Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.14 KB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
&-&

TRẦN THANH HIÊN


NGHIÊN CỨU CA DAO KHMER NAM BỘ




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
&-&

TRẦN THANH HIÊN


NGHIÊN CỨU CA DAO KHMER NAM BỘ



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học dân gian


Mã số: 60 22 01 25

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Tiết Khánh

Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn
của TS Phạm Tiết Khánh
Tôi cũng xin cam đoan đề tài này không trùng với bất cứ đề tài luận văn nào đã
đƣợc công bố ở Việt Nam
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài
Ngƣời cam đoan
Trần Thanh Hiên












LỜI CẢM ƠN
Khoa học là công việc của một cá nhân nhƣng nếu chỉ có sự nỗ lực của bản
thân, có thể chân lí sẽ không đƣợc chạm đến một cách toàn diện. Do đó, luận văn thạc
sĩ văn học với đề tài Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ không chỉ của riêng cá nhân
tôi mà đằng sau những con chữ đầy ắp còn là tấm lòng của những ngƣời đã âm thầm

giúp đỡ, hộ trợ và cộng tác cùng.
Trƣớc hết, xin đƣợc cảm ơn gia đình đã luôn hỗ trợ tôi cả về vật chất lẫn tinh
thần trong cả quá trình hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Văn học, cán bộ phòng Sau Đại
học, trƣờng ĐHKHXH & NV, ĐH Quốc Gia Hà Nội đã hƣớng dẫn và giúp đỡ về mặt
tri thức trong quá trình thực hiện các kĩ thuật làm luận văn.
Và sau cùng, xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Phạm Tiết
Khánh - ngƣời thầy đáng kính đã tận tụy hƣớng dẫn tôi trong quá trình sƣu tầm tài
liệu. Thầy không chỉ là ngƣời trực tiếp đặt bút vào sửa chữa những câu từ còn vụng về,
mà quan trọng hơn thầy còn là ngƣời định hƣớng và chỉ ra những vấn đề có tầm chiến
lƣợc, giúp tôi vƣợt qua đƣợc những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài này.






1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1.Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3.Mục đích nghiên cứu 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
6. Đóng góp của luận văn 11
7. Bố cục của luận văn 11
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12

1.1. Giới thuyết về tộc ngƣời Khmer Nam Bộ 12
1.2. Giới thuyết về khái niệm ca dao 19
1.3. Khát quát về văn học dân gian Khmer Nam Bộ 23
1.3.1. Diện mạo văn học dân gian Khmer Nam Bộ 23
1.3.2. Khái quát về Ca dao Khmer Nam Bộ 34
Tiêu kết 36
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CA DAO KHMER NAM BỘ 38
2.1. Ca dao nghi lễ 38
2.1.1. Bài ca nông lễ 39
2.1.2. Bài ca hôn lễ 40
2.1.3. Bài ca tang lễ 50
2.1.4. Bài ca chúc mừng 51
2.2. Ca dao lao động 53
2.3. Ca dao sinh hoạt gia đình và xã hội 62
2.3.1. Ca dao về tình cảm gia đình 62
2.3.2. Ca dao tình yêu đôi lứa 75
Tiêu kết 84
2

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA CA DAO KHMER NAM BỘ…. 85

3.1. Ngôn ngữ 85
3.1.1. Tiếng gốc Khmer trong các bản dịch 86
3.1.2. Tiếng Khmer được Việt hóa trong các bản dịch 87
3.2. Thể thơ 93
3.3. Một số biện pháp nghệ thuật tu từ 96
3.3.1. Nghệ thuật biểu đạt trực tiếp 96
3.3.2. Nghệ thuật so sánh 100
3.3.3. Thế giới hình ảnh - biểu tượng 103
Tiểu kết 110

KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113












3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong đó có tộc ngƣời Khmer tồn tại lâu đời ở
vùng Nam Bộ. Trong quá trình giao lƣu với ngƣời Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm,
ngƣời Khmer ở nơi đây một mặt đã thể hiện và lƣu giữ những nét đẹp thuộc về bản sắc
văn hóa của dân tộc mình, mặt khác cũng tiếp thu những nét văn hóa của các dân tộc
anh em cùng cộng cƣ trong không gian sinh tồn ở phía Nam của Tổ quốc. Do đó, sự
giao lƣu, tiếp biến văn hóa giữa dân tộc Khmer với các dân tộc Việt, Hoa, Chăm,
…bộc lộ trên nhiều lĩnh vực văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể. Công việc sƣu
tầm hay tập hợp lại các vốn văn hóa riêng đó giúp ta nhận ra đƣợc bản sắc riêng của
từng dân tộc, và phần đóng góp của các dân tộc ấy vào dòng suối nguồn ngọt ngào của
văn học dân gian Việt Nam.
Ngƣời Khmer Nam Bộ có một quá trình khai khẩn vùng đất thuộc hạ lƣu sông
Mê Kông, đồng thời dân tộc này đã sáng tạo cho mình một kho tàng văn học truyền

miệng độc đáo, tồn tại cho đến ngày nay. Đi sâu vào kho tàng ấy, ta có thể hiểu đƣợc
tâm tƣ ngƣời Khmer trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Có thể nói, với thời hiện đại hóa ngày nay, khi mà một số nét đẹp dân gian
truyền thống mang giá trị tinh thần lớn lao đang ngày một phai nhạt và bị lãng quên,
thì việc sƣu tầm, phát hiện, hệ thống lại vốn văn học dân giã ấy là một việc làm vô
cùng cần thiết. Ca dao dân ca không chỉ phản ánh tâm tƣ tình cảm của con ngƣời, mà
còn mang tính xã hội và ý nghĩa thực tiễn cao, nó diễn ra trong mọi phong tục, mọi
nếp sống, mang hơi thở của cái thƣờng nhật, khác với không gian thẩm mĩ của thần
thoại, truyền thuyết hay cổ tích vốn là những thể loại có nội dung phản ánh với độ lùi
của thời gian rất xa. Văn học dân gian Khmer Nam Bộ trƣớc đây đã đƣợc sƣu tầm và
nghiên cứu trong nhiều công trình. Việc phân lập hệ thống các thể loại văn học và tìm
hiểu các thể loại Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích, Truyện Cƣời đã đƣợc nhiều tác
giả thực hiện. Tuy nhiên, phần ca dao dân ca, thành ngữ tục ngữ, đồng dao còn chƣa
đƣợc nghiên cứu nhiều, chƣa đƣợc chú trọng nhiều trong kho tàng văn học dân gian
ngƣời Khmer. Trong luận văn “Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ”, chúng tôi muốn
4

đóng góp phần nào cách hiểu của mình về ngƣời Khmer, đồng thời chỉ ra ca dao dân
ca là một bộ phận quan trọng trong dòng chảy của văn học dân gian Khmer Nam Bộ.
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sẽ triển khai tập hợp trên các nguồn tài liệu
đã công bố và in thành văn bản về ca dao dân ca của ngƣời Khmer. Từ những tƣ liệu
thu thập đƣợc, chúng tôi chắt lọc và phân chia thành các nội dung cụ thể của ca dao
dân ca nhƣ: nghi lễ, gia đình, lao động, tình yêu…Quan trọng hơn là chúng tôi luôn sử
dụng phƣơng pháp liên ngành để chỉ ra đƣợc những nét độc đáo của ngƣời Khmer gửi
gắm trong ca dao dân ca.
Trên bình diện nghiên cứu về văn hoá Nam Bộ lâu nay, theo nhận định của
nhóm tác giả Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh trong đề án nghiên cứu khoa học trọng điểm Những vấn đề xã hội-
nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005-2010, thì các vấn đề kinh tế đƣợc quan tâm
nhiều hơn các vấn đề văn hóa xã hội. Nhƣng nếu xét kĩ thì nhiều vấn đề kinh tế xã hội

lại có nguyên nhân từ khía cạnh văn hóa. Do vậy, tiếp tục phát huy và bảo tồn văn hóa
dân tộc ở vùng Nam Bộ, trong đó có tộc ngƣời Khmer là một nhiệm vụ hàng đầu và là
một hƣớng nghiên cứu có nhiều triển vọng để giải quyết nhiều vấn đề khác có liên
quan.
Luận văn Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ cũng lấy nền tảng từ hƣớng
nghiên cứu nêu trên. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ khẳng định giá trị của ca dao dân ca
đối với đời sống tinh thần của ngƣời Khmer Nam Bộ, qua đó góp thêm phần vào việc
giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của ngƣời Khmer Nam Bộ trong cuộc sống ngày
nay.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học dân gian Khmer Nam Bộ đƣợc sƣu tầm và nghiên cứu muộn hơn so
với văn học dân gian các dân tộc thiểu số khác. Năm 1983, trong lời giới thiệu cho
cuốn Truyện cổ Khmer Nam Bộ, tác giả Huỳnh Ngọc Trảng đánh giá:
“Trƣớc cách mạng tháng Tám 1945, những tập sách hay bài nghiên cứu về
đồng bào Khmer Nam Bộ có đề cập đến các mặt lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, dân tộc
học, … nhƣng phần thực sự gọi là văn học dân gian thì chƣa có gì đáng kể ngoài việc
đƣa ra một số truyền thuyết còn hạn hẹp…
5

Dƣới thời thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, vấn đề sƣu tầm và nghiên cứu
văn học dân gian Khmer Nam Bộ cũng không đƣợc chú ý. Rải rác đây đó, trên các tạp
chí xuất bản ở Sài Gòn, ngƣời ta thỉnh thoảng bắt gặp đôi chuyện kể Khmer Nam Bộ
đƣợc giới thiệu một cách tình cờ, tùy tiện. [69, tr.3]”
Nhận định nêu trên là một trong những cơ sở quan trọng để đối chiếu và tham
khảo khi nghiên cứu Văn học dân gian Khmer Nam Bộ.
Từ sau năm 1945, Nguyễn Đổng Chi có trích dẫn một số dị bản về truyện kể
của ngƣời Khmer Nam Bộ để làm so sánh cho các truyện của ngƣời Việt. Những
nghiên cứu nặng về lịch sử nhƣ: đất nƣớc Phù Nam, ngƣời Việt gốc Miên khiến cho
văn học dân gian Khmer Nam Bộ là một đề tài sôi nổi cho giới nghiên cứu trong
những năm sau này.

Trƣớc năm 1975, văn học dân gian Khmer Nam Bộ đƣợc sƣu tầm chủ yếu nhờ
các tác giả ngƣời Pháp. Theo tác giả Trƣờng Lƣu [48], những tên tuổi nhƣ Barrault,
Francois Martine, Louis Malleret…đã có nhiều bài báo viết về văn hoá ngƣời Khmer.
Tuy nhiên các tài liệu nêu trên thƣờng không phân biệt giữa ngƣời Khmer ở
Campuchia và ở Nam Bộ. Ông còn viết: “ trong vòng chiếm đóng của Mỹ ở Sài Gòn,
một số nhà nghiên cứu - chủ yếu là Lê Hƣơng - mới có những công trình biên soạn về
ngƣời Khmer ở ĐBSCL, chủ yếu là thiên về lịch sử (Sử Liệu Phù Nam, Sử Cao Miên,
Ngƣời Việt gốc Miên ). Nhƣng lịch sử hình thành ngƣời Khmer ở ĐBSCL chỉ mới ở
dạng suy luận và phỏng đoán trên cơ sở tƣ liệu chƣa đƣợc xử lí một cách nghiêm túc
lắm nên các tác giả thƣờng lúng túng hoặc khiên cƣỡng khi lách sâu ngòi bút vào
những khía cạnh cần sâu sắc mới xác định đƣợc vấn đề nêu ra [48, tr.8].
Nhận định trên cho thấy một thực tế trong việc sƣu tầm và nghiên cứu văn học
dân gian Khmer Nam Bộ trƣớc năm 1975 chƣa chú trọng vào việc nghiên cứu văn học
dân gian mà nặng về văn hóa lịch sử. Sau khi đất nƣớc thống nhất, công tác sƣu tầm và
tập hợp các nguồn văn học dân gian Khmer Nam Bộ mới thực sự phát triển. Ở Nam
Bộ, phần lớn công việc vẫn nhờ vào đội ngũ giảng viên và sinh viên các trƣờng đại
học ở Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên qua khảo sát, chúng tôi nhận
6

thấy văn học dân gian Khmer nói chung và ca dao dân ca nói riêng, chƣa đƣợc sự chú
ý của nhiều tác giả.
Năm 1969, Lê Hƣơng xuất bản cuốn Người Việt gốc Miên, ông viết: “Chúng
tôi cố gắng sƣu tầm những tài liệu về nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong tục,
tập quán, tôn giáo, văn hóa giáo dục, kinh tế, địa danh, lịch sử, thắng cảnh….với chút
tham vọng: mong giúp độc giả tìm hiểu những gì cần biết về ngót triệu đồng bào anh
em của chúng ta” [15, tr 6]. Năm 1990, Cuốn sách Văn hóa và cư dân đồng bằng sông
Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đƣờng và tiếp đến, năm 1993,
cuốn Văn hóa người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Trƣờng Lƣu ra đời.
Ba cuốn sách mà chúng tôi nói đến giúp chúng tôi có những tìm hiểu rộng mở hơn về
lịch sử và văn hóa của ngƣời Khmer vùng đất Nam Bộ, từ đó có cơ sở để phân tích sát

thực nội dung thể hiện của các bài ca dao dân ca.
Năm 1997, dễ nhận thấy là cuốn Văn học dân gian Đồng bằng Sông Cửu Long
do Khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Cần Thơ biên soạn phần lớn là sƣu tầm các thể loại
văn vần nhƣ truyện ngắn, truyền thuyết. Điều này thể hiện càng rõ hơn trong nhiều
công trình có quy mô lớn nhƣ: Văn học dân gian Sóc Trăng và Văn học dân gian Bạc
Liêu do Chu Xuân Diên chủ biên, phần ca dao dân ca đã đƣợc tập hợp lại và tách riêng
theo từng địa bàn cƣ trú của ngƣời Khmer, ví dụ nhƣ trong lời giới thiệu có nhắc đến:
“Qua 3 đợt sƣu tầm điền dã tại 4 thị trấn và 25 xã thuộc 6 huyện của tỉnh nhà, đƣợc sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị cùng bà con địa phƣơng các xã ấp, nhóm
chúng tôi đã sƣu tầm đƣợc một khối lƣợng lớn tác phẩm thuộc các thể loại văn học dân
gian” [6, tr 3]. Tuy nhiên theo tập hợp của chúng tôi, thì trong cả 2 cuốn này, nhóm tác
giả mới chỉ sƣu tầm và ghi chép lại đƣợc 77 bài ca dao của ngƣời Khmer.
Qua những tham khảo trên, có thể thấy rõ một thực tế đó là: ca dao Khmer
Nam Bộ đã đƣợc quan tâm, tuy nhiên nguồn tài liệu sƣu tầm chƣa thật phong phú.
Đến năm 2003, sau gần 30 năm lăn lội sƣu tầm vốn văn nghệ dân gian của ông
bà để lại trên khắp các xóm ấp, phum sóc, sau những nếm trải nhọc nhằn vất vả, “đồng
cam cộng khổ” với bà con Khmer, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hoa cho ra đời cuốn sách của
mình. Hai tập 100 làn điệu dân ca Khmer không chỉ dồi dào thêm cho kho tàng ca dao
7

Khmer Nam Bộ mà còn làm nên tên tuổi cho tác giả. Theo nhận định của nhạc sĩ Lƣ
Nhất Vũ – ngƣời đại diện Đoàn sƣu tầm Dân ca Nam Bộ, ông cho rằng: “Nhạc sĩ
Nguyễn Văn Hoa là một trong những chuyên gia am hiểu một cách tƣờng tận, sâu sắc
vốn di sản dân ca các dân tộc ở phía Nam, đặc biệt là dân ca Khmer” [14, tr 4]. Cũng
từ đây, lần đầu tiên chúng tôi đọc đƣợc một nhận định sâu sắc hơn cả của nhạc sĩ Lƣ
Nhất Vũ về tầm quan trọng của ca dao dân ca trong đời sống ngƣời Khmer vùng Nam
Bộ:
“Âm hƣởng dân ca Khmer gợi cho chúng ta cảnh tƣợng chùa chiền, phum sóc
hiền hòa, nép mình dƣới tàn cây thốt nốt trên mảnh đất giồng cao ráo xanh tƣơi. Giai
điệu và nhịp điệu của loại hình âm nhạc dân gian này vốn hình thành và phát triển lâu

đời trên đất phƣơng Nam, toát lên không khí lạc quan, sôi nổi, tƣơi vui, rộn ràng, pha
lẫn sắc thái êm dịu và pha chút trào lộng, dí dỏm. Ngƣời hát và ngƣời nghe nhƣ muốn
múa theo giai điệu và tiết tấu. Đó chính là tính cách của con ngƣời vừa sôi nổi, nồng
nhiệt, phóng khoáng, vừa thâm thúy sâu xa, vừa bình dị chân thành….Biểu hiện qua đề
tài, nội dung lời hát và hình tƣợng âm nhạc, xuyên suốt qua nhiều thể loại, bà con
Khmer vốn năng nổ trong lao động sản xuất, trong đấu tranh với thiên nhiên và xã hội.
Hễ làm gì, gặp gì thì hát nấy! Từ việc ru con, ru cháu, đến việc đi săn, đâm cá sấu, đến
việc cƣỡi voi, giã gạo, phơi lúa, đuổi chim, bơi thuyền, đua ghe ngo, cƣới hỏi….bất kể
công việc gì, cảnh vật gì đều có bài hát để ngợi ca, không chỉ nhằm tái tạo khung cảnh
và hành động của con ngƣời mà còn thể hiện những tâm trạng xúc cảm, những nhận
thức thẩm mỹ, những tình cảm trong sáng mang tính truyền thống lâu đời”. [14, tr 3].
Trên đây là những công trình sách mà chúng tôi có thể khai thác vốn tài liệu
về mặt văn bản ca dao Khmer Nam Bộ, ngoài ra còn có các tài liệu lẻ từ các nguồn tạp
chí, báo mạng, hay một số chƣơng trình phóng sự về văn hóa ngƣời Khmer vùng Nam
Bộ.
Về công trình Luận án Tiến Sĩ, Luận văn Thạc Sĩ hay Nghiên cứu khoa học có
liên quan, năm 1997, công trình Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Văn hóa với tên đề tài:
Diện mạo văn học dân gian Khmer ở Trà Vinh của Huỳnh Anh Tuấn đã đƣa ra đƣợc
các thể loại văn học dân gian Khmer trong một vùng văn hóa nhất định là tỉnh Trà
8

Vinh, tuy nhiên lại nêu một cách tổng quát, chƣa hoàn toàn đi vào phân tích cụ thể một
khía cạnh thể loại nào.
Đến năm 2007, công trình Luận án Tiến Sĩ: Khảo sát truyện cổ dân gian
Khmer Nam Bộ (qua truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích) của Phạm Tiết Khánh
đã bƣớc đầu phân loại và có sự đánh giá sơ bộ về giá trị của các thể loại văn học dân
gian của ngƣời Khmer ở Nam Bộ.
Năm 2008, công trình Luận văn Thạc Sĩ: Giá trị văn hóa thực tiễn trong
truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ của Huỳnh Vũ Lam đã đánh giá khái quát đƣợc
sự ảnh hƣởng của văn hóa Khmer đến văn học dân gian Khmer nói chung, truyện cƣời

dân gian nói riêng. Ở đây, tác giả cũng có nhận định: “Ca dao và truyện cƣời là hai thể
loại mang âm hƣởng của cuộc sống hàng ngày, của những sinh hoạt văn hóa diễn ra
thƣờng nhật, quen thuộc nhất với ngƣời Khmer xƣa và nay”.
Gần đây nhất, năm 2008, chúng tôi tìm đƣợc một số biên luận trong Hội thảo
Khảo sát các giá trị Văn hoá đặc trƣng đồng bằng Sông Cửu Long, do Bộ Văn hoá –
Thông tin tổ chức tại đại học Cần Thơ nói riêng về ca dao Khmer, mà tiêu biểu là bài
phát biểu của tác giả Hồ Tĩnh Tâm với bài viết Đi tìm vẻ đẹp của ca dao dân ca trong
cộng đồng các dân tộc người Nam Bộ, ông đã viết: “Vốn là một dân tộc có truyền
thống văn nghệ, ngƣời Khmer đã sáng tạo ra nhiều loại hình ca vũ độc đáo, từ điệu
múa trống Xà zăm, múa vui Krap, múa gáo dừa Tro jok, múa Chằng khum- rông, đến
các điệu hát A- yay trữ tình, hát đối đáp Prop- kay, Chằm riêng- chàpay, ca đàn kể
truyện cổ, và vƣơn tới những hình thức sân khấu hoàn chỉnh nhƣ kịch múa Robăm và
kịch hát Yu- kê” [… ]. Hồ Tĩnh Tâm đã đƣa ra một cái nhìn tổng quát về các thể loại
trữ tình trong kho tàng văn học dân gian Khmer Nam Bộ.
Từ những công trình đã công bố trên, chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu ca dao
Khmer Nam Bộ một cách cụ thể và kĩ càng là cần thiết, để góp phần làm dồi dào thêm
nguồn tài liệu nghiên cứu về cộng động ngƣời Khmer trong quần thể vùng văn hóa
Nam Bộ.
3. Mục đích nghiên cứu
9

Từ cơ sở lịch sử vấn đề, đề tài Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ có mục đích
tập hợp lại các văn bản ca dao Khmer và phân tích các nét đặc trƣng về nội dung và
nghệ thuật, dựa trên nét văn hóa của ngƣời Khmer trong thời đại xƣa và nay. Qua đó,
luận văn cũng góp phần làm rõ những màu sắc riêng của thể loại văn học này trong
kho tàng văn học dân gian ngƣời Khmer và trong dòng văn học dân gian của dân tộc.
Do vậy, luận văn này phải đạt ba nhiệm vụ cơ bản:
Một là, tập hợp các văn bản ca dao Khmer hiện đã ghi chép lại trong các công
trình sách và nguồn báo chí.
Hai là, tiến hành phân tích, đánh giá toàn bộ tƣ liệu có đƣợc để tìm ra đặc

điểm nội dung của ca dao Khmer Nam Bộ trong dòng chảy văn học dân tộc.
Ba là, khảo sát sự giao thoa của loại hình này trong đời sống thực tiễn để tìm
hiểu tác động qua lại giữa nó với hoạt động tinh thần của ngƣời Khmer Nam Bộ. Từ
đó làm sáng lên những đặc điểm về thi pháp nhƣ thể thơ, hình thức thể hiện, các hình
ảnh biểu trƣng của loại hình này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với 276 bài ca tập hợp đƣợc từ các cuốn sách, báo mạng, chúng tôi xác định
đối tƣợng để khảo sát của mình. Các bài ca này chính là những sáng tác ca dao, những
bài hát dân gian của ngƣời Khmer Nam Bộ. Trong quá trình phân tích, chúng tôi dựa
trên phƣơng diện ngôn từ, phần âm nhạc do những điều kiện khách quan, không thuộc
phạm vi khảo sát của luận văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngƣời Khmer có mặt hầu hết ở 20 tỉnh thành phố Nam Bộ nhƣng đông nhất là
ở 05 tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ (Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc
Liêu). Mỗi tỉnh này đều có trên 5 vạn dân Khmer, nhiều nhất là Sóc Trăng (hơn
400.000 ngƣời). Do đó, phạm vi khảo sát văn bản tài liệu cũng nằm chủ yếu ở các địa
bàn cƣ trú đông dảo của ngƣời Khmer.
10

Vì nguồn tƣ liệu khi nghiên cứu văn học của ngƣời Khmer ở Nam Bộ có biên
độ rất rộng và đa dạng, có liên quan đến khối cộng đồng ngƣời Khmer nói chung, nên
lẽ ra trong mức độ nào đó luận văn phải so sánh đối chiếu với với nguồn tác phẩm, bối
cảnh văn hóa và các lĩnh vực hoạt động tinh thần của ngƣời Khmer bản địa ở
Campuchia để tìm những nét độc đáo riêng của tộc ngƣời này ở Nam Bộ. Tuy nhiên
trong phạm vi luận văn thạc sĩ ngành văn học dân gian, chúng tôi xin chọn những tƣ
liệu văn học dân gian và dân tộc học về ngƣời Khmer đƣợc viết và xuất bản bằng tiếng
Việt ở Việt Nam làm đối tƣợng khảo sát.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu – thể loại văn học dân gian

trữ tình và mục đích đạt đến của đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống, điều này sẽ giúp cho việc nhìn nhận những
nội dung và đặc điểm của ca dao Khmer Nam Bộ trong tổng thể văn học dân gian Việt
Nam thông qua các văn bản ca dao Khmer Nam Bộ mà chúng tôi tập hợp đƣợc.
Phương pháp so sánh dùng để so sánh đối chiếu các khía cạnh của ca dao
Khmer Nam Bộ và ca dao dân ca các dân tộc anh em. Ngoài ra, phƣơng pháp này cũng
giúp chúng tôi dễ dàng so sánh đặc điểm thi pháp của thể loại ca dao dân ca Khmer với
đặc điểm thể loại nói chung để tìm ra những nét tƣơng đồng và dị biệt. Từ cái dị biệt
ấy mới vận dụng các phƣơng pháp bổ trợ lí giải giá trị của thể loại.
Phương pháp thống kê, phân loại dùng để liệt kê các hình ảnh, ngôn từ đƣợc
lặp đi lặp lại, hoặc một số câu ca dao có ý nghĩa tƣơng tự nhƣ nhau. Những số liệu có
đƣợc sẽ giúp chúng tôi nhận xét khách quan hơn về giá trị biểu đạt của các hình ảnh,
các biểu tƣợng trong ca dao Khmer Nam Bộ.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành đóng một vai trò quan trọng trong quá
trình nghiên cứu. Để tìm hiểu sâu sắc hơn các bài ca dao dân ca, chúng tôi vận dụng cả
những kiến thức về lịch sử, địa lý, dân cƣ, vùng văn hóa…để phân tích nội dung cũng
nhƣ lý giải các hình ảnh biểu trƣng.
6. Đóng góp của luận văn
11

Về mặt khoa học: luận văn sẽ hệ thống hóa và phân tích đặc điểm nội dung
cũng nhƣ thi pháp cả thể loại văn học dân gian ở một vùng văn hóa cụ thể là vùng
Nam Bộ, nhằm làm sáng tỏ đƣợc những giá trị của thể loại ấy trong đời sống sinh hoạt,
tín ngƣỡng của ngƣời Khmer. Trong đó, điều quan trọng là tìm hiểu đƣợc những biểu
hiện và tác dụng thực tiễn còn lƣu truyền cho tới ngày nay của ca dao dân ca trong môi
trƣờng văn hóa đã sản sinh ra nó.
Về mặt thực tiễn: luận văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng ca dao
dân ca ngƣời Khmer Nam Bộ nói riêng, văn học dân gian Khmer Nam Bộ và văn học
dân gian Việt Nam nói chung qua các tài liệu mà chúng tôi tập hợp đƣợc. Từ đó, bạn

đọc có thể hiểu hơn về đời sống tâm sƣ tình cảm của ngƣời Khmer gửi gắm qua thể
loại văn học trữ tình này.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở lý luận, làm tiền đề cho
các công trình nghiên cứu có quy mô hơn nhƣ nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu tổng
thể văn học dân gian Khmer.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của
luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng I: Giới thuyết về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng II: Đặc điểm nội dung ca dao Khmer Nam Bộ
Chƣơng III: Đặc điểm thi pháp ca dao Khmer Nam Bộ







12

CHƢƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thuyết về tộc ngƣời Khmer Nam Bộ
Lịch sử vùng đất Nam Bộ đƣợc nói đến trong nhiều khám phá của các nhà khảo
cổ học. Họ cho rằng những di cốt của con ngƣời ở Óc Eo, Ba Thê, Núi Nổi…thì cách
đây khoảng 5000 năm, con ngƣời đã có mặt ở vùng đất này. Đặc điểm địa lý nơi đây là
nƣớc mặt, nhiều bùn lầy, cây dại, dã thú….Vì thế mà cƣ dân sinh sống tập trung ở
vùng tứ giác Long Xuyên và U Minh Thƣợng. Tuy nhiên, những hình ảnh còn lại của
đất nƣớc Phù Nam trong sử sách đã ghi đến nay cũng không có nhiều điều rõ ràng.
Cho đến thế kỉ XVI – XVII, quá trình di dân tự nhiên và đến thời nhà Nguyễn là

những cuộc di dân quy mô lớn của ngƣời Việt, của ngƣời Khmer từ Campuchia tràn
theo sông Tiền, sông Hậu, của ngƣời Chăm Hồi giáo đến vùng Châu Đốc, và của
ngƣời Hoa đi trốn chạy triều đình Mãn Thanh, thì vùng đất này chính thức đƣợc mở
rộng, hình thành một cộng đồng sinh sống của ba tộc ngƣời: Việt, Chăm, Khmer. Đây
cũng là cơ sở khách quan để hình thành vùng văn hóa mang đặc trƣng giao thoa rõ
ràng. Đó chính là một vùng văn hóa trẻ, phong phú, đa dân tộc, đa tôn giáo và đa màu
sắc.
Khái quát về tộc ngƣời Khmer Nam Bộ, có lẽ cần kể đến tên tuổi của Lê Hƣơng
với cuốn Người Việt Gốc Miên. Ở đây, ông nghiên cứu rất sâu về nguồn gốc, dân số,
sinh hoạt (bao gồm xã hội, tôn giáo, tổ chức về đời, văn hóa – giáo dục, kinh tế) và địa
hình. Đặc biệt phần sinh hoạt của ngƣời Khmer vùng Nam Bộ đƣợc ông chú trọng và
phân tích nhiều hơn cả. Dựa vào các tài liệu dân tộc học và khảo cổ học khác, chúng
tôi có thể giới thuyết các nét nổi bật về ngƣời Khmer nhƣ sau: tộc ngƣời Khmer Nam
Bộ thuộc dòng ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Thuộc cùng nhóm
ngôn ngữ này còn có 24 tộc ngƣời khác, phân trên các vùng núi thuộc tỉnh Sơn La, Lai
Châu trải dài đến dãy Trƣờng Sơn và vào tận miền Đông Nam Bộ. Theo cuộc tổng
điều tra dân số năm 1999: Tộc ngƣời Khmer hiện nay có dân số là 1.055.174 ngƣời,
chiếm 8% dân số trong vùng. “Họ chủ yếu sinh sống ở miền Đông Nam Bộ, miền
13

đồng bằng sông Cửu Long, xen lẫn ngƣời Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm…Ngoài ra,
ngƣời Khmer Nam Bộ còn đƣợc gọi nhiều tên khác nhƣ Miên, Việt gốc Miên, Cur,
Cul…”[15, tr 46]. Cũng theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số trên, ngƣời Khmer
có dân số đứng hàng thứ 5 trên tổng số 54 dân tộc sống trên nƣớc ta. Trong đó tỉ lệ
phân bố dân cƣ cao nhất là ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Sóc Trăng: 338.269,
Trà Vinh: 290.932, Kiên Giang:182.058, An Giang: 78.000, Bạc Liêu: 58.132, Cần
Thơ: 35.284, Cà Mau: 20.822).
Về địa bàn cƣ trú, theo nhiều tài liệu, ngƣời Khmer ở đồng bằng Sông Cửu
Long cƣ trú theo rải rác trên nhiều tỉnh thành và tập trung thành ba cụm chính. Tác giả
Đinh Văn Liên trong bài viết Văn hoá Khmer trong quá trình giao lưu và phát triển ở

đồng bằng Sông Cửu Long cho rằng:
…Ngƣời Khmer cƣ trú rải rác hầu khắp 9 tỉnh đồng bằng nhƣng quy tụ vào 3
vùng trọng điểm, mỗi vùng có sắc thái riêng qui định bởi điều kiện thiên nhiên, truyền
thống lịch sử và quá trình cộng cƣ hoà hợp với các dân tộc anh em Việt, Hoa, Chăm.
Tuy nhiên, sự thống nhất vẫn là yếu tố chủ đạo trong văn hoá của đồng bào Khmer ở
toàn vùng đồng bằng: 1.Vùng Trà Vinh-Trà Cú là một trong những vùng cƣ trú cổ xƣa
nhất của ngƣời Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long (…). 2. Vùng ven biển Sóc Trăng
– Bạc Liêu là vùng cƣ trú ven biển của ngƣời Khmer, nổi bật lên yếu tố hoà hợp văn
hoá – nhân chủng giữa ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer 3. Vùng biên giới Châu Đốc, Tri
Tôn, Hà Tiên, Rạch Giá là vùng mang tính cách trung gian giữa ngƣời Khmer đồng
bằng Sông Cửu Long và ngƣời Khmer Cămpuchia. [47, tr.58-59]
Tác giả cũng thừa nhận rằng ngƣời Khmer ở vùng Châu Đốc - Rạch Giá có tiếp
thu những yếu tố Campuchia truyền vào cộng với điều kiện cƣ trú nằm giữa dãy thất
sơn và vùng tứ giác Long Xuyên, nên những cách ứng xử mang sắc thái tƣơng đối
khác so với đồng bào Khmer vùng đồng bằng Trà Vinh-Cửu Long và vùng ven biển
Sóc Trăng-Bạc Liêu.
Tác giả Nguyễn Sĩ Tuấn viết trong bài “Một vài nét khác biệt giữa văn hoá
Khmer Nam Bộ và văn hóa Khmer Campuchia” lại quan niệm có khác:
14

…địa bàn cƣ trú của ngƣời Khmer Nam Bộ cũng có thể chia thành các tiểu khu
vực với những hệ sinh thái đặc thù. Khu vực cao thuộc vùng Châu Đốc, Tri Tôn, Bảy
Núi (thuộc An Giang). Khu vực chuyển tiếp: Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, một
phần An Giang. Khu vực thấp gồm Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc liêu, Cà Mau cƣ trú theo
ven biển … Trong đó khu vực cao có nhiều nét tƣơng đồng với Khmer Campuchia
hơn, còn khu vực thấp mang tính giao thoa đậm nét với văn hóa Việt, Hoa hơn. [49,
tr.717]
Nhƣ vậy có hai khuynh hƣớng phân chia về mặt địa bàn cƣ trú của tộc ngƣời
Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó, vấn đề phân chia vùng Trà Vinh là ven
biển hay thuộc đồng bằng là chƣa thống nhất. Còn gọi Cần Thơ, Vĩnh long và Kiên

Giang và một phần An Giang là khu vực chuyển tiếp thì cũng chƣa ổn bởi tính chất
giáp biên giới của Kiên Giang rất gần với Vùng Tri Tôn của An Giang.
Theo nhiều nhà nghiên cứu khác, ngƣời Khmer Nam Bộ, đặc biệt là ở đồng
bằng Sông Cửu Long có đặc điểm cƣ trú theo 4 hình thức: Cƣ trú trên đất giồng; Cƣ
trú trên đất ruộng; Cƣ trú theo kênh mƣơng và các con rạch nhỏ; và Cƣ trú theo trục lộ
giao thông. Mỗi hình thức cƣ trú ít nhiều cũng có tác động đến các yếu tố kinh tế và
văn hóa, làm cho các quan niệm về một số giá trị cũng khác nhau. So với ngƣời Khmer
ở Campuchia, điều kiện sống của ngƣời Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long có những
nét khác biệt. Cũng là xã hội nông nghiệp lúa nƣớc nhƣng ngƣời Khmer thƣờng tập
hợp nhau lại thành những tập thể láng giếng nhỏ, bám sát đất trồng trọt và gọi là Phum
và cao hơn Phum là Sóc. Các Phum, Sóc không hoàn toàn tƣơng đƣơng với đơn vị
hành chính, nên dù có sự thay đổi thể chế chính trị, ngƣời Khmer vẫn giữ đƣợc tổ chức
xã hội theo kiểu của mình. Điều này không tìm thấy ở Campuchia. Theo giáo sƣ Sôm
Som Un trong Lịch sử Campuchia thì “…Ở Campuchia không có dạng phum nhƣ
vậy, ngƣời ta cất nhà ở rải rác khắp nơi. Nếu nơi nào có dạng phum nhƣ trên, ấy chính
là do ngƣời Khmer gốc từ đồng bằng Sông Cửu Long lên làm ăn sinh sống và lập ra và
dù cho ở đến bao nhiêu đời đi nữa thì họ vẫn giữ nề nếp tổ chức phum nhƣ thế [43,
tr.22]. Do đó, nền văn hoá của ngƣời Khmer sống ở hai quốc gia khác nhau đã có
những bƣớc phát triển khác và cũng từ đó tạo nên sắc thái riêng cho cƣ dân Khmer
15

sống ở vùng đất mới. “Đó là một nền văn hoá ít bảo thủ hơn, trình độ dân trí, xã hội,
nhân văn tiến triển ở nhiều mức khác hơn” [43, tr.55].
Ngƣời Khmer ở Nam Bộ có một tâm lý và cá tính dễ hòa đồng, dân dã, linh
hoạt và gần gũi do nhiều yếu tố tự nhiên lẫn xã hội tác động. “Điều này khác với tính
hƣớng thƣợng, tính chặt chẽ, tính đẳng cấp của xã hội Khmer truyền thống ở
Campuchia” [49, tr.717]. Nét tính cách này đã xây nên một nền văn hóa Khmer Nam
Bộ, mang bản sắc riêng.
Nhiều ngƣời cho rằng, khi nói đến văn hoá Khmer tức là nói đến nền văn hoá
chịu ảnh ảnh hƣởng sâu đậm của triết lí Phật giáo Tiểu thừa. Điều này không sai,

nhƣng rất nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng: Sự phổ biến của Phật giáo
Tiểu thừa trong đời sống tinh thần của ngƣời dân Khmer chính là sự thắng thế của Phật
giáo đối với đạo Bà La Môn. Nói thắng thế không có nghĩa là thay thế, vì trong tâm
thức của ngƣời Khmer vẫn còn một số dấu ấn của Bà la môn giáo, nhất là trong một số
lễ hội, phong tục. Bởi vậy, trong văn hóa, chúng tôi có thể tìm thấy tâm linh tín
ngƣỡng mang dấu ấn mờ nhạt của đạo Bà La Môn, song ở đây cũng tồn tại khá rõ
nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cƣ dân trồng lúa nƣớc nhất là ở một số lễ hội,
phong tục nhƣ lễ chào năm mới Chôl Chnăm Thmây, lễ cúng Sen Đôn Ta, lễ cúng
trăng – cầu mƣa Ốc Om Bóc, lễ Dâng Bông, lễ Dâng Y…Đặc biệt, tầm quan trọng
các ngày lễ của ngƣời Khmer theo tập quán lâu đời, đƣợc tổ chức theo Phật lịch, dù
hiện nay hằng ngày trong đời sống họ vẫn sử dụng dƣơng lịch. Lễ Chôl Chnăm Thmây
có nghĩa là “vào năm mới” (Phật lịch), tức là lễ tết lớn nhất hằng năm của ngƣời
Khmer, còn gọi là lễ chịu tuổi, thƣờng diễn ra vào tháng tƣ dƣơng lịch (tức đầu tháng
Chét của ngƣời Khmer. Đây là thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và mùa mƣa, trong
khi đó, lễ Oóc Om Bok (lễ cúng trăng) lại diễn ra vào thời điểm giữa mùa mƣa và mùa
nắng (tống tiễn mùa ẩm ƣớt để đón ánh nắng mặt trời). Lễ thƣờng kéo dài trong ba
ngày, ngoài ý nghĩa đón mừng năm mới, lễ Chôl Chnăm Thmây còn có ý nghĩa chấm
dứt thời kỳ nắng hạn, bƣớc sang thời kỳ có nắng trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ làm
mùa tới. Theo thƣờng lệ hằng năm gần đến ngày lễ Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmơ
Me lo chuẩn bị rất chu đáo, mà trƣớc hết tập trung vào việc ăn, mặc, ở. Để chuẩn bị
16

cho việc ăn uống, đãi khách, dâng cho chùa, gia đình nào cũng lo chà gạo để sẵn, làm
bánh, chuẩn bị thịt heo, gà, vịt… Nƣớc sinh hoạt cũng đƣợc gánh đầy ghè, chum. Mọi
ngƣời sửa sang bàn thờ Phật, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…Mọi công việc ruộng
rẫy lúc này cũng đƣợc dừng lại, trâu bò trong mấy ngày này cũng đƣợc chuẩn bị rơm
cỏ đầy đủ, để ở trong chuồng hoặc thả tự do ở nơi có điều kiện. Trong đêm giao thừa
trên bàn thờ có bày sẵn năm nhánh hoa, năm cây đèn cầy, năm cây nhang, năm hạt
cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại, ngồi xếp chân phía
trƣớc bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái 3 vái tiễn đƣa Têvêđa cũ và rƣớc Têvêđa mới,

mong đƣợc ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên đƣợc trời sai xuống chăm
sóc dân chúng trong thời gian một năm, hết nhiệm kỳ sẽ có vị khác xuống thay thế.
Sáng ngày thứ nhất (Săngk-ran) là lễ rƣớc “Maha Săngk-ran mới”. Mọi ngƣời đều
đƣợc tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa. Dƣới sự điều hành
của ông Achar, mọi ngƣời xếp hàng đi vòng quanh chánh điện ba vòng rồi làm lễ chào
mừng năm mới. Ngày thứ hai (Wonbót), mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sáng và
buổi trƣa cho các vị sƣ sãi, trƣớc khi ăn sƣ sãi tụng kinh tạ ơn ngƣời làm vật thực.
Buổi chiều thì làm lễ “Đắp núi cát” ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp đƣợc điều
lành theo sự hƣớng dẫn của vị Achar. Hình thức đắp núi cát cũng có nhiều thay đổi so
với trƣớc đây: trong những ngày gần tết ngƣời Khmer đến cửa hàng vật liệu để mua
một số cát, số cát này đƣợc xe chở đổ trƣớc sân chùa, trƣớc để làm lễ, sau làm vật liệu
xây dựng các công trình công cộng. Với sự hƣớng dẫn của vị Achar, ngƣời Khmer
dùng số cát này đắp tháng chín ngọn núi nhỏ có rào chắc bằng tre hoặc vật liệu khác
bao quanh, tám ngọn núi ở tám hƣớng và một ngọn ở chính giữa tƣợng trƣng cho trung
tâm của trái đất và bốn phƣơng tám hƣớng của vũ trụ. Tục đắp cát ý nghĩa ngăn ma
quỷ và những điều không tốt lành, nhắc nhở mọi ngƣời luôn tích công, tích phúc lớn
dần nhƣ núi cát và sẽ lan khắp tám phƣơng. Ngày thứ ba (Lơnsắk), sau khi đã dâng
cơm cho các vị sƣ sãi ở chùa, ngƣời ta làm lễ tắm tƣợng Phật bằng nƣớc có ƣớp hƣơng
thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sƣ cao niên ở chùa, nhằm rửa hết cái cũ, những bụi
bậm của trần thế trong năm cũ, để bƣớc sang năm mới với một thân thể sạch sẽ, hoàn
toàn mới. Tiếp đó, là lễ cầu siêu (Băngskôl). Các vị sƣ đƣợc mời đến tháp lƣu giữ hài
cốt của những ngƣời quá cố để cầu kinh cho linh hồn họ đƣợc siêu thoát. Đến trƣa mọi
17

ngƣời về nhà làm lễ tắm tƣợng Phật thờ trong từng gia đình, rồi chúc mừng cha mẹ,
ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn. Cũng có khi tổ chức lễ tắm ông bà, cha mẹ gọi là để
báo hiếu. [10, tr 1041-1043]. Trong lễ Chôl Thnăm Thmây, hoạt động văn nghệ cũng
đƣợc coi trọng, chùa nào cũng tổ chức văn nghệ, mời đoàn văn nghệ đến phục vụ hoặc
tổ chức văn nghệ nghiệp dƣ tại chùa. Trong đêm cuối cùng, mọi ngƣời vui chơi đờn
hát, nhảy múa, kể chuyện…cho đến khi trời sáng mới thôi. Đối với ngƣời Khmer, chùa

là chỗ dựa tinh thần, nơi tín ngƣỡng tôn nghiêm nhất, trung tâm văn hóa của địa
phƣơng, nơi sinh hoạt cộng đồng, cho nên khi tết đến đồng bào dân tộc Khmer không
chỉ đến viếng chùa mà tất cả đều tập trung ở chùa ăn tết, xem đây là mái nhà chung
của dân tộc mình. Tết Chôl Thnăm Thmây có ý nghĩa rất trọng đại, vừa là ngày mở
đầu của năm mới, ngày mở đầu cho mùa vụ, ngày vui tƣơi hạnh phúc nhất trong năm,
đối với thanh niên nam, nữ coi đây là dịp để trao đổi, tâm sự, hẹn hò…Những lễ hội
này có ảnh hƣởng lớn từ đạo Bà La Môn.
Cho đến nay, khi các lễ hội trong năm đã cắt bớt đi nhiều, bởi lẽ Phật giáo Tiểu
thừa đã trở thành “môi trƣờng sống” cho bất cứ ngƣời Khmer nào. Họ có thể đem của
cải của mình cúng vào chùa, bởi họ quan niệm dâng một thì sẽ đƣợc gấp mƣời nên khi
có điều kiện, họ trích một số lớn để cũng dƣờng để tỏ thành tâm. Họ không sợ nghèo
đói, chỉ sợ chết không đƣợc hỏa thiêu để đem tro vào chùa ở cạnh Đức Phật. Bởi thế,
tâm lý chúng của ngƣời Khmer là thích sống đơn giản, không muốn tranh giành, nghe
và tin những gì thấy trƣớc mắt, ghét ba hoa, trừu tƣợng. Họ rất cần cù, mộc mạc, giỏi
chịu đựng gian khổ, khi họ đã tin cậy ai thì ngƣời đó nói gì họ cũng nghe. Họ có một
tinh thần tự túc, tƣơng trợ lẫn nhau, những việc cất nhà, cƣới hỏi, tang lễ thƣờng nhận
đƣợc sự giúp đỡ của hàng xóm” [15, tr 33]. Tuy nhiên, đôi khi ta vẫn bắt gặp những
triết lý về nhân sinh, những tín ngƣỡng dân gian thể hiện qua các tác phẩm văn xuôi
thì lại in đậm tƣ tƣởng của Ấn Độ giáo.
Nhƣ trên đã nói, nền văn hóa Ấn cung cấp nguồn để tài cho văn hóa nghệ thuật
Khmer. Những yếu tố văn hóa Ấn đặc biệt quan trọng trong các loại hình nghệ thuật
Khmer là: Bà-la-môn, mà tín ngƣỡng Civa là cơ sở tôn giáo; sử thi Ramayana và
Mahabharata cung cấp đề tài, ca ngợi đức tính của giai cấp thống trị và thể thức múa
18

Ấn … [43, tr.73]. Vì thế khi tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến văn hóa dân tộc
Khmer, phải thừa nhận Phật giáo tiểu thừa có tác động sâu sắc đến tất cả những lệ tục
trong cuộc đời mỗi con ngƣời Khmer, nhƣng cũng nên lƣu ý cuội nguồn sâu xa của tín
ngƣỡng tôn giáo Bà La Môn trong tâm thức và quan niệm về cuộc sống của họ. Thế
nên, cho dù Phật giáo Tiểu thừa đã trở thành một “môi trƣờng sống” cho bất cứ ngƣời

Khmer nào nhƣng những triết lí về nhân sinh, những tín ngƣỡng dân gian vẫn còn in
đậm tƣ tƣởng của Ấn Độ giáo. Các khái niệm thần “Neak tà”, “Mahaprum”, quỷ
“Reahu”, chim “Krut”, tiên thần “Krây-no” đều có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo. Lấy
một ví dụ: Cùng theo đạo Phật nhƣng những ngƣời theo tu theo trƣờng phái Đại thừa
(ngƣời Kinh ở Việt Nam, ngƣời Hán ở Trung Quốc) thì quan niệm ngƣời chết là phải
xuống âm phủ, đầu thai kiếp khác; chết là kết thúc một vòng đời để tiếp tục tái sinh ở
một kiếp khác. Lý thuyết “luân hồi”, “nghiệp báo” là một trong những điều mà các tín
đồ Phật giáo đại thừa vẫn thƣờng nhắc nhở nhau. Ngƣợc lại, ngƣời Khmer theo Phật
giáo Tiểu thừa lại cho rằng: “linh hồn của ngƣời là linh hồn cá thể đƣợc sinh ra từ linh
hồn vũ trụ (Brama) nên khi chết phải quay về với vũ trụ. Chính vì vậy nên thân xác
cần đƣợc hỏa thiêu để tiêu trừ tội lỗi, phần thân xác trần tục tiêu tan càng nhanh thì
linh hồn càng mau chóng trở về với vũ trụ” [49, tr.682-683]. Tín ngƣỡng đậm chất Ấn
Độ với các khái niệm Bản ngã (Brama) và Tiểu ngã (Atman) chìm sâu dƣới tinh thần
Phật giáo đã làm cho đời sống tâm thức của ngƣời Khmer Nam Bộ có những nét độc
đáo riêng so với ngƣời Việt và ngƣời Hoa theo Phật giáo Bắc tông. Ngoài ra một trong
những đặc điểm về văn hoá của ngƣời Khmer đáng lƣu ý nữa là khuynh hƣớng biểu
diễn và nghệ thuật tạo hình. Các điệu múa của ngƣời Khmer rất đa dạng và phổ biến.
Hầu nhƣ ngƣời Khmer nào cũng biết múa một vài điệu. Bởi thế mà khuynh hƣớng
biểu diễn của một số môn nghệ thuật mang nhiều đặc điểm hoàn toàn độc đáo so với
ngƣời Việt và ngƣời Hoa ở Nam Bộ.
Về kiến trúc và điêu khắc, nghệ thuật tạo hình của những nghệ nhân Khmer
mang một đặc điểm hoàn toàn độc đáo so với ngƣời Việt và ngƣời Hoa, đặc biệt là
trong các ngôi chùa. Chùa Khmer dù lớn hay nhỏ, ở địa phƣơng nào cũng có công
trình kiến trúc rất công phu, có sự phối hợp bởi những đƣờng nét nghệ thuật độc đáo
và hài hòa thể hiện ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của triết lý Phật giáo, minh họa những
19

hình ảnh cổ xƣa theo tín ngƣỡng dân gian, đồng thời diễn tả những sinh hoạt của cộng
đồng dân tộc Khmer. Chùa Khmer thực sự là một sản phẩm văn hóa dân tộc gắn liền
với cuộc sống của ngƣời Khmer qua nhiều thế kỷ cũng nhƣ trong hiện tại và góp phần

vào công trình kiến trúc của các dân tộc ở vùng đất Tây Nam Bộ. Chúng tôi tìm hiểu
và ghi nhận điều này thông qua các kiến trúc của các ngôi chùa trong từng “phum,
sóc” của ngƣời Khmer nhƣ chùa Âng, chùa Dơi, chùa Ông Mẹt, chùa Bà Om . Nói
một các khái quát thì toàn bộ đặc điểm văn hóa của ngƣời Khmer Nam Bộ có nhiều
đặc trƣng cơ bản, tác động đa chiều của nhiều tôn giáo đến tâm linh và tín ngƣỡng, ảnh
hƣởng rộng tới từng lĩnh vực của đời sống, trong đó có nền văn học dân gian.
Tóm lại, toàn bộ đặc điểm văn hoá của một tộc ngƣời không thể tóm lƣợc trong
một vài trang giấy. Nhƣng qua một vài đặc điểm văn hoá cũng có thể thấy đƣợc nét
đặc trƣng cơ bản của tộc ngƣời Khmer Nam Bộ. Những đặc trƣng này có tác dụng sâu
rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có nền văn học dân gian nói chung, và
thể loại ca dao dân ca nói riêng.
1.2. Giới thuyết về khái niệm ca dao
Ca dao dân ca là một bộ phận lớn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca
dao là khái niệm chỉ thể loại thơ ca trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm con
ngƣời. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chƣơng khúc, giai
điệu dùng để hát hoặc ngâm; dao là bài hát ngắn độ một vài câu.
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi, “thuật ngữ ca dao đƣợc dùng vời nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo
nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là
danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lƣu hành phổ biến trong dân gian có hoặc
không có khúc điệu. Trong trƣờng hợp này thì ca dao đồng nghĩa với dân ca” [12, tr 31
– 32]. Để phân loại ca dao dân ca, cuốn từ điển cũng dựa trên chức năng kết hợp với
hệ thống đề tài thì chia thành ca dao ru con, ca dao tình yêu, ca dao tình cảm gia đình,
ca dao than thân, ca dao trào phúng [12, tr 32].
20

Theo cuốn Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh (chủ biên), phần thể
loại trữ tình dân gian cho Chu Xuân Diên biên soạn, ông cho rằng: “Trong sinh hoạt
văn học dân gian có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát…Ngƣời ta thƣờng hay
nghĩ đến việc diễn xƣớng ca dao, dân ca” [4, tr 410]. Bởi vậy, ông đƣa ra khái niệm:

“Dân ca là những bài hát và câu hát dân gian trong đó cả phần lời và phần giai điệu là
một trong những đặc điểm ấy. Song nói đến dân ca Việt Nam, không chỉ nói đến
những bài, những câu hát nhất định, mà còn là nói đến những hình thức sinh hoạt dân
ca nhất định nữa” [4, tr 411]. Cũng dựa trên cuốn sách này, chúng tôi có thêm chú ý
khi tìm hiểu về đặc điểm và phân loại dân ca Việt Nam: lời ca (câu hay bài), giai điệu
(giọng hoặc làn điệu), hình thức sinh hoạt (hay lề lối hát). Hay nói cách khác, khi phân
tích ca dao dân ca phải chú ý tới mối quan hệ hữu cơ giữa nó với giai điệu và với một
hệ thống câu hát hoặc bài hát nhất định. Từ đây, các tác giả đƣa ra một cách phân loại
ca dao dân ca dựa trên ba mảng màu cơ bản: Sinh hoạt lao động (quan hệ của con
ngƣời với giới tự nhiên); Sinh hoạt gia đình và xã hội (quan hệ của con ngƣời với
nhau); Sinh hoạt nghi lễ (quan hệ giữa con ngƣời với giới tự nhiên và giữa con ngƣời
với các lực lƣợng siêu nhiên do trí tƣởng tƣợng của chính con ngƣời tạo ra).
Bức tranh thứ nhất là sinh hoạt lao động, đặc điểm cơ bản của những bài ca ở đề
tài này là: bằng cách tạo ra và tăng cƣờng tính chất nhịp nhàng cho động tác lao động
và có khi lại giúp con ngƣời nhận thức đƣợc những đặc điểm của quá trình lao động,
những bài ca này có tác dụng làm giảm nhẹ sự mệt nhọc và gây ra sự phấn khích trong
lao động. [4, tr 413 – 414].
Bức tranh thứ hai về sinh hoạt gia đình và xã hội, có thể kể đến những khúc hát
ru hay những lời răn dạy của ông ba cha mẹ dành cho con cháu, của vợ chồng dành
cho nhau, của anh em trong gia đình nói với nhau…Hai bức tranh kể trên có thể coi là
cơ sở chính cho sự phát triển của dân ca Việt Nam.
Bức tranh thứ ba nói đến sinh hoạt nghi lễ. Khi đi vào phân tích các bài ca ở đề
tài này, chúng ta cần nhấn mạnh yếu tố tôn giáo và văn hóa bản địa của mỗi dân tộc là
khác nhau. Có thể là nghi lễ trong lao động, những lễ tiết trong một năm, những nghi
lễ trong một đời ngƣời (sinh đẻ, trƣởng thành, đám hỏi, hôn lễ, ma chay…) hay nghi lễ
21

tế thần. Mỗi dân tộc đều có một hình thức sinh hoạt nghi lễ riêng để thể hiện tập tục,
truyền thống của mình. Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp liên ngành
nhằm làm sáng rõ hơn nét riêng trong truyền thống của ngƣời Khmer Nam Bộ.

Theo Nguyễn Xuân Kính, khi nghiên cứu ca dao dân ca, ta cần chú ý trƣớc tiên ở
việc xác định ranh giới giữa các thể loại. Ông phân biệt cụ thể ca dao với tục ngữ,
thành ngữ. Ông đã khảo sát đƣợc tục ngữ Việt cũng có nhiều câu đƣợc làm bằng thể
thơ lục bát, đôi khi đƣợc gọi là ca dao vì ca dao thƣờng đƣợc sáng tác theo thể thơ này.
Ví dụ nhƣ:
Tranh quyền cướp nước gì đây
Coi nhau như bát nước đầy thì hơn [17, tr 72]
Từ việc xác định trên, ông đƣa ra những khía cạnh dễ phân biệt giữa hai thể
loại này: tục ngữ thiên về triết lí dân gian, tri thức dân gian; ca dao thiên về tình cảm,
có nội dung trữ tình dân gian….Trong sinh hoạt văn hóa, ca dao là những lời thơ dân
gian đƣợc dùng để hát, để ngâm, tục ngữ đƣợc dùng trong khi nói. Trong hoạt động
nói năng, mỗi câu tục ngữ là một câu nói đặc biệt đƣợc dùng xen kẽ vào giữa những
câu nói bình thƣơng khác [17, tr 72]. Tiếp nữa, Nguyễn Xuân Kính còn chỉ ra quan hệ
giữa ca dao và dân ca. Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, thuật ngữ ca dao và
phong dao chính thức ra đời dựa trên những biên soạn của các nhà nho. Mãi đến
những năm 50 của thế kỉ XX, thuật ngữ dân ca mới xuất hiện và chính thức đƣợc sử
dụng trong cuốn sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan biên soạn, in lần
đầu năm 1956). Nhƣ vậy, ca dao dân ca đƣợc hiểu theo nghĩa của hai từ: ca dao và
dân ca. Tác giả Nguyễn Xuân Kính kết luận lại nhƣ sau: Dân ca bao gồm phần lời (câu
hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phƣơng thức diễn xƣớng và cả môi
trƣờng, khung cảnh ca hát. Ca dao đƣợc hình thành từ dân ca. Khi nói đến ca dao,
ngƣời ta thƣờng nghĩ đến lời ca. Khi nói đến dân ca, ngƣời ta nghĩ đến làn điệu và
những thể thức hát nhất định….Ca dao chính là những sáng tác văn chƣơng đƣợc phổ
biến rộng rãi, lƣu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền
vững về phong cách. Ca dao đã trở thành một thuật ngữ chỉ thơ dân gian” [17, tr 78 –
79]. Cũng từ cách hiểu đó, mà cuốn sách đi vào năm khía cạnh để phân tích đặc điểm

×