viên ở www.tuoiomai.net và 2 tham vấn viên từ www.ulsa.edu.vn.
Nhóm thứ hai gồm 30 ngƣời làm tham vấn trong đó có 15 ngƣời làm
tham vấn qua internet đến từ 4 trang web nêu trên, 10 ngƣời làm tham vấn
qua điện thoại đến từ Trung tâm tƣ vấn và dịch vụ truyền thông và Trung tâm

10
tham vấn hỗ trợ tâm lý và giáo dục cộng đồng. 5 ngƣời làm tham vấn trực tiếp
độc lập.
Nhóm thứ ba gồm 5 khách hàng, những ngƣời có sử dụng dịch vụ tham
vấn trực tuyến và qua thƣ của trang web Tâm sự bạn trẻ.
4.4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2006 đến 11/2007
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do giới hạn về thời gian và công sức nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra
thực trạng hoạt động tham vấn ở các trung tâm tham vấn qua internet có trụ sở
tại Hà Nội.
Về khách thể nghiên cứu
Bản nguyên tắc đạo đức tham vấn các nƣớc có nghề tham vấn phát triển
gồm rất nhiều phần nhƣng trong nghiên cứu này tôi sẽ chỉ tập trung xây dựng
ba phần cơ bản trong đạo đức tham vấn, đó là: Mối quan hệ tham vấn, Tính
bí mật và Trách nhiệm nghề nghiệp.

6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi lớn nhƣ sau:
6.1. Hiện trạng hoạt động tham vấn qua internet hiện nay nhƣ thế nào?
Nó có liên quan gì tới nguyên tắc đạo đức hành nghề?
6.2. Nội dung nào cần đƣợc đƣa ra trong nguyên tắc đạo đức để phù hợp
với hiện trạng hoạt động tham vấn qua internet ở Việt Nam hiện nay?
7. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Ở những nƣớc có nghề tham vấn phát triển từ lâu nhƣ Anh, Pháp, Hoa
Kỳ, Canada việc xây dựng Nguyên tắc đạo đức hành nghề đƣợc tổ chức
thực hiện bởi Hiệp hội ngành nghề hay Ủy ban cấp bằng. Những ngƣời muốn
hành nghề tham vấn phải đảm bảo đã đƣợc cấp bằng hành nghề. Khi hành
nghề nếu nhà tham vấn có những hành vi vi phạm Nguyên tắc đạo đức mà tổ

11
chức nghề nghiệp đã đặt ra sẽ bị xử phạt bởi Pháp luật hoặc bởi Hiệp hội nghề
nghiệp.
Sẽ là không hợp lý khi một Bản quy định nghề nghiệp được tổ chức xây
dựng bởi một cá nhân còn trẻ tuổi và không đứng trong Ủy ban hay Hiệp hội
ngành nghề. Tuy nhiên, với hoàn cảnh nhƣ ở Việt Nam hiện nay, tham vấn
chƣa đƣợc công nhận là nghề và cũng chƣa có tổ chức nào đứng lên xây dựng
nguyên tắc đạo đức hành nghề. Do vậy tác giả nghiên cứu vẫn mạnh dạn thực
hiện đề tài này với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ là yếu tố thúc đẩy các
tổ chức, cơ quan về tham vấn, nhất là tham vấn qua internet quan tâm nhiều
hơn nữa tới Đạo đức trong thực hành tham vấn. Mong muốn thứ hai là hỗ trợ
cho các cơ sở tham vấn, các tham vấn viên qua internet hiện nay cũng nhƣ
trong tƣơng lai gần có những hƣớng dẫn thực hành, ở đó những nguyên tắc
đƣợc đƣa ra không chỉ đơn thuần là áp dụng của nƣớc ngoài mà đƣợc sự phân
tích, đóng góp lên từ chính những ngƣời Việt Nam đã có kinh nghiệm thực
hành từ trƣớc. Những phân tích, những nội dung cơ bản của Bản nguyên tắc
đƣợc xây dựng nên trong nghiên cứu này cũng có thể là cơ sở để các tổ chức

nghề nghiệp sau này tham khảo khi xây dựng một bản Nguyên tắc đạo đức
nghề nghiệp hoàn chỉnh. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó nghiên cứu này có ý
nghĩa cả mặt lý luận và thực tiễn.
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
8.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
8.2. Phƣơng pháp quan sát
8.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
8.4. Phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung
8.5. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi

12
Những thông tin thu đƣợc qua phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc
xử lý bằng tay và phân tích theo chủ đề đã định trƣớc.
Những thông tin thu đƣợc qua phiếu hỏi sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng
pháp thống kê toán học.

13
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1 Sự ra đời của loại hình tham vấn qua internet trên thế giới
Sự kiện đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của internet trong việc trợ giúp
tâm lý đó là một buổi trị liệu tâm lý diễn tập giữa các máy tính ở Standford và
Đại học California, Los Angeles trong cuộc Hội thảo Quốc tế về Giao tiếp
máy tính vào tháng 10 năm 1972.
Hoạt động mang tính trợ giúp tâm lý đầu tiên xuất hiện trên internet là
những chia sẻ cá nhân của các nhóm tự trợ giúp. Sau đó có sự tham gia của

các chuyên gia tâm lý với việc cung cấp thông tin của một số cá nhân nhà
tham vấn, trị liệu hay các bác sĩ tâm thần ở Hoa Kỳ. Dịch vụ có tổ chức đƣợc
biết đến sớm nhất trong việc cung cấp lời khuyên về sức khỏe tâm trí (mental
health) trực tuyến là “Hãy hỏi Bác Ezra” vào tháng 9 năm 1986. Đây là dịch
vụ miễn phí dành cho sinh viên ở Đại học Cornell, New York Hoa Kỳ
( Sau đó rất nhiều trang web khác trợ
giúp về các vấn đề tâm lý ra đời nhƣ:

,

Ban đầu sự trợ giúp của các nhà thực hành là những lời khuyên và cung
cấp những kiến thức với thời gian ngắn, thông qua một lần trò chuyện hoặc
một vài lá thƣ. Dần dần sự trợ giúp đã phát triển cao hơn, trở thành quá trình
tham vấn, trị liệu với thời gian kéo dài. Tiến sĩ David Sommers có thể coi là
ngƣời tiên phong của trị liệu tâm lý trực tuyến (e-therapy), 1995.
Vào khoảng thời gian này, ở Luân Đôn - Anh, cũng ra đời những trang
web trị liệu trực tuyến nhƣ .u).

14
Các nƣớc khác trên thế giới cũng ra đời nhiều trang web tham vấn trực
tuyếp nhƣ của Canada ing-
disorders.org.uk/experts.htm của Anh, và ,
, của
Australia, Năm 2000 Hồng Kông cũng ra đời chƣơng trình tham vấn trực
tuyến thông qua hệ thống trò chuyện (chat) ICQ cho thanh thiếu niên.
Sự thành lập Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần mạng Quốc tế (The
International Society for Mental Health Online – ISMHO,
) là một mốc lịch sử quan trọng trong sự phát triển của
nghề tham vấn, trị liệu mạng. ISMHO là một tổ chức phi lợi nhuận đƣợc
thành lập vào năm 1997 để tăng cƣờng sự hiểu biết, sử dụng và phát triển của

giao tiếp mạng cho cộng đồng quốc tế về sức khỏe tâm trí. ISMHO cung cấp
một diễn đàn thảo luận công cộng trên mạng để khuyến khích sự tham gia của
các thành viên khắp nơi trên thế giới.
Theo Wolf và nhiều chuyên gia khác của Hoa Kỳ (2003), việc thực hành
tham vấn dựa trên phƣơng tiện máy tính sẽ trở thành khuynh hƣớng chính
trong vòng 10 năm tới.
1.1.1.2. Các nghiên cứu và sự ra đời nguyên tắc đạo đức tham vấn
Bản Quy định đạo đức đầu tiên ra đời đánh dấu sự phát triển chuyên
nghiệp của nghề tham vấn đó là năm 1953, đƣợc viết bởi Donald Super, chủ
tịch Hiệp hội tƣ vấn nghề của Hoa Kỳ. Nó đã đƣợc đƣa ra thảo luận và thông
qua vào năm 1961. Năm 1967 Bản nguyên tắc này đƣợc sửa lại lần hai và từ
đó khoảng 7 năm thì đƣợc điều chỉnh một lần [64]. Bản nguyên tắc đạo đức
hành nghề tham vấn đƣợc phổ biến ở Hoa Kỳ cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế
giới hiện nay là của ACA và NBCC hợp tác xây dựng. Đây là hai tổ chức
danh tiếng không chỉ ở Hoa Kỳ mà cả trên thế giới chuyên về đạo tạo cấp
chứng chỉ hành nghề và tổ chức các hoạt động chuyên môn và hội thảo nâng
cao nghiệp vụ.

15
Khung thực hành tham vấn và trị liệu của Hiệp hội tham vấn và trị liệu
Anh Quốc (BACP) đƣợc xây dựng từ năm 2001 và đƣợc chỉnh sửa hai lần
cho tới nay là 2002 và 2007. BACP là tổ chức lớn nhất và hoạt động rộng rãi
nhất trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu ở nƣớc Anh và sứ Wales [49].
Đạo lý hành nghề nhà tâm lý của Pháp đƣợc pháp luật thừa nhận lần
đầu tiên năm 1985. Cho tới nay Bản đạo lý cũng trải qua nhiều lần cập nhật
để phù hợp với thời đại. Bản Đạo lý hành nghề này đƣợc rất nhiều hiệp hội, tổ
chức nghề ký tên và cam kết thực hiện nhƣ: Hiệp hội các giáo sƣ dạy khoa
Tâm lý học ở các trƣờng Đại học tổng hợp Pháp (AEPU), Hiệp hội quốc gia
các tổ chức của các nhà tâm lý Pháp (ANOP), Hội Tâm lý học Pháp (SFP) và
nhiều Hiệp hội tâm lý khác của Pháp [20].

Hoa Kỳ là nơi phát triển hoạt động tham vấn qua mạng phổ biến hơn cả.
Với sự ra đời một cách rầm rộ của các trang web hỗ trợ, tham vấn, trị liệu về
tâm lý, nhiều tổ chức nghề nghiệp và các chuyên gia nghiên cứu đã nhận thấy
những bất cập của những quy định nghề nghiệp hiện thời.
Năm 1995, Ủy ban quốc gia cấp bằng nhà tham vấn Hoa Kỳ (NBCC),
có một điều tra về những khó khăn và hiện trạng việc thực hành tham vấn qua
mạng. Ủy ban này đã tìm thấy một loạt các trang của các cá nhân hoạt động tự
do, trong đó có cả những ngƣời có bằng cấp nhà trị liệu lẫn những ngƣời mạo
danh. [29]
Năm 2003, nhóm các nhà nghiên cứu Heinlen, Welfel, Richmond &
Rak đã tìm hiểu về mức độ tuân thủ hƣớng dẫn thực hành nghề nghiệp mà
NBCC đã đƣa ra ở 138 trang web có cung cấp dịch vụ tham vấn trực tuyến và
qua thƣ điện tử. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự tuân thủ hƣớng dẫn nghề
nghiệp là rất thấp và không có trang web nào là tuân thủ một cách đầy đủ toàn
bộ các hƣớng dẫn đã đề ra. Tám tháng sau nghiên cứu này tiếp tục đƣợc tiến
hành, thì trong đó có 37 trang web không còn tồn tại [47].
Một điều tra khác của Heinlein và cộng sự năm 2003 đã tìm ra, khi các
nhà tham vấn chuyên nghiệp với giấy phép và trình độ có mức độ chấp hành

16
đạo đức nghề nghiệp cao hơn đáng kể so với những ngƣời không có chứng
nhận. [47]
Năm 2005, các tác giả Maheu, Pulier, Wilhelm, McMenamin và Brown-
Connolly nghiên cứu tập trung vào khả năng tham vấn, khả năng kỹ thuật,
hiểu biết văn hóa, kỹ năng giao tiếp, vấn đề bí mật và an ninh của tham vấn
qua mạng. Các tác giả đƣa ra những cân nhắc quan trọng không chỉ là vấn đề
đào tạo nhà tham vấn mà cả hỗ trợ cho quá trình giáo dục và chăm sóc khách
hàng [55]
Shaw & Shaw năm 2005 nghiên cứu tầm quan trọng của các vấn đề đạo
đức mà nhà tham vấn phải đối phó khi họ chuyển dịch vụ của mình lên loại

hình qua mạng. Nghiên cứu đã chỉ ra, đã có nhiều tiêu chuẩn đƣợc tiếp tục áp
dụng nhƣng cũng còn chƣa có sự đồng bộ. Có quá nhiều nhà tham vấn và các
cá nhân có tham gia hành nghề tham vấn trực tuyến không biết về những tiêu
chuẩn đạo đức hoặc lựa chọn không gắn kết với với những tiêu chuẩn đó
trong quá trình hành nghề thực tế. [62]
Nhìn chung, trƣớc khi Nguyên tắc đạo đức tham vấn qua mạng ra đời
thì rất nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc liệu các cơ sở tham vấn qua
mạng có vi phạm các nguyên tắc tham vấn nói chung và có những bất cập gì
về nguyên tắc đạo đức trong bản nguyên tắc nói chung không. Và các nghiên
cứu đề chỉ ra cần thiết có một bản nguyên tắc quy định cho hoạt động tham
vấn qua mạng.
Trƣớc tiềm năng tham vấn qua mạng có thể làm hại tới thân chủ, các tổ
chức nghề nghiệp đã cho ra đời các hƣớng dẫn thực hành cho các nhà tham
vấn (Bloom 2000; Sampson, Kolodinsky, & Greeno, 1997). Năm 1997 là của
Ủy ban quốc gia cấp bằng nhà tham vấn Hoa Kỳ (NBCC), năm 1999 là của
Hiệp hội tham vấn Hoa Kỳ (ACA), Năm 1996 là hƣớng dẫn cho ngƣời làm
thực hành của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (APA), năm 2000 là Ủy ban quốc
tế về sức khỏe tinh thần trên mạng (ISMHO) (Lee, 2000) và năm 2003 là của
Ủy ban tham vấn mạng Thụy Sĩ (FSP). [54]

17
1.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc
1.1.2.1. Sự ra đời hoạt động tham vấn qua internet ở Việt Nam
Ở Việt Nam, internet bắt đầu trở nên phổ biến từ cuối những năm 1990.
Nhiều trang web đã ra đời không chỉ cung cấp thông tin mà còn tạo diễn đàn
chia sẻ, trao đổi thông tin và cảm xúc hay những khó khăn gặp phải trong ứng
xử, trong tình yêu, hôn nhân Việc chia sẻ những khó khăn tâm lý trên trang
web dƣờng nhƣ dễ dàng hơn và ở đó họ cũng thƣờng xuyên nhận đƣợc sự
đồng cảm và chia sẻ hay tìm đƣợc những lời khuyên từ những thành viên
khác của web. Những trang web đã trở nên rất phổ biến với không chỉ thanh

thiếu niên mà cả những ngƣời đã có gia đình nhƣ mạng trái tim Việt Nam
, báo điện tử , diễn đàn WTT

Nhận thấy tiềm năng của hoạt động tham vấn, tƣ vấn, giáo dục, cung cấp
thông tin qua mạng internet, nhiều trang web tƣ vấn trực tuyến ở nhiều lĩnh
vực khác nhau đã ra đời nhƣ tƣ vấn trực tuyến về luật của Công ty Luật
Branco: www.branco.con.vn, tƣ vấn trực tuyến về tuyển sinh đại học của
trang web www.tuoitreonline.com.vn, tƣ vấn thiết kế nhà

Một cơ sở đi đầu trong tham vấn tâm lý qua mạng với hình thức qua thƣ
điện tử phải kể đến trang web của Công ty Linh Tâm, ra đời năm 2001. Hiện
nay trang web này không còn cung cấp dịch vụ tham vấn qua thƣ nữa nhƣng
trong thời gian còn hoạt động, hàng ngày luôn có 20 - 30 thƣ đƣợc gửi tới
mong muốn đƣợc trợ giúp về tâm lý.
Tháng 5 năm 2003 trang web tham vấn về sức khỏe giới tính và tình cảm
www.tamsubantre.org đầu tiên ra đời đánh dấu một bƣớc quan trọng cho hoạt
động tham vấn nói chung và tham vấn mạng nói riêng ở Việt Nam. Hoạt động
chính của web là tham vấn trực tuyến và qua thƣ điện tử về các chủ đề sức
khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, HIV/AIDS và tình cảm. Trang web thực
hiện tham vấn trực tuyến 7 buổi/tuần. Về thƣ điện tử, khách hàng có thể gửi

18
câu hỏi, khúc mắc tới chƣơng trình bất cứ lúc nào. Trang web là nơi thu hút
rất nhiều thanh thiếu niên Việt Nam trên khắp cả nƣớc tìm đọc và chia sẻ, tìm
kiếm sự hỗ trợ. Cho tới nay hoạt động của trang web vẫn rất tích cực và ngày
càng phát triển.
Năm 2006, Trung tâm tƣ vấn truyền thông Sức khỏe sinh sản và Phát
triển cộng đồng thành lập trang web www.tuvantructuyen.net. Trang web
cung cấp dịch vụ tham vấn trực tuyến một buổi/ tuần và thƣ điện tử thì có thể
gửi về bất cứ lúc nào. Cho tới nay, trang web có tham vấn qua thƣ nhƣng hoạt

động vẫn trong giai đoạn thử nghiệm.
Từ đầu năm 2007 Trung tâm tƣ vấn công tác xã hội của Trƣờng Đại học
lao động xã hội, thông qua trang web của trƣờng www.ulsa.edu.vn có thực
hiện tham vấn trực tuyến 1 buổi/tuần vào chiều thứ 6 hàng tuần với mục đích
trợ giúp các sinh viên trong trƣờng gặp các vấn đề khó khăn tâm lý.
Một số trang web khác xuất phát từ các dự án tƣ vấn, hỗ trợ thông tin về
sức khỏe giới tính và có cung cấp dịch vụ tham vấn qua thƣ điện tử nhƣ
www.gioitinhtuoiteen.org.vn của Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, của www.tuoiomai.net của dự án Empower, nhóm Hands in Hands.
Nhìn chung các cơ sở có hỗ trợ tham vấn chƣa có quy định hay nguyên
tắc đạo đức cho việc thực hành. Chỉ có duy nhất trang web
www.tamsubantre.org có bản Nguyên tắc tư vấn của các tư vấn viên xây dựng
năm 2004. Bản nguyên tắc này đã nêu đƣợc một số quy định cơ bản cần thiết
cho hoạt động tham vấn qua mạng. Tuy nhiên đây mới chỉ là những quy định
ban đầu và cần thiết có những quy định đầy đủ và chi tiết hơn để đáp ứng
đƣợc những tình huống phức tạp khác xảy ra trong quá trình tham vấn.
Cho tới nay, chƣa có trang web nào thu phí cho dịch vụ tham vấn qua
mạng và hoạt động tham vấn vẫn đƣợc coi là một hoạt động nhân đạo. Nhƣng
với sự tiến triển của internet và sự phổ biến của loại hình thông tin này với
không chỉ giới trẻ mà nhiều lứa tuổi khác trong xã hội hứa hẹn một sự phát

19
triển mạnh mẽ của loại hình tham vấn này trong tƣơng lai không xa ở Việt
Nam.
1.1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến tham vấn ở Việt Nam
Lĩnh vực tham vấn nói chung và tham vấn qua internet nói riêng còn khá
mới mẻ với ngƣời dân Việt Nam nên những nghiên cứu về lĩnh vực này cũng
còn rất ít ỏi.
Năm 1999, tác giả Ngô Xuân Điệp đã có nghiên cứu về những sai phạm
trong các ca tƣ vấn. Nghiên cứu nhằm tìm ra những sai phạm gặp phải về mặt

thái độ, kỹ năng tƣ vấn tâm lý tại một số cơ sở tƣ vấn ở Hà Nội.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Đình Lâm có nghiên cứu về Thái độ của nhà
tƣ vấn về những sai phạm trong hoạt động tƣ vấn tâm lý. Nghiên cứu có tìm
hiểu thái độ của ngƣời làm nghề tƣ vấn về một số phẩm chất nhân cách trong
đạo đức hành nghề.
Năm 2007, tác giả Nguyễn Phƣơng Thảo tiến hành nghiên cứu Một số đề
xuất xây dựng bản quy định đạo lý hành nghề của nhà tâm lý Việt Nam.
Nghiên cứu tìm hiểu những đề xuất, đánh giá của những ngƣời hành nghề tâm
lý để xây dựng Đạo lý hành nghề tâm lý.
Nhƣ vậy mỗi nghiên cứu đề đề cập tới một khía cạnh nào đó của đạo đức
nghề tham vấn nói riêng hay nghề của nhà tâm lý nói chung. Tuy nhiên chƣa
có nghiên cứu nào tìm hiểu một cách chi tiết về hiện trạng vấn đề đạo đức
hành nghề, đặc biệt là hành nghề tham vấn qua internet. Vì vậy, nghiên cứu
mới mẻ này vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiến trong hoàn cảnh
Việt Nam hiện nay.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Khái niệm xây dựng
Theo từ điển Tiếng Việt, xây dựng có nghĩa là làm nên, gây dựng nên
hay tạo ra cái có giá trị tinh thần, có nội dung nào đó. [22]

20
Trong nghiên cứu này, thuật ngữ xây dựng cũng đƣợc sử dụng có ý
nghĩa là gây dựng nên, hình thành, tạo ra. Xây dựng nguyên tắc đạo đức tham
vấn qua internet là quá trình tổng hợp ý kiến của những ngƣời có kinh nghiệm
thực hành trong lĩnh vực này và tham khảo những tài liệu sẵn có của các nƣớc
có nghề tham vấn phát triển chuyên nghiệp nhƣ Anh, Pháp, Hoa Kỳ.
1.2.2. Khái niệm Tham vấn
1.2.2.1. Định nghĩa Tham vấn
Tham vấn là một tiến trình tƣơng tác giữa ngƣời làm tham vấn và thân
chủ nhằm giúp thân chủ khơi dậy những tiềm năng của bản thân để họ tự giải

quyết vấn đề của mình.
Cũng nhƣ những nghề khác trong xã hội, tham vấn là một nghề nghiệp,
nghề trợ giúp những ngƣời có khó khăn tâm lý. Theo Hiệp hội các nhà tham
vấn Hoa Kỳ - ACA, 1997: Tham vấn là sự áp dụng nguyên tắc tâm lý, sức
khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các chiến
lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm, hành vi, tập
trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng
như vấn đề bệnh lý. [39]
Theo tác giả James Hutchinson Haney & Jacqueline Leibsohn: Tham vấn
tâm lý được định nghĩa là sự tương tác ở đó nhà tham vấn tập trung vào
những trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ với những đáp
ứng một cách có chủ định nhằm tạo ra sự khám phá, chấp nhận hoặc thách
thức ở thân chủ. [52]
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức
1
thì: Tham vấn tâm lý (TVTL) là một
quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kỹ năng và
phẩm chất đạo đức, được pháp luật thừa nhận) và thân chủ (người đang có
vấn đề khó khăn tâm lý cần được giúp đỡ). Thông qua sự trao đổi, chia sẻ

1
Phó giáo sƣ, tiến sĩ tâm lý học. Giảng viên Khoa Tâm lý học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia Hà Nội

21
thân tình, thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng
bản thân để giải quyết vấn đề của mình.
Mỗi định nghĩa trên đều có điểm tƣơng đồng trong nội hàm với nghĩa
giúp thân chủ lớn mạnh. Hai định nghĩa của tác giả James Hutchinson Haney
& Jacqueline Leibsohn và Trần Thị Minh Đức đều có điểm chung hƣớng tới

kết quả tham vấn một cách cụ thể hơn (sự khám phá, sự chấp nhận, sự tự giải
quyết ), trong khi đó định nghĩa của ACA mang ý nghĩa về sự phát triển một
cách tổng thể, sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân con ngƣời trên khía cạnh
tâm lý nói chung. Bên cạnh đó, hoạt động tham vấn chƣa đƣợc coi là một
nghề ở Việt Nam, chƣa đƣợc pháp luật thừa nhận, tuy nhiên nhiều ngƣời ở
Việt Nam đã và đang làm công việc trợ giúp mang tính phát triển tâm lý con
ngƣời một cách lành mạnh. Do vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử
dụng định nghĩa của Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ làm định nghĩa chính
thức cho nghiên cứu của mình , và dùng “tham vấn” nhƣ một thuật ngữ chính
thức.
Ở Việt Nam xuất hiện hai thuật ngữ “tham vấn” và “tƣ vấn tâm lý” để
chỉ hoạt động trợ giúp tâm lý con ngƣời. Trên các phƣơng tiện truyền thông
và một số tài liệu xuất bản vài năm trở về trƣớc, thuật ngữ đƣợc sử dụng chủ
yếu là “tƣ vấn tâm lý”. Trong mấy năm trở lại đây, thuật ngữ “tham vấn” đã
đƣợc sử dụng nhiều hơn đặc biệt trong các tài liệu của Quỹ Nhi đồng Liên
hợp quốc (UNICEF) và một số bài báo chuyên ngành trên Tạp chí Tâm lý
học. Tuy nhiên hai thuật ngữ này giống nhau về nội hàm. Chúng đều dùng để
chỉ mối quan hệ trợ giúp về mặt tâm lý giữa ngƣời cung cấp dịch vụ trợ giúp
tâm lý và ngƣời có khó khăn về tâm lý đến nhận dịch vụ. Trong nghiên cứu
này, ngƣời nghiên cứu (NNC) lựa chọn sử dụng thuật ngữ “tham vấn” nhƣng
đôi khi từ “tƣ vấn tâm lý” cũng đƣợc sử dụng với ý nghĩa tƣơng đƣơng.
1.2.2.2. Nhà tham vấn

22
Nhà tham vấn là ngƣời giúp đỡ cho các thân chủ khi họ gặp những vấn
đề khó khăn bằng cách khơi gợi những tiềm năng ở họ để họ tự giải đáp
những vấn đề của mình.
Ở những nƣớc mà nghề tham vấn đã phát triển thì một ngƣời đƣợc gọi
là nhà tham vấn khi đã hoàn thành chƣơng trình cao học về tham vấn trong
khoảng 2 năm với ít nhất là 48 tín chỉ (những đòi hỏi bắt buộc từ trƣớc năm

2003). Từ năm 2003 trở đi, ngƣời theo học phải hoàn thành chƣơng trình học
với ít nhất là 60 tín chỉ [35].
Nhà tham vấn phải làm việc dựa trên những nguyên tắc đạo đức của
nghề nghiệp và tuân thủ những quy định pháp lý hành nghề.
Ở nƣớc ta, đa phần những ngƣời hành nghề chƣa đƣợc đào tạo bài bản
về tham vấn nên chƣa đƣợc cấp bằng hành nghề. Trong nghiên cứu này tôi sử
dụng thuật ngữ “ngƣời thực hành tham vấn" (NTHTV), ngƣời hành nghề
tham vấn (NHNTV), tham vấn viên (TVV) hay chuyên viên tham vấn
(CVVV) để diễn đạt ngƣời làm công việc trợ giúp khó khăn tâm lý cho ngƣời
khác.
1.2.2.3. Thân chủ/khách hàng
Thân chủ là ngƣời có vấn đề nào đó rắc rối cần sự giúp đỡ và đa phần
họ đang ở trong trạng thái hoang mang không ý thức đƣợc rõ cảm xúc của
mình. Khi Thân chủ tìm đến nhà tham vấn là họ có nhu cầu đƣợc nói, đƣợc
bộc lộ tình cảm và mong muốn tìm ra đƣợc hƣớng giải quyết vấn đề.
Xét từ góc độ chuẩn mực và đánh giá xã hội, một số biểu hiện sau đƣợc
coi là “có vấn đề” cần đến sự trợ giúp của nhà tham vấn:
- Luôn không hài lòng và thấy khó chịu trong một mối quan hệ nào đó.
- Thƣờng gây bất bình với những ngƣời xung quanh.
- Xuất hiện cá tính hiếm khi thấy và ít xuất hiện trong hành động tiền lệ.
- Thấy buồn chán, lo âu, căng thẳng, đau khổ, sợ hãi, những điều này
lặp đi lặp lại và ảnh hƣởng đến hoạt động của cá nhân.

23
- Tính phi lý trong hành động mà ngƣời khác cho là không bình
thƣờng.
- Tính không thích nghi hoặc khó thích nghi, luôn hành động theo cách
mà nó ảnh hƣởng đến những mục tiêu hoặc hoạt động bình thƣờng của
cá nhân và những ngƣời xung quanh.
Trong nghiên cứu này thuật ngữ “thân chủ” có ý nghĩa tƣơng đƣơng

với “khách hàng” và đôi khi NNC sử dụng thuật ngữ “ngƣời đƣợc giúp đỡ” để
thay thế.
1.2.2.4. Mối quan hệ tham vấn
Quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ là mối quan hệ công việc. Tuy
thân chủ và nhà tham vấn đề cập tới những vấn đề rất riêng tƣ hay rất nhạy
cảm nhƣng không vì thế quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ đƣợc phép đi
ra ngoài những quy định của một mối quan hệ công việc.
Trong mối quan hệ này nhà tham vấn và thân chủ là hai ngƣời ngang
bằng nhau về vị trí, ở đó nhà tham vấn hỗ trợ, khuyến khích để thân chủ khám
phá chính mình, “thân chủ là chuyên gia về vấn đề của họ” [2] và vì vậy nhà
tham vấn tạo điều kiện để họ hiểu hơn chính họ và trở nên trƣởng thành chứ
không phải nhà tham vấn dạy bảo để họ nghe theo.
1.2.3. Khái niệm Tham vấn qua internet
1.2.3.1. Định nghĩa:
Internet đƣợc viết tắt từ international network, trong Tiếng Việt có
nghĩa là mạng lƣới quốc tế. Internet đƣợc định nghĩa là hệ thống mạng máy
tính đƣợc liên kết với nhau trên phạm vi toàn cầu [21]. Internet hay còn đƣợc
gọi là mạng mở rộng toàn cầu (world wide web - www).
Trên các trang web của các chuyên gia khác nhau, những thuật ngữ chỉ
sự trợ giúp ngƣời có khó khăn về mặt tâm lý là rất đa dạng nhƣ:
cybercounseling, cyber-consultations (Charkalis, 1998), virtual couch therapy

24
(Cohen, 1997), Online therapy, cybertherapy, etherapy, cyber-psychology
(Reynold, 2002), hay webcounseling (NBCC) [29], [37], [45], [47].
Theo Ủy ban quốc gia cấp bằng nhà tham vấn Hoa Kỳ, NBCC, 1997,
“Tham vấn qua internet là loại hình tham vấn đồng bộ và không đồng bộ giữa
thân chủ và nhà tham vấn sử dụng thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, và hội
nghị truyền hình để giao tiếp” [37].
Tham vấn tâm lý trực tuyến là một sự tương tác mang tính trợ giúp và

chủ động hay mối quan hệ giữa một bên là thân chủ tìm kiếm lời khuyên và
một bên là nhà tham vấn. Hoạt động tham vấn được diễn ra ở trong một môi
trường ảo là internet với những hình thức kết nối đặc trưng như (thư điện tử,
nói chuyện trực tuyến, diễn đàn và loại hình khác), ở đó, thân chủ tự xác định
địa điểm và thời gian bộc lộ vấn đề của họ. (FSP, Hiệp hội sức khỏe tâm thần
trên mạng Thụy Sĩ, 2000) [43]
Tham vấn tâm lý qua internet được định nghĩa là việc thực hành nghề
tham vấn và cung cấp thông tin được diễn ra giữa nhà tham vấn và thân chủ,
trong đó nhà tham vấn và thân chủ ở hai nơi khác nhau và có sử dụng
phương tiện truyền thông là internet [44, 550].
Nhƣ vậy Tham vấn qua internet là một hình thức tham vấn nhƣng dựa
trên sự giao tiếp thông qua 2 máy tính đƣợc nối mạng internet ở đó, nhà tham
vấn và thân chủ ở hai địa điểm khác nhau thông qua các hình thức tham vấn
khác nhau. Trong nghiên cứu này, thuật ngữ “tham vấn qua mạng”, “tham vấn
mạng” đƣợc sử dụng có ý nghĩa tƣơng đƣơng với “tham vấn qua internet”.
1.2.3.2 Phân loại tham vấn qua internet
Theo NBCC, tham vấn mạng có một số loại hình [37]:
- Tham vấn cá nhân qua thƣ điện tử
- Tham vấn trực tuyến cá nhân/cặp đôi/nhóm
- Tham vấn băng hình cá nhân/cặp đôi/nhóm
Theo FSP tham vấn qua mạng thì có hai loại [43]:

25
- Tƣơng tác không đồng bộ: có khoảng cách về thời gian giữa việc trao
đổi của thân chủ với nhà tham vấn nhƣ: Thƣ điện tử, diễn đàn.
- Tƣơng tác đồng bộ: Ít hoặc không có khoảng cách về thời gian trong
quá trình trao đổi giữa thân chủ và nhà tham vấn nhƣ trò chuyện trực tuyến.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát hiện trạng hoạt động tham
vấn dựa trên hai hình thức tham vấn cơ bản là qua thƣ điện tử (e-mail
counseling) và trực tuyến (online counseling).

1.2.3.3 Một số đặc điểm của tham vấn qua internet
Ngay từ khi mới xuất hiện, tham vấn mạng đã gây ra nhiều tranh cãi về
tính hiệu quả cũng nhƣ tính đạo đức của loại hình trợ giúp này. Dù bị phản
đối rất nhiều nhƣng tham vấn mạng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển hơn
cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Tham vấn mạng có rất nhiều
ƣu điểm đã đƣợc các nhà nghiên cứu và thực hành kết luận [29], [42]:
- Tham vấn qua mạng rất tiện lợi cho KH do họ có thể gặp nhà tham vấn
bất cứ lúc nào họ đăng nhập vào trang web mà không cần hẹn trƣớc (Ping
field, 1999); không có rào cản về mặt địa lý giúp khách hàng bớt cảm giác e
ngại. Đặc biệt, tính vô danh giúp khách hàng giảm cảm giác xấu hổ khi phải
bộc lộ bản thân.
- Tham vấn mạng có những lợi ích đặc biệt với phụ nữ và những nhóm
ngƣời yếu thế (Finfgeld, 1999). Tuy nhiên nó không phù hợp cho một số vấn
đề nhƣ: lạm dụng tình dục, bạo hành, rối nhiễu ăn uống, rối loạn tâm thần.
(NBCC), những ngƣời có vấn ý tƣởng tự sát, ý tƣởng giết ngƣời và lạm dụng
trẻ em (ISMHO, 2000b).
- Những ngƣời phản đối thì lại cho rằng, các nhà tham vấn mạng rất dễ
không nhạy cảm về văn hóa (Frame, 1997); nguy cơ nhƣ khả năng bị rò rỉ,
phát tán thông tin một cách không chủ định, hay cản trở trong tiến trình khám
phá vần đề và hiểu khách hàng do không nhìn thấy biểu hiện của cơ thể, nét
mặt, ngôn ngữ, giọng điệu…; Tham vấn mạng ít có sự dàng buộc hơn loại

×