Đại học học Quốc gia hà nội
Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
***
Tô Thúy Hạnh
Thực trạng niềm tin đối với Đạo Tin lành
của các tín đồ người Hmông ở một số tỉnh
miền núi Tây Bắc Việt Nam hiện nay
Luận văn thạc sĩ tâm lý học
Hà nội - 2009
Đại học học Quốc gia hà nội
Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
***
Tô Thúy Hạnh
Thực trạng niềm tin đối với Đạo Tin lành
của các tín đồ người Hmông ở một số tỉnh
miền núi Tây Bắc Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60.31.80
Luận văn thạc sĩ tâm lý học
Giáo viên hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Quốc Thành
Hà nội - 2009
1
Mục lục
Mở đầu
Trang
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
4. Đối t-ợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4
5. Giả thuyết nghiên cứu
5
6. Ph-ơng pháp nghiên cứu
5
7. Cấu trúc của luận văn
6
Ch-ơng I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
7
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về niềm tin tôn giáo
7
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả n-ớc ngoài
7
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong n-ớc
9
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
11
1.2.1.Tôn giáo
11
1.2.2. Niềm tin
15
1.2.3. Niềm tin tôn giáo
16
1.2.4. Đạo Tin lành
18
1.2.5. Tín đồ Tín đồ Đạo Tin lành
20
1.2.6. Dân tộc thiểu số (DTTS)
21
1.3. Đặc điểm của niềm tin tôn giáo
22
1.3.1. Niềm tin tôn giáo là niềm tin h- ảo
23
1.3.2. Niềm tin tôn giáo có tính ổn định, bền vững
24
1.4. Cấu trúc tâm lý của niềm tin tôn giáo
24
1.4.1. Thành tố nhận thức
26
1.4.2. Thành tố xúc cảm, tình cảm
26
2
1.4.3. Thành tố ý chí hành động
26
1.5. Một số đặc điểm tâm lý của ng-ời Hmông
26
1.5.1. Tâm lý cộng đồng dân tộc, dòng họ truyền thống
27
1.5.2. Về nhận thức của dân tộc Hmông
1.5.3. Niềm tin, tín ng-ỡng tôn giáo của ng-ời Hmông rất phong phú,
đa dạng, phức tạp
27
1.6. Hiện t-ợng Vàng Trứ xuất hiện ở các tín đồ ng-ời Hmông
30
1.6.1. Vài nét sơ lợc về hiện tợng xng vua
31
1.6.2. Sự ra đời và phát triển hiện t-ợng Vàng Trứ
32
1.7. Đặc điểm niềm tin của các tín đồ đối với đạo Vàng Trứ - Tin lành
32
1.7.1. Niềm tin vào vàng Trứ- Đức Chúa Trời
33
1.7.2. Niềm tin vào sự tồn tại một thế giới khác, thế giới thứ hai
34
1.7.3. Niềm tin vào con ng-ời
36
1.7.4. Niềm tin vào đạo Tin lành Vàng Trứ đòi hỏi ng-ời Hmông
phải từ bỏ nhiều phong tục tập quán truyền thống
36
1.8. Tiểu kết ch-ơng 1
37
Ch-ơng 2. tổ chức và Ph-ơng pháp nghiên cứu
38
2.1. Ph-ơng pháp luận nghiên cứu của đề tài
38
2.1.1. Nghiên cứu niềm tin đối với đạo Tin lành từ góc độ của tâm lý
học xã hội
38
2.1.2. Nghiên cứu niềm tin đối với đạo Tin lành từ góc độ văn hoá và
tôn giáo
38
2.1.3. Nghiên cứu niềm tin đối với đạo Tin lành mang tính hệ thống
38
2.2. Các ph-ơng pháp nghiên cứu
39
2.2.1. Ph-ơng pháp nghiên cứu tài liệu
39
2.2.2 Ph-ơng pháp quan sát có tham dự
39
2.2.3. Ph-ơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
39
2.2.4. Ph-ơng pháp phỏng vấn sâu
41
3
2.2.5. Ph-ơng pháp mô phỏng thống kê toán học
44
2.3. Tiểu kết ch-ơng 2
44
Ch-ơng 3. Kết quả nghiên cứu
45
3.1.Vài nét về đặc điểm đời sống tâm linh và sự chuyển đạo của ng-ời
Hmông
45
3.1.1. Dân tộc Hmông ở khu vực phía Bắc n-ớc ta dân số và các đặc
điểm kinh tế - xã hội
45
3.1.2. Đời sống tâm linh và sự chuyển đạo của dân tộc Hmông phía
Bắc n-ớc ta
51
3.2. Thực trạng niềm tin tôn giáo của ng-ời Hmông ở một số tỉnh phía
Bắc n-ớc ta hiện nay
67
3.2.1. Niềm tin vào Đức chúa trời Vàng Trứ
68
3.2.2. Niềm tin của các tín đồ Hmông vào sự tồn tại một thế giới khác
81
3.2.3. Niềm tin vào con ng-ời
88
3.3. Tiểu kết ch-ơng 3
89
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
91
2. Kiến nghị
93
Tài liệu tham khảo
94
Phụ lục
97
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhân loại. Nó
xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại và tồn tại đến ngày nay. Trong suốt quá
trình tồn tại của mình, tôn giáo không ngừng phát triển về tổ chức, số lượng tín đồ
và sự ảnh hưởng trong đời sống xã hội. Một số công trình nghiên cứu đã thống kê
cứ 10 người dân thì có 9 người có niềm tin tôn giáo hay có đức tin đối với một tôn
giáo nào đó. Điều này cho thấy tôn giáo có vai trò rất to lớn trong đời sống xã hội.
Và sự ảnh hưởng của tôn giáo đến con người và xã hội có thể theo hai hướng tích
cực và tiêu cực.
Trong những năm gần đây, đạo Tin lành phát triển mạnh ở nước ta, nhất là khu
vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Theo số liệu thống kê, ở khu vực phía Bắc đã có hơn
100.000 tín đồ đạo Tin lành phát triển trong mấy năm qua (chiếm 10% tổng số tín
đồ đạo Tin lành cả nước). ở khu vực phía Bắc, đạo Tin lành chủ yếu phát triển
trong dân tộc Hmông. Nếu tính theo tổng số dân tộc Hmông ở nước ta thì cứ 5-6
người Hmông có 1 người là tín đồ của đạo Tin lành [13, tr.22]. Điều đáng chú ý là,
đạo Tin lành xâm nhập vào Tây Bắc mang màu sắc tín ngưỡng bản địa (đạo Vàng
Trứ). Chính sắc thái này làm cho người Hmông dễ gia nhập và dễ tin vào đạo Tin
lành hơn. Sự phát triển đạo Tin lành đã có những tác động cả tích cực và tiêu cực
đến đời sống xã hội ở một số khu vực nước ta, đặc biệt là những tác động tiêu cực.
Đạo Tin lành bị các thế lực phản động lợi dụng để gây mất ổn định xã hội ở nước
ta. Việc nghiên cứu đạo Tin lành nói chung và nghiên cứu đạo Tin lành của dân tộc
Hmông ở một số tỉnh phía Bắc nói riêng đã trở nên một nhiệm vụ có tính thời sự
và có ý nghĩa thực tiễn cao hiện nay.
Một yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến sự phát triển đạo Tin lành là niềm
tin tôn giáo. Đây là thành tố tâm lý chủ yếu nhất của các tín đồ và của các tôn
giáo. Do vậy, việc nghiên cứu niềm tin tôn giáo của người Hmông sẽ giúp ta hiểu
được đời sống tâm lý tôn giáo của họ, lý giải được sự phát triển và ảnh hưởng của
đạo Tin lành đối với dân tộc này.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực
trạng niềm tin đối với với đạo Tin lành của các tín đồ người Hmông ở một số tỉnh
miền núi Tây Bắc Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng về niềm tin đối với đạo Tin lành của người
Hmông ở Tây Bắc đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo niềm tin đúng đắn của tín đồ
người Hmông đối với đạo Tin lành, đồng thời phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của đạo Tin lành đối với họ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về niềm tin đối với đạo Tin lành của các
tín đồ tôn giáo.
3.2. Nghiên cứu thực trạng về niềm tin đối với đạo Tin lành của người Hmông ở
khu vực phía Bắc nước ta hiện nay.
3.3. Đề xuất một số kiến nghị góp phần quản lý đạo Tin lành có hiệu quả hơn và
giúp cho các tín đồ không bị tác động tiêu cực của tôn giáo này.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng niềm tin đối với đạo Tin lành của người Hmông ở một số tỉnh miền
núi Tây Bắc Việt Nam.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Các tín đồ đạo Tin lành người Hmông: 200 người
- Các cán bộ phụ trách về công tác tôn giáo ở địa phương: 10 người
- Phỏng vấn sâu 30 người trong đó 10 người đã từng theo Vàng Trứ - Tin lành.
4.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu :
- Về nội dung : Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng về niềm tin đối với đạo Tin lành
của người Hmông.
- Về không gian nghiên cứu: Đạo Tin lành tồn tại ở nhiều địa phương có người
Hmông sinh sống trải dài từ miền núi phía Bắc xuống tận Tây Thanh Hoá và Tây
Nghệ An, Tây Nguyên. Thông qua việc tổng quan các tài liệu nghiên cứu, trong
những năm qua cho thấy 2 tỉnh Điện Biên (giáp Lào) và Lai Châu (giáp Trung
Quốc) có số lượng người Hmông theo Tin Lành đông hơn cả
1
. [12, tr.12]. Tình
hình phát triển đạo Tin lành ở hai tỉnh này cũng được coi là phức tạp hơn. Đồng
thời, với sự tạo điều kiện và giúp đỡ của đề tài cấp Bộ và đề tài cấp Nhà nước của
Viện Tâm lý học nghiên cứu về dân tộc thiểu số tại Tây Bắc, chúng tôi điều tra tại
4 xã thuộc hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số những tín đồ người Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc có niềm tin
đối với đạo Tin lành khá sâu sắc mặc dù nhận thức của họ về tôn giáo này còn
nhiều hạn chế.
1
Điện Biên có 20.257 người; Lai Châu có 14.924 người; Cao Bằng có 9.721 người; Lào Cai: 7.193; Bắc cạn: 6.895;
Hà Giang: 5.605; Thanh Hoá: 4.479 người… (Nguyễn Thanh Xuân, 2005)
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp quan sát có tham dự.
- Phương pháp mô phỏng thông kê toán học.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phần
phụ lục, đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu.
Chương 1
Cơ sở lý luận của niềm tin đối với đạo tin lành
1.1. Tổng quan Lịch sử nghiên cứu về niềm tin tôn giáo
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Niềm tin tôn giáo được các tác giả phương Tây tìm hiểu từ nhiều góc độ khác
nhau. Có thể nêu ra một số quan niệm theo các khuynh hướng khác nhau về niềm
tin tôn giáo.
Có thể nói tôn giáo nói chung và niềm tin tôn giáo nói riêng được các nhà triết
học rất quan tâm. Họ đã nghiên cứu nguồn gốc nảy sinh niềm tin tôn giáo, cho rằng
tôn giáo là do các trạng thái tâm lý con người gây nên, với những nghiên cứu của
Đêmôcrit (460-370 TCN), Lútvích Phơbách (1804-1872). Các nhà triết học này
cho rằng: do điều kiện sống khó khăn và sự bế tắc đã tạo cho con người những
trạng thái tâm lý hoang mang, lo lắng và sợ hãi. Họ đã tin vào các lực lượng thần
thánh để giúp đỡ và che chở [7, tr.15]. Như vậy ngoài việc giải thích nguồn gốc
của niềm tin tôn giáo là do tác động của điều kiện xã hội, các nhà triết học còn đề
cập đến đối tượng của niềm tin tôn giáo hướng tới là các lực lượng thần thánh.
Trong các nghiên cứu của mình về tôn giáo, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -
Lê nin đều cho rằng niềm tin tôn giáo là niềm tin vào những đối tượng hư ảo,
không tồn tại trong thực tế. Niềm tin đó là do những bất lực của con người trước
cuộc đấu tranh chống thiên nhiên và trong cuộc đấu tranh chống giai cấp bóc lột.
Theo C.Mác (1818-1883), niềm tin tôn giáo là niềm tin vào “những bông hoa
tưởng tượng”. Theo Ph.ăngghen (1820-1895), niềm tin tôn giáo là niềm tin vào lực
lượng không tồn tại trên trần thế. V.I. Lênin (1870-1924) cho rằng niềm tin tôn
giáo là niềm tin vào thần thánh, ma quỷ… của những con người bất lực trước cuộc
đấu tranh chống thiên nhiên. Đó là lòng tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế
giới bên kia của những người lao động nghèo khổ, bần cùng và bất lực trong cuộc
đấu tranh chống giai cấp bóc lột [7, tr.15]. ở đây các tác giả đề cập đến đối tượng
mà tôn giáo hướng tới là thần thánh ma quỷ và thế giới khác, những đối tượng
không tồn tại trong thực tế.
Dưới góc độ sinh học, một số nhà nghiên cứu đã phân tích về nguồn gốc của
niềm tin tôn giáo. Những đại biểu theo khuynh hướng này cho rằng niềm tin tôn
giáo mang tính bản năng, vô thức. Nhà nghiên cứu người Mỹ G.A. Coe cho rằng ở
con người tồn tại một bản năng tôn giáo. Điều này có nghĩa là niềm tin tôn giáo tồn
tại ở mọi người là tất yếu, nó giống như bản năng sống và duy trì nòi giống vậy.
R.V. Berxoi cũng quan niệm niềm tin tôn giáo mang tính di truyền. Các nhà phân
tâm học mà đại diện là S. Freud cho rằng niềm tin tôn giáo mang tính bản năng
sinh học Phân tích các đại biểu theo quan niệm sinh học ta thấy họ phủ định vai
trò của môi trường sống, vai trò của xã hội đối với việc hình thành và tồn tại của
niềm tin tôn giáo.
Từ góc độ xã hội học cũng có một số nghiên cứu về niềm tin tôn giáo. Theo
Max Weber (1864-1920), ông cho rằng niềm tin của những người theo đạo Tin
Lành là niềm tin vào Chúa Trời – người có quyền uy tối thượng [7, tr.16]. E.
Durkheim (1858-1917), nhà xã hội học người Pháp cho rằng niềm tin tôn giáo là
niềm tin vào một vị thần siêu việt hay vào cái siêu nhiên [theo 7, tr.16].
Trong ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX, một số tác giả châu á đã nghiên cứu về
sự phát triển đạo Tin lành, trong đó có niềm tin đối với đạo Tin lành của các tín đồ
ở khu vực châu á. Đó là các tác giả Kou Seying, Vayong Moua, Kaoly Yang, Tou
T.Yang, G.l.Lee và các tác giả phương Tây như F.F. Clackin, N.J. Hefler, B.N.
Grimmett, R. Julian Các tác giả này đã tìm hiểu các nguyên nhân của sự phát
triển đạo Tin lành ở khu vực châu á, trong đó có vấn đề từ bỏ các tín ngưỡng
truyền thống sang ki tô giáo. Trong khi phân tích các nguyên nhân này các tác giả
đã phân tích niềm tin của các tín đồ đối với đạo Tin lành như một yếu tố quan
trọng của việc chuyển đối tín ngưỡng.
Là một khía cạnh tâm lý đặc biệt của con người, niềm tin tôn giáo được nhiều
nhà tâm lý học quan tâm. P. Johnson, nhà Tâm lý học người Mĩ (1957), trong cuốn
“Tâm lý học tôn giáo”, theo tác giả, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến nguồn gốc tâm
lý nảy sinh tôn giáo là sự sợ hãi, đặc biệt là sự sợ hãi trước cái chết [7, tr.16].
Năm 1914-1933, nhà Tâm lý học Mĩ, gốc Thụy Sĩ J.H. Leuba (1868-1946) đã
tiến hành nghiên cứu niềm tin tôn giáo của các nhà khoa học Mĩ và cho thấy tỷ lệ
đáng kể các nhà khoa học được hỏi tin vào Chúa. Năm 1916, tác giả viết cuốn
sách: “Niềm tin vào Chúa và sự bất tử”, trong đó đề cập đến nguồn gốc của niềm
tin tôn giáo. Niềm tin này được phát sinh từ hai nguồn: nhu cầu giải thích (do con
người muốn giải thích về các hiện tượng bí ẩn về cuộc sống) và nhu cầu tìm kiếm
sự giúp đỡ trong cuộc sống [7, tr.16].
Ngoài ra, nhà tâm lý học Nga D.M.Ugrinovich (1986) còn chỉ ra các đặc điểm
của nềm tin tôn giáo - đó là niềm tin hư ảo, niềm tin không có tính lôgíc và niềm
tin bền vững ở các tín đồ [7, tr.17].
Như vậy, các công trình nghiên cứu của nước ngoài đã trình bày một số vấn
đề về tâm lý học tôn giáo, niềm tin tôn giáo. Khi lý giải các khía cạnh của niềm tin
tôn giáo, các nghiên cứu cũng đã đề cập tới đối tượng niềm tin tôn giáo hướng tới
là các lực lượng siêu nhiên (thần thánh, Thượng đế, Chúa Trời…). Tuy nhiên, các
công trình này mới chủ yếu đề cập đến nguồn gốc hình thành, nguyên nhân của
niềm tin tôn giáo.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
ở Việt Nam, trong hơn 10 năm qua đã có một số tác giả như Vương Duy Quang,
Trần Hữu Sơn, Trần Thanh Tâm, Vi Hoàng Bắc, Đặng Nghiêm Vạn… nghiên cứu
về việc ảnh hưởng của đạo Tin lành trong cộng đồng người Hmông ở phía Bắc
Việt Nam và sự chuyển đổi từ tín ngưỡng truyền thống của họ sang đạo Tin lành.
Năm 1996, Vương Duy Quang, khi nghiên cứu thực trạng vấn đề người Hmông
theo đạo ở tỉnh Lào Cai đã cho rằng niềm tin đối với đạo Tin lành của dân tộc
Hmông đó là niềm tin vào Vàng Trứ và Chúa Giêsu nhưng hầu hết họ lại không
biết gì về Vàng Trứ, Giêsu [10, tr.94-95]. Gần đây tác giả viết cuốn “ Văn hóa tâm
linh của người Hmông ở Việt Nam, truyền thống và hiện đại” [8], trong đó tác giả
đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về người Hmông, từ cuộc sống đời thường đến
cuộc sống tôn giáo, văn hoá, tín ngưỡng bản địa của họ.
Đặng Nghiêm Vạn (1998) trong công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo và
tình hình tôn giáo ở Việt Nam đã đề cập đến niềm tin tôn giáo. Theo tác giả, niềm
tin tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, vào thế giới bên kia. Như vậy, đối
tượng mà niềm tin tôn giáo hướng tới chính là đối tượng không có thật trong thực
tế [13, tr.145].
Các tác giả Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Hồng Dương nghiên cứu những đặc
điểm nổi bật của đạo Tin lành. Các tác giả đã phân tích cả những ảnh hưởng tích
cực và tiêu cực của đạo Tin lành đối với các tín đồ và xã hội ở nước ta trong thời
gian qua. Đó là một tôn giáo có xu hướng thế tục hoá đi đôi với hiện đại hoá, quan
tâm và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, các lĩnh vực từ thiện và nhân
đạo, luôn thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Liệu đây có là những
điểm hấp dẫn, là “lực hút” với người Hmông khi kết hợp với những yếu tố “lực
đẩy” như tâm lý nặng nề về quá khứ bi thương, bị chèn ép, luôn ước mơ về thời kỳ
hưng thịnh với “Vương quốc tam miêu”, những khó khăn về kinh tế, xã hội, tâm lý
mà người Hmông có thể đã trải qua? Những câu hỏi như vậy đang đặt ra nhu cầu
cấp bách phải tìm ra các câu trả lời từ góc độ tâm lý học.
Vũ Dũng (1998), trong công trình nghiên cứu về tâm lý học tôn giáo thể hiện
trong cuốn sách: “Tâm lý học tôn giáo” đã đề cập tới đặc điểm của niềm tin tôn
giáo dưới góc độ lý luận [1, tr.41-82]. Năm 2003 – 2004, tác giả đã nghiên cứu một
số vấn đề tâm lý của đạo Tin lành ở Tây Nguyên trong khuôn khổ của Dự án điều
tra cơ bản cấp Nhà nước: “Những yếu tố tâm lý dân tộc ảnh hưởng đến sự ổn định
và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay” [2]. Từ 2004 – 2005, trong khuôn khổ của đề
tài độc lập cấp Nhà nước: “Những đặc điểm tâm lý cơ bản của cộng đồng người
Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế – xã
hội ở khu vực này”, tác giả tiếp tục nghiên cứu về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo của
các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên [3]. Từ kết quả nghiên cứu của hai đề tài này,
tác giả đã chỉ ra một số vấn đề tâm lý của các tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên như
nhận thức về đạo Tin lành của các dân tộc thiểu số là còn hạn chế, đưa ra các
nguyên nhân tâm lý dẫn các tín đồ đến với đạo Tin lành. Ngoài ra, trong nghiên
cứu của mình, tác giả còn phân tích một số hành vi tôn giáo phản ánh niềm tin tôn
giáo của các tín đồ.
Một số tác giả như Trương Ngôn, Phan Viết Phong, Hoàng Minh Đô đã
nghiên cứu nhận thức của các tín đồ đạo Tin lành, thực trạng tuyên truyền đạo Tin
lành vào Việt Nam trong thời gian qua.
Vương Kim Oanh đã tìm hiểu nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành của
các dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai, khu vực Tây Nguyên.
Nhìn chung, các nghiên cứu về niềm tin tôn giáo đối với các dân tộc thiểu số ở
nước ta còn ít ỏi về cả mặt lý luận và thực tiễn, chỉ có ít một số công trình nghiên
cứu từ góc độ tâm lý học. Đồng thời, các công trình nghiên cứu trên cũng chưa đề
cập một cách hệ thống về lý luận và thực trạng niềm tin tôn giáo nói chung cũng
như niềm tin đối với đạo Tin lành của các tín đồ nói riêng.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Tôn giáo
Tôn giáo là một trong những hiện tượng tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử xã hội
loài người. ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đưa ra các quan niệm
khác nhau về tôn giáo.
1.2.1.1. Dưới góc độ của các nhà nghiên cứu tôn giáo
Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.ăngghen đã quan niệm về tôn giáo như
sau: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của
con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ,
chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những lực lượng
siêu trần thế” [13, tr. 68-69]. Như vậy, tôn giáo được hiểu như là sự phản ánh hư
ảo những lực lượng không tồn tại trong cuộc sống thực tế của con người.
Trong cuốn sách “Thế nào là tôn giáo?”, nhà nghiên cứu người Nga
P.A.Pavelkin quan niệm: “tôn giáo là niềm tin vào các thần thánh và sự tôn trọng
các thần thánh, các nghi lễ tôn giáo” [7, tr.25].
S.A. Tokarev cũng có quan niệm tương tự, cho rằng tôn giáo là quan hệ của
con người với thế giới siêu nhiên tưởng tượng ra [7, tr.25].
Như vậy, qua một số các nhà nghiên cứu trên thế giới, họ đều có sự nhìn nhận
thống nhất ở chỗ, coi tôn giáo là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với thế
giới siêu nhiên, là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánh.
ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số quan niệm về tôn giáo
như sau:
Theo tác giả Đặng Nghiêm Vạn, thuật ngữ tôn giáo “religion” xuất phát từ
tiếng La-tinh có nghĩa là thu lượng thêm sức mạnh siêu nhiên, “Tôn giáo là niềm
tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận
một cách trực giác và tác động một cách hư ảo với con người, nhằm lý giải những
vấn đề ở trần thế cũng như thế giới bên kia” [13, tr. 23]. ở đây, tác giả nhấn mạnh
tới yếu tố niềm tin của cộng đồng người vào đối tượng là lực lượng siêu nhiên. Lực
lượng này là vô hình, không có thực, mang tính “thiêng”, được con người chấp
nhận một cách trực giác. Ngoài ra, tác giả cũng đề cầp tới các yếu tố cấu thành một
tôn giáo bao gồm hệ thống niềm tin, nội dung và hành vi tôn giáo.
Trong từ điển Tôn giáo, tác giả Mai Thanh Hải quan niệm: “Tôn giáo là một
hình thái nhận thức xã hội, phản ánh hiện thực qua các khái niệm, hình ảnh mang
tính ảo ảnh, ảo vọng. Đó là niềm tin vào đấng siêu nhân, vô hình mà con người cho
là linh thiêng, được con người sùng bái và cầu khấn để nhờ che cậy hoặc ban phát
điều tốt lành” [4, tr.642-644].
Từ những quan đểm trên, có thể đưa ra một khái niệm về tôn giáo như sau:
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa con người với
các lực lượng siêu nhiên, biểu hiện niềm tin của con người vào các lực lượng siêu
nhiên, được thể hiện thông qua hệ thống giáo lý, luật lệ, theo một hình thức lễ nghi
nhất định nhằm tập hợp những thành viên trong một cộng đồng xã hội.
Khi đề cập đến tôn giáo, người ta cũng thường đề cập đến tín ngưỡng, thậm
chí, nhiều khi cụm từ “tín ngưỡng tôn giáo” được dùng để nói về một tôn giáo nào
đó. Tuy nhiên, khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo là hai khái niệm không thể đồng
nhất những cũng có những điểm giao thoa.
Khái niệm tín ngưỡng có thể được hiểu như sau: Tín ngưỡng là niềm tin và
sự ngưỡng mộ về một lực lượng siêu nhiên hoặc một đối tượng nào đó mà cá nhân,
nhóm hoặc cộng đồng tôn thờ.
Như vậy, cả tôn giáo và tín ngưỡng đều nói tới niềm tin vào một lực lượng
siêu nhiên. Tuy nhiên, chúng có hai điểm khác nhau cơ bản:
- Thứ nhất, đối tượng của niềm tin trong tín ngưỡng rộng hơn trong tôn giáo.
Đối tượng của niềm tin trong tín ngưỡng có thể là lực lượng siêu nhiên (thần,
thánh…) như đối tượng của niềm tin tôn giáo nhưng ngoài ra, nó có thể là những
đối tượng khác như: người có công đối với đất nước, người có công sinh thành (tổ
tiên, cụ, ông bà, cha mẹ…).
- Thứ hai, niềm tin trong tín ngưỡng không bắt buộc phải tuân thủ theo những
quy định chặt chẽ như niềm tin trong tôn giáo (buộc các tín đồ phải chấp hành
nghiêm các luật lệ, nghi lễ của một tổ chức tôn giáo nhất định). Chẳng hạn như thờ
cúng tổ tiên, các vị vua hùng, anh hùng của dân tộc là tín ngưỡng. Việc thờ cúng
này không bắt buộc phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt. Nhưng với niềm
tin vào Đức Phật, Đức Chúa Trời… là niềm tin tôn giáo, đòi hỏi các tín đồ phải tự
giác tuân theo những quy định của tổ chức tôn giáo đó.
1.2.1.2. Dưới góc độ của nghiên cứu tâm lý học
Khi nghiên cứu về tâm lý học tôn giáo, nhà tâm lý học người Mỹ Paul E. John
cho rằng nguồn gốc chủ yếu của tôn giáo là do con người có nhu cầu bảo tồn các
giá trị. Từ đó, tác giả đưa ra bản chất của tôn giáo: thứ nhất là sự ham muốn các
giá trị, thứ hai là ý thức phụ quyền vào quyền lợi của các cá nhân mà có thể chấp
nhận các giá trị, thứ ba là phản ứng trong việc xem xét một cách chính đáng sự
thực hiện các giá trị bằng quyền lực. Với cách hiểu này, tôn giáo được xem như là
sự phản ảnh mối quan hệ giữa con người và Thượng đế, nguồn gốc tôn giáo là do
cảm xúc sợ hãi và sự tin tưởng vào Thượng đế của con người [7, tr. 27].
Tác giả Vũ Dũng đã phân tích sâu hơn tôn giáo dưới góc độ tâm lý tôn giáo -
đó là tâm lý của các nhân, của nhóm người theo tôn giáo [1, tr. 9]. Như vậy, tâm lý
tôn giáo là những hiện tượng tâm lý nảy sinh ở các tín đồ khi họ tiến hành các hoạt
động tôn giáo.
Với Mai Thanh Hải, tâm lý tôn giáo là toàn bộ những biểu tượng, tình cảm, tập
quán, truyền thống của các tín đồ đối với lực lượng siêu nhiên [4, tr. 563]. Với
quan niệm này, tâm lý tôn giáo được xem như là những hiện tượng tâm lý nảy sinh
ở các tín đồ, phản ánh mối quan hệ giữa họ với lực lượng siêu nhiên.
Như vậy, qua các nghiên cứu về tâm lý tôn giáo, cho thấy tâm lý tôn giáo là
những hiện tượng tâm lý của cá nhân, tín đồ, nhóm, cộng đồng người theo tôn
giáo. Những hiện tượng tâm lý tôn giáo là: nhận thức tôn giáo, ý thức tôn giáo,
niềm tin tôn giáo, nhu cầu tôn giáo, tình cảm tôn giáo, hành vi tôn giáo… của cá
nhân, cộng đồng, nhóm…
1.2.2. Niềm tin
A.V.Petrovski cho rằng, niềm tin là trạng thái tâm lý đặc biệt, thể hiện ở việc
con người chấp nhận hoàn toàn không điều kiện các thông tin, văn bản, hiện tượng,
sự kiện nào đó, quy định một số hành vi, phán đoán, chuẩn mực ứng xử quan hệ [5,
tr.53]. ở đây, “đối tượng” mà cá nhân đặt niềm tin vừa là các sự vật hiện tượng bên
ngoài (thông tin, sự kiện, hiện tượng), vừa là kết quả kết quả nhận thức của các cá
nhân về các sự kiện (biểu tượng, suy luận của bản thân).
Theo nhà tâm lý học người Mĩ J.H.Leuba, niềm tin (bao gồm niềm tin tôn giáo)
bao hàm sự tin tưởng vào tính đúng đắn của những phán đoán hay các quan điểm
nhất định, tình cảm, nhu cầu của cá nhân, ý chí thực hiện những nhu cầu đó [1, tr.
56].
Trong cuốn “Tâm lý học tôn giáo”, niềm tin là định hướng giá trị được xác
định vững chắc trong nhận thức và chi phối hành động của cá nhân. Niềm tin có
vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Nó có thể làm thay đổi ý thức, động
cơ, tình cảm và lối sống của cá nhân [1, tr.56 ].
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan,
là kết tinh của các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí, được con người thể hiện,
trở thành chân lý bền vững bên trong mỗi cá nhân [7, tr.53].
1.2.3. Niềm tin tôn giáo
G.Gephund nghiên cứu niềm tin tôn giáo từ góc độ các thành phần tâm lý
cấu thành niềm tin. Ông cho rằng, tình cảm là đặc điểm cơ bản nhất của mọi tôn
giáo và là cơ sở của niềm tin tôn giáo [5, tr.54].
Theo E.Ôđôgerti, niềm tin tôn giáo là niềm tin hướng vào các lực lượng siêu
nhiên, tồn tại bên ngoài không gian, thời gian và không thể đạt được bằng kinh
nghiệm con người. Niềm tin đó không phải là kết quả của hoạt động nhận thức, mà
là tiền đề, điểm khởi đầu của hoạt động này, nguồn gốc của nó bắt nguồn từ “sự
ban phát của Thượng đế”. ở đây, tác giả đề cập đến đối tượng của niềm tin tôn
giáo, đối tượng đó không tồn tại trong hiện thực, đồng thời tác giả cũng giải thích
nguồn gốc của niềm tin đó, cũng nằm ngoài hiện thực [5, tr 54].
D.M. Ugrinôvich (1986) cho rằng, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào cái siêu
nhiên, chúng là những khách thể ảo tưởng, được tạo ra bởi trí tưởng tượng của con
người. Như vậy, với Ugrinôvich, ông đã giải thích rõ hơn quá trình nhận thức của
con người tham gia để tạo nên niềm tin tôn giáo, đó chính là tưởng tượng [5, tr.
54].
ở nước ta, vấn đề niềm tin tôn giáo cũng được một số các nhà nghiên cứu quan
tâm:
Vũ Dũng cho rằng niềm tin tôn giáo là niềm tin hư ảo, đó là niềm tin vào
các lực lượng siêu nhiên, vào một thế giới khác, niềm tin đó rất bền vững và không
có lôgic [1, tr.56 ].
Theo Đặng Nghiêm Vạn, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào một thế giới vô
hình, đến những siêu linh, mà chính con người tưởng tưọng, sáng tạo ra chúng, rồi
để chúng chi phối và tác động ngược trở lại đến đời sống trần tục [13].
Mai Xuân Hải cho rằng niềm tin tôn giáo là niềm tin vào một đấng siêu
nhiên là có thật, hằng hữu và vĩnh cửu. Nó không có, không thể và không cần tìm
thấy từ phép suy diễn lôgic hoặc từ các số liệu khoa học [4, tr.453].
Như vậy, các tác giả đều đã nêu lên những khía cạnh, đặc điểm nổi bật của
niềm tin tôn giáo. Với những quan niệm được đánh giá như trên, chúng tôi xin đưa
ra 2 điểm chung:
Thứ nhất - các tác giả đều đề cập đến đối tượng mà niềm tin tôn giáo hướng
tới, đó là những khách thể siêu nhiên không tồn tại trong hiện thực.
Thứ hai - niềm tin đó đều không dựa trên những cơ sở khoa học. Đồng thời,
mỗi tôn giáo khác nhau thì quan niệm về lực lượng siêu nhiên và thế giới khác lại
có sự khác nhau. Chẳng hạn, đạo Phật quan niệm lực lượng siêu nhiên là Bụt, thế
giới khác là cõi Niết bàn. Công giáo, Tin lành lại quan niệm lực lượng siêu nhiên
là Thiên chúa, Đức Chúa Trời, thế giới khác là Thiên đường, địa ngục. Vì thế, khi
đề cập đến khách thể siêu nhiên mà đối tượng của niềm tin tôn giáo hướng tới cần
phải xác định rõ khách thể theo quan niệm của tôn giáo cụ thể.
Từ một số quan niệm trên, có thể rút ra kết luận sau: Niềm tin tôn giáo là niềm
tin của cá nhân tín đồ. Đó là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vào thế giới hư
ảo (thế giới bên kia) do con người tưởng tượng ra theo quan niệm của tôn giáo.
Đây là niềm tin vào luật lệ, lễ nghi và tổ chức của một tôn giáo nào đó, thể
hiện rõ ở hành động của cá nhân thực hành các nghi lễ tôn giáo, ở các hành động
sinh hoạt trong tổ chức tôn giáo đó.
1.2.4. Đạo Tin lành
Đầu thế kỷ XVI, do sự khủng hoảng về uy tín, ảnh hưởng của Giáo hội Công
giáo cùng với các nguyên nhân về kinh tế, chính trị, xã hội, xuất hiện phong trào
cải cách tôn giáo ở châu Âu, bắt đầu từ nước Đức, rồi lan sang Thuỵ Sỹ, Pháp,
Anh, Nauy, Đan Mạch… hình thành một tôn giáo mới tách khỏi Công giáo - Đạo
Tin lành.
Đạo Tin lành có nhiều tên gọi như: đạo Thệ phản, đạo Cải cách, đạo Cơ đốc,
Tân giáo.
ở Việt Nam, đạo Tin lành được truyền bá vào Việt Nam vào những năm cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, do hội Truyền giáo Phúc âm liên hiệp Tin lành Mĩ
truyền vào. Đạo Tin lành là một trong ba trường phái chính của Kitô giáo ra đời từ
trong phong trào Cải cách tôn giáo, tách ra từ giáo hội công giáo tại Châu Âu thế kỉ
XVI… Đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay tồn tại dưới hai tổ chức : Hội thánh Tin
lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam). Theo tác
giả Đỗ Quang Hưng các tín đồ đạo Tin lành ở nước ta hiện nay có hơn 500.000 tín
đồ (Đỗ Quang Hưng, 2006). Theo Tạp chí Operation World năm 1998 thì số
lượng tín đồ đạo Tin lành ở nước ta là 600.000 người. Số liệu này được giới chức
Tin lành Việt Nam cho là chính xác. Thực tế khó có thể thống kê chính xác số
lượng tín đồ của đạo Tin lành ở nước ta, vì số người theo đạo và bỏ đạo thay đổi
liên tục ở các địa phương. Các con số thống kê có được chỉ là tương đối ở một thời
điểm nhất định.
Các nhà nghiên cứu đều thấy rằng đạo Tin lành là một tôn giáo có đường
hướng và cách thức hoạt động rất linh hoạt, năng động, luôn đổi mới cho phù hợp
với hoàn cảnh xã hội. Tương tự, tác giả Nguyễn Hồng Dương cũng cho rằng đạo
Tin lành có đặc điểm là nghi lễ đơn giản, chủ trương tiết kiệm, khuyến khích làm
giàu và chống tệ nạn xã hội. Tuy trong quá trình truyền bá và phát triển của nó
cũng huỷ diệt nhiều nền văn hoá bản địa, gây nên không ít những thảm hoạ nhưng
Tin lành cũng tạo ra lối sống đạo đức lành mạnh [5, tr.27].
Dưới góc độ của tâm lý học xã hội, có thể đưa ra quan niệm về đạo Tin lành
như sau: “Đạo Tin lành là cộng đồng của các tín đồ mà từ nhận thức, niềm tin,
tình cảm và hành vi tôn giáo của họ đều hướng đến Đức Chúa Trời”.
Niềm tin trong giáo lý đạo Tin lành được hiểu theo thuyết Thiên Chúa ba ngôi
(Cha, Con và Thánh linh). Tin lành cho rằng Thiên Chúa tự tỏ lòng mình cho mỗi
người bằng Kinh thánh, tin là có Thiên đường, Địa ngục, tin là có Thánh nhưng
không thờ lạy họ.
Cách thức hoạt động của Tin lành luôn có đường hướng, lấy các hoạt động xã
hội làm phương tiện để thu hút các tín đồ. Tôn giáo này rất chú ý hướng công tác
truyền giáo đến những người dân các dân tộc thiểu số, nơi chưa có tôn giáo chính
thống. Khi truyền giáo ở những vùng này, Tin lành không những tôn trọng phong
tục, tập quán địa phương mà còn sẵn sàng đổi mới theo cách thức đơn giản hoá các
luật tục, lễ nghi để dễ hoà nhập vào môi trường xã hội, tâm lý, lối sống người dân.
Chính điều này đã làm cho Tin lành có khả năng duy trì tín ngưỡng trong điều kiện
không có giáo sỹ, không có nhà thờ…
ở Việt Nam hiện nay có hai hệ phái được công nhận với tư cách pháp nhân, đó
là Hội thánh Tin lành miền Bắc Việt Nam và Hội thánh Tin lành miền Nam Việt
Nam.
Như vậy, Tin lành là một tôn giáo được tách ra từ Công giáo, song có nhiều
cải cách, đổi mới về giáo lý, luật tục, lễ nghi và tổ chức giáo hội. Vì thế, tôn giáo
này tuy du nhập vào nước ta muộn hơn so với các tôn giáo khác nhưng hiện nay
đang có chiều hướng phát triển ở những vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, nơi có
trình độ dân trí, học vấn thấp.
Các nhà nghiên cứu đều thấy rằng đạo Tin lành là một tôn giáo có đường
hướng và cách thức hoạt động rất linh hoạt, năng động, luôn đổi mới và thích nghi
để phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt, đạo Tin lành là một tôn giáo quan tâm
và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, các lĩnh vực từ thiện và nhân đạo.
Những đặc tính trên đây cùng với việc sử dụng các phương cách truyền đạo đặc
biệt làm cho đạo Tin lành rất thích hợp, thậm chí “hấp dẫn” với các dân tộc thiểu
số như người Hmông, vốn có tính tự lập cao, thích tự do phóng khoáng, chưa có
tôn giáo chính thống, đang đi từ tín ngưỡng đa thần đến tôn giáo nhất thần.
1.2.5. Tín đồ - Tín đồ đạo Tin lành
Theo Đại từ điển tiếng Việt, tín đồ được hiểu theo nghĩa rộng, là người theo
một tôn giáo nào đó [7, tr.38]. Chẳng hạn, cá nhân tới Chùa lễ Phật vào ngày rằm,
mồng một có thể được coi là tín đồ “theo” đạo Phật.
Với Mai Thanh Hải, tác giả quan niệm hẹp hơn: “Tín đồ là những ai tin ở
những gì một tôn giáo dạy bảo và qua một thủ tục nhập đạo” [4, tr.633]. Như vậy,
chỉ khi cá nhân có niềm tin vào tôn giáo và gia nhập vào tôn giáo đó thì mới được
coi là tín đồ. Tuy nhiên, ở đây cũng cần phân biệt với những người có niềm tin vào
tôn giáo nào đó nhưng không theo tôn giáo (không phải là tín đồ). Ví dụ như, một
cá nhân tin vào giáo lý đạo Phật, đi lễ chùa, làm điều thiện nhưng lại không phải là
tín đồ của đạo Phật.
Như vậy, có thể đưa quan niệm về tín đồ: đó là những người có niềm tin vào
một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
Trong đạo Tin lành, chỉ công nhận tín đồ theo đạo khi cá nhân đủ tuổi để có
thể hiểu được lẽ đạo (thường là từ 15 tuổi trở lên), bao gồm tín đồ chính thức (đã
được làm lễ Báp têm) và tín đồ chưa chính thức (chưa được làm lễ Báp têm).
Nói một cách khái quát, Tín đồ đạo Tin lành là những người từ 15 tuổi trở
lên, có niềm tin vào đạo Tin lành và được tổ chức giáo hội Tin lành thừa nhận.
1.2.6. Dân tộc thiểu số
Trong từ điển bách khoa, khái niệm dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít, cư
trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc có số
dân đông.
Như vậy, Dân tộc thiểu số là các dân tộc có số dân chiếm số ít so với một dân
tộc có số dân chiếm số đông nhất trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc.
Nước ta là một quốc gia có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số và
có 53 dân tộc thiểu số như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, Bana, Êđê, Jarai, Brâu,
Hmông, Vân Kiều, Khơ mú…
1.3. Đặc điểm của niềm tin tôn giáo
1.3.1. Niềm tin tôn giáo là niềm tin hư ảo
Niềm tin tôn giáo là niềm tin vào các đối tượng không tồn tại trong hiện thực
nên con người không thể dùng những tri thức khách quan để nhận biết được. Niềm
tin đó mang tính chủ quan, không cần lý giải một cách khoa học. Tính hư ảo của
niềm tin tôn giáo thể hiện ở chỗ những người theo tôn giáo hướng đến các lực
lượng siêu nhiên, tìm kiếm sự che chở và giúp đỡ của các lực lượng này, ngoài ra
họ còn tin và hướng tới một cuộc sống ở thế giới khác, thế giới mà chỉ là ước vọng
của con người.
Hành động của các tín đồ diễn ra không theo các giai đoạn của hành động ý
chí. Cá nhân không có sự phân tích để tìm ra mặt hợp lý hay không hợp lý, không
có đấu tranh động cơ để đi đến một quyết định hành động đúng đắn. Các lực lượng
siêu nhiên, thế giới hư ảo do con người tự tạo nên bằng sự nhận thức và tình cảm
của mình hay do con người tự tưởng tượng ra. Đặng Nghiêm Vạn đã từng nhận
xét: “ Có thể nói rằng, con người tạo ra thần thánh để mà tin, không phải chỉ vì
cảm nhận thấy sự bất lực, sự kém cỏi mà còn xuất phát từ một nhu cầu muốn được
bất tử trong một thế giới vĩnh hằng”. Do đó, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào
những khách thể không tồn tại trong hiện thực, không có căn cứ khoa học.
Mỗi tôn giáo khác nhau, quan niệm về lực lượng siêu nhiên là khác nhau
nhưng chúng đều có một đặc điểm chung. Đó là lực lượng do con người tưởng
tượng ra. Với những người có niềm tin tôn giáo thì họ tin rằng các lực lượng đó có
thật, tồn tại thực, ảnh hưởng đến cuộc sống thực tại của họ.
Chẳng hạn, với những người theo đạo Hồi, họ cho rằng Thánh Ala là Thượng
đế, các tín đồ đạo Phật lại chỉ cần có Bụt, là Thượng đế duy nhất… Những người
theo đạo Tin lành có niềm tin vào sự tồn tại, vào sức mạnh quyền uy của Đức Chúa
Trời. Họ cho rằng Đức Chúa Trời có 3 ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức
Thánh Linh. Họ tin rằng Đức Chúa Cha là người tạo nên trời đất và muôn loài,
Đức Chúa Con là đấng cứu con người khỏi tội lỗi. Đức Thánh Linh hoàn tất công
việc cứu chuộc nhờ sự thánh hoá.
Cùng với niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên thần bí của mỗi tôn giáo
hướng tới, các cá nhân còn có niềm tin vào một thế giới thứ hai, là một cuộc sống
thứ hai sau khi chết. Thế giới đó theo cách gọi của Đạo Tin lành, Công giáo là
Thiên đường, Địa ngục. Theo họ, Thiên đường là nơi Đức Chúa Trời sinh sống, đó