Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phòng chóng suy dinh dưỡng cho trẻ em mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.1 KB, 13 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bác Hồ lúc sinh thời đã hết sức coi trọng sự nghiệp trồng người “Vì lợi ích
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Người cũng đã chỉ ra
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Đó là
những con người vừa “Hồng” vừa “Chuyên” . Vì vậy, để xây dựng chủ nghĩa xã
hội thành công, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải làm sao phát huy đầy đủ nhân
tố con người. Nhân tố con người có vai trò quyết định nhất trong các nhân tố của
sự phát triển đất nước. Vai trò quyết định nhất của nó tập trung trước hết ở năng
lực trí tuệ, thể lực của con người.
Theo quan điểm của Đảng ta, mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là
vì con người, do con người. Chăm lo cho con người được xem là thước đo sự phát
triển, tính nhân văn của mỗi quốc gia. Trước hết phải làm cho con người có thể lực
tốt, đây là tiêu chí đầu tiên của chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng những
đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, là tiền đề sinh học để phát triển trí tuệ, trí thông
minh và nhân cách nói chung của mỗi con người. Trong việc chăm lo cho con
người nói chung thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước là nhiệm vụ rất quan trọng
mà toàn xã hội cần phải quan tâm, trong đó có trách nhiệm không nhỏ của ngành
giáo dục mà trước hết là các trường mầm non.
Xuất phát từ nhận thức trên, trong những năm qua, các cấp, các ngành của
huyện Hàm Thuận Bắc nói chung trong đó có trường Mầm Non Hoa Hồng luôn
quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em. Nhưng hiện nay, tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng trong huyện vẫn còn cao (17,5% ). Phòng chống suy dinh
dưỡng là yêu cầu cấp thiết mà trong đó dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đến
sức khỏe của trẻ Mầm non. Nếu được nuôi dưỡng tốt trẻ em sẽ chóng lớn khỏe
mạnh, vui tươi, có sức khỏe chống lại mọi bệnh tật và phát triển trí thông minh.
Văn Thị Nho Trang 1
Ngược lại nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ không được đảm bảo, trẻ sẽ bị suy dinh
dưỡng, giảm sức đề kháng đối với các bệnh tật, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và
sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này.
Vì vậy, trẻ phải được ăn uống hợp lý, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển


theo từng lứa tuổi để trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ. Nhiệm vụ của
những người làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng như chúng tôi cần phải biết nuôi
dưỡng trẻ theo phương pháp khoa học, phù hợp với từng độ tuổi. Và công tác
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là điều quan tâm lớn nhất trong hoạt động
chuyên môn của trường Mầm non Hoa Hồng trong những năm học qua cũng như
trong năm học 2008 - 2009.
Xuất phát từ yêu cầu trên đây tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong truờng Mầm non Hoa
Hồng –Huyện Hàm Thuận Bắc ”.
Văn Thị Nho Trang 2
B. MỘT SỐ TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
TRONG NĂM HỌC 2008 – 2009
1. Một số tình hình chung trong năm học 2008 - 2009:
- Trường Mầm non Hoa Hồng là trường bán trú nằm trên địa bàn thị trấn
Ma Lâm - huyện Hàm Thuận Bắc, với tình hình đội ngũ trường lớp như sau:
- Số lượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên 28 người, gồm:
+ Ban giám hiệu có 03 người, trong đó 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó chuyên
môn và 1 hiệu phó bán trú.
+ Giáo viên có 16 người đều đạt chuẩn về chuyên môn (đã tốt nghiệp trung
cấp sư phạm ), trong đó có 3 giáo viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm
+ Nhân viên có 7 người, trong đó 5 cấp dưỡng, 1 kế toán, 1 bảo vệ.
- Toàn trường có 9 nhóm, lớp với 239 cháu, gồm:
+ 3 nhóm trẻ có 65 cháu, trong đó 1 nhóm 13-18 tháng, có 16 cháu; 1 nhóm 19-
24 tháng, có 24 cháu; 1 nhóm 25-36 tháng, có 25 cháu
+ 2 lớp mầm, có 52 cháu.
+ 2 lớp chồi, có 56 cháu.
+ 2 lớp lá, có 66 cháu.
- Tình hình sức khoẻ của các cháu đầu năm học: kênh A có 187 cháu, chiếm
78,24%; kênh B có 48 cháu, chiếm 20,09%, kênh C có 4 cháu, chiếm 1,67%. Như
vậy số trẻ bị suy dinh dưỡng độ 1, độ 2 là 52 cháu, chiếm 21,76% là tỷ lệ khá cao.

Văn Thị Nho Trang 3
C. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ PHÒNG CHỐNG SUY DINH
DƯỠNG CHO TRẺ TRONG NĂM HỌC 2008 – 2009
1. Trang bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng:
Để đảm bảo công tác phục vụ nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, bằng
nguồn kinh phí của trường và sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, trường mua sắm
đầy đủ các dụng cụ phục vụ đúng theo yêu cầu của từng bộ phận: Có đủ đồ dùng
phục vụ cho công tác chế biến thực phẩm, có đồ dùng sử dụng thực phẩm sống
chín riêng biệt. Có bếp theo quy trình bếp một chiều, tránh đi ngược lại để đảm
bảo vệ sinh. Trường trang bị đầy đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ, mỗi trẻ được sử dụng
khăn, ca, chén, muỗng riêng biệt, các đồ dùng phục vụ ăn uống được trang bị bằng
inoc sạch sẽ. Ngoài ra trường còn được cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch dùng
trong chế biến và trong các khâu vệ sinh của trẻ, sử dụng nước Vĩnh Hảo cho trẻ
uống hàng ngày.
2. Tổ chức các hội thi:
Trong năm học trường tổ chức 3 lần hội thi về dinh dưỡng cho giáo viên, trẻ và
phụ huynh cùng tham gia, qua đó đội ngũ giáo viên và phụ huynh của trường khắc
sâu được kiến thức đã được chúng tôi truyền thụ, bằng những kinh nghiệm của
mình tất cả mọi người đếu phấn khởi tham gia qua các hội thi: Cô nấu ăn giỏi, cô
nuôi cháu tốt, bé khỏe bé thông minh, gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ nhằm giúp
phụ huynh tin tưởng và yên tâm hơn trong công tác chăm sóc trẻ ở trường chúng
tôi.
3. Tăng cường công tác kiểm tra chăm sóc trẻ qua các bữa ăn chính và phụ
nhằm bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ:
Sau khi lên thực đơn trong tuần và điều tra khẩu phần ăn, chúng tôi lên kế hoạch
kiểm tra cụ thể cho từng đối tượng, vận động phụ huynh cho trẻ uống thêm sữa
vào buổi chiều sau giờ ăn phụ. Trẻ bị suy dinh dưỡng không chỉ vì thiếu ăn mà còn
Văn Thị Nho Trang 4
do gia đình thiếu kiến thức cần thiết về khoa học dinh dưỡng và một số bệnh kèm
theo như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp…không được điều trị kịp thời. Theo các

chuyên gia nghiên cứu thì từ 0 - 5 tuổi là độ tuổi dễ bị chậm lớn, còi xương. Ở giai
đoạn này tốc độ tăng trưởng của trẻ cao, nếu như không đáp ứng đầy đủ nhu cầu
dinh dưỡng sẽ rất dễ bị thiếu hụt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất được ghi nhận ở
trẻ từ 12 đến 24 tháng cho đến 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng trong 2-3 năm đầu đời
sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể lực cũng như chiều cao ở tuổi trưởng thành. Để
giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chúng tôi áp dụng biện pháp có hiệu quả là: “Phục
hồi cho trẻ suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn bổ sung sữa Nuti food”, Vì trong sữa
bột nguyên kem Nutifood có chứaVitamin A và D là hai loại vitamin thường thiếu
trong thói quen ăn uống hằng ngày của người Việt Nam.Vitamin A đóng vai trò
quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ mắt khỏe mạnh, giúp hoàn thịên chức năng
miễn dịch của cơ thể. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu và sử dụng canxi hiệu quả,
duy trì hệ thống xương cứng cáp, phòng bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương
ở người lớn. Vitamin B1 giúp cho cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và hỗ trợ
chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng. Vitamin B6 có chức năng bảo vệ
da, thúc đẩy hình thành hồng cầu, giúp giảm stress và duy trì trạng thái tinh thần
linh hoạt. Canxi giúp cho xương chắc khỏe, phát triển chiều cao và ngăn ngừa
loãng xương. Ngoài ra còn cho các cháu ăn thêm dầu VIO (gia đình đem đến ) vì
trong dầu VIO có chứa DHA, các Vitamin A, E giúp phát triển trí não, tốt cho
mắt, da và tim. Đồng thời chúng tôi kiểm tra sau giờ ăn xem các lớp có cho trẻ ăn
hết khẩu phần ăn của trẻ hay không, kiểm tra các món ăn xem có phù hợp và mùi
vị có hấp dẫn trẻ ăn hay không để có biện pháp cụ thể đối với giáo viên và nhân
viên cấp dưỡng. Tổ chức cho các tổ trưởng kiểm tra chéo lẫn nhau để tăng cường
công tác chăm sóc trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc quy định để đảm bảo tốt cho sức khỏe
trẻ.
Văn Thị Nho Trang 5
Ngoài ra, khi trẻ bị suy dinh dưỡng cần phải có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc vệ
sinh đặc biệt. Tăng thêm các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu mỡ.
Tăng cường các thức ăn giàu Protein động vật, các loại rau chứa nhiều Vitamin và
muối khoáng. Nếu trẻ không ăn được số lượng nhiều thì chia nhỏ ra làm nhiều bữa
ăn cho trẻ. Xây dựng khẩu phần ăn và thực đơn cho trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu về

năng lượng và các chất dinh dưỡng cân đối cần thiết cho cơ thể trẻ. Đảm bảo chế
độ ăn cho trẻ được biếu hiện bằng số bữa ăn trong ngày (bữa chính và bữa phụ), tổ
chức các bữa ăn vào giờ quy định và sự phân phối tỷ lệ năng lượng giữa các bữa
ăn trong một ngày theo khẩu phần ăn tính thành lượng thực phẩm được chế biến
dưới dạng các món ăn.
Trường cung cấp năng lượng của bữa chính và bữa phụ cân đối tốt, đảm bảo
Calo trong ngày cho trẻ theo quy định 780 calo đối với các cháu nhà trẻ, 900 calo
đối với các cháu mẫu giáo. Khâu chế biến món ăn cũng rất quan trọng, tạo món ăn
ngon, màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm giúp các cháu ăn ngon miệng. Bữa ǎn nào
cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), còn có đủ 3 món
nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá,
thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng
bổ sung. Giáo viên là người trực tiếp cho cháu ăn cần hiểu rõ bầu không khí bữa
ăn cũng không kém phần quan trọng. Nếu trẻ thoải mái, vui vẻ thì các cháu mới ăn
ngon và hết xuất, cơ thể của trẻ tăng trưởng và tăng cân đều đặn . Đồng thời, giáo
viên còn chú ý giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các bữa ăn, các hoạt động
hằng ngày của trẻ Bé tập làm nội trợ, dạy cho trẻ biết cách sử dụng các nguồn dinh
dưỡng qua nề nếp thói quen trong ăn uống, vệ sinh và học tập.
Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, nhắc nhở phụ huynh tẩy
giun cho trẻ theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo
vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.
Văn Thị Nho Trang 6
4. Theo dõi thể lực trẻ qua biểu đồ tăng trưởng và tổng hợp thể lực trẻ toàn
trường. :
Lên kế hoạch cân đo theo từng tháng đối với 2 nhóm trẻ bé, nhỡ; từng quý đối
với nhóm lớn và các lớp mẫu giáo để đánh giá xếp loại thể lực cho trẻ. Đồng thời
chúng tôi liên hệ với trung tâm y tế tổ chức khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ 2-
3 lần/năm nhằm phát hiện trẻ suy dinh dưỡng, nắm bắt tình hình sức khỏe một
cách kịp thời.
Sau khi giáo viên ở lớp đã cân đo trẻ theo kế hoạch từng tháng, từng quý,

chúng tôi tổng hợp thể lực toàn trường để theo dõi và nắm tình hình sức khỏe của
trẻ qua biểu đồ tăng trưởng và số lượng cụ thể của trẻ về tình hình tăng, đứng, sụt
cân để có giải pháp tốt hơn trong công tác chăm sóc trẻ. Phải tìm nguyên nhân
không tăng cân của trẻ để có những giải pháp can thiệp kịp thời.
5. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ qua các giờ học và giờ hoạt
động:
Nhằm giúp trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt , phát triển hài hòa chiều cao và cân nặng,
cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vì thế chúng ta nên cho trẻ hiểu rõ giá
trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm theo sự chỉ dẫn ngắn gọn và cụ thể thông
qua từng bộ môn học, từng hoạt động trong ngày của trẻ mà chúng ta lồng ghép
vào như hoạt động vui chơi, bé tập làm nội trợ, làm quen môi trường xung quanh,
dạo chơi ngoài trời…nhằm giúp các cháu nắm được công dụng và lợi ích của từng
nhóm thực phẩm khác nhau. Trên cơ sở hướng dẫn giúp trẻ có những hiểu biết tối
thiểu về dinh dưỡng và sức khỏe, biết ăn uống đúng cách, ăn nhiều bữa ăn, nhiều
loại thức ăn khác nhau, ăn uống hợp vệ sinh để trẻ khỏe mạnh, thông minh và góp
phần phòng chống suy dinh dưỡng.
Văn Thị Nho Trang 7
6. Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc trẻ theo khoa học cho giáo viên, nhân viên
trong trường và tuyên truyền phổ biến, tư vấn thường xuyên cho phụ huynh học
sinh là một trong những khâu hết sức quan trọng trong việc phòng chống suy dinh
dưỡng đối với trẻ.
Việc xây dựng và triển khai kế hoạch về dinh dưỡng và phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em tại trường được duy trì đều đặn, việc theo dõi, giám sát cũng được
thường xuyên và liên tục, công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành cho
giáo viên, nhân viên cấp dưỡng, tuyên truyền tư vấn cho phụ huynh học sinh, công
tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ… được nhà
trường hết sức quan tâm.
Trong năm học qua, ngoài việc tất cả giáo viên và nhân viên được tập huấn về
vần đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại trung tâm y tế huyện ở những
năm trước, Ban giám hiệu đã tổ chức bồi dưỡng 2 lần về kiến thức và kỹ năng

phòng chống suy dinh dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường vào đầu
mỗi học kỳ đồng thời thường xuyên phổ biến kiến thức và kinh nghiệm của các
nơi về công tác chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ qua sách báo, tài liệu
sưu tầm được. Tổ chức 3 lần họp phụ huynh, mời cán bộ trung tâm y tế huyện đến
phổ biến, tuyên truyền về kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm. Đồng thời ở mỗi lớp học đều có góc tuyên truyền về nội dung trên
để phụ huynh các cháu xem khi đưa đón trẻ hàng ngày.
7. Thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ bằng cách cho trẻ được
bú sữa mẹ, được tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng
Chúng tôi luôn quan tâm đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc
biệt là chương trình chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Tính ưu việt của sữa mẹ
đối với sự phát triển của trẻ được công nhận trên toàn thế giới, để bảo đảm sức
khỏe cho trẻ em cần đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ. Tổ chức Sức khỏe Thế giới
Văn Thị Nho Trang 8
kêu gọi các bà mẹ nên nuôi con thuần túy bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau khi
sanh, cho trẻ ăn dặm vào tháng thứ 7 và tiếp tục bú mẹ cho đến hơn 2 tuổi. Chúng
tôi đã giúp các bậc phụ huynh nhận thấy rằng sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo
và dễ hấp thu nhất. Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ
cân đối và hợp lý đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trẻ em bú sữa mẹ tỷ lệ mắc
các bệnh nhiễm khuẩn và tử vong thấp hơn nhiều so với trẻ được nuôi nhân tạo.
Cơ thể trẻ phát triển rất nhanh nhu cầu dinh dưỡng rất cao nhưng khả năng
phòng chống các bệnh tật lại kém nên công tác chăm sóc trẻ cần chú ý đặc biệt đến
khâu vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh ngoài da, viêm
đường hô hấp… Bởi vì các bệnh này làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển thể
lực của trẻ. Bên cạnh đó chúng tôi thường xuyên nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ tham
gia đầy đủ, đúng thời hạn 10 bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng như:
bệnh sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu, ho gà, bệnh lao, viên gan B, viêm não nhật
bản, tả, thương hàn để giúp trẻ tránh được những khiếm khuyết đáng tiếc sau này.
D. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ
EM ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM HỌC 2008 – 2009:

Nhờ thực hiện tích cực và đồng bộ các biện pháp nêu trên, kết thúc năm học
2008 – 2009, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em của trường mầm non
hoa hồng đã đạt được kết quả tích cực như sau:
1. Trẻ tăng cân đều trong từng quý, cuối năm học đã xoá hết kênh C ( từ 1,67%
xuống còn 0%), giảm tỷ lệ kênh B 19,25% (từ 20,09% xuống còn 0,84% ) so đầu
năm. Như vậy giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng độ 1 và độ 2 so với đầu năm học là
20,92%. Phân tích cụ thể theo biểu thống kê và sơ đồ như sau:
Văn Thị Nho Trang 9
Kênh
Đầu năm Cuối năm So sánh
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Tăng Giảm
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
A 187 78,24 237 99,16 50 20,92 0 0
B 48 20,09 2 0,84 0 0 46 19,25
C 4 1,67 0 0 0 0 4 1,67
Văn Thị Nho Trang 10
2. Đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh của trường được bồi dưỡng và nâng
cao về kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ.
3. Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm; các cháu khoẻ mạnh, vui vẻ,
vận động tốt và tích cực tham gia các hoạt động trong ngày của trẻ.
4. Giáo viên cũng như phụ huynh tích cực tham gia các hội thi về dinh dưỡng và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo kế hoạch của nhà trường.

5. Thực hiện tốt các kế hoạch kiểm tra về công tác phòng chống suy dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm học.
E. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
1. Phải coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền, tạo nhận thức đúng đắn về ý
nghĩa,tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, đồng thời
thường xuyên bồi dưỡng , tập huấn, tuyên truyền để phổ cập kịp thời và không
ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng về vấn đề dinh dưỡng và phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường, kể cả phụ huynh học
sinh để từ đó mọi người nâng cao trách nhiệm và biết cách phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em, chăm sóc nuôi dạy trẻ cho tốt.
2. Phải thực hiện tốt các khâu bảo đảm dinh dưỡng trong các bữa ăn của trẻ,
lưu ý lựa chọn thức ăn phù hợp, đa dạng và thường xuyên thay đổi, vừa bảo đảm
dinh dưỡng vừa tạo sự thích thú, hấp dẫn cho trẻ khi ăn. Có biện pháp và chế độ
chăm sóc cụ thể đối với từng trẻ suy dinh dưỡng.
3. Phải tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục đối với tất cả các
khâu liên quan đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm như lựa chọn
Văn Thị Nho Trang 11
thực đơn, khẩu phần ăn, kỹ thuật nấu ăn, cách tổ chức phục vụ bữa ăn, ngủ và
việc vệ sinh của trẻ … Đồng thời hết sức lưu ý kiểm tra bảo đảm tuyệt đối vệ sinh
an toàn thực phẩm.
4. Phải tạo sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm một cách tốt nhất giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em,
nhất là phát huy đầy đủ trách nhiệm của cha mẹ học sinh và tranh thủ sự hỗ trợ,
giúp đỡ thường xuyên và kịp thời của các ban ngành, đoàn thể liên quan mà trước
hết là cơ quan y tế ở địa phương.

Hàm Thuận Bắc, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Người viết
Văn Thị Nho
Văn Thị Nho Trang 12

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PGD & ĐT HÀM THUẬN BẮC
Văn Thị Nho Trang 13

×