Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Phân tích, đánh giá về ứng dụng Công nghệ thông tin trong Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.1 KB, 41 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế đã
tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết trong suốt khoảng
thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đàm Gia
Mạnh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Được làm việc với thầy, chúng em đã học được nhiều kiến thức bổ ích, không những
vậy, em còn học hỏi thêm được ở thầy tinh thần làm việc nghiêm túc và trách nhiệm
trong công việc.
Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng
Long, đặc biệt là các anh chị trong Phòng Giám định của Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ,
định hướng cho em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Tuy công việc bận rộn
nhưng các anh chị vẫn tranh thủ cung cấp thông tin, tài liệu quý báu để giúp em hoàn
thành bài khóa luận này.
Con cũng xin gửi lời cảm ơn tận đáy lòng mình tới bố mẹ kính yêu. Bố mẹ luôn là
nguồn động lực to lớn thôi thúc con vượt qua những khó khăn trong suốt quãng đời sinh
viên. Kết quả của bài khóa luận này cũng là món quà mà con muốn dâng tặng bố mẹ.
Cảm ơn bố mẹ đã luôn luôn ủng hộ và tin tưởng ở con.
Mình cũng không thể nào quên những lời động viên, góp ý của các bạn thân yêu.
Cảm ơn các bạn đã giúp mình trong những lúc mình mệt mỏi nhất.
Bài khóa luận có thể còn nhiều sai sót, nhưng em đã cố gắng hết sức. Kính mong
sự góp ý của Quý thầy cô và bạn bè để giúp em hoàn thiện hơn cả về tư duy và kiến
thức trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội. Ngày 20 tháng 05 năm 2012.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mến
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
i
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2012
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TY BẢO HIỂM
BƯU ĐIỆN THĂNG LONG 1
1.1 Tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu cần giải quyết trong đề tài 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5. Phương pháp thực hiện đề tài 3
1.6. Kết cấu của bài khóa luận 3
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU
ĐIỆN THĂNG LONG 4
2.1. Cơ sở lý luận chung về CNTT và Bảo hiểm 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về CNTT và ứng dụng CNTT 4
2.1.2. Những vấn đề chung về Bảo hiểm 6
2.1.3. Tác động và ý nghĩa của CNTT đến hoạt động kinh doanh Bảo hiểm 8
2.2. Đánh giá, phân tích thực trạng ứng dụng CNTT tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long 10
2.2.1. Giới thiệu về Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long 10
2.2.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua 14
2.2.3. Phân tích thực trạng về ứng dụng CNTT tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long 17
2.2.4. Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long 22
Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CNTT TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN THĂNG LONG 26
3.1. Định hướng phát triển của PTI Thăng Long về vấn đề ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh
trong thời gian tới 26
3.2. Các đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh trong
PTI Thăng Long 27

3.2.1. Đổi mới công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty trong giai đoạn mới 27
3.2.2. Ứng dụng CNTT phục vụ công tác giám định bồi thường 28
3.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu kịp thời chính xác 28
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
ii
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh trong PTI
Thăng Long 29
3.3.1. Tăng cường trang bị phương tiện kỹ thuật CNTT 29
3.2.3. Hoàn thiện chương trình phần mềm phục vụ hoạt động kinh doanh trong Công ty Bảo
hiểm Bưu điện Thăng Long 32
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
CÁC PHỤ LỤC 37
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
I. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
DN Doanh nghiệp
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
BHXH Bảo hiểm xã hội
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
iii
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
PM Phần mềm
HTTT Hệ thống thông tin
CNTT Công nghệ thông tin

HĐH Hệ điều hành
II. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Từ viết tắt Nghĩa tiếng nước ngoài Nghĩa tiếng Việt
PTI Post and Telecommunication Joint
Stock Insurance Corporation
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Bưu điện
PTI Thăng
Long
Thăng Long Post and
Telecommunication Insurance
Coporation
Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng
Long
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
VNPost Vietnam Post Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam
CRM Customer Relationship Management Quản lý quan hệ khách hàng
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
iv
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN THĂNG LONG
1.1 Tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Từ cuối năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Điều này đã mở ra cho nước ta những cơ hội lớn để phát triển song cũng đặt
nước ta trước những thách thức và khó khăn không nhỏ. Trong những cam kết đa phương
và song phương với các nước trên thế giới để gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở

cửa thị trường dịch vụ Bảo hiểm. Điều đó đã đặt các doanh nghiệp dịch vụ Bảo hiểm vào
quá trình cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với các
doanh nghiệp nước ngoài.
Khi thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế, thị trường dịch vụ
Bảo hiểm Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đánh dấu một
bước chuyển căn bản từ một thị trường độc quyền nhà nước sang một thị trường cạnh
tranh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế hoạt động trong tất cả các lĩnh vực
Bảo hiểm.
Tuy nhiên, việc mở cửa lĩnh vực Bảo hiểm cũng đặt ra những đòi hỏi mới đối với
các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam. Đây chính là lý do tại sao các doanh nghiệp trong
nước dù vẫn đang giành thế áp đảo về doanh thu phí Bảo hiểm phi nhân thọ (93%) và duy
trì vị trí đứng đầu về doanh thu phí Bảo hiểm nhân thọ nhưng các doanh nghiệp Bảo hiểm
Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và Công ty Bảo
hiểm Bưu điện Thăng Long nói riêng vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ về
khả năng bị thu hẹp thị phần và mất đi thế cạnh tranh trên sân nhà.
Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Bảo hiểm trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay, yêu cầu hình thành sản phẩm riêng biệt đang là mục tiêu được nhiều
công ty Bảo hiểm Việt Nam theo đuổi và “chìa khóa” để triển khai kế hoạch này là các
giải pháp về công nghệ thông tin (CNTT), do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích,
đánh giá về ứng dụng Công nghệ thông tin trong Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng
Long” là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn không chỉ với Công ty Bảo hiểm Bưu điện
Thăng Long nói riêng mà với ngành Bảo hiểm nước ta nói chung.
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
1
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong ngành Bảo hiểm ở nước ta còn hạn chế
và chưa được phổ biến, do vậy, số lượng các công trình nghiên cứu, bài viết khoa học

xung quanh vấn đề này cũng không nhiều. Sau đây là một số bài viết tiêu biểu:
Ứng dụng CNTT trong quản lý Bảo hiểm y tế – Tailieu.vn.
Vai trò của Công nghệ Thông tin đối với quản lý BHXH ở Việt Nam – Tạp chí
Bảo hiểm xã hội Sơn La.
Vấn đề ứng dụng CNTT trong Bảo hiểm – Hoàng Văn Tuấn – Luận văn – Trường
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong Bảo hiểm, tạo đà phát triển – Tạp chí Bảo hiểm
24h.
Các công trình nghiên cứu và bài viết khoa học trên tuy đã đề cập đến vấn đề ứng
dụng CNTT trong lĩnh vực Bảo hiểm nhưng mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ, chưa đi sâu vào
cụ thể từng doanh nghiệp Bảo hiểm. Với đề tài này, em muốn đi sâu nghiên cứu việc ứng
dụng CNTT tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long nhằm thấy rõ những lợi ích mà
CNTT mang lại cho Công ty, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh tại Công ty.
1.3. Mục tiêu cần giải quyết trong đề tài
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Khóa luận làm rõ thực trạng ứng dụng CNTT của Công ty Bảo hiểm Bưu điện
Thăng Long, tập trung phân tích và đưa ra những đánh giá về tình hình ứng dụng đó. Dựa
trên cơ sở những phân tích và đánh giá ấy, đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường và
nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của Công ty.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về CNTT và vấn đề ứng dụng CNTT, hệ thống
các lý thuyết về Bảo hiểm và Bảo hiểm phi nhân thọ, qua đó đưa ra một số nhận định về
tình hình ứng dụng CNTT trong ngành Bảo hiểm nói chung và Công ty Bảo hiểm Bưu
điện Thăng Long nói riêng.
Làm rõ tính cấp thiết của vấn đề ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của
ngành Bảo hiểm và Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long.
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
2
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT của Công ty Bảo hiểm Bưu điện
Thăng Long trong thời gian qua.
Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả ứng dụng
CNTT vào hoạt động kinh doanh Bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của
Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long.
 Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu từ năm 2005 đến nay.
1.5. Phương pháp thực hiện đề tài
Khóa luận sử dụng phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử; phương
pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp với các phương pháp cụ thể như: Phân tích, tổng
hợp, thống kê, nghiên cứu tổng kết thực tiễn và kế thừa có chọn lọc những thành quả
nghiên cứu lý luận và thực tiễn trước đây liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, em dựa vào
bài Báo cáo thực tập tổng hợp nhằm thu thập những thông tin hữu ích, giúp cho bài khóa
luận được đầy đủ và trọn vẹn hơn.
1.6. Kết cấu của bài khóa luận
Ngoài các phần Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục từ viết tắt, bài khóa luận của em
gồm có 3 phần chính như sau:
Phần 1: Tổng quan về ứng dụng CNTT trong Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng
Long.
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực trạng vấn đề ứng dụng CNTT trong Công ty Bảo
hiểm Bưu điện Thăng Long.
Phần 3: Định hướng phát triển và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng
CNTT vào hoạt động kinh doanh trong Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long.
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
3
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2012
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CNTT
TRONG CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN THĂNG LONG
2.1. Cơ sở lý luận chung về CNTT và Bảo hiểm
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về CNTT và ứng dụng CNTT
2.1.1.1. Các khái niệm về CNTT
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử
lý, truyền và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ
49/CP ngày 04/08/1993: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người trong và xã hội.
Hệ thống CNTT trong DNBH là tập hợp các yếu tố có liên quan đến việc thu thập
xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định và điều khiển
trong một DNBH. Hệ thống này bao gồm thông tin về bản thân DNBH và môi trường
xung quanh nó.
2.1.1.2. Vấn đề ứng dụng CNTT
a. Ứng dụng CNTT trong đời sống kinh tế – xã hội
Trong đời sống kinh tế – xã hội rất phát triển hiện nay, thông tin có vai trò quan
trọng, ai nắm được thông tin trước và chính xác thì người đó sẽ chiếm ưu thế.
Và ngày nay, sự đòi hỏi về thông tin ngày càng phải nhanh chóng, kịp thời và chính
xác, nhu cầu này không chỉ có các nhà Chính trị, các ngành kinh tế, các doanh nghiệp,
doanh nhân mà kể cả người dân bình thường cũng đang rất cần.
Trong bộ máy nhà nước, chính phủ các nước đang tích cực ứng dụng CNTT trong
hoạt động của mình, các nước dang tiến tới xây dựng “Chính phủ điện tử” và những nước
đi đầu là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…và Việt Nam đang trong quá trình thực hiện mục
tiêu này.
b. Ứng dụng CNTT trong Bảo hiểm
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH

4
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
Căn cứ vào đặc thù của Bảo hiểm là ngành có lượng công việc hành chính khổng lồ
và tính phức tạp của nghiệp vụ Bảo hiểm, ta có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại
Bảo hiểm.
 Căn cứ vào đối tượng của BH, có các hình thức:
Bảo hiểm con người.
Bảo hiểm tài sản.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
 Căn cứ vào mục đích hoạt động của các tổ chức quản lý quỹ BH, có:
Bảo hiểm có mục đích kinh doanh.
Bảo hiểm không có mục đích kinh doanh.
Và hiện nay, các nước trên thế giới thường triển khai các loại BH như: BH xã hội,
BH y tế, BH thất nghiệp, BH thương mại, … và trong mỗi loại hình BH có rất nhiều
nghiệp vụ BH khác nhau, có tính đặc thù riêng, trong mỗi nghiệp vụ lại có rất nhiều sản
phẩm BH. Vì thế, khối lượng công việc của BH là rất lớn và rất phức tạp: cần có hồ sơ
lưu trữ về khách hàng rất lớn, các hồ sơ này phải rất chính xác và cần được lưu trữ trong
nhiều năm, các Công ty BH còn phải theo dõi một cách chính xác và thường xuyên về
thông tin về khách hàng của mình… Khi xảy ra tổn thất đối với khách hàng, BH cần phải
nhanh chóng giải quyết các vấn đề xảy ra và thực hiện công tác giám định, bồi thường
cho khách hàng.
Ngày nay, do tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, yêu cầu các doanh nghiệp phải tìm
cách để giảm chi phí hoạt động của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh
khác. Bên cạnh đó, các DNBH cũng rất muốn quảng bá hình ảnh của mình tới khách hàng
một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, ứng dụng CNTT là một
giải pháp hữu hiệu mà các DNBH muốn hướng đến.
Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT sẽ đảm bảo được tính bí mật và an toàn thông tin cho
mỗi DN. Nó còn giúp DNBH giảm được các loại chi phí như: chi phí nhân công, chi phí

giao dịch, chi phí quản lý điều hành, chi phí giám sát,…và từ đó sẽ giúp DNBH có thể tạo
vị thế cạnh tranh trên thương trường và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Đặc biệt ngày nay, trong thời đại CNTT bùng nổ, ứng dụng CNTT là một yếu tố rất
quan trọng ảnh hưởng tới việc tổ chức mối quan hệ của DNBH với các đối tác liên quan
như khách hàng, các nhà môi giới, các nhà BH và tái BH.
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
5
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
2.1.2. Những vấn đề chung về Bảo hiểm
2.1.2.1. Khái niệm về Bảo hiểm
Đề cập đến khái niệm bảo hiểm, có nhiều khái niệm khác nhau về Bảo hiểm như
sau:
Đứng trên góc độ tài chính: Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm
phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi.
Đứng trên góc độ pháp lý: Bảo hiểm là sự cam kết giữa hai bên mà trong đó, một
bên đồng ý bồi thường cho bên kia nếu bên kia nộp phí bảo hiểm.
Quan điểm hiện nay: Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người đảm bảo cam kết bồi
thường cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi
của bảo hiểm với điều kiện người tham gia phải nộp một khoản phí cho chính người đó
hoặc người thứ ba.
Dù được định nghĩa như thế nào thì bản chất của Bảo hiểm cũng được thể hiện ở
những nội dung sau:
Bảo hiểm là cơ chế chuyển giao rủi ro từ bên tham gia sang bên bảo hiểm. Cơ chế
này được thực hiện trên cơ sở luật pháp của mỗi quốc gia.
Phân phối trong Bảo hiểm là hình thức phân phối không đều cả về mặt không
gian và thời gian.
Rủi ro trong Bảo hiểm phải là rủi ro bất ngờ, không ai lường trước được. Còn rủi
ro biết trước được thì các DNBH thường không chấp nhận bảo hiểm.

Bảo hiểm là hoạt động dịch vụ tài chính chứ không phải dịch vụ sản xuất. Bởi
vậy, quản lý vĩ mô về Bảo hiểm của nhà nước hết sức chặt chẽ và phải tuân thủ theo pháp
luật.
Mục đích chủ yếu của Bảo hiểm là góp phần ổn định cuộc sống, khôi phục sản
xuất, đảm bảo an sinh xã hội… Ngoài ra, Bảo hiểm còn đáp ứng một số nhu cầu khác của
người tham gia bảo hiểm như: tạo lập quĩ giáo dục con cái, vay thế chấp, khởi nghiệp
kinh doanh, cưới xin…
2.1.2.2. Chức năng của Bảo hiểm trong nền kinh tế
 Xét ở góc độ chủ thể tham gia bảo hiểm
Cung cấp sự bảo vệ chống lại những tổn thất tài chính: Bằng việc nhận chi trả
thiệt hại khi xảy ra biến cố, rủi ro, Nhà bảo hiểm đã cung cấp sự đảm bảo chắc chắn về
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
6
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
mặt tài chính, giúp người được bảo hiểm và gia đình họ bù đắp được những tổn thất to lớn
do hậu quả của rủi ro mang lại.
Chia sẻ rủi ro: Bằng việc đóng phí bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm đã đặt
mình vào hoàn cảnh rủi ro và sẵn sàng chia sẻ tổn thất mất mát mà người khác đang gánh.
 Xét ở góc độ toàn xã hội
Phòng ngừa những tổn thất có thể xảy ra cho xã hội
Cung cấp khối lượng vốn đáng kể cho nền kinh tế
Cải thiện năng lực và hiệu quả làm việc của toàn xã hội
Góp phần phát triển kinh tế.
2.1.2.3. Vai trò của Bảo hiểm trong nền kinh tế
Bảo hiểm góp phần tích cực ngăn ngừa, đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất, góp
phần đảm bảo an sinh xã hội. Qua đó góp phần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất,
làm cho sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển.
Hoạt động bảo hiểm trước hết là nhằm khắc phục hậu quả tài chính của rủi ro. Rủi ro

có thể mang đến những thiệt hại tài chính bất thường cho các cá nhân và tổ chức. Một căn
nhà bị hỏa hoạn, một người trụ cột trong gia đình bị tai nạn và chết, một con tàu bị mất
tích, một chiếc máy bay bị rơi…, đều mang đến những kết cục bất hạnh và đi đôi là khó
khăn về tài chính. Hơn lúc nào hết, các cá nhân, tổ chức cần đến nguồn tài chính kịp thời
để bù đắp thiệt hại, lấy lại sự cân bằng, ổn định tình hình tài chính. Sự có mặt của bảo
hiểm đã đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh nhất.
Bảo hiểm ra đời góp phần làm giảm nhẹ cho Ngân sách nhà nước, đồng thời làm
tăng thu ngân sách, ngoại tệ cho Nhà nước.
Vai trò của bảo hiểm trong kinh tế – xã hội còn thể hiện trên khía cạnh khác như là:
giảm sức ép đối với hệ thống phúc lợi xã hội; hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy
các hoạt động thương mại, tạo việc làm cho xã hội. Ở nhiều nền kinh tế thị trường phát
triển, một số loại hàng hóa dịch vụ có thể tiêu thụ thuận lợi hơn một khi có đi kèm các
hợp đồng bảo hiểm cho những trách nhiệm phát sinh liên quan đến sử dụng hàng hóa,
dịch vụ đó. Bảo hiểm còn góp phần tạo điều kiện cho các quan hệ tín dụng phát triển. Sự
bảo đảm của bảo hiểm cho các khoản đầu tư góp phần kiến tạo nên hệ thống cơ sở vật
chất hạ tầng đồ sộ của các quốc gia cũng rất đáng ghi nhận.
Bảo hiểm là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệu nhất cho nền kinh tế,
góp phần làm đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế đất nước.
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
7
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
Một mảng đậm nét góp phần khắc họa vai trò của DNBH trong nền kinh tế thị
trường chính là hoạt động trung gian tài chính. Với vai trò trung gian tài chính, DNBH
thực hiện các hoạt động thu hút, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi, chuyển hóa vốn và đầu tư
vốn. Trên phương diện quan hệ cung – cầu vốn, việc gom góp nhiều khoản phí bảo hiểm
“nhỏ” từ số lượng lớn của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm chính là quá trình “huy
động, tập trung vốn” của DNBH. Hoạt động bảo hiểm tạo nên một kênh huy động vốn
quan trọng trong nền kinh tế.

Bảo hiểm tích cực góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lạm phát, tạo thêm công
ăn việc làm cho người lao động.
Tạo việc làm cũng là một khía cạnh đáng kể khi ngành bảo hiểm đã thu hút một lực
lượng lớn lao động làm việc tại các DNBH, DN môi giới bảo hiểm, mạng lưới đại lý bảo
hiểm và các nghề nghiệp liên quan như là giám định tổn thất, định giá tài sản, giám định
sức khỏe… Trong điều kiện thất nghiệp luôn là vấn đề nan giải của mọi nền kinh tế thì sự
phát triển ngành bảo hiểm vẫn được coi là còn nhiều tiềm năng ở các quốc gia sẽ góp
phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cũng như các vấn đề xã hội liên quan.
Bảo hiểm tạo ra chỗ dựa tâm lý vững chắc để giúp các cá nhân, các tổ chức trong
xã hội mạnh dạn vay vốn, đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa.
Dịch vụ mà các DNBH đáp ứng cho nhu cầu an toàn của con người, của xã hội
chính là “sự đảm bảo về mặt vật chất, tài chính trước những hậu quả bất lợi của rủi ro”.
Hơn nữa, vượt lên cả ý nghĩa về tiền bạc, bảo hiểm mang đến một trạng thái an toàn về
tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho những người được bảo hiểm. Đó
chính là ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm trong xã hội hiện đại và thể hiện hình ảnh tốt đẹp
của các nhà bảo hiểm trước công chúng.
2.1.3. Tác động và ý nghĩa của CNTT đến hoạt động kinh doanh Bảo hiểm
Trước đây, do CNTT chưa phát triển, mọi công việc được thực hiện thông qua sức
lao động của con người là chính, do vậy, đôi khi công việc không được hoàn thành đúng
tiến độ. Hiện nay, cùng với sự phát triển của CNTT và việc ứng dụng CNTT, hoạt động
kinh doanh Bảo hiểm cũng đã có nhiều thay đổi đáng kể.
2.1.3.1. Trong công tác thu thập, xử lý và truyền tải thông tin
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
8
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
Trước đây, mọi thông tin đều được thu thập qua sách báo và sử dụng hình thức viết
tay để thu thập thì ngày nay, chúng ta có thể thu thập thông tin qua báo đài, internet,…
Việc thu thập thông tin như vậy vừa tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập, lại chính xác

và mang lại hiệu quả cao.
Việc sử dụng thư điện tử cũng mang lại hiệu quả lớn trong việc truyền tải thông tin.
Qua đó, chúng ta còn có thể gửi kèm hình ảnh, dữ liệu động… làm tăng độ chính xác,
thông tin được thu thập trở nên cụ thể và rõ ràng hơn.
Quá trình xử lý thông tin, sàng lọc thông tin thu thập được thông qua việc ứng dụng
CNTT cũng rất dễ dàng. Do có nhiều nguồn cung cấp, nên chúng ta có thể lựa chọn
những thông tin mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất để sử dụng.
2.1.3.2. Trong công tác lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng
Trước đây, mọi hồ sơ đều được lưu trữ trong các tủ tài liệu bằng gỗ, thậm chí là
trong các cặp đựng tài liệu. Vì thế, các loại hồ sơ này khó bảo quản và rất dễ hư hỏng,
mục nát. Hiện nay, ngoài cách lưu trữ trên thì các thông tin được lưu trữ trong máy tính,
trong các tệp tài liệu đã được mã hóa. Như vậy, thông tin luôn được bảo quản một cách
tốt nhất, đảm bảo tính bí mật của thông tin.
Do việc lưu trữ trên máy tính nên việc quản lý hồ sơ, tài liệu cũng rất dễ dàng. Việc
tìm kiếm thông tin khi cần thiết cũng thật thuận tiện mà tiết kiệm thời gian khi chỉ cần
nhập thông tin cần tìm và một cú click chuột, mọi thông tin đã được lưu trữ trong hệ
thống sẽ hiện ra trước mắt người sử dụng. Nhờ những tiện ích của máy tính, hồ sơ lưu trữ
cũng không bị trùng lặp hay mất mát thông tin. Qua đó, công tác lưu trữ và quản lý thông
tin được thực hiện thực sự hiệu quả.
2.1.3.3. Trong công tác báo cáo hoạt động kinh doanh
Đối với các DN nói chung và các DNBH nói riêng, công tác báo cáo tình hình hoạt
động kinh doanh là vấn đề rất quan trọng. Qua những báo cáo đó, các cấp lãnh đạo kịp
thời nắm bắt tình hình và đưa ra các quyết định mang tính chiến lược cho sự phát triển
của DN mình. Hiện nay, việc báo cáo tình hình công nợ được thực hiện thông qua việc
ứng dụng một số phần mềm đã giảm tải rất nhiều công sức cũng như thời gian của con
người. Hiện nay, các phần mềm ứng dụng trở nên rất ưu việt. Trong đó, phần mềm cung
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
9
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2012
cấp sẵn các mẫu báo cáo, khi cần sử dụng, người dùng chỉ cần thay đổi một số thông tin
cần thiết. Việc này giúp công việc báo cáo trở nên thống nhất và dễ dàng hơn rất nhiều so
với các hoạt động báo cáo thủ công trước kia.
2.2. Đánh giá, phân tích thực trạng ứng dụng CNTT tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện
Thăng Long
2.2.1. Giới thiệu về Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
Tên đơn vị: Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long
Tên quốc tế: Thăng Long Post and Telecommunication Insurance Coporation
Tên viết tắt: PTI Thăng Long
Website: www.pti.com.vn
Địa chỉ: Số 100 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.35 375 411
Fax 04.35 375 400
Năm thành lập: 2005
2.2.1.1. Lịch sử hình thành
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo
hiểm Bưu điện được bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt
động kinh doanh bảo hiểm số 10/TC/GCN ngày 18/06/1998 được Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội thành lập theo giấy phép số 3633/GP–UB ngày 01/8/1998 và Sở Kế hoạch và
đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055051 ngày
12/08/1998.
Ngày 01/04/2001 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000
chính thức có hiệu lực, theo đó giấy phép kinh doanh bảo hiểm được dùng thay thế giấy
đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư. Ngày 01/02/2007. Bộ Tài chính đã cấp
Giấy phép thành lập và hoạt động số 41A/GP/KDBH cho PTI. Tại giấy phép này, vốn
điều lệ của PTI là 105 tỷ đồng.
Ngày 30/03/2010, Bộ Tài chính cấp giấy phép điều chỉnh lần 2 số
41A/GPDDC2/KDBH, cho phép PTI thay đổi vốn điều lệ lên 450 tỷ đồng sau khi PTI
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH

10
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
hoàn thành đợt tăng vốn theo giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng số
481/GPDDC6/KDBH ngày 13/09/2010 của bộ Tài Chính.
Đến hết ngày 31/12/2010, PTI hoạt động với mô hình: trụ sở chính và 25 công ty
thành viên trực thuộc.
Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long là một trong những công ty trực thuộc
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện.
Ngày 18/04/2005, bên cạnh các chi nhánh đang hoạt động, Công ty Bảo hiểm Bưu
điện Thăng Long hay còn gọi là Hội sở giao dịch của Tổng Công ty Bảo hiểm Bưu điện,
theo Thông báo số 4522/TC/BH của Bộ Tài chính, đã được thành lập, để phù hợp với sự
phát triển và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngày 01/07/2005, PTI Thăng Long
chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở kế thừa toàn bộ hoạt động kinh doanh và các
phòng ban kinh doanh bảo hiểm của Văn phòng Công ty PTI trước đây. Đến đây, có thể
nói, Tổng Công ty đã hoàn thành việc tách toàn bộ khối trực tiếp khai thác kinh doanh
bảo hiểm của Hội sở giao dịch (PTI Thăng Long) giữa 24 chi nhánh và khối quản lý vĩ
mô do Văn phòng Công ty chịu trách nhiệm.
2.2.1.2. Quá trình phát triển và các lĩnh vực hoạt động của Công ty
Trải qua một quá trình hoạt động và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh và
chứng tỏ được sự phát triển bền vững trong những giai đoạn đầy khó khăn của thị trường
bảo hiểm. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ,
góp phần không nhỏ vào thành công chung của Tổng Công ty, PTI liên tục đứng ở vị trí
thứ 5 về thị phần, có tốc độ tăng doanh thu cao, ổn định và kinh doanh hiệu quả, tồng
doanh thu hàng năm tăng trưởng bình quân từ 25 – 30%.
Hoạt động kinh doanh của PTI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sau:
 Kinh doanh bảo hiểm gốc
PTI thực hiện cung cấp cho khách hàng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách
hàng doanh nghiệp hơn 100 sản phẩm bảo hiểm thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: Bảo hiểm

xe cơ giới, Bảo hiểm con người, Bảo hiểm tài sản kỹ thuật và Bào hiểm hàng hải.
Bảo hiểm xe cơ giới: Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được PTI triển khai
ngay từ khi mới thành lập với hai nhóm nghiệp vụ chính là bảo hiểm ôtô và bảo hiểm mô
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
11
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
tô – xe máy. Doanh thu bình quân của nghiệp vụ thường chiếm 37,5% tổng doanh thu của
Tổng công ty. Năm 2010 doanh thu từ nghiệp vụ xe cơ giới chiếm tỷ trọng cao nhất trong
cơ cấu doanh thu của PTI đạt mức 306,4 tỷ đồng, tăng cường 156% so với năm 2009.
Bảo hiểm con người: Bảo hiểm con người là một trong những nghiệp vụ bảo
hiểm truyền thống của PTI với xuất phát điểm gồm 4 sản phẩm, đến nay đã phát triển
thành 20 sản phẩm với đầy đủ các loại hình bảo hiểm. Các sản phẩm của PTI hiện nay
được chia thành 5 nhóm chính: Bảo hiểm tai nạn, ốm đau, Bảo hiểm cho người lao động,
Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm học sinh, Bảo hiểm du lịch.
Bảo hiểm tài sản – kỹ thuật: Kể từ khi thành lập đến nay, nhóm nghiệp vụ tài sản
kỹ thuật luôn là nghiệp vụ bảo hiểm thế mạnh, trọng tâm, được Ban lãnh đạo PTI tập
trung phát triển. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của PTI bao gồm các nhóm sản
phẩm chính là bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm cháy nổ, bảo
hiểm trách nhiệm chung. Trong đó, PTI luôn dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam về nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử (năm 2009 chiếm 93,6% thị phần nghiệp
vụ).
Bảo hiểm hàng hải: Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải gồm nghiệp vụ bảo hiểm hàng
hóa và nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa được PTI triển khai từ
khi mới thành lập, gồm 3 loại hình: bảo hiểm hàng nhập khẩu, bảo hiểm hàng xuất khẩu,
bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa. Đến năm 2008 PTI bắt đầu thử nghiệm phát triển
nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy, bước đầu cho thấy kết quả kinh doanh khả quan.
 Kinh doanh tái bảo hiểm
Nhượng tái bảo hiểm: Đối với các hợp đồng bảo hiểm lớn, để chia sẻ rủi ro, đảm

bảo an toàn tài chính, PTI mở rộng hợp tác, thỏa thuận chương trình nhượng tái bảo hiểm
với các nhà tái bảo hiểm uy tín trong và ngoài nước như: VNR, Swiss Re, Munich Re…
Nhận tái bảo hiểm: Song song với việc duy trì, nâng cao uy tín, thương hiệu với
các đối tác cũ, PTI tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới là các Công ty
bảo hiểm, nhà tái bảo hiểm trong và ngoài nước, nhằm học hỏi kinh nghiệm, phát triển và
bồi thường nhận tái bảo hiểm bình quân ở nước ta là dưới mức 40% doanh thu nhận tái
bảo hiểm, góp phần không nhỏ vào hiệu quả chung của Tổng công ty. PTI luôn luôn tiến
hành sàng lọc, đánh giá và lựa chọn rủi ro một cách chặt chẽ trước khi nhận tái.
 Hoạt động đầu tư tài chính
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
12
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
Hoạt động đầu tư tài chính đóng một vai trò rất quan trọng đối với một DN bảo
hiểm. Mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động lớn trong năm 2009 và
2010, hoạt động đầu tư vẫn mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho PTI.
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của Công ty như sau:
BAN
GIÁM ĐỐC
KHỐI
NGHIỆP VỤ
KHỐI
KINH TẾ
KHỐI
KINH DOANH
KHỐI
QUẢN LÝ
Phòng BH Tài sản kỹ thuật

Phòng BH Con người
Phòng BH Hàng hải
Phòng BH Phi hàng hải
Phòng Kế toán
Phòng Kinh doanh
số 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9
Phòng Tổng hợp
Phòng Hà Đông
Phòng Tây Hà Nội
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
13
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
 Phòng Giám đốc
- Nhiệm vụ: Quản lý hoạt động của PTI Thăng Long.
- Bao gồm: Giám đốc Nguyễn Kim Lân, Phó Giám đốc Lưu Quang Hiếu và Phó
Giám đốc Nguyễn Quý Hội.
 Khối Nghiệp vụ
- Bộ phận quản lý: Thuộc sự quản lý của Phó Giám đốc Lưu Quang Hiếu.
- Nhiệm vụ: Quản lý các nghiệp vụ bảo hiểm của Công ty.
- Bao gồm: Phòng Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật, phòng Bảo hiểm Con người, phòng
Bảo hiểm Hàng hải và phòng Bảo hiểm Phi hàng hải. Các phòng ban thực hiện các nghiệp
vụ bảo hiểm cụ thể.
 Khối Kinh tế
- Bộ phận quản lý: Thuộc sự quản lý của Phó Giám đốc Lưu Quang Hiếu.
- Nhiệm vụ: Quản lý các vấn đề kinh tế, tài chính trong Công ty.
- Bao gồm: Phòng Kế toán với Kế toán trưởng là bà Cù Thị Minh Thảo.
 Khối Kinh doanh
- Bộ phận quản lý: Thuộc sự quản lý của Phó Giám đốc Nguyễn Quý Hội.

- Nhiệm vụ: Quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Các phòng ban: Phòng Kinh doanh số 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9.
 Khối Quản lý
- Bộ phận quản lý: Thuộc sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Nguyễn Kim Lân.
- Nhiệm vụ: Thực hiện các nhiệm vụ quản lý chung trong Công ty, nhận báo cáo từ
các phòng ban, xử lý và báo cáo lên Giám đốc.
- Các phòng ban: Bao gồm phòng Tổng hợp, phòng Khu vực Hà Đông và phòng
Tây Hà Nội.
2.2.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
2.2.2.1. Những thành công trong hoạt động kinh doanh
 Công tác phát triển kinh doanh qua mạng VNPost
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
14
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
Năm 2010 là năm tăng trưởng ngoạn mục của doanh thu qua mạng VNPost khi
đạt mức 114 tỷ đồng, tăng trưởng 265% so với năm 2009 và bằng 16% doanh thu bảo
hiểm gốc.
– PTI đã xây dựng kịch bản triển khai bán sản phẩm PTI đồng bộ và có hiệu quả
trên mạng lưới VNPost trên toàn quốc.
– Công tác đối soát số liệu, thanh quyết toán giữa PTI và VNPost được cải thiện và
nâng cao rõ rệt.
– Triển khai nhiều chương trình hỗ trợ bán hàng có hiệu quả cao góp phần tăng
trưởng doanh thu bán lẻ của PTI chiếm thị phần đáng kể tại một số địa bàn. Các chương
trình này được thực hiện liên tục, duy trì trong cả năm 2010 tạo nên phong trào thi đua
khai thác, đem doanh thu về cho PTI.
– Trang bị biển hiệu tới tất cả các bưu điện huyện/bưu điện văn hóa xã tại 63 bưu
điện tỉnh/thành phố trên cả nước góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu PTI tới các
khách hàng và hỗ trợ công tác kinh doanh.

– Nâng cao chất lượng công tác quản lý và đào tạo đại lý trên toàn hệ thống.
– Nâng cao năng lực triển khai, hỗ trợ và quản lý mạng bán hàng cho toàn bộ hệ
thống chuyên quản VNPost tại các đơn vị trực thuộc.
 Công tác quản lý kinh doanh
– Kiểm soát tốt tình hình triển khai nghiệp vụ ở các khâu khai thác, giám định, bồi
thường, đặc biệt là bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
– Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ công ty. Nhờ đó, dòng tiền được luân
chuyển tốt, tỷ lệ công nợ giảm, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao.
– Công tác quản trị tài chính được cải thiện. Bên cạnh việc chuẩn hóa và áp dụng
hệ thống quy trình quản lý tài chính, tăng cường áp dụng CNTT trong hoạt động quản lý
bằng việc hoàn thiện PM quản lý hỗ trợ từ khâu tài chính – kế toán đến kinh doanh bảo
hiểm gốc – tái bảo hiểm.
 Công tác tổ chức nhân sự – tiền lương
– Hoàn thiện mô hình tổ chức tại công ty, tuân thủ theo quy định thống nhất về cơ
cấu tổ chức, điều lệ tổ chức và hoạt động cho các đơn vị trực thuộc.
– Rà soát, bố trí, bổ nhiệm toàn bộ bộ máy lãnh đạo phù hợp với những thay đổi về
cơ cấu tổ chức mới.
– Việc trả lương: Đảm bảo tiền lương cán bộ nhân viên không ngừng được cải
thiện, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường lao động, giữ và thu hút người lao động
có chất lượng.
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
15
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
– Triển khai chương trình chăm sóc nhân viên theo từng quý, tạo động lực cho
người lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
– Đào tạo: Tập trung đào tạo theo từng mục tiêu có trọng điểm: Giám định viên,
khai thác viên, quản lý nghiệp vụ, sản phẩm mới, quản lý VNPost, giảng viên.
 Công tác quảng cáo, phát triển thương hiệu

Tập trung nguồn lực để tăng cường các hoạt động truyền thông hỗ trợ phát triển
bán lẻ.
Thực hiện các chương trình CSR trên diện rộng, tạo dựng hình ảnh “PTI – Người
bạn đích thức”.
Tuyên truyền hình ảnh PTI tới các nhà đầu tư qua 02 buổi RoadShow trước sự
kiện PTI niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
2.2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố tới hoạt động của PTI.
 Tình hình phát triển của nền kinh tế
- Thuận lợi: Tăng trưởng GDP đạt 6,7% năm 2010, tổng giá trị xuất nhập khẩu
tăng 19%, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,9%, nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế xã hội
tiếp tục tăng cao.
- Khó khăn: Kinh tế phục hồi còn chậm, do đó, nhu cầu bảo hiểm giảm, khả năng
thanh toán phí của khách hàng bị ảnh hưởng nhiều dẫn đến doanh thu từ việc bán bảo
hiểm vẫn còn chưa tăng nhiều.
 Tình hình chính trị pháp luật
Nhà nước có những thay đổi trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
bảo hiểm. Sự thay đổi đó theo nhiều chiểu hướng, ngày càng hoàn thiện hơn, tăng sự cạnh
tranh bình đẳng giữa các DN. Điều này vừa tạo cơ hội nhưng lại vừa là thách thức đối với
PTI trong hiện tại và tương lai.
 Đối thủ cạnh tranh
- Thuận lợi: Thị trường bảo hiểm tiếp tục phát triển: doanh thu phí bảo hiểm gốc
đạt 30.700 tỷ đồng, tăng trưởng năm 2010 so với 2009 là 8%.
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
16
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
Các DN bảo hiểm tiếp tục cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới, hữu ích, để khai
thác các phân khúc thị trường mới, giảm áp lực cạnh tranh ở các sản phẩm truyền thống.
Các quy trình khai thác, giám định, bồi thường ngày càng được chú trọng và cải tiến,

nhằm đáp ứng yêu cầu và lợi ích của khách hàng.
Khó khăn: Sự cạnh tranh trong ngành vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm, đây là
một trong những thách thức lớn mà Công ty cần phải đối mặt trong thời gian sắp tới.
2.2.3. Phân tích thực trạng về ứng dụng CNTT tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng
Long
2.2.3.1. Phương pháp khảo sát, điều tra
 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Mục đích: Khảo sát Công ty thông qua việc thu thập ý kiến của cán bộ nhân viên
trong Công ty.
Đối tượng: Cán bộ nhân viên trong Công ty.
Phương thức: Xây dựng các phiếu điều tra dựa vào những thông tin muốn thu
thập.
Kết quả:
STT Chỉ tiêu Số lượng
1 Số phiếu phát ra 20
2 Số phiếu thu về 18
3 Số phiếu hợp lệ 15
4 Số phiếu không hợp lệ 3
 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
- Mục đích: Làm rõ thêm các thông tin mà phiếu điều tra chưa cung cấp hoặc cung
cấp nhưng chưa đủ.
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
17
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
- Đối tượng: Ban lãnh đạo Công ty, chủ yếu là Trưởng phòng các phòng ban trong
Công ty.
- Phương thức: Đặt những câu hỏi cho từng đối tượng được hỏi, dựa trên cơ sở
những thông tin còn thiếu hoặc chưa rõ.

- Kết quả: Sau khi phỏng vấn trực tiếp, các thông tin được làm rõ hơn và đầy đủ
hơn, bao gồm: Thông tin về quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, thông tin về quá
trình ứng dụng CNTT và HTTT trong Công ty…
Ngoài ra, qua quá trình thực tập và làm việc, em đã tự quan sát và tìm hiểu thực tế
ứng dụng tại Công ty.
Qua những phương pháp điều tra, khảo sát trên, em thấy được tình hình ứng dụng
CNTT tại Công ty như sau:
2.2.3.2. Đầu tư về phương tiện kỹ thuật CNTT
Tổng số máy tính: Công ty có 80 máy tính để bàn và 25 máy tính xách tay.
Số lượng máy chủ: Công ty có 2 máy chủ được đặt tại phòng Tổng hợp.
Kết nối mạng nội bộ: Công ty lắp đặt hệ thống mạng Lan nhằm phục vụ quá trình
truyền nhận dữ liệu trong nội bộ Công ty.
Kết nối Internet: Các máy tính trong Công ty được kết nối Internet nhằm phục vụ
quá trình trao đổi và tìm kiếm dữ liệu của cán bộ nhân viên trong Công ty.
Thiết bị văn phòng khác: 30 máy in, 20 máy FAX và 3 máy photo được đặt tại
các phòng ban trong Công ty.
2.2.3.3. Đầu tư về hệ thống phần mềm ứng
 PM hệ thống
PM hệ thống thực hiện chức năng quản lý và điều khiển các nguồn lực của máy tính
và các chương trình khác nhau chạy trên các máy. Chúng bao gồm các hệ điều hành, các
tiện ích hệ thống mà Công ty sử dụng gồm có:
Máy chủ : HĐH Microsoft Windows Server 2003/2008
Máy trạm và các máy tính cá nhân: HĐH Microsoft Wimdows XP/Vista
 PM ứng dụng
– Các PM quản lý văn phòng: Các PM quản lý văn phòng chủ yếu của Công ty bao
gồm: Microsoft Office Word 2003, Microsoft Office Word 2007, Microsoft Office Excel
2003, Microsoft Office Excel 2007, Microsoft Outlook 2007 và các PM thông thường
khác.
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
18

SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
– Các PM chuyên dùng: Trong Công ty, mỗi phòng ban đều có các PM nghiệp vụ
chuyên dụng khác nhau như phòng Kế toán có PM Kế toán, phòng Giám định có PM
Nghiệp vụ bảo hiểm, các phòng Kinh doanh sở dụng phần mềm Quản lý hóa đơn ấn chỉ
Bên cạnh đó, các phòng ban đều có các PM báo cáo bảo hiểm làm nhiệm vụ thống kê kết
quả làm việc của phòng đó và phục vụ công tác báo cáo cho cấp trên khi có yêu cầu.
 Hệ thống truyền thông và mạng máy tính
Các phòng ban trong Công ty đều được kết nối hệ thống mạng LAN và Wifi, đường
truyền tốc độ cao dùng chung chia sẻ tài nguyên. Ban giám đốc và 17 phòng ban nối
mạng với hệ thống Internet. Hệ thống mạng ở PTI Thăng Long có hệ thống máy chủ để
quản lý, phân quyền cấp phát các dịch vụ cho hệ thống mạng cũng như lưu trữ dữ liệu ở
các mức độ lớn và đặt trang web Công ty trên máy chủ. Ngoài ra, PTI còn sử dụng hệ
thống Firewall để đảm bảo an toàn cho các thông tin mật.
Công ty lắp đặt mô hình mạng Client/ Server và có một hệ thống máy chủ sẽ quản lý
tất cả các tài nguyên hệ thống và chịu trách nhiệm phân quyền sử dụng tài nguyên hệ
thống cho các máy con. Mỗi máy con sau khi được hệ thống máy chủ phân quyền sử dụng
tài nguyên có: Username và Pasword để đăng nhập hệ thống, việc phân quyền này giúp
tăng thêm tính năng bảo mật cho hệ thống cơ sở dữ liệu của Công ty.
 Cơ sở dữ liệu
Các thông tin của Công ty đuợc lưu trữ trong những cơ sở dữ liệu. Tài sản dữ liệu là
một thế mạnh và tạo nên sự khác biệt cho Công ty. Chính vì lí do trên, từ năm 2009, Công
ty đã sử dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Database. Oracle tỏ ra rất có ưu điểm như
tính bảo mật cao, tính an toàn dữ liệu cao, dễ dàng bảo trì – nâng cấp, cơ chế quyền hạn
rõ ràng, ổn định. Ngoài ra, Oracle cũng tỏ ra rất có ưu điểm như dễ cài đặt, dễ triển khai
và dễ nâng cấp lên phiên bản mới.
2.2.3.4. Tổ chức công tác ứng dụng CNTT
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh của PTI Thăng Long được thể
hiện chủ yếu qua việc sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, in ấn tài liệu, là phương

tiện để lưu trữ tài liệu, tra cứu thông tin khi cần thiết. Bên cạnh đó, CNTT còn trợ giúp
đắc lực trong công tác thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền tải thông tin, dữ liệu. Song song
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
19
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
với các phần mềm tin học thông dụng, các máy tính còn được cài đặt các phần mềm
chuyên dụng cho nghiệp vụ bảo hiểm. Các phần mềm này phục vụ hiệu quả cho việc lập
các báo cáo tình hình doanh thu, tình hình công nợ khách hàng, hoa hồng cho các nhân
viên… Tuy nhiên, tính ưu việt của các phần mềm hầu hết chưa được khai thác một cách
triệt để. Đặc biệt là công tác lưu trữ văn thư. Nó thể hiện ở một loạt tủ đựng hồ sơ với
nhiều cặp đựng tài liệu trong các phòng ban. Việc lưu trữ những văn bản, tài liệu quan
trọng trong máy tính vẫn còn hạn chế.
2.2.3.5. Hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh của Công ty
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh tại PTI Thăng Long đã cho thấy
sự thay đổi theo chiều hướng tích cực các hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành
Công ty. Hiệu quả của nó được thể hiện qua một số công tác sau:
a. Công tác soạn thảo văn bản
Công tác soạn thảo văn bản là không thể thiếu trong bất kỳ một đơn vị nào trong xã
hội. Hiện nay, việc sử dụng máy tính với trình ứng dụng MS Word đã cung cấp cho người
sử dụng những tính năng ưu việt của nó. Việc soạn thảo các tờ trình, các hợp đồng bảo
hiểm, báo cáo hàng tháng…chiếm không ít thời gian của nhân viên trong PTI Thăng
Long. Với sự linh hoạt của MS Word, chúng ta có thể soạn, sửa, kiểm tra lỗi chính tả…
nhằm tạo nên một văn bản hoàn chỉnh một cách nhanh chóng, trợ giúp đắc lực cho mọi
hoạt động liên quan trong công việc.
Đặc biệt, khi xây dựng các danh sách khách hàng tham gia bảo hiểm, doanh thu theo
tháng, số lượng hóa đơn – ấn chỉ tồn, các bảng thống kê khác thì việc soạn thảo trên máy
tính thật dễ dàng với chức năng kẻ bảng nhanh chóng và tính toán chính xác trong phần
mềm Ms Excel.

Tóm lại, việc ứng dụng các phần mềm về soạn thảo văn bản đã góp phần nâng cao
chất lượng, tính chính xác và thẩm mĩ của văn bản, tiết kiệm không ít thời gian và công
sức, mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động liên quan đến soạn thảo văn bản của PTI
Thăng Long.
b. Công tác văn thư lưu trữ
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
20
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2012
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong công tác văn thư đã trở thành một trong những
nhu cầu không thể thiếu được ở mọi cơ quan. Bộ phận văn thư thường xử lý luồng thông
tin đầu vào (công văn, giấy tờ…) qua sổ công văn đến và luồng thông tin đầu ra qua sổ
công văn đi. Trong PTI Thăng Long, nhờ việc ứng dụng CNTT công tác văn thư không
còn khó khăn và tốn kém trong việc lưu trữ tài liệu như trước nữa. Hiện nay, công tác văn
thư được thực hiện trên máy tính với những thao tác đơn giản, có thể bảo quản, lưu trữ
thông tin một cách dễ dàng. Máy tính cho phép phân loại các tài liệu theo thứ tự chữ cái,
theo chủ đề, theo thời gian…giúp việc tra cứu tài liệu nhanh chóng và tiện lợi. Có thể ứng
dụng phần mềm Access trong việc vào sổ công văn đi, sổ công văn đến và phân loại văn
bản. Việc lưu trữ các văn bản trên đĩa mềm sẽ giảm bớt bộ nhớ máy tính, thuận lợi trong
bảo quản, lưu chuyển tài liệu, hồ sơ.
Nhờ ứng dụng CNTT trong công tác này sẽ đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ,
chính xác thông tin phục vụ công tác điều hành của Ban Giám đốc, giải quyết công việc
nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả.
c. Công tác thu thập, xử lý và truyền tải thông tin
Công tác thu thập, xử lý và truyền tải thông tin là một khâu vô cùng quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của các DN nói chung và các DNBH nói riêng hiện nay.
Thông tin là yếu tố rất quan trọng, nhất là trong quá trình ra quyết định. Do vậy, việc thu
thập và xử lý thông tin là một công việc đòi hỏi tính cập nhật thường xuyên, chính xác và
đầy đủ.

Tại PTI Thăng Long, việc thu thập thông tin được thực hiện qua Internet là chủ yếu.
Ví dụ như: Nhân viên cần phải tra cứu giá trị xe trước khi cấp bảo hiểm cho khách hàng.
Việc tra cứu này được thực hiện thông qua trang web của Cục Đăng kiểm Việt Nam
( Do đó, thông tin về xe cơ giới được chính xác và rõ ràng. Thông
tin là yếu tố vô cùng quan trọng, ai nắm được thông tin đầy đủ và chính xác hơn sẽ là
người chiến thắng. Ban lãnh đạo Công ty muốn ra quyết định thì phải có một lượng thông
tin nhất định. Thông tin thu thập được chỉ là bước đầu, còn phải qua một quá trình phân
tích và xử lý thì mới có thể sử dụng hiệu quả theo yêu cầu của người sử dụng.
Việc phân tích xử lý tin theo cách thủ công sẽ tốn kém, đôi khi có thể sai lệch, thiếu
chính xác, nhất là thông tin ở dạng bảng biểu thống kê các số liệu liên quan đến khách
hàng, doanh thu… Hiện nay, PTI Thăng Long đang ứng dụng phần mềm về Hệ quản trị
GVHD: PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH
21
SVTH: NGUYỄN THỊ MẾN

×