Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất của nhNoPTNT Huyện đô lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.76 KB, 21 trang )

thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất của nhNoPTNT Huyện đô lương
2.1. Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Đô Lương2.1.1: Lịch sử hình thành
và phát triển NHNN và PTNT huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An
Đô Lương là một huyện vùng lúa năm phía tây của Tỉnh Nghệ An có tổng diện tích
đất toàn huyện 35.485.2 ha. Có chiều dài hơn 50 km, chiều rộng tính theo chiều chim bay
gần 150 km, là một huyện cửa ngõ miền tây Nghệ An. Phía Đông bắc giáp huyện Nghi Lộc,
phía Tây giáp huyện Anh Sơn, phía Nam giáp huyện Thanh Chương, phía Bắc giáp huyện
Tân Kỳ.
Là một huyện nằm trên tuyến đường quốc lộ 7, đời sống đa số nhân dân ở đây chủ
yếu dựa vào chăn nuôi và trồng trọt, về chăn nuôi tương đối phát triển vì có đồng cỏ thuận
lợi để phát triển, trồng cây ăn quả, cải tạo vườn tạp, có diện tích trồng lúa hoa màu tương
đối lớn... tiềm năng kinh tế khá phong phú. Theo kết quả điều tra gần đây, tổng dân số của
huyện là 196.383 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 91.291 người với
45.593 hộ, trong đó có 9.431 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 20,73%, có 5.410 người là cán bộ công
nhân viên chức.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Đô Lương là một chi
nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Nghệ An, được thành lập
theo quyết định số 53- HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng và công văn số 91/
NHNo & PTNT- TCCB của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Nghệ An
và trải qua chặng đường 19 năm xây dựng và trưởng thành, Hơn 19 năm qua là chặng
đường đầy khó khăn thử thách từ khi mới thành lập, cơ sở còn thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ
cán bộ cán bộ nhân viên trình độ bất cập, tổng nguồn vốn huy động của đơn vị chưa đầy
1,5 tỷ đồng, tổng dư nợ chỉ ở mức 1 tỷ đồng trong đó gần một nửa là nợ quá hạn, nợ khó
đòi của các hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã mua bán . Thực hiện chủ trương
đường lối của Đảng và Nhà Nước và được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa
phương cùng với việc xác định định hướng kinh doanh đúng đắn đó là kiên trì định hướng
hoạt động kinh doanh về Nông nghiệp và nông thôn, mở rộng đầu tư khu vực thành thị với
phương châm “Đi vay để cho vay” lấy hiệu quả kinh tế và mục tiêu sinh lời làm thước đo
chính trong kinh doanh trên cơ sở tạo mọi điều kiện và tiện ích cho khách hàng, đẩy nhanh
tốc độ hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, đơn giản hoá thủ tục hồ sơ vay vốn, thay đổi
phong cách phục vụ…nhằm mục tiêu huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp


dân cư và đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn, với phương châm khách hàng và NH cùng
tồn tại và phát triển, phục vụ tốt nhất nhiệm vụ kinh tế chính trị tại địa phương góp phần
xoá đói giảm nghèo. Do vậy hoạt động chủ yếu của ngân hàng No & PTNH huyện Đô
Lương là hoạt động cho vay đối với HSX.
Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đô Lương là một ngân hàng thương mại kinh
doanh trên địa bàn trung du nên có nhiều khó khăn, thuận lợi, Ngân hàng vừa phải thực
hiện cơ chế khoán tài chính trong kinh doanh vừa phải thực hiện nhiệm vụ chinh trị trên
địa bàn là đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất cho bà con nông dân trong toàn huyện, từng
bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần phù hợp với lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.Với một
địa bàn thật không ít khó khăn song hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp huyện Đô
lương được đánh giá là một trong những huyện khá của tỉnh Nghệ an..Đến nay tổng
nguồn vốn huy động đạt 215,6 tỷ đồng. Tổng dư nợ NHNo 153,9 tỷ đồng. Hiện nay có
khoảng 30.000 khách hàng có quan hệ với Ngân hàng, hoạt động của NHNo&PTNT huyện
Đô Lương chiếm 70% thị trường tín dụng trên địa bàn và đã trở thành Ngân hàng chủ đạo
trên lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn. Với những thành tích nổi bật và bề dầy truyền thống
trong hoạt động kinh doanh, phục vụ có hiệu quả NHNo&PTNT huyện Đô lương tiếp tục
phát huy để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mặt khác Ngân hàng Nông nghiệp
Đô lương là một trong những đơn vị có hàng ngũ lãnh đạo có năng lực, năng động trong
điều hành hoạt động kinh doanh, nội bộ đoàn kết thống nhất. Điều đó đã tạo điều kiện
thuận lợi cho ngân hàng nông nghiệp huyện Đô lương mở rộng kinh doanh, khối lương
kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ- tín dụng thanh toán và dịch vụ ngân hàng.Và chủ yếu là
hoạt động cho vay đồi với HSX.
2.1.2: Cơ cấu tổ chức và mạng lưới kinh doanh:
Hiện nay NHNo&PTNT huyện Đô Lương là Ngân hàng cấp 2 của NHNo & PTNT Việt
Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các đơn vị cấp trên mà cơ quan chủ quản là
NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An.
Quy mô hoạt động của NHNo & PTNT huyện Đô Lương gồm một trụ sở chính là
Ngân hàng cấp 2 đóng tại xã Yên Sơn huyện Đô Lương. Hiện nay cơ cấu tổ chức của bộ
máy Ngân hàng Đô Lương như sau:

Nó bao gồm 2 phòng nghiệp vụ:
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh
- Phòng nghiệp vụ kế toán ngân quỹ, hành chính
- Có ba ngân hàng cấp ba:
+ Ngân hàng cấp ba Văn Hiến
PHòNGKế TOáNNGÂN QUỹ PHòNGTín dụng PHòNGHành chính PHòNGKiểm soát
Giám Đốc
P. Giám Đốc
GIáM ĐốC
PHòNG KT-NQ PHòNG TD
+ Ngân hàng cấp ba Bạch Ngọc
+ Ngân hàng cấp ba Xuân Bài
+ Một bàn tiết kiệm số 35
Mô hình tổ chức NHNo&PTNT Huyện Đô Lương
Mô hình tổ chức Ngân hàng cấp 3
* Phòng kế toán-ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và
hạch toán theo quy định của NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện thanh toán trong
nước, thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính,
quyết toán hạch toán thu- chi tài chính, quỹ tiền lương để cấp trên phê duyệt. Tổng hợp
lưu giữ hồ sơ về hạch toán kế toán và báo cáo theo quy định.
* Phòng tín dụng: có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, thẩm
định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng vừa có hiệu qủa, vừa an toàn, thường xuyên
phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của nợ quá hạn, giúp lãnh đạo chi
nhánh đưa ra biện pháp chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng. Ngoài phòng kế toán- ngân
quỹ và phòng tín dụng, Ngân hàng còn có phòng hành chính tiếp dân. Phòng này đảm bảo
quyền lợi của mọi người dân khi đến ngân hàng. Khi người dân thắc mắc một điều gì hoặc
không hiểu một vấn đề nào đó, phòng có trách nhiệm đứng ra giải quyết.
Mặc dù mỗi phòng ban có nhiệm vụ chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật
thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo thành một khối thống nhất góp phần đổi mới NHNo &
PTNT Đô Lương.

Với tình hình kinh tế trên địa bàn có những đặc thù riêng nên lãnh đạo đã sắp xếp
đội ngũ công nhân viên, giảm tối đa cán bộ gián tiếp, tăng cường cán bộ tín dụng trực tiếp
xuống dân để làm công tác đầu tư cho vay và huy động vốn. Cụ thể trong ngân hàng có 55
cán bộ, trong đó
- Cán bộ tín dụng 29 người chiếm 52,7%
- Cán bộ kế toán- ngân quỹ 22 người chiếm 40%
- Hành chính quản trị 3 người chiếm 5,5%
- Kiểm tra viên 1 người chiếm 1,8%
Trong thời gian qua NHNo&PTNT Huyện Đô Lương đã thực hiện tốt nhiệm vụ của
huyện ủy, UBND huyện đề ra, bám sát nội dung chiến lược định hướng kinh doanh của
NHNo&PTNT Việt Nam. Các chi nhánh đã khắc phục được nhược điểm của mình để phục
vụ cho nhân dân.Ngân hàng đã có những nội dung đổi mới cho khách hàng, bạn hàng
trong lĩnh vực thanh toán, dịch vụ tiền tệ. Ngân hàng tổ chức kinh doanh theo hướng tạo
điều kiện thuận lợi để khách hàng cùng ngân hàng cùng phát triển kinh doanh có hiệu quả,
đảm bảo an toàn và thực hiện đúng đắn các chính sách pháp luật của nhà nước.
Ngày nay, xu hướng chung còn rất ít ngân hàng mà nội dung hoạt động thực tế còn
phù hợp với tên gọi ban đầu của nó, các ngân hàng hầu như đã mở rộng hoạt động sang
lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội để có cơ hội tìm kiếm được thị trường rộng lớn. Trên
thực tế ngân hàng là những định chế tài chính linh hoạt. Bức tường ngăn cách dùng cho
mỗi loại hình ngân hàng chuyên môn hóa dần dần bị loại bỏ, sự khỏa lấp ranh giới tạo ra
một môi trường đồng nhất cùng kích thích sự cạnh tranh mãnh liệt giữa các ngân hàng.
Những dịch vụ mới đã xuất hiện như Internet banking, home banking, ATM...để đáp ứng
nhu cầu tối ưu của dân cư nhằm giữ phạm vi ảnh hưởng cũng như hoạt động kiếm lời..
Bên cạnh nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng bằng việc
hạch toán kinh tế nội bộ theo chủ trương của tổng giám đốc NHNo Việt Nam thực hiện tốt
4 mục tiêu, 4 chương trình, 9 giải pháp của thống đốc NHNN VN đề ra và định hướng kinh
doanh của NHNo&PTNT cho toàn ngành. Kịp thời nắm bắt truyền tải thông tin thực hiện
cơ chế nghiệp vụ đến các tổ chức kinh tế nhân dân tạo đà cho NHNo Huyện Đô Lương nâng
cao hiệu quả kinh doanh, đa dạng hóa các nghiệp vụ đầu tư tín dụng góp phần vào việc
kìm chế lạm phát, ổn định tiền tệ tạo thêm sức mạnh cho các thành phần kinh tế khác.

Đồng thời tận dụng triệt để các điều kiện sẵn có để mở rộng thị trường và đáp ứng những
nhu cầu phát sinh mới của nền sản xuất ở địa bàn hoạt động.
2.2: Khái quát tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Huyện Đô Lương
2.2.1.1: Công tác huy động vốn.
Đô Lương là một huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Nghệ An sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển
chậm các làng nghề không có nhiều, thu nhập bình quân đầu người thấp) do đó
NHNo&PTNT huyện Đô Lương luôn xác định việc tăng trưởng nguồn vốn là một khâu
quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của NH. Nhận thức được
điều đó nên NHNo&PTNT huyện Đô Lương luôn coi trọng công tác huy động vốn. Với
phương châm đi vay để cho vay trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Đô Lương
bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú, cải tiến nghiệp vụ, đổi mới phong cách
giao dịch, mở rộng mạng lưới kinh doanh, cải tiến thủ tục giấy tờ, trang bị máy móc hiện
đại, thực hiện đa dạng các hình thức huy động cả về thời hạn và lãi suất đặc biệt là hình
thức tiết kiệm lãi suất bậc thang và tiết kiệm dự thưởng đã thu hút được nguồn vốn tạo
thuận lợi đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, bí mật cho người gửi tiền. Liên tục tổ
chức thông tin tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị khuyến mại cho khách hàng gửi tiền và có
chính sách ưu đãi cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Chính vì vậy nguồn vốn huy động
trong những năm qua của NHNo&PTNT huyện Đô Lương tăng liên tục, đặc biệt là việc
huy động vốn tại địa phương, đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.
Bảng 01: Kết cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Đô Lương
Đơn vị : Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2006/2008
Số
tiền
% Số tiền % Số tiền % +/-
Tỷ lệ
(%)
1 Tiền gửi tiết

kiệm
94.85
4
73,5 135,24
6
81 181.68
5
84,
3
+86.831 91,5
-Tiền gửi tiết kiệm
dưới 12 tháng
19.525 15,2 18.704
11,
1
24.716
11,
4
5.464 27,9
-Tiền gửi tiết kiệm 71.563 55,4 109.879 65, 144.033 66, +72.470 101,1
dưới 12 tháng trở
lên
8 8
Tiết kiệm =
USD quy ra
VNĐ
3.766 2,9 6.663 4 12.936 6,1 +9.170 243
2 Tièn gửi kho
bạc
31.62

4
24,5 27.354
16,
4
27.103
12,
7
-4.521 -14,3
3 Tiền gửi của
các TCKT
2.499 2 4.423 2,6 6.795 3 +4296
171,
9
Tổng nguồn
vốn
128.9
77
100 167.02
3
10
0
215.58
3
10
0
+86.606 67,2
(Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006, năm 2007 và năm 2008 của
NHNo&PTNT huyện Đô Lương)
Qua số liệu bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của NHNo và huyện Đô Lương
luôn ổn định và tăng trưởng nhanh. Tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2007 là

215.583 triệu đồng, tăng 86.606 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 67,2 %.
Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng nguồn vốn nhanh ổn định bình quân từ là 28 -
30 %, đó là một kết quả đáng phấn khởi chứng tỏ các biện pháp và cách thức huy động
vốn mà NHNo&PTNT huyện Đô Lương đã áp dụng có hiệu quả tốt. Cụ thể đi sâu phân tích
từng nguồn vốn huy động ta sẽ thấy rõ điều đó.
Tiền gửi tiết kiệm:
Huy động tiết kiệm là chiến lược của mỗi ngân hàng nhằm mục tiêu tăng trưởng
và tự lực nguồn vốn. Đối với NHNo và PTNT huyện Đô lương do địa bàn hoạt động rộng
và chủ yếu ở nông thôn nên huy động tiết kiệm có đặc điểm khác so với các ngân hàng
khác trên địa bàn. Năm 2007 ngân hàng chủ yếu huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn, dự thưởng bằng vàng ba chữ A, tiền gửi tiết kiệm bậc thang của
NHNo&PTNT Việt Nam. Mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng vì vậy đã thu hút đựoc
nhiều khách hàng. Do vậy từ năm 2007 trở đi NHNo và PTNT huyện Đô Lương đã tập
trung huy động tiết kiệm với nhiều hình thức và lãi suất hấp dẫn tạo nhiều tiện ích cho
khách hàng. Trường hợp khi sổ tiết kiệm đến hạn khách hàng không đến lĩnh tiền vẫn
được tính tiếp vào một kỳ mới theo lãi suất hiện hành, như vậy ngân hàng vẫn tiếp tục
huy động được vốn đồng thời hạn chế khối lượng khách hàng đến giao dịch giảm được chi
phí thủ tục ,giấy tờ. Nhìn vào bảng 01 cho ta thấy Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn năm 2006 là 73,5% , năm 2007 là 81 % Năm 2008 : 84,3% trong đó
tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trở lên chiếm 66,8% trong tổng tiền gửi tiết kiệm huy động
được, tăng so với năm 2006 là 72.470 triệu tốc độ tăng trưởng 101,1%. Đây là một nguồn
vốn tương đối ổn định tạo điều kiện cho NH vạch ra các kế hoạch lâu dài chủ động được
nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả
Tiền gửi kho bạc:
Năm 2008 đạt 27.103 triệu đồng chiếm 12,7% trong tổng nguồn vốn. Đây là một
nguồn vốn với lãi suất thấp đã góp phần giảm lãi suất đầu vào và tăng thêm hiệu quả kinh
doanh của Ngân hàng.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Nguồn tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động 3 % năm
2008;

Như vậy nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Đô Lương có mức tăng
trưởng khá ổn định bền vững. Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch theo hướng có lợi cho
hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho Ngân hàng chủ động được vốn mở rộng đầu tư
cho vay các dự án phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn. Sự thành công này là kết quả cố
gắng của Ban Giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên cùng phối kết hợp chặt chẽ góp
phần tăng trưởng nguồn vốn trong toàn huyện.
2.2.2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đô Lương .
Tình hình sử dụng vốn:
Là một NH kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn cho nên khách
hàng chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Đô Lương là các hộ sản xuất và kinh tế tư nhân.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được tại địa phương NHNo&PTNT huyện Đô Lương đã
đầu tư kịp thời cho các nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Bảng 02: Tình hình đầu tư vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Sosánh 2007 /2006
Chênh lệch
So sánh 2008 /2007
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%

Doanh số cho
vay
104.99
5
151.485 170.692 46.490 44,28 19.207 12,68
Tổng dư nợ
107.06
4
135.880 153.470 28.816 26,91 17.590 12.95
Dư nợ bình
quân 1 cán bộ
2.000 2.500 2.800 500 25 300 12
(Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của NHNo&PTNT huyện
Đô Lương)
Qua bảng 02 cho ta thấy doanh số cho vay, tổng dư nợ bình quân đầu người qua
các năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tổng doanh số cho vay của năm 2007 so
với năm 2006 tăng 46490 triệu đồng, tương ứng chiếm tỷ lệ 44,28%, còn năm 2008 so với
năm 2007 tăng 19208 triệu đồng chiếm với tỷ lệ 12,68%. Về tổng dư nợ thì qua 3 năm đều
tăng cụ thể: năm 2007 so với 2006 đã tăng 17590 triệu đồng ứng với tỷ lệ 12,95% và năm
2008 so với năm 2007 đã tăng 28816 triệu đồng tương ứng chiếm tỷ lệ 26,91%. Qua đó ta
thấy được dư nợ bình quân qua 3 năm tăng rõ rệt :năm 2007so với 2006 đã tăng 500 triệu
chiếm 25% đến năm 2008 so với 2007 thì lại giảm xuống còn 300 triệu và chiếm 12%.
Nhưng qua 3 năm ta vẫn thấy là dư nợ bình quân tăng.
Cùng với định hướng phát triển kinh tế của đất nước, của tỉnh cũng như của huyện
nhà những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế đã có
những thay đổi căn bản. Trước đây trong nông nghiệp chủ yếu là ngành trồng trọt và độc
canh cây lúa nước thì đến nay với chủ trương thay đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và
nông thôn thì nhiều cây trồng, vật nuôi, nghề phụ đã được các hộ nông dân đón nhận và
đưa vào sản xuất kinh doanh như kinh tế vườn đồi, trang trại, chăn nuôi đại gia súc gia
cầm… Từ thực tế đó NHNo&PTNT huyện Đô Lương đã tìm mọi biện pháp nhằm thay đổi

cơ cấu đầu tư, mở rộng mạng lưới cho vay huy động vốn và cho vay qua tổ vay vốn theo
nghị quyết liên tịch số 2308/NQLT giữa Trung ương hội nông dân Việt Nam và
NHNo&PTNT Việt Nam, Ngoài ra NH còn cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục hồ sơ, đổi
hàng có nhu cầu được vay vốn nhanh chóng và thuận lợi. Việc tăng trưởng quy mô tín
dụng không những tạo cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất
hàng hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo của địa phương mà còn nâng cao uy tín, vị thế và
sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ngày càng lớn mạnh của
NH.
Bảng số 03: Cơ cấu dư nợ cho vay theo các thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So2008 với 2006
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

×