Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 104 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ HỒNG NHUNG



VAI TRÕ CỦA GIÁO DỤC
TRONG CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC
( TỪ NĂM 1978 ĐẾN NAY)


CHUYÊN NGÀNH: ĐÔNG BẮC Á HỌC
MÃ SỐ:





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐÔNG PHƢƠNG HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG TUẤN










HÀ NỘI -2004

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt
Đọc là
Tiếng Việt

CHND:
Cộng hoà nhân dân.
CMCN:
Cách mạng chủ nghĩa.
CNH:
Công nghiệp hoá.
CNXH:
Chủ nghĩa xã hội.
ĐCS:
Đảng Cộng Sản.
GD:
Giáo dục.
HĐH:
Hiện đại hoá.
KHCN:
Khoa học công nghệ.
KHKT:
Khoa học kỹ thuật.

KHXH:
Khoa học xã hội.
NDT:
Nhân dân tệ- đơn vị tiền tệ của Trung Quốc.
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa.
TƯ:
Trung ương.
Tiếng Anh

Engel:
Hệ số tỷ lệ mua thực phẩm trong tổng chi cho tiêu dùng
của dân cư.
FAO:
Tổ chức nông nghiệp, lương thực Liên Hợp Quốc.
FDI:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
GDP:
Tổng sản phẩm quốc nội.
GNP:
Tổng sản phẩm quốc dân.
GNI:
Tổng thu nhập quốc dân.
HDI:
Chỉ số phát triển con người
USD:
Đô la Mỹ
R&D:
Nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu và phát triển).
TFP:

Năng suất tổng thể.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1:
Quan hệ giữa nguồn nhân lực và phát triển kinh tế.
Trang 10
Bảng 2:
Tình hình phổ cập giáo dục ở các nƣớc đã phát triển.
Trang 10
Bảng 3:
Diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời cƣ dân thành thị
và nông thôn.
Trang 35
Bảng 4:
Trình độ văn hoá và những thay đổi trong sô dân 15
tuổi trở lên.
Trang 38
Bảng 5:
Tổng hợp trình độ văn hoá của Trung Quốc.
Trang 39
Bảng 6:
Nguồn vốn con ngƣời của Trung Quốc.
Trang 40
Bảng 7:
So sánh nguồn vốn con ngƣời cỉa Trung Quốc và các
nƣớc khác.
Trang 40
Bảng 8:
Đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng.
Trang 41

Bảng 9:
Lịch sử phát triển kinh tế của Trung Quốc ( từ đầu
công nguyên đến năm 2000).
Trang 43
Bảng 10:
Lịch sử phát triển nguồn vốn nhân lực của Trung
Quốc (từ đầu công nguyên đến năm 2000).
Trang 44
Bảng 11:
Thay đổi lực lƣợng lao động trong 3 khu vực.
Trang 47
Bảng 12:
Thay đổi lực lƣợng lao động theo ngành.
Trang 47
Bảng 13:
Chi tiêu cho giáo dục của Chính phủ Trung Quốc.
Trang 51
Bảng 14:
Ngƣời nghèo ở Trung Quốc.
Trang 55
Bảng 15:
So sánh thu nhập GNI của Trung Quốc và các nƣớc.
Trang 57
Bảng 16:
Hệ số Engel của gia đình nông thôn và thành thị Trung
Quốc.
Trang 58
Bảng 17:
Cơ cấu tiêu dùng của các gia đình ở thành thị và nông
thôn.

Trang 59
Bảng 18:
So sánh chỉ số phát triển con ngƣời của các nƣớc.
Trang 61



Bảng 19:
Một số chỉ tiêu về đời sống văn hoá của Trung Quốc.
Trang 61
Bảng 20:
So sánh tỷ lệ nhân viên làm việc tại các cơ quan nghiên
cứu.
Trang 66
Bảng 21:
Tỷ lệ đầu tƣ cho giáo dục của các nƣớc.
Trang 67
Bảng 22:
So sánh đầu tƣ giáo dục thực tế của Trung Quốc và
thế giới.
Trang 67
Bảng 23:
So sánh đầu tƣ cho giáo dục của Trung Quốc và các
nƣớc khác ( 1997)
Trang 68







Biểu đồ 1:
Thời gian tăng gấp đôi thu nhập đầu ngƣời
Trang 33
Biểu đồ 2:
Số ngƣời theo học các chƣơng trình giáo dục bậc cao
tăng rõ rệt.
Trang 37
Biểu đồ 3:
Bƣớc chuyển nhanh chóng ra khỏi nông nghiệp.
Trang 48

Mục lục

Trang
Phần Mở Đầu

1. Lí do chọn đề tài.
1
2. Lịch sử nghiên cứu.
2
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu.
4
4. Đống góp của luận văn.
5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
5
6. Bố cục của luận văn.
6
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về vai trò của giáo dục

trong cải cách mở cửa của Trung Quốc.
7
1. Lí luận về cai trò của giáo dục với phát triển kinh tế- xã hội.
7
2. Tổng quan về nền giáo dục Trung Quốc.
13
2.1. Lịch sử giáo dục Trung Quốc.
13
2.2. Khái quát hệ thống giáo dục Trung Quốc hiện nay.
26
Chƣơng 2. Vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa của Trung
Quốc (từ năm 1978 đến nay).
30
1. Quá trình và những thành tựu cuả cải cách mở cửa
30
1.1. Khái quát về quá trình cải cách mửo cửa của Trung Quốc ( từ
năm 1978 đến nay).
30
1.2. Thành tựu của cải cách mở cửa.
32
2. Vai trò của giáo dục
35
2.1. Giáo dục và nâng cao tố chất quốc dân.
36
2.2. Giáo dục và phát triển kinh tế
41
2.3. Giáo dục và phát triển văn hoá xã hội.
55
2.4. Giáo dục và xây dựng xã hội khá giả.
56







Chƣơng 3. Những vấn đề tồn tại và bài học kinh nghiệm.
63
1. Những vấn đề tồn tại.
63
2. Phương hướng và các biện pháp giải quyết.
74
3. Bài học kinh nghiệm.
76
Phần Kết Luận.
83
Danh mục tài liệu tham khảo.
85

















MỞ ĐẦU


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, tri thức và con người đang
tạo ra những động lực ngày càng to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Vì thế tìm
hiểu về những khả năng đóng góp của con người với sự phát triển kinh tế xã hội,
đặc biệt thông qua lĩnh vực giáo dục đào tạo là một điều hết sức cần thiết.
Qua 26 năm tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc- với số dân chiếm tới
1/5 trên thế giới, từ một đất nước vô cùng nghèo nàn lạc hậu vào cuối những năm
70 - đã có một cuộc bứt phá đầy ngoạn mục, tạo ra những thay đổi to lớn có tính
bước ngoặt trong tất cả các mặt, thu hút được sự quan tâm chú ý của toàn thế giới:
dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện đứng thứ 2 trên thế giới, đạt mức 483 tỷ USD
(tính đến tháng 8/2004); GDP đứng thứ 6 trên thế giới; Trung Quốc là nước thứ 3
trên thế giới phóng thành công tàu có người lái bay vào vũ trụ ( sau Nga và Mỹ)…
Trong tất cả các nhân tố đóng góp tạo nên sự thành công huy hoàng đó, phải
kể tới việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào không ngừng
đƣợc nâng cao về trình độ trên cơ sở nền giáo dục ngày càng đầy đủ và hoàn
thiện hơn. Giáo dục Trung Quốc đang khẳng định vai trò quan trọng của mình,
đặc biệt là trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, giáo dục là “ nền tảng cho xây
dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, không những phải cung cấp nguồn dự trữ nhân tài
và trí lực cho công cuộc xây dựng hiện đại hoá mà còn phải trực tiếp tham gia vào
sự nghiệp xây dựng các mặt, góp phần cống hiến thúc đẩy các sự nghiệp xây dựng”
[ 11, tr. 456]. Bên cạnh đó, quá trình phát triển của Trung Quốc không thể tách rời
quy luật phát triển chung của khu vực Đông Á nói riêng và khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương nói chung: sự phát triển của mỗi quốc gia đều có gắn bó vô cùng mật

thiết với giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình cải cách mở cửa kinh tế xã hội và
cải cách sự nghiệp giáo dục. Là một nước đi sau, Việt Nam có thuận lợi trong việc
tránh những vấp váp; đồng thời học hỏi những kinh nghiệm qúy giá của Trung
Quốc. Việc tìm hiểu kinh nghiệm giáo dục đào tạo, đặc biệt là vai trò của giáo dục
Trung Quốc trong quá trình cải cách mở cửa sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho
Việt Nam.
Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài:” Vai trò của giáo dục trong cải
cách mở cửa ở Trung Quốc ( từ năm 1978 đến nay)” làm luận văn thạc sỹ.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
Nghiên cứu, tìm hiểu về giáo dục Trung Quốc từ lâu đã là một đề tài hấp dẫn
đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam. Đặc biệt từ khi Trung Quốc tiến hành cải
cách mở cửa đến nay, đề tài này lại càng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước quan tâm chú ýý ý hơn nữa. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu này mới
chỉ đề cập đến sự phát triển về số lượng hoặc tìm hiểu về hệ thống giáo dục, cải
cách giáo dục, cách thức quản lý giáo dục Trung Quốc ở mức khái quát nhất. Còn
tìm hiểu về vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-
xã hội Trung Quốc thì hầu như còn rất ít.
Viết về lịch sử giáo dục Trung Quốc, hai tác giả Nguyễn Gia Phu và
Nguyễn Huy Quý đã cố gắng dựng lại dù chỉ ở mức sơ lược nhất về quá trình hình
thành và phát triển của nền Giáo dục Trung Quốc trong tác phẩm: ”Lịch sử Trung
Quốc” [51].
Tìm hiểu về tổng quan giáo dục Trung Quốc có công trình nghiên cứu của
tập thể các tác giả trong cuốn “Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI” đề cập tới
những vấn đề tổng quát nhất của hệ thống giáo dục Trung Quốc [18].
Nghiên cứu về cải cách giáo dục Trung Quốc có công trình “ Tổng quan
giáo dục Châu Á” của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Công trình này nêu ra
những vấn đề tồn tại chủ yếu của nền giáo dục Trung Quốc và những yêu cầu chủ
yếu của cải cách giáo dục [69]. Cũng về lĩnh vực này, Viện khoa học giáo dục Việt

Nam còn có công trình: ”Giáo dục Trung Quốc trong cải cách” chủ yếu đề cập
tới những nhiệm vụ mục tiêu của giáo dục Trung Quốc trong từng giai đoạn cải
cách của đất nước [68].
Thạc sỹ Lưu Văn Quảng với bài viết “Vài nét về giáo dục đại học ở Trung
Quốc hiện nay” đã đề cập tới hệ thống giáo dục của Trung Quốc hiện nay, trong
đó nêu khái quát về hệ thống giáo dục ở Trung Quốc và những biện pháp tăng
cường phát triển giáo dục đại học cũng như điểm qua những thành tựu mà nền giáo
dục Trung Quốc hiện đại đã đạt được [49].
Vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của nhân tài, của tri thức trong xây
dựng đất nước, phát triển kinh tế –xã hội là một lĩnh vực rất quan trọng trong
nghiên cứu về giáo dục Trung Quốc. Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Huy Quý có
công trình: “Tìm hiểu cách thức phát huy nguồn lực nhân tài ở các nước Đông
Á” [50] đã nêu ra các bài học kinh nghiệm về sử dụng và chú trọng tới nhân tài
thông qua giáo dục đào tạo ở các nước Đông Á. Tác phẩm “Vấn đề nhân tài
trong nền kinh tế tri thức và cách giải quyết của Trung Quốc “[22, tr. 681] của
tập thể các tác giả Trung tâm thông tin công tác khoa giáo-Ban Khoa Giáo TW nêu
rõ nhận thức về tầm quan trọng của nhân tài, của tri thức trong phát triển đất nước.
GS. Nguyễn Văn Hồng với công trình “ Nhận thức về chiến lược “khoa giáo
hưng quốc” xây dựng văn hoá XHCN đặc sắc Trung Quốc” [25, tr. 284] đã cho
thấy nhận thức vô cùng sâu sắc về chiến lược phát triển giáo dục phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc.
Bên cạnh đó còn có các tác phẩm tuy không đề cập trực tiếp tới giáo dục,
nhưng đều bàn tới tác động hoặc thành quả của giáo dục như công trình: ”Quá
trình cải cách kinh tế xã hội của nước CHND Trung Hoa từ năm 1978 đến
nay” [61] của Ts. Đinh Công Tuấn đã nêu bật được những đóng góp tích cực của
giáo dục với quá trình cải cách hơn 20 năm qua của Trung Quốc. Các tác phẩm
khác như “Chất lượng tăng trưởng nhìn từ Đông Á”[63] của Ts. Trần Văn Tùng;
báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Trung Quốc “ Trung Quốc 2020” [42] đều
trình bày những tác động của giáo dục đối với sự nghiệp cải cách mở cửa của
Trung Quốc.

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác của các tác giả như: Th.s
Bùi Đức Thiệp với công trình: ”Tư tưởng giáo dục ở CHND Trung Hoa ( từ năm
1949 đến nay)” [59].
Tình hình nghiên cứu về nền giáo dục Trung Quốc hiện nay của các tác giả
nước ngoài cũng chưa phải là nhiều. Tác giả Surowski tập trung nghiên cứu lịch sử
Trung Quốc từ thời thượng cổ cho đến nay qua tác phẩm “ History of the
education system of China” [102]. Tác giả Galagan nghiên cứu về các vấn đề,
nhiệm vụ, mục tiêu của cải cách giáo dục trong những thập niên cuối ở Trung
Quốc qua tác phẩm “Cải cách giáo dục trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ
XX ở CHND Trung Hoa” [14].
Qua sự phân tích trên, chúng tôi tạm phân chia các lĩnh vực nghiên cứu về
giáo dục Trung Quốc như sau:
1. Nghiên cứu về tổng quan giáo dục, hệ thống giáo dục, quá trình
phát triển của giáo dục Trung Quốc.
2. Nghiên cứu về vấn đề nhân tài, tri thức trong giáo dục Trung Quốc.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về vai trò của giáo dục đối với quá trình phát
triển kinh tế- xã hội của Trung Quốc trong 26 năm qua hầu như còn rất ít. Vì thế,
tuy công trình này còn có nhiều thiếu sót nhưng với nỗ lực lớn của tác giả và sự
giúp đỡ chân tình của TS. Đinh Công Tuấn, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần bổ
sung thêm về khía cạnh này trong nghiên cứu giáo dục Trung Quốc; và góp phần
làm phong phú hơn về đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục Trung Quốc, đồng
thời cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn và có những đóng góp thiết thực
cho nền giáo dục Việt Nam trên con đường đổi mới.


3. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: giáo dục Trung Quốc và vai trò của giáo dục trong
quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc ( từ 1978 đến nay).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan về tình hình giáo dục Trung Quốc.

- Phân tích rõ những đóng góp của giáo dục cho quá trình phát triển kinh tế-
xã hội từ năm 1978 đến nay trên các lĩnh vực: chính trị- tư tưởng; văn hoá-
xã hội; kinh tế- sản xuất.
- Nêu những thành tựu và tồn tại của hệ thống giáo dục Trung Quốc và rút ra
bài học kinh nghiệm, kiến nghị để giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của xã hội và đóng góp tích cực hơn cho quá trình xây dựng kinh tế- xã
hội tại Việt Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: nghiên cứu đóng góp của giáo dục với quá trình phát triển kinh tế
xã hội của Trung Quốc từ 1978 đến nay.
- Không gian: Trung Quốc lục địa, không bao gồm hai đặc khu Macao và
Hồngkông.

4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
 Trình bày tổng quan về quá trình phát triển của giáo dục Trung Quốc: lịch sử
giáo dục, hệ thống giáo dục Trung Quốc.
 Vai trò của giáo dục trong quá trình cải cách mở cửa, phát triển kinh tế xã hội
Trung Quốc trên các lĩnh vực: chính trị- tư tưởng; văn hoá- xã hội; kinh tế- sản
xuất.
 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
 Đóng góp cho nguồn tư liệu nghiên cứu về đề tài giáo dục Trung Quốc tại Việt
Nam.

5. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
5.1. Nguồn tƣ liệu:
Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng trong luận án này bao gồm:
- Nghị quyết, văn kiện, các báo cáo nghiên cứu cấp Trung ương, Quốc Vụ
Viện Trung Quốc.
- Sách báo, báo điện tử.
- Luận văn, luận án nghiên cứu.

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận án này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương
pháp phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh, biên niên sự kiện theo chủ nghĩa
duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vai trò của giáo dục trong cải
cách mở cửa của Trung Quốc.
Chương 2: Vai trò của giáo dục trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung
Quốc từ năm 1978 đến nay.
Chương 3: Những vấn đề tồn tại và bài học kinh nghiệm.












CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ VAI TRÕ CỦA GIÁO DỤC TRONG CẢI CÁCH
MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC.

Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu lý luận về vai trò của
giáo dục với phát triển kinh tế xã hội và tổng quan hệ thống giáo dục Trung Quốc.


1. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA GIÁO DỤC VỚI PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI.
Khổng Tử nói:” Ngọc bất trác bất thành khí; nhân bất học bất tri lý” (
nghĩa là: ngọc nếu không được mài giũa cũng không thành vật sử dụng được;
người nếu không học không biết đạo lý). Giăcđlo viết:” Sự đóng góp cho xã hội
loài người của giáo dục là thiết yếu, và giáo dục cũng là một trong những công
cụ mạnh nhất có trong tay để nhào nặn nên tương lai”. Vậy giáo dục là gì? vai
trò của giáo dục như thế nào?
Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn
bị cho con người tham gia vào đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất bằng
cách tổ chức việc truyền thụ những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người.
Giáo dục là quá trình rèn luyện, đào tạo và phát triển toàn diện cá nhân phục vụ
cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Giáo dục không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực
cho đất nước mà còn là cơ sở cho nghiên cứu, tiếp thu khoa học, công nghệ và vận
dụng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Giáo dục chính là chiếc chìa khoá mở
ra những cơ hội phát triển và hội nhập cho các nước, các dân tộc. Điều này cũng có
nghĩa là nước nào nắm trong tay nguồn nhân lực có kỹ năng, có tri thức, có sức
khoẻ thì nước đó có khả năng phát triển nhanh, có sức cạnh tranh mạnh mẽ, đặc
biệt trong thời đại của nền kinh tế chất xám- nền kinh tế tri thức. Do đó vai trò của
giáo dục trong thời hiện đại ngày càng trở nên quan trọng.
Trong các công trình nghiên cứu về giáo dục, các tác giả đưa ra nhiều cách
phân chia khác nhau về chức năng, vai trò cuả giáo dục.
* Theo Unesco, giáo dục có 7 chức năng chính:
1.Đóng góp phát triển toàn diện cho cá nhân.
2.Giáo dục các thành viên trong xã hội cùng tồn tại và hợp tác.
3.Giáo dục tinh thần công dân.
4.Giáo dục phục vụ kết cấu xã hội.
5.Giáo dục với lao động và việc làm.
6.Giáo dục và phát triển.

7.Giáo dục nghiên cứu khoa học tạo ra tri thức.
Còn theo GS Hà Thế Ngữ trong cuốn ” Giáo dục học- một số vấn đề lí luận và
thực tiễn” chức năng của giáo dục bao gồm:
*Chức năng kinh tế- sản xuất.
*Chức năng chính trị-xã hội.
*Chức năng tư tưởng -văn hoá.
Nhưng cho dù có phân chia như thế nào thì có thể nói, giáo dục có vai trò vô
cùng quan trọng trong việc đào tạo và phát triển các tiềm năng của con người;
giáo dục có vai trò quyết định trong phát triển và thực hiện các chức năng về
kinh tế- xã hội-văn hoá.
Nghiên cứu về vai trò của giáo dục với tăng trưởng kinh tế trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng chưa phải là nhiều. Trước đây các nhà kinh tế
cũng có đặt vấn đề về vai trò của giáo dục với phát triển kinh tế nhưng chưa đầy đủ
( Adamsmith; Apphred Marshall…). Chỉ đến những năm cuối thế kỷ XX, do
những đóng góp quan trọng của vốn nhân lực với sự phát triển kinh tế- xã hội rất
lớn mà vai trò của giáo dục mới được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ hơn (
R.Solow, Denison, Milton Friendma, Simon Kuznet, Lucas, Gary Becker…). Đặc
điểm quan trọng nhất trong nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục với phát triển kinh
tế xã hội là các nhà kinh tế học đã chứng minh được ảnh hưởng to lớn của giáo dục
trong phát triển và đưa giáo dục trở thành một đối tượng nghiên cứu của kinh tế.
Sự phát triển của một đất nước, một mô hình kinh tế gắn bó chặt chẽ với ba yếu
tố: tài nguyên, con người và vốn. Lịch sử nhân loại cho thấy, kể từ thời nguyên
thuỷ đến trước khi cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ nhất nổ ra, nền kinh
tế thế giới phát triển rất chậm, chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có. CMCN lần 1 ra đời đã tạo ra bước ngoặt lớn trong phát triển kinh tế.
Kinh tế phát triển nhanh và quy mô được mở rộng gấp hàng ngàn lần nhưng sự
phát triển này lại chủ yếu là do tích luỹ tư bản. Do đó, kể từ thời điểm này cho đến
thập kỷ 70 thế kỷ XX, yếu tố đóng vai trò chính trong phát triển kinh tế lại là vốn.
Chỉ từ khi cách mạng công nghệ thông tin bắt đầu với những thành quả ứng dụng
trong kinh tế vô cùng lớn lao, vai trò của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khả năng

sáng tạo của con người mới được chú trọng. Vì thế mà yếu tố đóng vai trò quan
trọng trong giai đoạn này là chất xám, là con người.
Những năm 80 của thế kỷ XX đã đánh dấu bước ngoặt lớn của sự phát triển
nhân loại: thời đại công nghệ thông tin bùng nổ; thời đại của phát triển công nghệ
cao, thời đại của nền kinh tế tri thức đã mở ra những cơ hội phát triển vô cùng to
lớn cho nước nào biết tận dụng những ưu thế này và sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực được đào tạo tốt (trong lịch sử nhân loại, cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản là
một minh chứng rõ ràng nhất). Một mô hình kinh tế mới ra đời với đặc điểm chính
là lợi nhuận lớn và tăng trưởng dựa trên cơ sở tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng
đầu tạo ra sự phát triển. Giáo dục là cơ sở đầu tiên tạo ra tri thức.
Thực vậy, các kết quả nghiên cứu cũng như các số liệu thực tế cho thấy,
nguồn nhân lực có tri thức, có kỹ năng lao động cao, có sức khoẻ và kinh
nghiệm lao động là sự đảm bảo chắc chắn cho tăng trưởng kinh tế. Để có được
nguồn nhân lực như thế, trước hết và chủ yếu là phải thông qua giáo dục. Giáo dục
với vai trò đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của một quốc gia đã có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng. Giáo dục đã
đóng góp tới 23% vào tăng trưởng kinh tế và 42% cho tăng thu nhập bình quân đầu
người ở Mỹ ( 1929-1958) [36, tr.31]. Giáo dục cũng tạo ra tăng trưởng nhanh
chóng cho Hàn Quốc trong 4 thập kỷ sau thế chiến II [20, tr.40].
Thực tế cho thấy giữa tăng trƣởng về kinh tế và sự phát triển nguồn
nhân lực có gắn bó hết sức mật thiết. Hay nói cách khác, cùng với số lượng
người được giáo dục lâu hơn thì nền kinh tế cũng phát triển hơn. Các giai đoạn
phát triển và mở rộng của giáo dục đều có quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế.
Nghiên cứu về các nước phát triển cho thấy, sự phát triển và tăng trưởng của tất cả
các nước này đều dựa trên cơ sở về nguồn nhân lực đã được phổ cập gần như
100% và thời gian giáo dục lâu dài.( xem các bảng sau)
Bảng 1: Quan hệ giữa nguồn nhân lực và phát triển kinh tế.

Nƣớc


Thời gian

GDP của nƣớc theo sau so
với nƣớc đi trƣớc ( %)
Tỷ lệ số năm đƣợc GD
của nƣớc đi sau so với
nƣớc đi trƣớc(%)


Thời kỳ đầu
Thời kỳ cuối
Thời kỳ đầu
Thời kỳ cuối
Mỹ- Anh
1871-1913
75,3
105,5
88,3
91,.2
Nhật Bản- Mỹ
1953-1992
19,6
90,1
80,8
82,4
Hàn quốc- Tây Âu
1965-1992
24,3
57,5
58,3

84,9
Nguồn: Educational Research-4/2003, tr. 11

Bảng 2: Tình hình phổ cập giáo dục ở các nước đã phát triển

Nƣớc
Số năm giáo dục nghĩa vụ
( năm)

Tuổi học
Tỷ lệ phổ
cập(%)
Mỹ
8-12
Bắt đầu 6 tuổi
99,6
Anh
11
5-16
99,9
Pháp
10
6-16
99,7
Nhật
9
6-15
99,9
Nguồn: Educational Research-4/2003, tr. 16


Bên cạnh những đóng góp cho kinh tế, giáo dục cũng góp phần làm giảm
đói nghèo và ổn định xã hội. Giáo dục tốt hơn đồng nghĩa với việc có cơ hội tìm
việc làm tốt hơn, thu nhập ổn định hơn, và đó là cơ sở để giảm đói nghèo và góp
phần ổn định xã hội.
Một trong những vai trò quan trọng khác của giáo dục là giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc. Trong thời đại toàn cầu hoá, thời đại của hội nhập, việc bảo tồn
và giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, mang bản sắc dân tộc là điều hết sức
cần thiết. Giáo dục là biện pháp, là công cụ tốt nhất để truyền đạt lại các giá trị văn
hoá, lịch sử, giáo dục con người về truyền thống, những giá trị nhân văn, bản sắc
dân tộc. Giáo dục còn giúp đưa ra các định hướng trong việc tiếp thu văn hoá
ngoại lai một cách có chọn lọc và hiệu quả.
Giáo dục còn có một vai trò mới vô cùng quan trọng, đó là tiếp thu công
nghệ và nghiên cứu khoa học. Với các nước đang phát triển, các nước kém phát
triển, nơi mà trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, công nghệ sản xuất thấp kém thì
nhập khẩu khoa học công nghệ là điều tất yếu. Một đội ngũ công nhân được đào
tạo lành nghề, hiểu biết kỹ thuật, công nghệ, có khả năng tiếp thu, nắm bắt nhanh
tri thức mới là cơ sở đảm bảo cho việc nắm bắt tốt công nghệ sản xuất, đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Trình độ dân
trí được nâng cao thông qua giáo dục sẽ có đóng góp tích cực cho tiếp thu công
nghệ, khả năng nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phục vụ đắc lực cho kinh tế và phát
triển xã hội.
Trong 26 năm tiến hành cải cách mở cửa vừa qua, nền giáo dục của Trung
Quốc đã phát triển trong bối cảnh cần xây dựng được một nền giáo dục lớn trong
điều kiện kinh tế đất nước còn lạc hậu.Nền giáo dục cần phải “ nỗ lực bồi dưỡng
con người mới “ bốn có” ” ( có lýý tưởng , có đạo đức, có văn hoá, có kỷ luật)
phát triển con người toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ và thể lực [ 11- tr. 449, 450].
Hay nói khác đi, đó là nền giáo dục mà tôn chỉ cơ bản của nó là “ nâng cao tố chất
quốc dân” để phục vụ cho sưk nghiệp xây dựng XHCN đặc sắc Trung Quốc. Điều
này được các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc trăn trở, tìm tòi, đưa đến những nhận
thức đầy tính sáng tạo về đóng góp của giáo dục, khoa học kỹ thuật với sự nghiệp

hiện đại hoá, xây dựng XHCN đặc sắc Trung Quốc với phương châm nổi tiếng là
:” Giáo dục hướng tới hiện đại hoá, hướng ra thế giới, hướng tới tương lai”. Đồng
chí Đặng Tiểu Bình từng nói:” Nếu không nắm khoa học, giáo dục, 4 hiện đại
hoá (HĐH) không có hi vọng…” hay nói về vấn đề nhân tài: ” Cơ sở cho việc bồi
dưỡng nhân tài là giáo dục”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ý thức hết sức sâu
sắc rằng, giáo dục chính là cơ sở để đào tạo ra nhân tài, và con người là nguồn
vốn quý nhất của xã hội. Và chỉ có con người, bằng tri thức, bằng sự sáng tạo mới
tạo ra sự phát triển của khoa học kỹ thuật, và đó chính là mấu chốt để đất nước
Trung Quốc phát triển, bởi vì “ Khoa học kỹ thuật ( KHKT) là lực lượng sản xuất
số một”. Đồng chí Giang Trạch Dân trong các bài phát biểu của mình về vấn đề
khoa học giáo dục đều nhấn mạnh: “ Chỉ có làm tốt giáo dục mới có thể tăng
cường về căn bản sức mạnh tổng hợp của đất nước, mới có thể giành được địa vị
chủ động trong cạnh tranh quốc tế gay gắt”; “Thực hiện khoa học giáo dục chấn
hưng đất nước nhất định sẽ nâng cao với mức độ chất lượng lớn và trình độ phát
triển kinh tế Trung Quốc, khiến lực lượng sản xuất có sự giải phóng mới và sự phát
triển lớn hơn” [11- tr. 399,400].
Sự chú trọng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, của các thế hệ lãnh đạo
Trung Quốc về giáo dục cho thấy nhận thức sâu sắc về vai trò và đóng góp của
giáo dục với sự nghiệp trồng người nói riêng và sự nghiệp “ chấn hưng đất nước”
nói chung. Đó vừa là sự kế thừa, phát huy truyền thống, vừa là nhận thức mang
tính thời đại, đầy sức sáng tạo. Trên cơ sở đó, giáo dục đã đạt được những thành
tựu to lớn và là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự thành công và đảm
bảo con đường xây dựng phát triển của Trung Quốc.






2. TỔNG QUAN VỀ NỀN GIÁO DỤC TRUNG QUỐC.

2.1. LỊCH SỬ GIÁO DỤC TRUNG QUỐC.
Trung Quốc là một đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời và đạt được
nhiều thành tựu rực rỡ, có nhiều cống hiến cho nền văn minh nhân loại. Trong các
thành tố cấu thành nên nền văn hoá sâu dày đó, giáo dục phát triển từ rất sớm, liên
tục và có vai trò hết sức quan trọng. Lịch sử giáo dục Trung Quốc được chia thành
các giai đoạn như sau:
2.1.1. Trƣớc năm 1840.
Khó có thể nói chính xác giáo dục xuất hiện vào thời gian nào nhưng chắc chắn
là đã có mầm mống ngay từ thời nguyên thuỷ. Thời kỳ này có một nơi để truyền
đạt lại kinh nghiệm được gọi là “ yảng” ( dưỡng). Đây là mô hình giáo dục đầu tiên
của Trung Quốc. Hình thức giáo dục thời kỳ này thường là thông qua các điệu
múa, hình thức ca hát. Đảm nhiệm công việc này đa phần là những người lớn tuổi
trong thị tộc, bộ lạc. Với những người có thể trở thành thủ lĩnh, người lãnh đạo của
bộ lạc, việc giáo dục khắt khe hơn nhiều thông qua các hoạt động rèn luyện cũng
như thử thách bản lĩnh. Cùng với sự phát triển của xã hội và quá trình tích luỹ tri
thức, chữ viết ra đời. Do đó giáo dục cũng dần trở nên có hệ thống và quy củ hơn.
Để đọc được và viết được cần phải được dạy dỗ chữ nghĩa. Đó cũng là cơ sở cho
sự nghiệp giáo dục và nhà trường phát triển.
Nhà trường xuất hiện chính thức ở Trung Quốc vào thời điểm nào thì có nhiều
quan điểm khác nhau. Theo Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý trong cuốn “ Lịch
sử Trung Quốc” hay như Surowski trong “ History of the educational system of
China” thì cho rằng vào khoảng đời Thương. Còn tác giả Phan Khoang trong “
Trung Quốc sử lược” và các tác giả trong cuốn “ Lịch sử văn hoá Trung Quốc” thì
cho rằng nhà trường còn xuất hiện sớm hơn nữa. Theo nguồn tài liệu cổ thì đời Hạ
đã có nhà trường chính thức “ đạo thời Tam đại, ở thôn làng có trường học, thời Hạ
gọi là hiệu, thời Ân gọi là Tường, thời Chu gọi là Tự” [ 27, tr. 484]. Đời Ngu, đời
Hạ có nhà học, Đại học gọi là Đông tự, Tiểu học gọi là Tây tự; đến đời Ân-
Thương, Đại học gọi là Hữu học, Tiểu học gọi là Tả học; đời Chu, nhà học gọi là
Tịch Ung hoặc Thành Quân [ 28, tr. 44]. Như vậy nếu tính sớm nhất đời Hạ đã có
nhà trường chính thức.

Về hình thức trường học, mỗi thời có cách phân chia khác nhau. Đời Chu
trường học chia làm hai loại gọi là “ Quốc học” và “ Hương học”. Quốc học là
trường học dành cho con em bậc đại quý tộc, mở tại Vương đô và Quốc đô các
nước chư hầu. Còn “Hương học”, theo Phan Khoang [ 28, tr. 39] là để dành cho
con nhà bình dân nhưng theo Surowski thì “Hương học” là nơi theo học của con
em quý tộc bậc trung. Nếu xét về tình hình xã hội lúc bấy giờ, học tập là một đặc
quyền của giới chủ nô, quý tộc ( điều này đúng với cả các xã hội cổ đại khác như
Athen, Ai cập, Hy Lạp) thì “ Hương học” phải là của con em quý tộc bậc trung mới
đúng.
Xét về trình độ, trường học gồm hai cấp bậc: tiểu học và đại học. Lứa tuổi tiểu
học bắt đầu từ 8-14, 15 tuổi. Nội dung giảng dạy ở bậc này là dạy chữ, dạy ứng
đối, dạy các quy củ phép tắc, kính nhường và dạy đủ lục nghệ ( lễ, nhạc, xạ, thư,
ngự, số). Đại học bắt đầu từ 14,15 tuổi cho đến ngoài 20 tuổi. Đại học dạy về tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Ngoài ra, thời kỳ này, trường học còn có một
chức năng khác là nơi dưỡng lão [27, tr. 25].
Thời Xuân Thu-Chiến Quốc do tình hình xã hội có nhiều biến động nên giáo
dục cũng có sự thay đổi lớn. Về chế độ, từ chỗ chỉ có một chế độ “ Quan học” do
nhà nước quản lý , bắt đầu xuất hiện chế độ “ Tư học”. Cũng do trường tư phát
triển nên sách vở, lúc đầu vốn chỉ lưu hành trong quan phủ cũng truyền dần ra
ngoài. Trong giai đoạn này, học thuật vô cùng phát triển, các trường phái xuất hiện
nhiều dẫn đến hiện tượng “ Bách gia tranh minh”, những người đứng đầu các học
phái đó đồng thời cũng thường mở các trường tư, thu nhận đồ đệ và dạy học, thậm
chí nhiều người còn bày mưu kế sách lược cho các chư hầu. Một trong những
người đi đầu trong việc mở trường tư và có công lớn trong việc dạy học là Khổng
tử- người được tôn là Vạn thế sư biểu- người thầy của muôn đời. Khổng tử còn là
người đã thay việc dạy “ Lục nghệ” bằng “ Lục kinh” ( Lục nghệ là dạy lễ- lễ tiết;
nhạc- âm nhạc, vũ đạo; xạ-bắn cung; thư- viết chữ; ngự- đánh xe; số- tính toán.
Lục kinh là dạy kinh lễ-lễ tiết; thư- viết chữ; thi- thơ; nhạc-âm nhạc vũ đạo; kinh
Xuân Thu- lịch sử; kinh Dịch-bói toán). Tư tưởng giáo dục của Khổng tử có ảnh
hưởng rất lớn tới học phong của Trung Hoa.

Đời Tần, Tần Thuỷ Hoàng là người có công lớn trong việc thống nhất chữ viết
nhưng lại là kẻ “ đốt sách chôn Nho” gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng
cho nền giáo dục phong kiến Trung Hoa.
Bắt đầu từ thời Tây Hán, giáo dục phát triển mạnh mẽ. Tư học được khôi phục
và phát triển. Hán Vũ Đế tạo nên bước ngoặt lịch sử khi ông đem kết hợp chặt chẽ
việc học và việc làm quan với nhau. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc trong việc học
ở Trung Quốc. Yêu thích việc học, Hán Vũ Đế theo chính sách của Đổng Trọng
Thư là “ độc tôn Nho thuật”, cho xây dựng nhà Thái học ở Trường An; đặt chức
Ngũ kinh bác sỹ để dạy Kinh thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu.
Học sinh thời Tây Hán gọi là Bác sỹ đệ tử, những bác sỹ này từ 18 tuổi trở lên, mỗi
người theo học một kinh, ai có thành tích xuất sắc ( trải qua thi cử, mỗi năm một
lần) sẽ được bổ nhiệm làm quan. Thời Đông Hán học sinh gọi là Thái học sinh. Đó
cũng là khởi nguồn cho việc học bám sát theo Ngũ kinh trong lịch sử Phong kiến
Trung Hoa.


Khổng Tử- Ngƣời thầy của muôn đời.
Khổng Tử ( - 551-479), người sáng lập Nho gia, là người mở trường tư sớm
nhất ở Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc. Ông rất chú trọng tới việc giáo
dục, đặc biệt là giáo dục nhân cách “ Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất
tri lý”. Học trò của ông có tới hơn 3000 người, trong đó có 72 người học trò ưu tú,
tinh thông lục nghệ. Tư tưởng về giáo dục, cách dạy học của ông đã để lại nhiều
kinh nghiệm quý báu cho đời sau và có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới nền giáo
dục Trung Quốc. Những quan niệm, tư tưởng và cách dạy chính của ông là:
 Đối tượng giáo dục: ông là người đi đầu trong việc mở trường tư. Trước thời
Khổng Tử, giáo dục là đặc quyền đặc lợi của tầng lớp quý tộc. Với việc mở trường
tư ông đã đưa cơ hội giáo dục đến với các tầng lớp khác nhau, tạo cơ hội học tập
cho tất cả mọi người với quan điểm chính là “ hữu giáo vô loại” và “ tính tương
cận, tập tương viễn”.
 Mục đích giáo dục: mục đích giáo dục cơ bản xuyên suốt cả đời dạy học của

Khổng Tử là dạy cho con người ta biết nhân nghĩa, quan trọng nhất là dạy cho
người ta đạt đến bậc nhân. Tư tưởng chính của ông là: học nhi ưu tắc tính; biếm
học canh giá; bồi dưỡng quân tử.
 Nội dung giáo dục: theo Luận ngữ thì Khổng tử dạy bốn nội dung cơ bản là:
văn, hành, trung, tín. Còn Sử ký viết Khổng Tử dạy Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Vì mục
đích dạy xuyên suốt cả đời Khổng Tử là dạy người ta đạt đến bậc nhân nên nền
tảng cơ bản cho sự học của Khổng Tử là hiếu đễ và lễ nhạc.
 Nguyên tắc giáo dục: học để dụng; giáo dục đúng đối tượng; khêu gợi dẫn
đạo.
 Thái độ học: học không mệt mỏi, cầu thị
 Phương pháp dạy: tuỳ từng đối tượng mà dạy; lúc nào cũng học; ôn cố tri
tân; không biết thì hỏi; hỏi đến hiểu mới thôi; học kết hợp với hành.
 Đặc điểm giáo dục: tính thực dụng, tính lý tưởng và tính sáng tạo
Nguồn: Trần Trọng Kim. Đại cương triết học Trung Quốc. Nho giáo. NXB
TP Hồ Chí Minh.1992 [27].

Đây cũng là thời kỳ hình thành nên hệ thống trường học từ trung ương đến
địa phương. Trường ở quận, quốc gọi là học; ở huyện, ấp gọi là hiệu; ở làng, xóm
gọi là tường, tự. Ở học và hiệu đặt một kinh sư, ở tường, tự đặt một “hiếu kinh sư”
[28, tr. 486]. Tuy nhiên các trường học ở địa phương không được coi trọng lắm.
Đến đời Nam Bắc triều, việc học càng phát triển hơn nữa, nhất là ở miền
Nam. Các vua đời này đều mở nhà Nho học. Đạo Võ Đế còn quy định cụ thể: ở
quận lớn có 2 bác sỹ, 4 trợ giáo dạy 100 học sinh; quận vừa có 2 bác sỹ, 2 trợ giáo,
dạy 80 học sinh; quận nhỏ 1 bác sỹ, 2 trợ giáo, 60 học sinh; quận nhỏ nhất 1 bác
sỹ, 1 trợ giáo, 40 học sinh. Qua đây có thể thấy việc học hành rất được sự quan
tâm của vua chúa.
Thời Tuỳ, Đường, nền giáo dục Trung Quốc có sự phát triển rất quan trọng,
nhiều trường chuyên ngành được thành lập. Có cơ quan chuyên cai quản việc học.
Đứng đầu là Quốc tử giám. Trong Quốc tử giám có sáu trường: Quốc tử học, Thái
học, Tứ môn học ( đây là những trường dành cho con em giới quý tộc); Luật học,

Thư học, Toán học ( đây là các trường mang tính chuyên môn). Ngoài ra còn có
các trường không nằm trong hệ thống Quốc tử giám như Sùng văn quán; Hoằng
văn quán; Quảng văn quán . Đời Đường còn mở Hằng văn điện chứa hơn 20.000
quyển sách. Ở các địa phương có Phủ học, Châu học, Huyện học. Do việc học phụ
thuộc vào khoa cử nên nội dung dạy học của thời kỳ này vẫn là Ngũ kinh. Thầy
dạy trong trường được gọi là Bác sỹ kèm theo tên trường ( Bác sỹ Quốc tử học,
Bác sỹ Thái học…); Trường địa phương có chức Bác sỹ, văn học, trợ giáo. Tuổi
học bắt đầu từ 14-19 tuổi; riêng trường luật từ 18-25 tuổi [39, tr. 487]. Các trường
học đều có hạn ngạch về số học sinh. Tư liệu phong phú về giáo dục thời kỳ này
cho thấy sự phát triển cực thịnh của giáo dục. Tuy nhiên giáo dục giai đoạn này
cũng như nền giáo dục của cả chế độ phong kiến vẫn không thoát khỏi lối kinh
học, việc học và khoa cử kết hợp chặt chẽ với nhau.
Đời Tống, Liêu, Kim, Nguyên đều tôn sùng Khổng tử và Kinh học tuy mỗi
thời mỗi khác. Thời Tống, ngoài Thái học còn mở thêm các trường về luật, toán,
thư, hoạ, y, quân sự ( Vũ học), công nghiệp quân sự ( Quân giám học)… Đời Tống
đặt chế độ Tam xá trong trường Thái học, đó là Ngoại xá, Nội xá, Thương xá. Học
sinh mới vào học ở trường Ngoại xá , sau kỳ thi nếu đạt kết quả nhất, nhì và có đức
hạnh thì được lên Nội xá. Sau hai năm, Nội xá sinh thi lên Thượng xá. Những
người tốt nghiệp Thượng xá loại ưu coi như có tư cách tiến sỹ.
Thư viện là một đặc điểm nổi bật trong phát triển giáo dục đời Tống-
Nguyên. Đời Tống, thư viện mở nhiều, thu hút hàng nghìn học sinh đến học. Đầu
đời Tống có bốn thư viện lớn là Bạch Lộc thư viện, Nhạc Mi thư viện, Ứng Thiên
thư viện, Tùng Dương thư viện. Thư viện thường do tư nhân mở. Thư viện không
những là nơi dạy học, nơi tự do thảo luận, đọc sách mà còn là một mô hình kinh tế
độc lập với ruộng đất và tài sản riêng. Thư viện cũng tổ chức học giống mô hình
tam xá của nhà nước. Thư viện được chia làm ba cấp, học sinh dựa vào kết quả thi
cử để học lên tiếp. Đời Nguyên, có tới hơn một trăm thư viện, thậm chí ở những
nơi xa xôi cũng có thư viện (như Thư viện Tô Đông Pha ở đảo Hải Nam) [ 27,
tr.188].
Đời Minh, Thanh tuy giáo dục được phổ cập nhưng học thuật lại xơ cứng,

không có sức sống. Nguyên nhân của tình trạng này là lối thi văn bát cổ đã khiến
cho học sinh bám sát theo kinh điển, không còn sức sáng tạo nữa. Về hệ thống
trường học, ở Trung ương có Quốc Tử Giám. Đời Minh, Quốc Tử Giám mở ở hai
địa điểm là Bắc Kinh và Nam Kinh. Học sinh ở Quốc Tử Giám gọi là Cống sinh,
Giám sinh. Thành phần học sinh rất đa dạng, có cả người thiểu số và lưu học sinh (
người Nhật Bản, Triều Tiên). Đến đời Thanh, Quốc Tử Giám chỉ còn một trường
ở Bắc Kinh. Đời Thanh xuất hiện ngũ cống: Bạt cống, Ưu cống, Phó cống, Ân
cống, Tuế cống. Họ là các cống sỹ ở địa phương được gửi lên học ở Kinh đô.
Ở địa phương, theo sự phân chia hành chính có các phủ học, châu học,
huyện học. Những nơi này đều có Khổng miếu (nơi tế tự Khổng tử), sau Khổng
miếu là trường học. Giáo quan ở phủ gọi là giáo thụ, ở huyện gọi là giáo dụ, ở châu

×