Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 107 trang )


Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Viện triết học
* * * * * *





Ngô Văn Hưởng





Sự kết hợp giữa đường lối đức trị
và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428 - 1527)






Luận văn thạc sĩ Triết học












Hà Nội - 2009

Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn



Viện triết học
* * * * * *





Ngô Văn Hưởng





Sự kết hợp giữa đường lối đức trị
và pháp trị của nhà lê Sơ (1428 - 1527)




Luận văn thạc sĩ Triết học



Chuyên ngành : triết học
Mã số : 60 22 80



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Nguyên Việt





Hà Nội - 2009

1
MỤC LỤC

Trang
A. MỞ ĐẦU
2
B. NỘI DUNG
11
Chƣơng I: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ
THỰC HIỆN ĐƢỜNG LỐI TRỊ NƢỚC THỜI LÊ SƠ

11
1.1. Tiền đề chính trị - xã hội và kinh tế………………………………
11
1.2. Tiền đề văn hóa – tƣ tƣởng và lịch sử …………………………
25
Chƣơng 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐƢỜNG LỐI TRỊ NƢỚC
“ĐỨC TRỊ” KẾT HỢP VỚI “PHÁP TRỊ” THỜI LÊ SƠ VÀ Ý
NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ
47
2.1. Chủ trƣơng của triều đại Lê Sơ về thực hiện đƣờng lối trị nƣớc
dựa trên sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị” ……………………………

47
2.2. Vai trò và tác dụng của đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp
“đức trị” với “pháp trị” trong quản lý và xây dựng đất nƣớc thời Lê Sơ

74
2.3. Ý nghĩa của sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị” trong đƣờng lối
trị nƣớc của triều đại Lê Sơ đối với xã hội Việt Nam trong lịch sử và
hiện nay………………………………………………………………….


87
C. KẾT LUẬN
96
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
99




2
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhƣ chúng ta đều biết, đƣờng lối trị nƣớc luôn là một trong những vấn
đề mấu chốt của một nhà nƣớc trong một thời đại nhất định. Một mặt, nó thể
hiện bản chất của nhà nƣớc và mặt khác, bị quyết định bởi mục đích của giai
cấp cầm quyền. Đƣờng lối trị nƣớc còn thể hiện tinh thần bảo vệ độc lập, chủ
quyền quốc gia dân tộc của giai cấp cầm quyền. Chính vì vậy, việc tìm hiểu
đƣờng lối trị nƣớc của một nhà nƣớc cụ thể sẽ giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ
hơn về bản chất của nhà nƣớc đó.
Ở Việt Nam, nhà nƣớc ra đời từ khá sớm, nhƣng phải đến thời đại độc
lập, tự chủ từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV mới bắt đầu xuất hiện mô hình nhà
nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền. Đến thời Lê Sơ, mô hình nhà nƣớc đó
đã có những biến đổi lớn về chất, kéo theo nó là nhu cầu về xây dựng một
đƣờng lối trị nƣớc đảm bảo cho sự ổn định xã hội và trƣờng tồn của vƣơng
triều, đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu an ninh quốc phòng trong lĩnh vực đối
ngoại, đặc biệt là với nƣớc láng giềng Trung Hoa.
Triều đại Lê Sơ là một triều đại khai quốc bằng chiến thắng lịch sử vẻ
vang sau mƣời năm kháng chiến trƣờng kỳ gian khổ. Do đó, sự lựa chọn một
đƣờng lối trị nƣớc hợp lý để tái thiết đất nƣớc, xây dựng vƣơng triều có ý
nghĩa vô cùng to lớn. Sự lựa chọn đƣờng lối trị nƣớc trên cơ sở kết hợp “đức
trị” với “pháp trị” đã có những tiền đề lịch sử quan trọng mà các triều đại
phong kiến trƣớc đó đem lại, tạo đà cho triều đại Lê Sơ phát triển các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá, xã hội của đất nƣớc, đồng thời thực hiện
đƣợc một bƣớc chuyển biến chính trị từ quân chủ phong kiến quý tộc thời Lý -
Trần sang quân chủ phong kiến quan liêu. Tuy nhiên quá trình phát triển của nhà
nƣớc Lê Sơ không phải là theo một con đƣờng bằng phẳng, mà trải qua những
bƣớc thăng trầm, thậm chí thụt lùi. Chính vì vậy, cần phải có cách tiếp cận triết
học duy vật về đƣờng lối trị nƣớc dựa trên cơ sở kết hợp “đức trị” với “pháp trị”
dƣới thời Lê Sơ mới làm rõ đƣợc vai trò và ý nghĩa của nó trong lĩnh vực quản lý


3
xã hội và điều hành đất nƣớc của vƣơng triều này.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, chúng ta đang
tiến hành xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì
dân đòi hỏi phải xây dựng đƣợc một hệ thống pháp luật chặt chẽ trên cơ sở bảo
đảm lợi ích của nhân dân, cùng với đó là việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thời đại. Điều đó đòi hỏi phải có sự xem xét nghiên cứu
kế thừa những yếu tố tích cực và rút ra đƣợc những bài học từ đƣờng lối trị nƣớc
của các giai đoạn trƣớc trong lịch sử để chúng ta hoàn thiện đƣợc bộ máy nhà
nƣớc và có những quyết sách thích hợp.
Với những lý do trên chúng tôi quyết đinh chọn đề tài: “Sự kết hợp
giữa đường lối đức trị với pháp trị của nhà Lê sơ (1428 – 1527)” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài và nguồn tư liệu
2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhìn chung từ trƣớc đến nay chƣa có công trình chuyên khảo nào về
vấn đề mà luận văn đặt ra. Tuyệt đại đa số các công trình nghiên cứu về thời
Lê Sơ là những công trình sử học, văn học mới chỉ dừng lại ở miêu thuật,
phân tích, đánh giá chung về các mặt xã hội, kinh tế, văn hoá, v.v., còn về
đƣờng lối trị nƣớc, đặc biệt là tƣ tƣởng trị nƣớc dựa trên sự kết hợp “pháp trị”
với “đức trị” của nhà Lê Sơ thì chƣa đƣợc đề cập đến một cách có hệ thống.
Trong các công trình nghiên cứu về thời Lê Sơ, mặc dù các công trình nghiên
cứu không trực tiếp đề cập đến đề tài của luận văn, song, ở đó ít nhiều đã đề
cập đến một số luận điểm liên quan đến đề tài này khi nghiên cứu về một thời
đoạn nhất định nào đó. Từ tình hình đó, có thể khái quát thành quả nghiên
cứu trƣớc đây về thời Lê Sơ thành hai lĩnh vực cơ bản dƣới đây.
Lĩnh vực thứ nhất: Những công trình thuộc lĩnh vực sử học về thời Lê Sơ.
Chẳng hạn nhƣ trong cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim xuất bản lần
đầu năm 1919, in lại lần thứ hai vào 1952, khi đề cập đến luật lệ thời Lê Thái Tổ,

tác giả viết: "Trong nƣớc lúc bấy giờ có nhiều ngƣời du đãng, cứ rƣợu chè, cờ bạc

4
không chịu làm ăn tử tế, vậy nên đặt ra phép nghiêm để trị < > sự nghiêm phạt
nhƣ thế thì có thái quá thật, nhƣng mà khiến cho trong nƣớc bớt có thói ngƣời cả
đời không chịu làm gì cả chỉ đi đánh lừa ngƣời khác mà kiếm ăn." [26; 236]. Còn
khi nhận xét về tƣ tƣởng đức trị của Lê Thánh Tông, tác giả viết: “Vua mở nhà tế
bần để nuôi dƣỡng ngƣời đau yếu và sai quan đem thuốc đi chữa bệnh cho dân
khi có dịch tễ. Vua còn đặt ra 24 điều sức cho dân xã giảng đọc để giữ lấy thói
tốt” [26; 244].
Khi nghiên cứu về các vị vua từ sau Lê Hiến Tông, tác giả cũng nhận
định: “Từ vua Lê Uy Mục trở đi thì cơ nghiệp nhà Lê mỗi ngày một suy dần,
vì từ đó về sau không có ông vua nào làm đƣợc việc nhân chính … cho nên
thành ra sự giặc giã, thoán đoạt” [26; 251].
Trần Trọng Kim mặc dù có đề cập đến một số khía cạnh trong đƣờng
lối trị nƣớc của các nhà vua nêu trên, nhƣng ông mới chỉ dừng lại ở sự liệt kê
lịch sử chƣa mang tính hệ thống về vấn đề trên với tƣ cách là một chuyên
khảo.
Tác giả Phạm Văn Sơn trong tác phẩm Việt sử tân biên - Trần Lê thời
đại, NXB Văn hoá Á châu-Sài Gòn 1958, cũng đề cập đến một số khía cạnh
của tƣ tƣởng đức trị của nhà Lê Sơ, nhƣng cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê
những việc làm cụ thể trong một số tình huống, do đó chƣa đƣa ra những
nhận xét khái quát về đƣờng lối trị nƣớc thời kỳ này.
Cũng bàn đến thời Lê Sơ, tác giả Phan Huy Lê trong cuốn Lịch sử chế
độ phong kiến Việt Nam, tập II đã viết về tƣ tƣởng đức trị nhƣ sau: “Các triều
vua thời Lê sơ, đặc bệt là Lê Lợi, có chăm lo đến đời sống nhân dân và đề ra
đƣợc một số chính sách biện pháp cứu tế xã hội ít nhiều có tác dụng thực tế…
các triều sau cũng có tiếp tục chính sách “khinh hình bạc liễm”, lập nhà tế
sinh để nuôi dƣỡng những ngƣời đau yếu, bắt các xã trƣởng, các quan lại địa
phƣơng phải thu dƣỡng những ngƣời tàn phế, bệnh tật không thân thuộc trông

nom. Trong một xã hội phong kiến tất nhiên những chính sách tốt đẹp ấy
không thể đƣợc thực hiện đầy đủ nhƣng ít nhất cũng phản ánh một thái độ

5
quan tâm của nhà nƣớc đối với đời sống nhân dân” [27; 38].
Trong cuốn Lịch sử Việt Nam, tập I do Ủy ban khoa học xã hội xuất
bản năm 1971, mặc dù không trực tiếp bàn đến đƣờng lối trị nƣớc của thời Lê
Sơ, nhƣng khi viết về thời kỳ này, ban biên soạn cũng đề cập đến tƣ tƣởng
đức trị và pháp trị nhƣ sau: “Pháp luật thời Lê cấm nông dân bỏ làng xã ra đi.
Chính quyền dựa vào công xã nhƣ những đơn vị bóc lột để bắt nông dân nộp
tô thuế, chịu binh dịch và lao dịch… Tuy nhiên, trong thế kỷ XV khi nền sản
xuất đang phát triển, chính quyền còn chăm lo đến kinh tế thì đời sống của
nông dân và nhân dân lao động nói chung còn tƣơng đối ổn định” [69; 274].
Ngoài ra, trong những năm gần đây, một số luận văn, luận án và trên
một số tạp chí cũng có những công trình nghiên cứu hoặc trực tiếp, hoặc gián
tiếp bàn đến một số khía cạnh của đƣờng lối trị nƣớc thời Lê Sơ nhƣ: Chế độ
đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ (1428 – 1527) luận án phó tiến sỹ
khoa học lịch sử của Đặng Kim Ngọc, Các chính sách về xã hội của nhà nước
thời Lê Sơ (1428 – 1527) luận án tiến sỹ khoa học lịch sử của Lê Ngọc Tạo,…
Song nhìn chung, những công trình đó mới chỉ đề cập đến một hay một số
khía cạnh của vấn đề phụ thuộc vào nhiệm vụ nghiên cứu chuyên ngành của
sử học.
Lĩnh vực thứ hai, đó là những công trình nghiên cứu tƣ tƣởng và lịch sử
tƣ tƣởng. Trƣớc hết phải kể đến cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam do Nguyễn
Tài Thƣ làm chủ biên xuất bản năm 1993. Trong công trình này, khi nhận xét
về thời Lê Sơ, các tác giả cũng đƣa ra một số ý kiến về vua Lê Thánh Tông,
cho rằng, “đóng góp quan trọng của Lê Thánh Tông là xây dựng đƣợc một
đƣờng lối trị nƣớc có thể đáp ứng đƣợc đòi hỏi của phát triển xã hội lúc bấy
giờ. Đó là đƣờng lối trị nƣớc kiểu “văn trị” hay nói cách khác là “lễ trị” hay
“đức trị”” [63; 303].

Vũ Khiêu trong cuốn Đức trị và pháp trị trong Nho giáo, xuất bản năm
1995, đã phân tích về ảnh hƣởng của đƣờng lối pháp trị đối với nhà Lê Sơ,
đặc biệt là giai đoạn Lê Thánh Tông. Tác giả đã đƣa ra nhận xét chính xác

6
rằng: “Ngƣời ta có lí khi coi triều đại Lê Thánh Tông là dấu hiệu cực thịnh
của phong kiến Việt Nam <…>, thời kỳ làm vua 38 năm của ông là thời kỳ
đất nƣớc ổn định về chính trị, vững vàng về quân sự, phát triển về mọi mặt
kinh tế - xã hội, văn hóa. Có thể coi đó là thời kỳ kết hợp hài hòa giữa đức trị
và pháp trị ở đỉnh cao của văn hóa dân tộc” [23; 33].
Gần đây, trong cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, của Huỳnh Công Bá,
xuất bản năm 2007 đã đề cập đến đƣờng lối đức trị của Lê Thánh Tông. Tác
giả viết: “Đóng góp của Lê Thánh Tông là đã xây dựng đƣợc một đƣờng lối
trị nƣớc kiểu “đức trị”. Để xây dựng xã hội đó, ông chủ trƣơng coi trọng và
sử dụng những ngƣời xuất thân từ Nho gia… Ông chủ trƣơng “quả dục”, tức
là phải tu dƣỡng sao cho ít tham vọng cá nhân để không làm hại đến lợi ích
của nhà nƣớc phong kiến. Song cái mới trong đƣờng lối “đức trị” của Lê
Thánh Tông là phải đƣợc xây dựng trên cơ sở đời sống ấm no của nhân dân”
[1; 118].
Khi đề cập về đƣờng lối pháp trị ở Việt Nam tác giả nhận xét: “Chịu
ảnh hƣởng của đƣờng lối và tổ chức cai trị của Trung Quốc, các nhà chính trị
và Nho gia Việt Nam cũng áp dụng chủ trƣơng “ngoại Nho, nội Pháp” họ tiếp
nhận một cách đƣơng nhiên chủ trƣơng cai trị dùng pháp luật của Pháp gia mà
không tự biết, vẫn cho đó là việc làm của đƣờng lối nhân chính, đức trị, xem
đó là một công cụ phụ giúp cho việc cai trị” [1; 135]. Khi bàn trực tiếp đến
triều Lê Sơ, tác giả viết: “Đến triều Lê, vua Lê Thái Tổ tham khảo pháp luật
nhà Đƣờng đặt ra chế độ Ngũ hình <…> lệ Bát nghị <…> và đặc biệt nhà vua
đã trừng trị nghiêm khắc các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, rƣợu chè,…” [1; 136].
Ngoài ra thuộc lĩnh vực này còn bao gồm các luận văn, luận án và các bài
báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, đây là loại hình công trình chiếm số

lƣợng lớn. Loại hình này đa phần là những công trình nghiên cứu về một khía
cạnh, một mặt nào đó trong tƣ tƣởng của các nhà vua đối với quản lý xã hội
trong thời đại Lê Sơ, hoặc nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động của một vị vua
cụ thể. Do tình hình nhƣ vậy, chúng tôi chỉ nêu một số công trình tiêu biểu liên

7
quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đó là:
- Lê Thánh Tông – nhà chính trị tài năng và nhà văn hóa lớn, của tác giả
Nguyễn Duy Quý đăng trên tạp chí Văn học, số 1 – 1993. Trong công trình này
tác giả nhận xét: “Về mặt tƣ tƣởng, Lê Thánh Tông chủ trƣơng tôn sùng Nho
học”<…> “Lê Thánh Tông dùng luật pháp để an dân, điều này có lý do của nó.
Nếu nhƣ không có luật pháp thì lấy gì để khắc phục những hậu quả từ thời Nhân
Tông để lại” <…> “Về mặt xã hội, Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện chủ trƣơng
pháp trị của Lê Thánh Tông”[69; 108 – 109].
- Lê Thánh Tông và sự nghiệp của ông trong bối cảnh lịch sử đất nước
thế kỷ XV, của Phan Huy Lê. Tác giả nhận xét: “Trong lịch sử quan chế Việt
Nam, Lê Thánh Tông là một ngƣời chủ trƣơng pháp trị kiên quyết. Thành tựu
lập pháp tiêu biểu nhất của ông là Bộ Lê triều hình luật, thƣờng đƣợc gọi là
luật Hồng Đức gồm 6 quyển, 721 điều <…>. Đây là bộ luật tƣơng đối hoàn
chỉnh biểu thị tƣ tƣởng pháp trị và chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ”. [69;
160].
- Tư tưởng Lê Thánh Tông và triều đại thịnh trị của ông, của Nguyễn
Tài Thƣ, đăng trên tạp chí Triết học số 6 – 1997. Tác giả viết: “Lịch sử đã
chứng tỏ rằng đƣờng lối chính trị nhân nghĩa do Nguyễn Trãi đề xuất là
đƣờng lối thích hợp nhất trong việc xây dựng triều đại ở thời bình. Đƣờng lối
này đã có tác dụng làm cho nền kinh tế đất nƣớc dƣới các triều vua Lê: Thái
Tổ, Thái Tông, Nhân Tông đƣợc hƣng thịnh, làm cho lòng ngƣời, cả nƣớc
ngƣỡng vọng và cố kết với nhà Lê” [69; 256].
Ngoài ra còn có nhiều các công trình khác nghiên cứu về thời Lê Sơ
nhƣ: “Hệ tư tưởng Lê” của Nguyễn Duy Hinh đăng trong số 6 – 1986; “Về

đường lối trị nước của Lê Thánh Tông” của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ, in trong
Lê Tha
́
nh Tông (1442 – 1497) con ngƣơ
̀
i va
̀

̣
nghiê
̣
p , xuất bản năm 1997….
Nhƣng nhìn chung cho đến nay chƣa có công trình nào trực tiếp đi sâu nghiên
cứu về sự kết hợp đức trị với pháp trị trong đƣờng lối trị nƣớc của nhà Lê Sơ
một cách đầy đủ và có hệ thống với tính cách là một quá trình từ Lê Lợi cho đến

8
vị vua cuối cùng của nhà Lê Sơ để từ đó đƣa ra sự khái quát triết học về đƣờng
lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị” trong suốt một trăm năm
trị vì của triều đại này.
2.2. Các nguồn tài liệu
Đƣờng lối trị nƣớc của một thời đại là lĩnh vực rộng, đƣợc thể hiện trên
nhiều lĩnh vực, cho nên nguồn tài liệu mà luận văn tiếp cận, khai thác cũng
tƣơng đối phong phú và đa dạng.
Nguồn tài liệu cơ bản và chủ yếu làm cơ sở cho việc nghiên cứu của
luận văn là bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên và các sử thần
triều Lê biên soạn vào các thế kỷ XV – VII, đã đƣợc dịch và đƣợc nhà xuất
bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1998.
Để nghiên cứu về đƣờng lối pháp trị của nhà Lê sơ, một nguồn tài liệu
khác cũng khá quan trọng là bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức), Huấn

điều… đều đã đƣợc dịch ra tiếng Việt hiện đại.
Cùng với các tài liệu trên, một số tài liệu khác cũng đƣợc chúng tôi sử
dụng, đó là các công trình chuyên khảo, tham khảo, sách giáo khoa, giáo
trình, luận án, luận văn, các bài báo đã đƣợc đăng tải trên các tạp chí nhƣ
Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản, v.v., tất cả đều là
những tài liệu quý báu mà chúng tôi tham khảo để hoàn thành luận văn của
mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn
Luận văn trình bày một cách hệ thống và phân tích nội dung đƣờng lối
trị nƣớc dựa trên sự kết hợp đức trị với pháp trị của nhà Lê Sơ trong sự
nghiệp tái thiết đất nƣớc và xây dựng vƣơng triều, đồng thời làm rõ ý nghĩa
của nó đối với Việt Nam trong lịch sử và hiện nay.
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ
sau đây:
- Tìm hiểu những tiền đề cơ bản cho sự hình thành và thực hiện đƣờng lối

9
trị nƣớc dựa trên sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị” của thời Lê Sơ.
- Phân tích những nội dung cơ bản trong đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự
kết hợp “đức trị” với “pháp trị” của nhà Lê Sơ thông qua một số nhà vua tiêu
biểu của triều đại này cũng nhƣ của các nhà Nho tiêu biểu và bộ luật đƣợc
ban hành dƣới triều đại này.
- Bƣớc đầu đƣa ra sự đánh giá khái quát về vai trò, tác dụng của đƣờng
lối trị nƣớc này đến xã hội thời Lê sơ nói riêng, đến các giai đoạn lịch sử tiếp
theo và thời đại ngày nay ở nƣớc ta nói chung.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của
Đảng thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII,
IX, X về các vấn đề nhà nƣớc, tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tƣ tƣởng, xem

đó là cơ sở lý luận để nhìn nhận, phân tích và đánh giá về vấn đề nhà nƣớc,
đƣờng lối trị nƣớc và tƣ tƣởng của thời Lê Sơ.
Để đáp ứng đƣợc mục đích và yêu cầu đặt ra của luận văn, trong quá
trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu
là: phƣơng pháp lịch sử cụ thể; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp
logic, v.v. để làm rõ đƣờng lối trị nƣớc thời Lê Sơ.
5. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Thông qua nguồn tƣ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi hệ thống hóa các chủ
trƣơng của vƣơng triều Lê Sơ cũng nhƣ các tƣ tƣởng tiêu biểu về đƣờng lối trị
nƣớc dựa trên sự kết hợp giữa pháp trị và đức trị. Từ kết quả đạt đƣợc, luận
văn góp phần vào việc làm rõ tƣ tƣởng về đƣờng lối trị nƣớc trong lịch sử tƣ
tƣởng Việt Nam. Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Thông qua đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị”
của nhà Lê sơ, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu vị trí và vai trò của giai cấp phong
kiến cầm quyền cũng nhƣ ảnh hƣởng của đƣờng lối đó đến sự thịnh suy của đất

10
nƣớc thời Lê Sơ.
Từ việc nghiên cứu đƣờng lối trị nƣớc của thời Lê sơ, chúng tôi rút ra
những kinh nghiệm, bài học lịch sử của nó để vận dụng vào công cuộc đổi mới
đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay của nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nƣớc nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo còn
bao gồm 2 chƣơng với 5 tiết.



11
Chương I
NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH
VÀ THỰC HIỆN ĐƢỜNG LỐI TRỊ NƢỚC THỜI LÊ SƠ
1.1. Tiền đề chính trị - xã hội và kinh tế
1.1.1. Nhà nước thời Lê Sơ
Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân ta đầu thế kỷ XV kết thúc thắng lợi vào năm 1428, đã đƣa đến sự ra
đời của một triều đại mới - triều đại Lê Sơ, chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của
nhà Minh. Lê Lợi, vị lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa đƣợc tôn lên
làm vua, mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nƣớc và dân tộc. Triều đại
Lê Sơ gắn với nền văn minh Đại Việt và một nền quân chủ chuyên chế quan
liêu trọng Nho.
Trải qua 20 năm chiến tranh với biết bao mất mát, thƣơng đau, giờ đây
giành lại đƣợc đất nƣớc, có hoà bình, đó chính là điều kiện thuận lợi để nhân
dân ta khôi phục cuộc sống của mình. Về phía triều đình vua Lê Thái Tổ lo
việc bình công khen thƣởng, thiết lập quan chức, bình ổn biên cƣơng, từ chỉ
huy một đội quân chiến đấu sang điều khiển một triều đình, một quốc gia với
nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá giáo dục, Lê Thái Tổ và triều thần nhà Lê
đứng trƣớc những khó khăn phức tạp không kém phần quyết liệt.
Về tổ chức nhà nƣớc, nhà Lê Sơ không giống nhƣ mô hình tổ chức của
nhà Trần, trên là hoàng đế dƣới là các quý tộc nắm giữ mọi công việc của
triều đình quốc gia. Dƣới thời Lê Thái Tổ, vị Lam Sơn động chủ lên ngôi
hoàng đế, các công thần đầu mục trở thành đại thần, toàn bộ tƣớng lĩnh khởi
nghĩa Lam Sơn trở thành thành viên của chính quyền phong kiến, họ từ bốn
phƣơng về tụ nghĩa, giờ trong chính quyền dù họ là Lê hay đƣợc ban họ Lê
vẫn khó có thể lấy quan hệ tông tộc để quy tụ họ. Nếu so sánh nhà nƣớc
phong kiến theo theo mô hình Nho giáo bậc quân minh thông qua lễ nghĩa để
xác lập và thực thi hoàng quyền với chúng dân thì hình mẫu này cũng không
thực hiện đƣợc dƣới thời Lê Thái Tổ vì quần thần xung quanh Lê Lợi lúc này


12
phần nhiều là võ tƣớng, họ có nhiều công huân nhƣng ít học thức, thiếu khả
năng quản lý xã hội, lãnh đạo văn hoá.
Mặc dù khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vào 1428 nhƣng nhà nƣớc Lê Sơ
cùng với những chính sách chế độ của nó đã sớm hình thành, có mầm mống
từ những năm trƣớc khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi hoàn toàn. Có thể lấy
mốc khởi đầu cho việc hình thành nhà nƣớc Lê Sơ là từ cuối năm Bính Ngọ
(1426) với việc Bình Định Vƣơng Lê Lợi tiến quân ra Bắc giải phóng Đông
Đô.
Sau 8 năm chiến đấu đến 1426 cuộc khởi nghĩa Lam sơn đã giành đƣợc
những thắng lợi cơ bản, hình thái của cuộc chiến tranh đã có những biến đổi
căn bản có lợi cho ta. Nghĩa quân đã giải phóng đƣợc một vùng đất rộng lớn
từ Thanh Hoá vào đến Thuận Hoá, tạo thành một hậu phƣơng vững chắc cho
cuộc chiến tranh lâu dài để giành độc lập hoàn toàn. Lực lƣợng nghĩa quân đã
lớn mạnh và có bƣớc trƣởng thành vƣợt bậc, có đủ cả bộ binh, thuỷ binh, kỵ
binh và tƣợng binh. Những thắng lợi to lớn về quân sự và chính trị liên tiếp
càng làm tăng thêm sức mạnh của nghĩa quân cả về vật chất và tinh thần.
Những thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn dội ra Bắc đã cổ vũ mạnh mẽ cho
nhân dân ta ở những vùng địch chiếm đóng. Trái ngƣợc với tình hình của ta,
quân địch dù còn đông nhƣng đã mất sức tiến công, tinh thần sa sút đang phải
chuyển dần sang thế phòng ngự.
Trong thời gian đóng dinh ở Bồ Đề, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã
đồng thời làm hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và tổ chức xây dựng đất nƣớc.
Ngay ở đây, Lê Lợi đã cho lập dinh thự, dựng tầng lầu để quan sát giặc Minh
đang bị vây trong thành Đông Quan. Sử cũ gọi là dinh Bồ Đề.
Sau chiến thắng giặc Minh vào năm 1428 Lê Lợi còn đặt triều đình ở
đây một thời gian dài cho đến tháng 4-1428 mới chuyển vào thành Đông
Quan.
Đầu năm Đinh Mùi (1427), Lê Lợi đã đặt các chức quan tổng bốn đạo.

Sang đầu năm 1428, Lê Lợi lại chia nƣớc thành năm đạo và đặt quan chức

13
trấn giữ.
Về văn hoá, Lê Lợi đã chia các quan đi tế thần núi, sông, miếu, xã, bái
tạ lăng tẩm các triều đại trƣớc, truy tôn tổ tông và dâng thụy hiệu.
Tháng 4-1428, Lê Lợi và triều đình chuyển vào thành Đông Kinh. Ngày
15 tháng 4, Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thuận
Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lê Lợi đã bắt tay ngay vào công cuộc phục
hồi đất nƣớc, xây dựng bộ máy tổ chức chính quyền từ trung ƣơng tới địa
phƣơng. Nhà nƣớc phong kiến mới này ra đời trong hoàn cảnh đầy những khó
khăn và phức tạp.
Sau mấy chục năm bị giặc Minh thống trị, áp bức, vơ vét triệt để, nền
kinh tế nƣớc ta đình đốn, nhân dân đói khổ. Nền văn hoá dân tộc cũng bị tiêu
huỷ nặng nề. Những sách vở, bia, ký bị chúng đốt phá, những công trình nghệ
thuật từng nổi tiếng một thời nhƣ chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh, chùa
Long Đọi …bị phá huỷ.
Trƣớc tình hình đó, triều đình Lê Sơ đã ra sức thi hành nhiều biện pháp
tích cực nhằm phục hồi cuộc sống. Nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ này là giải
quyết vấn đề ruộng đất, khôi phục lại nền kinh tế, ổn định xã hội. Trong đó
lấy kinh tế nông nghiệp làm căn bản. Một trong những công việc quan trọng
lúc này là xây dựng đƣợc một nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền ở
mức độ cao. Hai nhiệm vụ trƣớc tiên mà Lê Lợi và các quần thần tập trung
giải quyết là sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong cả nƣớc và xây dựng bộ
máy nhà nƣớc quân chủ trung ƣơng tập quyền.
Sau khi dẹp yên giặc Minh, tổ chức chính quyền cũ đƣợc Lê Lợi xây
dựng trƣớc đó dần dần đƣợc củng cố và phát triển. Lê Lợi đặt thêm các chức
Tƣớng Quốc, Thái Bảo, Thái Uý để cai trị đất nƣớc. Lúc này lãnh thổ nƣớc ta
bao gồm miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Trên phạm vi lãnh thổ đó,

vào năm 1428 Lê Lợi chia nƣớc ra làm 5 đạo: Đông đạo, Tây đạo, Bắc đạo,
Nam đạo, Hải Tây đạo [59;38].

14
Đứng đầu mỗi đạo có chức Hành Khiển trông coi các mặt quân dân và
tƣ pháp, nắm giữ các việc sổ sách, kiện tụng ở trong đạo. Dƣới chức Hành
Khiển có các chức Tham Chi, Đồng Chi, Chủ Bạ, Đạo Thuộc. Các đạo đều
đặt các ban tả hữu giữ của cải chứa trong kho tàng. Lại đặt chức tổng quản
chỉ huy các vệ quân trong đạo.
Dƣới đạo có các đơn vị hành chính nhỏ hơn nhƣ Trấn, Lộ, rồi đến Phủ,
Huyện, Châu. Mỗi đơn vị hành chính này đều có một cấp bộ chính quyền
tƣơng đƣơng nhƣ trấn có các chức Trấn Phủ Sứ, Lộ có các chức An Phủ Sứ,
Tổng Quản, Đồng Tri; Phủ có chức Tri Phủ, Đồng Tri Phủ; Chiêu Thảo Sứ;
riêng vùng dân tộc thiểu số thì đặt thêm chức Tri Châu, Đại Tri Châu lấy các
tù trƣởng sung vào.
Đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã. Lúc này, hệ thống chính quyền
phong kiến đã chi phối khá chặt chẽ xuống tận cấp xã. Năm 1428, Lê Lợi chia
xã làm 3 loại: đại xã gồm 100 ngƣời trở lên, trung xã gồm 50 ngƣời trở lên,
và tiểu xã gồm 10 ngƣời trở lên; số xã quan cũng đƣợc quy định: đại xã 3
ngƣời, trung xã 2 ngƣời và tiểu xã 1 ngƣời.
Toàn bộ hệ thống chính quyền đều tập trung quyền hành về tay triều
đình trung ƣơng. Đứng đầu triều đình là nhà vua, rồi đến các chức tả hữu
Tƣớng Quốc, Tam Thái, Tam Thiếu, Tam Tƣ, đều dành riêng cho những tôn
thất và đại công thần. Bên dƣới là hai ban văn võ.
Về ban văn có các chức Đại Hành khiển, Thƣợng thƣ các bộ và các cơ
quan chuyên trách nhƣ Nội mật viện, Ngũ hình viện, Bí thƣ giám, Hàn lâm
viện, Ngự sử đài
Về ban võ có các chức Đại tổng quan, Đại đô đốc, Đô tổng quản chỉ
huy quân thƣờng trực ở kinh thành và các vệ quân ở các đạo.
Trong thời kỳ Lê Sơ, đặc biệt giai đoạn đầu, chúng ta thấy mặc dù bộ

máy nhà nƣớc còn sơ sài nhƣng ở đó đã thể hiện đƣợc sự giàng buộc, hỗ trợ
nhau của các cơ quan nhà nƣớc trong cai trị dân chúng. Có thể hệ thống hoá
bộ máy hành chính và quan chức của Lê Sơ nhƣ sau:

15
Hệ thống đơn vị hành chính
Quan chức đứng đầu
Triều đình
Vua
Đạo
Hành khiển
Trấn - Lộ
Trấn phủ sứ - An phủ sứ
Phủ - Huyện - Châu
Tri phủ - Tri huyện - Tri châu

Xã quan
Việc chia nhƣ vậy cũng phần nào làm rõ trách nhiệm của từng quan
chức lúc bấy giờ. Tính cho đến trƣớc thời Lê Thánh Tông hệ thống nhà nƣớc
Lê Sơ bao gồm:
1. Đứng đầu nhà nƣớc là Vua Lê có toàn quyền trong việc tuyển bổ, bãi
miễn quan lại cũng nhƣ đối nội, đối ngoại.
2. Các cơ quan văn phòng: trực tiếp giúp đỡ nhà vua trong điều hành và
chỉ đạo công việc, bao gồm: các sảnh (Trung thƣ sảnh, Thƣợng thƣ sảnh, Hạ
môn sảnh, Hoàng môn sảnh, Nội thị sảnh), đó là những cơ quan giúp nhà vua
hoạch định các chính sách, đƣờng lối trị nƣớc, ban hành và kiểm tra thực hiện
các chủ trƣơng của nhà nƣớc; Hàn Lâm viện (đứng đầu là Hàn lâm đại học sỹ,
có nhiệm vụ soạn thảo thơ, văn, chế, biểu ); Bí Thƣ giám (đứng đầu là Bí
thƣ giám học sỹ, là cơ quan trông coi thƣ viện của nhà vua).
3. Các cơ quan đầu não: đƣợc nhà vua uỷ nhiệm, thay mặt nhà vua để

cai trị, điều hành toàn bộ các hoạt động trong nƣớc. Đứng đầu là các Tể
tƣớng, Á tƣớng, Tƣớng quốc và phó Tƣớng quốc. Bao gồm các cơ quan nhƣ:
Chính sự viện và Nội Mật viện có nhiệm vụ coi xét các việc trọng đại của
triều đình.
4. Các cơ quan chuyên môn gồm có: Quốc sử viện, Thái chúc viện,
Quốc Tử Giám, Tam quán, Ngũ Hình viện, Đình Uý ty, Ngự sử đài.
Năm 1433, vua Thái Tổ chết, Thái tử Nguyên Long lên nối ngôi. Đó là
vua Thái Tông với hai niên hiệu là Thiệu Bình (1434 - 1439) và Đại Bảo
(1440 - 1442). Nguyên Long lên làm vua khi mới 11 tuổi, mọi việc trong triều
lúc đó đều do phụ chính Lê Sát quyết đoán. Năm 1437, Thái Tông giết Lê

16
Sát, trực tiếp nắm quyền hành. Trong 9 năm làm vua của mình Thái Tông
cũng đã đề ra nhiều chính sách góp phần chỉnh đốn lại triều đình, ổn định xã
hội.
Năm 1442, Thái Tông chết, Thái tử Bang Cơ lên ngôi khi đó mới 2
tuổi. Đó là vua Nhân Tông với 2 niên hiệu là Thái Hoà (1443 - 1453) và Diên
Ninh (1454 - 1459). Trong thời kỳ đầu, tức những năm thuộc niên hiệu Thái
Hoà, Tuyên Từ hoàng thái hậu nhiếp chính, nắm mọi quyền bính trong triều.
Thái hậu chém, giết công thần, buông thả cho quan lại tham ô, hối lộ. Nền
kinh tế trong nƣớc không đƣợc chú trọng. Trong nƣớc xảy ra nhiều thiên tai,
nhiều nơi mất mùa, nạn đói kém xảy ra liên miên. Từ năm 1453, Nhân Tông
mới thực sự nắm quyền và đã đề ra đƣợc một số luật lệ, quy định một số chế
độ cho nhà nƣớc Lê Sơ, kinh tế và xã hội dần có những chuyển biến mới.
Năm 1459, cuộc phản biến của Lê Nghi Dân xảy ra, hai mẹ con Nhân
Tông đều bị giết chết. Nghi Dân lên ngôi đổi niên hiệu là Thiên Hƣng. Mặc
dù thời gian cầm quyền của Nghi Dân chỉ có 8 tháng nhƣng ông cũng đã củng
cố lại triều đình trung ƣơng. Nghi Dân chia đặt quan chức trong triều làm 6
bộ nhƣ vậy đến thời Nghi Dân triều đình đã đủ 6 bộ là Lại, Lễ, Hộ, Binh,
Hình, Công, đồng thời Nghi Dân còn đặt ra 6 khoa. Trong khoảng thời gian

cầm quyền của mình Nghi Dân cũng cố gắng khôi phục kinh tế ổn định xã hội
nhƣng với định kiến về kẻ cƣớp ngôi nên Nghi Dân không đƣợc sự đồng
thuận nhiều từ phía các quan lại trong triều. Nghi Dân làm vua đƣợc 8 tháng
thì các công thần của Nhà Lê do Nguyễn Xí, Đinh Liệt cầm đầu đã nổi binh
giết bọn tay chân của Nghi Dân rồi phế Nghi Dân xuống làm Lệ Đức Hầu sau
đó bắt phải thắt cổ tự tử.
Sau khi phế bỏ Nghi Dân, con thứ của Thái Tông là Tƣ Thành đƣợc
mời lên làm vua tức Lê Thánh Tông nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt
Nam. Thánh Tông với hai niên hiệu là Quang Thuận (1460 - 1469) và Hồng
Đức (1470 - 1497) là vị vua ở ngôi lâu nhất của thời Lê Sơ. Ông cũng là vị
vua đã góp phần quan trọng nhất trong việc củng cố chế độ quân chủ quan

17
liêu tập quyền trung ƣơng. Trong thời Thánh Tông bộ máy nhà nƣớc quân
chủ trung ƣơng đã phát triển tới mức cao nhất của nó. Các chế độ, quy chế về
mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá đều đƣợc hoàn thành ở thời Thánh Tông,
làm mẫu mực cho các triều đại phong kiến sau này.
Năm 1466, Lê Thánh Tông chia lại các đơn vị hành chính, chia cả nƣớc
làm 12 đạo: Thánh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trƣờng, Nam Sách,
Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hƣng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
Lạng Sơn. Hai huyện Quảng Đức và Thọ Xƣơng vốn là đất kinh kỳ thì đặt
thành một khu vực hành chính đặc biệt trực thuộc triều đình gọi là phủ Trung
Đô.
Đứng đầu mỗi đạo có hai ty: Đô ty quản lĩnh quân đội, đứng đầu là
Tổng binh và Thừa ty trông coi việc hành chính và tƣ pháp, đứng đầu là
Tuyên chính sứ, sau này đổi thành Thừa chính sứ. Dƣới đạo có phủ, châu rồi
đến huyện và xã. Việc chia nhỏ các khu vực hành chính này thể hiện một
bƣớc phát triển của nhà nƣớc quân chủ tập quyền trung ƣơng, giúp cho đƣờng
lối cai trị sau này của ông.
Năm 1467, Thánh Tông ra lệnh cho các đạo phải đi điều tra khám xét

núi sông đồng ruộng và sƣu tập các sự tích trong xứ rồi vẽ tranh thành bản đồ
ghi chú rõ ràng gửi lên bộ Hộ để chuẩn bị vẽ một tập bản đồ cả nƣớc. Năm
1469, tập bản đồ này hoàn thành gồm 12 đạo thừa tuyên là: Thanh Hoá, Nghệ
An, Thuận Hoá, Hải Dƣơng, Nam Sơn, Sơn Tây, Kinh Bắc, An Bang, Tuyên
Quang, Hƣng Hoá, Lạng Sơn, Ninh Sóc. Đến năm 1471, sau khi chiếm thêm
một phần đất Chiêm Thành, Lê Thánh Tông đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam.
Để tập trung quyền lực về tay mình, năm 1471 Lê Thánh Tông đặt thêm
Ty Hiến sát ở các đạo. Nhiệm vụ của các Ty Hiến sát là xét xử kiện tụng và
giám sát mọi công việc trong đạo để kịp thời tâu trình lên triều đình. Nhƣ
vậy, điểm đặc biệt trong bộ máy nhà nƣớc Lê Sơ thời Thánh Tông là việc
hoàn chỉnh tổ chức thanh tra giám sát. Đó chính là Ngự Sử đài ở Trung ƣơng
và Hiến sát sứ ty ở cấp đạo thừa tuyên.

18
Dƣới thời Lê Thánh Tông, vào năm 1490, ông lại chia nƣớc làm 13 xứ,
gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải dƣơng, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hƣng Hoá, Lạng Sơn, An Bang, Thuận Hoá và
Trung Đô phủ, với 53 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hƣơng, 36 phƣờng và
6851 xã.
Về tổ chức chính quyền nhà nƣớc đến thời Lê Thánh Tông cũng đƣợc
sắp xếp, chấn chỉnh lại nhằm tập trung mọi quyền lực vào tay nhà vua kiểm
soát chặt chẽ các cấp địa phƣơng. Thậm chí, để tăng cƣờng quyền lực của nhà
vua, Lê Thánh Tông đã bỏ chức Tể tƣớng, trực tiếp nắm hết quyền bính vào
tay. Chế độ quân chủ quan liêu tập quyền đến đây đã phát triển đến đỉnh cao
của nó.
Năm 1471, Lê Thánh Tông ban bố lệnh cải tổ lại bộ máy chính quyền
trung ƣơng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các chức quan và tập trung
quyền bính vào tay mình: "Đất đai bờ cõi ngày nay so với trƣớc kia khác nhau
nhiều lắm; Không thể không thân hành nắm quyền chế tác, làm trọn đạo biến
thông. Ở trong quân vệ đông đúc thì năm phủ chia nhau nắm giữ, việc công

bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm. Cấm binh coi giữ ba ty để làm nanh vuốt,
tim óc. Sáu khoa để xét bác trăm ty, sáu tự để thừa hành mọi việc. Thông
chính sứ ty để tuyên bố đức hoá của vua và đề đạt nguyện vọng của dân. Ngự
sử án sát để tâu hặc các quan làm bậy, soi xét ẩn khuất cho dân. Bên ngoài thì
mƣời ba thừa ty cùng tổng binh coi giữ địa phƣơng, đô ty thủ ngự thì chống
giữ các nơi xung yếu, phủ, châu, huyện là để gần dân, bảo, sở, quan là để
chống giặc; tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn nhau. Do đó, gọi
lính, lấy quân là việc của đốc phủ, mà Bộ binh phải nắm chung; chi ra thu vào
là chức của Hộ bộ, mà Hộ khoa phải giúp đỡ, Lại bộ thăng bổ lầm ngƣời thì
Lại khoa đƣợc phép bác bỏ. Lễ bộ nghi chế không hợp lệ, thì Lễ khoa có
quyền hặc tâu. Hình khoa xem xét công việc xử án của Hình bộ phải trái nhƣ
thế nào; Công khoa kiểm điểm quá trình làm việc của Công bộ siêng năng hay
lƣời biếng. Đến nhƣ việc xét duyệt sổ sách quân nhu hàng đống, hay phân biệt

19
chọn lựa tƣớng suý, thiên tỳ, trong các quân của thủ phủ thì các quan kinh lịch,
thủ lĩnh đều đƣợc phép tra xét, đàn hặc cả" [36; 454].
Dƣới thời Lê Thánh Tông kinh tế đặc biệt đƣợc coi trọng, Lê Thánh
Tông đã đặt ra một số cơ quan chuyên trông coi về nông nghiệp nhƣ Sở đồn
điền trông coi về ruộng đất; sở Tàm tang trông coi việc trồng dâu nuôi tằm;
Sở Thực thái coi việc trồng rau; Sở Điền mục coi việc chăn nuôi gia súc.
Ngoài ra, thời Lê Thánh Tông còn có các chức Khuyến nông sứ để khuyên
răn dân chú trọng về nghề nông, chức Hà đê sứ để trông nom việc đê điều cho
dân.
Nhƣ vậy, cho đến thời Lê Thánh Tông, trải qua quá trình xây dựng và
chỉnh đốn, chính quyền Lê Sơ đã đạt đến sự phát triển hoàn thiện. Đó là một
chính quyền quân chủ quan liêu tập trung cao độ thể hiện sức mạnh chi phối
của triều đình trung ƣơng xuống các địa phƣơng và quyền chuyên chế tuyệt
đối của nhà vua. Dƣới thời Lê Thánh Tông nƣớc ta đã đạt đến đỉnh cao của sự
thịnh vƣợng trong lịch sử phong kiến. Tuy nhiên, chỉ mấy năm sau khi Lê

Thánh Tông mất, đất nƣớc đã bƣớc vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện, triền
miên và kéo dài trong lịch sử nƣớc ta, mà triệu chứng mở đầu là vào các triều
vua Uy Mục đế (1505 - 1509) và Tƣơng Dực đế (1510 - 1516). Chúng tôi sẽ
phân tích kỹ điều này trong chƣơng sau.
Nhà nƣớc Lê Sơ nhƣ chúng tôi đã phân tích mà cụ thể là nhà vua -
ngƣời đứng đầu nhà nƣớc chính là chủ thể của đƣờng lối trị nƣớc đồng thời
cũng là cơ sở để đƣờng lối trị nƣớc đó có thể thÿ921ÿfcÿÿÿÿu7879?n
đƣ̖ÿÿÿfc.
1.1.2. Xã hội thời Lê Sơ
Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Năm 1428, vƣơng triều Lê
Sơ đƣợc thành lập, đất nƣớc trải qua những chuyển biến mới với những thành
tựu rực rỡ trong công cuộc khôi phục kinh tế, ổn định xã hội và xây dựng
quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ.
Nhà Lê Sơ đã cố gắng xây dựng một nhà nƣớc phong kiến với chế độ

20
quân chủ tập quyền trong khuôn khổ một quốc gia nông nghiệp. Nhà nƣớc
Đại Việt thời Lê Sơ có những thay đổi cơ bản khác về chất so với Đại Việt
thời trƣớc. Sự khác biệt về chất thể hiện tập trung trên các mặt: chính trị, kinh
tế, văn hoá - xã hội.
Về chính trị, nhà nƣớc quân chủ phong kiến quan liêu đã từng bƣớc
đƣợc xây dựng thay thế nhà nƣớc quân chủ quý tộc thân dân của thời Lý -
Trần. Nhà Lê đặc biệt đến thời Lê Thánh Tông đã trở thành nhà nƣớc phong
kiến quan liêu tập quyền cao độ, tất cả các vua của nhà Lê Sơ đều muốn xây
dựng một nhà nƣớc phong kiến quan liêu tập quyền. Các quan lại thời Lê Sơ
chủ yếu do thi cử hoặc tiến cử ngoài ra là các bậc quan lại có công huân, các
quý tộc thân cận nhà Lê hầu hết không đảm nhiệm các chức vụ quan trọng
thậm trí ở một số triều đại họ còn bị sát hại vì lo sợ sự tranh quyền đoạt lợi.
Về kinh tế, đó là sự phát triển mạnh mẽ của chế độ sở hữu tƣ nhân và sự
xuất hiện của giai cấp địa chủ quan lại và phi quan lại làm chỗ dựa cho nhà

nƣớc. Kinh tế thời Lê Sơ chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, gắn liền với nó là
vấn đề ruộng đất.
Nếu nhƣ ở thời Trần tình trạng mua bán ruộng đất đã trở thành phổ
biến, không chỉ trong nhân dân mà nhà nƣớc cũng bán ruộng đất cho nhân
dân. Cùng với việc mua bán ruộng đất, chế độ điền trang thái ấp giành riêng
cho vƣơng hầu, quý tộc làm nảy sinh một tầng lớp địa chủ mới gồm nhiều
loại: quý tộc, tông thất quan lại, thứ dân. Đối lập với tầng lớp này là nông
dân, lao động gồm nhiều thành phần khác nhau: tiểu nông, tá điền, dân nghèo
làm thuê, nô tỳ…đứng đầu bậc thang đẳng cấp trong xã hội thời Trần là tầng
lớp vƣơng hầu quý tộc với nhiều đặc quyền đặc lợi và đáy cùng của xã hội là
nông nô, nô tỳ có nguồn gốc khác nhau xuất hiện phổ biến với chế độ điền
trang thái ấp của quý tộc. Nhƣng sang thời Lê Sơ trải quá trình vận động phát
triển kinh tế, mở mang văn hoá, xã hội Đại Việt trong giai đoạn này khác xã
hội thời Lý - Trần và các xã hội trƣớc đó trên nhiều phƣơng diện. Trong đó,
quan trọng nhất là chế độ điền trang ở giai đoạn này về cơ bản đã bị xoá bỏ.

21
Nhà Lê Sơ ngay từ đầu đã chủ trƣơng xoá bỏ chế độ điền trang thái ấp. Tuy
nhiên, một số điền trang của triều đại trƣớc vẫn còn tồn tại nhƣng đã bị nhà
nƣớc kiểm soát chặt chẽ. Cùng với chế độ điền trang, chế độ nô tỳ cũng bị thủ
tiêu, còn chăng chỉ là những tù binh trong các cuộc chiến tranh bắt đƣợc,
đƣợc sử dụng chủ yếu trong việc khẩn hoang, lập đồn điền và nô bộc phục vụ
cho các thế gia phú hào tồn tại dai dẳng nhƣ một tàn dƣ của chế độ cũ.
Về văn hoá tư tưởng, ở thời Lê Sơ hệ tƣ tƣởng Nho giáo chiếm vị trí
chính thống, độc tôn. Nếu nhƣ xã hội thời Lý - Trần, Phật giáo đƣợc coi là
quốc giáo chi phối mọi hoạt động của nhà nƣớc và sinh hoạt xã hội thì sang
thời Lê, Phật giáo, Đạo giáo bị đẩy lùi. Nho giáo đƣợc nhà nƣớc đặc biệt suy
tôn và là công cụ tinh thần để trị nƣớc an dân. Dƣới thời Lê Thái Tổ nhiều
trƣờng học đã đƣợc mở xuống tận dƣới Lộ, thu nạp mọi đối tƣợng vào học trừ
những ngƣời xƣớng ca và tội nhân.

Cùng với việc đƣa Nho giáo lên địa vị độc tôn, thời Lê Sơ giáo dục
khoa cử đặc biệt đƣợc coi trọng và là phƣơng thức chủ yếu trong tuyển chọn
quan lại. Trải qua 100 năm thống trị Nhà Lê Sơ đã mở đƣợc 26 kỳ thi với 989
tiến sỹ. Số trí thức này hầu nhƣ đi theo con đƣờng quan lộ, là nguồn bổ sung
chủ yếu cho bộ máy nhà nƣớc.
Về kết cấu của xã hội, nếu dựa theo cách xem xét truyền thống là dựa
vào nghề nghiệp bao gồm quan và tứ dân thì xã hội thời Lê Sơ bao gồm các
tầng lớp nhƣ: sĩ, nông, công, thƣơng.
Nếu nhƣ thời Trần, vua chia sẻ quyền lực với các vƣơng hầu quý tộc,
tầng lớp này có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chống ngoại xâm, dẹp loạn
và trong quản lý xây dựng đất nƣớc thì đến thời Lê Sơ đặc biệt dƣới thời Lê
Thánh Tông, nhà nƣớc đã đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập quyền cao độ. Tất
cả quyền lực tập trung vào tay vua, nhà vua tự mình giữ quyền chế tác, điều
khiển đất nƣớc. Dƣới thời Lê Sơ dù thời đầu hay giai đoạn sau các quan lại
đều có điểm chung là họ xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau của xã hội
thông qua hai con đƣờng chủ yếu là công huân và tài năng (thi cử hoặc tiến

22
cử) của từng ngƣời.
Dù xuất thân từ tầng lớp nào thì khi bƣớc vào quan trƣờng họ đều đƣợc
xếp vào bậc "cha mẹ của dân", với dân họ có nghĩa vụ "chăm dắt". Quan và
dân là hai tầng lớp cùng tồn tại trong xã hội, trong đó quan có nhiều cấp bậc,
dân có nhiều tầng lớp, nhƣng có một điểm chung đó là họ đều là thần dân của
vua, tất cả đều là đối tƣợng xã hội của nhà nƣớc quân chủ do nhà vua đứng
đầu.
Quan dƣới thời Lê bao gồm hai ban văn - võ, có nhiều tầng lớp xuất
thân qua thi cử, bảo cử hoặc tiến cử. Tuy nhiên quan lại trong buổi đầu thiết
lập vƣơng triều Lê Sơ chủ yếu là các cá nhân có công khai quốc công thần, họ
có nhiều công huân trong chiến trận nhƣng lại ít học thức. Tầng lớp này dần
bị thay thế bởi tầng lớp quan lại đƣợc đào tạo qua thi cử ở các triều đại sau

này. Đội ngũ quan chức thời Lê Sơ rất đồ sộ gồm quan trong và ngoài triều
với phẩm hàm xếp sắp thành 18 bậc (chánh và tòng) từ nhất phẩm đến cửu
phẩm, tập hợp trong bộ máy nhà nƣớc có nhiệm vụ quản lý đất nƣớc, cai trị
nhân dân, tuyệt đối trung thành với nhà vua.
Cùng với quan lại là tầng lớp tứ dân, bao gồm:
- Sĩ: dƣới thời Lê Sơ tầng lớp này xuất hiện ngày càng nhiều. Họ là
những ngƣời học Nho, xuất thân từ nhiều tầng lớp của xã hội và là nguồn để
tuyển vào đội ngũ quan lại. Tuy nhiên, không phải ai trong tầng lớp này cũng
đƣợc ra làm quan, một khi làm quan họ hiện diện trong xã hội với hai tƣ cách
vừa là bậc cha mẹ của dân, vừa là nho sĩ. Nếu không làm quan họ về làm thầy
gắn chặt với đời sống làng xã, đƣợc xếp vào hàng đầu của tứ dân. Chính vì
vậy mà dù ở chốn quan trƣờng hay nơi thôn xã họ đều đƣợc xã hội trọng
vọng.
- Nông: đây là bộ phận chiếm đa số trong xã hội phong kiến Việt Nam
nói chung. Họ là lực lƣợng sản xuất chủ yếu tạo ra của cải cho xã hội, đồng
thời là nguồn cung cấp binh lính, lao dịch cho đất nƣớc. Dƣới thời Lê Sơ tầng
lớp này bị phân hoá mạnh mẽ bao gồm nhiều hạng từ ngƣời có ruộng tƣ hữu,

23
địa chủ, tiểu nông đến những ngƣời không có ruộng đất phải đi lĩnh canh nộp
tô cho ngƣời khác.
Sau nông dân là tầng lớp nô tỳ, mặc dù không nhiều nhƣng vẫn tồn tại
nhƣ một tàn dƣ của chiến tranh. Nô tỳ gồm hai loại là quan nô và tƣ nô, họ
phục dịch trong các cung điện, dinh thự, các đồn điền hoặc các gia đình giàu
có.
- Thợ thủ công: dƣới thời Lê Sơ mặc dù thủ công nghiệp chƣa tách rời
nông nghiệp để trở thành một ngành kinh tế độc lập, nhƣng nó vẫn tồn tại. Số
lƣợng thợ thủ công dƣới thời Lê Sơ không nhiều và gắn với hoạt động kinh tế
làng xã. Tuy nhiên, ở triều đình do nhu cầu về xây dựng cung điện, thành
quách đã ra đời cục Bách Tác là nơi tập hợp, trƣng dụng thợ thủ công có tay

nghề cao từ các địa phƣơng đến làm việc. Dƣới làng xã số lƣợng thợ thủ công
có tay nghề với một số nghề nhƣ: dệt, gốm, kim hoàn, khai thác mỏ tồn tại
bên cạnh nghề nông nhƣ một lực lƣợng không thể thiếu đƣợc. Song cũng
giống nhƣ các thời trƣớc, trong khuôn khổ của một xã hội nông nghiệp, lực
lƣợng này không thể là lực lƣợng năng động có tác động chi phối sự vận động
của xã hội.
- Thƣơng nhân: chiếm một số lƣợng không nhiều và về cơ bản họ vẫn
chỉ là những ngƣời buôn bán nhỏ trao đổi giữa các địa phƣơng với nhau. Họ
không đƣợc nhà nƣớc quan tâm chú trọng, đặc biệt là tầng lớp ngoại thƣơng.
Tầng lớp thƣơng nhân bị coi rẻ, thậm chí còn bị nguyền rủa bởi Lê Thánh
Tông trong bài Thập giới cô hồn Quốc ngữ văn: “Của phi nghĩa làm nên rợp
nƣớc, Lòng bất nhân truyền để làm ca. Lừa đảo so xem nào có khác, Ngƣời ta
lại bán đƣợc ngƣời ta” [77; 454].
Một bộ phận dân cƣ khác tồn tại trong xã hội mà chủ yếu là từ giai cấp
nông dân mà ra đó là binh lính. Cũng nhƣ các vƣơng triều của các thời khác
binh lính luôn giữ vai trò quan trọng đối với một nhà nƣớc một quốc gia. Đây
là tầng lớp những ngƣời nông dân mặc áo lính, họ chính là công cụ bạo lực
của nhà nƣớc, gắn liền với bộ máy nhà nƣớc. Họ chịu sự điều động của nhà

×