Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt tương đương trên cứ liệu của hai nhóm uyển ngữ chỉ cái chết và giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.45 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN
NGUYỄN THỊ LAN HINH
KHẢO SẢT ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT TƯƠNG ĐƯƠNG

(TRÊN Cứ LIỆU CỦA HAI NHÓM UYỂN NGỮ CHỈ "CÁI CHẾT" VÀ "GIỚI TÍNH")
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 5.0408
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC NGỮ VÃN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG
MẢ NỘI - 2004
Ill
Mở đ ầ u 1
1. Lý do cliọn đề tà i 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u 1
3. Mục đích của luận văn 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Tư liệu 2
6. Ý nghĩa lý luận và tliực tiễn 2
7. Dô cục của luận văn 3
Chương 1: Cơ sở lý luận: Một sô vấn đề lí thuyết về uyển ngữ có liên quan đến dề
tài khảo sát 4
1. Sự xuất hiện của khái niệm uyển ngữ 4
1.1. Lịch sử kiêng kỵ và sự ra đời của khái niệm uyển ngữ

4
l .2. Khái niệm uyển ngữ 17
2. Một sô'phương thức cấu tạo uyển ngữ 23
Chức năng hay công dụng của uyển ngữ 24


3.1. Công dụng đổi mới liay cái mới thế chỗ cái cũ
25
3.2. Công dung kiêng kỵ 26
3.3. Công dụng biển thị gián tiếp 28
3.4. Công dụng thể hiện lịclì sự 29
3.5. Công dụng "tựbảo vệ mình ” 30
4. Cách phán loại uyển ngữ

30
4.1. Phân loại theo ngữnglữa 32
4.2. Phân loại theo quan điểm ngữ dụng liọc 31
5. Tiểu kết 34
Chương 2: Đạc điểm của uyển ngữ về "cái chết" được thể hiện trong tiếng Hán (có
(lối chiếu với sự thể hiện trong tiếng V iệ t) 35
I . Đặc điểm của uyển ngữ về "cái chết" trong tiếng Iỉán 34
1.1 ■ Xét trên bình diện ngôn ngữ học 35
ỉ .2. Xét trên bình diện văn lioá, xãliội
42
MỤC LỤC
2. Một vài dặc điểm của uyển ngữ vé "cái chết" trong tiếng V iệt
55
2.1. Xé í Irèiì bình diệu ngôn ngữ học
(34
2.2. Xât li cit bình diện vân lioá, xã hội
3. Những Iihận xét rút ra 72
3.1. Xét trên bình diện ngôn ngữ học 72
3.2. Xél trên bình diện văn lioớ, xã hội 74
4. Tiêu kết 74
Chương 3: Đặc điểm của uyển ngữ về "giới tính " được thổ hiện trong tiếng Hán
(cỏ đối chiếu với sự thổ hiện trong tiếng V iệ t) 76

/. Đặc điểm cùa uyển ngữ chỉ "quan hệ tính giao" được thê hiện trong tiêng Hán (có
dối chiêu vói sự tliểhiện trong tiếng Việt) 77
1.1. Xét trên bình diện Iigôn ngữ học 80
X7
1.2. Xới trên bình diện vân hoá, xã hội

2. Đặc điểm của uyển ngũ cliỉ các bộ plìận cơ thể có liên quan đến giói tính đưọc thế
hiện trong tiếng Hán (có dôi chiếu vói sự thể hiện trong tiếng Việt) 97
2.1. Xét trên bình diện ngôn ngữ học Qg
2.2. Xét trên bình diện văn lioá, xã hội
102
2 .3 . N h â n A VI ỊQg
3. Đặc diêm của uyển ngữ chỉ "hiện tượng kỉnh nguyệt" của phụ nữ được thể hiện
trong tiếng ỉỉán (có đối chiếu vói sự thể hiện trong tiếng Việt)

109
3.1. Tron ạ liếirg Hán 110
3.2. Trong tiếng Việt 1 ^
4. Tiêu kết
115
K ế t l u ậ n 116
Tài liệu tham khảo 118
Phụ lục
iv
1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự sản sinh ra uyển ngữ bắt đầu từ việc kiêng kỵ. Các dàn tộc trên thế
giới đều có những điều kiêng kỵ, vì thế, sự xuất hiện uyển ngữ và việc sử dụng
uyển ngữ trong ngôn ngữ là có tính phổ quát. Uyển ngữ có nguồn gốc lâu đời
trong tín ngưỡng, tạp tục, tôn giáo, tâm lý của con người. Uyển ngữ dược sử

dụng trong mọi lĩnh vực giao liếp, trong dời sống hàng ngày, đặc biệt Irong
văn học, trong giao tiếp chính trị, ngoại giao quốc tế và ngay trong khoa học
cũng cần đến uyển ngữ.
Vấn đề uyển ngữ, nhất là đối chiếu uyển ngữ giữa các ngôn ngữ cho
đến nay chưa được khảo sát nhiều. Vì vây, có thể coi đây vẫn còn là một mảnh
đất trống ẩn chứa nhiều thú vị Irong công tác nghiên cứu ngôn ngữ gắn với các
đặc trưng văn hoá xã hội của mỗi dân tộc.
Đối chiếu đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán với tiếng Việt có thể coi là
một dề tài như vạy. Đây là một nội dung ngôn ngữ-văn hoá rộng lớn mà nếu
chuyên đi sâu vào nghiên cứu sẽ nảy sinh nhiều vấn đồ không chỉ Ihuôc về
ngôn ngữ như: lịch sử, văn hoá, xã hội, thói quen, tạp quán, tín
ngưỡng Trong khuôn khổ một luận văn Ihạc sĩ, chúng lôi xin chỉ được đề
cập tới một số những đặc điổm của uyển ngữ nói chung, uyển ngữ Irong tiếng
Hán và Irong tiếng Việt nói riêng. Trên cơ sở đó, tiến hành khảo sát theo
hướng đối chiếu hai nhóm uyổn ngữ, đó là nhóm uyển ngữ chỉ " cái chết" và
nhóm uyển ngữ chỉ "giới tính". Cũng có thổ coi đây là những nhóm lừ mang
đặc trưng rất riêng không chỉ đơn thuần về mặt ngôn ngữ mà còn gắn với vấn
đề tư duy liên tưởng, tư duy văn hoá và đặc điểm của mỗi dân tộc.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ú u
Đối lượng nghiên cứu của luận văn là những uyển ngữ liếng Hán và
uyển ngữ liếng Việt ihuộc nhóm chỉ "cái chếl" và chỉ "giới lính".
MỞ ĐẦU
2
Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sử lý thuyếl về uyổn ngữ tiến hành khảo
sát những dặc điểm chung và những đặc trưng khu biệt của uyển ngữ liếng
Mán và uyển ngữ tiếng Việt thuộc hai nhóm trên dưới tác dộng của các nhân
lố trong ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ (vãn hoá, xã hội, thói quen, tập tục,
kicng kỵ )
3. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN
- Giới thiệu một cách hệ thống khái niệm về uyển ngữ và các quan niệm

hiện nay về uyển ngữ và cách phân loại uyển ngữ.
- Chỉ ra những đặc điểm chung và những đặc trưng khu biệt của uyển
ngữ tiếng Hán và uyển ngữ tiếng Việt thuộc nhóm uyển ngữ chỉ "cái chốt" và
nhóm uyển ngữ chỉ "giới tính" dưới tác động của các nhân tố trong ngôn ngữ
và ngoài ngôn ngữ.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ
Trong luận văn này chứng tôi sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp,
đối chiếu.
Thống kê và xử lý tư liệu theo phương pháp định tính và định lượng.
5. TƯ LIỆU
- Tư liệu tiếng Hán và tư liệu tiếng việt dựa trên các cuốn từ điổn, các
tác phẩm văn học, các bài đã đăng tải.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỤC TLẼN
a. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn góp phần giới Ihiệu một hệ thống khái niệm về uyển ngữ và
các quan niệm hiện nay về uyển ngữ - một đề tài còn chưa được nhiều người
quan tâm đến trong công tác nghiên cứu ngôn ngữ.
- Nêu bạt những nét lương đồng và khác biệt trong uyển ngữ tiếng Hán
và trong uyển ngữ tiếng Việt thuộc nhóm "cái chết" và nhóm "giới tính" dưới
tác động của các nhân tố trong ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ.
3
b. Ý nghĩa thực liễn
Luận văn góp phẩn nêu đưực những nét lương đồng và khác biệt của
uyển ngữ liếng Hán và uyển ngữ tiếng Việt thuộc nhóm 'cái chết" và nhóm
"giới tính". Qua đó, thấy dược đặc trưng văn hoá xã hội, thói quen, tập tục,
kiêng kỵ và tín ngưỡng của hai dân tộc Việt Hán. Kết quả nghiên cứu cũng
giúp cho người học tiếng Hán hoặc tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ
tránh dược những sai sót do sự khác biệl về văn hoá, xã hội hay kiêng kỵ
mang lại. Đồng thời cũng có thể giúp gợi mở khi dịch thuật gặp phải các
trường hợp có uyển ngữ.

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và lài liệu tham khảo luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận: Một số vấn đề lí thuyết về uyển ngữ có liên
quan đến đề tài khảo sát
Chương 2: Đặc điểm của uyổn ngữ về"cái chết"được thể hiện Irong
tiếng Hán đối chiếu so sánh với tiếng Việt
Chương 3: Đặc điổm của uyển ngữ về "giới tính"được thể hiện trong
tiếng Hán đối chiếu so sánh với tiếng Việt.
4
CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN:
M Ộ T SỐ VÂN ĐỂ LÍ THU YẾT VỂ U Y ỂN n g ữ
CÓ LIÊN Q UAN ĐẾN ĐỂ TÀI K H ẢO SÁT
I. SựXUẤT HIỆN CỦA KHÁI NIỆM UYEN n g ữ
1.1. Lịch sử kiêng kỵ và sự ra đời của khái niệm uyển ngữ
Kiêng kỵ là một bộ phận hợp Ihành phong tục tập quán của các bộ tộc,
dân tộc trên thế giới. Khi thế giới quan khoa học chưa phát triển, người ta
thường tin rằng đổ tránh những rủi ro tai họa, đạt được những may mắn hạnh
phúc trong cuộc sống con người phải luân theo những cách ứng xử nào đó.
Những cách thức ứng xử này rất đa dạng nhưng có thể khái quát thành điều
cần làm và điều tránh làm: cần phải làm điều gì và cần phải tránh không làm
điều gì. Loại ứng xử thứ nhất "cần làm diều gì" là nguycn nhân hình thành các
nghi lỗ cầu cúng, tín ngưỡng ỉôn giáo. Loại ứng xử ihứ hai "cần phải tránh
điều gì" là nguyên nhân hình thành các lập tục kiêng kỵ. Cả hai đều có nguồn
gốc lâu đời Irong lịch sử, do đó cũng thường phản ánh những nét đặc trưng
nào đó trong quá trình tiến hoá của cộng đồng. Chính vì vây các nhà nghiên
cứu dân tộc học, nghiên cứu văn hoá dân gian, nghiên cứu lịch sử, khảo cổ
học đều coi phong tục tập quán là một đối tượng nghiên cứu quan trọng.
Qua đó có thể tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề mà xã hội hiện dại đang

quan tâm.
Chúng ta có thể thấy rằng, đằng sau mỗi việc kiêng kỵ đều có những
nỗi lo âu, sợ hãi xảy ra rủi ro tai hoạ mà con người thời cổ tin rằng có thể qua
khỏi được bằng cách kiêng kỵ. Chẳng hạn đêm ba mươi Tết kiêng đi ra đường
sợ gặp quỷ đói vào làng tìm kiếm thức ăn, kiêng quél nhà trong ngày mùng
một TỐI vì sợ quanh năm động thổ v.v Nhưng không phải tất cả những gì lo
5
sự đều là đối tượng của khái niệm kiêng kỵ. Ví dụ tục kiêng di biển vào mùa
biển động vì lo dông bão, tục nuôi tằm kiêng gió lây, v.v thì ý nghĩa không
hoàn toàn giống với các thứ kiêng kỵ khác như kiêng ăn chân gà vì sợ viết run
tay hoặc di buôn bán kiêng ăn cơm khê vì sợ không may. Ở hai tập lục kiêng
kỵ trcn chúng ta nhận Ihấy tính lôgic giữa nguyên nhân và hành động kiêng
kỵ: giữa mùa hò mà có gió tây là thời tiếl Ihay đổi dột ngột, tằm dễ bị chết.
Còn hai tục kiêng sau thì không thể giải thích nguyên do. Năm 1913 Phan Kế
Bính đã liệt kê 46 điều kiêng kỵ của người Việt Nam như: kiêng ngày xấu,
ngày mùng một đàu năm, đầu tháng, v.v Thực ra trong sách của ông rải rác
ở nhiều chương khác chúng ta còn có thể nhặt thêm được vài chục điều kiêng
kỵ khác nữa như: không bế con trao cho người khác qua cửa, v.v
Nói đến kiêng kỵ là phải nhắc đến sự ra đời của tabu. Vào thế kỷ 18,
nhà hàng hải người Anh James Cook đến quần đảo Tonga Nam Thái Bình
Dương, khi tiếp xúc với cư dân ở đây ông phát hiện thấy họ có rất nhiều hiện
tượng xã hội kỳ lạ. Chẳng hạn, một số đồ vật chỉ đặc biệt giành cho những
người thuộc tầng lớp trên (thần, lăng lữ, vua, tù trưởng, ) sử dụng mà không
cho phép dân Ihường sử dụng, hay chỉ cho phép sử dụng vào mục đích đặc biột
mà không cho phép sử dụng vào mục-đích bình thường hoặc không cho phép
một nhóm người (như phụ nữ) sử dụng. Cư dân ở đây gọi kiểu cấm kỵ này là
"tabu". Từ "tabu" sau này đã thâm nhập vào các lĩnh vực của các bộ môn như
Nhân loai học, Nhân chủng học, Xã hội học, làm thành một loại danh từ
chuyên dụng chỉ những hiện lượng xã hội đặc biệt (kiêng kỵ) và được sử dụng
rộng rãi. Hiện tượng "tabu" bao gồm hai mặt: một mặt lci những vât linh Ihiêng

được tôn kính, không được phép sử dụng mộl cách tuỳ tiện; một mặl là nlìững
vật thấp hèn bị coi khinh không được phốp liếp xúc một cách tuỳ tiện. Vì thế,
cái dược gọi là ngôn ngữ "tabu" trên thực chất cũng bao gồm hai mặt: Mộl là
ngôn ngữ sùng bái linh vật (ngôn ngữ bái vật giáo) và mặt khác là ngôn ngữ
cấm dùng hoặc dùng thay thế.
6
Ngôn ngữ là công cụ giao liếp quan trọng của xã hội loài người, nó xuất
hiện và phát triển cùng với lao dộng. Nhưng trong hoàn cảnh khi con người
chưa hiểu rõ ràng lắm về các hiện lượng tự nhiên và sức mạnh của nó thì ngôn
ngữ thường được người ta cho rằng có mối liên hệ với một số sức mạnh của tự
nhiên, có thể mang hoạ-phúc đến cho con người. Như vậy, ngôn ngữ dã được
trao cho một thứ mà bản thân nó không có: cảm giác siêu phàm và sức mạnh
siêu phàm. Các thành viên của xã hội cho rằng, bản thân ngôn ngữ có thể
mang lại hạnh plnìc hay tai hoạ cho con người, ngôn ngữ là nguồn gốc của
hạnh phúc và lai hoạ. Ai đắc lội với nó người đó sẽ bị trừng phạt, ngược lại, ai
"dược lòng" nó thì sẽ được che chở bảo vệ. Đây chính là lí do dẫn tới việc xuất
hiện ngôn ngữ kicng kỵ và ngôn ngữ sừng bái linh vật. Nhưng, hay gặp nhất là
hiện tượng kiêng huý. Liên quan đến nội dung này, tiếng Việt có cách biểu thị
như sau:
Từ "kiêng" trong tiếng Việt là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hán,
nhưng là lớp từ tiếng Hán đã du nhập vào nước ta lâu đời, từ thời kỳ cổ Hán
Vict và đã chuyổn hoá thành từ Việt. Từ nguyên của từ "kiêng" trong tiếng
Viọt bắt nguồn ở từ "kinh" trong tiếng Hán. "Kinh" nglũa gốc là sự sợ hãi của
con ngựa khi bị giật mình chồm lên. Nhưng sang tiếng Việt ta thấy lừ "kiêng "
đã chuyển nghĩa: do sợ hãi mà tránh đi, như Irong tục ngữ "có kiêng có lành",
hoặc nói" kiêng rượu, kiêng thịt " Từ "kiêng" trong tiếng Việt hầu như chỉ
dùng để chỉ những kiêng Iránh cụ thể ( như " kiêng rưựu kiêng thịt "), còn
khi muốn nói khái quái để chỉ chung mộl tập tục, một khái niệm kiêng Iránh
nói chung thì cần phải dùng đến từ "kiêng kỵ". Đó là một từ ghép cấu tạo Iheo
kiểu : 1 từ Việt + 1 từ Hán. Đúng ra là hai từ Hán: 1 cổ Mán Việt + 1 Hán Việt

. Từ "huý" có ba nghĩa: 1) tránh, kiêng; 2) giấu; 3) ten người. Vì vậy, kiêng
huý tức là kiêng lên người, có nghĩa là tránh nói, viết tên người.
Thông Ihường người la phân biệt kicng huý làm hai loại: Tư huý (bao
gồm gia huý, tộc huý, hương huý) và công huý (cũng gọi là quốc huý). Việc
kiêng gia huý, tộc huý tuỳ theo quy định của từng gia đình, gia tộc. Ngoài việc
7
thờ cúng lổ liên ở các hương ấp như ở Trung Quốc, làng xã ở Việt Nam còn có
tục thờ Thành hoàng với ý nghĩa iưởng nhớ những người có công Irong quá
trình hình thành và phát triển hương ấp: nhà phú hộ, quân nhân, văn nhân, Ihợ
thủ công, v.v Nói chung là những người đã có những kỳ lích nào đó khiến
cho hương ấp của họ trở Ihành nổi tiếng. Cùng với những quy định khác như
kiêng màu sắc, mùi vị, nước, lửa thần huý là mộl khoản mục kiêng huý của
cộng đồng hương ấp gọi là hương huý. Ngoài ten huý của thần Thành hoàng,
lnrưng huý còn bao gồm tôn huý của các vị thần khác được thờ Irong hương ấp
nếu cộng dồng hương ấp thừa nhân đó là vị thần chung của họ. Quốc huý bao
gồm: ngự danh hoặc ngự huý là tôn huý của vua và hoàng hậu đương triều.
Miếu huý là lên huý của các đời vua trước, lức là tên huý của ông bà cố của
vua, tuỳ theo quy định cụ thể. Khác với các loại tư huý có tính chất quy ước,
tục lệ, thuộc phạm trù đạo đức cộng đồng, quốc huỷ do triều đình ban bố bằng
các chỉ dụ luật lệnh có lính chất bắt buộc Ihuộc phạm trù pháp luâl, có hiệu
lực thi hành trong toàn quốc. "Iuy vậy, xél về loại hình kiêng kỵ thì các loại
kiêng liuý nói chung đều cùng một loại kiêng kỵ là kiông gọi tên riêng, kể cả
tên người và tên các thần thánh vì lên thần Ihánh chủ yếu là tên người và tên
do con người đặt ra. Tập tục kiêng lên riêng phản ánh một phương diện quan
trọng trong tâm lý giao tiếp xã hội của những dân tộc trong khu vực có kiêng
huý như Trung Quốc, Việt Nam và một số cộng đồng khác. Nhưng quan niệm
lau đời của người Trung Quốc người Việt Nam có xu hướng thiêng liêng hoá
tên gọi, coi lên ricng có quan hệ trực tiếp với số phận của con người và họ cố
gắng khống chế tên gọi trong phạm vi có thể kiểm soát được. Tín ngưỡng thờ
linh hồn người chết cũng là một nguyên nhân hình thành tục lệ kiêng huý.

Người ta quan niệm rằng linh hồn của ông bà cha mẹ đã mất cũng cần phải có
tên ricng như người đang sống, do đó viết tên khi còn sống vào bài vị để thờ.
Trong mỗi gia đình, gia tộc hình thành một nhóm gia huý, tộc huý mà các
thành viên trong gia đình, gia tộc cần biết để kiêng tránh. Một tác dụng có thể
thấy của việc này là để tránh đặt tên con cháu Irùng với tên huý của lổ tiên.
8
Hơn nữa việc thường xuyên lưu ý tới lệ kiêng huý khiến cho con người cảm
thấy những người đã mất như luôn luôn hiện diện để phù hộ cho cuộc sống
của họ.
Nói tóm lại việc kiêng huý lừ phạm vi gia đình mử rộng đến xã hội, lừ
phạm trù đạo đức chuyển sang phạm trù pháp luật ở các Ihời kỳ khác nhau đều
có những thể hiện đa dạng phức tạp. Ví dụ, ử Trung Quốc, tập tục kiêng huý
có lừ dời Chu (106Ố - 771 trước công nguyên), lưu hành ở Lưỡng Hán, thịnh
hành ở dời Tuỳ Đường, sau đó ngày càng trở nên nghiêm ngặt, đến dời Thanh
thậm chí vì phạm huý mà mất đầu, lai hoạ đến cả cửu tộc. Tên tuổi của Hoàng
đế không được nói đến, như Tần Thuỷ Hoàng họ Doanh, tên Chính cho nên
chữ "chính" được liệt vào diện cấm kỵ, thâm chí âm "chính" cũng bị licn quan,
"chính nguyệt" gọi ihành "đoan nguyệt". Hán Văn Đế tên là Lưu Hằng nên
Hằng Nga trong thần thoại bị gọi thành "Thường Nga". Đời Đường thậm chí
trong luật còn quy định: Nếu tên của chức quan phạm vào tên huý của ông cha
thì có thể xin đổi sang chức vụ khác. Sự kiêng huý ở xã hội phong kiến Trung
Quốc nhiều khi tới mức cực đoan như nhà thơ Lỷ Hạ đời Đường tài cao học
rộng nhưng chỉ vì phụ thân tên là Kính Túc nên không thể thi tiến sĩ vì írong
tiếng Hán chữ "kính" và chữ" tiến" đồng âm. Lưu Ôn Tầu có cha tên là Nhạc
nên cả đời không nghe nhạc, không đi chơi Nhạc Sơn Thuỷ. Dư Tích có cha
tên là Thạch (có nghĩa là đá) nên cả đời kiêng dùng đồ bằng đá, chân không
dẩm lên đá v.v còn ở Việt Nam, tập tục kiêng huý đã có từ rất lâu dời trong
phong lục tập quán của người Việt Nam. Trong khi chưa có điều kiện để xác
định tập tục này có hay không có nguồn gốc bản địa chúng la có đủ CƯ sở để
tin rằng những đi dân Trung Quốc đã mang theo vào Việt Nam nhiều phong

tục tập quán của họ trong đó có tập tục kiêng huý. Tập tục này có những điểm
phù hợp với tâm lý ứng xử của người Việt, thể hiện tình cảm tôn kính tổ tiên,
kính trọng người già, củng cố quan hệ Uuyền thống tốt đẹp trong gia đình,
trong cộng đổng làng xã. Mặt khác, dưới thời Bác ihuộc, chữ Hán được truyền
dạy ở Giao Châu, các sách Kinh truyện và Bắc sử thông qua các nhà trí thức
9
người Việt có những ảnh hưởng dáng kể Lrong xã hội, lạo điều kiện thuận lợi
cho việc tiếp ihu một nếp sống văn hoá llieo linh thần Nho giáo. Vì vậy, lừ
thời kỳ độc lập, tập tục kiêng huý đã trở thành một bộ phận của phong tục, tập
quán người Việl. Ở Việt Nam trước đây người ta đặt lên huý (tên chính) muộn
mần cổ lc để ma quỷ không thổ biết chính xác đứa trẻ mà chúng muốn làm
hạ:. Người Việt cũng gọi tên theo lên con, tên cháu đích tôn. Khi chết thì
không dùng tên huý (ten chính) mà đặt tên hèm để cúng giỏ, có thể do đổ
tránh trùng tên của lổ tiên hay họ hàng (kể cả nội ngoại) tránh các huý hiệu
của linh thần thánh mẫu, Thành hoàng, tên các quan, các bậc vua chúa. Cũng
vì do kiêng tên mà có nhiều chữ đã đổi sang lừ khác như "hoàng" thành
"huỳnh"; "hoa" thành "huê"; "phúc" thành "phước" v.v Khi đi thi, các thí
sinh ngày xưa phải nhất nhất tôn trọng lệ kiêng huý, lúc làm bài họ không
được viết các chữ tên nhà vua và các vị tôn tộc trực hệ. Thâm chí lên các vị lổ
liên nhiều đời trước tuy có llìổ dùng nhưng phải thêm bớt ncl khác di đôi chút.
0 các trường thi xưa đều niêm yết bảng liệt kê những chữ huý. Sĩ lử sẽ bị lội
nhẹ hay nặng tuỳ theo mức độ phạm huý. ở nhiều vùng nông thôn ngày nay,
nhiều người kiêng sợ không gọi tên con khi đêm ử nơi àm u lĩnh mịch vì cho
rằng ma quỷ có thể biết mà nhập vào con trẻ theo tên để hành hạ nó.
Dẫn ra vài điều trên cho Ihấy, người Việt xưa cũng tin vào mối liên hệ
vệt chất giữa cái tên và con người mang lên đó. Niềm tin này cũng được phản
ánh trongviệc đặt tên tầm thường xấu xí cho con để là ma không chú ý đến
đứa trẻ hoặc đặt tên có những âm mang ý nghĩa tốt đẹp để con cái nhờ đó mà
phát đạt.
Với người nguyên thuỷ thì họ không thể phân định rạch ròi giữa từ ngữ

và sự vật. Họ cho rằng, giữa tên gọi và người hay sự vậl mà từ ngữ biểu đạt có
những mối liên hệ vật chất có thực, do đó con người ta có thể bị tác động ma
thuật từ bên ngoài do tên của họ qua mắt, tóc, răng, lỗ chân lông, v.v Từ đó
người nguyên thuỷ coi tên mình là một bộ phận chính của cơ thể và rất quan
10
tâm săn sóc đốn nó. Nếu như cái lên bị nhục ma, bị đối xử lệ bạc thì người
mang tên đó sẽ bị hại không kém vết thương đau đớn trên cơ thể. Ví dụ, nhiều
người Eskimos còn lấy tên mới khi về già đổ có thêm sức mạnh mới do họ cho
rằng cái tên xưa cũ kia cũng dã già nua như họ vậy. Thổ dân Ưc nhiều khi giữ
kín tên mình trong bí mật vì sợ kẻ thù dùng phép thuật tác động lên cái tên của
họ để làm hại họ. Nhiều người có lên mật do già làng đặt cho ngay sau khi họ
ra đời chỉ có những người cực kỳ thân cận mới biết. Học giả G. Frazer kể rằng
ở hộ tộc Caph, nếu người chồng tên là Ư- Mpaka (từ chữ Mpaka là một loài
thú nhỏ thuộc họ mco) thì người vợ phải gọi con Ihú này bằng mộl cái tên
khác. Phụ nữ Ihuộc bộ lạc này thâỉn chí còn bị cấm gọi tên bố chồng và tất cả
những người thân ở nhà chổng. Nếu âm tiết mang trọng âm của một trong
những cái tên này lại gặp ở một từ khác thì người phụ nữ phải ihay thế lừ đó
hay âm tiết đó. Đó là nguyên nhân khiến trong giới phụ nữ ở đây đã hình
thành một ngôn ngữ khác gọi là "biệt ngữ của nữ giới" trong ngôn ngữ chung.
Hiểu được biệt ngữ này rất khó vì không có những quy tắc nhất định của các
uyển ngữ, vì không soạn được từ điển do số lượng các từ đó là rất lớn. Cũng
Iheo G, Frazer, bộ lạc Alíar trên đảo Bourou cấm nói lên bố mẹ mình, bố mẹ
vợ và những lừ có âm đọc giống cái tên đó. Nếu tên mẹ vợ là Dalou (nghía là
lá trầu) thì người con rể không có quyền nói "lá trầu" nữa mà phải gọi là "ihứ
lá làm đỏ miệng". Ngoài ra người ta còn kiêng gọi tên anh trai khi anh la có
mặt, nếu vi phạm những điều kiêng kỵ đó sẽ bị phạt.
Lạ-C
Với người đã quá cố, nhiều bộ lạc cổ đại và ngay cả nhiều bộviioang dã
ngày nay vẫn có tục không nhắc đến tên của họ vì người sống sợ khuấy động
linh hồn người đã khuất. Với bộ lạc người da đỏ Goahiro ở Colombia thì việc

nói tên người đã khuất trước mặt thân nhân của họ bị coi là một sự lăng mạ
ghê gớm, đến nỗi nhiều người vi phạm bị tội chết. Nhiều bộ lạc tránh nhắc đến
tên người đã chết, không đặt phụ danh (tên cha) cho tên mìmh. Ở úc và Bắc
Mỹ có những bộ lạc buộc người có tên trùng với tên người đã chết phải bỏ cái
tên dó đổ lấy lên khác. Một số hộ lạc đổi tên thân nhân của người chốt bằng
các uyển ngữ có tính mô tả trong giai đoạn để lang, và nhiều khi do hất cẩn
buộl miệng nhắc đốn tên thậl của người đang có tang đã dẫn đến những xung
đột đẫm máu. Nguyên nhân ở dây là nỗi sợ hãi về việc âm Ihanh của tên người
quen có thể không dẫn linh hồn dang lang thang của người chết về nhà cũ của
anh ta mà tới quấy nhiễu người khác. Khi tên của ngưừi chết trùng với lên mộl
sự vật nào đó như động vật, cây cỏ, lửa, nước thì chính từ đó bị loại bỏ khỏi
khẩu ngữ và được thay bằng tên mới. Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân
khiến cho từ vựng của các ngôn ngữ thay đổi nhanh chóng.
Cũng giống như ở Việt Nam, Trung Quốc, nhiều bộ tộc trên thế giới
kiêng nhắc lên các vị quân vương, hoàng đố. Ở Trung Phi nếu như thủ lĩnh hộ
lạc Bakim chết thì tên ông lập lức dưực loại trừ khỏi ngôn ngữ của bộ lạc, nếu
cái tên đó trùng với lên loài thú nào thì loài Ihú đó phải được đặt lên mới.
Con người lấy hình ảnh của mình dể sáng tạo ra lliàn, đại diện của thần
chính là lượng. Thẩn do con người tạo ra là sự xuâ't hiện hình thức của tượng
trong thế giới hiện thực. Chưa ai từng nhìn Ihấy một vị thần sống thật nào cả.
Bản thân bức lượng chẳng có gì là thần bí, nó hoặc giả làm bằng đất hoặc giả
bằng đá khắc hay gỗ khắc hoặc dùng kim loại mà đúc ra, nó vốn là do con
người chế tạo ra, trên thực tế nó là một đồ vật chết không thể có mộl chút sức
lực nào, càng không thể nói là có sức mạnh siêu phàrn, thần bí. Nhưng ở xã
hội chưa phân chia giai cấp, tức là ở chế độ công xã nguycn thuỷ, con người
phải đối mặl với sự uy hiếp của các thế lực lự nhiên mà không Ihể khắc phục
được như bão lụt, sấm sét, hạn hán, v.v họ đcm lất cả những điều mong mỏi,
cầu xin hy vọng, thậm chí cả lời nguyền rủa gửi gắm vào Ihứ đồ vật không có
sức sống là tượng. Tượng chính là hoá thân của thần. Đối với thần đã được vật
chất hoá (tức là đã trở thành vật) con người đã trao cho nó một sức mạnh siêu

nhiên. Như vậy, tượng ử trong lâm tưởng của con người tựa hồ như có sinh
mệnh, như bất hủ, như có thể giáng phúc hay giáng hoạ xuống cho con người,
tương ở irong trí tưởng tượng của con người đã sống dậy. Thế là, giữa tưựng
11
12
với tượng không những phát sinh quan hệ tương hỗ mà còn kết hựp cùng nhau
dựa theo mô hình kết hợp của những lực lượng trong xã hội con người, hình
thành nên một thế giới của thẩn, thế giới của thẩn là sự phản ánh thế giới của
con người. Theo sự phân hoá giai cấp của xã hội loài người, thế giới của thần
cũng có cơ cấu thống trị, cơ cấu này của thần trở ihành chúa tể vận mệnh con
người, chi phối xã hội loài người. Lúc này, luỳ những điều kiện văn hoá xã hội
đương Ihời mà một số từ hay ngữ có được những đặc điểm màu nhiệm riêng
của chúng, mà khoác lên chúng những những ý tưởng thánh thiện hoặc trẩn
tục. Mộl số lừ và ngữ trong vốn ngôn ngữ phải tránh sử dụng hoặc phải dùng
với sự thận trọng bửi nếu không sẽ xúc phạm tới Ihần linh hoặc các đấng siêu
hình. Lý do căn bản của việc tạo uyển ngữ là tâm lý không muốn xúc phạm,
không muốn hạ nhục ai, muốn Iránh những diều xấu, lạo ra sự nhã nhặn, êm
ái, lịch sự, để giảm đi những hiệu ứng thô tục, khó chịu do nhiều từ ngữ gây
Ngoài tập tục kiêng tên ngưòi, kiêng gọi tên các đấng thần linh như
chúng tỏi vừa nêu trên, tôn của một số loài vâl cũng được kiêng kỵ ử mội số
ngôn ngữ. Slephan Ullmann trong cuốn Semantics "Ngữ nghĩa học" (Black
Well 1962) đã viết rằng, loài vật được nhiều dân tộc kiêng kỵ đó là loài chồn,
là loài đcm đến sự sợ hãi và xui xẻo. Ở Việt nam có một số vùng cư dân
không dám gọi "hổ" là "hổ" mà gọi là "ông ba mươi". Còn Irong cuốn hổi ký
"Cuộc sống nghệ thuật" của diễn viên nổi tiếng Tân Phương Hà - Trung Quốc
Ihì gánh hál của bà thực hiện "tabu" với năm loại động vật: chuột, nhím, rắn,
chồn, cáo. Không được gọi thẳng tên năm loại động vật này, gọi tên ihạt sẽ bị
phạt có khi còn bị phạl rất nặng. Gánh hát tôn xưng năm loại động vật này là
"Ngũ đại tiên" và đều gọi là "ông". Ví dụ: "chuột" được gọi là "Khôi Bát gia",
"nhím" được gọi là "Bạch Vương Gia", "rắn" được gọi là "Liễu Thất Gia",

"chồn" dược gọi là "Hoàng Đại Gia", "cáo" được gọi là "Đại Tiên Gia".
Nguyễn Quý Thành Irong nghiên cứu về những kiêng kỵ trong ngôn ngữ ngư
dân vùng hiển Nam Trung bộ còn cho biết, ngư dân vùng này xcm cá voi như
13
một phúc thần đáng tôn kính và thờ cúng vì có liên quan đến đời sống đánh
hắt của ngư dân. Tập tục này thể hiện truyền Ihống ơn nghĩa của người Việt, vì
thế họ sử dụng lừ "ông" để chỉ loại cá này. Một khi cá voi chết dạl vào bờ, thì
họ gọi là "ông luỵ" "bà luỵ", nếu cá voi dạt vào bờ mà chưa chết thì gọi là
"chưa lử", v.v
Có thể nói, hàng loạt những sinh hoạt thuộc về cá nhân đã được "uyển
hoá" trong sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ:
Chốt là một hiện tượng lự nhỉên bất khả kháng, klìồng ai có thể Iránh
được. Nhưng mọi người đối với cái chết vẫn có cảm giác sự hãi, chốt vẫn là
nỗi trăn trở của mọi thế hệ con người. Chính vì cái cảm giác khó tả, vì dự cảm
về sự ra đi lần cuối ấy mà ở Irong mọi ngôn ngữ đều tồn tại một lượng lớn
uyển ngữ dùng để thay thế nó như : “trăm tuổi”, “tạ thế”, “hai năm mươi”, “từ
trần”, “băng hà”v.v Trong tiếng Anh cũng có rất nhiều uyển ngữ thế cho từ
"to die" (nghĩa là chết): "to pass out of the picture" "to lay down one’s life",
"to go to the last round up"
Về sinh lý con người có nhiều từ vốn được quy ước là tục, vì vậy trong
lĩnh vực này đã nảy sinh ra nhiều uyển ngữ. Để tránh từ "đánh rắm" người ta
dùng từ "trung tiện", " đánh địt". Trong tiếng Hán người ta dùng lừ "phóng
khí", "hạ khí" "tiết khí" để Ihay cho từ "phóng thí" (đánh rắm).
Người ta kiêng nhiều từ bị coi là bẩn thỉu, thô lậu, như: "đi ỉa" được gọi
là "đi ngoài", "đi đồng", " đi cầu", "đi đằng sau" v.v Tiếng Hán dùng những
uyển ngữ như:" tới phòng rửa lay", "đi ra ngoài một chút"
Bệnh tật và bị thương là do những sự cố khách quan hoặc tự nhiên tác
dộng vào con người nên vốn là việc khó tránh, nó ảnh hưởng tới sức khoẻ của
còn người, làm cho người ta khổ sở đau đớn. Con người luôn mong mỏi bản
thân và những người xung quanh đểu bình an vô sự, khoỏ mạnh, vui vẻ. Chẳng

may bị Ihương tật hay đau ốm người la không muốn thông báo rộng rãi và khi
dề cập tới nó thì luôn dùng những từ êm tai hơn, hay hơn. Ví dụ như bị thương
thì nói là "xảy ra chút chuyện" "không may một chúi". Bệnh tật, đau ốm thì
\
14
nói là "se mình" "không được khoẻ lắm", dối với trỏ em thì nói là "cháu nó
ươn mình" "biếng ăn" "ấm đầu"
Đặc biệt có một số cách nói uyển chuyển rất lý thú đối với bệnh phong
tình, ở phương Tây, bệnh phong tình tương đối nhiều nhưng dư luận xã hội
nhìn chung vẫn cho rằng mắc phải loại bệnh này thì chẳng lấy gì làm vẻ vang
cho nên đều dùng uyển ngữ để gọi. Điều đáng chú ý ở đây là họ đều mang cái
bệnh không hay ho gì, cái thứ mà xã hội khinh ghét đẩy sang cho quốc gia
khác, lấy lên bệnh nói là lừ nước ngoài đến. Người Anh gọi bệnh phong tình là
"bệnh đâu Tây Ban Nha", người Pháp thì gọi nó là "bệnh Napoli" đẩy sang
cho nước Ý, người Đông Âu thì lại gọi là "bệnh nước Pháp" đẩy trở về Pháp.
Đối với những khiếm khuyết của cư thể con người, tốt nhất là không
nên nói Ihẳng ra mà phải phải dùng những kiểu nói uyển chuyổn để thay thế.
Ví dụ, dùng "nặng tai", "khiếm thính" thay cho "điếc"; dùng "mắt kém"
"khiếm thị" thay cho "mù"; dùng "thiểu năng, trí tuệ kcm phái triển" Ihay cho
"đần độn, ngớ ngẩn".
Nhìn chung, những kiêng kỵ trong đời sống hàng ngày thường liên quan
đến những lừ chỉ thân thể con người, đến các bộ phận trên cơ thể con người,
đến những hành vi tính dục và những.hiện tượng sinh lý của con người v.v
những từ này khổng có địa vị, chỗ đứng công khai trong xã hội, nó bị những
tập quán nhất nhất tuân Iheo truyền thống xã hội cấm đoán. Trong các ngôn
ngữ khác nhau có những cách xử lý khác nhau. Những từ này không được xuất
hiện trong sách vở hàng ngày mà cũng không được xuấl hiện trong lời nói của
những người được coi là “có giáo dục". Sự xuất hiện của những ngôn lừ này có
Ihể không bị pháp luật trừng trị nhưng nếu tình cờ nói ra sẽ bị mọi người chê
cười khinh bỉ. Ví dụ, đã có người đặt câu hỏi, "kinh nguyệt" thì có gì mà phải

che dấu, có gì mà phải kiêng kỵ? Đó là hiện tượng sinh lý tất yếu ở người phụ
nữ Irưởng thành. Thế nhưng xã hội nào cũng đều ngại ngùng khi nhắc đến lên
của nó. Người ta dùng những lừ 'không lôì", "không ổn" "cô ấy đang ở trong
15
chu kỳ" "trong hoa kỳ" "ngày khó nói" "ngày u uất" là những uyển ngữ để
thay thế cho lừ "kinh nguyệt", ở Việl Nam, khi dang ử trong kỳ kinh nguyệt
người la hay dùng từ "đang bị" "bẩn mình". Theo quy định của chính phủ
Trung Quốc, nữ cán bộ công nhân viên tới kỳ kinh nguyệt đều có thổ được
nghỉ mấy ngày mà không bị trừ lương nên trong tiếng Hán hiện đại xuất hiện
từ "kỳ nghỉ" để chỉ kinh kỳ của phụ nữ như "mấy hôm nay cô ấy đang trong
kỳ nghỉ" để chỉ mấy hôm nay cô ấy đang hành kinh.
Cũng vậy, có Ihai cũng là điều mà người ta ngại ngùng khi nói đến, vì
thô' cũng xuất hiện nhiều uyển ngữ để Ihay thế như "có tin mừng rồi", "thòm
chua rồi", "sắp làm mẹ rồi" Cũng như đối với các biện pháp tránh thai, người
la có cách nói uyển chuyển dỗ nghe là 'kế hoạch hoá gia đình". Ngay cả đối
với các dụng cụ tránh thai như bao cao su (condom) người ta cũng dùng những
uyển chuyển để nói tránh như "áo mưa" "ủng" Từ "lính giao"ngoài sự xuất
hiện trên sách háo y học ra nếu nói ra miệng thì thật là thô tục. Người ta đã tạo
ra biết bao nhiêu là uyển ngữ để chỉ loại sinh hoạt này như: "chung chăn gối"
"di lại", "ân ái", "ngủ" "cuộc mây mưa". "Sinh thực khí" cũng là lừ không thể
nói ra mội cách tuỳ liện nên người la bèn tạo ra rất nhiều từ để thay thế. Ngay
cả sinh Ihực khí của trẻ cm cũng dùng từ ihay thế. Ví dụ, sinh Ihực khí của trỏ
cm trai được gọi là "chim", "con lằm", "quả ớt" của trẻ cm gái thì dược gọi
là "bướm". Nếu cứ theo tên dúng mà gọi thì không tránh khỏi bất nhã.
Các biến đổi về mặt khoa học kỹ thuật, văn hoá, xã hội và giao lưu quốc
tế ở thế kỷ 20 này đã lạo ra nhiều vấn đề phức tạp và tế nhị hơn mà vai trò của
uyển ngữ tỏ ra rất quan trọng. Lình vực thứ nhất dó là lĩnh vực công việc nghề
nghiệp. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi thái độ và cách nhìn
của xã hội đối với vấn đề nghề nghiệp cũng như thất nghiệp. Một khuynh
hướng muốn làm lăng them tầm quan trọng đối với các nghề nghiệp bình

lhường trong xã hội, như một ngưòi hốt rác được gọi là "kỹ sư vệ sinh"
(sanitary cngincr) trong tiếng Anil và "công nhân vệ sinh" Irong tiếng Việt,
"bồi bàn" được gọi là "nhân viên phục vụ nhà hàng"; "gác cổng' là "nhân viên
16
hảo vệ"v.v Phần lớn công nhân ở Anh quốc đều được gọi bằng cái lên cũng
mang nghĩa công nhân (worker) nhưng nghe có vẻ "kỹ năng" hơn "đòi hỏi kỹ
thuật hơn" như "operatives". K hi m ột công nhân bị sa thải, những từ ngữ lế
nhị lịch sự thường được sử dụng thay vì các lừ "bị đuổi việc" "sa thải"
(sacking dismissal) người ta dùng những từ "hợp lý hoá cấp độ đội ngũ"
(ration alisation oí’ staff levels) v.v Trong liếng V iệt thay vì dùng từ "sa
Ihải" "buộc thôi việc" thì người ta dùng từ "giảm biên chế". Thay cho "nạn
thất nghiệp" là "tình trạng thiếu việc làm " v.v Có m ột thứ "nghề" mà trong
hất cứ xã hội nào khi nhắc tới người ta đều cảm thấy bất nhã nhưng nó vẫn tồn
tại dai dẳng cùng với xã hội loài người đó là "nghề" làm đĩ, làm điếm. Đổ
tránh gọi thẳng những người làm nghề này là "con đĩ, con điếm, gái điếm"
người việt Nam trước đây dùng lừ Hán V iệt nghe cho có sắc thái nhẹ nhàng
hơn là "k ỹ nữ", còn xã hội V iệt Nam hiện nay thì thường dùng một từ tiếng
Pháp là "cave" để chỉ những người phụ nữ làm nghề này, hoặc văn vẻ hơn mộl
chút thì gọi là "kiều".
Cũng xuất phát lừ sự phái triển giao lưu hợp tác giữa các quốc gia, các
tổ chức trên thế giới mà một lớp uyển ngữ về quan hệ quốc tế, về giao tiếp
chính trị, về chiến tranh được hình thành và được sử dụng rộng rãi. Điều
này khiến cho hoạt động giao liếp được liến hành thuận lợi, là con đường có
Ihể thu được hiệu quả rõ rệt nhất. Theo Judiths Neaman và Caroleg Silver thì
"các chính phủ có cả một kho vàng uyển ngữ" (gold mines o f euphemism). Họ
sử dụng uyển ngữ chủ yếu vì mục đích bảo vệ quốc gia m ình, hợp lý hoá
những hành động của m ình, nguỵ trang hoặc làm giảm bớt những thấl bại của
họ hay đề nghị những chính sách họ đưa ra được sự đổng tình ủng hộ của các
quốc gia hay lổ chức khác.
Sau Đại chiến thế giới thứ hai, nhất là sau thập kỷ 60 của thê kỷ 20 có

m ộl số uyển ngữ phản ánh hoàn cảnh mới của cộng đồng quốc tế. V í dụ, "các
nước phái triển " và "các nước đang phát triển". Nếu không cho cụm từ "các
nước phát triển" là uyển ngữ thì cụm lừ "các nước đang phát triển" là uyển ngữ
17
chính cống. Sau Đại chiến thế giới thứ hai, các nước thuộc địa liên tiếp giành
dược độc lập, các dân tộc và các quốc gia bấl kể lớn nhỏ đồu hình đẳng, các
nước lớn và các nước nhỏ có địa vị ngang nhau chí ít là trên giấy tờ, là ở bề
ngoài. Gọi là "các nước lạc hậu" thì có vẻ khinh thường, gọi là các nước
"không phát Iriển" thì cũng vậy. Thế nên, mới có cụm uyển ngữ là "các nước
đang phát triển" để tỏ ý rằng, các nước này dang phát triển lương lai có thể sẽ
phái triển tới trình độ rất cao mà trình độ hiện nay không làm cho ta phấn khởi
thì lam không nhắc đốn.
Uyển ngữ trong chính trị được dùng rất rộng rãi. Ví dụ, người ta ihường
dùng các từ chỉ phương vị là Đông, Tây, Nam, Bắc để tạo thành uyển ngữ. Khi
người ta nói "các nước phương Tây" là để chỉ các nước tư bản chủ nghĩa Âu
Mỹ; "các quốc gia phương Đông" là để chỉ Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu, có lúc còn để chỉ chung các nước xã hội chủ nghĩa.
Trong quan hệ ngoại giao quốc tế, người ta cũng hay dùng uyển ngữ.
Để thể hiện bầu không khí yến tiệc ngoại giao, ngầm biểu hiện mức độ quan
hệ, người la thường dùng một số uyển ngữ để miêu tả loại yến tiệc này. Trong
hộ lừ điển "Thuật ngữ quan hệ quốc tế" do Tây Đức xuất bản có tới 16 kiểu
nói. Từ "trong bầu không khí Ihân thiết" cho đến "trong bầu không khí hữu
hảo và vô cùng hiểu biết lẫn nhau" đều có thổ làm phương thức biểu thị của
uyển ngữ, người ta có thổ từ những uyển ngữ này mà đoán ra mức độ thân
thiết của hai bên.
Ngay trong khoa học cũng cần đến uyển ngữ. Ví dụ như trong ngành
tâm lý học, các nhà khoa học đã dùng uyển ngữ để đặt thuật ngữ, như "hâm,
dở hơi" thay bằng "nhiễu tâm; "đần độn" Ihay bằng "chậm khôn"; "điên
khùng, loạn óc" được Ihay bằng "loạn tâm".
1.2. Khái niệm uyển ngữ

1.2.1. Thuật ngữ "uyên ngữ"
y - U H l ỹ
18
Tất cả những điều vừa trình bày trên cho thấy kiêng kỵ chính là nguyên
nhân chủ yếu hình thành nên uyển ngữ và uyển ngữ có nguồn gốc lâu đời
trong tín ngưỡng, lập tục, tôn giáo, tâm lý của con người.
Thuật ngữ "uyển ngữ" (liếng Anh: euphenis; dược dịch từ tiếng My Lạp
Euphemismos, trong đó “cu”: "tốt", “phcmi”: "tôi nói"). Các nhà ngôn ngữ
học hiện nay đều tương đối thống nhất về định nghĩa uyển ngữ:
Uyển ìigữ là lừ hoặc ngữ được sử dụng thay thế những từ, ngữ được coi
là chưa nhã, quá trực liếp, dung tục, chướng tai gai mắt hay thô thiển trong
các lĩnh vực đời sống xã hội.
Con người khi ấy không muốn nói ra lên sự vật kiêng kỵ hay động lác
kiêng kỵ mà lại không thể không chỉ rõ tên hay động tác đó nên phải dùng
những lừ, ngữ dễ nghe mà ám chỉ những điều mà mọi người không muốn
nghe, phải dùng ẩn dụ để ám chỉ những vật mà mọi người không muốn nói
đến, dùng cách biểu đạt quanh co để gợi ra sự vật mà cả hai bên đều biết
nhưng không muốn nói thẳng ra. Tất cả những từ, những ngữ dễ nghe, dùng để
ám chỉ hay ihay thế đều là uyển ngữ.
Uyển ngữ nằm trong hệ Ihống các biện pháp tu từ, nó có mối liên hệ
chặt chẽ với nhóm hoán dụ. Có học giả còn coi uyển ngữ là một trong những
biến thể của từ đồng nghĩa. Tuy nhiên nếu làm như vậy thì phạm vi đồng
nghĩa sẽ mở rộng quá mức.
E. Benveniste (Ngôn ngữ học đại cương 1974, tr. 372) cho rằng, chỉ có
tình huống mới xác định nên uyển ngữ. Tuỳ thuộc vào việc là điển hình hay
ngẫu nhiên mà tình huống tạo ra kiểu diễn đạt uyển chuyển phù hợp với các
chuẩn mực của một ngôn ngữ nhất định. Từ đó ỏng cho rằng, tất thảy đều phụ
thuộc vào đặc điểm của khái niệm mà người ta muốn gợi lên trong ý thức
nhưng lại tránh nêu lên khái niệm đó. Nếu khái niệm này thuộc phạm vi vi
phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội thì uyển ngữ sẽ không được tồn tại lâu

dài, và sau khi mang dấu ấn của khái niệm như thế thì uyển ngữ cần được đổi
mới. Như vậy, uyển ngữ gắn bó chặt chẽ với tâm lý tình cảm của con người.
19
1.2.2. Tác dộng của các nhản tô văn hoá, xã hội đối vói việc hình
thành và sử dụng uyển ngữ
Các nhà khoa học đều thừa nhận rằng giữa ngôn ngữ và văn hoá, giữa
ngôn ngữ dân lộc và văn hoá dân tộc có mối quan hệ gắn hó chặt chẽ. Chúng
tác dộng qua lại lẫn nhau. Các phạm vi của văn hoá và ngôn ngữ gắn bỏ với
nhau, nhưng thường thường, luy quyết định sự lổn tại của nền vãn hoá bằng
ngôn ngữ nhưng chính ngổn ngữ lại cũng là một thành tố của nền văn hoá dân
tộc. Là một thành tố của nền văn hoá linh thần, ngôn ngữ giữ mộl vị trí đặc
biệt trong đó. Bởi vì, ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự
nảy sinh phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hoá. Ngôn
ngữ là một trong những thành tố dặc trưng nhất của bất cứ nền văn hoá dân tộc
nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hoá dân tộc lưu giữ lại rõ
ràng nhất. Ngôn ngữ là phương tiện tự bảo toàn của một dân tộc và đồng thời
cũng là phương tiện tách biệt dân tộc này khỏi các nền văn hoá dân tộc khác.
Trong phạm vi một cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá, ngôn ngữ lại đóng vai trò
là phương tiện licn hệ, kế thừa giữa các ihế hộ trong sự phát triển tinh thần của
họ. Sở dĩ như vạy là vì như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, kinh nghiộm lịch sử -
xã hội của một dân lộc về CƯ bản được tàng trữ và lưu truyền trong không giãn
và thời gian ở hình Ihức ngôn lừ (dưới hình Ihức ý nghĩa của lừ). Chính trong ý
nghĩa của lừ đã lưu giữ lại sự hiểu biết về thế giới khách quan ở Irình độ mà
một xã hội có thể đạt được trong giai đoạn phát triển lịch sử nhấl định. Nhờ có
sự giao tiếp nói năng và thông qua nó, con người mới có thể thu nhận được ở
dạng có sẵn kinh nghiệm xã hội dã dược tất cả các thế hệ liền bối đúc kết, tích
luỹ và hệ thống hoá. Vì thế, ngôn ngữ "là tấm gương thực sự của nền văn hoá
dân tộc" Iheo cách nói của E.M. Veresalin và V.G. Castomarop. Ngổn ngữ là
yếu tố văn hoá quan trọng hàng đẩu mang sắc thái dân tộc. Từ đó, có thể thấy
lác động của văn hoá đối với ngôn ngữ là rất to lớn. Sự đặc thù của văn hoá

được biểu hiện trong ngôn ngữ dã quy định đặc trưng văn hoá - dân tộc của
20
hành vi nói năng ử những người Ihuộc cộng đồng văn hoá - ngôn ngữ khác
nhau.
Uyển ngữ là một hiện lượng ngôn ngữ xuất hiện ử hầu khắp các ngôn
ngữ của các dân lộc trong quá trình giao tiếp xã hội nên nó cũng chịu tác dộng
của các nhân tố xã hội. Khảo sát tác động của văn hoá Việt Nam đối với sự
hình thành và sử dụng uyển ngữ có thể thấy một số đặc điểm nổi bật như sau:
Trong cách ứng xử với môi trường lự nhiên, nghề Irồng trọt buộc người
dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên ra hoa kết trái và thu hoạch. Do
sống phu thuộc vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và
mong sống hoà hợp với thiên nhiên. Với người Việt sống bằng nghề lúa nước
Ihì sự gắn bó với lự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt. Việc đồng thời phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hâu quả trong lình vực
nhận thức là lối tư duy tổng hợp và trong tín ngưỡng là tín ngưỡng da Ihần.
Chất âm lính của văn hoá nông nghiệp dẫn đến hậu quả Irong lín ngưỡng là
tình trạng các nữ thần chiếm ưu thế. Tục thờ Mẫu (đạo Mẫu) đã trở ihành một
tín ngưỡng việt Nam điển hình. Trước hết là các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước -
những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên thiết thân đối với cuộc sống
của người trồng lúa nước. Bà Trời được gọi với nhiều tên như Mẫu Cửu Trùng,
Cửu Thiên Huyền Nữ, Thiên Mụ, Thiên Yana Bà Đấl lổn lại dưới tên Mẹ
Đất (Địa Mẫu), Bà Nước tồn tại dưói tên Bà Thuỷ. Ở nhiều vùng để Iránh gọi
thẳng lên các thẩn, Bà Đất và Bà Nước còn tồn tại dưới dạng ihần khu vực như
: Bà Chúa Xứ, Bà Chúa sông, Bà Chúa lạch. Các vị thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp
cai quản những hiện lượng lự nhiên hết sức quan trọng trong đời sống của cư
dân nông nghiệp lúa nước được dùng những từ Hán Việt để gọi gợi lên sắc
thái trang Irọng huyền bí: Pháp Vân (thần Mây), Pháp Vũ (thần Mưa), Pháp
Lôi (thần Sấm), Pháp Điện (thần Chớp).
Về mặt cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc
trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống

hoà Ihuận trên cơ sở lấy lình nghía làm đầu. Chính vì tâm lý muốn sống thuận
21
hoà êm ấm với xung quanh ncn khi giao tiếp người Việt Nam rất tế nhị và có
thói quen "vòng vo tam quốc" không hao giờ mở đầu trực liếp đi thẳng vào
vấn đề như người phương Tây lừ đố nảy sinh ra cách nói uyển chuyển và uyển
ngữ. Ví dụ: do tin rằng nếu khen một đứa trẻ là bco là đẹp thì tà ma sẽ chú ý
đến mà làm hại đứa trẻ nên người ta nói như thế này "trông thằng hé dề ghét
quá". Với người lớn thì không chê là béo mà dùng uyển ngữ "phát tướng".
Do ảnh hưởng sâu sắc của tinh thần triết lý âm dương ngũ hành nên
người Việt cho rằng khi chết thì hồn đi từ cõi dưưng sang cõi âm, đó là thế
giới bên kia. Ở vùng nông nghiệp sông nước này thì "thế giới bên kia" cũng là
nơi sông nước ngăn cách chúng la bằng chín suối. Niềm tin rằng chết là về với
tổ tiên nơi chín suối, Ún rằng ở nơi chín suối nhưng ông bà tổ tiên vẫn Ihường
xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu là cơ sở hình thành tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên, ở người Việt nó rất phát triển gần như trở thành mộl thứ tôn
giáo (nhiều nơi gọi là Đạo ông bà), ngay cả những gia đình không tin Ihần
thánh cũng đặt bàn Ihờ tổ tiên trong nhà. Tín ngưỡng ihờ linh hồn người chết
cũng là một nguyên nhân hình thành tục lệ kiêng húy. Trong mỗi gia đình, gia
tộc hình thành một nhóm gia huý, tộc huý mà các thành viên trong gia đình,
gia tộc cần biết để kiêng tránh. Đặt tên con, cần nhất là không được trùng với
tên của những người bề trcn của gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Tín
ngưỡng Ihờ thần của Việt Nam không chỉ đóng khung trong trong phạm vi gia
dinh mà Irong thôn xã còn có Ihờ thần làng. Thần làng mà sau này gọi là
Thành hoàng là những vị có tên tuổi, tước vị rồ ràng, là những người có công
lập ra làng xã, những anh hùng dân tộc liên quan đến làng. Ngoài những vị
Thành hoàng dược vua thừa nhận, có nhiều làng còn thờ làm Thành hoàng cả
những người vốn là trẻ con, ăn mày, ăn trộm, người mù, người gắp phân loại
thần này bị gọi là tà thần, nhưng theo niềm tin của dân làng vì chếl vào giờ
thiêng nên đã ra oai (gây dịch bệnh, hoả hoạn ) khiến cho dân ỉàng nể sợ.
Với những vị Thành hoàng người ta cũng kiêng không bao giờ gọi Lên huý.

22
Người Việt đặc hiệt kính trọng sùng bái các bậc danh nhân liên liệt, dây là
một lẽ khiến cho họ không gọi tên huý Nguyễn Bỉnh Khiêm mà gọi ông là
Trạng Trình, không nêu tên huý Trần Quốc Tuấn mà gọi là Đức Thánh Trần.
Do ảnh hưởng của tinh thần Nho giáo, tập tục kiêng huý dã trở thành một bộ
phận của phong lục tập quán của người Việt. Nội dung kiêng huý quan trọng
là thưc hiện các định lệ kicng huý tên vua và những người Irong Hoàng tộc các
triều dại phong kiến nước ta. Hình thức kiêng huý không chỉ kicng âm mà còn
kiêng huý chữ viết trên văn bản. Khi đi thi, các thí sinh xưa phải nhâì nhất tôn
trọng lệ kiêng huý. Lúc làm bài họ không được viết các chữ tên nhà vua và các
vị tôn tộc trực hệ. Thậm chí tên các vị lổ tiên nhiều dời trước tuy có thể dùng
nhưng phải thêm bớt nét khác đi đôi chút, ở các trường thi xưa đều niêm yết
hảng liệt kc những chữ huý, người ta sẽ bị tội nhẹ hay nặng tuỳ theo mức dộ
phạm huý. Trong mọi lĩnh vực, từ biổu tấu đơn thư cho đến việc giảng dạy thi
cử, biên chép sách vở, soạn dựng văn bia, khắc in kinh sách những người có
liên quan đều phải chú ý đến các quy định của triều đình về việc kiêng huý.
Trải qua nhiều triều đại, cho đến năm cuối cùng của triều Nguyễn lệ kiêng
huý chữ viết vẫn được thi hành ở mức độ phổ biến. Theo thống kê của các nhà
nghiên cứu có lới 365 chữ huý của các triều đại phong kiến Việt Nam phải
kiêng, và như đã trình bày ở phần trên, kiêng huý là một lý do quan trọng hình
thành nên uyển ngữ. Ví dụ, đối với cái chết, do ảnh hưởng của Phật giáo "sống
gửi, Ihác về" ncn người Việt có những uyển ngữ đổ chỉ cái chết như một sự trở
về. Ví dụ: "chầu Phật" "lên cõi Niết bàn" "đi Tây Trúc" Trong khi đó những
người theo Thicn chúa giáo lại có những uyển ngữ chỉ cái chết mang đầy màu
sắc của loại tín ngưỡng này như "chầu Chúa" "lên thiên đàng" "về nơi nước
Chúa" V .V
Có thổ nói, hàng loạt các nhân tố văn hoá xã hội (những quy định về
kiêng ky, đạo đức, phong tục, lập quán, thói quen ) của mỗi dồn tộc đều ảnh
hưởng sâu sắc tới ngôn ngữ nói chung và uyển ngữ nói riêng. Vì vạy ở mỗi
vùng khác nhau, mỗi dân tộc khác nhau sẽ lạo ra những hình lượng ngôn ngữ

×