Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.68 KB, 9 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NUÔI DƯỠNG TRẺ”
I/ Đặt vấn đề:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, mỹ…hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa
nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu, giúp cơ thể trẻ khoẻ
mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ kiến thức tự bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ. Ngày nay
cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống sung túc
hơn. Chinh vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc mđặc biệt hơn của gia đình và
toàn xã hội. Thế nhưng có những ông bố, bà mẹ vẫn phàn nàn rằng “ không hiểu
con mình vẫn được ăn uống đầy đủ của ngon vật lạ mà vẫn gầy yếu và biếng ăn…
Các chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào là hợp lý, là khoa học thì chắc rằng
nhiều bật phụ huynh còn nhiều băn khoăn chưa hiểu hết. Với kinh nghiệm nhiều
năm trong công tác ở tổ nuôi, công việc chế biến thức ăn cho trẻ tại trường Mẫu
giáo bán trú tôi xin trình bày một số biện pháp về cách giúp trẻ ăn ngon miệng,
khoẻ mạnh và phát triển toàn diện đã được thực hiện tại trường.
II/ Khảo sát thực trạng:
Từ đầu năm đến nay tôi, được nhà trường và Ban giám hiệu tín nhiệm cho tôi
làm tổ trưởng tổ nuôi bản thân tôi tự nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn
sau:
1/ Khó khăn:
- Phần đông con em được gửi đến trường Mẫu giáo bán trú này hầu hết là
con em dân lao động có mức thu nhập tương đôí thấp, chưa đủ điều kiện chăm sóc
tốt, nhiều trẻ thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự
gọn gàn, sạch sẽ.
- Số lượng trẻ gửi đến đây là tương đối đông 199.cháu; trong đó khối
mầm có 50 cháu; khối chồi có 68 cháu; khối lá có 81 cháu.
- Số trẻ suy dinh dưỡng đầu năm chiếm: 34%. Trong đó, trẻ kênh C: 4%
- Diện tích bếp chật hẹp, ẩm thấp ảnh hưởng rất lớn đến cường độ lao động
của chị em trong tổ nuôi.


2/ Thuận lợi:
- Diện tích của bếp tuy có chật nhưng được xây dựng và bố trí theo quy
trình bếp một chiều, cơ sở vật chất được bố trí sắp xếp gọn gàn đồng bộ.
- Chị em trong tổ yêu ngành, mến nghề, có đạo đức, có tinh thần trách
nhiệm nhiệt tình trong công tác, không ngại khó ngại khổ.
- Được Ban giám hiệu luôn tận tình quan tâm giúp đỡ hướng dẫn động viên
tinh thần chị em nên đã tích cực khắc phục những khó khăn hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
III/ Các biện pháp thực hiện:
Để đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được tốt hơn, bản thân tôi
cùng với các thành viên trong tổ cố gắng tạo nên một bữa ăn ngon hợp lý, đầy đủ
chất dinh dưỡng và thực hiện đúng theo tuần tự như sau:
* Bước 1: xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn.
Nhận thức tầm quan trọng trong công tác hăm sóc dinh dưỡng trẻ, cùng với
tinh thần trách nhiệm cao tôi thường xuyên theo dõi các bữa ăn của các cháu, xem
thức ăn có hợp khẩu vị với trẻ không để có biện pháp hợp lý tham mưu với Ban
giám hiệu xây dựng thực đơn tốt hơn. Đồng thời đề xuất BGH xây dựng thực đơn
theo ngày, tuần và phù hợp theo mùa, cân đối về dinh dưỡng.Nghĩa là phải đủ
2
chất đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật, đầy đủ 4 nhóm thực
phẩm sau:
- Nhóm cung cấp chất đạm (prôtit) như: Thịt, tôm, cua, các loại đậu hạt, đậu
tương chúng tạo khoáng thể đặc biệt cho sự phát triển của các tế bào xây dựng cơ
bắp khoẻ,chắc.
- Nhóm cung cấp chất béo (lipit) như: Dầu, mỡ, đậu phọng, mè, nhóm vừa
cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu các
chất vitamin và chất béo như A,D, E, K.
- Nhóm chất bột đường ( gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mì, bún…nhóm cung
cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bấp.
- Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như: Các loaị rau quả, đặc biệt là

các laọi rau quả có màu xanh thẩm như rau ngót, rau dền, rau cải, mồng tơi…và
các loại quả có màu đỏ như xoài, đu đủ, cam, cà chua, gấc…nhóm cung cấp các
loại vi dưỡng chất đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hoá học trong
cơ thể.
Ví dụ: Dưới đây là một số thực đơn được thực hiện ở trường trong ngày,
tuần, tháng cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng bảo đảm cho một cháu khoảng
60% so với nhu cầu năng lượng cần thiết hàng ngày.(thực đơn sẽ được thay đổi
hợp lý theo từng các bữa của tuần kế tiếp).
- Cân đối tiền ăn ở 2 bữa chính và phụ trong ngày đều phù hợp với lượng
calo theo quy định.
Thứ
ngày
Bữa chính

Bữa phụ
Thứ
2
- Canh:chua (cà, giá, me, cá)
- Món mặn: Thịt kho đậu hủ
- Tráng miệng: Su xoa
- Xế: Cháo (tim, gan, đậu xanh)
- Chiều: Sữa Nuti
3
Thứ
3
-Canh: Cải trắng, cà chua, thịt heo
-Món mặn: Mực, tôm xào cárốt,
đậu côve
-Tráng miệng: Sữa chua
-Xế: Phở bò

-Chiều: sữa Nuti
Thứ
4
-Canh: Bầu, rau ngót (thịt heo, tôm
khô)
-Món mặn: Mực, tôm xào càrốt,
đậu côve
-Xế: Bánh mì trứng chiên (nước
sốt cà chua)
-Chiều: Sữa đậu nành
Thứ
5
-Canh: Bầu, rau ngót (thịt heo, tôm
khô)
-Món Mặn: Thịt bò xào (cà, dứa,
hành tây)
Tráng miệng: sữa chua
-Xế: Chè chuối (cốt dừa, đậu
xanh, bột khoai)
Chiều: Sữa Nuti
Thứ
6
-Canh: Bí đỏ, khoai lang, đậu
phụng
-Món mặn: Cá thu kho, thịt heo
-Tráng miệng: Su xoa
-Xế: Bún riêu
-Chiều: Sữa Nuti
• Bước 2: Dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhận thực phẩm:

- Khi chọn rau, thực phẩm phải tươi, ngon không có chất trừ sâu hay chất
kích thích, xúc tác. Thức ăn chế biến phải chọn nới có thương hiệu uy tín về chất
lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cụ thể: Bằng việc làm hàng ngày tôi cùng chị em thực hiện nghiêm ngặt
việc ký kết giao nhận thực phẩm với các nơi cung cấp thực phẩm bảo đảm sạch,
an toàn, uy tín có cam kết.
Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sơ chế đến khâu chế biến phải
tuân thủ đúng quy trình một chiều, không để dụng xcụ sống chín lẫn lộn.
4
Rau quả rửa sạch trước khi sơ chế, xương thịt chần qua nước sôi sau đó mới
đem sơ chế, chế biến có như vậy mới giảm được các lượng độc tố có trong thực
phẩm.
* Bước 3: Kỷ thuật chế biến thức ăn.
Đây là khâu quyết định một bữa ăn ngon đạt độ cảm quan cao.
- Để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon
hấp dẫn, thay đổi thường xuyên cách chế biến. Trong quá trình nấu nướng, biết
cách phối hợp từng mùi vị riêng biệt tạo nên mùi vị đặc trưng.
Ví dụ: Khi chế biến thức ăn tôi thường phối hợp các loại rau quả có màu
sắc đẹp để trẻ dễ cuốn hút, lôi cuốn tạo nên cảm giác hứng thú, thích ăn.
Tẩm ướp thức ăn khoản từ 10 – 15 phút trước khi phi hành, tỏi thơm đem
xào nấu.
. Để tăng cường bổ sung chất sắt cho trẻ đề phòng chống thiếu máu cũng
nên tập trung chú ý trong khi chế biến tôi giảm bớt lượng muối tăng cường lượng
nước mắm giàu dinh dưỡng (nước mắm có bổ sung chất sắt), phối hợp thêm một
số loại rau quả chứa nhiều vitamin C để cơ thể trẻ dễ hấp thụ chất sắt, phòng được
các bệnh tật khi chuyển mùa.
Cụ thể các loại rau có chứa nhiều hàm lượng vitamin C như mồng tơi là 72;
bắp cải là 30; cà chua là 40; bí ngô là 40…Tăng lượng thức ăn giàu canxi giúp
cho sự phát triển chiều cao của trẻ kết hợp với việc uống sữa hàng ngày (các loại
sữa của các công ty có uy tín, chất lượng cao hoặc sữa đậu nành).

Một điểm cần lưu ý trong khi chế biến thức ăn phải chú ý xay hoặc băm nhỏ
các loại thực phẩm thịt, cá (bỏ xương) nấu nhừ, mềm cho trẻ dễ ăn, dễ hấp thụ, dễ
tiêu hoá.
Ngoài ra, để công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả tốt tôi còn
thường xuyên kết hợp với giáo viên phụ trách lớp xem các cháu nào có biểu
5
hiện biếng ăn sút ký, tăng cân béo phì. Từ đó, tôi đề xuất ý kiến với BGH trường
điều chỉnh thực đơn cho các cháu hàng ngày để phù hợp với thể trạng của các
cháu đó, đồng thời phối hợp với giáo viên các lớp tăng cường chăm sóc đặc biệt
đến những trẻ suy dinh dưỡng.
+ Đối với các cháu không tăng cân thì cố gắng thường xuyên động viên,
khích lệ cho các cháu ăn hết suất.
+ Đối với các cháu có biểu hiện béo phì thì cho các cháu ăn ít cơm, đường,
cho uống sữa trước khi ăn và cho ăn nhiều rau quả.
Đồng thời tôi cùng các cô phụ trách lớp tuyên truyền, phổ biến với gia đình
cách chăm sóc, chế biến thức ăn hợp lý, khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ
phát triển toàn diện về mọi mặt.
* Tôi xin trình bày khái quát cách chế biến món ăn giàu dinh dưỡng được
chế biến tại trường như sau:
* Ví dụ 1: Canh rau thập cẩm, dùng cho 10 suất.
Nguyên liệu: thịt bò 200g; đậu que 150g; tỏi tây 100g; dầu oliu 30g; khoai
tây 200g; bắp cải 200g; hành 20g; cà chua 100g; nước dùng 500g; một ít tiêu bột;
muối nêm vừa đủ.
Cách làm:
- Thịt bò xay nhỏ ướp tiêu, muối, các loại rau sơ chế sạch thái hạt lựu.
- Đun dầu sôi, phi thơm hành tỏi trút thịt vào xào cho thơm, cho tiếp cà
chua đã băm nhuyễn vào om cho thịt ngấm, tiếp trút nước dùng vào đun sôi và
cho nhỏ lửa khi thịt gần mềm cho các loại rau vào nấu đến khi rau thịt mềm nhừ,
sau đó nêm muối, bột ngọt, đường cho vừa ăn là được, tiếp là cho rau gia vị như
ngò vào cho thức ăn thêm hương vị thơm, hấp dẫn.

Thành phẩm đạt yêu cầu:
- Trạng thái: Rau, quả, củ chín mềm không bị nát.
6
- Màu sắt biến đổi tự nhiên.
- Mùi vị thơm ngon của rau củ, gia vị vừa ăn.
* Ví dụ 2: Thịt heo, gà xào lơ sốt cà chua (dùng cho 10 suất ăn).
Thịt gà làm sẳn 200g, thịt heo nạt (vai) 300g, cà chua 200g, lơ xanh 200g,
bột đao 30g , rau mùi, gia vị (mắm, muối, bột ngọt, đường).
Cách làm:
- Thịt lợn, gà sơ chế sạch, xay nhỏ đem ướp gia vị, các loại rau rữa sạch thái
nhỏ. Cà chua xay nhuyễn, đun sôi dầu cho cà chua đã xay vào ninh thật nhừ.
- Phi thơm hành cho thịt lợn, gà vào xào săn cho ngấm gia vị, tiếp đến cho
lơ vào đảo cùng tới khi hỗn hợp chín mềm thì đổ nước sốt cà chua vào đảo đều.
Đồng thời khoáy bột đao đổ từ từ vào hỗn hợp thịt tới khi thắng sốt sánh, nêm lại
gia vị cho vừa ăn, sau đó cho rau mùi vào đảo đều nhắc xuống.
Thành phẩm đạt yêu cầu:
- Trạng thái: Thịt chín mềm, nước sốt hơi sánh.
- Màu sắt: Biến đổi tự nhiên của rau, màu hồng nhạt của cà chua.
- Mùi vị: Thơm ngon đặc trưng của thịt và rau mùi. vị vừa ăn.
IV/ Kết quả đạt được:
Nhờ sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của bản thân, hay tìm tòi chế biến
các món ăn đồng thời kết hợp với các biện pháp khoa học như trình bày ở trên.
Tôi cùng các chị em trong tổ nuôi làm việc hết mình với công việc nuôi dưỡng
của mình như tiêu chí của nhà trường đề ra từ đầu năm học, đó là:
- Quản lý nuôi dưỡng tốt.
- Vệ sinh bảo đảm khoa học.
- Kỹ thụât chế biến thức ăn tốt.
- Cải tiến thực đơn theo mùa.
- Tiết kiệm.
7

Nhờ thực hiện tốt những tiêu chí trên nên đã góp phần giảm tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng so với đầu năm học, khi phụ huynh đưa đến, được cấp trên đánh giá
cao.
Tỷ đạt ở quý I:
+ Tỷ lệ kênh A: 65,67 % ( 132/201 cháu).
+ Tỷ lệ kênh B :30,35 %, (61/201 cháu).
+ Kênh C:3,98% (8/201 cháu).
Trong năm không có trường hợp nào dịch bệnh, ngộ độc thức ăn xảy ra.
Trường được Trung tâm Y tế Huyện kiểm tra đột xuất về công tác VSATTP và
đánh giá, xếp loại tốt.
+ Không có trường hợp dịch bệnh, ngộ độc thức ăn xảy ra.
Đạt được kết quả trên đây là nhờ sự cộng tác của toàn bộ cán bộ, giáo viên
và nhân viên nhà trường trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, đáp ứng được
yêu cầu đã đặt ra.
V/ Bài học kinh nghiệm:
- Sự đoàn kết nhất trí, lòng nhiệt tình, yêu ngành, mến nghề tinh thần trách
nhiệm cao trong nội bộ giáo giáo viên, công nhân viên nhà trường nói chung và
chị em tổ nuôi nói riêng.
- Thường xuyên cùng tổ thảo luận về kiến thức đề phòng dịch bệnh phát
sinh từ thực phẩm.
- Mạnh dạn dề suất với BGH những vấn đề liên quan đến công tác nuôi
dưỡng.
- Hàng tuần họp rút kinh nghiệm đề ra phương hướng tuần đến, định kỳ
hàng tháng tham gia dự họp cùng BGH kiểm điểm rút kinh nghiệm những vấn đề
đã làm được và chưa làm được, thông qua đó có kề hoạch thực hiện tốt hơn.
8
- Phối hợp cùng giáo viên phụ trách thường xuyên trao đổi với phụ huynh
những vấn đề liên quan đến sức khoẻ của trẻ, đồng thời hướng dẫn họ cách chăm
sóc, vệ sinh ăn uống, phòng trừ dịch bệnh xãy ra.
- Thục hiện đúng quy trình bếp một chiều.

- Tham gia đủ các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm Trung tâm y tế
Huyện tổ chức.
Hàm Thắng, ngày tháng năm
2009
Người viết
Nguyễn Thị Mười
Ý kiến của Hội đồng khoa học trường:
- Nôi dung trình bày thể hiện được công việc thực tế cho công tác nuôi
dưỡng trẻ.
- Các phương pháp được thể hiện cụ thể.
- Công tác nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao, giúp trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt
và không có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra trong năm.
- Hình thức trình bày quá gọn, chưa diễn đạt cụ thể các biện pháp sáng tạo.
Hội đồng khoa học trường thống nhất xếp loại: B
9

×