Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG PHÒNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT_SKKN QLGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.49 KB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG …………
----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THƠNG
QUA VIỆC XÂY DỰNG PHỊNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG
TRƯỜNG THPT

Người viết: Họ và tên
Đơn vị cơng tác: Trường

TĨM TẮT


Ngày nay với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tư vấn tâm lý đã trở thành nhu cầu cấp
thiết trong đời sống tinh thần của mỗi người, nhưng nhu cầu này ở học sinh THPT chưa
được nhà trường quan tâm và đáp ứng thoả đáng. Vì vậy, người nghiên cứu đã tiến hành
đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG PHÒNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH
TRONG TRƯỜNG THPT"
Thời gian: tháng 10/2011 - 03/2012
Phương pháp: nghiên cứu tài liệu, phát phiếu điều tra, phỏng vấn, thống kê, xử lý
số liệu.
Kết quả thu được:
-

Hầu hết học sinh trường THPT xxx được khảo sát đều có trạng thái tâm lý lo lắng
với các mức độ khác nhau.

-



Những khó khăn ảnh hưởng tới tâm lý các em như: khó khăn về vấn đề học tập, về
các mối quan hệ, sức khỏe giới tính…

-

Học sinh trường THPT xxx quan tâm nhiều tới các chuyên mục, chương trình tư
vấn trên các phương tiện thông tin nhưng thực tế tham gia dịch vụ tư vấn rất ít.

-

Khi gặp vấn đề khó khăn đa số các em tự giải quyết theo cách riêng, âm thầm chịu
đựng hoặc tâm sự với bạn bè. Rất ít học sinh tâm sự, chia sẻ với cha mẹ và thầy cô
cũng như đến với dịch vụ tư vấn tâm lý.

-

Thực tiễn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh của trường cịn yếu, về phía học sinh
các em có nhu cầu tư vấn đều mong muốn mở phịng tư vấn tâm lý tại trường.

-

Trong trường THPT xxx nên xây dựng kế hoạch và thành lập tổ tư vấn tâm lý
nhằm phát triển mạng lưới phòng tư vấn để trợ giúp học sinh, thỏa mãn nhu cầu
được tư vấn.


DANH SÁCH CÁC BẢNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn và phức
tạp, làm nhiều vấn đề tâm lý nảy sinh, không phải ai cũng có thể giải quyết được, nhất là
học sinh tình trạng rối nhiễu tâm trí đã trở nên phổ biến. Và nhu cầu tư vấn tâm lý trở
thành một nhu cầu cần thiết mang tính xã hội rất lớn, nó trở thành nhu cầu không thể
thiếu đối với mọi lứa tuổi.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thống kê rối nhiễu tâm trí đứng thứ 5 trong số 10
nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người. Ở lứa tuổi học đường, rối nhiễu tâm
trí là nguyên nhân chính làm giảm sút chất lượng đào tạo, tăng tỉ lệ bỏ lớp và là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tự tử trong học sinh (Hồng Lân, 2008).
Mặt khác, trước những kết quả học tập không được như mong đợi ở các học sinh,
các bậc cha mẹ và thầy cô chỉ quan tâm đến việc cố gắng làm sao để con em mình dành
nhiều thời gian hơn cho học tập, buộc các em lên lớp phải tập trung nghe giảng, tìm gia
sư kèm tại nhà…Bằng mọi cách mà khơng biết rằng những cố gắng đó có khi lại phản tác
dụng tạo áp lực học tập quá lớn, đẩy các em vào trạng thái lo âu, căng thẳng.
Theo Phạm Mạnh Hà: “Đáng lo ngại nhất là số học sinh mắc các triệu chứng trầm
cảm nặng ở tại một số trường chiếm tới 3%, trong khi trên thế giới tỉ lệ 0,3-0,5% đã là
quá nhiều. Những năm gần đây tình trạng này càng ngày càng tăng. Đã đến lúc chúng ta
cần quan tâm đến vấn đề tư vấn học đường, nếu khơng hậu quả sẽ khó lường”. (Trích dẫn
bởi Đoan Trúc, 2007).
Đứng trước những lý do khách quan đó, cũng như những thắc mắc, khó khăn tâm
lý của tơi đã trải qua trong thời học sinh. Bên cạnh đó, bản thân là một cán bộ Đồn ln
gần gũi với học sinh và đã được tập huấn về công tác tuyên truyền về “Sức khỏe sinh sản
vị thành niên trong năm 2010”. Cho nên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc tìm hiểu nhu cầu về phòng tư vấn tâm lý học đường của học sinh
trường THPT xxx - – , căn cứ để có cơ sở xây dựng phịng tư vấn tâm lý cho học sinh
của trường xxx , góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường, đồng thời hỗ trợ
về mặt tinh thần cho học sinh, giúp các em giải tỏa các vấn đề tâm lý gặp phải trong cuộc
sống, trong học tập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

1


-

Khách thể nghiên cứu: Học sinh các khối 10-11-12 của trường THPT xxx - xxx

– xxx .
-

Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu về xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh

trường THPT xxx - xxx – xxx .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận:
● Khái quát một số vấn đề về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
● Nêu ra những khó khăn về tâm lý của học sinh lứa tuổi này.
● Nêu lên tầm quan trọng của tư vấn tâm lý cho học sinh THPT.

-

Nghiên cứu thực trạng:
● Đặc điểm riêng của sự phát triển tâm sinh lý HS trường THPT xxx .
● Những khó khăn tâm lý gặp phải của HS trường THPT xxx trong học tập,

sinh hoạt.
● Xác định nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh trường THPT xxx - xxx –
xxx .

● Xác định nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường
THPT xxx - xxx – xxx
5. Phương pháp nghiên cứu.
-

Nghiên cứu tài liệu: tìm, chọn và nghiên cứu một số sách, báo, bài viết liên quan
đến tâm lý học sinh và tư vấn tâm lý học sinh.

-

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:5 học sinh của 5 lớp: 10B1, 10B7, 11C10,
11C11,12A8.

-

Phiếu điều tra ý kiến học sinh: phiếu điều tra được tiến hành qua 2 giai đoạn:

-

Giai đoạn 1: Trên cơ sở lý luận và những đề tài có liên quan, người nghiên cứu

tiến hành soạn thảo phiếu, với các câu hỏi mở thăm dò (xin xem phần phụ lục 1).
-

Giai đoạn 2: Từ kết quả thăm dò, tiếp tục tham khảo các cơng trình nghiên cứu

trước và các vấn đề lý luận của đề tài, người nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra chính
thức với 15 câu hỏi (xin xem phần phụ lục 2).
-


Dùng toán thống kê để xử lý số liệu bằng phần mềm microsoft Excel.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
-

Về không gian: nghiên cứu tại trường THPT xxx - xxx – xxx .

-

Nội dung nghiên cứu: Chỉ tìm hiểu nhu cầu của học sinh trường THPT xxx về
việc xây dựng phòng tư vấn tâm lý trong trường học.

-

Thời gian: Từ tháng 10/2011 đến 03/2012
2


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Hiện nay tư vấn tâm lý là một dịch vụ đang được sự quan tâm lớn của dư luận, vì
vậy đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề này.
Sau đây là một số nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Nguyễn Thị Sơng Lam, 2006, “Tìm hiểu thực trạng áp lực tâm lý trong hoạt động
học tập của học sinh THPT”, luận văn tốt nghiệp ĐH.
Lê Khắc Mỹ Phượng, 1998, “Khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của HS
THPT về một số vấn đề cơ bản của nội dung giáo dục giới tính tại một số trường THPT
Tp. HCM”, đề tài luận văn tốt nghiệp ĐH - SV khoa tâm lý giáo dục.
Nguyễn Thị Trang, 2007, “Tìm hiểu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn

tâm lý học sinh ở một số trường THPT”, đề tài luận văn tốt nghiệp ĐH - SV bộ môn
SPKTNN.
Dương Thiệu Hoa và ctv, 2007, “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học
sinh THPT”, tạp chí tâm lý số 2.
Bùi Thị Xuân Mai, 2005, “Tham vấn - một dịch vụ xã hội cần được phát triển ở
Việt Nam”, tạp chí tâm lý học số 2.
Vũ Kim Thanh, 2001, “Tư vấn tâm lý - một nhu cầu xã hội cần được đáp ứng”,
tạp chí tâm lý học số 2.
Các nghiên cứu trên đã thúc đẩy một phần nào sự ra đời của các trung tâm tư vấn
tâm lý ở một số nơi nhưng hầu như chưa có tác giả nào tìm hiểu thực tế nhu cầu về xây
dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường THPT. Vì vậy người nghiên cứu
bước đầu tìm hiểu về vấn đề này.
1.2. Vai trò của tư vấn tâm lý
Trong bối cảnh hiện nay tư vấn tâm lý có vai trò quan trọng trong đời sống tinh
thần con người.
● Vai trị của tư vấn tâm lý trong xã hội:
- Cơng tác tư vấn nhằm vào mục tiêu giáo dục mang tính năng phát triển đời sống
lành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn và điều trị những rối loạn do thiếu khung tư duy trưởng
thành, nên ngành này đã đóng một vai trị quan trọng tích cực với an tồn và phát triển xã
hội.
3


- Trong thực tiễn triển khai các chính sách, chương trình phát triển xã hội, tư vấn
tâm lý tỏ ra là một trong những kỹ năng quan trọng, giúp các cán bộ xã hội thực thi
nhiệm vụ của mình.
- Tư vấn tâm lý được sử dụng trong những trung tâm có chức năng lâm sàn và
chức năng giáo dục sức khỏe cộng đồng.
Theo Phạm Minh Hạc chủ tịch hội khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam: “Tư vấn
tâm lý - giáo dục ở nước ta có sứ mệnh vẻ vang là động viên mọi người và toàn xã hội,

tạo nên một vốn xã hội- vốn người tốt, cùng nhau đoàn kết, bảo đảm an sinh xã hội, ổn
định xã hội, góp phần tiếp tục đổi mới đất nước, tạo dựng nên một đất nước độc lập, phồn
vinh, mọi người được hưởng các quyền của con người, của mọi cơng dân” (trích dẫn bởi
Nguyễn Thơ Sinh, 2006).
● Đối với học sinh, người nghiên cứu thấy tư vấn tâm lý có 5 vai trị sau:
- Thứ nhất giúp các em hiểu rõ những quy luật phát triển về tâm lý, sinh lý cơ thể,
đặc biệt là sự phát triển đời sống tình cảm và sự trưởng thành nhân cách trong xã hội.
Trong hành trình trưởng thành của con người, đa số chúng ta ai cũng gặp những khó
khăn, bỡ ngỡ, nếu khơng được hướng dẫn, tư vấn thì rất dễ gặp những khó khăn lớn,
khiến sự phát triển bị lệch hướng.
- Thứ hai giúp các em giữ thăng bằng trong đời sống tình cảm, sẽ là người bạn để
các em tâm sự khi khơng dám nói cùng cha mẹ, giúp cho các em hiểu rõ bản thân và biết
cách cư xử trong xã hội.
- Thứ ba giúp cho mối quan hệ giữa thầy và trị, quan hệ gia đình thêm vững chắc,
quan hệ tình bạn - tình yêu trong sáng, sẽ là hành trang kiến thức giúp các em tự tin hơn
để bước ra xã hội.
- Thứ tư là chất “xúc tác” làm tăng khả năng hấp thu, đón nhận kiến thức từ phía
HS trong mối quan hệ dạy và học.
- Thứ năm có tác động tích cực trong hoạt động hướng nghiệp của HS. Hầu hết
các em khi chọn nghề cho tương lai, luôn phân vân giữa nhu cầu xã hội, áp lực gia
đình, triển vọng thăng tiến bản thân, sở thích cá nhân… Vì vậy các em cần có người
hiểu, thơng cảm và có khả năng giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp với những
điều kiện trên.
1.3. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT
1.3.1. Đặc điểm chung của lứa tuổi
Trong tâm lý học lứa tuổi đã từng nói tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt
đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Chính cái định nghĩa mà giới
4



hạn thứ nhất là giới hạn sinh lý và giới hạn thứ hai là giới hạn xã hội đã chỉ ra tính chất
phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng.
Đây là lứa tuổi có những chuyển biến quan trọng cả về phát triển thể lực lẫn tâm
lý của con người, là giai đoạn định hình nhân cách. Như I.X.Con nói: “Tuổi thanh niên
(từ 14,15 đến 18 tuổi) là “thế giới thứ ba” theo nghĩa đen của từ này, tồn tại giữa tuổi trẻ
em và tuổi người lớn” (Theo Lê Văn Hồng, 1998).
Do gia tốc phát triển của xã hội mà các giới hạn của tuổi thanh niên được hạ thấp,
bắt đầu từ 14 -15. Nhưng nội dung cụ thể của thời kỳ phát triển này được quyết định
không đơn giản chỉ bởi tuổi, mà trước hết là những điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên
trong xã hội, khối lượng tri thức, kỹ năng mà họ nắm bắt được và một loạt những nhân tố
khác phụ thuộc vào những điều kiện xã hội đó). Ngày nay hoạt động lao động và hoạt
động xã hội ngày càng phức tạp. Do đó mà có sự kéo dài của thời kỳ tuổi thanh niên và
tính khơng xác định của các giới hạn lứa tuổi.
Cũng theo Lê Văn Hồng (1998): “Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự
trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ
thể người lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý”.
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra những đặc điểm cơ thể của tuổi thanh niên như
sau:
Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại. Các em gái đạt được
sự tăng trưởng trung bình vào khoảng tuổi 16-17, các em trai vào khoảng 17-18.
Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong
của não phức tạp và các chức năng của não phát triển gần như cấu trúc tế bào não của
người lớn. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hố hoạt động phân tích, tổng
hợp…của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập. Đa số các em đã vượt qua thời kỳ
phát dục. Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe và đẹp.
Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai trò xã hội và
hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến
đổi cả về chất lượng. Ở thanh niên ngày càng xuất hiện nhiều vai trò của người lớn và họ
thực hiện các vai trị đó ngày càng có tính độc lập và có tinh thần trách nhiệm cao (Bùi
Ngọc Oánh và ctv, 1996)

Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm, cha mẹ đã trao đổi
với các em một số vấn đề và các em cũng biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong
gia đình. 14 tuổi, các em bắt đầu gia nhập đoàn thanh niên cộng sản. Trong tổ chức đoàn
các em có thể tham gia cơng tác tập thể, cơng tác xã hội một cách độc lập hơn và có trách
5


nhiệm hơn. 18 tuổi có quyền bầu cử, có chứng minh thư, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ
lao động. Tất cả các em đều có suy nghĩ về việc chọn ngành nghề…
Theo Lê Văn Hồng (1998): thanh niên mới lớn có hình dáng người lớn, có những
nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn. Các em còn chịu sự quyết định về nội
dung và xu hướng chính trong hoạt động của mình bởi người lớn. Ở trường và ngoài xã
hội, thái độ của người lớn thường thể hiện tính chất hai mặt: một mặt nhắc nhở rằng các
em đã là người lớn, địi hỏi tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý… mặt
khác lại địi hỏi họ thích ứng với cha mẹ, giáo viên…
Do đó vị trí của thanh niên có tính chất không xác định (ở mặt này họ được coi là
người lớn, mặt khác lại không), đây là một tất yếu khách quan. Tính chất đó và những
u cầu đề ra cho thanh niên được phản ánh một cách độc đáo vào tâm lý thanh niên.
1.3.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh.
1.3.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập
Hoạt động học tập của thanh niên học sinh địi hỏi tính năng động và tính độc lập
ở mức độ cao, đồng thời cũng đòi hỏi: muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thì
cần phát triển tư duy lý luận ở các em (Nguyễn Quang Uẩn, 2003).
Học sinh càng trưởng thành kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ý
thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy thái độ có ý thức
của các em đối với học tập ngày càng phát triển.
Thái độ của thanh niên học sinh đối với các mơn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở
các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.
Cuối bậc THPT các em đã xác định được hứng thú ổn định đối với một mơn học nào đó,
đối với một lĩnh vực tri thức nhất định (Nguyễn Quang Uẩn, 2003).

Thái độ học tập của thanh niên học sinh lúc này được thúc đẩy bởi động cơ thực
tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng tiếp thu mơn học của các
em), động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học, rồi mới đến động cơ cụ
thể khác…
Thái độ học tập ở không ít em có nhược điểm là: một mặt các em rất tích cực học
một số mơn được các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn, nhưng lại sao
nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để lấy điểm trung bình.
1.3.2.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức của thanh
niên mới lớn.

6


Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ
thống và tồn diện hơn. Q trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu
thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Song quan sát của thanh niên học
sinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên.
Ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của các em, đồng
thời vai trị của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một phát triển. Đặc biệt
các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ.
Do sự phát triển của các quá trình nhận thức và ảnh hưởng của hoạt động học tập
mà hoạt động tư duy của thanh niên học sinh có thay đổi quan trọng. Các em có khả năng
tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo. Tư duy của các em chặt chẽ
hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển.
Tuy nhiên số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên
hiện nay còn chưa nhiều.
Tóm lại ở tuổi thanh niên mới lớn những đặc điểm chung của con người về mặt trí
tuệ thơng thường đã được hình thành và chúng vẫn cịn được tiếp tục hoàn thiện (Lê Văn
Hồng, 1998).

1.3.3. Sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi.
1.3.3.1. Sự phát triển của tự ý thức
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của
thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi thanh
niên (Lê Văn Hồng, 1998).
Sau đây là những đặc điểm cơ bản của quá trình:
● Ở tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến hình dạng bên ngồi của mình
như (hay soi gương, chú ý sửa tư thế, quần áo…). Hình ảnh về thân thể là một thành tố
quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn.
● Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên là một quá trình lâu dài, trải qua
những mức độ khác nhau và diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi với tính chất đặc thù riêng. Thanh
niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình, vì vậy các em
quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng của bản
thân.
● Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là sự tự ý thức của họ
xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể, những
quan hệ mới với thế giới xung quanh. Các em hay ghi nhật ký, so sánh mình với nhân vật
được xem “là thần tượng”.
7


● Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức về cái
tôi của mình trong hiện tại mà cịn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tương
lai.
Thanh niên biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong tồn bộ những thuộc
tính nhân cách. Thanh niên khơng chỉ có nhu cầu đánh giá mà cịn có khả năng đánh giá
sâu sắc về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của
chính mình. Nhưng tự đánh giá khách quan không phải là dễ dàng. Các em thường có xu
hướng cường điệu hóa: đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực, hoặc
là đánh giá quá cao nhân cách của mình - tỏ ra tự cao, coi thường người khác.

1.3.3.2. Sự hình thành thế giới quan khoa học
Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan- hệ
thống quan điểm về xã hội, về tự nhiên, về các nguyên tắc và quy tắc cư xử…Sự hình
thành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên học sinh
(Theo Lê Văn Hồng, 1998).
Dấu hiệu của sự hình thành thế giới quan ở các em là sự phát triển của hứng thú
nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ. Các em cố gắng
xây dựng quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề xã hội, tư tưởng
chính trị, đạo đức. Chính nội dung các mơn học ở phổ thơng trung học giúp cho các em
xây dựng được thế giới quan tích cực về mặt tự nhiên, xã hội. Vấn đề ý nghĩa cuộc sống
chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của thanh niên.
Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên có lối sống thụ động do chưa được giáo dục
đầy đủ về thế giới quan hoặc ảnh hưởng khá mạnh của tàn dư tiêu cực quá khứ.
1.3.4. Nhu cầu giao tiếp và đời sống tình cảm của học sinh THPT
a. Nhu cầu giao tiếp
Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất đối với các em.
Điều quan trọng là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thấy mình cần cho
nhóm, có uy tính, có vị trí nhất định trong nhóm. Trong các lớp học dần dần xảy ra một
sự “phân cực” nhất định, xuất hiện những người được lòng nhất và những người ít được
lịng nhất. Những em có vị trí thấp (ít được lịng các bạn) thường băn khoăn và suy nghĩ
nhiều về nhân cách của mình (Bùi Văn Huệ, Vũ Dũng, 2003).
Ở giai đoạn này quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hẳn so với các mối quan hệ
với người khác. Điều này do lòng khao khát muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi
phối. Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần
dần cũng được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập.
8


Trong giao tiếp, thanh niên hướng vào bạn bè nhiều hơn là hướng vào cha mẹ.
Nhưng khi bàn đến những giá trị sâu sắc hơn như chọn nghề, thế giới quan, những giá trị

đạo đức thì ảnh hưởng của cha mẹ lại mạnh hơn.
Cũng theo Bùi Văn Huệ và Vũ Dũng (2003) , sự mở rộng phạm vi giao tiếp và sự
phức tạp hóa hoạt động riêng của thanh niên học sinh khiến cho lượng nhóm quy chiếu
của các em tăng lên rõ rệt. Việc tham gia vào nhiều nhóm sẽ dẫn đến những sự khác nhau
nhất định và có thể có xung đột vào vai trị nếu cá nhân phải lựa chọn giữa các vai trò
khác nhau ở các nhóm.
b. Đời sống tình cảm
Đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn rất phong phú và nhiều vẻ. Đặc điểm đó
được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức
đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mặn nồng (Nguyễn Quang Uẩn,
2003).
Ở tuổi thanh niên mới lớn nhu cầu về tình bạn được tăng lên rõ rệt và mức độ
cũng sâu sắc hơn. Trong quan hệ với bạn các em cũng nhạy cảm hơn: khơng chỉ có khả
năng xúc cảm chân tình, mà cịn phải có khả năng đáp ứng lại xúc cảm của người khác
(đồng cảm). Tình bạn của thanh niên mới lớn rất bền vững, và tồn tại rất lâu.
Tình bạn được các em coi là mối quan hệ quan trọng nhất của mình. Thanh niên
thường lý tưởng hóa tình bạn. Họ nghĩ về bạn thường giống với điều mình mong muốn ở
bạn hơn là thực tế. Sự quyến luyến mạnh mẽ về mặt cảm xúc khiến các em ít nhận thấy
những đặc điểm thực tế ở bạn.
Quan niệm của thanh niên về tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn có sự
khác nhau. Ngun nhân kết bạn cũng rất phong phú (vì phẩm chất tốt ở bạn, vì tính tình
tương phản, vì có hứng thú sở thích chung…).
Một điều cần chú ý nữa là ở thanh niên mới lớn, quan hệ giữa nam và nữ được tích
cực hóa một cách rõ rệt. Bên cạnh các nhóm thuần nhất, có khá nhiều nhóm pha trộn (cả
nam và cả nữ). Do đó ở một số em đã xuất hiện những sự lôi cuốn đầu tiên khá mạnh mẽ,
xuất hiện nhu cầu chân chính về tình u và tình cảm sâu sắc. Đó là một trạng thái mới
mẽ, nhưng rất tự nhiên trong đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn.
1.3.5. Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp
Hoạt động lao động tập thể có vai trị to lớn trong sự hình thành nhân cách thanh
niên mới lớn. Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinh

thần tập thể, lịng u lao động, tôn trọng lao động, người lao động và thành quả lao
động, đặc biệt là có được nhu cầu và nguyện vọng lao động (Lê Hồng Minh, 2001).
9


Việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của học sinh phổ
thơng, cuối cấp học thì sự lựa chọn càng nổi bật. Dù có vơ tâm đến đâu, thì thanh niên
mới lớn cũng phải quan tâm, có suy nghĩ trong chọn nghề. Việc quyết định một nghề nào
đó ở nhiều em đã có căn cứ, biết so sánh đặc điểm riêng về thể chất, tâm lý, khả năng của
mình với yêu cầu của nghề nghiệp, dù sự hiểu biết của các em về yêu cầu của nghề
nghiệp là chưa đầy đủ.
Hiện tại có khơng ít học sinh còn định hướng một cách phiến diện vào việc học
tập ở đại học và học ở trường dạy nghề. Đại đa số các em hướng dần vào các trường đại
học hơn là học nghề…Điều đó cũng cho thấy các em chưa chú ý đến nhu cầu xã hội đối
với các ngành nghề khác nhau và mức độ đào tạo của các nghề trong khi quyết định
đường đời.
1.4. Khó khăn tâm lý của học sinh THPT
1.4.1. Stress ở tuổi thanh thiếu niên
Theo Charmaine Sauaders (2004), thì stress có những biểu hiện bất thường về thể
lý, về phản ứng tình cảm và sai sót về tâm lý.
◘Triệu chứng thể lý
Triệu chứng thể lý của stress bao gồm các chứng: nhức đầu, mất ngủ, căng thẳng, tức
ngực, đau nhức những bộ phận khác của cơ thể và mệt mỏi kinh niên. Cảm giác căng
thẳng đưa đến stress có thể tích lũy trong cơ thể và tự nó thường thể hiện qua những cơn
đau nhức khó chịu.
◘ Phản ứng tình cảm
Trong quan hệ giao tiếp, phản ứng tình cảm của người đang bị stress có thể biểu hiện
qua những triệu chứng: thiếu tự chủ, trầm cảm mãn tính, dễ cáu kỉnh, mất niềm vui ở
cuộc sống…
◘ Sai sót về tâm lý

Stress có thể gây ra những vấn đề tâm lý như: thiếu tập trung, khó quyết định, hay
nhầm lẫn và nhạy cảm một cách thái quá.
Sự thay đổi về kích thích tố và những phát triển diển ra khốc liệt ở tuổi thanh thiếu
niên có thể gây ra hầu hết những căng thẳng liên tục.
Cũng theo Charmaine Sauaders (2004) stress của tuổi thanh thiếu niên là do:
Chính bản chất của lứa tuổi thanh thiếu niên.
Đương đầu với những vấn đề thường ngày của gia đình.
Những thay đổi về sinh lý và áp lực xảy ra trong cuộc sống.
Phải hứng chịu những áp lực từ nhà trường, từ cơng việc và từ chính cá nhân.
10


Tiếng ồn, vấn đề tiền bạc, những yêu cầu của cơng việc…
Phát sinh những cảm xúc tính dục khi đối diện với người khác phái.
1.4.2. Những áp lực ở học sinh THPT
1.4.2.1. Áp lực từ gia đình
Mái ấm gia đình là nơi bình yên cho mỗi thành viên trong gia đình trở về sau một
ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Nhưng đơi khi gia đình lại là nơi tạo áp lực cho các em,
bởi những nguyên nhân sau:
Cha mẹ lao vào kiếm tiền với hy vọng con mình sẽ đầy đủ vật chất, họ khơng có
thời gian để trị chuyện, quan tâm tới học hành của con cái. Họ lãng quên đi nhu cầu cần
chia sẻ, hướng dẫn từ người lớn của các em (Như Lịch, Thiên Long, 2007).
Có gia đình khó khăn kinh tế phải hạn chế chi tiêu, mẹ khó tính, bố nghiện rượu
hoặc bạo lực, nhà cửa quá chật chội....
Mặt khác lứa tuổi thanh thiếu niên thì ln có những cơng việc lặc vặt, những
trách nhiệm trong gia đình, những quy tắc phải tuân theo. Nhưng với nhiều em, nhất là
các bạn trai, công việc trên dường như là điều ln gây khó chịu, gia đình có thể là một
nơi mà bạn phải chịu đựng nhiều điều, thậm chí gây thù địch, cản trở tự do..
Các em muốn được tự do bày tỏ những quan điểm, ước muốn, dự định riêng, qua
cách sinh hoạt thất thường về giờ giấc, cách ăn mặc và kiểu tóc kinh dị, nghe những loại

nhạc kích động, …(Lê Văn Hồng và ctv, 1998)
Điều này làm cho bậc cha mẹ khó chịu, la mắng hay cằn nhằn. Vì vậy các em
cảm thấy bực bội và phản ứng lại bằng cách: cải lại hoặc ngôi yên bằng thái độ thách
thức.
Theo Kiến Văn, Lý Chủ Hưng (2007) có một số lĩnh vực chính gây xung đột và
căng thẳng trong gia đình là:
◘ Sự khác biệt về tính cách tâm lý giữa những người trong gia đình (tr 26).
◘ Đụng chạm về nhu cầu, cách sinh hoạt của các thành viên trong gia
đình (tr 28).
Sự đụng chạm thường mang tính hình thức là những bực tức nhỏ.
◘ Những mong đợi của cha mẹ (tr 30).
Bậc cha mẹ thường mong muốn rất nhiều điều và hay đặt ra những tiêu chuẩn cao, đầy
kỳ vọng nơi con cái. Họ đòi hỏi con cái phải biết hành động một cách hợp tình, hợp lý, có
trách nhiệm trong khi các em lại muốn sống tự do và được là chính mình. Chính sự kỳ
vọng, quan tâm khơng đúng mức của cha mẹ làm học sinh có tâm lý lo sợ.
◘ Sức ép trong cuộc sống hiện đại (tr 33).
11


Nói chung, tuổi thanh thiếu niên có thể thay đổi tính cách của mình : vừa là một
người lầm lì, khó chịu khi ở nhà, nhưng ra ngồi vẫn có thể là một người rất đáng yêu,
đáng tính nhiệm. Và tính tình có thể thật thoải mái dễ chịu ở mơi trường này, nhưng cũng
có tính khí thất thường ở nơi khác.
◘ Bất mãn trước quyền lực và những quy tắc luật lệ do gia đình đưa ra (tr 32).
Đây là lãnh vực chính gây căng thẳng đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Mặc dù
quá trình trưởng thành khiến các em có những hành vi vơ lý hoặc gây khó khăn cho
người khác nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do xuất hiện bất mãn trong tâm lý
các em.
Khi còn nhỏ, cha mẹ xuất hiện như những thần tượng, đáng yêu và là những người
đem đến mọi sự, mặc dù có thể trong thực tế họ khơng như vậy. Đến khi trở thành một

thanh thiếu niên, các em đánh mất vầng hào quang này và nhìn thấy cha mẹ với tất cả
những bất toàn của họ.
◘ Ly dị (tr 56)
Đây là một vấn đề chưa xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nhưng nếu trong gia
đình có tình trạng này, thì có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đối với các em làm đảo
lộn nền tảng an tồn của gia đình và khó lường hết những tác hại đau lòng.
1.4.2.2. Áp lực từ nhà trường
Ở trường, hầu hết những stress của các em phát sinh từ 3 lĩnh vực: áp lực từ bạn
bè, những vấn đề về học tập và mâu thuẩn với thầy cô giáo (Charmaine Sauaders, 2004).
◘ Áp lực từ bạn bè
Các bạn trẻ hầu hết có tư tưởng cực đoan thậm chí muốn bng thả, chấp nhận trả
giá cao cho lối sống hồn tồn tự do, khơng lệ thuộc vào bất cư điều gì. Có những em
khước từ những người bạn vì lối ăn mặc của họ hoặc học hành quá chăm chỉ hoặc có lối
sống quá tĩnh lặng hoặc tỏ ra quá tôn trọng người khác và đôi khi không vì lý do rõ rệt
nào cả. Các em thường lo lắng về vị trí của mình trong nhóm. Nhiều em có ý định hoặc
nghĩ đến việc tự vẫn, thậm chí cịn đưa ra tình trạng bị khước từ và cảm giác cô độc như
là nguyên nhân cho hành động của mình. Các em thường lý tưởng hóa tình bạn, có sự
quyến luyến mạnh mẽ về mặt cảm xúc khiến các em ít thấy những đặt điểm thực tế ở bạn
nên rất dễ bị “vỡ mộng”.
Áp lực từ bạn bè là sự ảnh hưởng của những người đồng trang lứa trực tiếp tác
động lên nhau theo thời gian. Bạn bè thường có khuynh hướng hay đưa ra nhận xét về tất
cả những điều mà các em làm và sự tán thành của họ rất quan trọng. Đối với nhiều thanh
thiếu niên, điều nguy hiểm là các em rất nhạy cảm và quá bận tâm đến sự tán thành hay
12


chê bai của bạn bè. Các em liên tục muốn thử sức mình và có thể bị bạn bè xấu khiêu
khích “thử lửa” với những thói xấu hoặc tệ nạn xã hội: hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng
ma túy, đua xe, quan hệ trai gái bừa bãi, hoặc có những hành động mang tính cách phá
hoại với mục đích chỉ để mua vui cho mình.

◘ Những vấn đề về học tập
Những vấn đề trong việc học hành là một nguyên nhân khác có thể gây ra những
cảm giác căng thẳng và áp lực nơi các em.
Các em thường gặp khó khăn về phương pháp học tập, đây là nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả học tập và trạng thái tâm lý bên trong học sinh. Trong quá trình tiếp thu bài
học với kiến thức đã nhiều mà phương pháp dạy theo kiểu nhồi nhét, buộc học thuộc, làm
học sinh căng thẳng, lo sợ không giải quyết hết nhiệm vụ học tập.
Nội dung chương trình q nặng, mang tính hàn lâm mà thiếu tính phổ thơng, căn
bản khoa học, sẽ làm cho học sinh q tải về trí tuệ. Khơng có thời gian vui chơi giải trí,
tự học tự khám phá, làm giảm khả năng sáng tạo của học sinh.
Hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, trách phạt, kỷ luật nghiêm
khắc làm các em lo lắng, xấu hổ dẫn đến áp lực cho các em.
Tuổi trẻ có quá nhiều ước mơ đến nổi các em tin rằng mình là người giỏi giang
nhất và cứ thế đeo đuổi suy nghĩ đó nhưng rồi các em phải trải qua các kỳ thi, giải quyết
những bài vở và công việc được giao, phải đương đầu với vấn đề điểm số thứ hạng làm
vỡ mộng. Như vậy bài vở là yếu tố gây căng thẳng nhất đối với các thanh thiếu niên.
Nguyên nhân chính gây áp lực trong lớp học là nổi buồn chán, khơng có khả năng
trả lời các câu hỏi của giáo viên, xung đột và thái độ xấu của bạn bè. Bạn trẻ thường thấy
chán nản khi khơng theo dỏi bài học hoặc tâm trí sao lãng.
◘ Mâu thuẫn với thầy cơ giáo
Các em cũng có vấn đề đối với các thầy cô giáo, ban giám hiệu và các quy tắc
trong trường. Chính bản chất lứa tuổi thanh thiếu niên khiến bạn trẻ muốn nổi loạn, hay
thắc mắc và bất chấp, trong khi tính cách này khiến người lớn tức điên lên.
Tóm lại, một trong những áp lực lớn nhất mà các em phải đương đầu đó là những
bận tâm về tương lai và sự thành đạt ở đời, bao gồm: những áp lực từ phía cha mẹ và xã
hội, nhu cầu có bằng cấp cao, có cơng việc ổn định, những hồi bão về cơng danh sự
nghiệp và có mức sống với những điều kiện kinh tế hiện hành. Nhưng trong thời đại này,
các em còn phải đối diện với thực tế phức tạp hơn nhiều, đó là sự canh tranh gay gắt về
cơng ăn việc làm, những trở ngại lớn lao, cụ thể là nạn thất nghiệp tràn lan, tất cả những
điều này đòi hỏi các bạn trẻ luôn phải phấn đấu vượt qua.

13


1.4.2.3 Áp lực từ vấn đề sức khỏe giới tính
Lứa tuổi thanh thiếu niên dễ bị stress vì các bạn đang sống trong cảm giác mờ ảo
của những cảm xúc lẫn lộn và đầy ảo giác về sự phát triển tâm sinh lý bản thân: mặc cảm
về hình thức, lo lắng băn khoăn về những biểu hiện của cơ thể, về mối quan hệ với bạn
khác giới. Các em thường rất dễ bị lúng túng, đôi khi là sự bế tắc, sự sai lầm trong cách
giải quyết vấn đề, trong cách xử lý các tình huống “gay cấn”.
Bậc phụ huynh vẫn thường hay nói với các thanh thiếu niên rằng họ khơng cịn là
đứa trẻ thơ nữa và nên hành động một cách có trách nhiệm, nhưng mặt khác, những tiêu
chuẩn về cách cư xử mà người lớn đặt ra cho các em lại có nhiều giới hạn, khiến các bạn
thấy bối rối khơng ít, đặc biệt nhất trong lĩnh vực tính dục (Lê Văn Hồng và ctv, 1998).
Xong ở các em đã có sự quan tâm nhiều đến những vấn đề tình dục, về sinh sản,
về tình yêu nhưng rất ít hiểu biết. Nên việc tìm đọc, xem tranh ảnh về nội dung giới tính
là một nhu cầu tất yếu. Điều này khơng có gì sai trái nhưng với luồng thơng tin đa dạng
đó, có cả tốt lẫn xấu nếu khơng có sự hướng dẫn, kiểm sốt của bậc phụ huynh thì các em
khó mà chọn lọc, biết cái gì nên hay khơng nên, dễ rơi vào thế bị động và hoang mang.

14


Chương 2: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Khó khăn tâm lý của học sinh trường THPT xxx
2.1.1.Tâm lý hiện tại của học sinh trường THPT xxx
Bảng 2.1: Tâm lý hiện tại của học sinh trường THPT xxx
Mức độ cảm nhận
Rất hài lòng và yên tâm
Về cơ bản là hài lòng
Hài lòng và lo lắng pha trộn

Lo lắng nhiều hơn hài lòng
Thường xuyên lo lắng
Ý kiến khác

Khối 10
%
5,5
21
48
20
4,5
1

Khối 11
%
5
20
37,5
26,25
6,25
5

Khối 12
%
7,5
16,25
43,75
27,5
5
0


Tổng
% Thứ bậc
6
4
19,2
3
43,2
1
24,4
2
5,2
5
2
6

Từ bảng 2.1: có 6% số học sinh được khảo sát là có trạng thái tâm lý “hài lịng và
hồn tồn n tâm” với cuộc sống của mình, con số này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Số còn lại tới 94% có tâm trạng lo lắng ở các mức độ khác nhau, trong đó 5,2%
“thường xuyên lo lắng”. Những em này có nguy cơ cao dẫn tới sự lo âu và rối nhiễu tâm
lý, cần được sự hỗ trợ kịp thời và đúng lúc từ phía gia đình, nhà trường và 2% “ ý kiến
khác”: “các em chẳng hài lòng mà cũng chẳng lo lắng”. Cũng từ số liệu trên cho thấy
phản ánh sự căng thẳng quá mức của số đông học sinh trường THPT xxx .
So sánh sự khác biệt về mức độ lo lắng, không an tâm của học sinh giữa các khối
10,11,12 thì sự sai khác là khơng đáng kể. Khối nào cũng có những nỗi lo riêng:
Khối 10, có 93,5% HS có tâm trạng lo lắng, vì là khối đầu cấp với mơi trường học
xa lạ, chương trình học mới, bạn bè mới…gây cho các em lo âu, căng thẳng. Trong khi,
92,5% HS khối 12 có tâm trạng lo lắng, vì là khối cuối cấp với những áp lực chọn ngành
nghề, thi tốt nghiệp, đại học, tình yêu tuổi mới lớn…và HS khối 11 có tâm trạng lo lắng ít
nhất trong 3 khối vì các em đã qua giai đoạn bỡ ngỡ ở lớp 10, mà cũng chưa bị áp lực

cuối cấp của 12, tuy nhiên các em cũng khơng thốt khỏi trạng thái tâm lý này 90 %.
Còn về mức độ cảm nhận “hài lịng và hồn tồn n tâm” thì học sinh khối 12 có
tỷ lệ chọn là cao nhất trong ba khối (7,5%). Điều này có thể lý giải được vì học sinh khối
12 có sự phát triển hồn thiện hơn về cơ thể cũng như thái độ nhận thức so với 2 khối cịn
lại.
2.1.2 Các khía cạnh thể hiện khó khăn tâm lý của học sinh trường THPT xxx
Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội cùng các
yêu cầu ngày càng cao của nhà trường, thêm vào đó là sự kỳ vọng quá mức của gia đình
đang tạo ra những áp lực lớn gây căng thẳng cho HS. Hậu quả là ngày càng có nhiều HS
15


gặp khó khăn trong học tập, xây dựng lý tưởng sống, cách thức ứng xử phù hợp trong các
mối quan hệ xung quanh. Khó khăn tâm lý cụ thể mà học sinh trường THPT xxx gặp
phải là rất đa dạng, các số liệu ở bảng sau đã phản ánh điều này.
Bảng 2.2 Các khía cạnh thể hiện khó khăn lý tâm của HS trường THPT xxx
Nội
dung

Mức độ
Rất khó khăn

Quan hệ
gia đình

Hơi khó khăn
Khơng khó

bạn bè


nghề

1,65

26,8
48
25,2

Rất khó khăn

57,8

37,5

8,75

35,6

Hơi khó khăn

20

Khơng khó

Hơi khó khăn
Khơng khó
khăn

Học tập,


2,25

12,5
40

%

Tổng
M

47,5

Rất khó khăn
thầy trị

2,1

37,5
50

Khối 12
%
M

12,5

khăn
Quan hệ

30

53

Khối 11
%
M

17

khăn
Quan hệ

Khối 10
%
M

Rất khó khăn
Hơi khó khăn
Khơng khó

2,35

43,75

1,94

22,5

1,4

20,4


22,2

23,75

68,75

44

67,8
17,8

23,75
31,25

16,25
33,75

37,2
27,2

2,53

1,78

1,66

14,4

45


50

35,6

61,1
16,7

21,25
33,75

20
53,75

44,8
34

2,3

2,4

1,9

22,2

15

26,25

21,2


Rất khó khăn

47,8

25

2,5

26

khỏe

Hơi khó khăn

33,3

giới tính

Khơng khó

nghiệp

Sức

khăn

khăn

18,9


2,3

30

1,8

45

20
77,5

1,3

28

2

1,9

2

2,2

1,8

46

Nhìn chung HS gặp khó khăn ở rất nhiều lĩnh vực, với các mức độ khác nhau.
78,8% HS gặp khó khăn trong học tập, xây dựng lý tưởng sống, xác định, lựa chọn

nghề nghiệp tương lai với M=2,2. Nội dung này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khía cạnh
gây khó khăn. Đối với HS, học tập ln là nhiệm vụ hàng đầu, khó khăn từ nó sẽ là một
áp lực lớn ảnh hưởng tới tâm lý các em. Như lịch học dày đặc, chương trình học quá
nặng, có quá nhiều bài tập, bài kiểm tra, yêu cầu của giáo viên đặt ra cao, giảng bài khó
hiểu… Làm các em “căng ra” khơng có thời gian giải trí, mà chỉ học và học.
Trong mối quan hệ với gia đình cũng là một khía cạnh gây khó khăn tâm lý cho
các em chiếm tỷ lệ 74,8%, M=2. Các em lo lắng vì bố mẹ khơng hiểu mình, hay áp đặt,
khơng tin tưởng các em... khơng khí gia đình căng thẳng. Qua đây phụ huynh nên quan
tâm học tập của các em trước khi đưa ra yêu cầu của mình. Làm được điều này sẽ tránh
được tình trạng các em khơng đủ sức khỏe và năng lực hồn thành kỳ vọng của cha mẹ
nhưng vẫn cố sức dẫn đến suy kiệt tinh thần và thể chất.
16


66% các em gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè: các em cảm thấy xấu hổ
với nhận xét của các bạn về khiếm khuyết trên cơ thể mình, bị khước từ khó hịa nhập
vào tập thể, hoặc vị trí của mình trong nhóm khơng cao. Đặc biệt trong mối quan hệ này
sự xuất hiện của tình cảm khác giới cũng đang là thắc mắc của các em.
64 % các em gặp khó khăn trong mối quan hệ với thầy cô. Giáo viên không công
bằng hay la mắng, giảng bài khó hiểu, cho bài tập nhiều và khó… là những nguyên nhân
gây khó khăn cho các em.
Khó khăn về sức khỏe giới tính chiếm tỷ lệ ít nhất trong các nội dung trên. Với
46% các em không gặp khó khăn, điều này cũng dễ hiểu vì ngày nay trên các phương tiện
thông tin đại chúng đề cập vấn đề này khá nhiều. Nhưng khơng gặp khó khăn khơng hẳn
là các em có kiến thức căn bản về nội dung này, bên cạnh đó có tới 54% các em gặp khó
khăn. Sức khỏe giới tính ở tuổi này là một vấn đề được coi là tế nhị, khó nói, khó chia sẻ.
Vì vậy cần có sự tư vấn để các em hiểu và giữ gìn sức khỏe tốt, tâm hồn trong sáng.
Như vậy, học sinh trường THPT xxx đang gặp khá nhiều khó khăn trong giao tiếp
và hoạt động của mình. Gia đình, nhà trường và xã hội nên có phương pháp giáo dục,
giúp đỡ thích hợp giúp các


em vượt qua những khó khăn trong này.

2.1.3. Quan điểm của học sinh trường THPT xxx khi chọn nghề nghiệp cho tương
lai
Bảng 2.3: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS trường THPT xxx
Xu hướng chọn nghề
Theo ý cha mẹ
Nhu cầu xã hội
Sở thích cá nhân
Theo bạn bè
Ý kiến khác

Khối 10
%
3
10
60
0
27

Khối 11
%
2,5
20
67,5
2,5
7,5

Khối 12

%
2,5
10
62,5
0
25

Tổng
%
2,8
13,5
63
0,7
20

Kết quả từ bảng 2.3: Trong đó, 63 % HS chọn nghề theo sở thích cá nhân và 13,5%
chọn nghề theo nhu cầu xã hội, chỉ có 2,8 % HS chọn nghề theo ý cha mẹ còn lại 0,7 %
chọn nghề theo bạn bè. 20% ý kiến khác: chọn nghề theo sức khỏe và trình độ bản thân.
Điều này cho thấy các em đã có những suy nghĩ độc lập, khơng cịn chịu sự áp đặt
của cha mẹ nữa. Tuy nhiên việc chọn nghề là một vấn đề rất khó, là yếu tố quyết định sự
thành cơng sau này, nên việc chọn theo sở thích cá nhân và nhu cầu xã hội là chưa đủ,
cha mẹ và thầy cô nên hướng dẫn, cung cấp những thông tin về ngành nghề để các em có
cơ sở hơn trong lựa chọn của mình.

17


So sánh giữa 3 khối lớp thì khối 11 có 67,5 % chọn nghề theo sở thích cá nhân cao
hơn khối 10 và 12 (60 % và 62,5%). Vì khối 11 nhận thức đã có sự phát triển hơn khối
10 và không bị áp lực, lo lắng trong chọn lựa nghề nghiệp như khối 12. Các em chưa hiểu

rằng thích và giỏi mơn nào đó khơng có nghĩa là học giỏi ngành nghề đó.
Cũng ở khối 11, tình bạn được lý tưởng hóa nên các em có xu hướng chọn nghề
theo bạn bè tới 2,5 %, trong khi khối 10 và 12 khơng có ý kiến chọn nghề theo bạn bè, vì
ở khối 10 bạn bè cịn xa lạ, khối 12 thì các em đã ý thức được sự trưởng thành của mình,
nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc cạnh, khơng cịn lý tưởng hóa vấn đề như trước nữa.
2.1.4. Ảnh hưởng của khó khăn tâm lý tới đời sống của học sinh trường THPT xxx
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của khó khăn tâm lý đến đời sống và học tập của học sinh
trường THPT xxx
Khối

Khối 10

Khối 11

Khối 12

Tổng

Mức độ
Rất ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Khơng ảnh hưởng

%
75,2
19,3
5,5

%
73,2

22,9
3,9

%
52,3
45,9
1,8

%
66,9
29,4
3,7

Qua bảng 2.4 ta thấy ảnh hưởng của khó khăn tâm lý đến đời sống và học tập của
học sinh trường THPT xxx là rất lớn. 96,3% các em cho rằng khó khăn tâm lý ảnh
hưởng đến đời sống của mình, trong đó 66,9% là “ rất ảnh hưởng” chỉ có rất ít các em
cho rằng vấn đề đó “ khơng ảnh hưởng” (3,7%). Vấn đề trợ giúp các em học sinh giải
thốt những khó khăn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của các em.
So sánh giữa các khối lớp, có sự khác biệt đáng kể về mức độ ảnh hưởng đối với học
sinh khối 12 và hai khối còn lại. 52,3% “rất ảnh hưởng” ở khối 12 và 73,2% (khối 11),
75,2% (khối 10). Vậy tính độc lập và chủ động của HS khối 12 có phần phát triển hơn so
với khối 10 và 11.
2.1.5 Cách thức giải quyết những khó khăn tâm lý của học sinh trường THPT xxx
Bảng 2.5 Cách thức giải quyết khó khăn của HS
Khối

Khối

Khối


10
%

11
%

12
%

%

Thứ bậc

Âm thầm chịu đựng
Tự giải quyết theo cách riêng
Tìm hiểu qua các phương tiện thơng tin

49
24,5

46,25
25

47,5
23,75

47,6
24,4

1

4

25,5

32,5

28,75

28,9

3

Tự an ủi, làm gì đó, viết nhật ký

4,5

3,75

5

4,4

7

Tâm sự với cha mẹ, ông bà, anh chị em

15,5

10


12,5

12,8

5

Các cách giải quyết

18

Tổng



×