Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.41 KB, 115 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................... 14
Chương 1: Phong cách tự sự dân gian với vấn đề ảnh hưởng của văn học
dân gian đối với văn học viết ........................................................................ 14
1.1: Đặc trưng của văn học dân gian trong tương quan với văn học viết 14
1.2: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết và những
biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam đương
đại ............................................................................................................. 17
1.2.1: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết ........... 17
1.2.2: Những biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn xuôi
Việt Nam đương đại .............................................................................. 26
Chương 2: Các yếu tố tự sự mang âm hưởng dân gian trong sáng tác
Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp .................................................. 30
2.1: Mạch ngầm dân gian trong xây dựng cốt truyện .............................. 31
2.1.1: Truyện giả huyền thoại, giả cổ tích ............................................ 31
2.1.2: Truyện cũ viết lại ........................................................................ 37
2.1.3: Truyện lồng truyện ..................................................................... 40
2.2: Mạch ngầm dân gian trong việc tạo dựng không gian và thời gian
nghệ thuật ................................................................................................. 42
2.2.1: Không gian nghệ thuật ............................................................... 42
2.2.2: Thời gian nghệ thuật .................................................................. 55
2.3: Mạch ngầm dân gian trong xây dựng hệ thống nhân vật .................. 60
2.3.1: Nhân vật xuất thân từ huyền thoại ............................................. 60
2.3.2: Nhân vật nữ ................................................................................ 64
2.3.3: Nhân vật cộng đồng .................................................................... 68
Chương 3: Một số tín hiệu nghệ thuật dân gian trong sáng tác Nguyễn
Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp ................................................................ 72

116



3.1: Biểu tượng, mơtíp dân gian ............................................................... 72
3.1.1: Biểu tượng dân gian ................................................................... 72
3.1.2: Môtip dân gian ........................................................................... 89
3.2: Ngôn ngữ dân gian ............................................................................ 94
3.2.1: Ngôn ngữ dân gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ....... 94
3.2.2: Ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn - Nguyễn
Xuân Khánh .......................................................................................... 99
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 109

117


PHẦN MỞ ĐẦU
1: Lí do chọn đề tài
1.1: Văn học dân gian và văn học viết, hai bộ phận hợp thành của nền
văn học Việt Nam ln có mối quan hệ qua lại tương hỗ lẫn nhau. Trong đó
văn học dân gian nói riêng, văn hóa dân gian nói chung chính là cơ sở nền
tảng vững chắc và là nguồn thi liệu, nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn
cho văn học thành văn. Việc nghiên cứu văn học dân gian mà cụ thể là ảnh
hưởng của văn học dân gian đến văn học viết từ rất lâu đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và đạt được một số thành tựu nhất định.
Hiện nay, trong thời đại toàn cầu hóa, văn học Việt Nam đã có những
bước chuyển mình, tiếp cận những xu hướng mới để hiện đại hóa nền văn học
nhưng cũng có một xu hướng khác song hành đó chính là việc khơng ít các
tác giả tìm về với những sáng tác dân gian, hấp thụ tinh hoa nghệ thuật truyền
thống để tạo nên những tác phẩm đặc sắc, vừa mang nét truyền thống dân
gian vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện tại, làm phong phú và tạo nên sức
hấp dẫn của nền văn học.

1.2: Trong các nhà văn Việt Nam đương đại việc sử dụng những chất
liệu dân gian trong sáng tác là một điều dễ nhận thấy với những mức độ đậm
nhạt khác nhau. Trong đó phải kể đến hai tác giả tiêu biểu và đây cũng là hai
tác giả là đối tượng mà chúng tôi muốn đề cập đến trong luận văn của mình:
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn (đạt giải
thưởng tiểu thuyết Hội nhà văn Việt Nam 2006) và tác giả Nguyễn Huy
Thiệp, một cây bút truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu nhất của cao trào đổi mới
văn học Việt Nam sau năm 1986. Hai cá tính, hai phong cách nghệ thuật khác
nhau cũng như cách thức khai thác chất liệu dân gian không giống nhau,
Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên được những dấu ấn
đặc biệt và thành tựu đáng ghi nhận. Với những sáng tạo nghệ thuật có cội
nguồn cắm rễ bởi nguồn mạch dân gian, họ cũng như những cánh diều lượn

3


bay trong không gian rộng lớn để hứng lấy ngọn gió mới của thời đại nhưng
vẫn bám chặt lấy đất mẹ để tiếp thêm nguồn sức mạnh và hút lấy những chất
nhựa tinh tuý nhất.
Trong đó, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp hiện rõ tính liên tục và đứt
đoạn của lịch sử văn học dân tộc. Đứt đoạn bởi những khám phá và sáng tạo
không ngừng của cá nhân người nghệ sĩ. Liên tục được tạo bởi sự tiếp thu và
kế thừa nguồn mạch truyền thống. Một mặt, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
đã động chạm đến những vấn đề nhức nhối của hiện thực, một hiện thực đang
bị ly tán, phân rã, mặt khác nó lại bàng bạc những màu sắc dân gian của lớp
trầm tích văn hố tồn tại trong thẳm sâu kho “kí ức tập thể” và “vơ thức cộng
đồng” dưới dạng những “siêu mẫu” (archétype) (chữ dùng của Sigmund
Freud).
Nguyễn Xuân Khánh được độc giả biết đến nhiều với tiểu thuyết Hồ
Quý Ly, sau 5, 6 năm sau ông lại tiếp tục được đón nhận với tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn, cuốn tiểu thuyết đặc sắc, tinh tế về văn hoá phong tục Việt
Nam. Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu thượng ngàn là hành trình tư tưởng từ nhận thức lịch
sử tới cảm quan văn hoá, là sự mở rộng từ chiều dài thời gian đến bề rộng không
gian. Nó đã dựng lại thành cơng một khơng gian văn hố làng với hạt nhân là
tín ngưỡng dân gian. Đây là cuốn tiểu thuyết được thai nghén lâu dài với cảm
thức lịch sử và những trải nghiệm thể hiện tư tưởng nghệ thuật, nhãn quan
độc đáo của nhà văn. Lấy bối cảnh giao thời sơ khởi cho sự tiếp xúc Đông –
Tây ở Việt Nam làm bệ bỡ cho việc khám phá quá khứ dân tộc, Mẫu thượng
ngàn đã tiếp tục khẳng định những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh ở đề
tài lịch sử.
Nghiên cứu những ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học
viết thông qua việc khảo sát tác phẩm của hai nhà văn trên sẽ giúp chúng ta
thấy rõ hơn sự tiếp thu một cách tinh tế và đầy sáng tạo phong cách tự sự dân
gian của những nghệ sĩ tài năng. Đồng thời hiểu rõ hơn những xu hướng mới
trong việc sử dụng những chất liệu, phong cách dân gian của các nhà văn Việt

4


Nam hiện đại. Không chỉ học tập từ dân gian, vận dụng dân gian mà họ còn
sáng tạo lại dân gian làm cho kho tàng văn hoá, văn học dân gian được mở
rộng thêm ý nghĩa.
Đó chính là những lí do để chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này.
2: Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thành
văn, cũng như sự tác động mạnh mẽ diễn ra liên tục của văn học dân gian đối
với lịch sử phát triển của nền văn học dân tộc đã được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm ở những khía cạnh tiếp cận khác nhau.
Trong đó có những cơng trình mang tính lý luận chung của Đinh Gia
Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn- Văn học dân gian, Cao Huy ĐỉnhTìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Đỗ Bình Trị- Nghiên cứu tiến

trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh -Văn hóa dân
gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam … đã đề cập đến tính
đặc thù của sự phát triển nền văn học viết trong mối tương quan với văn học
dân gian Việt Nam. Lê Kinh Khiên trong bài Một số vấn đề lý thuyết chung về
mối quan hệ văn học dân gian-văn học viết đã đưa ra những lập luận, kiến
giải về điều kiện và hoàn cảnh ra đời, đặc trưng thi pháp và quy luật chung
của sự tác động giữa văn học dân gian và văn học viết.
Ngoài ra, có những cơng trình, những bài viết đã đi sâu vào một số khía
cạnh cụ thể trong sự tác động qua lại giữa hai hệ thống nghệ thuật:
Trong bài nghiên cứu Vai trò của văn học dân gian trong sự phát triển
của văn học dân tộc [43], tác giả Đặng Văn Lung đã tổng kết các cách sử
dụng của các tác giả đối với văn học dân gian gồm: 1. Dùng y nguyên câu và
truyện dân gian, 2. Tiếp nhận một vài yếu tố của câu và truyện, 3. Các nhà
văn sử dụng chất liệu diễn xướng của văn học dân gian, 4. Sử dụng phương
thức khuyết danh và truyền miệng của văn học dân gian để sáng tác ra truyện
Nơm khuyết danh. Từ đó nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận: Văn học dân gian

5


và văn học viết có mối quan hệ bên trong, bên ngoài theo những quy luật nhất
định. Ở mỗi thời kỳ lịch sử mối quan hệ ấy có thiết diện khác nhau mà các
nguyên nhân tạo ra các thiết diện ấy cũng khác nhau.
Về sự hình thành thể loại, Kiều Thu Hoạch trong bài Vai trò của truyện
kể dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự trong văn học Việt Nam
[22] đã chứng minh rằng, folklore nói chung, văn học dân gian nói riêng là cơ
sở, nền tảng đối với sự hình thành nền văn học viết trong đó có thể loại tự sự.
Truyện kể dân gian đã ảnh hưởng đến dòng văn học của dân tộc khởi đầu
được ghi chép bằng chữ Hán từ thời Lý cho đến thời kỳ cận đại và góp phần
đắc lực nhất, mạnh mẽ nhất vào sự ra đời của các thể loại tự sự của văn học

viết.
Bên cạnh đó cịn có những cơng trình đi vào nghiên cứu sự ảnh hưởng
của văn học dân gian đối với những tác phẩm nghệ thuật cụ thể như Vũ Ngọc
Phan với bài Ảnh hưởng qua lại giữa Truyện Kiều và thơ ca dân gian Việt
Nam, Từ một kiệt tác văn học- suy nghĩ về mối quan hệ giữa văn học dân gian
và văn học viết- Đặng Thanh Lê, Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gianNguyễn Đăng Na, Bài thơ Mời trầu, cộng đồng truyền thống và cá tính sáng
tạo trong mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết- Đặng Thanh Lê,
Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân gian- Đặng Văn Lung, Tìm hiểu phong
cách dân gian-Nguyễn Khắc Xương, Thi pháp dân gian trong thơ Nguyễn
Bính- Nguyễn Quốc Túy, Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu- Nguyễn
Phú Trọng...
Các bài viết này đã chỉ ra được những biểu hiện mang tính quy luật,
tính hệ thống của những thể loại, những tác phẩm cụ thể, thể hiện sự ảnh
hưởng của văn học dân gian tới văn học thành văn từ thời kỳ cổ điển, trung
đại đến văn học thời hiện đại.
Cuốn Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
[70] của Võ Quang Trọng là một cơng trình rất đáng chú ý. Nhà nghiên cứu
đã làm nổi rõ những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa hai hệ thống

6


thẩm mỹ văn học dân gian và văn học, vận dụng lý thuyết đó để xem xét vai
trị của văn học dân gian trong một số tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam
gồm các thể loại: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn và truyện cổ tích văn
học của các nhà văn như: Anh Đức (Hòn Đất), Vũ Tú Nam (Cuộc phiêu lưu
của Văn Ngan tướng công), Nguyên Ngọc (Đất nước đứng lên), Tơ Hồi
(Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Đảo hoang), Dương Hướng (Bến không chồng),
Nguyễn Thi (Người mẹ cầm súng), Đào Vũ (Cái sân gạch và vụ lúa chiêm).
Cuốn sách đã chỉ ra ảnh hưởng của của sáng tác dân gian nói chung và của

văn học dân gian nói riêng về các phương diện tư tưởng thẩm mỹ và phong
cách nghệ thuật của tác phẩm.
Cũng với mục đích đưa ra những vấn đề mang tính khái quát về mối
quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết cụ thể là nhận diện và khảo sát
những dấu ấn của truyện cổ dân gian đối với bộ phận truyện trong văn học
Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay ở góc độ sử dụng thi pháp, cốt truyện trong
q trình sáng tác, Luận án Vai trị của văn hóa dân gian trong sáng tác của
một số nhà văn hiện đại [67], tác giả Phạm Thị Trâm đã chỉ ra được vai trò và
sức sống tiềm tàng của truyện cổ cũng như phạm vi ảnh hướng sâu rộng của
nó trong đời sống văn hóa xã hội và văn học, đi vào tìm hiểu truyện cổ dân
gian, một số hình thức mơ phỏng phát triển cốt truyện và sáng tạo mới trong
văn học Việt Nam sau 1975.
Hoàng Cẩm Giang trong bài Sự xâm nhập và tái sinh của một số mô
thức tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay đã thống kê các
kiểu xâm nhập của truyện kể dân gian đối với tiểu thuyết và truyện ngắn Việt
Nam từ 1986 đến nay với những kiểu loại chính là giải huyền thoại, giải cổ
tích; truyện cổ viết lại và truyện lồng truyện. Từ việc phân loại đó tác giả đã
đưa ra những lí giải và phân tích của mình cũng như chỉ ra những những biến
đổi trong cấu trúc thể loại và những giá trị, những ý nghĩa mới mẻ được tạo
nên từ quá trình trên, "mọi ranh giới đều bị xóa nhịa, thực và ảo, q khứ và
hiện tại đan xen, từ liên văn bản đã trở thành liên thế giới". [17,tr. 54].

7


Tiếp đến là Bùi Thanh Truyền trong bài viết Mạch ngầm cổ tích trong
dịng chảy văn học dân tộc [71] đã chỉ ra một dòng chảy liên tục từ cổ tích
dân gian - cổ tích văn học - đến truyện giả cổ tích, truyện cũ viết lại. Trong đó
sự tìm về cội nguồn của văn học truyền thống trong truyện giả cổ tích và
truyện cũ viết lại khơng hề có ý vị phục cổ, cũng không phải là "văn học

phỏng theo văn học" mà là một sáng tác ngôn từ đúng nghĩa. Truyền thống
khơng hề tạo ra sức ì cho hiện đại mà ngược lại luôn tạo ra động lực, năng
lượng cho sự phát triển của hiện đại.
Cũng nhà nghiên cứu này, trong bài viết Song đề truyền thống - hiện
đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại
thời đổi mới [72] đã đi vào nghiên cứu một đặc điểm thi pháp thú vị trong hai
kiểu truyện ngắn mang phong cách tự sự dân gian: truyện giả cổ tích và
truyện cũ viết lại đó là vấn đề điểm nhìn. Trong đó, dẫn chứng chủ yếu để tác
giả chứng minh, phân tích, lí giải cho luận điểm của mình là những truyện
ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Với hai nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Huy Thiệp đã có một
số những bài viết đề cập đến dấu ấn cũng như ảnh hưởng của phong cách dân
gian trong sáng tác của họ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đó chỉ là những lát
cắt nhỏ chưa mang tính đầy đủ và hệ thống.
Xung quanh Nguyễn Huy Thiệp có những tranh luận, những ý kiến trái
chiều nhau bởi lẽ Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn học độc đáo, một
Nguyễn Huy Thiệp đa dạng trong bút pháp không lầm lẫn với ai: Khi là một
Nguyễn Huy Thiệp trần trụi trong bút pháp cố sự (Tướng về hưu, Khơng có
vua), khi là một Nguyễn Huy Thiệp đằm thắm trong bút pháp trữ tình (Chảy
đi sơng ơi, Tâm hồn mẹ), khi là một Nguyễn Huy Thiệp cổ xưa nhưng cũng
rất mới lạ trong bút pháp huyền sử (Kiếm sắc, Vàng lửa, Giọt máu) và cũng là
một Nguyễn Huy Thiệp trong phong cách thần thoại, cổ tích, hư ảo (Những
ngọn gió Hua Tát). Nghiên cứu về phong cách này trong sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp có thể kể ra một số bài viết sau đây:

8


Philimonova trong bài Những ngọn gió Hua tát của Nguyễn Huy Thiệp
như những hình mẫu các truyền thuyết văn học [52] đã đề cập đến ảnh hưởng

của truyền thuyết đối với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp mà cụ thể là nhà
nghiên cứu đã đi vào khảo sát 10 truyện trong tập truyện Những ngọn gió Hua
tát. Trong bài viết này, một mặt nhà nghiên cứu đã chỉ ra những dấu vết của
truyền thuyết trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp như đề cập đến những
con người đặc biệt, những sự kiện khơng bình thường... , mặt khác ơng cũng
chỉ ra những điểm khác biệt, những chỗ "hiện đại hóa" của nhà văn như việc
xây dựng kết thúc truyện...
Trong bài: Nguyễn Huy Thiệp- Hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và
tinh thần hiện đại [50], Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã chỉ ra được những nét kế
thừa, bảo lưu những yếu tố thuộc về tâm thức dân gian và những đối thoại,
phủ định nó trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nhà nghiên cứu đã chỉ ra
tư tưởng bao trùm sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là triết học tự nhiên- nhân
bản, thứ triết học nguyên sơ, bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực sâu xa của
nền văn hóa cổ Đơng Á và Đông Nam Á. Vay mượn cốt truyện cổ, tái tạo
những nhân vật xưa, đưa những bài thơ, những bài đồng dao dân dã mà thấm
thía vào những trang văn của mình đồng thời lại hịa vào dịng chảy của chủ
nghĩa hiện đại trong văn học thế giới thế kỷ XX với những khai phá về chủ đề
cái phi lí, sự cơ đơn, tha hóa... Từ đó khẳng định truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp một mặt là sự tiếp nối nguồn mạch văn học dân gian, mặt khác thấm
đượm cảm quan hiện đại, có thể nói Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tạo nên
"folklore hiện đại".
Nguyễn Xuân Khánh với cuốn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn đã được
cơng chúng đón nhận nhiệt liệt và các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Trần Thị
An trong bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn [1] đã đặt không gian của cuốn tiểu thuyết trong bối cảnh văn
hóa dân gian Việt Nam ở nhiều thời điểm để chỉ ra sự tác động của tín
ngưỡng dân gian lên khơng gian nghệ thuật của tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn

9



và bước đầu nhìn nhận quan điểm của nhà văn về tín ngưỡng dân gian người
Việt. Trong đó tín ngưỡng dân gian đã được người viết soi chiếu dưới 3 góc
độ: Tín ngưỡng dân gian với tư cách là nội lực cố kết cộng đồng, tín ngưỡng
dân gian với tư cách là phản lực tự vệ của một dân tộc và tín ngưỡng dân gian
với tư cách là vơ thức cộng đồng cần khai phóng. Dưới cái nhìn của một nhà
nghiên cứu văn học dân gian, những ảnh hưởng của văn hóa dân gian mà cụ
thể là tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh đã được nhìn nhận một cách sâu sắc, cho thấy sự gần
gũi và khác biệt trong hành trình sáng tạo của nhà văn và dòng chảy văn học
dân gian truyền thống. Dựa trên đời sống tín ngưỡng dân gian truyền thống,
Nguyễn Xn Khánh đã khơng hịa tan vào nhân vật đám đông như một nhà
văn học dân gian thuần túy mà đã "thoát xác" bằng tài hoa của một nhà văn
sống hết mình với những lao tâm khổ tứ cho nghệ thuật.
Bùi Kim Ánh trong bài Đạo Mẫu trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn
của Nguyễn Xuân Khánh [2] đã đi sâu vào việc nghiên cứu một tín ngưỡng
dân gian của người Việt, một tín ngưỡng bao trùm đậm đặc và trở thành hồn
cốt của cuốn tiểu thuyết: tín ngưỡng thờ Mẫu. Lấy đạo Mẫu làm hệ quy chiếu
để nghiên cứu cuốn tiểu thuyết, người viết khơng chỉ tìm được một khơng
gian văn hóa với những phong tục tập quán độc đáo, mà còn thấy được những
cách nghĩ, cách cảm rất riêng của nhà văn về thứ tôn giáo ngun thủy này.
Đi từ việc tìm hiểu đạo Mẫu nói chung cùng những nghi lễ của nó, người viết
đã đi sâu vào tìm hiểu tín ngưỡng này trong cuốn tiểu thuyết để chỉ ra được
những mạch nổi và mạch ngầm của nó.
Đặt Mẫu thượng ngàn từ lý thuyết hậu thực dân và lý thuyết tự sự học,
tác giả Đoàn Ánh Dương trong Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyền thoại
trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh [12] đã đi tìm những biểu
hiện của tự sự hậu thực dân trong tác phẩm từ đó mở ra con đường tiếp cận bộ
phận văn học độc đáo: văn học Việt Nam hậu thuộc địa. Về nghệ thuật tự sự,
nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu những phương diện tự sự nổi bật như hệ


10


thống nhân vật/ tiếng nói, hệ thống biểu tượng và cách thức tổ chức ngơi kể
của tác phẩm từ đó khẳng định Nguyễn Xuân Khánh với Mẫu thượng ngàn đã
đem đến cho người đọc một diễn giải mới về lịch sử. “Lịch sử và huyền thoại
trong Mẫu thượng ngàn không phải là câu chuyện quá khứ đã hoàn kết, mà là
cái ngày xưa đang sống lại trong sự diễn giải của ngày hơm nay”. [12,tr. 119]
Ngồi ra cịn phải kể đến bài Nguyên lý tính Mẫu trong truyền thống
văn học Việt Nam [27] của tác giả Dương Thị Huyền. Bài viết đã chỉ ra được
sự khác nhau của nguyên lý tính Mẫu trong mỗi thời kỳ văn học biểu hiện
thơng qua hình tượng người phụ nữ như người phụ nữ với việc lí giải nguồn
gốc dân tộc, người phụ nữ với những giá trị về phẩm chất và đức hạnh, người
phụ nữ với lao động sản xuất, người phụ nữ với sức mạnh đấu tranh và bảo vệ
tổ quốc, người phụ nữ với ý thức bản năng mạnh mẽ và cuối cùng bài viết đã
dành ra một phần quan trọng để phát triển thêm cho những luận điểm trên của
mình bằng việc đưa ra dẫn chứng cuốn Mẫu thượng ngàn, một tác phẩm văn
học thể hiện nguyên lý tính Mẫu đặc sắc và tinh tế. Người viết đã phát hiện từ
việc thể hiện bản năng mạnh mẽ của người phụ nữ, "nhà văn lại thêm một lần
nữa phát triển thêm cho hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam đó
là việc kết hợp ý thức tơn giáo và bản năng của những người phụ nữ" [27],
nói cách khác người phụ nữ ở đây đã được "tơn giáo hóa".
Có thể thấy, những nghiên cứu về ảnh hưởng của văn học dân gian
trong các tác phẩm của hai nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp
mới chỉ dừng lại ở những cơng trình, những bài viết khai thác trên một hoặc
một số khía cạnh riêng lẻ chứ chưa được tìm hiểu một cách hệ thống và tồn
diện. Tuy nhiên đó có thể coi là những gợi dẫn vấn đề bổ ích và quý báu để
chúng tôi tiếp tục triển khai trong luận văn này.
3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn lựa chọn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của nhà văn Nguyễn
Xuân Khánh (NXB phụ nữ, Hà Nội, 2006) và một số truyện ngắn được dẫn từ

11


Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (NXB Hội nhà văn, 2005) làm đối tượng
nghiên cứu cho đề tài.
Luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu những biểu hiện của phong cách
nghệ thuật tự sự dân gian trong sáng tác của hai tác giả Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Huy Thiệp như: cách thức xây dựng cốt truyện, hệ thống nhân vật,
môi trường văn hố, ngơn ngữ, mơtip, biểu tượng.
4: Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi nhằm những mục đích sau:
- Có cái nhìn tổng thể và khái qt về ảnh hưởng của văn học dân gian
đối với văn học viết từ đó tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ
này trong các sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.
- Qua những biểu hiện cụ thể của phong cách tự sự dân gian trong sáng
tác của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp để chỉ ra điểm đặc sắc, nét
truyền thống cũng như điểm hiện đại, sự kế thừa và đặc biệt là những sáng
tạo, cách tân của nhà văn khi quay về với những giá trị truyền thống nói
chung, văn học dân gian nói riêng.
5: Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết hệ thống
để chỉ ra những nét khác biệt giữa hai hệ thống nghệ thuật riêng biệt, thấy
được sự tác động ảnh hưởng giữa chúng, chỉ ra những nét truyền thống và
cách tân trong sáng tạo nghệ thuật của hai nhà văn Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Huy Thiệp.
- Ngồi ra, trong suốt q trình nghiên cứu, luận văn còn vận dụng
thêm các thao tác khoa học như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê…

6: Cấu trúc luận văn

12


Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần thư mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Phong cách tự sự dân gian với vấn đề ảnh hưởng của văn
học dân gian đối với văn học viết.
- Chương 2: Các yếu tố tự sự mang âm hưởng dân gian trong sáng tác
Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.
- Chương 3: Một số tín hiệu nghệ thuật dân gian trong sáng tác Nguyễn
Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.

13


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN VỚI VẤN ĐỀ ẢNH
HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIẾT
1.1: Đặc trưng của văn học dân gian trong tương quan với văn học viết
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp
dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thuỷ và phát triển qua các thời
kỳ lịch sử cho đến ngày nay. Nó được coi là nền tảng của văn học viết, là
chặng đầu của nền văn học dân tộc.
Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa tồn thư của nhân
dân ta. Tính ngun hợp của văn học dân gian thể hiện ở chỗ nó không chỉ là
nghệ thuật ngôn từ thuần tuý mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ
thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay khi tác phẩm mới
hình thành. Một bài dân ca khơng chỉ có lời mà cịn có nhạc, điệu bộ, lề lối

hát…Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Trong biểu diễn,
các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện
kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp.
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân. Tính tập thể của văn học
dân gian thể hiện chủ yếu trong q trình sử dụng tác phẩm. Chính tập thể
nhân dân tham gia vào quá trình đồng sáng tạo nên tác phẩm. Quan hệ giữa
truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
Trong đó, truyền thống là vốn giúp cho nghệ nhân dân gian ứng tác dễ dàng
đồng thời quy định khuôn khổ cho việc sáng tác. Và ứng tác đến lượt nó sẽ
cung cấp những đơn vị làm giàu cho truyền thống văn học dân gian.

14


Có thể nói, tính ngun hợp và tính tập thể là hai đặc trưng cơ bản của
văn học dân gian. Nó có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác như tính
khả biến, tính truyền miệng, tính vơ danh của tác phẩm văn học dân gian.
Cùng với sự ra đời của lịch sử dân tộc, văn học dân gian ra đời, tồn tại,
phát triển trong một thời gian dài trước khi có văn học viết. Chính kho tàng
văn học dân gian sơ khai, nguyên thuỷ là nền tảng, là ngọn nguồn của nền văn
học dân tộc, là kết tinh tư tưởng thẩm mỹ cho nền văn học viết ra đời và phát
triển về sau.
Cùng là loại hình nghệ thuật ngôn từ, nảy sinh trên cơ sở thực tiễn đời
sống và truyền thống văn hoá của dân tộc, chịu sự tác động của hoạt động
sáng tạo nghệ thuật, văn học dân gian và văn học viết đồng thời có những đặc
trưng riêng với khả năng nhận thức và tái tạo hiện thực riêng.
Nếu sáng tác dân gian mang tính tập thể, tính tập thể được phản ánh
trong sự sáng tạo của cá nhân nhưng khơng có tên tác giả thì văn học viết lại
nhận thức và tái tạo lại thực tiễn theo những ngun tắc chọn lọc và điển hình
hố các hiện tượng đời sống, với nghệ thuật xây dựng nhân vật, với hình thức

tư duy trừu tượng cùng cá tính sáng tạo của cá nhân nhà văn.
Sự sáng tạo của cá nhân trong văn học viết tuân theo những quy luật
tâm lí của sáng tác cá nhân, giá trị của tác phẩm văn học phụ thuộc vào sự độc
đáo của cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, làm đa dạng và phong phú hơn
nền văn học. Trong khi đó trong sáng tác dân gian, sáng tạo của cá nhân
thường tuân theo những quy luật tâm lí của sáng tác tập thể. Tính tập thể tiêu
biểu cho tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của một lớp người, một giai cấp trong
xã hội được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật mang tính chung nhất. Cái
riêng trở thành cái chung trong tập thể sáng tạo. Ở đó, theo lời của M.Gorki
“Kinh nghiệm cá nhân không ngừng chảy vào nguồn dự trữ của tập thể, toàn
bộ kinh nghiệm tập thể đã trở thành sở hữu của mỗi thành viên trong nhóm”.
[18,tr. 49]

15


Đặc trưng của văn học dân gian là sự vận động liên tục từ thế hệ này
sang thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác. Do lưu truyền bằng miệng, ngoài
những văn bản đã ghi chép, tác phẩm văn học dân gian luôn vận động, sửa
chữa để ngày càng gắn với công chúng dân gian hơn. Do vậy văn học dân
gian có tính đa dị bản, q trình sáng tác và lưu hành là một. Trong khi đó
trong văn học viết, văn bản là cố định, ở đó quá trình sáng tác và lưu hành
tách rời và độc lập với nhau.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, hình tượng trong văn học dân gian
thường nặng về khái quát hoá, nhân vật, hồn cảnh khơng cụ thể, khơng xác
định. Đặc điểm nổi trội làm nên tính truyền thống bền vững của văn học dân
gian đó chính là sự lặp lại của các mơtip, những cơng thức truyền thống sẵn
có ở các cấp độ khác nhau. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt về nguyên
tắc tư tưởng thẩm mỹ, quyết định đặc trưng mỹ học folklore. Ngược lại, trong
văn học viết, việc xây dựng nhân vật và hoàn cảnh cụ thể điển hình là một

nguyên tắc trong sáng tạo nghệ thuật, vai trị của chủ thể sáng tạo vơ cùng
quan trọng. Với cá tính sáng tạo của nhà văn, yêu cầu đổi mới và cách tân
trong văn học viết được đặt lên hàng đầu.
Tuy đều là ngôn ngữ nghệ thuật nhưng ngôn ngữ của hai hệ thống thẩm
mĩ này cũng có những điểm khu biệt. Nếu ngơn ngữ dân gian thường mộc
mạc, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân hơn thì ngơn
ngữ trong văn học viết lại được chắt lọc, gọt giũa nhiều hơn và mang đậm dấu
ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, thể hiện được phong cách nghệ thuât riêng có
của người nghệ sĩ.
Mặc dù có những đặc điểm riêng quy định sự khác nhau của mỗi hệ
thống thẩm mĩ nhưng giữa văn học dân gian và văn học viết lại có mối quan
hệ bổ sung, tác động lẫn nhau, mang tính quy luật và phổ quát. Sự tác động
tương hỗ giữa chúng diễn ra trong suốt chiều dài hình thành và phát triển nền
văn học của mỗi dân tộc và điều này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
khơng ít nhà khoa học.

16


1.2: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết và những
biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam đương
đại
1.2.1: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết
Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng: văn học dân gian và văn
học viết. Mối quan hệ giữa hai bộ phận này là mối quan hệ tương hỗ ở đó văn
học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian trên nhiều phương diện từ nội
dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật, đồng thời văn học viết cũng có tác
động trở lại đối với văn học dân gian nhưng xét cho cùng có thể nói rằng văn
học dân gian “cho” nhiều hơn là “nhận”.
Sau khi quốc gia Đại Việt giành được độc lập, nền văn học chia thành

dòng văn học dân gian và văn học viết. Bên cạnh việc tiếp thu ảnh hưởng của
văn học Trung Quốc, dòng văn học viết càng ngày càng dân tộc hóa về mặt
hình thức ngơn từ, sử dụng nhiều chất liệu văn học dân gian.
1.2.1.1: Ở lĩnh vực thơ ca:
Giữa văn học dân gian và văn học viết nói chung, thơ ca dân gian với
thơ ca bác học nói riêng có một mối quan hệ qua lại vơ cùng khăng khít, bền
chặt trong suốt chiều dài lịch sử.
Từ thế kỷ XV, trong thơ Nôm, Nguyễn Trãi đã sử dụng sáng tạo ngơn
ngữ dân tộc, làm cho dịng văn học dân tộc được khơi nguồn trước đó nay
được mở rộng “cuồn cuộn nước triều đơng”. Đó là thứ ngôn ngữ của người
lao động được gọt giũa, cách điệu hố và nâng lên để diễn đạt những ý tưởng
cơ đúc, nhuần nhị:
Lận đận nhà giàu no bữa cám
Bạn bè kẻ trộm phải ăn địn
(Bảo kính cảnh giới- Bài 21)
Hai dòng thơ trên đã gợi nhắc ta nhớ đến hai câu quen thuộc trong dân
gian:

17


Ở gần nhà giàu đau răng ăn cám
Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu địn
Hay câu tục ngữ “Khơng thầy đố mày làm nên”, “Có làm thì mới có ăn/
Khơng dưng ai dễ đem phần đến cho” lại được Ức Trai thể hiện sáng tạo, súc
tích trong hai câu thơ:
Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn no mặc bởi hay làm
(Bảo kính cảnh giới- Bài 46)
Nguyễn Trãi cũng khéo léo kết hợp những ý chính trong mấy câu ca

dao: “Tham vàng bỏ nghĩa ai ôi/ Vàng ăn hay hết, nghĩa tơi đang cịn”;
“Trăm năm bia đá thì mịn/Nghìn năm bia miệng hãy cịn trơ trơ” trong hai
câu thất ngơn ở bài Tự thán, số 17:
Chĩnh vàng chẳng tiếc, danh thì tiếc
Bia đá hay mịn, nghĩa chẳng mịn
Cao Huy Đỉnh đã nhận định: “Nguyễn Trãi đã mượn tư tưởng của nhân
dân cùng hình thức đúc kết trí tuệ và tình cảm tập thể của nhân dân để tự
thuật, để hoài niệm cá nhân…lối nói ví von vần vè ngắn gọn của nhân dân ra
đời rất xưa cùng với tiếng mẹ đẻ, bây giờ với Nguyễn Trãi chính thức trở
thành nguồn khai thác của văn học và văn học thành văn đã chan hồ với
sáng tác dân gian thì càng đậm đà tính nhân dân và tính dân tộc”. [16,tr. 97].
Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã vận dụng sáng tạo vốn văn học dân gian
từ việc khai thác chủ đề, đề tài, ngơn ngữ, hình tượng thơ…Văn học dân gian
nhờ đó cũng được chắp thêm đơi cánh để có thể bay xa hơn, vọng sâu hơn
trong tâm trí độc giả muôn thế hệ.
Kế thừa những tinh hoa truyền thống, các nhà thơ ưu tú của dân tộc như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Đình Chiểu…đã vận dụng nguồn ca dao, tục ngữ và thi pháp của văn học dân
gian như một mảnh đất màu mỡ để sáng tác nên những bài thơ đậm đà chất
dân gian, bám rễ sâu vào lịng dân tộc. Trong đó không thể không nhắc đến

18


tác phẩm đỉnh cao của dòng văn học viết thời trung đại- Truyện Kiều. Theo
những con số thống kê chưa đầy đủ thì có khoảng 200 trường hợp ca dao, dân
ca và Truyện Kiều chịu ảnh hưởng lẫn nhau và có gần 100 trường hợp tục
ngữ, thành ngữ dân gian và Truyện Kiều xâm nhập lẫn nhau. [23,tr. 299].
Trong tác phẩm, khơng khó để nhận ra việc tác giả Nguyễn Du đã sử
dụng các mã ngôn từ của ca dao. Nếu trong ca dao có những lời:

Vì thuyền, vì bến, vì sơng
Vì hoa nên bận cánh ong đi về
thì trong Truyện Kiều có câu thơ tương ứng:
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
Từ câu ca dao thủa nào:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?
đến vần thơ đầy tâm sự của Nguyễn Du là một sự tiếp thu đầy chủ ý:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường…
Trong ca dao có câu:
u nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sơng cũng lội mấy đèo cũng qua
(lời Thuý Kiều)
thì trong Truyện Kiều ta lại bắt gặp ý tứ quen thuộc:
Rắp mong treo ấn từ quan
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua
(độc thoại Kim Trọng)
Từ ca dao đến Truyện Kiều, thể thơ lục bát đã đi đến hoàn thiện. Với
âm điệu hài hồ, phong phú, biến hố, vừa thích hợp với trữ tình lại có khả
năng tự sự, có khi được cất lên như những lời nói thường, lại vừa được sử
dụng với vẻ bay bổng, lãng mạn. Như nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét
“Tiếng nói Việt Nam trong Truyện Kiều như làm bằng ánh sáng vậy”. [59].

19


Tiếp mạch truyền thống, các nhà thơ hiện đại lại tiếp tục vận dụng một
cách sáng tạo nguồn thi liệu dân gian để làm nên những tác phẩm đặc sắc.
Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy, Bùi Chí Vinh, Đồng Đức Bốn…đều ít

nhiều quay về với “mảnh hồn làng” dân gian (chữ dùng của Tế Hanh) để hút
chất nhụy tinh túy làm nên những bông hồng vàng nghệ thuật.
Ở Tương tư của Nguyễn Bính dường như có sự kết nối giữa một hệ
thống hình ảnh đã trở thành ước lệ của làng quê Việt Nam, những hình ảnh
gần gũi, thân thuộc tự ngàn xưa. Ở đó có thơn Đồi và thơn Đơng, có con đị
và bến nước, có hàng cau và giàn trầu... Đó cịn là nơi sinh thành và ni
dưỡng lối thơ lục bát mộc mạc, thuần khiết và chân thành:
Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng
Một người chín nhớ mười mong một người
(Tương tư- Nguyễn Bính).
Khác với thơn Đồi, thơn Đơng trong thơ Nguyễn Bính, hình ảnh nơng
thơn hơm nay được Đồng Đức Bốn vẽ lại có những điểm vừa giống lại vừa
khác:
Nhà q có cái giếng đình
Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ
Nhà q có mấy trai tơ
Quần bò, mũ cối giả vờ sang chơi
(Nhà quê- Đồng Đức Bốn)
Bảo lưu, bảo tồn các giá trị thơ ca truyền thống, thơ hiện đại Đồng Đức
Bốn chính là hơi thở của cuộc sống hôm nay được “quản thúc” trong niêm
luật cổ truyền lục bát. Có thể nói thơ lục bát qua ngịi bút của thi nhân đã
được sáng tạo khơng ngừng với một sức sống mới, một nét duyên mới.
Là những nhà thơ trưởng thành sau năm 1975, cội nguồn dân gian đi
vào thơ Phan Huyền Thư và Vi Thùy Linh không chỉ ở cấp độ ngôn từ mang
đậm màu sắc dân dã và thể thơ dân gian mà còn ở chỗ các tác giả đã vận dụng
đầy linh hoạt vốn hiểu biết văn học dân gian vào trong các sáng tác của mình.

20



Những phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc được nhắc đến. Đó là:
Tục gói bánh chưng ăn với thịt mỡ, dưa hành, treo câu đối ngày tết:
Tháng giêng lá dong
bóc dính bánh chưng
xanh thịt mỡ
đỏ dưa hành
bạch vế đối lẳng
(Nằm vạ tháng giêng- Phan Huyền Thư).
Khổ thơ gợi nhắc ta nhớ về câu đối quen thuộc mang hồn vía, bản sắc
của dân tộc: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng
xanh.
Trong thơ Vi Thuỳ Linh, truyện cổ xuất hiện qua lời kể của mẹ, biết
bao câu chuyện quá đỗi thân thuộc đã đi vào kí ức êm đềm của tuổi ấu thơ:
Chuyện Tấm dịu hiền
Mẹ chỉ kể đến đoạn cơ lấy chồng hồng tử
Sẽ kể cho con
Thạch Sanh gan dạ bắn đại bàng cứu công chúa
Về Trương Chi xấu trai nhưng giọng hát tuyệt vời
Có tài, được biệt đãi, đâu chỉ cơng chúa mê, sẽ có chìa
khóa mở đến nhiều cánh cửa
Về chú Gióng lên ba, ăn bảy nong cơm ba nong cà, lớn
phổng thành dũng sĩ, cưỡi ngựa sắt, nhổ tre đằng ngà, diệt giặc
xong, Gióng lên núi Sóc cưỡi ngựa về trời, đâu màng công trạng
vinh hoa phú quý(…)
Về Mị Châu lấy Trọng Thủy, nhưng không u mê đến mức
phản bội vua cha, mất Âu Lạc cho Triệu Đà
Về Mị Nương sẽ lấy Sơn Tinh để khơng có chiến tranh, ngập lụt
(Kể chuyện cho con-Vi Thuỳ Linh)

21



Điều đặc biệt cần ghi nhận ở những nhà thơ trẻ đó là họ đã tạo ra một
hướng nghĩ khác cho các hình ảnh dân gian quen thuộc. Sự táo bạo, thậm chí
có thể nói là liều lĩnh của họ không chỉ tạo ra sự mới lạ thú vị cho thơ mà cịn
xóa bỏ lối mịn trong cách suy nghĩ, tiếp nhận của độc giả:
Em ướm chân mình, định uống nước trong dấu chân, như cổ tích
Mà chỉ tồn dấu chân phụ nữ
Hai bên đường, những bông hoa loa kèn đỏ khóc
Đêm ướt những dấu chân đọng nước
Đi theo những dấu chân tới khi là đi theo gió xối thành thác, nơi
những người đàn bà ở trần, thổn thức nhìn đường tối và trăng sáng
Họ bảo em đừng đi nữa, khơng tìm được đâu, những dấu chân
biến mất nhanh vì đàn ông đổi thay như biển cả
(Dấu vết- Vi Thùy Linh)
Có thể thấy rằng, việc tái sử dụng văn học dân gian trong sáng tạo thơ
ca đã thể hiện được sự gắn bó sâu nặng của các nhà thơ với những giá trị
truyền thống mặt khác cũng thể hiện được sự sáng tạo khơng ngừng nghỉ
trong việc tìm ra những lối nẻo mới trong tiếp cận và phản ánh hiện thực, hiện
thực cuộc sống cũng như hiện thực tâm hồn.
1.2.1.2: Ở lĩnh vực văn xuôi:
- Truyện kể dân gian và sự hình thành các thể loại tự sự văn xi
Kho tàng truyện kể dân gian người Việt bao gồm các truyện kể miệng
như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi… đã xuất hiện từ rất xa xưa,
trước khi có chữ viết. Chính vì vậy, ngay từ khi khởi phát nền văn học viết
dân tộc, văn xuôi tự sự đã không thể không lấy các truyện kể dân gian làm
nền tảng.
Tác phẩm đầu tiên mang tên Ngoại sử ký của Đỗ Thiện xuất hiện vào
khoảng thế kỷ 12. Nội dung cuốn sách chủ yếu chỉ là một tập truyền thuyết,
thần thoại cổ đại chứ không phải là một tập sử đích thực. Nhờ vậy, nhiều


22


truyện dân gian/ dã sử truyền miệng có dịp được sưu tập và ghi chép thành
văn bản cố định, đồng thời góp phần xây dựng các tác phẩm tự sự trong dòng
văn học viết đương thời.
Cũng theo hướng ghi chép các truyện kể dân gian, nhà chép sử Lý Tế
Xuyên thời Lý Trần đã ghi chép những truyện kể về các vị thần có cơng với
dân với nước của thời cổ đại và trung đại trong tác phẩm Việt điện u linh
(Những truyện linh thiêng huyền diệu ở đất Việt) vào thế kỷ thứ 14. Nối tiếp
công việc này, Trần Thế Pháp thời Trần và sau đó, Vũ Quỳnh, Kiều Phú ở
đầu thời Lê, thế kỷ 15 đã ghi chép những truyện dân gian một cách đầy đủ và
phong phú hơn trong tập sách mang tên Lĩnh Nam chích quái (Lượm lặt
những truyện quái dị ở cõi Lĩnh Nam). Có thể nói, Việt điện u linh và Lĩnh
Nam chích qi là hai tác phẩm đặt nền móng đầu tiên cho thể loại truyện ký
lịch sử ở các thời đại sau.
Quá trình phát triển của thể loại truyện ký chính là một tiền đề nghệ
thuật quan trọng đẩy tới sự hình thành một thể loại mới trong văn học tự sự
Việt Nam, đó là tiểu thuyết lịch sử, hay cịn gọi là loại truyện ký lịch sử
trường thiên. Cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, có tác phẩm Việt Nam khai quốc
chí truyện của Nguyễn Khoa Chiêm, cuối thế kỷ 18, có tác phẩm Hồng Lê
nhất thống chí của nhóm tác giả họ Ngơ Thì, khoảng đầu thế kỷ 19 có tác
phẩm Việt Nam khai quốc chí diễn âm- bộ tiểu thuyết lịch sử đầu tiên bằng
chữ Nôm…
Nếu như chủ đề lịch sử với nội dung yêu nước đã làm nảy sinh những
tác phẩm truyện ký lịch sử và dọn đường cho các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử
ra đời thì chủ đề tình yêu với nội dung nhân đạo lại là cơ sở để tạo nên các tác
phẩm truyền kỳ. Bắt đầu từ Thánh Tông di thảo ra đời khoảng thế kỷ 15, sau
đó vào thế kỷ 16, có tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, thế kỷ 18 có

thêm Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm, khoảng cuối thể kỷ 18 đầu thế
kỷ 19 có Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích…

23


So với truyện ký lịch sử thì truyền kỳ là một bước phát triển mới về
nghệ thuật viết truyện của văn học tự sự trung đại Việt Nam. Từ những cốt
truyện dân gian, các tác giả truyền kỳ đã hư cấu thành những câu chuyện hồn
chỉnh, vừa có yếu tố hiện thực vừa có yếu tố lãng mạn, vừa có tính tư tưởng
sâu sắc vừa có giá trị nghệ thuật cao.
- Từ truyện cổ tích dân gian đến sự ra đời của truyện cổ tích văn học
Dù là một thể loại sáng tác dân gian xuất hiện từ giai đoạn thơ sơ của
tư duy lồi người song truyện cổ tích, cho đến nay vẫn luôn được nhiều thế hệ
say mê không chỉ với người nghe, người kể, người đọc mà cả với đội ngũ
những người sáng tác văn học mọi thời đại. Truyện cổ tích văn học ghi nhận
sự biến thiên, trường tồn của bộ phận văn học này trong lịch sử văn học dân
tộc, thể hiện mối quan hệ, bước chuyển biến từ văn học dân gian đến văn học
viết. Đây là những truyện “có phong cách cổ tích do các nhà văn mới sáng
tác hoặc những truyện cổ tích cũ do các nhà văn viết theo lối mới”. [33,tr.
35], “nảy sinh tương đối sớm trong nền văn học viết cuả một dân tộc và
không ngừng tồn tại, phát triển cho đến ngày nay, mà cội nguồn, nền tảng của
nó chính là kho tàng truyện kể dân gian của các dân tộc bao gồm truyện cổ
tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngơn, truyện cười…trong đó truyện cổ tích
đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hình thành thể loại này”. [69,tr.
47].
Truyện cổ tích văn học đã tiếp tục truyện cổ tích dân gian của mỗi một
dân tộc trong việc phản ánh hiện thực đời sống, những vấn đề đang đặt ra ở
mỗi thời đại. Hướng tới truyện cổ dân gian, các nhà văn nói chung đều tìm
kiếm những giá trị đạo đức thông qua các nhân vật, tham gia luận bàn về

những phạm trù có tính tồn nhân loại như điều thiện và điều ác, công bằng
và bất cơng, chính nghĩa và phi nghĩa..., hé mở niềm tin vào tương lai, ngợi ca
cái tốt đẹp, phê phán, phủ định cái xấu, cái ác, nhỏ bé, thấp hèn… Truyện cổ
tích văn học được cải biến từ truyện cổ tích dân gian và trở thành một hiện
tượng mới của nghệ thuật, nó chỉ giống truyện cổ tích dân gian ở nét phong

24


cách cơ bản, các mơtip chính yếu…điểm khác biệt là các chi tiết, sự kiện, tính
linh hoạt của cốt truyện, nhân vật.
Trần Thế Pháp (khởi thảo Lĩnh Nam chích quái, sau đó là Vũ Quỳnh,
Kiều Phú hiệu đính, bổ sung) và Lí Tế Xuyên (được xem là soạn giả Việt điện
u linh) có thể coi như những người tiên phong trong việc sáng tác thể loại văn
học này. Đến những tác giả của văn học hiện đại như Nguyễn Trọng Thuật
(Quả dưa đỏ), Nguyễn Tuân (Chùa Đàn, Trên đỉnh non Tản), Phạm Hổ
(Truyện hoa truyện quả), Tơ Hồi (Nỏ thần, Đảo hoang, Nhà Chử), một mặt
giữ lấy những đặc trưng cơ bản của cổ tích truyền thống mặt khác lại mặc cho
chúng chiếc áo khoác của thời đại mới, hướng đến những yêu cầu mang tính
thời sự.
Truyện Chuyện nỏ thần của Tơ Hồi có tên trùng với tên truyền thuyết
nảy sinh từ mảnh đất Cổ Loa và được lưu truyền rộng rãi khắp cả nước để ca
ngợi một danh tướng của An Dương Vương là Cao Lỗ đã chế tạo ra chiếc nỏ
thần kỳ, bắn một phát ra hàng vạn mũi tên và giết chết vô số quân giặc. Tác
phẩm này của Tơ Hồi ngồi việc sử dụng ba truyền thuyết: Truyện lẫy nỏ,
Thục An Dương Vương xây thành và Mỵ Châu Trọng Thuỷ cịn sử dụng
truyền thuyết về Đơ Nồi, truyện Lý Ơng Trọng … các truyền thuyết được
móc nối lại với nhau đã làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, vừa quen mà
vừa lạ.
Cũng giống như Chuyện nỏ thần, ở Đảo hoang, Tơ Hồi cũng ghép nối

một số truyện dân gian khác như truyện Thần núi Tản Viên, Sơn Tinh Thuỷ
Tinh vào Sự tích dưa hấu. Tái sinh lại truyện kể dân gian về quả dưa hấu, Tơ
Hồi đã thể hiện những nhận thức sâu sắc về lịch sử và văn minh dân tộc.
“Câu chuyện dưa hấu là tinh thần sức mạnh lớn lao của dân tộc, là truyền
thống chiến đấu chống thiên nhiên, chống ngoại xâm, giành quyền sống và
phát triển qua tất cả các đời”. [25,tr. 10]
Con đường từ truyện cổ tích dân gian đến sự ra đời của truyện cổ tích
văn học vẫn chưa dừng lại ở đó mà nó cịn tiếp tục phát triển, biến thiên mạnh

25


×