Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Cộng đồng Vatican II và sự tác động của nó tới công giáo ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.2 KB, 95 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: CÔNG ĐỒNG VATICAN II VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG
ĐỒNG PHẢI ĐỐI DIỆN Ở VIỆT NAM
6
1.1 Công đồng Vatican II
6
1.1.1 Một số khái niệm
6
1.1.2 Lý do khai mở Công đồng Vatican II
10
1.1.3 Nội dung của Công đồng Vatican II
18
1.1.4 Hậu Công đồng Vatican II
32
1.2 Những vấn đề Công đồng Vatican II phải đối diện ở Việt Nam
44
1.2.1Quan hệ Công giáo với văn hóa Việt Nam truyền thống
45
1.2.2 Quan hệ Công giáo với tôn giáo, tín ngưỡng bản địa
48
1.2.3 Quan hệ Công giáo với dân tộc
51
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II TỚI CÔNG
GIÁO Ở VIỆT NAM
55
2.1 Bối cảnh Công giáo và dân tộc
55


2.2 Sự tác động của Công đồng Vatican II tới đời sống tôn giáo của Công
giáo ở Việt Nam
62
2.2.1 Trong lĩnh vực phụng vụ
62
2.2.2 Vấn đề đời sống tu trì
65
2.2.3 Công tác đào tạo linh mục
68
2.3 Sự hội nhập văn hóa Kitô giáo
72
2.3.1 Về phương diện lý luận
75
2.3.2 Về phương diện thực hành
76
2.4 Vấn đề quan hệ Công giáo với dân tộc
79
2.5 Một số vấn đề còn tồn tại
85
KẾT LUẬN
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
91








1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Công giáo là một tôn giáo lớn có ảnh hưởng mạnh tới lịch sử Châu Âu và nhiều
khu vực khác trên thế giới. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Công giáo đã trải
qua nhiều bước thăng trầm cùng lịch sử. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội,
phản ánh tồn tại xã hội, Công giáo cũng luôn biến đổi nhằm thích nghi với sự vận
động biến đổi không ngừng của đời sống chính trị - xã hội trên thế giới.
Ra đời vào khoảng thế kỷ I TCN, từ một tôn giáo địa phương, Công giáo đã trở
thành tôn giáo độc tôn của toàn Đế quốc La Mã rộng lớn sau 300 năm tồn tại và phát
triển. Với sự hậu thuẫn của Đế quốc La Mã hùng mạnh, Công giáo đã không ngừng
phát triển, khẳng định vị trí của mình trong đời sống tinh thần của nhân dân cũng như
đời sống chính trị xã hội của đế quốc La Mã. Thời kỳ hoàng kim của Giáo hội Công
giáo La Mã kéo dài gần 10 thế kỷ, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước
phong kiến Châu Âu. Chính thời gian hoàng kim lâu dài đó đã nảy sinh ở Giáo hội
Công giáo thái độ tự cao, bảo thủ về quyền uy và sức mạnh vật chất của mình, khiến
giáo hội dần tách khỏi đời sống xã hội, bắt đời sống xã hội phải tuân theo, phục vụ
giáo hội. Lối tư duy đó đã đi ngược với quy luật phát triển của lịch sử và tất yếu dẫn
đến sự lỗi thời sa sút của Giáo hội Công giáo và kết quả là trong nội bộ Giáo hội Công
giáo có sự phân chia, li khai, niềm tin của tín đồ vào đạo Công giáo trở nên mờ nhạt.
Với thái độ bảo lưu, thủ cựu và tự cao, không chấp nhận nền văn hóa, tôn giáo, tín
ngưỡng, phong tục tập quán địa phương, Giáo hội Công giáo đã vấp phải những khó
khăn thách thức lớn trong quá trình “mở rộng nước Chúa”, “loan báo Tin Mừng” tới
các vùng đất phương Đông.
Mãi tới thế kỷ XX, trước sự vận động, phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật và sự biến đổi của đời sống chính trị - xã hội trên thế giới, Giáo hội Công giáo đã
tự nhìn nhận lại mình và nhìn ra thế giới, ý thức được vị trí mà mình đang đứng, từ đó
đi đến quyết định khai mở Công đồng Vatican II nhằm canh tân lại giáo hội, hội nhập
với thế giới. “Công đồng Vatican II thực sự là một khúc quanh quan trọng trong lịch

sử Công giáo thế giới. Bởi vì với Công đồng Vatican II nhiều vấn đề được đặt lại; từ
sau Công đồng Vatican II, muốn đề cập đến bất cứ vấn đề nào, theo quan điểm Công
giáo đều phải quy chiếu vào văn kiện Công đồng” [8].
Ngay khi nội dung các văn kiện của Công đồng Vatican II được áp dụng ra toàn
bộ Giáo hội Công giáo, các nhà thần học Thiên Chúa giáo Việt Nam đã bắt tay vào
dịch các văn kiện của công đồng ra tiếng Việt. Trong các Thư chung của Hội đồng

2
Giám mục Việt Nam, đặc biệt là Thư chung 1980, đường hướng canh tân của công
đồng đã được hưởng ứng và áp dụng triệt để. Bên cạnh đó, việc triển khai thực thi
đường hướng công đồng của Giáo hội Công giáo La Mã nói chung và Giáo hội Công
giáo Việt Nam nói riêng thời kỳ hậu công đồng còn nhiều tồn tại. Công đồng Vatican
II được đánh giá là “một công trường còn nhiều dang dở”, nhiều vấn đề được đặt ra,
xem xét lại. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, sự tác động của công đồng tới Công
giáo ở Việt Nam cũng phát sinh nhiều vấn đề mới đáng lưu tâm nghiên cứu, đánh giá.
Song nhìn một cách tổng quát có thể thấy, Công đồng Vatican II có vai trò hết
sức quan trọng đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng và toàn thể Giáo hội
Công giáo La Mã nói chung, nó như “một luồng gió mát thổi vào giáo hội” làm thay
đổi bộ mặt của đời sống giáo hội.
Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và hệ
thống về Công đồng Vatican II và những tác động của Công đồng tới Công giáo ở Việt
Nam. Do đó trên cơ sở thu thập, nghiên cứu tài liệu tôi mạnh dạn chọn đề tài Công
đồng Vatican II và sự tác động của nó tới Công giáo ở Việt Nam làm hướng nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ của mình góp phần chỉ ra những bước chuyển biến, phát triển
của Công giáo về mặt thần học và tổ chức Giáo hội Công giáo, cũng như mối quan hệ
giữa Công giáo với đời sống văn hóa, xã hội ở Việt Nam và trên thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập cho tới nay, đã có rất nhiều bài báo viết
về Công đồng Vatican II được đăng trên các tạp chí của các dòng tu trong Giáo hội
Công giáo như: Tạp chí Nhà Chúa,… hay các tạp chí nghiên cứu về tôn giáo như: Tạp

chí Nghiên cứu tôn giáo, Báo Người Công giáo, Nguyệt san Công giáo và dân tộc,…
Vì là những bài báo viết có tính chất phổ cập, bàn về một khía cạnh hay một mặt cụ
thể nào đó nên chưa đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống về Công đồng
Vatican II và sự tác động của nó tới Công giáo ở Việt Nam.
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện sách viết về Công đồng
Vatican II như: Năm 1990, Nhà xuất bản Công an Nhân dân cho xuất bản cuốn sách
Tìm hiểu Công đồng Vatican II của Nguyễn Đình Quý. Cuốn sách đã đi tóm tắt khá chi
tiết những nội dung cơ bản của 16 văn kiện tại Công đồng, song chưa có sự đánh giá
về những thành tựu cũng như những mặt còn tồn tại của công đồng. Một cuốn sách
khác tóm lược nội dung của Công đồng Vatican II là cuốn: Giáo dân với Công đồng
Vatican II (1992) của Nguyễn Văn Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã khái quát
những nội dung cơ bản của công đồng theo các chủ điểm. Mỗi nội dung tác giả đã có
sự đánh giá, thái độ đánh giá khá khắt khe, còn nhiều nghi ngại về đường hướng hội

3
nhập với thế giới của Giáo hội Công giáo. Năm 1995, xuất hiện cuốn Công đồng
Vatican II trong tủ sách đại kết, đây là bản dịch trực tiếp từ ngôn ngữ Latinh ra tiếng
Việt, phản ánh khá đầy đủ và trung thành nội dung các văn kiện tại công đồng.
Ngoài ra còn có một số sách viết về sự tác động của Công đồng Vatican II tới
Công giáo Việt Nam như: Bốn mươi năm sau Vatican II nhìn lại (2000) của Hội đồng
Giám mục Việt Nam, Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam (2001)
của Nguyễn Hồng Dương, 101 câu hỏi và trả lời về Công đồng Vatican II (2004) do
Maureen Sullivan, O.P viết và linh mục Phêrô Trương Văn Khoa chuyển ngữ, Giáo
hội lữ hành (2005) của linh mục Nguyễn Hồng Giáo, Giáo hội Công giáo trước những
vấn đề của thời đại gồm 7 số (2010), … Song do khuôn khổ và mục đích của các cuốn
sách nên chưa nghiên cứu sâu những tác động của Công đồng Vatican II tới Công giáo
ở Việt Nam. Bên cạnh đó, từ đầu thế kỷ XXI trở lại đây diễn ra nhiều cuộc tọa đàm
khoa học nghiên cứu, bình luận về tình hình Công giáo ở Việt Nam trên cơ sở thực
hiện đường hướng Công đồng Vatican II và Thư chung 1980 như: cuộc tọa đàm “Công
đồng Vatican II và Thư chung 1980; Nhìn lại và hướng tới”, do Ủy ban Đoàn kết

Công giáo Việt Nam tổ chức năm 2005, cuộc tọa đàm “30 năm Thư chung 1980 Hội
đồng giám mục Việt Nam” do Viện nghiên cứu tôn giáo (Viện Khoa học xã hội Việt
Nam) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tổ chức. Trong đó có nhiều cách đánh
giá khác nhau về tình hình Công giáo ở Việt Nam với những góc nhìn của nhà nghiên
cứu và các chức sắc trong Giáo hội Công giáo trên một số phương diện.
Do đó, hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống việc
thực hiện Công đồng Vatican II của Giáo hội Công giáo Việt Nam và sự tác động của
công đồng tới các mối quan hệ vốn có nhiều trở ngại như: Quan hệ giữa Công giáo với
văn hóa, Công giáo với tín ngưỡng tôn giáo bản địa và Công giáo với dân tộc ở Việt
Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá lịch sử nghiên cứu về Công đồng Vatican II và sự tác động
của Công đồng tới Công giáo ở Việt Nam, luận văn hướng đến làm rõ ý nghĩa, vai trò
của Công đồng Vatican II đối với lịch sử phát triển của Giáo hội Công giáo, qua đó chỉ
ra những điểm canh tân thích nghi của Công giáo trước bối cảnh lịch sử mới trên một
số mặt tiêu biểu làm thay đổi bộ mặt của đời sống giáo hội; đồng thời đánh giá những
mặt còn tồn tại thời kỳ hậu công đồng.
Trên nền tảng đó, luận văn chỉ ra những mặt cải tiến, thích nghi và phát triển
của Công giáo ở Việt Nam dưới ánh sáng của Công đồng Vatican II trên một số

4
phương diện tiêu biểu giúp cải thiện những mối quan hệ vốn có nhiều mâu thuẫn như:
Quan hệ Công giáo và dân tộc, Công giáo với văn hóa truyền thống, Công giáo với tín
ngưỡng, tôn giáo bản địa Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện ba nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Luận văn tìm hiểu vài nét khái quát về Công đồng Vatican II như: Lý
do khai mở công đồng và nội dung chủ yếu toát lên qua 16 văn kiện của công đồng.
Qua đó khẳng định vai trò và vị trí của Công đồng Vatican II trong lịch sử phát triển

của Giáo hội Công giáo cũng như mặt còn tồn tại và phát sinh thời kỳ Hậu công đồng.
Thứ hai: Luận văn làm rõ những vấn đề Công giáo phải đối diện khi vào Việt
Nam. Đó chính là những mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình Công giáo du nhập và
phát triển ở Việt Nam như: Quan hệ Công giáo với dân tộc, Công giáo với văn hóa
Việt Nam truyền thống, Công giáo với tín ngưỡng, tôn giáo bản địa.
Thứ ba: Trên cơ sở đánh giá vai trò, ý nghĩa của công đồng cũng như tình hình
Công giáo ở Việt Nam trước khi đường hướng của công đồng Vatican II được triển
khai, luận văn chỉ rõ những mặt cải tiến của Công giáo ở Việt Nam dưới ánh sáng của
công đồng trên một số phương diện tiêu biểu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung của Công đồng Vatican II, những giá trị mà công đồng đem lại cho
Giáo hội Công giáo cũng như mặt còn tồn tại, phát sinh thời kỳ Hậu công đồng và sự
tác động của Công đồng Vatican II tới Công giáo ở Việt Nam trên một số phương diện
tiêu biểu.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Sự tác động của Công đồng Vatican II tới Công giáo ở Việt Nam được thể hiện
qua rất nhiều mặt, nhiều chi tiết, nhiều khía cạnh trong đời sống Công giáo nói riêng
và đời sống xã hội nói chung. Song tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu, đánh giá sự tác động
của công đồng tới Công giáo ở Việt Nam trên một số phương diện tiêu biểu: Đời sống
tôn giáo của Công giáo ở Việt Nam (về phụng vụ, đời sống tu trì và đào tạo linh mục),
Sự hội nhập văn hóa Kitô giáo, Quan hệ Giáo hội Công giáo và Nhà nước Việt Nam từ
khi triển khai áp dụng đường hướng Công đồng cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo.

5
5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu mà tác giả sử dụng là phương pháp tổng hợp, phân tích
nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí… Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích –
tổng hợp, logic – lịch sử để đánh giá, phân tích.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu về Công đồng Vatican II và sự tác động của nó tới
Công giáo ở Việt Nam, luận văn khẳng định vai trò của công đồng đối với lịch sử phát
triển của Giáo hội Công giáo. Điểm mới của luận văn là tập trung phân tích và đánh
giá những thành tựu cũng như những mặt còn tồn tại trong việc triển khai thực hiện
đường hướng của Công đồng trên hai lĩnh vực tiêu biểu là trong đời sống Giáo hội
Công giáo và mối quan hệ giữa giáo hội với thế giới. Đặc biệt, luận văn nghiên cứu
một cách hệ thống, lôgic vai trò của công đồng đối với sự cải thiện mối quan hệ: Công
giáo với dân tộc, Công giáo với văn hóa Việt Nam truyền thống và Công giáo với tín
ngưỡng, tôn giáo bản địa. Qua đó, luận văn góp phần vào việc nghiên cứu Công giáo ở
Việt Nam từ 1965 đến nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai
chương:
Chương 1: Công đồng Vatican II và những vấn đề Công đồng phải đối diện ở
Việt Nam.
Chương 2: Tác động của Công đồng Vatican II tới Công giáo ở Việt Nam


6
CHƯƠNG 1: CÔNG ĐỒNG VATICAN II VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG ĐỒNG PHẢI ĐỐI DIỆN Ở VIỆT NAM
1.1 Công đồng Vatican II
1.1.1 Một số khái niệm
Giáo hội Công giáo là một hệ thống tổ chức được kết hợp giữa thế tục quyền
với thần quyền, vừa mang tính chất toàn cầu vừa mang tính chất địa phương. Tính toàn
cầu được thể hiện ở chỗ, Giáo hội Công giáo La Mã không thuộc về một quốc gia hay

một dân tộc nào mà bao gồm nhiều dân tộc, nhiều nước có tín đồ. Tất cả các tín đồ
Công giáo đều có chung đức tin vào chúa Giêsu, đều dùng chung một cuốn Kinh
Thánh và được tổ chức, hoạt động theo sự chỉ đạo của Giáo hội Trung ương là Tòa
Thánh La Mã. Bên cạnh tính toàn cầu, Giáo hội Công giáo còn mang tính cách địa
phương. Bởi, đứng đầu Giáo hội Công giáo là giáo triều Vatican, phía dưới được chia
thành các giáo phận, tập hợp theo quốc gia nhưng vẫn tập trung dưới quyền của giám
mục giáo phận Rôma. Mỗi giáo phận lại bao gồm nhiều giáo xứ. Bên cạnh ba cấp hành
chính chính thức là Giáo triều Vatican, giáo phận, giáo xứ, Giáo hội Công giáo còn có
các cấp trung gian mang tính chất liên hiệp như giáo tỉnh, giáo miền, giáo hạt… Đứng
đầu mỗi giáo phận là một giám mục, Giáo hoàng cũng là một giám mục cai quản giáo
phận Rôma, đồng thời cai quản giáo hội toàn cầu.
Tất cả các vấn đề quan trọng của giáo hội liên quan đến đức tin, đường hướng
hoạt động, chấn chỉnh tổ chức… đều được các giám mục thuộc các giáo phận trên toàn
thế giới tham gia bàn định dưới sự triệu tập, điều khiển của Giáo hoàng – gọi là Công
đồng chung. Mọi vấn đề được thảo luận, thông qua và được giáo hoàng phê chuẩn tại
công đồng có phạm vi áp dụng trên toàn thể giáo hội.
Như vậy, “Công đồng là một hội nghị giám mục một tổng giáo phận, một quốc
gia hoặc cả thế giới (trong ngôn ngữ thông dụng ngày nay, gọi công đồng mặc nhiên là
toàn cầu, gọi là concile oeacménique)”. [30, 5]
Trong tác phẩm giáo dân với Công đồng Vatican II, Linh mục Nguyễn Văn Nội
đã đưa ra định nghĩa khá rõ ràng và dễ hiểu về công đồng: “Một cách tổng quát, công
đồng là một hội nghị gồm các giám mục và một số chức vị trong giáo hội chính thức
nhóm họp, nhằm mục đích thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng về giáo lý
hoặc kỷ luật của giáo hội”. [59, 8]
Như vậy, công đồng là một hội nghị quan trọng của Giáo hội Công giáo. Trong
đó, thành phần chủ yếu là các giám mục được tổ chức theo quy mô và phạm vi ảnh
hưởng khác nhau.

7
Xét theo phạm vi tác động của công đồng, người triệu tập và thành phần đại

biểu tham dự, công đồng được chia làm hai loại: Công đồng chung và công đồng
riêng.
- Công đồng riêng hay còn gọi là hội nghị giám mục của một khu vực, một
miền nhất định, họp bàn những vấn đề có liên quan tới khu vực, tới miền đất ấy mà
thôi.
Công đồng riêng bao gồm:
+ Công đồng quốc gia: Các thành viên gồm toàn thể hội đồng giám mục trong
một nước.
+ Công đồng tỉnh: Các thành viên là toàn thể giám mục trong một giáo tỉnh.
- Công đồng chung:
“Công đồng chung, còn gọi là công đồng phổ quát, là một hội nghị gồm toàn
thể các giám mục toàn cầu, do Đức Giáo hoàng triệu tập và làm việc dưới thẩm quyền
của Ngài”.
1
[59, 9]
Người triệu tập công đồng chung thường là Giáo hoàng, tuy nhiên trong trường
hợp cá biệt, Giáo hoàng có thể chỉ định một người đại diện thay mình chủ tọa. “Tại
công đồng, quyền biểu quyết thuộc về các Hồng Y, các Thượng phụ Chính tòa, các
Giáo chủ, Tổng giám mục và giám mục dù chưa được tấn phong, các Bề trên các dòng
Miễn Trừ và một số giám mục đã nghỉ hưu. Các chuyên viên thần học và giáo luật
được mới tham gia ý kiến”. [45, 23] Mọi quyết định, quy định của công đồng chỉ có
giá trị khi được Giáo hoàng phê chuẩn.
Các vấn đề được thảo luận và được phê chuẩn tại công đồng chung được áp
dụng trong phạm vi giáo hội toàn cầu. Như vậy, công đồng chung có thẩm quyền tối
thượng và toàn diện với toàn thể giáo hội, đây được coi là cơ quan lập pháp và giáo
huấn tối cao của giáo hội.
Trong hơn 20 thế kỷ tồn tại và phát triển, Giáo hội Công giáo đã họp 21 công
đồng chung. Khi họp ở thành nào, công đồng mang tên địa danh đó; nếu họp lại nơi cũ
thì sau địa danh kèm thêm số thứ tự La Mã.
Về cơ bản, các công đồng chung trong lịch sử chỉ được triệu tập trong những

bối cảnh đặc biệt, khi có những phân cách lớn về mặt Tín lý, Luận lý, Phụng vụ, trong
nội bộ có thể đi tới chia tách, phạt vạ nhau:


1
Thực tế, Công đồng Vatican II là công đồng toàn thế giới đầu tiên nhóm họp các đoàn đại biểu đến từ khắp nơi
trên thế giới.

8
1. Công đồng Ni-xê I (Nicée; họp năm 325): xác định bản tính Ngôi Hai,… kết
tội phe Arian là dị giáo, xác định ngày làm lễ phục sinh, quy định đặc quyền các giáo
chủ ở các vùng A-lê-xan-đri-a, Ro-ma, An-ti-ô-sơ, Giê-ru-sa-lem.
2. Công đồng Công-xtăng-ti-nốp I (Constantinople; họp năm 381) do vua Thê-
ô-đô-dơ triệu tập, tiếp tục bàn về Chúa Ba ngôi, về bản tính Chúa Thánh Thần, chống
các “bè rối” ở Ma-xê-đoan, Pho-ti-ni-an, Sa-be-li-an, Mac-xen-li-an, vv…
3. Công đồng Ê-phê-dô (Ephèse; họp năm 431) do vua Thê-ô-đô-dơ II triệu tập,
tranh cãi về Đức Bà ma-ri-a có thể coi là mẹ của Đức Chúa Giêsu hay không; chống
lại giáo lý của Ne-xtô-ri-ut.
4. Công đồng Can-xê-đoan (Chal cé doine; họp năm 451) do vua Mác-xiên triệu
tập, lên án học thuyết của phái A-lê-xan-đri-a và phái An-ti-ô-sơ, đuổi phái Đi-ô-xcô-
rút ra khỏi giáo hội (sau lập giáo hội riêng); tranh cãi về Chúa Giê su có hai bản tính
Thiên Chúa và con người, hay chỉ có một tính Chúa.
5. Công đồng Công-xtăng-ti-nốp II (họp năm 553) do vua Giút-xtiêng triệu tập,
kết tội phái O-ri-gien là “dị giáo”, đuổi giám mục E-đét-xa ra khỏi giáo hội; tập trung
bàn việc huy động các lực lượng đạo đời cùng chống lại “bè rối” Tê-ô-đô-dơ.
6. Công đồng Công-xtăng-ti-nốp II (họp năm 680)…
7. Công đồng Ni-xê II (họp năm 787) kết tội những kẻ bài trừ việc thờ lạy ảnh,
tranh và tượng thánh: xác định cần phải tôn nghiêm và có nghi thức trọng thể để thờ
lạy ảnh, tranh, và cây thánh giá.
8. Công đồng Công-xtăng-ti-nốp IV (họp năm 869 – 870) trong cảnh chia rẽ

trầm trọng và chửi bới nặng nề giữa giáo hội phương Đông Công-xtăng-ti-nốp và giáo
hội phương Tây Rô-ma: phái phương Đông bỏ ra về; phái còn lại ở lại quyết định
trừng phạt “bè rối” Phô-chi-út.
9. Công đồng La-tê-ra-nô I (Latran; họp năm 1123) cùng hai công đồng thứ 10
và thứ 11 tiếp liền nhau, lúc giáo hội phương Đông đã tách ra và hai phe Đông – Tây
phạt vạ lẫn nhau: công đồng này coi như chỉ có phái phương Tây họp riêng, có lời hô
hào các vua chúa hãy cố gắng chịu nghi thức theo đạo.
10. Công đồng La-tê-ra-nô II (họp năm 1139): thông qua tín điều về Đức Bà vô
nhiễm nguyên tội, chống lại các khuynh hướng và các bè đảng ly khai giáo hội.
11. Công đồng La-tê-ra-nô III (họp năm 1179): chống lại các khuynh hướng
chê trách và bôi bác giáo lý, hai phần ba số phiếu tán thành bầu cử giáo hoàng (do
giáo hoàng Ni-cô-la II đưa ra từ năm 1059).
12. Công đồng La-tê-ra-nô IV (họp năm 1215): quy định giáo dân phải tuân
theo các bí tích xưng tội, chịu lễ mùa Phục sinh hằng năm.

9
13. Công đồng Li-ông I (Lyon; họp năm1245): lên án và trừng phạt bằng hình
thức dứt phép thông công tín đồ Phrê-đê-rích II, xưng vua ở Xi-xi-li-a và hoàng đế
Đức.
14. Công đồng Li-ông II (họp năm 1274): nối lại quan hệ với giáo hội phương
Đông.
15. Công đồng Viên-na (họp năm 1311 – 1312): quyết định đàn áp mạnh mẽ
các phe dị giáo Van-đen-xơ, Bê-gác và các phe khác; hô hào các giáo phận chiêu binh
mãi mã để mau chóng lập ra thật nhiều các đội quân Công giáo đi mở cuộc thánh
chiến tiêu diệt quân Thổ Nhĩ Kỳ.
16. Công đồng Công-xtăng-ti-nốp V (họp năm 1414 kéo dài đến năm 1418): cải
tổ giáo hội, chấn hưng Hội thánh; kết tội dị giáo và ra án thiêu chết Gian Huýt, cùng
các lực lượng khác chống đối giáo hội ở khắp châu Âu.
17. Công đồng Phi-ren-dê (Florence; họp năm 1438, kéo dài đến năm 1443):
mở lại giao dịch với giáo hội Hy Lạp, Ar-mê-ni-a; thừa nhận quyền hành và vị trí giáo

hoàng cao hơn công đồng.
18. Công đồng La-tê-ra-nô V (họp nhiều phiên từ 1512 – 1517): bác bỏ nghị
quyết sai trái của công đồng Pi-da (bị coi là “công đồng ma quỷ”).
19. Công đồng T’ren-ti-nô (Trente; họp kéo dài nhiều phiên từ 1545 – 1563, khi
công cuộc cải cách tôn giáo đang thắng to): quyết định nỗ lực chấn hưng giáo hội,
chấn chỉnh kỷ luật giáo hội, khẳng định giáo lý về tội lỗi; phi bác và lên án “bè lũ”
Thệ Phản, trừng phạt nặng Lu-thơ (Luther), Can-vanh (Calvin) cùng các kẻ đồng lõa.
20. Công đồng Vatican I (họp năm 1869 -1870): thông qua tông hiến Pater
Acternus về tín điều “giáo hoàng không bao giờ mắc sai lầm” (Infaillibilité
pontificale).
21. Công đồng Vatican II (họp bốn phiên trong bốn năm từ 1962 – 1965): cải
cách lễ nghi, thay đổi việc truyền giáo, tạo bộ mặt mới cho giáo hội bằng cách thông
qua hiến chế “giáo hội trong thời đại ngày nay” mang tên là “Gaudium et Spes” (Vui
mừng và Hy vọng), cùng nhiều hiến chế khác và sắc lệnh sửa đổi tổ chức và lễ nghi
phụng vụ tôn giáo.
Nhìn vào 21 công đồng do Giáo hội Công giáo tổ chức có thể thấy, hầu hết các
công đồng được triệu tập đều nhằm phạt vạ các cá nhân, giáo phái, các tôn giáo có tư
tưởng, học thuyết đặc thù gây khủng hoảng cho Giáo hội. Như vậy, trải qua nhiều thế
kỷ tồn tại và phát triển, Giáo hội Công giáo luôn có thái độ khép kín, tách biệt với thế
giới đang sống. Bởi, đối với Giáo hội, quan điểm hội nhập với thế giới là một quan

10
điểm mang tính chất tiêu cực, vì thế giới theo cách này hay cách khác đã bị ô uế và
nhiệm vụ khó khăn của Giáo hội là cố gắng cứu vớt thế giới đó.
Riêng có Công đồng Vatican II trong lịch sử được triệu tập không bàn tới vấn
đề lên án, phạt vạ mà tìm cách canh tân, đối thoại để hòa giải với thế giới; Giáo hội tìm
kiếm phương cách để thế giới có thể hiểu được sứ điệp Kitô giáo.
Công đồng Vatican II là công đồng chung do Giáo hoàng Gioan XXIII khai
mạc năm 1962 tại Vatican, Công đồng họp kéo dài trong suốt hơn 3 năm, dưới thời hai
vị Giáo hoàng. Năm 1963, Giáo hoàng Gioan XXIII mất, Giáo hoàng Phao lô VI lên

thay, tiếp tục chủ trì công đồng. Công đồng Vatican II bế mạc ngày 8.12.1965. Do
công đồng thứ 21 của giáo hội họp tại Vatican lần thứ 2 nên có tên là Công đồng
Vatican II.
Tham dự Công đồng Vatican II có 2.500 giám mục, các tu sĩ cao cấp từ Bề trên
Dòng trở lên, trong tổng số 3.093 vị được triệu tập. Tại công đồng lần này, Tòa Thánh
còn cho mời thêm 106 vị đại biểu đại diện cho 29 giáo hội và cộng đồng Kitô giáo
như: Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo. Công đồng đã thông qua 16 văn kiện gồm
4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh và 3 Tuyên ngôn. Tinh thần chung của các văn kiện là xóa bỏ
những lời kết án và sự khinh miệt đối với những người không theo đạo Công giáo;
tháo gỡ bớt những gò bó, ràng buộc đối với tín đồ Công giáo; đồng thời đưa ra những
hướng cởi mở, mềm mại, nhẹ nhàng dễ được lòng người hơn. Có thể tóm gọn tinh thần
của công đồng trong 4 chữ: canh tân – thích nghi.
Trong 21 công đồng, Công đồng Vatican II được đánh giá như một bước ngoặt
quan trọng của lịch sử Giáo hội Công giáo, nhiều vấn đề được đặt ra, xem xét để Giáo
hội tự nhìn lại mình và nhìn ra thế giới. Qua đó, Giáo hội xác định lại vị thế, địa vị mà
mình đang đứng để có đường lối thích nghi, phù hợp với thời đại mới trong bối cảnh
chính trị, xã hội trên thế giới có nhiều biến động. Do đó mà Công đồng Vatican II
được gọi là một Công đồng Mục vụ.
1.1.2 Lý do khai mở Công đồng Vatican II
Nghiên cứu tình hình Giáo hội Công giáo và bối cảnh thế giới nửa cuối thế kỷ
XIX cho tới những năm 60, 70 của thế kỷ XX có thể thấy việc khai mở Công đồng
Vatican II là một yêu cầu tất yếu. Bởi Công đồng Vatican II được xem là một bước
ngoặt quan trọng giúp Giáo hội Công giáo tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh mới.
Việc khai mở Công đồng Vatican II chứa đựng cả những nguyên nhân chủ quan xuất
phát từ nội bộ Giáo hội Công giáo, đồng thời chứa đựng cả những nguyên nhân khách
quan do bối cảnh chính trị, xã hội, tôn giáo trên thế giới chi phối.


11
Thứ nhất: Bối cảnh thế giới

Sau ba thế kỷ XVII, XVIII, XIX diễn ra phong trào cải cách Tin lành, một loạt
các cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra ở Châu Âu với hình thức và quy mô khác nhau
nhưng với mục đích chung là xóa bỏ giai cấp phong kiến và tấn công vào Giáo hội
Công giáo – được coi là lực lượng gắn bó và bảo vệ chế độ phong kiến như ở Pháp,
Đức, Ý… Cách mạng tư sản thành công tấn công vào tôn giáo nói chung và trực tiếp,
chủ yếu vào Giáo hội Công giáo đã làm vai trò và vị trí của giáo hội ở các quốc gia
vốn là các nước Công giáo suy thoái nghiêm trọng. Giáo hội bị tước hết mọi quyền lợi,
đặc ân và được đối xử ngang bằng với các tôn giáo khác. Ngay ở Thánh quốc La Mã,
diện tích của Nhà nước Vatican chỉ còn lại trong khuôn khổ đồi Vatican, phần còn lại
thuộc về nước Ý thống nhất. Có thể nói, sự khủng hoảng, suy thoái của Giáo hội Công
giáo xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử được biểu hiện rõ nét qua sự phát triển của các
giáo phái mới, sự phân chia thành các nhánh như: Chính Thống giáo, Anh giáo và Tin
lành. Song vai trò và tiếng nói của giáo hội trong đời sống chính trị xã hội thời kỳ này
vẫn có nhiều ảnh hưởng.
Để bù lại sự suy giảm thế lực ở Châu Âu do phong trào cải cách tôn giáo và sự
tấn công của giai cấp tư sản, Giáo hội Công giáo thực hiện một chương trình truyền
giáo ra các vùng Á, Phi, Mỹ La tinh. Ở đây, Giáo hội Công giáo và Chủ nghĩa thực
dân gặp nhau ở một điểm chung là: Các nhà tư bản muốn mở rộng thị trường sang các
vùng đất mới, còn Giáo hội Công giáo muốn mở rộng nước Chúa. Do đó, họ dựa vào
nhau để cùng chinh phục những vùng đất mới. Nhờ đó vai trò, vị trí của giáo hội trong
đời sống chính trị, xã hội trên thế giới được phục hồi đáng kể. Tuy nhiên sự suy thoái,
bảo thủ trong cơ cấu tổ chức của giáo hội vẫn chưa được khắc phục.
Từ giữa thế kỷ XIX, hệ tư tưởng Chủ nghĩa Cộng sản khoa học ra đời được
đánh dấu bằng mốc “Tuyên ngôn Cộng sản” năm 1848. Từ một học thuyết, Chủ nghĩa
Cộng sản khoa học đã trở thành hiện thực khi Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
thắng lợi và nhà nước công nông đầu tiên ra đời kéo theo phong trào giải phóng dân
tộc của các nước thuộc địa trên thế giới.
Hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và thứ hai (1939-1945) đã
phân chia thế giới thành hai cực đối lập, đối chọi nhau quyết liệt về ý thức hệ giữa tư
sản và vô sản, Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản, duy tâm và duy vật, vô thần và

hữu thần,… trên qui mô toàn cầu. Trong đó, khuynh hướng nổi bật là Chủ nghĩa tư bản
chống Chủ nghĩa xã hội và Tòa Thánh Vatican chống chủ nghĩa vô thần, cộng sản.
Bước vào giai đoạn lịch sử hiện đại, Chủ nghĩa thực dân và Chủ nghĩa đế quốc
đẩy mạnh việc xâm chiếm sang các nước nghèo khó, chậm phát triển. Trong nửa sau

12
thế kỷ XX, các cuộc chiến tranh cục bộ trở nên nóng bỏng gây ra những thiệt hại vô
cùng to lớn về người, tài sản và môi sinh ở các nước Á, Phi, Mỹ La tinh – thực chất
đây là cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nhằm chia lại trật tự thế giới. Bên cạnh đó, các
nước đế quốc mà đứng đầu là Mỹ đã thực hiện chính sách thực dân kiểu mới đi đôi với
chính sách tôn giáo hướng sang Châu Âu, tiếp cận Tòa Thánh Vatican, sử dụng chiêu
bài tôn giáo nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa vừa hình thành và học những
kinh nghiệm cũ, khai thác tiềm năng đội quân thừa sai và tín đồ khắp thế giới.
Do đó, vào những thập kỷ này Mỹ và các nước đồng minh đã sử dụng thành
công chiêu bài chống Cộng và quan điểm không làm chính trị của Giáo hội Công giáo,
làm nền cho các đội chiến hạm, các đoàn quân viễn chinh đi xâm chiếm các nước Á,
Phi, Mỹ La tinh.
Sự gặp gỡ giữa Tòa Thánh với Chủ nghĩa tư bản được biểu hiện rõ nét qua
Thông điệp Humani Generis, do Giáo hoàng Piô XII ban hành năm 1950, lên án Chủ
nghĩa vô thần và Sắc lệnh Mirari Vos khẳng định trách nhiệm của giáo sĩ, giáo dân là
phải chống Cộng, cấm triệt để mọi hoạt động liên quan tới Đảng Cộng sản và các
phong trào chịu ảnh hưởng của Cộng sản.
Chủ nghĩa đế quốc đã lợi dụng triệt để tôn giáo mà cụ thể ở đây là Giáo hội
Công giáo vào mục đích chính trị. Sự kết hợp giữa Chủ nghĩa thực dân, Chủ nghĩa đế
quốc với Tòa Thánh La Mã nhằm mục đích mở rộng thị trường, thuộc địa cho Chủ
nghĩa thực dân, Đế quốc và mở rộng “nước Chúa” cho Tòa Thánh La Mã ở các nước
Á, Phi, Mỹ La tinh là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa vẫn giành
được thắng lợi vẻ vang, tạo nên hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa khiến các nước đế
quốc phải thay đổi tư duy chiến lược. Năm 1960, Liên hiệp quốc lại thông qua “Tuyên

ngôn thủ tiêu hoàn toàn Chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân
tộc thuộc địa”. Năm 1963, Liên hiệp quốc lại thông qua “Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn
toàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc”. Hai văn kiện này đã phê phán
những vi phạm về chuẩn mực đạo đức, văn minh xã hội của Chủ nghĩa thực dân, trong
khi chúng lại tự coi mình là tiến bộ, có trách nhiệm “khai hóa văn minh” cho các “dân
tộc hạ đẳng”.
Cùng với sự thất bại của Mỹ và các nước đồng minh, Toà Thánh La Mã bị mất
hết vai trò, vị thế trong đời sống chính trị, xã hội trên thế giới. Đặc biệt ở các quốc gia
đi theo khuynh hướng cộng sản, đạo tách biệt hoàn toàn với đời, ảnh hưởng của giáo
hội đối với đời sống xã hội, văn hóa không còn. Các học đường, báo chí Công giáo bị

13
đóng cửa, tài sản giáo hội bị tịch thu; Giáo hội trở thành những đoàn thể, được đối xử
ngang bằng với các tôn giáo khác.
Trong tình hình đó, Giáo hội Công giáo phải đối mặt với một cục diện mới vô
cùng khó khăn, đòi hỏi sự thay đổi thái độ và đường hướng nhằm thích ứng với hoàn
cảnh mới.
Thứ hai: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội
Từ thế kỷ XVII – XVIII xã hội phương Tây bước vào thời đại Khai sáng với
hàng loạt các phát minh khoa học trên các lĩnh vực: thiên văn học, vật lý học, hóa
học… Đây là thời điểm đánh dấu sự khai sinh của nền khoa học kỹ thuật hiện đại.
Trong đó sự phát triển của thiên văn học chứng minh cho tính đúng đắn của Thuyết
nhật tâm đã đánh một đòn mạnh vào nền tảng thần học Kitô giáo. Vì vào thời gian này,
Giáo Hội Công Giáo hiểu Sáng Thế Ký dường như trái ngược với những khám phá
thiên văn của Nicolas Copernic và Galileo Galilei. Tòa Thẩm tra Rôma lên án những
khám phá này, coi đó như một tấn công vào đặc tính không thể sai lầm của Kinh
Thánh. Cội nguồn của quan điểm này là do: Theo thần học Kitô giáo, lý trí của con
người luôn bị u mê bởi tội lỗi nguyên tổ và tội cá nhân, do đó chỉ nhờ ơn Chúa và sự
soi sáng của đức tin Kitô giáo mới giúp lý trí nhìn rõ chân lý và chỉ có Kitô giáo mới
mang lại hình ảnh đầy đủ về mục đích của đời sống con người.

Trong thời kỳ này, các phát minh khoa học đi ngược lại với những tín điều
được ghi trong Kinh Thánh đều bị Giáo hội Công giáo lên án gay gắt; Các nhà khoa
học bị Tòa án Giáo hội xử chết hay phạt vạ tuyệt thông. Song vẫn không thể cản trở
được sự tiến bộ của khoa thiên văn cận đại và một số nhà khoa học vĩ đại của thế giới
hiện đại là những người Công giáo trung kiên.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tác động đến mọi mặt của đời
sống xã hội, đòi hỏi không ngừng nâng cao trình độ học thức chuyên môn, trình độ văn
hoá, tổ chức, làm thay đổi thói quen, tập tục lỗi thời; thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển
kinh tế, văn hoá xã hội, thu hút sự quan tâm sâu sắc của con người hiện đại.
Bước sang thế kỷ XX, nền khoa học kỹ thuật trên thế giới đã đạt được những
thành tựu to lớn. Tiêu biểu là Học thuyết tế bào của Theodor Schwann và Matthias
Schleiden, Thuyết tương đối của Albert Einstein và Thuyết tiến hóa của Charles
Darwin… đã khẳng định nguồn gốc ra đời và phát triển của thế giới sinh vật nói chung
và loài người nói riêng là theo quy luật chọn lọc tự nhiên. Từ đó, phủ nhận thuyết sáng
thế và tội nguyên tổ vốn được coi là nền tảng trong Thánh Kinh. Bên cạnh đó, nền
khoa học xã hội hiện đại ở các nước phương Tây cũng ngày càng phát triển mà khởi

14
nguồn là phong trào tục hóa đã khẳng định vai trò và vị trí trung tâm của con người
trong thế giới.
Trước bối cảnh nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên thế giới có nhiều biến
động và sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đã có những tác động mạnh mẽ
làm thay đổi thế giới quan của loài người nói chung và thế giới quan của các nhà thần
học Kitô giáo nói riêng. Do đó, trong xã hội xuất hiện hàng loạt các trào lưu tư tưởng
công kích trực tiếp vào nhà thờ Thiên Chúa giáo, phủ nhận vai trò, vị trí trung tâm của
Thiên Chúa đối với con người cùng với phong trào giải phóng dân tộc.
Trong bối cảnh đó, sự hứng thú đối với tín ngưỡng Kitô giáo truyền thống trở
nên giảm sút, Giáo hội Công giáo dần mất đi vai trò, vị thế của mình trong đời sống
tôn giáo cũng như đời sống chính trị - xã hội trên thế giới.
Thứ ba: Sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng mới

Trên cơ sở tồn tại xã hội đã có những thay đổi mang tính cách mạng, Chủ nghĩa
tư bản lên ngôi thay thế cho chế độ phong kiến. Các hình thái ý thức xã hội phản ánh
cái tồn tại xã hội đó cũng có những thay đổi rõ rệt.
Từ thế kỷ XVI, sự ra đời của Tin lành với nền thần học mặc dù dựa trên nền
tảng Kitô giáo nhưng đã có những đổi mới căn bản, phủ nhận nhiều nội dung trong
Kinh Thánh đã đánh dấu sự khủng hoảng trong nền thần học Kitô giáo. Trong bối cảnh
đó, Giáo hội Rôma cũng có những nỗ lực thần học để bảo vệ hoặc biện minh gồm có
việc nghiên cứu lời Chúa và cách con người tiếp nhận. Ví dụ, sự ra đời của dòng Thần
học cơ bản (Théologie fondamentale) là vũ khí chủ yếu chống lại xu thế Cải cách…
Ngoài ra còn xuất hiện các dòng Thần học suy lí (Théologie spéculative), Thần học
bản thể (Théologie naturelle), Thần học phổ cập (Théologie commune)… Tất cả đều
phản ánh sự phân hóa ngày càng rõ rệt của nền thần học kinh viện Châu Âu. [46, 15]
Sự suy thoái của Kitô giáo và sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản khiến cuộc
khủng hoảng trong lĩnh vực tư tưởng ngày càng sâu sắc. Bước vào thế kỷ XVII, XVIII
sự phê phán thần học kinh viện quyết liệt và sâu rộng hơn không chỉ trên phương diện
tôn giáo mà mở rộng ra cả phương diện xã hội và lịch sử tư tưởng. Trong lĩnh vực tư
tưởng, xuất hiện hàng loạt các trào lưu tư tưởng mới thoát thai từ triết học tư sản như:
Chủ nghĩa hoài nghi, Chủ nghĩa thực chứng, Hiện tượng học, Chủ nghĩa hiện sinh,
Chủ nghĩa tự do… là minh chứng rõ nhất cho sự khủng hoảng, mất phương hướng của
mọi tầng lớp nhất là trí thức, thanh niên, tầng lớp trung lưu. Đồng thời những khuynh
hướng dân chủ, tự do này cũng tấn công những đòn chí mạng vào pháo đài thần học
kinh viện bảo thủ bằng những vũ khí mới và kết quả là sự ra đời của phong trào Tự do
Công giáo.

15
Trước bối cảnh đó, Giáo hội Công giáo đã triệu tập Công đồng Vatican I lên án
thuyết Duy lý, chủ nghĩa vô thần, khẳng định tín điều bất khả ngộ của Giáo hoàng…
khẳng định nền tảng thần học của Giáo hội là thần học của Thomas d’Aquin.
Sau thế chiến thứ hai, sự suy yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa càng kéo theo
sự suy thoái của Kitô giáo và chủ nghĩa trung tâm Châu Âu. Nền văn hóa cổ xưa của

các dân tộc đã nổi lên cạnh tranh với nền văn hóa phương Tây để khẳng định giá trị
nhân văn, đòi quyền độc lập tự chủ; coi con người là trung tâm, là mục đích của sự
phát triển và hướng tới bình đẳng giới. Phong trào bình đẳng giới biểu hiện trên lĩnh
vực tư tưởng là sự ra đời của dòng Thần học phụ nữ và sự gia nhập hàng loạt các hoạt
động xã hội.
Bên cạnh đó, phong trào khảo cứu học Kinh Thánh cũng đạt được những kết
quả phong phú. Sự kiểm chứng và nghiên cứu khoa học đối với Kinh Thánh đã thực sự
bắt đầu, tiếp nối từ học phái Tubingen ở thế kỷ XIX nhằm xác minh chính xác nguồn
gốc, tác giả và thời gian ra đời của các cuốn sách trong Kinh Thánh.
Như vậy, cục diện thế giới đã có nhiều thay đổi, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và sự xuất hiện hàng loạt các trào lưu tư tưởng công kích trực tiếp vào thần học
Thiên Chúa giáo khiến vai trò, vị thế của Giáo hội Công giáo trong đời sống chính trị xã
hội và tôn giáo trên thế giới bị suy giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, nội bộ Giáo hội
Công giáo với bộ máy cồng kềnh, quan liêu, bảo thủ cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn
góp phần quan trọng làm suy giảm niềm tin của chính các Kitô hữu đối với Giáo hội.
Thứ tư: Nhân tố chủ quan
Trong nền văn hóa Tây phương, đức tin Kitô giáo là nguyên lý chỉ đạo, tổ chức
và là chất gắn kết. Do đó, Giáo hội Công giáo nói riêng và Giáo hội Kitô giáo nói
chung giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tôn giáo cũng như đời sống xã
hội ở phương Tây.
Từ khi chủ nghĩa tư bản nổi lên, nền văn minh phương Tây dần phát triển xa rời
Kitô giáo, đề cao chủ nghĩa cá nhân và các cơ chế xã hội. Con người muốn nắm lấy
quyền tổ chức trần thế mà không lệ thuộc vào các cơ chế xã hội. Từ đó, xuất hiện
phong trào thế tục hóa – tức là tách rời giữa thế quyền và thần quyền.
Trong khi đó, giáo hội tỏ ra không thức thời, luôn nuối tiếc thời vàng son Trung
Cổ. Tình trạng này kéo dài khiến sự rạn nứt, sự khủng hoảng về uy tín của Giáo hội
Công giáo ngày càng trở nên sâu sắc và trầm trọng. Nổi bật là từ thế kỷ XVI, sự ra đời
của đạo Tin lành đã thể hiện sự sa sút về đạo đức và tham vọng quyền lực trần thế của
hàng giáo phẩm.


16
Trước những căng thẳng, rạn nứt trong nội bộ, Giáo hội Công giáo đã triệu tập
nhiều công đồng, đặc biệt là Công đồng Tri-den-ti-nô (công đồng thứ 19) với mục đích
lên án những người ly khai, tiêu diệt họ bằng khổ hình và thắt chặt kỷ luật hơn bằng
một số quy định, điều luật. Giáo hội “đã thực thi hàng trăm, ngàn bản án, phạt vạ:
tuyệt thông, cấm chỉ, treo chén. Trong thời kỳ này, các nhà thần học chỉ nghiên cứu,
thiết lập mức tội nặng, tội nhẹ, còn các nhà luật học thì luẩn quẩn trong những chi tiết
về luật pháp, biến giáo hội thành một thứ hình pháp khắt khe nhưng nếu giỏi mánh lới
lại dễ thoát. Với những người ngoại đạo thì mặc cảm và coi như đối thủ. Đối với
những tư tưởng mới, phong trào mới do sự biến động của giáo hội thì tỏ ra dè dặt, bảo
thủ. Giáo hội còn lên án tự do, dân chủ hồi thế kỷ XIX, không thông cảm với phong
trào đấu tranh của thợ thuyền bị tư bản bóc lột, không chấp nhận những phát kiến khoa
học về Kinh Thánh của nhiều học giả, đã khắt khe trước những cố gắng nhập thế của
một số giáo sĩ, giáo dân”. [61, 16]
Sự căng thẳng trong tương quan giữa Giáo hội và xã hội trần thế thực sự rõ ràng
và sâu sắc từ cuộc cách mạng Pháp và gia tăng thêm mức độ với Thông điệp Syllabus
của Piô IX kết án toàn bộ những gì có tính hiện đại và Tông thư Pascendi của Piô X
yêu cầu tất cả các giáo sĩ phải chống lại duy tân thuyết. Năm 1870, Công đồng Vatican
I tuyên bố tín điều bất khả ngộ của Giáo hoàng và tính hoàn vũ độc quyền của Giáo
hội: “Ngoài giáo hội Rôma không có ơn cứu rỗi” tạo nên sự phản kháng, bất bình
mạnh mẽ từ các nhánh Kitô giáo khác.
Giáo hội đóng kín cửa như tự tách mình khỏi cộng đồng nhân loại. Nhưng xã
hội vẫn tiếp tục phát triển bất chấp thậm chí chống lại giáo hội. Trong và sau chiến
tranh thế giới thứ 2 dưới thời 2 vị Giáo hoàng: Piô XI và Piô XII, Giáo hội quyết liệt
chống đối chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1950, Giáo hoàng Piô XII công bố Thông điệp Humani Generis về một số
ý nghĩ sai lầm đe dọa tín lý Công Giáo trong đó lên án những nhà thần học tìm cách
làm sao để truyền giáo cho thế giới đương thời. Tiếp đó, năm 1951, trong Thông điệp
Evengeli Praecones (Sứ giả Phúc Âm), Ngài khẳng định: Giáo hội lên án nhiều môn
phái khác nhau của chủ nghĩa xã hội Mácxit. Giáo hội còn duy trì mãi bản án ấy, vì

nhiệm vụ và quyền lợi vĩnh viễn của giáo hội là phải chặn đứng những dòng nước
mãnh liệt của những ảnh hưởng tai hại của chủ thuyết cộng sản hôm nay đang gieo rắc
khắp nơi.
Như vậy, trước sự tác động của thế giới hiện đại, giáo triều Rôma quan tâm
trước hết đến việc bảo vệ, duy trì cơ chế theo khuôn mẫu phẩm trật, độc đoán và sẵn
sàng lên án mọi thứ mà Giáo triều coi là “lạc lối”.

17
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, năm châu đông cứng trong “chiến
tranh lạnh”, số đông tín đồ bỏ đạo nhạt đạo, thậm chí hoài nghi, chống đối trước mối
quan hệ chính trị giữa Toà Thánh và bọn đế quốc.
Trong bối cảnh đó, sự hứng thú với tín ngưỡng Kitô giáo truyền thống trở nên
giảm sút. Các trào lưu tư tưởng xuất hiện công kích trực tiếp vào nhà thờ Thiên Chúa
giáo, phủ nhận vai trò, vị trí trung tâm của Thiên Chúa đối với con người cùng với
phong trào giải phóng dân tộc.
Ngay trong giáo hội, giáo luật đã lỗi thời, nghi thức lễ bái và cơ cấu quyền lực
quá nhiều bảo thủ. Quyền lực tập trung, quyền công bằng không được đáp ứng khiến
tín đồ trễ nải việc đạo. Do đó niềm tin của con người vào Thiên Chúa giảm sút nghiêm
trọng khiến Giáo hội Công giáo ngày càng suy yếu.
Trước tình hình đó, tới giữa thế kỷ XX, Giáo hội Công giáo đã ý thức rõ rằng,
không thể làm cho xã hội phù hợp với điều kiện tôn giáo như trước đây mà phải làm
tôn giáo thích ứng với đời sống xã hội để không bị cô lập. Do đó, việc triệu tập một
công đồng chung là điều cần thiết giúp Giáo hội Công giáo có thể tồn tại và phát triển
trong hoàn cảnh mới.
Tuy nhiên việc khai mở Công đồng Vatican II dưới sự triệu tập của Giáo hoàng
Gioan XXIII đang ở tuổi 78 với mục đích canh tân giáo hội được xem là một sự kiện bất
ngờ với nhiều người. Vì “trong thâm tâm của nhiều vị Hồng Y, Gioan XXIII sẽ tạm thời
âm thầm lãnh đạo giáo hội trong một thời gian ngắn trong khi chờ đợi một vị giáo chủ
khác trí thức, thông minh, quý tộc và có vẻ thanh thoát như Piô XII”. [42, 116]
Các nhà quản trị các Thánh bộ thì cảm thấy ngạc nhiên vì với tín điều bất khả

ngộ tại Vatican I, Ngài có thể quyết định bất kỳ điều gì và họ thấy rằng Giáo hội với
mô hình kim tự tháp hiện thời đã chứa đựng đầy đủ chân lý và thẩm quyền được tập
trung đặt tại các văn phòng ở Rôma. “Một số giám mục khác trên thế giới xầm xì. Họ
lưu ý rằng các chủng viện và dòng tu đã tràn đầy những người dự tuyển, các trường
học Công giáo đơm bông kết trái và hầu hết những người Công giáo hiểu biết đúng
mức về những gì là một đức tính của người Công giáo, làm sao mà một công đồng có
thể làm chuyển biến những điều này tốt hơn?” [64]
Một số khác bi quan hơn thì cho rằng: Có gì mà phải canh tân vì tôn giáo đã lỗi
thời, có canh tân cũng không cứu vãn nổi giáo hội trước làn sóng duy vật đang nổi lên
trên khắp thế giới.
Nhưng Gioan XXIII, với tâm huyết và thái độ cởi mở lắng nghe muốn triệu tập
công đồng để lấy ý kiến của các giám mục trên khắp thế giới nhằm canh tân giáo hội
một cách đúng đắn, phù hợp với thế giới hiện đại. Bởi, Ngài đã nhìn thấy được sự lớn

18
mạnh của các thành phần Dân Chúa; trong xã hội không còn chỗ cho quyền lực. Do
đó, triệu tập công đồng để đưa giáo hội ra khỏi tình trạng “Duy lý” để thích nghi với
thời cuộc và Ngài có cái nhìn lạc quan, đầy thiện cảm với thế giới hiện đại đang biến
đổi từng ngày.
Trước khi triệu tập Công đồng Vatican II, Gioan XXIII đã có những hoạt động
thăm dò dư luận và rút ra những đặc điểm của xã hội thời đó: Đó là sự gia tăng vị trí
của tầng lớp lao động, sự gia nhập các sinh hoạt xã hội của nữ giới, sự phục hồi của
các dân tộc thuộc địa giành độc lập tự chủ bao gồm độc lập tự chủ về đời sống tín
ngưỡng tôn giáo truyền thống. Gioan XXIII muốn khai mở Công đồng Vatican II
nhằm canh tân giáo hội theo đúng nguồn Phúc Âm và tin tưởng rằng giáo hội cần phải
nhìn vào “những dấu chỉ của thời đại” để có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết của thời đại
– “cập nhật hóa”. Mục tiêu mà Ngài hướng đến là một công đồng mục vụ - tìm kiếm
sự đối thoại hòa bình thay thế cho bạo lực để xử lý những quan hệ giữa các cộng đồng
dân tộc, cộng đồng tôn giáo…
Trong “diễn văn khai mạc Công đồng Vatican II”, Gioan XXIII đã phát biểu

rằng Ngài không muốn giáo hội trở thành một lăng tẩm - rằng các nghị phụ phải thực hiện
“một bước tiến nhảy vọt” để Tin Mừng gần gũi hơn với con người và chủ đề của Công
đồng mà Ngài hướng đến là: cải cách nội bộ Giáo hội Thiên Chúa giáo và hợp nhất các
phái Cơ Đốc giáo, nhấn mạnh giáo hội cần phải “theo kịp tình hình của thời đại”.
Qua đó, Giáo hoàng Gioan XXIII đã khẳng định, đã đến lúc giáo hội phải ra
khỏi bức tường thành – bức tường do chính giáo hội đã dựng lên để tự cô lập mình,
nấp sau một cơ chế uy quyền vốn cho rằng có thể giải quyết mọi vấn đề. Phải xóa bỏ
bức tường đó, giáo hội mới có thể thoát khỏi khủng hoảng và sự rạn nứt trong thế giới
Kitô giáo đã và đang diễn ra.
1.1.3 Nội dung của Công đồng Vatican II
Trước bối cảnh tình hình chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng trên thế giới có
nhiều biến đổi và trên cơ sở nhận thức lại chính bản thân mình, Giáo hội Công giáo đã
quyết định khai mở Công đồng Vatican II nhằm canh tân lại giáo hội cho phù hợp với
hoàn cảnh mới.
Xuất phát từ những lý do trên, Công đồng Vatican II được triệu tập không phải với
mục đích lên án lạc giáo, phạt vạ hay biện minh cho giáo lý mà tinh thần của Công đồng
Vatican II chính là “canh tân – hòa giải”, “liên đới – đối thoại và cộng tác phục vụ”.
Ngay trong diễn văn khai mạc công đồng, Gioan XXIII đã đưa ra lời tôn chỉ
hướng dẫn công đồng tìm tới sự đối thoại hòa bình thay cho bạo lực để xử lý các mối
quan hệ giữa các cộng đồng dân tộc, cộng đồng tôn giáo, cứu vãn tình thế căng thẳng

19
trong mối quan hệ giữa đạo và đời, giáo sĩ và giáo dân, với chủ trương: “Cởi mở với
thế giới, thông cảm chứ không nên tuyệt thông, xót thương hơn là khắt khe, nhận chân
rằng thế giới cũng rất nhạy cảm, không chấp nhận sai lầm, loan truyền Phúc Âm với
niềm hy vọng hơn là với tâm trạng của “những tiên tri loan báo sự dữ”. [61, 36]
Từ 73 lược đồ ban đầu, công đồng bác bỏ, sáp nhập, cuối cùng thông qua với đa
số phiếu 16 văn bản gồm 4 hiến chế (tài liệu tín lý có giá trị học thuyết vững chắc và
lâu bền), 9 sắc lệnh (tập hợp những quy định có tính chất thực hành, mục vụ và kỷ
luật) và 3 tuyên ngôn (sự bày tỏ quan điểm của giáo hội trước một vấn đề mới và đưa

ra phương hướng để suy tư và xử sự trong tình trạng hiện thời của thế giới).
Bốn hiến chế:
- Hiến chế Tín lý về giáo hội (Lumen Gentium)
Đây là văn kiện quan trọng nhất. Văn kiện gồm 8 chương trong đó có những ý
tưởng mới về hệ thống Chúa 3 ngôi (Chương I), về quan hệ giữa giáo dân và Giáo
hội, coi trọng tính chủ động, tư cách truyền giáo của người Kitô hữu (Chương II, IV,
V), những quy định mới về chức trách Giám mục (chương III), về đời sống tu sĩ
(chương VI), về vị đức Bà Maria trong phép màu nhiệm Chúa Kitô và giáo hội
(chương VIII).
- Hiến chế Tín lý về Mặc khải của Thiên chúa.
Công đồng khẳng định tính xác thực về nguồn gốc và vai trò của Kinh Thánh,
Thánh truyền trong đời sống Giáo hội Công giáo. Do đó, mọi tín hữu phải tôn kính,
yêu mến Kinh Thánh, Thánh truyền như lời của Thiên Chúa. Đồng thời, trong hiến chế
Giáo hội đã chỉ ra những nguyên tắc chỉ đạo trong việc lưu truyền, chú giải Kinh
Thánh.
Đây là một văn bản then chốt cho vấn đề tái hợp nhất Kitô hữu, với những nhận
thức mới về Cựu ước và Tân ước, tạo cơ hội xích lại với những giáo hội ly khai.
- Hiến chế Phụng vụ thánh.
Hiến chế nêu nên khuôn khổ chung cho việc cải tổ, áp dụng tùy thuộc ở Hội
đồng giám mục từng miền. Tăng quyền hạn cho các địa phận cũng như các Hội đồng
Giám mục. Đây là quyền hạn pháp lý đầu tiên mà Công đồng ủy thác cho các Hội
đồng Giám mục. Một quan niệm mới về Dân Chúa được đặt ra, trong đó hàng giáo
phẩm có sứ mạng phục vụ, giáo dân được tham gia tích cực trong phụng vụ dựa trên
nền tảng giáo lý.
- Hiến chế về mục vụ về giáo hội trong thế giới hôm nay.
Văn kiện này nói rõ sự thay đổi, cập nhật hóa của giáo hội trước những vấn đề
vốn được coi là vấn nạn trong nhiều mối quan hệ.

20
Phần I của Hiến chế có 4 chương đề cập vấn đề phẩm giá con người (chương I),

những yêu cầu của Giáo hội đối với kiến thiết xã hội ngày nay (chương II), quan hệ giữa
Dân Chúa và nhân loại, giữa giá trị nhân đạo nói chung và tôn giáo (chương III và I).
Phần II: Quan niệm của Giáo hội về một số vấn đề khẩn thiết: vấn đề hôn nhân
và gia đình, chấn hưng văn hóa, kinh tế, xã hội, đời sống chính trị thế giới với Giáo
hội.
Để thực hiện ý tưởng của các Hiến chế, Công đồng Vatican II đã thông qua 9
sắc lệnh và ba Tuyên ngôn. Trong 9 sắc lệnh, trừ các sắc lệnh về các phương tiện
truyền thông xã hội, các sắc lệnh khác đều dựa trên nền tảng giáo lý của Hiến chế Tín
lý về Giáo hội để giải thích các khía cạnh và nhất là để nêu nên một chương trình cụ
thể cho việc thích nghi đời sống Giáo hội.
* Chín sắc lệnh gồm:
- Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội.
- Sắc lệnh về nhiệm vụ của các giám mục trong Giáo hội.
- Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục.
- Sắc lệnh về đào tạo linh mục.
- Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống Dòng tu.
- Sắc lệnh về Hiệp nhất.
- Sắc lệnh về các Giáo hội Công giáo Đông Phương.
- Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội.
- Sắc lệnh về tông đồ giáo dân.
* Ba tuyên ngôn gồm:
- Tuyên ngôn về tự do tôn giáo.
- Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
- Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo.
Về nội dung: Nội dung tư tưởng xuyên suốt trong các khóa họp của Công đồng
từ thời Giáo hoàng Gioan XXIII đến Phaolô VI là canh tân và thích nghi.
Công đồng Vatican II được xem là công đồng đầu tiên trong lịch sử phát triển,
Giáo hội Công giáo đã coi bản thân giáo hội là đối tượng để xem xét, nhìn nhận. Từ đó
Giáo hội rút ra đường hướng canh tân, phụng vụ thích nghi với hoàn cảnh mới. Chủ đề
chính mà Công đồng Vatican II bàn tới là cải cách nội bộ Giáo hội Công giáo và hợp

nhất các giáo phái Kitô giáo, nhấn mạnh nhiệm vụ của giáo hội là phải canh tân để
theo kịp với tình hình của thời đại.
Tại công đồng, mọi mặt trong đời sống Giáo hội Công giáo được mang ra thảo
luận, xem xét để canh tân: Từ vai trò, vị trí, trách nhiệm của từng thành phần Dân

21
Chúa, quan hệ giữa giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân; đời sống tu trì của tu sĩ đến
Kinh Thánh, phụng vụ… Từ cách nhìn nhận mới về giáo hội, Giáo hội Công giáo đã
chỉ ra vai trò của giáo hội trong thế giới ngày nay.
Trong Công đồng Vatican II, Giáo hội Công giáo cũng thể hiện rõ thái độ, lập
trường của mình về các vấn đề quốc tế như: chiến tranh, hòa bình, phát triển văn hóa
tiến bộ, vấn đề tự do tôn giáo…
a) Mầu nhiệm Giáo hội và vai trò của đức Bà Maria
Sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học kỹ thuật như: vật lý học, sinh
vật học, khảo cổ học, các ngành khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện cho sản
xuất vật chất đạt hiệu quả cao… khiến quan niệm về Chúa trời là người sản sinh ra vạn
vật trên thế giới bị công kích mạnh mẽ và có nguy cơ bị phủ nhận.
Trước hoàn cảnh đó, Công đồng Vatican II đưa ra luận thuyết về Chúa trời ba
ngôi trong sứ mệnh cứu rỗi loài người, về vai trò, sứ mạng của từng ngôi. Trong đó
Hội Thánh xuất hiện như một dân hợp nhất do sự duy nhất của Chúa Cha, Chúa Con
và Chúa Thánh Thần. Chúa Cha sáng tạo ra vạn vật, xây dựng hình ảnh con người
giống mình và ban Chúa Con (Chúa Giêsu) xuống cứu rỗi loài người; Chúa Giêsu
chịu đau khổ, nghèo khó và hy sinh bản thân mình để cứu chuộc loài người, đặt nền
tảng xây dựng Giáo hội để cứu rỗi con người muôn đời; Chúa Thánh Thần ban ơn, dẫn
dắt con người.
Mục đích của việc đưa ra luận thuyết này là nhằm giải thích, chứng minh sự có
thật của ba ngôi đó. Nội dung này có ý nghĩa hết sức quan trọng, được công đồng đề
cập tới ngay trong những trang đầu tiên của chương I, II trong Hiến chế Tín lý về Giáo
hội, vì đó chính là cơ sở để duy trì và phát triển đạo.
Công đồng Vatican II cũng khẳng định vai trò, sứ mạng và vị trí của đức Maria

trong Hội thánh. Giáo hội khuyến khích tôn sùng đức Maria song vẫn phải quy tụ mọi
thiên chức, đặc ân vào Chúa Kitô, tránh thần thánh hóa quá mức.
Sở dĩ Công đồng Vatican II chú trọng đến việc làm sáng tỏ sứ mạng của đức
Maria là do trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhiều nơi và nhiều người đã biến đức
Maria thành một thứ thần linh, đã quá đề cao, sùng bái gần như mê tín, không hợp với
Phúc Âm. Bên cạnh đó, nhiều nơi lại phủ nhận vai trò vị trí của đức Maria trong Hội
thánh, không công nhận sự trinh khiết của bà.
b) Về Giáo hội và quan hệ của Giáo hội với thế giới ngày nay
Đây là nội dung được Giáo hội bàn đến khá kỹ lưỡng, có tính chất quan trọng
nhất tại Công đồng.


22
- Định nghĩa Giáo hội
Trong Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Công đồng đã đưa ra những định nghĩa theo
các hình ảnh khác nhau về Giáo hội: “Giáo hội là chuồng chiên mà Chúa Kitô là cửa
vào duy nhất và cần thiết (x. Gio 10, 1-10). Giáo hội cũng là dân chiên mà chính Thiên
Chúa đã tiên báo Ngài là mục tử (x. Is, 40, 11; Ez 34, 11 tt)… Giáo hội cũng là thửa
ruộng hay cánh đồng Thiên Chúa (x. 1 Cor 3, 9)… Giáo hội cũng thường được gọi là
tòa nhà của Thiên Chúa (x. 1 Cor 3, 9)”; “Giáo hội còn được gọi là “thành Giêrusalem
trên trời” là “mẹ chúng ta” (Gal 4, 26; x. Kh 12, 17), được mô tả như hiền thê tinh
tuyền của con Chiên không tì ố (x. Kh 19, 7; 21, 2 và 9, 22, 17)”. [9, 18-19] “Giáo hội
là xã hội tổ chức theo phẩm trật, và Nhiệm Thể Chúa Kitô, đoàn thể hữu hình và cộng
đoàn thiêng liêng, Giáo hội tại thế và Giáo hội dư tràn của cải trên trời không được
quan niệm như hai thực thể nhưng chỉ là một thực thể phức tạp, duy nhất, do yếu tố
nhân loại và thần linh kết thành”. [9, 23] Qua đó khẳng định tính chất duy nhất, hữu
hình và thiêng liêng của Giáo hội; Giáo hội vừa mang những đặc tính, dấu vết của lịch
sử vừa mang chiều kích cánh chung. Trong đó Giêsu là gạch nối giữa trần thế và Thiên
Chúa.
Công đồng không phủ nhận cơ cấu phẩm trật và quyền tối thượng của Giáo

hoàng nhưng đã đưa ra cách nhìn hoàn toàn mới về Giáo hội. Thay vì Giáo hội dưới
góc nhìn pháp lý là một Giáo hội mang tính cộng đoàn hiệp thông.
Sự hiệp thông được thể hiện giữa tất cả các mối quan hệ trong Giáo hội. Giữa
Giáo hoàng – giám mục – linh mục – giáo dân…; giữa Giáo hội địa phương với Giáo
hội Công giáo; giữa Giáo hội với các tôn giáo khác và thế giới bên ngoài. Giáo hội
không phải là kim tự tháp đóng khung trong cơ cấu phẩm trật mà Giáo hội là Dân
Thiên Chúa. Do đó, Giáo hội không phải chỉ là hàng giáo phẩm mà là cả cộng đoàn
gồm cả những người tin vào Thiên Chúa và giữa các tín hữu có mối quan hệ bình
đẳng, đều được kêu gọi nên Thánh.
Qua đó thể hiện tinh thần cởi mở, hiệp thông của Giáo hội Công giáo với thế
giới bên ngoài; Giáo hội đã từ bỏ não trạng quyền lực của thế giới Kitô giáo, không
còn tự cho mình là một thế lực văn hóa xã hội có mọi tổ chức và quyền hành cạnh
tranh với xã hội thế tục.
- Vai trò của Giáo hội trong thế giới ngày nay
Trong Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Công đồng đã
vạch rõ những vấn đề lớn của thế giới ngày nay và sự hiện diện của chúng trong đời
sống Giáo hội. Hiến chế đã đáp ứng được mong muốn của Giáo hoàng Gioan XXIII về

23
mục đích triệu tập công đồng, để thiết lập một cuộc đối thoại giữa Giáo hội với thế
giới ngày nay.
Công đồng đã phân tích những đặc điểm của thế giới ngày nay gồm những
thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội tạo ra lượng của cải
lớn do sự phát triển của trí não con người. Từ đó con người ngày càng ý thức mãnh liệt
về tự do của mình.
Bên cạnh đó, trong xã hội lại chứa đựng những khó khăn, mâu thuẫn đối nghịch
như: sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn giữa các tầng lớp, các quốc gia, nhiều người bị
đói ăn, thiếu thốn, mù chữ… làm phát sinh những thù địch, xung đột giữa các giai cấp,
dân tộc, quốc gia; tổ chức xã hội theo khuôn mẫu kỹ nghệ phát triển; sự hoang mang,
mất phương hướng của con người, những biến đổi về tâm lý, luân lý, tôn giáo…

Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của thế giới ngày nay và thấu
hiểu những khát vọng mà nhân loại hướng đến nhằm thiết lập một trật tự chính trị, xã
hội, kinh tế để phục vụ con người, để con người có thể khẳng định phẩm giá của mình.
Giáo hội đã đặt ra cho mình nhiệm vụ phải giải đáp những vấn đề chính yếu của thời
đại, cứu rỗi con người, thanh lọc lại những giá trị bị sai lệch. Bởi Giáo hội xác định,
con người ở khắp mọi nơi trên thế giới dù thuộc giai cấp nào, chủng tộc nào, quốc gia
nào cũng đều do Thiên Chúa tạo ra, với nhân vị, phẩm giá trí tuệ vượt trên mọi tạo vật
và với phẩm giá lương tâm, con người có quyền lợi và bổn phận phổ quát và bất khả
xâm phạm: Con người cần tất cả những gì thiết yếu mà con người phải có để thực sự
sống đời sống con người, như của ăn, áo quần, chỗ ở, quyền tự do lựa chọn bậc sống
và quyền lập gia đình, quyền được giáo dục, quyền làm việc, quyền bảo tồn danh thơm
tiếng tốt, quyền được kính trọng, quyền thông tin xứng hợp, quyền hành động theo quy
tắc ngay thẳng của lương tâm mình, quyền bảo vệ đời sống tư và quyền tự do chính
đáng cả trong phạm vi tôn giáo nữa. [9, 214 – 242]
Để con người có được những quyền lợi đó, Giáo hội kêu gọi sự hợp tác giữa
Giáo hội và xã hội nhân loại thuộc phạm vi tôn giáo giúp thiết lập, củng cố cộng đồng
nhân loại theo luật lệ Thiên Chúa nhằm phục vụ con người. Vì “Giáo hội không câu
kết với một hình thức văn hóa nhân loại đặc thù, hoặc một chế độ chính trị, kinh tế hay
xã hội nào. Nhờ tính phổ quát ấy, Giáo hội có thể là một mối dây liên kết hết sức chặt
chẽ giữa các cộng đồng nhân loại và các quốc gia khác, miễn là các quốc gia và cộng
đồng nhân loại ấy tin tưởng vào Giáo hội và thực sự nhìn nhận Giáo hội có quyền tự
do đích thực để chu toàn sứ mệnh mình”. [9, 263]
- Thái độ của Giáo hội với các tôn giáo khác, chủ nghĩa vô thần và khoa học
kỹ thuật.

24
* Thái độ của Giáo hội với các tôn giáo khác
Trên cơ sở nhận thức lại mình, Công đồng đã thừa nhận sự chia rẽ trong bản
thân Giáo hội ngay từ khi mới ra đời cho đến những thế kỷ tiếp theo thành các hệ phái
lớn. Khác với các công đồng trước đó, Công đồng Vatican II đã kêu gọi sự hiệp nhất

giữa các hệ phái: Công giáo với Anh giáo, Chính thống giáo, Tin lành và coi họ như
anh em vì họ vẫn tin vào Chúa Kitô và chịu phép rửa tội. Do đó, họ vẫn được nhập thể
vào Chúa và mang tên Kitô hữu.
Với tinh thần “canh tân – đối thoại”, Công đồng Vatican II cũng đề ra những
biện pháp cho hoạt động hiệp nhất (Sắc lệnh về Hiệp nhất) đó là: Giáo hữu của Giáo
hội Công giáo phải khởi xướng những cuộc tiếp xúc với anh em ly khai; cần canh tân
giáo hội, đổi mới tâm hồn, từ bỏ chính mình và bác ái một cách hết sức quảng đại [9,
616]; cùng tìm hiểu nhau, cùng nhau cầu nguyện, cộng tác với anh em ly khai.
Công đồng đã chia cộng đồng nhân loại thành: tín hữu Công giáo, Kitô hữu
không Công giáo và người ngoài Kitô giáo với tinh thần canh tân - hiệp nhất được đưa
ra nhằm nối lại quan hệ với các đạo Kitô khác từ lâu đã bị chia rẽ.
Với Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, công đồng không hề phủ
nhận những giá trị tốt đẹp và cao cả trong các tôn giáo đó, đồng thời chỉ trích những
hành động dị biệt vì lý do tôn giáo. Những lối sống, hành động, kỷ luật và những giáo
lý tuy có nhiều điểm khác với giáo lý Giáo hội Công giáo nhưng thường mang lại chân
lý, lối giải thoát cho mọi người, lo âu cho cuộc sống của con người.
* Thái độ của Giáo hội với chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy vật
Công đồng đã chỉ ra nguyên nhân, hình thức và phương pháp chữa trị bệnh vô
thần, cố gắng tìm hiểu sâu xa kỹ lưỡng vấn đề này bằng tình yêu thương. Qua đó thể
hiện thái độ mềm dẻo của Giáo hội với chủ nghĩa vô thần.
Tuy nhiên, Giáo hội vẫn hoàn toàn bác bỏ thuyết vô thần, coi đây là một mối
nguy hại lớn vì nó vứt bỏ mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa. Công đồng
tuyên bố, căn bệnh vô thần là căn bệnh cần chữa chạy trong đó mọi tín hữu Công giáo
đều phải có trách nhiệm. [9, 233]
Công đồng cũng phủ nhận vai trò của chủ nghĩa duy vật.
Chủ nghĩa duy vật dựa vào lý thuyết đã tìm ra để giải thích vũ trụ, cho rằng chỉ
dựa vào nỗ lực của con người mới đem lại cho nhân loại sự giải phóng đích thực và
trọn vẹn, trong tương lai con người sẽ thống trị trái đất. Song, Giáo hội cho rằng Chủ
nghĩa duy vật không thể lý giải những câu hỏi của con người về ý nghĩa của những nỗi
đau khổ, sự sống và cái chết. Do đó, nhiệm vụ của Giáo hội là giải đáp những vấn đề

chính yếu của thời đại, cứu rỗi con người.

×