ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
***___▼▲▼___***
ĐÀO THANH THUỶ
DIỆN MẠO PHỐ CỔ HÀ NỘI NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XX QUA TƯ LIỆU ĐỊA CHÍNH
(Trường hợp ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến)
LUẬN VĂN THẠC SỸ
HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
***___▼▲▼___***
ĐÀO THANH THUỶ
DIỆN MẠO PHỐ CỔ HÀ NỘI NỬA ĐẦU THẾ
KỶ XX QUA TƯ LIỆU ĐỊA CHÍNH
(Trường hợp ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến)
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 31 60
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phan Phương Thảo
HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3. Mục tiêu nghiên cứu 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 9
6. Bố cục của luận văn 10
Chƣơng 3: Không gian tín ngƣỡng phố cổ Hà Nội qua tƣ liệu địa chính (ô
phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lƣơng Ngọc Quyến) 11
CHƢƠNG 1 DIỆN MẠO PHỐ CỔ HÀ NỘI TRƢỚC THẾ KỶ XX 12
1.1. Khu phố cổ Hà Nội trƣớc thế kỷ XIX 12
1.2. Khu phố cổ Hà Nội trong thế kỷ XIX 18
1.2.1. Khu phố cổ Hà Nội từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1873 18
2.1.2. Khu phố cổ Hà Nội trong thời kỳ thực dân 22
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 32
CHƢƠNG 2 34
DIỆN MẠO PHỐ CỔ HÀ NỘI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 34
QUA TƢ LIỆU ĐỊA CHÍNH 34
2.1. Nguồn tƣ liệu địa chính 34
2.1.1. Tư liệu địa chính tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà
Nội 34
2.1.2. Tư liệu địa chính Hà Nội tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước 37
2.1.3. Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến 38
2.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của ô phố Hàng Bạc - Mã
Mây - Tạ Hiện - Lƣơng Ngọc Quyến 39
2.2.1. Phố Hàng Bạc 39
2.2.2. Phố Mã Mây 41
2.2.3. Phố Tạ Hiện 43
2.2.4. Phố Lương Ngọc Quyến 43
2.3. Diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thể kỷ XX qua tƣ liệu địa chính (ô
phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lƣơng Ngọc Quyến) 45
2.3.1. Các đề án quy hoạch đô thị Hà Nội của thực dân Pháp 45
2.3.2.Quy mô và cơ cấu sử dụng đất 51
2.3.3. Sở hữu Nhà đất 59
2.3.4. Không gian ở 66
2.4 Tiểu kết chƣơng 2 77
CHƢƠNG 3 79
KHÔNG GIAN TÍN NGƢỠNG PHỐ CỔ HÀ NỘI QUA TƢ LIỆU ĐỊA
CHÍNH 79
(ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lƣơng Ngọc Quyến) 79
3.1. Không gian tín ngƣỡng của ngƣời Việt trong khu phố cổ qua tƣ liệu địa
chính 79
3.2. Không gian tín ngƣỡng của ngƣời Hoa trong khu phố cổ qua tƣ liệu địa
chính (ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lƣơng Ngọc Quyến) 85
3.2.1. Tầng lớp thương nhân Hoa kiều trên vùng đất Thăng Long - Hà Nội85
3.2.2. Hội quán người Hoa trong ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện -
Lương Ngọc Quyến 91
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 93
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hà Nội 36 phố phường
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh
Nói tới Hà Nội không thể không nhắc tới khu phố cổ, với cái tên gắn liền
với người Hà Nội - “36 phố phường” - một không gian lịch sử mà bề dày thời gian
tính bằng thiên niên kỷ, một di sản văn hóa có giá trị về nhiều mặt. Phố cổ là nơi
bảo lưu ký ức, một yếu tố nhân lõi tạo nên diện mạo phản chiếu tinh thần người
Hà Nội. Khu phố có mặt bằng tựa hình lá cây với trục chính là dãy phố Hàng Đào
chạy thẳng tới chợ Đồng Xuân. Hai “phiến lá cây” là các đường phố nhỏ tỏa ra hai
bên, về phía Đông kéo dài tới đê sông Hồng, phía Tây đến sát khu Thành cổ.
Có khu phố cổ, hệ thống di sản văn hóa ở Hà Nội trở nên độc đáo, phong
phú hơn, vị thế của Hà Nội càng đặc biệt hơn so với các thành phố khác trong khu
vực và trên thế giới. Đó là yếu tố quan trọng tạo thành bản sắc Hà Nội, kích thích
sự phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm gần đây, với đà phát triển kinh tế của đất nước, quá trình
đô thị hóa ở Hà Nội gia tăng mạnh mẽ. Trong bối cảnh ấy, các đô thị cổ Việt Nam
nói chung và khu phố cổ Hà Nội nói riêng bị đe dọa bởi đô thị hóa và sự quá tải về
mật độ dân cư. Hình ảnh khu phố cổ Hà Nội khoảng 10 năm trước, chưa nói là
hàng trăm năm trước, đã khác xa so với hiện nay. Nó không chỉ thay đổi về diện
mạo mà còn khác biệt về lối sống, hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt văn
hóa - xã hội, tổ chức không gian nhà ở, đường phố, khu phố…
Có thể nói, từ thực tế lịch sử, con người và thời gian đã có những tác động
tích cực cũng như tiêu cực tới không gian và các cấu trúc vật chất trong khu phố
cổ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, nhiều nhà khoa học, quản lý đã
nghiên cứu để bảo tồn và phát triển khu 36 phố phường, đưa nó trở thành điểm
nhấn du lịch văn hóa - lịch sử có tính đặc biệt của thủ đô.
Chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa thôi, Hà Nội sẽ bước vào thời điểm
1000 năm. Trong 10 thiên niên kỷ đã qua, đã có rất nhiều thăng trầm nhưng Thăng
Long – Hà Nội vẫn luôn khẳng định vị thế trung tâm đất nước với tầm nhìn thiên
niên kỷ của Lý Thái Tổ. Những nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội, vì thế càng
cần thiết hơn, nhất là trong thời gian hiện nay.
Với yêu cầu thực tiễn đặt ra, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu Diện mạo phố
cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính (ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây
- Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến) với hi vọng tái hiện phần nào diện mạo phố cổ
Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX trong sự vận hành và cấu trúc của nó, tiếp cận với việc
nhận diện khu vực này trong một thế kỷ đã qua. Và rồi, từ những điều của ngày
hôm qua, chúng ta có thể suy nghĩ đến những điều của ngày hôm nay và của ngày
mai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
a) Trước 1945
Ghi chép của các sử gia phong kiến Việt Nam, tìm thấy qua các bộ sử lớn
như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Việt Sử
thông giám cương mục, Đại Việt thông sử….là nguồn sử liệu văn bản quan trọng
để chúng ta tìm hiểu lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Bên cạnh nguồn tư liệu chính
thống, những ghi chép, du ký của cá nhân như Ký sự lên kinh của Lê Hữu Trác, Vũ
trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề đã ghi
chép các mẩu chuyện về khu phố phường buôn bán. Những tài liệu này ghi lại
những điều được tác giả chứng kiến nên có nhiều giá trị thông tin khác nhau.
Thế kỷ XVI đến XVIII là thời kỳ hưng thịnh của nền thương mại trên biển.
Nhiều thương nhân, giáo sĩ phương Tây đến Thăng Long - Kẻ Chợ vào thời gian
này đã để lại nhiều mô tả có giá trị về diện mạo kinh thành, đời sống buôn bán của
cư dân kinh kỳ. Có thể kể đến những ghi chép của Baldinotti, Samuel Baron,
William Dampier, Alexandre De Rhodes Vào những năm cuối thế kỷ XIX và
đầu thế kỷ XX, đi cùng với đoàn quân Pháp xâm lược là một số nhà nghiên cứu
người Pháp đã dành nhiều thời gian ghi chép, khảo cứu về Hà Nội. Đáng chú ý là
Ch.Labarthe với Hà Nội - thủ đô của Bắc Kỳ (1883); G.Doumoutier với Các ngôi
chùa Hà Nội (1887); Hà Nội - thủ đô của Bắc Kỳ (J.Boissiere, 1894); Hà Nội và
vùng phụ cận (Cl.Madrolle, 1912), Hà Nội 1873-1888 (André Masson)… Những
khảo cứu của các tác giả người Pháp đã định vị hình ảnh đô thị Hà Nội trước khi
có những đổi thay quan trọng của quá trình đô thị hóa được tiến hành vào những
năm cuối cùng của thế kỷ XIX, diễn ra mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX dưới chính
sách quy hoạch của người Pháp.
Nửa đầu thế kỷ XX, để phục vụ cho nhu cầu quy hoạch và xây dựng Hà
Nội thành “thủ phủ của liên bang Đông Dương”, Sở kiến trúc Đông Dương do
Ernest Hébrard
1
đứng đầu, sau đó là Louis Georges Pineau đã tiến hành nghiên
cứu các đặc trưng trong cấu trúc không gian đô thị, từ đó tiến hành tổ chức phân
vùng chức năng đô thị cho phù hợp với nhu cầu thống trị của người Pháp ở Đông
Dương. Cùng thời gian này, những nghiên cứu của cá nhân như L.Bezacier, Trần
Huy Bá, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm có những giá
trị tham khảo nhất định về Hà Nội.
b) Từ 1945 đến nay
Trong những thập kỷ 50 đến 70 của thế kỷ XX, hướng nghiên cứu Hà Nội
tiếp tục được triển khai bằng việc quan tâm khảo cứu tên phố, vị trí các di tích
hiện tồn với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Hướng tiếp cận từ nguồn sử liệu
vật thật, khảo cứu các di tích, di vật khảo cổ ở Hà Nội thể hiện trong các công
trình của giáo sư Trần Quốc Vượng như: Xác định địa điểm Đông Bộ Đầu (1965),
Bàn thêm về thành Thăng Long thời Lý Trần (1965); các công trình của Trần Huy
Bá như Vị trí Thăng Long đời Lý (1959), Vị trí phủ chúa Trịnh (1960), Nội thành
Thăng Long đời Lý (1966) Trần Văn Giáp có bài Tìm hiểu kho tàng Hán Nôm
Hà Nội (1970); Hoa Bằng tiếp cận Hà Nội qua sử liệu và văn học dân gian với các
bài: Lịch sử Hà Nội qua ca dao (1959); Tìm hiểu thành Thăng Long (1960); Lược
sử tên phố Hà Nội (1967); Hoàng Đạo Thúy có nhiều công trình viết về lịch sử Hà
Nội như Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (1971), Phố phường Hà Nội xưa (1974);
Lê Thước khảo cứu về Hà Nội qua Bản đồ thời Hồng Đức (1963). Đáng chú ý
nhất trong thời kỳ này là Lịch sử thủ đô Hà Nội do Trần Huy Liệu chủ biên
(1960). Đây là công trình có tính chất tổng hợp, toàn diện đầu tiên về Hà Nội.
Bước sang thập kỷ 80 và nhất là thập kỷ 90 của thế kỷ XX, một loạt các
nghiên cứu về Hà Nội được công bố trong các tập sách và trên các tạp chí chuyên
ngành.
Hà Nội - thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trần Quốc
Vượng chủ biên, 1984) là công trình có tính chất tổng hợp, nhấn mạnh đến vị trí
địa - chính trị, địa - lịch sử và văn hóa của Hà Nội. Sau đó có thể kể đến một số
công trình như Hà Nội 36 phố phường (1991), Thành lũy, phố phường và con
1
Ernest Hébrard là kiến trúc sư với quan niệm quy hoạch đô thị hiện đại đã được thể hiện trong đồ án “Ville
mondial” (thành phố thế giới) được công bố ở Roma năm 1909, ở Anh năm 1912, ở Pháp năm 1913. Và với
những kinh nghiệm làm việc ở Paris, Nis, Bruxel, Salonic, Aten ông đã được bổ nhiệm là người đầu tiên ở vị
trí phụ trách quy hoạch đô thị Đông Dương. Ernest Hébrard đã thiết kế quy hoạch cải tạo và mở rộng các
thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn, Nam Định, Phnompenh… theo nguyên tắc quy hoạch mới.
Tham khảo Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông: Thăng Long - Hà Nội mười thế kỷ đô thị hóa, Nxb Xây dựng,
H.1995
người Hà Nội trong lịch sử (1997) của Nguyễn Khắc Đạm, Hà Nội phố làng biên
niên sử của Nguyễn Bắc và Nguyễn Vinh Phúc (1999), Các khu phố cổ Hà Nội,
Sự phát triển của Hà Nội nhìn qua các di tích lịch sử văn hóa (Nguyễn Vinh Phúc,
1994) đã cung cấp những thông tin mới trong nghiên cứu về Hà Nội.
Một số bài nghiên cứu của giáo sư Trần Quốc Vượng đã đề cập khá nhiều
khía cạnh khác nhau về Hà Nội: Vị thế địa lý và lịch sử Hà Nội (1984), Qua di tích
đoán nhận phố phường Hà Nội cổ (1986), Thăng Long - Đông Đô - Kẻ Chợ (quy
hoạch chung và mảng chợ búa nói riêng) (1987), Giải ảo hiện thực về xứ Đống
Đa và gò Đống Đa (1989), Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc của văn hóa Hà Nội
(1993), Hà Nội nghìn xưa những nghịch lý của phát triển (1994)
Những kết quả khảo cổ học tại Đoan Môn, Hậu Lâu, đường Hoàng Văn Thụ,
đường Trần Phú góp phần tích cực giúp cho việc nghiên cứu các di tích lịch sử
trong khu phố cổ Hà Nội. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về Hà Nội cũng
đã được xuất bản hoặc tái bản lại. Đáng chú ý là công trình Làng nghề, phố nghề
Thăng Long Hà Nội (Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo chủ biên, 2000), Di tích lịch
sử văn hóa trong khu phố cổ và xung quanh Hồ Hoàn Kiếm (Sở VHTT Hà Nội,
2002), Địa bạ cổ Hà Nội (huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận) (Phan Huy Lê chủ biên,
Nxb Hà Nội 2005, 2008) Trong số những công trình này, chúng ta không thể
không nhắc đến công trình khảo sát thực địa tương đối quy mô Hà Nội nửa đầu
thế kỷ XX của Nguyễn Văn Uẩn. Bộ sách gồm 3 tập, xuất bản năm 1995 và tái bản
năm 2000. Đây là bộ sách viết về lịch sử Hà Nội trong 50 năm đầu của thế kỷ XX,
trong đó nghiên cứu khá cụ thể về lịch sử khu phố cổ.
Đồng thời, nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về Hà Nội cũng đã được thực
hiện như Thăng Long - Hà Nội thế kỷ 17 - 19 (diện mạo kinh tế, xã hội của một
thành thị trung đại Việt Nam) (Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Thừa Hỷ,
năm 1985, xuất bản năm 1993), Một số định hướng quy hoạch cải tạo phố cổ Hà
Nội (Luận án Tiến sĩ khoa học kỹ thuật của Tô Thị Toàn, năm 1997)
Di sản kiến trúc Pháp ở Đông Dương, đặc biệt là Hà Nội cũng được nghiên
cứu nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng của kiến trúc, mô típ trang trí, cách thức tổ
chức không gian làm việc, sinh hoạt, công cộng tới diện mạo kiến trúc Hà Nội
trong thế kỷ XX. Đáng chú ý là công trình Hà Nội - chu kỳ của những đổi thay,
hình thái kiến trúc và đô thị là tập hợp các bài nghiên cứu của các kiến trúc sư
người Pháp và Việt Nam đã bổ khuyết lĩnh vực này của Hà Nội.
Ngoài ra, nhiều Hội thảo khoa học về Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội được tổ
chức, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Trong những công trình của các học giả nước ngoài gần đây, đáng chú ý là
tác giả Philippe Papin với Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Ấn Độ và Viễn Đông: Des
“villages dans la ville” aux “villages urbains”. L’espace et les formes du pouvoir
à Ha Noi de 1805 à 1940 [Các không gian và hình thức quyền lực ở Hà Nội giai
đoạn 1802 - 1940], (Đại học Paris VII, Paris, 1997), Histoire de Hanoi [Lịch sử
Hà Nội], (Fayard, Paris, 2001), William S.Logan với Ha Noi, biography of a city,
(UNSW press, Australia, 2000)… Những công trình trên đều có những nhận định
xác đáng về sự chuyển đổi cấu trúc không gian đô thị Hà Nội thời cận đại, trong
đó khu phố cổ được nhìn nhận với vai trò trung tâm kinh tế nổi bật trong lịch sử
cũng như hiện nay của thủ đô Hà Nội.
Nhìn chung, từ sau năm 1954 đến nay, việc tiếp cận nghiên cứu về Hà Nội
trên nhiều phương diện được đẩy mạnh. Nhờ đó, Hà Nội được nhận thức đa chiều
trong không gian và thời gian, trong định hướng phát triển chung của thủ đô.
Những đề tài, bài nghiên cứu, luận văn, luận án, công trình xuất bản phong phú và
đa dạng cho thấy tính hấp dẫn của đề tài này.
Nằm trong nội dung nghiên cứu Hà Nội, khu phố cổ được nhận diện như
một phần tất yếu của đời sống kinh tế, văn hóa Hà Nội trong lịch sử cũng như hiện
nay. Tiếp tục theo hướng nghiên cứu trên, chúng tôi muốn tìm hiểu Diện mạo phố
cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX với trường hợp các phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ
Hiện - Lương Ngọc Quyến để góp phần nhận diện khu phố cổ từ nguồn tài liệu địa
chính. Thông qua việc lựa chọn nghiên cứu trường hợp, chúng tôi bước đầu áp
dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học, tập trung vào lịch sử hình thành và
phát triển; vấn đề sở hữu nhà đất; cảnh quan đô thị, kết cấu không gian ở, không
gian tâm linh. Qua đó, chúng ta có thể tìm ra những nét đặc trưng, điểm chung
cũng như điểm khác biệt giữa 4 phố và với khu phố cổ. Qua nghiên cứu này,
chúng tôi muốn góp thêm một góc nhìn về Hà Nội trên cơ sở khai thác nguồn tư
liệu địa chính, đặc biệt là các bằng khoán địa chính ghi nhận thông tin về chủ sở
hữu, diện tích, cấu trúc nhà
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Phân tích và hệ thống hóa các số liệu địa chính Hà Nội đầu thế kỷ XX
(trong phạm vi ô phố: Hàng Bạc, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện), gồm
các số liệu địa chính được tập hợp từ các tấm bằng khoán điền thổ do Sở địa chính
Hà Nội thời thuộc Pháp lập kết hợp với các nguồn tài liệu địa chính Hà Nội tại các
phông tư liệu khác như Phông Sở địa chính Hà Nội, Phông Toà đốc lý Hà Nội và
các tài liệu khác nhằm dựng lại diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX.
3.2. Điều tra, khảo sát thực địa, đánh giá thực trạng 4 phố Hàng Bạc, Mã
Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến hiện nay trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và quy hoạch tổng thể bảo tồn và tu tạo khu phố cổ Hà Nội, cùng với tư
liệu về quản lý địa chính hiện tại để thấy sự biến đổi về diện mạo của phố cổ so
với những năm đầu thế kỷ XX.
3.3. Tìm ra những nét đặc trưng, những dấu ấn đặc biệt tạo nên điểm nhấn
cho khu phố cổ, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp cơ bản cho việc bảo tồn, tôn
tạo, nhằm phát huy tác dụng của di sản văn hóa Thủ đô trong giai đoạn hiện nay,
tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là diện mạo phố Hàng Bạc -
Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến. Luận văn nghiên cứu các vấn đề về sở
hữu nhà đất nửa đầu thế kỷ XX, quy mô và cơ cấu đất đai, quy hoạch và bố trí
không gian, giá trị kiến trúc (di tích, nhà cổ)…Nhìn chung, đó là tất cả các yếu tố
có liên quan đến không gian sản xuất, không gian xã hội, không gian kiến trúc,
không gian tâm linh…
4.2. Phạm vi nghiên cứu là ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương
Ngọc Quyến. Đây là một ô phố mang tính đặc trưng về dân cư, văn hóa và kinh tế
với một quy mô không quá lớn và cũng không quá nhỏ cả về diện tích lẫn số dân;
có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt. Vị trí của 4 phố tạo thành một ô phố tương
đối khép kín. Mục đích của nghiên cứu nhằm “đạt tới những tri thức tổng hợp về
một không gian, trong đó mối liên hệ mật thiết giữa các lĩnh vực hoạt động của
con người và quan hệ tương tác giữa con người và điều kiện tự nhiên được nghiên
cứu một cách đầy đủ. Khu vực học đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện và hệ thống
tất cả các vấn đề trong khu vực như địa hình, địa vật, môi trường sinh thái, lịch sử
hình thành và phát triển của con người, cộng đồng, các đặc điểm đời sống kinh tế,
văn hoá, xã hội, tín ngưỡng nghĩa là tất cả các đặc điểm của tự nhiên và của đời
sống con người trên vùng đất đó”[22; 80].
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu chính được sử dụng để làm luận văn là nguồn tư liệu địa
chính Hà Nội thời cận đại hiện được lưu giữ tại 2 cơ sở chính: Trung tâm lưu trữ
Quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; Phòng lưu trữ của Sở Tài
nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Trong đó, nguồn tài liệu được lưu trữ tại
phòng lưu trữ của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội là chủ yếu. Đây
là nguồn tài liệu hầu như chưa được khai thác. Các số liệu địa chính này được tập
hợp từ các tấm bằng khoán điền thổ do Sở địa chính Hà Nội thời thuộc Pháp lập
vào những năm 1943-1944. Thông tin quan trọng nhất trong tấm bằng khoán điền
thổ này chính là các số liệu đo đạc phản ánh cấu trúc, diện mạo của từng thửa đất.
Mặt sau của tấm bằng khoán cung cấp những thông tin về biến đổi chủ sở hữu,
phản ánh những biến động của quá trình sở hữu theo thời gian. Việc nghiên cứu về
phố cổ Hà Nội trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu mới sẽ cung cấp thêm thông tin
lý thú về sở hữu nhà đất trong khu phố cổ.
Nguồn tài liệu địa chính nằm trong phông Sở địa chính Hà Nội cung cấp
những thông tin liên quan đến các vấn đề đất đai, nhà cửa, đền chùa và các phố
của Hà Nội. Các hồ sơ tài liệu này chủ yếu là công văn, thư từ, giấy tờ của các cơ
quan, sở, ban ngành có trách nhiệm chính và trách nhiệm liên đới trong việc quản
lý, quy hoạch, xây dựng, chuyển nhượng, bán đấu giá đất đai, giải quyết các đơn
từ kiện cáo về đất đai, quy định về thuế đất, tiền thuê nhà…ở Hà Nội.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn tài liệu khác như địa bạ Hà Nội,
bản đồ Hà Nội, khảo sát thực địa… nhằm làm rõ hơn diện mạo của khu vực
nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu khu vực học. Việc
nghiên cứu này dựa trên hướng tiếp cận liên ngành nhằm thiết lập những mối quan
hệ qua lại, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa những hệ phương pháp và quy
trình của nhiều chuyên ngành khác nhau.
Vì nguồn tư liệu chính được sử dụng để làm luận văn là tư liệu địa chính
Hà Nội thời cận đại, nên một phương pháp quan trọng không thể thiếu đó là
phương pháp định lượng (tổng hợp số liệu, lập bảng, phân tích, xử lý số liệu) để
thấy được mối liên hệ giữa định lượng và định tính, qua đó kết quả rút ra sẽ có khả
năng thuyết phục hơn bởi những con số cụ thể đã được xử lý.
Phương pháp mô tả lịch sử được xây dựng trên những cứ liệu có tính chất
đương thời nhằm tái hiện những hình ảnh của khu vực, nhằm mang đến cho người
đọc những hình dung, cụ thể hoặc tương đối về đối tượng nghiên cứu là ô phố
Hàng Bạc, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Mã Mây.
Ngoài ra, một trong những phương pháp quan trọng nữa phải kể đến đó là
phương pháp thực địa. Phương pháp này nhằm mục đích nhận thức toàn thể trên
cơ sở quan sát cảnh quan và tiếp xúc với địa bàn, đối tượng nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn
Cùng với Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính
của luận văn tập chung vào 3 chương:
Chương 1: Diện mạo phố cổ Hà Nội trước thế kỷ XX
Chương 2: Diện mạo phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa
chính (ô phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến)
Chương 3: Không gian tín ngưỡng phố cổ Hà Nội qua tư liệu địa chính (ô
phố: Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến)
CHƢƠNG 1
DIỆN MẠO PHỐ CỔ HÀ NỘI TRƢỚC THẾ KỶ XX
1.1. Khu phố cổ Hà Nội trƣớc thế kỷ XIX
Nằm trong vùng trung tâm của Thăng Long - Hà Nội, phố cổ có lịch sử
hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Thăng
Long - Hà Nội. Lịch sử của Thăng Long - Hà Nội được bắt đầu từ một cộng đồng
tụ cư quanh ngã ba sông Tô Lịch - Nhĩ Hà. Với vị trí đường thủy thuận lợi, vùng
đất hợp lưu giữa “đất và nước” nhanh chóng trở thành một khu vực đông đúc, kinh
đô của nước Vạn Xuân thế kỷ VI thời Lý Nam Đế, thủ phủ của chính quyền đô hộ
nhà Đường (thế kỷ VI, VII đến thế kỷ IX). Trải qua thời gian và những biến
chuyển không ngừng của lịch sử dân tộc, đến năm 1010 Thăng Long chính thức
trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước Đại Việt với sự kiện
Lý Thái Tổ dời đô từ vùng núi Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng
Long với ý nghĩa rồng bay lên. Mảnh đất này hội đủ các tiêu chí thủ đô của một
quốc gia thống nhất và thịnh đạt: “ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ
ngồi,ở giữa Nam - Bắc - Đông - Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà
bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất
thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là nơi hơn cả. Thực là chỗ hội
họp của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời.” [29; 238].
Lý Thái Tổ đã nhận thấy được những điều kiện thuận lợi không chỉ về tự
nhiên mà cả về kinh tế - xã hội của Thăng Long - Hà Nội lúc đó. Về mặt địa lý -
lịch sử, đây được coi là một “thành thị thiên nhiên” [41; 1] với hình thế núi sông
sau trước và một mạng lưới dày đặc các sông ngòi, hồ đầm: “các thế núi và thung
lũng đông - tây - bắc dồn về, những con sông Cái - sông con qui tụ và lan toả. Đó
là thành thị ngã ba sông, đô thị sông, đô thị trên bờ phải sông Cái - Nhị Hà, với hai
sông nhánh Tô Lịch - Kim Ngưu cùng với sông Cái - Nhị Hà bọc lấy và làm giới
hạn cho không gian đô thị” [95; 5]. Dân gian Hà Nội xưa đã khái quát về khoảnh
đất cốt lõi của Hà Nội cổ:
Nhị Hà quanh bắc sang đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này.
Về mặt kinh tế - xã hội, Thăng Long - Hà Nội là đầu mối của những đường
giao thông trọng yếu “bốn phương tụ hội”. Ở đây, thuyền bè có thể theo đường
sông mà xuôi ngược khắp đất kinh kỳ và tỏa đi mọi miền đất nước.
Thăng Long - Hà Nội, như cách gọi trong tiếng Việt là thành thị hay đô thị,
được tạo thành từ hai yếu tố khởi nguồn chủ yếu. Yếu tố thứ nhất là thành hoặc đô
chỉ một tòa thành, có nghĩa là nơi tập trung quyền lực, hệ thống chính trị vương
triều, khép kín trong các bức tường thành kiên cố. Yếu tố thị có nghĩa là chợ. Đây
là một yếu tố cơ bản để phát triển khu phố buôn bán nằm bên ngoài khu vực quan
liêu - chính trị. Đó chính là trung tâm kinh tế của đô thị với các hoạt động thương
mại, thủ công nghiệp và cư trú của người dân. Đây là hai nhân tố cốt lõi nhất, chi
phối sự phát triển Hà Nội trong lịch sử, trước hết là sự tập hợp và chuyển hóa một
số lượng nhất định các làng nghề thủ công và nông nghiệp truyền thống ở ngoại ô
bao quanh. Và “nếu thành phần thứ nhất chi phối sự phát triển đô thị bởi giá trị
biểu tượng quyến rũ, thì thành phần thứ hai, bởi tính hấp dẫn của các hoạt động
sinh tồn” [76; 19].
Hoàng thành - biểu tượng của quyền lực phong kiến - từng là một yếu tố cơ
bản như điểm nhấn chế ngự không gian thành phố với những dãy tường thành,
những cung điện dinh phủ nguy nga. Bên trong Hoàng thành là nơi tập trung chính
quyền trung ương quan trọng nhất, là nơi ở của vua và hoàng tộc với tên gọi Cấm
thành. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, trải qua các triều đại trong lịch sử, Hoàng
thành được xây dựng kiên cố rồi tu sửa, xây đắp nhiều lần với nhiệm vụ đảm bảo
an ninh và đề cao quyền lực của vua chúa phong kiến. Với tư cách là nơi tập trung
quyền lực cao nhất của vương triều, Hoàng thành đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự
phát triển của toàn bộ thành phố bởi chính giá trị biểu tượng quyền lực tập trung
tạo nên dạng bố cục đặc trưng của đô thị phong kiến Việt Nam.
Khu phố buôn bán truyền thống mà ngày nay gọi là khu vực “36 phố
phường” là một bộ phận khá tách biệt với khu thành hành chính quan liêu. Nằm ở
phía đông Hoàng thành, khu vực này trải dài từ cổng thành phía đông tới sát bờ
sông Hồng. Đây là một trung tâm kinh tế mà thương mại đóng vai trò quan trọng
hơn sản xuất (thủ công nghiệp). Dưới góc độ tổ chức hành chính và quy hoạch
không gian, khu 36 phố phường ứng với hai yếu tố tạo nên tên gọi truyền thống
của nó, đó là phố và phường. Yếu tố thứ hai được coi là một đơn vị cơ bản đặc
trưng của một xã hội đô thị truyền thống Việt Nam. Năm 1230, nhà Trần chia đặt
61 phường, nhưng không có tư liệu nào ghi chép lại các phường đó. Một số ghi
chép trong sử biên niên cho biết tên một số phường như: Giang Khẩu, Kim Cổ,
Khúc Phố, Đông Hà Các phường này tập trung ở khu đông và khu tây của thành
Thăng Long với các nghề thủ công như dệt, nhuộm, gốm, sứ, đúc đồng, mộc
Khu phố cổ là khu vực dân cư đông đúc với các hoạt động thương mại tấp nập
nhất của Kinh thành Thăng Long thời đó. Cửa Đông Hoàng thành thời Lý, Trần
mở ra khu vực buôn bán - là điểm nối kết các khu vực trong thành với khu kinh tế
dân gian. Ở đây tập trung nhiều phố phường, chợ bến (bến sông Tô, chợ Cửa
Đông ). Việt điện u linh ghi lại: “Đến đời nhà Lý dựng đô ở Thăng Long, vua
Thái Tông cho mở phố chợ về phía Cửa Đông, hàng quán chen chúc, sát đến bên
đền [đền Bạch Mã], rất là huyên náo” [99; 86].
Thời Lê sơ, về mặt hành chính, khu kinh thành lập thành phủ Trung Đô
gồm hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương. Năm 1469, phủ Trung Đô đổi tên
thành phủ Phụng Thiên. Khu dân cư của hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương
chia làm 36 phường, mỗi huyện 18 phường. Khu phố cổ thuộc huyện Vĩnh Xương,
sau đổi là Thọ Xương. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi có nhắc đến một số phường
nay thuộc khu phố cổ như “phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đồ đài mâm,
võng, gấm trừu và dù lọng… Phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Tả Nhất làm
quạt… Phường Đường Nhân bán áo diệp y. Đồ tiến cống có gấm vóc, đồ thêu ”
[83; 217]. Thăng Long 36 phường có tên gọi bắt đầu từ đó. Con số 36 phường, “có
thể xem như một đặc trưng cấu trúc kinh thành Thăng Long vào đời Lê” [40; 32],
mang tính ước lệ nhiều hơn là con số chính xác. Đơn vị hành chính Phường ngoài
nội dung chỉ tổ chức của những người làm cùng một nghề, còn được dùng để chỉ
đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long. Và phố là bộ mặt của
phường, ngoảnh ra đường, có cửa hàng để bày bán các sản phẩm thủ công do
phường làm ra.
Từ thế kỷ XVII, kinh tế hàng hóa của kinh thành rất phát đạt mà trung tâm
sầm uất nhất là khu phố cổ. Thăng Long thời kỳ này được gọi là Kẻ Chợ với ý
nghĩa một trung tâm thương mại bao gồm mạng lưới chợ, hệ thống bến cảng -
sông, phố phường nội thị và các làng thủ công ven đô. Mạng lưới chợ ở Thăng
Long phát triển mạnh mẽ, mật độ các chợ dày đặc. Chợ họp ở mọi nơi tập trung ở
các cửa ô, cửa thành, bờ sông và trên dọc các đường phố, ở tất cả những nơi nào
có người qua lại. Khu buôn bán tập trung phía Đông là nơi có mật độ chợ dày đặc
nhất, ở đây có chợ Cửa Đông, chợ Cầu Đông, chợ Bạch Mã đều nằm hai bên bờ
sông Tô Lịch. Các mặt hàng buôn bán cũng rất lớn và phong phú đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ của đông đảo tầng lớp quan liêu và bình dân cư trú tại kinh thành. Trong
đó chủ yếu là hai loại hàng chính: nông sản và thủ công nghiệp. Quang cảnh phiên
chợ ở Thăng Long thế kỷ XVII - XVIII được Samuel Baron miêu tả: “vào ngày 1
và 15 âm lịch, tức ngày của phiên chợ họp, dân chúng những làng lân cận túa đến
với vô số hàng hóa đủ loại. Nhiều đường phố khang trang rộng rãi, khi ấy cũng kẹt
cứng người đi lại, đôi khi mất cả nửa giờ mới tiến len lỏi được trăm bước. Mọi
loại hàng hóa đem bán nơi đây đều có đường phố dành riêng cho từng thứ. Mỗi
phố là nơi độc quyền mở cửa hàng của một hay nhiều làng nghề giống nhau, tổ
chức y như hội buôn hay nghiệp phường của Âu châu vậy” [30; 16].
Thăng Long nằm giữa vùng đồng bằng đông dân, trù phú, lại ở vào vị trí
đầu mối của những đường giao thông trọng yếu, đặc biệt là hệ thống sông ngòi
thuận tiện nên sự giao lưu buôn bán giữa kinh thành Thăng Long với các địa
phương ngày càng chặt chẽ. Việc buôn bán trên sông Hồng lúc ấy rất nhộn nhịp.
Giáo sĩ Marini đã từng sống ở kinh thành Thăng Long vào đầu thế kỷ XVII, có
viết: “Sông bọc lấy thành thị (Thăng Long) trong một khuỷu rộng, nên việc buôn
bán được dễ dàng, thuyền bè luôn luôn đi lại trên sông cho nên việc chuyên chở
các hàng hóa và làm cho việc buôn bán giữa các tỉnh ngoài với kinh thành được
thuận tiện” [53; 72]. Sông Tô Lịch và khu vực cửa sông thông với sông Hồng
cũng là nơi thuyền bè buôn bán ra vào tấp nập. Thăng Long - Kẻ Chợ là trung tâm
buôn bán của các tuyến đường dài trong nước, nối liền trung tâm Thăng Long với
vùng thượng du, vùng Thanh Nghệ, Phố Hiến Từ đó, các mặt hàng như gạo,
muối đã được đưa lên mạn thượng du, ngược lại các mặt hàng trâu, bò, lâm sản
được đưa xuống Kẻ Chợ. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa, chủ yếu là ở các trấn
xung quanh, một mặt đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của kinh đô, mặt khác
tạo tiền đề kinh tế để duy trì và thúc đẩy sự phồn vinh của Thăng Long trong quá
trình phát triển ở các thế kỷ sau.
Vị thế thuận lợi của Thăng Long đã khiến kinh kỳ trở thành một trung tâm
hấp dẫn đối với các địa phương xung quanh, đặc biệt là các làng thủ công nghiệp
và các vùng phụ cận, dẫn đến nhiều đợt di cư lớn đến đây. Trong 2 thế kỷ XVII -
XVIII, số lượng người di cư từ các vùng miền xung quanh ra Thăng Long - Kẻ
Chợ ngày một tăng lên. Họ phần lớn là những thương nhân, thợ thủ công mang
theo kỹ thuật và công cụ sản xuất, lên định cư tập trung ở một phố phường, làm
trong các quan xưởng của Nhà nước hoặc hành nghề tự do. Ta có thể kể ra nhiều
trường hợp thuộc loại này như các thợ nhuộm ở Đan Loan (Bình Giang - Hải
Dương) di cư ra phố Hàng Đào; các thợ thêu ở Quất Động (Thường Tín - Hà Nội)
di cư ra ngõ Yên Thái (ngõ Hàng Mành); thợ đúc bạc, kim hoàn gốc ở Trâu Khê
(Bình Giang - Hải Dương), Định Công (Thanh Trì - Hà Nội), Đồng Sâm (Thái
Bình) ra ở Đông Các (Hàng Bạc); thợ mộc gốc từ Liễu Viên, Phượng Dực
(Thường Tín - Hà Tây cũ) ra ở Tả Lâu (Lò Sũ); thợ tiện gốc từ Nhị Khê di cư ra
Tả Khánh Thụy (Hàng Hành, Hàng Gai); thợ làm thuộc da, đóng giày gốc từ Trúc
Lâm, Văn Lâm (Tứ Kỳ - Hải Dương) ra ở thôn Hài Tượng (Hàng Giày); thợ sơn
gốc từ Bình Vọng, Hà Vỹ (Thường Tín - Hà Nội) ra ở Cổ Vũ Thượng (Hàng
Hành); thợ khắc ván in gốc từ Liễu Chàng, Hồng Lục (Gia Lộc - Hải Dương) ra ở
Đông Hà, Cổ Vũ (Hàng Gai)…
Việc dân cư tứ trấn tập trung đông đúc ở Thăng Long - Kẻ Chợ dẫn đến
việc hình thành lên một bộ phận dân cư mới. Theo Nguyễn Thừa Hỷ: “trong
khung cảnh nền kinh tế hàng hóa giản đơn mang tính chất phong kiến ở Thăng
Long, rất khó phân biệt rạch ròi giữa người thợ thủ công và người thương nhân, vì
đại đa số họ đều kiêm nhiệm, hoặc gần như kiêm nhiệm cả hai khâu sản xuất và
lưu thông trao đổi hàng hóa” [41; 139]. Những người thợ thủ công - thương nhân
không chỉ gắn bó với nhau về phương diện chính trị mà còn gắn bó với nhau về
các mặt xã hội, văn hóa và tâm lý. Họ thường chung nhau xây dựng những công
trình tín ngưỡng (đình, chùa, đền, miếu) để thờ Thành hoàng hoặc Tổ nghề.
Cùng với quá trình di cư tự phát đến Thăng Long của dân cư tứ trấn, quan
hệ ngoại thương cũng khá phát triển đã đưa Thăng Long trở thành đầu mối của các
tuyến giao thương quốc tế với sự xuất hiện ngày một đông của thương nhân nước
ngoài. Thăng Long thế kỷ XVII - XVIII là đầu mối của các tuyến giao lưu quốc tế:
Thăng Long - Vân Nam, Trung Quốc, từ đó các tàu thuyền ngoại quốc có thể nhổ
neo đi Quảng Châu, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây.
Ngoài thuyền buôn của các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, các
nước Đông Nam Á. Đầu thế kỷ XVII, ở Thăng Long bắt đầu có người phương Tây
tới buôn bán, họ đến từ các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.
Sự xuất hiện và tồn tại trong vài chục năm của các thương điếm của Công
ty Đông Ấn Hà Lan (1645 - 1700), Công ty Đông Ấn Anh (1683 - 1697) ở Thăng
Long (được xây dựng trên bờ sông Nhị phía ngoài thành Đại La, khoảng phía nam
chân cầu Long Biên hiện nay, ngay trước khu phố cổ) như một đại lý thu mua
nguyên liệu và hàng hóa, đã đóng một vai trò kích thích, thúc đẩy các luồng hàng
hóa từ các địa phương thuộc tứ trấn chuyển về Kinh thành. Hai mặt hàng quan
trọng được các thương nhân ngoại quốc quan tâm hàng đầu là tơ sống và các loại
lụa.
Diện mạo của các phố thế kỷ XVII - XVIII được mô tả “những đường phố
chính ở Kẻ Chợ đều rất rộng rãi cho dù có một vài con đường chật hẹp” [101; 25].
Những con đường này “phần lớn đều được lát đá hay đúng hơn là rải những hòn
đá nhỏ nhưng rất cẩu thả. Về mùa mưa các phố này rất lầy lội và ngay cả trong
mùa khô cũng có rất nhiều ao tù và các hố tràn đầy một thứ bùn đen tỏa mùi rất
khó chịu trong thành phố” [101; 25].
Quay mặt ra phố là những dãy nhà liền sát nhau, Dampier đến Kẻ Chợ vào
năm 1688 đã ước tính “Kẻ Chợ có khoảng gần 20.000 nóc nhà” [101; 25]. Những
ngôi nhà này thường “thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Tuy vậy, cũng có một
số ngôi nhà xây bằng gạch và lợp ngói. Phần lớn các ngôi nhà này có một khoảnh
sân hoặc một khoảng trống phía sau nhà” [101; 25].
Vì chủ yếu là nhà lợp mái rơm nên rất thường xuyên xảy ra hỏa hoạn, đặc
biệt là trong những khu phố đông dân, nhà cửa san sát. Do vậy, tất cả mọi nhà ở
đây đều xây một cái vòm cuốn trong khoảnh sân, cao khoảng gần 2m và cửa nằm
ngay sát mặt đất và “được làm bằng gạch, mở từ trên xuống dưới và bốn bên đều
trát bùn đất…công dụng của chiếc lò này để chứa những đồ quý giá khi xảy ra hỏa
hoạn” [101; 25].
Có thể nói, thế kỷ XVII - XVIII là thời kỳ Thăng Long chứng kiến và đón
nhận sự bùng nổ về dân cư, sự phát triển mạnh mẽ của các nghề thủ công truyền
thống, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa cũng như quan hệ ngoại thương. Đó
cũng là thế kỷ bước ngoặt, thể nghiệm và thử thách của xã hội Đại Việt nói chung
và của Thăng Long - Kẻ Chợ nói riêng khi tiếp xúc và ứng xử với sự xâm nhập
kinh tế, văn hóa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Thăng Long nhìn chung chưa
có được một quy mô đô thị tổng thể và hoàn chỉnh, nhưng so với các thế kỷ trước,
diện mạo của Thăng Long đã có nhiều thay đổi.
Như vậy, trong suốt quá trình phát triển lâu dài của Thăng Long - Hà Nội
với tư cách là kinh đô của các triều đại, hai thành phần chính có tính chất chi phối
và quyết định quá trình phát triển, đó là “thành” - nơi tập trung quyền lực và khu
phố buôn bán - nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh. Chính nhờ tầm quan trọng
mang tính tượng trưng cao của yếu tố thứ nhất và sức hấp dẫn của yếu tố thứ hai
mà tính tập trung nơi kinh đô đã được thể hiện rất rõ trong quá khứ. Cấu trúc đô
thị đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội truyền thống được duy trì cho tới tận cuối
thế kỷ XIX (trước khi Hà Nội thành nhượng địa của Pháp).
1.2. Khu phố cổ Hà Nội trong thế kỷ XIX
1.2.1. Khu phố cổ Hà Nội từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1873
Thế kỷ XIX là một thời kỳ quan trọng của lịch sử Thăng Long - Hà Nội nói
chung và lịch sử phố cổ nói riêng. Nếu từ thế kỷ X - XVIII, mảnh đất linh thiêng,
phồn hoa và sầm uất này gần như liên tục là kinh đô của các vương triều, thì đến
thế kỷ XIX, Thăng Long - Hà Nội không còn nắm giữ vị trí kinh đô. Sau cuộc xâm
lược của thực dân Pháp, mảnh đất này trở thành nhượng địa, sau đó là thủ phủ của
liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Và với sự quy hoạch của người Pháp, Hà Nội
chứng kiến một sự chuyển mình từ mô hình đô thị truyền thống phương Đông
sang mô hình đô thị hiện đại phương Tây. Đây là bước chuyển biến quan trọng để
Hà Nội hòa nhập vào xu hướng đô thị mới.
Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, nhà Nguyễn định đô ở Phú Xuân
- Huế, Thăng Long trở thành trị sở của Bắc Thành (Bắc Bộ). Năm 1831, vua Minh
Mệnh lập tỉnh Hà Nội - tên gọi Hà Nội ra đời từ đó. Vai trò chính trị của Thăng
Long ngày càng giảm sút.
Mặc dù có sự giảm thiểu về chính trị nhưng không vì thế mà hoạt động sản
xuất và buôn bán ở đây bị suy giảm. Khu vực này vẫn là điểm đón nhận những
luồng chuyển cư và chuyển hàng từ các tỉnh xung quanh. Tất cả đã kích thích hoạt
động sản xuất và buôn bán của các phường thủ công chuyên nghiệp. Khối lượng
cũng như chất lượng hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều và tinh xảo. Đại
Nam nhất thống chí ghi: “Thành thị là nơi tụ họp công thương, có lẫn cả người
nước Thanh, tập tục thích xa hoa…nguyên trước có 36 phố phường, nay ở quanh
phía đông nam tỉnh thành gồm 21 phố, nhà ngói như bát úp, tụ họp các mặt hàng,
nhân vật cũng phồn thịnh” [25; 165]. Trong thế kỷ XIX, khu phố buôn bán đón
nhận sự xuất hiện đông đảo của tầng lớp thương nhân Hoa Kiều. Không gian sinh
hoạt cũng như hoạt động buôn bán của tầng lớp thương nhân Hoa Kiều đã mang
lại cho ta những cái nhìn đối sánh, khác biệt giữa hai khu phố Tàu và khu phố An
Nam. Điều đó, phần nào tạo nên sự đa dạng trong diện mạo của khu phố buôn bán
ở thời điểm này.
Khu phố buôn bán được bảo vệ bởi hệ thống tường vây hoặc các cổng chia
cắt nhỏ các phố ra. Bác sĩ Hocquard đã viết: “Các phố Hà Nội hoàn toàn ngăn
cách nhau bởi những chiếc cổng lớn choán hết chiều ngang phố và được đóng lại
vào ban đêm. Hai bên cổng dán các thông báo của lính tuần và lệnh của tổng đốc”
[2; 104]. Và ông cũng đã mô tả khá chi tiết về những chiếc cổng này: “Một bức
tường đá chạy ngang từ bên này sang bên kia phố. Trên bức tường đó trổ ra một
chiếc cửa hình chữ nhật bao quanh bởi bốn thanh gỗ vững chắc đẽo vuông. Thanh
trên và thanh dưới của chiếc khung đó khoét những lỗ cách đều nhau dùng để tra
những thanh gỗ tròn thẳng đứng song song nhau. Các lỗ ở trên khá sâu để có thể
kéo các gióng từ dưới lên vừa đủ để đầu dưới thoát ra lấy lối cho mọi người qua”
[2; 104-105]. Cổng của các khu phố Tàu “được khoét lỗ châu mai giống như ở các
tường thành. Các cổng này cực kỳ vững chắc và người ta bố trí ở phía trên một
hành lang nhỏ cho người canh gác. Một khi các cổng này đóng lại thì không thể
nào vào được các phố Tầu” [2; 105]. Các cổng phố này là một phần có tác dụng
bảo vệ an ninh trật tự cho khu phố, kiểm soát và hạn chế việc đi lại một cách có
hiệu quả. Mặt khác, nó cũng chính là những hàng rào hữu hình, khuôn việc sản
xuất và buôn bán của từng phường vào một khu vực nhất định, làm cản trở các
hoạt động giao lưu và trao đổi hàng hóa trên quy mô toàn khu vực.
Về đường phố “nói chung khá hẹp, được lát theo kiểu Tàu, tức là chỉ lát
phần giữa đường trên một chiều rộng khoảng một mét và những viên gạch lát
vuông bằng đất nung phần lớn bị vỡ hoặc bong ra. Hai bên đường là những rãnh
nước bẩn và tù đọng. Ngoài ra, những mái hiên rạ che hàng hóa còn làm hẹp lối đi
làm khách đi lại khó khăn và cáng hoặc người đi ngựa phải bì bõm trong bùn có
chỗ sâu hơn 30cm” [2; 106-107]. Người ta cũng dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa
các khu phố Tàu và khu phố An Nam bởi trong khi “phần lớn các khu phố Tàu
được lát ở giữa bằng các tấm đá thô. Vì thế có thể tới những phố này trong những
ngày mưa” [2; 106] thì ngược lại “các phố An Nam không được lát. Chỉ hơi mưa
một chút là đã ngập hàng tấc bùn trong đó pha trộn đủ loại rác rưởi dân chúng vứt
ra”[2; 106].
Và trên những con đường nhỏ, hẹp, gập ghềnh vốn đã rất náo nhiệt vào
những ngày thường lại càng nhộn nhịp hơn vào những ngày phiên chợ. Trong kết
cấu kinh tế của Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XIX, mạng lưới chợ vẫn rất phát
triển. Theo P. Bourde: “Cứ sáu ngày lại có một phiên chợ ở Hà Nội. Lái buôn và
thợ thủ công đủ các loại từ các làng mạc xung quanh kéo tới. Những người bán tơ
lụa tới phố Hàng Đào, những người làm cuốc xẻng tới phố Hàng Đồng, những
người làm mũ tới phố Hàng Mũ… Thành phố biến thành một cái chợ mênh
mông… số người đông gấp đôi số người ngày thường vốn đã đông như kiến” và
“những người nông dân bày bán hàng hóa của mình trong chiếc khăn vải hoặc
trong rổ, hoặc ngay trên mặt đất nếu hàng không sợ hư hỏng” [2; 108]. Trong
những ngày có phiên chợ, người ta gần như “không thể nào đi qua được các đường
phố đó từ bảy giờ sáng tới hai giờ chiều” [2; 108]. Hàng hóa thì có đủ loại “hoa
quả, thịt lợn, hàng khô, thuốc tễ, đồ gốm, hàng cá…” [2; 109].
Dọc theo các phố là những dãy nhà được xây dựng một cách tự do, cao thấp
khác nhau, không theo khuôn cách nào cả. Trừ những ngôi nhà của thương nhân
Hoa Kiều thường được xây bằng gạch và lợp ngói, còn ở khu người An Nam “đa
phần chỉ có các lều bằng đất, lợp mái tranh, hoàn toàn giống với những nhà mà ta
có thể thấy bây giờ trong các làng quê ngoại thành”[18; 30]. Vụ cháy lớn ngày
24/4/1888 là một minh chứng cụ thể “phố Hàng Đào và Hàng Bạc bị cháy hàng
loạt; 80 ngôi nhà bị thiêu rụi, trong đó 74 nhà bằng đất, lợp rơm rạ và chỉ có 6 nhà
là xây bằng gạch và lợp ngói” [18; 125]. Những ngôi nhà này chủ yếu là một tầng.
Một số gia đình khá giả nếu xây thêm tầng lầu thì phải tuân thủ những nguyên tắc
nghiêm ngặt của triều đình lúc đó là không trổ cửa sổ ở mặt tiền ngôi lầu. Trong
bài ghi chép Từ Paris đến Bắc Kỳ, Paul Bourde đã viết về khu phố của Hà Nội vào
năm 1884: “Các khu phố cổ, theo các tục lệ nước Nam, vẫn giữ được diện mạo
thật đặc biệt: luật pháp đi tới mức cấm trổ cửa quay ra mặt phố nơi có thể một
ngày nào đó ông ta (nhà vua) đi qua. Không chỉ cấm không cho trổ cửa ở mặt tiền
các tầng lầu mà luật còn bắt phải che các mặt tiền bằng các mái hiên chìa ra khiến
bề rộng của chúng sẽ thu hẹp lại lối đi, làm cho khúc đường hẹp bị nghẽn lại, và
nơi ấy đôi khi khó có thể qua lại được bằng ngựa” [18; 30].
Về cách thức trang trí của ngôi nhà, Paul Bourde mô tả: “Những mặt tiền
chật hẹp của các ngôi nhà chen chúc kề cận nhau; những mặt tiền đó được viền bởi
các bức tường xây giật cấp dựng trên các mái và được tô điểm bởi các trang trí
cành hoa lá. Những cửa ô to hoành tráng có hai hoặc ba mái uốn cong chắn lối ra
vào các phố chính mà tên phố được ghi bằng chữ Hán trên trán tường. Những chữ
Hán khác kề sát nhau trên những khung cửa, biểu đạt ước nguyện hay những lời
khuyên theo thị hiếu như sau: “dân chúng hãy yên tĩnh trong phố này” hoặc “nếu
dân yên tĩnh, chẳng cần phải đóng cổng nữa” [18; 32].
Bên cạnh những ngôi nhà xây gạch, những con đường lớn nhỏ ngang dọc -
biểu hiện đặc trưng của quy hoạch đô thị, của mức độ đô thị hóa, thì ngay tại khu
buôn bán - thủ công (khu phố cổ) người ta vẫn còn thấy nhiều dấu ấn đặc trưng
của nông thôn được duy trì. Điều đó được minh chứng bởi sự tồn tại của những
cây cổ thụ, những hàng tre, những hồ ao và cả những cột đá được dựng lên làm
mốc giới… Một vài ví dụ ghi chép trong địa bạ cổ Hà Nội có thể cho ta hình dung
về khung cảnh khu phố cổ giữa thế kỷ XIX:
Mô tả về giáp giới thôn Dũng Thọ (Hàng Bạc, Tạ Hiện):
Đông giáp… đường nhỏ thôn Gia Ngư và ao thôn Ngư Võng cùng quan
lộ…
Tây giáp… ao thôn Ngư Võng bản tổng và quan lộ…
Bắc giáp… địa phận ao thôn Ngư Võng bản tổng, lấy dân cư bản thôn dọc
theo bờ ao làm giới…[52; 63].
Mô tả về giáp giới thôn Ngư Võng (Đào Duy Từ, Lương Ngọc Quyến)
Đông giáp địa phận các thôn, phường Hà Khẩu, Dũng Thọ bản tổng, lấy
giới hạn bờ rào dân cư cùng bờ ao bản thôn làm giới…
Tây giáp địa phận thôn Dũng Thọ bản tổng, lấy ao bản thôn làm giới, lại
giáp dân cư phường Hà Khẩu, lấy tường gạch phường ấy cùng đường nhỏ bản
thôn và hàng rào tre xanh làm giới.
Nam giáp địa phận thôn Dũng Thọ và tường gạch dân cư phường Hà Khẩu,
lấy gia thổ dân cư và ao bản thôn làm giới.
Bắc giáp tường gạch dân cư phường Hà Khẩu bản tổng, lấy hàng rào tre
xanh, gia thổ dân cư và ao bản thôn làm giới [52; 79].
Cho đến thế kỷ XIX, nét đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội - “thành phố
sông hồ” - vẫn chưa thay đổi. Phủ đầy trên bề mặt đô thị vẫn là hệ thống các sông,
hồ, đầm. Ngay tại khu vực Phố cổ đến giữa thế kỷ XIX vẫn còn nhiều hồ ao.
Ngoài một số hồ lớn như hồ Hàng Đào, còn nhiều hồ ao nhỏ thuộc 8 phường, thôn
gồm:
Phường Dũng Thọ (Hàng Bạc, Tạ Hiện): 0.2.7.9.0
Thôn Ngư Võng (Đào Duy Từ, Lương Ngọc Quyến): 0.6.5.0.0
Thôn Huyền Thiên (Hàng Khoai): 0.3.0.0.0
Thôn Phủ Từ (Hàng Lược): 0.0.9.0.0
Thôn Cổ Tân (Trần Quang Khải): 1.2.11.1.0
Thôn Yên Thái (Yên Thái, Tạm Thương): 0.6.0.0.0
Thôn Hữu Đông Môn (Hàng Cân): 0.1.12.0.0
Thôn Thuận Mỹ (Hàng Quạt): 0.1.0.0.0 [67].
Tóm lại, đến trước thời điểm thực dân Pháp chiếm được Hà Nội, khu vực
buôn bán phía đông Hà Nội vẫn giữ được nhịp điệu của các thế kỷ trước. Tuy
nhiên, về quy hoạch đô thị biểu hiện ở diện mạo bên ngoài như kiến trúc nhà cửa,
đường phố, vệ sinh môi trường…không được quan tâm, coi trọng đúng mức. Và
đâu đó bóng dáng của nông thôn vẫn còn tồn tại song hành cùng đô thị trong một
kết cấu đặc biệt của các đô thị phương Đông truyền thống.
2.1.2. Khu phố cổ Hà Nội trong thời kỳ thực dân
Trong khi chính quyền phong kiến tìm cách rời xa Hà Nội, thì ngay từ đầu
thời kỳ chiếm đóng, người Pháp đã chọn Hà Nội làm thủ đô không chỉ của riêng
miền Bắc mà của toàn cõi Đông Dương. Tầm quan trọng về vị trí chiến lược cũng
như tính tượng trưng nhờ vào lịch sử của thành phố, một kinh đô cổ kính, đã lý
giải tại sao người Pháp tiếp tục chọn Hà Nội làm trung tâm chính trị - hành chính
trong thời thuộc địa.
Năm 1873, đoàn quân của Francis Garnier khởi hành từ Nam Kỳ ra Bắc mở
đầu chiến dịch xâm thực Hà Nội. Phải mất 15 năm (1873 - 1888) với những tổn
thất nặng nề, thực dân Pháp mới thiết lập được sự thống trị ở Hà Nội. Bắt đầu từ
đây, thực dân Pháp tiến hành kế hoạch bình định và khai thác thuộc địa. Tại Hà
Nội, vào những năm cuối thế kỷ XIX, chính quyền thực dân Pháp bước đầu áp
dụng một số biện pháp xây dựng và quy hoạch thành phố. Trong giai đoạn này, Hà
Nội đã trải qua sự chuyển đổi từ thành lũy, phường thị phong kiến sang thành phố
quy hoạch kiểu châu Âu khiến cho bộ mặt đô thị có nhiều biến đổi.
Việc du nhập phương thức quy hoạch đô thị kiểu phương Tây cùng với
chính sách đô hộ đã dẫn đến sự hình thành một khu phố của người Pháp. Quá trình
này bắt đầu từ những hoạt động phá bỏ một số công trình quan trọng như thành
Vauban (1894 - 1897) và các công trình lịch sử khác quanh hồ Hoàn Kiếm (1883 -
1886). Trong những năm đó, người Pháp đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Hà
Nội truyền thống. Trong cấu trúc đô thị Hà Nội đã dần dần hình thành những khu
chức năng riêng biệt: khu thương nghiệp, dịch vụ trung tâm trên trục đường Hàng
Khay; khu hành chính - chính trị ở phía đông hồ Hoàn Kiếm và trong khu thành
cũ; khu phố Pháp ở phía Nam hồ Hoàn Kiếm và các khu vực kho tàng, nhà máy
nằm rải rác trong thành phố; khu buôn bán thủ công vẫn là khu thương mại - dịch
vụ truyền thống.
Trong chính sách quy hoạch của người Pháp, khu vực “36 phố phường”
được bảo tồn, giữ nguyên để nhằm khai thác nguồn lợi kinh tế qua hệ thống thuế.
Tuy nhiên, thực dân Pháp cũng tiến hành một một số hoạt động quan trọng làm
biến đổi về cơ bản diện mạo của khu vực này.
Phá bỏ hệ thống tường thành
Năm 1873, ngay sau khi chiếm thành Hà Nội, Garnier đã chiếm dụng các
công trình còn lại trong Hoàng thành, triệt phá các dinh thự cũ, phá bỏ điện Kính
Thiên, chỉ giữ lại cột cờ để phục vụ cho mục đích liên lạc quân sự. Đến năm 1894,
chính quyền thực dân phá hủy nốt phần còn lại của thành Hà Nội (những bức
tường thành cổ), chỉ để lại cổng Chính Bắc. Việc phá tường thành khởi công từ
tháng 2 năm 1894 và đến cuối năm 1897 thì hoàn tất. Và sau khi tường đã bị hạ,
hào đã bị lấp, thành Hà Nội chính thức bị xóa sổ, chấm dứt vai trò biểu tượng quan
liêu trong cấu trúc đô thị truyền thống của Hà Nội.
Sự biến mất của hệ thống thành trì này dẫn đến một kết quả trực tiếp là địa
giới của khu phố cổ được mở rộng như ngày nay, giới hạn như sau:
- Phía Bắc: phố Hàng Đậu
- Phía Tây: phố Phùng Hưng
- Phía Nam: phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng
- Phía Đông: phố Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật
Với giới hạn này có thể thấy, đại bộ phận phố phường ở về phía đông đã có
mặt trong suốt lịch sử Thăng Long - Hà Nội và bộ phận phía tây, từ khoảng phố
Thuốc Bắc đến phố Phùng Hưng được mở rộng thêm vào cuối thế kỷ XIX.
Lùi lại thời gian trở về thời điểm 1805, thành Hà Nội sau khi được xây
dựng lui về phía tây đã để lại một bãi đất trống. Bãi đất trống này nằm sát khu phố
buôn bán lại liền chợ Đông Thành nên chỉ ít lâu sau đã có nhiều người đến làm
nhà, tụ tập thành xóm. Đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), xóm này mới được
chính quyền công nhận và đặt tên là thôn Tân Khai thuộc tổng Tiền Túc, huyện
Thọ Xương
Năm 1896, sau khi tường thành bị phá, hào bị lấp, đất của thôn Tân Khai
mở rộng thêm từ phố Hàng Gà đến chỗ thành cũ bị san bằng. Đến năm 1900, trên
nền chân tường thành cũ, thực dân Pháp cho xây dựng một cầu đá dài, cao để dẫn
xe lửa lên cầu sắt qua sông Hồng. Dọc cầu này thành phố dự định mở một đường
phố đi qua khu đất được mở rộng thêm của thôn Tân Khai, trên bản đồ ghi là phố
Henri d’Orleans (nay là phố Phùng Hưng).
Như vậy, từ năm 1896 - 1897, với việc phá thành, lấp hào của thực dân
Pháp, phố Phùng Hưng được hình thành, song đến năm 1910 phố mới chỉ có hai
đoạn ngắn ở hai đầu phố phía bắc và phía nam tức là đã có nhà cửa và có cả ở hai
bên mặt đường, còn lại vẫn là bãi đất trống. Phải từ sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, cùng với đà mở mang Hà Nội, phố Phùng Hưng mới được xây dựng nhanh
chóng. Đến năm 1920, diện mạo của phố Phùng Hưng được hình thành cơ bản.
Ngoài ra, khi cửa Chính Đông, tường thành và hào nước không còn, người
Pháp đã cho mở một con đường mới thẳng từ Cổng Tỉnh (chiếc cổng sắt lớn thay
cho Chính Đông Môn) ra khu phố cũ. Con đường mới này được đặt tên là Rue
Géneral Bichot (nay là phố Cửa Đông). Phố Cửa Đông có đặc điểm là “một đường
phố mới mở ở sát khu quân sự trong thành, lại là chỗ tường và hào cũ, nên đất ở
đây là đất công đem phát mại, chủ đất hầu hết là người Tây và một số người Hoa
Kiều làm giàu nhờ có Tây sang” [100; 823]. Con phố này tuy chỉ dài có vài trăm
mét nhưng mang bóng dáng của một khu phố Tây bởi “đường phố rộng rãi hiện
đại… đường có trải đá, có vỉa hè xây gạch, có cây bóng mát, có cống thoát nước
và có đèn đường” [100; 822] .
Như vậy, sau khi thành Hà Nội bị phá hủy, ngoài việc hình thành những
con phố mới như phố Phùng Hưng, phố Cửa Đông, Phạm Phú Thứ thì những
xóm nhà có sẵn cũng được cải tạo theo quy hoạch thành phố, đó là phố nhà Hỏa,
Cống Đục, Lò Rèn, Hàng Chai Các con phố này trở thành những khu phố mới,
xây dựng theo kiểu hiện đại (có vỉa hè, lòng đường, xây xanh, hệ thống cống rãnh
thoát nước ).
Dỡ bỏ cổng phố
Phố phường Hà Nội xưa là một không gian thuần nhất với nhà cửa hai bên
giữa là mặt đường bằng đất, lát gạch ở giữa và mỗi phường có các cổng ngăn cách
biên giới chạy suốt chiều ngang của phố. Cổng mở thông ban ngày và đóng kín vào
ban đêm. Đó là công trình mang dấu ấn của các làng quê, một công trình tự vệ, bao
trong đó không gian sống của một cộng đồng cùng chung quê quán, cùng chung
ngành nghề…Một mặt, nó đảm bảo an ninh trật tự; mặt khác, nó tạo ra tính khép
kín, hạn chế việc giao thương.
Khi người Pháp làm chủ Hà Nội, họ đã cho tiến hành phá dỡ hết các cửa ô
và các cổng phố, chỉ để lại ô Quan Chưởng do có ý kiến bảo tồn của trường Viễn
Đông Bác Cổ. Như vậy, những can thiệp chỉnh trang giao thông của người Pháp
đã làm thay đổi bộ mặt không gian đường phố của Hà Nội xưa. Phố trở nên rộng