Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng Bút Sơn- xí nghiệp tiêu thụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367 KB, 46 trang )

CHƯƠNG I
1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CHO SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA
CÔNG TY CP XI MĂNG BÚT SƠN-XÍ NGHIỆP TIÊU THỤ”
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát
triển đều phải tự thân vận động, tự tham gia vào thị trường và tự khẳng định mình.
Việc nắm bắt nhu cầu thị trường, tìm cách đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị
trường là con đường duy nhất đến thành công cho doanh nghiệp. Xi măng là một
trong những mặt hàng quan trọng được nhà nước kiểm soát chặt chẽ và chưa có sản
phẩm thay thế trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên toàn ngành xi măng đang phải đối
mặt với tình trạng cung vượt quá cầu và thực tế cạnh tranh ngày càng gay gắt giải
quyết vấn đề đầu ra cho thị trường xi măng là vấn đề đáng quan tâm .Xuất phát từ
thực trạng chung của ngành xi măng, là một thành viên của tổng công ty xi măng
VIỆT NAM, công ty cổ phần xi măng Bút Sơn đã sớm nhận thức vai trò của việc mở
rộng phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng mà công ty
cần đẩy mạnh hơn nữa. Thị trường miền Bắc vốn là thị trường truyền thống của công
ty nhưng lại đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm thi phần do cạnh tranh của các
đối thủ trong ngành. Từ thực tế này em nhận thấy cần một giải pháp để mở rộng hơn
nữa thị phần tại thị trường miền Bắc là điều cực kì quan trọng. Bằng kiến thức đã học
và qua thực tế thực tập tốt nghiệp tại xí nghiệp tiêu thụ thuộc công ty cổ phần xi măng
Bút Sơn, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Phạm Thúy Hồng cùng các
cán bộ nhân viên trong công ty em đã chọn đề tài: “ giải pháp Marketing nhằm phát
triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng Bút Sơn-
xí nghiệp tiêu thụ”.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu chính trong đề tài
Nội dung nghiên cứu của khóa luận với đề tài: “ giải pháp Marketing nhằm phát
triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng Bút Sơn-
xí nghiệp tiêu thụ”.
1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những năm trước
Nghiên cứu về giải pháp Marketing để phát triển thị trường là một đề tài không


qua mới đã có những chuyên đề luận văn thực hiện về vấn đề giải pháp Marketing
nhằm phát triển thị trường ví dụ như khóa luận của sinh viên Nguyễn Duy Chinh (sinh
viên trường đại học Kinh Tế Quốc Dân)đã thực hiện đề tài “giải pháp phát triển thị
trường cho sản phẩm máy công cụ và cơ khí của công ty cơ khí Hà Nội”.
Lê Vinh Hiển “giải pháp marketing phát triển thị trường ở công ty giày Thượng
Đình”
Hay cũng đã có những đề tài luận văn về hoàn thiện hoạt động bán hàng cá nhân
của công ty sản xuất xi măng _xi măng Hải Phòng của sinh viên Nguyễn Hoàng Mai -
đại học Kinh Tế Quốc Dân bài nghiên cứu này cũng có cái nhìn khá toàn diện về hoạt
động Marketing trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng.
Đề tài em chọn “giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường miền Bắc cho
sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng Bút Sơn- xí nghiệp tiêu thụ”mong là có
thể góp thêm một cách nhìn mới mẻ về vấn đề phát triển thị trường dựa vào giải pháp
Marketing cho sản phẩm kinh doanh là xi măng.
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên sự tham khảo các tài liệu nghiên cứu có liên quan các, tài liệu giáo trình
lí thuyết, các số liệu thông tin tìm kiếm về hoạt động kinh doanh của công ty CP xi
măng Bút Sơn trong thời gian thực tâp và kiến thức có được trong thời gian học tập tại
trường đại học Thương Mại hy vọng qua bài viết chúng ta có thể hiểu rõ hơn lí thuyết
về marketing, thị trường, và phát triển thị trường theo các quan điểm khác nhau.
Qua nghiên cứu thấy được rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh tại thị
trường miền Bắc của công ty CP xi măng Bút Sơn nhìn ra những vấn đề còn tồn tại
hạn chế cần khắc phục và những thuận lợi thời cơ mà doanh nghiệp đang có thể tận
dụng để phát triển.
Và mục đích cuối cùng là đề xuất một số giải pháp Marketing khả thi giúp công
ty phát triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của mình.
1.5. Phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nội dung nghiên cứu là các giải pháp Marketing nhằm phát triển thị
trường,Ở đây ta chú trọng đến nhóm giải pháp Marketing –mix với 4 nhóm giải pháp
về : sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến.

-Nghiên cứu được thực hiện tại công ty cổ phần xi măng Bút Sơn.
(Địa chỉ :Thanh sơn –Kim Bảng –Hà Nam)
-Với sản phẩm mặt hàng kinh doanh là xi măng với Các nhóm sản phẩm chính của
công ty gồm.
-Xi măng thông dụng: PC30, PC40, PC50 và các loại xi măng đặc biệt khác theo
đơn đặt hàng
Xi măng Portland hỗn hợp: PCB30
-Phạm vi nghiên cứu là thị trường miền Bắc của công ty.
-Các dữ liệu được Sử dụng là các dữ liệu kinh doanh từ năm 2005 đến 2011
-Do tình hình kinh tế và môi trường kinh doanh là không ngừng biến đổi
Và nhu cầu xi măng có biến đổi không ngừng trong mỗi thời kì giai đoạn
Các số liệu thông tin thu thập được chỉ mang tính lịch sử tại thời điểm không dài do đó
những đề xuất giải pháp chỉ có tính khả thi và phù hợp đến năm 2020.
1.6. Phương pháp nghiên cứu:
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bên trong gồm các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh sản xuất
Dữ liệu thứ cấp bên ngoài các thông tin trên internet, tạp chí ,catatoge, tài liệu tham
khảo các luận văn
- Thu thập dữ liệu sơ cấp
+ Sử dụng phỏng vấn chuyên sâu.
+ Đối tượng phỏng vấn:các đại lí tiêu thụ của công ty.
+ Số lượng đại lí phỏng vấn 15 đại li tiêu thụ
+ Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu về nhu cầu tiêu dùng xi măng trên thị trường
miền Bắc, những khó khăn công ty gặp phải trong khâu tiêu thụ, những ý kiến
phản hồi từ phía khách hàng sự khen chê của khách hàng về chất lượng sản
phẩm về các vấn đề liên quan đến dịch vụ sau bán vận chuyển…
Dữ liệu được sử dụng cho bài viết này là các dữ liệu thứ cấp lấy từ các nguồn báo
cáo kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty, các thông tin trên internet, tạp chí
,catatoge, và nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập tìm kiếm dựa trên bảng câu hỏi

phỏng vấn điều tra.
1.6.2. Phương pháp xử lí dữ liệu
- Phương pháp so sánh đối chiếu thị phần giữa các công ty sản xuất xi măng thuộc
tổng công ty xi măng VIỆT NAM thấy được tình thế cạnh tranh của công ty trên thị
trường
- Tiếp cận sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống biện chứng, logic và lịch sử,
phương pháp tiếp cận trực tiếp các vấn đề lí luận từ đó có cái nhìn tổng thể khách quan
các vấn đề thực trạng và hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu để nghiên cứu nhu cầu
của khách hàng và thị trường những vấn đề lớn trong khâu tiêu thụ công ty đang gặp
phải.thông qua những thông tin thu thập được qua tổng kết thống kê ta có được kết quả
nghiên cứu định tính tương đối khách quan.
Bảng câu hỏi được thiết kế nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.và
kết quả của nghiên cứu sẽ được thể hiện cụ thể trong những phần sau khi bàn về thực
trạng và “giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm xi
măng của công ty CP xi măng Bút Sơn- xí nghiệp tiêu thụ”.
1.7. Kết cấu khóa luận
Nội dung chính của bài khóa luận tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài “ giải pháp Marketing nhằm phát triển thị
trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng Bút Sơn- xí
nghiệp tiêu thụ”.
Chương II: Tóm lược một số vấn đề lí luận cơ bản về giải pháp Marketing nhằm
phát triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng Bút
Sơn- xí nghiệp tiêu thụ.
Chương III: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng giải pháp Marketing
nhằm phát triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi
măng Bút Sơn- xí nghiệp tiêu thụ.
Chương IV:Các kết luận đề xuất giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường
miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng Bút Sơn- xí nghiệp tiêu
thụ.

CHƯƠNG II
2. TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN “GIẢI PHÁP
MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CHO SẢN
PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY CP XI MĂNG BÚT SƠN-XÍ NGHIỆP TIÊU
THỤ”
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về Marketing
Theo Philip Kotle Marketing được định nghĩa như sau:
“Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu và ước
muốn thông qua tiến trình trao đổi. Marketing bao gồm một loạt các nguyên lí về lựa
chọn thị trường trọng điểm, định dạng các nhu cầu của khách hàng, triển khai các dịch
vụ thỏa mãn nhu cầu mang lại giá trị đến cho khách hàng và lợi nhuận đến cho công
ty”
2.1.2. Khái niệm về thị trường
- Theo nghĩa hiện đại :thị trường là quá trình mà người mua bán hay nói cách khác thị
trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hóa lưu thông tiền tệ các giao dịch
mua bán và các dịch vụ. Theo quan điểm này thị trường được nhận biết qua quan hệ
mua bán trao đổi nói chung chứ không phải nhận biết bằng trực quan và nó được mở
rộng về không gian thời gian.
- Theo nhà kinh tế học Samuelson “thị trường là một tập hợp người mua và người bán
cùng một thứ hàng hóa tác động qua lại với nhau để xác định số lượng và giá cả hàng
hóa” .
- Theo Davidbeg thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình lưu thông qua các
quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của công ty về
sản xuất cái gì sản xuất như thế nào và cho ai đều dung hòa bằng sự điều chỉnh giá.
2.1.3. Khái niệm về phát triển thị trường
Phát trin th trng là quá trình triên khai cc hoat đông nhm tăng c̀ng s́c
bn trong cc phân đoan thi tr̀ng nht đinh v đat đc muc êu markeng cua
công ty kinh doanh.
2.2 Một số lí thuyết của vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Lí thuy(t công tác phát triển thị trường
Nội dung chiến lược phát triển thị trường phải phù hợp với tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối,
chiến lược xúc tiến, chiến lược phát triển vốn nguồn nhân lực.
Tùy theo nguồn lực của doanh nghiệp và đặc điểm của mỗi thị trường mà doanh
nghiệp lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp. Có 4 cách lựa chọn mà doanh nghiệp
thường sử dụng sau.
BH 2.1:Phương án chiến lược phát triển thị trường
Sản phẩm
Thị trường
Sản phẩm hiện tại Sản phẩm mới
Thị trường hiện tại Khai thác thị trường Đưa sản phẩm mới đáp
ứng nhu cầu hiện tại
Thị trường mới Xâm nhập mở rộng thị
trường mới
Đưa sản phẩm mới đáp
ứng nhu cầu thị trường
mới
(Nguồn: Philip Koller–-2003-nhà xuất bản thống kê -Quản trị marketing)
2.2.1.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng
Phát triển thị trường theo chiều rộng có nghĩa là doanh nghiệp cố gắng mở rộng
thị trường tăng thị phần sản phẩm bằng khách hàng mới. Phương thức này được sử
dụng trong các trường hợp.
• Thị trường hiện tại đang có xu hướng bão hòa .
• Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại thấp .
• Rào cản về luật pháp chính trị quá lớn trên thị trường hiện tại.
• Doanh nghiệpcó đủ tiềm lực mở rộng thị trường mới tăng doanh thu lợi nhuận.
Phát triển thị trường theo chiều rộng có thể hiểu theo ba cách:
• Theo tiêu thức địa lí : quy mô thị trường của doanh nghiệp được mở rộng
• Theo tiêu thức sản phẩm:doanh nghiệp thường đưa ra những sản phẩm mới có

tính năng phù hợp với khách hàng ở thị trường mới thỏa mãn nhu cầu của họ. Các
doanh nghiệp khách hàng mở rộng thị trường thương áp dụng chính sách đa dạng hóa
sản phẩm theo nhu cầu khách hàng.
• Theo tiêu thức khách hàng, doanh nghiệp kích thích sức mua của các nhóm
khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của mình đó có thể là khách hàng của đối thủ cạnh
tranh có thể là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Muốn thực hiện được điều đó
doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng và
hành vi mua hàng của họ, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có được chiến lược cạnh
tranh.
2.2.1.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu
Phát triển thị trường theo chiều sâu là doanh nghiệp cố gắng tăng khả năng tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại.
Phát triển thị trường theo chiều sâu được sử dụng khi:
- Sức cạnh tranh trên thị trường hiện tại quá lớn
• Sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường
Phát triển thị trường theo chiều sâu cũng hiểu theo 3 cách:
• Theo tiêu thức địa lí:doanh nghiệp cố bán thêm hàng hóa vào thị trường cũ
• Theo tiêu thức khách hàng:là việc khách hàng nỗ lực bán thêm sản phẩm của
mình vào nhóm khách hàng của doanh nghiệp, biến khách hàng đó trở thành khách
hàng thường xuyên và trung thành của mình
• Theo tiêu thức sản phẩm :doanh nghiệp khi phát triển thị trường theo chiều sâu
thường cải tiến mẫu mã sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc đa dạng hóa sản
phẩm tăng cường dịch vụ đi kèm
2.2.2 Marketing-mix nhằm phát triển thị trường
Marketing-mix được hiểu là một phối thức định hướng các biến số marketing-
mix có thể kiểm soát được mà công ty thương mại sử dụng một cách liên hoàn và đồng
bộ nhằm theo đuổi một sức bán và lợi nhuận dự kiến trong một thị trường trọng điểm
xác định .Marketing-mix bao gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dụng để tác
động lên nhu cầu hàng hóa của mình có thể hợp nhất rất nhiều khả năng hình thành
bốn nhóm cơ bản : sản phẩm, giá cả , phân phối, xúc tiến

2.3 Phân định nội dung nghiên cứu giải pháp marketing nhằm phát triển thị
trường
Thực hiện chiến lược phát triển thị trường thông thường doanh nghiệp sử dụng
chính sách marketing hỗn hợp bao gồm các yếu tố sản phẩm , giá, phân phối, xúc
tiến nhằm phát triển thị trường.
2.3.1 Giải pháp về sản phẩm nhằm phát triển thị trường
BH 2.2:Sơ đồ chính sách sản phẩm tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu chiến
lược của doanh nghiệp
• Nội dung chính sách sản phẩm
• Chính sách chủng loại sản phẩm
Với một loại sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi rủi ro vì vậy doanh nghiệp
phải quan tâm đến soạn thảo một chính sách sản phẩm hay còn gọi là chính sách thang
sản phẩm .xác định chủng loại sản phẩm thì đôi khi doanh nghiệp không cần đầu tư
thêm mà chỉ cần thay đổi cơ cấu sản phẩm cũng có thể làm cho lợi nhuận của doanh
nghiệp tăng lên.
• Chính sách củng cố và phát triển uy tín sản phẩm hiện tại
Chính sách này áp dụng cho những sản phẩm hiện tại đã có uy tín để chuyển khách
hàng trung thành điểm mềm (vừa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp vừa sử dụng
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh)thành khách hàng trung thành.
• Chính sách phát triển sản phẩm mới cho thị trường hiện tại hoặc cho thị trường
mới.
Đây là chính sách đổi mới chủng loại sản phẩm hướng vào việc phát triển một số loại
Việc phát triển sản phẩm mới có thể được triển khai theo các hướng sau.
Sản phẩm phù hợp với nhu
cầu thị trường
Khả năng tiêu
thụ sản phẩm
Khả năng thu
lợi nhuận
Mục tiêu chiến lược

Marketing
Chính sách sản phẩm
Tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới hay là mua phát
minh.
Làm thay đổi màu sắc hình dáng trên cơ sở sản phẩm hiện tại nhằm tăng tính hấp dẫn
của sản phẩm.
Bổ khuyết nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để có những chính sách sản phẩm mới thì các doanh nghiệp phải thường xuyên bám
sát nghiên cứu thị trường và phải có đủ ngân sách để nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới
Đối với doanh nghiệp thì việc đưa sản phẩm mới có thể tiếp cận theo 3 hướng.
Phát triển theo phương ngang:tìm những sản phẩm lân cận với sản phẩm cũ cùng điều
kiện sản xuất .
Phát triển theo phương dọc :phát triển về phía trước, về phía sau sản phẩm (như công
nghệ sản xuất, xử lí kĩ thuật
Phát triển sản phẩm hoàn toàn mới là những sản phẩm từ trước đến nay doanh nghiệp
chưa từng sản xuất.
Chính sách nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu sản phẩm là những dấu hiệu để phục vụ cho việc xác định và phân biệt
sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp khác nhau.hình thức biểu hiện của nhãn hiệu
sản phẩm theo tên doanh nghiệp, bằng chữ viết, bằng biểu tượng.
• Chính sách bao gói
Bao gói là vật bao phủ chứa đựng sản phẩm .trong kd hiện đại thì bao gói có 2
chức năng.
Chức năng kĩ thuật :bảo vệ sản phẩm chống lại những tác động của môi trường làm
giảm chất lượng sản phẩm.
Chức năng bán hàng hay là chức năng thông tin quảng cáo sản phẩm.
• Chính sách hoàn thiện và nâng cao các đặc tính sử dụng sản phẩm trong sự
thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng.
2.3.2. Giải pháp về giá nhằm phát triển thị trường

• Các mục tiêu của chính sách giá.
Chính sách giá trong chiến lược marketing của doanh nghiệp thường hướng vào
nhiều mục tiêu khác nhau ; mục tiêu lợi nhuận và khối lượng bán.
Các mục tiêu của chính sách giá có thể xác định cho cả kì kinh doanh, có thể xác
định cho từng mặt hàng, từng loại hình kinh doanh.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá
Các mục tiêu marketing:giá trở thành công cụ marketing hữu hiệu nếu nó phục vụ
đắc lực.
Chi phí sản xuất chi phí nguyên vật liệu sức lao động do chi phí sản xuất quyết
định đến giá thành sản xuất nên khi đưa ra một chính sách giá phải tính đến một mức
giá vừa đảm bảo bù đắp những chi phí bỏ ra vừa tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
Chi phí lưu thông :chi phí vận chuyển so từ kho đến các kênh tiêu thụ.chi phí hỗ
trợ marketing.chi phí bán hàng ,chi phí hỗ trợ bán hàng như quảng cáo chi phí tham
gia hội chợ do chi phí này cấu thành nên giá sản phẩm nên nó cũng ảnh hưởng đến
quyết định giá.
Sản phẩm độc đáo thường cho phép giá cao hơn những sản phẩm khác cùng loại
chất lượng khác nhau thường được phản ánh qua giá khác nhau.
Khả năng truyền cảm của sản phẩm:được biểu hiện qua độ hấp dẫn của sản phẩm
đối với khách hàng và có nhiều so chất lượng tốt nhưng hình thức bao gói quá tồi nên
không tạo nên hình ảnh hấp dẫn cho khách hàng nên không tiêu thụ được.
• Một số phương pháp định giá.
Định giá dựa trên chi phí sản xuất.
Định giá dựa trên tình hình cạnh tranh.
Định giá theo cầu.
Định giá phân biệt.
Định giá theo địa lí.
• Công nghệ chiết giá.
Chiết giá thương mại:sử dụng với các trung gian thương mại vì các chức năng họ
thực hiện (bao gói, bảo quản, giao hàng )
Chiết giá khuếch trương thương mại.

Chiết giá do thanh toán tiền nhanh .
Chiết giá số lượng.
2.3.3. Giải pháp về phân phối phát triển thị trường
Kênh phân phối bao gồm kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, kênh
phân phối hỗn hợp.
• Kênh phân phối trực tiếp :trong dạng kênh này doanh nghiệp không sử dụng
người mua trung gian để phân phối hàng hóa ực lượng bán hàng của doanh nghiệp
chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tay người tiêu dùng sử dụng hàng hóa. Hình
thức tiêu thụ này có ưu điểm là giảm chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm tới tay
người tiêu dùng nhanh hơn cc doanh nghiệpcó điều kiệntiếp xúc trực tiếp với người
tiêu dùng song nó cũng có nhược điểm doanh nghiệp phân phối phải tiếp xúc với
nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức thời gian vào quá trình tiêu thụ hơn, nhiều
khi làm tốc độ chu chuyển vốn lưu động chậm hơn
• Kênh phân phối gián tiếp là dạng kênh phân phối mà trong đó doanh nghiệp
bán hàng của mình cho người sử dụng thông qua các người mua trung gian .Tùy từng
trường hợp ,khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp là nhà bán buôn hoặc bán lẻ ,
doanh nghiệp không trực tiếp bán hàng cho người sử dụng sản phẩm. Sự tham gia
nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián
tiếp dài hay ngắn khác nhau.Với hình thức tiêu thụ doanh nghiệp có thể tiêu thụ khối
lượng hàng hóa lớn trong thời gian ngắn, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí
bảo quản hao hụt. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm tăng chi phí lưu thông và
doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian.
• Kênh phân phối hỗn hợp đây là một phương án lựa chọn kênh phân phối trên cơ
sở sử dụng đồng thời cả hai dạng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Doanh nghiệp
vừa tổ chức bán hàng trực tiếp đến tận tay người sử dụng vừa khai thác lợi thế trong
hệ thống phân phối của người mua trung gian.
Tổ chức kênh phân phối :là quá trình kết hợp các quyết định về địa điểm theo yếu
tố địa lí và khách hàng để xác đinh và xây dựng phương án kênh phân phối của doanh
nghiệp.
BH 2.3:Quy trình quyết định tổ chức kênh marketing phân phối

Nghiên cứu phân tích mục tiêu ràng buộc

Phân tích động thái hệ thống kênh tổng thể

Hoạch định lựa chọn các phương án thế vị chủ yếu

Đánh giá quyết định chọn tổ chức kênh
(Nguồn: GS.TS.Nguyễn Bách Khoa-2011- nhà xuất bản thống kê-Giáo trình
Marketing thương mại marketing)
2.3.4. Giải pháp về xúc ti(n phát triển thị trường
Xúc tiến thương mại là một lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt và có chủ đích
được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách hàng và xác lập mối quan hệ thuận
lợi nhất giữa công ty và bạn hàng với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối
hợp, triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing –mix đã lựa chọn của
công ty
Hoạt động xúc tiến nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội bán hàng trong tiêu thụ sản
phẩm
chủ yếu gồm:
• Tham gia triển lãm và hội chợ thương mại mục đích của triển lãm và hội chợ là
giới thiệu sản phẩm kí kết các hợp đồng mua bán nghiên cứu thị trường duy trì mối
quan hệ với khách hàng.
• Tổ chức chào hàng đây cũng là một hoạt động có vai trò quan trọng giúp doanh
nghiệp phát triển tìm kiếm khách hàng thông qua chào hàng khách hàng có thêm thông
tin về sản phẩm.
• Phát hành tài liệu liên quan đến tiêu thụ sản phẩm song song với việc quảng cáo
các doanh nghiệp phân phối phải phát hành thêm những tài liệu phục vụ cho tiêu thụ
sản phẩm đó là cataloge tờ quảng cáo,giới thiệu bao bì, công dụng, hướng dẫn sử
dụng, bảo quản sản phẩm, bảng giá.
• Tổ chức hội nghị khách hàng :doanh nghiệp phân phối phải thường xuyên tổ
chức hội nghị khách hàng, đặc biệt chú trọng đến khách hàng lớn, khách hàng quan

trọng .mục đích của hội nghị khách hàng là thu lượm ý kiến của khách hàng về sản
phẩm, giá cả, dịch vụ của sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời phải gợi ý cho họ về
ưu điểm của sản phẩm những thiếu sót trong quan hệ mua bán.
• Tham gia hội nghị kinh doanh kinh doanh trong nền kinh tế thị trường không
thể xa rời đối tác “buôn có bạn bán có phường” thông qua hiệp hội doanh nghiệp
không những có thể quảng cáo khuếch trương sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp
mà còn bảo vệ được thị trường bảo vệ giá cả chống lại sự độc quyền.
CHƯƠNG III
3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG “GIẢI PHÁP
MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CHO SẢN
PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY CP XI MĂNG BÚT SƠN-XÍ NGHIỆP TIÊU
THỤ”
3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty CP xi măng Bút Sơn
3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển công ty CP xi măng Bút Sơn
Công ty cổ phần xi măng VICEM Bút Sơn tiền thân là ban quản lí công trình xây
dựng nhà máy,được thành lập theo quyết định số 54/BXD/TCLĐ ngày 28 tháng 1 năm
1997 của bộ trưởng bộ xây dựng.
Theo quyết định số 1007/QĐ-BXD ngày 18/2/2000 của bộ trưởng bộ xây dựng
về việc thưc hiện cổ phần hóa các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng
công ty xi măng VN công ty xi măng Bút Sơn đã tiến hành cổ phần hóa. Ngày
26/12/2005 bộ trưởng bộ xây dựng đã có quyết định số 2251/QĐ-BXD về phê duyệt
phương án cổ phần hóa công ty xi măng Bút Sơn thuộc tổng công ty xi măng thành
công ty cổ phần với vốn điều lệ là 1100 tỷ đồng . Ngày 23/3/2006 bộ trưởng xây dựng
đã có quyết định số 485/QĐ-BXD về việc điều chỉnh phương án cổ phần hóa trong đó
nêu rõ số vốn điều lệ của công ty là 900 tỷ đồng cổ phần phát hành đầu tiên là
90.000.000 cổ phần mệnh giá 10000 đồng /1 cổ phần
Ngày 1/5/2006 sở kế hoạch và đầu tư Hà Nam đã cấp giấy chứng nhận kinh
doanh số 0603000105 công ty xi măng Bút Sơn chính thức trở thành công ty cổ phần
xi măng Bút Sơn và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

BH 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
BH3.2: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp tiêu thụ
3.1.3 K(t quả hoạt động kinh doanh
Năm 2010 công ty cổ phần xi măng ViCem Bút Sơn đánh dấu một năm hoạt động
của mình bằng những con số đầy ấn tượng.
Qua một năm nỗ lực phấn đấu, tập thể cán bộ công nhân viên Cty CP xi măng
vicem bút sơn đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc
Kết quả công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn đã thực hiện được:
+ Sản xuất clinker: 2.562.946 tấn, đạt 104,6% ngân sách năm, tăng 40,9% so với cùng
kỳ năm 2010
+ Tổng tiêu thụ sản phẩm: 3.303.624 tấn, đạt 118.0% chỉ tiêu ngân sách năm, tăng
72,1% so với cùng kỳ năm 2010.
+ Doanh thu: 2.723,7 tỷ đồng, đạt 107,6% chỉ tiêu ngân sách, tăng 69,2% so với cùng
kỳ năm 2010.
+ Nộp ngân sách: 108,5 tỷ đồng
Sau hơn 10 năm sản xuất kinh doanh bằng nỗ lực không ngừng công ty cổ phần xi
măng Bút Sơn đã đào tạo được đội ngũ công nhân lành nghề chuyên nghiệp tiếp cận
nhanh với công nghệ mới thiết bị sản xuất hiệu quả cao.
3.1.4. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh và ngành sản xuất xi măng
Các nhóm sản phẩm chính của công ty gồm
- Xi măng thông dụng: PC30, PC40, PC50 và các loại xi măng đặc biệt khác theo
đơn đặt hàng.
- Xi măng Portland hỗn hợp: PCB30
Đặc trưng của ngành sản xuất xi măng nói riêng và ngành sản xuất vật liệu xây
dựng nói chung là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài
sản nặng vốn và chi phí cố định khá cao.
Đặc tính nổi bật của ngành này là nhạy cảm với chu kì kinh doanh của nền kinh tế,
khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận sẽ tăng ngược lại khi nền kinh tế
suy thoái các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn nhiều tiền để
xây dựng nhà cửa điều này làm cho doanh số và lợi nhuận kinh doanh giảm.

Một đặc tính khác của ngành sản xuất xi măng nói riêng và ngành vật liệu xây
dựng nói chung là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị
trường bất động sản đóng băng thì ngành gặp khó khăn và ngược lại. Lí do đơn giản là
thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành.
3.2. Phân tích sự ảnh hưởng nhân tố môi trường đến “giải pháp Marketing nhằm
phát triển thị trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng
Bút Sơn- xí nghiệp tiêu thụ”
3.2.1. Môi trường vĩ mô
3.2.1.1. Môi trường tự nhiên
VN là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường được phân ra làm hai mùa chính
là mùa mưa và mùa khô. Xi măng có độ hút ẩm cao trong khi đó nước ta lại có độ ẩm
trong không khí cao do vậy mà việc bảo quả xi măng tương đối khó khăn. Hoạt động
tiêu thụ xi măng bị hạn chế vào mùa mưa khi mà nhu cầu xây dựng giảm. Tuy nhiên
về mặt địa lí trong môi trường tự nhiên công ty có lợi thế là có mạng lưới tiêu thụ
rộng khắp tạo điều kiện tiếp cận khách hàng dễ dàng mặt khác khi xét đến vị trí của
các công ty cung cấp xi măng công ty CP Xi Măng ViCem Bút Sơn nằm ở tỉnh Hà
Nam nên việc vận chuyển đến các mạng lưới tiêu thụ dễ dàng. Đây cũng là lợi thế
cạnh tranh của công ty trong việc khai thác nguồn hàng ổn định có sức cạnh tranh cao.
3.2.1.2. Môi trường kinh t(
Đất nước tiếp tục trên đà tăng trưởng .GDP tăng khoảng 6.7 % tông số vốn đầu tư
phất triển kinh tế xã hội tăng gần 20% so với năm 1999. Các chính sách về đầu tư, các
thủ tục xây dựng ,nhà ở và thu nhập của nhân dân không ngừng tăng góp phần đẩy
mạnh tiêu thụ. Ngoài ra sự tác động của kinh tế trong khu vực có ảnh hưởng tới nền
kinh tế đất nước , cụ thể đó là hoạt động đầu tư nước ngoài vào VN xu thế hội nhập
do vậy quá trình xây dựng cơ sỏ hạ tầng được đặt lên hàng đầu trong các hoạt động
phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên thực tế ngân sách cấp cho đầu tư xây dựng hạ
tầng. Tình trạng cung vượt cầu trong thị trường xi măng vẫn chưa được tháo gỡ cạnh
tranh gay gắt giữa các công ty là điều không thể tránh khỏi.
Công ty có lợi thế kinh doanh chính là có địa bàn kinh doanh tại Hà Nội , nơi mà
nền kinh tế tăng trưởng cao quá trình đô thị hóa tạo nên nhu cầu xi măng rất lớn.

3.2.1.3. Môi trường luật pháp chính trị
Hiện nay xi măng là một trong những mặt hàng được nhà nước quản lí trong quá
trình sản xuất kinh doanh nhập khẩu phân phối và quy định giá thông qua các bộ chủ
quản như:bộ xây dựng, bộ thương mại nhập khẩu phân phối và quy định giá thô.
Ngoài mục tiêu bình ổn thị trường, nhà quản lí rất chặt chẽ về giá cụ thể. Ngoài ra với
chức năng là công ty thương mại chuyên kinh doanh xi măng nên trong hoạt động tiêu
thụ chi phí vận chuyển thời gian xe tải được lưu thông trên các trục đường. Thực sự
những điều này là hạn chế lượng xi măng nhập khẩu
Các đường lối chính sách của nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội và khả năng
điều hành thực thi các kế hoạch pháp luật của chính phủ sẽ là những cơ hội hay những
nguy cơ với công ty. Chẳng hạn các kế hoạch bê tông hóa trong việc xây dựng đường
xá ở nông thôn, trường trạm kênh mương thuộc các chương trình công nghiệp hóa ,
hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn
Các chính sách thuế nhà nước là nghĩa vụ và trách nhiệm mà công ty phải nghiêm
chỉnh chấp hành.
3.2.1.4. Môi trường Công nghệ
Công nghệ sản xuất là yếu tố đóng vai trò then chốt và tạo nên thế mạnh kinh tế
của đầu tư. Đầu tư vào công nghệ sec làm giảm giá thành sản phẩm tằn tính cạnh tranh
về giá .Mặt khác đầu tư vào công nghệ giúp công ty tái chế nguyên liệu đầu vào tiết
kiệm chi phí sản xuất.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và sự bùng nổ công nghệ
thông tin, đó là một lợi thế để mỗi một doanh nghiệp tận dụng khai thác tăng khả năng
cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
3.2.2. Môi trường vi mô
3.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Thời điểm này không chỉ Bút Sơn mà các doanh nghiệp xi măng khác đều phải đối
mặt với sức ép cạnh tranh trên các mặt chất lượng giá cả và dịch vụ sau bán. Không
chỉ cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước mà xi măng Bút Sơn và các
công ty sản xuất xi măng còn phải cạnh tranh với xi măng nhập khẩu.
Đối thủ cạnh tranh nội địa là các công ty xi măng thuộc tổng công ty xi măng VN

và các công ty xi măng Liên doanh các đối thủ cạnh tranh chính của Bút Sơn được
xác định là:công ty xi măng Hoàng Thạch, công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty xi măng
Nghi Sơn , công ty xi măng Hải Phòng. Nhãn hiệu xi măng của những công ty này
được khách hàng tín nhiệm trung thành.
• Công ty xi măng Hoàng Thạch đặt ở hải dương với công suất thiết kế 2.3triệu
tấn/năm theo quy trình sản xuất của Đan Mạch.
• Công ty xi măng Bỉm Sơn đặt tại Bỉm Sơn Thanh Hóa với công suât 1.2 triệu
tấn/năm sản xuất theo quy trình công nghệ Liên Xô. Phương thức vận chuyển cũng
gồm 3 loại :đường bộ đường sắt đường thủ.
• Công ty xi măng Hải Phòng đặt tại Hải Phòng có nhãn hiệu con rồng xanh với
công suất 35.000 tấn/năm . Sản phẩm xi măng là xi măng đen xi măng trắng đóng bao,
loại xi măng này được tiêu thụ ở thị trường Hà Nội không đáng kể.
Đối thủ cạnh tranh quốc tế là xi măng của Trung Quốc, Thái Lan đang xâm chiếm
1 tỷ lệ thị trường tiêu thụ xi măng trong nước.
3.2.2.2. Khách hàng của công ty
Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc như :Hà Nội, Hà Nam,
Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên một phần ở miền Trung.Ngoài ra công ty
còn cung cấp clinker cho các trạm nghiền Hà Tiên 1, Hải Vân Các sản phẩm của Bút
Sơn nhanh chóng thâm nhập thi trường và tạo được chỗ đứng trên thị trường .Thị
trường tiêu thụ của xi măng Bút Sơn giai đoạn 1999-2004 tập trung chủ yếu ở các tỉnh
phía bắc:chiếm 95,5% sản lượng tiêu thụ của công ty. Ngoài ra công ty còn cung cấp
hàng trăm ngàn tấn clinker cho các trạm nghiền khu vực miền Trung và miền Nam
nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt xi măng tại các tỉnh này.
Khách hàng có thể được phân loại theo mục đích mua :
• Khách hàng sử dụng xi măng như nguyên liệu đầu vào (sản xuất bê tông sống )
lớn hơn.Mức giá công ty áp dụng cho họ do vậy có nhiều ưu đãi hơn. Họ thường tiến
hành đặt hàng trực tiếp với công ty thông qua sử dụng mua theo hình thức hợp đồng
kinh tế là chủ yếu
• Khách hàng là các đơn vị tổ chức nhà thầu xây dựng .
• Khách hàng mua xi măng nhằm mục đích mua để bán lại .

Phân loại theo hợp đồng mua bán:
• Khách hàng mua theo hợp đồng
• Khách hàng không mua theo hợp đồng
3.2.2.3. Các nhà đầu tư
Các công ty sản xuất vật liệu xây dựng luôn cần một số vốn lớn và linh động vì vậy
họ có quan hệ mật thiết với các nhà đầu tư, tham gia thị trường chứng khoán là một
cách các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư một cách tốt nhất
Công ty xi măng Bút Sơn cũng đã trở thành công ty cổ phần và chào bán chứng
khoán trên sàn để huy động vốn.
3.3. Kết quả phân tích dữ liệu về “giải pháp Marketing nhằm phát triển thị
trường miền Bắc cho sản phẩm xi măng của công ty CP xi măng Bút Sơn- xí
nghiệp tiêu thụ”
3.3.1. Thị trường miền Bắc và k(t quả hoạt động tại thị trường miền Bắc
3.3.1.1. Đánh giá về vai trò của thị trường miền Bắc đối với hoạt động kinh doanh
của công ty
Thị trường miền Bắc là thị trường lâu năm của công ty, thị trường này luôn là thị
trường mục tiêu cũng là thị trường tiềm năng đối với công ty mà công ty không thể bỏ
qua lí do bởi những thuận lợi trong vận chuyển hàng, thuận lợi do tên tuổi thương hiệu
của xi măng Bút Sơn đã tồn tại lâu bền với người tiêu dùng khách hàng miền Bắc.
Nhưng thị trường miền Bắc luôn là thị trường cạnh tranh khốc liệt các đối thủ trong
ngành cũng đánh giá rất cao thi trường này và họ cũng luôn biết cách chiều lòng khách
hàng hơn.
3.3.1.2. Doanh số bán hàng tại các địa bàn miền Bắc của công ty:
BH 3.3: Doanh số bán hàng tại các địa bàn miền Bắc của công ty
ST
T

THỰC HIỆN
CHỈ TIÊU
NĂM 2011

XM BAO XM RỜI
TỔNG
CỘNG
PCB 30 PCB 40 PC40 MC 25
PCB
30
PCB
40
PC
40
1 XI MĂNG
TIÊU THỤ
1140000 930000 40000 222000
9800
0
21148
5
2250
0
202948
5
2 ĐỊA BÀN HÀ
NỘI
563436 30645 5013 140134 425
13563
2
8485
6
960142
3 ĐỊA BÀN HÀ

NAM, HÒA
BÌNH
364207 3829 980 29123 0 25559 3533 427232
4 ĐỊA BÀN
NAM ĐỊNH
THÁI BÌNH
64556 3956 2511 9422 0 6610 7121 94176
5 ĐỊA BÀN
HƯNG YÊN
19961 2941 93 8582 0 0 0 31577
6 ĐỊA BÀN
BẮC NINH
342 0 0 843 0 0 0 1185
,BẮC GIANG
7 ĐỊA BÀN
SƠN LA
10211 781 2564 2248 4493 26470 8268 55035
8 ĐỊA BÀN
LÀO CAI
22498 525 19400 3187 0 3502 4110 53221
9 ĐỊA BÀN LAI
CHÂU
68921 4488 4792 3411 263 2818
4659
7
131290
10 ĐỊA BÀN
ĐIỆN BIÊN
0 0 0 0 0 0 0
12 ĐỊA BÀN

VĨNH PHÚC
20268 42690 2038 20758 0 884
2971
7
116356
13 ĐỊA BÀN
PHÚ THỌ
1550 2638 560 115 0 7018 853 12733
14 ĐỊA BÀN
YÊN BÁI
40 0 0 0 0 0 0 40
15 ĐỊA BÀN HÀ
GIANG,TUY
ÊN QUANG
1904 0 0 40 853 0 0 2797
16 ĐỊA BÀN
THÁI
NGUYÊN
1503 490 1719 1418 0 2993
1073
0
18852
17 ĐỊA BÀN
NGHỆ AN
0 0 0 2479 0 0 0 2497
18 CT VÀ CÁC
NPP KHÁC
602 16 331 241 0 0
2921
4

30404
19 GIA CÔNG
0 0 0 0
9196
5
0 0 91965
(Đơn vị tính :tấn)
(Nguồn: từ báo cáo kinh doanh năm 2011-công ty xi măng Bút Sơn)
3.3.2. Thực trạng hoạt đông marketing-mix nhằm phát triển thị trường của công ty
3.3.2.1. Giải pháp về sản phẩm phát triển thị trường
Hình ảnh về một số sản phẩm xi măng Bút Sơn
Xi măng Bút Sơn PC40 (mặt trước)
Xi măng Bút Sơn PC40 (mặt sau)
Xi măng Bút Sơn PCB30 (mặt trước)
Xi măng Bút Sơn PCB30 (mặt sau)
Sản phẩm của công ty là :
- Xi măng thông dụng: PC30, PC40, PC50 và các loại xi măng đặc biệt khác theo
đơn đặt hàng.
- Xi măng Portland hỗn hợp: PCB30
Thế mạnh của Bút Sơn là xi măng PC 40 sản phẩm PC40 được sử dụng vào các
công trình lớn công trình trọng điểm quốc gia như cầu Tân Đệ - Thái Bình, Khu Liên
hiệp thể thao Mỹ Đình, Cầu Trung Hà -Phú Thọ, cầu Đà Rằng, cầu Thanh Trì trung
tâm hội nghị quốc gia, thủy điện Sơn La, thủy điện Bản Chát, thủy điện Bắc Hà. Độ
nhiệt thủy hóa trong PC 40 thấp giúp cho các công trình không bị tình trạng rạn nứt,
chính vì thế PC 40 được các chuyên gia của Mỹ, Anh, Nhật đánh giá cao
Công ty tiến hành một chính sách sản phẩm tiêu thụ bao gồm việc cung cấp cho
khách hàng hai khía cạnh cơ bản của sản phẩm.
- Thứ nhất khía cạnh vật chất của sản phẩm
Trong quá trình bán hàng việc đảm bảo các chủng loại xi măng theo mục tiêu đã đề
ra nghĩa là sản phẩm mà khách hàng nhận được thỏa mãn đầy đủ các yếu cầu kĩ

thuật :xi măng không quá thời hạn bảo quản, chất lượng tốt trên bao bì ghi rõ các
thông số cần thiết với khía cạnh này công ty cũng tiến hành nghiên cứu xem xét từng
đặc tính cụ thể của mỗi loại xi măng và thị hiếu nhu cầu thói quen tiêu dùng ở từng
địa phương.
- Khía cạnh phi vật chất của sản phẩm
Đó là dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng đồng thời với hàng hóa vật
chất bao gồm các dịch vụ trước và sau bán. Hiện nay cung cấp dịch vụ trước và sau
bán cho khách hàng là chưa có ,đối với dịch vụ trong bán, nhân viên bán hàng tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng đến tận địa điểm của khách hàng để kí hợp đồng và giao
dịch
Tận dụng tối đa hiệu quả của khâu vận tải cho khách hàng như chuyên chở đến tận
nơi mà khách hàng đề nghị.
Vấn đề chất lượng và quản lí chất lượng sản phẩm của sản phẩm xi măng Bút Sơn:
Tất cả sản phẩm xuất xưởng đều đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn và quy chuẩn
Quốc gia mà Công ty công bố áp dụng. Kịp thời xử lý các phản ảnh của khách hàng
liên quan đến chất lượng sản phẩm.

×