Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Phát triển mô hình kinh doanh phối hợp thương mại điện tử và thương mại truyền thống tại Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.61 KB, 67 trang )

KLTN- Khoa TMĐT

i

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học
Thương Mại, khoa Thương mại điện tử đã tận tình giảng dạy kiến thức quý
báu và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Nguyễn Văn
Minh- giảng viên khoa Thương mại điện tử- Đại học Thương Mại đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn em thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn anh Đỗ Duy Đức- Giám đốc Công ty Cổ
phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới và tồn thể nhân viên
trong Cơng ty đã quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại
Cơng ty và hồn thiện ḷn văn này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đình Nhật

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

ii

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

TÓM LƯỢC


Qua quá trình học tập trên giảng đường đại học và thời gian thực tập
tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới, em nhận
thấy tầm quan trọng của việc phát triển mô hình kinh doanh phối hợp giữa
thương mại điện tử và thương mại truyền thống, em đã đề xuất và nghiên
cứu đề tài khóa luận “ Phát triển mơ hình kinh doanh phới hợp thương mại
điện tử và thương mại truyền thống tại Công ty CP Đầu tư Phát triển Công
nghệ Thời Đại Mới”. Bằng những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được,
thông qua các phương pháp phân tích, xử lý bài luận đã đi sâu vào thực tế
tình hình triển khai các hoạt động kinh doanh trên cả hai kênh thương mại
điện tử và thương mại truyền thống tại Công ty và tìm ra những nguyên
nhân cốt yếu để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp giúp phát triển mô
hình kinh doanh hỗn hợp của Công ty. Bài luận gồm 3 chương:
Chương 1 một số vấn đề lý luận về mô hình kinh doanh phối hợp
thương mại điện tử và thương mại truyền thống.
Chương 2 phương pháp nghiên cứu về thực trạng phát triển mô hình
kinh doanh phối hợp thương mại điện tử và thương mại truyền thống tại
Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới.
Chương 3 các kết luận và đề xuất với vấn đề phát triển mô hình kinh
doanh phối hợp giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống tại
Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới.
Tuy nhiên, với trình độ có hạn của một sinh viên nên đề tài nghiên
cứu còn nhiều hạn chế và thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo, các anh chị trong cơ quan để bài khóa luận hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT


iii

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................i
TÓM LƯỢC....................................................................................................................................ii
MỤC LỤC.....................................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ...................................................................................................................vii
Chương 1......................................................................................................................................1
1.1Thương Mại Điện Tử...............................................................................................................1
1.1.2 phân loại Thương Mại Điện Tử............................................................................................2
Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử.................................................2
1.2. Mơ hình kinh doanh phới hợp Thương Mại Điên Tử và Thương Mại Trùn Thớng..............4
1.2.3 So sánh mơ hình kinh doanh phối hợp Thương Mại Điện Tử và Thương mại
truyền thống.............................................................................................................................6
1.2.3.1 Những vấn đề đặt ra trong phát triển mô hình kinh doanh thương mại điện
tử phới hợp kinh doanh trùn thớng......................................................................................7
Lợi ích khi kết hợp hai mơ hình...............................................................................7
1.2.3.2 Giải qút mâu thuẫn giữa hai mơ hình......................................................8
1.2.3.3 Phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật.................................................9
1.2.3.4 Phát triển nguồn nhân lực........................................................................10
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về mơ hình kinh doanh phới hợp thương mại điện tử và
thương mại truyền thống...........................................................................................................10
Chương 2....................................................................................................................................13
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH KINH DOANH PHỐI HỢP
GIỮA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHỆ THỜI ĐẠI MỚI.............................................................................................13
2.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề...................................................................................13
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................13
2 .1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu..............................................................................14
2.2 Thực trạng phát triển mơ hình kinh doanh phới hợp thương mại điện tử và thương mại
truyền thống tại Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới....................................15
2.2.1 Giới thiệu về Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới...............15
2.2.2 Thực trạng phát triển kênh thương mại truyền thống của công ty..............16
2.2.3 Thực trạng phát triển kênh thương mại điện tử của công ty.......................17

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

iv

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

2.2.4 Sự phối hợp giữa hai kênh............................................................................19
2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển mơ hình kinh doanh phới hợp giữa
thương mại điện tử và thương mại truyền thống tại Công ty CP Đầu tư phát triển Công nghệ
Thời Đại Mới...........................................................................................................................22
2.3.1 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài............................................22
2.3.1.1 Công nghệ.................................................................................................22
2.3.1.2 Văn hóa – xã hội........................................................................................22
2.3.1.3 Chính trị pháp luật....................................................................................23
2.3.1.4 Kinh tế.......................................................................................................24
2.3.1.5 Đối thủ cạnh tranh....................................................................................24
2.3.1.6 Nhà cung cấp............................................................................................25

2.3.1.7 Khách hàng...............................................................................................25
2.3.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong................................................26
2.3.2.1 Vốn............................................................................................................26
2.3.2.2 Hạ tầng công nghệ thông tin- truyền thông của công ty...........................26
2.3.2.3 Nhân lực....................................................................................................27
2.4 Kết quả phân tích xử lý dữ liệu.............................................................................................27
2.4.1 Đánh giá hiệu quả của việc phát triển mô hình kinh doanh phới hợp giữa kinh
doanh trùn thớng và kinh daonh trực tuyến tại Công ty.....................................................27
2.4.2 Trở ngại trong việc phát triển mơ hình kinh doanh phới hợp giữa kinh daonh
truyền thống và kinh daonh trực tuyến tại Công ty................................................................28
2.4.3 Chất lượng dịch vụ khách hàng của công ty.....................................................29
2.4.4 Nhà cung ứng nào thường xuyên cung ứng mặt hàng cho công ty..................30
Chương 3....................................................................................................................................33
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH KINH DOANH PHỐI HỢP GIỮA
KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KINH DOANH TRUYỀN THỐNG TẠI CÔNG TY CP ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THỜI ĐẠI MỚI..............................................................................33
3.1 Các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu............................................................33
3.1.1 Những kết quả đạt được..................................................................................33
3.1.2 Những vẫn đề còn tồn tại.................................................................................34
3.1.2.1 Nguồn nhân lực.........................................................................................34
3.1.2.2 Tổ chức nguồn hàng và vận chuyển..........................................................35
3.1.2.3 Thu hút khách hàng..................................................................................36
3.1.2.4 Cơ sở vật chất- hạ tầng công nghệ thông tin.............................................36
3.1.3 Nguyên nhân....................................................................................................37

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT


v

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

3.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề..............................................................38
3.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới................................................................38
3.2.2 Định hướng phát triển.....................................................................................39
3.3 Một sớ giải pháp phát triển mơ hình kinh doanh phới hợp giữa kinh doanh truyền thống và
kinh doanh thương mại điện tử tại Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới......39
3.3.1 Giải pháp phát triển kênh kinh doanh thương mại điện tử..............................39
3.3.1.1 Giải pháp về đội ngũ nhân sự....................................................................39
3.3.1.2 Giải pháp hoàn thiện website bán hàng trực tuyến..................................41
3.3.1.3 Giải pháp về tổ chức nguồn hàng và vận chuyển......................................42
3.3.1.4 Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến điện tử........................................................43
3.3.1.5 Giải pháp liên quan đến quản trị quan hệ khách hàng điện tử.................44
3.3.2 Giải pháp phát triển kênh bán hàng truyền thống...........................................45
3.3.2.1 Giải pháp về đội ngũ nhân sự....................................................................45
3.3.2.2 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng.......................................................46
3.3.2.3 Giải pháp xúc tiến bán...............................................................................46
3.3.2.4 Giải pháp liên quan đến quản trị quan hệ khách hàng..............................47
3.4 Một số kiến nghị...................................................................................................................47
3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước..............................................................................47
3.4.2 Kiến nghị với doanh nghiệp..............................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................50
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................51

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT


vi

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Đầy đủ bằng tiếng Anh

Đầy đủ bằng tiếng Việt

TMĐT
B2C

Thương mại điện tử
Business to Customer

Giao dịch Thương mại điện
tử doanh nghiệp với khách
hàng

CRM

Customer

relationship Quản trị quan hệ khách

management

SCM

hàng

Supply chain management

Quản trị chuỗi cung ứng

CP

Cổ phần

TMTT
SPSS

Thương mại truyền thống
Statistical

produce

social service

for Phần mềm quản lý dữ liệu
và phân tích thống kê

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các loại hình TMĐT
Bảng 1..2: Các yếu tớ cơ bản của mơ hình kinh doanh
GVHD: PGS.TS Ngũn Văn Minh



KLTN- Khoa TMĐT

vii

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

Bảng 1.3: So sánh kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh truyền
thống
Bảng 2.1: Một sớ chỉ tiêu tài chính của Cơng ty CP Đầu tư Phát triển
Công nghệ Thời Đại Mới
Bảng 2.2: Một vài chỉ sớ tài chính của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Cơng nghệ Thời Đại Mới

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Giao diện phần thanh tốn trên megabuy.vn
Hình 2.2 Mẫu tính phí vận chuyển trên megabuy.vn
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

viii

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

Hình 2.3: Biểu đồ đánh giá hiệu quả việc phát triển mơ hình kinh doanh
phới hợp giữa kinh doanh truyền thống và kinh doanh trực tuyến
Hình 2.4: Biểu đồ mức độ trở ngại của các yếu tớ đến việc phát triển mơ
hình kinh doanh hỗn hợp

Hình 2.5: Biểu đồ chất lượng dịch vụ khách hàng
Hình 2.6: Biểu đồ nhà cung cấp chủ yếu của công ty

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

1

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ ḶN VỀ MƠ HÌNH KINH DOANH
PHỚI HỢP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THƯƠNG MẠI TRUYỀN
THỐNG.
1.1 Thương Mại Điện Tử.
1.1.1 khái niệm Thương Mại Điện Tử.
Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ là động lực thúc đấy buôn
bán trên phạm vi toàn cầu, và thương mại điện tử (TMĐT) đang dần trở
thành xu hướng kinh doanh hiệu quả của tất cả các doanh nghiệp trên mọi
lĩnh vực khác nhau.Thương mại điện tử diễn ra khi tất cả các hoạt động
trao đổi, thảo luận, đàm phán, ký kết hợp đồng và mua bán hàng hoá giữa
người bán và người mua được thực hiện bằng phương pháp điện tử trên
mạng truy cập tồn cầu Internet hoặc các mạng thơng tin khác.
Nền kinh tế thế giới tuy đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng những
khó khăn mà nó để lại cho các nước vẫn còn rất nhiều . Trong bối cảnh đó
thì TMĐT đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình như là một
công cụ giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam cắt giảm chi phí, nâng cao

năng lực cạnh tranh trong một mơi trường cạnh tranh tồn cầu gay gắt.
Hiểu từ “thương mại” trong thuật ngữ TMĐT
• Thương mại điện tử ( e-commerce ):
Là một phần kinh doanh thương mại điển tử ( e-business ) thương mại
điện tử bao hàm những hoạt động kinh doanh trên mạng điện tử cho
những sản phẩm và dịch vụ, giữa công ty và công ty ( business to
business-B2B ) và giữa công ty và khách hàng ( business to customerB2C ), thơng qua internet.
• Thương mại điện tử ( e-commerce ):
Theo kalakota và whinston (1997 )

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

2

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

Thương mại điện tử là quá trình mua , bán và trao đổi sản phẩm, dịch vụ
và thơng tin qua hệ thống máy tính trên nền internet.
1.1.2 phân loại Thương Mại Điện Tử
Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử.
TMĐT được phân chia thành một số loại như B2B, B2C, C2C dựa trên thành phần tham
gia hoạt động thương mại. Có thể sử dụng hình sau để minh họa cách phân chia này.

Government
Business
Consumer


Government
G2G
B2G
C2G

Business
G2B
B2B
C2B

Consumer
G2C
B2C
C2C

Bảng 1. 1 Các loại hình TMĐT
Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với khách
hàng (Business to Customer B2C) thành phần tham gia hoạt động thương
mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng.
Sử dụng trình duyệt

(web browser) để tìm kiếm sản phẩm trên

Internet. Sử dụng giỏ hàng (shopping cart) để lưu trữ các sản phẩm khách
hàng đặt mua. Thực hiện thanh toán bằng điện tử.
Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh
nghiệp (Business to Business - B2B): thành phần tham gia hoạt động
thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh
nghiệp. Sử dụng Internet để tạo mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các cửa
hàng thông qua các vấn đề về chất lượng, dịch vụ. Marketing giữa hai đối

tượng này là marketing công nghiệp. Hình thức này phổ biến nhanh hơn
B2C. Khách hàng là doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận và sử dụng
Internet hay mạng máy tính. Thanh tốn bằng điện tử.
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (Business to
Government- B2G) và giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

3

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

quyền (B2G). Các giao dịch này gồm khai hải quan, nộp thuế, báo cáo tài
chính và nhận các văn bản pháp qui..Giao dịch giữa các cá nhân với cơ
quan chính quyền (Custmer to Government C2G). Các giao dịch này gồm
xin giấy phép xây dựng, trước bạ nhà đất…
Hai loại giao dịch này thuộc về một hình thức được gọi là chính phủ
điện tử. Chính phủ điện tử là cách thức qua đó các Chính phủ sử dụng các
công nghệ mới trong hoạt động để làm cho người dân, Doanh nghiệp tiếp
cận các thông tin và dịch vụ do Chính phủ cung cấp một cách thuận tiện
hơn, để cải thiện chất lượng dịch vụ và mang lại các cơ hội tốt hơn cho
người dân, Doanh nghiệp trong việc tham gia vào xây dựng các thể chế và
tiến trình phát triển đất nước.
Mục đích của chính phủ điện tử là của dân, do dân và vì dân, có ảnh
hưởng mang tính cách mạng đến sức mạnh và sự sống cịn của các Chính
phủ và nền dân chủ thực sự ở mỗi quốc gia. Việc phát triển Chính phủ điện
tử theo lộ trình được hoạch định sẽ mở ra khả năng phát huy sự đóng góp
trí tuệ của tất cả người dân tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển đất

nước. Chính phủ điện tử sẽ cải thiện chính phủ theo 4 cách thức quan
trọng:
- Người dân có thể đóng góp ý kiến một cách dễ dàng hơn đối với
Chính phủ.
- Người dân sẽ nhận được các dịch vụ tốt hơn từ các cơ quan tổ chức
Chính phủ bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu (tại nhà, ở công sở, trạm điện
thoại…) và vì bất kỳ lý do gì.
Đây là hình thức phát triển mới của mơ hình Chính phủ một cửa:
Chính phủ có nhiều cửa và khách hàng có thể thông qua một cửa bất kỳ để
tiếp cận được các dịch vụ của chính phủ.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

4

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

- Người dân sẽ nhận được nhiều dịch vụ thích hợp hơn từ các cơ
quan Chính phủ, bởi các cơ quan này sẽ phối hợp một cách hiệu quả hơn
với nhau.
- Người dân sẽ có được thông tin một cách tốt hơn vì họ có thể nhận
được các thơng tin cập nhật và tồn diện về các luật lệ, quy chế, chính sách
và dịch vụ của chính phủ
Các dịch vụ chính phủ trực tuyến:
- Trước đây các cơ quan chính phủ cung cấp dịch cho dân chúng tại
trụ sở của mình, thì nay nhờ vào công nghệ thông tin và viễn thông, các
trung tâm dịch vụ trực tuyến được thiết lập, hoặc là ngay trong trụ sở cơ

quan chính phủ hoặc gần với dân.
- Qua các cổng thông tin cho công dân, người dân nhận được thông
tin, có thể hỏi đáp pháp luật, được phục vụ giải quyết các việc trong cuộc
sống hàng ngày: Chuyển quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, cấp đăng
ký kinh doanh, chứng thực, và xác nhận chính sách xã hội…mà không phải
đến trực tại trụ sở các cơ quan Chính phủ như trước đây.
Ngồi các hình thức kể trên, còn phải kể đến hình thức giao dịch
giữa các cá nhân với nhau hay còn gọi là giao dịch Customer to Customer
(C2C) hoặc Peer to Peer (P2P). Thành phần tham gia hoạt động thương mại
là các cá nhân, tức người mua và người bán đều là cá nhân.
1.2. Mô hình kinh doanh phối hợp Thương Mại Điên Tử và Thương
Mại Truyền Thống.
1.2.1 khái niệm mô hình kinh doanh.
Theo Efraim Turban, 2006: Mô hình kinh doanh là một phương pháp
tiến hành kinh doanh qua đó doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ
bản để tồn tại và phát triển trên thị trường.
Theo Paul Timmers, 1999: Mô hình kinh doanh là cách bố trí các sản
phẩm, dịch vụ và các dịng thông tin bao gồm việc mô tả các yếu tố của quá

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

5

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

trình kinh doanh và vai trị của nó đối với kinh doanh, đồng thời mơ tả các
nguồn thu và khả năng thu lợi nhuận từ mỗi mơ hình đó.

● Vai trị : Một mơ hình kinh doanh thường đóng vai trò trung gian,
kết nối hai lĩnh vực - “đầu vào kỹ thuật” (technical inputs), liên quan đến
yếu tố công nghệ cùng các yếu tố cải tiến khác và “đầu ra kinh tế”
(economic outputs), liên quan đến kết quả, hệ quả của việc kinh doanh.
1.2.2 Các yếu của mô hình kinh doanh:
Một doanh nghiệp khi xây dựng một mô hình kinh doanh trong bất
cứ lĩnh vực nào, không chỉ là thương mại điện tử, cần tập trung vào 8 yếu tố
cơ bản: Mục tiêu giá trị, mô hình doanh thu, cơ hội thị trường, môi trường
cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, chiến lược thị trường, sự phát triển của tổ
chức và đội ngũ quản lý.
Bảng 1.2: Các yếu tớ cơ bản của mơ hình kinh doanh
Các yếu tố
Mục tiêu giá trị
Mô hình doanh thu
Cơ hội thị trường
Môi trường cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh

Chiến lược thị trường

Câu hỏi then chốt
Tại sao khách hàng nên mua hàng của
doanh nghiệp?
Doanh nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào?
Thị trường doanh nghiệp dự định phục vụ
là gì? Phạm vi của nó như thế nào?
Đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường
là những ai?
Những lợi thế riêng của doanh nghiệp
trên thị trường đó là gì?

Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng như
thế nào?
Các kiểu cấu trúc tổ chức mà doanh

Sự phát triển của tổ chức

nghiệp cần áp dụng để thực hiện kế hoạch kinh

Đội ngũ quản lý

doanh của mình?
Những kinh nghiệm và kỹ năng quan
trọng của đội ngũ lãnh đạo trong việc điều hành

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

6

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

doanh nghiệp?
Nguồn: Kenneth C. Laudon, Carol Gurcio Traver Addison Wesley,
“ E-commerce, business, technology, society”, 2006
1.2.3 So sánh mô hình kinh doanh phối hợp Thương Mại Điện Tử và
Thương mại truyền thống.
Bảng 1.3: So sánh kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh truyền

thống.
Đặc trưng

Kinh doanh truyền thống

Sự mở rộng vật


(Doanh

thu

tăng lên khi số

điện tử
Mở rộng cơ sở kinh doanh Mở rộng cơ sở kinh doanh
yêu cầu thêm nhiều địa yêu cầu tăng công suất máy
điểm và không gian



(Doanh

khi

số

·

Có thể không cần sự


thu mở rộng vật lý

không tăng lên

lý để đảm bảo các dịch vụ
· Tăng cường các nỗ lực

“người xem hàng” thành marketing để biến những
người mua hàng thực sự

Công nghệ

· Có thể cần mở rộng vật

· Tăng cường các nỗ lực bền vững

khách marketing để biến những

viếng thăm tăng)

chủ và các phương tiện
phân phối

khách viếng thăm
tăng)
Sự mở rộng vật

Kinh doanh thương mại


“người xem hàng” thành

người mua hàng thực sự
Công nghệ tự động hóa bán · Các công nghệ tiền
hàng như các hệ thống POS phương (Front-end)
(Point of Sale)

·

Các công nghệ hậu

phương (Back-end)
· Các công nghệ “thông
Quan hệ khách
hàng

tin”
· Quan hệ bền vững hơn · Kém bền vững hơn do
nhờ tiếp xúc trực tiếp
· Dễ dung hòa hơn trong

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh

tiếp xúc vơ danh
·

Kém dung hịa hơn


KLTN- Khoa TMĐT


7

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

các cuộc tranh cãi do tính trong các cuộc tranh cãi do
hữu hình

tính vơ hình

· Mối quan hệ “vật lý”
Tổng chi phí mua
hàng mang tính
nhận thức

Cạnh tranh

· Mối quan hệ “logic”

· Tổng chi phí mua hàng

· Tổng chi phí mua hàng

mang tính nhận thức thấp mang tính nhận thức cao
do dễ tạo lập sự tin cậy lẫn hơn do khó tạo lập sự tin
nhau
· Cạnh tranh địa phương
·

Ít đối thủ cạnh tranh


hơn
Cơ sở khách hàng

· Khách hàng thuộc khu
vực địa phương

cậy lẫn nhau
· Cạnh tranh toàn cầu
·

Nhiều đối thủ cạnh

tranh hơn
· Khách hàng thuộc khu
vực rộng

· Khơng vơ danh

· Vơ danh

· Cần ít nguồn lực hơn để

·

Cần nhiều nguồn lực

tăng tính trung thành của hơn để tăng tính trung
khách hang
thành của khách hàng

Nguồn: Bộ mơn Tác nghiệp thương mại điện tử, Khoa Thương mại điện tử,
Trường Đại học Thương mại, “Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử
B2C” 2008
1.2.3.1 Những vấn đề đặt ra trong phát triển mô hình kinh doanh
thương mại điện tử phối hợp kinh doanh truyền thớng.
Lợi ích khi kết hợp hai mơ hình.
Giảm chi phí: Tiết kiệm chi phí ở đây có thể bao gồm chi phí:
cơng việc, hàng tồn kho, marketing, và phân phối. Kết quả tiết chi phí cơng
việc được chuyển đến người tiêu dùng cho các hoạt động như tìm kiếm
thông tin sản phẩm, điền các mẫu đơn, và dựa vào hỗ trợ kỹ thuật trực
tuyến cho các dịch vụ sau bán hàng. Tiết kiệm chi phí hàng tồn kho phát
sinh khi các công ty có thể tránh được việc phải thường xuyên nhập hàng
tại các đại lý, trong khi vẫn cung cấp đầy đủ các lựa chọn cho người tiêu
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

8

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

dùng thông qua Internet. Marketing hiệu quả được sử dụng để thông báo
cho người tiêu dùng về các dịch vụ và sản phẩm có sẵn ở cơng ty. Tiết
kiệm chi phí giao hàng có thể từ việc cửa hàng vật lý có thể phục vụ như là
điểm đón và giao hàng cho các mặt hàng đặt hàng trực tuyến hoặc như là
điểm khởi đầu cho việc giao hàng tại các địa phương.
 Dịch vụ giá trị gia tăng: Sự phối hợp các kênh vật lý và kênh trực
tuyến có thể khai thác trong nhiều cách để giúp phân biệt sản phẩm và gia
tăng giá trị mà khơng nhất thiết phải tăng chi phí. Nhiều cơ hội cho sự khác

biệt phát sinh từ việc sử dụng các kênh ảo cung cấp thông tin và dịch vụ bổ
sung cho hàng hóa và dịch vụ được cung cấp trong cửa hàng vật lý. Ngồi
ra cịn có nhiều cách để chủ động sử dụng mỗi kênh thúc đẩy buôn bán, bao
gồm cả quảng cáo cũng như cung cấp các ưu đãi (ví dụ: phiếu giảm giá) để
sử dụng các kênh và ngược lại. Cuối cùng, các loại hình dịch vụ sau bán
hàng (ví dụ: lắp đặt, sửa chữa, bảo hành , thay thế phụ tùng, hướng dẫn sử
dụng…).
 Cải thiện niềm tin: Thông thường một công ty kinh doanh trực
tuyến có sự hiện diện của cửa hàng vật lý sẽ có được niềm tin của khách
hàng cao hơn là những cửa hàng trực tuyến. Môi trường trực tuyến chứa
đựng rất nhiều rủi ro. Vì vậy khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi công
ty có cửa hàng vật lý để họ có thể dễ dàng trả lại hàng hay khiếu nại.
 Mở rộng thị trường, thu hút nhiều khách hàng: Kết hợp hai
kênh bán hàng công ty sẽ vừa thu hút được một lượng lớn khách hàng trực
tuyến, lại vừa đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng truyền
thống. Mở rộng thị trường bao gồm: mở rộng thị trường sản phẩm( tăng
chủng loại hàng hoá) và mở rộng thị trường địa lý.
1.2.3.2 Giải quyết mâu thuẫn giữa hai mô hình
Mâu thuẫn về giá: thông thường giá bán các sản phẩm bán trực tuyến
sẽ thấp hơn giá bán ở các cửa hàng truyền thống. Vì vậy tại các công ty

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

9

Nguyễn Đình Nhật- K43I5


kinh doanh hỗn hợp có thể xảy ra tình trạng mâu thuẫn về giá bán trực
tuyến và giá bán tại cửa hàng vật lý.
Việc xác định sự đóng góp của kênh bán trực tuyến cho công ty sẽ
khó khăn hơn xác định sự đóng góp của kênh truyền thống, bởi vì những
đóng góp của kênh bán trực tuyến thường vô hình và khó đo lường.
Xung đột kênh có thể xảy ra khi thay thế các phương tiện tiếp cận
khách hàng cạnh tranh với hoặc bỏ qua các kênh vật lý hiện có.
1.2.3.3 Phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Một doanh nghiệp kinh doanh hỗn hợp muốn thành công thì không
chỉ phát triển cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin mà cịn phải chú ý phát
triển hệ thống cửa hàng kho tàng.
Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: như hệ thống máy tính,
đường truyền, các phần mềm ứng dụng và đặc biệt là website. Wesite chính
là bộ mặt của công ty trên internet, là cơ sở đầu tiên để khách hàng đánh
gía về một cơng ty kinh doanh trên mạng. Vì vậy công ty cần phải chú
trọng phát triển website: giao diện trang web thân thiện, tốc độ truy xuất
nhanh, thiết kế giúp khách hàng có thể di chuyển dễ dàng trong trang web,
trang web có những chức năng mà khách hàng cần, nội dung trang web cần
đơn giản và chính xác, đặc biệt phải phù hợp với sở thích, văn hóa, nhu cầu
và giới hạn của nhóm khách hàng mục tiêu, quy trình thanh tốn an tồn và
nhanh chóng…
Đối với các công ty kinh doanh truyền thống, việc chọn địa điểm đặt
cửa hàng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên điều này sẽ dẫn tới chi phí sẽ
tăng lên rất cao. Một công ty kinh doanh hỗn hợp cũng cần phải có cửa
hàng vật lý, tuy nhiên không cần phải đặt cửa hàng ở vị trí đẹp, đơng người
qua lại mà có thể chỉ cần đặt ở nơi có giao thông thuận tiện là đủ. Tiếp đó
là việc thiết kế thẩm mỹ cửa hàng không cần quá cầu kỳ như các cửa hàng
truyền thống. Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí cho cơng ty. Các cửa
hàng này có thể được sử dụng như là một kho hàng của công ty để phục vụ
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh



KLTN- Khoa TMĐT

10

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

cho việc thực hiện các đơn hàng trực tuyến. Kho hàng cần được bố trí một
cách hợp lý để sao cho thuận tiện nhất cho việc xuất nhập hàng hoá. Doanh
nghiệp cũng cần phải cân nhắc khu vực đặt cửa hàng, doanh nghiệp có thể
đặt cửa hàng tại những tỉnh thành mà khách hàng có nhu cầu hàng hoá lớn.
1.2.3.4 Phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt mang lại thành công cho mọi
doanh nghiệp. Vì vậy việc phát triển nhân lực đã trở thành một vấn đề tất
yếu nếu doanh nghiệp muốn phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực thương
mại điện tử. Một doanh nghiệp kết hợp hai kênh bán hàng truyền thống và
trực tuyến thì nhân viên phải vừa hiểu biết về thương mại điện tử lại vừa
phải có kỹ năng trong việc kinh doanh truyền thống.
Phát triển nhân lực về lĩnh vực kinh doanh trực tuyến cần phải: tổ
chức các hoạt động đào tạo về những kiến thức thực tế và những kỹ năng
về TMĐT . Hướng dẫn cho nhân viên biết và sử dụng hết tối đa lợi ích của
những cơng cụ tìm kiếm, cơng cụ e-marketing, những phần mềm ứng dụng
vào trong hoạt động kinh doanh. Những kỹ năng tìm kiếm khách hàng
online, kỹ năng giao tiếp và tư vấn sản phẩm với khách hàng điện tử.
Phát triển nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống: ngồi
những kỹ năng trên địi hỏi nhân viên cần phải có thêm các kỹ năng như:
hiểu biết về sản phẩm, về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, có kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng lắng nghe, đoán biết nhu cầu khách hàng, kỹ năng trưng bày
sản phẩm...

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về mô hình kinh doanh phối hợp
thương mại điện tử và thương mại truyền thống.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài là:
● Bài giảng học phần “Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2C
và B2B ”- Bộ môn quản trị tác nghiệp TMĐT, Trường Đại học Thương
Mại

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

11

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

Nội dung: Trong giáo trình, tác giả đã đề cập đến các vấn đề liên
quan đến Quản trị tác nghiệp TMĐT B2C bao gồm: các vấn đề tổng quan
về bán lẻ điện tử và TMĐT B2C, các mô hình bán lẻ điện tử, vấn đề xây
dựng và xúc tiến Website bán lẻ điện tử của doanh nghiệp, vấn đề kĩ thuật
mặt hàng và kĩ thuật bán hàng trong bán lẻ điện tử, vấn đề quản trị bán
hàng trong TMĐT B2C và các vấn đề về quản trị quan hệ khách hàng điện
tử, các vấn đề kinh doanh điện tử giữa các doanh nghiệp.
● Giao dịch thương mại điện tử - Một số vấn đề cơ bản. Tác giả:
PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Th.s Trần Hoài Nam. Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, 2002
Nội dung: Khái luận về Internet và thương mại điện tử, giới thiệu về
TMĐT, mơ hình kinh doanh, vấn đề an tồn và tương lai của TMĐT.
● Cuốn sách “e-retailing” của tác giả Charles Dennis, Tino Fenech
and Bill Merriless

Nội dung: Cuốn sách giới thiệu khi tham gia vào kinh daonh điện tử
bạn cần phải làm gì và xúc tiến BLĐT như thế nào cho hiệu quả…
● Cuốn sách “11 quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu trên
internet” của tác giả Aura Ries
Nội dung: Cuốn sách đưa ra quy luật cơ bản để có thể thành công để
xây dựng một thương hiệu và có những dẫn chứng cụ thể về các doanh
nghiệp thực tế đang triển khai như thế nào.
● Báo cáo TMĐT năm 2008, 2009 của Bộ Công Thương
Nội dung: Báo cáo các vấn đề nổi bật trong năm 2008,2009, những
cái đạt được và những vấn đề còn tồn tại, những số liệu thống kê của năm.
Trong báo cáo có các ví dụ cụ thể các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực TMĐT.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi Internet ngày càng không thể
thiếu trong đời sống con người, giá nhân công, thuê mặt bằng ngày càng

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

12

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

đắt đỏ thì TMĐT đang trở thành sự lựa chọn tối ưu của nhiều cá nhân và
doanh nghiệp.
TMĐT ngày càng chiếm một vị trí xứng đáng trong hoạt động kinh tế
thương mại ở Việt Nam. TMĐT đã góp phần quan trọng thúc đẩy thương
mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam
hội nhập ngày càng sau vào nền kinh tế thế giới. Nhờ ứng dụng TMĐT, các

doanh nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận những thông tin quan
trọng liên quan tới thị trường, sản phẩm, các quy định pháp lý, tài chính,
thiết lập và duy trì các mối liên hệ với khách hàng và đối tác khách hàng
hiệu quả hơn.
Theo mạng Visa, Việt Nam là nước đứng thứ ba về tốc độ phát triển
thương mại điện tử trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ sau Trung
Quốc và Ấn Độ. Với cơ cấu dân số trẻ (60% dưới 30 tuổi), năng động trong
tiêu dùng và nhạy bén trong ứng dụng công nghệ mới, Việt Nam có khoảng
20 triệu người (chiếm 22,7% dân số) sử dụng Internet thường xuyên. Tính
đến năm 2007, đã có 92% doanh nghiệp có kết nối Internet, trong đó 82%
dùng dịch vụ ADSL.
Cùng với sự phát triển của TMĐT, giờ đây việc tiêu dùng mua sắm qua
mạng khơng cịn lạ lẫm với nhiều người mà đã trở nên phổ biến. Người tiêu
dùng mua bất cứ những thứ gì mà họ cần, mua sắm trực tuyến giúp họ tiết
kiệm thời gian, chi phí. Cơ cấu mặt hàng được mua/bán trên thị trường trực
tuyến càng ngày càng đa dạng, nhất là những mặt hàng có tính tiêu chuẩn
cao (đồ điện tử, sách.....). Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp phải xây
dựng mô hình kinh doanh trên website của mình thật hiệu quả nhằm được
doanh thu cao nhất từ thị trường kinh doanh trực tuyến.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

13

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
MƠ HÌNH KINH DOANH PHỚI HỢP GIỮA THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ VÀ THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG TẠI CÔNG TY CP ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THỜI ĐẠI MỚI
2.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong đề tài tác giả sử dụng hai phương pháp thu thập dữ liệu đó là
phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ
cấp.
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (sử dụng phiếu điều tra)
Tác giả thiết kế một phiếu điều tra gồm 16 câu hỏi để sử dụng chung
cho tất cả mọi người được điều tra tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Công nghệ Thời Đại Mới. Nội dung của phiếu điều tra bao gồm thông tin
của người được điều tra và những câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Tác giả sẽ phát 20 phiếu điều tra cho 20 người trong công ty bao gồm tất cả
các bộ phận trong công ty. Sau khi mọi người đã làm xong, tác giả sẽ thu
về để xử lý số liệu bằng phần mềm Statistical Package for the Social
Sciences (SPSS) và phần mềm sẽ đưa ra kết quả kết tổng hợp dựa trên dữ
liệu là các câu hỏi trong phiếu điều tra. Mục đích là sẽ thu được thông tin
về tình hình áp dụng mô hình kinh doanh phối hợp giữa thương mại điện tử
và thương mại truyền thống công ty
Ưu điểm của phương pháp này là sẽ không tốn nhiều thời gian, kết
quả thu được chuẩn xác nhờ việc phân tích bằng phần mềm SPSS. Người
được điều tra không phải suy nghĩ nhiều về câu trả lời, thuận tiện cho việc
thống kê.
Tuy vậy, phương pháp này có một số nhược điểm. Không tập trung
hỏi chuyên sâu vào những vấn đề mà người được điều tra đang đảm nhiệm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh



KLTN- Khoa TMĐT

14

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

trong công ty, câu trả lời bị giới hạn, kết quả phụ thuộc vào khả năng phân
tích kết quả truy suất của tác giả.
Ngồi ra tác giả còn đặt ra những câu hỏi phỏng vấn chuyên gia. Nội
dung phỏng vấn: những đánh giá về kinh doanh thương mại điện tử và kinh
doanh truyền thống của công ty và các đối thủ cạnh tranh, những mặt hạn
chế cịn tồn tại ở cơng ty và định hướng phát triển của công ty trong những
năm tới. Ưu điểm: được tiếp xúc trực tiếp với các nhà quản lý công ty,
người hiểu biết rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khai thác những
hiểu biết sâu sắc về chuyên mơn, và thơng tin được xác thực chính xác.
Nhược điểm: không có cái nhìn tổng quan và đánh giá khái quát về thị
trường, mô hình kinh doanh của công ty, đòi hỏi phải chọn lọc câu trả lời.
Đối tượng điều tra: giám đốc cơng ty
• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thơng tin cơng bố với báo chí về doanh nghiệp trên internet và thông
tin thu thập trong nội bộ doanh nghiệp.
Nội dung: Các thông tin về doanh nghiệp từ khi thành lập đến nay,
các báo cáo, các chương trình hoạt động kinh doanh của cơng ty, các chính
sách thi hành tại công ty hiện nay.
Các nguồn khác: Các báo cáo TMĐT, các bài báo trong nước và
ngoài nước trên internet về TMĐT ở Việt Nam và trên thế giới.
2 .1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
• Phương pháp định lượng:
Sử dụng phần mềm SPSS là phần mềm chuyên dụng xử lý thông tin
sơ cấp thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.

Ưu điểm: Đa năng và mềm dẻo trong việc lập các bảng phân tích, sử
dụng các mơ hình phân tích đồng thời loại bỏ một số công đoạn không cần
thiết mà một số phần mềm khác gặp phải.
Nhược điểm: Sử dụng các hàm tính tốn khơng thuận tiện, dễ nhầm
lẫn, sai sót.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

15

Ngũn Đình Nhật- K43I5

• Phương pháp định tính:
Phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu thập được thơng qua các câu hỏi
phỏng vấn chuyên sâu.
Ưu điểm: Có thể phát hiện những chủ đề quan trọng mà người
nghiên cứu chưa bao quát được, hạn chế các sai số do ngữ cảnh do tạo
được môi trường thoải mái nhất cho đối tượng phỏng vấn.
Nhược điểm: Mẫu nghiên cứu thường nhỏ hơn, câu trả lời thường
không tổng quát và khách quan.
2.2 Thực trạng phát triển mô hình kinh doanh phối hợp thương mại
điện tử và thương mại truyền thống tại Công ty CP Đầu tư Phát triển
Công nghệ Thời Đại Mới
2.2.1 Giới thiệu về Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại
Mới
- Tên đầy đủ công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ
Thời Đại Mới
- Đại diện : Ông Đỗ Duy Đức- Giám Đốc

- Trụ sở chính: 17 Ngõ 178 Thái Hà - Đống Đa - Hà nội
- Chi nhánh: 217/9 Thích Quảng Đức, P4, Q. Phú Nhuận, TP HCM
- Điện thoại: 04-62757210; Fax: 04-62757212
- Website: www.megabuy.vn
Q trình thành lập và phát triển cơng ty
Công ty CP Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới kinh doanh
theo hình thức công ty cổ phần, hiện tại là một doanh nghiệp thương mại
điện tử B2C, mới đầu chỉ là một phòng kinh doanh nhỏ của Công ty TNHH
H&B từ năm 2001, sau đó tách ra thành công ty CP Đầu tư Phát triển Công
Nghệ Thời Đại Mới. Cho đến nay, Công ty đã trở thành công ty hàng đầu
trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối các sản phẩm công nghệ cao bằng
cách áp dụng hình thức bán hàng trực tuyến trên mạng Internet tại Việt
Nam.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

16

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

Các lĩnh vực kinh doanh:
+ Mô hình kinh doanh truyền thống
+ Mô hình bán lẻ trực tuyến B2C
+ Phân phối trực tuyến B2B
+ Đấu thầu và triển khai một số dự án
Chiến lược phát triển của Công ty:
Công ty CP Đầu tư Phát triển Công Nghệ Thời Đại Mới nỗ lực
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở thành một công ty công nghệ

hàng đầu của Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực phân phối sản
phẩm dựa vào phát triển kênh bán hàng trực tuyến và phát triển chuỗi cửa
hàng truyền thống các sản phẩm công nghệ cao liên quan dành cho văn
phịng, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, đồng thời trở thành nhà
thầu chuyên nghiệp cung cấp giải pháp tổng thể cho các dự án thuộc khối
doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên
doanh và nước ngoài... Dựa vào nội lực của chính mình và mở rộng hợp tác
với các cơng ty, tập đồn cơng nghệ, các tập đồn phân phối và bán hàng
trong và ngồi nước, Cơng ty sẽ mang tới những sản phẩm và dịch vụ tốt
nhất cho khách hàng, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông, cho sự nghiệp cá
nhân của các thành viên và cho sự nghiệp phát triển công nghệ và sự thịnh
vượng của đất nước nói chung.
2.2.2 Thực trạng phát triển kênh thương mại truyền thống của
công ty
Hiện tại công ty tận dụng trụ sở để làm một kho hàng, đồng thời làm
cửa hàng vật lý để phục vụ cho bán hàng truyền thống. Công ty kinh doanh
rất nhiều mặt hàng, tuy nhiên do diện tích cửa hàng bị hạn chế nên tại cửa
hàng cơng ty chỉ trưng bày khoảng 50% số sản phẩm bán trên website. Đây
chủ yếu là các sản phẩm nhỏ gọn, các sản phẩm được nhiều khách hàng
quan tâm như: máy phát điện, máy vi tính, máy chấm cơng, máy đếm tiền,
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh


KLTN- Khoa TMĐT

17

Nguyễn Đình Nhật- K43I5

xe đẩy hàng, kim từ điển…. Cịn các sản phẩm có kích thước lớn như nội

thất văn phòng, máy in khổ lớn khi có đơn hàng phát sinh công ty mới lấy
từ nhà cung cấp. Cũng vì điều kiện không gian cửa hàng khá chật hẹp nên
gây khó khăn cho khách hàng đến mua hàng, các sản phẩm được trưng bày
khá lộn xộn. Đối với khách hàng mua hàng truyền thống, chủ yếu họ xem
thông tin sản phẩm trên website của công ty rồi sau đó đến cửa hàng để
xem và mua hàng. Để tiết kiệm chi phí th nhân viên mới, cơng ty đã sử
dụng đồng thời nhân viên kinh doanh trực tuyến vào hoạt động kinh doanh
truyền thống.
Tuy công ty không thống kê doanh thu của từng kênh bán hàng,
nhưng theo ước tính của ban giám đốc thì doanh thu của kênh bán lẻ truyền
thống chiếm khoảng 15-20% tổng doanh thu bán hàng của công ty.
2.2.3 Thực trạng phát triển kênh thương mại điện tử của công ty
Theo kết quả điều tra của bộ công thương với 2004 doanh nghiệp trên
cả nước trong năm 2009 cho thấy, gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ
chức triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau.
Việc ứng dụng TMĐT đã mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Và điểm nổi bật trong ứng dụng TMĐT năm 20010 là tỷ lệ sử dụng
các phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hướng
tăng. Ngoài 92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, các doanh
nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư, triển khai nhiều phần mềm chuyên dụng
khác như quản lý nhân sự (46%), quản lý chuỗi cung ứng (39%), quản lý
khách hàng (47%), v.v... Việc triển khai những phần mềm này đã góp phần
tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.
Với những ưu điểm vượt trội của thương mại điện tử và lượng khách
hàng khổng lồ mà nó đem lại đã thu hút rất nhiều cac doanh nghiệp đang
tham gia thị trường truyền thống nhảy vào.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh



×