Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu cáp điện cao thế 110KV, 220KV từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.56 KB, 48 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tê Quốc tế, đất
nước ta đang đổi mới và dần bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa
xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nước.Vậy nên ngành
xây dựng là một ngành đóng một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước,
trong đó ngành xây dưng dân dụng, xây dựng cải tạo đường dây điện phục vụ cho
cuộc sống của mọi người ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngành xây dựng là một ngành công nghiệp mũi nhọn thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.Là ngành xây dựng cơ sở vật chất có
vai trò vô cùng to lớn trong việc đưa đất nước tiến lên hội nhập với thế giới.Khi
xây dựng cơ sở vật chất nhà cửa thì việc xây dựng hệ thống điện, hệ thống chiếu
sáng đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện quá trình xây dựng. Các vật liệu
dùng trong xây dựng, nhất là xây dựng hệ thống điện hầu hết là các sản phẩm trong
các ngành công nghiệp chế tạo.Để xây dựng hệ thống điện thì cáp điện là vật liệu
chính, sản phẩm này là sản phẩm đòi hỏi công nghệ kĩ thuật cao mà nền công
nghiệp Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được.Vì vậy, việc nhập khẩu cáp điện để
phục vụ cho việc xây dựng hệ thống điện là một hoạt động quan trong không thể
thiếu được.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển cơ sở hạ tầng - INDECO là một đơn vị
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây
dựng, cải tạo đường dây điện và trạm biến áp đến 500KV.Việc nhập khẩu vật tư,
thiết bị để phục vụ cho xây dựng là rất cần thiết để duy trì hoạt động của doanh
nghiệp, nhất là cáp điện 110KV, 220KV loại cáp mà Việt Nam chưa sản xuất được
doanh nghiệp phải nhập khẩu từ Trung Quốc.Tuy nhiên trong tình hình mới, hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty mà trong đó kinh doanh nhập khẩu chiếm vị
trí quan trọng và quyết định đang đứng trước khó khăn và trở ngại. Hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu của công ty chưa được duy trì ổn định và chưa được cải thiện
đáng kể, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài công ty. Việc


đánh giá hoat động kinh doanh nhập khẩu của công ty để đề ra một số biện pháp
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
nâng đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết
thực hiện nay.Vì vậy, dựa trên cơ sở kiến thức đã học và thông qua quá trình thực
tập tại Công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng nên em quyết định
nghiên cứu đề tài là:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
cáp điện cao thế 110KV, 220KV từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần
Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng”.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong Thương mại quốc tế, có vai trò rất
quan trong là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước với
nhau, song hoạt động nhập khẩu thường xuyên chịu nhiều tác động, chi phối của
nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô khác nhau.Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu luôn là một trong những vấn đề mà Nhà nước mà các doanh nghiệp cần
quan tâm.Do đó, nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các công trình, nhiều đề tài
luận văn nghiên cứu như:
- Đề tài luận văn “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị, vật tư thiết
bị sửa chữa tàu thủy của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng” của sinh
viên Nguyễn Huyền Trang_K43E5 _ Khoa Thương Mại Quốc Tế.
- Đề tài luận văn “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng gia dụng
từ thị trường Trung Quốc của công ty SaiKo Việt Nam” của sinh viên Hoàng Thu
Hiền_K5TMQ1_Khoa Thương Mại Quốc Tế.
- Đề tài luận văn “Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
máy lọc nước từ Singapore của Công ty cổ phần Thương Mại và Xuất nhập khẩu
Makxim” của sinh viên Nguyễn Thị Thùy Linh_Khoa Thương Mại Quốc Tế.
- Đề tài luận văn “ Một số giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập
khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản” của sinh viên Phạm Linh

Chi_Khoa Thương Mại Quốc Tế.
Nhìn chung những công trình trên đều đề cập đến cơ sở lý luận chung về
hoạt động nhập khẩu là chính, và một số công trình đã nêu được một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông nhập khẩu của doanh nghiệp mà công trình đã
nghiên cứu.Tuy nhiên các công trình này chưa đề cập nghiên cứu sâu những hạn
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
chế vướng mắc còn tồn tại trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa khắc phục
được.Và đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu về nâng cao hiệu quả nhập khẩu cáp
điện cao thế ,là vật liệu chính của việc xây dựng hệ thống điện, nhu cầu thiết yếu
của đất nước.Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu cáp điện cao thế 110KV, 220KV từ
thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ
tầng” và đề tài của em không trùng lặp với các đề tài khác.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu.
- Khảo sát tình hình thực tế hoạt động nhập khẩu cáp điện 110KV, 220KV từ
thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng,
từ đó tìm ra những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp làm ảnh
hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cáp điện 110KV, 220KV cuả công ty.
- Đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn phù hợp với điều kiện môi trường
của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cáp điện 110KV,
220KV từ thi trường Trung Quốc của công ty.
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập
khẩu cáp điện cao thế 110KV, 220KV từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ
phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian : Phạm vi nghiên cứu không gian là Công ty Cổ phần Xây
dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng.
Về thời gian : Các dữ liệu như báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động
kinh doanh, khối lượng nhập khẩu…sẽ thu thập trong khoảng thời gian 3 năm từ
2009-2011.
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông
qua quá trình thực tập tại công ty, quá trình tìm hiểu về hoạt động nhập khẩu cáp
điện của công ty trong mấy năm gần đây.
-Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập qua
sách báo, báo cáo tài chính của công ty,các tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ xuất
nhập khẩu hàng hóa và các nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu của các sinh viên
khóa trước.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Các dữ liệu sơ cấp được sử dụng theo phương pháp so sánh,tổng hợp.
Các dữ liệu thứ cấp được lựa chọn từ nguồn uy tín, đáng tin cậy.
1.6 Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh
mục từ viết tắt, các tài liệu tham khảo và phụ lục.Khóa luận gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận của hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu
Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cáp điện cao thế 110KV,
220KV từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở
hạ tầng

Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập
khẩu cáp điện cao thế 110KV, 220KV từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ
phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH NHẬP KHẨU
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về nhập khẩu
Theo khoản 2, điều 28, chương 2 Luật Thương Mại Việt Nam 2005 thì:
“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, bản chất của nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ từ nước
ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất
khẩu với mục đích thu lợi nhuận và kết nối sản xuất với tiêu dùng.
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
2.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiểu quả kinh doanh, sự khác
nhau này chủ yếu là do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu khác nhau đem
lại.Mỗi khái niệm hầu hết đều xem xét mối quan hệ giữa kết quả và chi phí nhưng
chưa phán ánh hết được bản chất của hiểu quả kinh doanh.Hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp gắn chặt với hiệu quả kinh tế xã hội, vì thế nó cần được xem xét toàn
diện về cả mặt định tính và định lượng.Xét về mặt lượng, hiệu quả phải gắn với việc
thực hiện các mục tiêu chính trị xã hội môi trường nhất định.Do vậy chúng ta không
thể chấp nhận việc các nhà kinh doanh tìm mọi cách để đạt được các mục tiêu kinh
tế dù phải trả bất cứ giá nào.Vì vậy, khái niệm hoàn thiện nhất về hiệu quả kinh
doanh là: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng

nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở
mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất.
2.1.2.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu về cơ bản cũng như nghiên cứu
hiệu quả kinh doanh, chỉ khác ở phạm vi nghiên cứu.Nếu hiệu quả kinh doanh phán
ánh trình độ sử dụng nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
nghiệp trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức của doanh nghiệp
nhập khẩu mà thôi.
Xét trên giác độ doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu chỉ có thể đạt
được khi thu được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, thể hiện trình độ khả năng sử
dụng các yếu tố nguồn lực cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh nhập khẩu
của doanh nghiệp.
Xét trên giác độ xã hội: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu chỉ có thể đạt được
khi tổng lợi ích xã hội nhận được từ hàng hoá dịch vụ nhập khẩu lớn hơn chi phí bỏ
ra để sản xuất những hàng hóa dịch vụ trong nước, nghĩa là hoạt động nhập khẩu
góp phần làm nâng cao hiệu quả lao động xã hội, tăng chất lượng và giảm giá thành
sản phẩm.
2.2 Một số lý thuyết cơ bản về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của doanh nghiệp
2.2.1 Lý thuyết về nhập khẩu
2.2.1.1 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
- Nhập khẩu là hoạt động chịu nhiều sự điều chỉnh của các nguồn luật khác
nhau như: luật quốc gia, luật quốc tế, các điều ước quốc tế, các tập quán thương mại
quốc tế…Giữa các nguồn luật này lại thường có sự mâu thuẫn,xung đột với nhau
nên khi tham gia nhập khẩu các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các nguồn luật để
điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu để né tránh những tranh chấp.

- Thị trường nhập khẩu rất đa dạng.Mỗi quốc gia có lợi thế so sánh trong sản
xuất những mặt hàng nhất định.Do vậy nhà nhập khẩu có rất nhiều cơ hội để lựa
chọn thị trường cung cấp cho mình.Việc nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nào cần
tính đến những lợi ích thu được cũng như những chi phí phải bỏ ra khi nhập khẩu từ
thị trường đó.
- Các phương thức giao dịch trên thị trường quốc tế rất phong phú: thông qua
internet, giao dịch trung gian, giao dịch tại hội chợ triễn lãm, buôn bán đối lưu…
- Mọi hoạt động nhập khẩu hàng hóa đều phải được tiến hành thông qua hợp
đồng kinh tế.
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
- Phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu cũng rất đa dạng và
phong phú như: phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền, phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ, phương thức thanh toán đối lưu…Trong đó phổ biến nhất là
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
- Để tránh rủi ro về hối đoái, ngoại tệ được dùng trong thanh toán của các giao
dịch nhập khẩu thường là các ngoại tệ mạnh có khả năng thanh khoản cao như:
USD, EURO…
- Điều kiện giao hàng phổ biến nhất được các bên thỏa thuận và sử dụng trong
hoạt động nhập khẩu là các điều kiện FOB và CIF…Trong quá trình vận chuyển có
thể xảy ra có thể xảy ra những rủi ro về hàng hóa.Do đó để đề phòng và giảm thiểu
những thiệt hại do rủi ro gây ra, các bên có thể thỏa thuận mua bảo hiểm cho hàng
hóa, chi phí mua bỏa hiểm do người nhập khẩu hay người xuất khẩu tùy theo các
điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng.
2.2.1.2 Các hình thức nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu hiện nay được tồn tại dưới nhiều hình thức
rất đa dạng và phong phú.Song nước ta chủ yếu nhập khẩu dưới các hình thức sau:
• Nhập khẩu ủy thác
Là hình thức nhập khẩu trong đó các đơn vị kinh doanh có nhu cầu hàng hóa

nhưng không có quyền hay không có khả năng nhập khẩu trực tiếp như không có
quota nhập khẩu hoặc không có kinh nghiệm nhập khẩu…nên công ty ủy thác cho
một công ty khác tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của đơn vị mình.Bên nhận ủy
thác sẽ tiến hành đàm phán với các đối tác nước ngoài để làm thủ tục, ký hợp đồng
nhập khẩu và nhận một phần thù lao theo thỏa thuận gọi là phí ủy thác.
Trong ký kết hợp đồng ủy thác doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phải ký
đồng thời hai hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa với nước ngoài và hợp đồng
ủy thác nhập khẩu với bên ủy thác.
• Nhập khẩu tự doanh
Đây là hình thức nhập khẩu mà doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm hoạt động
của mình.Nhập khẩu tự doanh có nghĩa là doanh nghiệp có thẩm quyền xuất nhập
khẩu trực tiếp sẽ tự nhập khẩu một cách độc lập với điều kiện là phải thực hiện
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
đứng phương hướng, chính sách của nhà nước và các thông lệ quốc tế.Nhập khẩu tự
doanh gồm có 2 loại:
- Nhập khẩu mậu dịch: Hàng hóa nhập khẩu mậu dịch là do Nhà nước trực
tiếp quản lý theo kế hoạch phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội.Hàng hóa nhập
khẩu mậu dịch phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu dự kiến trong năm, khi nhập khẩu
hàng hóa phải có giấy phép của Bộ thương mại.
- Nhập khẩu phi mậu dịch: Hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch là hàng hóa
không trực tiếp đưa vào sản xuất kinh doanh, Nhà nước không trực tiếp nhập khẩu
hàng hóa phi mậu dịch không phải xin giấy phép của Bộ thương mại mà do hải
quan cấp phép.
Khi thực hiện theo hình thức nhập khẩu này doanh nhiệp chỉ cần lập hợp
đồng mua bán hàng hóa với các doanh nghiệp nước ngoài.
• Nhập khẩu trực tiếp
Là hình thức trong đó nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có mối quan hệ trực
tiếp với nhau để bàn bạc thỏa thuận về giá cả, phương thức giao dịch, phương thức

thanh toán và các điều khoản giao dịch khác.Khi thực hiện nhập khẩu này thì doanh
nghiệp chỉ cần lập hợp đồng mua bán hàng hóa với các doanh nghiệp nước ngoài.
• Nhập khẩu gián tiếp
Là hình thức nhập khẩu thông qua các trung tâm thương mại, trung tâm môi
giới nhập khẩu tức là thông qua các trung gian thương mại.
Hình thức nhập khẩu này cũng có những ưu điểm và nhược điểm gần giống
như hình thức nhập khẩu ủy thác.
• Nhập khẩu tái xuất
Là hoạt động nhập hàng hóa không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất
khẩu snag một nước thứ ba nào đó nhằm thu lợi nhuận song những hàng này không
được chế biến ở nước tái xuất.Như vậy nhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba nước:
nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất.
Hình thức này vẫn phải làm thủ tực hải quan nhập hàng hóa rồi lại xuất khảu
thông qua gia công chế biến ở nước tái xuất.
• Nhập khẩu tiểu ngạch
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Thường áp dụng với hàng hóa không chịu sự quản lý của Nhà nước.Về thủ
tục hành chính, hàng hóa nhập khẩu tiểu nghạch phải làm thủ tục kê khai hải quan
và đóng thuế tiểu ngạch theo Bộ tài chính quy định và ban hành thống nhất cả
nước.Nhập khẩu tiểu ngạch chính là nhập khẩu hàng hóa qua biên giới với khối
lượng từng đợt nhỏ.
• Nhập khẩu chính ngạch
Là phương thức nhập khẩu chịu sự quản lý của Nhà nước trực tiếp thông qua
Bộ công thương.Nhập khẩu chính ngạch mang tính chất kinh doanh lớn, có thị
trường ổn định.
2.2.1.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với doanh nghiệp
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế.Nó không
phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một chuỗi các quan hệ mua bán

trong một nền thương mại có tính chất cả bên trong và bên ngoài quốc tế, do đó vai
trò của hoạt động nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng và được thể hiện ở các
vai trò như sau:
• Nhập khẩu làm đa dạng hóa về mặt hàng, chủng loại, quy cách, mở
rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn
mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước khi thể
hiện chế độ tự cung tự cấp.
• Thức đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhập khẩu còn góp
phần đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuât hiện đại của thế giới vào trong nước.
• Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nhập khẩu, tạo ra
động lực cho các nhà sản xuất trong nước buộc phải không ngừng vươn lên
để tồn tại , thanh lọc các đơn vị sản xuất yếu kém.Xóa bỏ chế độ độc quyền,
phá vỡ chế độ tự cung tự cấp của nền kinh tế đóng.
• Nhập khẩu giải quyết nhu cầu đặc biệt, hàng hóa hiếm hoặc hàng hóa có hàm
lượng công nghệ cao mà trong nước chưa sản xuất được.
• Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một
sự phát triển cân đối ổn định, khai thác tối đa tiềm năng của nền kinh tế vòng
quay kinh tế.
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
• Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định
cho người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao
động.
• Nhập khẩu là cầu nối thông suốt của nền kinh tế thị trường trong và ngoài
nước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát
huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hóa.
2.2.2. Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
2.2.2.1 Phân loại hiệu quả kinh doanh

Trong quản lý kinh doanh thương mại quốc tế, phạm trù “hiệu quả” được thể
hiện ở nhiều hình thái khác nhau và việc phân loại hiệu quả theo các tiêu thức khác
nhau cũng có tác dụng tích cực trong quản lý kinh doanh, nó là cơ sở để xác định
các chỉ tiêu và mức hiệu quả, có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý và nâng cao
hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
• Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận
+ Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Là hiệu quả kinh doanh tính chung cho
toàn doanh nghiệp, nó phản ánh một cách khái quát về mối quan hệ giữa kết quả và
chi phí để thực hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra trong một giai đoạn nhất
định.Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có tác động thiết thực tìm
ra được hướng giảm chi phí hiệu quả nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
+ Hiệu quả kinh doanh bộ phận: Là hiệu quả kinh doanh tính riêng cho từng
bộ phận hoặc từng yếu tố snar xuất riêng như : vốn, lao động, máy móc thiết bị…
Nó chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh ở từng mặt hoạt động của doanh nghiệp mà
không phản ánh được hiệu quả của toàn doanh nghiệp.Vì vậy, các doanh nghiệp
nhập khẩu phải quan tâm đến việc nghiên cứu các biện pháp đồng bộ để nâng cao
hiệu quả kinh doanh trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
• Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
+ Hiệu quả tuyệt đối: là phạm trù chỉ lượng hiệu quả được tính toán cho từng
phương án kinh doanh bằng cách xác định những lợi ích có thể thu được từ những
lượng chi phí bỏ ra.
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
+ Hiệu quả tương đối: Được xác định trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu hiệu quả
tuyệt đối giữa các phương án.Hay hiệu quả tương đối là sự chênh lệch giữa hiệu quả
tuyệt đối của các phương án.Việc tính toán hiệu quả tương đối nhằm mục đích so
sánh các phương án kinh doanh để từ đó lựa chọn phương án tối ưu nhất, có lợi
nhuận lớn nhất.

+ Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
nhưng chúng lại có tính độc lập tương đối, xác định hiệu quả là cơ sở để so sánh,
đồng thời là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả tuyệt đối của các phương
án.
2.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
• Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
Lợi nhuận nhập khẩu được tính theo công thức:
Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu – Chi phí nhập khẩu
Trong đó:
Lợi nhuận nhập khẩu là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh
kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là điều kiện tiền đề cho việc
duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, là điều kiện để nâng cao mức
sống người lao động.
Doanh thu nhập khẩu của một doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp thu
được thông qua việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong một thời gian nhất
định, thường là 1 năm.
Chi phí nhập khẩu là những chi phí cần thiết phải bỏ ra trong quá trình nhập
khẩu hàng hóa từ nước ngoài về trong một thời kỳ.
Ý nghĩa: Thông qua lợi nhuận nhập khẩu là sự chênh lệch giữa doanh
thu nhập khẩu và chi phí nhập khẩu khi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh
doanh nhập khẩu, chỉ tiêu này cho biết mức độ hiểu quả kinh doanh nhập khẩu mà
doanh nghiệp đạt được.
• Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí( Pcp)
Là đại lượng so sánh giữa lợi nhuận thu được do việc nhập khẩu mang lại so
với chi phí đã bỏ ra để mua hàng nhập khẩu
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Mặc dù là chỉ tiêu cơ bản cần thiết phải tính toán khi đánh giá hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu nhưng nếu chỉ tính chỉ tiêu lợi nhuận thì chưa phản ánh được hết

hiệu quả của hoạt động kinh doanh.Trong thực tế còn phải tính tỷ suất lợi nhuận
nhập khẩu theo chi phí.
Pcp = Lợi nhuận nhập khẩu *100%
Tổng chi phí
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ vào kinh doanh nhập
khẩu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu
quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
• Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Pdt)
Pdt = Lợi nhuận nhập khẩu *100%
Tổng doanh thu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu từ kinh doanh nhập
khẩu thì thu được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng
sinh lời cuả vốn càng lớn,hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng
cao và ngược lại.
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (Pv)
Pv = Lợi nhuận nhập khẩu *100%
Tổng vốn nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh nhập
khẩu có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng
sinh lời của vốn càng lớn,hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao và ngược lại.
• Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Svlđ)
+ Số vòng quay vốn lưu động
Svlđ = Doanh thu nhập khẩu thuần
Vốn lưu động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh
hập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay vốn lưu động quay được bao
nhiêu vongf trong một kỳ.Chỉ tiêu nayf càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động
cho kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại
+ Thời gian 1 vòng quay lưu động(Tv)
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương

12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Tv = Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngaỳ cần thiết để vôns lưu động cho kinh
doanh nhập khẩu quay được 1 vòng.Thời gian quay vòng vốn lưu động càng lớn
chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại. .(trong đó thời gian của kỳ phân
tích là 360 ngày).
+ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (Hvlđ)
Hvlđ = Vốn lưu động nhập khẩu bình quân
Tổng doanh thu nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đông doanh thu nhập khẩu cần
bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân.Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn nhập khẩu càng lớn và ngược lại.
• Hiệu quả sử dụng lao động
+ Mức sinh lời 1lao động nhập khẩu (D)
D = Lợi nhuận nhập khẩu
Số lao động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 1lao động tham gia vào hoạt động kinh
doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích.Chỉ tiêu càng lớn
chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng cao.
+ Doanh thu bình quân 1 lao động (W)
W = Tổng doanh thu nhập khẩu
Số lao động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một lao động tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích.Chỉ tiêu
càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng cao.
2.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
• Các nhân tố vĩ mô
* Tình hình kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển mạnh mẽ với GDP các
năm gần đây đều đạt từ 8% trở nên.Hơn thế nữa, việc Việt Nam gia nhập các tổ
chức hợp tác kinh tế khu vực và thế giới như: ASEAN, APEC, WTO…tham gia ký
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
các hiệp định hợp tác kinh tế ngày càng sâu rộng đã và đang tạo điều kiện cho phép
việc tiếp thu khoa học công nghệ, trình độ quản lý cũng như thu hút đầu tư hợp tác
quốc tế để mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động
tiêu cực, đặc biệt là các nước lớn như Mỹ,Nhật Bản, EU…Nằm trong quỹ đạo đó,
kinh tế Việt nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, tình hình lạm phát gia tăng,
giá cả leo thang dẫn đến các chi phí đầu vào,chi phí xây dựng gia tăng ảnh hưởng
tới quá trình hoạt động của công ty nói chung và quá trình nhập khẩu cáp điện cao
thế của công ty nói riêng, đẩy chí phí nhập khẩu gia tăng làm giảm doanh thu của
công ty.
* Tình hình chính trị - pháp luật
Việt Nam trong những năm qua được coi là quốc gia có tình hình chính trị ổn
định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện và phù hợp hơn với con đường
phát triển của đất nước và xu hướng của thế giới.Điều này đã tạo ra được một môi
trường kinh doanh an toàn và ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận rằng, tuy đã có nhiều đổi mới, song các chính
sách phát luật của chúng ta vẫn còn rườm ra cụ thể như quy chế một của còn chưa
được áp dụng triệt để, nên đã làm tăng thêm các chi phí cả về vật chất lẫn cơ hội
trong mỗi giao dịch của công ty.
* Thị trường cung ứng nước ngoài
Và việc tìm nhà cung ứng phù hợp là việc rất quan trong để đảm bảo quá
trình hoạt động của công ty.Qua nghiên cứu một số thị trường cung ứng dây và cáp
điện vào Việt nam trong 6 tháng đầu năm 2011 ta thấy Trung Quốc là thị trường

cung cấp dậy và cáp điện lớn nhất của Việt Nam.Việc tìm hiểu thị trường Trung
Quốc cũng dễ hơn bởi vì do khoảng cách địa lý, do tập quán và sự phát triển của
nền công nghiệp Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt
Nam nhập khẩu hàng hóa nói chung và mặt hàng cáp điện nói riêng.Khi có nhu cầu
nhập khẩu cáp điện công ty thường tìm đến các nhà cung ứng quen thuộc đã từng
làm ăn với công ty.Điều này giúp góp phần làm giảm chi phí nhập khẩu trong khâu
tìm kiếm nhưng cũng gây bất lợi cho công ty vì có thể bỏ lỡ các nhà cung ứng có
điều kiện tốt hơn, giá cả hợp lý hơn…
*Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến hoạt động nhập khẩu của công ty
vì tính giá và thanh toán trong nhập khẩu đều phải dùng ngoại tệ.Tỷ giá hối đoái
tăng sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu, làm tăng chi phí nhập khẩu.
Đồng tiền thanh toán được sử dụng trong thương mại quốc tế giữa Việt Nam
và Trung Quốc là USD.Thị trường USD trong giai đoạn hiện nay duy trì khá ổn
định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động lượng ngoại tệ để thanh
toán với đối tác tăng thêm uy tín cho các doanh nghiệp.
* Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoặc tính theo phần
trăm đối với tổng giá trị hàng hóa hay là kết hợp cả hai cách trên đối với hàng hóa
nhập khẩu.Theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hóa nhập khẩu
một khoản lớn hơn mà người xuất khẩu nước ngoài nhận được.
Việt Nam và Trung Quốc đều nằm trong khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA), vậy nên khi công ty nhập khẩu cáp điện từ thị trường Trung
Quốc cũng được áp dụng mức thuế nhập khẩu dành cho các thành viên trong khu
vực.Hơn nữa cáp điện cao thế là mặt hàng phải chịu mức thuế nhập khẩu khá thấp
nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhập khẩu của công ty.
Dưới đây là một số mức thuế áp đối với mặt hàng cáp điện cao thế nhập khẩu

dành cho khu vực Mậu dịch Tự do ACFTA:
Bảng 2.1 Biểu thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cáp điện cao thế khu vực
ASEAN – TRUNG QUỐC (ACFTA)
Mã hàng Mô tả hàng hóa
Thuế suất
(%)
8544 854411
8544111
0
Dây cáp đơn dạng cuộn có một lớp
phủ ngoài bằng sơn hoặc tráng men
5
85441900 Dây cáp đơn dạng cuộn loại khác 5
854420
8544203
1
Cáp đồng trục và các dây dẫn đồng
trục khác, cáp cách điện đã có đầu
nối dùng cho điện áp trên 66KV,
bằng cao su hoặc plastic
1
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế

8544203
9
Cáp đồng trục và các dây dẫn đồng
trục khác, cáp cách điện đã có đầu
nối dùng cho điện áp trên

66KV,loại khác
1
Nguồn :Phòng tài chính – kế toán của công ty
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
• Các nhân tố vi mô
* Nguồn vốn kinh doanh.
Nguồn vốn kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh
doanh của công ty nói chung và trong hoạt động nhập khẩu cáp điện của công ty nói
riêng. Là công ty xây dựng nên vốn của công ty hầu như là nguồn vốn cố định,
nhưng để đảm bảo tiến độ thi công công trình công ty đã dành một lượng vốn lưu
động nhất định để nhập khẩu cáp điện, vật liêu chính để xây dựng hệ thống điện dân
dụng.Nguồn vốn được đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu
của công ty.
* Nguồn nhân lực
Đây là nhân tố chủ quan quan trọng nhất vì con người là nhân tố quan trọng
nhất sẽ quyết định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.Trình độ
chuyên môn, năng lực của đội ngũ nhân viên trong công ty góp vai trò rất lớn đảm
bảo cho hoạt động nhập khẩu của công ty có thể thực hiện được và mang lại hiệu
quả hay không.Do đặc điểm là thường xuyên phải giao dịch nhập khẩu từ Trung
Quốc vậy nên, sự hiểu biết về thị trường, khả năng giao tiếp tiếng Anh, tiếng Trung,
sự hiểu biết về mặt hàng cáp điện của nhân viên trong công ty là những yếu tố quyết
định rất lớn đến sự thành công trong quá trình nhập khẩu cáp điện của công ty.
* Trình độ tổ chức quản lý
Trình độ của bộ phận quản lý của công ty cũng góp phần quan trọng ảnh
hưởng
đến hoạt động nhập khẩu cáp điện của công ty.Trong giai đoạn hiện nay khi mà thị
trường thường xuyên biến đổi, nhất là trong hoạt động mua bán trao đổi có yếu tố
nước ngoài thì đòi hỏi cán bộ quản lý của công ty phải có trình độ cao, linh hoạt,

nhạy bén và am hiểu thị trường nước ngoài, nhất là thị trường Trung Quốc là thị
trường mà công ty đang có hoạt động nhâp khẩu cáp điện nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động nhập khẩu.
2.2.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán
quốc tế, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, giúp cho nền kinh tế được ổn định đồng thời ổn
định nền chính trị.
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Bất kỳ một doanh nghiệp nào được thành lập và hoạt động thì mục tiêu hàng
đầu là lợi nhuận và lợi nhuận càng cao càng tốt.Đã kinh doanh là muốn có lãi, muốn
có lãi tức là kinh doanh phải có hiệu quả.Vậy nên việc nâng cao hiểu quả trong kinh
doanh của một doanh nghiệp là điều rất cần thiết, và đối với một doanh nghiệp nhập
khẩu nâng cao hiểu quả trong nhập khẩu là một yếu tố quan trọng góp phần tăng lợi
nhuân cho một doanh nghiệp.Việc nâng cao hiểu quả hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu có ý nghĩa với doanh nghiệp như sau:
- Sự khan hiếm nguồn lực sản xuất đòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu: Các nguồn lực sử dụng trong sản xuất kinh doanh không phải là
vô hạn.Chính vì vậy, nếu sử dụng nguồn lực không hợp lý sẽ dẫn đến sự lãng phí và
cạn kiệt nguồn lực.Nguồn lực mà các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu sử dụng là
thời gian, lao động, ngoại tê…Sự khan hiếm các nguồn lực này đặt ra yêu cầu
doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bằng cách áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh.Việc tiết kiệm nguông lực giúp
doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm.
- Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải
nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường
cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay, các doanh nghiệp phải tự đưa ra
những quyết định tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
mình.Doanh nghiệp càng kinh doanh có hiệu quả thì lợi ích thu được càng

lớn.Trong hoàn cảnh mà mọi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu lợi nhuận tối đa,
doanh nghiệp nào không tìm cách vươn lên nâng cao hiệu quả kinh doanh thì đồng
nghĩa với việc tự loại bỏ mình.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người lao động: Hiệu quả kinh doanh được nâng cao thì kết quả thu được
ngày càng tăng, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng phát triển, như vậy ngoài tạo thêm
việc làm mới còn giúp nâng tăng thu nhập cho người lao động trong doanh
nghiệp,cải thiện và nâng cao đời sống của họ.Khi được đảm bảo về đời sống , người
lao động sẽ có thêm động lực để làm việc hăng say, giúp tăng năng suất lao động,
dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty, chúng ta có rất
nhiều chỉ tiêu để đánh giá.Song với những hạn chế về kinh nghiệm và phạm vi
nghiên cứu nhỏ hẹp trong công ty, chúng ta lựa chọn các chỉ tiêu sau để đánh giá
hiệu quả nhập khẩu của công ty:
- Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Các chỉ tiêu này đều là các chỉ tiêu quan trọng trong doanh nghiệp, mỗi chỉ
tiêu có những đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp ở 1 góc độ khác nhau.Mỗi
chỉ tiêu đều cho ta thấy được mức độ hiệu quả của hoạt động nhập khẩu của công ty
ở mức độ nào, tăng giảm ra sao để từ đó chúng ta đánh giá tổng quát được hiệu quả
hoạt động nhập khẩu của công ty và đưa ra các biện pháp để nâng cao hơn hiệu quả
của hoạt động nhập khẩu.

SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CÁP ĐIỆN
110KV, 220KV TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
3.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển cơ sở
hạ tầng
Từ năm 2003 nhìn thấy được những nhu cầu cần thiết và cấp bách trong việc
thiết kế, thi công và xây dựng nhà ở, xây lắp các công trình đường điện, các công
trình mang tính thiết thực cần phải có đội ngũ kĩ sư thiết kế và công nhân xây dựng
có tay nghề cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người dân. Chính vì vậy Công ty
cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng - INDECO đã được thành lập.
Ban đầu mới thành lập với rất nhiều khó khăn nhưng cũng với sự cố gắng nỗ
lực không ngừng của các thành viên trong công ty, công ty đã phát triển rất mạnh
mẽ và đến thời điểm bây giờ số vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 110.000.000 tỷ
đồng.Trong quá trình hoạt động, INDECO không ngừng củng cố bộ máy tổ chức
phát triển kinh doanh và luôn phát triển một cách ổn định và bền vững, hoàn thành
tốt các hợp đồng đã ký với các đối tác.Trong lĩnh vực xây lắp INDECO đã xây
dựng nhiều công trình đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng,
được chủ đầu tư, tư vấn giám sát đánh giá cao. Những công trình do INDECO thi
công luôn hoàn thành đạt và vượt tiến độ đề ra, bàn giao đúng tiến độ.
Song song với việc đầu tư trang thiết bị thi công, INDECO đã từng bước xây
dựng và phát triển đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề.Với số
lượng khoảng 15 kỹ thuật viên và công nhân lúc thành lập, đến nay INDECO đã
phát triển được hơn 50 cán bộ điều hành quản lý với trình độ đại học trở lên và hàng
trăm công nhân có tay nghề cao, đã từng tham gia nhiều công trình có quy mô vừa
và lớn chuyên ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp, đường dây và trạm biến áp,
đường giao thông, cầu cống, hạ tầng khu công nghiệp, cấp thoát nước, san lấp mặt

bằng- tái định cư v.v…Từng bước củng cố và phát triển lực lượng, đến nay
INDECO đã có đủ năng lực để đảm nhận thi công và hoàn thành nhiều loại công
trình có quy mô vừa và lớn.
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư xây
dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng
Trong gần 10 năm hoạt động và phát triển công ty luôn gắn bó và đặt hết tâm
huyết của mình và lĩnh vực thi công, xây dựng những dự án, công trình với những
quy mô và tầm cỡ nhất định.Đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp, công ty luôn chủ
trương nâng cao và phát triển thương hiệu thông qua việc đảm bảo chất lượng công
trình, tiến độ và an toàn lao động. Chính vì vậy, nhiều công trình có yêu cầu cao về
kỹ thuật, mỹ thuật đã được công ty thực hiện thành công, được chủ đầu tư, tư vấn
giám sát đánh giá cao.Công ty chủ yếu nhận các công trình về đường điện, xây
dựng di chuyển, nâng cao đường dây điện lực, di chuyển các công trình điện cao
thế, trung thế, hạ thế….
Với năng lực ngày càng được nâng cao và đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân
lành nghề có thâm niên công tác, kinh nghiệm chuyên môn, công ty đã, đang và sẽ
là địa chỉ đáng tin cậy của các nhà đầu tư,các đối tác trong và ngoài nước.
Sau đây là tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây:
Bảng 3.1 Tình hình tài chính của công ty
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU

số
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 01
15.369.650.00

0

30.169.152.589

65.906.129.933
2.Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
50
1.367.755.
429

2.612.957.575

5.899.199.607
3. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp 51
382.971.5
20

653.239.394

1.474.799.902
4. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51).
60
984.783.9
09
1.959.718.1
81

4.424.399.
705
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của công ty
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu hoạt động của công ty
hu90% so với năm 2009, năm 2011 tăng 110% so với năm 2010. Năm 2009 do ảnh
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
21
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
hưởng của khủng hoảng kinh tế, tác động đến hầu hết mọi hoạt động của xã hội là
một công ty xây dựng nên công ty cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, sang đến năm 2010
tình hình kinh tế bắt đầu khả quan hơn, bên cạnh đó cũng có nhiều công trình hoàn
thành mang doanh thu về cho công ty.Sang năm 2011 là năm mang doanh thu rất
lớn về cho công ty, hàng loạt công trình được hoàn thành, trong đó chủ yếu là các
công trình trong lĩnh vực xây lắp đường điện như: Dự án thí điểm hạ ngầm điện
110KV lộ 172,176 Hà Đông - Thượng Đình đoạn cắt qua đô thị Tây nam Kim
Giang, Cấp điện sinh hoạt cho khu đô thị mới phía Tây mở rộng thành phố Hải
Dương tỉnh Hải Dương.
3.3 Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu cáp điện
cao thế 110KV, 220KV từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần Xây
dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng.
3.3.1 Khái quát hoạt động nhập khẩu cáp điện cao thế 110KV, 220KV của Công
ty
3.3.1.1 Đặc điểm về thị trường nhập khẩu Trung Quốc
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm 2011 Việt
Nam đã nhập khẩu dây và cáp điện các loại đạt kim ngạch 264,6 triệu USD, tăng
22,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng trong tháng 6, kim ngạch nhập khẩu
mặt hàng này đạt 43,2 triệu USD, tăng 15,8% so với tháng trước và tăng nhẹ 6,39%
so với tháng 6/2010. Dự báo kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dây và cáp điện trong
tháng 7 sẽ còn tăng do yếu tố tăng giá của các nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất
cũng như nhu cầu sử dụng dây và cáp điện của các ngành như sản xuất xe hơi, điện

tử và viễn thông… đang có sự phát triển mạnh mẽ.
Trung Quốc là một nước có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, là một
nước có lợi thế rất lớn về sản xuất các sản phẩm đòi hỏi có trình độ kỹ thuật
cao.Hơn thế nữa,là một quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú, nhân công rẻ,có
trình độ kỹ thuật cao nên các sản phẩm do nước này sản xuất ra thường có giá thành
rất cạnh tranh.Bên cạnh đó, xét về khoảng cách địa lý rất gần Việt nam nên Trung
Quốc là nước có lượng nhập khẩu cáp điện vào Việt Nam rất lớn.
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
22
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Để so sánh tình hình nhập khẩu cáp điện về Việt Nam từ thị trường Trung
Quốc so với các thị trường khác, chúng ta nhìn vào bảng sau:
Bảng 3.2 Một số thị trường nhập khẩu dây và cáp điện vào Việt Nam trong
tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2011
Đơn vị tính: USD
Thị trường
T6/2011
(USD)
so T5/2011
(%)
so T6/2010
(%)
6T/2011
(USD)
so 6T/2010
(%)
Trung Quốc 17.145.690 17,84 13,06 94.676.428 34,58
Nhật Bản 8.660.807 49,80 -7,51 46.217.370 -0,30
Thái Lan 4.222.442 48,60 -16,59 34.150.340 10,22
Hàn Quốc 3.914.685 -19,28 31,51 31.585.697 78,20

Malaysia 2.650.703 47,34 23,24 11.799.982 13,60
Đài Loan 1.717.344 -11,18 -17,74 10.488.127 -5,96
Singapore 891.991 -4,31 84,60 5.901.892 53,53
Hoa Kỳ 857.560 1,92 90,51 4.373.704 -5,39
Nguồn : Phòng tài chính - kế toán của công ty
Trong tháng 6/2011, kim ngạch nhập khẩu dây và cáp điện của Việt Nam sụt
giảm ở một số thị trường. Tuy nhiên vẫn có những thị trường đạt mức tăng trưởng.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp dây và cáp điện lớn nhất của Việt Nam
với kim ngạch đạt 17,1 triệu USD, tăng 17,84% so với tháng trước và tăng 13,06%
so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch nhập khẩu
dây và cáp điện của nước ta từ thị trường này tăng 34,58% so với cùng kỳ năm
2010, đạt 94,7 triệu USD, chiếm 37% tổng kim ngạch.
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
23
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
3.3.1.2 Kim ngạch nhập khẩu cáp điện cao thế 110KV, 220KV từ thị trường Trung
Quốc của Công ty

Bảng 3.3 Tình hình nhập khẩu cáp điện tại công ty trong 4 năm gần đây:
Đơn vị tính: VNĐ
STT
HÀNG HÓA ĐV Năm 2009 Năm 2010 Năm2011
A B
I Cáp 110 KV M

7.001.155.395

11.397.387.883

42.263.727.889

1 CXV-22-12/20(110KV)(7/2)

465.970.974

679.411.105

588.593.170
2 CXV-25-12/20(110KV)(7/2.14)

188.224.268

131.331.868

456.890.000
3 CXV-95-12/20(110KV)(19/2.52)

589.025.000

156.825.400

241.925.426
4 CXV-240-12/20(110KV)(61/2.25)

241.129.385

854.205.200

1.025.842.010
5 CXV-300-12/20(110KV)(61/2.52)


1.682.735.418

1.335.504.766

5.342.017.200
6 CXV-400-12/20(110KV)(61/2.9)

3.834.070.350

8.240.109.544

34.608.460.083
II Cáp 220 KV M
3.172.438.
046
3.379.916.5
10
33.034.195.3
34
1 CXV/S-35-12/20(220KV)(7/2.56)

307.262.750

743.323.045

745.328.469
2
CXV/S-50-12/20(220KV)
(19/2.16)


155.362.000

151.791.465

738.217.245
3
CXV/S-185-12/20(220KV)
(37/2.33)

458.210.000

689.251.500
4
CXV/S-240-12/20(220KV)
(61/2.28)

148.521.000

245.081.020
5
CXV/S-400-12/20(220KV)
(61/2.94)

935.569.500

1.025.821.000

2.548.102.100
6
CXV/S-500-12/20(220KV)

(61/3.25)

1.774.243.796

852.250.000

28.068.215.000
Nguồn: Phòng tài chính –kế toán của công ty
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lượng cáp mà công ty đã nhập khẩu tăng
rất nhiều trong mấy năm gần đây. Riêng năm 2010 tổng hàng nhập gần 15 tỷ tăng
gần 48% so với năm 2009, năm 2011 tăng hơn 400% so với năm 2010.Đặc biệt là
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
24
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
năm 2010 và 2011 tăng rất mạnh do trong 2 năm này công ty đang thi công công
trình: Di chuyển các công trình điện cao thế 110KV,220KV, điện trung thế, hạ thế
thuộc địa bàn quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông; Dự án đường đô thị Cát Linh
- Hà Đông…đây là các công trình điện cao thế nên các loại cáp - nguyên vật liệu
chủ yếu của dự án công trình chưa sản xuất được ở trong nước nên phải nhập khẩu
từ Trung Quốc.
3.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cáp điện
cao thế 110KV, 220KV từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần Xây
dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng.
3.4.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nhập khẩu cáp điện của Công ty
Hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh nhập
khẩu.Trong những năm vừa qua, cùng với sự cố gắng và nỗ lực thực hiện kế hoạch
đề ra, công ty có quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là các chỉ
tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ Trung Quốc.Tuy nhiên, công ty chưa cân
nhắc đánh giá về kết quả kinh doanh đánh giá về kết quả thực hiện từng chỉ tiêu
hiệu quả kinh doanh để xác định chỉ tiêu nào đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập

khẩu hàng từ Trung Quốc, chỉ tiêu nào chưa đảm bảo được yêu cầu,Trên cơ sở đó
có các biện pháp thực hiện.
Là công ty kinh doanh nhập khẩu cáp điện từ Trung Quốc nên muốn đánh
giá hiệu quả nhập khẩu mặt hàng này thì phải phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu
quả nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc của công ty.
3.4.1.1 Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
Mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là thu được thật nhiều lợi
nhuận.Để thấy được mức độ hiểu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty chúng ta
nhìn vào chi tiêu lợi nhuận nhập khẩu chúng ta thấy cứ một đồng doanh thu từ kinh
doanh nhập khẩu thì có thể thu được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.
Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu – Chi phí nhập khẩu
Bảng 3.4 Bảng chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
SV: Lê Thị Hoa GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
25

×