Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quan niệm của John Locke về nhà nước trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 113 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******



ĐINH THỊ HỒNG VỮNG



QUAN NIỆM CỦA JOHN LOCKE VỀ NHÀ NƢỚC TRONG TÁC
PHẨM “KHẢO LUẬN THỨ HAI
VỀ CHÍNH QUYỀN”


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Triết học



Hà Nội – 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******



ĐINH THỊ HỒNG VỮNG



QUAN NIỆM CỦA JOHN LOCKE VỀ NHÀ NƢỚC TRONG TÁC
PHẨM “KHẢO LUẬN THỨ HAI
VỀ CHÍNH QUYỀN”

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: : 60.22.80
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền


Hà Nội - 2013

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN
NIỆM CỦA JOHN LOCKE VỀ NHÀ NƢỚC TRONG TÁC PHẨM
“KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN” 12
1.1. Bối cảnh hình thành quan niệm của John Locke về nhà nƣớc 12
1.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII 12
1.1.2. Bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XVII 14
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng và cơ sở lý luận cho sự hình thành quan niệm
về nhà nƣớc của John Locke 22
1.2.1. Tiền đề tư tưởng 22
1.2.2. Quan niệm về con người và quyền con người – cơ sở lý luận cho
quan niệm nhà nước của John Locke 31
1.3. Giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của John Locke và
tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” 36
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của John Locke 36

1.3.2 Tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” 41
Kết luận chƣơng 1 45
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG QUAN NIỆM CỦA JOHN LOCKE VỀ
NHÀ NƢỚC TRONG TÁC PHẨM “KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ
CHÍNH QUYỀN” 47
2.1. Quan niệm của John Locke về nguồn gốc, bản chất của quyền
lực nhà nƣớc 47
2.1.1. Quan niệm của John Locke về nguồn gốc hình thành nhà nước 47
2.1.2. Bản chất của quyền lực nhà nước 56

2
2.2. Quan niệm của John Locke về giới hạn và sự phân chia quyền
lực nhà nƣớc 58
2.3. Cơ chế hoạt động của các cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà
nƣớc và sự giải thể của chính quyền dân sự 74
2.3.1. Cơ chế hoạt động của các cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà
nước 74
2.3.2. Sự giải thể của chính quyền dân sự 81
2.4. Đánh giá về những đóng góp và hạn chế lịch sử trong quan niệm
của John Locke về nhà nƣớc trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về
chính quyền” 88
2.4.1. Những giá trị phổ biến trong quan niệm về nhà nước của John
Locke 88
2.4.2. Những hạn chế lịch sử trong quan niệm về nhà nước của John
Locke 98
Kết luận chƣơng 2 101
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước là một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
chính trị, tư tưởng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay trước những biến đổi
to lớn của nền kinh tế thế giới đang đòi hỏi mọi nhà nước, không phân biệt
hình thức, chính thể cần phải nhìn lại những vấn đề căn bản về tổ chức
quyền lực nhà nước, về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và xã hội, về
vai trò của nhà nước trong sự phát triển kinh tế. Đúng như V.I.Lênin đã
từng khẳng định: “Vấn đề nhà nước là vấn đề rất chủ yếu, mấu chốt trong
toàn bộ hệ thống chính trị đến nỗi không những trong một thời đại giông tố
và cách mạng như thời đại chúng ta, mà ngay cả trong thời đại yên tĩnh
nhất, hàng ngày trên báo chí, khi bàn đến bất kỳ vấn đề kinh tế, chính trị
nào, bao giờ các đồng chí cũng vấp phải câu hỏi: Nhà nước là gì, bản chất
của nó là gì, vai trò của nó là gì?” [29, tr. 78]. Việc nghiên cứu những tư
tưởng triết học chính trị sẽ cho chúng ta chiếc chìa khoá để hiểu sâu sắc
hơn vấn đề “nhà nước”, từ đó cho chúng ta những định hướng về một mô
hình nhà nước đúng đắn.
Triết gia người Anh John Locke (1632 - 1704) là một trong những
tên tuổi nổi bật nhất trong lịch sử tư tưởng phương Tây thế kỷ XVII và
được xem là một trong những cội nguồn tri thức của phong trào Khai sáng
Pháp. Với việc xuất bản tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”;
Locke được coi là người đã xây dựng lý thuyết cho chế độ dân chủ tự do và
đã đưa tên tuổi của ông trở thành một trong những nhà lý thuyết chính trị
bậc nhất thế giới. “Khảo luận thứ hai về chính quyền” chính là sản phẩm
của thời đại cách mạng của giai cấp tư sản nước Anh thế kỷ XVII, từ khi
xuất hiện cuốn sách đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng
chính trị phương Tây cũng như ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng mô hình

4
nhà nước của nhiều quốc gia trên thế giới. Với tác phẩm này, J. Locke đã

trực tiếp đưa ra học thuyết của mình về nhà nước, đặc biệt với việc đưa ra
quan điểm về giới hạn và sự phân chia quyền lực, nhân dân là chủ thể của
quyền lực nhà nước, hay việc đề cao pháp luật trong quản lý nhà
nước…thực chất đó là những gợi mở về lý luận nhà nước pháp quyền có
giá trị lý luận rất lớn mà nhiều nhà tư tưởng sau này đều có sự tiếp thu
trong học thuyết của mình. Chính vì vậy, “Khảo luận thứ hai về chính
quyền” được coi là một trong những danh tác chính trị thế giới, cuốn sách
này vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù
“nhà nước” từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, vừa góp
phần tạo tiền đề trực tiếp cho trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi
dấu ấn rõ nét trong tư duy và hành động của các nhà lập quốc Mỹ sau này.
Việc đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống quan niệm về nhà nước trong
tác phẩm này góp phần khẳng định giá trị tư tưởng triết học chính trị của
John Locke.
Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân và vì dân, tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân” [8, tr. 131]. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở nước ta đang đặt ra những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn
xã hội như: quan liêu, tham nhũng…Đó là những biểu hiện của sự tha hóa
quyền lực nhà nước. Việc khắc phục tha hóa quyền lực nhà nước là vấn đề
“sống còn” của chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Để thực hiện
được nhiệm vụ đó là một quá trình lâu dài và đòi hỏi có sự nghiêm túc tổng
kết cả về lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền. Do vậy,
nghiên cứu tư tưởng triết học chính trị của John Locke trên tinh thần tiếp

5
thu có phê phán tinh hoa tư tưởng nhân loại góp phần nhận thức và tìm
phương hướng cho những vấn đề thực tiễn chính trị, xã hội ở nước ta, cũng

như nhận thức những vấn đề học thuật của triết học chính trị nói chung.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn “Quan niệm của John Locke về nhà
nước trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”” làm đề tài luận
văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Triết học của J. Locke, đặc biệt là quan niệm của ông về “nhà nước”
từ lâu đã lôi cuốn được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Điều này thể hiện qua các sách chuyên khảo, giáo trình, luận
văn, luận án, các bài viết tạp chí… hay các công trình nghiên cứu khoa học
khác.
Ở Việt Nam, cuốn sách “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của
John Locke (do dịch giả Lê Tuấn Huy dịch sang tiếng việt) được nhà xuất
bản Tri thức xuất bản năm 2007, đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học ở cả lĩnh vực triết học và luật học. Với sự quan tâm đặt biệt của
đông đảo độc giả, năm 2013, cuốn sách “Khảo luận thứ hai về chính
quyền” đã được nhà xuất bản Tri thức cho tái bản lần hai, chừng đó cũng
chứng tỏ được sức hút rất lớn từ những tư tưởng của Locke trong cuốn sách
này. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu về triết học của J. Locke
thành:
Thứ nhất là nhóm các công trình nghiên cứu đề cập đến quan niệm
triết học của John Locke nói chung bao gồm:
- Các công trình nghiên cứu ngoài nước được dịch sang tiếng việt:
Trong số các công trình nghiên cứu về quan niệm triết học của John
Locke, trước hết phải kể đến cuốn sách 106 nhà thông thái của P.S.Taranop
biên soạn, do TS. Đỗ Minh Hợp dịch, hiệu đính và cho xuất bản năm 2000

6
đã cho ta cái nhìn khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng triết học
chính trị cơ bản của John Locke.
Tác phẩm 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới do Đặng Thục

Sinh (chủ biên) được dịch bởi Tùng Giang, Nxb Hội Nhà Văn xuất bản
năm 2002. Trong đó, tác giả đã trình bầy khái quát những nội dung chủ yếu
trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của John Locke và
cũng đã khẳng định giá trị to lớn của những tư tưởng về quyền con người
và nhà nước trong tiến trình phát triển của nhân loại.
Các triết thuyết lớn, của tác giả Folscheid Dominique do dịch giả
Huyền Giang dịch và được Nxb Thế giới xuất bản năm 2003. Trong cuốn
sách này, tác giả đã giới thiệu cho bạn đọc sơ lược về tiểu sử cùng học thuyết
chính trị của John Locke với hai nội dung chính là trạng thái tự nhiên và khế
ước xã hội. Đặc biệt, tác giả còn trích lược một số chương (chương II, chương
VII, và chương IX) trong “Khảo luận thứ hai về chính quyền” để người đọc
tham khảo gắn liền với nội dung mà tác giả đã trình bày.
Công trình Lịch sử triết học và các luận đề của Samuel Enoch
Stumpf, Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn Huy biên dịch, do Nxb Lao động, Hà Nội
xuất bản năm 2004, đã giới thiệu khái quát về cuộc đời, các tác phẩm tiêu
biểu và các quan niệm triết học cơ bản là học thuyết về nhận thức và lý
thuyết về đạo đức và chính trị của John Locke. Tuy nhiên, sự trình bày của
tác giả mới chỉ dừng ở mức giới thiệu sơ lược, các vấn đề đưa ra còn thiếu
sự phân tích.
- Các công trình nghiên cứu trong nước:
Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị do khoa Luật – Đại học
Tổng hợp Hà Nội biên soạn năm 1998, đã trình bầy một cách khái quát triết
học chính trị của John Locke với những nội dung chủ yếu được khảo sát từ
tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”. Các quan niệm của John

7
Locke về pháp quyền tự nhiên, và nhà nước đã được trình bày còn sơ lược
và chưa mang tính hệ thống.
Cuốn Lịch sử triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên. Trong cuốn
sách; tác giả đã trình bầy các quan niệm triết học của John Locke nhưng

chủ yếu tập trung vào phương diện nhận thức luận, triết học chính trị của
Locke được bàn đến rất ít.
Trong cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây của TS. Đỗ
Minh Hợp, TS. Nguyễn Thanh, TS. Nguyễn Anh Tuấn do nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2006 đã cho người đọc cái nhìn
khá toàn diện về các quan niệm triết học của John Locke. Đặc biệt, những
quan niệm chính trị - xã hội của J. Locke cũng được các tác giả trình bầy và
phân tích mang tính hệ thống.
Ngoài ra, tư tưởng triết học của J. Locke nói chung và tư tưởng về
nhà nước nói riêng còn được đề cập đến trong các giáo trình như: Lịch sử
các học thuyết chính trị trên thế giới của dịch giả Lưu Kiếm Thanh, Đại
cương các tư tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới do tác giả Nguyễn
Thế Nghĩa chủ biên (1999), 101 nhà triết gia do Mai Sơn biên soạn…Nhìn
chung, các công trình trên khi trình bày quan niệm triết học của J. Locke
đều bàn tới quan niệm chính trị xã hội của J. Locke như một phần không
thể thiếu trong tư tưởng chính trị xã hội cận đại ở phương Tây.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu trực tiếp quan niệm của John
Locke trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”:
Cuốn sách Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức
bộ máy nhà nước ở một số nước do tác giả Nguyễn Thị Hồi được Nxb Tư
pháp Hà Nội xuất bản năm 2005. Trong cuốn sách, tác giả đã dày công
nghiên cứu tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử triết học từ Aristole,

8
Locke, Montesqieu, Rousseau…và việc áp dụng tư tưởng phân quyền này
ở một số nhà nước tiêu biểu trên thế giới hiện nay.
Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Dịu (2009) với đề tài “Quan niệm
chính trị xã hội của John Locke”. Trong đó, tác giả đã triển khai thành hai
phần: phần một về quan niệm chính trị của J. L ocke, phần hai về quan
niệm xã hội của ông. Trong phần quan niệm xã hội của Locke, tác giả đi

vào nghiên cứu quan niệm của ông về con người và quyền con người.
Trong phần quan niệm chính trị, tác giả luận văn phân tích quan niệm của
J. Locke về quyền lực nhà nước và quan niệm của ông về sự giải thể của
chính quyền. Song ở đây tác giả mới chỉ dừng lại ở những quan điểm
chung, tinh thần chung của J. Locke về nhà nước cụ thể là vấn đề quyền lực
nhà nước và sự giải thể của chính quyền mà chưa đưa ra những kiến giải cụ
thể về nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước. Hơn nữa, tác giả
cũng chưa chỉ ra được cơ sở hình thành quan niệm về nhà nước của J.
Locke từ chính quan niệm về con người và quyền con người của ông.
Ngoài ra, nghiên cứu về Locke và quan niệm chính trị - xã hội trong
tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” có khá nhiều bài viết được
đăng trong các tạp chí chuyên ngành:
Với bài viết “Một số tư tưởng triết học chính trị của John Locke:
thực chất và ý nghĩa lịch sử”, đăng trên tạp chí triết học số 1(188) năm
2007, tác giả Đinh Ngọc Thạch đã khai thác những tư tưởng về triết học
chính trị của J. Locke từ việc thừa nhận các quyền tự nhiên của con người.
Trong bài viết trong mục Giới thiệu Danh nhân triết học “John Locke
nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng” đăng trên tạp chí Triết học số
2(201) năm 2008, PGS.TS Phạm Văn Đức đã giới thiệu những nội dung cơ
bản trong tư tưởng của J. Locke, đó là con đường tri thức hình thành qua
những trải nghiệm, kinh nghiệm của con người trong nhận thức luận, về

9
khoan dung tôn giáo, con người trí tuệ, giá trị và giá cả và trong đó có đề
cập đến quan niệm của J. Locke về khế ước xã hội và vấn đề nhà nước
nhưng chỉ dưới dạng khái quát sơ lược.
Tác giả Lê Công Sự với bài viết “Locke và triết lý về con người”
đăng trên tạp chí Nghiên cứu con người số 3(42) năm 2009 đã phân tích
những triết lý của J. Locke về con người qua hai tác phẩm là Tiểu luận về
trí năng con người và Khảo luận thứ hai về chính quyền. Với tác phẩm

“Tiểu luận về trí năng con người” tác giả luận bàn quan niệm của J. Locke
về bản chất và khả năng của trí tuệ con người. Còn với tác phẩm “Khảo
luận thứ hai về chính quyền”, tác giả đi vào quan niệm của J. Locke về
trạng thái tự nhiên, sự phát sinh của trạng thái nô lệ và những quyền cơ bản
của con người trong trạng thái tự nhiên, sự ra của đời của khế ước xã hội để
chuyển sang trạng thái xã hội công dân. Qua đó, tác giả đưa ra một số nhận
xét, đánh giá quan niệm về con người của J. Locke và đưa ra những nhận
định của mình về việc cần phải nghiên cứu, tham khảo, khai thác và tiếp
biến tư tưởng tiến bộ về con người của J. Locke trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù ở bài viết này không trực
tiếp luận giải vấn đề nhà nước nhưng đã phần nào giúp cho người đọc hình
dung được mục đích nhà nước là bảo vệ quyền tự do và bình đẳng của con
người trong quan niệm của John Locke.
Bài viết Quan niệm của John Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm
“Khảo luận thứ hai về chính quyền” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền
được đăng trên tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Khoa học Xã hội
và Nhân văn số 3 năm 2012. Với bài viết này, tác giả đã làm rõ quan niệm
của John Locke về nguồn gốc, bản chất của sở hữu và từ đó đi đến khẳng
định mục đích chính của nhà nước là bảo toàn sở hữu của con người.

10
Nhìn chung, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mới
dừng lại ở những tài liệu tham khảo lịch sử triết học, trong đó các tác giả
giới thiệu tới người đọc tổng quan triết học của John Locke nói chung hoặc
chỉ dừng ở các bài viết. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ
triết học về tư tưởng triết học của John Locke nói chung và quan niệm của
ông về nhà nước nói riêng còn khá khiêm tốn. Trong số đó, còn rất ít công
trình đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống quan niệm của John Locke về
nhà nước trong một tác phẩm. Do vậy, Luận văn sẽ đi sâu khai thác quan
niệm của John Locke về nhà nước trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về

chính quyền”, góp phần khẳng định những giá trị tư tưởng của ông trong
dòng chảy của lịch sử nhân loại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Luận văn làm rõ những quan niệm cơ bản về nhà nước
của John Locke trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”; từ đó;
chỉ ra những giá trị và hạn chế của quan niệm đó.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung giải
quyết những nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ bối cảnh, tiền đề cho sự hình thành quan niệm về nhà nước
của J. Locke và giới thiệu khái quát về tác phẩm “Khảo luận thứ hai về
chính quyền”.
+ Phân tích quan niệm cơ bản của J. Locke về nguồn gốc, bản chất của
quyền lực nhà nước trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”.
+ Phân tích quan niệm của J. Locke về giới hạn; sự phân chia quyền
lực nhà nước, cơ chế hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước và sự
giải thể của chính quyền dân sự.
+ Đánh giá những giá trị và hạn chế trong quan niệm của ông về nhà
nước trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”.

11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của J. Locke về nhà nước
- Phạm vi nghiên cứu: Với những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
trên, luận văn tập trung nghiên cứu dưới góc độ triết học những nội dung
cơ bản của quan niệm về nhà nước của John Locke trong tác phẩm “Khảo
luận thứ hai về chính quyền”.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Marx - Lenin và tư
tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước, xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên

phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp,
lịch sử và lôgic
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu chuyên sâu tư tưởng của John Locke về vấn đề
nhà nước, qua đó góp phần khẳng định những giá trị tư tưởng triết học của
J. Locke trong lịch sử tư tưởng nhân loai.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập môn lịch sử
triết học phương tây và những ai tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn bao
gồm 2 chương 7 tiết.

12
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN
NIỆM CỦA JOHN LOCKE VỀ NHÀ NƢỚC TRONG TÁC PHẨM
“KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ CHÍNH QUYỀN”
1.1. Bối cảnh hình thành quan niệm của John Locke về nhà nƣớc
1.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII
Bắt đầu từ thế kỷ XV ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất
nhỏ và các đạo luật hà khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã. Sự xuất hiện
một loạt các công trường thủ công, các thành thị và trung tâm thương mại
lớn ở khắp các nước đã làm biến đổi xã hội một cách ghê gớm. Các cuộc
phát kiến địa lý, cùng với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp đã
tạo nên những tiền đề trực tiếp cho một thời kỳ mới, những mầm mống tư
bản chủ nghĩa (TBCN) đầu tiên đã xuất hiện và phát triển trong lòng xã hội
phong kiến, đồng thời cùng với nó là sự nảy sinh hai giai cấp mới: tư sản
và vô sản.
Tây Âu thế kỷ XVII là thời kỳ hình thành và phát triển của phương
thức sản xuất TBCN. Lực lượng sản xuất thời kỳ này đã đạt đến trình độ

cao hơn so với thời kỳ trước, cùng với đó là sự công khai thừa nhận vai trò
ngày càng to lớn của giai cấp tư sản trong xã hội. Do nhu cầu thúc đẩy sự
phát triển của xã hội theo lối sản xuất TBCN và yêu cầu về việc giải phóng
tư duy con người khỏi sự kìm hãm của thần học, từ đây một loạt các thành
tựu to lớn về khoa học tự nhiên được ra đời như: “thuyết nhật tâm” của
Copernic - được coi là hành vi cách mạng đầu tiên của con người vì dám
thách thức quyền uy của giáo hội và chế độ phong kiến; “cơ học cổ điển”
của Newton đã chứng minh mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều
vận động và phát triển theo quy luật cơ học này; “tính di truyền máu” của
Harvay từ đó trong triết học hình thành quan niệm về mối quan hệ chặt chẽ
giữa thể xác và ý thức, “các phát minh toán học” của R. Descartes, W.

13
Leibniz… Đây là những tiền đề khoa học tự nhiên vững chắc cho các nhà
duy vật luận giải về thế giới. Bên cạnh đó là sự ra đời của một loạt các phát
minh kỹ thuật mới, có tính ứng dụng thực tiễn cao như máy dệt, máy kéo
sợi, máy in, la bàn, thuật luyện kim, thuốc súng, kính viễn vọng… Tất cả
đã góp phần quan trọng vào việc cải tiến sản xuất và phục vụ cho sự phát
triển của xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế châu Âu còn được đánh dấu
bởi cuộc cách mạng công nghiệp Anh mà thành quả của cuộc cách mạng
này đã làm thay đổi diện mạo nước Anh nói riêng và đánh dấu một bước
phát triển mới của CBTB ở châu Âu nói chung.
Nền kinh tế tư bản thay thế cho sản xuất phong kiến, nhưng trên kiến
trúc thượng tầng của xã hội châu Âu lúc này vẫn là chế độ phong kiến lạc
hậu kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Mặc dù nắm trong
tay tiềm lực kinh tế nhưng giai cấp tư sản không có chút địa vị chính trị
nào, không có điều kiện tự do phát triển sản xuất, vẫn phải phụ thuộc vào
chế độ phong kiến, vào giai cấp quý tộc, địa chủ lúc này đã trở nên lạc hậu.
Do đó, để có thể tự do phát triển sản xuất, tự do buôn bán giai cấp tư sản
cần phải lật đổ chế độ phong kiến, giành quyền lực chính trị về tay giai cấp

mình và thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản.Vì thế, tầng lớp thứ 3, đại
diện là tư sản đang trưởng thành, lớn mạnh ở các nước phát triển ngày càng
nhận rõ vai trò to lớn của mình và không còn khoan nhượng với chế độ
chuyên chế phong kiến.
Cuộc khởi nghĩa nông dân Đức năm 1525 là đòn sấm sét đầu tiên của
loài người đấu tranh chống lại chế độ phong kiến tưởng chừng như ngàn
năm không thay đổi được. Từ cuộc khởi nghĩa đó, một loạt các cuộc cách
mạng tư sản khác đã nổ ra rầm rộ ở Tây Âu như cách mạng tư sản
Nêđéclan năm 1566 ở Hà Lan, cách mạng tư sản Anh năm 1642, cách
mạng tư sản Pháp năm 1789… Các “dân tộc tư sản” được hình thành ở Tây

14
Âu và ngày càng có tiềm lực mạnh mẽ về mọi phương diện. Giai cấp tư sản
chính thức khai mạc sự thống trị của nó.
Phong trào văn hoá Phục hưng phát triển lên đến đỉnh cao vào thế kỷ
XVI và lan mạnh ra khắp các nước tạo thành một cao trào rộng lớn làm
biến đổi gốc rễ xã hội, một loạt các trào lưu tư tưởng mới ra đời vừa phản
bác lại thực tồn xã hội đó vừa khôi phục lại những giá trị văn hóa tinh hoa
của thời kỳ cổ đại ở Tây Âu.
Nằm trong xu hướng phát triển chung đó, nước Anh cũng có những
bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Chính
những biến chuyển mạnh mẽ của nước Anh nói riêng và cả Châu Âu nói
chung trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa CNTB và phong kiến đã làm xuất
hiện những tiền đề trực tiếp cho sự ra đời của quan niệm triết học chính trị của
John Locke nói chung và quan niệm về nhà nước nói riêng.
1.1.2. Bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XVII
 Sự phát triển mạnh mẽ của công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa
và sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn ở Anh
Từ cuối thế kỷ XVI, các ngành công nghiệp ở Anh đã phát triển rất
mạnh. Những phát minh mới về kỹ thuật, nhất là những hình thức mới

trong lao động đã tạo ra năng suất lao động ngày một cao. Quá trình công
nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm thay đổi căn bản cách thức sản xuất
chủ yếu bằng lao động thủ công sang sử dụng máy móc và từng bước hình
thành cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh, từ sản xuất quy mô nhỏ lên quy mô
lớn với sự xuất hiện các khu công nghiệp. Đây là ưu thế tuyệt đối của chế
độ tư bản chủ nghĩa so với các chế độ trước.
Các phường hội trung cổ ở Anh đến thế kỷ XVII đã đi đến chỗ suy
sụp vì giới chủ bóc lột những người học nghề, thợ bạn, biến họ thành
những người lao động làm thuê. Công trường thủ công với nền sản xuất

15
quy mô lớn xuất hiện thay thế cho các phường hội trung cổ. Và các quan hệ
giữa thợ bạn, thợ cả trong các phường hội bị thay thế bằng quan hệ tiền bạc
giữa người lao động và nhà tư bản. Việc thợ thủ công bị phá sản trong các
phường hội, biến thành lao động làm thuê trong các công trường thủ công,
phải lệ thuộc vào nhà tư bản là một bước nhảy vọt về chất rất quan trọng
trên con đường quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa ở
Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho lực
lượng sản xuất, đem lại những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực đưa nước
Anh trở thành cường quốc số 1 trên thế giới. Chính những thành tựu kỹ thuật
to lớn đã đưa giai cấp tư sản lên thành giai cấp tiên phong lãnh đạo các giai
cấp khác xóa tan những gông xiềng của chế độ phong kiến, mở đường cho sự
phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thương nghiệp của Anh trong thời kỳ này cũng có bước phát triển
vượt bậc. Thị trường dân tộc hình thành và thống nhất trong cả nước.
Thương nhân Anh mở rộng buôn bán trên khắp châu Âu, thông qua những
con đường hàng hải mới tìm được trong các cuộc phát kiến địa lý mở rộng
thị trường buôn bán sang tận châu Phi, châu Á và cả châu Mỹ non trẻ. Các
công ty buôn bán lớn lần lượt xuất hiện như công ty Đông Ấn của Anh
thành lập năm 1600… London lúc này trở thành trung tâm thương mại tài

chính lớn của thế giới. Điều đó cho thấy sự lớn mạnh của thương nghiệp
Anh trên thị trường thế giới.
Ở nước Anh lúc này, công thương nghiệp thậm chí xâm nhập cả vào
trong lĩnh vực nông nghiệp. Để có được lợi nhuận, giai cấp tư sản không từ
một thủ đoạn nào để tước đoạt ruộng đất của nông dân. Do sự phát triển
của ngành công nghiệp len dạ ngày càng lớn mạnh nên nghề nuôi cừu càng
phát triển, nông thôn Anh đã nhanh chóng liên hệ với thị trường. Nhu cầu
về lông cừu càng nhiều hơn trước để cung cấp cho ngành công nghiệp len

16
làm cho giá lông cừu tăng vọt, nghề nuôi cừu trở thành nghề có lãi lớn, hái
ra tiền. Địa chủ lúc này không thỏa mãn với thu nhập từ địa tô nông dân
nộp cho, muốn chuyển hướng kinh doanh sang trồng cỏ nuôi cừu. Do đó,
giới địa chủ Anh đã tước đoạt ruộng đất của nông dân đang cày cấy và
chiếm đoạt cả đất đai công xã, rào lại ruộng đất của mình và cả một phần
của công xã. Biến ruộng đất thành những cánh đồng trồng cỏ hoặc tự mình
kinh doanh nuôi cừu hoặc cho những chủ nuôi cừu thuê. Nông dân không
có chỗ trồng trọt, chăn nuôi, họ bị đuổi hàng loạt ra khỏi ruộng đất, nhà cửa
lều trại của họ cũng bị san phẳng. Họ trở thành những người vô sản trắng
tay, cuộc sống vô cùng khổ cực, phải phiêu bạt khắp nơi. Đã có rất nhiều
nông dân bị chết đói trên đường đi phiêu bạt. Từ đây trong xã hội xuất hiện
một giai cấp mới đó là giai cấp vô sản – họ không có một tài sản nào khác
ngoài chính thân thể của mình và đem bán chính sức lao động của mình để
kiếm sống. Đó chính là thảm cảnh mà Thomas More đã miêu tả trong tác
phẩm Utopia: “Những con cừu xưa kia ngoan ngoãn hiền hậu biết bao, bây
giờ đều trở thành những con vật hung hãn tham lam. Cừu ăn thịt người,
phá hoại ruộng vườn, nhà cửa và thành thị” [46, tr.11]. Điều đó cho thấy
sự xâm nhập mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn và làm chuyển
biến kinh tế nông nghiệp phong kiến ở Anh thành kinh tế nông nghiệp tư
bản chủ nghĩa.

 Sự phân hóa giai cấp trong xã hội và những biến động chính trị ở
nước Anh
Những biến động về kinh tế đã kéo theo những biến đổi sâu sắc
trong lòng xã hội nước Anh. Xã hội Anh lúc này là điển hình cho những
mâu thuẫn xã hội của thời kỳ cận đại.
Bên cạnh mâu thuẫn cũ giữa người nông dân với vua chúa phong
kiến, trong lòng xã hội Anh còn xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới:

17
Thứ nhất, đó là mâu thuẫn giữa quý tộc cũ luôn tìm mọi cách để duy
trì chế độ phong kiến chuyên chế lạc hậu, kìm hãm sự phát triển tư bản chủ
nghĩa với giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc mới. Đây là hệ quả tất yếu từ
sự thâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp. Tầng lớp quý tộc cũ
dựa trên nền tảng chính là địa tô, đại diện cho thế lực phong kiến, ra sức
bảo vệ ngôi Vua cùng với đó là chế độ quân chủ chuyên chế. Tầng lớp quý
tộc mới gắn với lợi ích của giai cấp tư sản không chỉ thu địa tô mà phần lớn
lợi nhuận là từ sản xuất công nghiệp và thương nghiệp, do đó tiềm lực kinh
tế của tầng lớp này mạnh hơn rất nhiều so với quý tộc cũ. Cùng với sự phát
triển nhanh chóng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư
sản đã vươn lên trở thành một lực lượng có thế lực kinh tế mạnh trong xã
hội Anh. Nhưng giai cấp tư sản lại không có chút thế lực chính trị nào,
chưa thỏa mãn với địa vị xã hội hiện có, bất mãn với sự đè nén, kìm hãm sự
phát triển từ chế độ phong kiến. Do đó, giai cấp tư sản luôn muốn giành lấy
địa vị chính trị từ tay giai cấp phong kiến.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với nhân dân lao động
nghèo. Họ là những người lao động nghèo bị cướp hết ruộng đất khi mà
CNTB xâm nhập vào nông thôn biến họ trở thành người vô sản, họ phải
bán sức lao động của mình cho nhà tư bản hoặc các nhà quý tộc mới để
nhận lấy tiền công rẻ mạt. Bị bóc lột nặng nề nên họ luôn mang trong mình
mâu thuẫn với giai cấp tư sản.

Nhìn chung, với sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất
TBCN đã tạo ra một xung lực rất lớn thúc đẩy nền kinh tế nước Anh phát
triển mạnh mẽ và đưa nước Anh trở thành cường quốc số một thế giới,
song bên cạnh đó, quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu vẫn thống trị đã kìm
hãm sự phát triển của xã hội, tất yếu dẫn đến sự xung đột về mặt chính trị
giữa hai giai cấp tư sản và phong kiến.

18
Về mặt chính trị: nước Anh thời kỳ này cũng có nhiều biến cố
Đến giữa thế kỷ XVII, nước Anh vẫn là một quốc gia phong kiến
quân chủ chuyên chế. Vua nắm trong tay mọi cơ quan quyền lực của đất
nước. Vua là người sở hữu ruộng đất trong toàn quốc, ban cấp cho các chư
hầu. Các quý tộc và chư hầu hàng năm phải nộp tô thuế, cống vật cho Vua.
Vua nắm trong tay mọi cơ quan quyền lực của đất nước. Đồng thời, Vua
còn là người đứng đầu giáo hội Anh, nắm trong tay cả vương quyền lẫn
thần quyền. Chế độ phong kiến ngày càng trở nên phản động kìm hãm sự
phát triển của xã hội. Cuối thế kỷ XVII, giai cấp tư sản Anh càng lớn mạnh
nên muốn nhanh chóng xóa bỏ chế độ chuyên chế. Với tiềm lực kinh tế
trong tay, giai cấp tư sản và những quý tộc mới dần chiếm được các ghế
trong Nghị viện và bắt đầu dùng sức mạnh kinh tế của mình để kiềm soát
dần quyền lực của Vua. Đến lúc này, quyền lực của Vua không còn ở thế
độc tôn mà quyền lực đó phải chịu sự chi phối của Nghị viện. Trong thời
kỳ này, giữa Vua và Nghị viện, đúng hơn là giữa thế lực phong kiến và thế
lực tư sản luôn có sự xung đột gay gắt xung quanh những chính sách lớn,
đặc biệt là vấn đề tài chính.
Bên cạnh những mâu thuẫn về mặt chính trị, những cuộc xung đột
tôn giáo giữa người Anh giáo, người Tin lành và người Công giáo đã đẩy
nước Anh vào những cuộc nội chiến kéo dài.Thực chất cuộc đấu tranh tôn
giáo này là sự phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng tư sản và
phong kiến khi mà chế độ phong kiến đang suy tàn muốn duy trì lập trường

quốc giáo bảo thủ, cự tuyệt lời yêu cầu cải cách tôn giáo của phe cấp tiến
và chế độ tư bản chủ nghĩa đang lên và dần khẳng định vị thế của mình trên
chính trường thế giới.
Trên đây là bức tranh toàn cảnh nước Anh thế kỷ XVII, còn xét cụ
thể bối cảnh Locke sống, thì lúc này cuộc đấu tranh quyền lực xã hội đã

19
vào tận trong chính định chế của nền quân chủ khi các quý tộc mới dần
chiếm vị trí của các quý tộc cũ trong Viện thứ dân, dẫn đến xung đột ngày
một trầm trọng giữa Vua và Nghị viện. Nước Anh lúc này rơi vào cuộc nội
chiến kéo dài nhằm tranh giành quyền lực giữa Vua và Nghị viện. Với sự
thất bại và cái chết của Charles I, nước Anh đã bắt đầu những thử nghiệm
mới trong các định chế của nhà nước bao gồm: việc thủ tiêu vương quyền,
xóa bỏ cơ quan quyền lực của giới quý tộc cha truyền con nối và uy quyền
của giáo hội Anh, cùng với việc thiết lập nền bảo hộ của Cromwell vào
những năm 50 của thế kỷ XVII [23, tr. 10 - 11]. Sau khi Cromwell mất, chế
độ bảo hộ cũng bị sụp đổ theo và được thay thế bằng sự phục hồi của
vương triều Stuart (Charles II) với việc quay trở về với nền quân chủ, viện
quý tộc và giáo hội. Nước Anh lúc này rơi vào bi kịch đó là cách mạng Anh
bắt đầu từ việc chống lại sự chuyên chế của một cá nhân cuối cùng lại kết
thúc bằng sự chuyên chế của một cá nhân, bánh xe lịch sử lại quay trở lại
lúc bắt đầu. Bi kịch này là hệ quả của một thực tế nước Anh lúc bấy giờ là
tương quan lư
̣
c lươ
̣
ng giư
̃
a phong kiến va
̀

tư sa
̉
n vâ
̃
n không cho phe
́
p bên
nào thắng thế bên nào , do vâ
̣
y như
̃
ng cuô
̣
c đấu tranh gay gắt diê
̃
n ra trong
thơ
̀
i gian đầu ma
̀
giai cấp tư sa
̉
n mơ
́
i nô
̉
i lên giơ
̀
đa
̃

lắng xuống va
̀
dần
nhươ
̀
ng chô
̃
cho sư
̣
tho
̉
a hiê
̣
p . Chính vì thế mà nền chính trị nước Anh có
những biến chuyển không ngừng. Với sự phục hồi của chế độ chuyên chế
bằng việc lên nắm quyền của Charles II, điều này đã đe dọa số phận của
giai cấp tư sản và quý tộc mới. Giữa nhà Vua và Nghị viện lại tiếp tục có
những xung đột gay gắt mà điển hình là việc tranh cãi kéo dài về vấn đề tôn
giáo và chính trị, khiến Nghị viện cứ được triệu tập lại giải tán rất nhiều lần
cho đến lúc Charles II mất thì tình hình mới dần ổn định. Sau khi Charles II
mất James II lên nắm quyền với ý đồ xác lập vương quyền chuyên chế. Để

20
chống lại James II, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã dựa vào Vinhem
Orange (William III) là quốc trưởng Hà Lan và là chồng của công nương
MarryII. Vua James II bị trục xuất khỏi nước Anh và vương vị được trao
cho William III và vợ là Mary II, cùng với đó là việc chuyển từ chế độ
quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, ở đó quyền hạn Vua bị
thu hẹp, Vua không có quyền duy trì hay hủy bỏ luật pháp nếu không có
sự đồng ý của Nghị viện, quyết định của Vua chỉ có hiệu lực khi có chữ ký

của thủ tướng. Từ đây, quyền lực tối cao được chuyển từ tay quốc vương
sang tay quý tộc mới và tư sản, làm thay đổi căn bản chính thể nước Anh.
Lịch sử gọi cuộc chính biến 1688 - 1689 là cuộc “Cách mạng vinh quang”
vì cuộc cách mạng giành thắng lợi mà không có sự đổ máu, không có sự
tham gia của nhân dân lao động.
Cuộc cách mạng tư sản Anh là một sự kiện lịch sử quan trọng không
chỉ trong lịch sử nước Anh mà cả lịch sử thế giới. Nó đã đập tan nền quân
chủ phong kiến, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa mở đường cho sức sản
xuất phát triển. Tuy nhiên, cuộc cách mạng tư sản Anh có một hạn chế lớn,
đó là tính chất bảo thủ không triệt để. Thực chất của cuộc cách mạng này là
sự thỏa hiệp giai cấp giữa tư sản, quý tộc mới với quý tộc phong kiến để
bảo vệ quyền lợi của mình trong cuộc chiến chống lại nhân dân. Sau khi
cách mạng giành thắng lợi, giai cấp tư sản Anh đã liên minh với quý tộc
mới không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân; liên minh giữa giai
cấp tư sản và quý tộc mới vừa chống lại chế độ phong kiến vừa chống lại
quần chúng nhân dân. Sở dĩ có sự thỏa hiệp như vậy là vì giai cấp tư sản
trong thời kỳ này chưa đủ lớn mạnh để lấn át hoàn toàn giai cấp quý tộc
phong kiến dẫn đến tư tưởng đấu tranh không triệt để. Thực tiễn này cũng
ảnh hưởng lớn đến tư tưởng triết học của các nhà triết học Anh thời kỳ này

21
trong đó Locke cũng không phải ngoại lệ, nó đặt dấu ấn trong thế giới quan
của các nhà triết học chưa triệt để, chưa thể đoạn tuyệt hoàn toàn với các
giáo lý tôn giáo và chế độ phong kiến. Chính vì vậy, khi đọc tác phẩm
“Khảo luận thứ hai về chính quyền” chúng ta bắt gặp rất nhiều lần Locke
sử dụng các điển tích của tôn giáo trong khi dẫn giải tư tưởng của mình,
cùng với đó mặc dù rất đề cao nhà nước dân chủ nhưng Locke cho rằng nhà
nước lý tưởng nhất phải là nhà nước quân chủ lập hiến.
Như vậy, vào thế kỷ XVII, nước Anh đã trải qua những diễn biến
lịch sử quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó,

nổi bật là sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản len lỏi vào tất
cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế; đó là cuộc cách mạng tư sản Anh
nổ ra và thắng lợi (năm 1689), đó là sự thiết lập chế độ quân chủ lập
hiến. Dịch giả Lê Tuấn Huy trong phần giới thiệu tác phẩm “Khảo luận
thứ hai về chính quyền” đã cho rằng: “Bối cảnh một nước Anh đang ở
vào giai đoạn đầy ắp những sự kiện đi vào sử sách, là điều có thể nói đã
cuốn xoáy Locke vào đó một cách “không thương tiếc” [23, tr. 10].
Locke đã đóng vai trò như một nhân chứng lịch sử, và còn là một tác
nhân tham dự tích cực vào các sự kiện đó. Những tư tưởng của J. Locke
về nhà nước trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” nói
riêng và toàn bộ tư tưởng triết học của ông nói chung chính là sự phản
ánh cơ sở thực tiễn nước Anh đang chuyển mình, là sự phản ánh yêu cầu
cấp bách của giai cấp tư sản muốn vươn lên chống lại chế độ phong kiến
giành địa vị thống trị, tạo điều kiện cho sức sản xuất tư bản phát triển.
Quan niệm về nhà nước của J. Locke còn là sự tiếp nối dòng chảy chung
của lịch sử tư tưởng nhân loại về nhà nước, xã hội dân sự. Ngoài điều
kiện kinh tế - xã hội đương thời Locke sống, chính những tư tưởng của

22
các bậc tiền bối về nhà nước là tiền đề tư tưởng quan trọng cho sự hình thành
quan niệm về nhà nước trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”.
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng và cơ sở lý luận cho sự hình thành quan
niệm về nhà nƣớc của John Locke
Quan niệm về nhà nước của John Locke không phải ra đời trên mảnh
đất trống mà nó là sự tiếp nối dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng nhân
loại. Ngay từ thời cổ đại, những mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp
quyền đã xuất hiện. Lúc đầu nó chỉ được thể hiện dưới dạng những ý
tưởng, những quan niệm còn đơn giản về vấn đề tổ chức quyền lực nhà
nước, vai trò của pháp quyền và việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước
và pháp luật. Theo tiến trình lịch sử thì những ý tưởng về nhà nước ngày

càng được các nhà triết học định hình một cách rõ nét và mang tính hệ
thống hơn. Chính những tư tưởng của các bậc tiền bối về nhà nước là tiền
đề quan trọng cho sự hình thành quan niệm về nhà nước trong tác phẩm
“Khảo luận thứ hai về chính quyền”.
1.2.1. Tiền đề tư tưởng
 Thời cổ đại:
Triết học phương Tây cổ đại là bức tranh phác hoạ về thế giới với
những đường nét bao quát nhất. Tuy là giai đoạn đầu tiên kể từ khi xuất
hiện sự phân chia giai cấp, chế độ sở hữu, nhà nước và pháp luật song đây
cũng là thời kỳ khởi nguồn của mọi tư tưởng. Ngay từ thời cổ đại Hy lạp,
vấn đề nhà nước đã được đặt ra và được rất nhiều nhà tư tưởng quan tâm và
luận giải. Đặc biệt, những ý niệm đầu tiên về nhà nước pháp quyền đã xuất
hiện, nhiều nhà tư tưởng đã thấy được vai trò to lớn của pháp luật, sự cần
thiết của pháp luật trong tổ chức nhà nước…Chính thực tiễn chế độ chính
trị pháp luật và tư tưởng của các triết gia Hy Lạp - La Mã cổ đại đã góp

23
phần lớn cho việc hình thành về mặt lý luận những quan niệm về nhà nước
pháp quyền sau này.
Đầu tiên chúng ta phải kể tới là Solon(638-588 TCN) – một trong
bẩy nhà nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại, đây là nhà làm luật Aten nổi tiếng,
người đã tiến hành hàng loạt các cải cách nhằm chống lại giới quý tộc dưới
ảnh hưởng của quần chúng nhân dân. Ông là người đầu tiên nêu ra tư tưởng
về nhà nước pháp quyền. Ông mong muốn xây dựng một nhà nước trên cơ
sở một nền dân chủ thông qua tuyển cử và sự hoà nhập giữa quyền lực nhà
nước với luật pháp. Solon cho rằng, quyền lực cần được đặt ngang hàng với
pháp luật và cả hai đều là phương tiện để đạt tới tự do và công bằng. Ông
khẳng định rằng, chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự
thống nhất và điều đảm bảo cho sự yên bình quốc gia là chính quyền, luật
pháp cứng rắn.

Tiếp tục tư tưởng của của Solon thì Socrate cho rằng: xã hội không thể
vững mạnh và phồn vinh nếu pháp luật hiện hành không được tuân thủ, giá
trị của công lý chỉ có được trong sự tôn trọng pháp luật. Ông đòi hỏi tất cả
các công dân phải phục tùng vô điều kiện các đạo luật của nhà nước. Về
sau, học trò của Socrate là Plato đã phát triển tư tưởng ấy thành tính tối cao
của luật pháp, vượt lên trên cả những nhà cầm quyền.
Plato xác định “Người cầm quyền phải gạt sang một bên ý chí cá nhân
để tuân thủ và nhân danh ý chí pháp luật” [trích theo 47, tr. 233]. Từ đó,
ông cho rằng nhà nước sẽ nhanh chóng bị sụp đổ nếu ở đó pháp luật không
được đề cao và nằm dưới quyền lực của ai đó.
Plato đã đưa ra quan niệm chính trị pháp lý đại diện cho lý tưởng cao
đẹp được thể hiện trong hai hội thoại nổi tiếng là Nhà nước và Pháp luật.
Từ những tư tưởng về đạo đức đã hình thành quan niệm trong ông về nhà
nước lý tưởng. Trong rất nhiều hình thức nhà nước, Plato cho rằng nhà

×