Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới và việc vận dụng vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 116 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









ĐÀM MINH VIỆT





Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu
mới và việc vận dụng vào xây dựng nhà
nước xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC








HÀ NỘI, 2008



1
MỤC LỤC
Mở đầu 3
Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới 8
1.1. Khái quát quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới
ở Việt Nam 8
1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới từ trước 1945 8
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới từ năm 1945 đến 1969 23
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 27
1.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước kiểu mới
27
1.2.2. Sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân
tộc của Nhà nước kiểu mới 48
1.2.3. Sự kết hợp giữa pháp trị với đức trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước kiểu mới 55
1.2.4. Quan điểm về xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước 63
Chương 2 Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa trong giai đoạn hiện nay ở việt nam 71
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới - Cơ sở lý luận xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 71
2.2. Tổ chức, hoạt động của Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay -Thực
trạng và những vấn đề đặt ra 77
2.3. Phương hướng, biện pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh 84

2.3.1. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam 85

2
2.3.2. Các biện pháp chủ yếu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam 89
Kết luận 109
Danh mục tài liệu tham khảo 112








1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và dân tộc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của
Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể ở nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về
sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của

nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta
giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Do vậy, học
tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ đặt ra trong
giai đoạn hiện nay, trong đó có tư tưởng về Nhà nước kiểu mới, Nhà nước của
dân, do dân, vì dân.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước đã và đang đặt ra nhiều
vấn đề trong đó có việc hoàn thiện Nhà nước dân chủ, Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình vận động của nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự quản lý Nhà
nước với trình độ tương ứng. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu hóa, đa phương hóa
quan hệ quốc tế cũng đang đặt ra nhiệm vụ không nhỏ đối với Nhà nước. Hơn
nửa thập kỷ qua, Nhà nước Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo dần
được củng cố và hoàn thiện, đã đạt được những thành tựu lớn, điều này được các

2
văn kiện của Đảng ta đánh giá cao. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của Nhà nước
hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, được thể hiện trên nhiều phương diện. Đội ngũ
cán bộ công chức vừa thiếu vừa yếu, đăc biệt là sự hiểu biết và cập nhật pháp
luật chưa cao để đáp ứng nhu cầu trong xã hội mới. Bên cạnh tình trạng vi phạm
pháp luật, áp dụng không đúng pháp luật diễn ra ở các vùng trong cả nước còn
nhiều. Có thể nói đó là sự tác động của nền kinh tế thị trường một phần, phần
khác là trong chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mức về nó hoặc quan tâm chưa
đồng bộ đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý của Nhà
nước.
Sinh thời, Nguyễn ái Quốc rất ít dùng khái niệm “Nhà nước kiểu mới”,
nhưng qua hành động thực tiễn thì đã toát lên tư tưởng của mình về việc xây
dựng Nhà nước kiểu mới, khác với các Nhà nước đã có trước đó trong lịch sử
Việt Nam. Thực tế cải cách nền hành chính và bộ máy Nhà nước trong giai đoạn
hiện nay là tất yếu. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của đảng đã ghi

rõ: “Quá trình ấy phải dựa trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn đất nước và những kinh
nghiệm tiên tiến trên thế giới “Vì những nhu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên,
chúng tôi chọn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới và việc vận
dụng vào xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta” làm chủ
đề nghiên cứu của luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được một số học giả
trong nước nghiên cứu, đề cập như cuốn: "Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật” của viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp,
1993; “Tư tưởng hồ chí Minh về Nhà nước kiểu mới - quá trình hình thành và
phát triển” của Hoàng Văn Hảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân” Nguyễn Đình Lộc chủ

3
biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội ,1998; “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật” của Nguyễn Xuân Tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
1999; “Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh” của Vũ Đình Hòe, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 2001, TS. Phạm Ngọc Anh - PGS. TS. Bùi Đình Phong “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam”,
Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003 và một số bài viết trên các báo, tạp chí như bài:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
nam”, của Song Thành, Tạp chí Người đại biểu nhân dân, số 39, 1991; “Nghĩ về
Hồ Chí Minh và những điều kiện nâng cao hiệu lực của pháp luật” của Phạm
Ngọc Anh, Báo pháp luật ngày 3/6/1997; “Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền
móng cho sự ra đời Nhà nước pháp quyền Việt Nam” của Nguyễn Thị Kim
Dung trong cuốn “Việt Nam trong thế kỷ XX”, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2000
Tuy nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng về Nhà nước kiểu mới, từ đó vận dụng vào
việc xây dựng Nhà nước kiểu mới hiện nay ở Việt Nam còn là vấn đề mới. Các
công trình khoa học đã công bố chỉ dừng lại ở việc khảo sát các nội dung riêng

lẻ, chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về
Nhà nước kiểu mới. Thực tiễn Việt Nam luôn có sự biến đổi, với mỗi một thời
kỳ thì lại đặt ra những yêu cầu khác nhau. Do đó, nghiên cứu và vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới trong thời kỳ hiện nay, đặc biệt khi
chúng ta bước vào thế kỷ XXI sẽ có ý nghĩa và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích có hệ thống những luận điểm cơ bản của Hồ Chí
Minh về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, từ đó đề xuất các phương pháp, nội
dung, và giải pháp vận dụng những luận điểm đó vào việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu

4
Để thực hiện mục tiêu trên, cần giải quyết nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu nội dung tư tưởng của Người về xây dựng Nhà nước kiểu
mới của dân, do dân, vì dân.
+ Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta
hiện nay, đưa ra một số giải pháp để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới ở
Việt Nam được thể hiện trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập gồm 12 tập được xuất
bản lần đầu vào các năm 1995-1996.
- Nghiên cứu việc tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta hiện nay để từ đó
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước trong
thời kỳ đổi mới.

* Giới hạn nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước ở Việt Nam chủ yếu từ sau 1945 đến
1969.
- Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào xây dựng, hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền Việt Nam từ 1991 đến nay.
* Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này chủ yếu tập trung tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích quá
trình hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước kiểu mới. Đặc biệt là việc vận dụng tư tưởng của Người vào xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ mới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5
Đề tài sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác -
Lênin, phương pháp luận Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về Nhà nước và pháp luật.
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, lịch
sử và logic, phương pháp văn bản học, gắn lý luận với thực tiễn…
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Với những kết quả bước đầu, luận văn góp phần nghiên cứu nội dung cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới, Nhà nước pháp quyền
trong mối quan hệ với định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Những
kết quả đó đã góp phần vào việc thống nhất nhận thức và hoạt động thực tiễn
nhằm xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự
phát triển đất nước theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
7. Kêt cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.












6
Chương 1
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới
1.1. Khái quát quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước kiểu mới ở Việt Nam
1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới từ trước 1945
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới - Nhà nước của dân, do
dân, vì dân có quá trình hình thành và phát triển, ngày càng được hoàn thiện
cùng với sự vận động, thực tiễn đất nước và thời đại. Đó là kết quả của quá trình
vận động, phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về Nhà nước, các giá trị
tinh thần của dân tộc và nhân loại trong lĩnh vực xây dựng tổ chức Nhà nước,
pháp luật.
Trước hết, Hồ Chí Minh là con người của dân tộc, gắn bó mật thiết với
non sông đất nước, dân tộc Việt Nam. Người sinh ra và lớn lên trong một gia
đình có truyền thống hiếu học, yêu nước và chính ở quê hương đó đã nuôi dưỡng
một tinh thần, một chí khí cao cả của Người. Hồ Chí Minh sống trong một thời
kỳ lịch sử ngột ngạt dưới sự cai trị của thực dân, phong kiến với một chính sách
ngu dân để dễ cai trị.
Với tất cả các yếu tố gia đình - quê hương - dân tộc, điều kiện chính trị -
xã hội và tình yêu nước thương nòi của Người đã hun đúc một tinh thần vĩ đại
của cậu học trò Nguyễn Sinh Cung.

Ngày 5/6/1911, người thanh niên đã xuống tàu buôn sang Pháp "xem họ
làm gì để về cứu nước, giúp đồng bào ta". Và chính từ đây, một chân trời mới đã
mở ra để hình thành một hoài bão lớn của Người với mong muốn xoá bỏ Nhà
nước bị thực dân phong kiến đang áp bức, bóc lột quần chúng nhân dân; triệt tiêu
quyền tự do dân chủ của người dân ta. Xuyên suốt quá trình từ 1911-1930,
Người thanh niên ấy phiêu bạt ở khắp các nước phát triển cũng như các châu lục

7
trên thế giới: ở Pháp (1911 và 1917 đến 1923), ở Mỹ (1912-1913), ở Anh:
(1913-1917) và một số nước thuộc địa Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. ở
đây, chính Người tận mắt thấy cuộc sống cùng cực bị áp bức, bóc lột của các dân
tộc thuộc địa và chứng kiến cuộc sống bất bình đẳng ở các nước tư bản phát
triển, Nguyễn Tất Thành có thêm cơ sở để củng cố cho suy tư của mình về giai
cấp thống trị và bị trị.
Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919, Hồ Chí Minh đã có
"yêu sách" đòi quyền tự do dân chủ cho người dân An Nam. Với nội dung đó,
Hồ Chí Minh đã vạch rõ bộ mặt thật của Nhà nước "bảo hộ", một Nhà nước
chuyên sử dụng các toà án đặc biệt như một công cụ để đàn áp nhân dân Việt
Nam và áp dụng chế độ ra sắc lệnh chứ không phải chế độ đạo luật. Hay trong
bài viết đầu tiên của mình với tiêu đề "Tâm địa thực dân", Hồ Chí Minh đã chỉ ra
nước Pháp là nước cộng hoà nhưng những hành động bóp nghẹt quyền tự do dân
chủ ở các nước thuộc địa lại là phi cộng hoà. Lời tố cáo trong Vấn đề dân bản xứ
(2/8/1919) của Nguyễn ái Quốc là một trong hàng ngàn lời lên án chế độ thực
dân Pháp "về giành chính quyền và pháp lý: Cả một vực thẳm cách biệt người
Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt
đối; còn người bản xứ thì bị biệt môn và bị buộc dây dắt đi chỉ có quyền phải
phục tùng không được kêu ca; Vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị
tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử đúng với tội
trạng ấy". [43, tr.7].
Một trong rất nhiều nét độc đáo trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh là

Người đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật trước khi trở thành người
cộng sản. Người nghiên cứu rất kỹ lý luận về Nhà nước pháp quyền trong kho
tàng tư tưởng của nhân loại đặc biệt là di sản của Mác-Lênin. Lý luận về Nhà
nước pháp quyền nhấn mạnh vai trò tối thượng của pháp luật đặc biệt trong trào
lưu tư tưởng Phục hưng, trào lưu Khai sáng với một số đại diện như Makiaveli

8
(Người ý), S.MôngtesKiơ (1689-1755), J.Rutxô (1712-1788)… đã đề cập khá rõ
nét về Nhà nước pháp quyền. S.MôngtesKiơ một học giả người Pháp đã nhiều
lần nhấn mạnh vai trò của Hiến pháp - Pháp luật. Trong tác phẩm của mình viết
năm 1748, "L'Esprit des Lois (Tinh Thần Pháp Luật)", ông đưa ra thuyết Tam
quyền phân lập, trong đó khẳng định rằng: Quyền hạn Nhà nước cần phải được
phân chia cho các cơ quan khác nhau để tránh việc lạm dụng quyền lực. Quyền
lập pháp giao cho Nghị viện. Quyền hành pháp giao cho Chính phủ và Quyền tư
pháp giao cho Toà án. Các cơ quan này có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau, thực
hiện sự kiềm chế và đối trọng nhau, thực chất của nó là nhằm để cân bằng quyền
lực. Như vậy, ông cho rằng một Nhà nước có quy củ phải có Hiến pháp và xác
định 3 quyền riêng biệt. Thực chất là để hạn chế quyền của Nhà Vua và mở rộng
quyền hạn của giai cấp tư sản trong việc tham gia quản lý Nhà nước.
J.Rutxô cũng đã đưa ra một quan điểm về phân chia quyền lực nhưng đặc
biệt hơn lần đầu tiên ông đã đưa ra quan niệm "Chủ quyền nhân dân". Ông cho
rằng chủ quyền nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, ở đó nhân dân có những tự
do nhất định, nhưng tự do và những quyền đó phải được ghi nhận trong Hiến
pháp.Văn bản pháp lý cao nhất của một Nhà nước. Chính những quan điểm của
những nhà tư tưởng như S.MôngtesKiơ, Vônte, J.Rutsxô, những người tuyên
truyền chủ nghĩa tự do, bình đẳng của giai cấp tư sản là những tư tưởng tiến bộ
đương thời, được Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc, vì vậy, Người nhấn mạnh
tới vai trò, vị trí của pháp luật. Trong "Việt Nam yêu cầu ca (Viết sau 1919)", đã
làm chấn động dư luận, đồng thời làm thức tỉnh nhân dân Việt Nam đứng lên đấu
tranh Cách mạng. Sau đó bản yêu sách được Hồ Chí Minh chuyển sang ca dao

để phổ biến trong nhân dân.
Người viết:
" Hai xin Pháp luật sửa sang


9
Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền
Tâm xin được cử Nghị viện" [43, tr.483]
Ta có thể nhận thấy sự định hình rất sớm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước pháp quyền, về yêu cầu của việc quản lý xã hội bằng pháp luật. Được
trực tiếp hiểu và tiếp cận với Hiến pháp tư sản và tinh hoa nhân loại, Người sớm
nhận ra rằng Hiến pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội.
Thông qua những cuộc khảo sát thực tế và nghiên cứu lý luận có ý nghĩa
lịch sử to lớn, sau này Hồ Chí Minh tổng kết thành những bài học về “Đường
cách mệnh” viết năm 1927 về việc xây dựng chính quyền Nhà nước, về cách
mệnh Mỹ, Pháp.
Người viết:
"Trong lời tuyên ngôn của Mỹ có câu rằng: "Giời sinh ra ai cũng có
quyền tự do, quyền quyết định tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung
sướng… Hễ Chính phủ nào mà có hại cho dân thì dân chúng phải đạp đổ Chính
phủ ấy đi, và gây lên Chính phủ khác…". Nhưng chính phủ Mỹ lại không muốn
cho ai nói cách mệnh, ai đụng đến Chính phủ!
Mỹ tuy rằng Cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay nhưng công
nông vẫn cực khổ, vẫn lo tìm cách mệnh lần nữa.
ấy là vì Cách mệnh Mỹ là Cách mệnh tư bản, mà Cách mệnh tư bản là
chưa phải Cách mệnh đến nơi.
Chúng ta đã hi sinh làm Cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm
sao Cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một
bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh

phúc. [44, tr.270].
Về Cách mạng Pháp, Người viết:

10
"Cách mệnh Pháp cũng như Cách mệnh Mỹ, nghĩa là Cách mệnh tư bản,
Cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước
lục công nông ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần mà nay công
nông Pháp hẵng còn phải mưu cầu Cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng
áp bức. Cách mệnh Việt Nam nên nhớ lấy điều ấy " [44, tr.274].
Trong khi Hồ Chí Minh khảo sát tìm tòi con đường cách mạng cứu nước,
cứu dân, phát hiện ra bộ mặt thật của nhà nước tư sản, thì một sự kiện gây chấn
động thế giới: Cách mạng vô sản Tháng Mười Nga thành công năm 1917. Một
luồng gió mát từ nước Nga thợ thuyền đã thổi tới các thuộc địa, giải độc cho
người Đông Dương. Tiếp đó là sự thành lập Quốc tế Cộng sản (tháng 3 năm
1919).
Trong khi đang tuyên truyền về chủ nghĩa Bônsêvich, chủ nghĩa xã hội, về
Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, hoan nghênh cách mạng Tháng
Mười Nga…, Hồ Chí Minh đọc tác phẩm Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về
các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L’Humanité
số ra ngày 16 và ngày 17 tháng 7 năm 1920. ánh sáng cách mạng Tháng Mười
Nga và Luận cương của Lênin đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới
quan của Người và giúp Người dứt khoát đi theo Quốc tế thứ ba, lựa chọn con
đường cách mạng vô sản. Từ Đại hội Tua (12-1920), Hồ Chí Minh trở thành
người cộng sản. Từ đó trở đi, Người có điều kiện cống hiến nhiều hơn cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Trên mọi diễn đàn và trong mọi hoạt động,
Người đều khẳng định khát vọng của mình: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập
cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi
hiểu” [42, tr.105].
Cùng với việc phê bình Đảng Cộng sản Pháp chưa quan tâm đúng mức
đến vấn đề thuộc địa, phát biểu nhiều ý kiến sâu sắc về tầm quan trọng chiến

lược của cách mạng ở các nước thuộc địa và mối liên minh chiến đấu giữa cách

11
mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, Hồ Chí Minh tiếp tục ca ngợi những
thành tựu về kinh tế - xã hội của Liên Xô, ca ngợi Chính sách kinh tế mới của
Lênin, đặc biệt khẳng định sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
Người đã truyền bá tư tưởng của Lênin và ánh sáng Cách mạng Tháng Mười
Nga tới những thanh niên trí thức yêu nước Việt Nam đầu tiên đang học tập ở
lớp huấn luyện chính trị Quảng Châu (Trung Quốc).Đánh giá ý nghĩa của cuộc
cách mạng Tháng Mười,
Hồ Chí Minh viết:
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành
công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng
thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe
khoang bên Việt Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại
ra sức cho công, nông các nước và dân chủ bị áp bức các thuộc địa làm cách
mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới.
Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn thành công thì phải lấy dân
chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh,
phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” [44,
tr.280].
Như vậy, với sự kiện năm 1920 đọc được Luận cương của Lênin, Hồ Chí
Minh đã có một sự lựa chọn mang tính cách mạng và khoa học. Về con đường
cách mạng, Người khẳng định dứt khoát đi theo con đường Cách mạng Tháng
Mười Nga, con đường cách mạng vô sản. Về lý luận, dứt khoát lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Về mô hình
Nhà nước, Người lựa chọn kiểu Nhà nước Xôviết, Nhà nước theo học thuyết
Mác - Lênin, Nhà nước mà “quyền giao cho dân chúng số đông”.
Năm 1927, tác phẩm Đường cách mệnh ra mắt khẳng định tư duy Hồ Chí
Minh đã có sự chuyển biến sâu sắc về cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước


12
ngoặt căn bản và cũng là sự chuẩn bị cho quá trình thành lập Đảng Cộng Sản
Việt Nam sau này. Từ quá trình nhận thức học thuyết của Lênin, thực tiễn cách
mạng tháng Mười Nga vĩ đại có ý nghĩa sâu sắc mở đầu một thời đại mới, Người
khẳng định: “Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lênin vĩ đại, nhà chiến lược và
sách lược thiên tài, Đảng Cộng sản đã dìu dắt giai cấp vô sản Nga giành chính
quyền và xây dựng Nhà nước đầu tiên của quần chúng lao động; sự ra đời của
Nhà nước đó mở đầu thời đại mới trong lịch sử loài người” [49, tr.514].
Như vậy, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, Nhà nước Xôviết,
Nhà nước chuyên chính vô sản đã đem lại cho nhân dân nền dân chủ thật sự, đã
tỏ rõ sức sống của một chế độ mới, một lực lượng mới, những người làm chủ vận
mệnh của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhân dân lao động đã bắt
tay vào xây dựng xã hội không có bóc lột và áp bức. Hồ Chí Minh đã cố gắng
làm tất cả, nguyện cống hiến đời mình để xây dựng một Nhà nước kiểu mới như
thế phù hợp với hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
Thời kỳ xây dựng lý luận kết hợp với những thử nghiệm đầu tiên về tổ
chức hình thái Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam (1930-1945).
Từ những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga, đầu năm
1930, Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo nhân
dân làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”. Đó chính là con đường cách mạng vô sản ở nước thuộc địa như Việt
Nam. Con đường đó phản ánh mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội. Trong suốt tiến trình cách mạng đó, vấn đề Nhà nước đã sớm được đặt ra
như một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bởi vì, Nhà nước
là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Điều này đã được ghi trên lá cờ của
Đảng ngay từ khi Đảng vừa ra đời. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930),
có ghi:
“A. Về phương diện xã hội thì:


13
a. Dân chúng được tự do tổ chức.
b. Nam nữ bình quyền,…
c. Phổ thông giáo dục theo công nông hoá.
B. Về phương diện chính trị:
a. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
b. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.
c. Dựng ra chính phủ công nông binh.
d. Tổ chức ra quân đội công nông.
C. Về phương diện kinh tế:
a. Thủ tiêu hết các thứ quốc trái
b. Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của tư
bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý.
c. Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân
cày nghèo.
d. Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo.
e. Mở mang công nghiệp và nông nghiệp.
f. Thi hành luật ngày làm 8 giờ” [45, tr.1-2]
Cần lưu ý ở đây rằng, trong Chánh cương vắn tắt, Hồ Chí Minh chủ
trương dựng ra chính phủ công - nông - binh, mà thực chất là chính phủ công
nông, vì binh lính cũng từ công nông mà ra. Đây là mô hình Nhà nước kiểu Xô
viết mà Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao và trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, nhận
thức như vậy là phù hợp và đúng đắn. Trên thực tế, hình thức Nhà nước đó đã
xuất hiện ở Việt Nam trong cao trào Xôviết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931. Nhiều nơi ở
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến và lập
ra chính quyền Xôviết công nông. Chính quyền này tuy chỉ tồn tại khoảng bốn,

14
năm tháng nhưng đã thực hiện chức năng của một chính quyền cách mạng, vừa
xây dựng cuộc sống mới về các phương diện cho quần chúng nhân dân, vừa trấn

áp các thế lực thù địch. Xô viết Nghệ Tĩnh là một thực tiễn sinh động chứng
minh hùng hồn nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Vấn đề chính
quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Tuy mới chỉ là hình thức manh
nha của một chính quyền cách mạng, nhưng các Xô viết đã thay thế bộ máy
thống trị của thực dân phong kiến ở một số làng xã; xoá bỏ mọi quy tắc, thiết chế
thống trị và áp bức bóc lột của chúng; thực hiện hàng loạt các biện pháp và chính
sách cách mạng để giải phóng nhân dân lao động; thực sự đứng ra tổ chức và
quản lý mọi mặt đời sống xã hội theo gương cách mạng của quần chúng công
nông nước Nga Xô viết. ở những nơi lập được chính quyền Xô viết, nhân dân lao
động Nghệ Tĩnh đã thực sự làm chủ và sống cuộc sống mới.
Trong thời gian diễn ra cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, tuy ở ngoài nước,
nhưng Hồ Chí Minh đã theo dõi sát sao diễn biến cuộc đấu tranh cách mạng của
nhân dân Việt Nam, đặc biệt là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Người tìm mọi
cách báo cáo với Quốc tế cộng sản tình hình cụ thể (chỉ hơn 10 ngày sau sự kiện
đó đã có báo cáo). Xuất phát từ tình hình thực tế lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh cho
rằng nhiệm vụ trước mắt của Đảng chưa phải là khởi nghĩa giành chính quyền.
Người đánh giá cao truyền thống cách mạng của công nông Nghệ Tĩnh. Trong
dịp kỷ niệm 30 năm ngày Đảng ra đời, Người nhấn mạnh: “Ngay từ ngày mới ra
đời, Đảng đã tổ chức và lãnh đạo một phong trào quần chúng mạnh lớn xưa nay
chưa từng có ở nước ta - Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh năm 1930. Quần chúng
công nhân và nông dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã nổi lên lật đổ quyền thống
trị của đế quốc và phong kiến, thành lập chính quyền Xô viết công nông binh,
ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động.
Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong biển máu, nhưng Xôviết
Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân

15
lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cách
mạng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này” [52, tr.9].
Rõ ràng chính quyền Xôviết công nông ở Nghệ Tĩnh là một bài học vỡ

lòng về chính quyền cách mạng, mà nếu không có nó như là một thử nghiệm đầu
tiên về hình thái Nhà nước kiểu mới thì những người cách mạng không có cơ sở
tìm ra kiểu nhà nước phù hợp với thực tế Việt Nam.
Nói là bài học vỡ lòng vì đây là hình thức chính quyền cách mạng sớm
nhất ở Việt Nam. Cũng vì nó là bài học vỡ lòng, nên bên cạnh những ưu điểm
như là cơ sở, nền tảng, nó cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong hoàn
cảnh Việt Nam, chính quyền chỉ là của công nông không thôi thì không phù hợp.
Cần phải có sự phân biệt đâu là bản chất giai cấp, đâu là cơ sở xã hội của Nhà
nước. Hai vấn đề này có mối quan hệ với nhau, nhưng tuyệt nhiên không phải là
một. Đảng và Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng điều đó
không có nghĩa chỉ kết nạp vào Đảng những người xuất thân từ công nông hay
Nhà nước chỉ là chính quyền công nông. Thời kỳ 1930 - 1931, hai Đảng bộ Nghệ
An, Hà Tĩnh đã phạm sai lầm chủ nghĩa thành phần, là một sai lầm “tả” khuynh,
tuyệt đối hoá công nông khi chủ trương “đuổi sạch sành sanh ra ngoài hết thảy
những bọn trí, phú, địa, hào”. Chủ nghĩa thành phần lúc bấy giờ không chỉ ảnh
hưởng cho công tác xây dựng Đảng, mà còn ảnh hưởng trong xây dựng chính
quyền Xôviết, các tổ chức quần chúng… Có một thực tế lúc bấy giờ là từ Đại hội
VI Quốc tế Cộng sản (1928), những sai lầm “tả” khuynh, tư tưởng biệt phái, hẹp
hòi trong nghị quyết Đại hội đã ảnh hưởng đến việc tập họp, thu hút mọi lực
lượng dân tộc, dân chủ trong cuộc đấu tranh cách mạng chống kẻ thù của dân tộc
là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
Những sai lầm trên đây của hai Đảng bộ Nghệ An và Hà Tĩnh đã được
Trung ương Đảng kịp thời phê bình và uốn nắn. Trong Chỉ thị của Trung ương
gửi Xứ ủy Trung Kỳ về vấn đề thanh đảng Trung Kỳ có đoạn: “Xứ ủy Trung Kỳ,

16
nhất là đồng chí Bí thư, ra chỉ thị thanh Đảng viết rõ từng chữ: thanh trừ trí phú
địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, như vậy thì gốc đâu mà đào, xem rễ ở đâu mà
trốc, quả là một ý nghĩ mơ hồ, một chỉ thị võ đoán và là một lối hành động quàng
xiên chí tướng” [14, tr.157]

Trở lại với cao trào cách mạng 1930 - 1931, trong nhiều nguyên nhân dẫn
đến thất bại của Xô viết Nghệ Tĩnh, có nguyên nhân về xây dựng một chính
quyền chưa thật phù hợp. Sự kiểm nghiệm đầu tiên đó là một bài học quý cho
bản thân Hồ Chí Minh.
Sau hơn ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 1 -1941,
Hồ Chí Minh về nước cùng Đảng ta trực tiếp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,
đánh đuổi Pháp - Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân. Trong Kính cáo đồng
bào, Hồ Chí Minh nhắc lại bài học mấy mươi năm trước và coi đó là “việc lớn”
ở đây là thiết lập chính quyền cách mạng.
Tháng 5 - 1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII
với sự thay đổi chiến lược “đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy”.
Về mặt Nhà nước, Nghị quyết Trung ương Tám khẳng định: “Sau lúc đánh đuổi
được Pháp - Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần
tân dân chủ. Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc
quyền riêng của giai cấp nào mà là của chung của toàn thể dân tộc, chỉ trừ có
bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc, những bọn thù
không được giữ chính quyền, còn ai là người dân sống trên dải đất Việt Nam đều
thảy được một phần tham gia những chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ
giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy” [15, tr.114].
Để giành được chính quyền về tay nhân dân, Hội nghị chủ trương thành
lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng
minh” gọi tắt là Mặt trận Việt Minh, theo sáng kiến của Hồ Chí Minh và đã làm
thí điểm ở Cao Bằng.

17
Về vấn đề Nhà nước, Chương trình Việt Minh khẳng định: “Sau khi đánh
đuổi được đế quốc phát xít Nhật sẽ lập lên chính phủ nhân dân của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm quốc cờ. Chính phủ
nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Quốc dân đại hội cử lên”.
[45, tr.583].

Chúng ta lưu ý rằng trong Chương trình Việt Minh đã đề cập đến việc
thành lập Chính phủ nhân dân. Một trong những chính sách về chính trị, Mặt
trận Việt Minh khẳng định: “Phổ thông đầu phiếu: hễ ai là người Việt Nam, vô
luận nam nữ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ bọn Việt
gian phản quốc” [45, tr.583].
Trong chỉ thị của tổng bộ Việt Minh, về vấn đề chính quyền của cách
mạng ghi rõ:
“Làm cách mạng đánh Pháp, đánh Nhật là để giành lại chính quyền. Vậy
vấn đề chính quyền là vấn đề cốt yếu của cách mạng. Vấn đề chính quyền cách
mạng ở xứ ta có ba bước:
a. Lúc vũ trang khởi nghĩa lấy được một địa phương phải thành lập ngay
Chính phủ nhân dân ở địa phương ấy. Trừ bọn Việt gian và bọn phản động ra,
toàn dân nam nữ trong địa phương từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và
ứng cử để bầu ra chính phủ nhân dân của địa phương.
b. Lúc vũ trang khởi nghĩa lấy được một địa phương khá to, phải thành lập
Chính phủ nhân dân lâm thời toàn quốc.
c. Lúc vũ trang khởi nghĩa lấy được toàn quốc, thì thành lập Chính phủ
nhân dân chính thức toàn quốc do toàn dân bầu ra” [15, tr.484].
Đầu năm 1944, lúc ở Liễu Châu, trong khi tranh luận với Đàm Liên
Phương, Quân đoàn trưởng Quân đoàn 84 Quốc dân Đảng Liễu Châu, Hồ Chí
Minh nói rõ quan điểm: “Bất kỳ ý kiến nào về quốc sách quốc thể của Việt Nam

18
sau độc lập, đều phải do sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam sau khi được độc
lập quyết định, đều phải giải quyết thông qua việc bỏ phiếu rộng rãi của công
dân” [22, tr.197].
Tháng 10 - 1944, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh đến tính độc lập, chủ động trong việc xây dựng chính quyền Nhà
nước. Người viết: “Chúng ta trước phải có một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân
thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu thì phải

do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phải cách mệnh và
các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng
và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp
các hữu bang” [45, tr.505].
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn
quốc của Đảng được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị quyết định
mục đích của cuộc chiến đấu là giành quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước,
thành lập chính quyền nhân dân, thi hành mười chính sách của Việt Minh, định
chính sách ngoại giao đối với đồng minh.
Ngay sau hội nghị của Đảng, ngày 16 tháng 8, Hồ Chí Minh dự Đại hội
quốc dân tại Tân Trào. Tham dự Đại hội có hơn 60 đại biểu Bắc, Trung, Nam và
đại biểu kiều bào ở nước ngoài, đại biểu các đảng phái chính trị, các đoàn thể
nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo. Đại hội đã nhiệt liệt tán thành chủ trương
tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh. Đại hội đã bầu ra ủy ban giải
phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Nhìn chung lại, từ khi Hồ Chí Minh về nước (28-1-1941) đến “đêm trước”
của cuộc Tổng khởi nghĩa, Người đã đem hết tâm lực cùng đồng bào mưu giành
tự do độc lập, dựng chính quyền cách mạng. Quan điểm của Người là làm nhanh,
làm gấp, nhưng không làm vội, làm ẩu, mà phải đúng quy trình, đảm bảo tính

19
thống nhất, sự chân thành đoàn kết, nhất trí về tư tưởng và hành động tạo động
lực và uy tín để giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.
Có thể thấy rằng từ chủ trương thành lập Chính phủ công - nông - binh,
theo mô hình Xôviết Nga (đầu năm 1930) đến chủ trương lập chính quyền cách
mạnh “không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào mà là của toàn thể
dân tộc” (tháng 5 - 1941), mà thực chất là chính quyền nhân dân (tháng 8 - 1945)
đánh dấu những nấc thang phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý
luận của Hồ Chí Minh và Đảng ta về xây dựng chính quyền cách mạng. Điều này
hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam, một nước thuộc địa mà cấu trúc xã hội

không giống như ở phương Tây.
Về mặt thực tiễn, việc thành lập Mặt trận Việt Minh, không chỉ là một nét
độc đáo về góc độ mặt trận, tức là “chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng
bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn
giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh
tồn”, mà nó còn độc đáo về chính quyền cách mạng. Mặt trận Việt Nam với
mười chính sách đề ra đã thực hiện chức năng của một chính quyền cách mạng,
dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù. Điều này được thể hiện rất rõ
trong quá trình khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận, tiến tới tổng
khởi nghĩa, giành chính quyền cả nước. Đặc biệt từ tháng 6 - 1945, khi khu giải
phóng ra đời, thành lập ủy ban lâm thời khu giải phóng, thi hành mười chính
sách của Việt Minh, thì thực tế, như đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của
Đảng lúc bấy giờ - nhận định: một nước Việt Nam mới ra đời… Đó là một bước
chuyển tiếp lên chính thể cộng hoà dân chủ; một điểm hết sức thú vị của chiến
thuật cộng sản trong thời kỳ tổng khởi nghĩa.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà ra đời - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam
Châu á. Đó là minh chứng hùng hồn khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ

20
Chí Minh. Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào
hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam thuộc địa, đưa sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc đến thắng lợi, lập ra chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân. Đó
cũng là sự thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới ở Việt
Nam.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới từ năm 1945 đến 1969
Giành được chính quyền về tay nhân dân (9-1945) là kết quả của cuộc đấu
tranh kiên cường, anh dũng của cả một dân tộc. Nó chấm dứt thời nô lệ, mở ra
kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ của dân tộc Việt Nam. Bản
Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chủ Tịch đọc tại Quảng trường Ba Đình khẳng

định với nhân dân trên toàn thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa.
Nước Việt Nam mới giành chính quyền chưa được bao lâu, ngày 23-9-
1945, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh gây hấn ở Nam Bộ. ở miền Bắc,
quân đội Tưởng Giới Thạch kéo vào thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan
Việt Minh giúp bọn phản động lật đổ chính quyền cách mạng. Một trong những
việc quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là vấn đề chính quyền cách mạng.
Người nhắc lại quan điểm của Lênin với cán bộ: Bây giờ ta có chính quyền,
nhưng Lênin nói “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Để
giữ được chính quyền thì phải xây dựng chính quyền, mà việc thành lập trước
mắt là phải cải tổ ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Đại hội quốc dân ở
Tân Trào bầu ra Chính phủ lâm thời. Trong hội nghị này, Người được bầu làm
Chủ tịch Chính phủ lâm thời.
Như vậy, việc Hồ Chí Minh viết và đọc bản tuyên ngôn độc lập là một sự
kiện tiêu biểu liên quan tới việc xây dựng Nhà nước kiểu mới, đã được Người
nuôi dưỡng từ lâu. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập vạch ra
quyền sống của dân tộc, quyền sống của con người được gắn với nhau một cách

21
nhuần nhuyễn. Với hai khái niệm pháp lý cơ bản này - luật pháp quốc gia và
công pháp quốc tế, mà sau này được phát triển thành khái niệm mới là quyền dân
tộc cơ bản, Hồ Chí Minh đã đóng góp vào việc xây dựng pháp luật Việt Nam và
nền pháp lý quốc tế.
Ngày 3-9-1945, Hồ Chí Minh đã đề cập những nhiệm vụ cấp bách của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người đề cập sáu vấn đề trong đó vấn đề
thứ ba Người đã khẳng định"Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế
cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không
có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta
phải có một hiến pháp. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc
Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười

tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo
nòi giống” Thật vậy, đất nước đang đứng trước “ngàn cân treo sợi tóc” bộn bề
công việc cần giải quyết nhưng với Hồ Chí Minh đã xác định cần có một Hiến
pháp dân chủ và người dân cần được hưởng quyền dân chủ đó thông qua vai trò
của pháp luật để thực hiện. Đó là động lực để bảo vệ và xây dựng chính quyền
cách mạng.
Ngoài chủ trương đối nội và đối ngoại trong thời kỳ này, ngày 17-9-1945,
Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định thể lệ Tổng tuyển cử. Ngày 20-9-1945, Người
ký Sắc lệnh số 34 thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa để chuẩn bị đệ trình Quốc hội. Nhờ đó, chính quyền cách mạng
được giữ vững và toàn dân ta đã bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc (19-12-
1946) với tư thế sẵn sàng, với lòng tin sắt đá" Kháng chiến trường kỳ nhất định
thắng lợi".
Năm 1951, do yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và để đẩy mạnh
kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh triệu tập Đại hội II, đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi "Đảng

22
Lao Động Việt Nam" đồng thời đề nghị Lào và Campuchia tổ chức đảng riêng
để kịp thời lãnh đạo cách mạng sát với thực tiễn của mỗi nước. Đại hội đã thông
qua Cương lĩnh mới và điều lệ mới, đề ra chủ chương, đường lối đúng đắn và
toàn diện, tập trung xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân, nền kinh tế, văn hóa
dân chủ nhân dân vững mạnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và giai
cấp, nhằm động viên toàn dân đẩy mạnh kháng chiến. Cuối cùng, bằng chiến
thắng Điện Biên Phủ lịch sử, dân tộc ta đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp, mở
đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Hội nghị Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, song
miền Nam vẫn còn chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ
và bè lũ tay sai. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, Đảng ta và Hồ
Chí Minh đã đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạnh Việt Nam: xây dựng

miền Bắc từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất nước nhà.
Năm 1959, Quốc hội nước ta đã thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Tiếp đó, Đại hội III của Đảng họp tháng 9-1960 đề ra nhiệm vụ:
“xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước
nhà" [52, tr.198]. Trong đó, Đại hội xác định việc củng cố, kiện toàn Nhà nước
dân chủ nhân dân, sử dụng Nhà nước dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của
chuyên chính vô sản, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và
làm hậu thuẫn cho cách mạng ở miền Nam.
Năm 1964, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt ở
miền Nam và trắng trợn khiêu khích phá hoại miền Bắc. Ngày 27-3-1964, Chủ
tịch Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị chính trị đặc biệt. Đây là Hội nghị thể hiện ý
chí quyết chiến, quyết thắng của nhân dân cả nước. Sau Hội nghị chính trị đặc
biệt, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Chủ
tịch Hồ Chí Minh "không có gì quy hơn dộc lập, tự do”, nhân dân ta từ Miền Bắc

×