Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Biện pháp khắc phục lỗi dùng từ sai văn cảnh của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.38 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
1
Tháng 5 - 2008
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀM THUẬN BẮC

Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện :
Đặng Thò Nghiêm
Đơn vò: Tiểu học Hàm Liêm 1
Đề tài:
Biện pháp
Khắc phục lỗi dùng từ sai văn cảnh
của học sinh tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
CHƯƠNG MỘT: DẪN NHẬP
I. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình phát triển tư duy, xét từ nhiều góc độ khả năng thụ đắc và sử
dụng từ của học sinh Tiểu học giữ một vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì vốn từ
càng phong phú thì khả năng diễn đạt càng đa dạng. Thế nhưng, tình hình sử dụng
tiếng Việt nói chung, sử dụng từ ngữ nói riêng của học sinh Tiểu học hiện nay đang
rơi vào tình trạng báo động.
Từ thực tiễn dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, thực hiện đề tài này, một mặt
chúng tôi muốn thông qua những biện pháp xử lí và miêu tả lỗi dùng từ sai văn
cảnh của học sinh lớp 5 để từ đó nâng cao sự nhận thức của người giáo viên về khái
niệm từ vựng. Mặt khác qua kết quả khảo sát cụ thể đối tượng học sinh lớp 5 nhằm
điều chỉnh phương pháp giảng dạy giúp cho trẻ có cách dùng từ đúng mức hơn
trong khi nói và viết.
Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Lỗi dùng từ sai văn cảnh của học sinh Tiểu học”.
II. Giới hạn đề tài:
Nhìn một cách khái quát, lỗi từ vựng của học sinh Tiểu học trên phạm vi
toàn quốc có thể có những đặc điểm giống nhau nhất là khi gắn nó với sự phát triển


của tư duy lứa tuổi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng một từ được ghi trong từ điển
thường có nhiều nghĩa nhưng khi nó xuất hiện trong lời nói, trong văn cảnh cụ thể
thì thường chỉ một vài nét nghĩa của nó được sử dụng. Do đó, việc nhận diện lỗi
không thể tách rời ngữ cảnh mà nó xuất hiện.
Thực tế giảng dạy mách bảo rằng - Có nhận diện từ trong ngữ cảnh thì việc
sửa chữa mới phản ánh đúng nội dung diễn đạt của học sinh và phương pháp sửa
chữa mới có hiệu quả. Bằng cách hình dung đó, tôi tiến hành khảo sát cứ liệu lỗi
xuất hiện trong bài Tập làm văn cùng một đề tài của học sinh lớp 5. Tuy khảo sát
trên một đối tượng cụ thể ở một địa bàn địa phương cụ thể nhưng hi vọng rằng kết
quả này có thể phản ánh những đặc điểm chung về khả năng sử dụng từ của học
sinh Tiểu học.
III. Phương pháp nghiên cứu:
2
Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
Để tiến hành đề tài này, tôi khảo sát 128 bài Tập làm văn của học sinh lớp 5
-Trường Tiểu học Hàm Liêm 2. Bước đầu tiên là nhận diện lỗi, khi đã phát hiện ra
chúng tôi ghi phiếu có kèm theo ngữ cảnh tối thiểu. Ngữ cảnh tối thiểu được hiểu là
các từ ngữ xuất hiện trước và sau từ “có vấn đế”. Do vậy, tại đây không những cho
phép ta nhận diện được bản chất loại lỗi từ vựng mà còn cho thấy khá nhiều trường
hợp kết hợp sai hoặc dùng từ sai. Thậm chí còn vừa sai từ vựng vừa sai kết hợp.
Phương pháp gắn liền với ngữ cảnh theo tôi là phương pháp thích hợp vì từ chỉ thật
sự hiện diện trong lời nói với đầy đủ tính chất phức tạp và đa dạng của nó.
Tóm lại các phương pháp như: miêu tả, phân loại, thống kê đều được sự
dụng trong đề này.
CHƯƠNG HAI: MIÊU TẢ VÀ THỐNG KÊ
LỖI DÙNG TỪ SAI VĂN CẢNH
I. Miêu tả:
Căn cứ vào thực tế khảo sát bài làm của học sinh lớp 5, chúng tôi đã rút ra
được những lỗi dùng từ tiêu biểu mà các em mắc phải. Sau khi thu thập, xử lí và
tổng hợp các số liệu, nhận thấy rằng:

I.1. Tần số xuất hiện lỗi dùng từ sai văn cảnh khá nhiều với các dạng khác
nhau. Điều này chứng tỏ học sinh chưa nắm vững về nghĩa của từ trong hoạt động
lời nói. Vốn từ của các em còn nghèo nàn dẫn đến việc diễn đạt lủng củng. Đây là
thực trạng chung rất phổ biến ở học sinh Tiểu học.
I.2. Kết quả điều tra còn cho thấy việc sử dụng hình ảnh so sánh chưa phù
hợp nếu như không muốn nói là sai trầm trọng. Rõ ràng là các em chưa nắm cấu
trúc của biện pháp so sánh từ vựng hay cũng có thể là hiểu sai về nghĩa từ cho nên
các em so sánh không tương hợp.
I.3. Vốn từ ít ỏi, khả năng hiểu biết và cách sử dụng từ còn hạn chế dẫn đến
tình trạng bài làm của các em nặng về liệt kê hoặc kể lể dài dòng, câu văn luộm
thuộm.
I.4. Văn cảnh là phương tiện khá quan trọng trong việc hiểu đúng nghĩa của
một từ nhiều nghĩa. Nhưng trong thực tế giảng dạy ở bậc Tiểu học, chúng tôi nhận
thấy rằng: học sinh Tiểu học dùng từ sai văn cảnh khá nhiều. Hầu hết các em chưa
biết đặt từ vào văn cảnh cho thích hợp. Chúng tôi sưu tập từ 128 bài làm văn của
học sinh lớp 5 có đến 176 lỗi dùng từ sai văn cảnh. Phải thừa nhận rằng đây là loại
3
Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
lỗi phức tạp nhất. Từ khảo sát thực tế, chúng tôi có nhận xét học sinh Tiểu học
vùng ven ở đây về mặt nhận thức chưa nắm vững nghĩa từ, cũng chưa có kỹ năng
diễn đạt thật tốt. Mặt khác, vốn từ nghèo nàn, hiểu từ chưa sâu sắc, nghe loáng
thoáng qua loa dẫn đến tình trạng học sinh vừa dùng sai nghĩa vừa kết hợp sai làm
người đọc, người nghe hiểu lệch nghĩa.

II. Thống kê: (kèm theo biểu mẫu1)
Biểu mẫu1
THỐNG KÊ: Lỗi dùng từ sai văn cảnh của học sinh Lớp 5 - 128 bài.
ĐỀ BÀI: Tả lại hình dáng và tính tình của người bạn mà em quý mến.
Loại lỗi Minh hoạ
Số lỗi từ loại

Số lượng Tỉ lệ%
So sánh
sai
- Da của bạn mịn màng như tấm vải lụa.
- Đôi mắt bạn long lanh như hai giọt sương.
34
19,3
Kết hợp sai
- Vầng trán cao trông thật là oai hùng.
- Hình dáng của bạn rất thông minh.
- Nước da của bạn trắng phau.
- Bạn Trang là một người xinh xắn và êm
dịu.
51 29
Sai nghĩa
- Hàm răng bạn ấy chói chang thấp thoáng
giữa vành môi.
- Bộ tóc của Hoa đen lay láy.
- Vóc dáng ngay thẳng làm cho thân hình
bạn càng cứng cáp.
- Khi bạn An cười để lộ hai khóm đồng
tiền.
53
30,1
Vừa sai
nghĩa vừa
sai kết hợp
- Làn da của bạn rất mong manh.
- Giọng nói của Toàn vui tính lắm. 25 14,2
Dùng cụm

từ cố định
sai
- Tình bạn giữa Lan và em như nguồn với
nước.
- Nga rất chịu thương chịu khó trong học
tập.
13 7,4
TỔNG CỘNG 176 lỗi
4
Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
CHƯƠNG BA: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
LỖI DÙNG TỪ SAI VĂN CẢNH
I. Nguyên nhân:
I.1. Nguyên nhân từ phía học sinh:
Qua khảo sát tình hình thực tế lỗi dùng từ của học sinh lớp 5, chúng tôi thấy
rằng đa số học sinh chưa biết sử dụng từ như mong muốn. Tỉ lệ mắc lỗi dùng từ sai
văn cảnh chiếm khá cao. Điều đó phản ánh rõ các em hụt hẫng kiến thức về từ
vựng. Nắm khái niệm về từ còn mơ hồ nên trong bài văn các em nghĩ sao viết vậy.
Vốn từ hạn hẹp do vậy việc chọn từ và sử dụng nó để viết văn càng khó khăn hơn.

Vả lại, đối tượng mà chúng tôi khảo sát là những học sinh vùng nông thôn.
Điều kiện giúp các em tìm hiểu và tham khảo thêm sách báo còn ít ỏi. Đồng thời
khả năng nắm nghĩa của những từ trừu tượng, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm khác
nghĩa, từ mang nghĩa đen nghĩa bóng … còn hạn chế.
Chẳng hạn:
- Dùng sai khi miêu tả đặc điểm:
Ví dụ: Khuôn mặt của Bình tròn xoe trắng bóc.
- Dùng từ chưa chính xác trong văn cảnh:
Ví dụ: Mái tóc của bạn xanh đen mơn mởn
Từ hai ví dụ trên có thể thấy nguyên nhân bắt nguồn từ: Một là học sinh chưa

hiểu sâu nghĩa của từ. Hai là học sinh chưa được trực tiếp quan sát sự vật, hiện
tượng mà chỉ viết theo tri thức được đọc hoặc nghe đâu đó và diễn đạt mang tính
sáo mòn. Mặt khác, thực trạng cho thấy từ việc sử dụng từ “khập khiểng” cho đến
khả năng diễn đạt thiếu mạch lạc làm câu văn không rõ ý nội dung thông báo. Như
nhận diện ở trên, việc học sinh dùng từ sai văn cảnh khá phổ biến. Nguyên nhân
sâu xa dẫn đến lỗi sai này là kỹ năng sử dụng từ còn rất nhiều hạn chế. Kỹ năng sử
dụng từ hạn chế dẫn đến trong hành văn việc dùng từ sai nghĩa, so sánh sai, kết hợp
từ sai, dùng cụm từ cố định sai làm câu văn tối nghĩa. Nhiều khi còn quá sai lệch
trong văn cảnh thì ý nghĩa diễn đạt sẽ trái ngược với thực tế.
5
Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
Khả năng tiếp thu từ trừu tượng, óc liên tưởng của học sinh chưa cao. Vì vậy
các em không phát triển được ý, không diễn đạt từ đúng văn cảnh mà mình muốn
nói. Trong thực tế giao tiếp dựa vào văn cảnh, chúng ta tiếp nhận từ ngữ một cách
tự phát. Muốn làm được này, phải thông qua việc đọc sách báo. Nhưng do thực tế
hiện tại việc sách báo ra đời ồ ạt, nhất là loại truyện tranh chiếm tỉ lệ khá cao trong
các thể loại. Với tính tò mò, hiếu động của học sinh, các em thường tìm đọc các
loại truyện tranh hơn là các loại sách có lối hành văn thành văn bản hoàn chỉnh.
Điều đó đưa đến hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ và nhất là dùng từ đúng với
văn cảnh, với hoàn cảnh mà mình cần diễn đạt.
I.2 Nguyên nhân từ phía giáo viên:
Trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học, việc dạy từ
ngữ cho học sinh được thông qua các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện,
Luyện từ&câu. Qua nội dung bài học, giáo viên giải nghĩa từ được lồng vào trong
văn cảnh đó. Tuy nhiên , việc làm này giáo viên thể hiện còn đơn điệu. Hay nói
cách khác là còn lúng túng trong việc giải nghĩa từ sâu sắc và chính xác trong văn
cảnh.
Trong sách giáo khoa, kiến thức về từ vựng được trình bày và hệ thống theo
chủ đề. Nhưng qua thực tế giảng dạy, giáo viên nhiều khi chưa hiểu hết ý nghĩa tác
dụng của việc làm đó để khai thác hết lợi thế, ý đồ của các nhà biên soạn sách giáo

khoa. Nói rõ hơn, từ trong hệ thống từ vựng không phải tồn tại độc lập mà thường
có quan hệ và gắn bó với nhau. Do vậy khi các nhà biên soạn sách giáo khoa soạn
theo chủ đề là có lí do như vậy.
Tình hình hiện nay, giáo viên dạy văn miêu tả chưa chú ý rèn luyện kỹ năng
đặc trưng: quan sát, sử dụng từ ngữ hình ảnh, chi tiết tiêu biểu …, chưa biết cách
gợi ra để các em huy động vốn hiểu biết, khả năng chọn lọc, sử dụng từ ngữ vào bài
làm của mình.
Và bao trùm lên tất cả là giáo viên chưa mạnh dạn phát huy tính độc lập suy
nghĩ của học sinh, thường khép các em vào các chuẩn tắc diễn đạt mang tính khuôn
mẫu.
Ví dụ: Khi tả người:
- Môi thì phải đỏ như son
- Da thì trắng như tuyết
Đấy cũng là một trong các lí do dẫn đến hiện tượng học sinh thiếu vốn từ. Vì
thế, các em chỉ biết đưa vào bài làm của mình hàng loạt từ sáo rỗng khiến người
đọc nhiều khi không kềm được tiếng cười.
6
Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
II. Biện pháp khắc phục:
II.1. Biện pháp chung:
Trong giao tiếp, từ ngữ không đứng riêng lẻ mà tồn tại trong ngữ cảnh.
Chính ngữ cảnh, trong đó từ ngữ mới xuất hiện với đầy đủ dáng vẻ của nó. Vì vậy,
khi cung cấp từ mới cho học sinh, giáo viên phải dựa vào văn cảnh để giải nghĩa từ.
Giáo viên phải giúp các em đối chiếu, so sánh nghĩa của từ trong văn cảnh này với
văn cảnh khác để thấy sự khác biệt rõ nét về nghĩa của nó. Chẳng hạn như dạy bài
“Từ đồng âm” là một minh chứng. Bởi vì nghĩa của từ ngoài tính chất hệ thống còn
lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh. Vả lại “từ” ngoài chức năng định danh còn là vật
liệu để tạo nên câu. Để tạo ra những câu đúng ngữ pháp, sự kết hợp từ phải thật
nhuần nhuyễn đúng quy tắc. Muốn vậy, học sinh phải thật am hiểu về từ vựng
Tiếng Việt. Đây là điều cốt lõi mà trong nhà trường tiểu học ngay từ đầu phải dạy

cho các em nắm vững nghĩa từ và sử dụng sao cho chính xác.
Để giúp cho học sinh có vốn từ giao tiếp trong khi nói và viết:
- Giáo viên phải dạy tốt các tiết Luyện từ & câu, đặc biệt là dạy kiểu bài
“Mở rộng vốn từ”. Trong kiểu bài này, giáo viên cần phải chú ý xây dựng vốn từ
cho học sinh. Ngoài những từ được cung cấp trong sách giáo khoa, giáo viên cần
mở rộng thêm từ được khai thác trong thực tế cuộc sống.
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho các em đọc thêm nhiều sách báo để
tích luỹ từ hay như: từ gợi tả, gợi cảm hoặc các biện pháp nhân hoá, so sánh, …
- Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi có nhận định rằng:
Để viết được những câu văn có nghĩa chính xác và giàu hình ảnh, giáo viên cần rèn
cho học sinh 3 nội dung sau đây:
* Làm giàu vốn từ:
Là giúp cho trẻ làm quen với các từ mới phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các
em. Việc làm giàu vốn từ cần tiến hành theo nguyên tắc mở rộng dần từ đơn giản
đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Quá trình làm giàu vốn từ có ý nghĩa trừu
tượng hoặc có nghĩa bóng luôn gắn với sự vật hiện tượng và hình ảnh trực quan
sinh động của thế giới xung quanh. Tóm lại, mở rộng kinh nghiệm sống cho học
sinh cụ thể là tiếp xúc với môi trường càng nhiều, giao tiếp càng rộng là biện pháp
tốt nhất giúp các em nắm được nghĩa của từ.
* Củng cố vốn từ:
Là giúp cho trẻ hiểu được nghĩa của từ và có khả năng sử dụng hợp lí. Để
hiểu nghĩa từ, giáo viên cần phải giải nghĩa từ trong tất cả các phân môn Tiếng Việt
rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu. Lời giảng giải súc tích sẽ giúp trẻ tìm ra tính chất, hoạt
động cũng như bản chất sự vật hiện tượng của từ.
7
Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
* Tích cực hoá vốn từ:
Là giúp các em lựa chọn từ để sử dụng một cách chính xác làm cho ngôn
ngữ của trẻ giàu sắc thái tình cảm. Vì vậy trong quá trình tích cực hoá vốn từ cho
học sinh cần phải giúp trẻ hiểu từ sâu sắc đầy đủ hơn. Đồng thời, học sinh phải

được sử dụng từ nhiều lần trong nhiều văn cảnh khác nhau để biết chọn từ trong
hoàn cảnh hợp lí.

Trở lên là một số biện pháp nhằm mục đích khắc phục lỗi dùng từ sai văn
cảnh của học sinh tiểu học. Nói một cách tổng quát: “Học sinh được làm quen với
từ - hiểu từ và sử dụng được từ - biết lựa chọn và sử dụng từ một cách linh hoạt
trong mọi văn cảnh”.
II.2. Biện pháp cụ thể:
II.2.1. Cung cấp vốn từ:
Giáo viên phải chủ động trang bị cho các em một vốn từ phong phú. Muốn
cung cấp vốn từ một cách trọn vẹn, chúng ta cần giải quyết những việc cụ thể sau:
- Lựa chọn và phân bố từ cần cung cấp một cách có cơ sở. Việc này đòi hỏi
người giáo viên phải có tri thức tương đối khá về từ ngữ, luôn rèn luyện trình độ
ngôn ngữ để lúc cần thiết có thể tự mình xây dựng những chủ đề phù hợp mà dạy
cho học sinh về từ vựng.
- Thông qua các phân môn trong Tiếng Việt, việc cung cấp vốn từ cho học
sinh giáo viên cần phải chú ý thực hiện triệt để giúp các em tích lũy được một số từ
ngữ, biết sử dụng một cách hệ thống theo chủ đề.
II.2.2. Cung cấp nghĩa của từ:
Để hiểu nghĩa của từ chính xác, việc đầu tiên giáo viên phải lấy nghĩa của từ
trong Từ điển làm kim chỉ nam. Nhưng trong quá trình giải nghĩa từ, giáo viên
không thể máy móc đem toàn bộ các nghĩa đó để giải thích cho học sinh một cách
ôm đồm mà phải linh động dựa vào văn cảnh từ ý nghĩa, từ hành động cũng như
cách thể hiện từ cho thích hợp.
Tuy nhiên, người giáo viên cũng cần phải sáng tạo trong việc tận dụng tối đa
hiệu suất của đồ dùng dạy học như: mô hình, vật thật, tranh ảnh, … là điều kiện
giúp học sinh hiểu nghĩa từ đến nơi đến chốn. Từ các sự vật, hiện tượng cụ thể giải
nghĩa từ cho học sinh sẽ dễ dàng hơn rồi sau đó mới nâng cao lên ý nghĩa trừu
tượng và tinh tế.
8

Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
II.2.3. Rèn kỹ năng sử dụng từ và kết hợp từ đúng:
Trong việc trau dồi từ ngữ nghệ thuật, cần thấy cách sử dụng từ chịu sự quy
định của mục đích, hoàn cảnh nói năng của phong cách ngôn ngữ nhất định. Nói
chung trong phong cách này, hoàn cảnh này thì có nghĩa chính xác, giàu hình ảnh
gợi cảm và mang tính nghệ thuật cao nhưng ở một văn cảnh khác thì không hợp và
thiếu tính nghệ thuật đôi khi không chính xác.
Ví dụ: “ Oai hùng” mà đặt vào ngữ cảnh khi học sinh miêu tả: “Vầng trán
cao thể hiện sự oai hùng”. Đó là một sự kết hợp thiếu hình ảnh, thiếu chính xác.
Trong ngữ cảnh này ta nên dùng từ “thông minh” để thay thế - “Vầng trán cao biểu
lộ sự thông minh”.

Vốn từ được tích lũy là cơ sở quan trọng trong việc trau dồi ngôn ngữ.
Nhưng chỉ có vốn từ phong phú thôi thì chưa đủ để trình bày tốt một văn bản mà
còn đòi hỏi khả năng tự chọn kết hợp từ ngữ một cách hợp lí, chính xác. Đồng thời
phải rèn luyện và xây dựng một kỹ năng thành thạo trong việc sử dụng từ. Muốn
xây dựng kỹ năng này, chúng ta cần hướng dẫn học sinh sử dụng những thao tác
thông qua các loại bài tập như sau:
- Dùng từ đặt câu:
Tạo cho học sinh huy động vốn từ ngữ của mình để diễn đạt ý nghĩa một câu
trọn vẹn theo chủ đề nhất định.
- Điền từ:
Dạng bài tập này nhằm rèn kỹ năng kết hợp từ là hình thức tìm từ và lựa
chọn từ thích hợp để đặt vào ngữ cảnh đó sao cho đúng nghĩa.
- Thay thế từ:
Luyện tập thói quen dùng từ chính xác. Việc thay thế từ đúng đem lại cho
học sinh sự chú ý đến sắc thái ngữ nghĩa. Ngoài ra, dạng bài tập này giúp cho học
sinh phát hiện và sửa lại những lỗi dúng từ sai vế mặt ngữ nghĩa.
II.2.4. Làm giàu vốn từ và sử dụng từ đúng văn cảnh:
Giáo viên căn cứ vào vốn từ ngữ và khả năng ngôn ngữ của học sinh mà xác

định từ ngữ trọng tâm để tổ chức cho học sinh tiếp xúc với thực tiễn ngôn ngữ như:
đọc sách báo, nghe đài phát thanh. Nói chung, con đường làm giàu vốn từ và sử
dụng từ ngữ đúng văn cảnh đòi hỏi tính chủ động của các em. Do vậy, nhu cầu đọc
sách báo, tích luỹ sổ tay từ vựng, ngoài chức năng là trau dồi kiến thức còn có ý
nghĩa quan trọng khác là làm phong phú vốn từ và từng bước giúp các em sử dụng
từ đúng ngữ cảnh.
9
Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
CHƯƠNG BỐN: KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua một năm học triển khai thực hiện đề tài: “Biện pháp khắc phục lỗi
dùng từ sai văn cảnh ở học sinh tiểu học” cho Khối lớp 4 và 5 tại hai trường tiểu
học xã Hàm Liêm, chúng tôi nhận thấy khả năng dùng từ trong đặt câu, viết văn
của các em học sinh có những chuyển biến đáng kể.
Điều này chứng tỏ học sinh đã được giáo viên rèn luyện kỹ năng dùng từ
khá tốt. Áp dụng những biện pháp cụ thể đã nêu, giáo viên xem đây như là một đề
tài sinh hoạt chuyên môn trong tổ. Từ đó trao đổi, thảo luận với nhau để rồi thống
nhất cách dạy, cách rèn cho học sinh sao cho phù hợp với tình hình đặc điểm cũng
như trình độ của học sinh trong mỗi lớp.
Rõ ràng là qua tập luyện từng bước, dần dần mỗi ngày một ít, học sinh
đã có những tiến bộ rõ rệt. Nếu như đầu năm, trong giờ Tập làm văn, các em cảm
thấy khó khăn lúng túng, sợ sệt với các dạng bài “Tìm từ đặt câu” để viết thành
đoạn văn ngắn thì bây giờ các em cảm thấy tự tin hơn. Các em có thể nhận xét,
đánh giá bài làm của bạn qua việc dùng từ đặt câu và phát hiện chỗ sai cũng như
biết đưa ra cách sửa chữa lỗi ấy.
Trên cơ sở bài làm khảo sát thực tế từ học sinh ở cuối năm so với đầu năm,
chúng tôi có kết luận rằng mức độ dùng từ sai văn cảnh của các em giảm khá nhiều
sau khi thể nghiệm đề tài. Cụ thể kết quả thống kê như sau :
(kèm theo biểu mẫu2)
10
Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm

KẾT LUẬN
Lỗi dùng từ sai văn cảnh của học sinh tiểu học là một đề tài lí thú và bổ ích.
Bởi vì, từ là những đơn vị trực tiếp tạo câu và trực tiếp biểu thị các khái niệm cho
nên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao tiếp và tư duy của các em.
Mặc khác do bắt nguồn từ đặc điểm của hệ thống từ vựng như: phức tạp về
mặt ngữ nghĩa, đa dạng về mặt cấu trúc, chức năng cho nên quá trình nhận diện và
sử dụng từ của học sinh vô cùng có ý nghĩa.
Nhận chân được tầm quan trọng đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lỗi dùng
từ sai văn cảnh của học sinh lớp 5 trong phạm vi một trường cụ thể: Trường tiểu
học Hàm Liêm 2. Với 128 bài làm Tập làm văn và đã sưu tập 176 lỗi, bao gồm 5
loại (như đã thống kê).
Sau khi đã có cái nhìn chung về bức tranh lỗi, chúng tôi cố gắng tìm ra
những nguyên nhân mắc phải và mạo muội đề ra hướng giải pháp khắc phục.
Qua nguyên nhân và biện pháp dùng từ sai văn cảnh, chúng tôi mới nêu
những nét khái quát nhưng vẫn xác định rằng: Việc dạy từ ngữ là vấn đề quan trọng
không những cần thiết cho việc giáo dục thẩm mĩ thông qua văn học mà còn là điều
kiện không thể thiếu để rèn luyện tư duy, vốn từ, nâng cao nhận thức. Từ đó, các
em sẽ dùng từ đúng nghĩa chính xác, đúng văn cảnh.
Về mặt lí thuyết, có thể chúng tôi không đóng góp gì nhiều vì đây là một đề
tài nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, tính từ góc độ sư phạm mà nói kết quả từ khảo
sát này sẽ giúp chúng tôi và các bạn đồng nghiệp chú ý đúng mức hơn đến lỗi đang
bàn trong đề tài. Từ đó, hi vọng rằng những ý kiến đề xuất của chúng tôi về phương
pháp giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, đặc biệt là việc dạy “từ” có thể là
những kinh nghiệm nhỏ cho thầy cô giáo chúng ta, tất cả sẽ không nằm ngoài mục
đích cùng nhau dạy tiếng mẹ đẻ, trong đó có hệ thống từ vựng một cách hiệu quả
hơn./-
11
Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Nghiêm
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỘT: Dẫn nhập.

I. Lý do chọn đề tài
II. Giới hạn đề tài
III. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG HAI: Miêu tả và thống kê
Lỗi dùng từ sai văn cảnh
I.Miêu tả
II. Thống kê
CHƯƠNG BA: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Lỗi dùng từ sai văn cảnh.
I. Nguyên nhân
I.1 Nguyên nhân từ phía học sinh
I.2 Nguyên nhân từ phía giáo viên
II. Biện pháp khắc phục
II.1 Biện pháp chung
II.2 Biện pháp cụ thể.
KẾT LUẬN
12

×