Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




ĐỖ THU HƯỜNG







VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY









LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC















HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




ĐỖ THU HƯỜNG






VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY



Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60 22 80





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC





Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN SINH








HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC


̉
ĐÂ
̀
U 1
Chƣơng 1. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA TÔN
GIÁO 6
1.1. Một số quan điểm ngoài mácxít về vai trò xã hội của tôn giáo 7

1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò xã hội của tôn giáo 12
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò
xã hội của tôn giáo 18
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò xã hội của tôn giáo 18
1.3.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò xã hội của tôn giáo 26
Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT
NAM HIỆN NAY 36
2.1. Quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm của Phật giáo ở Việt Nam 36
2.1.1. Quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam 36
2.1.2. Đặc điểm của Phật giáo ở Việt Nam 40
2.2. Thực trạng phát triển của Phật giáo hiện nay ở Việt Nam và những vấn
đề đặt ra 44
2.2.1. Thực trạng phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay 44
2.2.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
hiện nay 56
2.3. Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam- nhìn từ giác độ
lịch sử phát triển tư tưởng và sinh hoạt văn hoá, xã hội Việt Nam 58
2.4. Vai trò của Phật giáo với đạo đức 62
2.5. Vai trò của Phật giáo với văn hoá dân tộc 81
2.6. Vai trò của Phật giáo với chính trị tư tưởng 91
Chƣơng 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH
CỰC CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN
NAY 96
3.1. Tôn trọng và quản lý tốt hoạt động của Phật giáo theo đúng pháp luật và
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước 96
3.1.1. Tăng cường bảo vệ các cơ cở vật chất và tôn trọng các nghi lễ của
Phật giáo 103
3.1.2. Tăng cường công tác quản lý của Đảng và Nhà nước đối với hoạt
động và tổ chức của Phật giáo 104
3.2. Từng bước khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực trong sinh hoạt Phật

giáo hiện nay 106
3.2.1. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân 107
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức đúng về vai trò tích cực
của Phật giáo trong đời sống xã hội 112
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119



BẢNG QUY ƢC NHỮNG CỤM T VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CTQG: Chính trị quốc gia
GHPGVN: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nxb: Nhà xuất bản


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới đang diễn ra những biến động to lớn về
nhiều mặt như: ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, khủng bố, bệnh
tật hiểm nghèo, chiến tranh, xung đột tôn giáo, khủng hoảng kinh tế, tài chính,
đói nghèo… đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Trong bối cảnh đó, sự hồi
sinh và gia tăng mạnh mẽ của các tôn giáo cũ và một số hình thức tôn giáo
mới lạ đã làm cho mối quan hệ giữa con người ngày càng phức tạp.
Trong xu thế chung của sự gia tăng tôn giáo thì ở nước ta đời sống tôn

giáo đang có vận động mạnh mẽ trong những năm gần đây, trong đó có Phật
giáo. Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, đồng thời cũng là một tôn
giáo mà có những nội dung, tư tưởng mang đậm tính triết học sâu sắc. Phật
giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên, vốn có tư tưởng truyền
thống gắn liền với sinh hoạt văn hóa nông nghiệp lúa nước, một nền văn hóa
nhân văn, bao dung, trí tuệ, khai phóng, đượm sắc thái hiếu sinh, hiếu hòa và
giải thoát với đặc tính từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, v.v Chính vì thế, Phật
giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận một cách trân trọng có sự tiếp biến
để trở thành tôn giáo truyền thống của dân tộc. Trải qua hơn hai ngàn năm
gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam có ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống tinh thần của nhân dân.
Ngày nay với nhiều lý do, Phật giáo ở nước ta đang có sự vận động và
phát triển một cách nhanh chóng. Sự phát triển của Phật giáo một mặt đã kéo
theo nhiều hậu quả trong sinh hoạt xã hội như: một số kẻ lợi dụng chùa làm
nơi bói toán, lên đồng, xem sao, xem tướng, giải hạn để kiếm tiền bất
chính (họ không phải là những người phật tử chân chính). Trước cổng chùa
một số người dân bày bán đủ loại sách tử vi, cúng sao, giải hạn không có
nguồn gốc xuất xứ, làm mê hoặc quần chúng… Trên thực tế sự gia tăng của

2
sinh hoạt Phật giáo đâu đây xuất hiện những vụ gây rối làm ảnh hưởng đến an
ninh, chính trị xã hội mà ai cũng biết rằng sau chúng là mưu toan của những
thế lực thù địch tìm cách lợi dụng các tôn giáo trong đó có Phật giáo như là
công cụ để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” hòng xoá bỏ mọi thành
quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Mặt khác
bên cạnh những sinh hoạt tiêu cực thì Phật giáo đang vận động để thích nghi
với xã hội hiện đại ngày nay như: về hình thức các cơ sở Phật giáo được tu
sửa và xây dựng khang trang hơn, bên trong sinh hoạt Phật giáo được cải tiến,
tuyên truyền giáo lý nhà Phật được tăng cường, công tác đào tạo chức sắc
được đẩy mạnh để từ đó nâng cao vị trí vai trò tích cực của mình trong đời

sống chính trị - xã hội.
Phật giáo là một hiện tượng xã hội đã tồn tại và khả năng còn tồn tại
lâu dài và ngày càng gia tăng, phát triển bởi lẽ nó có những điều phù hợp nhất
định đáp ứng một số nhu cầu nào đó của con người, của xã hội. Mặt khác
trong thực tế thì từ khi du nhập, phát triển ở nước ta đến nay Phật giáo có
những ảnh hưởng tích cực trong đời sống nhân dân trên nhiều lĩnh vực, như
đạo đức, lối sống, văn hoá, chính trị, kiến trúc… Vậy những hợp lý của Phật
giáo đó là gì? Và biểu hiện vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội ra sao?
Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Vai trò của Phật giáo
trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Phật giáo là một tôn giáo lớn nhất ở nước ta do vậy đã luôn được quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu các công trình tiêu biểu như: “Phật giáo nguyên
thuỷ đến thế kỷ XIII” của Trần Văn Giáp; “Việt Nam Phật giáo sử lược” của
Thích Mật Thể; “Phật giáo Việt Nam” của nhiều tác giả do giáo sư Nguyễn
Tài Thư chủ biên, hay “Lược sử Phật giáo Việt Nam” của Thượng tọa Thích
Minh Tuệ…các công trình này đã tổng kết khái quát tiến trình lịch sử Phật
giáo tại Việt Nam. Ngoài ra còn rất nhiều các các công trình nghiên cứu của
các tác giả về Phật giáo ở Việt Nam như: “Tư tưởng Phật giáo” của Nguyễn

3
Duy Hinh đã đi sâu nghiên cứu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Đặc
điểm Phật giáo Việt Nam được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh của
cư dân bản địa có tiếp thu tôn giáo ngoại nhập.
Còn tác giả Thiền sư Đinh Lực và Cư sĩ Nhất Tâm trong công trình
“Phật giáo Việt Nam và Thế giới” đã mô tả Phật giáo và những vấn đề cơ bản
của Phật pháp, thiền. Tôn giáo hiện hành và sự ảnh hưởng của nó tới văn hoá,
kinh tế, chính trị của các quốc gia, các dân tộc.
Trong “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Hùng
Hậu tác giả viết về Lược sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ

XIV với những tông phái tiêu biểu. Phân tích về thế giới quan và nhân sinh
quan Phật giáo Việt Nam.
Hay “Tư tưởng Phật giáo” của Thích Trí Quảng gồm các bài giảng và
bài viết của Hoà thượng Thích Trí Quảng về tư tưởng Phật giáo, cách tu niệm
Phật pháp, giới luật của phật tử và những thành quả của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam.
“Phật giáo với văn hoá Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, tác giả đã
nghiên cứu các khái niệm, tư duy triết lý văn hoá về Phật giáo với văn hoá Việt
Nam; việc du nhập và mở rộng Phật giáo ở Việt Nam; Lý luận Phật giáo với văn
hoá hữu hình; Phật giáo với văn hoá tinh thần và Phật giáo với văn học.
Trong cuốn “Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 20 năm thành của lập Giáo hội
Phật giáo Việt Nam” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã Giới thiệu các báo
cáo hoạt động của Giáo hội Phật giáo về những thành tựu, những kinh
nghiệm, nguyên tắc, ý nghĩa, phương pháp tổ chức và thực hiện về phương
hướng sắp tới của Giáo hội.
“Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam” của Thích Trí Hải là công
trình giới thiệu quá trình thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (1934) và các thời
kỳ: Lục hoà Tịnh lữ, Phật học Tùng thư, chùa Quán Sứ - Hội Bắc kỳ Phật
giáo, Hội Phật giáo Việt Nam, Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Tăng
già Việt Nam. Giới thiệu về tổ chức, công việc gắn liền với từng thời kỳ.

4
Phật giáo với văn hóa - xã hội Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa do Nguyễn Hồng Dương chủ biên công trình đã tập hợp các tham luận
khoa học đề cập đến nhiều góc độ của Phật giáo tham gia đóng góp vào lĩnh
vực văn hoá - xã hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hoá
của đất nước.
Phật giáo là một hệ tư tưởng - một tôn giáo lớn ở Việt Nam, đã đồng
hành cùng dân tộc ta hơn 2000 nghìn năm do vậy Phật giáo đã thu hút nhiều
nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các công

trình này rất có giá trị giúp tôi khi nghiên cứu về vai trò của Phật giáo trong
đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là quá trình du nhập và
phát triển của Phật giáoViệt Nam, đặc biệt đi sâu tìm hiểu vai trò của Phật
giáo trong đời xã hội Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích
Luận văn làm rõ vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội hiện nay,
từ đó nêu ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực và hạn chế tiêu
cực trong sinh hoạt Phật giáo trong đời sống xã hội hiện nay.
 Nhiệm vụ
Nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống lý luận của triết học Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai
trò xã hội của tôn giáo.
Phân tích, nghiên cứu quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo và
thực trạng phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay để từ đó đi nghiên
cứu một cách có hệ thống vấn đề vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội
Việt Nam hiện nay.

5
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là phương pháp biện chứng duy vật
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra luận văn có
tham khảo một vài công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài để thực hiện luận văn này, bên cạnh việc dựa vào phương
pháp lịch sử triết học, đồng thời luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản
sau: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu,
phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống - cấu trúc.
6. Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần phân tích một cách có hệ thống lý luận về vai trò
của tôn giáo nói chung dựa trên cơ sở những luận điểm do các nhà kinh điển
chủ nghĩa Mác-Lênin đề ra.
- Phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về vai trò xã hội của tôn giáo.
- Phân tích quá trình du nhập, phát triển và thực trạng phát triển của
Phật giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực và hạn chế
tiêu cực trong sinh hoạt Phật giáo.
Với những kết quả đó tác giả hi vọng luận văn này có thể góp phần vào
thực tiễn nghiên cứu vai trò của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn
gồm có 3 chương, 11 tiết.
Chương 1: Các quan điểm khác nhau về vai trò xã hội của Tôn giáo.
Chương 2: Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò tích cực của
Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

6
Chương 1
CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU
VỀ VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA TÔN GIÁO

Mấy thập kỷ gần đây, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo được nhiều người
quan tâm, nghiên cứu và theo dõi trên cả phương diện lý luận cũng như thực
tiễn. Có tình hình đó không chỉ do sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của các
hình thức tín ngưỡng, tôn giáo ở một số nước mà còn vì trong thời đại ngày
nay, tôn giáo có liên quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc

đang diễn ra ở nhiều nơi, không chỉ vì nó có vai trò và tác động mạnh mẽ đến
các lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn biểu hiện của sự bảo lưu, gìn giữ bản
sắc văn hóa của từng chế độ dân tộc trước xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa
hiện nay. Tín ngưỡng, tôn giáo, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân, nhưng lại liên quan đến các lĩnh vực của toàn bộ đời sống xã hội, tác
động đến các lĩnh vực hoạt động như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo và
đang có xu hướng phát triển. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo là một quá trình lâu dài. Quá trình ấy đòi hỏi phải từng bước được
hoàn thiện. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, việc đổi mới nhận
thức, đánh giá và ứng xử với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng cần
được đặt ra nhưng sự đổi mới đúng đắn và khoa học phải dựa trên cơ sở lý
luận và thực tiễn, đó là kế thừa quan điểm, tư tưởng của các nhà khoa học
ngoài mácxít, đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề vai trò xã hội của tôn giáo cùng với những đặc điểm của tín ngưỡng, tôn
giáo Việt Nam từ đó trên cơ sở này nghiên cứu vai trò của Phật giáo trong đời
sống xã hội ở Việt Nam hiện nay để từ đó phát huy vai trò tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và
Phật giáo nói riêng trong đời sống xã hội hiện nay ở nước ta.

7
1.1. Một số quan điểm ngoài mácxít về vai trò xã hội của tôn giáo
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn có những đổi
phản ánh sự thay đổi của lịch sử nhân loại. Thực tế đã chứng minh rằng, một
tôn giáo cụ thể ở một quốc gia nhất định có thể lụi tàn, hưng thịnh hoặc mất
đi, song nhìn chung, từ khi ra đời cho đến nay, tôn giáo luôn tồn tại trong xã
hội loài người.
Lịch sử phương Tây đã từng có thời kỳ thần quyền, chi phối thế quyền,
giáo hội đứng trên nhà nước, tôn giáo thống trị toàn bộ đời sống xã hội, chi
phối con người cả phần hồn lẫn phần xác, cả đạo lẫn đời. Lịch sử cũng đã

chứng kiến những cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu diễn ra thời trung cổ
với những cuộc thập tự chinh kéo dài hàng trăm năm.
Ngày nay, xu thế của thời đại là hoà bình, hợp tác cùng phát triển cho
nên những tư tưởng khoan dung, hợp tác, đối thoại được khởi xướng và đề
cao đã làm cho mọi người ngày một tôn trọng lẫn nhau hơn, để tiến lên một
xã hội hòa bình và thịnh vượng. Tuy nhiên, nhân loại chưa được hưởng cuộc
sống bình yên thì một số quốc gia lại đang chịu thảm họa của những cuộc
chiến tranh dân tộc, sắc tộc có liên quan với tôn giáo.
Tôn giáo có khả năng liên kết con người trong một chế độ cùng tín
ngưỡng, nhưng có thể đẩy con người ta đến thái độ nghi kị đối đầu, hận thù và
xung đột gây nên những thảm họa cho nhân loại, một khi nó bị các lực lượng
xã hội phản động lợi dụng, kích động vì những tham vọng mang tính chất
chiến tranh phản tiến bộ.
Chính vì tôn giáo có vai trò và tác động đến nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội cho nên ở mọi thời đại, quá khứ cũng như hiện nay, dù một quốc
gia có thể chế chính trị ra sao, cũng cần quan tâm đến vai trò xã hội của tôn
giáo. Nghiên cứu vai trò xã hội của tôn giáo có rất nhiều quan điểm, tư tưởng
không thống nhất với nhau và diễn ra cuộc đấu tranh kéo dài hàng ngàn năm

8
cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng do nhận thức khác nhau mà khi xem
xét vai trò xã hội của tôn giáo đã có những cách tiếp cận trái ngược nhau.
Theo các nhà thần học, chủ yếu là các nhà thần học Do Thái giáo và
Công giáo, cho rằng con người trên thế gian này luôn luôn sống trong sự sợ
hãi, lo lắng, đau khổ, bất công, mâu thuẫn, bấp bênh, không làm chủ được số
phận của mình. Trong hoàn cảnh ấy con người luôn mong muốn được hạnh
phúc, được một ai đó cứu vớt cho dù sự cứu vớt đó của những lực lượng siêu
tự nhiên nào đó, hiện diện bên ngoai con người, có quyền lực vô biên như:
chúa Jesus (Công giáo), Trời (Nho giáo), Yaweh (Do Thái giáo)… Họ đã đến
để cứu vớt con người bằng cách chỉ ra cho con người con đường để đạt đến

cõi hạnh phúc vĩnh hằng đó là Thiên Đường. Như vậy tôn giáo mang bản chất
siêu thế mà con người chỉ nhận biết được qua sự khải thị hoặc cảm nhận, là
thế lực siêu nhiên chi phối toàn bộ thế giới con người. Theo quan điểm ấy thì
Chúa Trời, Thần Linh, Thượng Đế,…mà con người tôn thờ chỉ là biểu tượng
cho cái thực thể tuyệt đối, vĩnh hằng, toàn thiện, toàn mĩ, là cái sáng tạo, cái
nguồn gốc ban đầu mà mục tiêu cuối cùng chi phối thế gian này theo những
nguyên lý bất biến. Đối với tự nhiên, cái sáng tạo toàn thiện, toàn mỹ đó thể
hiện trong sự hoàn hảo tự nhiên của sự vật. Còn đối với nhân loại, con người
có trí tuệ nên nhận biết được sự thống nhất đó để hoàn thiện mình trong niềm
tin và mối quan hệ với cái sáng tạo, tự nhận thức cho rõ, do đó có được niềm
hạnh phúc [50, tr.20].
Senlinh - nhà triết học người Đức thì cho rằng “tự nhiên là sản phẩm
sáng tạo của Chúa, cái Tuyệt Đối là Chúa Trời mà con người bằng trực giác
chỉ có thể nhận biết được một cách mơ hồ” [92, tr.422]. Cũng giống như các
quan điểm trên, chủ nghĩa Tômát mới cho rằng: “Chúa là bản thể tối cao,
tuyệt đối. Ở Chúa, bản chất và hiện hữu là thống nhất, cho nên Chúa là
nguyên nhân đầu tiên của thế giới, là nguồn gốc của mọi hiện hữu” [92,
tr.553].

9
Như chúng ta đã biết lịch sử là sản phẩm của hoạt động con người,
nhưng quan niệm trên đã đảo ngược quá trình lịch sử khi cho rằng lịch sử là
sự sáng tạo của Thượng Đế, Chúa Trời như vậy tính tích cực xã hội nhằm cải
biến thế giới khách quan, cải tạo và biến đổi quan hệ xã hội, con người đã trao
cho các lực lượng thần linh có phép nhiệm màu. Con người ở đây cũng biến
thành những sinh vật thụ động tuân theo sự chỉ huy của các thế lực siêu tự
nhiên. Quan điểm của các nhà thần học và duy tâm siêu hình đã bị các nhà
khoa học bác bỏ bới tính tư biện của nó.
Để chống quan điểm duy tâm tôn giáo đứng trên lập trường duy vật mà
các nhà triết học duy vật đã đấu tranh chống lại quan niệm duy tâm, thần học.

Để phê phán sai lầm chủ nghĩa duy tâm, thần học chủ nghĩa vô thần trước
Mác đã giải thích cơ sở làm phát sinh tôn giáo. Tôn giáo được hiểu là sản
phẩm của sự ngu dốt của con người trước tự nhiên. Phoiơbắc cho rằng “tôn
giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và bản chất con người. Người ta
ai cũng sợ chết, cần có niềm tin và an ủi. Tôn giáo thể hiện sự yếu mềm, bất
lực của con người đối với những điều kiện xã hội” [92, tr.463]. Hơn nữa theo
Phoiơbắc tôn giáo nảy sinh do sự trừu tượng hóa và nhân cách hóa giới tự
nhiên "Thượng Đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là
toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên. Song con người,
nhờ vào sức tưởng tượng, tức là chính bằng phương pháp tách rời như thế
khỏi bản chất cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên, lại đem giới tự nhiên
biến thành một chủ thể hay là một thực thể độc lập" [46, tr.13]. Đây là những
đóng góp quan trọng của Phoiơbắc vào việc chống lại quan điểm của chủ
nghĩa duy tâm về vấn đề tôn giáo.
Cũng giống quan điểm của Phoiơbắc, nhà triết học duy vật người Pháp là
Điđrô cho rằng không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà con người sáng tạo
ra tôn giáo. Theo ông “Nếu như lý tính là của trời cho và tín ngưỡng cũng tương
tự như vậy, nghĩa là trời cho chúng ta hai vật mà không thể dung hợp được với

10
nhau Để loại trừ bế tắc đó, cần phải thừa nhận rằng tín ngưỡng là một nguyên lý
huyền thoại, không tưởng”. Ông lập luận tiếp: “khoa học thì hướng tới vũ trang
cho chúng ta quan niệm đúng về thế giới, làm cho con người lớn mạnh thêm, còn
tôn giáo thì chỉ đem lại những điều ảo tưởng, làm cho con người yếu mềm đi” [92,
tr.365 ]. Khi đi sâu vào phân tích bản chất và lịch sử đạo Cơ Đốc, ông cho rằng
Cơ Đốc giáo được cấu từ các huyền thoại cũng như chúa Jesus là không có thực,
vì thế cần bãi bỏ mọi ảnh hưởng của Giáo hội ở trường học, xoá bỏ thần học ở các
trường đại học và xây dựng một xã hội của những người vô thần. Tuy là người
phê phán mạnh mẽ tôn giáo song ông chưa nhìn thấy cơ sở kinh tế - xã hội của sự
nảy sinh và tồn tại của tôn giáo.

Còn Bêcơn - nhà triết họ duy vật Anh một mặt ông cho rằng con người
cần tôn giáo bởi tôn giáo giúp con người vượt qua sự mềm yếu, bất lực, tôn
giáo đem lại cho con người niềm tin. Nhưng mặt khác Bêcơn lại nói rằng nhà
thờ không được dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, cũng không
được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người. Như vậy
ngay trong quan niệm của ông về tôn giáo có sự đối lập nhau.
Đứng ở góc độ nhận thức luận khi phê phán tôn giáo các nhà chủ nghĩa
vô thần trước Mác đã dẫn đến sai lầm là đối lập cực đoan, trừu tượng giữa ý
thức sai lầm và chân lý, giữa tôn giáo và khoa học. Tôn giáo được giải thích
như là sự bịa đặt, hệ quả của sự ngu dốt. Và họ đã tấn công quyết liệt vào tôn
giáo, phát hiện những tiêu cực của tôn giáo nhưng họ chưa chỉ ra cơ sở xã hội
làm tôn giáo nảy sinh, cho nên khi đưa ra biện pháp khắc phục chỉ thuần túy
là tinh thần đó là tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ dân trí.
Như vậy, chủ nghĩa vô thần trước Mác đã không chỉ ra bức tranh chân
thực về tôn giáo và vai trò xã hội của chúng, không chỉ ra rằng tôn giáo là một
tất yếu của lịch sử khi con người bất lực trước các mối quan hệ với tự nhiên
và xã hội.

11
Rồi quan điểm của Freud ông cho rằng “tôn giáo như là liều thuốc an ủi
những khổ đau của con người. Những khổ đau, theo Freud, không phải bắt
nguồn từ kinh tế hay xã hội, mà là từ những dục vọng bịnh hoạn trong con
người, ý muốn quan hệ tình dục với mẹ hay cha. Ngoài ra, khi đối đầu với lực
lượng thiên nhiên và xã hội thù địch, con người thấy cần sự hỗ trợ, lúc nhỏ thì
từ phía cha mẹ, khi lớn lên thì từ phía Thượng Đế. Thượng Đế cũng là một
người cha nhưng cao cấp hơn mà thôi. Freud cho rằng tôn giáo là một ảo
tưởng nhưng có sức mạnh lớn, vì nó bắt nguồn từ bản năng sâu kín của con
người, bản năng cần được an ủi che chở. Đối với Freud, tôn giáo là một loại
bịnh tinh thần ám ảnh có tính cách thế giới”. Freud cũng cho rằng tôn giáo là
kẻ thù nguy hiểm nhất của khoa học [30, tr.27].

Khác với cách tiếp cận trên, nhà triết học, xã hội học Durkheim nghiên
cứu tôn giáo và vai trò xã hội của tôn giáo từ góc độ xã hội học. Ông đã đi sâu
nghiên cứu các hình thức tôn giáo nguyên thủy, tìm hiểu vai trò của tôn giáo
qua các hình thức thờ cúng, nghi lễ và qua các hoạt động của các tổ chức tôn
giáo. Durkheim cho rằng mọi tôn giáo đều cần thiết và nó có lợi. Nó là cần
thiết và có lợi vì bản thân tôn giáo chứa đựng chân lý. Tôn giáo có lợi về
mặt cũng giống như quan niệm của Durkheim, W.James trong tác phẩm
"Các giống của kinh nghiệm tôn giáo" cho rằng: “Tôn giáo đã đem lại cho
cuộc sống sự kiều diễm mới với cái vẻ đẹp trữ tình quyến rũ hay là khát vọng
của con người vươn đến sự nghiêm khắc của chủ nghĩa anh hùng. Tôn giáo
sinh ra niềm tin vào sự cứu khổ, sinh ra thế giới tinh thần và ảnh hưởng mạnh
đến tình cảm yêu thương” [46, tr.16].
Nói chung quan niệm trên của hai ông ta thấy đều cho rằng tôn giáo là
cần thiết cho xã hội, coi tôn giáo là cứu cánh, nhờ đó có thể khỏa lấp những
bất hạnh của cá nhân. Như vậy, các ông đã tách việc xem xét tôn giáo khỏi
góc độ bản thể luận và nhận thức luận, tìm cách vuốt ve, thỏa hiệp với tôn

12
giáo. Tuy nhiên bên cạnh những hạn chế thì quan niệm này đã gợi ý cho
chúng ta nghiên cứu những mặt tích cực của tôn giáo.
Ngoài cách tiếp cận tôn giáo nêu trên trong thời gian qua cho đến nay
một số người trong giới lý luận mácxít cũng đã vấp lại những hạn chế giống
như các nhà triết học đi trước mắc phải đó đó là căn bản chỉ nhìn thấy mặt
tiêu cực của tôn giáo. Cách nhìn toàn diện về tôn giáo đã được thay thế bằng
cách nhìn phiến diện về tôn giáo theo kiểu như: "tôn giáo là thuốc phiện của
nhân dân". Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong
đầu óc con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng
ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang
hình thức của những lực lượng siêu trần thế" [65, tr.570].
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò xã hội của tôn giáo

Hiện nay, tôn giáo đang ảnh hưởng đến sự phát triển của loài người
trên hành tinh này, cũng như đang ảnh hưởng đến công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó nghiên cứu
tôn giáo nói chung và tôn giáo ở Việt Nam nói riêng có tính cấp bách và có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Nhưng khi nghiên cứu một vấn đề phức tạp như
vấn đề tôn giáo để tránh bị lạc hướng, chúng ta dứt khoát phải có phương
pháp luận của một lý thuyết khoa học, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là “hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học
của C.Mác. Ph. Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin, được hình thành và
phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực
tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa
học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự giải phóng giai cấp vô sản, giải
phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con
người [7, tr.9-10].
Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Nó là kết quả
của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và sự phát triển khoa học nói

13
chung, trong sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội của thế kỷ
XIX và cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản diễn ra
mạnh mẽ ở thời kỳ đó.
Chủ nghĩa Mác ra đời là sự khắc phục một cách có cơ sở những hạn chế
quá khứ đó là phương pháp tư duy siêu hình của chủ nghĩa duy vật không triệt để
đồng thời tiếp thu những tinh hoa của quá khứ và thời đại, chủ nghĩa Mác đã
sáng tạo ra phương pháp biện chứng duy vật. Với phương pháp đúng đắn, khoa
học này các ông đã đi sâu nghiên cứu các quá trình vận động, phát triển của xã
hội theo đúng bản chất và quy luật của chúng. Đối với lĩnh vực tôn giáo chủ
nghĩa Mác đã cung cấp cho những người nghiên cứu tôn giáo và quản lý tôn giáo
một lý thuyết khoa học và phương pháp khoa học đó là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chính trên cơ sở này Mác và Ăngghen đã

tiến xa hơn các nhà triết học đương thời kể cả các nhà triết học duy vật mà
Phoiơbắc là người tiêu biểu. Khi phân tích và đánh giá vai trò xã hội của tôn
giáo, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã nêu ra cách xem xét vấn đề tôn
giáo theo quan điểm cụ thể và xuất phát từ thực tế sinh động của cuộc sống. Vì
thế, vai trò xã hội của tôn giáo được các ông nhìn nhận trong những điều kiện
lịch sử nhất định và trong một hình thái xã hội cụ thể.
Kế thừa quan điểm của Phoiơbắc khi ông cho rằng không phải thượng
đế sáng tạo ra con người, mà chính con người sáng tạo ra thượng đế theo hình
ảnh của mình". Đồng tình với những kết luận này nhưng hai ông không dừng
lại ở luận điểm đó vì phải xem con người như một cái gì trừu tượng ở đâu đó
bên ngoài thế giới. Trái lại hai ông cho rằng, con người là sản vật của xã hội
"con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội" và khẳng định
cái thế giới con người "là nhà nước ấy, xã hội ấy" sản sinh ra tôn giáo [65,
tr.569-570]. Cái xã hội cụ thể sản sinh ra tôn giáo theo Mác và Ăngghen là
một xã hội cụ thể thuộc về một hình thái nhất định trong lịch sử. Mác chỉ ra
rằng: cá nhân trừu tượng mà Phoiơbắc phân tích là thuộc về một hình thái xã

14
hội nhất định. Nhưng trong một xã hội cụ thể kết cấu bởi nhiều yếu tố, nhiều
mối quan hệ có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người, thì
cái gì đóng vai trò quyết định. Hai ông cho rằng sản xuất vật chất và những
quan hệ kinh tế giữa người và người, xét đến cùng, là nhân tố quyết định sự
tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức xã hội trong đó có tôn giáo. Tuy
nhiên hai ông vẫn khẳng định rằng kinh tế không phải là nhân tố quyết định
duy nhất đối với sự phát triển của lịch sử, mà bản thân các thành phần của
kiến trúc thượng tầng xã hội trong đó có tôn giáo cũng đóng góp vai trò tích
cực đối với đời sống xã hội và tác động trở lại sự phát triển kinh tế. Do vậy
khi năng lực nhận thức và cải tạo thế giới của con người tăng lên, khi điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội thay đổi thì tôn giáo cũng biến đổi theo. Do
vậy, khi nghiên cứu vai trò xã hội của tôn giáo cũng phải đặt trong điều kiện

hoàn cảnh cụ thể.
Với quan điểm duy vật lịch sử C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm sáng tỏ
nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Hai ông đã vạch trần sự
áp bức bóc lột và nô dịch con người, sự thống trị quan hệ kinh tế đối với con
người trong xã hội tư sản là một nguồn gốc xã hội sản sinh ra tôn giáo.
Với lập trường duy vật triệt để đã giúp hai ông đã khắc phục được hạn
chế chủ nghĩa duy vật trước Mác khi mới dừng lại ở chỗ xem tôn giáo là kết
quả giản đơn của quá trình nhận thức, biểu hiện sự ngu dốt của trí tuệ. Do
vậy, nó đã vượt lên tầm thời đại trong việc đưa lại kiểu mẫu trong việc phân
tích tôn giáo và các hiện tượng xã hội khác.
Từ quan điểm này hai ông đã rút ra kết luận quan trọng và cách mạng
chưa từng có trong lịch sử chính là sự phê phán tôn giáo cần phải chuyển
thành sự phê phán chính trị nhằm cải tạo xã hội bằng con đường cách mạng.
"Vấn đề quan hệ giữa giải phóng chính trị và tôn giáo, đối với chúng ta sẽ trở
thành quan hệ giữa giải phóng chính trị và với giải phóng con người” [65,
tr.533]. Theo quan niệm đó cả cuộc đời của hai ông đã hiến dâng cho sự

15
nghiệp giải phóng con người khỏi những bất lực trước tự nhiên và xã hội. Đây
cũng là thể hiện tính nhân đạo của chủ nghĩa Mác.
Khi phân tích và đánh giá vai trò xã hội của tôn giáo, các nhà sáng lập
ra chủ nghĩa Mác-Lênin cũng không xa rời chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đặc biệt các ông đã nêu ra cách xem xét vấn đề tôn
giáo theo quan điểm cụ thể và xuất phát từ thực tế sinh động của cuộc sống.
Vì thế vai trò xã hội của tôn giáo được các ông nhìn nhận trong những điều
kiện lịch sử nhất định và trong những hình thái xã hội cụ thể. Khi nghiên cứu
vai trò xã hội của tôn giáo thì các ông cũng thừa nhận, trong những điều kiện
lịch sử nhất định, tôn giáo cũng có mặt tích cực và sự tác động của nó đối với
xã hội cũng có một tầm quan trọng ví dụ như Ăngghen khẳng định vai trò của
tôn giáo trong các cuộc khởi nghĩa nông dân thời Trung cổ và vai trò của các

cuộc cải cách tôn giáo đối với chủ nghĩa tư bản.
Mác và Ăngghen và Lênin khi xem xét vai trò xã hội của tôn giáo,
được các ông gắn liền với thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản
và không tách rời điều kiện lịch sử cụ thể của nước Đức và của xã hội tư sản
Âu Châu vào nửa đầu thế kỷ XIX, cũng như ở nước Nga vào những thập kỷ
đầu của thế kỷ XX. Xuất phát từ tình hình Châu Âu thời kỳ đó thì phải đặt lợi
ích phát triển phong trào cách mạng lên hàng đầu, các ông đã phải nhấn mạnh
vào vai trò tiêu cực của tôn giáo. Trong điều kiện như vậy C.Mác đã nói tôn
giáo là "thế giới quan lộn ngược" là “trái tim của thế giới không có trái tim",
"là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần", “tôn giáo là
thuốc phiện của nhân dân" [65, tr.570]. Khi Mác đưa ra luận điểm này thì ở
xã hội bấy giờ tôn giáo là công cụ áp bức tinh thần của nhà nước phản động ở
Châu Âu đang sử dụng do vậy hai ông cho rằng cần phải phá bỏ. Nhưng trong
một thời gian dài, mệnh đề này lại chỉ được hiểu: tôn giáo là rượu tinh thần, là
thuốc phiện đầu độc nhân dân, là vòng hào quang thần thánh trong cái biển
khổ của nhân dân, là những bông hoa tưởng tượng phủ trên xích xiềng thực tế

16
của họ. Vấn đề này đặt ra là câu nói nổi tiếng này của Mác ngày nay còn đúng
nữa không?
Đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về luận điểm này. Có người
cho rằng luận điểm này hoàn toàn sai lầm vì không phù hợp với sự thật lịch
sử. Số người khác lại quan niệm chỉ có hình thức tôn giáo thoái hoá nào đó
mới là thuốc phiện chứ không phải mọi tôn giáo nói chung. Muốn hiểu đúng
luận điểm này trước hết phải nói rằng "mặt thuốc phiện" là mặt khách quan
của mỗi tôn giáo ở mọi thời kỳ. Vì con người chỉ đến với tôn giáo khi phải
chịu đựng những thiếu hụt trong đời sống hiện thực. Nhưng tôn giáo lại chỉ
đền bù sự thiếu hụt đó thuần túy trong ý thức, trong sự tưởng tượng giải toả
được những trạng thái tâm lý nặng nề, tạo ra cho con người những khoái cảm
nhất định, cho nên "mặt thuốc phiện" sự đền bù hư ảo, là một chức năng của

mọi tôn giáo, từ tôn giáo, nguyên thủy đến tôn giáo hiện đại trong xã hội có
giai cấp. Tất nhiên trong xã hội có áp bức giai cấp thì "mặt thuốc phiện" của
tôn giáo được tăng thêm do sự lợi dụng của các giai cấp áp bức bóc lột. Chính
trong điều kiện đấu tranh chính trị của xã hội nước Đức thế kỷ XIX mà Mác đã
nêu ra quan điểm trên về tôn giáo. Và xét về vai trò chính trị - xã hội khách
quan của tôn giáo (cả ý thức và tổ chức) thì cho tới nay quan điểm đó vẫn giữ
nguyên giá trị khoa học. Nhưng nếu chúng ta xem xét luận điểm trong một xã
hội không giai cấp nhất là trong một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại đã xóa bỏ
giai cấp thì luận điểm này không còn thích hợp nữa.
Cũng giống như Mác và Ăngghen, Lênin khi nói đến vai trò tiêu cực
của tôn giáo và của Giáo hội cũng trong một tình huống cụ thể, đó là tình hình
tôn giáo và Giáo hội đang bị các thế lực tư sản phản động lợi dụng để bảo vệ
chế độ bóc lột và đầu độc quần chúng bị áp bức xã hội hiện đại hoàn toàn xây
dựng trên sự bóc lột của một thiểu số không đáng kể dân cư thuộc giai cấp địa
chủ và tư sản đối với quảng đại quần chúng giai cấp công nhân" và ở đó "tôn

17
giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh thần luôn luôn và bất cứ ở
đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ" [63].
Như vậy đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin đã khắc phục cách nhìn tôn giáo
theo kiểu thổi phồng, biến nó thành kẻ có vai trò tuyệt đối hay chỉ đơn giản
bác bỏ nó vì cho rằng nó sai lầm mà các ông nhìn nhận cả mặt tích cực và tiêu
cực của tôn giáo cho nên các ông cho rằng tôn giáo là nhu cầu của một bộ
phận nhân dân, nhu cầu của sự phát triển xã hội trong những thời kỳ lịch sử
nhất định. "Tôn giáo do con người sáng tạo ra, bản thân những người này cảm
thấy được nhu cầu cần phải có tôn giáo của quần chúng" [66, tr.438-439]. Ở
đây Ăngghen chỉ ra rằng tôn giáo nó là một nhu cầu của quần chúng nhân dân
và quan điểm này cũng được C.Mác chỉ rõ, cái thế giới con người không hoàn
thiện đã sản sinh ra tôn giáo ấy là một thế giới cần có tôn giáo, và ngược lại

tôn giáo cũng đáp ứng những yêu cầu của con người trong cái thế giới ấy.
Nhưng ở đây hai ông thường nói đến nhu cầu tôn giáo và tình cảm tôn giáo,
không phải là của con người trừu tượng mà là của một xã hội cụ thể và sự tồn
tại của chúng phụ thuộc vào cơ sở vật chất của xã hội. Khi bàn về thuyết tạo
thần Lênin cũng nhìn thấy tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân.
Với quan niệm này của chủ nghĩa Mác-Lênin thì trong giai đoạn hiện
nay nó vẫn còn nguyên những giá trị khoa học mà khi nghiên cứu vấn đề tôn
giáo chúng ta cần vận dụng nó.
Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-
Lênin đã nhìn nhận tôn giáo như một hiện tượng xã hội luôn luôn tiến hóa và
sự tiến hóa đó phụ thuộc vào sự phát triển các hình thái xã hội. Có nghĩa là
khi xã hội thay đổi thì tôn giáo cũng phải biến đổi theo cho phù hợp. Vì tôn
giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử do vậy mà tôn giáo không tồn
tại vĩnh viễn mà chỉ trong những giai đoạn nhất định trong lịch sử nhân loại
khi mà con người bị chế ước bởi những điều kiện tự nhiên và xã hội như thiên

18
tai, chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật, bất công xã hội Người ta cần đến tôn
giáo như sự giải thoát khỏi những ràng buộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy
nhiên khi kiến giải về tương lai của tôn giáo đặc biệt là sự tiêu vong của tôn
giáo khi con người ở hình thái cộng sản chủ nghĩa. Nhưng thực tiễn lúc bấy
giờ hình thái xã hội đó chưa trở thành hiện thực nên các ông chỉ đưa ra những
kiến giải dự báo tổng quát còn những giải đáp chính xác chi tiết và hoàn chỉnh
về sự mất đi của tôn giáo trong một tình huống xã hội nhất định chưa xuất
hiện. Như chúng ta biết chủ nghĩa Mác là một hệ thống lý luận không ngừng
phát triển trên cơ sở phát triển của thực tiễn thời đại. Do vậy, khi con người
bước sang thế kỷ XXI thì đã có nhiều thay đổi phức tạp đòi hỏi các nước xã
hội chủ nghĩa hiện thực, kể cả những nước đang kiên trì con đường xã hội chủ
nghĩa lẫn những nước mà chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ thì tôn giáo sau một thời
gian sa sút thì lại đang phát triển nhanh chóng trở lại về số lượng kể cả trong

giới trí thức và cả giai cấp công nhân hiện đại. Ở nhiều nước trên thế giới hiện
nay bên cạnh những tôn giáo lớn vẫn tiếp tục tồn tại dưới những hình thức
khác nhau bên cạnh đó lại xuất hiện những tôn giáo mới. Những tôn giáo này
bên cạnh những tích cực thì cũng có những tiêu cực đối với xã hội đòi hỏi
phải giải quyết. Muốn giải quyết được thì nhà nghiên cứu tôn giáo, quản lý
tôn giáo phải vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc nghiên cứu tôn giáo trong tình hình mới
nhưng không dừng lại ở đó mà tiếp tục bổ sung và phát triển những kiến giải
ấy trong điều kiện lịch sử mới ở mỗi nước.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về vai trò xã hội của tôn giáo
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò xã hội của tôn giáo
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát

19
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại” [25, tr.20]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo là
bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, đó là sự vận dụng sáng tạo
quan điểm mácxít về tín ngưỡng, tôn giáo trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam
nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Tư tưởng này được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ đặc
điểm văn hóa Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, các tín
ngưỡng, tôn giáo có lịch sử hình thành, phát triển và có đặc điểm riêng, với xu
hướng hòa đồng, tồn tại đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau.
Đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là những nội dung cơ bản
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo. Những lời di chúc các

bài viết, những cử chỉ, hành động cũng như phong cách ứng xử của người đối
với tôn giáo nói chung và đối với tín đồ, giáo sĩ, nhà tu hành của đạo Công
giáo nói riêng là những bài học quý báu. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu
tiên soạn thảo và ban bố sắc lệnh tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân
dân Việt Nam.
Người luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân không chỉ trong tư
tưởng mà cả trong hành động cụ thể bởi tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận
nhân dân và tôn giáo cũng có vai trò nhất định đối với xã hội. Tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo là một trong quan điểm quan
trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó được thể hiện nhất quán cả
trong lý luận và hoạt động thực tiễn của người, và đã trở thành nguyên tắc nền
tảng xuyên suốt trong chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Cơ sở xuất phát của tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn
giáo là: tôn trọng đức tin của mỗi người. Hồ Chí Minh nói: “Tất cả mọi người
đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi tôi đã nghiên cứu chủ

20
nghĩa Mác-Lênin. Cách đây 2000 năm, Đức chúa Giêsu đã nói ta phải yêu
mến các kẻ thù của ta. Điều đó đến bây giờ chưa thực hiện được" [68, tr.272].
Người nhấn mạnh: "Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia tô tin ở Đức Chúa
Trời cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta
tin tưởng" [68, tr.148].
Dù với tư cách là Chủ tịch Đảng, người đứng đầu chính phủ hay với tư
cách là một công dân, Hồ Chí Minh luôn thể hiện là một con người mẫu mực
trong việc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng nhân dân.
Ngay sau ngày tuyên bố tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, ngày 3/9/1945, Hồ Chủ Tịch đã phát biểu: "Tôi đề nghị Chính phủ
ta tuyên bố: tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết" [68, tr.9]. Trong Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do người chỉ đạo biên
soạn ghi nhận: “Nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Sau này trong thư gửi

Hội phật tử ngày 30/8/1947 và trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Cộng
sản Việt Nam 3/3/1951 cùng nhiều bài nói, bài viết khác Người cũng khẳng
định lại lập trường đó. Đặc biệt ngày 14 tháng 6 năm 1955, Hồ Chủ tịch đã ký
sắc lệnh 234/SL về vấn đề tôn giáo. Sắc lệnh đã ghi rất chi tiết, cụ thể về
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.
Hồ Chí Minh là người mácxít chân chính theo quan điểm duy vật, mặc
dù thế giới quan của người cách mạng khác với thế giới quan tôn giáo song
không vì vậy mà đối đầu, nghi kỵ lẫn nhau ngược lại phải tôn trọng đức tin
của mỗi người. Cho nên khi tiếp cận tôn giáo, Người đã coi nó như một di sản
văn hóa của loài người và tìm thấy ở đấy những mặt tích cực nhất định, những
nhân tố hợp lý để kế thừa, tiếp thu những giá trị nhân bản, nhân văn của tôn
giáo. Điều đó được thể hiện rõ nét trong nội dung cơ bản về quyền tự do tín
ngưỡng của người đó là: Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do
thờ cúng của nhân dân không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Vấn đề này
Hồ Chí Minh viết: mọi công dân Việt Nam “có quyền tự do tín ngưỡng, theo

×