Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hướng tiếp cận bài thơ Bạn đến chơi nhà trong chương trình Ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.71 KB, 15 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý thuyết
Ngữ văn là môn học có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung
của nhà trường T.H.C.S . Nó là bộ môn thuộc nhóm khoa học- xã hội, vừa giúp
người học hình thành từng bước về trình độ học vấn phổ thông tạo tiền đề cho
các em học ở bậc cao hơn. Đồng thời giúp người học phát triển và hoàn thiện về
mặt nhân cách, các em biết yêu cái hay cái đẹp, ghét cái xấu, biết cách ăn nói,
giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.Từ đó ta thấy trong học văn con đường
tiếp cận tác phẩm văn chương có ý nghĩa quan trọng. Đây là một vấn đề mà khi
học và cảm thụ văn chương học sinh còn khá nhiều lúng túng và bỡ ngỡ, đặc
biệt khi các em học các tác phẩm văn học trung đại.
Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của tác giả Nguyễn Khuyến là một thi phẩm
nghệ thuật hay thể hiện phong cách nghệ thuật, tâm hồn thanh cao trong sáng
của ''Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam''. Tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong
chương trình T.H.C.S, Ngữ văn 7- tập 1, thuộc mảng thơ trữ tình trung đại Việt
Nam.
Khi hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' chúng ta chỉ
tập trung khai thác tình cảm chân thành, sâu sắc của Nguyễn Khuyến dành cho
bạn của mình, mà không chú trọng đến khai thác cảnh sắc thiên nhiên trong bài
thơ. Nếu vậy vô tình chúng ta làm mất đi phần nào giá trị đích thực của tác
phẩm và chưa dẫn dắt học sinh đi đến sự cảm nhận sâu xa về hồn thơ cũng như
phong cách thơ của bậc thi nhân vườn Bùi.
Hiện nay, giáo dục có đang có sự chuyển biến rất mạnh mẽ, đặc biệt về
phương pháp giảng dạy. Chương trình đổi mới SGK ở bậc THCS đã được thực
hiện bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, đến nay bước đầu đã đạt được một số kết
quả đáng khích lệ, phần nào tích cực đẩy mạnh sự phát triển của nghành, đáp
ứng nhu cầu tri thức ngày càng của xã hội.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, bản
thân thấy được vai trò ý nghĩa lớn của đổi mới phương pháp trong dạy và học
hiện nay. Để góp phần nho nhỏ trong cuộc đó, chúng tôi xin góp một cách hiểu,
tiếp cận tác phẩm văn học và thiết kế bài dạy "Bạn đến chơi nhà " trong chương


trình SGK ngữ văn 7, tập I.
Qua đề tài: Hướng tiếp cận bài thơ "Bạn đến chơi nhà" - Ngữ
văn 7, tập 1. Bản thân tôi mong muốn đưa lại hiệu quả cao trong dạy và học
bài thơ "Bạn đến chơi nhà''. Vì vậy rất mong được sự ủng hộ và chia sẻ của
các đồng nghiệp .
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng:
Văn học trung đại (Tính từ văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) được đưa
vào giảng dạy trong chương trình T.H.C.S ở tất cả các khối lớp từ 6 đến 9,
trong đó có rất nhiều các tác phẩm thơ hay tương xứng với vị trí các thi nhân
trong từng giai đoạn văn học. Song cái hay của các tác phẩm văn chương ấy
1
cũng chưa được học sinh khám phá và lĩnh hội triệt để. Điều đó do nhiều nguyên
nhân đem lại, song cơ bản văn học cổ cũng là một mảng văn học đòi hỏi sự nỗ
lực rất lớn trong khả năng tiếp cận của người học.
Trong dạy học tác phẩm văn chương một trong những nguyên tắc cơ bản là
phải hướng dẫn học sinh tiếp cận và khai thác tác phẩm trữ tình theo đặc trưng
thể loại.Thế nhưng trong thực tế giảng dạy, giáo viên chúng ta còn đôi lúc mắc
mớ trong phương pháp dạy học thơ trữ tình. Xử lí tác phẩm thơ trữ tình theo đặc
trưng thể loại có ý nghĩa rất lớn. Nắm vững đặc trưng của thơ trữ tình giúp giáo
viên biết cách hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tác phẩm một cách đúng đắn hơn.
Vì vậy khi giảng dạy bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' ta không chỉ khai thác chất
tình mà cần nhìn và tiếp cận thi phẩm ở góc độ mới nữa là cảnh trong thơ.
Với đề tài này tôi muốn góp một ý kiến tìm ra hướng tiếp cận đúng và đầy
đủ hơn nhằm nâng cao chất lượng khả năng tiếp thu bài thơ "Bạn đến chơi
nhà'', nhằm làm rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khuyến, đưa nội dung tư
tưởng, tình cảm của nhà thơ vào mạch suy nghĩ của học sinh, làm cho văn học
cổ trở thành niềm rung động yêu mến của thế hệ trẻ.Từ đó học sinh thấy và cảm
nhận được đóng góp to lớn về nội dung tư tưởng cũng như cách sử dụng ngôn
ngữ dân tộc tài hoa của Nguyễn Khuyến.Từ việc khai thác giá trị nội dung và

nghệ thuật của bài thơ "Bạn đến chơi nhà'', chỉ ra được sự hoà quện giữa nhân
cách cao đẹp, tình bạn chân thành và tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó với nông
thôn Viêt Nam trong cả bài thơ.Từ đó mạnh dạn đưa ra một hướng thiết kế bài
dạy "Bạn đến chơi nhà ".
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Học sinh khối 7 ở trường có 79 em. Đa số các em ở lứa tuổi từ 13 đến 14
tuổi, tuổi còn nhỏ, thể lực cũng còn yếu, năng lực học tập còn hạn chế. Các em
vừa mới làm quen với phương pháp dạy học ở cấp II. Bên cạnh đó hiểu biết về
cuộc sống của các em còn khá ít ỏi, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho việc giảng dạy theo phương pháp mới còn hạn chế, vì thế khi học
các tác phẩm thơ trung đại( của Việt Nam và Trung Quốc) trong chương trình
ngữ văn học kì 1, với các em quả thật là không đơn giản. Bởi vậy, trên thực tế
hàng năm khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức phần văn học trung đại nói chung
cũng như riêng bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' ở các em tỉ lệ đạt khá giỏi chưa
nhiều( chiếm 8 - 12%), tỉ lệ yếu kém vẫn còn nhiều( chiếm 30 - 33%).
Cụ thể kết quả kiểm tra khả năng tiếp thu tác phẩm ''Bạn đến chơi nhà''
trong học kì I, năm học:
Lớp
Sỉ
số
Điểm 9 -
10
Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm 3 - 4 Điểm 0 - 2
Tổng
số
%
Tổng
số
%
Tổng

số
%
Tổng
số
%
Tổng
số
%
2
Từ thực trạng trên, để giúp tiết dạy có hiệu quả tốt hơn, với mong muốn học
sinh lĩnh hội và tiếp thu kiến thức bài học có chất lượng cao hơn, tôi đã mạnh
dạn cải tiến nội dung, phương pháp tiếp cận bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' qua đề
tài: Hướng tiếp cận bài thơ "Bạn đến chơi nhà" - Ngữ văn 7, tập I.
B. Giải quyết vấn đề:
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tiếp cận qua hình tượng nhân vật trữ tình.
Tiếp cận văn chương là đến gần tác phẩm văn chương, để tìm hiểu, khám
phá nó. Đây là một bước rất quan trọng phải vận dụng nhiều năng lực tâm lí,
cảm thụ ở nhiều bình diện khác nhau.Tiếp cận đúng thì việc tìm hiểu, phân tích,
bình giá tác phẩm sẽ dễ dàng, hiểu chính xác đầy đủ giá trị nội dung - nghệ
thuật (tư tưởng chủ đề) của tác phẩm.
Để tiếp cận đúng đắn một tác phẩm văn chương cần phải loại trừ những ấn
tượng chủ quan sai lệch về nó. Cần xác định rõ: Mỗi tác phẩm văn chương bao
giờ cũng là lời nhắn gửi trực tiếp hay gián tiếp, kín đáo hoặc công khai của nhà
văn về cuộc đời và với cuộc đời .
Thơ trữ tình con người không được phô ra mọi mặt như trong truyện ngắn,
kịch, tiểu thuyết (thuộc phương thức tự sự ) mà chỉ cho độc giả thấy rõ tâm tư
tình cảm, suy nghĩ ước mơ, đó là nhân vật trữ tình.
Trong "Bạn đến chơi nhà'' ta xác định được nhân vật trữ tình là bản thân tác
giả - đóng vai trò là chủ nhà trong tình huống đón bạn và đãi bạn thân xa lâu

ngày đến thăm. Ở bài thơ, Nguyễn Khuyến không trực tiếp nói lên tình cảm, tâm
sự của mình nhưng cả bài thơ đã toát lên tâm tư tình cảm về tình người, tình đời
cũng như cảm xúc trước cảnh sắc và dư vị của làng quê nông thôn Việt Nam. Vì
lẽ đó, khi giảng dạy bài thơ này GV cần phải biết hướng dẫn học sinh tiếp cận,
chiếm lĩnh hình tượng cảm xúc, hình tượng nhân vật trữ tình ta phải làm toát lên
được nhân cách trong sáng cao thượng của "nhà thơ của làng cảnh Việt Nam".
Nguyễn Khuyến(1835 - 1909), trong cuộc đời 74 năm ông có 11 năm làm
quan, 25 năm ở ẩn (1884 - 1909); là một bậc trí thức cao nhưng ông luôn sống
gần dân, chan hòa với thôn quê, đất nước. Là người có nghị lực phi thường trong
cuộc sống và luôn gắn bó với thực tiễn đời sống; với ông ( cũng là của người trí
thức) vấn đề lớn nhất là vấn đề dân nước, thấy mình không giúp gì được cho
dân, đất nước lại bị xâm lược. Vì thế, Nguyễn Khuyến thấy đau, thấy bất lực.
Với phẩm chất ấy nên ông đã từ quan về quê ở ẩn. Những năm sống ở ẩn cũng là
thời gian mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đạt được sự sâu sắc và giá trị về nội dung
và nghệ thuật cao hơn so với các thời kỳ trước. Bài thơ ''Bạn đến chơi
nhà"được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan.
Nguyễn Khuyến trưởng thành lúc giặc Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
Thời Nguyễn Khuyến sống là thời suy vi của lịch sử đất nước: Đất nước bị xâm
chiếm chiếm, triều đình ươn hèn thối nát, nhân dân lầm than cực khổ. Là một
đại khoa làm quan Tam phẩm, tham gia giữ gìn kỷ cương phong kiến, Nguyễn
3
Khuyến thấy rõ sự suy thoái vô phương cứu chữa. Ông rơi vào bế tắc và thật sự
bi quan trước cuộc đời và cả đau đớn trước thời đại:
" Ngẫm đến bút nghiên đáng trào nước mắt
Ngước nhìn sông núi khôn xiết buồn đau".
Lời tri âm của Nguyễn Khuyến muốn gửi người cùng chung tâm tình, cùng
sông núi là thế đó! Qua từng tác phẩm tấm lòng của một con người luôn gắn bó
với cuộc đời càng đậm nét. Đấy chính là sức mạnh của tác phẩm văn chương.
Qua tác phẩm là sự đánh thức, khêu gợi tâm hồn rung động của người đọc. Từ
đó tác giả đã đốt cháy lên trong lòng người đọc những tia lửa , những ngọn lửa

tình cảm , những nguồn rung động sâu lắng. Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”
cụ Tam Nguyên Yên Đỗ không chỉ cho độc giả niềm rung động sâu lắng trước
một tình bạn cao quí, trong sáng và rất tuyệt đẹp mà còn gửi tới chúng ta một
hương vị đậm chất làng quê, nông thôn Việt Nam thuần khiết, đơn sơ. Vậy nên
khi tìm hiểu phân tích bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là ta giúp Nguyễn Khuyến
nói và khẳng định được nhân cách, phẩm chất tâm hồn của thi nhân.
Đến với thơ Nguyễn Khuyến ta thấy ông không chỉ là một nhà thơ trào
phúng sâu sắc, nhà thơ hiện thực tài năng mà còn là nhà thơ trữ tình xuất sắc. Vì
thế tiếp cận "Bạn đến chơi nhà'' là ta tiếp cận hình tượng trữ tình, tức tiếp cận,
tìm hiểu tình cảm cụ thể của tác giả trong hoàn cảnh cụ thể nhưng rất tinh tế. Đó
là giá trị đích thực mà một tác phẩm văn học mang đến cho độc giả.
Mác-xim Goorki đã nói : "Văn học là nhân học" thật hoàn toàn đúng đắn.
Trong tác phẩm văn học dù trực tiếp hay không trực tiếp nói đến con người song
trung tâmcủa tác phẩm vẫn là cuộc sống con người. Trong thơ trữ tình con người
thông qua cảm xúc của thi nhân. Ở "Bạn đến chơi nhà'' nhà thơ đã tập trung nói
về một tình huống: có mà không, không mà có trong mối quan hệ giữa vật chất
và tinh thần. Nhân vật trữ tình là một vị quan ở ẩn, đã rời xa chốn quan trường
từ lâu; là người ưu thời mẫn thế. Nhưng quả là không ngẫu nhiên khi nhà thơ để
nhân vật trữ tình trong cảnh sắc hương vị của làng quê để giải bày tâm hồn, tấm
chân tình cao đẹp dành cho bạn. Chúng ta đều biết cảnh sắc của thôn quê với
những hình ảnh mộc mạc, giản dị là nguồn khơi gợi bao xúc cảm cho thi ca.Với
một con người thanh cao như Nguyễn Khuyến, chán ghét sự đời đầy rối ren, tao
loạn; Ông muốn gửi lòng mình vào con người, thiên nhiên nơi miền yên bình ấy.
Vì thế chỉ có những hương vị, cảnh vật của làng quê mới giúp Nguyễn Khuyến
trải lòng mình một cách thỏa thê mà thôi.
Bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' là bài thơ nôm khó quên, cho thấy một tâm hồn
đẹp, một tình bằng hữu thâm giao, chân tình, một tấm lòng hồn hậu, đẹp đẽ,
được gửi gắm nơi chốn làng quê thanh bình của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tình
bạn của Nguyễn Khuyến trong sáng, thanh bạch, đối lập với nhân tình thế thái"
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi'' mà Nguyễn Bỉnh

Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ sống cách nhau mấy trăm năm mà có
cùng chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thuỷ chung, thanh bạch. Tâm hồn đó,
tấm lòng đó của tiền nhân đối với thế thái nhân tình hôm nay vẫn xứng đáng là
tấm gương sáng cho mọi người soi chung. Nguyễn Khuyến không chỉ là nhà thơ
của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của tình bạn trong sáng, thuỷ chung
và cao đẹp rất đáng yêu, đáng kính.
2. Tiếp cận từ đề tài thơ.
4
Trong nhiều mối quan hệ của cuộc sống con người thì tình bạn xưa nay vẫn
được coi là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được. Tục ngữ dân gian đã
khẳng định ''Giàu vì bạn, sang vì vợ''.Truyện dân gian kể về đôi bạn Lưu Bình -
Dương Lễ (sau nhà nho ghi thành truyện thơ cùng tên) rất cảm động. Danh nho
lục tỉnh Nguyễn Đình Chiểu để lại những hình tượng đẹp đẽ cao cả về tình bạn
của Vân Tiên - Hớn Minh, Vân Tiên - Tử Trực đồng thời lưu danh Trịnh Hâm là
một tên phản bạn (Truyện Lục Vân Tiên).
Trước và sau Nguyễn Khuyến tình bạn cũng như thiên nhiên vốn là nguồn
thi hứng của nghệ thuật. Với tình bạn nó là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống
tình cảm của con người; còn thiên nhiên lại là nơi các bậc tao nhân mặc khách
thưởng ngoạn và gửi gắm những tâm sự, nỗi niềm, trải gửi lòng mình. Trong
''Bạn đến chơi nhà" nhà thơ đã lồng ghép cả hai cảm xúc ấy.
Đến với thơ Nguyễn Khuyến nói riêng về tình bạn, ta thấy nhà thơ dành cho
mảng thơ này một vị trí khá ưu ái. Ta có thể bắt gặp một cảm xúc chân thành
của nhà thơ đang tâm tình, thủ thỉ với bạn về thế thái, nhân tình:
''Tuổi già đời loạn cảnh gieo neo,
Mùa mất, dồn thêm nạn đói theo.
Tường vách chưa xong, ông sợ trộm,
Cháo rau không đủ, lão lo nghèo.
Cõi trần chật vật ai không thể,
Thân thể loàng xoàng nghĩ chán phèo.
Riêng cụ Đào xưa sung sướng nhỉ,

Trước song say tít lại nằm khèo''.
( Ký song khế Lương Xá Lê ông -Đỗ Ngọc Toại dịch)
Hay: ''Thân kiện hỉ khan quân hữu mẫu
Nhỡn hoa sầu thảm ngã vô thiên.''
( Dịch xuôi: Mừng bác còn mẹ già sức vẫn khoẻ,
Ngán cho tôi mắt loá, chẳng biết trời đâu.)
(Dữ hữu nhân Đồng, Tốn dạ thoại.)
Trong những bài thơ viết về tình bạn, Nguyễn Khuyến để lại cho đời hai
bài thơ đặc sắc: ''Bạn đến chơi nhà'' và ''Khóc Dương Khuê''. Lúc sinh thời,
Nguyễn Khuyến có người bạn rất thân là Dương Khuê. Hai ông kết bạn từ hồi
còn để chỏm cho đến lúc đầu bạc răng long, từ thuở bạch diện thư sinh cho đến
lúc thượng quan hưu trí. Tình bạn lấp lánh bất chấp sự thay đổi của thời thế và
cảnh ngộ riêng:
''Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn
Biết bao đông bích điển phần trước sau.
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn
Phận đẩu thăng chẳng dám than trời''.
Nếu ''Khóc Dương Khuê''đau đớn, xót xa, thống thiết, nghẹn ngào khi nghe
tin bạn qua đời đột ngột thì ''Bạn đến chơi nhà'' là niềm vui mừng khôn xiết, là
5
nụ cười hiền và hóm hỉnh khi đã bấy lâu nay bạn già mới về thăm. Như vậy,
theo dòng cảm xúc của thơ Nguyễn Khuyến ta thấy ''Bạn đến chơi nhà'' cũng
nằm trong mạch cảm hứng về tình bạn.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ đóng vai trò là một vị chủ nhà đón khách là
người bạn xa quí lâu ngày đến chơi (Đã bấy lâu nay bác tới nhà ). Thế mà chủ
nhà lại gặp tình huống thật khó xử :
"Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nươc cả, khôn trài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách trầu không có"
Sáu câu thơ toát lên một nụ cười hóm hỉnh . Một ý thơ bao trùm : Đã lâu
ngày bạn mới đến chơi , biết lấy gì đãi bạn đây? Thế nhưng một tình thế khá éo
le: Có tất cả mà củng chẳng có gì để đãi bạn thân ! Có ao và cá, có vườn và gà,
có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng Tất cả các lời thơ trên, ta thấy Nguyễn
Khuyến đang giãi bày với bạn: trong nhà ngoài vườn có bao nhiêu là thứ, nhưng
thực ra chẳng có gì để thết đãi bạn, đãi bạn vì tất cả mọi thứ, mọi thức đều chưa
đến lúc, đến thời! Câu thơ thứ bảy tiếp nối, mở rộng ý thơ trên, khẳng định luôn
cái ''không có'':
''Đầu trò tiếp khách trầu không có''
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã đến mức ấy ư? ''Vẻ chi
một mớ trầu cay''(ca dao). Nhà thơ đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái
nghèo. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi ''chín sào tư thổ
là nơi ở'' thì không thể ''miếng trầu là đầu câu chuyện'' để tiếp bạn cũng ''không
có''. Đây là lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống
thanh bạch một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của
thựcPháp, lui về sống bình dị giữa xóm làng quê hương.
Trong “Bạn đến chơi nhà”, với Tam Nguyên Yên Đỗ, tiếp bạn chẳng cần
đến mâm cao, cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá gỡ, mà chỉ có một tấm lòng
chân tình, thiết tha:
''Bác đến chơi đây, ta với ta.''
Lần thứ hai, chữ ''bác'' đã xuất hiện trong bài thơ, thể hiện một sự trìu mến,
kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, không quản đường sá xa xôi
đến thăm tôi, còn gì quí bằng! Tình bạn là trên hết. Không một thứ vật chất nào
có thể thay thế được tình bạn tri âm, tri kỉ. Mọi cái đều ''không có'' nhưng lại
''có'' : tình bằng hữu thân thiết.
Bên cạnh những vần thơ hay viết về tình bạn, Nguyễn Khuyến là một

trong những nhà thơ có nhiều bài thơ thật hay về làng cảnh quê hương Việt
Nam. Người yêu thơ nước nhà có ai lại không thuộc và biết đến chùm thơ thu ba
bài(Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm) của thi nhân. Trong''Bạn đến chơi nhà'' không
chỉ ngợi ca tình bạn mà còn gợi ra không khí làng quê, vườn xanh, cây trái miền
Bắc Việt Nam thật tài tình của Nguyễn Khuyến. Bởi qua lời nhà thơ bức tranh
vườn Bùi thân thuộc hiện lên thật sống động, vui tươi. Một cuộc đời thanh bạch,
6
ấp áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Chúng ta như cảm thấy Nguyễn
Khuyến đang dắt tay bạn ra thăm vườn cây ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của
một ông quan về ở ẩn. Chỉ một vài nét chấm phá, nhà thơ đã phác hoạ, gọi tên
đúng được cả hồn cốt của làng quê Việt Nam. Là người dân đất Việt, ai mà lại
không biết đến những cà, mướp, bầu Thậm chí khi:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Trong ''Bạn đến chơi nhà'' không chỉ ngợi ca tình bạn mà còn gợi ra
không khí làng quê, vườn xanh, cây trái miền Bắc Việt Nam thật tài tình. Không
khí làng quê Hà Nam cứ dậy lên hết hương sắc, âm thanh qua mỗi câu thơ tiếp
bạn già. Có ao sâu, nước cả tràn bờ, có vườn rộng xanh mướt cải, muống giàn
bầu đung đưa quả tròn như bầu, quả dài như lọ. Hoa mướp vàng rực. Ong bướm
rộn ràng, gà mẹ, gà con bới đất tìm sâu Bầu trời xanh ngăn ngắt Cảnh mới
sinh động, ấm áp và thân mật, gần gũi vô cùng. Phải hiểu lắm, yêu lắm cảnh
làng quê mới có thể hạ những câu đơn giản cứ ngỡ như là chẳng phải cố gắng
suy nghĩ gì mà khiến nguươì đọc vừa vui vừa cảm động đến nao lòng. Bởi vì đó
cũng chính là cảnh quê của ta, làng quê - miền thơ ấu và cuộc sống êm đềm của
mỗi con người Việt Nam.
3. Tiếp cận thông qua từ ngữ và hình ảnh, nhịp điệu.
Tình cảm thể hiện sắc thái riêng biệt của nhà thơ được gửi gắm qua hệ
thống ngôn ngữ phù hợp. Trong thơ trữ tình ngôn ngữ thể hiện khí chất và cá
tính của người nghệ sĩ một cách trọn vẹn.
Bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' là bài thơ nôm hay viết về tình bạn đẹp. Mở ra

bài thơ là những câu nhập đề rất tự nhiên, như một lời nói mộc mạc của nhà thơ
sau bao tháng ngày mới gặp lại bạn. Lời chào vồn vã, biểu lộ niềm vui khôn
xiết:
''Đã bấy lâu nay bác tới nhà''
''Đã bấy lâu nay'' là bao thời gian, năm tháng? Bộ phận trạng ngữ được
tác giả đưa lên đầu câu có tác dụng đậm nét trong diễn tả tình cảm của nhà thơ.
Đó là sự nhớ mong, niềm xúc động và sung sướng vô hạn khi gặp lại bạn.
Chữ ''bác'' gợi lên thái độ niềm nở, thân mật và kính trọng của nhà thơ đối
với bạn tri âm, một cách xưng hô thân tình, mở ra lời chào với người bạn đã lâu
ngày mới đến thăm. Cũng từ ngữ ấy, Tam Nguyên Yên Đỗ một lần nữa muốn
khẳng định sự trìu mến, kính trọng dành cho bạn khi đặt nó ở vị trí câu thơ cuối:
''Bác đến chơi đây, ta với ta.''
Từ ''bác'' và ''tôi'' đến lẽ tất nhiên là ''hai chúng ta''. Để ''ta với ta'' mới
thực sự giúp nhà thơ bộc lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong
tâm hồn. Chữ ''ta'' là đại từ nhân xưng, đa nghĩa( vừa chỉ số ít, vừa chỉ số
nhiều), ta vừa là nhà thơ, vừa là bạn ; tôi và bác, tuy hai mà một tuy một mà hai.
Chỉ một cụm từ ''ta với ta'' nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến sao mà
thật tài tình! Sự xuất hiện của nó trong câu thơ thêm ấp áp tình đời và sâu nặng
tình bạn. Còn trong câu thơ ''Một mảnh tình riêng ta với ta''( Qua Đèo Ngang )
của Bà Huyện Thanh Quan lại là nỗi buồn cô đơn, lẻ bóng của khách ly hương
khi đứng trên đỉnh đèo Ngang lúc hoàng hôn. Qua đó ta thấy được khả năng
7
sáng tạo ngôn ngữ của các thi nhân đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên
giá trị của tác phẩm văn chương.
Quả thực trong bài thơ ta thấy cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn
Khuyến rất tài tình. Trong câu thơ: "Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa", chữ
''thời''(thì) vốn là một hư từ, rất ít khi xuất hiện vì dễ rơi vào sự tầm thường nhạt
nhẽo. Nhưng dưới ngòi bút của thi nhân, nó trở nên thanh thoát tự nhiên vô
cùng.
Không chỉ sử dụng ngôn ngữ tài tình, trong ''Bạn đến chơi nhà'' phần nào

thể hiện một phong cách thơ ca Nguyễn Khuyến. Đó là các sự vật, hiện tượng
được đặt trong sự biến đổi ở các thái cực khác nhau. Ông vừa nói đến mọi cái
đều ''không có'' : Nào trẻ đi vắng không có người sai bảo; chợ xa không đi mua
được thức ăn đãi bạn; không bắt được cá, gà vì ao sâu nước cả và vườn rộng, rào
thưa; rồi cải, cà, bầu, mướp, đều không dùng được vì chưa đến độ dùng; thậm
chí cả ''miếng trầu là đầu câu chuyện'' cũng không có nốt. Nhưng lại có tất cả
của tình người; có bác và tôi; có tình bạn chân thành của chúng ta. Nhà thơ đã
dùng cái không để nói cái có; dùng vật chất để nói về tinh thần; dùng cái cụ thể
để nói cái trừu tượng. Quả là Nguyễn Khuyến đã tạo nên hình ảnh vừa quen mà
lạ. Dường như nhà thơ muốn chọn những từ ngữ ấy, hình ảnh ấy để biểu hiện
tâm tư cảm xúc của mình, gửi vào đó một tình cảm chân thành, sâu sắc giữa
cuộc đời đầy biến đổi, thăng trầm. Ta biết rằng Nguyễn Khuyến về ở ẩn là để
lắng đục tìm về với cái trong, cái yên bình sau luỹ tre làng. Có lẽ vì thế mà
những vần thơ viết ở vườn Bùi dường như đều có sức lắng đọng sâu xa.
Nhịp điệu của bài thơ vừa có nhịp như bất cứ bài thơ thất ngôn bát cú
Đường luật nào, đó là nhịp 4/3; 2/2/3; đặc biệt ở câu 7 nhịp thơ là 4/1/2 (Đầu trò
tiếp khách /trầu/ không có.). Nhịp thơ ấy đã tạo nên giọng điệu của bài thơ vừa
chậm rãi, ung dung vừa hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười.
"Bạn đến chơi nhà " là thi phẩm đậm sắc trữ tình. Đó là bài thơ của
tiếng nói vang lên từ tâm hồn, vẻ đẹp phẩm chất của nhà thơ. Qua từng câu chữ
ta cảm nhận được một tình bạn cao đẹp. Đó là một tình bạn vượt lên trên mọi lễ
nghi, vật chất tầm thường để khẳng định một tình bạn trong sáng, thuỷ chung và
rất đáng yêu, đáng kính.
4. Tiếp cận từ thể loại của bài thơ.
Tiếp cận một tác phẩm văn chương ta không chỉ dừng lại ở việc tập trung
khai thác tâm cảnh mà còn phải chú trọng khai thác ngoại cảnh của tác phẩm.
Đồng thời khi tiếp cận cần chú ý về đặc điểm thể loại. Nắm được đặc trưng của
thể loại người giáo viên đã nắm được chìa khoá để mở tác phẩm. Từ đó giáo
viên giúp học sinh hiểu tác phẩm từ góc độ đặc trưng thể loại, đánh giá được giá
trị đích thực của tác phẩm.

"Bạn đến chơi nhà" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Với thể thơ này qui định về niêm, luật khá chặt chẽ. Về kết cấu thơ phải tuân
theo bốn liên (cứ hai câu một liên): đề (câu1-2) - thực (câu3-4) - luận (câu5-6) -
kết (câu7-8). Trong bài thơ Nguyễn Khuyến không tuân theo theo bố cục ấy mà
cấu trúc theo: (1+6+1) câu đầu nói lên niềm vui khi bạn đến; sáu câu giữa hóm
hỉnh cười vui, không có gì để đãi bạn; câu cuối khẳng định chỉ có tình bạn đẹp.
Ngay ở cặp câu 5 - 6(phần luận):
8
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
thì lại không phải là bàn luận mà vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của câu thực 3-4
(trình bày với bạn về hoàn cảnh thực tại của mình). Nguyễn Khuyến vẫn tả cảnh
nhà vẫn vừa cười vừa như muốn thanh minh cùng bạn già chứ không tuân theo
bố cục nghiêm ngặt của bài thơ Đường bát cú là phải trực tiếp bàn luận vấn đề.
Qua đó ta thấy được sự sáng tạo, linh hoạt của thi nhân. Chỗ bản lĩnh cao của
nhà thơ chính là ở chỗ đó.
Điểm lại những hình ảnh thơ của bài, ta thấy những hình ảnh thơ, điệu thơ,
hồn thơ đã vượt qua những khuôn sáo trong thơ Đường của kiểu tứ thời, tứ quí,
tứ linh, tứ vật. Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ rất giản dị, gần gũi nhưng cũng đầy
chất thơ. Với sự sáng tạo đó Tam Nguyên Yên Đỗ đã làm giàu thêm, đẹp thêm
cảnh và tình của thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam; góp thêm sự phong
phú và đa dạng cho nền văn học dân tộc. Đồng thời giúp chúng ta hiểu hơn về
phẩm chất tâm hồn cũng như ngòi bút tài hoa năng lực sáng tạo của nhà thơ.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Để vận dụng có hiệu quả đề tài này tôi đã tiến hành thực hiện đưa vào
thiết kế giảng dạy trong bài học văn bản "Bạn đến chơi nhà " một cách cụ thể.
THIẾT KẾ BÀI DẠY :
TIẾT 30: VĂN BẢN : Bạn đến chơi
nhà.
(SGK Ngữ văn 7, tập một)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh (HS) :
- Nắm và hiểu được tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, trong sáng
của Nguyễn khuyến đối với bạn; cảm nhận được bức tranh quê đậm đà hương
sắc Việt Nam trong bài thơ;
- Nắm được nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nhịp điệu, hình ảnh thơ; tiếp tục
cũng cố thêm về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
-Tích hợp kiến thức với phần Tiếng Việt về Quan hệ từ, Đại từ; với tập
làm văn ở bài viết số 2: Văn biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, cảm nhận thơ trữ tình trung đại và so
sánh giữa các bài thơ cổ.
B.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Tài liệu tham khảo (Về Nguyễn Khuyến, bài thơ Bạn đến chơi nhà )
- Ảnh Nguyễn Khuyến, tranh ảnh ao làng, căn nhà Nguyễn Khuyến.
2. Học sinh:
- Đọc trước toàn bộ bài thơ; nắm về tác giả, thể thơ , chú thích
9
- Son bi nh.
- Su tm cỏc bi th ca Nguyn Khuyn v cỏc nh th khỏc vit v
tỡnh bn , thiờn nhiờn.

C. TIN TRèNH T CHC CC HOT NG DY - HC:
HOT NG CA GIO
VIấN
HOT NG
CA HC
SINH
NI DUNG CN T
Hot ng 1: n định lớp,

kiểm tra bài
cũ.
H: Đọc diễn cảm bài thơ
Qua Đèo Ngang và nêu
hiểu biết của em về tác giả
bài thơ?
- Lắng nghe và nhận
xét cho điểm.
Hoạt động 2:Giới thiệu
bài học.
Tình bạn là một nhu cầu
không thể thiếu trong đời
sống của mỗi chúng ta.
Hơn thế nó còn trở thành
nguồn cảm hứng vô tận,
dồi dào cho thơ văn.
Nguyễn Khuyến nhà
thơ của làng cảnh Việt
Nam, không chỉ có những
vần thơ hay viết về nông
thôn Việt Nam mà còn để
lại những áng thơ đặc sắc
về đề tài tình bạn. Một
trong những bài thơ nh thế
là bài Bạn đến chơi nhà.
Hôm nay cô cùng các em
sẽ đến với bài thơ ấy để
hiểu hơn về vẻ đẹp phẩm
chất, tâm hồn cũng nh tài
hoa văn chơng của nhà

thơ vờn Bùi.
Hoạt động 3: Hớng
dẫnHS tìm hiểu chung
văn bản.
H: Đọc chú thích*SGK và
trình bày những hiểu biết
của em về nhà thơ
Nguyễn Khuyến?
H:Ngoài những điều đó
em biết thêm gì về
Nguyễn Khuyến?
-Cung cấp thêm t liệu và
chân dung Nguyễn
Khuyến.
H: Nhịp của các câu thơ
nh thế nào?
-Hớng dẫn HS đọc: Chú ý
giọng điệu thơ; giọng đọc
1-2 học sinh trả
lời.
Nhận xét, bổ
sung ý kiến.
Lắng nghe, cảm
nhận
Dựa vào chú
thích * trả lời.
Làm việc độc
lập.
Lắng nghe và
bổ sung.


Dựa vào văn
bản trả lời
Đọc văn bản.
Nhận xét bạn
Kiểm tra việc học bài và nắm bài
của HS.
Thu hút HS vào bài.
I. Tìm hiểu chung văn
bản
1. Tác giả:
Nguyễn Khuyến (1835 1909)
quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đỗ,
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
.Là ngời thông minh học giỏi đỗ
đầu cả ba kì thi nên còn có tên
gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ.Ông
ra làm quan khoảng mời năm sau
đó thời thế loạn lạc thì cáo quan
về ở ẩn. Nguyễn Khuyến là nhà
thơ lớn của dân tộc.

2.Tác phẩm
a. Đọc và tìm hiểu
chú thích.
- Đọc: Nhịp 3/4; 2/2/3;đặc biệt
câu bảy nhịp 4/1/2.

10
chậm rãi, ung dung, hồn

nhiên, hóm hỉnh.
-Yêu cầu HS đọc và HS
khác nhận xét.
- Cho HS tìm hiểu một số
chú thích cần thiết. Kiểm
tra việc tìm hiểu của HS.
- Mở rộng thêm một số từ
nh: nớc cả, khôn.
H: Bài thơ đợc viết theo thể
thơ nào? Tác giả đã vận
dụng thể thơ ấy nh thế nào?
H:Điểm sáng tạo của bài
thơ là gì?
(Gợi ý: về mặt bố cục)
H: Nhận xét về ngôn ngữ
đợc sử dụng trong bài thơ?
H: Từ đó, em hãy xác định
đại ý của bài thơ?
Hoạt động 4: hớng dẫn
học sinh tìm hiểu chi tiết
văn bản.
H: Tác giả đã mở đầu bài
thơ nh thế nào?
H: Theo nội dung câu thơ
thì Nguyễn Khuyến phải
tiếp đãi nh thế nào khi bạn
đến thăm?
- Dẫn dắt chuyển nội dung.

H: Sáu câu thơ tiếp theo thì

hoàn cảnh tiếp bạn của thi
nhân nh thế nào?
- Lắng nghe, bổ sung thêm.
đọc.
Dựa vào SGK
trả lời.
Suy nghĩ trả lời.
Dựa vào câu
chữ trong bài
thơ trả lời.
Suy nghĩ phát
hiện, trả lời.
Dựa vào ngôn
ngữ của bài thơ
để trình bày.
Suy nghĩ, trả
lời.
Suy nghĩ độc
lập, trả lời.
Suy nghĩ, trả
lời.
Lắng nghe, cảm
nhận và suy
nghĩ.
Độc lập, suy
nghĩ trả lời.
Lắng nghe và
bổ sung ý kiến
của các bạn trả
lời còn cha đầy

đủ.
- Chú thích:
+ nớc cả: nớc đầy, nớc lớn.
+ khôn: khó, e rằng khó, không
thể.
b. Thể thơ:
-Thất ngôn bát cú Đờng luật.
Câu 3-4 đối nhau( Ao sâu/ vờn
rộng; nớc cả/ rào tha. Khôn chài
cá/ khó đuổi gà). Câu 5-6 đối
nhau( Cải/ bầu; chửa ra cây/ vừa
rụng rốn; cà mới nụ/ mớp đơng
hoa).Các câu 1-2-4-6-8 hiệp vần
chân .
- Bố cục bài thơ không tuân theo
qui cách: Đề -Thực -Luận Kết
mà cấu trúc theo:(1+6+1) câu
đầu nói lên niềm vui khi bạnđến;
sáu câu giữa hóm hỉnh cời vui,
không có gì để đãi bạn; câu cuối
khẳng định chỉ có tình bạn đẹp.
- Ngôn ngữ thuần nôm, tự nhiên,
gần gũi với lời ăn, tiếng nói hàng
ngày, có cảm giác nh Nguyễn
Khuyến đang xuất khẩu thành
thơ.
c. Đại ý:
Bài thơ là tiếng nói chân tình
sâusắc của một tình bạn đẹp; là
vẻ đẹp của một tâm hồn yêu

thiên nhiên, gắn bó với làng quê
đất nớc.
II. Tìm hiểu chi tiết văn
bản:
1. Câu thơ đầu:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
- Mở ra hết sức tự nhiên nh lời
nói hàng ngày với nhịp thơ 4/3,
nhằm thông báo đã lâu lắm rồi
bây giờ bạn mới đến nhà chơi.
Vì thế lời thơ là một tiếng reo
vui, hồ hởi, phấn chấn khi bạn
tới thăm.
- Phải tiếp đãi thịnh soạn, nồng
hậu.
2. Sáu câu thơ tiếp theo (câu 2-
3-4-5-6-7)- Hoàn cảnh tiếp
khách:
-Trẻ đi vắng: không có ngời để
sai bảo hầu hạ, tiếp khách.
- Chợ thời(thì) xa:không có điều
kiện để mua thức ăn đãi bạn.
- Khôn(khó) chài cá.
- Khó đuổi gà.
- Cải chửa ra cây.
- Bầu vừa rụng rốn.
- Mớp đơng hoa.
- Miếng trầu cũng không có.

Không có thứ gì có thể ăn đ-

ợc, uống đợc để tiếp đãi bạn đ-
ợc.Tất cả là một con sốkhông
11
H: Có phải Nguyễn
Khuyến nghèo đến nh vậy
hay không ?
H: Có ý kiến cho rằng: Nên
hiểu câu thứ 7 là riêng
trầu không thì có. Theo
em có phải nh vậy không ?
vì sao ?
- Nhắc HS xem lại chú
thích 5 SGK.
- GV bình ý thơ.
H: Em có nhận xét gì về
hình ảnh thơ trong đoạn thơ
trên?
- GV cung cấp bức tranh
làng quê Việt Nam.
H: Đọc câu thơ cuối của
bài thơ?
H: Trong câu thơ cuối nói
lên điều gì?
H: So sánh với cụm từ ta
với tatrong bài thơ Qua
Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan?
-Bổ sung;Qua đó ta cảm
nhận đợc phần nào tính cá
thể hoá của ngôn ngữ và

sắc điệu trữ tình tạo nên giá
trị văn chơng trong các bài
thơ cổ.
H:Hãy đọc bài thơ hoặc
hát một bài về tình bạn?
Hoạt động 5: hớng dẫn
HS tổng kết bài.
H: Nhận xét chung về tình
bạn của Nguyễn khuyến
trong bài thơ?
H: Bài thơ có những nét
đặc sắc về nghệ thuật ?
Hoạt động 6: Hớng dẫn
HS luyện tập qua phiếu
học tập
Gợi ý:
Câu 1: A. Đúng.
Suy nghĩ, trao
đổi và trả lời.
Thảo luận
nhóm -> cử đại
diện trình bày->
các nhóm nhận
xét lẫn nhau.
Lắng nghe và
cảm nhận
Quan sát tranh
suy ngẫm và
nhận xét.
Đọc câu thơ.

Suy nghĩ, trả
lời.
So sánh, đối
chiếu.
Tìm đọc hoặc
hát.
Dựa vào kiến
thức toàn bài
tổng hợp, trả
lời.
Đọc thầm ghi
nhớ.
to tớng.
- Nguyễn Khuyến dụng ý tạo
ra một tình huống nh vậy để tạo
nên sự hóm hỉnh, đùa vui dành
cho bạn .
- Không nên hiểu riêng trầu
không thì cóvì không đúng với
mạch lạc của tứ thơ.Mà nên hiểu
là trầu không cũng không có nốt.
Có nh vậy thì mới làm nổi bật
cái thanh đạm của ông quan
thanh liêm về ở ẩn, mới làm nổi
bật đợc vẻ đẹp tinh thần cao quí
hơn tất cả; cái không có tất cả,
chỉ có một thứ là có tất cả sẽ đợc
chốt lại ở câu thơ cuối cùng.
- Hình ảnh thơ: gà, cá, cải, bầu,
mớp là những hình ảnh của

thiên nhiên vùng quê Việt Nam.
Gợi nên không khí làng quê êm
đềm xanh mớt, trù phú của cây
trái nông thôn vùng đồng bằng
Bắc Bộ thật tài tình. Phải yêu
lắm, tha thiết gắn bó với làng
quê thiên nhiên đất nớc mới viết
nên những vần thơ hay và đẹp
nh vậy.
3. Câu thơ cuối:Bác đến chơi
đây ta với ta.
-Ta với ta là tôi với bác; là nhà
thơ và bạn; là hai ngời nhng là
một tâm trạng mừng vui vì lâu
ngày mới gặp nhau, chung tâm
sự trớc thời thế
Ta với ta trong Qua Đèo
Ngang của Bà Huyện Thanh
Quan lại là nỗi cô đơn của khách
li hơng khi đứng trên Đèo Ngang
lúc hoàng hôn, còn ở đây trong
câu thơ của Nguyễn Khuyến lại
ấm áp tình đời và sâu nặng tình
bạn.
III. Ghi nhớ:
1.Nội dung:
- Là tình bạn đậm đà thắm
thiết.
2. Nghệ thuật:
-Tạo tình huống thơ đặc biệt.

- Giọng thơ hóm hỉnh, vui.

IV. Luyện tập
Câu1: Có ý kiến cho rằng bài
thơ Bạn Đến Chơi Nhà
không những ca ngợi tình bạn
mà còn gợi ra không khí làng
quê, vờn xanh cây trái miền
Bắc Việt Nam thật tài tình. ý
kiến đó là:
A. Đúng ; B. Sai.
12
Câu2: Nối: 1 - b; 2 a
Làm bài tập qua
phiếu học tập.

Câu2: Nối các cột cho phù hợp
với các nhận xét về các văn
bản.
Cột A Cột B
1.Bạn đến
chơi nhà
a.sử dụng ngôn
ngữ bác học, điêu
luyện hấp dẫn.
2.Sau phút
chia li
(trích).
b.sử dụng ngôn
ngữ đời thờng nh-

ng cũng rất điêu
luyện tài tình
D.HNG DN HC SINH HC BI.
- Nm ton b kin thc ca bi.
- Lm bi tp cũn li trong SGK.
- Hc thuc bi th.
- Chun b son bi: Cha li v quan h t.
C . Phn kt lun.
1. Kt qu nghiờn cu.
Vi ti ny, tụi ó vn dng thc t trong nm hc 2005 - 2006. Trong
khi hng dn hc sinh theo hng tip cn ca ti, tụi ó gõy c hng thỳ
tớch cc hc tp cỏc em vi cỏc cõu hi trong bi hc t d n khú; T c th
n tru tng; t phỏt hin n sỏng to. Cỏc em ó tng bc lnh hi c
kin thc v cm nhn ni dung ca bi th tr nờn gn gi, thit thc. Vỡ th s
lng hc sinh tham gia gúp ý, phỏt biu xõy dng bi cng nh tho lun tr
nờn sụi ni hn. Gi hc cng bi vy m t nhiờn v thõn gn vi cỏc em. Qua
phiu hc tp v kt qu bi kim tra vn biu cm v tỏc phm, t l tip thu,
lnh hi kin thc ca bi mc khỏ, gii ó tng rừ rt, im yu ó c hn
ch, im kộm khụng cũn.
C th kt qu lnh hi bi hc "Bn n chi nh" nm hc 2005 - 2006:
Lp
S
s
im 9 -
10
im 7 - 8 im 5 - 6 im 3 - 4 im 0 - 2
Tng
s
%
Tng

s
%
Tng
s
%
Tng
s
%
Tng
s
%
13
2. Kiến nghị, đề xuất.
Chương trình thay sách giáo khoa của ngành giáo dục là một sự chuyển
mình rất mạnh mẽ, mang lại những tiến bộ tích cực, thu hút được rất nhiều sự
quan tâm của các cấp ngành và nhân dân. Với vai trò là giáo viên trực tiếp giảng
dạy Ngữ văn THCS nói chung và Ngữ văn 7 nói riêng. Tôi xin mạnh dạn có một
số kiến nghị đề xuất:
- Trong chương trình Ngữ văn 7 được xem là điểm kết thúc cho vòng 1
của chương trình THCS, cho nên có vị trí, tầm quan trọng lớn.
Song, cũng vì thế mà dường như kiến thức của chương trình khá nặng so với
năng lực cảm thụ và tầm hiểu biết của học sinh. Vì thế, dẫn đến kết quả tiếp thu,
lĩnh hội ở các em còn rất hạn chế (Ví dụ: Phần thơ trữ tình Trung đại, phần văn
nghị luận ). Vì vậy, chúng tôi rất mong có sự điều chỉnh về thời gian và kiến
thức phù hợp với năng lực, tầm hiểu biết của học sinh.
- Khi dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy để kích thích sự sáng tạo và thu hút
sự chú ý của học sinh cũng rất cần thiết sử dụng các đồ dùng dạy học. Nhưng
trên thực tế đồ dùng dạy học cho môn Ngữ văn còn qúa ít, nhất là các tranh ảnh
minh họa cho bài học, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giảng dạy. Tôi rất
mong môn Ngữ văn được sự quan tâm, bổ sung thêm các đồ dùng để giờ dạy có

kết quả cao hơn.
14
15

×