Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đương đại (Khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.56 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------LÊ CHUNG THUỶ

PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN TRONG VĂN
HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN
XUÂN KHÁNH, NGUYỄN HUY THIỆP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ CHUNG THỦY

PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA
NGUYỄN XUÂN KHÁNH, NGUYỄN HUY THIỆP)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học dân gian
Mã số: 60. 22. 36

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Anh Tuấn

Hà Nội – 2011




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................... 14
Chương 1: Phong cách tự sự dân gian với vấn đề ảnh hưởng của văn học
dân gian đối với văn học viết ........................................................................ 14
1.1: Đặc trưng của văn học dân gian trong tương quan với văn học viết 14
1.2: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết và những
biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam đương
đại ............................................................................................................. 17
1.2.1: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết ........... 17
1.2.2: Những biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn xuôi
Việt Nam đương đại .............................................................................. 26
Chương 2: Các yếu tố tự sự mang âm hưởng dân gian trong sáng tác
Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp .................................................. 30
2.1: Mạch ngầm dân gian trong xây dựng cốt truyện .............................. 31
2.1.1: Truyện giả huyền thoại, giả cổ tích ............................................ 31
2.1.2: Truyện cũ viết lại ........................................................................ 37
2.1.3: Truyện lồng truyện ..................................................................... 40
2.2: Mạch ngầm dân gian trong việc tạo dựng không gian và thời gian
nghệ thuật ................................................................................................. 42
2.2.1: Không gian nghệ thuật ............................................................... 42
2.2.2: Thời gian nghệ thuật .................................................................. 55
2.3: Mạch ngầm dân gian trong xây dựng hệ thống nhân vật .................. 60
2.3.1: Nhân vật xuất thân từ huyền thoại ............................................. 60
2.3.2: Nhân vật nữ ................................................................................ 64
2.3.3: Nhân vật cộng đồng .................................................................... 68
Chương 3: Một số tín hiệu nghệ thuật dân gian trong sáng tác Nguyễn
Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp ................................................................ 72


116


3.1: Biểu tượng, mơtíp dân gian ............................................................... 72
3.1.1: Biểu tượng dân gian ................................................................... 72
3.1.2: Môtip dân gian ........................................................................... 89
3.2: Ngôn ngữ dân gian ............................................................................ 94
3.2.1: Ngôn ngữ dân gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ....... 94
3.2.2: Ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn - Nguyễn
Xuân Khánh .......................................................................................... 99
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 109

117


PHẦN MỞ ĐẦU
1: Lí do chọn đề tài
1.1: Văn học dân gian và văn học viết, hai bộ phận hợp thành
của nền văn học Việt Nam ln có mối quan hệ qua lại tương hỗ lẫn
nhau. Trong đó văn học dân gian nói riêng, văn hóa dân gian nói
chung chính là cơ sở nền tảng vững chắc và là nguồn thi liệu, nguồn
cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho văn học thành văn. Đặc biệt
trong thời đại toàn cầu hố ngày nay, việc các tác giả tìm về với
những sáng tác dân gian, hấp thụ tinh hoa nghệ thuật truyền thống để
tạo nên những tác phẩm đặc sắc, vừa mang nét truyền thống dân gian
vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện tại đã tạo nên sự phong phú và
sức hấp dẫn của nền văn học.
1.2: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh với tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn (đạt giải thưởng tiểu thuyết Hội nhà văn Việt Nam
2006) và tác giả Nguyễn Huy Thiệp, một cây bút truyện ngắn xuất
sắc, tiêu biểu nhất của cao trào đổi mới văn học Việt Nam sau năm
1986 có thể coi là những tác giả tiêu biểu của khuynh hướng này.
Không chỉ học tập từ dân gian, vận dụng dân gian mà điều
đáng ghi nhận là các nhà văn đã sáng tạo lại dân gian làm cho kho
tàng văn hoá, văn học dân gian được mở rộng thêm ý nghĩa. Đó
chính là những lí do để chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này.
2: Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học thành văn, cũng như sự tác động mạnh mẽ diễn ra liên tục của
văn học dân gian đối với lịch sử phát triển của nền văn học dân tộc
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với mức độ đậm nhạt cũng
như những khía cạnh tiếp cận khác nhau.

1


Trong đó có những cơng trình mang tính lý luận chung của
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn- Văn học dân
gian, Cao Huy Đỉnh- Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
Đỗ Bình Trị- Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt
Nam…
Bên cạnh đó là những bài viết đi sâu vào một số khía cạnh cụ
thể trong sự tác động qua lại giữa hai hệ thống nghệ thuật: Vai trò
của văn học dân gian trong sự phát triển của văn học dân tộc- Đặng
Văn Lung, Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các
thể loại tự sự trong văn học Việt Nam- Kiều Thu Hoạch…
Ngoài ra một số cơng trình tập trung nghiên cứu những ảnh
hưởng của văn học dân gian trong các sáng tác hiện đại: Vai trị của

văn học dân gian trong văn xi hiện đại Việt Nam - Võ Quang
Trọng, Vai trị của văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà
văn hiện đại- Phạm Thị Trâm, Mạch ngầm cổ tích trong dịng chảy
văn học dân tộc, Song đề truyền thống - hiện đại trong điểm nhìn
nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi mớiBùi Thanh Truyền…
Những cơng trình nghiên cứu sự tiếp thu yếu tố dân gian ở
hai tác giả Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp: Những ngọn
gió Hua tát của Nguyễn Huy Thiệp như những hình mẫu các truyền
thuyết văn học - Philimonova, Nguyễn Huy thiệp- Hợp lưu giữa
nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại- Nguyễn Thị Tuyết
Nhung, Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn của Trần Thị An, Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyền
thoại trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh- Đoàn Ánh
Dương …

2


Có thể thấy, những nghiên cứu về ảnh hưởng của văn học
dân gian trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy
Thiệp mới chỉ dừng lại ở những cơng trình, những bài viết khai thác
trên một hoặc một số khía cạnh riêng lẻ chứ chưa được tìm hiểu một
cách hệ thống và tồn diện. Tuy nhiên đó có thể coi là những gợi dẫn
vấn đề bổ ích và quý báu để chúng tôi tiếp tục triển khai trong luận
văn này.
3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn lựa chọn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh (NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2006) và một số truyện
ngắn được dẫn từ Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (NXB Hội nhà
văn, 2005) làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài.

Luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu những biểu hiện của
phong cách nghệ thuật tự sự dân gian trong sáng tác của hai tác giả
Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp như: cách thức xây dựng
cốt truyện, hệ thống nhân vật, mơi trường văn hố, ngơn ngữ, mơtip,
biểu tượng.
4: Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm những mục đích sau:
- Có cái nhìn tổng thể và khái quát về ảnh hưởng của văn
học dân gian đối với văn học viết từ đó tìm hiểu những biểu hiện cụ
thể của mối quan hệ này trong các sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Huy Thiệp.
- Qua những biểu hiện cụ thể của phong cách tự sự dân gian
trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp để chỉ
ra điểm đặc sắc, nét truyền thống cũng như điểm hiện đại, sự kế thừa
và đặc biệt là những sáng tạo, cách tân của nhà văn khi quay về với
những giá trị truyền thống nói chung, văn học dân gian nói riêng.

3


5: Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng nguyên tắc phương pháp luận của lí
thuyết hệ thống để chỉ ra những nét khác biệt giữa hai hệ thống nghệ
thuật riêng biệt, thấy được sự tác động ảnh hưởng giữa chúng, chỉ ra
những nét truyền thống và cách tân trong sáng tạo nghệ thuật của các
nhà văn.
- Ngoài ra, luận văn còn vận dụng thêm các thao tác khoa
học như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê…
6: Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần thư mục tài liệu

tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Phong cách tự sự dân gian với vấn đề ảnh hưởng
của văn học dân gian đối với văn học viết.
- Chương 2: Các yếu tố tự sự mang âm hưởng dân gian trong
sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.
- Chương 3: Một số tín hiệu nghệ thuật dân gian trong sáng tác
Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN VỚI VẤN ĐỀ
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIẾT
1.1: Đặc trưng của văn học dân gian trong tương quan với văn
học viết
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của
các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thuỷ và
phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho đến ngày nay. Nó chính là nền
tảng, là ngọn nguồn của nền văn học dân tộc, là kết tinh tư tưởng
thẩm mỹ cho nền văn học viết ra đời và phát triển về sau. Tuy nhiên
giữa văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng:
Nếu sáng tác dân gian mang tính tập thể, tính tập thể được
phản ánh trong sự sáng tạo của cá nhân nhưng không có tên tác giả
thì văn học viết lại nhận thức và tái tạo lại thực tiễn theo những
nguyên tắc chọn lọc và điển hình hố các hiện tượng đời sống, với
nghệ thuật xây dựng nhân vật, với hình thức tư duy trừu tượng cùng
cá tính sáng tạo của cá nhân nhà văn.
Do lưu truyền bằng miệng, ngoài những văn bản đã ghi chép,

tác phẩm văn học dân gian luôn vận động, sửa chữa để ngày càng
gắn với công chúng dân gian hơn. Do vậy văn học dân gian có tính
đa dị bản, quá trình sáng tác và lưu hành là một. Trong khi đó trong
văn học viết, văn bản là cố định, ở đó q trình sáng tác và lưu hành
tách rời và độc lập với nhau.
Hình tượng trong văn học dân gian thường nặng về khái quát
hoá, nhân vật, hồn cảnh khơng cụ thể, khơng xác định. Đặc điểm
nổi trội làm nên tính truyền thống bền vững của văn học dân gian đó
chính là sự lặp lại của các môtip, những công thức sáng tác truyền

5


thống sẵn có. Ngược lại, trong văn học viết, việc xây dựng nhân vật
và hồn cảnh cụ thể điển hình là một nguyên tắc trong sáng tạo nghệ
thuật, vai trò của chủ thể sáng tạo vô cùng quan trọng.
Nếu ngôn ngữ dân gian thường mộc mạc, giản dị, gần với lời
ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân hơn thì ngôn ngữ trong văn học
viết lại được chắt lọc, gọt giũa nhiều hơn và mang đậm dấu ấn cá
tính sáng tạo của nhà văn.
Tuy có những đặc điểm riêng quy định sự khác nhau của mỗi
hệ thống thẩm mĩ nhưng giữa văn học dân gian và văn học viết lại có
mối quan hệ bổ sung, tác động lẫn nhau, mang tính quy luật và phổ
quát. Sự tác động tương hỗ giữa chúng diễn ra trong suốt chiều dài
hình thành và phát triển nền văn học của mỗi dân tộc.
1.2: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết và
những biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn xuôi
Việt Nam đương đại
1.2.1: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết
1.2.1.1: Ở lĩnh vực thơ ca:

Giữa thơ ca dân gian với thơ ca bác học có một mối quan hệ
qua lại vơ cùng khăng khít, bền chặt trong suốt chiều dài lịch sử.
Từ thế kỷ XV, trong thơ Nôm, Nguyễn Trãi đã sử dụng sáng
tạo ngôn ngữ dân tộc. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã vận
dụng sáng tạo vốn văn học dân gian từ việc khai thác chủ đề, đề tài,
ngơn ngữ, hình tượng thơ…
Kế thừa những tinh hoa truyền thống, các nhà thơ ưu tú của
dân tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Đình Chiểu…đã vận dụng nguồn ca dao, tục ngữ và thi pháp
của văn học dân gian như một mảnh đất màu mỡ để sáng tác nên
những bài thơ đậm đà chất dân gian, bám rễ sâu vào lòng dân tộc.

6


Trong đó khơng thể khơng nhắc đến tác phẩm đỉnh cao của dòng văn
học viết thời trung đại- Truyện Kiều.
Tiếp mạch truyền thống, các nhà thơ hiện đại tiếp tục vận
dụng một cách sáng tạo nguồn thi liệu dân gian để làm nên những tác
phẩm đặc sắc. Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy, Bùi Chí Vinh,
Đồng Đức Bốn…đều ít nhiều quay về với “mảnh hồn làng” dân gian.
Với những nhà thơ trẻ trưởng thành sau năm 1975 như Phan
Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh, văn học dân gian đã được vận dụng một
cách đầy linh hoạt. Điều đặc biệt cần ghi nhận là ở những nhà thơ trẻ
là họ đã tạo ra một hướng nghĩ khác cho các hình ảnh dân gian quen
thuộc.
1.2.1.2: Ở lĩnh vực văn xuôi:
- Truyện kể dân gian và sự hình thành các thể loại tự sự văn xuôi
Kho tàng truyện kể dân gian người Việt với thần thoại,
truyền thuyết, cổ tích, sử thi… đã xuất hiện từ rất xa xưa, trước khi

có chữ viết. Đó chính là nền tảng để hình thành nên các thể loại văn
xuôi tự sự. Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích qi là hai tác phẩm
đặt nền móng đầu tiên cho thể loại truyện ký lịch sử ở các thời đại
sau.
Nếu như chủ đề lịch sử với nội dung yêu nước đã làm nảy
sinh những tác phẩm truyện ký lịch sử và dọn đường cho các tác
phẩm tiểu thuyết lịch sử ra đời thì chủ đề tình yêu với nội dung nhân
đạo lại là cơ sở để tạo nên các tác phẩm truyền kỳ. Bắt đầu từ Thánh
Tông di thảo ra đời khoảng thế kỷ 15, sau đó vào thế kỷ 16, có tập
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, thế kỷ 18 có thêm Truyền kỳ tân
phả của Đồn Thị Điểm, khoảng cuối thể kỷ 18 đầu thế kỷ 19 có Tân
truyền kỳ lục của Phạm Q Thích…

7


- Từ truyện cổ tích dân gian đến sự ra đời của truyện cổ tích văn
học
Truyện cổ tích văn học là những truyện “có phong cách cổ
tích do các nhà văn mới sáng tác hoặc những truyện cổ tích cũ do
các nhà văn viết theo lối mới, nảy sinh tương đối sớm trong nền văn
học viết cuả một dân tộc và không ngừng tồn tại, phát triển cho đến
ngày nay, mà cội nguồn, nền tảng của nó chính là kho tàng truyện kể
dân gian…trong đó truyện cổ tích đóng vai trị đặc biệt quan trọng
trong việc hình thành thể loại này”. [69, tr47].
Hướng tới truyện cổ dân gian, các nhà văn nói chung đều tìm
kiếm những giá trị đạo đức thông qua các nhân vật, tham gia luận
bàn về những phạm trù có tính tồn nhân loại: thiện- ác, cơng bằng bất cơng, chính nghĩa - phi nghĩa, hé mở niềm tin vào tương lai, ngợi
ca cái tốt đẹp, phê phán, phủ định cái xấu, cái ác…Được cải biến từ
truyện cổ tích dân gian, truyện cổ tích văn học đã trở thành một hiện

tượng mới của nghệ thuật, nó chỉ giống truyện cổ tích dân gian ở nét
phong cách cơ bản, các mơtip chính yếu…điểm khác biệt là các chi
tiết, sự kiện, tính linh hoạt của cốt truyện, nhân vật. Con đường từ
truyện cổ tích dân gian đến sự ra đời của truyện cổ tích văn học vẫn
chưa dừng lại ở đó mà nó cịn tiếp tục phát triển để phù hợp với
những thay đổi của thời đại. Sự xuất hiện của truyện giả cổ tích,
truyện cũ viết lại trong văn xuôi Đổi mới như là một sự ra đời tất
yếu, hợp quy luật.
1.2.2: Những biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn
xuôi Việt Nam đương đại
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nền văn xuôi Việt Nam
chứng kiến những cách tân mạnh mẽ. Các nhà văn khi quay về với
những giá trị truyền thống, thâu nhận và tái sử dụng những chất liệu

8


dân gian truyền thống đã không chỉ kế thừa dân gian mà điều quan
trọng là họ đã sáng tạo lại dân gian, tạo thêm những huyền thoại mới
từ những huyền thoại đã có với hai phong cách chính là: lối “giả cổ
tích, giả huyền thoại” và “truyện cổ viết lại”.
“Giả cổ tích”- như tên gọi của nó, khơng phải là truyện cổ
đúng nghĩa, chính xác hơn, cũng giống như cổ tích văn học, nó chỉ là
một thứ truyện cổ của thời hiện đại, mang hơi thở của cuộc sống hôm
nay. Từ đó nhà văn có điều kiện thuận lợi để thể hiện cá tính, bộc lộ
quan điểm, thái độ và trách nhiệm cơng dân của mình: Những ngọn
gió Hua Tát (Nguyễn Huy Thiệp), Hồn trinh nữ, Khát của muôn đời,
Nàng tiên xanh xao, Tim vỡ (Võ Thị Hảo), Thợ may (Phạm Hải
Vân), Miêu cẩm (Lưu Sơn Minh)...
Khác biệt với truyện giả cổ tích, truyện cũ viết lại có điểm

tựa là một truyện dân gian truyền thống. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ có
sự lựa chọn đối thoại hoặc đối lập với truyền thống: Bụt mệt (Hoà
Vang), Lầu hạc vàng, Cây đàn Long Môn (Lê Đạt), Trương Chi
(Nguyễn Huy Thiệp), Hoang đường, Trương Chi của tôi (Bão Vũ),
Châu Long, Ngày xưa, cơ Tấm…(Lê Minh Hà)… Ở đó, tiếng nói,
quan điểm của người viết được bộc lộ một cách thẳn thắn, tường
minh hơn, trong khi đó với truyện giả cổ tích, sự bộc lộ tư tưởng,
tình cảm, quan niệm thẩm mĩ của tác giả thường như một ẩn ngữ,
mang ý nghĩa hàm ẩn.
Sự tìm về cội nguồn của văn học truyền thống trong truyện
giả cổ tích và truyện cũ viết lại khơng hề có ý vị phục cổ, cũng
khơng phải là “văn học phỏng theo văn học”, mà là một sáng tác
ngơn từ đúng nghĩa. Ở đó, truyền thống khơng hề tạo ra “sức ì” cho
hiện đại mà ngược lại, ln tạo ra động lực, năng lượng cho sự phát
triển của hiện đại.

9


CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MANG ÂM HƯỞNG DÂN
GIAN TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN XUÂN KHÁNH,
NGUYỄN HUY THIỆP
2.1: Mạch ngầm dân gian trong xây dựng cốt truyện
2.1.1: Truyện giả huyền thoại, giả cổ tích
Được viết theo phong cách của huyền thoại, truyền thuyết,
cổ tích nhưng truyện giả cổ tích chính là những tự sự về xã hội hiện
đại, đề cập đến những vấn đề, số phận của con người đương thời.
Trong Những ngọn gió Hua Tát, Nguyễn Huy Thiệp sử dụng
lối kết cấu đơn giản, bao gồm một hệ thống các sự kiện, trong đó các
sự kiện được kể theo một tuyến thẳng, nhân vật đi từ điểm xuất phát

đến kết thúc tác phẩm một cách tuần tự, sự kiện cũng được sắp xếp
theo một trật tự có vẻ như định sẵn, diễn ra từ nơi này đến nơi khác,
từ thời điểm này đến thời điểm khác theo hướng tịnh tiến.
Mười truyền thuyết được kể lại xoay quanh những con người
đặc biệt và những sự kiện khơng bình thường còn lưu lại trong ký ức
của người dân bản Hua Tát. Chính những sự kiện khơng bình thường
ấy đã làm nền cho mạch diễn biến, phát triển của truyện đồng thời
tạo nên sắc màu huyền thoại, cổ tích cho tác phẩm. Tuy vậy, những
truyền thuyết đó chỉ là những ẩn số bí mật để độc giả giải mã những
vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hiện tại. Qua việc xây dựng kết
thúc truyện, Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn chuyển một thơng
điệp đến với độc giả: Kết thúc có hậu chỉ có thể có trong cổ tích. Cịn
trong cuộc đời thực với đầy rẫy những bất công, ngang trái sẽ khơng
bao giờ có chỗ cho những phép nhiệm màu.
2.1.2: Truyện cũ viết lại
Truyện cũ viết lại có điểm tựa là một truyện dân gian truyền
thống (của Việt Nam hay nước ngồi). Trên cơ sở đó, tác giả đương

10


đại, bằng nhận thức và tình cảm cá nhân sẽ lựa chọn việc đối thoại
hoặc đối lập với truyền thống.
Dựa vào tình tiết về mối tình éo le, sự cam chịu của nhân vật
trước thân phận nghèo hèn để xây dựng hình ảnh chàng Trương Chi
mới của thời đại, truyện ngắn Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp
khơng cịn cái thơ mộng và trữ tình như truyện cổ, khơng cịn hình
ảnh của chàng Trương Chi cam chịu, nhẫn nhục của ngày xưa nữa
mà thay vào đó là một con người do bị dồn nén, o ép đến mức phản
ứng gay gắt đối với xã hội, sẵn sàng văng tục ở bất cứ đâu, bất cứ lúc

nào.
Không lặp lại giản đơn cái cũ, các nhà văn đương đại đã sử
dụng và cắt nghĩa lại, đổi mới, thậm chí nhiều khi đi ngược lại một
số truyền thống cũ. Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn
Xuân Khánh, huyền thoại về ông Đùng, bà Đà cũng mang một màu
sắc mới, khơng cịn là một huyền thoại sáng thế thuần nhất mà là sự
pha trộn của các huyền thoại và cả sự giải thiêng huyền thoại theo
các lớp thời gian thông qua thái độ của từng thế hệ trong tác phẩm.
Có thể nói, truyện cũ viết lại đã phản ánh một cách chân thực
và sinh động nhu cầu “nhận thức lại” của văn học Đổi mới. Những
truyện thành công thường tạo ra được một thứ “phản tỉnh” nghệ thuật
cho con người thời đại trước một số định kiến, lối mịn, thói quen.
2.1.3: Truyện lồng truyện
Một kiểu xâm nhập khác của truyện kể dân gian vào trong
lịng các tự sự đương đại đó là kiểu: truyện lồng truyện. Ở đó truyện
kể dân gian tuỳ theo dụng ý nghệ thuật của tác giả, được trích dẫn
một phần hay nguyên vẹn trong các tác phẩm.
Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, huyền thoại ông Đùng
bà Đà không được đưa vào tiểu thuyết ở tình trạng vẹn nguyên của

11


nó mà được cắt rời thành nhiều mảnh và được xâu chuỗi lại theo một
tuyến tính mới dọc theo tác phẩm, các lớp huyền thoại đan xen vào
nhau: huyền thoại về hai vị thần khổng lồ sáng tạo nên vũ trụ, huyền
thoại về cuộc hôn nhân của hai anh em ruột sống sót sau trận đại
hồng thuỷ, huyền thoại Nữ Oa-Tứ Tượng…
2.2: Mạch ngầm dân gian trong việc tạo dựng không gian và thời
gian nghệ thuật

2.2.1: Không gian nghệ thuật
2.2.1.1: Không gian làng, bản
Trong những sáng tác mang âm hưởng dân gian của hai nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, bối cảnh diễn ra câu
chuyện thường là nông thôn- nơi những bí ẩn, những dấu vết của
huyền thoại được lưu giữ đậm đặc nhất, nơi văn hoá dân gian với
những hoạt động tín ngưỡng lễ hội được bảo lưu và tồn tại với sắc
màu sơ khai nhất.
Mẫu thượng ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lấy bối
cảnh chủ đạo là một ngôi làng Bắc Bộ ở vào giai đoạn đầu thế kỷ XX
với Sông Son, hồ Huyền, núi Đùng, đền Mẫu, mái đình bề thế, ngơi
chùa đổ và cây đa u tịch lốc cốc bình vơi…. Đó cịn là một không
gian của huyền thoại. Huyền thoại bàng bạc tác phẩm, đặc biệt kết tụ
xung quanh đạo Mẫu. Huyền thoại xuất hiện ở trường hợp ông hộ
Hiếu, ở trường hợp anh Mường cô Ngơ, huyền thoại xuất hiện ở các
linh vật, từ con chó đá được mệnh danh là Thần Cẩu đến cây đa đầu
làng, cây gạo cuối làng…
Không gian huyền thoại cũng xuất hiện trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp.Trên con đường đi tìm huyền thoại, các nhân
vật bao giờ cũng có một điểm xuất phát chung: làng quê với đồng

12


ruộng, con đị, bến nước- bởi chỉ ở đó mới cịn có thể lưu giữ rất
nhiều những bí ẩn, những huyền thoại mà cuộc sống văn minh đơ thị
khơng cịn chấp nhận, đã lãng quên và cơ hồ biến mật. Làng quê lưu
giữ những huyền thoại nhưng người ta lại đi tìm nó trong những
khơng gian tù đọng của nhà, chợ, đường phố…Trong Con gái thuỷ
thần, Chương đi tìm Mẹ Cả, thế giới thuộc về anh ta là không gian

bên ngồi: ngồi vườn, ngồi đồng, bên sơng,... và biển (khơng gian
huyền thoại - trong mơ ước). Vượt qua ranh giới này anh ta sẽ gặp sự
cố, gặp tai biến. Với Nguyễn Huy Thiệp càng gần với tự nhiên, vô
vi và hịa mình với tự nhiên (mơi trường nơng thơn, rừng, biển) con
người càng gần với nhân tính, cái thiện, cái đẹp sẽ tỏa sáng. Và
ngược lại càng xa cách tự nhiên (môi trường thành thị) con người
càng xa rời bản ngun đích thực của mình.
2.2.1.2: Tín ngưỡng, lễ hội
Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức
mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được mà khó có
thể nhận thức được.
Tư tưởng bao trùm sáng tác của Nguyến Huy Thiệp là triết
học tự nhiên- nhân bản, một thứ triết học nguyên sơ, bắt nguồn từ tín
ngưỡng phồn thực sâu xa của nền văn hóa cổ Nam Á và Đông Nam
Á.Tự nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trước hết là thiên
nhiên tồn tại khách quan bên ngoài con người, nhân vật được đặt vào
thế đối diện với thiên nhiên bao la, vĩnh hằng để, hoặc là “ngộ” ra
thân phận bé nhỏ, cô đơn, mong manh và phù du của nhân sinh trước
dòng chảy tự nhiên vĩnh cửu, hoặc là tìm về với “bản lai diện mục”
của chính mình, đó cịn là tự nhiên bên trong con người. Con người
tự nhiên trong truyện ngắn của ông là những con người “vô sự với

13


Tạo hóa, trung thực đến đáy”, những người “dám lặn sâu xuống đáy
cuộc đời”, “trần lực để sống”, trung thực với chính mình như Bường
(Những người thợ xẻ), Tổng Cóc (Chút thoáng Xuân Hương)…
Trong cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, yếu tố phồn thực
có một vai trị quan trọng, quyết định hướng triển khai truyện kể này.

Người kể chuyện đã để cho hai nhân vật mang dáng dấp huyền thoại:
ông Đùng, bà Đà chung đụng với trai gái làng, mang đến cho đời
sống tính giao của gái trai làng một màu sắc mới đầy hân hoan, một
khuôn khổ mới làm kinh ngạc những quan niệm thông thường khiến
họ trở thành những kẻ “dị giáo”.
Cùng với tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng
được thể hiện khá rõ trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn
Huy Thiệp. Nó gắn liền với nhận thức về tính phồn sinh, phồn thực
cũng như vai trị “giữ lửa” của người phụ nữ trong gia đình, bộ tộc.
Sự cố kết cộng đồng trong Mẫu Thượng Ngàn được thể hiện rõ nhất
trong niềm tin về Mẫu. Nó khơng chỉ thể hiện trong tâm trí, trong
lịng kính u, tri ân vơ hạn đối với Mẫu mà cịn thể hiện trong
những câu truyện của họ về Mẫu, về những người hầu cận Mẫu.
2.2.2: Thời gian nghệ thuật
Trong các sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy
Thiệp, thời gian nghệ thuật đôi khi mang dáng dấp của thời gian
trong truyện cổ. Ở chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát có sử dụng
lối dẫn viện thời gian quá khứ của truyện cổ tích: Ngày ấy, Năm ấy,
Lần ấy, Hơm ấy…, cơng thức kết thúc cố định kiểu truyện cổ tích
hay sự xuất hiện và trôi nhanh của những sự kiện đặc biệt trong
những thời khắc đặc biệt… Tuy nhiên tính hiện đại của câu chuyện
không hề bị mất đi, hệ thống những lời bình luận trữ tình ngoại đề

14


khiến cho quá khứ đột ngột ngưng kết ở hiện tại, tiếng ngày xưa trở
thành tiếng nói của ngày hơm nay và cả mai sau. Với Mẫu thượng
ngàn, quá khứ đã đổ bóng lên hiện tại và tương lai, quá khứ địi hỏi
được diễn giải và góp phần vào sự diễn giải ấy.

2.3: Mạch ngầm dân gian trong xây dựng hệ thống nhân vật
2.3.1: Nhân vật xuất thân từ huyền thoại
Yếu tố hoang đường, kì ảo, một trong những thủ pháp nghệ
thuật đặc trưng và đặc biệt hấp dẫn của truyện cổ, được đưa vào
trong tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp với nhiều
dạng thức khác nhau trong đó phải kể đến sự xuất hiện của nhân vật
huyền thoại. Ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật huyền thoại
có thể là nhân vật thần kỳ như Then trong Tiệc xịe vui nhất, nhân vật
có phép màu như chiếc tù và trong Chiếc tù và bị bỏ quên, hòn đá kì
lạ trong truyện ngắn Nàng Sinh… Cũng có khi tác giả lấy lại hình
tượng những nhân vật bình thường nhưng mang tính “vấn đề” trong
dân gian để tạo ra một mẫu nhân vật Trương Chi đầy cá tính, tâm
trạng khác hẳn nhân vật Trương Chi đáng thương trong truyện cổ.
Trong Mẫu thượng ngàn, sự hiện diện của ông Đùng, bà Đà cũng đã
tạo nên một huyền thoại mới. Có thể nói, bằng sự sáng tạo của nhà
văn, nhân vật trong truyện cổ đã sống lại trong đời sống xã hội hiện
đại bằng một cuộc đời khác, một lối ứng xử khác, một tâm tư khác…
2.3.2: Nhân vật nữ
Thuộc nền kinh tế nơng nghiệp lúa nước đặc biệt thích ứng
với sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ, trong tâm thức dân
gian người Việt, người mẹ có vị trí, vai trò quan trọng nhất. Thế giới
nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hầu hết, đều là

15


những người phụ nữ mang vẻ đẹp tự nhiên, hồn hậu và sức sống
phồn thực. Họ là cội nguồn bảo tồn sự sống, hơn thế nữa họ cịn
mang thiên tính tái tạo sự sống. Đó là nhân vật chị Thắm trong Chảy
đi sông ơi dịu dàng và một trái tim biết yêu thương, là bé Thu với

một “tâm hồn mẹ” trong trẻo, nguyên sơ luôn che chở và hy sinh cho
cậu bé Đăng (Tâm hồn mẹ), là nàng Bua với đầu tắt mặt tối hồn
tồn qn mình vì chín đứa con hoang (Nàng Bua), là Hếnh, một
người vợ giàu tính hy sinh hiện lên trong niềm ân hận muộn màng
của ông Lù (Nạn dịch)…
Trong cuốn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh, với mạch ngầm vững chắc xun suốt tồn bộ
tác phẩm là đạo Mẫu thì khơng thể thiếu vắng sự xuất hiện hình
tượng của những người phụ nữ. Vai trò thanh tẩy của đạo Mẫu thể
hiện sâu sắc qua nhân vật bà Tổ Cô và cô Mùi. Các khn mặt nữ
khác cũng mang trong mình vẻ đẹp mặn mà, hấp dẫn, và đầy sức
sống như bà Ba Váy, cô Hoa, Nhụ…
2.3.3: Nhân vật cộng đồng
Ra đời, thưởng thức và lưu truyền bởi đông đảo quần chúng
nhân dân nên có thể nói, nhân vật cộng đồng là một hình tượng lớn,
bao trùm và phổ quát trong thể loại văn học dân gian. Trong sáng tác
của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật cộng đồng là
một loại nhân vật quan trọng để các tác giả thể hiện quan điểm,
thơng điệp nghệ thuật của mình.
Với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, nhân vật trung tâm xuyên
suốt trong tác phẩm đó chính là cộng đồng làng Cổ Đình. Các nhân
vật dù có từng đời sống riêng đều được quy tụ vào một mối quan tâm

16


chung, đó chính là tín ngưỡng dân gian của làng. Nhân vật cộng
đồng hiện lên với sự yên ổn, vững chãi được tạo nên bởi những lớp
trầm tích văn hóa lâu đời.
Nếu cộng đồng là nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của

Nguyễn Xuân Khánh thì trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp,
cá nhân mới là nhân vật chính yếu, cộng đồng chỉ có vai trị làm nền
cho hành trình của mỗi cá nhân. Với người Cổ Đình, phép màu hiện
hữu, còn với nhân vật Chương trong chùm truyện Con gái thủy thần,
chỉ có sự cơ đơn hiện hữu, phép màu ở đâu xa quá, chàng phải đi tìm.
Hành trình của Chương là hành trình đầy cơ đơn, cịn hành trình của
làng Cổ Đình là hành trình của cả cộng đồng.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÍN HIỆU NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN XN KHÁNH,
NGUYỄN HUY THIỆP
3.1: Biểu tượng, mơtíp dân gian
3.1.1: Biểu tượng dân gian
3.1.1.1: Biểu tượng Đất
Trong các tác phẩm văn học dân gian và văn học thành văn,
đất cùng với nước- hai cặp phạm trù đối lập là những cổ mẫu quan
trọng, xuyên suốt. Đất cứng cáp, đục thô, ổn định, rộng rãi, ngập tràn
cây cối, nuôi sống mn lồi, đất như người Mẹ có sức sản sinh và
tái sinh, bền bỉ trong một nhịp điệu âm thầm và bao dung.Trong cuốn
tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã để cho Pierre
và René cảm nhận về đất, như một cách thức nhấn mạnh đến đạo
Mẫu, ở cội nguồn đất mẹ nguyên sinh. Với tâm thế của những kẻ
ngoại bang xâm lược, trong suy nghĩ của họ, đất là một biểu tượng
huyền bí, vừa đáng tơn thờ, ngưỡng vọng xen lẫn cả nỗi ám ảnh, sợ

17


hãi thường trực bởi “sự trả thù của đất mẹ”. Ngược lại, đối với
những người dân bản địa, đất không chỉ che chở cho họ khỏi sức
mạnh huỷ diệt, đất còn là sự sống, là cội nguồn sản sinh sự sống.

3.1.1.2: Biểu tượng Cây đa
Tín ngưỡng về cây đa cịn có nguồn gốc sâu xa từ tục thờ
cây, một biểu hiện của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Trong tiếu
thuyết Mẫu thượng ngàn, hình ảnh cây đa hiện hữu sống động cùng
với cuộc sống sinh hoạt cũng như trong đời sống tâm linh của người
dân Cổ Đình.Thân thuộc và gần gũi, cây đa ấy đã tồn tại và chứng
kiến biết bao nhiêu đổi thay diễn ra trong ngôi làng Cổ Đình bé nhỏ:
là nơi những người dân quê thường ngồi chơi, chuyện trị hay nghỉ
chân hóng mát nhưng cũng là một “vị đại thụ linh thần” đầy quyền
uy, biểu tượng của tính thiêng trong khơng gian huyền thoại Cổ
Đình.
3.1.1.3: Biểu tượng Ánh trăng
Theo Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới, trăng là biểu
tượng của biến đổi và sinh trưởng. “Thụ động và sản sinh ra nước,
trăng là ngọn nguồn và biểu tượng của sự sinh sản”. [30,tr. 437].
Qua huyền thoại, folklore, truyện kể dân gian và thơ ca, biểu tượng
trăng nói về thiên chức của người phụ nữ và sức mạnh dồi dào của sự
sống, hiện thân trong những vị thần của khả năng sinh sản thực vật
và động vật, thấm nhuần trong sự tôn thờ Người Mẹ lớn.Trong cuốn
tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, ánh trăng thường xuất hiện trong
khung cảnh lãng mạn, gắn với những cuộc tình say đắm, thấm đẫm
sắc màu phồn thực: Đó là hương vị ngọt ngào của mối tình đầu đời
khơng thể qn giữa anh chàng Phác chân chất và cô Váy đằm thắm,
nồng nàn. Đó là Philippe và cơ Mùi trong một đêm tình kì lạ, ánh

18


trăng như một chất xúc tác khiến cho bản năng người đàn bà trong
Mùi thức dậy, “lên hương”: Trăng không chỉ là một biểu tượng của

vẻ đẹp, của tình yêu, trăng cịn tượng trưng cho sự sống dậy của
vùng vơ thức, vùng bản năng trong mỗi con người.
3.1.1.4: Biểu tượng Nước
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, những ý nghĩa
tượng trưng của nước có thể quy về ba chủ đề chiếm ưu thế: nguồn
sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh.
Nước mang trong lịng nó những hình thái khác nhau: biển,
sông, hồ, đầm, suối, mưa, sương. Soi chiếu qua truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, biểu tượng nước hiện hữu trong những biến thể khác
nhau. Hình ảnh dịng sơng- đó là dịng chảy vơ thường của đời
sống, của những biến dịch, thăng trầm. Dịng sơng- đó là biểu trưng
của nguồn sống và nguồn chết, với chức năng tạo dựng và tiêu hủyđặc trưng của mẫu gốc nước. Ngoài ra, dịng sơng, đó cịn là biểu
trưng cho sức mạnh thanh tẩy và khả năng cứu sinh, là vẻ đẹp của
thiên tính nữ thể hiện cụ thể qua hình ảnh của Mẹ Cả và chị Thắm.
Giấc mơ biển trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp là giấc mơ vượt
thốt khỏi khơng gian tâm tưởng và xã hội, qn tính, tù đọng, đã
ln ràng buộc con người bằng những hệ lụy nhỏ nhoi để đi tìm
một cái gì mới mẻ và tồn vẹn. Đó là chính là hành trình để đi tìm
cái tuyệt đích...Với Nguyễn Huy Thiệp, cổ mẫu đã tạo cho tác
phẩm của ơng một sức hút, sức hút của ngun khí ngàn xưa.
3.1.2: Môtip dân gian
Đặc điểm nổi trội làm nên tính truyền thống bền vững của
văn học dân gian đó chính là sự lặp lại của các mơtip, những cơng
thức sáng tác truyền thống sẵn có. Cũng giống như nhân vật, cốt
truyện, mơtip cổ tích chỉ là những “cái đinh” để cho các nhà văn hiện

19


đại treo lên đó những bức tranh nghệ thuật của mình chứ nó khơng

phải là hạt nhân, là mục tiêu mà các tác giả muốn hướng tới.
Trong chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát của
Nguyễn Huy Thiệp- nhà văn đã sử dụng khá nhiều các mơtip của
truyện cổ tích: thi tài kén rể, khắc phục tai họa, cô gái mồ cơi xấu xí
thoắt trở nên xinh đẹp và trở thành vợ vua, người đàn bà nghèo, nhân
hậu bỗng trở nên giàu có, chàng trai nghèo khó dị dạng diệt hổ dữ
cứu người đẹp tật nguyền… yếu tố cổ tích chỉ làm nền để tác giả gửi
gắm những thông điệp mang tính thời đại, giải quyết những vấn đề
bức thiết đang đặt ra đối với cuộc sống con người đương thời chứ
khơng phải nhằm mục đích phục dựng lại những câu chuyện cổ tích
của một thời quá vãng. Làm mới hóa cổ tích để từ đó nêu bật lên
những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác, về số phận…đang dằn
vặt con người hiện đại, giúp họ sống nhân hậu, hạnh phúc hơn.
Với cuốn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của nhà văn Nguyễn
Xuân Khánh, môtip người khổng lồ thông qua việc xây dựng hai
nhân vật mang dáng dấp huyền thoại: Ơng Đùng, bà Đà cũng là một
mơtip khá phổ biến trong truyện cổ Việt Nam. Tuy nhiên, ở đây cịn
tồn tại cả vấn đề “phản mơtip” khi nhà văn đã để cho nhân vật huyền
thoại bị xua đuổi và thiêu chết. Dường như tác giả có xu hướng
muốn thể hiện những bi kịch trong số phận các nhân vật, muốn đi
vào con đường cảm nhận những nỗi đau tinh thần rất cụ thể và đáng
được chia sẻ của con người.
3.2: Ngôn ngữ dân gian
3.2.1: Ngôn ngữ dân gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn đa dạng trong bút pháp và
việc sử dụng ngơn ngữ, nó tạo nên một Nguyễn Huy Thiệp cá tính,
khơng lầm lẫn với ai khác. Một trong những đặc điểm nổi bật tạo nên

20



đặc sắc của văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp là việc thường xuyên sử
dụng thơ, từ những câu thơ lẻ đến những bài thơ dài. Không chỉ sử
dụng nhiều thơ mà thơ trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp cũng rất đa
dạng trong đó phải kể đến những bài vè, ca dao, đồng dao…mang
âm hưởng dân gian.
Một đặc điểm khác trong ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp là
nhà văn ưa sử dụng những câu văn ngắn, kể sự việc chứ không miêu
tả dài dịng, chữ nghĩa được chắt lọc, nén chặt, hình tượng rất cụ thể
đồng thời chứa đựng sức khái quát lớn. Trên nền nhân vật và mơtip
dân gian, những triết lí trong văn Nguyễn Huy Thiệp cũng mang tính
dân gian hóa. Triết lí dân gian được thể hiện qua những phát ngôn
trực tiếp, qua những ngụ ý sâu xa thường được nén chặt trong câu
nói tự nhiên, bất thần của nhân vật, có khi những lời dẫn chuyện rải
rác được chêm xen vào tạo nên độ lắng đọng cho tác phẩm, chất
chứa những suy tư, liên tưởng sâu xa, nhiều chiều của cuộc sống.
3.2.2: Ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn Nguyễn Xuân Khánh
Là một loại tổ hợp từ cố định quen dùng dễ nhớ, dễ thuộc,
đặc biệt với ý nghĩa có tính văn hóa, giáo dục cộng đồng cũng như
tính khái quát rất cao, thành ngữ, tục ngữ dân gian đã được Nguyễn
Xuân Khánh đưa vào trong tác phẩm. Khảo sát trong Mẫu thượng
ngàn chúng ta có thể nhận thấy, thành ngữ, tục ngữ dân gian được
dẫn theo hai dạng chính. Dạng thứ nhất là thành ngữ, tục ngữ được
dẫn nguyên văn làm cho câu văn giàu hình ảnh, thêm sâu sắc đồng
thời vẫn giữ được nét mộc mạc, giản dị, gần gũi như nó vốn có.
Dạng thứ hai là thành ngữ, tục ngữ được dẫn không nguyên văn. Ở
đó, tác giả chỉ dùng một vài từ hay một vài hình ảnh trong các câu
thành ngữ, tục ngữ quen thuộc từ đó kích thích tư duy, gợi trường

21



×