Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 82 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. bq : bình quân
2. CCDC: công cụ dụng cụ
3. CP: chi phí
4. CPSXKDDD: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
5. DDT: doanh thu thuần
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
Khóa luận tốt nghiệp
6. ĐTDH: đầu tư dài hạn
7. ĐTNH: đầu tư ngắn hạn
8. GTGT: giá trị gia tăng
9. HTK: hàng tồn kho
10.k/n tt: khả năng thanh toán
11. NH: ngắn hạn
12. NN: nhà nước
13.ST: số tiền
14. TSCĐ: tài sản cố định
15.TSLĐ: tài sản lưu động
16. TSNH: tài sản ngắn hạn
17. TB: trung bình
18.TT: tỷ trọng
19.VCSH: vốn chủ sở hữu
20.VLĐ: vốn lưu động
21. XK: xuất khẩu
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Tình hình biến động VLĐ giai đoạn 2004 - 2008 Error: Reference


source not found
Biểu đồ 2: Biến động số vòng quay VLĐ giai dđạn 2004 - 2008 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3: Biến động số vòng quay HTK giai đoạn 2004 - 2008 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4: Biến động kỳ luân chuyển VLĐ giai đoạn 2004 - 2008 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 5: Biến động kỳ thu tiền bq giai đoạn 2004 - 2008 Error: Reference
source not found
Biểu đồ 6: Biến động mức sinh lời VLĐ giai đoạn 2004 - 2008 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 7: Biến động mức đảm nhiệm VLĐ giai đoạn 2004 - 2008 Error:
Reference source not found
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn luôn được coi là yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu của mọi quá
trình sản xuất kinh doanh, là linh hồn, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Vì thế có thể nói những thành tựu mà doanh
nghiệp đạt được là kết quả của nghệ thuật sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả thì không phải doanh nghiệp
nào cũng làm được.
Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá cao
trong cơ cấu vốn, vì thế biết cách sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả
cũng sẽ làm tăng tính hiệu quả của sử dụng vốn nói chung. Công ty cổ phần
dệt kim Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hóa năm
2005 theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nên còn gặp rất
nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, bao gồm cả hoạt động sử dụng vốn lưu
động. Việc làm thế nào để sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả, mang lại
kết quả tốt nhất đang là vấn đề được công ty rất quan tâm.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội” để
viết khóa luận tốt nghiệp. Qua nghiên cứu phân tích thực trạng sử dụng vốn
lưu động tại công ty em đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. Hy vọng nó sẽ đóng góp được phần nào
đó giúp công ty tăng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.
Kết cấu khóa luận gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần dệt kim Hà Nội
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ
phần dệt kim Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
1
Khóa luận tốt nghiệp
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng đề tài nghiên cứu của em vẫn còn rất
nhiều khiếm khuyết. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô và cơ quan thực tập để bài viết của em hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Việt Lâm và các cán bộ công
nhân viên công ty cổ phần dệt kim Hà Nội, đặc biệt là các cán bộ trong phòng
tài chính kế toán đã giúp em hoàn thành đề tài này.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
2
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT KIM HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần dệt kim Hà Nội (tên giao dịch: HANOI KNITTING

JOINT STOCK COMPANY), là một doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp cổ
phần hóa theo chủ trương cơ cấu lại tổ chức cho các công ty nhà nước. Tiền
thân của công ty cổ phần dệt kim Hà Nội là công ty dệt kim Hà Nội. Đây là
một đơn vị quốc doanh, được thành lập theo quyết định số 2374/QĐ-TCCQ
ngày 28/10/1966 của Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội. Ban đầu công ty
lấy tên là Xí nghiệp dệt kim Hà Nội, được sát nhập từ ba phân xưởng dệt trên
địa bàn thành phố Hà Nội:
- Phân xưởng dệt bít tất của Nhà máy dệt kim Đông Xuân, thuộc Bộ
Công nghiệp nhẹ (nay thuộc Sở công nghiệp Hà Nội);
- Phân xưởng dệt kim bàn của xí nghiệp dệt 8/5 (xí nghiệp dệt bạt cũ, nay
là Công ty dệt 19/5), thuộc Sở công nghiệp Hà Nội;
- Phân xưởng dệt bít tất của xí nghiệp Cự Doanh (nay là công ty Thăng
Long), thuộc Sở công nghiệp Hà Nội.
Sau đó, ngày 22/6/1997, công ty sáp nhập với xí nghiệp mũ Đội Cấn theo
quyết định số 2263/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Hiện
nay, trụ sở công ty đặt tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
với tổng diện tích mặt bằng là 11000m².
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
3
Khóa luận tốt nghiệp
Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã có hệ thống máy móc thiết
bị gồm 140 máy dệt bít tất tự động, bán tự động và thủ công, 100 máy dệt
chun và một số máy công cụ và trang thiết bị phụ trợ. Tổng số cán bộ công
nhân viên là 568 người được tiếp nhận từ các cơ sở cũ và tuyển dụng mới.
Sản lượng hàng năm đạt trên 1 triệu đôi bít tất và 10 triệu mét chun.
Cho đến trước năm 1987, cùng với sự đầu tư thêm nhiều loại máy móc,
thiết bị phục vụ sản xuất, nhiều năm liền, công ty luôn giữ vững nhịp độ phát
triển, hoàn thành chỉ tiêu kinh tế xã hội Nhà nước giao và mục tiêu sản xuất
kinh doanh mà công ty đặt ra, tăng sản lượng sản xuất lên 4 triệu đôi tất/năm
để phục vụ cho quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Bước sang giai đoạn 1987, khi chuyển sang cơ chế thị trường theo chính
sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh,
cùng với những doanh nghiệp khác, công ty cũng gặp không ít khó khăn trong
việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Hàng năm, công ty phải tự cân đối 30 tấn
nguyên liệu nhập ngoại, hệ thống thiết bị lạc hậu, thiếu phụ tùng thay thế,
thêm vào đó lại phải cạnh tranh với thị trường ngoại nhập, lao động thì dư
thừa. Trước tình hình trên, công ty đã xác định mục tiêu sản xuất, tổ chức sắp
xếp lại lao động theo nghị quyết 175/HĐBT, đồng thời áp dụng các biện pháp
kỹ thuật để phục hồi và cải tiến thiết bị, chú ý hơn đến thị hiếu khách hàng,
nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, công ty đã vượt qua khó khăn, tồn tại
và duy trì sản xuất với triển vọng ngày càng đi lên.
Năm 1990, bằng nguồn vốn tự có, công ty đã đầu tư một dây chuyền sản
xuất bít tất xùi, đưa trình độ công nghệ và trình độ sản phẩm lên một bước
phát triển mới. Công ty cũng thanh lý một số máy móc cũ và bắt đầu thực
hiện tốt hơn việc sản xuất các mặt hàng theo đúng thị hiếu của khách hàng.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
4
Khóa luận tốt nghiệp
Giai đoạn 1996 - 2005, công ty tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hàng
năm từ 15% đến 20%, năng suất sản xuất bình quân năm đạt trên 4,4 triệu đôi
với sản lượng trên 4,5 tỷ đồng. Sản phẩm của công ty được tiêu dùng rộng rãi
trên thị trường trong và ngoài nước. Nhiều năm liền, sản phẩm bít tất của
công ty được nhận giải bạc chất lượng quốc gia và được người tiêu dùng bình
chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.
Ngày 17/3/2005, theo quyết định số 1288/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội, công ty dệt kim Hà Nội được chuyển thành công ty cổ
phần dệt kim Hà Nội. Ngày 31/3/2005, Công ty dệt kim Hà Nội đã khóa sổ và
quyết toán để chính thức hoạt động theo hình thức của một công ty cổ phần,
đó là Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội với số vốn điều lệ 24.000.000.000
đồng, mệnh giá 100.000đ/cổ phần, số lượng cổ phần là 240.000 cổ phần. Đây

là một bước ngoặt, đánh dấu một thời kỳ mới cho sự tồn tại và phát triển của
công ty cổ phần dệt kim Hà Nội.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ vào giấy phép kinh doanh và điều lệ hoạt động của công ty thì
công ty cổ phần dệt kim Hà Nội có những chức năng chủ yếu sau đây:
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuộc ngành dệt may.
- Nhập khẩu các thiết bị, nguyên liệu, vật tư hóa chất phục vụ cho nhu
cầu sản xuất các sản phẩm trong ngành dệt may.
- Liên doanh, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước. Xuất nhập khẩu và nhận ủy thác xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành
dệt may, ngành điện - điện máy và tư liệu tiêu dùng.
- Làm đại diện, đại lý bán buôn, bán lẻ các sản phẩm công nghiệp và sản
phẩm tiêu dùng.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
5
Khóa luận tốt nghiệp
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ du lịch.
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê trụ sở, văn phòng nhà ở và cửa hàng
giới thiệu sản phẩm.
- Mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Để làm tốt các chức năng trên thì công ty cần hoàn thành tốt những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức kinh doanh nhằm thực
hiện những chức năng trên.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề
xuất với Sở Công nghiệp các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong sản
xuất kinh doanh.
- Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đồng thời tự tạo các nguồn
vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị,
tự bù đắp chi phí, tự cân đối trong xuất nhập khẩu làm sao phải đảm bảo sản

xuất kinh doanh có hiệu quả và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Nghiên cứu và học tập có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng
quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đủ sức cạnh tranh và mở rộng
thị trường tiêu thụ.
- Quản lý và chỉ đạo, tạo điều kiện để các đơn vị trực thuộc công ty
chủ động sản xuất theo quy chế, pháp luật hiện hành của Nhà nước và Sở
công nghiệp.
2. Đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh
2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Để đảm bảo cho mọi hoạt động tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của
công ty đi vào nề nếp ổn định, thống nhất, công ty đã tổ chức bộ máy quản trị
theo mô hình sau (mô hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của công ty)
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
6
Khóa luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản trị công ty cổ phần dệt kim Hà Nội
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
Hội đồng
quản trị
Ban giám
đốc điều
hành
Ban kiểm
soát
P. Tổ
chức
P. Xuất
nhập

khẩu
P. Tài
chính kế
toán
P. Sản
xuất kinh
doanh
Phân
xưởng dệt
3
Phân
xưởng tẩy
nhuộm
Phân
xưởng
hoàn thành
Phân
xưởng dệt
2
7
Đại hội đồng
cổ đông
P. Hành
chính
Khóa luận tốt nghiệp
Theo như mô hình đó, bộ máy quản trị của công ty được bố trí gần giống
với mô hình quản trị kiểu trực tuyến chức năng. Toàn công ty được chia làm 3
cấp cơ bản là hội đồng quản trị và ban giám đốc, các phòng chức năng, các
phân xưởng sản xuất. Hệ thống sản xuất với các phân xưởng làm việc theo
những chức năng cụ thể sẽ góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Cụ thể về nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận như sau:
- Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và
là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông của công ty
có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của công ty; quyết định loại cổ
phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định
mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; quyết định đầu tư
hoặc bán một số tài sản của công ty; quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công
ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; xem xét và xử lý các vi phạm của
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của
công ty; quyết định tổ chức, giải thể công ty.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty không thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Những nhiệm vụ chính của Hội đồng
quản trị là quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định giá chào bán cổ phần công ty,
quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư; quyết định giải pháp phát triển
thị trường, tiếp thị và công nghệ; giám sát, chỉ đạo ban giám đốc điều hành;
quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ công ty, trình báo cáo tài chính
hàng năm cho Đại hội đồng cổ đông…
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
8
Khóa luận tốt nghiệp
- Ban kiểm soát: có quyền thay mặt đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh
giá công tác điều hành, quản lý của Hôi đồng quản trị và ban giám đốc; kiểm
tra, thẩm định tính trung thực, đúng đắn của các bản báo cáo tài chính cũng
như các báo cáo khác; kiến nghị hội đồng quản trị, ban giám đốc đưa ra các
giải pháp phòng ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra, giám sát hiệu quả sử dụng
vốn của công ty…
- Ban giám đốc điều hành là bộ phận chịu trách nhiệm điều hành công

việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Các nhiệm vụ cụ thể của ban giám
đốc điều hành là: quyết định các công việc kinh doanh hàng ngày của công
ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện
các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh
doanh và phương án đầu tư của công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức
công ty; quyết định mức lương và phụ cấp cho lao động và các bộ phận công
ty; tuyển dụng lao động; kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong
kinh doanh.
- Phòng sản xuất kinh doanh: theo dõi việc thực hiện hợp đồng, cung
ứng vật tư, quản lý hệ thống kho và vận chuyển, tiến hành hoạt động xuất
nhập khẩu. Phòng cũng quản lý hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và
bán sản phẩm của công ty, làm đại lý bán hàng cho các công ty dệt may khác
như Hanoisimex, Dệt kim Đông Xuân. Phòng còn có nhiệm vụ lập và theo dõi
kế hoạch sản xuất và đầu tư, phát triển sản xuất, nâng cao kỹ thuật sản xuất,
xây dựng định mức vật tư, lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu và linh kiện
thiết bị để phục vụ cho sản xuất, thanh toán vật tư, quản lý máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất tại công ty.
- Phòng hành chính: có nhiệm vụ lưu giữ hồ sơ, các loại công văn, giấy
tờ của công ty. Phòng còn có nhiệm vụ tổ chức lễ tân, chuẩn bị cho các buổi
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
9
Khóa luận tốt nghiệp
họp của ban giám đốc và hội đồng quản trị, tổ chức công tác quân sự, an ninh
an toàn trong toàn công ty và trong các dây chuyền công nghệ , đảm bảo quá
trình sản xuất được liên tục và giao hàng đúng kế hoạch…
- Phòng tổ chức: thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực, công tác
tiền lương, quản lý hồ sơ đào tạo, hồ sơ nhân viên để có kế hoạch đào tạo
hoặc đào tạo lại, nâng cao, đáp ứng tình hình sản xuất ngày càng phát triển,
thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật và nhà nước…
- Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện các công việc về marketing, nghiên

cứu thị trường, hoạch định sản phẩm, chính sách giá và các chính sách khác
như quảng cáo, dịch vụ bán hàng, hội chợ, triển lãm… nhằm mở rộng và phát
triển thị trường tiêu thụ, tìm ra các đoạn thị trường mới, thị trường tiềm năng.
- Phòng tài chính – kế toán: cập nhật thông tin theo ngày, tháng, quý,
năm với nội dung phù hợp với nghiên cứu tài chính, tập hợp chi phí để tính
giá thành sản phẩm và tham gia vào việc xem xét hợp đồng. Phòng còn
có chức năng thống kê và thực hiện thanh toán cho khách hàng.
- Phân xưởng dệt 2: là phân xưởng sử dụng các thiết bị dệt cơ khí
- Phân xưởng dệt 3: là phân xưởng sử dụng các thiết bị dệt computer
Hai phân xưởng này chuyên dệt bít tất từ các loại nguyên liệu mộc hoặc
từ nguyên liệu hoặc nhuộm thành phẩm.
- Phân xưởng nhuộm: thực hiện nhuộm tất cả các sản phẩm xuất khẩu.
Sau khi bít tất được dệt từ nguyên liệu mộc thường có màu trắng thì khâu tiếp
theo chúng được qua phân xưởng nhuộm để cho ra những sản phẩm theo
đúng đơn đặt hàng. Ngoài ra còn có thao tác nhuộm thành phẩm, tức là các
sản phẩm đã được hoàn thành ở khâu trước và phải qua công đoạn thêu thì
nhuộm thành phẩm.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
10
Khóa luận tốt nghiệp
- Phân xưởng hoàn thành: hoàn tất các công đoạn còn lại để cho ra sản
phẩm hoàn chỉnh như sấy, gấp, thêu, sửa chữa khứu thêu
2.2. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm
Như trên đã nói, công ty tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhưng
ngành nghề kinh doanh chính của công ty vẫn là dệt may. Sản phẩm chủ lực
của công ty là các sản phẩm dệt kim mà chủ yếu là bít tất. Sản phẩm bít tất có
mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, độ đàn hồi và bền màu cao nhưng vẫn
đảm bảo an toàn về vệ sinh, mang lại cảm giác thoải mái, mềm mại, thoáng
mát khi sử dụng. Bên cạnh bít tất, công ty còn sản xuất các sản phẩm phụ như
áo thun, mũ, khăn mặt, khăn quàng, quần mùa đông… Trước kia, những sản

phẩm này phần lớn mang tính mùa vụ cao, nhưng ngày nay, đặc điểm và sở
thích của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều nên tính mùa vụ của sản phẩm
cũng giảm dần, đặc biệt là sản phẩm bít tất.
Những sản phẩm của công ty luôn được sản xuất theo những tiêu chuẩn
chặt chẽ, đảm bảo an toàn và thoải mái cho người tiêu dùng. Cụ thể, tiêu
chuẩn được công ty xây dựng và công bố là tiêu chuẩn TC01 (bít tất nam
giới), TC02 (bít tất thêu nam, nữ, trẻ em), TC03 (bít tất giấy nữ). Tính chất cơ
lý của sản phẩm được kiểm tra tại trung tâm I – tổng cục tiêu chuẩn đo lường
chất lượng. Thêm vào đó, công ty thường xuyên thăm dò, nghiên cứu thị
trường, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng nhằm tạo ra những sản phẩm có
tính thời trang và cạnh tranh cao về kỹ thuật , thẩm mỹ. Chính những điều này
đã làm cho sản phẩm của công ty luôn đảm bảo đạt được chất lượng tốt nhất,
đáp ứng cao nhất với những nhu cầu của khách hàng.
Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh là sản xuất đơn chiếc từng loại
bít tất theo đơn đặt hàng mà công ty ký được, quy trình công nghệ sản xuất
sản phẩm của công ty như sau:
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
11
Khóa luận tốt nghiệp
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm công ty cổ phần dệt kim
Hà Nội
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty là quy trình chế biến liên tục,
mỗi dây chuyền sản xuất bao gồm 8 công đoạn riêng biệt. Nguyên liệu đầu
vào (mua ngoài hoàn toàn) sẽ được nhập kho để phục vụ cho nhu cầu sản
xuất. Khi có lệnh hoặc có giấy xuất kho cho các bộ phận sử dụng thì sẽ xuất
kho nguyên liệu. Sau đó, nguyên liệu đầu vào đó sẽ đi qua lần lượt các khâu
chế biến để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
2.3. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ
2.3.1. Khách hàng
Khách hàng trực tiếp hiện nay của công ty chủ yếu là những thương

nhân và các nhà nhập khẩu ở các nước, còn các khách hàng mua lẻ từ công ty
thì vẫn rất hạn chế. Điều này là do chức năng sản xuất là chức năng chính của
công ty nên công ty chưa có sự đầu tư chiều sâu vào hoạt động bán lẻ mà chủ
yếu là bán buôn để có thể quay vòng vốn nhanh cho dù lãi không được cao.
Một nguyên nhân nữa khiến công ty chưa thể đầu tư mạng lưới bán lẻ hiện đại
và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng nhỏ lẻ là do nguồn vốn kinh
doanh còn hạn chế nên không thể đầu tư dàn trải cho mọi hoạt động. Với đặc
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
12
Vật
liệu
mộc
Dệt
Khứu
kiểm
tra
Nhuộm Sấy Gấp Đóng
gói
Kho
Nhuộm
thành
phẩm
Dệt
Khứu
kiểm
tra
Thê
u
Sấy Gấp Đóng
gói

Kho
Khóa luận tốt nghiệp
điểm này, hoạt động tiêu thụ chính của công ty là thực hiện các thương vụ,
khách hàng chủ yếu là những khách hàng quen. Tuy nhiên, có thể thấy sản
phẩm hiện tại của công ty được người tiêu dùng trong nước khá ưa chuộng
nên nếu công ty chú trọng hơn nữa đến việc bán lẻ thì rất có thể số lượng
khách mua lẻ của công ty sẽ tăng lên.
2.3.2. Các thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty
Thị trường tiêu thụ của công ty được chia làm hai nhánh chính là thị
trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Do đặc điểm khí hậu của Việt Nam là lạnh nhiều ở miền Bắc và lạnh ít
hơn ở miền Trung và miền Nam nên thị trường tiêu thụ của công ty cũng có
sự phân biệt rõ rệt. Hiện nay, miền Bắc vẫn là thị trường tiêu thụ chủ lực của
công ty. Trước đây công ty chỉ có 6 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tập
trung ở Hà Nội nên việc tiêu thụ ở các thị trường ngoài vẫn phụ thuộc nhiều
vào các nhà buôn ở các tỉnh đến mua hàng trực tiếp tại công ty. Tuy nhiên,
cho đến thời điểm hiện tại, mạng lưới tiêu thụ của công ty đã phát triển khá
rộng rãi với nhiều cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội (5 cửa
hàng), Hồ Chí Minh (5 cửa hàng), Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Quảng
Ninh, Hà Tĩnh, Vinh, Đà Nẵng … Điều này đã tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho
việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh công ty cũng như tiêu thụ sản phẩm của
công ty.
Thị trường nước ngoài của công ty cũng khá đa dạng, bao gồm Nhật
Bản, Nga, Hà Lan, Canada, Lào… Tuy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của
công ty trong những năm gần đây không cao lắm nhưng cũng ghi nhận được
sự phát triển đáng kể của công ty khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Trong các thị trường nước ngoài thì Nhật Bản được xem là thị trường
trọng tâm của công ty với sức tiêu thụ 70% tổng sản phẩm xuất khẩu. Đây là
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
13

Khóa luận tốt nghiệp
một thị trường khá khó tính nhưng sản phẩm của công ty đã được người tiêu
dùng Nhật Bản chấp nhận. Điều này cho thấy, nếu tận dụng tối đa những cơ
hội và lợi thế sẵn có thì công ty cũng có thể thâm nhập được vào những thị
trường khó tính khác và đạt được những thành công nhất định. Để mở rộng thị
trường xuất khẩu, giới thiệu sản phẩm của mình tới các thị trường mới và
củng cố niềm tin của những khách hàng cũ, công ty cũng đã thường xuyên
tiến hành các chương trình xúc tiến thương mại và tham gia các hội chợ triển
lãm quốc tế.
2.4. Tình hình tài chính của công ty
Bảng 1: Tài sản – nguồn vốn của công ty giai đoạn 2004 – 2008
(Đơn vị : 1000đ)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 TTTB
(%)
Tài sản 55.068.432 54.041.992 51.506.550 52.924.798 60.476.206 100
A. TSLĐ
& ĐTNH
13.927.096 15.083.052 14.565.451 17.086.225 16.493.857 28,16
B. TSCĐ
& ĐTDH
41.141.336 38.958.940 36.941.099 35.838.573 43.982.349 71,84
Nguồn
vốn
55.068.432 54.041.992 51.506.550 52.924.798 60.476.206 100
I. Nợ phải
trả
27.236.488 26.748.886 24.412.398 25.349.588 33.165.289 49,97
- Nợ ngắn
hạn
11.099.543 13.092.446 13.069.142 16.815.441 16.482.168 25,75

- Nợ dài
hạn
16.136.945 13.656.440 11.343.256 8.534.147 16.683.121 24,22
II. Nguồn
vốn CSH
25.831.944 27.293.106 27.094.152 27.575.210 27.310.917 50,03
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hiện nay, vốn điều lệ của công ty vẫn là 24 tỷ đồng, tuy nhiên nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng lên rất nhiều. Bên cạnh vốn
chủ sở hữu, công ty cũng sử dụng linh hoạt nguồn vốn vay để hoạt động sản
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
14
Khóa luận tốt nghiệp
xuất, kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Có thể thấy rõ hơn điều
này qua bảng 1 về tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty giai đoạn 2004 –
2008 như ở trên.
Nếu chỉ xét riêng năm 2007 và 2008, nhìn vào bảng 1 có thể tính được
một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty như sau:
* Hệ số vốn tự có =
Hệ số vốn tự có năm 2007 = 27.575.210/52.924.798 = 0,521
Hệ số vốn tự có năm 2008 = 27.310.917/60.476.206 = 0,452
Như vậy có thể thấy hệ số vốn tự có của công ty là tương đối cao, mức
độ chủ động về mặt tài chính của công ty là khá tốt và tình hình tài chính cũng
khá lành mạnh, tuy nhiên hệ số này năm 2008 nhỏ hơn năm 2007 thể hiện
tình hình tài chính năm 2007 của công ty khá hơn năm 2008.
* Hệ số thanh toán hiện thời =
Hệ số thanh toán hiện thời năm 2007 = 52.924.798/25.349.588
= 2,088
Hệ số thanh toán hiện thời năm 2008 = 60.476.206/33.165.289
= 1,823

Như vậy, tại thời điểm cuối năm 2007 và 2008, nếu công ty bán toàn bộ
số tài sản hiện có thì công ty có đủ khả năng để thanh toán tất cả các khoản
nợ. Hệ số này trong 2 năm cũng khá cao chứng tỏ được khả năng thanh toán
của công ty là khá cao.
* Vốn hoạt động thuần = Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động – Tổng
nợ ngắn hạn
Vốn hoạt động thuần năm 2007 = 17.086.225 - 16.815.441
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
15
Khóa luận tốt nghiệp
= 270.784 (nghìn đồng)
Vốn hoạt động thuần năm 2008 = 16.493.857 - 16.482.168
= 11.689 (nghìn đồng)
Cả hai năm 2007 và 2008 vốn hoạt động thuần đạt được mức dương
nhưng cũng vẫn không cao lắm, nó thể hiện tình hình tài chính tương đối lành
mạnh của công ty, nhưng vẫn cần phải chú ý rất nhiều đến tình hình này
Qua sự phân tích 3 chỉ tiêu nêu ở trên có thể thấy tình hình tài chính của
công ty năm 2007 và 2008 là khá lành mạnh, tuy nhiên vẫn còn một số điểm
đáng chú ý và phải khắc phục trong thời gian tới.
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2008
3.1. Kết quả về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Công ty tham gia vào rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng
ngành nghề kinh doanh chính của công ty vẫn là dệt may. Sản phẩm chủ lực
của công ty là các sản phẩm dệt kim mà chủ yếu là bít tất. Sản phẩm bít tất có
mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, độ đàn hồi và bền màu cao nhưng vẫn
đảm bảo an toàn về vệ sinh, mang lại cảm giác thoải mái, mềm mại, thoáng
mát khi sử dụng. Bên cạnh bít tất, công ty còn sản xuất các sản phẩm phụ như
áo thun, mũ, khăn mặt, khăn quàng, quần mùa đông… nhưng những mặt hàng
này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số, bít tất vẫn là mặt hàng mang lại
doanh số cao nhất cho công ty.

Cụ thể kết quả về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính bít tất của công ty
được thể hiện qua bảng sau:
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
16
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2: Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty
giai đoạn 2004-2008
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Sản phẩm sản
xuất (đôi)
3.014.584 2.968.556 3.176.367 4.909.520 5.980.623
Sản phẩm tiêu
thụ (đôi)
3.251.036 2.826.970 3.527.091 4.761.665 5.646.965
- Xuất khẩu 2.210.918 1.752.722 1.423.782 3.670.541 4.326.603
- Nội địa 1.040.118 1.074.248 2.103.309 1.091.124 1.320.362
Tỷ lệ tiêu thụ
sản phẩm (%)
107,84 95,23 111,04 96,99 94,42
Tỷ trọng xuất
khẩu (%)
68.01 62 40,37 77,08 76,62
(Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
* Về sản xuất sản phẩm: ngoại trừ năm 2005 số lượng bít tất sản xuất ra
có giảm đôi chút so với năm 2004, còn lại sản phẩm sản xuất đều tăng qua các
năm. Cụ thể, tốc độ tăng năng suất qua các năm 2006, 2007 và 2008 lần lượt
là 107%, 155% và 122%. Đặc biệt năm 2008, công ty đã có sự nhảy vọt đáng
kể khi sản xuất tới gần 6 triệu đôi bít tất. Mặc dù vậy, năng lực sản xuất của
máy móc thiết bị hiện nay đang là 6 triệu đôi/năm. Điều này chứng tỏ, công ty

đã không tận dụng hết năng lực sản xuất hiện có, tuy nhiên, cũng đang ngày
càng nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất. Thêm vào đó, việc sản xuất bao
nhiêu còn bị chi phối bởi các yếu tố thị trường như sức tiêu thụ hay khả năng
cạnh tranh của công ty. Nếu sản xuất quá nhiều có thể sẽ gây ra tình trạng
không tiêu thụ hết, dư thừa sản phẩm, làm tăng chi phí lưu kho. Ngược lại,
nếu sản xuất quá ít thì lại dẫn đến tình trạng lãng phí chi phí cố định, hiệu quả
sản xuất không cao và có thể không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
* Về tiêu thụ sản phẩm:
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
17
Khóa luận tốt nghiệp
- Trên 90% số sản phẩm sản xuất ra của công ty đều được tiêu thụ hết
trong năm. Điều này chứng tỏ khả năng dự đoán và bám sát nhu cầu thị
trường của công ty là khá tốt.
- Phần lớn bít tất của công ty được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài (hay
được xuất khẩu ra nước ngoài). Đặc biệt, năm 2007 và 2008, tỷ trọng xuất
khẩu của công ty tăng cao, đạt trên 70% số lượng sản phẩm tiêu thụ. Công tác
nghiên cứu, mở rộng và tìm kiếm thị trường nước ngoài của công ty đang
được thực thi một cách có hiệu quả. Xuất khẩu đang là hoạt động mang tính
chiến lược của công ty.
- Năm 2008, trong khi cả thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế
trầm trọng, sức tiêu dùng giảm sút thì công ty vẫn duy trì được mức tiêu thụ
đạt 94,92% số sản phẩm sản xuất ra. Điều này là một cố gắng khá lớn của
công ty.
- Sức tiêu thụ của thị trường nội địa chỉ đạt khoảng hơn 30% tổng sản
phẩm tiêu thụ của công ty với mức tiêu thụ hàng năm vào khoảng trên 1 triệu
đôi bít tất. Thị trường nội địa có thể vẫn là thị trường có thể khai thác và
mang lại lợi nhuận lâu dài cho công ty.
3.2. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của người lao động
Cùng với những tiến bộ trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh

thu, lợi nhuận và thu nhập của người lao động cũng có những chuyển biến
tích cực. Có thể thấy rõ qua bảng 3, bảng kết quả về doanh thu, lợi nhuận và
thu nhập người lao động.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
18
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 3: Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của người lao động
giai đoạn 2004-2008
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2004 2005 2006 2007 2008
Tổng DT
1000
đ
28.594.860 26.907.210 29.867.000
39.467.14
0
47.380.410
- DT bán buôn XK
1000
đ
12.748.590 10.105.750 8.782.920 19.872.880 24.971.220
Lợi nhuận trước thuế
1000
đ
1.621.450 1.372.980 1.565.410 3.542.340
Lợi nhuận sau thuế
1000
đ

1.167.440 1.372.980 1.565.410 2.542.040 2.901.120
Kim ngạch xuất khẩu USD 1.098.104 808.792 868.532 1.267.698 1.539.804
Kim ngạch nhập khẩu USD 455.642 352.715 257.089 612.942 781.794
Thu nhập bq của
người lao động
1000
đ
974,860 925,750 1.005,471 1.421,200 2.027,300
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét:
- Về doanh thu: tổng doanh thu của công ty liên tục tăng kể từ sau khi cổ
phần hóa. Từ năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của WTO và có nhiều mối quan hệ hơn với bạn bè quốc tế thì doanh thu tăng
mạnh, đặc biệt là doanh thu từ hoạt động bán buôn xuất khẩu. Nếu năm 2006,
doanh thu từ hoạt động bán buôn xuất khẩu chỉ đạt 8.782.920 nghìn đồng,
chiếm 29,41% tổng doanh thu thì sang năm 2007, doanh thu từ hoạt động này
đã đạt 19.872.880 nghìn đồng, chiếm 50,35% tổng doanh thu và tăng
126,27% so với năm 2006.
- Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng lên
đáng kể. Lợi nhuận trước thuế liên tục tăng từ năm 2005 đến 2008, kéo theo
đó là sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế và cổ tức trên một cổ phần.
- Kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng không ngừng gia tăng qua các
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
19
Khóa luận tốt nghiệp
năm. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt mức hơn 1,2 triệu đô la Mỹ, tăng
399.166 đô la và bằng 145,96% kim ngạch xuất khẩu năm 2006. Năm 2008,
kim ngạch xuất khẩu đạt 1.539.804 triệu đồng, tăng 21,46% so với năm 2007.
Đây là điều rất đáng mừng. Cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu thì
kim ngạch nhập khẩu cũng tăng tương ứng với mức tăng qua các năm lần lượt

là 138,42% (năm 2007) và 27,55% (năm 2008). Mặc dù vậy, có thể dễ dàng
nhận thấy cán cân thương mại vẫn nghiêng nhiều hơn về phía xuất khẩu. Hoạt
động xuất khẩu vẫn là hoạt động tương đối mạnh và là hoạt động chủ lực của
công ty trong tiêu thụ hàng hóa.
- Về thu nhập cho người lao động: năm 2005, sau khi cổ phần hóa, công ty
đã tiến hành sắp xếp lại lao động theo hướng tinh giảm đội ngũ lao động, nâng
cao chất lượng lao động và qua đó để tăng thu nhập cũng như quyền lợi cho
người lao động. Kết quả là thu nhập trung bình của người lao động đã tăng lên
đáng kể. Mức thu nhập này đã tăng dần qua các năm với số lượng tương ứng là
1,005 triệu (năm 2006), 1,4 triệu năm 2007 và 2,03 triệu năm 2008. Tuy nhiên,
có lẽ tốc độ tăng thu nhập này chỉ đủ để duy trì cuộc sống hiện tại của người
lao động mà không đủ để làm tăng mức sống cho người lao động được.
Nguyên nhân là do tình trạng lạm phát đang tăng nhanh ở Việt Nam.
Từ những nhận xét trên có thể thấy trong những năm gần đây, công ty đã
sản xuất kinh doanh có lãi và phát triển ổn định. Mặc dù tình hình kinh tế thế
giới, khu vực cũng như trong nước có nhiều bất ổn nhưng công ty vẫn duy trì
được mức tăng trưởng khá và có doanh thu, lợi nhuận liên tục tăng qua các
năm, đảm bảo được đời sống của cán bộ công nhân.
3.3. Kết quả về khách hàng và thị trường tiêu thụ
Như ở trên đã phân tích, hoạt động mang lại doanh thu nhiều nhất cho
công ty là hoạt động xuất khẩu, trong đó chủ yếu là xuất khẩu công nghiệp.
Sản phẩm xuất khẩu chính của công ty vẫn là bít tất. Trong những năm qua,
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
20
Khóa luận tốt nghiệp
hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ được quan tâm khá
nhiều và đã mang lại những kết quả nhất định.
Với thị trường trong nước, công ty đã cố gắng củng cố những thị trường
truyền thống, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng quen, cải tiến
mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả cho phù hợp hơn với sở thích

tiêu dùng của người Việt Nam. Tuy nhiên, sức tiêu thụ trên thị trường này
đang có xu hướng bão hòa, không còn phát triển nữa. Số lượng bít tất tiêu thụ
được ở thị trường nội địa chỉ đạt khoảng 30% tổng sản phẩm tiêu thụ của
công ty.
Thị trường nước ngoài vẫn là thị trường hứa hẹn nhiều sự hấp dẫn hơn
cho công ty. Nhật Bản là khách hàng tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của công ty
với mức tiêu thụ hàng năm đạt trên 70% tổng sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh
những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Lào, Canada…, công ty cũng
đang hướng sự cố gắng của mình vào việc thâm nhập vào những thị trường
khó tính như EU hay Mỹ. Năm 2008, công ty đã ký được một số hợp đồng
với các đối tác của Mỹ và đã xuất sang thị trường này 2.851.854 đôi bít tất.
Đây có thể coi là thành công lớn của công ty trong những bước đầu thâm
nhập vào thị trường này.
Xét chung trong cả giai đoạn 2004-2008 thì định hướng của công ty vẫn
là tiếp tục duy trì và giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các thị trường truyền
thống vốn có và mở rộng, thâm nhập vào những thị trường mới. Tỷ trọng sản
phẩm xuất khẩu của công ty có mặt trên các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật,
Bản, Canada ngày càng nhiều cho thấy sự lớn mạnh của các khu vực thị
trường này. Mặc dù vậy, một số khu vực thị trường khác của công ty lại đang
bị thu hẹp dần như Czech, Yemen. Đây là kết quả của những chiến lược phát
triển của công ty nhằm tăng cường sức mạnh xuất khẩu vào các thị trường
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
21
Khóa luận tốt nghiệp
mới hơn và giảm lượng xuất khẩu vào những thị trường đã có dấu hiệu bão
hòa và suy thoái.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của

Công ty
1.1. Nhóm nhân tố khách quan
1.1.1. Lạm phát, tỷ giá hối đoái
Do đặc điểm của công ty là phải nhập khẩu gần như toàn bộ nguyên vật
liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh và hàng hóa sản xuất ra có tới
gần 70% là xuất khẩu nước ngoài nên tình hình lạm phát và tỷ giá hối đoái có
ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng vốn lưu động của công ty. Khi tỷ giá hối
đoái tăng cao đi đôi với tình hình lạm phát trong nước, đồng nội tệ bị mất giá
trị thì để mua được một số lượng các yếu tố đầu vào như cũ, công ty cần phải
bỏ ra một lượng vốn lớn hơn so với trước kia. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái
giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm, công ty sẽ là người có lợi do chỉ
phải sử dụng một lượng vốn ít hơn vào việc mua sắm các yếu tố đầu vào phục
vụ sản xuất.
Thời gian gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
tình hình kinh tế của các nước nói chung đều xấu đi, Việt Nam cũng nằm
trong số đó, lạm phát tăng cao còn tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ với các
ngoại tệ mạnh không ổn định. Điều này đã làm cho việc sử dụng vốn của
công ty gặp nhiều khó khăn hơn do phải tìm cách phân bổ nguồn vốn một
SV: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: QTKD tổng hợp 47B
22

×