Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.75 KB, 105 trang )


1
ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I
TRƯƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C XA
̃

̣
I VA
̀
NHÂN VĂN









V PHƯƠNG THO




QUAN HÊ
̣
GIA ĐI
̀
NH
TRONG CA
́
I NHI
̀
N SO SA
́
NH GIƯ
̃
A
CA DAO NAM BÔ
̣
VA
̀
CA DAO BĂ
́

C BÔ
̣







LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SI
̃

Chuyên nga
̀
nh: Văn ho
̣
c dân gian


HÀ NỘI - 2013

2
ĐA
̣
I HO
̣

C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I
TRƯƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C XA
̃

̣
I VA
̀
NHÂN VĂN









V PHƯƠNG THO




QUAN HÊ
̣
GIA ĐI
̀
NH
TRONG CA
́
I NHI
̀
N SO SA
́
NH GIƯ
̃
A
CA DAO NAM BÔ
̣
VA
̀
CA DAO BĂ
́
C BÔ
̣








LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SI
̃

Chuyên nga
̀
nh: Văn ho
̣
c dân gian
Mã số: 60 22 36



HÀ NỘI - 2013

6
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 7
1.1. Giới thuyết các khái niệm 7
1.1.1. Gia đình và gia đình Việt Nam truyền thống 7
1.1.2. Ca dao và dân ca 10
1.1.3. Vùng văn hóa 13

1.2. Vùng văn hóa Bắc Bộ 13
1.2.1. Ranh giới địa lý, hành chính 13
1.2.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội 14
1.2.3. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật 16
1.2.4. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội 17
1.3. Vùng văn hóa Nam Bộ 20
1.3.1. Ranh giới địa lý, hành chính 20
1.3.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội 21
1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội 23
1.3.4. Đặc điểm văn học, nghệ thuật 24
Chương 2: SO SÁNH NỘI DUNG CÁC BÀI CA DAO QUAN HỆ GIA
ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 27
2.1. Trình bày sự giống và khác nhau 27
2.1.1. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái 28
2.1.2. Mối quan hệ vợ chồng 41
2.1.3. Mối quan hệ anh em 54
2.2. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau 58
2.2.1. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội 58
2.2.2. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa 60
2.2.3. Do đặc trưng thể loại 61

7
Chương 3: SO SÁNH NGHỆ THUẬT CA DAO VỀ QUAN HỆ GIA
ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 63
3.1. Trình bày sự giống và khác nhau 63
3.1.1. Về thể thơ 63
3.1.2. Về ngữ nghĩa ( văn bản tạo hình và biểu hiện) 67
3.1.3. Cách dùng phương ngữ 69
3.1.4. Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán 74
3.1.5. Sử dụng lối so sánh 81

3.1.6. Sử dụng lối diễn đạt thậm xưng, ngoa dụ 83
3.1.7. Cách dùng biểu tượng, hình ảnh 84
3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau 88
3.2.1. Do điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa 88
3.1.2. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa 90
3.1.3. Do đặc trưng thể loại 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. GS. : Giáo sư
2. KTCD: Kho tàng ca dao người Việt
3. H : Hà Nội
4. LBBT : Lục bát biến thể
5. Nxb : Nhà xuất bản
6. PGS. : Phó giáo sư
7. TS. : Tiến sĩ
8. tr. : Trang
9. VHGD : văn học dân gian


















8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

2.1. Bảng thống kê các mối quan hệ gia đình trong cuốn Kho tàng ca dao
người Việt [24] 27
2.2. Bảng phân loại ca dao theo chủ đề qua khảo sát cuốn Kho tàng ca dao
người Việt[24] 28
3.1.Bảng sơ đồ vị trí tiếng bắt vần của thể thơ lục bát 63




1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là hình thức văn hóa dân gian phổ biến trong đời sống tinh thần
của người Việt. Có thể nói rằng thấu hiểu ca dao là thấu hiểu tâm hồn người
Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, ca dao đã thay tiếng tâm tình, thay
tiếng than, thay lời vui sướng, thay lời đồng cảm để bày tỏ những xúc cảm,
nghĩ suy, tâm tư của nhân dân. Chính vì thế, ta có thể thấy người Việt đã
phản ánh trong ca dao tất cả những vấn đề của đời sống thường nhật cũng

như tất cả các sắc thái của đời sống tinh thần của mình. Cuộc sống của
người Việt là cuộc sống gắn bó với làng xóm, gia đình trong một mối quan
hệ thân tộc bền chặt và thủy chung do vậy bộ phận những bài ca dao về
quan hệ gia đình đã chiếm một số lượng lớn và đóng vai trò khá quan trọng
trong gương mặt ca dao Việt Nam.
Ca dao là một phần của văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian cũng bị
quy định bởi sự khác biệt vùng miền địa lý. Người Việt ở khắp nơi trên đất
nước đều cất giữ những câu ca riêng về quan hệ gia đình nên những câu ca
dao này vô cùng phong phú và mang sắc thái vùng miền rõ nét. Ở đây người
viết xin được xét tới dấu ấn vùng miền đó ở hai vùng đất rộng lớn ở hai đầu
đất nước là Nam Bộ và Bắc Bộ.
Nam Bộ và Bắc Bộ ngoài việc là hai vùng đất quan trọng góp phần tạo
nên lãnh thổ Việt Nam còn là hai vùng văn hóa với những màu sắc riêng biệt
do vậy giữa hai miền đất này, ca dao về quan hệ gia đình ngoài những điểm
tương đồng còn có các nét khác biệt. Tương đồng là do bản chất chung của
quá trình sáng tạo folklore của nhân dân, do nền tảng tình cảm và các giá trị
đạo đức chung của dân tộc, do sự giao lưu tiếp biến văn hóa. Khác biệt là do
sự quy định của bản sắc văn hóa riêng của từng miền, do điều kiện địa lý, lịch

2
sử tự nhiên. Thông qua việc so sánh quan hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và
ca dao Bắc Bộ, luận văn muốn chỉ ra màu sắc đặc trưng của ca dao hai miền,
cho thấy cái nhìn cụ thể về cách ứng xử của người Việt với các thành viên
trong gia đình. Qua đó, luận văn mong muốn góp phần vào việc nhận thức
tính thống nhất trong sự đa dạng của ca dao cũng như của văn hóa Việt Nam
truyền thống.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ gia đình trong ca dao là vấn đề đã nhận được nhiều sự quan
tâm, nghiên cứu thông qua nhiều công trình sưu tầm, biên soạn với nhiều
thành tựu đáng được ghi nhận. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới cuốn Tục

ngữ, ca dao về quan hệ gia đình [29] của tác giả Phạm Việt Long. Đây là một
công trình nghiên cứu chuyên biệt với đối tượng là tục ngữ, ca dao về quan hệ
gia đình. Tác giả đã có những khảo sát, thống kê khách quan, thận trọng dựa
trên khối lượng tư liệu đồ sộ, phong phú và đa dạng. Đối với những chủ đề
khác nhau của quan hệ gia đình, tác giả lại có sự thống kê cụ thể và chi tiết.
Thậm chí trong cùng một chủ đề ví dụ như mối quan hệ vợ chồng, tác giả
cũng có sự thống kê riêng đối với những bài nói về vợ chồng cùng lao động,
vợ đợi chồng đi chinh chiến, lời than của người vợ .v.v. Tác giả cũng đồng
thời có những lí giải rất cặn kẽ về sự phân chia chủ đề đó dựa trên sự tìm hiểu
về nền tảng văn hóa và điều kiện lịch sử của xã hội Việt Nam. Công trình của
tác giả Phạm Việt Long đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về quan hệ gia
đình trong ca dao và đã tập hợp được nguồn tư liệu quý báu về các bài ca dao
có chủ đề trên để người đọc có thể dễ dàng tham khảo.
Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình [29] được xây dựng dựa trên việc
khảo sát một công trình dày dặn và chuyên biệt khác về ca dao là cuốn Kho
tàng ca dao người Việt [24] do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng
chủ biên (tái bản năm 2001). Cuốn sách này đã tổng kết khối lượng tư liệu về

3
dân ca, ca dao của 40 cuốn sách (gồm 49 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỉ
XVIII đến năm 1975. Những bài ca dao về quan hệ gia đình trong công trình
này đã được Phạm Việt Long thống kê là có 1.179 đơn vị trên tổng số 11.825
đơn vị của toàn cuốn sách.
Trên đây là một số các công trình có lịch sử vấn đề nghiên cứu liên
quan đến đề tài của luận văn ở phương diện quan hệ gia đình trong ca dao.
Nhưng sự phân chia các câu ca dao về quan hệ gia đình trong ca dao hai miền
Nam Bắc thì chưa có công trình cụ thể nào đề cập tới một cách chi tiết. Chúng
ta chỉ có thể dựa trên tư liệu là những tập ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ đã được
biên soạn. Tuy nhiên, với ca dao Bắc Bộ, chúng ta cũng chưa thực sự có công
trình nào sưu tập, biên soạn đầy đủ, có hệ thống mà chủ yếu là những tập ca

dao riêng lẻ của từng địa phương như Văn học dân gian Thái Bình [11], Ca
dao tục ngữ Nam Hà [10], Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [12]… Còn về ca dao
Nam Bộ thì cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ [16] của tác giả Bảo Định Giang,
Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị là một công trình tiêu biểu,
có thể coi là nguồn tư liệu dồi dào về ca dao, dân ca Nam Bộ. Các công trình
trên được biên soạn, sắp xếp theo chủ đề và chủ đề về quan hệ gia đình đã cho
thấy số lượng đáng kể cũng như vị trí của nó trong diện mạo ca dao của cả hai
miền. Đặc biệt, với cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ [16] ngoài việc chỉ ra được
những đặc điểm vùng miền đặc sắc cũng như tính cách Nam Bộ trong các bài
ca dao, các tác giả khi đi tìm đặc trưng của ca dao Nam Bộ đã đều có sự so
sánh, sự đối chiếu ca dao Nam Bộ với ca dao của những vùng miền khác trên
đất nước. Sự so sánh này đã phần nào mở ra được hướng tiếp cận ca dao về
quan hệ gia đình của hai miền Nam Bắc trên phương diện sắc thái địa
phương. “Khác với ca dao, dân ca các miền khác, ca dao, dân ca Nam Bộ thể
hiện niềm thương, nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên
hơn.” [16, tr44]

4
Việc so sánh để tìm hiểu sắc thái riêng của ca dao các vùng miền khác
nhau đã được sử dụng trong khá nhiều công trình nghiên cứu ví dụ như luận
án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ba miền Bắc,
Trung, Nam [28] của Trần Thị Kim Liên hay bài nghiên cứu của Nguyên
Phương Châm là Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc
trên tạp chí Văn hóa dân gian năm 1997 [6]. Các công trình nghiên cứu trên
đều có được những tổng kết chung về tính cách của các vùng miền thể hiện
trong ca dao, đặc biệt là về phương diện hình thức thể hiện tâm tư tình cảm.
Theo đó, hai tác giả đều cho rằng tình cảm trong ca dao Bắc Bộ thường được
thể hiện bóng gió, sử dụng hình ảnh xa xôi, mượt mà, êm dịu, tế nhị. Trong
khi tình cảm trong ca dao xứ Nghệ thì được thể hiện quyết liệt, bộc trực,
thẳng thắn còn tình cảm trong ca dao Nam Bộ thì lúc dễ thương, dịu dàng khi

lại mạnh mẽ và tếu táo. Luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca
dao người Việt ở ba miền Nam, Trung, Bắc [28] của Trần Thị Kim Liên là một
công trình khá đầy đủ so sánh ca dao ba miền trên phương diện nội dung và nghệ
thuật. Chủ đề tình cảm gia đình cùng với chủ đề yêu nước và tình yêu đôi lứa là
một trong ba chủ đề chính được xem xét, đối chiếu kĩ lưỡng và tỉ mỉ nhất.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích
Nam Bộ và Bắc Bộ là hai vùng văn hóa lớn của Việt Nam. Ca dao của
hai vùng đất này vừa mang những đặc điểm chung của ca dao người Việt, vừa
mang những đặc điểm văn hóa vùng miền riêng của mình. Việc so sánh quan
hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ ở đây không thể chỉ ra sự
hơn kém mà nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt. Chúng tôi sẽ thống kê,
phân tích và so sánh để tìm ra sự tương đồng, khác biệt của ca dao về quan hệ
gia đình giữa hai miền Nam, Bắc qua những mối quan hệ gia đình chính. Qua
đó chỉ ra tính cách riêng biệt, độc đáo của người dân hai miền cũng như
những sắc thái văn hóa đặc sắc của hai vùng đất Nam Bộ và Bắc Bộ.

5
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan hệ gia đình với ba mối quan hệ chính là
quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái và quan hệ anh em trong ca dao
về quan hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ.
Với đề tài Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam
Bộ và ca dao Bắc Bộ, phạm vi nghiên cứu rất rộng với đối tượng là ba mối
quan hệ gia đình chính của người Việt ở Nam Bộ và Bắc Bộ. Tương ứng với
ba mối quan hệ này là những đặc điểm nội dung và hình thức thể hiện giống
và khác nhau với những sắc thái rất đa dạng của ca dao hai miền. Do vậy,
trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi xin được so sánh dựa trên một số
nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu của những bài ca dao cổ truyền về quan
hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ.

Phạm vi tư liệu khảo sát trong luận văn chủ yếu:
 Cuốn Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính và Phan
Đăng Nhật đồng chủ biên [24])
 Cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ (Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát,
Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn [16])
 Cuốn Tục ngữ và ca dao về quan hệ gia đình ( Phạm Việt Long [29])
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích,
chứng minh, so sánh đồng thời có sự tiếp cận với những kiến thức về địa lý,
lịch sử, văn hóa cũng như tiếp thu những thành tựu từ các công trình của các
nhà nghiên cứu đi trước.
5. Bố cục luận văn
Mở đầu
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung

6
Chương 2: So sánh nội dung các bài ca dao về quan hệ gia đình trong
ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ.
Chương 3: So sánh nghệ thuật các bài ca dao về quan hệ gia đình trong
ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ.
Kết luận
Tài liệu tham khảo





















7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

1.1. Giới thuyết các khái niệm
1.1.1. Gia đình và gia đình Việt Nam truyền thống
Khái niệm gia đình: Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của
con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và
phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi
dưỡng và giáo dục giữa các thành viên.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản
nhất của xã hội. Gia đình hình thành từ sớm và đã trải qua một quá trình phát
triển lâu dài đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng nhân cách con
người, phát triển kinh tế, xã hội, phản ánh sự vận động của cộng đồng và quốc
gia trong tiến trình lịch sử.
Gia đình Việt Nam theo truyền thống có lẽ nên được hiểu theo nghĩa
rộng chứ không phải là một gia đình gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái. Theo
cách hiểu của học giả Đào Duy Anh thì gia đình của người Việt chỉ những

người thân thuộc trong một nhà. Gia đình Việt Nam truyền thống là gia đình
của ông bà, cha mẹ, con cái, của anh chị em và thậm chí còn được mở rộng ra
với những người trong cùng họ tộc. Những người có quan hệ huyết thống
trong xã hội xưa cũng thường có khuynh hướng tụ tập sống chung với nhau
trong cùng một khu vực để nương tựa và chia sẻ với nhau. Có lẽ vì vậy, mối
quan hệ anh em thân tộc cũng quan trọng không kém bất kì mối quan hệ gia
đình nào khác. Tục ngữ Việt Nam có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
cũng là để phản ánh sự tôn trọng, sự đề cao mối quan hệ gia đình mang nghĩa
“rộng”, mang tính huyết thống này. Tác giả Toan Ánh trong cuốn Tìm hiểu
phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình đã giới thiệu tóm tắt về thành phần

8
gia đình Việt Nam như sau “Qua các thành phần trên cho thấy rằng gia đình
Việt Nam bao quát rất rộng và mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua
mọi thế hệ không kể bởi nội, ngoại, nhiều khi là cả hai bên nội ngoại”
Người Việt luôn luôn nhìn nhận gia đình với một giá trị rất cao trong
đời sống tinh thần của mình do vậy tất cả mọi vấn đề của người Việt đều liên
quan tới gia đình kể cả là danh dự của một cá nhân thành viên trong gia đình
đó. Bởi lẽ hành vi và danh dự của cá nhân đó cũng được coi là mang lại sự
vinh dự hay mối nhục cho gia đình. Các cá nhân trong gia đình luôn hi sinh để
bảo vệ và xây đắp cho gia đình mình. Có thể vì thế mà người Việt luôn trung
thành với gia đình mình, gắn bó với gia đình mình, lo lắng cho hạnh phúc của
gia đình hơn là hạnh phúc của cá nhân. Từ đó hình thành nên trong mối quan
hệ gia đình những quy định đạo đức, bổn phận và tình cảm mà các thành viên
luôn tâm niệm như lòng hiếu nghĩa, sự thủy chung, sự sẻ chia… Có thể nói
với người Việt gia đình hầu như là tất cả vì đó là trung tâm đời sống của cá
nhân, là nơi cá nhân nương tựa để phát triển.
Xã hội Việt nam cổ truyền được chia thành 4 thành phần chính là sĩ,
nông, công thương nhưng tiêu biểu nhất là hai thành phần nông và sĩ. Do vậy,
trong xã hội cũng tồn tại hai loại gia đình chính là gia đình nhà Nho và gia

đình nông dân hay gia đình quan hộ và dân hộ. Trong khi gia đình nông dân là
kiểu gia đình sản xuất tự túc, đóng góp cho xã hội bằng thành quả lao động thì
gia đình nhà Nho là kiểu gia đình hướng các thành viên theo đuổi con đường
khoa cử, đóng góp cho xã hội bằng cách xây dựng nền nếp trong nhà cũng
như trong xã hội. Sự phân chia này dựa trên một đặc điểm tiêu biểu của văn
hóa gia đình Việt Nam cổ truyền là việc chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho
giáo. Sự ảnh hưởng này kéo dài và liên tục trong lịch sử cho tới tận khi Việt
Nam trở thành thuộc địa của Pháp và bắt đầu quá trình Âu hóa. Song như
PGS. Trần Đình Hượu đã đề cập tới trong Gia đình truyền thống Việt Nam với

9
ảnh hưởng Nho giáo thì khi tìm hiểu ảnh hưởng của Nho giáo với gia đình
truyền thống Việt Nam “không nên chỉ căn cứ vào lý thuyết Nho giáo mà
nên nhìn gia đình trong thể chế chính trị- kinh tế- xã hội tổ chức và quản lý
theo Nho giáo, bị điều kiện hóa trong thể chế đó mà vận động, phát triển”.
Ảnh hưởng đó cũng khác đi tùy thời kỳ, tùy từng vùng và từng loại gia
đình khác nhau.
Đi sâu vào tính chất của gia đình Việt cổ truyền có thể thấy một đặc
điểm tiêu biểu nữa là tính chất phụ quyền của gia tộc Việt. Tính chất phụ
quyền này nhấn mạnh quyền uy tối cao của người cha với con cái, của người
chồng đối với người vợ, của người con trai với toàn gia đình đặc biệt là người
con trai trưởng. Người đàn ông có vai trò quan trọng và là người duy nhất có
quyền quyết định trong gia đình cũng như đại diện cho gia đình trong mối
quan hệ với cộng đồng, làng xã. Trong nhiều năm, dưới nền giáo dục Nho
giáo, tính chất phụ quyền này càng được đề cao và tô đậm. Song nói như vậy
không có nghĩa là với ảnh hưởng của Nho giáo, mẫu hình gia đình Việt Nam
truyền thống là mẫu hình “sao chép” của gia đình Trung Quốc. Bên cạnh một
số tư tưởng Nho giáo như “xuất giá tòng phu”, “tam tòng tứ đức”… đã trở
thành những quy chuẩn đạo đức mà các thành viên trong gia đình phải tuân
thủ chặt chẽ đặc biệt là với các gia đình truyền thống ở Bắc Bộ thì với điều

kiện kinh tế và xã hội khác biệt, gia đình Việt Nam truyền thống đã phát triển
những đặc điểm của riêng mình, phân biệt hoàn toàn với gia đình truyền
thống của Trung Quốc. Gia đình truyền thống Việt Nam thường có quy mô
nhỏ hơn, không coi trọng vấn đề đại tộc như một yếu tố so sánh, phân biệt
đẳng cấp với các gia đình khác, gìn giữ cách xưng hô thân mật, nhấn mạnh
tính cộng đồng hơn là nhấn mạnh tuyệt đối họ tộc như gia đình Trung Quốc.
Những đặc điểm trên là những đặc điểm chung của gia đình Việt Nam
cổ truyền mà giá trị của nó rất nhiều các thế hệ người Việt đã cùng nhau gìn

10
giữ. Với hai vùng văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ thì những đặc điểm này đã có
những thay đổi để phù hợp với tính cách của người dân cũng như phù hợp
với điều kiện lịch sử, địa lý riêng của hai vùng đất. Thông qua việc tìm
hiểu về tổ chức và tính chất gia đình Việt Nam truyền thống, chúng ta có
thể có sự đối chiếu, so sánh với các hình mẫu gia đình mà ca dao Nam Bộ
và Bắc Bộ phản ánh.
1.1.2. Ca dao và dân ca
Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu
(phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu
truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình
cảm. Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca. Vào giai đoạn muộn
về sau, ca dao cũng được sáng tác độc lập.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong sách Thi pháp ca dao [26] thì
sinh hoạt ca hát của người Việt có từ rất sớm. Người Việt xưa chưa có
những tên gọi có tính chất khái quát cao mà thường dùng những từ chỉ
những hiện tượng ca hát cụ thể như ví, hò, hát, hát trống quân, hát xoan,
hát ghẹo, hát phường vải, hát ru, hò giã gạo, hò mái đẩy, lí tương tư, lí
ngựa ô, lí chim quyên…
Cách gọi “phong dao”, “ca dao” đã được biết đến từ đầu thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX trong các sách quốc ngữ được xuất bản đầu thế kỷ XX. Tên

gọi “phong dao” xuất hiện lần đầu tiên bằng chữ quốc ngữ năm 1928 trong
cuốn Tục ngữ phong dao do Nguyễn Văn Ngọc biên soạn, Nxb Vĩnh Hưng
Long. Từ “ca dao” xuất hiện lần đầu bằng chữ quốc ngữ năm 1931 với bài Ca
dao cổ trên tạp chí Nam phong số 167. “Ca dao” và “phong dao” được cho là
có cùng một phạm vi phản ánh. Sở dĩ “ca dao” được gọi là “phong dao” là do
có một số bài “ca dao” đã phản ánh phong tục của địa phương, của thời đại.
Lâu dần tên gọi “phong dao” phai nhạt dần nhường chỗ cho từ “ca dao”. Cho

11
đến những năm 50 của thế kỷ XX thì từ “phong dao” hầu như không còn
được sử dụng nữa, “ca dao” trở thành từ duy nhất chỉ một thứ thơ dân gian.
So với “ca dao”, thuật ngữ “dân ca” xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn.
Mãi cho đến năm 1956, qua cuốn sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ
Ngọc Phan, từ “dân ca” mới trở nên quen thuộc. Nói đến “dân ca” là nói đến
cả làn điệu và những thể thức biểu hiện nhất định. Các nhà nghiên cứu văn
học dân gian hiện nay cho rằng “dân ca” bao gồm phần lời (câu hoặc bài),
phần giai điệu ( giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi
trường, khung cảnh ca hát.
“Ca dao” và “dân ca” có một mối quan hệ đặc biệt. Theo các soạn giả
của bộ sách Kho tàng ca dao người Việt [24] thì thuật ngữ ca dao được hiểu
theo ba nghĩa khác nhau và đều có mối liên hệ chặt chẽ với “dân ca”
1. Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành
phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu, trong trường hợp này ca
dao đồng nghĩa với dân ca.
2. Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca
(không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi)
3. Không phải tất cả những câu hát của một loại dân ca nào đó tước bỏ
tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì sẽ đều là ca dao. Ca dao là những
sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ
mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách và ca dao đã trở

thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian.
Theo cách hiểu thứ ba, là một thể thơ dân gian, ca dao cổ truyền có thể
được thưởng thức như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt). Khuynh
hướng này được khởi xướng và phát triển bởi các nhà Nho. Từ thế kỷ XV trở
đi, số Nho sĩ ngày càng nhiều. Trong các cuộc thi hương có tới hàng vạn Nho
sĩ dự thi. Do vậy số Nho sĩ không hiển đạt cũng ngày càng nhiều thêm. Một

12
số người cáo quan lui về ở ẩn. Chính lớp Nho sĩ không đỗ đạt và ở ẩn này đã
sưu tầm thơ dân gian và thưởng thức ca dao như thưởng thức thơ ca bác học.
Thuật ngữ “ca dao” theo cách hiểu thứ nhất và thứ hai có thể tìm thấy
trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi chủ biên. Cách hiểu thứ ba ở trên cũng được sự đồng tình của nhiều học
giả khác, như Vũ Ngọc Phan: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm
được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca. Dân ca
là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều hơn là về mặt
hình thức. Hầu hết các loại dân ca đều được xây dựng dựa trên cơ sở những
câu ca dao, tục ngữ có sẵn. Tùy theo từng loại dân ca mà người ta thêm vào
những tiếng đệm, lót như tình bằng, tang tình, ấy mấy, v.v… Tiếng đệm nghĩa
như ấy ai, em nhớ, v.v… những tiếng đưa hơi như ì ì, i ới a, hì hi v.v… Chính
đặc điểm của những tiếng đệm ấy tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng
loại dân ca”
Trong luận văn này, chúng tôi hiểu ca dao theo nghĩa thứ hai và thứ ba.
Chúng tôi cũng đồng ý với quan niệm rằng ca dao cổ truyền là những lời ca
dao được lưu hành từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ca dao hiện đại
là những sáng tác thơ ca dân gian được lưu hành từ sau Cách mạng tháng Tám
đến nay.
Giống như tất cả các thể loại văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng
trung tâm là con người, khám phá và phát hiện ra những vẻ đẹp của con người
thể hiện trong cuộc sống. Với đời sống tinh thần của người bình dân có thể

nói tình và nghĩa luôn luôn là hai điều cốt lõi, được đề cao. Tình và nghĩa đó
được thể hiện ở mọi phương diện của cuộc sống, thể hiện trong cuộc sống lao
động, sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm.


13
1.1.3. Vùng văn hóa
Vùng văn hóa là khái niệm đặc trưng cho bản sắc riêng của từng vùng
dưới sự thống nhất do cùng nguồn cội tạo ra bản sắc chung. Nó làm nên tính
đa dạng cho bức tranh văn hóa dân tộc. Vùng văn hóa do đó chỉ sự khác nhau
của đặc trưng văn hóa tộc người theo không gian địa lý trên một lãnh thổ.
Những nhóm tộc người khác nhau ở những chỗ khác nhau tạo nên sự phân
hóa vùng văn hóa.
Từ ngàn xưa, việc phân biệt văn hóa vùng miền đã được tồn tại trong ý
thức của ông cha ta và ngày càng được chú trọng trong giới nghiên cứu ngày
nay. Tuy nhiên hiện còn nhiều ý kiến không đồng nhất theo từng khuynh
hướng, từng tác giả.
Trong số này, quan điểm phân chia vùng văn hóa của nhà nghiên cứu
Trần Quốc Vượng có nhiều cơ sở hợp lí. Theo đó, về tổng quát lãnh thổ Việt
Nam được chia thành 6 vùng văn hóa bao gồm: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng
văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa Trung Bộ,
vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên và vùng văn hóa Nam Bộ.
1.2. Vùng văn hóa Bắc Bộ
1.2.1. Ranh giới địa lý, hành chính
Theo khu vực địa lý- hành chính thì Bắc Kỳ đã có từ thời Nguyễn.
Cuộc cải cách hành chính năm 1831-1832 dưới triều Minh Mệnh đã bãi bỏ
Bắc Thành và Gia Định Thành, đổi trấn thành tỉnh, chia cả nước thành 31 đơn
vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương trong đó Hà Nội, Nam Định,
Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương thuộc Bắc Kỳ. Đến thời Pháp thuộc Bắc Kỳ
có địa giới tính từ phía nam tỉnh Ninh Bình trở tới biên giới Việt Trung. Cho

tới năm 1946, trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cách
gọi Bắc Bộ mới chính thức xuất hiện lần đầu tiên. Ở Bắc Bộ, ngoài thành phố
Hà Nội và Hải Phòng còn có 27 tỉnh khác ví dụ như: Bắc Giang, Bắc Cạn,

14
Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương… Tới năm
1959 thì sự phân chia này lại có sự thay đổi và cấp bộ không còn nữa.
Cho tới hiện nay thì vùng lãnh thổ gần với ranh giới Bắc Bộ được gọi là
vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định,
Thái Bình, Ninh Bình.
Bắc Bộ là vùng đất cổ, là vùng văn hóa, là cái nôi hình thành dân tộc
Việt. Vùng văn hóa Bắc Bộ là một hình tam giác bao gồm vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (Kinh) sống
quần tụ thành làng xã. Đây là vùng đất đai trù phú bởi vậy nó từng là cái nôi
văn hóa Đông Sơn thời thượng cổ, văn hóa Đại Việt thời trung cổ… với
những thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Nó cũng là cội nguồn của văn hóa
Việt ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này.
Văn hóa châu thổ Bắc Bộ vừa có những nét đặc trưng của văn hóa Việt
lại vừa mang những nét riêng đặc sắc về văn hóa của vùng. Ngoài ra văn hóa
Bắc Bộ còn là sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, phát triển dựa trên
sự kế thừa và sự phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa văn hóa khu vực và nhân loại. PGS.TS Ngô Đức Thịnh đã từng nhận xét:
“Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng
Bắc Bộ là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.”
1.2.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực các con sông: sông
Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Khi nói tới vùng văn hóa Bắc Bộ là nói tới
vùng văn hóa thuộc địa phận các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng
Yên, Hải Dương, Thái Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, phần

đồng bằng của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

15
Về vị trí địa lý, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao
lưu quốc tế theo hai trục: Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí này khiến cho nó
trở thành mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả các thế lực muốn bành trướng
vào lãnh thổ Đông Nam Á nhưng nó cũng tạo điều kiện cho vùng có thuận lợi
về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đất đai trong vùng tương đối màu mỡ, thích hợp cho nền công nghiệp
lúa nước phát triển với nguồn cung cấp nước chính là hệ thống sông Hồng,
sông Thái Bình và sông Mã. Tuy nhiên chế độ nước phân hóa theo mùa: mùa
lũ dòng chảy lớn, nước đục, mùa cạn dòng chảy nhỏ, nước trong. Chính yếu
tố nước này đã tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý
ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền
văn minh lúa nước.
Dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi và các thành tựu kinh tế đạt
được, những cư dân vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã phát huy
sức lao động và óc sáng tạo của mình để đẩy nhanh sự phát triển của xã hội,
đạt đến thời đại văn mình vào khoảng thế khỉ VI-VII trước công nguyên. Tồn
tại trong khoảng hơn 5 thế kỷ, nền văn minh đó được mệnh danh là văn minh
Văn Lang- Âu Lạc, tương ứng với hai quốc gia tiếp nối tồn tại trên đất Bắc
Việt Nam đương thời.
Cư dân nguyên thủy sống trên các vùng đồng bằng Bắc Việt Nam
đương thời đều thuộc các chủng tộc Nam Á (Việt - Mường, Môn - Khơme,
Hán – Thái). Với thời gian, các nhóm tộc người đó ít nhiều hòa lẫn vào nhau,
có tiếng nói gần gũi. Những di chỉ được phát hiện chứng tỏ rằng các nhóm
người đó đã sống gần gũi với nhau, cùng lấy nghề trồng lúa nước làm kinh tế
chủ yếu và có những phong tục, tập quán giống nhau.
Do yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng lên cùng

với sự gia tăng dân số, do tính phức tạp của một số ngành nghề, trong xã hội

16
thời đó đã nảy sinh sự phân công lao động. Nghề luyện kim, đúc đồng ngày
càng phát triển. Các nghề thủ công khác như nghề gốm sứ, nghề dệt vải, nghề
làm giấy, nghề mộc, nghề nhuộm… cũng xuất hiện.
Nông nghiệp lúa nước trên châu thổ các con sông lớn đã trở thành
ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở cho sự định cư lâu dài vừa tạo ra lương
thực cần thiết hàng ngày cho người dân. Tất nhiên để có được những vụ mùa
vững chắc, con người phải thích nghi với sông nước và từng bước xây dựng
mối quan hệ với làng. Cũng từ đây nảy sinh những sinh hoạt văn hóa phản
ánh mối quan hệ giữa cộng đồng với tự nhiên, giữa người với người ở các
cộng đồng nông nghiệp. Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ là làng cổ
truyền nhất tiêu biểu nhất cho thiết chế làng xã ở nước ta. Làng xã cổ truyền ở
đồng bằng Bắc Bộ là môi trường văn hóa, là hình ảnh cụ thể của văn hóa cổ
truyền dân tộc. Làng tồn tại trên nền tảng của các hương ước, khoán ước quy
định chặt chẽ đời sống tinh thần và văn hóa của các gia đình. Một trong
những truyền thống của xã hội Việt Nam cổ truyền chính là tính cộng đồng
được sản sinh và lưu giữ bền vững trong môi trường làng xã.
Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả, trồng
dâu chăn tằm, nuôi gia súc, gia cầm … cũng ngày càng phát triển. Đời sống
của người dân được đảm bảo vui tươi, ổn định hơn.
1.2.3. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật
Vùng châu thổ Bắc Bộ có một kho báu vô giá truyền từ đời nọ sang đời
kia. Đó là một kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đa dạng và phong phú: là
nguồn ca dao, ngạn ngữ, huyền thoại, truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại,
là các lễ hội truyền thống lâu đời đặc sắc, là cái nôi của ca nhạc dân gian, trò
diễn, Có thể nói Bắc Bộ là mảnh đất màu mỡ cho văn hoá nghệ thuật của
dân tộc Việt ươm chồi, nảy lộc.


17
Trên đất nước Việt Nam, đất nước của ca dao, thần thoại, văn học dân
gian Bắc Bộ là một trong những viên ngọc quý giá nhất, mang nhiều nét đặc
trưng, đúng như GS. Trần Quốc Vượng đã nhận xét: “Kho tàng văn học dân
gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm”. Ca
dao, dân ca xứ Bắc không những ngọt ngào, đằm thắm mà còn thấm thía ân
tình. Xứ Bắc có một kho tàng đồ sộ những tích truyện, truyện cổ dân gian,
truyền thuyết, truyện cười với những hình ảnh ông Bụt, cô Tấm, những
chàng Sơn tinh, Thuỷ Tinh đã đi vào tâm khảm người Việt hàng thế kỷ qua.
Đặc biệt, Bắc Bộ có truyện thần thoại - thể loại văn học dân gian mà không
vùng miền khác nào có được. Khác với các vùng khác, truyện Trạng của vùng
thường thiên về nói chữ, chơi chữ, thể hiện trí tuệ vượt bậc của người xưa.
Ở đây, các thể loại thuộc nghệ thuật sân khấu dân gian cũng khá đa
dạng và mang sắc thái vùng đậm nét, bao gồm hát chèo, hát chầu văn, hát
quan họ, múa rối,
Về ngôn ngữ thì sự hiện diện của chế độ giáo dục lâu đời và đội ngũ trí
thức đông đảo là các nhà Nho ở vùng đồng bằng Bắc Bộ khiến cho ngôn ngữ
văn học được sử dụng nhiều, thúc đẩy cho quá trình hình thành chữ viết. Các
câu ca dao của Bắc Bộ cũng vì thế mà ngôn từ nhìn chung đều có vẻ tinh tế,
được chọn lựa cẩn thận chứ không chỉ là lời ăn tiếng nói hàng ngày.
1.2.4. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội
Nhìn vào đời sống văn hoá của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, ta thấy
rõ được tính đa dạng, phong phú trong đó, một trong những nét lớn là văn hoá
tín ngưỡng. Văn hoá tín ngưỡng ở vùng văn hoá Bắc Bộ là một hình thức văn
hoá đặc thù bao chứa nhiều nội dung như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ ông tổ
nghề và tín ngưỡng lễ hội,

18
- Tín ngưỡng thờ tổ tiên

Tục thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Gia đình
nào dù nghèo hay giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và hàng năm cúng giỗ cha
mẹ, ông bà. Con cháu xa nhà đến ngày giỗ ông bà, cha mẹ đều nhớ về quê.
Những dòng họ lớn, có học thức thường soạn gia phả để giáo dục các thế hệ
kế tiếp giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Tín ngưỡng phồn thực
Trải qua quá trình sinh sống, sinh hoạt, trong tâm lý cư dân người Việt
nói chung và người dân vùng văn hoá Bắc Bộ nói riêng hình thành tâm lý tín
ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng phồn thực, thực chất là khát vọng cầu mong
sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí
và hành vi giao phối làm đối tượng.
Có thế thấy văn hoá tín ngưỡng phồn thực của vùng văn hoá Bắc Bộ
trên các tượng bằng đất nung (di tích Mã Đồng - Hà Tây); một số hình điêu
khắc ở những ngôi đình như Đông Viên (Ba Vì), Đình Phùng (Đan Phượng),
đình Thổ Tang (Phú Thọ), Đệ Tứ (Nam Định).
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng
Đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống quần xã, hình thành
nên các đơn vị làng xã. Do vậy, tục thờ thành hoàng làng được xem là điều
không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân vùng văn hoá Bắc Bộ.
Tất cả những làng xã ở vùng Bắc Bộ đều có một vị thành hoàng làng
riêng cho làng mình. Vị thành hoàng đó được xem như là một vị thánh của
làng, là người mà đương thời có công lớn đối với quê hương, đất nước. Với
những người dân vùng văn hoá Bắc Bộ, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần, là
nơi gửi gắm niềm tin cho cuộc sống có không ít khó khăn, sóng gió của họ.
Và việc thờ thành hoàng là một nét đẹp trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân
Bắc Bộ.

19
- Tín ngưỡng thờ Mẫu
Đây cũng được xem là một nét văn hoá tín ngưỡng lớn của cư dân vùng

văn hoá Bắc Bộ. Gắn bó với tín ngưỡng thờ mẫu là hệ thống các huyền thoại,
thần tích, các bài văn chầu, truyện thơ Nôm, các bài giáng bút, câu đối, đại tự,
hát xướng, hát chầu văn, lên đồng, múa bóng
Những thần ngưỡng của tín ngưỡng thờ Mẫu gồm các nhiên thần, nhân
thần, trong đó có khá nhiều các nhân vật lịch sử anh hùng như Trần Hưng
Đạo (Vị vua cha). Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được thờ trong những
điện, đền, phủ mà những di tích này nằm rải rác rất nhiều ở vùng văn hoá
Bắc Bộ.
- Tín ngưỡng thờ cụ tổ nghề
Ngoài ngành kinh tế nông nghiệp thuần nông thì các ngành nghề thủ
công rất phổ biến ở các làng trong vùng văn hoá Bắc Bộ. Những làng quê đó
dần được phát triển thành những làng nghề chuyên nghiệp. Do đó, việc thờ
các ông tổ nghề (dệt, gốm, đúc đồng ) là nét không thể thiếu trong văn hoá
tín ngưỡng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ.
- Tín ngưỡng lễ hội
Nét lớn cuối cùng trong văn hoá tín ngưỡng được xem là “sinh hoạt văn
hoá tổng hợp” của vùng văn hoá Bắc Bộ đó là lễ hội. Lễ hội là hình thức sinh
hoạt văn hoá lớn, nó bao chứa các hình thức tín ngưỡng khác, hay nói cách
khác là những hình thức này tiềm ẩn, tồn tại trong lễ hội.
Như đã nói ở trên, đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống
bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Vòng quay tự nhiên tạo ra tính chất
mùa vụ và hình thức lễ hội ra đời trong thời gian đó. Ban đầu, nó đơn thuần
chỉ là hính thức văn hoá giải trí. Dần dà, qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nó
lắng đọng lại và trở thành văn hoá tín ngưỡng.

×