Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Vai trò của Phật giáo trong chính sách Quân chủ thân dân dưới triều đại nhà Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.23 KB, 101 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN TRUNG HIẾU


VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG
CHÍNH SÁCH “QUÂN CHỦ THÂN DÂN”
DƯỚI TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ




LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN TRUNG HIẾU


VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG
CHÍNH SÁCH “QUÂN CHỦ THÂN DÂN”
DƯỚI TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ

Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới



HÀ NỘI – 2012


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu 4

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 10
6. Những đóng góp của luận văn 10
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 11
8. Kết cấu của luận văn 11
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO VIỆC XÁC LẬP VAI TRÒ CỦA
PHẬT GIÁO TRONG CHÍNH SÁCH “QUÂN CHỦ THÂN DÂN” THỜI
LÝ 12
1.1. Khái quát về sự hình thành chính sách Quân chủ thân dân thời
Lý 12
1.2. Các tiền đề khách quan để Phật giáo đóng vai trò quan trọng
trong chính sách Quân chủ thân dân thời Lý 29
1.2.1. Tiền đề Kinh tế và chính trị 29
1.2.2. Tiền đề Văn hóa xã hội và tư tưởng 32
1.3. Sự khởi sắc của Phật giáo ở thế kỷ IX và thế kỷ X 40
CHƢƠNG 2: BIỂU HIỆN VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VỚI CHÍNH
SÁCH “QUÂN CHỦ THÂN DÂN” THỜI LÝ 47
2.1. Vai trò hình thành nhân cách và tƣ duy ngƣời Việt của Phật giáo
ảnh hƣởng tới chính sách Quân chủ thân dân thời Lý 47


2.2. Vai trò của các cao tăng tác động đến vua quan triều đình 56
2.3. Vai trò của các vị vua, quan mộ đạo 69
2.4. Đóng góp của Phật giáo cho chính sách quân chủ thân dân 78
2.5. Một số bài học kinh nghiệm của thời Lý 83
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 96






















MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua tiến trình phát triển lịch sử, Phật giáo với tư cách là một hình
thái ý thức xã hội, một tiểu kiến trúc thượng tầng phản ánh tồn tại xã hội, Phật
giáo đã có những ảnh hưởng đến chính sự phát triển, đặc biệt là trong quá
trình phát triển đời sống tinh thần xã hội con người Việt Nam. Ngày nay trước
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, Phật giáo vẫn có sự phát triển
đa dạng về hình thức và rộng lớn về quy mô. Vì vậy dường như không thể lý
giải vấn đề Phật giáo một cách đơn thuần về mặt nhận thức xã hội. Mặt khác

vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội ngày càng thể hiện rõ nét, Phật
giáo tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần, cũng giống như
các tôn giáo lớn thường không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong phạm vi một quốc
gia riêng lẻ mà tầm ảnh hưởng còn mang tính quốc tế. Trong sự nghiệp xây
dựng và đổi mới đất nước ta hiện nay, vấn đề tôn giáo hiện nay đã được Đảng
và Nhà nước ta xem xét, đánh giá lại trên quan điểm khách quan hơn, toàn
diện hơn và đã tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo phát triển.
Cùng với sự thay đổi của quy luật tất yếu lịch sử xã hội mà Phật giáo
cũng có những sự biến đổi dù là về nội dung hay chỉ là về hình thức. Trong
một xã hội như vậy một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần hay
đời sống sinh hoạt tâm linh đó chính là tôn giáo đặc biệt là Phật giáo. Những
giá trị và đóng ghóp của Phật giáo cho lịch sử dân tộc không đơn thuần chỉ là
những biểu hiện tâm linh mà nó còn là - một hiện tượng lịch sử xã hội, chỉ có
thể giải thích một cách khách quan khoa học dựa trên những quan niệm của
nền tảng Triết học duy vật về lịch sử, cũng như nhận thức duy vật khoa học
để hiểu sâu sắc về vị trí vai trò của Phật giáo trong dòng chảy văn hóa của dân
tộc.


Là một tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI TCN với hệ thống
giáo lý đồ sộ, Phật giáo không những chỉ là một tôn giáo, mà nó còn là một
học thuyết lớn của nhân loại trong hành trình tìm kiếm tri thức, giải thoát con
người khỏi nổi khổ của vô minh, hướng con người tới đời sống đạo hạnh tốt
đẹp. Được du nhập vào Việt Nam từ Thế kỷ II SCN, và tiếp tục hội nhập với
văn hóa dân tộc qua các thời kì thăng trầm của lịch sử, đặc biệt trong thời kì
phục hưng dân tộc: Từ thế kỷ X qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê vai trò
của Phật giáo vẫn không hề thay đổi dưới thời Lý mà đã được phục hưng
mạnh mẽ và ngày càng có những ảnh hưởng to lớn trong đời sống tinh thần
của người dân nước ta. Thời Lý biểu hiện vai trò Phật giáo in đậm trong đời
sống chính trị, trong quan niệm đạo lý, tư tưởng, trong phong tục, tín ngưỡng,

trong ý thức thẫm mỹ, nghệ thuật… Vì vậy đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu
từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên giữa chúng có quan hệ biện chứng qua
lại rất cần được tìm hiểu. Đặc biệt là mối quan hệ giữa Phật giáo với đường
lối chính trị thời Lý chưa được lý giải đầy đủ.
Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa những thành tựu đi trước, dựa trên những
nhân định mới về vai trò của Phật giáo, tìm hiểu đánh giá khách quan về giai
đoạn Phật giáo thời Lý thôi thúc tôi đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Vai trò của Phật giáo trong chính sách “Quân chủ thân dân” dưới triều đại
nhà Lý làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Để phát huy các giá trị vai trò của Phật giáo và giữ gìn đúng với thuần
phong mỹ tục của dân tộc trong tình hình có nhiều biến đổi của thế kỷ XXI
như hiện nay, thì những vấn đề hòa nhập và giữ gìn đồng thời phát huy các
giá trị truyền thống đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, trong đó đáng kể
đến là vai trò của Phật giáo như thế nào thì đang là vấn đề được nhiều người
quan tâm. Đồng thời cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu dưới các


góc cạnh khác nhau, nhằm làm nổi bật những giá trị và ảnh hưởng của Phật
giáo trong đời sống xã hội con người một cách sâu sắc. Có thể chia thành các
công trình nghiên cứu dưới các lĩnh vực, góc độ nghiên cứu sau:
 Các công trình về lịch sử, lịch sử văn hóa, lịch sử tƣ tƣởng,
lịch sử tôn giáo ở Việt Nam
Đầu tiên phải kể đến bộ biên niên sử Việt Nam “Đại Việt sử kí toàn
thư” là bộ sử có giá trị, được in lần đầu tiên năm (1697), gắn liền với tên tuổi
của những nhà sử học nổi tiếng như Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Chứ, Lê Hy. Có
thể nói đây là nguồn sử liệu quan trọng để khảo cứu tiến trình lịch sử dân tộc
Việt từ khởi nguyên đến hậu Lê nói chung và Phật giáo nói riêng. Và nó là
nguồn tư liệu lịch sử để các học giả sau này sử dụng cho việc nghiên cứu tư
tưởng chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quân sự, và tôn giáo của các

triều đại phong kiến Việt Nam.
Cuốn "Việt Nam văn minh sử lược khảo" của Giáo sư Lê Văn Siêu, Bộ
Giáo dục, Trung tâm học liệu Sài Gòn 1972. Tác giả đã chứng minh những
đặc điểm của Phật giáo để tạo cho tôn giáo này xâm nhập một cách dễ dàng
vào Việt Nam.
Cuốn "Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam", tập 1 của Phó Giáo sư
Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Tác giả đã
khái quát những nét cơ bản về quá trình du nhập cũng như ảnh hưởng của
Phật giáo với dân tộc Việt Nam Dưới những khía cạnh khác nhau thì vị trí,
vai trò của tôn giáo trong lịch sử dân tộc còn được khai thác, được phân tích
qua nhiều góc độ và xen kẽ, rải rác trong các tác phẩm văn học, mỹ học, sử
học và tôn giáo học.
Cuốn sách "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con
người Việt Nam hiện nay" do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung


vào các khái niệm từ, bi, hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư
tưởng của con người Việt Nam.
Bài viết của PGS. TS Nguyễn Hữu Vui: “Về vấn đề đánh giá vai trò
của tôn giáo” Trên tạp chí triết học số 3, tháng 9 – 1992. Xuất phát từ những
quan điểm của Chủ nghĩa Mac-lênin, tư tưởng biện chứng về tôn giáo, bài viết
đã phân tích, nhìn nhận và đánh giá sâu sắc khách quan về vai trò của Phật
giáo.
Đề tài luận văn “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời
sống văn hoá tinh thần người Việt Nam hiện nay” (2011) của Nguyễn Thị
Nguyến. Luận văn phân tích và làm sáng tỏ những ảnh hưởng cơ bản nhất của
nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần Việt Nam hiện nay
trên một số phương diện cụ thể như: đạo đức, nhân cách, tín ngưỡng, lễ hội và
phong tục, tập quán. Từ đó có những đánh giá khách quan về ảnh hưởng của

nhân sinh quan Phật giáo, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá
trị của nhân sinh quan Phật giáo.
 Các công trình viết về Phật giáo thời Lý
Cuốn sách “Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời lý - Trần” của tập thể các
nhà nghiên cứu viện Sử học và viện Văn học. Đã xem xét một cách tổng thể
các mặt đời sống xã hội thời kì này như: chế độ sở hữu ruộng đất, chế độ
chính trị, mô hình tổ chức nhà nước, các thiết chế chính trị, văn hóa tư tưởng
thời Đại Việt. Đặc biệt phải kể đến những bài viết về tư tưởng, tôn giáo thời
Lý - Trần của Nguyễn Đức sự, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Duy Hinh, đã vạch
ra cơ sở xã hội, cơ sở tư tưởng của Phật giáo Lý - Trần và những ảnh hưởng
của nó tới đời sống xã hội.
Luận văn Thạc sĩ triết học “Ảnh hưởng của văn hoá Phật giáo đối với
văn hoá Việt Nam (thời Lí – Trần)” (2011) của Phan Nhật Huân. Luận văn đã
phân tích khái quát chung về văn hoá Phật giáo và Phật giáo thời Lí – Trần,


làm sáng tỏ các khái niệm văn hoá Phật giáo. Những biểu hiện, đặc điểm của
văn hoá Phật giáo và sự ảnh hưởng đến văn hoá trên các phương diện như: Tư
tưởng chính trị – xã hội, phong tục tập quán và lối sống, văn học và kiến trúc.
Qua đó đề ra một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hoá Phật giáo thời Lí – Trần trong nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
Bài viết “Phật giáo thời lý – Trần với bản sắc dân tộc Đại Việt” (2010)
của PGS.TS Nguyễn Công Lý, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường
ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP HCM. Bài viết đã phân tích rõ sự du nhập của
Phật giáo và những nội dung tư tưởng của Phật giáo đã được dung thông, tiếp
biến để phù hợp với tín ngưỡng bản địa. Phật giáo Lý – Trần nói chung, Phật
giáo Thiền Trúc Lâm nói riêng đã làm nên bản sắc rất riêng của dân tộc, phần
nào đáp ứng được yêu cầu của thời đại lịch sử xã hội. Phật giáo thời kì này có
tính nhập thế cao vào cuộc sống, phục vụ đất nước và nhân dân, tu dưỡng
nhân cách con người, góp phần duy trì bình ổn xã hội Đại Việt thời đó.

 Các công trình viết về quan hệ giữa Phật giáo với lĩnh vực
chính trị
Về sự tác động qua lại giữa chính quyền với tôn giáo thời Lý thì không
thể không nhắc tới tác phẩm của Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tôn
giáo triều Lý của Hoàng Xuân Hãn, xuất bản năm 1941. Tác phẩm tập trung
nghiên cứu về đường lối ngoại giao và tôn giáo triều Lý, toàn bộ xã hội thời
lý và cuộc chiến chống Tống được thể hiện một cách chân thực và sinh động.
Bài viết, tham luận: “Phật giáo và chính trị đầu kỉ nguyên độc lập –
tiếp cận từ một luận đề của Max Weber” (2011) của GS.TS. Đỗ Quang Hưng
- Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Bài viết đã thông qua sự vận
dụng phương pháp tiếp cận xã hội học các hiện tượng tôn giáo của
E.Durkheim và đặc biệt của Max Weber, để làm rõ hơn khung cảnh, sắc thái,


đặc điểm, những hệ luận rút ra từ mối quan hệ Phật giáo và chính trị ở nước ta
đầu kỉ nguyên độc lập.
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm về “Vai trò của Phật giáo
trong đời sống chính trị Việt Nam thời Lý - Trần (1009 – 1400)” (2012). Đề
tài đã phân tích và lược sử về tiến trình xây dựng nhà nước Lý, khái quát
được bối cảnh điều kiện chính trị xã hội thời Lý Trần, sự tương tác của Phật
giáo với đời sống xã hội và đời sống chính trị, làm nổi bật sự tương tác trong
mối quan hệ giữa phật giáo với triều đại Lý - Trần.
Luận án Tiến sĩ - Đại đức Thích Minh Trí về “Quan hệ giữa Nhà nước
quân chủ Lý - Trần với Phật giáo” (2012). Luận án đã phân tích mô hình phát
triển và chính sách của một nhà nước quân chủ, phân tích mối quan hệ của
một thể chế chính trị trong mối tương quan tác động với Phật giáo. Đề tài
cũng gợi mở những yếu tố không chỉ về khoa học lịch sử mà còn chứa đựng,
gợi mở với các khoa học chính trị, văn hóa… Luận án đã chỉ ra một cách nhìn
về sự tiếp cận khoa học lịch sử trên phương diện và lăng kính của Phật học.
Ngoài ra còn rất nhiều những công trình nghiên cứu về Phật giáo qua

lăng kính triết học, mỹ thuật của các học giả trong và ngoài nước.
Tất cả những công trình nghiên cứu khoa học mà tôi có dịp tham khảo
đều mang tính nghiêm túc và rất đáng trân trọng. Ở những khía cạnh khác
nhau, các tác giả đã đề cập những vấn đề cần thiết trong việc đánh giá về vai
trò, hay nhìn nhận vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng một cách
khoa học và khách quan dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, đồng thời xây
dựng các giá trị khoa học, các giá trị đạo đức về mặt tôn giáo. Tuy nhiên, ở
từng góc độ tiếp cận và quan điểm khác nhau nên các tác giả đều có hướng đi
của mình để đến mục đích riêng. Từ đó, trong tình hình nghiên cứu chung, thì
hiện nay rất ít những công trình khoa học bàn có tính hệ thống về công việc


mà tôi sẽ tiến hành. Xuất phát từ những suy nghĩ, và nhiệm vụ tôi đã tiến
hành xây dựng và nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
 Mục đích của luận văn: trên cơ sở lý luận triết học về tôn giáo, nhìn
nhận dưới góc độ duy vật lịch sử nhằm tìm hiểu vai trò của Phật giáo
trong chính sách Quân chủ thân dân thời Lý.
 Để nhằm đạt được mục đích trên thì luận văn có hai nhiệm vụ
Một là: Tìm hiểu tiền đề cơ bản cho việc xác lập vai trò, vị trí của Phật
giáo trong chính sách Quân chủ thân dân.
Hai là: Làm rõ nội dung biểu hiện vai trò của Phật giáo trong chính sách
Quân chủ thân dân, những đóng ghóp cơ bản của Phật giáo trong hệ thống
chính trị xã hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ góc độ triết học về tôn giáo
nhìn nhận dưới góc độ duy vật lịch sử, để nghiên cứu những tiền đề khách
quan để Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong chính sách Quân chủ thân
dân, và những nội dung biểu hiện vai trò, vị trí cũng như ảnh hưởng của Đạo

phật trong tiến trình xây dựng nhà nước quân chủ thân dân của triều đại nhà
Lý.
* Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu vai trò của Phật giáo trong chính sách Quân chủ thân dân
qua một số tài liệu lịch sử, lịch sử Phật giáo trong thời Lý.



5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: của luận văn là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý, quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và
Nhà nước về tôn giáo dân tộc.
* Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng hệ phương pháp
nghiên cứu triết học, tôn giáo học. Một số phương pháp phổ biến được áp
dụng như: Lịch sử và lôgic; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích
tổng hợp; phương pháp thống kê nhất là phương pháp liên ngành: Triết học
văn hóa, Triết học giá trị, văn hóa học tôn giáo.
6. Những đóng góp của luận văn
Thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ trên, luận văn cố gắng đưa ra
một số nhận thức mới. Khái quát nội dung nghiên cứu để xây dựng chúng
theo hệ thống tư tưởng mang tính lịch sử triết học về tôn giáo. Từ đó, lý giải
về sự ràng buộc lẫn nhau giữa các yếu tố các vai trò của Phật giáo trọng hệ
thống tôn giáo, đối với chính sách quản lý xã hội và xây dựng nhà nước quân
chủ thân dân của triều đại nhà Lý. Bên cạnh đó, làm phong phú và sâu sắc
thêm nhận thức về đạo Phật với tư cách là một phạm trù tôn giáo trong việc
liên kết các mối quan hệ xã hội, tạo dựng hệ thống giá trị nhất định trong lĩnh
vực văn hóa của dân tộc. Đồng thời tìm ra nguyên nhân, đặc điểm của sự
dung hợp và ảnh hưởng lẫn nhau giữa đạo đức Phật giáo với chính sách thân
dân của dân tôc. Qua đó, tiếp thu những bài học kinh nghiệm về cách ứng xử

với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, phát huy ưu điểm, đóng ghóp
của Phật giáo trong công cuộc xây dựng thiết chế xã hội. Khắc phục những
mặt hạn chế chủ quan trong việc nhận định và đánh giá vai trò vị trí của Đạo
Phật dân tộc từ lịch sử đến hiện đại.


Luận văn đã phân tích làm rõ vai trò của Phật giáo trong từng lĩnh vực
trước hết là trong lĩnh vực xác lập cơ sở nhân sinh quan, thế giới quan cho
người Việt được biểu hiện một cách rõ nét ở ảnh hưởng của các cao tăng đến
triều đình của các vua quan sùng Phật, và lấy Phật giáo là bệ đỡ tinh thần, là
nhân tố để xây dựng tinh thần đoàn kết toàn dân cố kết cộng đồng cho mục
đích xây dựng nhà nước vững mạnh. Luận văn đã chỉ ra, đây được xem như là
một bước tiến mới trong chính sách cai trị của nhà nước phong kiến Việt Nam
trong lịch sử. Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá trong việc đoàn kết
tập hợp lòng dân xây dựng đất nước.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Việc tìm hiểu và chỉ ra giá trị, vai trò của Phật giáo trong thời kì lịch sử
triều đại nhà Lý có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định trong công cuộc đổi
mới hiện nay, góp phần làm rõ thực tiễn nhu cầu tâm linh, đời sống tinh thần
của nhân dân ta trong thời kì mới, khi mà chúng ta cần phải huy động mọi
nguồn lực tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, trong đó có vấn đề quan trọng là củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
và kế thừa, phát huy những “hạt nhân hợp lý”, những giá trị văn hóa đạo đức
trong tôn giáo vào việc xây dựng nền đạo đức mới, những bài học giá trị của
Phật giáo đối với chính sách thể chế trong việc xây dựng đất nước, xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
học tập và nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học ngành triết học, tôn
giáo học.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương 8 tiết.



CHƢƠNG 1
TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO VIỆC XÁC LẬP VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG CHÍNH SÁCH “QUÂN CHỦ THÂN DÂN” THỜI LÝ
1.1 Khái quát về sự hình thành chính sách Quân chủ thân dân thời Lý
Những cơ sở cho sự xác lập chính sách “Quân chủ thân dân” thời Lý
(Lịch sử triều đại nhà Lý bắt đầu từ 1009 đến 1225 là bước phát triển nhảy
vọt về chất của quốc gia phong kiến độc lập)
Mỗi một chính quyền nhà nước hình thành, tồn tại và phát triển đều dựa
trên những điều kiện kinh tế, xã hội và bối cảnh lịch sử nhất định. Thời đoạn
lịch sử mà chúng ta xem xét ở đây là giai đoạn xã hội thời Ngô - Đinh - tiền
Lê là giai đoạn mà những yêu cầu của tình hình thực tiễn xã hội và yêu cầu
của đất nước có những bước chuyển, làm cho hệ ý thức cai trị buổi sơ khai
không còn phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Đây là cơ sở khách quan
cho sự xác lập nhà nước thân dân thời Lý về sau. Những dịch chuyển lớn về
kinh tế, xã hội tất nhiên, trước hết và chính yếu bắt nguồn từ những điều kiện
cụ thể của thực tiễn xã hội trong những thế kỷ trước đó.
Giai đoạn từ nhà Đinh chuyển sang nhà tiền Lê trải qua nhiều biến cố
lịch sử. Dựa trên nền tảng nhà Đinh, nhà tiền Lê xây dựng nhà nước phong
kiến chuyên chế, bên cạnh việc xây dựng đất nước, ổn định xã hội thời Đinh -
Tiền Lê còn phải đối phó liên tục với nạn xâm lược của nhà Tống phương
Bắc. Sau khi giành được thắng lợi đã cho xây dựng cũng cố đất nước ban
hành các chính sách chuyên chính để cai trị đất nước. Như sau khi lên ngôi,
Đinh Tiên Hoàng đặt ra những luật lệ hình phạt nặng nề như bỏ phạm nhân
vào vạc dầu hay cho hổ báo xé xác. Quân đội dưới thời Đinh Tiên Hoàng đã
được tổ chức chặt chẽ, phân ra làm các đơn vị. Còn đối với nhà tiền Lê sau

khi đánh tan quân xâm lược không còn lo lắng việc chống Tống nữa, Lê Đại
Hành sửa sang mọi việc trong nước. Ông mở mang kinh đô Hoa Lư, củng cố


bộ máy chính quyền trung ương, sắp xếp các đơn vị hành chính, khuyến khích
hoạt động nông nghiệp.
Tình hình kinh tế xã hội, văn hóa thời Ngô - Đinh - Tiền Lê. Về kinh tế,
nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Phần lớn ruộng đất
công của làng xã. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và
đi lính cho nhà vua. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Hoàn là
vua Việt Nam đầu tiên cử hành lễ cày tịch điền vào mùa xuân hàng năm. Từ
đó, các vua thời sau đều giữ lệ ấy. Song song với nông nghiệp, vấn đề thủy lợi
cũng được các vua chú ý kênh ngòi được đào vét nhiều nơi vừa để tưới ruộng
vừa để tiện lợi giao thông bằng thuyền bè. Trên những bến đò quan trọng, nhà
nước cho thuyền chở người qua lại. Hệ thống giao thông đường bộ được mở
mang, nhất là đường từ Hòa Lư đến đất Thăng Long.
Các nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, khai mỏ, luyện sắt, đúc
đồng đều được phát triển. Nhờ ngành thủ công nghệ phát triển cao nên đã
làm cho đời sống vật chất của dân chúng đã được trở nên thanh nhàn hơn
trước. Triều đình cũng chú ý phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp để
phục vụ vua quan và quân đội, nhiều thợ thủ công đã được tập trung ở Hoa
Lư như thợ nề, thợ đá, mộc, ngọc, chạm khắc, dát vàng bạc để xây dựng kinh
đô trong đó có nhiều cung điện lớn lợp ngói bạc, các cột dát vàng bạc. Trong
dân gian, các nghề truyền thống như dệt vải lụa, làm giấy tiếp tục phát triển.
Tiền tệ cũng thúc đẩy việc trao đổi buôn bán hàng hóa trong các chợ làng quê
và một số trị sở Hoa Lư, Tống Bình, Long Biên. Việc trao đổi buôn bán vật
phẩm cũng được thực hiện với Trung Quốc và với các thuyền buôn nước
ngoài.
Các vua Ngô - Đinh - Tiền Lê khi lên ngôi hoàng đế đều đã cố gắng
thực thi quyền sở hữu ruộng đất nhà nước, vừa để khẳng định quyền lực vừa

để nắm lấy thần dân, thu tô thuế, bắt lính. Hằng năm mùa xuân nhà vua đích


thân làm lễ tịch điền, đi vài đường cày để nêu gương. Các vua Đinh, tiền Lê
cũng phong cấp đất đai cho các hoàng tử, quý tộc và quan lại. Nhà nước cũng
bước đầu thi hành chính sách trọng nông, khuyến khích sản xuất. Ngoài ra các
ông vua thời này đã chú ý tới các lễ hội văn hóa như: vua Đinh Tiên Hoàng
đặt ra chức Ưu bà để dạy múa hát cho quân đội, vua Lê Đại Hành kiến tạo lại
trò chơi đua thuyền, cứ vào tháng bảy là tháng sinh nhật của vua, vua cho thả
thuyền ở giữa sông, lấy tre kết làm núi giả trên thuyền, gọi là Nam sơn rồi cho
đua thuyền. Lễ hội này được nhà Lý kế tục.
Nhà nước Đại Cồ Việt thời Ngô - Đinh - Tiền Lê về cơ bản là một nhà
nước võ trị. Các vua (Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành) đều xuất thân là những
tướng lĩnh quen trận mạc, là tổng chỉ huy tối cao quân đội, nắm giữ mọi
quyền hành. Hệ thống quan lại phần lớn là các quan võ. Dưới chế độ võ trị,
luật pháp thời Đinh - Tiền Lê còn nghiêm khắc và tuỳ tiện, dựa theo ý muốn
của nhà vua. Đinh Bộ Lĩnh đặt vạc dầu và cũi hổ ở sân triều để trừng phạt
phạm nhân. Lê Hoàn hay xử phạt đánh roi những ai làm phật ý mình. Lê Long
Đĩnh lấy việc giết người làm trò vui.
Cùng với việc xây dựng một chính quyền nhà nước có chủ quyền, ở
Đại Cồ Việt nửa sau thế kỷ X cũng đã tiếp tục củng cố những yếu tố của một
nền văn hóa mang tính dân tộc. Về mặt đời sống tôn giáo tín ngưỡng, thì Đạo
Nho tuy đã xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc, nhưng đến lúc này
vẫn không tạo được những ảnh hưởng đáng kể, nổi trội trong đời sống tâm
linh vẫn là những tín ngưỡng dân gian hòa trộn với những tôn giáo có nguồn
gốc từ nền văn minh Nam Á như Phật và Đạo. Triều đình Đinh - Tiền Lê đã
có ý thức trọng dụng và suy tôn Phật giáo. Ở kinh đô Hoa Lư đã xây dựng
nhiều chùa chiền (chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ) và các cột đá
khắc kinh Phật. Các nhà sư thời kỳ này như Sùng Phạm, Đỗ Pháp Thuận, Ngô
Chân Lưu (Khuông Việt), Vạn Hạnh, đã là các trí thức được sử dụng như



những cố vấn triều đình và những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua. Phật
giáo được xem như: là một bệ đỡ cho đời sống tinh thần Đại Cồ Việt. Một
điểm đặc biệt của thời Ngô - Đinh - Tiền Lê là sự hưng thịnh của phật giáo.
Các nhà vua đã lấy lý thuyết Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo cho việc trị dân
và việc giảm ảnh hưởng của nhà Hán sau ngàn năm Bắc thuộc.
Phật giáo đã được thâm nhập vào đất nước từ thế kỷ thứ nhất, trước
Nho giáo. Những người đầu tiên mang tôn giáo này đến chưa phải là những
nhà truyền giáo hay là những bậc chân tu mà là những nhà buôn bán người
Ấn Độ theo đạo Phật, họ đến buôn bán và trong thời gian lưu trú, họ ăn chay
niệm Phật cúng bái theo nghi lễ Phật giáo, có người lại lấy vợ Việt và dần dần
những sinh hoạt tôn giáo của họ lan đến người Việt. Giáo Lý đạo phật cho
rằng đời là bể khổ, con người bị ràng buộc trong kiếp luân hồi, muốn giải
thoát khỏi cảnh ấy, con người phải diệt dục, phải diệt lòng ham muốn để tiến
tới Niết bàn. Lý thuyết ấy phù hợp với tâm trạng của người Việt đang ở trong
cảnh bị áp bức đô hộ của phương Bắc.
Vào thế kỷ thứ hai thì các tăng sĩ theo phái Đại thừa đến truyền giảng
đạo Phật. Đến năm 580, thiền phái đầu tiên của Việt Nam được Vinitaruci (Tỳ
Ni Đa Lưu Chi) thành lập (Thiền tông là do Bodhidharma, người Ấn, sáng
tạo). Theo ông, nguồn gốc bản chất của con người là thiện và con người có
khả năng giao tiếp trực tiếp với Phật bằng trái tim chân thành. Ông bắt đầu
dịch kinh Phật, tác phẩm đầu tiên là kinh "Tượng đầu tinh xá" mang tính chất
thiền học, nói về sự giác ngộ như một cái gì không thể dùng lời nói và chữ
viết để diễn tả được, tuệ giác được truyền thẳng vào tâm người, thấy được
nhân tâm và thành chính quả. Những người nổi tiếng nhất trong phái thiền
này là Từ Đạo Hạnh, Vạn Hạnh, thuộc thế hệ thứ 12 đời Lý.
Thiền phái thứ hai của Việt Nam do nhà sư Vô Ngôn Thông thành lập
vào thế kỷ VIII. Vô Ngôn Thông gốc người Quảng Đông đến Giao Châu vào



năm 820 vào trụ trì tại ngôi chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng (Bắc Ninh). Vô
Ngôn Thông tính tình trầm lặng ít nói, nhưng lại hiểu biết mau chóng cho nên
được người đời tặng cho danh hiệu là Vô Ngôn Thông. Ông phủ nhận việc đi
tìm chân lý, niết bàn qua các kinh điển mà chỉ bằng thiền tại tâm, ông chủ
trương con người có thể trong giây lát đạt đến giác ngộ tức khắc, khỏi cần qua
nhiều giai đoạn tiệm tiến bởi vì "Phật tại tâm". Vào thời Ngô - Đinh - Lê, sau
khi đất nước giành lại được độc lập, những nhà nho được đào tạo theo kiểu
Trung Hoa bị gạt ra ngoài cuộc sống chính trị, nhà nước trọng dụng các nhà
sư và chính họ đã có một vai trò quan trọng trong việc cai trị đất nước.
Các vương triều Ngô - Đinh - Tiền Lê có thể coi như một thời kỳ lịch
sử quá độ từ ngoại thuộc qua tự chủ đến độc lập. Những thập kỷ bản lề đó đã
bước đầu thực hiện được sự nghiệp khôi phục độc lập, thống nhất quốc gia,
xây dựng chính quyền quân chủ và đặt nền móng cho một nền văn hóa dân
tộc. Sự nghiệp đó sẽ được củng cố và phát triển lên một tầm cao mới trong
những thế kỷ tiếp sau.
Từ cuối thời Ngô - Đinh - tiền Lê sang đến thời Lý, là một bước chuyển
lớn trong chính sách cai trị đất nước của các triều đại. Nhất là cuối thời Tiền
Lê đã diễn ra rất nhiều sự thay đổi trong kết cấu kinh tế – xã hội, mô hình
quản lý tập quyền phong kiến đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với
tình hình thực tế của đất nước. Những sự dịch chuyển mạnh mẽ bên trong kết
cấu đó đưa đến những mâu thuẫn mới mà mô hình chính trị phong kiến
chuyên chế được hình thành từ thời Đinh, Tiền Lê không thể điều hoà nổi.
Cốt lõi của vấn đề chính là sự phát triển chế độ tư hữu ruộng đất và sự phân
hoá ngày càng sâu sắc trong nội bộ các làng xã. Trong quan hệ Chính quyền
trung ương - Làng xã ở Việt Nam khác với các mô hình nhà nước khác, bệ đỡ
kinh tế của nhà nước chính là chế độ công hữu ruộng đất. Khi chế độ tư hữu
phát triển như một tất yếu khách quan, tầng lớp phong kiến bóc lột đã tìm mọi



cách thao túng quyền lực trong làng xã làm suy yếu quyền lực kinh tế của
chính quyền trung ương đối với làng xã. Đến cuối thời Tiền Lê, mâu thuẫn về
quyền lợi giữa các thực thể, với chính sách bóc lột hà khắc của nhà nước
phong kiến cùng với sự suy yếu của chính quyền trung ương khiến cho nó
không thể dung hoà được nữa. Khủng hoảng đã làm cho nhà nước suy yếu,
nhân dân oán than, chính sách kinh tế xã hội không thể đảm bảo cho một xã
hội phát triển ổn định, những chính sách mà nhà nước phong kiến đề ra đi
ngược lại với lợi ích của nhân dân, những mâu thuẫn trong xã hội như là
những nhân tố khiến cho một nhà nước mới ra đời thay thế nhà nước cũ.
Những mâu thuẫn kinh tế giữa tầng lớp phong kiến, quý tộc tư nhân với chính
quyền trung ương. Khuynh hướng cát cứ ly tâm xuất hiện đe doạ trực tiếp đến
thể chế trung ương tập quyền. Chính quyền Trung ương cuối triều Tiền Lê với
các vị vua tàn bạo hầu như không thể điều hành nổi tầng lớp này, những mâu
thuẫn lũng đoạn trong chính sách cai trị, các tầng lớp phân chia phe nhóm
tăng cường bóc lột nhân dân. Sự hoà đồng trong làng xã không còn, khoảng
cách giữa quý tộc và dân chúng ngày càng xa, khuynh hướng cát cứ gia tăng
đã làm cho mối quan hệ xã hội không còn hoà đồng như trước được nữa, lại
thêm nguy cơ xâm lược của nhà Tống là điều kiện để mô hình tập quyền
phong kiến đang tồn tại phải nhường vị trí. Để thay vào đó là một mô hình tập
quyền thân dân mà nhà Lý đã phát huy tác dụng mô hình này dựa trên nền
tảng và bệ đỡ của Phật giáo.
Những mâu thuẫn này đã khiến cho xã hội Đại Việt khủng hoảng trầm
trọng từ nửa sau thế kỷ X. Thực tế đó đi đến một cuộc cải cách kinh tế xã hội
sâu sắc và cần một mô hình nhà nước mới phù hợp. Nhà nước Lý (1009 –
1225) Nhà Lý thay nhà Tiền Lê, thiết lập Nhà nước quân chủ thực hiện chính
sách quân chủ thân dân. Sự hình thành phát triển và kế thừa những tư tưởng
tiến bộ trong việc cai trị đất nước. Tư tưởng chỉ đạo của nhà nước quân chủ


thân dân thời Lý dựa trên các lĩnh vực cơ bản để ổn định phát triển xã hội xây

dựng phát triển đất nước. Nhà nước Lý đã tập trung các chính sách phát triển
kinh tế, văn hóa, chính sách xã hội, giáo dục, trong đời sống tín ngưỡng tôn
giáo nhằm mục tiêu củng cố và bảo vệ nhà nước quân chủ, ổn định đời sống
nhân dân, xây dựng nhà nước vững mạnh, đời sống nhân dân an lạc.
Nhà Lý khởi nghiệp từ vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đã mở ra cho
dân tộc Việt Nam một thời đại mới, một kỷ nguyên mới, một vận hội mới mà
xem như là một trong các thời đại hoàng kim của lịch sử nước ta. Từ khi Lý
Công Uẩn lên ngôi, xây dựng đế nghiệp cho nhà Lý, đất nước ta có nhiều thay
đổi lớn: dời đô về Thăng Long, đặt ra các định chế chính trị và mô thức xã hội
mới. Đặc biệt là thay đổi tư tưởng lãnh đạo quốc gia. Các vị vua kế nghiệp
như Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông đã kế thừa và phát huy
tư tưởng của ông cha mình, nên đã giữ được nền độc lập tự chủ lâu dài, tạo ra
một xã hội rộng mở, đoàn kết, một đất nước an bình thịnh trị.
Vua Lý Thái Tổ trị vì từ năm 1009 đến lúc từ trần năm 1028, ở ngôi 20
năm, thọ 55 tuổi. Với cương vị Hoàng đế sáng lập vương triều, nhà vua trước
hết lo xây dựng vương triều, củng cố chính quyền trung ương, chăm lo xây
dựng cơ sở xã hội, chính trị, tư tưởng cho vương triều. Lý Công Uẩn thi hành
chính sách “thân dân”, năm 1013 định lại các lệ thuế, từ thuế ruộng đất, ao hồ
đến thuế bãi dâu, các thuế sản vật và nhiều năm xá thuế cho dân như năm
1016 xá tô thuế 3 năm, năm sau, năm 1017 lại xá tô ruộng Vua Lý Thái Tổ
được chính sử đánh giá là “khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hoà nhã, có lượng đế
vương”. Nhà vua vốn xuất thân từ Phật giáo, nhờ thế lực giới Phật giáo mà
lên ngôi vua nên rất tôn sùng Ðạo Phật và lấy tôn giáo này làm chỗ dựa tinh
thần cho vương triều. Lý Thái Tổ đã đặt cơ sở và định hướng ban đầu nhưng
rất căn bản cho sự tồn tại của vương triều và sự phát triển của đất nước.


Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất. Năm 1054, nhà Lý đặt tên
nước là Ðại Việt thay cho quốc hiệu Ðại Cồ Việt thời Ðinh, Tiền Lê. Chế độ
nhà Lý là chế độ quân chủ tập quyền thân dân, quyền hành tập trung về triều

đình trung ương đứng đầu là nhà vua. Nhưng đây chưa phải là chế độ quân
chủ quan liêu chuyên chế theo mô hình Nho giáo, mà là chế độ quân chủ tập
quyền mang tính dân tộc cao kết hợp với tinh thần Phật giáo, dựa trên sự cố
kết xã hội lấy thôn xã làm cơ sở và chính sách thân dân của nhà vua. Năm
1040 vua Lý Thái Tông dạy cung nữ dệt gấm vóc, cho công chúa cùng cung
nữ trồng dâu nuôi tằm dệt lụa. Năm 1052 nhà vua đúc chuông lớn đặt ở Long
Trì để “dân ai có oan ức không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên
vua” [30, tr.204]. Vua Lý Thánh Tông nổi tiếng là vị vua nhân từ thương dân.
Bên cạnh đường lối cai trị thân dân, nhà Lý cũng coi trọng pháp luật,
kết hợp giữa đức trị và pháp trị. Năm 1042 vua Lý Thái Tông soạn định luật
lệnh, ban hành bộ hình thư. Ðó là bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam chứng tỏ một thành tựu lập pháp quan trọng và một bước tiến lớn trên
con đường xây dựng nhà nước pháp luật. Bộ luật gồm ba quyển tuy đã bị thất
truyền, nhưng tinh thần cơ bản và một số nội dung của nó còn được ghi lại
trong sử biên niên. Nhờ có bộ luật thành văn nên đến đây phép xử án được
ngay thẳng rõ ràng, giảm bớt tình trạng phiền nhiễu của quan lại xử án và oan
uổng của dân.
Ðẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, trong hoàn cảnh độc lập và
thanh bình, ổn định, nhà Lý đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp đẩy
mạnh công cuộc xây dựng đất nước về mọi mặt.






 Nội dung chính sách “Quân chủ thân dân” thời Lý
Xây dựng mô hình nhà nước tập quyền thân dân: Trong suốt hơn 200
năm, vai trò của Phật giáo ngày càng được phát huy, tinh thần Phật giáo là
chất liệu cố kết nhân tâm, là cầu nối giữa chính quyền trung ương với địa

phương. Vị Hoàng Đế đầu tiên cai trị đất nước bằng một bộ máy có tính chất
dân sự là Lý Công Uẩn, ông là người sáng lập ra triều Lý năm 1009, và quyết
định dời đô ra Thăng Long năm 1010. Ông sớm nhận thức được vai trò và
tầm quan trọng của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong
Chiếu dời đô ông viết “trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”. Tư tưởng thân
dân, khoan dân, lấy dân làm gốc, coi dân như lực lượng quyết định trong công
cuộc bảo vệ đất nước.
Nhà Lý kế thừa vương triều Tiền Lê một cách hòa bình. Ngay từ đầu
thời Lý, xu thế tập trung quyền lực vào tay Hoàng Đế đã được thể hiện rõ.
Nhưng tính chất tập quyền của thời kì này là một kiểu tập quyền thân dân,
quyền lực của Hoàng Đế và triều đình dựa trên sự ủng hộ của nhân dân. Mô
hình này phát huy cao độ tính chất làng – nhà nước hòa đồng đã hình thành từ
buổi đầu dựng nước. Thay vì dựa vào quân đội thường trực mạnh như thời
Đinh. Nhà Lý thực thi chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi lính vào nhà nông)
với nguyên tắc “Tĩnh vi nông, động vi binh” (khi hòa bình làm nhà nông, lúc
chiến tranh thành chiến binh), theo đó triều đình quản lý chặt chẽ dân đinh,
thường xuyên tổ chức các kì huấn luyện quân sự cho trai làng, sau đó họ trở
về làm ruộng như các nông dân khác. Khi có chiến tranh họ tòng quân nhập
ngũ, tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Để thực thi
chính sách này nhà Lý phải dựa vào làng xã trên cơ sở thực thi đường lối thân
dân. Cũng từ đây, triều đình bắt đầu quan tâm đến chính sách đoàn kết các
dân tộc thiểu số, quan tâm đến các dân tộc ít người vùng cao, vì họ cư trú tại
những nơi biên cương, giáp ranh với các nước khác để bảo vệ lãnh thổ.


Chủ trương của nhà Lý là xây dựng một quốc gia độc lập với một
nhà nước quân chủ tập quyền cao hơn, đủ khả năng quản lý lãnh thổ đất nước
và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, miền núi rừng còn
do các thủ lĩnh nắm quyền chi phối. Nhà Lý đặc biệt quan tâm đến miền núi
rừng biên cương phía bắc, lúc đó giáp với nước Nam Chiếu - Đại Lý và nước

Tống. Nhà Lý áp dụng chính sách “nhu viễn” rất thành công. Một mặt kiên
quyết đàn áp những cuộc nổi dậy mang tính cát cứ, mặt khác ra sức phủ dụ
biến các thủ lĩnh miền núi thành những người mang danh nghĩa triều đình để
quản lý, bảo vệ vùng biên cương, tuy rằng trên thực tế, họ vẫn giữ quyền cai
quản vùng đất cư trú của các tộc thiểu số. Nhà Lý đã chia nước thành các đơn
vị lộ, phủ, châu để quản lý hành chính kể cả miền núi. Nhưng miền núi là
địa bàn sinh tụ của các tộc thiểu số mà thời Lý, các tù trưởng tồn tại như các
thủ lĩnh địa phương có thế lực mạnh và ảnh hưởng lớn trong vùng. Trong bối
cảnh đó, quản lý miền núi thông qua các tù trưởng với chức châu mục của
triều đình, đặt dưới quyền kiểm soát của nhà nước trung ương là phương sách
phù hợp và có hiệu quả nhất, vừa bảo đảm được quyền lực quản lý, bảo vệ
lãnh thổ quốc gia, vừa giữ gìn được sự đoàn kết dân tộc. Ngoài ra vua còn
thực hiện vai trò thiên tử cai quản sở hữu toàn bộ đất đai, chính sách “tịch
điền”, việc vua đi cày chỉ là cử chỉ tượng trưng, nhưng nó ảnh hưởng đến tâm
lý người nông dân “đời Lý rất coi trọng việc làm ruộng, năm nào vua cũng đi
xem cấy xem gặt” [64, tr.137]
Với mô hình phong kiến tập quyền thân dân, đất nước bước vào thời kỳ
phát triển mới, chính quyền trung ương bắt đầu được tổ chức theo lối chính
quy và ngày càng hoàn thiện. Vương triều Lý, tuy là chế độ quân chủ tập
quyền, nhưng lại quản lý đất nước, cai trị nhân dân bằng phương thức mềm
mỏng, với chính sách thân dân rất cởi mở. Chính sách của nhà Lý với dân là
chính sách “thân dân” rất thiết thực. Người dân sống trong các hương, thôn,


thực chất là các công xã nông thôn, và nhà Lý rất coi trọng quyền tự quản của
các thôn làng… Người dân sống trong các cộng đồng mang tính tự trị rộng
lớn với quyền quản lý và phân chia ruộng đất công theo tục lệ, với những tín
ngưỡng, lễ hội dân gian phong phú.
Vương triều Lý chăm lo phát triển nông nghiệp, đắp đê, làm thủy lợi.
Tuy coi trọng nông nghiệp nhưng nhà Lý cũng quan tâm đến sự phát triển thủ

công nghiệp và thương nghiệp chứ không chủ trương "ức thương". Chính
sách mậu dịch đối ngoại rất cởi mở, nhà Lý cho mở chợ biên giới dọc theo
biên giới phía Bắc với nhà Tống.
Về mô hình cai trị nhà Lý chịu ảnh hưởng mô hình Nho giáo tiếp biến
từ nhà Tống, song tinh thần Phật giáo được xem như là bệ đỡ tinh thần của
vương triều Lý. Từ nhà vua, quý tộc, quan lại đến dân chúng đều tôn sùng đạo
Phật, chùa tháp được xây dựng nhiều nơi, số người theo đạo Phật rất đông.
Nhưng điều đáng lưu ý là vào thời Lý, đồng thời tồn tại và phát triển, thậm
chí dung hợp cả phái Thiền tông với phái Mật tông và Tịnh độ tông. Ba giáo
phái chủ yếu này có sự khác biệt trong giáo lý và hành lễ, nhưng thời Lý đều
được coi trọng, dù Thiền tông là chủ yếu. Ngoài hai tông phái Tì ni đa lưu chi
và phái Vô Ngôn Thông nhà Lý còn thành lập phái Thảo Đường do một
nhà sư từ Champa ra Thăng Long sáng lập, được phong làm Quốc sư, và vua
Lý Thánh Tông là thế hệ thứ nhất. Phật giáo thời Lý mang đậm tính dân tộc,
tính nhập thế, đi sâu vào cuộc sống, được nhân dân rất mến mộ, giữ vai trò
chi phối trong đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Nhà vua còn phong
một số nhà sư làm Quốc sư, làm cố vấn cho nhà vua.
Bên cạnh Phật giáo, triều đình nhà Lý cũng tôn trọng Nho giáo. Chính
nhà Lý đã lập ra Văn miếu, mở Quốc tử giám, tổ chức những khoa thi đầu
tiên. Phật giáo mang tinh thần nhân ái, là bệ đỡ tinh thần quan trọng để nhà
Lý đi vào dân chúng, nhưng để xây dựng thiết chế quân chủ tập quyền thì


Nho giáo ưu thế hơn, nên nhà Lý bắt đầu coi trọng Nho giáo, kết hợp chặt chẽ
Nho giáo và Phật giáo. Cả Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian đều được nhà
Lý ứng xử với thái độ rất cởi mở, bao dung với chủ trương Tam giáo đồng
nguyên.
Chế độ phong kiến thời Lý là chế độ phong kiến tập quyền theo thể chế
quân chủ thân dân. Tuy khuynh hướng chuyên chế ít nhiều đã xuất hiện,
nhưng nhìn chung các vương triều lúc tiến bộ đều tìm cách thực hiện chính

sách “thân dân”, “khoan thƣ sức dân” về mặt chính trị.
Với tinh thần ấy, năm 1052, Lý Thái Tông cho đúc chuông lớn đặt ở
Long Trì để dân “Ai có oan ức không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu
lên” [30, I, tr.204]. Năm 1158, Lý Thần Tông lại cho đặt hòm đống ở giữa sân
chầu để ai cần nói việc riêng thì bỏ thư vào đó. Những hình thức nới rộng dân
chủ như vậy đã có tác dụng tạo ra một không khí hòa dịu trong xã hội. Vua
Lý Thái Tổ còn dựng cung Long Đức ở ngoài hoàng thành, trong khu vực phố
phường đông đúc cho Thái tử Phật Mã ở để có điều kiện “gần dân và xem xét
việc dân”, “hiểu biết thêm những chuyện dân gian”. Chế độ phong kiến quân
chủ tập quyền thời Lý còn ở giai đoạn trẻ trung nên khoảng cách giữa “Thiên
tử” và “thần dân”, giữa vua và tôi, giữa quý tộc và bình dân chưa lớn lắm.
Các vua Lý chưa phải là “những kẻ chuyên chính náu mình trong cung điện”,
vẫn giữ được mối liên hệ nhất định với cộng đồng, với dân chúng.
Nhà vua và những người cầm quyền trong triều nhiều khi đã tỏ ra thông
cảm với nỗi khổ đau, cực nhọc của thường dân. Tháng 10-1055, vua Lý
Thánh Tông nhân lúc tiết trời giá lạnh mà cảm thương đến cả những kẻ bị
giam trong ngục khổ sở. Vua nói với quần thần: “Trẫm ở trong cung nào lò
sưởi ngự, nào áo lót cầu mà còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam
trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết rõ ngay gian, ăn lại không no
bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có kẻ chết không đáng tội,

×