Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---  ---

TRẦN HỒNG ĐỨC

THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP
QUYỀN XHCN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---  --TRẦN HỒNG ĐỨC

THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XHCN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH



:

CNDVBC VÀ CNDVLS

MÃ SỐ

:

5. 01. 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN

:

TS. ĐỖ MINH CƯƠNG

CƠ QUAN CÔNG TÁC

:

VIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC.
BAN TỔ CHỨC TRUNG ƢƠNG

HÀ NỘI - 2004


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

01

1. Tính cấp thiết của đề tài

01

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

02

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

03

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn

04

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

04

6. Những đóng góp của luận văn

04

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn


04

8. Kết cấu của luận văn

04
PHẦN NỘI DUNG

05

CHƢƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG THUYẾT PHÁP TRỊ

05

CỦA HÀN PHI TỬ
1.1. Lƣợc sử hình thành trƣờng phái Pháp trị

05

1.2. Những tƣ tƣởng cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử

15

Kết luận chương 1

36

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRONG THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI
TỬ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN


38

XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Một số giá trị rút ra trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và những vấn
đề cấp bách trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt

38

Nam hiện nay
2.2. Một số khuyến nghị mang tính định hƣớng góp phần xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
Kết luận chương 2

53
67

PHẦN KẾT LUẬN

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 15 năm qua, cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực của đời
sống xã hội, đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị XHCN, xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhận thức rõ u cầu
đó, đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Nhà nước ta là công
cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân và vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật” [9, 131-132].
Trong q trình kiện tồn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao
hiệu quả hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, việc kế thừa có chọn lọc
những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội trong lịch sử đóng vai trị đặc
biệt quan trọng. Bởi vì, những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội, kể cả ở
phương Đông và phương Tây, đều là sản phẩm của trí tuệ con người, đã được
kiểm nghiệm qua thực tiễn lịch sử. Chúng có giá trị nhất định trong việc giúp
chúng ta tìm ra những giải pháp hữu hiệu để xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, thuyết
Pháp trị của Hàn Phi Tử, một trong những tư tưởng chính trị - xã hội nổi bật
trong thời kỳ Trung Quốc cổ đại, đã để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử to lớn
đối với quá trình thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước.

1


Xuất phát từ những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên
cứu thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử là thực sự cấp thiết. Đó là lý do tác giả
chọn đề tài: “Thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay” làm cơng

trình nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong hơn mười năm trở lại đây, thực tiễn cơng cuộc đổi mới đất nước
nói chung, quá trình cải cách hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà
nước, tăng cường pháp chế XHCN nói riêng, đã và đang đặt ra những vấn đề
cấp bách, đòi hỏi các nhà khoa học phải giải đáp. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều
cơng trình khoa học nghiên cứu về nhà nước và quản lý nhà nước trong nền
kinh tế thị trường, về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN, về
cải cách bộ máy hành chính nhà nước,…
Tuy nhiên, việc nghiên cứu và kế thừa tinh hoa di sản tư tưởng và học
thuyết chính trị - xã hội của nhân loại trong quá trình xây dựng và hồn thiện
Nhà nước pháp quyền XHCN cịn nhiều hạn chế. Hầu hết các nhà khoa học
mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu từng vấn đề cụ thể theo hai hướng chính:
+ Hướng nghiên cứu tập trung vào quá trình cải cách nhà nước:
Nguyễn Duy Gia - Đoàn Trọng Truyến - Trần Ngọc Hiên (1993): Kỷ yếu hội
thảo về nội dung và phương thức tổ chức hoạt động quản lý của bộ máy nhà
nước (Đề tài KX.05.08, Học viện Hành chính quốc gia, NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội); Nguyễn Văn Niên (1996): Xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội); Nguyễn Văn Thảo chủ biên (1997): Về Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội); Đào Trí Úc chủ biên (1997): Đại
hội VIII Đảng cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học về
nhà nước và pháp luật (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội); Phùng Văn Tửu

2


(1999): Xây dựng và hoàn thiện nhà nước và pháp luật của dân, do dân và vì
dân ở Việt Nam (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội); …
+ Hướng nghiên cứu hoặc dịch thuật tập trung vào nội dung các tư

tưởng chính trị - xã hội: Nguyễn Hiến Lê (1991): Khổng Tử (NXB Văn hóa,
Hà Nội); Nguyễn Hiến Lê (1994): Lão Tử - Đạo đức kinh (NXB Văn hóa, Hà
Nội); Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi (1994): Hàn Phi Tử (NXB Văn hóa thơng
tin, Hà Nội); Nguyễn Hiến Lê (1995): Mặc học (NXB Văn hóa, Hà Nội); Vũ
Khiêu (1995): Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo (NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội); Ngô Tất Tố (1997): Lão Tử (NXB TP Hồ Chí Minh); Đinh Văn Mậu
(1997): Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý (NXB TP Hồ Chí Minh);
Dương Xuân Ngọc chủ biên (2001): Lịch sử tư tưởng chính trị (NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội); Phan Ngọc dịch (2001): Hàn Phi Tử (NXB Văn học,
Hà Nội);…
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đều đã làm sáng những vấn
đề hoặc về q trình cải cách, hồn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới; hoặc về những tư tưởng chính trị, pháp lý trên thế giới trong
lịch sử. Do vậy, việc kế thừa hai hướng nghiên cứu trên sẽ mang lại những ý
nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn nhất định cho việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có mục đích nghiên cứu những nội dung cơ bản trong thuyết
Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Trình bày những nội dung cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử.
- Làm sáng tỏ giá trị lịch sử của thuyết Pháp trị đối với việc xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.

3


4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử

(một học thuyết chính trị – xã hội nổi bật trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ
đại) thông qua bộ Hàn Phi Tử.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là hệ thống những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích – tổng hợp, hệ thống – cấu
trúc, lơgic – lịch sử,… trong q trình giải quyết các vấn đề nêu ra.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần khái quát những nội dung cơ bản trong thuyết Pháp
trị nói chung, của Hàn Phi Tử nói riêng.
Từ đó, luận văn đánh giá và nêu ra một số giá trị của thuyết Pháp trị đối
với q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả đạt được trong luận văn là sự bổ sung cho q trình
nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính trị, xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu triết học
và các ngành khoa học khác trong phạm vi có liên quan tới đề tài.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu. Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 2 chương, 4 tiết.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG THUYẾT PHÁP

TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ
1.1. Lược sử hình thành trường phái Pháp trị
1.1.1. Vài nét về tình hình chính trị, xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc
Khoảng năm 770 tr.CN đến năm 221 tr.CN, Trung Quốc cổ đại bước vào
một thời kỳ có nhiều biến động nhất. Lịch sử gọi đó là thời kỳ Xuân Thu (770
- 403 tr.CN) - Chiến Quốc (403 - 221 tr.CN) [21, 10], thời kỳ đánh dấu bước
chuyển quan trọng từ chế độ phong kiến quý tộc cát cứ sang chế độ phong
kiến quân chủ trung ương tập quyền.
Tới thời kỳ này, đồ sắt đã xuất hiện và tạo ra những công cụ sản xuất
phổ biến. Nhờ vậy, nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển
mạnh. Nền kinh tế thương nghiệp cũng có nhiều khởi sắc. Nhiều thành thị
thương nghiệp bn bán nhộn nhịp hình thành ở các nước chư hầu (Hàn, Tề,
Tần, Sở,…). Kinh tế phát triển mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết cấu giai
tầng xã hội, đặc biệt là hình thức sở hữu ruộng đất. Nếu như vào đầu thời nhà
Chu, đất đai và thần dân đều thuộc về nhà vua thì nay, quyền sở hữu tối cao
ấy đã bị chia sẻ bởi tầng lớp địa chủ mới lên. Bị mất đất, mất dân, địa vị kinh
tế, chính trị của giai cấp quý tộc thị tộc nhà Chu ngày càng sa sút. Ngôi Thiên
tử của nhà Chu cũng chỉ cịn là hình thức. Các nước chư hầu không chịu phục
tùng Vương mệnh, không chịu cống nạp, mang qn thơn tính lẫn nhau, tự
xưng là Bá (“Vương đạo suy vi”). Chiến tranh xảy ra triền miên, từ hơn một
nghìn nước thời Tây Chu, đến thời Xuân Thu chỉ còn hơn một trăm nước lớn
và sang thời Chiến Quốc chỉ còn lại bảy nước lớn là: Sở, Hàn, Triệu, Ngụy,
Yên, Tề, Tần. Mọi trật tự lễ nghĩa bị đảo lộn. Thể chế chính trị nhà Chu dựa

5


vào Lễ trở thành hình thức và cứng nhắc. Chế độ chính trị mục nát, chiến
tranh liên miên, trật tự xã hội hỗn loạn xô đẩy quần chúng nhân dân vào thảm
cảnh đói nghèo, ly tán, bị áp bức nặng nề,… Vì vậy, mọi người ln khát

khao cuộc sống bình yên, hạnh phúc trong một đất nước thống nhất.
Với chính sách Bá đạo, vua nước chư hầu nào cũng muốn thu phục được
nhiều nhân tài, tập hợp lực lượng, tăng cường sức mạnh để trở thành bá chủ
thiên hạ; thay thế chế độ Vương đạo nay chỉ còn là hư danh của nhà Chu. Bởi
vậy, trong thời kỳ này, tầng lớp trí thức và những người có tài đều được các
vua nước chư hầu rất trọng vọng. Những người có thực tài văn, võ thì dù có
xuất thân từ giai cấp bình dân, địa vị hèn kém vẫn có thể được thăng tiến vượt
cấp, trở thành những người có địa vị cao sang như Tô Tần, Trương Nghi, Lã
Bất Vi, Lý Tư,… Những trí thức có tài khơng chỉ được đãi ngộ về mặt vật
chất mà còn được quyền tự do khá rộng rãi trong việc bình luận về học thuật,
luận bàn về chính trị, đề xuất nhiều mưu kế giúp vua trị nước,…
Chính trong thời đại lịch sử đặc biệt này, các trường phái triết học đã
nảy sinh, phát triển phong phú và vô cùng rực rỡ. Mặc dù kinh tế thấp kém,
chính trị suy vi, nhưng thời kỳ Xn Thu – Chiến Quốc lại có một khơng khí
dân chủ, tự do trong học thuật cao hơn các triều đại phong kiến Trung Quốc
sau này. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, các tư tưởng chính trị, các
trường phái triết học chính là tấm gương phản chiếu những biến động của đời
sống xã hội Trung Quốc cổ đại. Lịch sử gọi đây là thời kỳ “Bách gia chư tử”
(trăm nhà trăm thầy), “Bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng). Mục đích
cao cả của các trường phái triết học là tìm ra những phương thuốc hữu hiệu
nhất để giải quyết nhiệm vụ xã hội: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Những trường phái triết học nổi bật trong thời kỳ này là: Nho gia, Mặc gia,
Lão gia và Pháp gia.

6


Nho gia (Khổng Tử) chủ trương “Nhân trị - Đức trị”. Theo họ, tư cách
người cầm quyền quan trọng hơn luật lệ, hễ có người yêu dân, làm gương cho
kẻ dưới thì đất nước sẽ an bình, thịnh trị.

Mặc gia (Mặc Tử) chủ trương “Kiêm ái”. Nếu như người nào cũng u
thương người khác như người thân của mình, khơng cịn ai tranh giành với ai
thì xã hội sẽ n.
Lão gia (Lão Tử) chủ trương “Vô vi” theo “Đạo”. Nhà cầm quyền
không nên can thiệp vào việc của dân, để dân sống một đời chất phác, hết
ham muốn, hết tranh giành.
Pháp gia chủ trương dùng “Pháp luật” để cai trị xã hội. Nếu luật pháp
nghiêm minh, thưởng phạt công bằng thì nhà cầm quyền chẳng cần tài đức mà
đất nước vẫn hùng mạnh.
Về thực chất, tư tưởng của những trường phái triết học kể trên đều nhằm
bảo vệ lợi ích của một tầng lớp, giai cấp nhất định trong xã hội đương thời.
1.1.2. Những Pháp gia tiêu biểu trước Hàn Phi Tử
a. Quản Trọng
Quản Trọng (? – 645 tr.CN) là người mở đường cho phái Pháp gia [21,
37]. Trong thời gian làm tướng quốc nước Tề, ông đã giúp cho Tề Hồn Cơng
cai trị đất nước. Nước Tề từ suy thoái thành thịnh vượng và trở thành bá chủ
các nước chư hầu. Theo Quản Trọng, quyền lập pháp thuộc về vua. Quy tắc
lập pháp là lấy tính người và phép trời làm tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc hành
pháp thì phải công bố cho rõ ràng, thi hành cho nghiêm chỉnh. Pháp luật phải
ổn định, thưởng phạt phải công bằng và nghiêm minh.
Đặc biệt, Quản Trọng là người đề cao vai trị của dân, thuận theo ý dân,
“dân muốn cái gì thì cấp cho cái đó, khơng muốn cái gì thì trừ cho cái đó”.
Ơng ln tìm cách giúp đỡ dân, thực hiện giảm bớt thuế má, khuyếch trương
công thương, dùng chính sách kinh tế tự do, làm cho dân giàu, nước mạnh

7


b. Thân Bất Hại
Thân Bất Hại (401 – 337 tr.CN) là lãnh tụ của nhóm chủ trương dùng

“thuật” để trị quốc. Với ơng, chính trị li khai khỏi đạo đức. Vì vậy, có người
cho rằng ơng mới thực là thủy tổ của Pháp gia.
Làm tướng quốc nước Hàn trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó
khăn, dân chúng đói nghèo, nội chính bất hịa, Thân Bất Hại đã kết hợp thuyết
“hình danh” (danh phải đúng với thực) với “thuật” (mưu mơ sử dụng bề tơi
của vua để đạt mục đích cai trị) lập lại trật tự và ổn định đất nước.
Mặc dù chê trách Thân Bất Hại chỉ chuyên dùng “thuật”, không lo về
“pháp”, nhưng Hàn Phi rất tâm đắc với “thuật - hình danh” của Thân Bất
Hại. Trong thiên XLIII - Định pháp, Hàn Phi viết: “Thuật là nhân tài năng mà
giao cho chức quan, theo cái danh mà trách cứ cái thực (nói sao thì phải làm
đúng như vậy hoặc giữ chức vụ nào thì phải làm đúng nhiệm vụ)” [21, 418].
Hàn Phi khẳng định như Thân Bất Hại, quan lại phải làm đúng chức quyền
của mình. Trong thiên XXXIV - Ngoại trừ thuyết hữu thượng, Hàn Phi cũng
nhấn mạnh lời của Thân Bất Hại, vua phải có “thuật bí hiểm”, khơng để lộ
suy nghĩ của mình cho kẻ dưới, vua chỉ “vơ vi” (khơng làm gì cả) mà dị xét
bề tơi [21, 573]. Bởi vậy, thuyết “vơ vi” của Pháp gia cũng bắt đầu từ đây.
c. Thận Đáo
Thận Đáo là đại biểu tiêu biểu cho nhóm trọng “thế” trong Pháp gia.
Ông khẳng định, hễ trọng “thế” là tự nhiên sẽ trọng pháp luật. Theo Hàn Phi,
Thận Đáo xem “thế” như mây của rồng, nhờ mây mà rồng bay được lên trời
(Thiên XL – Nạn thế) [21, 411]. Thận Đáo đề cao sức mạnh của quyền thế,
địa vị nhưng không xét đến nguồn gốc và cách giữ quyền thế. Vì trọng “thế”,
ơng chủ trương tập quyền, cấm bè đảng, bề tôi không được lấn vua, mọi
người đều phải bỏ ý riêng mà tuân theo luật.
d. Thương Ưởng

8


Thương Ưởng (388 – 338 tr.CN), cịn gọi là Cơng Tơn Ưởng, hay Vệ

Ưởng, xuất thân từ nước Vệ. Ơng đã giúp cho Tần Hiếu Công cai trị nước
Tần ngày càng hùng mạnh. Với những cơng lao to lớn đó, ông được Tần Hiếu
Công phong tước Thương Công (bởi vậy mới có tên là Thương Ưởng).
Thương Ưởng là đại biểu cho nhóm trọng “pháp” trong Pháp gia. Tư
tưởng của ơng có sự kế thừa tư tưởng của Ngơ Khởi và Tử Sản (thuật khích lệ
dân chúng thực thi pháp luật, công khai luật pháp trước dân chúng, đấu tranh
chống đặc quyền, đặc lợi của giai cấp quý tộc đương thời,…).
Trọng “pháp” theo Thương Ưởng nghĩa là pháp luật phải rất nghiêm,
ban bố cho khắp trong nước ai cũng biết và từ trên xuống dưới ai cũng phải
thi hành, không phân biệt giai cấp; pháp luật đã định rồi thì khơng ai được
bàn cãi, không được làm sai ý nghĩa của pháp luật để tìm lợi cho mình [21,
72]. Điều đặc biệt trong “pháp” của Thương Ưởng là tội dù nhẹ cũng phạt thật
nặng để cho dân sợ, lần sau không dám phạm phải. Đó là cách “dùng hình
phạt để trừ bỏ hình phạt”.
Như vậy, Pháp gia gồm ba phái chính: “thế” của Thận Đáo, “thuật” của
Thân Bất Hại và “pháp” của Thương Ưởng. Ngồi ra cịn có Tử Sản, Lí
Khơi, Ngô Khởi, nhưng Hàn Phi Tử mới là người tổng hợp cả ba phái này và
phát triển thêm thành một thuyết cai trị - thuyết Pháp trị, có ảnh hưởng rất
lớn trong lịch sử Trung Quốc.
1.1.3. Hàn Phi Tử – Người tổng hợp và phát triển tư tưởng Pháp gia
a. Vài nét về sự nghiệp
Hàn Phi Tử xuất thân từ giới quý tộc nước Hàn, ông lấy tên nước làm họ
cho mình. Hàn Phi Tử sinh năm 280 tr.CN, mất vào năm thứ sáu Hàn Vương
An, tức là năm thứ mười bốn Tần Thủy Hoàng, năm 233 tr.CN. Ba năm sau
khi ông qua đời, nước Hàn cũng bị diệt vong [21, 93]. Cũng sau khi ông qua

9


đời mười hai năm, năm 221 tr.CN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc

[21, 10].
Thời đại của ông là thời kỳ sau cùng của thời Chiến Quốc, các chư hầu
tranh hùng, tranh bá chẳng khác nào như nước với lửa. Nước Tần từ sau đời
Tần Hiếu Công đã thi hành chính sách Pháp gia được sáu đời vua, đất nước
ngày càng giàu mạnh, mong muốn nhanh chóng thâu tóm thiên hạ. Nước Hàn
có nhiều đồi núi, đất đai cằn cỗi, dân chúng nghèo khổ, lại bị kẹp giữa các
nước lớn như Tần ở phía tây, Sở ở phía nam, Tề ở phía đơng, Triệu, Ngụy ở
phía bắc. Trong “Thất hùng” thời Chiến Quốc, Hàn là nước nhỏ bé, yếu ớt
nhất. Do tiếp giáp với Tần hùng mạnh nên Hàn luôn chịu đủ mọi sự uy hiếp.
Nếu Tần tiến công sáu nước thì Hàn sẽ bị xâm hại trước tiên. Ngược lại, nếu
sáu nước tiến cơng Tần thì Hàn cũng là nước đứng mũi chịu sào. Trong nước,
vua Hàn u mê, yếu đuối, gian thần hoành hành. Nguy cơ đất nước bị diệt vong
rất lớn.
Là một trí thức quý tộc rất yêu nước, Hàn Phi đã nhiều lần dâng sớ với
vua Hàn, nêu lên những phương sách để cứu vãn sự diệt vong, đem lại sức
mạnh cho đất nước. Rất tiếc, những phương sách của ông đã bị lũ gian thần
ngăn cản, không thể thực thi được. Hàn Phi giận dữ bất bình trước việc vua
Hàn khơng sửa sang pháp luật, không dựa theo thời thế mà thi hành “pháp”,
“thuật” để mưu cầu sự giàu mạnh, không lựa chọn những hiền sĩ giỏi về
“pháp”, “thuật”, những người có tài, có ích mà chỉ sử dụng những kẻ bất tài,
có hại cho đất nước. Ông cảm thương, ngậm ngùi cho sự trung kiên, chính
trực nhưng khơng được trọng dụng của mình. Ơng dành hết tâm trí viết nên
bộ Hàn Phi Tử, tổng hợp những phương sách trị nước của Pháp gia.
Khi tác phẩm của ông được đưa tới nước Tần, Tần Thủy Hồng xem
xong hai thiên “Cơ phẫn” và “Ngũ đố” đã hết sức thán phục, xem đó là tác
phẩm của bậc tiền nhân, giận nỗi không gặp được tác giả. Lý Tư, tể tướng

10



nước Tần khi đó, liền nói với Tần Thủy Hồng rằng đó là do bạn của mình là
Hàn Phi viết [21, 90]. Để có được Hàn Phi, Tần Thủy Hồng đem quân đánh
Hàn. Trong tình huống cấp bách như vậy, Hàn Phi đã nhận sứ mạng đi sứ
sang Tần. Vua Tần rất mừng đón tiếp ơng nhưng lại khơng tin dùng ơng. Lý
Tư và Diêu Giả với lịng ghen tài, đố kỵ đã thừa dịp nói xấu Hàn Phi để vua
Tần giam ông vào ngục. Lý Tư sợ Tần Thủy Hoàng tin dùng Hàn Phi sẽ ảnh
hưởng tới tiền đồ của mình, nên cho người tới ngục ép Hàn Phi uống thuốc
độc tự sát. Tới lúc Tần Thủy Hoàng nghĩ lại, muốn trọng dụng Hàn Phi thì
ơng đã khơng cịn nữa [21, 90].
Điều bất hạnh lớn nhất của Hàn Phi là chí lớn chưa thành đã phải ra đi.
Mười hai năm sau khi ơng qua đời, Tần Thủy Hồng thống nhất Trung Quốc.
Những chính sách mà Lý Tư dùng khi chấp chính nước Tần có nhiều chủ
trương giống Hàn Phi.
b. Tác phẩm tiêu biểu
Hàn Phi Tử bắt đầu viết sách vào khoảng năm thứ 8 đời Tần Thủy
Hoàng (năm 239 tr.CN) [21, 105]. Những tác phẩm của ơng đã có những ảnh
hưởng mạnh mẽ và phổ biến rất nhanh trong xã hội Trung Quốc đương thời.
Theo Tư Mã Thiên, tác phẩm của Hàn Phi gồm trên một vạn chữ [2, 64].
Khoảng 300 năm sau ngày Hàn Phi mất, Lưu Hướng thu thập các tác phẩm
của ông được 55 thiên.
Theo thời gian, những tác phẩm của Hàn Phi Tử ít nhiều đã bị thất lạc,
một số nội dung đã bị sửa đổi, hoặc không phải là của ông mà do người đời
sau viết thêm vào. Tới nay, bộ Hàn Phi Tử chỉ còn ba bản bằng tiếng Hán
[21, 107]:
+ Hàn Phi Tử tập giải của Vương Tiên Thận đời Thanh (Trung Quốc),
khắc từ năm Quang Tự thứ 22 (1896).

11



+ Hàn Phi Tử bạch thoại chú giải của Diệp Ngọc Lân (Hoa Liên xuất
bản xã, không đề in năm nào), bản này chỉ có 33 trong 55 thiên.
+ Hàn Phi Tử hiệu thích của Trần Khải Thiên (Trung Hoa tùng thư,
1958).
Bộ Hàn Phi Tử được dịch ra tiếng Việt với bản dịch của Nguyễn Ngọc
Huy (Lửa thiêng xuất bản, năm 1974). Và đặc biệt, phổ biến hiện nay là hai
bản dịch tương đối đầy đủ:
+ Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi (1994): Hàn Phi Tử, NXB Văn hóa thơng
tin, Hà Nội.
+ Phan Ngọc (2001): Hàn Phi Tử, NXB Văn học, Hà Nội.
Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hàn Phi là rất khó khăn. Trong luận
văn này, chúng tơi chủ yếu dựa trên cơ sở hai bản dịch, một của Nguyễn Hiến
Lê - Giản Chi, một của Phan Ngọc. Theo đó, bộ Hàn Phi Tử gồm 20 quyển
với 55 thiên, trình bày những tư tưởng và đường lối cai trị đất nước của Hàn
Phi Tử. Cụ thể là:
Thiên I

Sơ kiến Tần

Kế sách giúp vua Tần thơn tính thiên hạ

Thiên II

Tồn Hàn

Thuyết phục Tần Thủy Hoàng đừng đánh nước
Hàn

Thiên III


Nan ngôn

12 lý do tại sao thuyết phục vua là việc khó khăn,
nguy hiểm.

Thiên IV

Ái thần

Cái nguy của vua là chiều chuộng bề tôi, để bề tôi
lấn lướt.

Thiên V

Chủ đạo

Sử dụng “vô vi” của Đạo trong việc hành pháp,
dụng thuật

Thiên VI

Hữu độ

Đề cao việc cai trị bằng phép nước, pháp luật

Thiên VII

Nhị bính

Nói về hai quyền bính của vua, thưởng và phạt


Thiên VIII

Dương quyền

Nêu cao uy quyền của nhà vua

Thiên IX

Bát gian

Chỉ ra 8 loại bề tôi gian tà mà vua phải đề phòng

Thiên X

Thập quá

Chỉ ra 10 điều lỗi mà vua hay phạm phải

12


Thiên XI

Cơ phẫn

Nói lên nỗi phẫn uất của người tài mà khơng được
trọng dụng

Thiên XII


Thuyết nan

Chỉ ra những cái khó khăn và nguy hiểm của việc
du thuyết

Thiên XIII

Hòa thị

Chuyện họ Hịa (nội dung giống như thiên Cơ
phẫn)

Gian kiếp

Phân tích chuyện bề tơi gian dối, lộng hành, khống

thí thần

Thiên XIV

chế và giết vua; do vậy, vua phải dụng pháp
nghiêm minh

Thiên XV

Vong trưng

Chỉ ra những điểm suy vong của đất nước


Thiên XVI

Tam thủ

Ba điều bí mật mà vua phải giữ kín

Thiên XVII

Bị nội

Vua phải biết đề phòng từ bên trong, ngay cả đối
với vợ con

Thiên XVIII

Nam diện

Phân tích thuật chế ngự bề tơi của vua

Thiên XIX

Sức tà

Phê phán mê tín dị đoan

Thiên XX

Giải Lão

Giải thích một số tư tưởng của Lão Tử


Thiên XXI

Dụ Lão

Những dẫn dụ để hiểu tư tưởng Lão tử

Thiên XXII

Thuyết lâm

Kể về những câu chuyện mà Hàn Phi đã từng đọc

thượng
Thiên XXIII

Thuyết lâm hạ Kể về những câu chuyện mà Hàn Phi đã từng đọc

Thiên XXIV

Quan hành

Nói về thuật cai trị của vua, quan sát hành động
của bề tôi

Thiên XXV

An nguy

Chỉ ra 7 thuật làm cho nước an và 6 đường làm

cho nước nguy

Thiên XXVI

Thủ đạo

Phép giữ nước là thưởng hậu, phạt nặng

Thiên XXVII

Dụng nhân

Chỉ ra cách dùng người

Thiên

Công danh

Xét về lập công và thành danh

Thiên XXIX

Đại thể

Chỉ ra những điều cốt yếu của việc trị quốc

Thiên XXX

Nội trừ thuyết


Chỉ ra những phép tắc và sự cố của việc trị quốc

XXVIII

thượng

13


Thiên XXXI

Nội trừ thuyết

Phân tích 6 thuật cai quản bề tơi của vua

hạ
Thiên XXXII

Ngoại trừ

Phân tích 6 thuật trị nước, dùng người

thuyết tả
thượng
Thiên

Ngoại trừ

XXXIII


thuyết tả hạ

Thiên

Ngoại trừ

XXXIV

Đưa ra 6 thuật nữa để cai trị đất nước

thuyết hữu

Đưa ra 3 thuật nữa để sử dụng bề tôi

thượng
Thiên XXXV Ngoại trừ

Đưa ra 5 thuật nữa để sử dụng thưởng, phạt

thuyết hữu hạ
Thiên

Nạn nhất

Chỉ trích hành động của một số nhà cầm quyền và
học giả thời xưa; từ đó làm rõ chủ trương Pháp trị

XXXVI
Nạn nhị


Phê phán Nhân trị, đề cao Pháp trị

Nạn tam

Pháp phải rõ ràng, thuật phải bí mật

Nạn tứ

Luận về thế, vua tơi phải có sự phân định rõ ràng

Thiên XL

Nạn thế

Phê bình và bổ sung thuyết “thế” của Thận Đáo

Thiên XLI

Vấn biện

Phê phán những tranh luận học thuật không hợp

Thiên
XXXVII
Thiên
XXXVIII
Thiên
XXXIX

với pháp luật

Thiên XLII

Vấn Điền

Nói vè cách dùng người, thăng tiến phải tuân thủ
pháp luật

Thiên XLIII

Định pháp

Việc kết hợp giữa thuật và pháp của Hàn Phi Tử

Thiên XLIV

Thuyết nghi

Nói về sự nghi ngờ, một nguyên tắc của thuật
dùng người

Thiên XLV

Ngụy sử

Đề cao đạo trị quốc (lợi, uy và danh) và trọng pháp

Thiên XLVI

Lục phản


Nói về 6 điều sai quấy, 6 hạng người đáng phạt

Thiên XLVII

Bát thuyết

Nói về 8 hạng người không nên dùng

14


Bát kinh

Nói về 8 thuật trị nước cơ bản

Thiên XLIX

Ngũ đố

Nói về 5 bọn sâu mọt hại nước

Thiên L

Hiển học

Đả đảo các học thuyết nổi danh, từ đó đề cao

Thiên
XLVIII


pháp luật
Thiên LI

Trung hiếu

Đề cao trọng pháp, phê phán trọng hiền

Thiên LII

Nhân chủ

Bậc vua chúa phải có uy thế

Thiên LIII

Sức lệnh

Cách thưởng phạt, thưởng phạt nghiêm minh

Thiên LIV

Tâm độ

Cách đo lòng người

Thiên LV

Chế phân

Nội dung về chế định hình phạt, cơng tội rõ ràng


c. Vài nét về mối liên hệ giữa Hàn Phi Tử và hai phái Nho gia, Đạo gia
Những thay đổi dữ dội của thời đại đã tác động mạnh mẽ tới sự bảo thủ
của lịng người. Những gì mà Nho gia trước đây nhấn mạnh, lấy đó để duy trì
trật tự lễ nghĩa đạo đức của xã hội Tông pháp đã mất dần tác dụng; luật pháp
mới đã thay thế nó, trở thành chuẩn mực cho sự ổn định xã hội.
Học thuyết của Tuân Tử (một Nho gia tiêu biểu) chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của trào lưu thời đại, dung hợp khơng ít những tư tưởng Pháp gia. Để
thích hợp hơn nữa với sự cạnh tranh quyết liệt trong giai đoạn cuối của thời
Chiến Quốc, các đệ tử của ông đã tiến thêm một bước, xuất hiện với vị thế
đàng hoàng của Pháp gia. Hàn Phi Tử và Lý Tư đều là học trò của Tuân Tử;
một người là nhân vật tiêu biểu, tập đại thành của tư tưởng Pháp gia, người
kia thì làm khanh tướng đắc lực cho Tần Thủy Hoàng. Như vậy, rõ ràng là tư
tưởng Hàn Phi là sự kế thừa và phát triển tư tưởng Tuân Tử. Tuân Tử cho
rằng bản chất con người là ác, thì “nhân tính” theo Hàn Phi là chỉ biết lo cho
lợi ích của riêng mình. Như vậy, điểm tương đồng giữa Hàn Phi và Tuân Tử
đều ở những tư tưởng Pháp gia chứ không phải là những ngôn luận về cái tinh
túy của Nho gia.

15


Theo đuổi học thuyết Pháp gia, trong thiên L – Hiển học, Hàn Phi đã phê
phán gay gắt những lý luận của Nho gia; ông cho rằng những tư tưởng của
Nho gia thường nói nhiều, làm ít, ảo tưởng. Theo ông, họ thường lấy chuyện
xưa làm khuôn mẫu cho thời nay, khơng dám làm gì khác với lời Chu Cơng,
Khổng Tử. Dựa vào lịch sử phát triển của xã hội, ông chống lại việc các nhà
Nho muốn đưa xã hội đương thời trở về thời thượng cổ, thời kỳ của các bậc
tiên vương, noi theo Nghiêu, Thuấn; “…nay muốn dùng chính sách của tiên
vương để trị dân thì cũng khơng khác gì anh chàng ơm gốc cây đợi thỏ” [21,

392]. Theo quan điểm “thượng pháp”, trong hoàn cảnh xã hội hỗn loạn, muốn
duy trì sự ổn định và trật tự xã hội, không thể dựa vào trung hiếu tiết nghĩa
theo kiểu truyền thống và nền giáo dục bắt chước thánh hiền mà phải sử dụng
pháp luật [21, 385].
Quan hệ giữa Hàn Phi và Đạo gia cũng khá mật thiết. Ngoài những giải
thích về triết lý Đạo gia, thường thì điểm xuất phát trong câu chữ của Hàn là
từ ngữ của Đạo gia, nhưng lại phát triển sâu sắc hơn, hiện thực hơn. Chẳng
hạn như Đạo gia đề xướng “vô vi” là một tự nhiên cao quý, nghĩa là thuận
theo tự nhiên, khơng làm gì cả. Điều này thể hiện thái độ xử thế và tư tưởng
chính trị tiêu cực của Đạo gia, bng trơi, thốt tục. Trái lại, Hàn Phi đã phát
triển “vơ vi” và hiện thực hóa nó trong cuộc sống [31, 170]. Giống như Thân
Bất Hại, cái “vô vi” theo Hàn Phi là phương thuật của vua để chế ngự quần
thần [31, 49]. Nắm được nguyên tắc này, vua thoải mái, an nhàn, khơng phải
làm gì cả mà quần thần vẫn phải vất vả suy nghĩ, dốc lòng, dốc sức mà chăm
lo việc nước.
1.2. Những tư tưởng cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử
Trước khi nghiên cứu những tư tưởng cơ bản trong thuyết Pháp trị của
Hàn Phi Tử, chúng ta không thể không xác định thế giới quan và nhân sinh
quan của ông.

16


Về thế giới quan: Trong thời Chiến Quốc, xã hội đổi thay nhanh chóng,
chế độ phong kiến trước đó đã bị tan rã hoàn toàn nhưng Nho gia vẫn cố khư
khư giữ lấy chế độ tông pháp đã lỗi thời. Trái lại, Hàn Phi cũng chủ trương
đối mặt với hiện thực. Theo ơng, hồn cảnh khác nhau, hiện tượng khác nhau
thì những biện pháp tùy cơ ứng biến cũng khác nhau. Trong thiên XLIX –
Ngũ đố, ông viết: “…bậc thánh nhân không cốt trau giồi chuyện xưa, không
noi theo những phép tắc bất biến, khi bàn việc làm ở đời thì dựa theo tình

hình của thời mình mà đặt ra những biện pháp” [31, 540]. Chỉ có như vậy
mới phù hợp với yêu cầu của hiện thực xã hội, đất nước mới hùng mạnh.
Như đã nói ở trên, Hàn Phi Tử đã nhiều lần phê phán các Nho gia với
thói hồi cổ, trọng cổ và kinh viện. Mặt khác, ơng khơng phải là người duy
tâm, mê tín. Cho nên, chúng ta có thể khẳng định rằng, thế giới quan cơ bản
của Hàn Phi Tử là duy vật, cụ thể là chủ nghĩa duy lợi, lý luận và chế độ
chính trị đều phải hợp thời, khi thời đại thay đổi thì chúng cũng phải thay đổi.
Trong chính trường đương thời, sức mạnh là cơ sở để so sánh sự hơn
thua của mỗi nước. Vấn đề bức thiết là bổ sung thực lực cho đất nước ổn
định, phú cường. Từ đó, nước nhỏ có thể tự bảo vệ được mình, nước lớn có
thể tranh bá đồ vương được. Muốn đạt được mục tiêu này, cần phải bắt đầu từ
việc cải tổ nội chính, tự lực cánh sinh, thực hành chủ nghĩa “trọng nông” (coi
trọng việc phát triển nông nghiệp) và chủ nghĩa “cơng quốc” (qn phiệt). Đó
là phương sách chính trị của đế vương [21, 388].
Về nhân sinh quan: Bản tính con người suy đến cùng là “thiện” hay
“ác”? Đại biểu cho Nho gia, Mạnh Tử khẳng định tính “thiện” là bản tính của
con người, nhưng ơng cũng khơng phủ nhận những ảnh hưởng to lớn của yếu
tố hoàn cảnh sống. Theo ông, cần phải thuần dưỡng tính thiện cho thật tốt,
phải kiềm chế những ham muốn.

17


Trái với các Nho gia theo thuyết Đức trị, Tuân Tử lại bàn về tính “ác”
của con người. Đó là những ham muốn vô cùng, vô tận làm cho con người
tranh giành, hãm hại lẫn nhau. Bởi vậy, ông duy trì tư tưởng “lễ trị”, hình
thành nên sức mạnh giáo hóa, giúp con người kiềm chế những ham muốn có
tính bẩm sinh, uốn nắn những hành vi sai lệch, nhằm duy trì trật tự và an tồn
cho xã hội.
Là học trị của Tn Tử, Hàn Phi bàn đến tính người thiết thực hơn, cụ

thể hơn. Ơng khẳng định, bản tính của con người là mưu lợi cho riêng mình,
là ích kỷ và tư lợi. Người ta ln tính tốn cho riêng mình, cái gì có lợi thì
làm, cái gì có hại thì né tránh. Điều mà Tn Tử nói tới như “ham muốn cái
lợi, căm ghét cái ác” theo Hàn Phi, thực ra chỉ là sự tính tốn cho riêng mình
mà thơi, bởi vì, “người thầy thuốc khéo mút vết thương, miệng ngậm máu mủ
của người bệnh, họ chẳng có quan hệ gần gũi ruột thịt máu mủ gì, chẳng qua
là trơng vào lợi ích do tiền bạc chữa bệnh mà con bệnh phải trả mang lại cho
họ;… người bán quan tài chỉ mong cho nhiều người chết yểu, không phải là
thợ đóng quan tài tàn nhẫn, mà vì người ta khơng chết thì quan tài khơng bán
được” (Thiên XVII – Bị nội) [21, 468].
Hàn Phi đẩy tính ác, vị lợi của con người đến mức cực đoan. Trong mối
quan hệ cha - con, chữ “hiếu” của Nho gia đã bị thay thế bằng sự tính tốn lợi
hại tàn nhẫn: “Cha mẹ đối với con, sinh con trai thì mừng, sinh con gái thì
giết, trai gái đều từ lịng cha mẹ ra, mà con trai thì mừng, con gái thì giết, là
do nghĩ đến sau này, đứa nào có lợi lâu dài cho mình hơn. Vậy cha mẹ đối với
con mà cịn đem lịng tính tốn lợi hại, huống hồ là những người khơng có
tình cha con với nhau” (Thiên XLVI – Lục phản) [21, 459].
1.2.1. Lý luận về Pháp
a. Luật pháp phải khách quan và công minh

18


Theo Hàn Phi Tử, luật pháp công minh sẽ loại bỏ được tư lợi. Người ta
không tránh khỏi sự tư lợi, cho nên, pháp luật là để đề ra những mực thước
mà mọi người phải tuân theo, để giữ gìn trật tự xã hội. Bậc minh quân phải
biết hướng thần dân đến lợi ích chung, lợi ích quốc gia, tơn trọng pháp luật.
Muốn pháp luật được công minh, phải xác định rõ ranh giới giữa cơng
và tư. Đó là đạo trị quốc của những ông vua tài giỏi, xác định rõ pháp chế,
loại bỏ ân nghĩa cá nhân, “pháp bất vị thân”. Những điều khoản quy định của

quốc gia do vua đề ra được thi hành công khai. Những điều mang tính cá
nhân riêng tư mà được lan truyền rộng rãi thì xã hội hỗn loạn, những điều
khoản quốc gia được thực thi rộng rãi thì xã hội sẽ ổn định. Bụng dạ tư lợi của
thần dân là chạy theo những ham muốn cá nhân, có những hành vi bỉ ổi để
mưu cầu cái lợi cho riêng mình, gia đình mình. Cho nên, bậc vua tài giỏi,
sáng suốt ngồi trên ngai vàng thì bề tơi sẽ từ bỏ lịng dạ tư lợi đó, thực hiện
những điều khoản quy định của đất nước. Ngược lại, hôn quân mà ngồi trên
ngai vàng thì bề tơi sẽ bất chấp lợi ích chung của quốc gia mà làm việc theo
lòng dạ tư lợi. Cho nên, lịng dạ của quần thần và vua chúa khơng giống nhau,
mối quan hệ vua tơi cũng là sự tính tốn hơn thiệt bởi lịng tư lợi của bề tơi.
Do đó, bậc minh quân cần phải định rõ ban thưởng để khuyến khích
động viên, định rõ hình phạt nghiêm minh để răn đe. Nếu ban thưởng và hình
phạt chính xác, rõ ràng thì dân sẽ dốc lịng, đốc sức; khơng quản ngại hy
sinh; làm được như vậy thì binh lực sẽ cường thịnh, vua được tơn vinh. Cịn
nếu như hình phạt và ban thưởng khơng rõ ràng thì người dân khơng có cơng
lao gì cũng cầu mong được lợi, khi phạm tội cũng cầu mong được tha tội, như
vậy, binh lực của đất nước sẽ yếu kém, vua cũng ở vào vị thế thấp kém, bị áp
bức và lăng nhục. Cho nên có thể nói rằng cơng và tư phải được phân chia
cho rõ ràng, pháp luật và những điều cấm phải được nghiên cứu xem xét kỹ
càng trước khi ban hành (Thiên XIX – Sức tà) [31, 168].

19


Như vậy, theo Hàn Phi Tử, bản tính con người là mưu lợi cho riêng
mình, bề tơi có lịng dạ tư lợi, nhưng nếu khéo léo vận dụng pháp chế rõ ràng,
chính xác để tăng cường kiềm chế những ham muốn cá nhân thì họ cũng biết
chấp hành những quy định của đất nước.
Mặt khác, việc tôn trọng pháp luật cũng sẽ làm cho đất nước giàu mạnh.
Trong thực tế, khơng có nước nào cường thịnh mãi mãi, và cũng khơng có

nước nào cứ yếu kém mãi mãi. Quan lại chấp pháp mà kiên cường, không bẻ
cong pháp luật để theo lợi riêng, đất nước sẽ cường thịnh. Ngược lại, quan lại
chấp pháp mà nhu nhược, bẻ cong pháp luật để chạy theo lợi riêng thì đất
nước sẽ yếu kém, diệt vong (Thiên VI – Hữu độ) [21, 428]. Vua chúa biết tôn
trọng pháp luật để cai trị quần thần thì bề tơi khơng dám lừa gạt, dối trá, nhân
dân yên vui, binh lực cường thịnh, đất nước thái bình. Nếu vua chỉ dựa vào hư
danh mà nhận định là có tài năng và tiến dụng thì bề tơi sẽ xa lánh, ngấm
ngầm kéo bè, kéo cánh để mưu lợi riêng. Nếu như vua dựa vào bè cánh và sự
tiến dẫn để tuyển chọn bề tơi thì nhân dân sẽ tìm cách ngoi lên, dựa dẫm vào
nhau chứ khơng biết tơn trọng và thi hành pháp luật; từ đó, quan lại khơng
phải là những người có tài năng thực sự nên đất nước nhất định sẽ hỗn loạn.
Một nước nằm trong quỹ đạo chính trị thì chắc chắn nhân dân sẽ tôn trọng
pháp luật nhà nước, không dùng tới những phương thuật của riêng mình, một
dạ một lịng, chỉ mong chờ được vua chúa bổ nhiệm, sai khiến.
Pháp luật còn có thể uốn nắn những hành vi lệch lạc, vi phạm pháp luật.
Pháp luật được thiết lập để loại trừ những cái bất hợp pháp và lòng tư lợi.
Pháp luật được thi hành rộng rãi khắp nơi, mọi hành vi lệch lạc sẽ bị tiễu trừ.
Theo Hàn Phi, chính tâm thế thiên vị, lệch lạc là nhân tố gây nhiễu loạn pháp
chế. Chẳng hạn, những người có học thường có tâm tư riêng, coi trọng học
thuật của mình mà nhiễu loạn những chính sách cai trị hiện thời, phỉ báng
pháp luật. Bởi vậy, vua chúa cần phải ngăn cấm họ và thực hiện triệt để luật

20


pháp thì xã hội mới ổn định. Những hiền giả với tiếng tăm lẫy lừng lại không
hề phục vụ đất nước, những kẻ gian không tôn trọng pháp luật vẫn cứ được
ban thưởng, thì vua chúa ngồi trên ngai vàng sẽ chẳng có cách gì khống chế
những lời nói và việc làm bất hợp pháp của họ (Thiên XLV – Ngụy sử) [21,
451]. Như vậy, Hàn Phi đã phê phán gay gắt những hiền sĩ của Nho gia và

Đạo gia; từ đó, ơng kêu gọi các bậc vua chúa phải biết giáo hóa quần chúng
nghe theo bề trên và tơn trọng pháp luật.
b. Định chế pháp luật
Xã hội hỗn loạn, bản tính con người là mưu lợi riêng. Hàn Phi khẳng
định chỉ có pháp luật mới bảo vệ được trị an của xã hội, mới loại bỏ được
lòng tư lợi quá đáng của con người. Nghĩa là, pháp luật phải có những chế
định, chế tài xóa bỏ những tính xấu, hành vi xấu của con người để tạo nên
một nội lực quốc gia mạnh. Pháp luật trở thành chuẩn mực cao nhất của việc
trị quốc.
Để đảm bảo định chế pháp luật, pháp luật phải thành văn và được công
bố rộng rãi. Theo Hàn Phi, cái gọi là “pháp” phải là bộ luật thành văn, được
biên soạn, in ấn cẩn thận, được cơng bố cho mọi người đều biết. Cịn cái gọi
là “thuật” là những biện pháp được giữ kín trong lòng vua để sai khiến quần
thần. Pháp luật càng rõ ràng, rành mạch càng tốt, dân chúng mới thi hành
được. Trong thiên XXXVIII – Nạn tam, ông viết: “…bậc vua sáng nói đến
pháp luật thì những người thấp hèn trong thiên hạ không ai không nghe,
không biết…” [31, 458].
Pháp luật phải rõ ràng, tường tận. Nếu sách vở mơ hồ thì người học
phải suy xét, tìm hiểu ý nghĩa của nó. Pháp lệnh q sơ lược thì mọi người
dân phải tranh luận, thêm bớt ngơn từ; từ đó dễ làm sai lệch ý nghĩa của nó.
Trong thiên XLVII – Bát thuyết, Hàn Phi viết: “Pháp lệnh của bậc minh quân
nhất định phải nêu được các sự việc và dẫn chứng tiêu biểu một cách cụ thể,

21


tỉ mỉ, bằng mọi suy nghĩ của các cá nhân…, như vậy, vua chẳng cần bận tâm
suy nghĩ, chẳng cần phải vất vả cực nhọc mà đất nước vẫn được cai quản
tốt” [31, 522]. Như vậy, pháp luật đã thành văn và được công bố là để tránh
sự ba phải. Pháp luật tường tận, rõ ràng là để tránh mọi người lợi dụng kẽ hở

của luật pháp mà làm mất đi ý nghĩa thực tế của nó. Làm được vậy, mọi người
dân mới có cái để tuân theo, quan lại nắm giữ và thực thi pháp luật để ràng
buộc dân chúng, việc giữ gìn trị an cũng sẽ dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng phải thuận theo thời thế mà tùy cơ ứng
biến. Hàn Phi chủ trương đối diện với hiện thực, trực tiếp trù liệu những biện
pháp chính trị thích hợp với thời cuộc. Thời thế thay đổi thì vấn đề cần giải
quyết cũng thay đổi, cho nên biện pháp thi hành cũng phải sửa đổi cho phù
hợp thì mới có hiệu quả cao. Cho nên, ơng bảo: “…thánh nhân cai trị dân thì
pháp lệnh thay đổi cùng thời đại, mọi điều ngăn cấm cũng sẽ phải cải biến
cùng với sự khôn ngoan, lắm mưu nhiều kế của con người…” (Thiên LIV –
Tâm độ) [31, 588].
Pháp luật cũng cần phải thống nhất và ổn định. Trong thiên XV – Vọng
trưng, Hàn Phi viết: “Thích dùng trí thơng minh của mình để sửa đổi pháp
luật, lại hay xen lẫn việc riêng vào việc công, thay đổi pháp luật hồi, lệnh
bất nhất thì có thể mất nước” [21, 500]. Đương nhiên, pháp lệnh cần phải sửa
đổi cho phù hợp với hồn cảnh thời đại, đó là một ngun tắc lớn. Nhưng khi
luật pháp đã sửa đổi và ban hành thành văn bản thì khơng thể vơ cớ mà thay
đổi liên tục. Bởi vì, pháp luật là nguyên tắc chuẩn mực mà cả nước phải tuân
theo, nó phải được thống nhất và ổn định. Có vậy, người dân mới hiểu pháp
luật, tơn trọng thi hành mà khơng có nghi vấn.
Một điều đặc biệt quan trọng là pháp luật cần phải dễ hiểu, dễ thi hành.
Hàn Phi nói: “Bậc vua sáng suốt lập nên cái thưởng có thể làm được, đặt ra
cái phạt có thể tránh được” (Thiên XXVII – Dụng nhân) [31, 252]. Ông chủ

22


×