Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Xu hướng nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 114 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
***



NGUYỄN THANH NGA



XU HƯỚNG NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


LuËn v¨n th¹c sÜ triÕt häc







Hµ néi - 2008





Đại học quốc gia hà nội
Trung tâm đào tạo và bồi d-ỡng giảng viên lý luận chính trị
***


Nguyễn Thanh Nga



Xu h-ớng nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60 22 80

Luận văn thạc sĩ triết học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS. TS Hồ Trọng Hoài





Hà nội - 2008




4





MỤC LỤC


Mở đầu
1
Chƣơng 1
Quá trình du nhập, phát triển và một số đặc điểm cơ bản
của Phật giáo ở Việt Nam

6
1.1
Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
6
1.1.1
Bối cảnh lịch sử
6
1.1.2
Các giai đoạn phát triển của Phật giáo ở Việt
Nam
9
1.2
Một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Việt Nam
20
1.2.1
Sự kết hợp các tông
phái
20
1.2.2
Dung hợp với các tôn giáo khác - tam giáo đồng nguyên

23
1.2.3
Phật giáo dân gian
27
1.2.4
Chủ trương cứu nhân độ thế
29
Chƣơng 2
Tính nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam - Một số biểu hiện chủ yếu
32
2.1
Biểu hiện của tính nhập thế trong quan niệm nhân sinh của Phật
giáo ở Việt Nam
32
2.2
Biểu hiện của tính nhập thế trong cách thức tu tập của giới tu
hành
39
2.3
Thái độ và hành vi đối với cuộc sống trần
thế
47
Chƣơng 3
Tác động của xu hƣớng nhập thế của Phật giáo đối với xã
hội ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp
60
3.1
Tác động của xu hướng nhập thế đối với xã
60





5




hội
3.1.1
Tác động tích cực
60
3.1.1.1
Phật giáo góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
60
3.1.1.2
Phật giáo tích cực tham gia hoạt động từ thiện, xoá đói, giảm
nghèo, phát triển kinh tế xã hội
64
3.1.1.3
Phật giáo góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá, đạo đức truyền
thống
68
3.1.2
Tác động tiêu
cực
71
3.1.2.1
Xu hướng nhập thế làm cho Phật giáo dễ bị lợi dụng phục vụ
cho những mục đích xấu

71
3.1.2.2
Xu hướng nhập thế làm cho bản thân Phật giáo bị mai một tính
thiêng
74
3.2
Một số giải pháp nhằm khuyến khích mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của Phật giáo
78
3.2.1
Tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước cho tăng ni, phật
tử
79
3.2.2
Xây dựng cơ chế xã hội phù hợp nhằm phát huy những giá trị
tốt đẹp của Phật giáo
80
3.2.3
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối
với hoạt động Phật giáo
81
3.2.4
Phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam
84

Kết luận
90

Danh mục tài liệu tham khảo

92

Phụ lục
97





6

















MỞ ĐẦU



1. Lý do chọn đề tài.
Phật giáo là một học thuyết tôn giáo - triết học lớn hình thành ở Ấn Độ
vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Người sáng lập là Thích Ca Mâu Ni.
Trong quá trình tồn tại, phát triển Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến
nhiều lĩnh vực đời sống xã hội ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Được truyền vào Việt Nam từ đầu công nguyên trong bối cảnh nước ta
bị phong kiến phương Bắc đô hộ, các tín ngưỡng bản địa như thờ cúng tổ tiên,
thờ thần tự nhiên đã phát triển mạnh song Phật giáo nhanh chóng tìm được
chỗ đứng trong tâm thức người Việt cổ. Trong khoảng hai ngàn năm tồn tại
cùng dân tộc ta, tôn giáo này đã có những đóng góp đáng kể trên nhiều
phương diện khác nhau, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá
nghệ thuật…
Với chủ trương lấy việc giải thoát con người khỏi nỗi khổ của cuộc đời
làm trung tâm, coi vạn vật cũng như bản thân con người là ảo, là giả, có thể
nói Phật giáo là một tôn giáo xuất thế. Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam,
bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc nên Phật giáo đã có nhiều




7




biến đổi và nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo ở Việt Nam có tính nhập
thế. Quan điểm đó chính xác đến đâu còn phải có sự nghiên cứu và khảo sát
thêm, song hơn bất kỳ tôn giáo nào, Phật giáo là tôn giáo có quá trình đồng
hành lâu dài cùng dân tộc, có những đóng góp cho dân tộc trên nhiều bình
diện và là tôn giáo có sự gắn bó đặc biệt với dân tộc, nhất là về phương diện

văn hoá. Với phương châm “Tuỳ duyên phương tiện”, nhiều yếu tố chủ lưu
mang tính xuất thế của Phật giáo đã dần biến đổi.
Ngày nay, Phật giáo ở Việt Nam với chủ trương “Đạo pháp - Dân tộc -
Chủ nghĩa xã hội” đang có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên sự phát triển của
Phật giáo cũng đặt ra một số vấn đề cần phải nghiên cứu thấu đáo hơn. Một
trong số đó là xu hướng nhập thế của Phật giáo. Bên cạnh những mặt tích cực
xu hướng này đã và đang có những biểu hiện lệch lạc, không chỉ trái với chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn đi
ngược lại tôn chỉ, mục đích chân chính của đạo Phật, gây mất ổn định trật tự
và an toàn xã hội, làm tổn hại đến uy tín của chính bản thân Phật giáo. Vấn đề
đặt ra là cần làm gì để phát huy hơn nữa những mặt tích cực, giảm thiểu
những tác động tiêu cực của tinh thần nhập thế của Phật giáo đối với đời sống
xã hội hiện nay?
Để góp phần trả lời câu hỏi trên đây, tôi quyết định lựa chọn vấn đề
“Xu hướng nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng từ
lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Ở nước ta đã có nhiều
công trình nghiên cứu đạo Phật, có thể khái quát nội dung các công trình đó
theo 3 chủ đề chính:




8





- Tìm hiểu Phật giáo trong tiến trình lịch sử của nó, theo hướng này có
các tác phẩm tiêu biểu như: Việt Nam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang), Việt
Nam Phật giáo sử lược (Thích Mật Thể), Lịch sử Phật giáo Việt Nam
(Nguyễn Tài Thư chủ biên), Lược sử Phật giáo Việt Nam (Thích Minh Tuệ)
- Nghiên cứu Phật giáo như một bộ phận cấu thành lịch sử tư tưởng
Việt Nam: Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam (Trần Văn Giàu), Lịch sử tư
tưởng Việt Nam Tập 1 (Nguyễn Tài Thư), Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư
tưởng Việt Nam (Tập thể tác giả Viện Triết học)
- Nghiên cứu Phật giáo trong mối quan hệ và ảnh hưởng của nó đối với
đời sống tinh thần dân tộc: Thiền học Trần Thái Tông (Nguyễn Đăng Thục),
Cảm nhận đạo Phật (Phạm Kế), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (Trần
Ngọc Thêm), Chùa Hà Nội (Nguyễn Thế Long và Phạm Mai Hùng), Mỹ thuật
Lý Trần, mỹ thuật Phật giáo (Chu Quang Trứ), Ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay (Luận án Tiến sĩ
triết học của Tạ Chí Hồng)
Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các báo và tạp chí như: tạp chí
Triết học, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tạp chí Nghiên cứu Phật học, Văn hoá
Phật giáo, Nguyệt san Giác ngộ, nhiều báo và tạp chí (Kể cả báo viết, báo
mạng); các luận văn, luận án nói về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống
xã hội. Đặc biệt, nhân dịp Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc (Vesak) diễn ra tại
nước ta vào trung tuần tháng 5/ 2008, nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra xoay
quanh chủ đề những đóng góp của Phật giáo trong xã hội hiện đại, trong đó
vấn đề Phật giáo nhập thế được đặc biệt quan tâm.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã xem xét, đánh giá Phật
giáo trên nhiều phương diện khác nhau; đã khái quát được những đặc điểm
tiêu biểu của Phật giáo ở Việt Nam cũng như vai trò của Phật giáo đối với xã
hội hiện nay. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về xu hướng nhập thế của Phật giáo





9




ở Việt Nam chủ yếu chỉ dừng lại ở thời Lý - Trần và một số sự kiện trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc trong thế kỷ XX.
3. Mục đích và nhiệm vụ.
* Mục đích: Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn góp phần khẳng định
tính nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam và phân tích ảnh hưởng của nó đến
đời sống xã hội ta hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy
mặt tích cực, giảm thiểu những hạn chế của xu hướng này.
* Nhiệm vụ:
- Trình bày khái lược quá trình du nhập, phát triển và những đặc điểm
của Phật giáo ở Việt Nam
- Làm rõ những biểu hiện chủ yếu của xu hướng nhập thế của Phật giáo
ở nước ta.
- Phân tích tác động của xu hướng nhập thế của Phật giáo đến con
người và xã hội Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm phát
huy mặt tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực do xu hướng đó tạo nên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng: Luận văn đi sâu nghiên cứu xu hướng nhập thế cũng như
ảnh hưởng của xu hướng đó tới con người, xã hội của Phật giáo ở Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu: Tác giả luận văn có tìm hiểu những nội dung
căn bản của giáo lý Phật giáo thể hiện tinh thần nhập thế, tập trung nghiên
cứu những đặc điểm của Phật giáo ở Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện
tại để làm sáng tỏ xu hướng nhập thế và những biểu hiện của xu hướng ấy

trong giai đoạn hiện nay.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
* Nguồn tài liệu: Luận văn này được viết dựa trên cơ sở tìm hiểu lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường




10




lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, nội dung kinh điển đạo
Phật, những công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau, các luận án,
luận văn, các bài báo và tạp chí có nội dung phù hợp.
* Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng phương
pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử - logic kết hợp với các phương pháp
khác như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh Các phương pháp này
được lựa chọn sử dụng phù hợp với từng nội dung cụ thể.
6. Đóng góp của luận văn.
* Về khoa học: Luận văn làm sáng tỏ xu hướng nhập thế của Phật giáo
và những ảnh hưởng của chúng đến đời sống xã hội ở nước ta giai đoạn hiện nay.
* Về thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên
cứu về đặc điểm của Phật giáo ở Việt Nam, về những đóng góp của Phật giáo
Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Luận văn có thể cung cấp một số cơ sở lý
luận cho việc hoạch định chủ trương, chính sách đối với Phật giáo.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn

gồm làm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Khái lược quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm cơ bản
của Phật giáo ở Việt Nam
Chương 2: Tính nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam - Một số biểu hiện
chủ yếu.
Chương 3: Tác động của xu hướng nhập thế của Phật giáo đối với xã
hội ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp.







11














Chƣơng 1

QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM.

1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực nối liền
hai nước lớn có nền văn hóa lâu đời với nhiều thành tựu rực rỡ là Trung Hoa
ở phía Bắc và Ấn Độ ở phía Tây. Do đó, việc Việt Nam chịu sự ảnh hưởng
của hai nền văn hóa này là không thể tránh khỏi. Những giá trị của các nền
văn hóa đó được kết tinh trong những triết học - tôn giáo lớn là Phật giáo ở
Ấn Độ, Nho giáo, Đạo giáo ở Trung Hoa lần lượt được du nhập vào Việt Nam
bằng những con đường, cách thức khác nhau.
Phật giáo là một trào lưu tôn giáo - triết học lớn hình thành ở Ấn Độ
vào cuối thế kỷ VI trước CN. Ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của
đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, với triết lý đạo đức




12




nhân sinh sâu sắc, Phật giáo đã trở thành một trong những ngọn cờ đầu của
phong trào đòi tự do tư tưởng và bình đẳng ở xã hội Ấn Độ cổ đại đương thời.
Những nghiên cứu lịch sử cho thấy, Phật giáo Ấn Độ được truyền bá ra
nước ngoài theo hai con đường chủ yếu: Về hướng Nam, Phật giáo được
truyền sang Srilanca, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia về hướng Bắc
Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên Và Việt Nam đã

được tiếp xúc với Phật giáo theo cả hai con đường đó. Theo hướng Nam, Phật
giáo từ Ấn Độ đã du nhập trực tiếp vào nước ta qua đường biển theo chân các
thương nhân và sau đó từ hướng Bắc, Phật Giáo Trung Quốc cũng ảnh hưởng
đến nước ta và dần lấn át ảnh hưởng của Phật giáo truyền từ Ấn Độ.
Về thời điểm du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, hiện vẫn còn có
nhiều ý kiến khác nhau. Truyền thuyết liên quan đến sự có mặt sớm nhất của
Phật giáo ở nước ta là truyện Nhất Dạ trạch, truyện kể rằng vào đời Hùng
Vương thứ ba, ở trên núi Quỳnh Viên ngoài biển có sư Phật Quang truyền
pháp cho Chử Đồng Tử, Chử Đồng Tử trở về giảng lại đạo Phật cho vợ là
Tiên Dung, cả hai giác ngộ và bỏ cơ nghiệp tìm thầy học đạo. Theo đó, Phật
giáo vào nước ta khoảng cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ V trước CN. Nhưng đó chỉ
là truyền thuyết. Lại có ý kiến cho rằng, vào thế kỷ IV trước CN, hoàng đế
Ashoka (A Dục) của Ấn Độ có gửi nhiều phái đoàn truyền giáo ra nước ngoài,
trong đó có Đông Nam Á và Việt Nam. Theo một số nhà nghiên cứu, nơi đầu
tiên của Việt Nam được tiếp xúc với Phật giáo là Đồ Sơn ngày nay.
Dựa trên những tài liệu lịch sử còn ghi lại, giới nghiên cứu thống nhất
quan điểm chung Phật giáo du nhập vào nước ta từ những năm đầu công
nguyên. Đây là thời điểm nước ta đang nằm dưới sự đô hộ của phong kiến
phương Bắc, lãnh thổ Việt Nam là một quận của nhà Hán; nhân dân ta sống
trong khổ cực, hờn căm và tủi nhục. Người đứng đầu chính quyền là một Thái
thú do nhà Hán cử sang với một bộ máy quan lại được tổ chức và hoạt động




13





theo thể chế của nhà nước phong kiến Trung Hoa. Xã hội Việt Nam lúc này
phân chia thành hai tầng lớp rõ rệt. Tầng lớp trên bao gồm những quan lại
Trung Hoa cùng những người Việt đảm nhiệm các vị trí trong bộ máy chính
quyền đô hộ. Hệ tư tưởng của tập đoàn cầm quyền là Nho giáo, tập đoàn
phong kiến bấy giờ coi Trung Hoa là trung tâm trời đất, đề cao người Hán và
miệt thị, coi thường các dân tộc khác. Tầng lớp dưới là người dân Việt Nam,
một cộng đồng được hình thành từ khá sớm và đã tạo dựng được một nền văn
hóa giàu bản sắc. Mâu thuẫn cơ bản xuyên suốt ở đây là mâu thuẫn giữa nhân
dân ta với quân xâm lược, giữa khuynh hướng Hán hoá và chống Hán hoá.
Đây là nguồn gốc dẫn đến cuộc đấu tranh dai dẳng, quyết liệt diễn ra trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng trong hàng ngàn năm của dân tộc
Việt Nam.
Tín ngưỡng chủ yếu của người bản địa lúc này là thờ thần tự nhiên,
trong đó vị thần tối cao là ông Trời. Trong quan niệm của người Việt cổ, ông
Trời có sức mạnh trừ gian, diệt ác, ban phúc giáng họa cho con người. Cùng
với ông Trời thì mây, mưa, sấm, chớp, sông, núi, đất đai đều là những vị
thần có thể phù trợ hoặc gây họa cho con người. Trong bối cảnh ấy, giáo lý
sâu sắc và uyên thâm của Phật giáo khi mới được truyền vào xa lạ với cả hai
tầng lớp. Với tầng lớp trên, họ mang thế giới quan Nho giáo đề cao Hán tộc,
coi vua là "Con Trời" nên rất khó chấp nhận tư tưởng Phật giáo khẳng định sự
bình đẳng của mọi người không phân biệt nguồn gốc sang hèn, trên dưới. Hơn
nữa, do vua chúa, quan lại Trung Hoa thường sống xa hoa dục lạc nên rất khó
tuân theo nếp sống đạm bạc, tri túc, thiểu dục mà đạo Phật tán dương. Với
tầng lớp dưới thì những tín ngưỡng bản địa đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc
sống hàng ngày cũng như lối tư duy của họ. Do đó, khi Phật giáo mới du nhập
có thể đã xảy ra đụng độ giữa tôn giáo này với Nho giáo và tín ngưỡng bản
địa. Tuy nhiên, bản thân Phật giáo là một tôn giáo “Tùy duyên phương tiện”
nên có khả năng thích ứng lớn. Hơn nữa, bản tính người Việt Nam lại bao





14




dung, trung hòa, độ lượng nên quá trình du nhập của Phật giáo vào nước ta đã
diễn ra một cách tương đối hòa bình, không gây xung đột, đổ máu như một số
tôn giáo khác. Người Việt đã mở rộng cửa đón tiếp Phật giáo, trước hết là vì
nội dung giáo lý có nhiều điểm tương đồng với tâm thức của họ. Sống dưới
ách đô hộ, áp bức, bóc lột của phong kiến Trung Hoa, người dân Việt Nam có
ý thức sâu sắc, cụ thể về nỗi khổ của người dân một nước mất độc lập, chủ
quyền, vì vậy triết lý về sự khổ của Phật giáo rất dễ được dân ta chấp nhận.
Phật giáo còn đem lại những kiến giải mới về nguyên nhân đau khổ và con
đường thoát khổ, kêu gọi lòng từ, bi, hỉ, xả. Trong cảnh cơ cực, lầm than, tư
tưởng “Vô thường” của Phật giáo đã nhen nhóm trong các tầng lớp nhân dân
Việt Nam niềm tin, sự hy vọng rằng thời kỳ đô hộ không thể kéo dài được
mãi, dân tộc Việt Nam sẽ có ngày giành được độc lập chủ quyền. Tinh thần
vô ngã của Phật giáo cũng có tác động tích cực trong việc cổ vũ đức tính sẵn
sàng hy sinh vì nghĩa lớn, nó là chất keo gắn kết cộng đồng đoàn kết một lòng
phụng sự lý tưởng giải phóng quốc gia, dân tộc.
Thời kỳ đầu, Phật giáo ở Việt Nam chủ yếu mang màu sắc Ấn Độ.
Theo một số nhà nghiên cứu thì nguyên nhân có thể là do người Việt Nam
muốn né tránh, hạn chế sự đồng hóa của người Hán bằng cách đề cao một nền
văn hóa lớn khác, nền văn hóa ấy là Ấn Độ và đại diện cho nó là Phật giáo.
Nhờ việc tạm nương mình vào văn hóa Ấn Độ, kết hợp với văn hóa Ấn Độ,
nền văn hóa bản địa đã duy trì được sự tồn tại và được bổ sung thêm những
nội dung mới. Sự truyền bá Phật giáo vào Việt Nam không diễn ra trong thời
gian ngắn, với một số ít nhà sư mà nó trải dài nhiều thế kỷ với hàng loạt cao

tăng Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Sự hội nhập của Phật giáo vào văn
hóa Việt Nam do nhân dân Việt Nam làm chủ với chuẩn mực cao nhất là lợi
ích của đất nước, dân tộc. Quá trình đó đã diễn ra gần hai mươi thế kỷ, Phật




15




giáo đã luôn đồng hành với những thăng trầm của dân tộc Việt Nam và có
nhiều biến đổi.
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
* Thời kỳ Bắc thuộc
Thời Bắc thuộc kéo dài từ khi nước ta bị nhà Hán đô hộ (110 trước CN)
đến năm 938, khi Ngô Quyền giành được quyền độc lập tự chủ cho dân tộc.
Phân tích bối cảnh lịch sử thời kỳ này, các nhà nghiên cứu cho rằng, do nước
ta ở cách xa Trung Quốc, đường sá hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên chính
quyền đại diện phương Bắc nhiều khi chỉ là hữu danh vô thực. Giai đoạn đầu
Bắc thuộc chính là thời kỳ Tam giáo ( Nho, Phật, Đạo) được truyền vào nước
ta. Trong ba học thuyết ấy, quá trình du nhập của Phật giáo diễn ra mau lẹ hơn
cả, còn Nho giáo là hệ tư tưởng của quân xâm lược nên khó được người dân
chấp nhận. Theo những sử liệu còn sót lại thì vào khoảng thế kỷ thứ II sau
Công nguyên ở nước ta đã hình thành một trung tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu
(Còn gọi là Dâu, thuộc địa phận Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay). Luy Lâu
nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, có đường thuỷ bộ rất thuận
tiện cho việc toả đi các nơi. Nơi đây trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa của Giao Châu. Các thương nhân Ấn Độ và Trung Á đến đây buôn bán từ

rất sớm và cùng với họ là các nhà sư trên đường hoằng truyền chánh pháp.
Dần dần Luy Lâu đã trở thành trung tâm Phật giáo. Trong ba trung tâm Phật
giáo đời Hán thì Luy Lâu hình thành sớm hơn hai trung tâm ở Bành Thành và
Lạc Dương (Trung Quốc). Bằng chứng là khi Tề Cao Đế có ý định chọn các
sa môn giỏi sang truyền giáo ở Giao Châu vì tưởng rằng nước ta khi đó còn
kém về Đạo Phật, pháp sư Đàm Thiên đã trả lời: Xứ Giao Châu có đường
thông với Thiên Trúc, khi Phật pháp chưa tới Giang Đông thì Luy Lâu đã có
xây hơn hai mươi ngôi chùa, độ được hơn năm trăm vị tăng và tụng mười lăm
quyển kinh rồi [22, tr.89]. Giao Châu cũng là nơi có tổ chức tăng đoàn sớm




16




nhất. Điều này đã được đề cập đến trong tác phẩm “Lý hoặc Luận” của Mâu
Bác.
Phật giáo ở Việt Nam lúc này không giống với Phật giáo nguyên thủy
hay Phật giáo ở Ấn Độ đương thời. Trên cơ sở những giáo lý nền tảng, Phật
giáo đã biến đổi do tác động của truyền thống tư tưởng, phong tục tập quán
cũng như điều kiện kinh - tế xã hội của Việt Nam giai đoạn này. Trong giới
luật của Phật giáo ở Luy Lâu có cả những yếu tố của Nho giáo và Lão giáo.
Đức Phật của người Việt Nam không phải là Đức Phật Thích Ca nguyên mẫu
mà đã trở thành một vị thần, cùng với Ông Trời, có thể biến hoá khôn lường,
hiện diện mọi nơi, mọi lúc, thấu hiểu hành động cũng như mọi nỗi suy tư của
con người, sẵn sàng ra tay cứu giúp người tốt bụng, thật thà.
Từ thế kỷ II đến thế kỷ V, Phật giáo ở Việt Nam gắn với tên tuổi một

số nhà sư Ấn Độ, Trung Á và Trung Quốc như Ma Ha Kỳ Vực, Khâu Đà La,
Mâu Bác, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương. Trong năm cái tên đó, chỉ có
Mâu Bác là người Thương Ngô, còn lại đều là các tăng sĩ Ấn Độ hoặc Trung
Á. Điều này là một bằng chứng cho giả thiết Phật giáo từ Ấn Độ đã truyền
thẳng vào nước ta. Một điểm cần lưu ý nữa là từ thế kỷ thứ II - III, Phật giáo ở
Luy Lâu đã có nhiều yếu tố của Phật giáo Đại thừa. Điều này được thể hiện ở
sự có mặt của những kinh điển Đại thừa, những quan niệm về Đức Phật, hay
về Bồ Tát trong tư tưởng của các tăng sĩ đương thời. Có thể nói ngay từ buổi
đầu du nhập, Phật giáo ở Luy Lâu đã mang trong mình những mầm mống để
hình thành các khuynh hướng Phật giáo ở Việt Nam sau này.
Đến thế kỷ thứ V, Phật giáo đã được truyền bá hầu khắp mọi nơi trên
lãnh thổ Việt Nam và xuất hiện nhiều nhà sư Việt Nam danh tiếng như Huệ
Thắng, Thích Đạo Thiên, Đạo Cao và Pháp Minh. Thời kỳ này, với sự trỗi
dậy mạnh mẽ của ý thức độc lập dân tộc, nội bộ Phật giáo ở Việt Nam đã diễn
ra một cuộc đấu tranh tư tưởng khá sâu sắc. Điều này được thể hiện trong




17




“Sáu lá thư” trao đổi giữa Phật tử Giao Châu Lý Miễu với hai vị sư Đạo Cao
và Pháp Minh. Nội dung “Sáu lá thư” không chỉ cho thấy kiến thức uyên bác
của các nhà sư Giao Châu mà còn phản ánh cuộc đấu tranh giữa khuynh
hướng thần bí và khuynh hướng duy lý thực tiễn ở Giao Châu vào nửa cuối thế kỷ
V. Cuộc khủng hoảng này kết thúc bằng sự ra đời của dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu
Chi.

Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X, Phật giáo tiếp tục được truyền bá sâu rộng
hơn ở Việt Nam với sự xuất hiện các dòng thiền khác nhau. Phái thiền Tỳ Ni
Đa Lưu Chi do một nhà sư Ấn Độ có tên là Tỳ Ni Đa Lưu Chi là sư tổ, truyền
thừa được 19 đời với 30 vị thiền sư. Đây là dòng thiền đầu tiên ở Việt Nam
được ghi chép một cách tương đối đầy đủ, tuy chứa đựng trong mình một số
yếu tố Mật giáo nhưng đời sống tu hành lại mang đậm màu sắc Ấn Độ. Phái
thiền này đã tách Phật giáo khỏi những quan niệm về thần linh và chỉ ra
những phương pháp hành thiền để đạt tới trí tuệ. Cũng từ đây một quan niệm
mới về Đức Phật đã hình thành. Từ chỗ là một ông thần tồn tại ở một cõi xa
xăm nào đó, Phật được “di chuyển” vào tâm con người với quan niệm “Phật
tại tâm”, ngoài tâm không có Phật. Có thể nói, Phật giáo ở Việt Nam cho đến
thời điểm này đã chuyển từ chủ nghĩa duy tâm khách quan sang chủ nghĩa
duy tâm chủ quan. Đây chính là kết quả của một quá trình chuyển biến lâu dài
về nhận thức để đi đến khẳng định rằng: Muốn giải phóng dân tộc khỏi ách đô
hộ ngoại bang thì không thể trông chờ vào một lực lượng nào đó bên ngoài
mà phải dựa vào nội lực vốn có của chính dân tộc mình. Các thiền sư phái Tỳ
Ni Đa Lưu Chi đã tiếp thu và phát triển những tư tưởng tôn giáo không quá xa
vời, coi trọng khuynh hướng thực tế chứ không sa đà vào những vấn đề trừu
tượng. Trong thời điểm đó, Phật giáo là dòng tư tưởng tiến bộ, các thiền sư đã
tích cực tham gia và đóng góp có hiệu quả cho đời sống xã hội




18




Đến thế kỷ thứ VI, một thiền sư Trung Hoa có biệt hiệu là Vô Ngôn

Thông đã đến nước ta lập ra một thiền phái mới với tư tưởng cơ bản là: Chân
lý không ở đâu xa mà tồn tại trong hiện tiền, trong bản thân mỗi người, nhưng
không thể nào nắm bắt được thông qua ngôn ngữ, văn tự, sách vở mà chỉ có
thể hiểu bằng trực giác, muốn có trí tuệ thì tâm địa phải rỗng không. Thiền
phái Vô Ngôn Thông truyền thừa được 15 đời với khoảng 40 vị thiền sư. Bắt
đầu từ thời kỳ này, vai trò của các nhà sư và tư tưởng Phật giáo mang màu sắc
Ấn Độ giảm dần trong khi ảnh hưởng của các nhà sư và Phật giáo đến từ
Trung Hoa ngày càng tăng lên
* Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê
Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
mở ra kỷ nguyên độc lập cho đất nước ta. Sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc
với bao cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng chống lại ách đô hộ ngoại bang dân
tộc ta đã giành được độc lập, tự chủ. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Phật
giáo phát triển. Phật giáo đã lan rộng khắp mọi miền đất nước ta, uy tín và vai
trò của Phật giáo cũng không ngừng được củng cố và mở rộng. Các cao tăng
thời kỳ này không chỉ nắm vững Phật pháp mà còn là những người tinh thông
Nho học, họ đảm nhiệm vai trò của tầng lớp trí thức đương thời. Các triều đại
phong kiến Việt Nam đầu tiên đã thể hiện sự coi trọng Phật giáo. Sau khi dẹp
loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đã triệu tập các cao
tăng để quy định phẩm trật và phong nhà sư Ngô Chân Lưu là Tăng thống,
ban hiệu Khuông Việt đại sư - nghĩa là nhà sư có công giúp đỡ, khuông phò
nước Việt. Nhà Tiền Lê cũng rất trọng dụng những nhà sư có công, vua Lê
Đại Hành đã cử những phái đoàn sang Trung Quốc thỉnh kinh để mở mang
truyền bá Phật pháp, cho khắc kinh lên cột đá Nhờ chính sách nâng đỡ của
Nhà nước phong kiến và những đóng góp to lớn trên nhiều phương diện của




19





bản thân các tăng ni, phật tử trong buổi đầu gây dựng nền độc lập, Phật giáo
dần trở thành tôn giáo lớn của Việt Nam.
* Thời Lý - Trần
Dưới sự trị vì của hai triều đại này, nhìn chung xã hội Việt Nam ổn
định, bộ máy Nhà nước được củng cố. Phật giáo phát triển đến cực thịnh và
giữ vị trí nền tảng tư tưởng, tinh thần của xã hội.
Dưới triều Lý, Phật giáo được tôn lên hàng quốc đạo. Các triều vua đều
tin thờ đạo Phật và chùa chiền mọc lên khắp nơi. Lý Công Uẩn - người sáng
lập triều Lý nguyên là một sa di cùng thọ giáo với sư Vạn Hạnh, học trò của
nhà sư Lý Khánh Vân. Thời gian ở ngôi vua, Lý Công Uẩn - Lý Thái Tổ đã
ban hành nhiều lệnh chỉ có lợi cho sự phát triển của Phật giáo như cho xây
dựng chùa chiền, độ dân làm sư, sai sứ đi thỉnh kinh cầu pháp Năm 1031,
dưới triều vua Lý Thái Tông, triều đình bỏ tiền của ra xây dựng 950 ngôi chùa
miếu. Năm 1128, dưới triều vua Lý Thần Tông, toàn quốc đã cử hành lễ
khánh thành cho 84.000 ngôi bảo tháp. Có thể nói đây là thời kỳ "Đế và Tăng
cùng cai trị thiên hạ" không ít vị tăng sư đã trực tiếp nắm giữ việc triều chính.
Trước nhà Lý, các triều đại phong kiến chỉ tồn tại trong một thời gian
rất ngắn, nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do thiếu một nền tảng
vững chắc về tư tưởng. Vì vậy, muốn duy trì thế ổn định lâu dài thì trước hết
cần xây dựng được hệ tư tưởng độc lập cho Nhà nước phong kiến. Trong khi
đó, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến từ Ấn Độ, thiền phái Vô Ngôn Thông
thì đến từ Trung Hoa, mặc dù đã có những cải biến cho phù hợp với điều kiện
lịch sử cụ thể nhưng vẫn là những yếu tố ngoại nhập. Năm 1069, ở Việt Nam
xuất hiện Thiền phái Thảo Đường. Đây là một dòng Phật giáo có tính chất
tổng hợp, thể hiện ở sự kết hợp giữa Thiền, Tịnh, Nho, Lão; những khuynh
hướng có tính chất bác học này lại được kết hợp hài hoà với tín ngưỡng dân

gian nông nghiệp. Hệ tư tưởng này được chắt lọc, kết tinh từ văn hoá Trung




20




Hoa, Ấn Độ, Đại Việt và Chiêm Thành. Thiền phái Thảo Đường đã đáp ứng
được nhu cầu của một đất nước tự chủ, cường thịnh lúc bấy giờ. Thiền phái
này truyền thừa được 5 đời với 18 vị thiền sư. Nhiều vị thiền sư không phải là
người xuất gia mà là cư sĩ, đây là đặc điểm nổi bật của Phật giáo trong tình
hình mới. Bởi Phật giáo muốn phát triển thì ngoài thành phần cốt tủy là tăng
già, cần phải có một sự ngoại hộ vững chắc, lực lượng đó chính là giới tại gia,
những người sống giữa đời thường, tham gia mọi hoạt động xã hội mà vẫn
thực hành Phật pháp. Các vua Lý đều tôn sùng Phật giáo, trong đó có 4 đời
vua xuống tóc đi tu là Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ
Tông. Tinh thần sùng Phật ảnh hưởng rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân,
biểu hiện sinh động ở những sinh hoạt Phật giáo phong phú, xây dựng chùa
tháp và tổ chức lễ hội. Sử sách còn ghi lại vào thời gian đó: Nửa dân là tăng
ni, chùa phật tràn thiên hạ. Tuy nhiên, cuối thời Lý, đầu đời Trần, Phật giáo
nước ta đã xuất hiện các dấu hiệu của khủng hoảng. Nguyên nhân sâu xa là do
những tệ đoan của chính bản thân đạo Phật, đúng như lời than của thiền sư
Đạo Huệ: “Loạn lạc tứ tung do tham ái mà tới”.
Nếu đời Lý có những ông vua phật tử thuần thành thì đời Trần lại có
những ông vua kiêm thiền sư, vừa đảm nhận trọng trách cai trị muôn dân
đồng thời là những nhà Phật học uyên bác có thể viết sách giảng kinh. Các vị
vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông,

Trần Minh Tông đều là những Thánh đăng vườn thiền. Trần Thái Tông còn
để lại tác phẩm “Khoá hư lục” nổi tiếng, trong đó không chỉ thể hiện những
kiến thức hết sức uyên thâm về Phật giáo mà còn chứa đựng những yếu tố
mang tính triết học sâu sắc. Cũng vào đời Trần, cả ba dòng thiền Tỳ Ni Đa
Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường đều biến mất và một dòng thiền
mới được vua Trần Nhân Tông sáng lập lấy tên là Trúc Lâm, vua lấy hiệu là
Trúc Lâm Đầu Đà. Trúc Lâm trở thành thiền phái duy nhất của Phật giáo




21




Việt Nam giai đoạn này. Thiền Trúc Lâm có sự kế thừa các dòng thiền trước
đó, đồng thời nó còn dựa trên cơ sở của lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân
tộc. Với sự xuất hiện của thiền Trúc Lâm Việt Nam, nhà Trần không chỉ hoàn
tất việc xây dựng một hệ tư tưởng độc lập mà còn xoá bỏ được sự cát cứ trong
lĩnh vực này. Phật giáo đời Trần có sự phát triển cả về chiều sâu giáo lý cũng
như ảnh hưởng đối với giai cấp cầm quyền. Tư tưởng "Hoà quang đồng trần",
"Cư trần lạc đạo" đã tác động tích cực vào tâm thức mọi người, khơi dậy sự tự
tin, bản lĩnh sáng tạo. Đây chính là tinh thần nhập thế mà thiền phái Trúc Lâm
đã thành tựu. Tuy nhiên, vào cuối thời Trần, nhiều người giỏi Nho học được
bổ dụng làm quan do đó hệ tư tưởng Nho giáo dấn chiếm ưu thế. Vì nhiều
nguyên nhân khác nhau, các thiền sư dần bị gạt ra khỏi chính trường, vai trò
chính trị của Phật giáo giảm bớt, tôn giáo này dần lui về nơi thôn dã, gắn bó
chặt chẽ với sinh hoạt cộng đồng của người Việt chốn dân gian.
* Từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn

Sau kháng chiến chống quân xâm lược Minh giành thắng lợi, giai cấp
phong kiến Việt Nam đã lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính trị, đạo đức
nhằm củng cố bộ máy nhà nước trung ương tập quyền. Phật giáo bị đẩy khỏi
chốn cung đình. Với thái độ khoan dung và khả năng tiếp biến, thích ứng lớn,
Phật giáo đã tồn tại hoà bình cùng Nho giáo, Đạo giáo và phát huy được lợi
thế của mình trong việc giải đáp những vấn đề cuộc sống đặt ra. Gốc rễ của
Phật giáo nơi nhân dân không những không hề suy xuyển mà còn thêm sâu
bền, gắn bó. Để thích ứng với tính tình chất phác, mộc mạc của người nông
dân Việt Nam, Phật giáo tìm cách hòa nhịp với tín ngưỡng cổ truyền của dân
tộc. Những vị sư bên cạnh việc chăm lo kinh kệ, thuyết pháp còn cần phải biết
chẩn mạch, bốc thuốc, xem ngày thậm chí còn phải rành bùa chú để trừ tà
yếm quỷ.




22




Thời kỳ Nam - Bắc phân tranh, cả hai bên cùng tìm cách tranh thủ Phật
giáo để thu phục nhân tâm. Nhưng do hoàn cảnh loạn lạc khiến chùa chiền bị
đốt phá, kinh điển thất lạc nên Phật giáo bắt đầu suy tàn cả về học thuật, tư
tưởng cũng như vai trò chính trị. Tuy nhiên, dòng Phật giáo dân gian lại có
bước phát triển mới. Thông qua các tích chèo hoặc truyện thơ, tầng lớp người
bình dân Việt Nam đã thể hiện những ước nguyện của mình về một vị thần
linh có thể thấy được mọi nỗi khổ đau và có thể ra tay mọi nơi, mọi lúc để
cứu khổ cho mọi chúng sinh, đó là Phật bà nghìn tay nghìn mắt. Vị thần ấy
không cao sang xa cách mà gần gũi, có cuộc sống bình thường dân dã như Thị

Kính, người đàn bà chịu nhiều oan ức sau đó trở thành Phật Quan Âm được
phụng thờ, tôn kính. Cũng trong thời kỳ này, ở nước ta có hai dòng thiền mới
từ Trung Quốc truyền sang, đó là phái Tào Động ở miền Bắc (1570) và Lâm
Tế ở miền Nam (1712). Nhưng cả hai phái đều không gây được nhiều ảnh
hưởng và tác động tới Phật giáo ở Việt Nam.
Dưới thời nhà Nguyễn, triều đại phong kiến tập quyền điển hình tôn
sùng Nho giáo, Phật giáo không được coi trọng. Đặc biệt từ khi thực dân Pháp
xâm lược nước ta và theo đó là sự du nhập của đạo Thiên Chúa, Phật giáo
càng trở nên yếu thế. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo trong dân gian cũng
như chốn cung đình vẫn được duy trì, chùa chiền tiếp tục được tu bổ, xây
dựng mới và trở thành hệ thống với nhiều loại chùa khác nhau: Chùa nhà,
chùa làng, chùa nước. Đây cũng chính là thời kỳ xuất hiện những nhà sư yêu nước
giữ đạo.
*Từ đầu thế kỷ XX đến nay
Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những chuyển
biến căn bản và sâu sắc trên mọi lĩnh vực. Cũng giống như những tôn giáo có
truyền thống lâu đời khác như đạo Nho, đạo Lão, Phật giáo lâm vào tình trạng




23




suy vi. Trong tác phẩm Việt Nam phong tục xuất bản lần đầu năm 1916, Phan
Kế Bính viết
Hiện bây giờ Phật giáo ở nước ta cũng đã suy. Tuy lưu truyền đã
lâu, làng nào cũng có chùa thờ Phật, dân gian vẫn còn cúng bái, sùng phụng,

nhưng chẳng qua là bọn ngu phu, ngu phụ theo thói quen mà cúng vái chớ kỳ
thật không mấy người là mộ đạo.
Trừ là mấy kẻ bực đời đi tu, còn phần nhiều là bọn ăn bơ, làm
biếng, trốn chúa lộn chồng, mượn cửa Bồ đề mà nương thân. Còn bọn hạ lưu
xã hội, mê tín sự báo ứng thì toàn là bọn ngu xuẩn, thấy Namô cũng Namô,
thấy sám hối cũng sám hối, còn hiểu gì là đạo Như lai nữa [4, tr.273].
Nhà sư Thiện Chiếu cũng từng thốt lên:
Đau đớn thay! Lạ lùng thay! Muốn bênh vực rằng Phật giáo
không phải là một đạo mê tín hoang đường, thì sờ sờ ra đó biết bao nhiêu là
việc huyền hoặc dị đoan! Muốn bào chữa cho Phật giáo không phải là đạo
hữu thần, thì nhan nhản ra đó cũng cầu xin, cũng chuộc tội, có khác nào
những kẻ ỷ lại thần quyền! Muốn khoe Phật giáo là một đạo cứu đời thì hàng
Phật tử nếu không phải chán đời mà lên non ẩn dạng ắt cũng ích kỷ chỉ lo
quanh quẩn trong gia đình, chứ không biết gì đến công ích xã hội cả! Muốn
nói Phật giáo là đạo thoát khổ thì người có làm đạo cũng buồn rầu khiếp sợ,
cũng theo hoàn cảnh mà đổi đời, cũng khổ cực lầm than, chỉ biết trông đợi có
kiếp sau chứ không biết ra tay mà cải tạo! Như vậy bảo sao mà Phật giáo
không bị tiêu diệt theo các tôn giáo trước khi thế giới đại đồng cho được”
[64, tr.58 - 59].
Thực ra, sự suy vi Phật pháp không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn là
hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của Phật giáo trên khắp
thế giới. Vào những năm 1920, phong trào Chấn hưng Phật giáo được khởi
xướng và nhanh chóng lan rộng, phát huy ảnh hưởng. Trong nước, dưới sự




24





vận động tích cực của một số nhà tu hành và các nhân sĩ trí thức có tinh thần
dân tộc và mến đạo, Phật giáo cũng dần dần khởi sắc. Các trung tâm Phật giáo
bắt đầu dịch chuyển vào các đô thị lớn như Huế, Sài Gòn, Hà Nội thay vì ở
nơi thôn dã hay chốn thâm sơn cùng cốc. Đầu những năm 1930, các hội Phật
giáo ba kỳ lần lượt được thành lập, từ đây Phật giáo đi vào hoạt động có tổ
chức. Giới Phật giáo đã đạt được một số thành tựu trong cả lĩnh vực học thuật
cũng như thu hút tín đồ và phát huy được ảnh hưởng nhất định đến đời sống
tinh thần xã hội đương thời. Phong trào Chấn hưng Phật giáo kéo dài đến năm
1954. Trong suốt thời gian này, thực dân Pháp tìm đủ mọi cách lôi kéo, thao
túng một số nhân vật và tổ chức Phật giáo nhằm tạo cơ sở xã hội và chính trị
cho chế độ thực dân, song chúng không thể thực hiện âm mưu đó vì tuyệt đại
đa số tăng ni, phật tử vẫn giữ vững truyền thống yêu nước, gắn bó với dân
tộc.
Sau năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt, do đó tình hình Phật
giáo có nhiều biến động và có sự khác biệt giữa hai miền Nam - Bắc
Năm 1958, với sự ra đời của Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, tăng
ni phật tử miền Bắc đã được quy tụ trong một tổ chức duy nhất vừa hoạt động
tôn giáo, vừa hoạt động yêu nước. Đây có thể được coi là bước chuyển quan
trọng trong tiến trình gắn bó với dân tộc của giới Phật giáo ở miền Bắc.
Ở miền Nam, tình hình Phật giáo có những diễn biến phức tạp với sự
xuất hiện hàng chục hệ phái, tổ chức khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này trước hết phải kể đến là sự đàn áp Phật giáo của chính quyền bù
nhìn Ngô Đình Diệm. Chính sách kỳ thị Phật giáo toàn diện của gia đình họ
Ngô đã dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đấu tranh Phật giáo. Phong trào
này nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam. Sau khi chính quyền họ Ngô sụp
đổ, Đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách thúc đẩy, chi phối quá trình “hiện đại hoá”
Phật giáo Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng ở miền Nam một xã hội không





25




cộng sản. Năm 1964, tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ra đời
đã tập hợp được một số hệ phái và tổ chức Phật giáo miền Nam. Các hoạt
động Phật giáo được đẩy mạnh trên mọi phương diện: Củng cố tổ chức, mở
các trường đào tạo, trí thức hoá tăng ni, mở rộng các đoàn thể phật tử, xây
dựng chùa tháp từ đó tạo ra sự phát triển rầm rộ của Phật giáo. Nhưng sau
một thời gian ngắn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất bắt đầu có sự
phân hóa. Bị đế quốc Mỹ lợi dụng lôi kéo, một bộ phận của tổ chức này đã đi
ngược lại nguyện vọng chân chính của đồng bào tăng ni, phật tử; chống phá
cách mạng. Tuy nhiên, có một thực tế đã được lịch sử chứng minh, đó là chỉ
khi nào Phật giáo gắn bó với dân tộc thì mới có sức mạnh, ngược lại nếu xa
rời truyền thống yêu nước thì tôn giáo này cũng mất đi niềm tin nơi quần
chúng. Nhìn chung đại đa số tăng ni, phật tử miền Nam vẫn kiên định con
đường đấu tranh giành độc lập thống nhất nước nhà, và bằng những hành
động của mình họ đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung của toàn
dân tộc.
Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng tạo cơ duyên thuận
lợi cho các tổ chức, hệ phái Phật giáo khác nhau thống nhất trong một tổ chức
chung. Tháng 11 năm 1981, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo đã được tổ
chức tại thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 168 đại biểu tăng ni, cư sĩ đại
diện cho các tổ chức hệ phái Phật giáo chính thức trong cả nước. Đại hội đã
quyết định thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương và
Chương trình hoạt động của giáo hội, bầu ra Hội đồng Trị sự, suy tôn Hội

đồng Chứng minh. Thống nhất Phật giáo là một sự kiện trọng đại, một mốc
son trong lịch sử Phật ở giáo Việt Nam. Từ đây Phật giáo ở Việt Nam có một
ngôi nhà chung quy tụ mọi hệ phái, tổ chức trong cả nước. Sự kiện này không
chỉ đáp ứng nguyện vọng mong mỏi của các bậc tôn túc giáo phẩm, cao tăng
thạc đức, tăng ni phật tử mà còn tạo điều kiện cho giới Phật giáo ở Việt Nam




26




thêm gắn bó với dân tộc, tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp đã
được bồi đắp hàng nghìn năm.
Sau 25 năm hoạt động, kế thừa truyền thống yêu nước, gắn bó với nhân
dân, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện làm
nên sự phục hồi và phát triển Phật giáo ở nước ta như hiện nay. Đại hội đại
biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, diễn ra trong hai ngày 14 - 15/12/2007 đã
nhấn mạnh những thành tựu mà Giáo hội đạt được cũng như đề ra những mục
tiêu, phương hướng để góp phần tích cực hơn nữa vào công cuộc bảo vệ đất
nước, xây dựng phát triển kinh tế theo phương châm lợi đạo ích đời, phục vụ
chúng sinh cũng là cúng dường chư Phật.
1.2. Một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Việt Nam
Như trên đã trình bày, Phật giáo là tôn giáo có tính thích ứng lớn, khi
được truyền bá đến bất kỳ đâu nó cũng nhanh chóng hoà đồng, thích nghi với
truyền thống, phong tục tập quán của cư dân bản địa. Do đó khi nói đến Phật
giáo người ta không nói Phật giáo chung chung mà thường gắn tôn giáo này
với từng quốc gia, khu vực, chẳng hạn như Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo

Thái Lan, Phật giáo Việt Nam Trong quá trình Phật giáo thâm nhập, phát
triển, văn hoá Việt Nam đóng vai trò chủ thể. Đây là một nền văn hoá có
truyền thống lâu đời, có bản sắc độc đáo và sức mạnh bản địa đặc biệt. Vì thế
Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam cũng bị biến đổi dưới ảnh hưởng của văn
hoá Việt Nam làm cho nó có một số đặc điểm riêng, không giống với Phật
giáo ở Ấn Độ hay bất kỳ nơi nào khác.
1.2.1. Sự kết hợp các tông phái
Như trên đã trình bày, Phật giáo du nhập vào Việt Nam gồm cả hai
dòng Nam tông và Bắc tông (thường được gọi là Tiểu thừa và Đại thừa). Từ
khoảng thế kỷ IV - V, Phật giáo Đại Thừa từ phương Bắc tràn vào và nhanh

×