Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Khảo sát đặc điểm của ca dao Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 124 trang )

-
1
-



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







HOÀNG ANH








KHẢO SÁT
ĐẶC ĐIỂM CỦA CA DAO HÀ NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian














Hà Nội - 2012
-
2
-



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






HOÀNG ANH







KHẢO SÁT
ĐẶC ĐIỂM CỦA CA DAO HÀ NAM





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60.22.01.25





Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Phạm Thu Yến









Hà Nội – 2012

-
4
-


MỤC LỤC

Nội dung Trang

MỞ ĐẦU 7
1. Lí do chọn đề tài 7
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 11
3.1. Mục đích của luận văn 11
3.2. Nhiệm vụ của luận văn 12
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12
4.1. Đối tượng nghiên cứu 12
4.2. Phạm vi nghiên cứu 12
5. Phương pháp nghiên cứu 12
6. Đóng góp của luận văn 13
7. Cấu trúc của luận văn 13
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀ NAM VÀ VĂN HỌC
DÂN GIAN HÀ NAM TRONG CÁI NHÌN ĐỊA – VĂN HOÁ

14
1.1. Khái niệm về ca dao 14

1.2. Vùng văn hoá và phân vùng văn hoá dân gian 16
1.3. Phân vùng văn học dân gian và phân vùng ca dao 20
1.4. Môi trường tự nhiên xã hội và lịch sử của vùng đồng bằng sông Hồng 22
1.5. Vài nét về văn học dân gian Hà Nam trong cái nhìn địa - văn hoá 24
1.6. Về mối quan hệ giữa tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao lưu
truyền ở Hà Nam so với ca dao vùng đồng bằng sông Hồng

28
1.7. Tiểu kết 32
Chương 2. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CA DAO
LƯU TRUYỀN Ở HÀ NAM TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGÔN TỪ

34
2.1. Địa danh Hà Nam qua ca dao 34
2.2. Con người Hà Nam qua ca dao 52
2.3. Tiểu kết 64
Chương 3. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO
LƯU TRUYỀN Ở HÀ NAM TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGÔN TỪ
66
3.1. Kết cấu 66
3.2. Ngôn ngữ 69
3.3. Thể thơ 78
3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật 81
-
5
-


3.5. Tính chất trào lộng 85
3.6. Tiểu kết 88

Chương 4. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DIỄN XƯỚNG
CỦA CA DAO LƯU TRUYỀN Ở HÀ NAM

89
4.1. Đặc điểm diễn xướng của ca dao nghi lễ 89
4.2. Đặc điểm diễn xướng của ca dao trữ tình, sinh hoạt 102
4.3. Ca dao lưu truyền ở Hà Nam trong đời sống hôm nay 113
4.4. Tiểu kết 118
KẾT LUẬN
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
122
PHỤ LỤC
126























-
6
-



































DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHQG : Đại học Quốc gia
GS : Giáo sư
HN : Hà Nội
KH XH & NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
Tr : Trang
TS : Tiến sĩ
TSKH : Tiến sĩ khoa học

-
7
-



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc bộ rộng lớn, phía
bắc giáp Hà Tây (cũ), đông giáp Hưng Yên, Thái Bình, đông nam giáp Nam Định,
Ninh Bình. Địa hình của Hà Nam đa dạng, nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng đồng
bằng sông Hồng và dải đá trầm tích phía tây, vừa có đồng bằng, vừa có vùng bán sơn
địa và vùng trũng. Với địa hình đa dạng như vậy, Hà Nam cũng có một số lượng khá
lớn những tác phẩm văn học dân gian, gồm nhiều loại hình, thể loại khác nhau: truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại, tục ngữ, phương ngôn, vè, ca dao…
Trong các thể loại văn học dân gian đó, ca dao là một thể loại tiêu biểu. Ca
dao Hà Nam phản ánh nội dung nhiều mặt cuộc sống của người dân, độc đáo
về nghệ thuật biểu đạt. Bên cạnh ngôn từ giàu sức biểu cảm, các làn điệu dân
ca Hà Nam: hát Dậm, hát Lải Lèn, hát giao duyên ngã ba sông Móng, hát
Trống quân trên thuyền…đã làm say đắm lòng người bao thế hệ.
Một phần văn học dân gian Hà Nam đã được các nhà văn hoá địa phương sưu
tầm, biên soạn, chú giải, giới thiệu qua một số công trình nghiên cứu. Song do nhiều
yếu tố cả khách quan và chủ quan, mà các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá dân
gian chưa đưa ra một “bức tranh” tổng thể, đa chiều về ca dao lưu truyền ở Hà Nam.
Nghiên cứu ca dao lưu truyền ở Hà Nam một cách toàn diện là một việc làm
công phu, cần thiết và rất có ý nghĩa. Nó giúp bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc Hà Nam
có thêm những hiểu biết về quê hương mình, cảm thông được nỗi khổ niềm đau,
tình yêu, ước vọng của cha ông, bà con mình trong quá khứ; có cái nhìn toàn diện và
quan tâm đúng mức tới văn học dân gian Hà Nam nói chung, ca dao lưu truyền ở Hà
Nam nói riêng.
Là người con của quê hương Hà Nam giàu truyền thống văn hoá, là một giáo
viên đang trực tiếp giảng dạy ở Hà Nam, người viết mong muốn được tìm hiểu sâu
hơn, đầy đủ hơn ca dao lưu truyền ở Hà Nam, góp một phần nhỏ bé vào việc bảo
tồn, phát huy vốn văn hoá dân gian do cha ông mình sáng tạo nên.
Với những lý do trên tôi đã chọn vấn đề “Khảo sát đặc điểm của ca dao
Hà Nam” làm đề tài khảo sát cho luận văn của mình.

2. Lịch sử vấn đề
Ca dao lưu truyền ở Hà Nam là đối tượng, đề tài của khá nhiều công trình nghiên
-
8
-


cứu xưa và nay. Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, đã có những công trình,
bài viết có liên quan đến đề tài mà chúng tôi khảo sát. Xin được dẫn những công
trình, bài viết có liên quan đến đề tài:
- Trong cuốn Dân ca hát Dậm Hà Nam, Sở văn hoá thông tin Hà Nam, 1998,
Trọng Văn nhận định: “Hát Dậm Quyển Sơn là một loại hình dân ca riêng biệt của Hà
Nam. Đây là một hình thức ca múa nhạc phục vụ cho lễ hội có từ thời Lý. Vào năm 1069
(Kỉ Dậu) Lý Thường Kiệt sau khi thắng Chiêm Thành trở về trú quân ở Quyển Sơn,
Người cho mở hội mừng chiến thắng. Những cô gái thanh tân múa hát ca ngợi chiến
công đánh giặc giữ nước, ca ngợi quê hương đất nước và sau này phát triển thêm cả việc
truyền tụng những kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi. Sau khi thắng Chiêm Thành, có thể
Lý Thường Kiệt đã mang theo về cả vũ nữ và nô lệ miền trong, vì vậy mà giai điệu hát
Dậm có những nét văn hoá Chàm”.
- Trong Dân ca Hà Nam, Sở văn hoá thông tin Hà Nam, 2000, Phạm Trọng
Lực đã giới thiệu 13 làn điệu trong hai nguồn dữ liệu dân ca Hà Nam: hát Dậm
Quyển Sơn, Hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng. Tác giả nhận định: “Nhiều
thập kỷ qua, những làn điệu dân ca này luôn được giới thiệu trong các chương trình
ca nhạc cổ truyền của Đài tiếng nói Việt Nam và đài truyền hình Trung ương, nên
nhiều bạn yêu dân ca đã có dịp được thưởng thức. Thực tiễn cho thấy, dân ca Hà
Nam đã thu hút được sự chú ý của đông đảo khán giả, mang đến nhiều giai điệu đặc
sắc và hấp dẫn cho những đêm ca nhạc. Những làn điệu hát Dậm Quyển Sơn được
kết hợp với nghệ thuật múa dân gian trong lễ hội đền Trúc, có nội dung ca ngợi
công lao của Lý Thường Kiệt, tái hiện cuộc hành quân và cảnh đón mừng đại quân
nhà Lý bình Chiêm trong thắng lợi trở về trên dòng sông Đáy. Sinh động và cụ thể,

hát Dậm còn thể hiện khát vọng hạnh phúc, ca ngợi đời thường nên chất trữ tình là
âm hưởng chủ đạo trong nhiều làn điệu. Nằm ở lưu vực sông Châu, dân ca ngã ba
sông Móng mang đặc điểm chung của dân ca đồng bằng Bắc bộ và đặc điểm riêng
của vùng chiêm trũng Hà Nam. Những làn điệu dân ca này có cội nguồn từ hát đối,
về sau chất trữ tình nổi trội hơn, gắn liền với sinh hoạt xã hội, ngày càng phổ biến,
được ưa dùng trong sinh hoạt tập thể, trong các ngày hội dân gian. Có làn điệu
được cảm hứng từ câu chuyện dã sử về tình yêu đôi lứa còn lưu truyền trong nhiều
thế hệ những người yêu dân ca tỉnh Hà Nam và các vùng lân cận”.
- Bài viết Tìm hiểu về môn vật cổ truyền qua ca dao, tục ngữ Liễu Đôi, in
trên tạp chí Văn hoá thông tin Hà Nam số 13/2000, Kim Thanh đã khẳng định: “Võ
-
9
-


vật cổ truyền hầu như đã trở thành môn thể thao phổ biến ở nhiều địa phương trong
cả nước, nhưng môn thể thao truyền thống này được đúc kết thành ca dao, tục ngữ
một cách phong phú thì vùng Liễu Đôi được coi là một nơi độc đáo. Trong kho tàng
văn hoá Liễu Đôi, ca dao tục ngữ nói về môn vật chiếm một vị trí xứng đáng và có
những nét rất riêng biệt”.
- Cuốn Văn nghệ dân gian Hà Nam, Hội văn học nghệ thuật Hà Nam, 2000, Bùi
Văn Cường, Mai Khánh, Lê Hữu Bách đã rất dày công sưu tầm những câu phương
ngôn, ca dao, dân ca, vè Hà Nam “nguyên chất” vốn lang thang tản mát, nổi chìm cùng
kiếp sống người đồng chiêm - chủ nhân của chúng. Khi sưu tầm, các tác giả mong
muốn: “…khi nó đến tay bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc người Hà Nam, đang sống trên
đất Hà Nam hoặc đang xa quê, tận chân trời góc biển nào đó, đọc cũng sẽ có dịp gặp
lại quê hương, hiểu kỹ, hiểu sâu quê hương mình…”
- Bài viết Đôi nét về làng nghề ở Hà Nam qua ca dao, tục ngữ, tạp chí Văn hoá
thông tin số 14/2000, Hồng Ngát đã “giới thiệu với bạn đọc phần nào trữ lượng ca dao
về sản vật làng nghề và hàng chợ xưa trên đất Hà Nam”. Qua bài viết này bạn đọc thấy

được sự đa dạng của các làng nghề ở Hà Nam. Nhiều làng nghề truyền thống vẫn duy trì,
nhiều ngành nghề mới phát triển trong cơ chế mới. Điều này đã tạo nên một bức tranh đa
sắc sinh động trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam.
- Nghệ nhân Trịnh Thị Răm với dân ca truyền thống Hà Nam, khoá luận,
khoa Văn học Trường Đại học KHXH & NV, 2005, Trịnh Thị Quyên khẳng định:
“Nếu chỉ nghiên cứu dân ca về mặt văn học thì không thấy hết được giá trị của dân
ca. Dân ca còn được biểu diễn và biểu diễn trong khung cảnh đặc biệt của nó: trong
cảnh sinh hoạt văn nghệ của nhân dân từng địa phương. Trong dân ca, bộ môn nọ
gắn liền với bộ môn kia như môi với răng…Dân ca là sự tổng hợp của nhiều yếu tố
ngôn ngữ, âm thanh, nhịp điệu…Dân ca được biểu diễn, trong đó có thanh nhạc, khí
nhạc, múa và sân khấu cộng với trang trí thích ứng có giá trị khác hẳn với bản dân ca
chỉ ghi bằng nốt nhạc hay lời văn”. “Những làn điệu dân ca phổ biến ở mọi miền đất
nước, hay trong khu vực đồng bằng Bắc bộ như hát ru con, hát trống quân, hát đối
đáp nam nữ, nhưng vẫn mang hồn sắc riêng của mảnh đất và con người đồng chiêm
trũng Hà Nam. Đặc biệt nhắc tới dân ca truyền thống Hà Nam, người ta không thể
không nhắc tới những làn điệu hát Dậm nổi tiếng ở làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn,
huyện Kim Bảng. Đó là thể loại hát múa dân gian có lịch sử, tính chất, đặc điểm rất
riêng so với hệ thống dân ca vùng châu thổ sông Hồng”.
-
10
-


“Dân ca truyền thống của dân tộc nói chung và của Hà Nam nói riêng thuộc di
sản văn hoá phi vật thể, là kết quả của cộng đồng cùng sáng tạo, ban đầu được lưu
giữ chủ yếu trong trí nhớ nhân dân. Mọi công đoạn phổ biến sáng tạo, bổ sung,
truyền dạy được thực hiện thông qua hoạt động thực hành… Công lao của các vị
nghệ nhân vô cùng to lớn. Chúng ta phải cảm ơn những nghệ nhân như nghệ nhân
Trịnh Thị Răm, bởi chính nhờ các vị mà trải qua bao nhiêu sóng gió thăng trầm của
lịch sử, vốn văn hoá dân gian vẫn được lưu giữ đến ngày nay”.

- Khảo cứu về lễ hội hát Dậm, NXB Thế giới, 2006, tác giả Lê Hữu Lê đã giúp
độc giả hình dung một cách tương đối đầy đủ về diện mạo, quy luật tồn tại, phát
triển của hát Dậm, gồm hàng loạt vấn đề như: nguồn gốc nảy sinh; quá trình vận
động; quy trình lễ hội; đặc điểm diễn xướng; cách vận dụng tục ngữ, ca dao, phương
ngôn để đặt lời, đặt câu
- Ẩm thực bình dân qua ca dao, dân ca và phương ngôn Hà Nam, Tạp chí
Văn hoá thông tin Hà Nam số 4/2007, Thanh Vân giới thiệu sơ lược hương vị ẩm
thực ít nhiều mang tính đặc sản của người bình dân Hà Nam qua ca dao, dân ca.
- Nghề làng, hàng chợ trong ca dao Hà Nam xưa, tạp chí Văn hoá thông tin
Hà Nam số 4/2007, Đình Nguyễn đã khảo sát, thống kê, giới thiệu những bài ca dao
về sản vật làng nghề và hàng chợ xưa trên đất Hà Nam.
- Nghiên cứu vùng văn hoá dân gian Liễu Đôi (Hà Nam), luận án Tiến sĩ văn
hoá học, Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam, 2008, tác giả Nguyễn Văn Thắng đã
“đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các hiện tượng chủ yếu của văn
hoá dân gian Liễu Đôi như tín ngưỡng, kiến trúc, lễ hội, phong tục, tập quán, văn
học dân gian, văn hoá ẩm thực, tri thức bản địa, một số di chỉ, di vật góp phần
làm rõ những tồn nghi, làm sáng tỏ một vùng mờ về văn hoá dân gian. Cùng với
việc xác định bản chất của từng hiện tượng, tác giả đã chỉ ra được tính thống nhất
rất cao, mối quan hệ đan chéo, xuyên thấm giữa các hiện tượng chính là đặc trưng
cơ bản của văn hoá dân gian vùng đồng chiêm trũng Liễu Đôi. Từ đó làm rõ vị trí,
vai trò, ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội Liễu Đôi xưa và nay”.
Ngoài ra còn một số bài viết khác được đăng trên báo, tạp chí ở Trung ương và
địa phương.
Nhìn chung, tác giả của các công trình, bài viết trên đều rất dày công khảo sát,
sưu tầm thực địa hoặc nghiên cứu về ca dao lưu truyền ở Hà Nam như một thực thể
tương đối độc lập. Song việc khảo sát ca dao lưu truyền ở Hà Nam trên các phương
-
11
-



diện: nội dung, nghệ thuật, phương thức diễn xướng chưa được khảo sát một cách
hệ thống, toàn diện.
Tuy nhiên, các công trình, bài viết trên vẫn có giá trị tư liệu quý, đó là những chỉ
dẫn quý báu, định hướng quan trọng cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Với đề tài “Khảo sát đặc điểm của ca dao Hà Nam” chúng tôi muốn làm sáng
tỏ những nét riêng về nội dung, nghệ thuật, phương thức diễn xướng của ca dao lưu
truyền ở Hà Nam.
Khi tiến hành “Khảo sát đặc điểm của ca dao Hà Nam”, chúng tôi đã gặp
những khó khăn và thuận lợi sau:
Thuận lợi: trước đó đã có một số nhà nghiên cứu, một số trí thức địa phương
sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu về ca dao Hà Nam. Đây cũng là một hướng nghiên
cứu mới mẻ, nên thu hút sự quan tâm của nhiều người. Là người con của quê hương
Hà Nam, nên người viết có nhiều điều kiện tham dự, tìm hiểu ca dao Hà Nam.
Song khi nghiên cứu người viết gặp không ít những khó khăn như tài liệu, sách
vở không nhiều; văn bản có nhiều dị biệt. Điều đặc biệt khó khăn chính là việc khảo
sát, nghiên cứu ca dao của một địa phương, để chỉ ra nét riêng, sắc thái địa phương
không phải là dễ bởi Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nên văn học
dân gian nói chung, ca dao nói riêng hoà chung một dòng chảy với các tỉnh thuộc
đồng bằng sông Hồng.
Với những khó khăn nêu trên, lại triển khai đề tài trong thời gian có hạn nên
chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi sơ suất.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trong những năm qua, ca dao lưu truyền ở Hà Nam đã được một số trí thức địa
phương nghiên cứu, sưu tầm, quan tâm tìm hiểu. Song, do nhiều nguyên nhân cả
khách quan và chủ quan, mà họ chưa đưa ra một “bức tranh” tổng thể, đa chiều về
ca dao, dân ca lưu truyền ở Hà Nam. Vì vậy, dựa trên cơ sở những bài ca dao đã
được lưu truyền ở Hà Nam, chúng tôi muốn khảo sát chúng một cách tương đối toàn
diện, hệ thống với mục đích tìm hiểu tính thống nhất và nét riêng (trong đó đặc biệt

chú ý đến nét riêng) về nội dung, nghệ thuật, phương thức diễn xướng.
Kết quả nghiên cứu có ích cho chính tác giả trong việc giảng dạy ca dao nói
riêng, văn học dân gian nói chung, đặc biệt là phần giảng dạy ca dao, dân ca địa
phương trong nhà trường phổ thông. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn giúp người
viết hiểu và quan tâm hơn đến văn học dân gian của tỉnh nhà.
-
12
-


3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Thống kê, khảo sát diện mạo ca dao lưu truyền ở Hà Nam.
- Khảo sát đặc điểm nội dung, nghệ thuật lời ca lưu truyền ở Hà Nam.
- Tìm hiểu phương thức diễn xướng của ca dao lưu truyền ở Hà Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khi tiến hành thực hiện đề tài, chủ yếu chúng tôi sử dụng tư liệu ca dao,
dân ca trong bộ sách Văn nghệ dân gian Hà Nam do Bùi Văn Cường chủ biên cùng
các soạn giả Mai Khánh, Lê Hữu Bách xuất bản năm 2002. Đây là công trình tập thể
được các soạn giả biên soạn với một sự nỗ lực lớn trong nhiều năm.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng một số bài dân ca do cụ Đinh Thị Vị 74 tuổi, cụ
Trịnh Thị Phẩm 70 tuổi, cụ Đỗ Thị Diệu 65 tuổi, cùng ở khu 2, xóm 7, xã Thi Sơn,
huyện Kim Bảng cung cấp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát ca dao lưu truyền ở Hà Nam, chúng tôi chú trọng sâu hơn đến việc
nghiên cứu nét riêng của nó trên phương diện nội dung, nghệ thuật, phương thức
diễn xướng.
Một trong những nét đặc trưng của văn học dân gian là tính nguyên hợp. Mỗi
tác phẩm văn học dân gian ngoài việc sử dụng phương tiện diễn đạt chủ yếu là ngôn
ngữ thường được sử dụng kết hợp với một vài phương tiện nghệ thuật khác nữa như

âm nhạc, vũ điệu, động tác.
Ở luận văn này, chúng tôi sẽ ưu tiên chú ý đến tính độc lập tương đối của văn
bản trên phương tiện ngôn ngữ và phương thức diễn xướng. Còn phần âm nhạc
trong mối quan hệ chặt chẽ với ngôn từ, nếu có điều kiện nghiên cứu thì chắc chắn
sẽ rất bổ ích và thú vị đối với người nghiên cứu. Song do hạn chế về thời gian và
năng lực cá nhân, chúng tôi không đặt ra ở phạm vi giải quyết của luận văn này. Hi
vọng chúng tôi sẽ được trở lại nghiên cứu vấn đề này vào thời gian tới.
Luận văn sử dụng khái niệm ca dao lưu truyền ở Hà Nam ngụ ý bao gồm cả vấn
đề sáng tác và lưu truyền.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Ở những câu, bài ca dao được khảo sát, chúng tôi phân tích những đặc điểm nội
dung, nghệ thuật.
-
13
-


5.2. Phương pháp so sánh
Để thấy nét riêng của ca dao lưu truyền ở Hà Nam, chúng tôi so sánh với ca dao
vùng đồng bằng sông Hồng.
5.3 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng khi thống kê tần số xuất hiện của các câu, bài ca dao.
5.4. Phương pháp điền dã
Chúng tôi về các làng, xã, tham dự các lễ hội, gặp gỡ, phỏng vấn một số nhà nghiên
cứu, sưu tầm; các nghệ nhân dân gian để có những tư liệu thực tế phục vụ cho đề tài.
5.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Chúng tôi vận dụng các thành tựu của lí luận văn học, thi pháp học, văn hoá
học, lịch sử, địa lí… để nghiên cứu hiện tượng văn hóa dân gian địa phương và xem
đó như những chỉ dẫn quan trọng về mặt phương pháp luận.

6. Đóng góp của luận văn
Lần đầu tiên, ca dao lưu truyền ở Hà Nam được xem xét, khảo sát một cách khá toàn
diện và hệ thống, góp phần làm rõ những đặc điểm nội dung, nghệ thuật, phương thức
diễn xướng, chỉ ra sắc thái địa phương của ca dao lưu truyền ở Hà Nam so với ca dao
vùng đồng bằng sông Hồng.
Hy vọng luận văn là một tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm, đặc biệt các
thày cô giáo trong tỉnh dùng để giảng dạy cho học sinh thêm hiểu, yêu mến văn học
dân gian Hà Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của
luận văn được chia làm bốn chương:
Chương 1. Một số vấn đề lí luận chung
Chương 2. Khảo sát đặc điểm nội dung của ca dao lưu truyền ở Hà Nam trên
phương diện ngôn từ
Chương 3. Khảo sát đặc điểm nghệ thuật của ca dao lưu truyền ở Hà Nam trên
phương diện ngôn từ
Chương 4. Khảo sát đặc điểm diễn xướng của ca dao lưu truyền ở Hà Nam




-
14
-


NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀ NAM VÀ VĂN HỌC DÂN
GIAN HÀ NAM TRONG CÁI NHÌN ĐỊA – VĂN HOÁ
1.1. Khái niệm ca dao

Đã có nhiều quan niệm về ca dao, dân ca (Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan,
Thuần Phong, Hoàng Tiến Tựu, Vũ Ngọc Khánh,…). Ở đây, chúng tôi xin được sử
dụng cách hiểu của tác giả Nguyễn Xuân Kính. Cách hiểu này thể hiện trong sách
Thi pháp ca dao và bộ Kho tàng ca dao người Việt.
Các từ phong dao, ca dao có mặt trong các sách Hán Nôm từ cuối thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX, trong các sách chữ quốc ngữ xuất bản ở đầu thế kỉ XX. Nếu định
nghĩa theo từ nguyên thì ca là bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm theo,
còn dao là bài hát ngắn không có chương khúc. Như vậy, xét về bản chất thì ca dao
và dân ca hầu như không có ranh giới rõ rệt. Song, sau này trên thực tế, thuật ngữ
ca dao có nội dung hẹp hơn thuật ngữ dân ca.
Phạm vi phản ánh của hai từ ca dao và phong dao có chỗ giống nhau. Người
xưa gọi “Ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi
địa phương, mỗi thời đại. Vì vậy dần dần tên gọi phong dao ít được sử dụng,
nhường chữ cho một từ ca dao”.
Cho đến những năm 50 của thế kỉ XX, từ phong dao hầu như không còn được
sử dụng, chỉ còn từ ca dao được dùng để chỉ một loại thơ dân gian.
Ở Việt Nam, so với từ ca dao, thuật ngữ dân ca xuất hiện muộn hơn. Phải đến
năm 1956, với cuốn sánh Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, từ dân ca
mới trở nên quen thuộc.
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian hiện nay cho rằng dân ca bao gồm phần
lời (câu hoặc bài) phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và
cả môi trường, khung cảnh ca hát.
Khi nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả làn điệu và những thể thức hát nhất
định. Như vậy, không có nghĩa là toàn bộ hệ thống những câu hát của một loại dân
ca nào đó (hát Quan họ, hát Ví, hát Xoan…) cứ tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng
đưa hơi thì đều là ca dao. Ca dao được hình thành từ dân ca. Khi nói đến ca dao
người ta thường nghĩ đến lời ca.
Giữa ca dao và dân ca có mối quan hệ gắn bó. Thuật ngữ kép ca dao – dân ca đã
được sử dụng để phản ánh mối quan hệ đặc biệt có những điểm tương đồng trong
-

15
-


diễn xướng (có thể hát, ngâm theo các làn điệu). Khi được ghi chép, dân ca và ca dao
đều được ngắt ra thành câu (hai dòng thơ) thành bài ca dao – dân ca (với nhiều dòng).
Hiện tượng từng được gọi là câu, là bài, là đơn vị, là tác phẩm ấy là những lời dân ca,
ca dao. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính, thuật ngữ lời ca dao được hiểu theo
nghĩa là một cơ cấu nghệ thuật hoàn chỉnh có mặt nội dung và mặt hình thức văn học.
Nội dung của lời diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình
thức của lời ca dao gồm ngôn ngữ, nhịp điệu, thể thơ…
Theo các soạn giả bộ sách Kho tàng ca dao người Việt, thuật ngữ ca dao được
hiểu theo ba nghĩa rộng, hẹp khác nhau:
- Thứ nhất: Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành
phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu, trong trường hợp này ca dao
đồng nghĩa với dân ca.
- Thứ hai: Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca
(không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi).
- Thứ ba: Không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó tước bỏ
tiếng đệm, tiếng láy, đưa hơi… thì sẽ đều là ca dao. Ca dao là những sáng tác văn
chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc
điểm nhất định và bền vững về phong cách và ca dao đã trở thành một thuật ngữ
dùng để chỉ một thể thơ dân gian.
Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng theo cách hiểu thứ nhất, nghĩa là ca dao, dân
ca có thể được sử dụng theo nghĩa tương đương. Vì vậy có lúc chúng tôi dùng ca
dao, có lúc lại sử dụng thuật ngữ kép ca dao – dân ca. Các từ: tác phẩm, bài, lời,
đơn vị (ca dao) cũng được chúng tôi dùng với ý nghĩa tương đương.
Có thể chia ca dao ra ba nhóm lớn:
- Ca dao sinh hoạt – trữ tình: là những bài hát, câu hát dân gian gắn với các hoạt
động sinh hoạt của nhân dân, diễn tả đời sống tư tưởng và tình cảm của nhân dân lao

động trong những mối quan hệ xã hội đa dạng, đặc biệt là nói về tình yêu lứa đôi.
- Ca dao nghi lễ: là những bài hát, câu hát dân gian được diễn xướng một cách
tổng hợp (bao gồm âm nhạc, vũ đạo, trò diễn…) gắn với nghi lễ (ở đây chúng tôi
chỉ nhắc tới những bài ca gắn với nghi lễ ở các đền, đình, nghè, miếu… tế thờ thần
thánh, các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá… chứ chưa có điều kiện tiếp
cận các bài hát lễ ở chùa, phủ… mang tính chất tôn giáo rõ nét).
-
16
-


- Ca dao lao động: là những bài hát, câu hát dân gian ra đời từ lao động, gắn với
chức năng thực hành lao động, được hát lên trong lúc lao động để phục vụ trực tiếp
cho lao động.
1.2. Vùng văn hoá và vùng văn hoá dân gian
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, ở nước ta việc phân vùng và nghiên cứu văn
hoá vùng mới được quan tâm với nghĩa đây là những vấn đề khoa học đòi hỏi phải
trả lời bằng các nghiên cứu khoa học. Cho đến nay, chúng ta đã có kết quả phân
vùng của Ngô Đức Thịnh, Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận, Trần Quốc Vượng, Chu
Xuân Diên, Hoàng Vinh. Cách phân vùng của mỗi tác giả đều có những căn cứ nhất
định. Tuy có một số nét khác nhau song nhìn chung, các tác giả đã tương đối thống
nhất về sự phân chia các vùng văn hoá.
Để xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài, trên cơ sở kế thừa kết quả
nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi xin trình bày cách hiểu
một số khái niệm có tính chất thao tác được sử dụng trong luận văn.
1.2.1.Vùng văn hoá
Văn hoá vận động trong cả hai chiều thời gian và không gian. Nó nảy sinh, được
bảo tồn, phát triển hay bị diệt vong cùng với thời gian hoặc trong một không gian nhất
định nào đó. Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh: “Nhân tố không gian được biểu hiện thành
phạm trù thống nhất và đa dạng của văn hoá, còn nhân tố thời gian được biểu hiện

thành phạm trù truyền thống và biến đổi của văn hoá” [43, tr.5].
Khi nghiên cứu về không gian văn hoá không thể không đề cập đến vấn đề vùng
văn hoá, tức là tìm hiểu không gian nảy sinh, tồn tại của nền văn hoá hay từng yếu
tố văn hoá. Vùng văn hoá đã và đang tồn tại như một thực thể sống động vốn có của
nó. Vì thế, nghiên cứu vùng văn hoá, chúng tôi cố gắng tiếp cận một số quan điểm
rất quan trọng của lý thuyết vùng văn hoá như: ranh giới vùng, vùng trung tâm, việc
tập trung các yếu tố có sự tương đồng, thống nhất, tính trội của một vùng… Hiện
nay, đa số các nhà khoa học khi nghiên cứu vùng văn hoá thường chỉ ra bốn cấp độ:
khu vực, vùng, tiểu vùng, trường hợp (hay hiện tượng). Điều này hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên trong dân gian xưa, ông cha ta đã từng nói đến vùng văn hoá với tên gọi
quen thuộc là xứ (Xứ Lạng, xứ Bắc, xứ Đông, xứ Đoài…). Khi phân ra các xứ như
vậy, người xưa hẳn đã phân biệt sự khác nhau của các vùng với nhiều khía cạnh,
trong đó văn hoá đóng một vai trò cốt yếu. Sau này, dưới góc nhìn hiện đại, các nhà
khoa học bắt đầu bàn đến vùng văn hoá và sự phân biệt các vùng đó với nhau. Song,
-
17
-


về mặt cơ bản, các nhà nghiên cứu vẫn dựa trên cách chia của người xưa. Nói như
vậy để thấy rằng một vùng muốn được coi là vùng văn hoá phải trải qua một giai
đoạn khá dài cùng sự phát triển của con người với những nếp sống, phong tục, tập
quán… của họ.
Nhiều nhà nghiên cứu sau này như GS Hoàng Tiến Tựu, GS Đặng Nghiêm Vạn,
PGS Vũ Ngọc Khánh, PGS Chu Xuân Diên, GS.TS Kiều Thu Hoạch, PGS.TS Trần
Lê Bảo… đã dày công nghiên cứu vấn đề vùng văn hoá, song đáng chú ý phải kể tới
công trình Các vùng văn hoá Việt Nam do GS Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận
đồng chủ biên (Nxb Văn học, H, 1995), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt
Nam của GS.TS Ngô Đức Thịnh (Nxb Khoa học xã hội, H, 1993, được tái bản nhiều
lần), Cơ sở văn hoá Việt Nam do GS Trần Quốc Vượng chủ biên (Nxb Giáo dục, H,

1997, được tái bản nhiều lần)…
Xem xét từ rất nhiều góc độ và cũng thống nhất với quan điểm của GS.TS Ngô
Đức Thịnh, các tác giả của công trình Hỏi và đáp về văn hoá Việt Nam xác định:
“Vùng văn hoá để chỉ một không gian có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên,
dân cư sinh sống…, ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, có
những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa các cộng đồng cùng địa
vực đã diễn ra những mối giao lưu, ảnh hưởng văn hoá qua lại, nên trong vùng đã
hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hoá vật chất và văn
hoá tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hoá khác”.
GS Trần Quốc Vượng và các tác giả của giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam
cũng khẳng định “Trong tâm thức dân gian Việt Nam, sự phân biệt về cái chung, nét
riêng giữa các vùng, miền luôn có một vị thế quan trọng. Cái chung, nét riêng này
thường được gắn với một địa danh, một giới hạn lãnh thổ nào đó” [51, tr.208].
Thực tế cho thấy điều kiện tự nhiên, sinh thái, lịch sử, xã hội của mỗi vùng, miền
không giống nhau. Những nét khác nhau về những điều kiện đó sẽ góp phần tạo ra
sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, sinh thái, lịch sử, xã hội, con người sẽ tạo ra
những nét tương đồng và khác biệt về văn hoá của các vùng, miền. Điều đó cũng có
nghĩa là bên cạnh cái chung, mỗi vùng văn hoá còn có những cái riêng, không nhất
thiết vùng nào cũng đầy đủ các yếu tố, các hiện tượng theo một công thức nhất định.
Đến đây có thể nói vùng văn hoá do rất nhiều yếu tố hợp thành mà tạo nên, các
yếu tố đó không tách rời nhau mà luôn luôn gắn bó khăng khít, có khi cái nọ là điều
kiện cho sự ra đời, phát triển của cái kia và ngược lại. Nói đến vùng văn hoá, trước
-
18
-


hết phải xác định nó là một vùng lãnh thổ có những điểm tương đối riêng biệt về đất
đai, khí hậu, tiếp đến là hàng loạt các yếu tố khác như lịch sử, phương thức sinh
sống của cư dân… trong đó diện mạo của văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể có

thể đem ra để khu biệt với các vùng văn hoá khác. Nói vùng văn hoá là nói tới văn
hoá lãnh thổ là vì vậy. Nó có tính chất định vị khá rõ nét. Tuy nhiên, điều đó không
có nghĩa là các vùng văn hoá ấy hoàn toàn tách biệt nhau hoặc triệt tiêu nhau. Trái
lại, các vùng văn hoá ấy cũng là minh chứng cho một thực tế đã được các nhà
nghiên cứu khái quát: Sự thống nhất trong đa dạng của các nền văn hoá.
Cách phân vùng văn hoá của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam có những điểm trùng
nhau mà cũng có những điểm khác biệt, cách chia nào cũng có hạt nhân hợp lý của nó.
GS.TS Ngô Đức Thịnh, trong công trình Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt
Nam chia nước ta thành bảy vùng văn hoá. GS Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận,
chủ biên công trình Các vùng văn hoá Việt Nam chia nước ta thành chín vùng văn hoá.
GS Trần Quốc Vượng và các tác giả của giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam chia nước
ta thành sáu vùng văn hoá. Cũng theo các tác giả của các công trình kể trên, mỗi vùng
văn hoá lại có thể chia ra làm nhiều tiểu vùng, mỗi tiểu vùng cũng có những nét tương
đồng và khác biệt. Chúng tôi cũng đồng ý với cách chia của GS Trần Quốc Vượng, 6
vùng văn hoá đó là: vùng văn hoá Tây Bắc, vùng văn hoá Việt Bắc, vùng văn hoá châu
thổ Bắc Bộ, vùng văn hoá Trung Bộ, vùng văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên và vùng
văn hoá Nam Bộ.
1.2.2.Vùng văn hoá dân gian và tiểu vùng văn hoá dân gian
Nghiên cứu văn hoá dân gian của một địa phương không chỉ dựa vào lý luận về
vùng văn hoá nói chung là đủ, bởi nhiều lý do, trong đó có các lý do về cơ cấu, về
đặc trưng, về chủ thể sáng tạo và hưởng thụ của nền văn hoá,… Những yếu tố đó có
nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có điểm khác biệt. Vì vậy, để biểu hiện được
diện mạo folklore của một nơi nào đó, nhất thiết phải tìm hiểu lý luận về vùng văn
hoá dân gian, nghĩa là tìm hiểu bình diện không gian của các hiện tượng văn hoá
dân gian đó.
Căn cứ chủ yếu để phân vùng văn hoá dân gian, trước hết vẫn phải dựa vào bản
chất của các hiện tượng văn hoá dân gian và sự vận động của nó trong một không
gian nhất định, sau đó mới là các căn cứ khác.
Nói đến vùng là nói tới một phạm vi địa giới nhất định, có tính bao quát tương đối
rõ rệt về nhiều mặt. Dĩ nhiên, vùng văn hoá dân gian không bao giờ trùng khít với địa

-
19
-


giới hành chính, nhưng thường là dao động trong – ngoài một phạm vi hành chính nào
đó, có thể xác định được trên bản đồ. Nơi ấy có các tộc người nhất định sinh sống, họ
đã sáng tạo nên những kho tàng văn hoá dân gian với những đặc điểm giống và khác
nhau, song tất cả tạo nên bản sắc vùng, miền tương đối rõ rệt.
Vùng văn hoá dân gian phải đậm đặc các hiện tượng văn hoá dân gian, có những
hiện tượng nổi trội, ưu thế, chi phối các hiện tượng khác, song các hiện tượng khác
cũng có vị trí, vai trò nhất định trong việc tạo nên sự phong phú, đa dạng của diện
mạo văn hoá vùng. Tuy nhiên, theo quy luật tiếp biến văn hoá, không nhất thiết chỉ
những hiện tượng văn hoá dân gian sinh ra trong vùng mới là của văn hoá dân gian
vùng, mà cả những yếu tố từ vùng khác du nhập vào nhưng đã được “đồng hoá” vẫn
có thể coi là của vùng văn hoá dân gian nhất định.
Dù phạm vi không gian rộng hay hẹp, vùng văn hoá phải có sắc thái riêng.
Không có sắc thái riêng sẽ không tồn tại một vùng văn hoá. Vùng văn hoá rộng là
vùng bao quát một phạm vi địa lý rộng lớn, có thể có nhiều cái riêng (cái riêng đặc
trưng của diện, cái riêng đặc trưng của điểm, cái riêng đặc trưng của tổng thể, cái
riêng đặc trưng của mỗi hiện tượng…), trong đó có những cái chủ đạo, ảnh hưởng
tới các hiện tượng văn hoá dân gian khác của toàn vùng. Vùng văn hoá nhỏ hẹp
trong vùng rộng lớn ấy, cũng phải có cái riêng. Chẳng hạn nói vùng châu thổ Bắc
Bộ là xứ sở của chèo (vùng rộng lớn), song chèo Nam Định (vùng hẹp) cũng có
điểm khác với chèo Thái Bình (cũng là vùng hẹp). Vì thế, đối với vùng văn hoá dân
gian, cái riêng vừa gắn với cái tổng thể, toàn cục của vùng, vừa gắn với sắc thái
từng địa phương cụ thể. Chúng ta không quá đề cao sắc thái địa phương, nhưng suy
đến cùng, chính sắc thái địa phương là yếu tố tạo ra cái riêng. Bản thân sắc thái địa
phương đã có ý nghĩa là cái riêng rồi. Trong sự vận động của thời gian và không
gian, sắc thái địa phương này với sắc thái địa phương khác có sự ảnh hưởng qua lại,

có cái tồn tại, phát triển, có cái bị đồng hoá, biến mất. Tuy nhiên, sắc thái riêng thì
không dễ dàng bị biến mất, nó chỉ có thể tồn tại như thế nào mà thôi. Sắc thái riêng
đã trở thành đặc trưng bản chất của các hiện tượng văn hoá dân gian có tính ổn định,
tương đối bền vững.
Do mỗi vùng văn hoá dân gian đều có vô số các hiện tượng mang sắc thái địa
phương, đồng thời do lịch sử, địa lý của mỗi vùng cũng có những điểm khác biệt, nên
người ta có thể chia vùng văn hoá thành các vùng nhỏ hơn. PGS Vũ Ngọc Khánh
xem vùng rộng là vùng tổng hợp (ý nói bao gồm rất nhiều hiện tượng văn hoá dân
-
20
-


gian), vùng có các thể loại nổi trội, đặc sắc là vùng thể loại và ông gọi là các vùng thể
loại đó là vùng Then, vùng Chèo, vùng Quan họ, vùng Xoan, vùng ca Huế… PGS Vũ
Ngọc Khánh cũng đề cập đến cấp độ dưới vùng, đó là trung tâm folklore hay điểm
folkore. Theo ông, một trung tâm, một điểm folkore là “Nơi có sinh hoạt phong phú
hoặc có dấu ấn đậm đà về một hiện tượng hay một sự kiện nào đó”.
Theo chúng tôi, gọi là trung tâm hay điểm folklore thực chất là vấn đề tiểu vùng
văn hoá dân gian. Tiểu vùng văn hoá dân gian có đặc điểm chung của vùng, lại có
sắc thái địa phương rõ rệt so với các tiểu vùng khác. Tiểu vùng ấy có thể là một
làng, một xã, hoặc quy mô lớn hơn làng, xã. Chẳng hạn, làng Đường Lâm (tỉnh Hà
Tây cũ), làng Nguyễn (tỉnh Thái Bình), xã Trường Yên (tỉnh Ninh Bình), xã Liễu
Đôi (tỉnh Hà Nam)… là những ví dụ rất sinh động về các tiểu vùng văn hoá dân
gian. Với những trung tâm, những điểm tiêu biểu, quý hiếm của một địa phương,
đôi khi người ta cũng có thể gọi là vùng (nghĩa hẹp).
Như vậy, dù rộng hay hẹp, vùng văn hoá dân gian vẫn thường dao động trong
một phạm vi địa giới nào đó, mặc dù không bao giờ trùng khít. Ở đây, tập trung các
hiện tượng văn hoá dân gian bản địa, hoặc được du nhập từ vùng khác tới, nhưng
đã được “đồng hoá".

1.3. Phân vùng văn học dân gian và phân vùng ca dao
1.3.1. Về việc phân vùng văn học dân gian
Người dành nhiều công sức cho vấn đề phân vùng văn học dân gian là Hoàng
Tiến Tựu. Năm 1978, trên tạp chí Dân tộc học, ông công bố bài viết Vấn đề phân
vùng văn học dân gian và ý nghĩa phương pháp luận của nó.
Từ năm 1978 đến năm 1980, Hoàng Tiến Tựu chủ trì đề tài nghiên cứu khoa
học Phân vùng văn học dân gian Việt Nam do Trường Đại học Sư phạm Vinh quản
lí, từ năm 1981 đề tài này đã được Bộ Giáo dục quản lí. Tháng 3 năm 1981, tại
thành phố Đà Nẵng, Hội nghị văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất đã được tổ
chức với báo cáo tham luận. Năm 1985, Trường Đại học Sư phạm Vinh công bố kỉ
yếu hội thảo này.
Năm 1978, Hoàng Tiến Tựu xác định hệ thống các thứ bậc từ lớn đến nhỏ để
phân vùng văn học dân gian: Dân tộc > miền > khu vực > vùng > làng.
Tác giả khẳng định rằng, trong hệ thống trên, làng là tế bào của vùng văn học dân
gian truyền thống, ông cũng nêu rõ các tiêu chí để phân vùng văn học dân gian:
- Sự giống nhau hay gần nhau của các tác phẩm văn học dân gian.
-
21
-


- Sự tương đồng về mặt ngôn ngữ của nhân dân (ngôn ngữ giao tiếp và ngôn
ngữ của văn học).
- Gắn bó về hoàn cảnh địa lí, lịch sử với phong tục, tín ngưỡng và mọi mặt đời
sống của nhân dân.
Dựa trên các tiêu chí đã nêu, Hoàng Tiến Tựu phân chia các khu vực văn học
dân gian cơ bản của người Kinh thành ba miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
Miền Bắc:
Theo tác giả, miền văn học dân gian phía Bắc của người Kinh từ huyện Tĩnh
Gia, Thanh Hoá trở ra, có thể chia ra ba khu vực chính:

Khu vực I: Là khu vực trung du Bắc Bộ bao gồm các làng ở vùng trung du
Bắc Bộ (Vĩnh Phú, một phần Hà Sơn Bình, Bắc Thái, Hà Bắc…), (

Vĩnh Phú:
nay là hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ; Hà Sơn Bình: là hai tỉnh Hà Tây và Hoà
Bình; Bắc Thái: nay là hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên).
Khu vực II: Là khu vực sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ) thuộc các tỉnh và
vùng ngoại vi thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Nam
Ninh, một phần các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Bắc (Hải Hưng: nay là hai tỉnh Hải
Dương và Hưng Yên; Hà Nam Ninh: nay là ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh
Bình).
Khu vực III: khu vực sông Mã gồm các làng người Kinh thuộc tỉnh Thanh
Hoá và Ninh Bình.
Miền Trung:
Khu vực I: khu vực sông Lam (khu vực Nghệ Tĩnh từ khe Nước Lạnh đến
Bình Trị Thiên), (Nghệ Tĩnh: nay là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; Bình Trị
Thiên: nay là ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế).
Khu vực II: khu vực sông Gianh – sông Hương hay khu vực Bình Trị Thiên.
Miền Nam:
Từ phía Nam đèo Hải Vân (Đà Nẵng) trở vào văn học dân gian được chia
làm ba khu vực:
Khu vực I: khu vực Thu Bồn, Trà Khúc gồm các làng xã người Kinh ở
Quảng Nam – Đà Nẵng (Quảng Nam – Đà Nẵng: nay là thành phố Đà Nẵng và
tỉnh Quảng Nam).

Khu vực II: khu vực Nam Trung Bộ gồm các làng người Kinh từ Nghĩa Bình
đến phía đông Nam Bộ (Nghĩa Bình: nay là hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định).

Khu vực III: khu vực đồng bằng sông Cửu Long (hay khu vực đồng bằng
Nam Bộ) [48, tr.14].

1.3.2. Về việc phân vùng ca dao
Kế thừa thành quả của các nhà nghiên đi trước, chúng tôi đề xuất việc phân vùng ca
dao người Việt như sau:
-
22
-


Về cấp độ lớn nhất, cả nước có ba vùng (hoặc ba miền) ca dao: ca dao Bắc Bộ (tức ca
dao miền Bắc), ca dao Trung Bộ (tức ca dao miền Trung), ca dao Nam Bộ (tức ca dao
miền Nam).
Ca dao miền Bắc là mảng ca dao lưu truyền ở các tỉnh châu thổ sông Hồng, sông Mã,
sông Thái Bình (bao gồm các làng người Việt từ huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá trở ra). Ca
dao vùng đồng bằng sông Hồng hay vùng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm các tỉnh và vùng
ngoại vi các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình, một phần các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Ca dao miền Trung là những lời ca dao lưu truyền từ khe Nước Lạnh (điểm cực
bắc của Nghệ Tĩnh) đến Bình Thuận (Nam Trung Bộ).
Ca dao miền Nam (tức ca dao Nam Bộ) là những sáng tác thơ ca dân gian lưu
truyền ở châu thổ sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
Mỗi một miền ca dao lại bao gồm nhiều tiểu vùng ca dao. Ví dụ, miền (vùng) ca
dao Trung Bộ có ba tiểu vùng: ca dao xứ Nghệ, ca dao Bình Trị Thiên, ca dao Nam
Trung Bộ.
1.4. Môi trường tự nhiên xã hội và lịch sử của vùng đồng bằng sông Hồng
Vùng đồng bằng sông Hồng là nơi diễn ra sự hình thành của văn hoá văn minh
nước ta. Theo địa giới hành chính hiện nay, địa vực của vùng văn hoá đồng bằng
sông Hồng bao gồm thủ đô Hà Nội, tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Nam, tỉnh Hải Dương,
tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thái Bình, thành phố Hải Phòng, phần đồng bằng của các tỉnh
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Vùng đồng bằng sông Hồng, vốn là cái nôi hình thành người Việt, là nơi sinh ra

các nền văn hoá lớn nối tiếp nhau: văn hoá Đông Sơn, văn hoá Đại Việt và văn hoá
hiện đại Việt Nam. Từ trung tâm của vùng văn hoá này, văn hoá Việt lan truyền vào
Trung Bộ và sau đó vào Nam Bộ.
Khoảng cuối thế kỉ III, đầu thế kỉ II trước Công nguyên, đế quốc phong kiến
phương Bắc đã xâm lược nước ta. Và từ cuối thế kỉ II trước Công nguyên, nhà Hán
đặt ách đô hộ ngày càng chặt chẽ hơn, hà khắc hơn đối với người dân Việt. Nhà Hán
chia nước ta thành các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Xét một cách tương
đối, quận Giao Chỉ tương đương với vùng Bắc Bộ hiện nay, trong đó vùng đồng
bằng chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Bắc nhiều hơn cả.
Trong thời kì văn hoá Đông Sơn trước kia, người Việt cổ vốn là chủ nhân của
-
23
-


nền văn minh nông nghiệp. Từ đầu Công nguyên trở đi, người dân đã biết dùng lưỡi
cày sắt do trâu bò kéo, đưa năng suất nông nghiệp lên mức ngày càng cao hơn với
hai mùa thu hoạch. Ngoài ra những nghề khác như dệt lụa, nuôi tằm, làm đồ thuỷ
tinh cũng rất phát triển. Trong thời kì Bắc thuộc, nền sản xuất (nông nghiệp và thủ
công nghiệp) ở vùng đồng bằng miền Bắc nước ta đã phát triển cao. Bởi, một phần
dựa trên cơ sở những truyền thống công nghệ vốn có từ thời văn hoá Đông Sơn và
một phần nhờ vào sự giao lưu văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.
Giống lúa thắng hạn nổi tiếng, có nguồn gốc từ nước ta được nhập khẩu vào
Trung Quốc, đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nông nghiệp lúa nước ở
Trung Quốc trong đời nhà Tống (thế kỉ XI). Việc thâm canh lúa nước ở nước ta
ngày càng vươn lên ở trình độ cao. Dưới thời kì Pháp thuộc, vùng đồng bằng sông
Hồng vẫn là một vựa lúa quan trọng của nước ta.
Bề dày lịch sử cũng như sự phong phú về mặt văn hoá của vùng đồng bằng sông
Hồng được thể hiện qua các chứng tích có mặt ở khắp nơi, từ Phong Châu (Phú
Thọ) đến Đông Sơn (Thanh Hóa), từ Hoa Lư (Ninh Bình) đến Thủy Nguyên (Hải

Phòng). Hàng nghìn ngôi đền, chùa, miếu rải rác ở khắp nơi mà đền Gióng (Hà
Nội), đền Hai Bà Trưng (Vĩnh Phúc, Hà Nội), đền Triệu (Thanh Hóa), đền Lý Nam
Đế (Hà Nội), chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Trầm,
chùa Hương (Hà Nội) và các di tích văn hóa và lịch sử ở Hà Nội, các truyền thuyết
dân gian, các lễ hội dân gian ở nông thôn và thành thị mà nổi tiếng nhất là hội đền
Hùng, hội đền Gióng, hội đền Hoa Lư, hội đền Kiếp Bạc, hội chùa Dâu, hội chùa
Keo, hội chùa Hương, hội Phủ Giầy,… tất cả các hiện tượng văn hóa vật thể và phi
vật thể đó cho ta thấy sự phong phú và sâu sắc của văn hóa dân gian cư dân đồng
bằng sông Hồng.
Cùng với dòng văn hóa dân gian lâu đời và phong phú, vùng đồng bằng sông
Hồng còn là nơi phát sinh dòng văn hóa bác học, dòng văn hóa này đã từng đạt tới
những đỉnh cao thời Đại Việt. Trong số những người trí thức của dòng văn hóa bác
học này đã có những danh nhân tầm cỡ thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Ở
vùng đồng bằng sông Hồng mà trung tâm là kinh đô Thăng Long, từ năm 1070 đã
có Văn Miếu và từ năm 1076 đã có Quốc Tử Giám. Từ năm 1253 trở đi Quốc Tử
Giám không chỉ dành riêng cho con em thế gia mà còn tuyển chọn những người
xuất sắc trong con em lương gia (tức dân thường) vào học. Trong thời kì Đại Việt,
số người đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng sông Hồng tính theo tỉ lệ dân số thì cao
-
24
-


hơn rất nhiều so với nơi khác. Trong lịch sử 854 năm (1065 – 1915) khoa cử dưới
các triều vua, cả nước có 56 trạng nguyên thì có đến 52 người ở vùng đồng bằng
sông Hồng.
Trong thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô, là trung tâm kinh tế
của cả nước, còn được gọi là Kẻ Chợ. Thăng Long cũng là trung tâm văn hóa nghệ
thuật của cả nước. Thăng Long có vai trò hội tụ văn hóa các địa phương, nâng cao,
kết tinh rồi lại lan tỏa văn hóa ấy đi bốn phương. Chung quanh kinh đô Thăng Long

là bốn kinh trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên), Sơn Nam (Hà Đông,
Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình), Hải Đông (Hải Dương, Hải Phòng,
Kiến An), Sơn Tây (Phú Thọ, Vĩnh Yên, Sơn Tây). Bốn kinh trấn còn được gọi là tứ
chính trấn (gọi tắt là tứ chính, sau đọc chệch đi thành tứ chiếng). Mỗi trấn đều có
những nét đặc thù về môi trường tự nhiên và con người, do đó đều có những nét
riêng về văn hóa dẫn đến sự hình thành những tiểu vùng văn hóa [23].
Với bề dày lịch sử của mình và với tác động của trung tâm văn hóa Thăng Long,
vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng là một vùng văn hóa điển hình của người Việt
nói riêng, của cả nước Việt Nam nói chung, và là cội nguồn văn hóa của các vùng
văn hóa đồng bằng Trung Bộ và Nam Bộ.
1.5. Vài nét về văn học dân gian Hà Nam trong cái nhìn địa - văn hoá
Hà Nam nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, trên toạ độ 20
0
vĩ độ Bắc và
giữa 105
0
– 110
0
kinh độ Đông. Như vậy, theo cách phân chia của GS Trần Quốc
Vượng, GS Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận, hay cách phân chia của GS.TS
Ngô Đức Thịnh, tỉnh Hà Nam cũng nằm ở vùng văn hoá Bắc Bộ - vùng văn hoá
được coi là cái nôi hình thành dân tộc Việt và quốc gia Đại Việt.
Với diện tích tự nhiên hơn 851,7km
2
, đất đai và địa hình Hà Nam tương đối đa
dạng. Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất
và đồi rừng. Xuôi về phía Đông là vùng đồng bằng được bồi tụ bởi sông Hồng, sông
Đáy, sông Châu. Do quá trình kiến tạo địa chất và biến đổi địa hình của đồng bằng
sông Hồng, nên Hà Nam có nhiều vùng đất trũng, thường xuyên bị ngập úng và bị
chua phèn, không thuận tiện cho canh tác nông nghiệp. Trên thực tế, việc đắp đê

sông Hồng để phòng chống lũ lụt đã đem lại nhiều lợi ích cho con người, song nó
cũng khiến cho Hà Nam nói riêng, vùng Hà Nam Ninh nói chung còn rất ít phù sa.
Đã trũng, lại ít phù sa nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn.
-
25
-


Những đặc điểm về địa chất, thời tiết, khí hậu như trên tác động trực tiếp và tạo
ra những nét riêng về sản xuất, đời sống và sinh hoạt của người dân nơi đây. GS.TS
Ngô Đức Thịnh đã miêu tả một cách khá cụ thể bức tranh địa – văn hoá ở vùng này:
“Trong khung cảnh chung của cảnh quan đồng trũng, cư dân sống quy tụ trên
những gờ đất cao tương đối chật hẹp, nhà nọ ken sít nhà kia, quanh làng có luỹ tre
bao bọc. Các làng nối với nhau bởi những con đường nhỏ, do con người đào đắp
lên, tới mùa mưa thì thường bị ngập, đi lại, liên hệ với nhau bằng con thuyền nan,
mà về mùa khô nó được gác lên xà nhà. Trong các làng chiêm trũng, để làm nhà,
người ta bao giờ cũng phải đào ao vượt thổ. Đất đào ao được đắp tôn cao nền nhà,
nên nền nhà bao giờ cũng cao hơn đường làng. Mảnh vườn vốn đã nhỏ, nhưng
thường người ta trồng các loại cây có thể chịu ngâm nước trong nhiều ngày như
bưởi, mít…, ít thấy trồng rau. Do cảnh luôn lội trong bùn nước nên cư dân các làng
chiêm trũng thường có thói quen mặc quần ngắn, luôn xắn quần tới gối, kể cả trong
mùa khô ráo” [43, tr.124].
Lịch sử, văn hoá Hà Nam cũng có những đặc điểm và hiện tượng đáng chú ý.
Qua những ngôi mộ thuyền và mộ cổ khai quật được ở các huyện Duy Tiên, Kim
Bảng, các nhà khảo cổ học đã xác định vùng đất Hà Nam bây giờ có niên đại từ thế
kỉ thứ III trước Công nguyên. Trong các ngôi mộ này, các nhà nghiên cứu đã tìm
thấy nhiều công cụ sản xuất như rìu đồng, lưỡi cày chìa vôi; binh khí như giáo đồng,
dao găm đồng; các dụng cụ sinh hoạt như chậu đồng, bát gỗ, khuyên tai bằng đá…
Đặc biệt, Hà Nam là một trong những nơi phát hiện được nhiều trống đồng nhất
cả nước, hơn 20 chiếc, tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ, được phát hiện vào khoảng

năm 1893- 1894. Trống đồng Ngọc Lũ thuộc loại có kích thước lớn nhất (đường
kính mặt 79cm, cao 63cm), niên đại cổ nhất (cách ngày nay trên 3000 năm) và hoa
văn trang trí đẹp nhất. Ở giữa mặt trống là ngôi sao 14 cánh tượng trưng cho mặt
trời và khe âm vật, tiếp đó là hình người nhảy múa, giã gạo, hình thuyền, nhà, chim,
hươu, tang trống cũng trang trí hình người chèo thuyền, bắn cung, cầm giáo, đánh
trống; lưng trống trang trí hình người múa, tay cầm mộc, tay cầm rìu. Những hiện
vật cổ quý giá đó đã minh chứng rằng có một nền văn minh sông Hồng, văn minh
lúa nước của người Hà Nam xưa đã phát triển khá cao. Đây được xem như một tiền
đề rất quan trọng để văn hoá nơi đây tồn tại, phát triển, bất chấp sự khắc nghiệt của
thiên tai, bão lũ, bất chấp âm mưu đồng hoá của các thế lực ngoại xâm.
-
26
-


Một số huyện, thị của tỉnh Hà Nam có các tiểu vùng văn hoá dân gian đáng chú
ý. Ở huyện Kim Bảng có tiểu vùng văn hoá Quyển Sơn, ven sông Đáy với những
truyền thuyết về Lý Thường Kiệt, hội Dậm, với 36 bài hát Dậm nổi tiếng. Ở huyện
Duy Tiên có tiểu vùng văn hoá Đọi Sơn với ngôi chùa có kiến trúc độc đáo xây
dựng từ thời Lý, bia Sùng Thiện Diên Linh, dấu tích Đại Hành Hoàng Đế đi cày tịch
điền dưới chân núi Đọi và nghề truyền thống làm trống của làng Đọi Tam nổi tiếng.
Ở huyện Lý Nhân có tiểu vùng văn hoá Nhân Đạo với đền Trần Thương độc đáo và
tín ngưỡng thờ người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ở
huyện Thanh Liêm có tiểu vùng văn hoá Liễu Đôi. Mỗi tiểu vùng văn hoá có những
điểm chung và riêng. Các tiểu vùng văn hoá khác ở Hà Nam được sưu tầm, nghiên
cứu, phát lộ tương đối sớm, riêng vùng Folklore Liễu Đôi chỉ được phát hiện và
công bố rộng rãi cách đây chưa tròn 30 năm.
Hà Nam, sau bao phế hưng biến cải, vẫn còn nhiều đền miếu thờ phụng những
người có tài trừ yêu quái, giặc giã… giúp vua Hùng mở đất, dựng nước như chàng
Vương Lạp. Mở đất sớm, nên dân Lạc Việt tụ cư chốn này rất sớm. Dấu tích thời xa

xôi ấy là khoảng 20 chiếc trống đồng đã tìm thấy ở Hà Nam.
Tương truyền rằng: việc thờ phụng Triệu Quang Phục – vua đầm Dạ Trạch chống
ách đô hộ của nhà Lương, đã sinh ra tục dân ca Lãi Lèn (còn gọi là Lãi Lê, Lả Lê).
Lại sau đó hơn năm trăm năm, đời Lý, đất Quyển Sơn là nơi đồn trú quân binh thuở
bình Chiêm của ông Lý Thường Kiệt, rồi thành trang trại của ông. Sau khi ông mất,
dân lập đền thờ ông cũng ngay chỗ này. Tục dân ca hát Dậm Quyển Sơn ra đời từ đó.
Tác phẩm Hoàn Vương Ca Tích là niềm tự hào của người dân Hà Nam.
Đến tiểu vùng văn hóa Liễu Đôi – Hà Nam, chúng ta như chẳng thấy gì khác lạ,
vẫn những xóm thôn nghèo cũ kĩ, những đền, miếu, chùa chiền quạnh quẽ nhỏ nhoi,
những cánh đồng chiêm mấp mô cồn đống, những người dân lam lũ cần cù… thế
mà Liễu Đôi có cả một giang sơn văn hóa lớn. Riêng về mặt văn học dân gian, Liễu
Đôi không thiếu bất kì một thể loại nào: truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện vui,
ngụ ngôn (thơ và văn xuôi) ca dao, tục ngữ, phương ngôn, vè… Liễu Đôi làm phong
phú thêm cho văn học dân gian cả nước cả về thể loại lẫn nội dung. Tại Liễu Đôi –
Hà Nam có hàng ngàn tư liệu văn học dân gian nói về đánh giặc và kinh nghiệm
đánh giặc.
Hà Nam có rất nhiều hội hè, tục lệ giàu ý nghĩa: hội trình khiên ở làng Đùng,
hội chùa Đọi ở Đọi Sơn, hội Trần Thương ở Nhân Đạo, hội Đền Lăng ở Liêm Cần,

×