Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phật giáo với việc củng cố liên kết cộng đồng làng - xã Việt Nam hiện nay TT.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.79 KB, 9 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG Đại học khoa học xã hội và nhân văn







V BO TUN





Phật giáo với việc củng cố liên kết
Cộng đồng làng - xã việt nam hiện nay








LUN VN THC S







H NI, THNG 12 - 2011
I HC QUC GIA H NI
TRNG Đại học khoa học xã hội và nhân văn







V BO TUN





Phật giáo với việc củng cố liên kết
Cộng đồng làng - xã việt nam hiện nay




LUN VN THC S


NGNH : TRIT HC
CHUYấN NGNH : TễN GIO
M S : 60.22.90



Ng-ời h-ớng dẫn: Ts. L-u minh văn


H NI, THNG 12 - 2011

MỤC LỤC
trang
Mở đầu 01
Chương 1
Khái niệm làng xã, làng ven đô và liên kết cộng đồng làng xã 06
1.1. Khái niệm làng xã 06
1.2. Khái niệm làng ven đô 11
1.3. Khái niệm liên kết cộng đồng làng xã 16
Chương 2
Vai trò của yếu tố Phật giáo đối với liên kết làng xã 21
2.1. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam 21
2.2. Chùa Phật giáo trong không gian văn hoá làng xã 26
2.3. Sự tác động của Phật giáo đến liên kết cộng đồng làng xã 38
Chương 3
Phật giáo với việc củng cố liên kết làng xã vùng ven đô hiện nay 52
3.1. Đô thị hoá vùng ven đô và sự tác động của nó đến liên kết làng xã vùng
ven đô: Thực trạng và vấn đề 52
3.2. Tác động của Phật giáo đến việc củng cố liên kết làng xã vùng ven đô55
3.3. Một số khuyến nghị phát huy vai trò của Phật giáo với việc củng cố liên
kết làng xã vùng ven đô hiện nay 63
Kết luận 70
Danh mục tài liệu tham khảo 72






1
TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẬT GIÁO VỚI VIỆC CỦNG CỐ
LIÊN KẾT CỘNG ĐỒNG LÀNG - XÃ VIỆT NAM HIỆN NAY

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, yếu tố làng xã đã tồn tại với tư cách là cấu trúc cộng đồng nền tảng
của xã hội Việt Nam trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Một
trong những yếu tố làm nên sức mạnh của cộng đồng làng xã chính là sự liên kết bền
chặt hay tính cộng đồng rất cao của nó. Luận điểm này đã được các nhà khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau như sử học, nhân học, xã hội học, văn hóa học và triết học
chứng minh và có quan điểm đồng thuận.
Trong quá trình đổi mới và phát triển hiện nay của xã hội VN với đặc điểm căn
bản là sự biến chuyển từ truyền thống sang hiện đại dưới sự tác động mạnh của các yếu
tố CNH, HĐH, của quá trình hội nhập và mở cửa. Thực tiễn này tác động và tạo ra
những biến đổi rất lớn của nông thôn Việt Nam hiện nay. Thực tế hơn 20 năm đổi mới
ở nước ta chứng minh rằng, khu vực nông thôn có vị trí quan trọng về kinh tế, văn hóa,
chính trị. Sự bất ổn ở khu vực này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quá
trình phát triển hiện nay của đất nước. Vì lẽ đó chúng tôi cho việc nghiên cứu liên kết
cộng đồng làng xã là hướng đi cần thiết cho việc giải bài toán duy trì ổn định xã hội và
khai thác nguồn lực nội sinh cho sự phát triển.
Thứ hai, Thực tế lịch sử cũng chỉ ra rằng, sự liên kết chặt chẽ của cộng đồng
làng xã là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị…
và cả yếu tố Phật giáo. Không thể phủ nhận rằng, Phật giáo từ khi du nhập vào Việt
Nam và được bản địa hóa đã trở thành một bộ phận hữu cơ của đời sống văn hóa làng

xã. Điều này đem lại cho Phật giáo lợi thế trong việc góp phần củng cố tính cộng đồng
của các cư dân làng xã, mặc dù đó không phải là nhân tố duy nhất và thậm chí quan
trọng nhất.
Và có một thực tế nữa không thể bỏ qua, đó là số lượng phật tử và những người
tham gia các sinh hoạt của Phật giáo ngày càng gia tăng. Dù nguyên nhân của điều đó
là gì đi chăng nữa, thì việc khai thác lợi thế của Phật giáo trong việc tăng cường tính cố

2
kết cộng đồng của xã hội nông thôn hiện nay là việc theo chúng tôi là rất đáng nghiên
cứu.
Từ những suy nghĩ trên chúng tôi đã chọn đề tài - “Phật giáo với việc củng cố
liên kết cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và hoàn thành luận văn
thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Thưa các Thầy cô trong Hội đồng, qua thực tế triển khai luận văn chúng tôi
nhận thấy những tài liệu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến hướng nghiên cứu của đề
tài là không nhỏ, do những giới hạn khác nhau, trong đó có thời gian, chúng tôi không
hy vọng có thể bao quát đầy đủ tài liệu. Trong khuôn khổ những tài liệu đã nghiên cứu,
chúng tôi chia các tư liệu theo 4 chủ đề chính sau đây:
(1) Nhóm các tài lệu về chủ đề làng xã VN
(2) Nhóm các tài liệu về chủ đề làng ven đô
(3) Nhóm các tài liệu về chủ đề liên kết cộng đồng làng xã
(4) Nhóm các tài liệu về chủ đề về Phật giáo và vai trò Phật giáo trong củng cố
liên kết cộng đồng làng xã.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Nghiên cứu sự tác động của Phật giáo đến việc củng cố liên kết
cộng đồng làng xã Việt nam hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: từ mục đích trên luận văn xác định 3 nhiệm vụ nghiên
cứu chính sau đây:
+ Hình thành các khái niệm công cụ: làng xã, làng ven đô, liên kết cộng đồng

làng xã.
+ Phân tích tác động Phật giáo đến củng cố liên kết cộng đồng làng xã
+ Khuyến nghị giải pháp khai thác yếu tố Phật giáo góp phần củng cố liên kết
cộng đồng làng xã.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của yếu tố phật giáo đến củng cố liên kết
cộng đồng làng xã Việt Nam.

3
- Phạm vi nghiên cứu: Với tên đề tài, khái niệm làng xã Việt Nam hiện nay là đủ
rộng, nó đòi hỏi người nghiên cứu hướng vào những vấn đề chung, phổ quát cho tất cả
các loại hình làng xã. Đó là một khó khăn không nhỏ. Vả lại, một trong những đặc
trưng rất quan trọng của Phật giáo là sự tụ hội ở ngôi chùa với tư cách là thiết chế gắn
chặt với những cộng đồng cư dân cụ thể, và đó cũng chính là điểm mạnh của Phật giáo.
Để khai thác những đặc điểm đó, chúng tôi hướng nghiên cứu của mình vào mô hình
làng ven đô, là mô hình đang có những biến động lớn so với các làng thuần nông. Vì
thế trong công trình này chúng tôi dành sự chú ý thích đáng đến loại hình làng ven đô.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài luận văn trên thực tế không bó hẹp trong khung khổ của
chỉ một lĩnh vực khoa học, vì vậy khi xác định cơ sở lý luận của luận văn chúng tôi lựa
chọn như sau: Lý luận Triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng và Nhà nước về xã hội, sự phát triển xã hội; Lý luận Tôn giáo học, trong đó chú
trọng đến những công trình nghiên cứu về phật giáo; Kế thừa những thành tựu nghiên
cứu có liên quan đến đề tài từ các lĩnh vực: Lịch sử Việt Nam, Dân tộc học, Văn hóa
Việt Nam, lý luận về phát triển…
- Để thực hiện luận văn này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung
như phân tích, so sánh, tổng hợp, lôgic – lịch sử. Đồng thời, tác giả sử dụng những
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành tôn giáo học…
6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương, 10 tiết.

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái niệm làng xã, làng ven đô và liên kết cộng đồng làng xã
Trong chương này tác giả luận văn tập trung làm rõ 3 khái niệm với tư cách là
những khái niệm công cụ của luận văn.
1. Khái niệm làng xã:
Để trình bày nội dung khái niệm này tác giả luận văn đã dựa vào di sản kinh
điển, cụ thể đó là quan niệm của Mác về phương thức sản xuất châu Á và quan niệm
của Lênin về nông dân và tâm lý tiểu nông, đồng thời từ khảo cứu các định nghĩa “làng
xã” của các tác giả VN như Phạm Văn Đồng, Phan Đại Doãn, Hữu Ngọc (tr. 8,9)

4
chúng tôi đi lựa chọn khái niệm làng xã với 4 nội dung chính như sau: (1) Làng xã –
cộng đồng cư trú; (2) Làng vừa là cộng đồng kinh tế, vừa là cộng đồng văn hóa, và vừa
là một đơn vị hành chính; (3) Làng có cấu trúc cư dân phức tạp, trong đó trục chính là
quan hệ dòng họ; (4) cơ cấu tổ chức của làng: ngõ xóm, họ, giáp
2. Khái niệm làng ven đô:
- Trước hết chúng tôi xin có vài lời giải thích sự hiện diện của hiện tượng ”làng
ven đô” và cùng với nó là khái niệm mô tả hiện tượng này trong luận văn. Như chúng
ta đã biết trong quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa cũng là xu hướng tất yếu và ngày
càng mở rộng về không gian và vai trò. Vì vậy, nghiên cứu sự tác động của quá trình
này đến không gian – xã hội nông thôn qua mẫu ”Làng ven đô” là bước cần thiết để
hình dung sự vận động của ”làng xã truyền thống”.
- Kế thừa những thành quả nghiên cứu về lịch sử đô thị hóa ở VN và những tài
liệu nghiên cứu đương đại về loại hình ”làng ven đô”, tác giả luận văn chú ý đến một
số nội dung chính của khái niệm ”Làng ven đô”(tr. 15,16) gồm: (1) Địa giới – làng
nông nghiệp tiếp giáp khu vực nội đô; (2) Về cơ cấu dân cư – đặc điểm chính là cấu
trúc dân cư của làng xã truyền thống bị phá vỡ; (3) Về kinh tế - chuyển sang sản xuất
hàng thương phẩm là loại hình chủ yếu; (4) Về văn hóa – sự xuất hiện của văn hóa đô
thị.
3. Khái niệm liên kết cộng đồng làng xã

- Từ quan niệm của chủ nghĩa Mác về quan hệ xã hội và kế thừa những nghiên
cứu của một số tác giả khác, tác giả luận văn ý thức rằng đây là khái niệm phức tạp, vì
vậy chúng tôi lựa chọn một số lớp nghĩa của khái niệm này để có thể giải đáp được ở
chừng mực nhất định vai trò của yếu tố Phật giáo đóng góp vào quá trình duy trì, củng
cố, tạo dựng liên kết cộng đồng làng xã.
- Từ hình dung trên chúng tôi chú ý tới nội hàm sau của khái niệm liên kết cộng
đồng làng xã: (1) Liên kết cộng đồng được hiểu gồm 2 quá trình: sự gắn bó tức là mức
độ chia sẻ và sự đồng thuận giữa các thành viên; và sự xã hội hoá tức là cách thức cộng
đồng tương tác với các thành viên để giải quyết các vấn đề của cá nhân và liên kết các
cá thể; (2) Chỉ ra một số yếu tố chi phối liên kết cộng đồng làng xã gồm 5 yếu tố
(tr.19,20), trong đó yếu tố Phật giáo thuộc nhóm các yếu tố văn hóa.

5
Chương 2: Vai trò của yếu tố Phật giáo đối với liên kết làng xã
Trong chương này tác giả tập trung làm rõ một số nội dung sau đây:
1. Khái quát về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam:
- Nhấn mạnh vai trò của Phật giáo như 1 thành tố của văn hoá Việt, gắn với đời
sống cộng đồng làng xã, hiện diện ở mức độ nhiều ít khác nhau trong hầu hết các hoạt
động chu trình sống của người làng xã.
- Đi sâu phân tích 3 Đặc điểm lớn của Phật giáo Việt Nam: Tinh thần dung hoà
khai phóng; Tinh thần nhập thế và Bình dân hoá. Đây là những điểm mạnh cho phép
kiến giải vai trò của Phật giáo trong việc tạo dựng củng cố liên kết cộng đồng làng xã
Việt Nam thông qua ảnh hưởng về: Quan niệm nhân sinh; Văn hoá đạo đức; Đời sống
tâm linh.
2. Vai trò của chùa Phật giáo trong không gian làng xã:
Thông qua phân tích các sinh hoạt văn hóa làng xã và sinh hoạt tôn giáo gắn với
vai trò của chùa Phật giáo, tác giả luận văn chứng minh rằng chùa Phật giáo đã đóng
vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã và từ ưu thế
riêng của mình Phật giáo đã góp phần quan trọng củng cố, gìn giữ tính cộng đồng của
làng xã.

Chương 3: Phật giáo với việc củng cố liên kết làng xã vùng ven đô hiện nay
Trong chương này chúng tôi trình bày 3 nội dung chính sau đây :
1. Thực trạng và vấn đề của quá trình đô thị hóa vùng ven đô và tác động của nó
đến liên kết làng xã :
Các số liệu khảo cứu được dẫn trong luận văn về cư dân, về kinh tế, về văn hóa
xã hội và về quy hoạch đã chỉ ra rằng sự tác động của quá trình đô thị hóa vùng ven đô
là hiện tượng mang tính tổng hợp, với nhiều đặc tính và nhiều chiều kích khác nhau.
Nói cách khác ở đó đã xuất hiện những đặc điểm và quá trình chứa chất những khác
biệt đủ lớn so với sự vận động của mô hình làng truyền thống.
2. Tác động của Phật giáo đến củng cố liên kết làng xã vùng ven đô :
Ý tưởng chủ đạo của nội dung này là thông qua phân tích vị trí hiện nay của yếu
tố Phật giáo trong đời sống văn hóa vùng ven đô, chúng tôi nhận diện giới hạn vai trò

6
của Phật giáo trong tổng thể những yếu tố tác động đến liên kết cộng đồng làng xã. Đó
là hướng vào củng cố nền tảng đạo đức, truyền thống nhân ái của cộng đồng.
3. Khuyến nghị phát huy vai trò của Phật giáo với việc củng cố liên kết cộng đồng
làng xã ven đô :
Xuất phát từ những nghiên cứu bước đầu như đã trình bày ở các phần trên,
những khuyến nghị được rút ra từ luận văn này tập trung vào 3 điểm chính sau đây :
Thứ nhất, Có thể khai thác ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đối với củng cố đời
sống đạo đức, từ đó hướng vào củng cố tính cộng đồng làng xã.
Thứ hai, Phật giáo có thể tham gia tích cực vào việc điều hòa mâu thuẫn xã hội.
Thứ ba, Thông qua những chương trình hoạt động cộng đồng phật giáo góp
phần hình thành thái độ sống hòa đồng, có trách nhiệm với bản thân và với xã hội của
con người, trong đó đối tượng chính là tầng lớp thanh, thiếu niên.

Cuối cùng phần kết luận tác giả luận văn chỉ ra rằng những nghiên cứu của
chúng tôi ở đây mới chỉ là những bước đi ban đầu. Và để có thể có nhận diện và khai
thác hợp lý, hiệu quả vai trò của yếu tố Phật giáo trong tạo dựng môi trường xã hội

lành mạnh cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa.



×