Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***





NGUYỄN THỊ HOA




TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học





Hà Nội - 2013

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***





NGUYỄN THỊ HOA


TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân


Hà Nội - 2013


1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài. 4
2. Tình hình nghiên của đề tài. 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 10
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 11
6. Ý nghĩa lý luận và thức tiễn. 11
7. Kết cấu của luận văn. 11
Chương 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN. 13
1.1. Những tiền đề, điều kiện cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước pháp quyền. 13
1.1.1 Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội. 13
1.1.2 Tiền đề văn hóa - tư tưởng. 19
1.1.3 Nguồn gốc thực tiễn cho hình thành tư tưởng về nhà nước pháp
quyền của Hồ Chí Minh. 28
1.2. Khái quát quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam. 33
1.2.1 Thời kỳ hình thành tư tuởng về nhà nuớc dân chủ 33
1.2.2 Thời kỳ phát triển và từng bước hoàn thiện tư tưởng về nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam . 36
1.3 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam 42
1.3.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước
- nền tảng của pháp quyền XHCN ở Việt Nam. 42

2
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật và sự kết hợp
giữa pháp luật và đạo đức trong Nhà nước pháp quyền. 46
1.3.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức bộ máy Nhà

nước và đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước hướng tới Nhà nước
pháp quyền. 52
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÊ NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 62
2.1 Vận dụng tư trưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng bản chất dân
chủ và đội ngũ cán bộ của Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
hiện nay. 62
2.1.1 Xây dựng môi trường dân chủ trong Nhà nước pháp quyền. 62
2.1.2. Hoàn thiện bộ máy Nhà nước và hệ thống pháp luật 69
2.1.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, vừa “hồng”, vừa
“chuyên”. 78
2.2 Những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 86
2.2.1 Vấn đề thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay. 86
2.2.2 Vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật và tuyên truyền phổ biến
pháp luật. 89
2.2.3 Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc
thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực của
Nhà nước Việt Nam hiện nay. 93
2.3 Một số kiến nghị về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
trong thời gian tới. 103

3
2.3.1 Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Nhà
nước. 103
2.3.2 Thực hiện dân chủ XHCN trong tổ chức, xây dựng và hoàn thiện
của Nhà nước. 106
2.3.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng và nâng cao ý thức cho

người dân. 109
2.3.4 Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy Nhà nước. . 111
KẾT LUẬN 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117


4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong suốt tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, vấn
đề chính quyền và việc xây dựng hoàn thiện một nhà nước kiểu mới – nhà
nước của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu
của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là một hệ
thống những tư tưởng, quan điểm có giá trị và ảnh hưởng lớn đến sự nhận
thức của xã hội Việt Nam trong lịch sử và hiện nay.
Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân và vì dân – một mô hình nhà nước chưa có trong lịch sử. Vì thế đây
là quá trình chúng ta vừa phải xây dựng lý luận, vừa phải “thi công” trong
thực tiễn, nên việc kế thừa, vận dụng các tư tưởng trong lịch sử để khai
thác, kế thừa những giá trị tích cực cho sự phát triển hiện tại là một đòi hỏi
tất yếu. Mặt khác, quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước với trình độ tương
ứng. Xu hướng toàn cầu hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế cũng đang đặt
ra nhiệm vụ không nhỏ đối với Nhà nước.
Hơn nửa thập kỷ qua, Nhà nước Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và lãnh đạo dần được củng cố và hoàn thiện, đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy
nhiên, thực tế hoạt động của Nhà nước ta trong bối cảnh mới hiện nay còn
nhiều bất cập, thể hiện trên nhiều phương diện. Đội ngũ cán bộ công chức
vừa thiếu, vừa yếu, đặc biệt là sự hiểu biết và cập nhật pháp luật chưa cao

để đáp ứng nhu cầu trong xã hội, tình trạng vi phạm pháp luật, áp dụng
không đúng pháp luật còn diễn ra ở nhiều nơi . Sự thiếu hụt những quy
định pháp lý trong điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh trong quá

5
trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang
là những vấn đề nổi bật.
Từ thực tế đó đạt ra tính cấp thiết của việc cải cách và xây dựng
một mô hình nhà nước phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nền tảng tư tưởng của những cải cách,
đổi mới này cần được xác lập như thế nào? Trong Nghi quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: Quá trình ấy phải dựa trên cơ
sở vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, xuất phát từ thực tiễn đất nước và những kinh nghiệm tiên tiến trên
thế giới.
Mô hình Nhà nước mà chúng ta lựa chọn để xây dựng và phát
triển hiện nay có nhiều điều phù hợp với những đoán định của Hồ Chí
Minh về hình mẫu của một Nhà nước kiểu mới và những vấn đề căn bản
như: vai trò của pháp luật, đội ngũ cán bộ, vấn đề về quyền lực của nhân
dân…. Vì thế, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp
quyền và vận dụng những tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN ở Việt Nam hiện nay là những nghiên cứu cần thiết về mặt lý luận.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp
quyền và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.
2. Tình hình nghiên của đề tài.
Vì tính cấp thiết của vấn đề nên trong những năm qua, những
nghiên cứu về nội dung này được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Có thể liệt kê một số hướng nghiên cứu chính được triển khai như sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất tập trung vào các vấn đề lý luận

chung về nhà nước pháp quyền gồm có các công trình như “Sự hạn chế
quyền lực nhà nước” của Nguyễn Đăng Dung (2004, Nxb. Đại học Quốc

6
gia), “Trung Quốc với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN” do Đỗ
Tiến Sâm chủ biên (2008, Nxb. Khoa học xã hội), “Nhà nước pháp quyền
và thực tiễn của nó ở Liên bang Nga” của Lê Cảm (1997, Nxb Sáng tạo
thuộc Hội Khoa học - kỹ thuật Việt Nam tại LB Nga, Matxcơva), “Triết
học pháp quyền của Lão Tử” (2007, Nxb. Tư pháp), “Triết lý chính trị
Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền: suy ngẫm, tham chiếu
và gợi mở” (2004, Nxb. Tư pháp), “Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà
nước pháp quyền” (2005, Nxb. Tư pháp) của Bùi Ngọc Sơn, “Thể chế tư
pháp trong nhà nước pháp quyền” (2004, Nxb. Tư pháp) do Nguyễn Đăng
Dung chủ biên, “Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước
pháp quyền” (Tạp chí Luật học số 2/2002) của Lê Minh Tâm, “Học thuyết
về nhà nước pháp quyền: lịch sử và hiện tại” (Tạp chí Luật học, số
04/1996) của Nguyễn Văn Động, “Học thuyết về nhà nước pháp quyền:
một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển” (Tạp chí nghiên cứu
lập pháp, số 10/2002), “Nhà nước pháp quyền: các nguyên tắc cơ bản”
(Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2001), “Góp phần nghiên cứu những
vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền” (Tạp chí Khoa học: Kinh tế
- Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2/2002), “Một số đặc điểm cơ
bản của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền” (Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, số 4/2002) của Hoàng Thị Kim Quế, “Sự độc lập của tư pháp : Hạt
nhân của nhà nước pháp quyền” (Tạp chí Khoa học: Kinh tế - Luật thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4/2002) của F.B. William Kelly; Phạm Trọng
Nghĩa dịch; “Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền tư pháp trong Nhà
nước pháp quyền” (Tạp chí Toà án nhân dân, số 11/2002) của Lê Cảm,
“Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền tư sản” (Tạp chí Luật học, số
6/2003) của Vũ Hồng Anh, “Về một số cách tiếp cận nhà nước pháp

quyền” (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2006) của Đỗ Minh Khôi,

7
“Bàn về xã hội dân sự” (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2006) của
Hoàng Ngọc Giao, “Một số tư tưởng triết học chính trị của G.Lốc cơ: thực
chất và ý nghĩa lịch sử” (Tạp chí Triết học, số 1/2007) của Đinh Ngọc
Thạch, “Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử”
(Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tập 26, số 3/2008) của
Nguyễn Thị Kim Bình, “Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết
học” (Tạp chí Triết học, số 11/2009) của Trần Ngọc Liêu, “Cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước (và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp
quyền: một số vấn đề lý luận cơ bản” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số
1/2010) của Lê Văn Cảm - Dương Bá Thành, “Tìm hiểu về khái niệm nhà
nước pháp quyền tại Đức”, “Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại
Pháp” (2010, nguồn: ) của Đỗ Kim Thêm, “Phác thảo
về nhà nước pháp quyền trong mối liên hệ với tự do, quyền, lợi ích của
công dân” (Tạp chí Quản lý nhà nước, số 173, tháng 6/2010) của Đinh Văn
Mậu, “Tư tưởng của G.Rút xô về quyền tự do, về bình đẳng và về nhà
nước” (bảo vệ tại ĐH KHXH và NV, ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2006) của
Nguyễn Thị Thanh Minh, “Quan niệm của Môngtexkiơ về xã hội công dân
và nhà nước pháp quyền” (bảo vệ tại ĐH KHXH và NV, ĐH Quốc gia Hà
Nội năm 2006) của Nguyễn Thị Thu Hương…
Hướng nghiên cứu này đã tập trung vào hai nội dung chính:
Thứ nhất, nghiên cứu lịch sử tư tưởng pháp quyền, từ đó rút ra kết
luận: tư tưởng về pháp quyền đã được hình thành từ rất sớm ở cả phương
Đông và phương Tây cổ đại dưới dạng những suy ngẫm, quan điểm về dân
chủ, về quyền lực nhà nước và về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với
pháp luật. Trải qua quá trình vận động của xã hội loài người, tư tưởng về
nhà nước pháp quyền ngày càng phát triển với sự ra đời của nhà nước pháp
quyền hiện thực ở Mỹ, Pháp, Nga,… Tuy nhiên, cho tới hiện nay, việc


8
thống nhất khái niệm “nhà nước pháp quyền” vẫn còn là một vấn đề mà các
nhà nghiên cứu trên thế giới chưa thực sự có sự thống nhất.
Thứ hai, khảo sát lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp
quyền ở các nước trên thế giới nhằm rút ra những nguyên tắc chung, giá trị
chung của nhà nước pháp quyền. Đó chính là nhà nước do nhân dân làm
chủ, đảm bảo các quyền con người và quyền công dân, có pháp luật giữ vai
trò thống trị trong đời sống xã hội và quyền lực nhà nước được tổ chức theo
mô hình “tam quyền phân lập”.
Hướng nghiên cứu thứ hai: Tập trung nghiên cứu quan điểm, tư
tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật, Nhà nước pháp quyền.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới – quá trình hình
thành và phát triển” của Hoàng Văn Hảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995. Cuốn sách về cơ bản đã khái quát được quá trình hình thành và phát
triển của nhà nước kiểu mới theo tư tưởng của Người. “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân” của Nguyễn Đình Lộc chủ
biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Cuốn sách đã nói nên được
vấn đề dân làm chủ nhà nước, nhà nước là của nhân dân, phục vụ nhân dân.
“Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật” của Nguyễn
Xuân Tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách nói nên mối
quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Muốn tồn tại nhà nước thì phải có luật
pháp. “Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh” của Vũ Đình Hòe, Nxb văn
hóa thông tin, Hà Nội, 2001. Cuốn sách đã khái quát được tư tưởng của Hồ
Chí Minh: đề cao nhân nghĩa, quyền con ngưới. “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam” của Phạm Ngọc
Anh – Bùi Đình Phong, Nxb lao động, Hà Nội, 2003. Cuốn sách cũng khái
quát được quá trình hình thành tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hồ
Chí Minh và việc vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng nhà nước pháp quyền


9
ở nước ta hiện nay. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà Nước pháp quyền” của
Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Nxb, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. “Xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN” do Đào Trí Úc chủ biên, 1996; Nxb.
Chính trị quốc gia. “Xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền dưới sự
lãnh đạo của Đảng” của Nguyễn Văn Thảo, 2006, Nxb, Tư pháp. “Xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” của
Nguyễn Văn Yểu – Lê Hữu Nghĩa…2006, Nxb, Chính trị quốc gia…
Ngoài ra còn có một số bài viết trên báo và tạp chí như: “nghĩ về
Hồ Chí Minh và những điều kiện nâng cao hiệu lực của pháp luật” của
Phạm Ngọc Anh; Báo pháp luật ngày 3/6/1997. “Xây dựng Nhà nước của
dân, do dân và vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Mạnh,
2000. Tạp chí nghiên cứu lý luận; “Quá trình xây dựng thể chế Nhà nước
của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Dương Xuân
Ngọc (2004), Tạp chí lý luận chính trị; Tạp chí thông tin lý luận; “Xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”
của Hoàng Đình Cúc, Tạp chí lý luận chính trị và truyền thông, số tháng
9/2007.
Những công trình nghiên cứu trên đã khảo sát một số nội dung
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và vận dụng nó vào
việc xây dựng Nhà nước XHCN ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề đảm bảo
quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây
dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và phối hợp giữa các cơ quan quyền
lực.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
pháp quyền một cách hệ thống, tư đó vận dụng vào việc xây dựng Nhà
nước XHCN ở Việt Nam còn nhiều vấn đề để ngỏ. Các công trình nghiên
cứu khoa học đã công bố chỉ dừng lại ở việc khảo sát các nội dung riêng lẻ,

10

chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống quan điểm cuả Hồ Chí Minh về
Nhà nước pháp quyền. Thực tiễn Việt Nam luôn có sự biến đổi không
ngừng, với mỗi một thời kỳ thì lại đặt ra những yêu cầu khác nhau. Do đó,
nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
trong thời kỳ hiện nay, đặc biệt là khi chúng ta bước vào thế kỷ XXI sẽ có
nhiều ý nghĩa thực tiễn và sâu sắc. Đó là hướng nghiên cứu chính của luận
văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
 Mục đích nghiên cứu:
Phân tích có hệ thống những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh
về Nhà nước pháp quyền và sự vận dụng những tư tưởng đó vào xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài phải thực hiện những
nhiệm vụ sau đây:
- Trình bày những tiền đề, điều kiện cho sự hình thành và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền.
- Phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
- Nêu những vận dụng của Đảng và Nhà nước ta, và đề xuất một
số giải pháp để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng, hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp
luật.

11
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng
hợp, lịch sử và lôgic; phương pháp văn bản học, gắn liền lý luận với thực

tiễn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước pháp quyền và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng và Nhà nước ta
vào xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện
nay.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam được thể hiện trong Hồ Chí Minh toàn tập gồm 12 tập
được xuất bản lần đầu vào các năm 1995 – 1996.
Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền vào
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta (từ 1992
đến nay), trên một số lĩnh vực như phát huy dân chủ, xây dựng đội ngũ cán
bộ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bộ máy Nhà nước….
6. Ý nghĩa lý luận và thức tiễn.
- Ý nghĩa lý luận: Với những kết quả nghiên cứu bước đầu, luận
văn góp phần hệ thống nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước pháp quyền và chỉ ra giá trị của những tư tưởng này trong quá trình vận
dụng vào xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho những nghiên cứu liên quan đến nội dung náy.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung của luận văn gồm có 2 chương và 6 tiết.
Chương 1: Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước pháp quyền.

12
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt nam hiện nay.



























13
Chương 1
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.

1.1. Những tiền đề, điều kiện cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước pháp quyền.
1.1.1 Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền được hình thành
trước hết dưới tác động của những điều kiện lịch sử - xã hội, kinh tế cụ thể
của dân tộc và thời đại mà Người đã sống và hoạt động. Thiên tài Hồ Chí
Minh là ở chỗ Người đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc
mình.
Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX cho đến khi thực dân Pháp xâm lược
vẫn là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Sau khi lật đổ
được triều đại Tây Sơn, chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành một chính
sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động: tăng cường đàn áp, bóc lột ở
bên trong và thực hiện bế quan tỏa cảng ở bên ngoài; cự tuyệt mọi đề án cải
cách, dù là nhỏ bé và đã quá muộn mằn, nên đã không mở ra được khả
năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế
giới, đặc biệt là với thị trường tư bản Tây Âu. Vì vậy, đã không phát huy
được những thế mạnh của dân tộc và đất nước (về địa lý – chính trị, tài
nguyên, con người thông minh, cần cù, dũng cảm,…); không tạo ra được
tiềm lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu
xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Bước sang đầu thế kỷ XX, sau khi tạm thời dập tắt được các cuộc
đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt tay vào cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có sự chuyển biến và
phân hóa, các tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư sản bắt đầu

14
xuất hiện. Cùng lúc đó các “tân thư” và ảnh hưởng của cuộc vận động cải
cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu tràn vào Việt Nam. Phong trào
yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ
tư sản với sự xuất hiện của các phong trào như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa

Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội,… Nhưng các phong trào ấy
cũng chỉ rộ lên được một thời gian ngắn rồi lần lượt bị dập tắt, một phần vì
chưa lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân, phần khác vì các phong trào đó
chủ yếu vẫn do các sĩ phu phong kiến cựu học truyền bá và dẫn dắt, nên
không tránh khỏi hạn chế và thất bại.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên trên mảnh
đất có truyền thống bất khuất, từ nhỏ Hồ Chí Minh đã nuôi chí đuổi giặc
Pháp, giải phóng đồng bào. Trăn trở với vận nước, sự nghiệp cứu nước
không thành của các bậc tiền bối, ngày 5- 6- 1911 Hồ Chí Minh quyết chí
ra đi tìm đường cứu nước. Người đã trải qua nhiều nghề khác nhau để được
đến nhiều miền khác nhau trên thế giới khảo nghiệm và học tập. Những
chuyến đi đó giúp Người rút ra một kết luận quan trọng: Trên thế giới này,
ở đâu bọn đế quốc thực dân đều độc ác, ở đâu những người lao động cũng
bị bóc lột, áp bức rã man; trên thế giới này con người có nhiều màu da khác
nhau, nhưng chung quy chỉ có hai hạng người: hạng người bị bóc lột và
hạng người đi bóc lột. [65, tr.255]
Khoảng cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh về Pháp, đến sống
và hoạt động tại Pari, thủ đô nước Pháp, một trung tâm văn hóa, khoa học
và chính trị của châu Âu. Đây là một sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời
của Người. Nhờ lăn lộn trong phong trào lao động Pháp, sát cánh với
những người yêu nước Việt Nam và những người cách mạng từ các thuộc
địa của Pháp, Người đã nhanh chóng đến được với phái tả của cách mạng
Pháp và không lâu sau đó, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng duy

15
nhất của nước Pháp bênh vực các dân tộc thuộc địa. Người trở thành một
chiến sỹ xã hội chủ nghĩa. Người nói: “các đồng chí đều biết rằng chủ
nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay, vì lợi ích của nó,
nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó chúng tôi
không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và

đầu độc một cách thê thảm nữa” [21, tr.22]
Năm 1919, nhân dịp Hội nghị hòa bình được triệu tập tại Vecxay,
Hồ Chí Minh nhân danh những người Việt Nam yêu nước gửi tới Hội nghị
bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu
cho Việt Nam. Mặc dù rất ôn hòa, nhưng yêu sách đó đã không được chấp
nhận. Qua sự thật tàn nhẫn đó, Người rút ra bài học: Muốn được giải
phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình.
Tuy nhiên, đến lúc đó, Hồ Chí Minh vẫn chưa ý thức được đầy đủ
và rõ ràng về con đường giải phóng dân tộc mình và các dân tộc thuộc địa
nếu không có tác động quyết định của hai sự kiện vĩ đại là Cách mạng
Tháng Mười và việc thành lập Quốc tế III.
Là một đảng viên hoạt động tích cực trong Đảng xã hội Pháp, Hồ
Chí Minh không thể đứng ngoài cuộc tranh luận. Muốn tham gia đấu tranh,
phải tìm hiểu về lý luận. Tháng 7-1920, Hồ Chí Minh đã đọc sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và những vấn đề thuộc địa
của Lênin đăng trên báo Luymanite (nhân đạo) của Đảng Xã hội Pháp. Qua
luận cương Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
Cũng từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba. Vì thế,
tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở thành phố tua cuối tháng
12 – 1920, Hồ Chí Minh đã bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản
Pháp và gia nhập Quốc tế III. Như vậy, Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu
nước, qua lao động, học tập và hoạt động thực tiễn, đã đến với chủ nghĩa

16
cộng sản và Người tìm thấy trong đó con đường giải phóng các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
Tháng 7 – 1921, Hồ Chí Minh cùng với một số nhà cách mạng các
thuộc địa của pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và xuất bản tờ báo Le
Paria (người cùng khổ) làm cơ quan ngôn luận của hội. Người cùng khổ ra
số đầu tiên vào ngày 1- 4- 1922. Với tờ báo này, Người là chủ bút, biên tập

viên, người viết bài. Cũng trong năm 1922, Người viết vở kịch Con Rồng
Tre, hướng đòn đả kích vào Khải Định nhân chuyến đi Pháp của ông vua
này. Tiếp đó, Người xuất bản cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân
pháp (năm 1925).
Người đã đi nhiều nơi làm nhiều công việc, để nghiên cứu, học tập
kinh nghiệm của các nước và phụ trách nhiều cương vị trong những điều
kiện, hoàn cảnh khác nhau. Sau này, Người đào tạo, tổ chức Đảng cộng sản
Việt Nam, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước công
nông đầu tiên ở Đông Nam Á, Người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta, lãnh
đạo nhân dân ta đánh thắng hai đế quốc lớn và xây dựng xã hội mới. Đó là
cơ sở thực tiễn đầy sức sống cho tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành, phát
triển ngày càng phong phú, toàn diện, nhất là những vấn đề về chính trị, về
Đảng, về Nhà nước. Nó là kết quả của sự tác động biện chứng giữa nhận
thức và hành động, lý luận và thực tiễn, vì vậy mà Người ngày càng tiếp
cận với chân lý của thời đại. Thực tiễn hoạt động cách mạng sôi nổi, phong
phú, Hồ Chí Minh đã tìm ra những quy luật, đúc kết thành lí luận. Trong
những năm bôn ba ở các nước tư bản phát triển, Hồ Chí Minh đã nghiên
cứu cách tổ chức Nhà nước ở đó, phê phán những mặt tiêu cực, tiếp thu
những hạt nhân hợp lí để vận dụng vào quá trình xây dựng mô hình nhà
nước kiểu mới ở Việt Nam. Cũng chính xuất phát từ thực tiễn hoạt động
cách mạng mà Người có bước phát triển lớn trong quan điểm nhân sinh của

17
mình về một hình thức nhà nước phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt
Nam. Cụ thể là sự chuyển biến trong tư tưởng của Người từ một nhà nước
công – nông – binh sang Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân.
Như vậy, với những điều kiện lịch sử, xã hội trên đã giúp Người
tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và bước đầu hình thành
tư tưởng của Người về xây dựng nhà nước kiểu mới, sau này là sự phát
triển thành tư tưởng về Nhà nước pháp quyền.

Kinh tế:
Trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có 45 năm
đầu thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu,
nhân dân phải sống trong cảnh nô lệ và đói nghèo cả về vật chất và tinh
thần, 90% dân số là nông dân. [70, tr.250]
Các ngành sản xuất vật chất là nông nghiệp và công nghiệp chịu
tác động nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất lạc hậu. Trong nông
nghiệp, thực dân Pháp tiếp tục duy trì kiểu bóc lột phong kiến bằng tô tức,
sưu cao thuế nặng. Người nông dân phải chịu cảnh "một cổ hai tròng" là
thực dân và phong kiến. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay địa chủ và
chủ đồn điền người Pháp.
Nền nông nghiệp về cơ sở vật chất nói chung vẫn còn hết sức
nghèo nàn, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào lao động thủ công và
phụ thuộc vào thiên nhiên. Năng suất các loại cây trồng đạt hiệu quả thấp.
Năng suất lúa bình quân 1 ha thời kỳ 1930-1944 là 12 tạ, trong khi đó Thái
Lan là 18 tạ và Nhật Bản là 34 tạ.

Trước những tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới vào những thập niên 30 đã làm cho kinh tế nước ta
có phần suy giảm sút. Vào giữa thập niên, phong trào yêu nước cách mạng
dần bùng nổ khắp nơi và Pháp tìm cách dập tắt cách mạng bản địa bằng
cách tổ chức khủng bố, đàn áp dã man, tăng trưởng kinh tế lúc này đã bị

18
biến đổi chậm từ 7,3% vào năm 1930 xuống còn 3,9% vào năm 1935, tiếp
đến việc chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu bùng nổ, nền kinh tế của Pháp
không đứng vững được nữa, còn ở Đông Dương, kinh tế bị giảm sút mạnh
cho tới khi Nhật Bản xâm chiếm để bành trướng thuộc địa và thành lập các
chính quyền thân Nhật ở Đông Nam đã gây ra những biến động lớn về
chính sách kinh tế thuộc địa thời bấy giờ.

Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong
kiến và thực dân Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% hộ nhưng chỉ được
sử dụng 36% ruộng đất. Trong nông thôn có tới 59,2% hộ không có ruộng
đất phải sống bằng cày thuê, cấy rẽ. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn: cả
nước chỉ có 12 công trình thuỷ nông nhỏ, đảm bảo tưới cho 15% diện tích
canh tác, không có công trình tiêu úng nên lũ lụt thường xuyên xảy ra, bình
quân 2 năm 1 lần vỡ đê, nạn đói thường xuyên xảy ra. Năm 1913 Pháp
cướp đoạt tới 470000 ha so với năm 1980 là 10000ha, dữ dội nhất là ở
Nam Kỳ, đã xuất hiện những tên điền chủ lớn có trong tay từ 2000 đến
20000 mẫu tây. Vì thế, vào năm 1914 Nam Kỳ có thể xuất khẩu 1,4 triệu
tấn gạo, đem lại cho ư bản Pháp mối lợi khổng lồ. [70, tr228]
Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt, chủ yếu là công
nghiệp khai thác mỏ và một số cơ sở công nghiệp nhẹ nhằm bóc lột nhân
công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên khoáng sản. Từ năm 1930 đến năm 1945,
thực dân Pháp đã khai thác: 2,76 triệu tấn than, 217.300 tấn kẽm, chì;
598.000 tấn sắt, măng gan, 1.384 kg vàng, 315.500 tấn phốt pho. Trong
hơn 10 năm, từ năm 1930 đến năm 1943, cả nước chỉ có khoảng 200 xí
nghiệp công nghiệp và 90.000 công nhân, trong đó 60% là công nhân khai
thác mỏ. Một phần ba công nhân thất nghiệp. Riêng miền Bắc năm 1929 có
25000 công nhân bị sa thải, trong đó có gần một nửa nghành mỏ. Những
công nhân còn việc làm chỉ hưởng 70% lương [70, tr.273]

19
Cả nước không có một cơ sở công nghiệp luyện kim, công nghiệp
chế tạo thiết bị và hoá chất nào. Công nghiệp hàng tiêu dùng cũng chỉ có
một số nhà máy đường, rượu, xay xát lương thực, dệt may, giấy với máy
móc thiết bị cũ. Vào những năm 1938-1939, tỷ trọng công nghiệp chỉ
chiếm 10% trong kinh tế cả nước. Khu vực tiểu thủ công nghiệp và các
làng nghề truyền thống bị kìm hãm và mai một. So với tổng số vốn đầu tư
vào công nghiệp toàn Đông Dương thời kỳ 1913-1939, vốn đầu tư cho

ngành mỏ chiếm 40%, riêng thời kỳ 1924-1930 là 52%. [70, tr283]
Bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế Đông Dương là hệ
thống ngân hàng, đứng đầu là ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông
Dương ngoài chức năng phát hành giấy bạc, đã chỉ đạo ngân hàng hàng
tỉnh (19 nông phố ngân hàng) trong việc cho vay lãi, góp vốn thành lập các
công ty, các đồn điền, các nhà máy.
Như vậy sự lệ thuộc về kinh tế với chính quyền nhà nước ngoại
bang đã làm cho nền kinh tế nước ta bị biến dạng. Về hình thức, đó là một
cơ cấu kinh tế thuộc địa, đã mang sắc thái hiện đại nhưng thực chất đây
chính là một cơ cấu kinh tế thuộc địa mất cân đối, què quặt. Chính vì thế
mà xã hội không có dân chủ, quyền và lợi ích của người dân không được
đảm bảo, ý thức về sự tác động tích cực của nền kinh tế đến nền tảng xã
hội, đến Nhà nước và ngược lại, Hồ Chí Minh mong muốn có thể xây dựng
một mô hình nhà nước phù hợp với đông đảo lợi ích của nhân dân, của
cộng đồng để tác động và làm thay đổi nền tảng kinh tế của xã hội trong
bối cảnh đó.
1.1.2 Tiền đề văn hóa - tư tưởng.
Trên con đường tìm tòi, học hỏi, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh
hưởng và tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, như: Nho
gia, Đạo gia, Mặc gia, Phật giáo, tư tưởng cách mạng Trung Quốc , những

20
tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVII – XVIII, “chủ nghĩa xã
hội Pháp” với các đại biểu tiêu biểu là Xanh Ximông, S. Phurie, Ooen,
những tư tưởng trong “khế ước xã hội” của Rousseau, “tinh thần pháp luật”
của Montesquieu , đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin
Tư tưởng và văn hóa phương Đông
Hồ Chí Minh đã làm giầu vốn tri thức chính trị của mình bằng
những di sản quý báu của văn hóa nhân loại. Ở Phương Đông, trong nhiều
thế kỷ, tư tưởng Nho giáo thể hiện sự thống trị của mình ở Trung Quốc và

có ảnh hưởng mạnh mẽ tới Việt Nam. Mặt tích cực của Nho giáo là mặt
triết lý nhân sinh, lấy tu thân làm gốc, lấy hành động để lập thân và có lý
tưởng về một xã hội bình trị, thế giới đại đồng. Nho giáo còn đề cao văn
hóa và tạo ra truyền thống hiếu học trong xã hội.
Hồ Chí Minh đã kế thừa và khai thác những yếu tố hợp lý trong tư
tưởng chính trị của Nho gia, như tư tưởng chính danh, tư tưởng thân dân –
đề cao nhân dân. Khi kế thừa và vận dụng tư tưởng chính danh của Nho
giáo, Hồ Chí Minh đã loại bỏ tính chất duy tâm thiên mệnh, khôi phục lại
quan hệ bình đẳng giữa người với người. Người dậy rằng, dù là Chủ tịch
nước, Bộ trưởng, công nhân, nông dân, bộ đội hay người phục vụ nấu ăn,
quét rác đều là thừa nếu không hoàn thành được trách nhiệm của mình,
còn nếu làm tốt hơn người khác thì trở thành anh hùng, chiến sĩ thi đua, là
những “thánh nhân” vậy. [96, tr.13]
Tư tưởng thân dân cũng được Hồ Chí Minh vận dụng nhuần
nhuyễn. Khổng Tử đã nhận thấy “dân là gốc của nước”. Mạnh tử cho rằng
trong nước, dân là quý nhất, tiếp theo là xã tắc, vua là nhẹ; nên ai được
lòng dân chúng thì được làm thiên tử: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh. Việc đề cao dân trong tư tưởng của Nho gia không chỉ nói lên mục
đích vì dân trong hoạt động của nhà nước mà còn nói lên vai trò to lớn của

21
dân chúng, sức mạnh của dân chúng trong việc thực hiện các chính sách
quản lý của nhà nước.
Hồ Chí Minh đã thấm nhuần các tư tưởng tiến bộ của tư tưởng đó
của Nho gia và đã sớm chỉ ra cho chúng ta thấy sức mạnh của nhân dân
trong xây dựng nhà nước – một nhà nước do dân: “Gốc có vững cây mới
bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Người cũng đã từng dạy lấy dân
làm gốc. Đó là một sự kế thừa có giá trị tiến bộ của các nhà tư tưởng đi
trước. Nhưng người xưa mới chỉ nhận thấy sức mạnh của nhân dân, nhưng
chưa nhận thấy nhân dân là người chủ quyền cai trị, tức là quyền lực nhà

nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở thấy được sức mạnh to lớn của
nhân dân đã đi đến khẳng định rằng nhân dân là nguồn gốc của quyền lực
nhà nước – nhà nước của dân. Người viết: “Nước ta là nước dân chủ, bao
nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân” [27, tr.229]
Tư tưởng chính trị của Mặc gia cũng được Hồ Chí Minh kế thừa
và phát triển. Mặc gia chủ trương chính sách kiêm ái trong công cuộc cai
trị, nhà cầm quyền phải thương yêu nhân dân, tận tụy vì những lợi ích của
nhân dân. Thuyết kiêm ái hạn chế ở tính duy tâm và tính phi giai cấp. Hồ
Chí Minh đã loại bỏ những hạn chế đó, tiếp thu tinh thần yêu thương nhân
dân của Mặc tử. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta phải hiểu rằng, các
cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các dân làng đều là công bộc
của dân” [17, tr.216], có nghĩa vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ
của nhân dân.
Hồ Chí Minh cũng tiếp thu tư tưởng Vô vi của Lão gia với một
tinh thần khoa học và cách mạng. Vô vi nghĩa là thuận theo tự nhiên, tuân
theo quy luật của tự nhiên, mà tuân theo quy luật của tự nhiên cũng có
nghĩa là tuân theo những trật tự của cuộc sống, của xã hội. Vì vậy, theo Hồ

22
Chí Minh luật pháp trong nhà nước phải bảo vệ được quyền tự nhiên của
con người.
Những yếu tố tích cực của Phật giáo như tư tưởng vị tha, từ bi, bác
ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo
đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; có tinh thần bình đẳng,
dân chủ chất phác chống lại sự phân biệt đẳng cấp, đề cao lao động, chống
lười biếng theo luật “chấp tác”; Cũng được Hồ Chí Minh kế thừa và vận
dụng một cách có hiệu quả.
Trong các yếu tố góp phần vào việc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh có tư tưởng nhân thị tối thắng. “Đó là tư tưởng Phật tổ đánh giá vai
trò của con người trong vũ trụ trời đất. Hồ Chí Minh cũng đánh giá sức

mạnh to lớn của con người, đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
Hồ Chí Minh cũng tiếp thu phần tích cực trong tư tưởng nhân ái của Phật
giáo muốn xây dựng cuộc sống thẩm mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui, no
ấm cho chúng sinh, xây dựng một xã hội hạnh phúc và an lạc”. [96, tr.14]
Tìm hiểu cách mạng Tân Hợi và tư tưởng của Tôn Trung Sơn, Hồ
Chí Minh đã thấy chủ nghĩa tam dân mới và chính sách “Thân Nga, liên
cộng, phù trợ công nông” có những tư tưởng tiến bộ, có thể vận dụng vào
cách mạng Việt Nam. Người nhận xét: chủ nghĩa ấy thích hợp với điều kiện
nước ta. Tuy nhiên, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn cơ bản vẫn
chưa vượt qua được hệ tư tưởng tư sản nên có nhiều hạn chế. Lúc đó,
những phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc do Đảng cộng sản
Trung Quốc lãnh đạo trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
(chống đế quốc và phong kiến) giành chính quyền ở Quảng Châu, tuy thất
bại nhưng những bài học về cách mạng đã ảnh hưởng tích cực đến tư tưởng
Hồ Chí Minh và đã giúp Người tiên đoán tương lai.

23
Khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” mà Hồ Chí Minh đề ra
năm 1945 có phần vận dụng từ chủ nghĩa Tam dân, kinh nghiệm cách
mạng tư sản Pháp, nhưng đã được Người phát triển lên một trình độ mới
mang tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và cách mạng triệt để của
một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong tiến trình cách mạng
XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.
Như vậy, từ những giá trị tư tưởng đạo đức của Nho gia, kiêm ái
của Mặc gia, thuận theo tự nhiên của Lão gia, từ bi bác ái của nhà Phật, tư
sản dân chủ của cách mạng Tân Hợi Trung Quốc đã bước đầu hình thành
nên tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước vì con người. Trong nhà nước
ấy, nhân dân không những là một sức mạnh to lớn để xây dựng nhà nước,
mà còn là nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, mọi công việc
của nhà nước đều vì lợi ich của nhân dân, xuất phát từ ý nguyện của nhân

dân – nhà nước vì dân. Trách nhiệm của người cầm quyền là phải làm
“người đầy tớ trung thành của nhân dân” [32, tr.663].
Tư tưởng và văn hóa Phương tây.
Những năm học ở Trường Quốc học Huế được làm quen với
những khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của cách mạng tư sản Pháp,
Hồ Chí Minh đã có ý định sang phương Tây để tìm hiểu bản chất của tư
tưởng đó. Người cho biết: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được
nghe ba chữ Pháp: tự do, bình đẳng, bắc ái Và từ thủa ấy, tôi rất muốn
làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau
những chữ ấy” [23, tr.266]. Điều tìm thấy đã được Người trình bày trong
tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
Trên hành trình tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng ở
nước ngoài, Hồ Chí Minh đã đi qua hầu hết các châu lục, đã sống và làm
việc ở nhiều nước, song có ba nước đáng chú ý là Mỹ, Anh và Pháp, đặc

×