Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỷ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.75 KB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm : Một số biện pháp giáo dục kỷ năng giao
tiếp cho học sinh lớp 5
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
I, Cơ sở lý luận :
Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 Khóa VIII đã khẳng
định “Giáo dục – Đào tạo là Quốc sách hàng đầu , phát triển giáo dục và đào tạo
là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước , là điều kiện để phát huy nguồn lực con người ”. Giáo dục Tiểu
học được xem là cấp học nền tảng của Giáo dục –Đào tạo , cấp học hết sức quan
trọng tạo điều kiện vững chắc để học tập lên các cấp học khác . Luật Giáo dục ghi
rõ: “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
nghiệp phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức , trí tuệ thể chất ,thẩm mỹ và các
kỷ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị tiếp tục học
Trung học cơ sở ” .Trong các kỷ năng cơ bản cần hình thành cho học sinh thì kỷ
năng giao tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng , bởi vì trong thời đại hội nhập quốc
tế con người Việt nam phải giao tiếp ,bang giao với các nước trên toàn cầu .Mặt
khác trong cuộc sống quan hệ giữa con người với con người giao tiếp đóng vai trò
chủ đạo .Con người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện nhưng phổ
biến và thường xuyên nhất vẫn là ngôn ngữ . Chính vì vậy mà cổ nhân từng nói “
Sự ăn cho ta cái lực , sự ở cho ta cái trí , sự bang giao cho ta cái nghiệp” .
Như vậy giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con
người . Nhưng không phải dĩ nhiên con người sinh ra tự khắc sẽ giao tiếp được theo
một khuôn mẫu có sẵn hay giao tiếp của con người cũng không phải là yếu tố di
truyền bẩm sinh ,thực tế đã chứng minh giao tiếp của con người chịu ảnh hưởng
phần lớn của giáo dục . Cha ông ta đã dạy con cháu : “ Học ăn , học nói ,học gói
, học mở” . Đúng vậy, cái gì cũng phải học ! Từ ăn uống (học ăn), nói năng ( ăn có
nhai , nói có nghĩ hay lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau, ) đều phả học mới có . Điều đó chứng minh khả năng giao tiếp của mỗi con
người không phả sinh ra là đã có mà ngay từ nhỏ phải được rèn luyện , giáo dục


thông qua nhà trường - gia đình - xã hội và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gia đình,
nhà trường và xã hội.
Nhằm giúp học sinh có kỷ năng sống , kỷ năng giao tiếp phù hợp với các điều
kiện cụ thể và sống trong thời kỳ hội nhập Quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo đó có
Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD -ĐT về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực ”trong các trường phổ thông giai đoạn
2008 - 2013 nhằm mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và
ngoài nhà trường giáo dục an toàn , thân thiẹn hiệu quả ,phù hợp với điều kiện của
địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội . Phát huy tính chủ động tích cự c ,sáng
1
tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội một cách phù hợp hiệu quả với 5
nội dung :
- Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp ,an toàn .
- Dạy học hiẹu quả , phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh ở mỗi địa
phương , hăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử địa phương .
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh .
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươI lành mạnh .
- Học sinh tham gia tìm hiểu , chăm sóc và phát huy giá trị các di tích
lịch sử văn hoá ở địa phương .
Nội dung thứ 3 giáo dục kỹ năng sống chỉ thị 40/2008 CT-BGD-Đ yêu cầu
đạt được các nhiệm vụ sau :
-Rèn kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống , thói
quen và kỷ năng làm việc , sinh hoạt theo nhóm .
- Rèn luyện sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ ,kỷ năng phòng chống tai nạn giao
thông,đuối nước .
-Rèn luyện kỷ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình , phòng ngừa bạo
lực và các tệ nạn xã hội , ;
Như vậy nọi dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm tiêu
chuẩn xây dựng trường học thân thiện ,trong đó “ rèn kỹ năng ứng xử" được nhấn
mạnh hai lần nhằm chứng tỏ tầm quan trọng của giao tiếp - ứng xử của học sinh

trong xã hội hiện nay .
2 , Cơ sở thực tế :
Thực tế không ai có thể phủ nhận được kỷ năng sống, kỷ năng giao tiếp của
học sinh vùng thị thành, vùng có điều kiện kinh tế phát triển bao giờ cũng tốt hơn
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bởi vì nơi thị thành các em được tận hưởng môi
trường sống thuận lợi hơn vùng nông thôn ,vùng sâu ,vùng xa. Nhưng nếu đưa đứa
trẻ ở nông thôn đến sống và học tập tại thành thị một thời gian thì chưa hẳn đã thua
trẻ em thành thị .Nếu trẻ em ở nông thôn vùng sâu ,vùng xa được tận hưởng cách
giáo dục phù hợp thì chắc chắn kỷ năng giao tiếp sẻ ngang bằng nơi có điều kiện
kinh tế xã hội phát triển .
Bác Hồ từng nói “ trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, học hành là
ngoan " ,hay ngạn ngữ ví “ trẻ em như tờ giấy trắng ” nên tôi nghĩ nếu các em
được bồi dưỡng, giáo dục đúng cách thì khả năng giao tiếp ,khả năng học tập cũng
như trình bày văn bản nói và viết sẻ chặt chẽ -lô gíc , ngắn gọn nhưng đủ ý , có văn
hoá , có hình ảnh , có âm thanh , bộc lộ được trí tuệ tình cảm ,sắc thái biểu cảm của
cá nhân trong đó ( Kính trọng , vui mừng , căm thù , buồn bã đúng lúc), biết sử
dụng các bộ phận phụ trong câu như Hô ngữ , trạng ngữ , định ngữ , bổ ngữ , để
làm cho câu văn hay hơn .Thể hiện sự trưởng thành về nhân cách của học sinh . Bởi
2
vậy tôi quyết định chọn lĩnh vực “ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5"
làm đề tài nghiên cứu .
II . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu :
1, Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kỷ năng giao tiếp của học sinh lớp 5
một trường nông thôn - miền núi,có điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó
khăn .
2, Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu môi trường giáo dục của nhà trường mà các em lớp 5 đang
theo học .
- Nghiên cứu hoàn cảnh sống và môi trường giáo dục của gia đình các em
học sinh lớp 5 của trường .

- Nghiên cứu tác động của môi trường xã hội đối với giáo dục đạo đức hiện
nay ở các gia đình học sinh lớp 5.
III , Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện thành công đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp suy luận ( nghiên cứu tâm lý học sinh Tiểu học và quy luật
hình thành nhân cách của học sinh Tiểu học) .
- Phươn pháp điều tra , tổng hợp .
- Phương pháp thống kê, phân loại đối tượng học sinh .
- Phương pháp thực hành ( đóng vai ,sinh hoạt theo nhóm ,sinh hoạt tập thể.
phân loại ,xử lý tình huống) .
- Phương pháp vấn đáp , hội thoại .
-Phương pháp quy nạp .
IV, Thời gian nghiên cứu : Tháng 9 năm 2013 đến giữa tháng 3 năm 2014 .
Phần thứ hai
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để có cơ sở thực trạng giao tiếp của học sinh lớp 5 tại trường hiện nay nhằm
đạt mục tiêu đề ra tôi đã thực hiện kế hoạch như sau :
I, Điều tra thực trạng , phân loại đối tượng giao tiếp của học sinh theo
các mức độ :
1 , Thực trạng – nguyên nhân :
a, Nguyên nhân khách quan :
Quê hương các em là một vùng quê núi đồi nhấp nhô,chiều chiều tiếng mõ
trâu lúc cóc râm ran thay cho tiếng xe cộ ồn ào nơi đô thị .Quanh năm gắn bó với
3
ruộng nương và chỉ loanh quanh trong mấy lũy tre làng . Cuộc sống hết sức khó
khăn ,bố mẹ làm nông nghiệp gắn chặt với ruộng đồng.
Xuất phát điểm của phụ huynh rất thấp, bố mẹ các em hầu hết chưa học hết
THCS; Gia đình các em kinh tế trong vào mấy sào ruộng khoán ,các em chưa một
lần đi đâu xa, thậm chí có em chưa được đến Thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà
Tĩnh dẩu chỉ một lần .

Các em chưa được tham gia bất kỳ một câu lạc bộ nào , hoặc chưa có Câu lạc
bộ nào cho các em vui chơi trong dịp hè, trong ngày nghỉ… giao tiếp chủ yếu theo
hình thức bắt chước, kỷ năng phụ thuộc hẳn vào nhà trường ,gia đình . Nhưng thực
tế vai trò của nhà trường chỉ là một trong ba trụ cột để tạo nên nhân cách người học
( Nhà trường – gia đình – xã hội ).
Môi trường sống của các em (ngoài nhà trường) có nhiều mảng sáng tối đan
xen, có khi người lớn cũn chưa làm gương cho các em noi theo nên việc chịu ảnh
hưởng xấu là khó tránh khỏi. Trong khi bố mẹ suốt ngày đi làm lao động phổ thông.
Tối về cũng chẳng có thời gian quan tâm đến việc học tập ,rèn luyện của con mỡnh
hàng ngày như thế nào ,bỏ mặc cho nhà trường và xó hội.Từ đó dẫn đến những hạn
chế về kỷ năng giao tiếp , các em thường bộ lộ nhân cách hàng ngày là :
- Kỷ năng giao tiếp - ứng xử thấp
- Kỷ năng hợp tác làm việc theo nhóm trong học tập ,lao động rất mơ hồ
- Kỷ năng thể hiện sự tin trước tập thể, trước môi trường mới yếu ,thường rụt rè
,e thẹn không chịu nói chuyện với những người xung quanh .
Những hạn chế đó được bộc lộ qua các hoạt động học tập, vui chơi, hoạt động
khác ngoài nhà trường cụ thể như sau:
- Kỷ năng giao tiếp - ứng xử: Thói quen của học sinh tiểu học trong giao tiếp
là xưng hô đa số còn thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, câu nói cộc lóc ,thái độ lạnh lùng
thiếu biểu cảm phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau , mức độ giao tiếp còn rụt
rố thiếu tự tin ,…
Vớ dụ : Cỏc em chào “Chào Bác ạ !” ( Khi gặp người lớn và quay mặt đi nơi
khác ) Lẽ ra các em phải xưng hô “Cháu chào Bác ạ !” Đồng thời nhìn thẳng vào
bác với nétt mặt tươi vui .
Hoặc là khi các em xung phong phát biểu trên lớp thì nói liên thuyên “ Em! Em
ạ !” Một hạn chế nữa là giao tiếp của các em hầu hết đều dùng từ địa phương, kể cả
trong bài tập làm văn cũng vậy .
Trong ứng xử còn thiếu văn hóa có khi phải xin lỗi , khi mình làm hỏng bút bạn
thì lại còn đánh bạn; Các em chưa có kỷ năng ứng xử phự hợp trong hoàn cảnh đó .
Khi nào thì nói lời cảm ơn, khi nào thì nói lời xin lối. Ngược lại các em còn ngại

ngựng khi nói lời cảm ơn, nói lời xin lỗi.
4
Hoặc hành văn , câu nói của các em còn vụng về thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ
thậm chí có em chưa phân biệt được khi giao tiếp với người trên thì xưng hô như thế
nào cho đúng , bạn bè thì ra sao mới phải . Đa phần các em thiếu biểu cảm ,lạnh
lùng , thờ ơ với người mình đang giao tiếp . Có khi còn vô cảm , không chào hỏi khi
gặp người lớn , gặp khách đến chơi nhà, ngoài đời giao tiếp ra sao thì đến
trường ,vào bài thực hiện y như thế . Dẫn đến kết quả học tập kém, hành văn lũng
củng, chưa biểu đạt được hàm ý ,nội dung cần có , trình bày chưa mạch lạc , thiếu lô
gíc .
b, Nguyên nhân chủ quan :
Chúng ta không phải không kể đến thực trạng giáo dục đạo đức và rèn kỹ năng
sống cho học sinh trong nhà trường Tiểu học hiện nay còn rất bất cập , chẳng hạn
như chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục kỹ năng sống , kỹ năng giao tiếp cho
học sinh nhất là việc tích hợp các kỹ năng này khi dạy các môn học trong nhà
trường .
Bên cạnh đó còn có một số lượng lớn giáo viên khi rèn kỹ năng giao tiếp cho
học sinh như là lời nói , đặt câu còn thiếu chuẩn mực dẫn đến học sinh dễ bắt chước
hoặc học sinh phạm lỗi nhưng chậm sữa sai cho các em . Hoặc đa phần giáo viên ít
khi quan tâm đến kỷ năng giao tiếp ,kỷ năng trình bày bài của học sinh.
Từ những thực trạng trên dẫn đến việc học tập và đạo đức của học sinh còn
nhiều lỗ hỏng , một số em chưa đạt được các chuẩn về kiến thức và kỷ năng của các
môn học trong nhà trường Tiểu học, đạo đức có vấn đề. Tạo nên “đầu ra ”cuối cấp
Tiểu học chưa đạt mục tiêu “ nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức và trí tuệ ,thể chất thẩm mỷ và các
kỷ năng cơ bản ,góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ”(Trích luật Giáo dục )
2, Phân loại mức độ giao tiếp của học sinh:
Giao tiếp là một lĩnh vực rộng nhưng nội hàm của nó có thể chia thành 2 dạng
thường gặp trong cuộc sống như sau :

+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ : - Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói .
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết .
+ Giao tiếp bằng phi ngôn ngữ : Cử chỉ ,hành động , sắc thái,
Sau khi quan sát mức độ giao tiếp của học sinh lớp 5 tôi chia thành các
trường hợp sau :
+ Giao tiếp ở trường học :
Bao gồm giao tiếp bằng lời và gao tiếp không dùng lời nói ( giao tiếp giửa
học sinh với học sinh,học sinh với giáo viên ,học sinh với khách ).
5
Giao tiếp thông qua biểu đạt bài học , bài làm ở vở học sinh, khi trả lời nội
dung yêu cầu của giáo viên . Giao tiép khi gặp người lạ , khi gặp khách (Chào hỏi ,
xưng hô ,cử chỉ, thái độ )
+ Giao tiếp lúc ở ngoài nhà trường ( khi về với gia đình , hội nhập xã hội ) :
đây là lúc biểu thị kết quả rèn luyện , giáo dục của nhà trường , gia đình và xã hội
đối với học sinh . Kỹ năng này thể hiện ở cách xưng hô thường ngày với ông bà ,
cha mẹ , anh chị em trong gia đình , bạn bè ,khách đến nhà , . . .
Trong số 25 học sinh được thống kê có 32% số em thể hiện cử chỉ sắc thái
phù hợp với nội dung giao tiếp ( Ví dụ : Các em vòng tay khi chào người lớn cùng
nét mặt thể hiện sự kính trọng; nhìn vào người đang đối thoại để hội thoại với nét
mặt cử chỉ phù hợp, . . . ); Có 48% số học sinh biết chào hỏi nhưng lời chào chưa
đủ ý, khi giao tiếp quay mặt sang một bên, hoặc vội vàng qua loa ( Ví dụ: Chào
Thầy, chào bác; Khi trả lời thì “không”, “mô có ”; khi găp thầy thì chào “ Thầy ạ !”
Khi khách đến thì lẽ ra phải chào khách, nhưng chờ khách chào hoặc khách hỏi mới
trả lời; . Thậm chí không hợp tác với khách khi bố mẹ đi vắng. Có 20 % số học sinh
còn lại khi giao tiếp còn lạnh lùng; thờ ơ, ngại tiếp xúc . Tất cả các biểu hiện đó của
các em bố mẹ không quan tâm mà xem như bình thường. Bởi bố mẹ các em nhiều
lúc giao tiếp đối thoại hội thoại đại khái như sau: Khi chuông điện thoại đổ nhấc
máy và “ lô” ( Thay cho a lô) ,hoặc mời khách bên xóm uống nước thì gọi “ Nác…
ơ…ơ… ơ …bác An ”(tên người hàng xóm ) . Tất cả tác động trực tiếp đến đời
sống tâm lý và kỷ năng sống, giao tiếp học sinh .

Giao tiếp của học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường học
và nơi công cộng giữa học sinh với học sinh ( Cá nhân, nhóm, …) cho thấy tuyệt
đa số học sinh khi giao tiếp ,xưng hô vơí bạn hoặc các em lớp dưới, các anh chị lớp
trên chưa đúng ngôi ( ví dụ : xưng mình nếu giao tiếp với bạn cùng lớp, cùng khối;
xưng anh (chị) với các em lớp dưới ;nhưng các em chưa làm được . Thậm chí có
trên 2/3số học sinh thường nói tục, chửi thề khi cải nhau, khi tranh luận vì hiếu
thắng( tất nhiên lúc không có giáo viên) , hoặc dùng câu lúc nào cũng kèm một vài
từ tục tỉu làm bộ phận phụ ở đầu câu, . Thiếu văn hoá !
Về kỹ năng giao tiếp giữa học sinh và thầy cô giáo ngoài tôi trực tiếp theo dõi
, tham vấn ,tham khảo các giáo viên khác trong nhà trường một cách cụ thể . Qua đó
nhận thấy 32% số học sinh các em khi giáo viên hỏi, thì trả lời đều có mở đầu bằng
“ thưa cô”, “ thưa thầy” nhưng 68% số học sinh vẫn trả lời thiếu chủ ngữ hoặc vị
ngữ trong câu ,hoặc qua loa đại kháí
Ví dụ: Cô giáo vào lớp hỏi lớp hôm nay vắng mấybạn các em? Thay bằng
trả lời “ Thưa cô lớp hôm nay vắng không ạ !” mà các em trả lời là “ không ạ ”; “
không ạ! ” Hoặc trong giờ học khi giáo viên nêu câu hỏi muốn trả lời thì phải giơ
tay, khi được sự đồng ý của giáo viên các em mới trả lời .Nhưng các em cứ nói
ngang nhiên như chẳng có việc gì? Một biểu hiện thường gặp hiện nay đối với học
sinh là khi có giáo viên khác vào lớp dự giờ hoặc trao đổi công việc các em đang
còn phải chờ thầy (cô)nhắc khéo có khi là yêu cầu đứng dậy chào mới đứng dậy,
6
hoặc nhao nhao chào cô ( chào thầy, chào cô ) rất mất trật tự ,ảnh hưởng đến giờ
học .

Một giờ học tiếng Việt của học sinh lớp 5( khảo sát cslucs thực hiện đề tài )
Về sản phẩm học tập của các em thông qua các bài tập làm văn viết đơn ,viết
thư ở lớp còn rất hạn chế , khảo sát bài làm của 25 học sinh thấy chung nhất là các
em đang dùng từ địa phương nhiều và tuỳ tiện , câu văn còn lũng cũng (ví dụ : “Em
làm đơn xin học lớp tự chọn ,nếu được cô giáo đồng ý” – viết đơn, tập làm văn lớp 5
, hoặc lời tâm sự trong một bức thư của học sinh thể hiện ở bài làm “sau ni có đi mô

xa mềnh vẫn nhớ bạn nha, bạn học giỏi ,mình chào bạn ” – văn viết thư lớp 5).
Ngoài nhiệm vụ chủ đề tài thường xuyên theo dỏi qua hoạt động giao tiếp
,bài làm hàng ngày của các em trong các giờ học mà tôi còn in phiếu điều tra nhờ
giáo viên tổng phụ trách đội theo dỏi trong hoạt động Đội – Sao ,tổng hợp được kết
quả như sau :
Học sinh có thái độ và
hành vi giao tiếp đúng
Học sinh có thái độ phù
hợp, ngôn ngữ giao tiếp
chưa phù hợp
Học sinh chưa có thái độ,
hành vi , ngôn ngữ giao
tiếp phù hợp
Ghi chú
SL TL SL TL SL TL
7
4 16% 6 24% 15 60%
Tháng 10/2013
Tóm lại: Qua điều tra, theo dõi của bản thân và kết quả phiếu điều tra thông
tin qua các kênh của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội tôi
nhân thấy học sinh lớp 5 còn một tỷ lệ quá lớn giao tiếp chưa đúng, chưa phù hợp
với ngữ cảnh kể cả ngôn ngữ , ngữ điệu , sắc thái , biểu cảm ; Cử chỉ hành động ,
thái độ chưa lịch sự , có lúc thiếu văn hoá khi giao tiếp . Vì vậy bản thân tôi rất trăn
trở nên đã đề ra các biện pháp giúp học sinh có thái độ đúng , giao tiếp đúng trong
các tình huống khác nhau.
III .Các giải pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh :
Phân loại đối tượng và mức độ giao tiếp của học sinh theo các mức độ cụ thể
như sau :
3.1, Giao tiếp bằng ngôn ngữ đúng về hành văn , chủân về thái độ trong các
hoàn cảnh khác nhau (gọi là giao tiếp đúng )

3.2 ,Giao tiếp bằng ngôn ngữ đúng về hành văn , nhưng chưa chuẩn xác về
thái độ , sắc thái biểu cảm ,
3.3 , Giao tiếp bằng ngôn ngữ chưa chuẩn mực (câu chưa hoàn chỉnh ), thái
độ chưa đúng ( khiếm nhã , thờ ơ , lạnh lùng , )
4. 4, Giao tiếp bằng hình thức phi ngôn ngữ , có thể chia thành cáctrường hợp
sau :
-Thái độ, cảm xúc biểu cảm phù hợp khi giao tiếp ( ví dụ như tự giác đứng
dậy chào khi có giáo viên vào lớp một cách nghiêm túc nét mặt tự nhiên ,tình
cảm ,hoặc gặp bạn bè vẫy tay thay cho lời chào )
- Chưa có thái độ , hành vi phù hợp khi giao tiếp ( giáo viên vào lớp không
đứng dậy , hoặc đứng dậy nhưng quay mặt đi nơi khác , hoặc đứng dậy chào nhưng
thái độ chưa nghiêm túc ,
Sau khi phân loại đối tượng , tôi đưa ra các biện pháp cụ thể khác nhau cho
phù hợp từng đối tượng không nhất thiết phải cùng một biện pháp giống nhau . Từ
đó có kế hoạch cụ thể , mức độ cần đạt trong từng giai đoạn, thậm chí từng em cụ
thể .Để thực hiện công đoạn này này tôi tiến hành các bước như sau :
A. Phối kết hợp với gia đình để rèn kỹ năng giao tiếp :
Gia đình là môi trường ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách kỹ năng giao tiếp của
các em , đây là ngôi trường đầu tiên mà bố mẹ là người thầy của các em . Nên vai
trò của phụ huynh cực kỳ quan trọng . Vì vậy tôi họp phụ huynh đến 3 lần để toạ
đàm, định hướng giúp các em giao tiếp đúng,phù hợp trong các ngữ cảnh ở trong
cuộc sống .
A.1, Lần họp thứ nhất :
8
Để nâng cao tầm quan trọng của cuộc họp tôi làm gấy mời và trực tiếp gửi tới
gia đình các em .Mặt khác công tác chuẩn bị hết sức công phu, tỷ mỹ nhằm giúp
phụ huynh hiểu được : Giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống hàng
ngày và trong học tập của học sinh Tiểu học . Qua giao tiếp bộc lộ được tính cách
của mỗi con người . Trong trường học không phải em nào cũng giao tiếp tốt và
không có em nào không có khả năng giao tiếp (Khi mới sinh ra thì trẻ nào cũng như

tờ giấy trắng) .Mà phần lớn do giáo dục mà nên . Vì vậy tôi thống kê một số bài văn
của học sinh ( thể loại viết thư, viết đơn , giấy xin phép ,. ), thống kê một số câu ,
hoặc đoạn hội thoại giao tiếp hàng ngày của các em khi ở trường mà tôi đã ghi âm
được ở hai mức độ : Mức độ đạt yêu cầu và mức độ chưa đạt cần phải rèn luyện
trong thời gian tới . Đồng thời khẳng định đây là thực trạng trong các nhà trường
Tiểu học hiện nay ,cho nên gia đình và nhà trường cần quan tâm và uốn nắn kịp thời
cho các em khi chưa muộn
.

Một buổi tọa đàm giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh bàn biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho
học sinh cuối cấp tiểu học
Thông thường khi về gia đình các em thường mắc những lỗi trong vô số câu
lúc giao tiếp , ví dụ :
Bố (mẹ ) hỏi : - Con ăn cơm chưa ?
9
- Rồi ! ăn rồi . Con trả lời bố mẹ .
Hoặc khi có khách đến chơi , các em chào khách :
- Chào ông (bà) ! hoặc ông(bà) ạ !
Các câu chào hỏi này về mặt ngữ pháp đang thiếu chủ ngũ , về mặt lễ nghĩa
thì thiếu lịch sự , thiếu tôn trọng khách . Qua phân loại như vậy phụ huynh tự liên
hệ biết được con em mình còn ở vị trí nào và thường hay mắc những lỗi như vậy
không ,để họ tự xác định trách nhiệm của gia đình đến đâu và phả làm gì và đâu là
trách nhiệm của nhà trường – xã hội trước trong thời gian tới . Nhưng thực tế đã
chứng minh “ Trẻ em như tờ giấy trắng ” nếu người lớn ‘vẽ’’ lên trang giấy đó cái
gì thì ra cái ấy và đó hoàn toàn là sản phẩm của người lớn mà phụ huynh cần biết .
Vậy nguyên nhân trẻ em giao tiếp như vậy là do bố mẹ hầu như không quan tâm
đến xưng hô của các em hàng ngày , nếu các en xưng hô chưa chuẩn xác cũng coi
như đó là bình thường . Hàng ngày đa số bố mẹ các em cũng giao tiếp với xung
quanh chưa hoàn chỉnh câu . Ví dụ như khi bảo con học bài : “ Đi học bài đi “ hoặc
“ học bài đi muộn rồi đó” ; khi bố mẹ nghe điện thoại lẽ ra “ A lô ! chào ông

(bà ) ; nhưng khi chuông đổ lại cầm điện thoại bốc máy “ lô, chi đó ” hoặc “
Chi đó ,mi ở mô đó , .” đại loại giao tiêp như vậy . Đây là nguyên nhân ảnh hưởng
trực tiếp đến các em . Vô tình bố mẹ đã vẽ lên các “tờ giấy trắng ” những hình ảnh
phản cảm .Trẻ em là tuổi hay “ bắt chước “ người lớn, nên đến trường khi gặp thầy
cô giáo các em chào rất tự nhiên “ chào cô ạ, chào thầy ạ ! Hoặc khi có khách vào
trường các em bắt gặp vừa đi (có khi vừa chạy ) “ chào ông a. ; Chào bác ạ !” Lẽ ra
là phải đứng vòng tay lễ phép chào “ Cháu chào ông (bà ) ạ ! hoặc vòng tay chào “
Cháu chào thày( cô) ạ”- khi gặp thầy ( cô ) giáo. Do vậy phụ huynh phải biết quan
tâm đến các cử chỉ lời ăn tiếng nói hàng ngày của con em . Trước tiên là phải làm
gương từ cách xưng hô trong gia đình , những người xung quanh . Đơn giản nhất là
khi con đi học về muốn biết con được mấy điểm cần đặt câu hỏi và kết thúc câu hỏi
như sau :
- Bố : Hôm nay ở trường con đạt mấy điểm ?
(Hoặc : Bài thi định kỳ lần này con làm có tốt không ?)
- Toán được 10 , Tiếng Việt 9 ! (con trả lời)
Lúc này bố phải vừa khen động viên con được điểm cao, học tập có tiến bộ
nhưng cũng phải sữa lỗi câu cho các em ngay không được bỏ qua ,đại thể như sau :
- Con bố giỏi thật ,bố chúc mừng con nhé . Nhưng nếucon trả lời như thế này
thì chắc càng giỏi hơn nhé : “ Bố ạ, hôm nay môn toán con được điểm 10 , còn
môn Tiếng Việt thì đạt điểm 9 ” . Con có đồng ý với bố không ?
Thường ngày khi có khách là người người cao tuổi đến chơi bố mẹ nên theo
dỏi xem các cháu có chào không ? chào như thế nào ? Nên hướng cho các cháu biết
chào đại loại như sau : Ra sân (hoặc ra tận ngõ )đứng nghiên túc khoảng cách vừa
phải,nét mặt tươi vui , tự nhiên chào khách “ Cháu chào ông(bà. anh , chị , ) ạ,
10
mời ông (bà , anh ,chị , ….) vào nhà cháu chơi …. nhưng giọng điệu phải thể hiện
sự tôn trọng khách , âm lượng vừa phải đủ để nghe ,tuyệt đối không được chào to
quá hoặc nhỏ quá thiếu tế nhị ,bất lịch sự.
Khi các em giao tiếp xung quanh cha mẹ cần hướng cho các em xưng hô
đúng ngôi ,đại ý nếu là người hơn tuổi thì gọi là anh(chị )và xưng em ; nếu là bậc

cha chú, thì gọi là chú ,cô ,dì và xưng mình là cháu ; Nếu là người nhiều tuổi hơn
bố (mẹ ) thì gọi là bác và xưng là cháu , Những câu xưng hô tuy là rất đơn giản
như thế này nhưng hầu như tuyệt đại da số học sinh gọi chưa đúng . Điều này thể
hiện rất rõ trong sinh hoạt thường ngày và đặc biệt hơn các em thường nói thế nào
thể hiện rõ trong các bài viết học ở trường thế đó . Mặt khác cha mẹ các em cũng
phải giúp các em nâng cao kỹ năng giao tiếp không chỉ dừng lại ở kỷ năng hỏi đáp
mà mức độ cao hơn thể hiên lịch sự tế nhị trong đó . Kỹ năng này nhà trường rất
quan tâm nhưng gia đình hầu như đang thờ ơ ,Ví dụ khi các em mượn một cái xẻng
(cái rổ, dao cuốc, ) của gia đình bên cạnh thì bố mẹ cần hướng cho các em cách
đặt vấn đề tế nhị , lịch sự ,có thể là :
- Bác ơi, bác làm ơn cho bố cháu mượn cái xẻng (cái rổ, dao cuốc, . . )
một lúc được không ạ !
- Bạn làm ơn cho mình mượn cuốn sách (cái, bút , cục tẩy , ) này nhé,
có được không ?
Tất cả những biểu hiện đó tuy là đơn giản nhưng nếu không rèn thì các em sẽ
không có thói quen đúng. Nhưng phụ huynh rất ít quan tâm . Một phần do môi
trường sống của gia đinh ,một phần do học vấn của bố mẹ . Vì vậy tôi phải tư vấn
cho phụ huynh , đưa ra một số bài giao tiếp luyện nói của học sinh Tiểu học trong
môn tiếng Việt mà tôi đã ghi âm ,ghi hình được ; chọn những em giao tiếp tốt
(trình chiếu trên máy chiếu ) để phụ huynh xem - nghe và trao đổi lẫn nhau . Mặt
khác chọn 5 em học sinh các lớp từ 1 đến 5 có kỹ năng giao tiếp tốt nhất vào phòng
họp hội thoại cùng phụ huynh, tôi yêu cầu phụ huynh nêu câu hỏi bất kỳ và cho học
sinh trả lới và ngược lại :
- Phụ huynh : Cháu tên gì , năm nay học lớp mấy , ai dạy cháu ?
- Học sinh: Thưa chú (cô, dì , ), cháu tên là Nguyễn Văn A , năm nay
cháu 10 tuổi hiện đang học lớp 5 B trường Tiểu học , có nhiều thầy cô cùng dạy
cháu nhưng cô giáo B là giáo viên chủ nhiệm của cháu .
Ngược lại các cháu đặt câu hỏi :
- Thưa các cô chú , các cháu muốn có một ngôi trường xanh - xsach -đẹp các
cô chú có thể làm gì để ước mơ của chúng cháu trở thành hiện thực ạ ?

Từ đó phụ huynh phải tự đặt câu hỏi con mình đã giao tiếp được như vậy
chưa? tất nhiên là có một số con em của họ đã đạt được mức độ đó nhưng số đông
là chưa đạt được ngưỡng như các bạn vừa rồi . Vậy trách nhiệm của bố(mẹ ), anh
11
chị phải làm gì , về nhà bồi dưỡng con em ra sao mới có hiệu quả . Đây là câu hỏi
mà chủ trì buổi toạ đàm cần hướng cho phụ huynh :
- Đối với bố mẹ , người lớn trước tiên phải có những câu giao tiếp chuẩn mực
trước con trẻ , đúng về ngữ pháp ( câu phải hoàn chỉnh) ; hay về ngữ nghĩa ,ngắn
gọn ,dễ hiểu để các em học tập ,noi theo . Tuyệt đối không được nói những lời
khiếm nhã , thiếu văn hoá trước con trẻ ( vì vẫn còn một số cha mẹ còn nói tục trong
cuộc sống). Bố (mẹ ) ,người lớn thường xuyên theo dõi các em ,đặc biệt khi chơi
cùng bạn bè , khi gặp người lớn và em nhỏ ,. . .kiên trì uốn nắn ,điều hỉnh nhắc nhở
kịp thời các em nếu như xưng hô , nói năng chưa chuẩn mực . Mặt khác bố mẹ cũng
phải động viên khen ngợi kịp khi con em có nhiều tiến bộ một cách thường xuyên
(ví dụ như con bố dạo này có nhiều tiến bộ thật ,hoặc con xưng hô như vậy là đúng
rồi ).
- Đối với học sinh về nhà phải tự rèn cho mình thói quen giao tiếp nói năng
đầy đủ câu , tránh nói cộc lốc , xưng hô tuỳ tiện – phải đúng thứ bậc ,cử chỉ hành
động phù hợp tự nhiên ,lịch sự và có văn hoá .Các gia đình nên phối hợp lẫn nhau
để cử các em theo dỏi chéo lẫn nhau , nếu giao tiếp chưa đúng thì nhắc nhỡ thông
báo cho nhau .
A2, Lần họp phụ huynh thứ hai : Sau 3 tháng của lần họp phụ huynh thứ
nhất ,qua quá trình theo dỏi ,tôi đã tổng hợp được mức độ tiến bộ của các em qua
kết quả học tập, qua giao tiếp nhiều kênh khách nhau . Điều đáng mừng là 25/25
phụ huynh được thông báo đều có mặt đầy đủ . Trước phụ huynh tôi nêu cụ thể sự
tiến bộ của các em , đọc các bài tập làm văn , giải toán v.v… tất cả đã có sự chỉnh
chu hơn , những câu hỏi câu trả lời hàng ngày của các em tôi đa ghi lại đều thấy sự
tiến bộ rõ nét để phụ huynh biết và khắc ghi sự phối hợp giữa gia đình với nhà
trường . Trong đợt họp này hoàn toàn không chê một em nào mà chỉ nhắc khéo
những em tiến bộ chậm “rằng cháu đã tiến bộ song còn những hạn chế , hay lỗi

thường mắc phải như là tự ty, e thẹn khi đứng trước người đông ,….”( đồng thời lấy
một số dẫn chứng cho phụ huynh biết để phối hợp sữa lỗi cho các em ). Tuy nhiên
để cuộc họp phụ huynh lần hai thành công tôi đã kết hợp nhiều nội dung quan trọng
như thông báo kết quả học tập trong học kỳ 1,triển khai kế hoạch học kỳ 2 , kết quả
thi violimpíc cấp trường v.v….để buổi họp đỡ đơn điệu, nhàm chán .Nhưng trọng
tâm vẫn là tập trung bàn biệt pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh .Đặc biệt
nhắc nhở khéo léo những em tiến bộ chậm (không phê bình trước cuộc họp ),gặp
riêng phụ huynh trao đổi hết sức cởi mỏ,chân thành với cha mẹ học sinh này ví dụ
như cháu đã tiến bộ , song khi trả lời cô giáo còn thiếu biểu cảm ,kỹ năng chưa phù
hợp như trong hoàn cảnh cần cảm ơn thì cháu lại xin lỗi , hoặc thái độ chưa phù
hợp khi chào - hỏi ( chào quá to ,hoặc ngữ điệu thiếu biểu cảm ) .Lý do là các em
chưa phân biệt được khi nào thì xin lỗi ,khi nào thì cảm ơn .Biệt pháp này chủ đạo là
của nhà trường nhưng gia đình cần phải biết và theo dõi ,uốn nắn ,nhắc nhở các em
kịp thời trong thời gian ở nhà.
12
A.3, Lần họp phụ huynh thứ ba: Đây là lần họp sơ kết sự phối hợp giữa gia
đình và nhà trường trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh . Nói là cuộc họp
nhưng thực chất là buổi toạ đàm giữa tôivà phụ huynh nhằm rút kinh nghiệm .
Trong buổi toạ đàm này tôi chuẩn bị rất chu đáo ,tỷ mỹ qua theo dõi, qua bài làm ,
qua hoạt động của các em để nêu cụ thể từng em (với dẫn chứng thuyết phục ) như
giao tiếp chuẩn , tác phong lễ phép , câu cú gãy gọn, lời nói mạch lạc,…trong cuộc
họp này hoàn toàn không phê bình nhắc nhở nhiều đến học sinh tôi chỉ nêu tên
những em đã tiến bộ nhiều , tuyệt nhiên không nêu đích danh những em chậm tiến
bộ ,mục đích là để cha mẹ các em tự liên hệ, tự so sánh đến con mình để cùng có
trách nhiệm với nhau trong thời gian tiếp theo .Quá trình rèn luyện này cho các em
tôi lưu ý phụ huynh là một quá trình liên tục ,thường xuyên và phối hợp chặt chẽ
giữa phụ huynh và nhà trường nếu không đâu lại ở đó ,các em vẫn trở lại thói quen
như ban đầu . Đồng thời cũng cho phụ huynh biết nhờ rèn luyện tốt kỹ năng giao
tiếp mà kết quả học tập của các em đã được nâng cao cụ thể loại giỏi tăng 10% ,loại
yếu đã giảm từ 15% xuống còn 0%( tôi đọc và phân tích kết quả học tập từng em

cho phụ huynh so sánh ).
B . Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong nhà trường :
b.1, Rèn luyện thông qua các môn học :
Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho các em không phân chia thành từng giai
đoạn (như giao đoạn phối hợp gia đình , giai đoạn rèn luyện trong nhà trường ,… )
mà tích hợp lẫn nhau giữa nhà trường – Gia đình – xã hội thông qua các môn học ,
các hoạt động trong và ngoài lớp ,…trong đó việc rèn luyện kỹ năng nói thông qua
các môn học đóng vai quan trọng như môn Tiếng Việt , Đạo đức ,… và hoạt động
ngoài giờ lên lớp … Ở một tiết tập đọc lớp 5 tôi kểm tra bài củ đặt câu hỏi “Hôm
trước các em học bài gì” ? Lúc này học sinh trả lời xảy ra hai trường hợp :
- Bài mùa thảo quả ạ !
- Thưa thầy(cô), hôm trước lớp ta học bài tập đọc học thuộc lòng Mùa thảo
quả ạ! (mùa thảo quả tên bài vừa học )
Lúc này tôi nhận xét ngay các câu trả lời của học sinh cả hai mặt kiến thức và
kỷ năng : kiến thức là cả hai đều nêu được tên của bài củ(mùa thảo quả), song về
thái độ – kỹ năng ,chuẩn mực khi giao tiếp thì phải dùng hô ngữ (thưa thầy ,cô)đặt
trước câu đủ hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ thì câu mới đúng và hay .
Đồng thời cho học sinh so sánh hai câu trả lời trên câu nào hay hơn vì sao ? Vậy các
em từ nay về sau nên chon trả lời theo cách nào ? Học sinh thảo luận và giáo viên
kết luận , tất nhiên là phải trả lời hoàn chỉnh câu thể hiện sự lễ phép ,kính trọng
trong khi giao tiếp (như trả lời: Thưa thầy(cô), hôm trước lớp ta học bài tập đọc học
thuộc lòng Mùa thảo quả ạ!).
Suốt trong quá trình lên lớp các môn học tôi tích hợp rèn kỹ năng giao tiếp
cho các em muốn trình bày ý kiến là phải dơ tay , nhưng dơ tay như thế nào mới
được trình bày .Đó là giơ tay đúng ,đẹp .Nghĩa là đặt tay vuông góc với mặt bàn ,
13
năm ngón tay xếp lại và mắt nhìn lên bảng với nét mặt tự nhiên ,không nói bằng
miệng mà “nói bằng mắt”, không xưng hô : Em ! em cho cô ( tỷ lệ này hầu như
trường nào cũng có ). Tuyệt nhiên không gọi những em cố vươn lên giơ tay cao hơn
và miệng tha thiết yêu cầu giáo viên gọi mình nêu ý kiến . Làm như vậy các em sẽ

thành thói quen và là thói quen xấu( những dấu hiệu này tuy không mới nhưng
phổ biến và muôn thở trong học trò ) . Kiên trì như vậy sau một học kỳ cả lớp đi
vào nền nếp và thói quen xung phong phát biểu xây dựng bài đúng ,lịch thiệp , giờ
học tự nhiên ,nghiêm túc không gây lộn xộn .Nhưng khi học sinh trả lời các câu hỏi
trong giờ học tôi theo dỏi và chữa lỗi từ kỹ năng trình bày ý kiến trước tiên là phải
lễ phép ,chuẩn mực (thưa cô, thưa thầy )sau đó mới nói đến nội dung (ý trả lời của
câu hỏi ), khi bạn nêu ý kiến các bạn khác phải tôn trọng ý kiến của bạn (kể cả khi
nêu ý kiến chưa chuẩn xác )để bạn trình bày hết mới xin phép giáo viên nhận xét .
Khi bạn trình bày giáo viên tuyệt nhiên không cho phép các em nói ngang hoặc nhận
xét đúng sai khi chưa được phép của giáo viên mà phải được giáo viên cho phép
mới nêu ý kiến .
Trong các giờ học nói chung môn tiếng Việt nói riêng phân môn tập làm văn
thể hiện rõ nét nhất kỹ năng giao tiếp của học sinh thông qua câu văn ,đoạn văn .
Thông thường những em giao tiếp tốt thì câu , đoạn văn gãy gon trôi chảy và ngược
lại .Đối với những bài này tôi ghi hẳn những câu văn (có khi chưa thành câu )còn sai
lên bảng sửa sai ngay .Trong quá trình rèn kỹ năng cho học sinh giao tiếp tất cả các
bài làm văn của học sinhtôI đều chấm rất kỹ ,đọc nhiều lần chữa lỗi bằng mực đỏ .
Giờ trả bài cho học sinh ngoài các bước thông thường như những giáo viên khác tôI
còn yêu cầu học sinh đọc kỹ bài làm của mình nhiều lần ,xem kỹ những câu chưa
hoàn chĩnh mà giáo viên đã chữa (sữa) lỗi và phải biết được vì sao vậy để lần sau
không lặp lại . Đồng thời khen ngợi biểu dương những học sinh tiến bộ ,có câu cú
gãy gọn , lời văn phù hợp ngữ cảnh .
b.2, Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động tập thể :
Học sinh lớp 5A làm vệ sinh đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ vào thứ 5 hàng tuần
14
Hoạt động tập thể góp phần hết sức quan trọng đối với kỹ năng giao tiếp của
học sinh, thông qua hoạt động giao tiếp bộc lộ khả năng của từng học sinh.Vì vậy
tôi tổ chức cho học sinh thường xuyên chơi các trò chơi dân gian , hoạt động đền ơn
đáp nghĩa nhân ngày thành lập quân đội nhân dan việt nam , ngày thương binh liệt
sỹ , nhằm tạo cơ hội cho các em được giao tiếp nhiều ,tiếp xúc nhiều có lý tưởng

sống uống nước nhớ nguồn. Các em có thể tự tổ chức một cuộc họp sơ kết hoạt
động trong tháng hoàn toàn do các em điều khiển ,nhằm giúp luyện nói để các em
mạnh dạn ,nói năng gọn gàng trước tập thể .Trong các hoạt động này tôi kiên trì uốn
nắn sửa sai cho các em (nếu có )để các em trình bày hay ví dụ “ thay mặt chi Đội
lớp 5 A mình xin đánh giá các hoạt động trong tháng qua của chi Đội như sau …. ”
Hoặc là “ trong tháng qua chi Đội ta đã làm tốt các việc sau đây , một là đã chăm
sóc ,cắt tỉa toàn bộ bồn hoa cây cảnh của lớp , hai là ba lần quét dọn nhổ cỏ đài
nghĩa trang liệt sỹ ….”nếu các em trình bày trước tập thể chưa thành công thì toi
giúp các em luyện nói ,tập nói ngay tại chổ khi nào hoàn thành mới dừng lại , tuyệt
nhiên tôi không phê bình các em nếu trình bày còn lũng cũng ,làm như thế các em
mất tự tin , trở nên tự ty . Cứ như thế tạo cho các em có cơ hội tự tin để luyện nói và
được trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
b,3 . Rèn luyện qua hoạt động chào cờ đầu tuần :
Tiết chào cờ đầu tuần hết sức quan trọng ,đặc biệt những lời động viên khen
ngợi dưới cờ trước toàn trường của hiệu trưởng , tổng phụ trách đội về lời ăn tiếng
nói ,kỹ năng giao tiếp chào hỏi ,… giúp các em phấn chấn ,vui vẽ tạo động lực vươn
lên trong học tập . Nên hàng tuần tôi thống kê những bạn lễ phép khi gặp người
lớn ,chào hỏi khi khách đến ,đặt vấn đề tốt khi muốn trình bày ý kiến ,….Đồng thời
cũng thẳng thắng nêu một số hạn chế thường gặp của các em về thái độ ,ngông ngữ
trong giao tiếp thường ngày (nhưng không nêu tên học sinh cụ thể ) ví dụ như :
Thiếu tổn trọng khi chào người lớn ,khách vào trường vào lớp không đúng dậy
chào ,có đôi lúc còn nói cười một cách tự nhiên,… để tổng phụ trách Đội nhận xét
đánh giá thi đua .
IV .Những kết quả đạt được
Qua một năm thực hiện đề tài học sinh lớp 5A tôi phụ trách bước đầu đã dạt
được những kết quả mỹ nãm như sau :
1, Về hành vi , thái độ :
Trong mục tiêu giáo dục Tiểu học ghi rõ học sinh cuối cấp học phải đạt được
các hành vi chuẩn mực về đạo đức có thái độ đúng , ngôn ngữ hành văn giao tiếp
phù hợp ngữ cảnh ,có tình yêu quê hương đất nứơc . Mục tiêu này 25 học sinh lớp

5A của tôi đến nay rất yên tâm khi các em biết xử sự ,giao tiếp với mọi người xung
quanh hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực ,tôn ty trật tự trong xã hội Việt nam ,theo
truyền thống“ lời chào cao hơn mâm cỗ ” như đứng lại vòng tay chào hỏi với âm
lượng vưà đủ khi khách đến chơi nhà , tự giác lấy nước mời khách ,lúc có điện thoại
bốc máy câu đầu tiên : Alô, chấu tên là …. Con bố … đây ạ . Chào ông (bà ,cô ,dì
15
…)……kết thúc điện thoại đã biết chào xã giao và xin phép cúp máy . Khi ở trường
khách vào cổng các em tự giác nhanh nhảu vòng tay chào khách ; Điển hình một
hôm có học sinh học cách đây 35 năm đến thăm lại trường củ trường lúc vào
trường được các em đón tiếp ngay từ cổng rất lịch sự .Năm em đi cùng ,vừa đi vừa
giới thiệu về trường mình như là một hướng dẫn viên du lịch , dẫn khách vào văn
phòng uống nước ,hai em tới phòng Hiệu trưởng báo cáo “ thưa thầy có khách muốn
gặp thầy đang chờ ở văn phòng ạ ”, một cử chỉ rất lịch thiệp và trân trọng khách của
các em.
Thống kê vào thời điểm này bất cứ lúc nào khi có giáo viên vào dự giờ ,ban
giám hiệu vào kiểm tra không cần mệnh lệnh mà các em đều tự giác đứng dậy chào
khi khách vào ra rất lịch sự nhẹ nhàng . Trong các giờ học các em có thói quen xin
phép khi muốn trình bày ý kiến như đặt tay vuông gốc lên bàn 5 ngón tay khép lại
với nhau ,mắt nhìn về phía giáo viên miệng không nói ngang và mỡ đầu bao giờ
cũng bằng hô ngữ “ thưa thầy (cô)….”,không cộc lốc như trước đây . Các em yêu
thích học tập hơn ,không có học sinh cá biệt nói tục ,chửi bậy ,giao tiếp cộc lốc thô
thiện như trước đây . Các em rất tự tin trong cuộc sống ,giao tiếp cởi mỡ với bạn bè
kính trọng với người lớn .
Kết quả rèn luyện của các em được thể hiện qua bảng thống kê sau :
Học sinh có thái độ và
hành vi ,ngôn ngữ, giao
tiếp lễ phép,phù hợp với
ngữ cảnh
Học sinh có thái độ đúng ,
song hành vi ngôn ngữ

Giao tiếp chưa phù hợp
ngữ cảnh
Học sinh có thái độ,
hành vi ngôn ngữ
Giao tiếp không phù
hợp ngữ cảnh
Ghi chú
SL TL SL TL SL TL
24 96% 1 4% 0 0%
Tháng 4/2012
16
Buổi họp phụ huynh sơ kết công tác phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong công tác giáo
dục kỹ năng sống – kỹ năng giao tiếp cho học sinh cho học sinh cuối cấp tiểu học
Thống kê vào thời điểm này bất cứ lúc nào khi có giáo viên vào dự giờ ,ban
giám hiệu vào kiểm tra không cần mệnh lệnh mà các em đều tự giác đứng dậy chào
khi khách vào ra rất lịch sự nhẹ nhàng . Trong các giờ học các em có thói quen xin
phép khi muốn trình bày ý kiến như đặt tay vuông gốc lên bàn 5 ngón tay khép lại
với nhau ,mắt nhìn về phía giáo viên miệng không nói ngang và mỡ đầu bao giờ
cũng bằng hô ngữ “ thưa thầy (cô)….”,không cộc lốc như trước đây . Các em yêu
thích học tập hơn ,không có học sinh cá biệt nói tục ,chửi bậy ,giao tiếp cộc lốc thô
thiện như trước đây . Các em rất tự tin trong cuộc sống ,giao tiếp cởi mỡ với bạn bè
kính trọng với người lớn .
2,. Về kiến thức,kỹ năng :
Do nền nếp học tập tốt hơn nên chất lượng học tập của các em tăng lên rõ
nét ,trong đợt thi định kỳ lần 3 đánh giá như theo thông tư 32 (vì kết quả thi lần 3
chưa đưa vào đánh giá cuối năm ) trong 25 học sinh lớp 5 A của tôi xếp loại giỏi
30%, khá 30%, trung bình 40%, yếu 0%so với trước khi thực hiện đề tài loại giỏi đã
tăng 20% ,loại yếu giảm 15% nay còn 0%.
Đây là kết quả vững chắc , đặc biệt trong kiểm tra đọc 20/25 em đạt loại
Giỏi ngắt nghĩ chính xác ,thể hiện tốt cảm xúc của mình theo ý của tác giả . Có 4/25

học sinh đầu năm học đọc còn dịch ,tốc độ chậm , nay đọc thành thạo ,trôi chảy đảm
bảo tốc độ ,đúng nội dung bài . Các bài làm trong giờ tập làm văn hay hơn ,câu văn
gãy gọn dùng từ chính xác thể hiện được cảm xúc và tâm hồn của các em trong bài
viết . Không có học sinh đọc viết chưa đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức kỷ năng
của môn học .
Phần thứ ba
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1, Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm :
a, Nguyên nhân thành công :
Xuất phát từ thực trạng giao tiếp đầu năm học của các cháu học sinh lớp 5 tôi
chủ nhiệm còn chưa đạt yêu cầu của mục tiêu giáo dục tiểu học .Nên tôi đã nghiên
cứu và thực hiện thành công các biện pháp giúp học sinh giao tiếp đúng ,hay và lễ
phép ,thân mật trong cuộc sống .Sở dĩ có có được thành công đó là tôi đã nắm chắc
mục tiêu của cấp học ,đặc biệt là lớp cuối cấp nhất là giáo dục đạo đức văn hóa ứng
xử của người Việt nam trong trong giao tiếp hàng ngày . Biết phối hợp hài hòa giữa
ba môi trường giao dục : Gia đình – nhà trường – xã hội .Trong đó kênh giáo dục
thông qua gia đình tôi đã thành công trong việc tư vấn cho phụ huynh về phương
pháp rèn luyện cho các em học tập giao tiếp lúc ở gia đình ,bằng 3 cuộc tọa đàm tư
vấn cho họ các phương pháp giáo dục con em ở nhà giao tiếp có văn hóa ,lịch sự
,đúng lôgic ,
17
Khi ở trường tôi đã vận dụng thành công phương pháp tự quản ,tự theo dỏi
kèm cặp lẫn nhau (tục ngữ có câu học thầy không tày học bạn ) hạn chế được hiện
tượng nói bậy ,chửi tục ,thi đua học tập nói năng có văn hóa ,lễ phép .
Huy động được tổng lực giáo viên trong nhà trường vào cuộc rèn kỹ năng
giao tiếp cho các em . Có hình thức khen chê thích đáng và tương xứng . Đồng thời
mạnh dạn nêu những thực trạng học tập ,giao tiếp ,đạo đức của học sinh mình đề
xuất nhà trường , tổng phụ trách Đội quan tâm vào cuộc . Phối hợp nhuần nhuyễn
với giáo viên bộ môn ,hội cha mẹ học sinh nên mọi sự cố gắng,tiến bộ hàng ngày
của các em đều được nêu gương khen ngợi kịp thời nên tạo động lực cho các em

phấn đấu.
Nguyên nhân thành công hết sức quan trọng nữa là tôi đã nhận được sự đồng
thuận và ủng hộ tuyệt đối của cha mẹ học sinh và đã lập được “đường dây nóng ”
giữa gia đình và giáo viên thường xuyên trao đổi lẫn nhau về quá trình học tập ,rèn
luyện của các em khi ở nhà cũng như ở trường thẳng thắn và cởi mở . Bên cạnh đó
tranh thủ được sự quan tâm hết mực của nhà trường thường xuyên theo dõi chỉ đạo
xem đây là nội dung quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh góp
phần xây dựng thành công “trường học thân thiện học sinh tích cực ”
b , Một số bài học kinh nghiệm : Qua thực hiện đề tài “ Một số biện pháp
nâng cao kỷ năng giao tiếp của học sinh Tiểu học lớp 5 ” tôi đã rút ra được một số
bài học kinh nghiệm sau :
- Phải quan niệm đúng về nhân cách của học sinh Tiểu học , đó là “nhân cách
của học sinh Tiểu học đang hình thành và phát triển ,dễ bất chước và chịu ảnh
hưởng trực tiếp của tác động môi trường xung quanh ”.Có người nói “ trẻ em như
tờ giấy trắng”. Đúng ! Không có trẻ em sinh ra đã hư hỏng , không có trẻ em xấu .
Mà nhân cách của trẻ em chỉ được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp và giáo
dục . Nên các nhà giáo dục cần quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh và đề ra
các phương pháp giáo dục ,rèn luyện thích hợp thì chắc chắn sẽ thành công ,chẳng
hạn như rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh chẳng hạn .
- Tính cách của trẻ em ,ngôn ngữ giao tiếp của học sinh tiểu học phần lớn
hình thành từ thói quen ,bắt chước chịu ảnh trực tiếp của những người xung quanh
nên người lớn phải tạo cho các em môi trường sống trong lành ,tạo cơ hội thường
xuyên giao tiếp chuẩn mực theo mục tiêu giáo dục phổ thông “ đào tạo những con
người năng động thích nghi với mọi hoàn cảnh sống ”.Qua các biện pháp giáo dục
kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 tôi thấy bước đầu đã thành công ,nhưng đây chỉ
liều thuốc điều trị cắt “cơn bệnh”tạm thời nhưng nó có thể tái phát lại bất cứ lúc
nào nếu như không biết “ dùng thuốc điều trị tận gốc ” . Vì vậy cha mẹ học sinh ,
giáo viên , các tổ chức trong cộng đồng phải thường xuyên quan tâm và theo dỏi bồi
dưỡng cho các em để có kỹ năng giao tiếp tốt và bền vững .Nếu người lớn xem học
sinh lớp 5 như là sản phẩm đã được kiểm nghiệm chất lượng và không quan tâm đến

giáo dục cho các em nữa thì sớm muộn gì các em sẽ tái trở lại những biểu hiện lệch
pha và giao tiếp sẻ là một trong những biểu hiện rỏ nét nhất . Mà người lớn nên
18
quan niệm về trẻ em bằng bốn câu thơ mà Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta
đã dạy :
Lúc ngũ ai cũng như lương thiện
Tĩnh dậy mới phân ra dữ hiền
Dữ hiền đâu phải là tính sẵn
Phần lớn do giáo dục mà nên
(Hồ Chí Minh )
3, Kiến nghị - đề xuất :
Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế của học sinh Tiểu học (đặc lớp
cuối cấp ) tôi có một số đề xuất – kiến nghị như sau :
- Đối với các cơ quan chức năng: Tạo cho các em một số sân chơi bổ ích
trong thời gian hè , thời gian ở ngoài nhà trường như câu lạc bộ bóng bàn , câu lạc
bộ bóng đá thiếu nhi . Tạo các hình thức vui chơi lành mạnh bổ ích như tham quan ,
thiếu nhi chăm ngoan làm nghìn việc tốt ,để các em hạn chế hoạt động vui chơI
không lành mạnh .
- Đối với cha mẹ học sinh ,người lớn xung quanh cần phải chẩn mực trong
giao tiếp ,xưng hô hàng ngày để các em noi theo . Thường xuyên theo dõi uốn nắn
nhắc nhở các em xưng hô ,hỏi - đáp trong cuộc sống có văn hóa ,lễ phép , có hình
thức khen chê phù hợp kịp thời .
-Đối với nhà trường , cơ sở giáo dục : Cần coi trọng giáo dục đạo đức cho học
sinh theo truyền thống Việt nam “ Tiên học lễ ,hậu học văn ” nhằn giúp các các em
ứng xử giao tiếp hàng ngày có văn hóa , lễ phép một cách thường xuyên và xem đây
là một tiêu chí thi đua hàng năm trong đơn vị .
- Đối với bản thân tôi (tác giả của đề tài ) tuy đã dành thời gian khá dài ,gần
một năm nghiên cứu thực nghiệm đề tài nhưng chắc chắn còn nhiều nội dung ,giải
pháp hay hơn chưa nêu được trong đề tài . Kính đề nghị Ban giám khảo , hội đồng
khoa học ngành tư vấn thêm ,bổ sung thêm để đề tài hoàn chỉnh hơn và áp dụng

thành công mọi lứa tuổi học sinh Tiểu học .
Xin chân thành cảm ơn !
Hương Sơn , ngày 16 tháng 3 năm 2014
(Phạm Văn Công – Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Mai- Hương Sơn – Hà Tĩnh)
.

19
20

×