Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS) trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152 KB, 11 trang )

Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)
trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học


Lời tác giả
Trên đây là một cách diễn đạt khác SKKN năm học 2008 – 2009 đã được HĐKH
cấp Tỉnh xếp bậc IV chính thức. Do yêu cầu gọn, tác giả xin tóm lược theo đường
hướng cơ bản. Một số tình tiết có chỉnh sửa khi” tái bản”. Các đồng nghiệp có
thể đọc “nguyên tác” chi tiết ở trang Web của Trường THCS Cao Xuân Huy hoặc
liên hệ với tác giả.
Xin cảm ơn!
Khi đổi mới nội dung chương trình và thay SGK từ năm học 2002 – 2003
đến nay, phân môn Giảng văn được gọi là Đọc – Hiểu văn bản. Sự thay đổi cách
gọi này có lý của nó. Bởi chính “sự đọc” của người đọc chúng ta nhằm để cảm,
luận, hiểu mới đem lại đời sống thứ hai cho tác phẩm văn chương.
Theo J.P.Xắctơrơ, triết gia nổi tiếng người Pháp thì “Tác phẩm văn học như
một con quay kỳ lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận động. Muốn làm cho nó xuất
hiện cần có một hoạt động cụ thể là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài (sự
sống) chừng nào khi sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là
những vệt đen trên trang giấy.”
Nhà văn - người sáng tạo ra tác phẩm- đã “ký mã” nó thành một sản phẩm ngôn
ngữ- một văn bản( góc độ văn bản học). Nhưng nó mới chỉ là “bộ mã” im lìm đầy
bí mật để chấp nhận những cách “giải mã” khác nhau bởi người đọc nói chung- và
chúng ta những người đọc sẽ dạy văn cho học trò học văn. Những cách giải mã
khác nhau ấy đan dệt nên những bức tranh sinh động, muôn màu vẻ và rất sâu sắc
của con người, làm phong phú thêm ý đồ nghệ thuật ban đầu và cá tính sáng tạo
độc đáo của người nghệ sỹ. Khi ấy, thực sự người đọc chúng ta đã thêm một lần
hoàn thiện tác phẩm của nhà văn (đồng sáng tạo). Không có sự “ tiêu dùng “ của
người đọc, sản phẩm của nhà văn chỉ còn là thứ “hàng đọng ế ” chẳng còn ý
nghĩa nhân sinh gì nữa.Và tất nhiên là vô bổ.



Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang 1
Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)
trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học


Sự đọc của chúng ta (tức là việc dạy văn và học văn của thầy trò) là một sự đọc
“ cao cấp ”. Sự đọc (để tiếp nhận văn bản văn học) chính là máu huyết lưu thông
cho một thân xác chìm trong “ hôn mê ” (nếu không gọi là một xác chết) sống lại
như một sinh thể, có hồn vía mang muôn nghìn cảnh ngộ, thân phận khác nhau,
muôn nghìn niềm vui nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau, khát khao, hi vọng…. khác
nhau.
Mặt khác, cái “ con quay ” tác phẩm - nói như Xáctơrơ- xuất hiện trong sự vận
động bởi người đọc - trong sự đọc cho dù rất phong phú, đa dạng nhưng cũng phải
xoay quanh cái trục căn cốt là ý đồ nghệ thuật, là cá tính sáng tạo, xúc cảm thẩm
mỹ của nhà văn để cân bằng. Như thế mới tránh được sự “loạng choạng ”, suy
diễn áp đặt, xa rời ý tưởng và thái độ của nhà văn trước những vấn đề muôn thuở
của con người và cuộc đời.
Như vậy việc đọc – hiểu văn bản văn chương cũng phải có những cơ sở lý luận
nhất định. Cơ sở lý luận cho sự đọc ngày nay, không gì thuận lợi và tốt hơn bằng
những gợi ý rất thuyết phục và phù hợp của lý luận tiếp nhận văn học mà chúng ta
đã tóm lược ở trên.
Từ thực trạng dạy văn, học văn hôm nay , ngẫm nghĩ về lý luận tiếp nhận văn
học, chúng tôi nhận thấy chúng ta không thể không đổi mới phương pháp dạy
văn - học văn. Bởi lẽ, xét cho cùng việc dạy văn cho học trò học văn của chúng
ta chính là một sự đọc - một cách tiếp nhận ,”tiêu dùng” để cho sản phẩm văn
chương (văn bản) có một sinh mệnh, chứ không phải là những áng văn chương
ngủ im lìm trong sách giáo khoa.
Trên cơ sở lý luận tiếp nhận, chúng tôi xác định mục tiêu cho sự đọc –

hiểu văn bản thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến để giải mã như sau:
<I>. Mục tiêu của tiết học, bài học ( gồm cả kiến thức, kỹ năng thái độ…)
Quen dần với cách đọc- tiếp nhận văn học (thực ra lâu nay dã thực hiện khâu
đọc- hiểu văn bản nhưng còn hời hợt ). Cách giải mã ( cảm nhận, hiểu, liên tưởng,


Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang 2
Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)
trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học


tâm đắc, phân tích, đánh giá….) một sản phẩm văn học cụ thể trên văn bản là một
bài thơ bát cú Đường luật hoà quyện chất trữ tình, tự trào được Nguyễn Khuyến
dựng chuyện rất dí dỏm, hóm hỉnh, nhẹ nhàng mà rất sâu sắc.
Từ đó, cảm, hiểu, tâm đắc, phân tích và đánh giá cao tình bạn hồn nhiên chân
thành, cởi mở mà thắm thiết rất tri âm tri kỷ của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là
một giá trị tâm hồn cao sang hơn cả những giá trị vật dục thông thường, vượt lên
mọi thói tục của cuộc đời đã làm nên sinh mệnh bất tử của bài thơ.
< II>. Tổ chức các hoạt động tiếp nhận – giải mã (Tiếp nhận - giải mã văn
bản)
1. Hoạt động gây không khí, tạo tâm thế cho học sinh (qua hoạt động hỏi bài
cũ, trả lời, chuyển tiếp vào bài của giáo viên, học sinh).
Có nhiều cách, sau đây là một vài ví dụ:
a. Cách 1. (Hỏi bài cũ về hình ảnh “Ta với ta” trong Qua Đèo Ngang của Bà
Huyện Thanh Quan).
Ta với ta không phải là hai mà chỉ là một, một trong hai, hai trong một. Chỉ có
nhà thơ đối diện với chính mình : nhỏ nhoi, cô lẻ, rợn ngợp trước trời biển mênh
mang, núi non trùng điệp. “ Một mảnh tình riêng ” khó bề chia sẻ đã gửi vào cảnh
vật, gửi lại cho hậu thế trong câu chữ. Nhưng thầy (cô) và các em sẽ thấy một “Ta

với ta” khác hơn, vui hơn, ấm áp gần gũi hơn ở một bài thơ khác của một nhà thơ
khác sống cùng thế kỷ với Bà Huyện Thanh Quan. Đó là bài thơ “Bạn đến chơi
nhà” của Nguyễn Khuyến.
Ghi bảng ( trong khi nói) Văn bản : “ Bạn đến chơi nhà ”( Nguyễn Khuyến)
b. Cách 2. (Không hỏi bài cũ - Giới thiệu Nguyễn Khuyến với vài nét tiêu
biểu, ấn tượng) Có một nhà nho đỗ đến Tam nguyên, làm quan rồi buồn vì cảnh
mất nước đã lui về nơi chốn quê với ao thu, ngõ trúc, nhà cỏ đơn sơ. Ông quan
thanh liêm ấy là Nguyễn Khuyến, một nhà thơ trữ tình, trào phúng bậc thầy, một
nhân cách thanh cao, bình dị. Những người học- người đọc là thầy trò chúng ta


Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang 3
Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)
trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học


hôm nay sẽ hiểu và quý trọng ông hơn khi tiếp nhận (ghi bảng) văn bản “ Bạn
đến chơi nhà ” ( Nguyễn Khuyến) vv…
(Vào bài tự nhiên ăn nhập sẽ tạo được không khí cho tiết học, tạo được tâm thế
cho học trò, tránh được lối đi nhàm chán, rườm rà: hết thông tin ngày tháng năm
sinh về tác giả rồi một nhỏ, hai nhỏ, bây giờ ta sang phần…Bởi lẽ, những sáng
tác văn chương đích thực của các nghệ sỹ chân chính bao giờ cũng đuợc “sinh
nở” trong cõi im lặng, chốn tâm linh bởi những ám ảnh, day dứt, trăn trở, bởi sự
dâng ngập cảm xúc…và cả sự tỉnh táo thao thức khôn nguôi…Sao ta nỡ phá hỏng
cái không khí ấy bằng những“băm chặt” vụn vặt, nặng nề?!. Đó là lý do tại sao ta
phải tạo không khí cho bài học văn- giảng văn).
2. Hoạt động Đọc, khảo sát ngôn ngữ văn bản thơ.
(Bài thơ có vấn đề khá thú vị về ngôn ngữ được gợi ý từ dị bản của chú thích
nhưng đã bị bỏ rơi – chúng tôi quyết định đi vào vấn đề này)

Miêu tả hai bảng phụ ghi bài thơ của SGK và dị bản

Sau khi hướng dẫn học sinh khảo sát (tường trình chi tiết trong cách đi ở SKKN –
“nguyên tác”) chúng tôi quyết định dùng văn bản sau:
(Treo bảng phụ thứ ba chép bài thơ)
Bạn đến chơi nhà
1. Đã bấy lâu/nay/bác tới nhà, (Giữ nguyên theo SGK)
2. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. ( Giữ nguyên theo SGK)
3. Ao sâu nước cả, khôn mò cá, ( Chỉnh sửa theo dị bản)
4. Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà (Giữ nguyên theo SGK)


Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang 4
Bảng phụ 1 (Văn bản Sgk)
1. Đã bấy lâu/ nay/bác tới nhà,
2. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
3. Ao sâu nước cả khôn chài cá,
4. Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
5. Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
6. Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
7. Đầu trò tiếp khách trầu không có,
8. Bác đến chơi đây, ta với ta !
Bảng phụ 2 (Dị bản của chú thích SGK)
1. Chẳng mấy khi/nay/bác tới nhà,
2. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
3. Ao sâu nước cả, khôn mò cá,
4. Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
5. Cải đã tàn cây, cà mới nụ,
6. Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

7. Trầu buồn một nỗi, cau không có.
8. Bác đến chơi đây, ta với ta !
Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)
trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học


5. Cải đã tàn cây, cà mới nụ, ( Chỉnh sửa theo dị bản)
6. Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. (Giữ nguyên theo SGK)
7. Trầu buồn một nỗi, cau không có, ( Chỉnh sửa theo dị bản)
8. Bác đến chơi đây, ta với ta ! (Giữ nguyên theo SGK)
Chúng tôi đã sử dụng 3 trong 5 dị bản.
3. Hoạt động Đọc – Hiểu văn bản (Tiếp nhận- giải mã văn bản).
Sau khi hướng dẫn học sinh đọc – hiểu (trình bày chi tiết trong SKKN) chúng
tôi đi đến các tiểu kết (được gọi là các điểm chốt nhấn) như sau:
Chốt 1 (Nhấn mạnh): Tôi, nhà tôi có tất cả đấy thôi nhưng nó chẳng là gì so với
niềm vui gặp bạn. Vật chất đâu có thiếu dù chưa sang gì lắm và chưa sẵn sàng
thôi. Có mà không, không mà có ( cái ảo diệu của văn chương là chỗ này). Tôi
đâu phải đón bạn bằng “ mâm cao cỗ đầy”, không cần phải thế. Tôi đón bạn bằng
cả mối thâm tình, trọng hậu của bạn bè. Mà bạn tôi, bạn tôi đâu phải đến với bàn
tiệc, mâm cỗ để thỏa mãn cái “ sự ăn”. Bạn tôi cũng không phải loại người đến
chơi chỉ cần cái “ miếng ăn”. Ông đùa rất hóm mà sâu sắc biết bao. ( Liên hệ giáo
dục): Vật chất thật quan trọng, vì nó đáp ứng nhu cầu sống của con người. Nhưng
vật chất không thôi chưa đủ làm nên tình bạn. Thế điều gì làm nên tình bạn? (Hỏi
buông - để ngỏ)
Chốt 2(Bình giải): Đến miếng trầu là thứ không phải để đáp ứng cho nhu cầu ăn
chỉ là thứ dùng cho vui miệng , đưa đẩy chuyện trò cũng thiếu nốt.Lại có một nửa,
thiếu cau thì nhạt thếch, dùng sao nổi, sao cho ra món trầu đậm đà.
Vui, hóm, dí dỏm là chỗ này và sâu sắc cũng là chỗ này. Trầu( lá trầu) thiếu cau
phỏng như tôi thiếu bạn, nhạt lắm nên tình kết giao đậm đà sao được. (Chúng tôi
nghĩ thế, có suy diễn không? Âu cũng là một cách giải mã)

Nó chuyển đến cái câu kết thật bất ngờ- bất ngờ như lúc bạn đến. Một cái kết bất
ngờ khiến chúng ta vỡ lẽ:
Bạn đến chơi đây, ta với ta !


Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang 5
Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)
trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học


Chốt 3 (Nhấn mạnh): Hình ảnh “ ta với ta” đọng lại cuối bài thơ bỗng đẩy lùi hết
những thứ “thực phẩm” vật chất “có mà không , không mà có” được nhà thơ dí
dỏm kể lể ra. Chỉ còn lại “ ta với ta” đối diện đàm tâm sẻ chia, đồng điệu, hoà hợp,
vui say nồng đượm. Thử hỏi có món nào cao sang , đậm đà ý vị hơn cái “món”
tình bạn trong lúc này không !?. Ý tứ sâu xa của Nguyễn Khuyến là ở đó. Bây giờ
thì các em hiểu cái gì làm nên tình bạn
Chốt 4: (Liên hệ giáo dục về những điều tâm đắc)
- Ông thuật chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm nhưng lại để bày tỏ tình bạn thắm thiết
cao sâu. Nó còn nóng hổi và rất thời sự bởi giữa thời hiện đại này, khi người ta
thường chốt lại nhiều mối quan hệ bên mâm tiệc rượu bia ê hề và cho đó là “đẳng
cấp “, là “ sành điệu ”. Thật nhầm lẫn.
Nguyễn Khuyến và bạn ông, cũng phải ăn, phải sống như những người bình
thường nhưng họ đã vượt lên mọi thói tục, xã giao để tìm đến giá trị “ phi vật thể
“ là tình bạn tương đắc, tri âm, tri kỷ. Một thứ văn hoá rất cao. Điều này khiến
chúng ta ngưỡng mộ và yêu quý ông hơn.
Câu hỏi để kết luận: Tóm lại với bài thơ này, các em thích nhất và nhớ nhất (hoặc
có ấn tượng nhất về những gì?)
Chốt 5: (Thầy tóm lược):
* Một tình bạn thắm thiết, đậm đà, tri kỷ, đồng điệu bỏ qua mọi xã giao thói

tục bình thường, vượt lên mọi thứ giá trị vật chất dễ cám dỗ, thăng hoa thành
một giá trị văn hoá phi vật thể- văn hoá tình bạn.
* Một quan niệm rất sâu sắc, đúng đắn về tình bạn, không nhuộm màu vật
chất.
* Những điều Nguyễn Khuyến đã bộc lộ thật tâm đắc với chúng ta- những
người đọc ông- hiểu ông- lại được thể hiện qua một lối kể chuyện hóm hỉnh nhẹ
nhàng, rất Nguyễn Khuyến để ngụ tình (kể chuyện cũng đầy khả năng “ngụ tình”
như “tả cảnh ngụ tình” vậy) với những chữ dùng rất tinh luyện, chính xác trong


Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang 6
Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)
trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học


một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật đối câu đối chữ rất chỉnh (các em có thể
tự tìm hiểu thêm về thể loại này)
( Với học trò lớp 7 , chúng tôi nghĩ chỉ cần đến thế mà các em thấy thú vị, thấy
hiểu là đạt rồi. Chúng tôi không tán thành cái lối phân tích cứ nhăm nhăm chẻ
vụn hết câu chữ, hình ảnh, biện pháp gì gì ra cho ra vẻ đủ, nhiều nhưng không
đọng lại gì trong học sinh. Các biện pháp nghệ thuật này kia tỉ mỉ giành cho các
nhà nghiên cứu phê bình.)
Hỏi (câu hỏi cuối cùng về cách học, trao chìa khóa): Để đọc – hiểu - giải mã một
văn bản thơ ta phải làm như thế nào? (GV rút ra một số kết luận chỉ đường).
4. Bài tập vận dụng (về nhà).
Thầy: Sau đây, các em chọn một trong 3 bài tập, trình bày những cách cảm nhận,
lý giải của riêng mình sau khi cùng thầy đọc, tiếp nhận, giải mã bài thơ “ Bạn đến
chơi nhà’ của Nguyễn Khuyễn ( Phát bài tập in sẵn )
Bài tập 1. So sánh hình ảnh “ Ta với ta” ở câu kết “ Qua Đèo Ngang” của bà

Huyện Thanh Quan với hình ảnh” ta với ta” ở câu kết “ Bạn đến chơi nhà” của
Nguyễn Khuyến
Bài tập 2. Có người đúc kết rằng : “ Sự giàu có lớn nhất của con người là niềm
vui tiếp xúc “. Ý kiến của em thế nào?
Bài tập 3. Danh ngôn Phương Tây có câu : “ Khi có hai chiếc bánh mì tôi sẽ bán
đi một chiếc để lấy tiền mua hoa. Cả tâm hồn cũng cần ăn ưống” Ấn tượng của
em về danh ngôn này.
( Những bài tập này sẽ giải quyết ở lớp vào các buổi phụ đạo, bồi dưỡng hoặc
dùng kiểm tra).


Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang 7
Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)
trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học




Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang 8
Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)
trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học


D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT.
Giảng dạy văn nói chung cực khó. Dạy - học thơ còn khó hơn. Dạy cho trẻ
con nó học thì càng khó hơn nữa. Dù sao, qua việc thực hiện giải pháp mới trên
cơ sở lý luận tiếp nhận văn học, chúng tôi cũng có được thu hoạch như sau:
1/ Nắm chắc đặc trưng, thể loại, bản chất của sáng tạo văn chương – một loại

hình nghệ thuật thuộc hệ thống mỹ học. Nghiền ngẫm nhiều để chọn ra một lối đi
phù hợp trên cơ sở một căn bản học vấn khá sâu rộng và trình độ lý luận văn học
vững vàng, trong đó có lý luận tiếp nhận văn học. Cảm xúc phải thường xuyên
đựơc bồi dưỡng.
2/ Tôn trọng học sinh, bám sát tâm lý, độ tuổi. Không tham lam, ôm đồm.
Giúp trò cùng mình - những người đọc đồng sáng tạo với tác giả- tìm ra những
cách giải mã tác phẩm văn chương. chấp nhận những cách giải mã ấy hợp tình,
hợp lý sao cho nó mang lại niềm vui hứng thú học tập, mang lại những bài học
nhân sinh, sẻ chia đồng cảm với nhà văn trong sự tâm đắc những điều mà nhờ nó
ta có thể làm cho học sinh lớn lên về nhân cách, phong phú về tâm hồn.
3/ Nhờ có bản lĩnh và chủ kiến, dám nghĩ, dám làm, dám chịu, chúng tôi đã
tránh được cách dạy văn- học văn ”băm vụn” nặng nề, thiếu cảm xúc thường
nghiêng về phân tích nội dung, nghệ thuật khiên cưỡng theo lối lý luận ngôn ngữ
như ngữ pháp, cú pháp, tu từ vv và lối giải mã tác phẩm theo quan điểm xã hội
học đầy thiên kiến, duy ý chí áp đặt một chiều, không đếm xỉa đến đối tượng, ít
quan tâm đến cảm xúc văn chương.
4/ Chúng tôi đã mạnh dạn rời bỏ những lối mòn, những giáo điều cứng nhắc
nặng, áp đặt và cũng đã mạnh dạn thay đổi cách kiểm tra đánh giá theo hướng dẫn
chỉ đạo của các cấp chủ quản. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn có sự ủng hộ nhiều
hơn nữa, chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa từ phía các cấp quản lý sao cho sự dổi mới thật
đồng bộ từ mục tiêu, nguyên lý, chương trình SGK, trang thiết bị dạy học đến


Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang 9
Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)
trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học


kiểm tra, đánh giá. Như vậy sự đổi mới phương phá dạy và học sẽ thuận lợi và có

hiệu quả khi có tiếng nói pháp lệnh.
Mô hình đề xuất cho tiết Đọc – Hiểu văn bản văn chương.
1. Hỏi bài cũ (có thể không hỏi bài cũ) để chuyển tiếp gây không khí, tạo tâm
thế đọc – hiểu – - tiếp nhận - giải mã văn bản.
2. Hướng dẫn Đọc – hiểu – giải mã văn bản.
3. Kết luận về cách đọc – hiểu – giải mã khám phá tác phẩm.
4. Vận dụng: Giải quyết các bài tập theo yêu cầu cụ thể.
(Mạnh dạn mở lối đi mới, rời bỏ đường mòn nhàm lặp, tẻ nhạt).
PHẦN III. KẾT LUẬN
Thực trạng Dạy Văn - Học Văn còn nặng nề và còn áp đặt thiếu chất văn,
thiếu hứng thú dẫn đến việc chán dạy ( từ phía giáo viên) và chán học( từ phía học
sinh), thôi thúc chung tôi trăn trở tìm hướng đi mới. Hơn nữa, đổi mới phương
pháp là một yêu cầu thực tế thật bức thiết như các văn bản chỉ đạo của các cấp chủ
quản. Nhờ những hướng dẫn chỉ đạo ấy và sự khích lệ của đồng nghiệp, chúng tôi
suy nghĩ tìm tòi, góp một tiếng nói sáng tạo, một lối đi khác, mạnh dạn đột phá,
hầu mong góp phần đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và cách dạy - cách
học phân môn Văn nói riêng. Hi vọng hướng đi chúng tôi đã tường thuật, mô tả
khi thực hiện sẽ phù hợp lúc áp dụng, mang lại ít nhiều thuận lợi cho Dạy Văn -
Học Văn vốn rất khó khăn lâu nay. Mọi cái mới đều có thể còn khó đạt sự đồng
thuận ngay bởi sức ỳ của tâm lý, của thói quen. Mong được các đồng nghiệp trao
đổi thêm để chúng ta cùng hoàn thiện và để cho bức tranh toàn cảnh của việc dạy
Văn- học Văn phong phú, da dạng, nhiều màu sắc hơn, thú vị, hấp dẫn hơn.
Diễn Châu, tháng 5 năm 2009.
Tác giả


Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang
10
Một hướng đọc – hiểu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 7 - THCS)

trên cơ sở lý luận tiếp nhận văn học


Phạm Trọng Nhân
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Luận cương báo cáo chính trị đại hội Đảng X
2. Luật Giáo dục
3. Chương trình giáo dục phổ thông - Bộ GD&ĐT
4. Phân phối chương trình môn Ngữ văn 7 (Sở GD&ĐT Nghệ An)
5. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn 7 - tập 1
6. Thơ văn Nguyễn Khuyến
7. Lý luận tiếp nhận văn học (Nguyễn Lai - Bùi Minh Toán - Ngô Tự Lập)
8. Một số tài liệu khác


Phạm Trọng Nhân – THCS Cao Xuân Huy
Trang
11

×