Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP ĐT SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.6 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CP : cổ phần
BHXH : bảo hiểm xã hội
BHYT : bảo hiểm y tế
DT : Doanh thu
GTGT : giá trị gia tăng
HĐQT : hội đồng quản trị
HTK : Hàng tồn kho
LNST : Lợi nhuận sau thuế
NPT: Nợ phải trả
TNNH : Tổng nợ ngắn hạn
TTS: Tổng tài sản
TTSLĐ : Tổng tài sản lưu động
TSCĐ : tài sản cố định
VCSH : Vốn chủ sở hữu
VKD : vốn kinh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng chỉ tiêu thể hiện quy mô phát triển công ty qua các thời kỳ
Bảng 1.2: Bảng chỉ tiêu số lượng sản phẩm sản xuất của công ty qua các
thời kỳ
Bảng 1.3 : bảng tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua các thời kỳ
Bảng 1.4 : Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua các thời

Bảng 1.5 : bảng phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua các thời
kỳ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty
sơ đồ 1.2 : sơ đồ bộ máy quản lí hoạt động kinh doanh của công ty
Sơ đồ 2.1 . sơ đồ bộ máy kế toán công ty
Sơ đồ 2.2 :Sơ đồ ghi sổ theo hình thức nhật ký chung


LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với những kiến thức được nhà trường trang bị trong suốt quá
trình đào tạo thì kiến thức thực tế tại doanh nghiệp cũng là một kiến thức
quan trọng không thể thiếu để sinh viên có thể hiểu sâu,hiểu thực tế hơn về
những kiến thức chuyên môn chuyên ngành của mình. Bên cạnh những giờ
thảo luận tìm hiểu thực tế, những buổi mời báo cáo thực tế cho sinh viên thì
việc nhà trường tạo điều kiện, hướng dẫn để sinh viên đi thực tập ở học kì
cuối đã góp phần rất lớn để sinh viên chúng em hiểu rõ hơn thực tế hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Được sự giới thiệu, hướng dẫn của nhà trường trong thời gian tập
huấn chuẩn bị thực tập, được sự đồng thuận của Ban lãnh đạo CÔNG TY
CP ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC, đặc biệt là được sự hướng dẫn và chỉ
dạy tận tình của Thầy giáo hướng dẫn TS HÀ THỊ PHƯƠNG DUNG em đã
hoàn thành quá trình thực tập tổng hợp tại CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SÔNG
ĐÀ VIỆT ĐỨC . Mục đích thực tập tổng hợp tại doanh nghiệp của em là
mong muốn tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để phát
hiện, lựa chọn một số vấn đề thời sự cấp bách của doanh nghiệp. Qua đó, có
thể áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã học vào vấn đề thực tế của
doanh nghiệp và mong muốn có thể đề xuất một số giải pháp hữu ích cho
doanh nghiệp trên nền tảng kiến thức đã học.
Sau thời gian thực tập tổng hợp, em đã tìm hiểu được thực tế hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó đã phát hiện một số vấn đề cấp
bách của doanh nghiệp. Kết quả thực tập tổng hợp của em được trình bày
thông qua: Báo cáo tổng hợp tại công ty. Để có được báo cáo tổng hợp này,
em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trường, khoa Kế toán - Kiểm
toán đã tạo điều kiện giới thiệu em thực tập, cảm ơn Ban lãnh đạo cũng như
tập thể các cô chú, anh chị của Công ty trình đã dành thời gian để tham gia
quá trình điều tra, phỏng vấn và đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn
TS.HÀ THỊ PHƯƠNG DUNG đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt
quá trình thực tập tổng hợp. Tuy nhiên, do vốn hiểu biết của em còn kém

nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý
của thầy cô để bài báo cáo tổng hợp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Vân
Nguyễn Thị Vân
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC
Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sông Đà Việt Đức
Tên tiếng anh : SONG DA – VIET DUC INVESTERMENT JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt : SONG DA VIET DUC.,JSC
Địa chỉ: 78 Bạch Đằng, Phường Thanh Lương , Quận Hai Bà Trưng, Thành
Phố Hà Nội.
Điện thoại: 043.9843 778 – 043.9843 779
Fax: 043.6330168
Mã số thuế: 0101437389
Người đại diện theo pháp luật : Ông NGUYỄN VĂN BẢY
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất bê tông thương phẩm, kinh doanh bất động sản,
kinh doanh dịch vụ vận tải, dịch vụ lữ hành, mua bán máy móc vật liệu xây
dựng…
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần đầu tư Sông Đà - Việt Đức được thành lập theo quyết định
số: 0103003529 ngày 12 tháng 01 năm 2004 . Đăng ký kinh doanh thay đổi
lại lần thứ 9 ngày 29 tháng 9 năm 2011 của sở kế hoạch và đầu tư Thành
phố Hà Nội.

Công ty có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹ
thuật được đào tạo cơ bản tại các trường Đại học danh tiếng trong và ngoài
nước
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty đã đạt được không ít
những thành tựu quan trọng.
Sông Đà Việt Đức tự hào là một trong những nhà thầu cung cấp bê tông
tươi cho công trình Cầu Nhật Tân. Tham gia công trình biệt thự Hoành Sơn
Hà Tĩnh, dự án Đại Học Kinh Bắc…
Với những cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tạo
được uy tín trên thị trường, được tin tưởng nhận thầu các công trình lớn như:
- Chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cải tạo khu Nghĩa Tân – Cầu Giấy
– Hà Nội
- Chủ đầu tư xây dựng xã hội hóa các chung cư tại Liễu Giai – Ba Đình
và Hoàng Ngọc Phách – Đống Đa
- Chủ đầu tư dự án Đắc Sở - Hoài Đức
- Nghiên cứu đầu tư các khu nhà ở và công cộng góp phần vào việc
phát triển hạ tầng nhà ở và môi trường tại Thành Phố Hà Nội và
Thành Phố Hồ Chí Minh
- ….
Có thể nói với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên,
công ty CP Đầu Tư Sông Đà Việt Đức không ngừng phát triển, tạo được
vị thế trong trên thị trường trong nước, đặc biệt là với mặt hàng bê tông
tươi thương phẩm . . Sản phẩm của công ty đã được cấp giấy chứng nhận
của Nhà nước là hàng Việt Nam chất lượng cao ISO 9001-2008, được
cấp giấy chứng nhận kiểm định cho các trạm của công ty
Hiện tại công ty có 2 trạm trộn đặt tại cảng Hà Nội, số 78 Bạch Đằng- Thanh
Lương- Hai Bà Trưng ; 1 trạm trộn công suất lớn tại Phường Lĩnh Nam –
Hoàng Mai ; 3 trạm trộn với công suất 225m3/giờ, đặc biệt 1 trạm trộn công
suất cao đặt tại Km 8+200 Đại lộ Thăng Long; 1 trạm trộn tại Đông Anh ; 1
trạm tại chân cầu Nhật Tân; 1 trạm tại Thành Phố Phủ Lý – Hà Nam; 1 trạm

tại phố Nối Hưng Yên. Đây là những địa điểm thuận lợi gần các công trình
xây dựng đảm bảo phục vụ tốt nhất yêu cầu khách hàng. Đặc biệt, vào năm
2012 công ty đã khánh thành nhà máy sản xuất tấm bê tông đúc sẵn (3D) –
Bê tông dự ứng lực đặt tại xã Thanh Thủy – Huyện Thanh Liêm – Tỉnh Hà
Nam. Đây là nhà máy bê tông đúc sẵn đầu tiên của Việt Nam, được đầu tư
dây chuyền công nghệ tiên tiến bậc nhất hiện nay của hẵng AVERMAN –
Đức
Công ty CP Sông Đà Việt Đức là một công ty có quy mô lớn. Theo báo cáo
tài chính của công ty tại thời điểm 31/12/2013 cơ cấu tài sản của công ty
được bố trí như sau:
Tổng tài sản: 975.436.662.288
Tài sản ngắn hạn : 453,757,294,290
Tài sản dài hạn 521.679.367.998
Tài sản cố định : 268,366,542,893

Bảng 1.1: Bảng chỉ tiêu thể hiện quy mô phát triển công ty qua các thời kỳ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vốn kinh doanh
( triệu đồng)
1.028.666.469.18
1
918.807.435.68
9
975.436.662.288
Lao động bình quân
( người)
530 500 520
Thu nhập bình
quân(VNĐ/người/tháng
)

3.700.000 3.700.000 4.000.000
( nguồn phòng kế toán công ty CP Đầu Tư Sông Đà Việt Đức)
Qua bảng chi tiêu thể hiện quy mô của công ty qua các thời kỳ ta thấy, năm
2012 so với năm 2011, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn cho nên quy
mô của công ty bị thu nhỏ lại, số lượng lao động bị cắt giảm. Nhưng với sự
nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, dưới sự lãnh đạo
của các thành viên hội đồng quản trị, đến năm 2013 lượng vốn kinh doanh
của công ty đã tăng lên, công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng lao
động, đồng thời thu nhập của người lao động cũng được tăng lên
Bảng 1.2: Bảng chỉ tiêu số lượng sản phẩm sản xuất của công ty qua các
thời kỳ
Đơn vị tính : m3
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Bê tông tươi Mác
100
12.350 11.253 11.530
Bê tông tươi Mác
150
10.850 10.965 12.780
Bê tông tươi Mác
200
10.030 10.250 10.565
Bê tông tươi Mác
250
10.985 10.875 11.005
Bê tông tươi Mác
300
11.845 11.930 12.010
Bê tông tươi Mác
350

52.745 51.980 52.170
Bê tông tươi Mác
400
32.630 32.870 33.210
Bê tông tươi Mác
450
32.150 32.675 33.940
Bê tông tươi Mác
500
43.325 44.510 44.920
Bê tông tươi Mác
BTT550
23 890 23.750 24 010
Bê tông tươi Mác
600
15.120 15.250 15.975
Bê tông tươi Mác
650
24.325 24.785 24.983
Bê tông tươi Mác
BTT 750
37.583 37.965 38.230
Bê tông tươi Mác
BTT 800
26.892 27.154 27.687
Bê tông tươi Mác
BTT 1000
37.952 38.258 38.940
Bê tông tươi Mác
BTT 1050

23.150 23.678 23.250
Bê tông tươi Mác
BTT 1150
24.765 24.890 25.130
Bê tông tươi Mác
BTT 1200
12.015 12.952 13.023
Bê tông tươi Mác
BTT 1250
21.025 21.427 21.853
Bê tông tươi Mác
BTT 1300
30.920 30.827 31.102
Bê tông tươi Mác
BTT 1400
20.810 20.795 21.002
Bê tông tươi Mác
BTT 1500
34.892 35.157 35.863
Bê tông 3D dự
ứng lực
0 8.253 24.050
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty CP Đầu Tư Sông Đà Việt Đức
Công ty CP Đầu Tư Sông Đà Việt Đức có hai chức năng chính là chức
năng sản xuất và chức năng kinh doanh. Công ty chuyên sản xuất bê
tông tươi- bê tông thương phẩm cung cấp cho các công trình xây dựng.
Ngoài ra công ty còn kinh doanh trên các lĩnh vực sau :
- Kinh doanh phụ gia sản xuất bê tông

- Các dự án đầu tư bất động sản
- Dịch vụ lữ hành
- Dịch vụ vận tải
- Mua bán máy móc vật liệu xây dựng
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Đầu Tư
Sông Đà Việt Đức
- Công ty CP Đầu Tư Sông Đà Việt ĐỨc là công ty kết hợp hình thức
sản xuất, thương mại và dịch vụ
- Quy mô công ty tương đối lớn, thể hiện ở số vốn kinh doanh là gần
1.000 tỷ đồng và số lao động tại công ty tính đến năm 2013 là 520
người
- Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối rộng,
đặc biệt là hoạt động sản xuất. Thể hiện ở việc công ty mở rộng
nhiều trạm trộn bê tông phục vụ nhu cầu khách hàng như : Trạm An
Khánh, trạm Bạch Đằng….
1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty CP Đầu Tư Sông
Đà Việt Đức
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sông Đà Việt Đức hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nhiều lĩnh vực, nhưng lĩnh vực chính và chủ yếu của công ty là sản
xuất bê tông tươi – bê tông thương phẩm
Sơ đồ 1.1
Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty

Phễu cốt liệu
Đá 1 Đá 2 Cát
Xilo xi măng Nước Phụ gia
Giải thích sơ đồ:
Sau khi nhận được các đơn hàng, công ty lên kế hoạch nguyên vật liệu phục
vụ cho các đơn hàng. Các nguyên vật liệu chính phục vụ cho việc sản xuất
bê tông là, đá, cát , xi măng, phụ gia, nước được trộn thành bê tông thương

phẩm. Đầu tiên đá, cát được đưa vào phễu cốt liệu để cân đong cho đúng
tiêu chuẩn. Lần lượt từ boongke xả đá 1, sau khi đủ khối lượng thì boongke
đá 1 đóng lại, xả đến boong ke đá 2 và sau cùng là cát. Vật liệu từ phễu cốt
liệu được chuyển đến xe skip. Xi măng từ các xilo xi măng được vận chuyển
đến vít tải,và được cân cho đúng tiêu chuẩn. Nước và phụ gia được đưa đến
các bơm nước và bơm phụ gia, sau đó được cân cho đúng tỷ lệ. Sau đó, cốt
liệu từ xe skip cùng với xi măng, nước và các phụ gia được đưa đến thùng
trộn để hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm sau khi hoàn thành được xả vào các
xe vận chuyển phục vụ khách hàng.
Ngoài việc sản xuất bê tông tại các trạm của công ty, công ty còn có các xe
bê tông lưu động phục vụ cho các công trình đầu tư, và theo yêu cầu của
khách hàng
Xe skip
Vít tải Bơm nước Bơm phụ gia
Cân xi măng Cân nước Cân phụ gia
Thùng trộn
Xe vận
chuyển
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC
1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty CP Đầu Tư Sông Đà Việt Đức
sơ đồ 1.2 : sơ đồ bộ máy quản lí hoạt động kinh doanh của công ty
chủ tịch HĐ QT
giám đốc
phó giám đốc
điều hành
phó giám đốc
kỹ thuât
Đội
KT-

thi
công
Phòn
g kế
toán
P.
KH_
VT
P.
Kinh
tÕ thÞ
tr
êng
P. kỹ
thuật

khí
Đội
xe
công
trình
P.
KT –
thi
công
P. KH
thi
công
Tổ
cung

ứng
vật tư
Tổ
thống
kê vật

Kho
nhiên
liệu
Kho
vật tư
Tổ
giám
sát
công
trình
Đội
KT –
thi
công
Phòng
tổ chức
hành
chính
Các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty có mối quan hệ khăng
khít với nhau, bộ phận này liên quan đến bộ phận kia. đứng đầu công ty là
chủ tịch hđqt sau đó là giám đốc công ty, các phó giám đốc rồi đến các
phòng ban chức năng cuối cùng là các tổ đội sản xuất.
Các tổ đội làm việc dưới sự chỉ đạo của các phòng, ban chức năng
đồng thời các phòng ban chức năng lấy số liệu và kết quả sản xuất đưa lên

giám đốc. giám đốc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch HĐQT. tất cả các
bộ phận phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thông qua từng bộ phận để
có thể đánh giá được một cách chính xác tình hình sản xuất cũng như hiệu
quả kinh doanh của công ty.
Chức năng của từng bộ phận
- chủ tịch HĐQT : là người có trách nhiệm cao nhất, là người điều hành,
quán xuyến tất cả mọi hoạt động của các công ty con, và có những quyết
định nhanh nhậy, kịp thời, đúng đắn trong quản lý. Tại công ty chủ tịch
HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty
- giám đốc: là người đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật và cơ
quan nhà nước. có trách nhiệm tạo điều kiện cho công nhân viên trong đơn
vị có đầy đủ quyền hạn làm chủ tập thể, phát huy tính tích cực, sáng tạo
tham gia quản lý đơn vị
- các phó giám đốc: là người trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ cho các bộ phận,
các hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của mình. tham mưu cho giám đốc
công ty những chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý kinh
doanh và giải quyết những vướng mắc, khó khăn của công ty theo quyền hạn
và trách nhiệm của mình
- phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ bố trí lao động ở các phòng ban,
tổ chức sản xuất sao cho việc sử dụng lao động đạt được hiệu qủa. thực hiện
quy chế của công ty về quản lý lao động, tiền lương, quy chế về kỹ thuật an
toàn, bảo hộ lao động. quản lý cơ sở vật chất làm việc của bộ máy quản lý
công ty, quản lý vệ sinh môi trường khu vực công ty.
- phòng kế toán: chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty và cơ quan tài
chính cấp trên về công tác tài chính của công ty, theo dõi quá trình chi tiêu
phục vụ cho quá trình thi công công trình, lo vốn đảm bảo các hoạt động tổ
chức bộ máy kế toán và hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty
và quản lý vật tư tài sản, tiền vốn của công ty, tham gia các công tác quản lý.
- phòng kế hoạch vật tư: nhập, xuất và thống kê vật tư, quản lý chặt chẽ
lượng vật tư xuất ra và nhập về tránh tiêu hao, lãng phí.

- phòng kinh tế thị trường : chịu trách nhiệm việc tiêu thu sản phẩm,phát
triển thị trường
- phòng kỹ thuật cơ khí: lập phương án, tổ chức kiểm tra, sửa chữa máy
móc thiết bị trên các công trình đang thi công.
- đội xe ô tô, xe máy công trình: chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên vật
liệu đến chân công trình, bảo quản và kiểm tra máy thường xuyên để sớm
phát hiện hỏng hóc có thể xảy ra, từ đó có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng.
- phòng kế hoạch thi công: có nhiệm vụ lập dự toán và tiến độ thi công,
tham mưu với giám đốc về phương án thi công sao cho hợp lý, đảm bảo chất
lượng công trình. thường xuyên kiểm tra đôn đốc các tổ đội thực hiện tốt kế
hoạch được giao.
- phòng kỹ thuật thi công: triển khai, thực hiện các hạng mục công trình, lập
biện pháp thi công, tính toán số liệu sao cho phù hợp.
- đội KT – thi công : là đội ngũ nhân viên trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm
cung cấp cho khách hàng
- tổ giám sát công trình : là đội ngũ nhân viên thực hiện việc giám sát công
trình, đảm bảo quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm theo đúng quy trình, sản
phẩm sản xuất ra đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và yêu cầu của
khách hàng
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC
Bảng 1.3 : bảng tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua các thời kỳ
Đơn vị tính
:VNĐ
( Nguồn phòng kế toán công ty CP Đầu Tư Sông Đà Việt Đức )
Qua bảng tình hình kết quả kinh doanh của công ty ta thấy, tình hình kinh
doanh của công ty có giảm sút từ năm 2011 cho đến năm 2013. Kết quả này
là do tình hình kinh tế có nhiều biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này làm cho doanh thu bán
hàng và lợi nhuận của công ty bị giảm sút.

Bảng 1.4 : Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua các thời
kỳ
Đơn vị tính VNĐ
T Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng giá trị TS 1.028.666.469.1
81
918.807.435.689 975.436.662.288
2 Doanh thu
thuần
439.242.120.733 462.034.203.793 312.932.769.631
3 Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động KD
3.321.838.742 823.998.234 621.269.164
4 Lợi nhuận khác 839.644.352 614.133.895 558.193.217
5 LN trước thuế 4.161.483.094 1.438.132.129 1.179.462.381
6 LN sau thuế 3.121.112.320 1.078.599.097 884.596.786
Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng vốn 1,028,666,469,181 918,807,435,689 975,436,662,288
Tài sản ngắn hạn 451,829,422,371 415,576,454,775 453,757,294,290
Hàng tồn kho 69,088,957,376 84,527,695,600 124,818,265,253
Tài sản cố định 295,542,456,547 287,133,343,663 268,366,542,893
Nợ phải trả 644,682,770,687 467,670,429,236 488,795,041,325
Tổng nợ ngắn hạn 397,238,787,494 219,159,118,431 260,628,011,974
Vốn kinh doanh 383,983,698,494 451,137,006,453 486,641,620,963
Lợi nhuận sau thuế 3,121,112,320 1,078,599,097 884,596,786
Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 22,552,811,177 23,702,110,427 23,475,064,937
( Nguồn phòng kế toán công ty CPĐT Sông Đà Việt Đức)
Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy, tổng vốn của công ty năm 2012 có giảm so

với năm 2011, nhưng đến năm 2013 thì tổng vốn của công ty đã tăng lên so
với năm 2012.Vốn chủ sở hữu của công ty lần lượt tăng lên qua từng năm.
Từ năm 2011 đến năm 2013 thì nợ phải trả và tài sản cố định của công ty lần
lượt giảm. Lợi nhuận sau thuế sụt giảm qua các năm, số lượng hàng tồn kho
tăng. Những kết quả này là do thời kỳ từ năm 2011- 2013 là thời kỳ kinh tế
có nhiều khó khăn, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Việc kinh doanh bị trì trệ dẫn đến hàng tồn kho
nhiều, doanh thu bán hàng sụt giảm và dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công
ty bị giảm sút.
Tình hình tài chính của công ty được thể hiện qua bảng phân tích các
chỉ tiêu tài chính của công ty như sau
Bảng 1.5 : Bảng phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua các
thời kỳ
Đơn vị tính : VNĐ
Chỉ tiêu
Công thức
tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hệ số nợ
NPT/TTS 0.62671700
7 0.508997219 0.501103824
Hệ số thanh toán
ngắn hạn
TTSLĐ/Tổn
g NNH
1.13742523
8 1.896231641 1.741015061
Hệ số thanh toán
nhanh
(TTSLĐ-
HTK)/TNN

H
0.96350224
9 1.510540659 1.262101593
Tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản
LNST/TTS 0.00303413
4 0.001173912 0.000906873
Hệ số doanh thu
trên vốn kinh
doanh
DT/VKD
1.14390825 1.024154962 0.643045634
Hệ số lợi nhuận
trên vốn kinh
LNST/VKD 0.00812824
2
0.002390846 0.001817758
doanh
Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu
LNST/DT 0.00710567
6 0.002334457 0.002826795
Hệ số tài sản cố
định
TSCĐ/VCS
H
0.76967448
8
0.63646595 0.5514665
( Nguồn phòng kế toán công ty CPĐT Sông Đà Việt Đức)

Qua bảng phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty ta có một số nhận
xét như sau :
Thứ nhất về nhóm chỉ tiêu chỉ số nợ và khả năng thanh toán của công
ty ta thấy:
- Chỉ tiêu hệ số nợ cho ta biết % tài sản của công ty được tài trợ bằng
các khoản nợ là bao nhiêu. Thông thường, các chủ nợ thường thích
các công ty có hệ số nợ thấp, điều này đảm bảo cho khả năng thanh
toán của doanh nghiệp. Ngược lại, các cổ đông muốn có tỷ số nợ
cao, như vậy sẽ tăng khả năng sinh lợi cho các cổ đông. Tuy nhiên
rất khó để đánh giá mức độ vay phù hợp của doanh nghiệp, vì hệ số
nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như : loại hình, quy mô của doanh
nghiệp, tính chất lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Thông thường
hệ số nợ của doanh nghiệp tầm khoảng 60% là chấp nhận được
( tổng tài sản có 100 thì vốn vay có 60). Qua bảng trên ta thấy hệ số
nợ của công ty CPĐT Sông Đà Việt Đức là tương đối đồng đều,
không biến động nhiều qua các năm, và đảm bảo độ an toàn cho
công ty.
- Chỉ tiêu hệ số thanh toán ngắn hạn : Chỉ tiêu này đánh giá khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm bằng các tài
sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng một năm. Theo
đánh giá, chỉ tiêu này từ 1 - 2 lần thì doanh nghiệp đạt mức độ an
toàn. Nếu chỉ tiêu này dưới 1 lần, doanh nghiệp có thể đang dùng
các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, điều này
có thể dẫn đến vốn lưu động của doanh nghiệp bị âm. Nhìn vào
bảng phân tích trên ta thấy, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công
ty năm 2012 tăng so với năm 2011, và tương đương với năm 2013.
Chỉ tiêu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong 3 năm đền
trên 1 lần,công ty đạt mức độ an toàn
- Chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh : Đánh giá khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn cao hơn chỉ tiêu hệ số thanh toán ngắn hạn. Hệ số này lớn

hơn hoặc bằng 1 là lý tưởng nhất, nó chứng tỏ khả năng thanh toán
ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên nếu
chỉ số này nhỏ hơn nhiều chỉ số hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thì
chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang phụ thuộc rất lớn
vào hàng tồn kho. Ta thấy, chỉ tiêu này tại công ty CPĐT Sông Đà
Việt Đức là tương đối ổn định, năm 2011 là 0,9 nhưng đến năm
2012 và năm 2013 là trên 1. Tuy nhiên đi sâu vào phân tích ta
thấy,chỉ tiêu thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn chỉ tiêu hệ số
thanh toán ngắn hạn và khoảng cách được gia tăng giữa các năm.
Điều này chứng tỏ, qua từng năm, số lượng hàng tồn kho liên tục
được tăng lên, đây cũng là vấn đề đặt ra cho đội ngũ quản lý của
công ty.
Thứ hai, chỉ tiêu về cơ cấu vốn:
- Hệ số tài sản cố định : Chỉ tiêu này đánh giá mức độ ổn định của
việc đầu tư vào TSCĐ trong doanh nghiệp. Nói chung chỉ tiêu này
càng thấp càng tốt, nếu trên 1 có nghĩa doanh nghiệp đang lệ thuộc
bên ngoài chi trả cho các TSCĐ của mình. Qua bảng chỉ tiêu trên ta
thấy, hệ số tài sản cố định của công ty tương đối ổn định qua các
năm. Sự chênh lệch không quá nhiều, và đều ở dưới mức 1.
Thứ ba, nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản : chỉ tiêu này cho biết 1
đồng tài sản của công ty sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là
chỉ tiêu để đo lường và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong
doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
- Chỉ tiêu hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh : chỉ tiêu này cho biết,
1 đồng vốn kinh doanh của công ty tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp, và
chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
- Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh : Chỉ tiêu này cho ta
biết, cứ 1 đồng VKD sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu

này cũng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong
doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu : Chỉ tiêu này cho biết 1
đồng doanh thu sẽ cho ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này thể
hiện mức độ hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong một
quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng giống như
các chỉ tiêu của nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi thì chỉ tiêu này
càng cao càng tốt.
Qua bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính trên ta thấy, các chỉ tiêu thuộc
nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời đều có xu hướng giảm lần lượt qua
các năm 2011, 2012 và 2013. Điều này là do ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, trong đó có yếu tố quan trọng nhất là do ảnh hưởng chung từ nền
kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị ảnh
hưởng, phá sản, bất động sản trì trệ….Điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động của công ty CPĐT Sông Đà Việt Đức, hàng tồn kho
nhiều, doanh thu bán hàng giảm, dẫn đến các chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ
tiêu về khả năng sinh lợi giảm.
CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SÔNG
ĐÀ VIỆT ĐỨC
Hình thức kế toán: Công ty CP Đầu Tư Sông Đà Việt Đức là một
doanh nghiệp có quy mô lớn với cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
gồm nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản
lý và kinh doanh đó doanh nghiệp đã chọn mô hình tổ chức hạch toán kế
toán tập trung - phân tán. Theo mô hình kế toán này công việc kế toán tại
các bộ phận, đơn vị sẽ do kế toán tại bộ phận, đơn vị đó đảm nhận việc hạch
toán, đến một thời điểm nhất định kế toán bộ phận sẽ tổng hợp lại và gửi về
phòng Kế toán – Thông kê – Tài chính của Công ty. Phòng kế toán trung
tâm sẽ tổng hợp số liệu chung của toàn công ty tiến hành lập các báo cáo tài

chính định kỳ. Với mô hình này công tác kế toán của Công ty sẽ gọn nhẹ
hơn, thông tin kế toán được đảm bảo chính xác và cung cấp một cách kịp
thời cho các ban lãnh đạo quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cũng
như các chủ đầu tư và các công ty kiểm toán.
Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán của Công ty:
- Tổ chức công tác kế toán phải đúng với quy định của luật kế toán,
phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với chế độ, chính sách, văn
bản pháp quy về kế toán của Nhà nước ban hành.
- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh, hoạt động quản lý, quy mô hoạt động, địa bàn hoạt động và yêu cầu
quản lý của Công ty.
- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với trình độ chuyên môn của
đội ngũ cán bộ kế toán.
- Tổ chức công tác kế toán đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả cao.
Cơ cấu bộ máy kế toán
Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính hiện nay gồm có 33 người,
trong đó gồm 1 kế toán trưởng, 2 phó phòng và 30 nhân viên được chia
thành 5 tổ. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của lãnh đạo phòng và các bộ phận
như sau:
Sơ đồ 2.1 . sơ đồ bộ máy kế toán công ty
Nhân viên thống kê các trạm
Kế toán trưởng: Phụ trách chung trực tiếp chỉ đạo công tác hạch toán
kế toán, hạch toán kinh tế nội bộ trong toàn công ty.
Phó phòng phụ trách tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng thực
hiện công tác tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, lập các báo cáo tài
chính, báo cáo quản trị.
Phó phòng phụ trách tiêu thụ: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng thực
hiện công tác tính giá bán sản phẩm, chi phí bán hàng, tổng hợp doanh thu
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Phó phòng phụ trách
tổng hợp
Phó phòng phụ trách tiêu
thụ
Tổ
Tài
chính
Tổ
tổng
hợp và
tính
giá
thành
Tổ kế
toán
tiêu
thụ
sản
phẩm
Tổ
kế
toán
nhà
ăn
Tổ
kế
toán
vật

Tổ Tổng hợp: Gồm 9 người, trong đó có 1 kế toán thực hiện tập hợp

chi phí tính giá thành sản phẩm; 1 kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính,
báo cáo quản trị; 1 kế toán thanh toán xây dựng cơ bản nội bộ; 1 kế toán
thanh toán chi phí sửa chữa thiết bị; 1 kế toán theo dõi tài sản cố định; 2 kế
toán thanh toán với người bán; 2 kế toán làm công tác tính giá mua sắm vật
tư, phụ tùng, thiết bị.
Tổ Tài chính: Gồm 7 người, với 1 kế toán thanh toán tiền mặt; 1 kế
toán ngân hàng; 1 kế toán thanh toán tiền lương và thu chi Quỹ khen thưởng,
Quỹ phúc lợi; 1 kế toán thanh toán tạm ứng, BHXH, BHYT; 1 kỹ sư công
nghệ thông tin theo dõi mạng kế toán, mạng quản lý vật tư; 2 thủ quỹ.
Tổ Vật tư: Gồm 6 người có nhiệm vụ theo dõi nhập, xuất, tồn kho
nguyên vật liệu trong toàn Công ty.
Tổ Tiêu thụ: Gồm 3 người, trong đó có 1 kế toán thực hiện việc tính
giá bán sản phẩm, cước vận tải bốc xếp và 2 kế toán theo dõi thanh toán với
người mua.
Tổ Kế toán nhà ăn: Gồm 5 người, trong đó có 1 kế toán tổng hợp ăn
ca, độc hại, tiếp khách và 4 kế toán theo dõi ăn ca tại 4 nhà ăn của Công ty.
Ngoài ra, còn có bộ phận nhân viên thống kê ở các chi nhánh và trung
tâm giao dịch tiêu thụ làm nhiệm vụ bán hàng và thu chi các khoản do Giám
đốc phân cấp quản lý.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ
SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Hệ thống tài khoản kế toán; hệ thống báo cáo tài chính; các chứng từ kế
toán mà Công ty đang áp dụng là theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Niên độ kế toán ở công ty được tính theo năm dương lịch từ ngày 01
tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VNĐ).
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Công ty ghi sổ theo hình thức nhật ký chung, hạch toán trên phần mềm
MISA
Công ty tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên
Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ
dự trữ
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
+ Chế độ chứng từ sử dụng : công ty sử dụng chế độ chứng từ theo
Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ tài chính.
+ Chứng từ sử dụng:
Chứng từ kế toán có vị trí rất đặc biệt trong việc cung cấp những thông tin
đầu vào cho công tác kế toán, nó là cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin biến
đổi thành thông tin kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Thấy
được tầm quan trọng của hệ thống chứng từ kế toán, Công ty đã thực hiện tổ
chức hệ thống chứng từ của mình theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký
chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP
ngày 31/5/2004 của Chính phủ.
Hiện nay, theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính, hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty được tổ chức
như sau:
Đối với phần hành Tiền tệ: Công ty sử dụng các loại chứng từ Phiếu
thu (Mẫu số 01-TT); Phiếu chi (Mẫu số 02-TT); Giấy đề nghị tạm ứng (MS
03-TT); Giấy thanh toán tiền tạm ứng (MS 04-TT); Bảng kê ngoại tệ, vàng,
bạc, đá quý (MS 07-TT); Bảng kiểm kê quỹ (MS 08a-TT và MS 08b-TT).
Đối với Tài sản cố định: Sử dụng các chứng từ Biên bản giao nhận
TSCĐ (MS 01-TSCĐ); Biên bản thanh lý TSCĐ (MS 02-TSCĐ); Biên bản
giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (MS 03-TSCĐ); Biên bản đánh

giá lại TSCĐ (MS 04-TSCĐ); Biên bản kiểm kê TSCĐ (MS 05- TSCĐ);
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (MS 06-TSCĐ); Thẻ TSCĐ.
Đối với Hàng tồn kho: Sử dụng các chứng từ Phiếu nhập kho (MS 01-
VT); Phiếu xuất kho (MS 02-VT); Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ,
sản phẩm, hàng hoá (MS 03-VT); Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản
phẩm, hàng hoá (MS 05-VT); Thẻ kho.
Đối với Lao động tiền lương: Sử dụng các chứng từ Bảng chấm công
(MS 01a-LĐTL); Bảng thanh toán tiền lương (MS 02-LĐTL); Bảng thanh
toán tiền thưởng (MS 03-LĐTL); Giấy đi đường (MS 04-LĐTL); Giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; Danh sách người lao động hưởng trợ
cấp BHXH; Biên bản điều tra tai nạn lao động.
Đối với các nghiệp vụ Bán hàng: Sử dụng các chứng từ Hoá đơn
GTGT (MS 01GTKT-3LL); Hoá đơn bán hàng thông thường (MS 02GTGT-
3LL); Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (MS 03 PXK-3LL); Phiếu
xuất kho hàng gửi đại lý (MS 04HDL-3LL); Bảng thanh toán hàng đại lý, ký
gửi (MS 01-BH).
Tất cả các loại chứng từ Công ty sử dụng đều đúng với mẫu của Bộ
Tài chính quy định. Đặc biệt đối với Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho,
Phiếu xuất kho Công ty đã thiết kế đúng với mẫu của Bộ Tài chính và đã
đưa vào phần mềm kế toán và phần mềm quản lý vật tư và được in trên máy
tính để sử dụng.
Mặt khác, để đáp ứng cho nhu cầu quản lý các thông tin kế toán đầu
vào được chặt chẽ hơn Công ty đã tự thiết kế một số chứng từ như: Bảng
chia lương theo sản phẩm; Giấy đề nghị thanh toán tiền mặt; Giấy đề nghị
chuyển tiền, đặc biệt là hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ Công ty đã đăng ký và được Tổng cục thuế chấp nhận cho tự đặt in
(hoá đơn đặc thù) trên cơ sở mẫu qui định của Bộ Tài chính.
Giấy đề nghị thanh toán tiền mặt mà Công ty tự thiết kế so với của Bộ
có điểm khác nhau ở chỗ: Giấy đề nghị thanh toán tiền mặt của Bộ là do
người đề nghị thanh toán tự viết, còn Giấy đề nghị thanh toán tiền mặt của

Công ty là do kế toán thanh toán kiểm tra chứng từ và viết.
Giấy đề nghị chuyển tiền là của Công ty thiết kế, Bộ Tài chính không
ban hành mẫu chứng từ này, Giấy đề nghị chuyển tiền do kế toán thanh toán
kiểm tra và viết nhằm thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng.
Quá trình luân chuyển chứng từ gồm 3 khâu:
- Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp chứng từ
- Sử dụng chứng từ để ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Bảo quản và lưu trữ chứng từ: cuối kỳ báo cáo năm thì chứng từ được đóng
thành quyển và lưu trữ bảo đảm an toàn
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo quyết
định 15/2006/QĐ-BTC.
Công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
Số hiệu TK Tên TK
111 Tiền mặt
1111 Tiền Việt Nam
1112 Ngoại tệ
112 Tiền gửi ngân hàng
1121 Tiền Việt Nam
131 Phải thu của khách hàng
133 Thuế GTGT được khấu trừ
136 Phải thu nội bộ
138 Phải thu khác
139 Dự phòng phải thu khó đòi
141 Tạm ứng
142 Chi phí trả trước ngắn hạn
151 Hàng đang đi đường
152 Nguyên vật liệu
1521 Nguyên vật liệu đá

×