Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* * *





PHẠM THỊ KIM CƯƠNG


ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN MỘT SỐ LĨNH
VỰC
CHỦ YẾU TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT
NAM
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX



LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC


Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60.22.80



HÀ NỘI - 2007

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


* * *





PHẠM THỊ KIM CƯƠNG


ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN MỘT SỐ LĨNH
VỰC
CHỦ YẾU TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT
NAM
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX



LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC


Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60.22.80
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI - 2007



1
MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 8
Chương 1 8
BỐI CẢNH XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ VẤN ĐỀ TÁI ĐỘC TÔN NHO GIÁO 8
1.1. Khái lược về Nho giáo và vị trí, vai trò của Nho giáo ở Việt Nam trước
thế kỷ XIX 8
1.1.1. Nho giáo và những tư tưởng cơ bản của Nho giáo 8
1.1.2. Vài nét về Nho giáo Việt Nam trước thế kỷ XIX 22
1.2. Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX và sự tái độc tôn Nho giáo 30
1.2.1. Bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX 30
1.2.2. Vị trí, vai trò của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX 41
Chương 2 47
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO DƯỚI TRIỀU
NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 47
2.1. Ảnh hưởng của Nho giáo trong việc hoạch định đường lối cai trị và
quản lý xã hội 47
2.1.1. Ảnh hưởng của Nho giáo trong việc xây dựng hệ tư tưởng và đường lối
cai trị 48
2.1.2. Vai trò của đạo làm vua trong cai trị và quản lý xã hội 58
2.1.3. Quan niệm về dân và vai trò của dân 60
2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực giáo dục - khoa cử 68
2.3. Ảnh hưởng của Nho giáo tới việc xây dựng và thi hành pháp luật 79
2.4. Giá trị chủ yếu và hạn chế cơ bản của Nho giáo triều Nguyễn trong
giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX 92
2.4.1. Những giá trị chủ yếu của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX92
2.4.2. Những hạn chế cơ bản của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX93
KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội, học thuyết đạo đức ra đời
ở Trung Quốc từ thời cổ đại. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời
Bắc thuộc, đã đóng vai trò quan trọng là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội
phong kiến Việt Nam gần một nghìn năm. Trong từng thời kỳ lịch sử hình
thành, phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, các triều đại phong kiến
Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo ở các mức độ đậm nhạt khác nhau. Vì
vậy, vai trò, vị trí của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam ở mỗi thời
kỳ, mỗi giai đoạn cũng khác nhau với những nét đặc thù riêng.
Với tinh thần “chúng ta không phân tích, đánh giá những hiện tượng tư
tưởng bằng bản thân tư tưởng. Chúng ta tìm hiểu tư tưởng Nho giáo gắn liền
với những điều kiện xã hội cụ thể trong đó nó đã nảy sinh, phát triển và suy
tàn” và “không thể có một thứ Nho giáo chung cho các thời đại, một thứ Nho giáo
nhất thành bất biến, thích ứng ở khắp mọi nơi, mọi lúc” [35, tr. 151]. Do vậy mà,
điều quan trọng là cần phải “… đi vào lịch sử Nho giáo, nêu lên tính quy luật của
sự du nhập phát triển và suy vong của nó. Công việc ấy sẽ góp phần đánh giá một
cách sâu sắc vai trò và ảnh hưởng của nó trong toàn bộ đời sống xã hội của nhân
dân ta từ xưa đến nay, góp phần xử lý những vấn đề của nó trên một cơ sở khoa
học chặt chẽ nhất” [35, tr. 149].
Dưới triều Nguyễn, khi đất nước thống nhất, một yêu cầu bức thiết đặt
ra cho giai cấp phong kiến Việt Nam là phải có một hệ tư tưởng, một chủ
nghĩa nào đó làm quốc giáo, làm công cụ chuyên chính. Trước nhu cầu tập
trung mọi quyền hành, thống nhất chính trị, thống nhất tư tưởng, nhà Nguyễn
đã tiếp tục sự lựa chọn như các triều đại phong kiến trước đó là lấy Nho giáo
làm cơ sở tư tưởng của đạo trị nước và tiếp tục độc tôn Nho giáo. Như nhiều

thời kỳ trước đây của chế độ phong kiến Việt Nam, tư tưởng Nho giáo là công
cụ chủ yếu để bảo vệ địa vị thống trị, lợi ích và uy quyền của giai cấp phong
kiến thống trị. Nhà Nguyễn lựa chọn Nho giáo như là cứu cánh duy nhất để
phục hưng chế độ phong kiến cũng như củng cố tham vọng xây dựng triều đại
bền vững, hùng mạnh. Nhưng dưới triều Nguyễn, các yếu tố tiêu cực nhất
trong Hán Nho, Tống Nho được triều Nguyễn khai thác và sử dụng triệt để.
Những quan niệm về Thiên mệnh, Tam cương, Ngũ thường với những hạn

3
chế và tính chất tiêu cực của nó đều biến thành công cụ, phương tiện hữu hiệu
nhất nhằm củng cố ngôi vua, duy trì và bảo vệ địa vị thống trị cùng những lợi
ích của giai cấp phong kiến thống trị.
Nửa đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn là giai đoạn tư tưởng Nho giáo
và hệ tư tưởng phong kiến cực quyền giữ vai trò thống trị tuyệt đối trong bối
cảnh chế độ phong kiến Việt Nam ngày càng trì trệ, khủng hoảng và dần suy
vong.
Sự độc tôn tuyệt đối của Nho giáo dưới triều Nguyễn chứng tỏ rằng,
nhà Nguyễn tái địa vị độc tôn của Nho giáo trong kiến trúc thượng tầng của
xã hội phong kiến Việt Nam, tuyệt đối hoá vai trò chi phối của Nho giáo trong
mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và con người là chủ yếu nhằm khôi
phục và củng cố chế độ phong kiến, địa vị thống trị của giai cấp phong kiến
Việt Nam, ngay cả khi chế độ này đang có nguy cơ sụp đổ do những nguyên
nhân chủ quan và khách quan, do quy luật của sự vận động, phát triển xã hội
đầu thế kỷ XIX ở Việt Nam quy định.
Nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo đối với chế độ phong kiến Việt
Nam là một trong những nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XIX. Có nhiều vấn đề đặt ra xung quanh chủ đề này như: Tại sao triều
Nguyễn lựa chọn Nho giáo là quốc giáo? Nho giáo thời kỳ này ảnh hưởng
như thế nào đối với xã hội Việt Nam? Tại sao Nho giáo không thể vực dậy
chế độ phong kiến mục ruỗng thối nát? Mặt khác, bên cạnh việc chỉ ra

những hạn chế của Nho giáo thời kỳ này, chúng ta cần phải thấy được vai trò
tích cực của nó trong việc duy trì những giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam, và hơn nữa, “chúng ta không nghiên cứu lịch sử vì lịch sử. Mọi
hứng thú tìm tòi về quá khứ chỉ có ý nghĩa khi nó nhằm cải tạo hiện tại và xây
dựng tương lai” [35, tr. 147].
Trong luận văn này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu nghiên cứu
tất cả những vấn đề như đã nêu ra ở trên mà chúng tôi chỉ giới hạn việc
nghiên cứu, tìm hiểu một số lĩnh vực chủ yếu nhất của xã hội phong kiến Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XIX chịu ảnh hưởng đậm nét và sâu sắc nhất của Nho
giáo như: chính trị - xã hội, giáo dục, xây dựng và thi hành pháp luật nhằm
góp phần đánh giá đúng đắn ảnh hưởng, vai trò của Nho giáo đối với xã hội
phong kiến Việt Nam trong thời gian này. Từ góc độ triết học, chúng tôi lựa

4
chọn vấn đề: “Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong
xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” làm đề
tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sỹ triết học của mình, để có cách nhìn
khách quan hơn về Nho giáo và những ảnh hưởng của nó đến xã hội phong
kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài của Luận văn, từ trước đến nay, ở Việt Nam đã có
nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo, về Nho giáo ở Việt Nam, cùng
những lĩnh vực chủ yếu của xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu
sắc của Nho giáo. Trong đó, nghiên cứu về Nho giáo và ảnh hưởng của nó
dưới triều Nguyễn thế kỷ XIX có những công trình chủ yếu như:
Trong cuốn sách Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến Cách mạng tháng Tám, GS. Trần Văn Giàu đã phân tích, đánh giá những
ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo trong một số lĩnh vực của đời sống tinh
thần và xã hội Việt Nam như thế giới quan, xã hội quan, chính trị, đạo đức.
Cuốn Nho giáo tại Việt Nam do tác giả Lê Sỹ Thắng chủ biên, đã giới

thiệu các nội dung nghiên cứu của nhiều tác giả trong cuộc Hội thảo: “Nho
giáo trong lịch sử và tàn dư của nó trong xã hội Việt Nam”. Cuốn sách là bản
tổng tập những tham luận nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung
và Nho giáo Việt Nam nói riêng. Trong đó có một số bài tham luận đề cập
đến lịch sử của Nho giáo nói chung và lịch sử phát triển của Nho giáo tại Việt
Nam nói riêng, ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử nói chung và từng lĩnh
vực văn hoá, tư tưởng nói riêng tại Việt Nam. Đó là một công trình lớn song
chưa thật sự đi sâu nghiên cứu và có hệ thống về một giai đoạn phát triển của
Nho giáo cũng như những ảnh hưởng của nó đến xã hội phong kiến Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XIX.
Trong cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, tác giả Lê Sỹ Thắng đã
chỉ ra những ảnh hưởng sâu rộng và nổi bật của Nho giáo trong lịch sử tư
tưởng, văn hoá, xã hội nước ta trong thế kỷ XIX. Tác giả cuốn sách này đã có
những đóng góp to lớn về mặt tư liệu trong việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng
Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX nói riêng. Song
đó chưa phải là công trình nghiên cứu chuyên sâu về những ảnh hưởng của
Nho giáo đến xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX…

5
Luận án Tiến sĩ Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và sự thể hiện
của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) của tác giả Nguyễn
Thanh Bình đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của
học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo, sự thể hiện của Nho giáo trong đời
sống tinh thần con người Việt Nam và phân tích vai trò của Nho giáo trong
việc hoạch định đường lối của chế độ phong kiến. Đây là một công trình
nghiên cứu với phạm vi rộng và bao quát toàn bộ các giai đoạn phát triển của
chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX chịu ảnh
hưởng của Nho giáo với những mức độ đậm nhạt khác nhau tuỳ từng thời kỳ
cụ thể. Trong luận án này, những ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo đối với xã
hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX chỉ được đề cập đến ở một mức

độ nhất định. Vì vậy đây cũng chưa phải là công trình nghiên cứu sâu về
những ảnh hưởng của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
Cuốn "Nho học ở Việt Nam - Giáo dục và thi cử" của tác giả Nguyễn
Thế Long, đã trình bày tương đối có hệ thống những giai đoạn phát triển của
Nho giáo ở Việt Nam, nội dung giáo dục Nho học ở Việt Nam. Trong đó, giáo
dục Nho học ở Việt Nam được đề cập nhiều nhất về những vấn đề: nội dung
học, quan điểm giáo dục, các lối văn cử nghiệp, nhận định về thi cử Nho học.
Cuốn sách đã dành một phần nghiên cứu về giáo dục - khoa cử thời Nguyễn,
các nhà Nho dưới triều Nguyễn, với một số nhận định quan trọng về nền giáo
dục khoa cử Nho học ở triều đại này. Nhưng về tổng thể, cuốn sách này chưa
đi sâu nghiên cứu về giáo dục khoa cử Nho học ở Việt Nam nói chung và
dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng.
Trong cuốn Nho học và Nho học ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Tài Thư
từ góc độ triết học, đã vạch ra và phân tích những nội dung chủ yếu của Nho
học cũng như vai trò của nó trong lịch sử và tư tưởng Việt Nam. Một trong
những nội dung của cuốn sách được tác giả đề cập đến là “Nho học triều
Nguyễn - Nội dung, tính chất và vai trò lịch sử”, mà chủ yếu là nói tới vai trò
xã hội của Nho học, cụ thể là vai trò của Nho học đối với sự phát triển của xã
hội Việt Nam thế kỷ XIX. Tác giả đã khái quát và đưa ra những nhận định về
Nho học và vai trò của Nho học dưới triều Nguyễn. Song đây cũng chưa phải
là công trình nghiên cứu sâu về vai trò, ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã
hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

6
Ngoài ra, liên quan đến đề tài của Luận văn, còn có nhiều học giả đáng
kính như: Trần Trọng Kim, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Vũ Khiêu, Trần
Đình Hượu, Nguyễn Tài Thư, Lê Văn Quán, Quang Đạm,… với nhiều công
trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và Nho giáo Việt Nam nói riêng cũng
như những ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam qua các thời kỳ.
Các tác phẩm, công trình nghiên cứu của các học giả ấy về Nho giáo Việt

Nam đã góp phần làm sáng tỏ hơn, cụ thể hơn về vị trí, vai trò và ảnh hưởng
của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam và đưa ra những gợi mở mà
người nghiên cứu sau có thể kế thừa, phát huy. Song vẫn còn những vấn đề,
những nhận định trong các công trình này cần được tiếp tục nghiên cứu; vẫn
còn có những phương diện cần phải bổ sung và cần phải làm rõ, đặc biệt là
những ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam
dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích
Thông qua việc phân tích những ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo trong
một số lĩnh vực của xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu
thế kỷ XIX, luận văn chỉ ra những đóng góp và hạn chế chủ yếu của nó trong
xã hội phong kiến Việt Nam giai đoạn này.
Nhiệm vụ
Xuất phát từ lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu và mục đích nghiên
cứu của đề tài, luận văn trình bày và phân tích những nội dung sau:
- Bối cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX và vấn đề tái độc tôn
Nho giáo.
- Những ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt
Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX ở một số lĩnh vực chủ yếu như:
chính trị, giáo dục, pháp luật.
- Những giá trị chủ yếu và hạn chế cơ bản của Nho giáo dưới triều
Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nho giáo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX và ảnh hưởng của nó trong xã
hội phong kiến Việt Nam thời kỳ này.

7
Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo đến
một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XIX như: chính trị, giáo dục - khoa cử, xây dựng và thi hành pháp luật.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin và những nhận thức về Nho giáo, Nho giáo ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học; các
phương pháp luận chủ yếu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như
phương pháp: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, hệ thống
hoá… nhằm làm rõ những ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo trong xã hội phong
kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn chỉ rõ và hệ thống hoá những ảnh hưởng chủ yếu của Nho
giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX trong một số lĩnh vực: chính trị,
giáo dục - khoa cử, xây dựng và thi hành pháp luật.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần tìm hiểu, hệ thống hoá và làm sâu sắc hơn nhận
thức về vai trò, vị trí và những ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XIX.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu và
giảng dạy Lịch sử Triết học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nho giáo Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội
dung của luận văn bao gồm 2 chương với 6 tiết.


8
NỘI DUNG

Chương 1
BỐI CẢNH XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ VẤN ĐỀ TÁI ĐỘC TÔN NHO GIÁO
1.1. Khái lược về Nho giáo và vị trí, vai trò của Nho giáo ở Việt Nam trước
thế kỷ XIX
1.1.1. Nho giáo và những tư tưởng cơ bản của Nho giáo
Nho giáo là một học thuyết triết học, chính trị - xã hội, đạo đức ra đời
và phát triển trong xã hội phong kiến Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến
quốc. Nho giáo do Khổng Tử (551-479 TCN) sáng lập, nhưng tư tưởng Nho
giáo đã có trước Khổng Tử. Các tư tưởng cơ bản của Nho giáo nằm trong các
bộ kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, được Khổng Tử san định lại với tinh thần
“thuật nhi bất tác” nhằm tiếp thu, hệ thống lại và khẳng định những nguyên
tắc cai trị, nguyên lý cơ bản của Nho giáo. Kinh điển của Nho giáo bao gồm
Tứ thư (Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử, Luận Ngữ) và Ngũ kinh (Thi, Thư,
Lễ, Dịch, Xuân Thu). Trong hơn hai nghìn năm tồn tại với tư cách là dòng
chính của văn hoá Trung Quốc, Nho giáo đã gìn giữ và làm giàu di sản văn
hoá Trung Quốc, văn hoá Phương Đông. Quá trình phát triển của Nho giáo có
thể khái quát thành hai giai đoạn chính: Nho giáo Tiên Tần và Nho giáo từ
nhà Hán đến nhà Thanh.
Nho giáo Tiên Tần hay còn gọi là Nho giáo nguyên thuỷ với các nhà tư
tưởng tiêu biểu như: Khổng Tử (551 - 479 TCN) sáng lập, Mạnh Tử (372 -
289 TCN), Tuân Tử (313 - 238 TCN) kế thừa và phát triển. Trong thời kỳ
“Bách gia tranh minh”, “Bách gia chư tử” này, Nho giáo chưa có được ưu thế
song nó đã thể hiện tính hệ thống và mang nhiều tính tích cực, nhân bản. Với
lý tưởng thiết lập lại trật tự lễ pháp nhà Chu, hướng tới một thiên hạ bình trị,
Nho giáo chủ trương dùng Nhân trị, Đức trị để giáo hoá, quản lý xã hội. Nho
giáo đã đưa ra hàng loạt các chuẩn mực như: Nhân, Lễ, Nghĩa, Hiếu, Trung…

nhằm điều chỉnh hành vi của con người, tạo ra con người của xã hội phong
kiến có tôn ti trật tự. Tóm lại, Nho giáo thời kỳ này “coi trọng việc hoàn thiện

9
đạo đức cá nhân và các sách lược làm cho dân yên nước trị thông qua “nhân
học” của Khổng Tử, “nhân chính” của Mạnh Tử và “lễ luận” của Tuân Tử”
[110, tr 84].
Nho giáo trong thời kỳ chế độ phong kiến Trung Quốc từ sau Khổng,
Mạnh (nhà Hán đến nhà Thanh) được phát triển và sử dụng với vai trò là cơ
sở lý luận để xây dựng, duy trì bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập
quyền, thiết lập trật tự, kỷ cương của chế độ phong kiến phù hợp với yêu cầu
và lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Sự phát triển của Nho giáo thời
kỳ này, với từng triều đại phong kiến, có các khuynh hướng khác nhau: Đổng
Trọng Thư thời nhà Hán, với tư tưởng thần bí hoá vương triều, đề cao thuyết
“thiên nhân tương cảm”, hợp nhất phụ quyền, vương quyền với thần quyền,
đồng thời tiếp thu các tư tưởng của Pháp gia trong việc cai trị, tạo ra một
chính sách cai trị hai mặt “ngoại nho, nội pháp”; nhà Tuỳ, Đường lại có xu
hướng “điều hoà Tam giáo” (Nho, Phật, Đạo); nhà Tống, Nho giáo tiếp thu
nhiều tư tưởng của Đạo giáo và Phật giáo, tập trung vào các phạm trù Lý, Khí
và Nho giáo đóng vai trò làm vũ khí thống trị trong đời sống tinh thần của xã
hội phong kiến; Nho giáo thời Nguyên, Minh, Thanh nhìn chung đều theo
Tống Nho. Như vậy, trong thời kỳ sau Khổng, Mạnh, Nho giáo trở nên thần
bí hoá, kết hợp chặt chẽ giữa thần quyền với thế quyền, phục vụ cho mục đích
chính trị là bảo vệ và duy trì địa vị thống trị của giai cấp phong kiến.
Nho giáo không phải là tôn giáo mà là học thuyết chính trị - đạo đức
của giai cấp phong kiến, trong mỗi thời kỳ, mỗi triều đại đều có một thứ Nho
giáo của riêng thời kỳ đó, triều đại đó. Để tóm tắt tư tưởng chủ đạo, cốt lõi
của Nho giáo nói chung là điều rất khó. Theo giáo sư Trần Văn Giàu: “Cái
chung nhất đó, cái cơ bản nhất đó là cương thường. Và, cùng với cương
thường là những: bát điều mục, cửu trù, thiên mệnh, chính danh, tuỳ thời,

nhân trị, quân tử và tiểu nhân, v.v… Những cái ấy được tất cả hay số đông
các nhà Nho các thời xem là chân lý vĩnh cửu: chân lý vĩnh cửu trời cho, đó
cũng gọi là “đạo”, “thiên địa chi thường hình, cổ kim chi thông nghị” và
“thiên địa bất biến, đạo diệc bất biến”. Đó là những loại mắt kính mà tất cả
hay hầu hết các nhà Nho đều mang vào để nhìn mọi hiện thực, xét mọi sự
việc” [24, tr. 95].

10
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo và tư tưởng cơ bản của
Nho giáo. Mỗi giai đoạn phát triển của Nho giáo lại có sự kế thừa, bổ sung
các tư tưởng trước đó, song tựu trung lại, tư tưởng cơ bản của Nho giáo đề
cập đến những vấn đề: nguồn gốc thế giới, con người; vị trí, vai trò của con
người trong thế giới, trong đó phần lớn nội dung của Nho giáo là những tư
tưởng về chính trị, xã hội.
* Lý giải về nguồn gốc thế giới và vạn vật, quan niệm của Nho giáo có
hai xu hướng cơ bản. Theo quan niệm duy tâm, trong Kinh Lễ, mọi vật có
nguồn gốc do trời sinh ra: “Vạn vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ”. Nguồn gốc
của vũ trụ, theo khuynh hướng duy tâm, xét đến cùng là trời. Khổng Tử và
các học trò của ông không nói rõ ràng, hệ thống về “trời”. Có khi trời được
quan niệm như là quy luật, trật tự của vạn vật: “Trời có nói gì đâu mà bốn
mùa cứ vận hành, vạn vật cứ sinh hoá mãi”; có khi trời lại được nhìn nhận
như là một thực thể có nhân cách, có ý chí, có quyền năng vô hạn đối với vạn
vật và con người. Sống - chết, giàu - nghèo…, theo Khổng Tử đều do trời quy
định, đều là do “mệnh trời”, con người với nỗ lực chủ quan không thể thay
đổi được mệnh trời mà chỉ có thể hiểu, phục tùng và làm theo mệnh trời.
Thậm chí, theo Khổng Tử, Đạo có thể lưu hành hay không cũng là do mệnh
trời.
Cũng trong quan niệm về thế giới, Khổng Tử coi quỷ thần là khí thiêng
của trời đất, là không minh chứng được, không nhìn thấy, không nghe thấy,
không có vai trò đối với con người. Song ông lại chủ trương, đối với quỷ thần

con người phải tế, kính quỷ thần: “tế thần như thần tại” và “kính quỷ thần, nhi
viễn chi, khả vị tri bề” (quỷ thần thì kính trọng, nhưng tránh xa ra, không nên
mong đợi thần cứu giúp).
Như vậy ở Khổng Tử, một mặt, ông đề cao vai trò và truyền bá sức
mạnh của trời, mặt khác, ông vẫn coi hoạt động của con người giữ vai trò
quan trọng trong cuộc sống của họ. Dù không phủ nhận sự tồn tại của quỷ
thần, nhưng ông khuyên con người nên kính trọng và tránh xa. Tư tưởng triết
học trên của Khổng Tử về cơ bản là duy tâm, hướng con người tin vào mệnh
trời và số phận.

11
Mạnh Tử tiếp tục phát triển yếu tố duy tâm thần bí của Khổng Tử trong
quan niệm về thế giới. Theo Mạnh Tử, vạn vật có nguồn gốc ở trời, và bản
tính vốn có của con người là thiện, cũng do trời phú cho.
Quan niệm về thế giới của Đổng Trọng Thư là sự kết hợp quan niệm
duy tâm thần bí về thế giới của Nho giáo Tiên Tần và tiếp thu trên cơ sở tước
bỏ tính chất biện chứng quan điểm về thế giới của học thuyết Âm dương ngũ
hành. Ông cũng coi trời là tổ của vạn vật và mọi sự vật, hiện tượng cũng như
các quá trình biến hoá của tự nhiên, sự biến đổi của xã hội đều do sự an bài có
ý thức, có mục đích của trời. Trời, trong thuyết “thiên nhân tương cảm” của
ông, còn có xúc cảm, biết thưởng phạt, mọi hiện tượng xảy ra trong tự nhiên,
xã hội là sự thưởng hoặc trừng phạt của trời đối với người.
Các nhà Nho thời Tống, do tiếp nhận thêm các tư tưởng, phạm trù của
Phật giáo và Đạo giáo, đã tạo ra một bước ngoặt của Nho giáo và triết học
Nho giáo nói chung trong quan niệm về thế giới. Tư tưởng về nguồn gốc thế
giới, vạn vật, được trình bày trong học thuyết về Lý, Khí. Theo Trình Hạo,
Trình Di, Lý là bản thể, là khởi nguyên của thế giới khi âm dương chưa phân
định. Lý phân thành âm, dương gọi là Khí. Khí chính là vật liệu để sinh thành
nên vạn vật. Quá trình sinh thành, tồn tại, mất đi của vạn vật là do sự vận
động, biến hoá, tụ - tán của Khí. Lý là cái có trước, là gốc; Khí là cái có sau,

là ngọn. Theo hai ông, Lý, Thái cực và trời là đồng nhất; vạn vật đều chỉ là
một lý trời. Đó là cái tinh thần vũ trụ độc lập với con người, là gốc vạn vật.
Theo họ, Lý còn là đạo đức, luân lý làm người. Các quan hệ vua-tôi, cha-con,
vợ-chồng… tất cả đều là lý trời.
Trên cơ sở phát triển quan niệm Lý, Khí của Nhị Trình, Chu Hy cho
rằng: Lý, Khí cùng tồn tại, mọi vật trong vũ trụ đều do Lý, Khí hình thành.
Ông cho rằng, nếu không có cái Lý ấy thì dù có cái Khí nào đó tồn tại thì
cũng không thể sinh ra muôn vật, con người, nếu không có cái Khí ấy ngưng
tụ lại thì cái Lý ấy cũng không có cái treo mắc và mất tác dụng. Lý và Khí
thống nhất mới có thể biểu hiện được tác dụng sinh thành và tồn tại của tạo
hoá. Trong sự thống nhất của Lý (tính) và Khí (hình thể) thì Lý là cái có
trước, là cái cơ bản. Lý làm nên bản tính của sự vật và làm cho sự vật chính là
nó.

12
Chu Hy đã coi Lý là nguyên mẫu tối cao của trời đất. Theo ông, nếu
toàn bộ vũ trụ, vạn vật như một chỉnh thể thống nhất thì cũng cần có một Lý
cao nhất, bao trùm cái Lý của mỗi vật. Cái Lý đó là Thái cực, là cái tuyệt đối,
nguyên mẫu, là đạo của vạn vật, ngoài ra không có gì cả. Thái cực không
những là Lý của vũ trụ mà còn là Lý của từng sự vật đơn lẻ. Thái cực chỉ có
một, mỗi vật là sự bẩm thụ của nó mà sinh thành, mỗi vật bao chứa trong nó
cái duy nhất ấy.
Như vậy, tư tưởng của các nhà Nho thời Tống về nguồn gốc vũ trụ, vạn
vật được trình bày thông qua quan niệm về Lý, Khí. Mối quan hệ giữa Lý,
Khí là quan niệm mang tính chất duy tâm khách quan, thông qua đó đã lý giải,
cụ thể hoá và khẳng định những nguyên lý đạo đức của Nho giáo.
Đối lập với khuynh hướng duy tâm trong quan niệm về nguồn gốc thế
giới và vạn vật là khuynh hướng duy vật trong hệ thống triết học của Tuân
Tử, Chu Đôn Di, Trương Tải. Tuân Tử đã bác bỏ quan niệm duy tâm về trời,
mệnh trời, đồng thời ông khẳng định, toàn bộ thế giới gồm có ba bộ phận:

Trời, Đất và Người. Trời có đạo của trời, người có đạo của người. Đạo trời
luôn diễn ra theo lẽ tự nhiên nhất định, không liên quan đến đạo của người và
trời không thể quyết định vận mệnh của người.
Theo sách Kinh Dịch, Thái cực (là cái cực lớn, là cái hỗn độn ban đầu
chỉ toàn là khí) sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát
quái. Lưỡng nghi: một nghi gồm những khí đục, nặng rơi xuống và kết hợp lại
tạo thành đất (Âm), một nghi gồm những khí trong và nhẹ hơn, lơ lửng trong
không trung hợp lại tạo thành trời (Dương). Hai khí âm, dương giao cảm với
nhau là cội nguồn của vạn vật trong tự nhiên và xã hội.
Khi lý giải về nguồn gốc vạn vật, Chu Đôn Di tiếp thu, phát triển tư
tưởng triết học trong Kinh Dịch. Ông cho rằng, trước khi có vũ trụ, vạn vật và
con người, đã tồn tại trạng thái hỗn độn đầu tiên, trạng thái đầu tiên khi chưa
hiện ra ông gọi là Vô cực. Khi Vô cực hiện ra gọi là Thái cực. Vô cực và Thái
cực theo ông là một thể, nó là nguồn gốc vũ trụ, vạn vật. Quá trình sinh thành
vạn vật là do động và tĩnh (hai thể của Thái cực), là do Âm, Dương (sinh ra từ
Thái cực) tương tác, giao cảm với nhau mà sinh ra ngũ hành, ngũ hành thuận

13
với bốn mùa sinh ra vạn vật. Tư tưởng của Chu Đôn Di về nguồn gốc thế giới
chứa đựng yếu tố duy vật chất phác.
Trương Tải cũng cho rằng, nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật là Thái hư
(cũng là Thái cực). Thái hư theo ông chính là khí, nhưng trong trạng thái chưa
ngưng tụ, chưa bốc hơi. Thái hư vận động trong không gian, thời gian, là đầu
mối của muôn vật. Vạn vật sinh thành, tồn tại là do khí tụ lại, sự tiêu tan của
vạn vật là do sự tiêu tan của khí.
Tóm lại, trong Nho giáo, khi đề cập đến nguồn gốc vũ trụ, vạn vật đã
có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. Các quan niệm trên
về thế giới dù còn nhiều hạn chế, mang tính trực quan, sơ khai song đó lại là
cơ sở, căn cứ để các nhà Nho đi vào lý giải những vấn đề về nguồn gốc, bản
tính con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới.

* Vấn đề con người là vấn đề trung tâm trong nhiều trường phái triết
học. Trong triết học Nho giáo, vấn đề con người được đề cập ngay từ đầu và
từ rất sớm, con người đã được đề cao, vai trò của con người cùng với trời đất
là tiêu biểu cho tam tài: Thiên, Địa, Nhân. Khi đề cập đến vấn đề con người,
các nhà Nho chủ yếu lý giải về nguồn gốc, bản tính và vai trò của con người.
Về nguồn gốc của con người, trong Nho giáo xuất hiện khuynh hướng
duy tâm, thần bí và khuynh hướng duy vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng duy
tâm thần bí trong quan niệm nguồn gốc của con người là Khổng Tử, Đổng
Trọng Thư, Chu Hy. Theo Khổng Tử, trời sinh ra người, con người cũng như
vạn vật là sự giao cảm giữa âm và dương. Khổng Tử coi con người khác vũ
trụ, khác vạn vật là do con người có đạo đức (nhân, nghĩa, lễ, trí). Để duy trì
bản tính người ấy, con người phải biết kính trời, thờ trời, suy nghĩ, hành động
phải hợp đạo trời, phải luôn tu dưỡng đạo đức.
Đổng Trọng Thư đã tiếp thu và phát triển tính chất duy tâm thần bí
trong quan niệm về nguồn gốc con người của Khổng Tử đến mức độ cao.
Theo ông, trời là ông tổ của con người, không có trời thì con người không thể
sinh ra được. Trật tự xã hội, chính quyền của con người, các quan hệ trong
ngũ luân, những chuẩn mực đạo đức trong ngũ luân, ngũ thường, theo ông, tất
cả đều do trời sinh ra, do trời sắp đặt.

14
Lý học đời Tống cũng đặt ra và lý giải về nguồn gốc của con người
nhưng về cơ bản trên lập trường duy tâm thần bí. Theo Trình Hạo, Trình Di,
con người sinh thành là do sự tụ lại của Khí, mà Khí do Lý sinh ra. Do vậy,
nguồn gốc đầu tiên của con người là Lý, là Thái cực (Lý ở đây là Thiên Lý).
Đạo đức, nhân luân của con người cũng do Lý trời mà ra. Việc con người thi
hành đạo lý tam cương, ngũ thường cũng chính là thi hành đạo trời.
Chu Hy là người hoàn thiện tư tưởng của Nhị Trình nói riêng và Lý học
nói chung. Ông được coi là “tập đại thành” của khuynh hướng duy tâm thần
bí Tống Nho. Theo ông, con người là sự thống nhất của Lý và Khí, con người

là do Nhân Lý sinh ra, hình thể con người (là phương thức, điều kiện để Lý
người thể hiện ra) là do Khí sinh ra. Và Lý người cũng như vô vàn các Lý
khác, đều có nguồn gốc từ Thiên Lý.
Theo Chu Hy, con người và muôn vật đều bẩm thụ Lý của trời đất mà
thành ra tính, bẩm thụ khí của trời đất mà sinh ra hình. Trong tâm tính của con
người có bốn đức (Tứ đoan) là biểu hiện của Lý trời, là có nguồn gốc từ Lý
trời. Con người khác muôn vật là do con người được sinh ra từ các Lý khác
nhau; là do mức độ bẩm thụ của Lý và Khí của trời đất; là do con người bẩm
thụ được khí tinh tuý của trời đất; là do con người có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí.
Khi con người giữ bản chất người thì phải thi hành Thiên Lý (thiên mệnh),
tức là phải tu dưỡng, giữ gìn Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí.
Đối lập với quan niệm duy tâm, thần bí trong quan niệm về nguồn gốc
con người, một số nhà Nho, do xuất phát từ hiện thực đời sống, từ quan điểm
duy vật về thế giới, mà hình thành nên quan niệm duy vật về nguồn gốc con
người. Tiêu biểu cho xu hướng này trong triết học Nho giáo về nguồn gốc con
người là Tuân Tử.
Tuân Tử cho rằng, nguồn gốc con người không phải từ trời mà từ giới
tự nhiên, là sản phẩm của sự phát triển cao nhất của giới tự nhiên. Theo ông,
nước, lửa có khí mà không có sinh; cỏ cây có sinh mà không có tri giác; cầm
thú có tri giác mà không có lễ nghĩa; con người không chỉ có khí, có sinh mà
còn có cả lễ nghĩa. Do vậy, con người là cao quý nhất trong trời đất. Theo
ông, con người từ ác có thể trở thành thiện là do điều kiện, hoàn cảnh xã hội
hiện thực của con người quy định, chứ không phải là do làm theo đạo trời như

15
các nhà Nho duy tâm quan niệm. Trong quan niệm của Tuân Tử, bản chất con
người khác con vật không chỉ do con người có lễ nghĩa mà còn do con người
biết hợp quần. Như vậy có thể nói rằng, Tuân Tử là người đầu tiên của Nho
giáo lý giải một cách khá hợp lý bản chất con người là sự thống nhất cái tự
nhiên và cái xã hội. Tất nhiên, quan niệm trên của ông còn mang tính trực

quan, chất phác nhưng đó là tư tưởng tiến bộ trong hệ thống triết học Nho
giáo và triết học cổ đại nói chung.
Quan niệm về tính người của Nho giáo là một trong những nội dung cơ
bản của triết học Nho giáo vì vấn đề tính người không chỉ gắn bó chặt chẽ với
vấn đề nguồn gốc, bản chất người mà có còn là nguyên lý xuất phát để từ đó
các nhà Nho xây dựng học thuyết chính trị - đạo đức.
Vấn đề tính người trong triết học Nho giáo cũng có những cách lý giải
khác nhau. Khổng Tử là người đầu tiên đề cập đến tính người. Ông cho rằng,
bản tính con người gần giống nhau, do tập nhiễm mới khác xa nhau: “Tính
tương cận, tập tương viễn dã” [43, tr. 284]. Tức là tính của con người khi sinh
ra đều có bản tính lành do bẩm thụ ở trời; nhưng bản tính ban đầu ấy có thể bị
biến đổi bởi những điều kiện, yếu tố ngoại cảnh, bởi sự tu dưỡng của mỗi
người.
Mạnh Tử cũng cho bản tính con người là do trời phú, là tiên thiên, ông
khẳng định bản tính con người là thiện. Tính thiện của con người biểu hiện ở
bốn đức lớn là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Bốn đức lớn đó của con người bắt nguồn
từ Tứ đoan (bốn đầu mối của thiện) hay còn gọi là Tứ thiện đoan (lòng trắc ẩn
là đầu mối của nhân, lòng u tố là đầu mối của nghĩa, lòng từ nhượng là đầu
mối của lễ, lòng biết phải trái là đầu mối của trí). Tứ thiện đoan có sẵn ở trong
con người, nhiệm vụ của con người là giữ gìn, nuôi dưỡng nó, tức là phải “tồn
tâm, dưỡng tính” thiện.
Khác với Mạnh Tử, Tuân Tử xuất phát từ nhu cầu mang tính bản năng
và tự nhiên của con người là luôn suy nghĩ, hành động để thoả mãn dục vọng,
là tự tư tự lợi, cho nên ông cho rằng, nhân chi sơ tính bản ác. Tuân Tử cho
tính người là ác nhưng nó không bất biến mà có thể thay đổi, có thể trở thành
thiện. Để làm cho tính người từ ác thành thiện, theo ông, hoàn toàn phụ thuộc

16
vào tu dưỡng đạo đức làm người của mỗi cá nhân. Và phương thức tu dưỡng
tốt nhất là học tập, thực hành theo đạo đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín).

Cáo Tử cho rằng, tính người không thiện cũng không ác. Theo ông, bản
tính ban đầu của con người là thuần tuý mộc mạc, ngây thơ như tờ giấy trắng.
Quan niệm của nhiều nhà Nho từ thời Hán trở đi thì cho rằng, tính
người có cả thiện và ác. Đổng Trọng Thư, xuất phát từ lập trường duy tâm
thần bí, đã cho rằng, trời ban cho hai khí âm và dương, thân người có hai bản
tính thiện và ác; tính thiện của con người chỉ tồn tại dưới dạng khả năng, con
người để trở thành thiện nhân phải nhờ trời, phải được giáo dục, giáo hoá theo
tam cương, ngũ thường; Dương Hùng thì cho rằng, tính người thiện ác lẫn
lộn; còn các nhà Lý học Tống Nho với các đại biểu Vương Sung, Chu Đôn
Di, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy đều cho rằng, tính người có cả thiện có cả
ác.
Điểm chung trong quan niệm về tính người của Nho giáo là tính người
có thể thay đổi được, có thể bị biến đổi. Sự thay đổi đó phụ thuộc vào sự tu
dưỡng, học tập, giáo dục đạo đức của con người. Dù tính người là thiện hay
ác, cả thiện và ác hay thiện ác lẫn lộn thì theo các nhà Nho, con người đều có
thể giữ được tính thiện, trở thành thiện thông qua việc tận tâm tu dưỡng đạo
đức để có được phẩm chất đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; suy nghĩ và hành
động theo điều thiện, theo ý trời, đạo trời. Như vậy, thông qua quan niệm tính
người, Nho giáo đề cao vai trò của đạo đức, giáo dục đạo đức và vai trò của
trời, mệnh trời trong việc hoàn thiện con người phù hợp với yêu cầu xã hội.
Quan niệm về nguồn gốc, tính người của Nho giáo như đã trình bày
chính là cơ sở, căn cứ của quan niệm về vai trò của con người. Theo đó, Nho
giáo đề cập, xem xét vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên
(mối quan hệ giữa trời và người), với xã hội (mối quan hệ giữa con người và
xã hội).
Về vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên. Xuất phát từ
quan niệm coi vũ trụ, vạn vật đều có nguồn gốc từ trời, và con người là sản
phẩm, là bộ phận cao nhất của giới tự nhiên, Nho giáo chủ yếu bàn đến mối
quan hệ giữa con người với trời, và con người phải nhận thức, hành động
đúng với mệnh trời, đạo trời. Khi đã “tri thiên mệnh”, con người có thể biết


17
được bản chất của muôn vật. Trong quan hệ với trời, con người chỉ có thể
nhận thức và đem đạo trời, mệnh trời ra thi hành. Điều đó đã phủ nhận khả
năng nhận thức thế giới của con người. Đây là quan niệm duy tâm, bởi trước
trời, con người chỉ là lực lượng thụ động, lệ thuộc.
Về vai trò của con người trong xã hội. Trong học thuyết của Nho giáo,
chỉ chủ yếu tập trung bàn đến ba mối quan hệ cơ bản (còn gọi là tam cương)
trong ngũ luân, đó là: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Quan hệ vua - tôi được
coi là quan hệ chính, bao trùm các quan hệ khác. Trong quan hệ này thể hiện
tính hai chiều: quân nhân thần trung. Bề tôi phải tận trung, tận hiếu; còn vua
làm theo mệnh trời, thay trời trị dân, nuôi dưỡng dân, giáo hoá dân. Theo đó,
vua phải có đạo đức, thường xuyên tu dưỡng đạo đức, thương yêu dân, hành
động hợp lòng dân, nghĩa là vua cần có các phẩm chất, đức tính: nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín; bề tôi phải tuyệt đối trung thành, tuân thủ một cách vô điều kiện ý
chí, mệnh lệnh của vua, bởi đó cũng chính là ý chí, mệnh lệnh của trời.
Quan hệ cha - con cũng là quan hệ cơ bản của con người, theo chuẩn
mực đạo đức của Nho giáo, cha từ con hiếu. Cha mẹ là người sinh ra, nuôi
dưỡng, giáo dục con cái; con cái luôn kính trọng và chăm sóc cha mẹ. Trong
mối quan hệ này, Nho giáo đề cao vai trò của người cha, coi việc con cái có
hiếu là phải chăm sóc, phụng dưỡng, kính trọng và tuyệt đối phục tùng mệnh
lệnh của cha mẹ.
Trong quan hệ vợ - chồng, Nho giáo đưa ra chuẩn mực đạo đức phu
nghĩa phụ kính. Theo Nho giáo, vợ chồng là quan hệ hôn nhân, ràng buộc bởi
trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau thông qua phạm trù Nghĩa, và cũng theo các
nhà Nho, người phụ nữ luôn phải giữ tiết hạnh, phẩm chất của Tam tòng (tại
gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), Tứ đức (công, dung, ngôn,
hạnh). Do vậy, vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội cũng như trong gia
đình được nhìn nhận thấp hơn so với người đàn ông.
Như vậy, Nho giáo xuất phát từ các mối quan hệ xã hội cụ thể, từ

những con người cụ thể để luận chứng vị trí, vai trò của con người trong các
mối quan hệ xã hội. Thông qua đó, Nho giáo đề cao, tuyệt đối hoá vai trò của
vua, đề cao vai trò của người cha, người chồng, của đạo đức, của tu dưỡng

18
đạo đức, tất cả và cũng chủ yếu là nhằm biện hộ cho sự tồn tại của chế độ
phong kiến, bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị.
Nho giáo đặc biệt đề cao vai trò con người bởi việc giải quyết vấn đề
con người có quan hệ mật thiết với việc ổn định trật tự, kỷ cương xã hội. Tư
tưởng triết học về con người là cơ sở, nền tảng xây dựng nên học thuyết chính
trị - xã hội của Nho giáo.
* Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo nói chung qua các giai
đoạn của nó thì cái cốt yếu là quan niệm về xã hội lý tưởng và tư tưởng đức
trị.
Thứ nhất, về xã hội lý tưởng, theo Nho giáo là một xã hội ổn định, có
trật tự, kỷ cương; là một xã hội có đạo đức, nhân dân no ấm, thái bình; mọi
người trong xã hội được giáo dục, giáo hoá.
Thứ hai, xuất phát từ thực trạng xã hội vô đạo đang thống trị, chi phối
xã hội; xuất phát từ cách nhìn nhận bản tính con người chủ yếu từ phương
diện đạo đức và nhằm đưa xã hội từ loạn trở về trị…, Nho giáo đã đề ra tư
tưởng đức trị. Thực chất tư tưởng đức trị của Nho giáo là những quan niệm về
đường lối trị nước, quản lý xã hội bằng đạo đức. Đây cũng là nội dung cơ bản
nhất của học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo.
Trong tư tưởng đức trị, các nhà Nho chủ trương dùng đạo đức làm công
cụ chủ yếu trong việc cai trị xã hội; coi đạo đức là tiêu chuẩn cao nhất để
hoàn thiện con người, nhằm tạo nên mẫu người lý tưởng, xã hội lý tưởng; góp
phần duy trì kỷ cương, ổn định xã hội.
Nhằm đáp ứng nhu cầu, mục đích của giai cấp thống trị, trong học
thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo, thì đạo đức và chính trị gắn bó mật
thiết với nhau. Điều này thể hiện trong tư tưởng Đức trị. Theo Mạnh Tử:

“Quân hành nhân chính, tư dân thân kỳ thượng, tử kỳ trưởng kỹ” (Nếu vua thi
hành nền chính trị nhân đức: ban ân huệ cho dân, khiến các quan chức trông
nom dân chúng thì dân sẽ thương mến người bề trên, dám liều chết vì kẻ bề
trên của mình) [98, tr. 70]. Tư tưởng Đức trị thể hiện ở các nội dung cụ thể
như sau:
Một là, tư tưởng Đức trị chính là việc thực hiện Nhân, Lễ, Chính danh
trong cai trị và quản lý xã hội.

19
Nhân, Lễ, Chính danh là ba phạm trù cơ bản của triết học chính trị Nho
giáo và có quan hệ biện chứng: Nhân được coi nội dung của Lễ; Lễ là hình
thức của Nhân; sự thống nhất của Nhân và Lễ là Chính danh.
Nhân là phạm trù cơ bản, quan trọng nhất của tư tưởng Đức trị. Khổng
Tử có nhiều cách nói, cách quan niệm về phạm trù Nhân thể hiện trong các
trường hợp cụ thể như “nhân là ái nhân”, “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”…,
song nhìn chung, trong triết học Nho giáo, Nhân có hai nghĩa: thứ nhất, đó là
phẩm chất đạo đức chủ yếu, cao nhất của con người, là chuẩn mực đạo đức cơ
bản để con người tu dưỡng và hoàn thiện nhân cách; thứ hai, là chỉ các đức
tính cần có của con người (rộng lượng với mọi người; hiểu biết để có thái độ
đúng đắn trong mọi hoàn cảnh; dũng cảm nhận trách nhiệm; giữ mình đúng
lễ…). Còn phạm trù Lễ cũng là một phạm trù đạo đức, chuẩn mực đạo đức.
Khi được sử dụng, nhìn nhận từ phương diện chính trị, phạm trù Lễ chỉ tôn ti,
trật tự của xã hội mà mọi người phải biết, phải tuân thủ. Trong xã hội có vua -
tôi, cha - con, chồng - vợ, việc trái - phải… do vậy cần có Lễ để phân minh rõ
ràng. Mỗi lời nói, hành động của con người theo Nho giáo, phải theo đúng Lễ.
Chính danh cũng là nội dung cơ bản trong tư tưởng Đức trị. Chính danh
là khái niệm được Khổng Tử đặt ra, đó là việc đặt đúng tên, gọi đúng tên của
sự vật sao cho đúng với thực chất của nó. Chính danh trong tư tưởng Đức trị
là yêu cầu mỗi người cần phải có phẩm chất tương xứng với địa vị xã hội của
mình, phải suy nghĩ, hành động đúng với vị trí ấy, không được tranh giành địa

vị và bổn phận của người khác. Theo Khổng Tử, Chính danh là nhiệm vụ đầu
tiên của người cầm quyền, danh chính thì ngôn mới thuận. Đối với Tuân Tử,
Chính danh không chỉ là để phân biệt các sự vật, hiện tượng mà còn là để
phân biệt sang, hèn trong xã hội. Đổng Trọng Thư đề cao vai trò của Chính
danh, ông cho rằng, việc thực hiện Chính danh phải dựa vào lễ nghĩa và
Chính danh cũng chính là trách nhiệm của con người đối với trời.
Hai là, vị trí, vai trò của vua - người cầm quyền trong tư tưởng đức trị
Vua trong quan niệm của Nho giáo là người thay trời trị dân, giáo hoá
dân. Do vậy, để đạt được mục đích trong trị nước, trị dân, tạo lập ra một xã
hội ổn định và phát triển, vua phải là người mẫu mực, có đạo đức, là tấm
gương đạo đức khiến mọi người theo mình, phục vụ mình. Đạo đức của người

20
cai trị, theo Nho giáo, bao gồm các đức tính như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Nhà vua có đạo đức và thi hành đạo đức của mình có ý nghĩa quyết định đối
với sự thành công trong cai trị. Đạo đức và các phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà
con người có là do trời phú hay do học tập nhưng các đức tính ấy vẫn có thể
biến đổi, do vậy, nếu không tu dưỡng thì các đức tính ấy sẽ mất đi. Đối với
người cai trị phải thành, kính trong việc tu dưỡng đạo đức ở mọi nơi, mọi lúc,
mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, theo Nho giáo vua phải nêu gương, tự mình phải
sửa mình trước rồi mới giáo hoá thiên hạ, có như vậy mọi người mới noi theo.
Khổng Tử đã nói: “Mình mà chính đáng, dù không ra lệnh, dân cũng theo;
mình không chính đáng, tuy ra lệnh dân cũng chẳng theo” [43, tr. 215].
Như vậy, Nho giáo đã thấy được vai trò của đạo đức trong việc hoàn
thiện xã hội, con người cũng như trong việc cai trị và quản lý xã hội. Tuy
nhiên, việc quá đề cao vai trò quyết định của đạo đức trong xã hội phong kiến
cũng chỉ chủ yếu là biện hộ cho chế độ cai trị phân biệt đẳng cấp, bảo vệ địa
vị và lợi ích của giai cấp thống trị.
Ba là, quan niệm của Nho giáo về dân trong tư tưởng Đức trị
Theo Khổng Tử, dân là gốc nước (dân vi bang bản); Mạnh Tử thì coi

dân là quý (dân vi quý); còn Tuân Tử cho rằng, “Vua là thuyền, thứ nhân là
nước. Nước chở thuyền, nước cũng có thể lật thuyền” [120, tr. 64]. Như vậy,
trong Nho giáo có những quan niệm về dân khác nhau, nhưng nhìn chung,
dân là lực lượng to lớn trong xã hội, là tầng lớp lao lực, có nghĩa vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc kẻ lao tâm, phục vụ người cai trị. Đồng thời dân cũng chính
là gốc, là quý, là nền tảng của nước, là đối tượng của cai trị, nếu không có dân
thì không có người cai trị.
Coi dân là quý, có vai trò hết sức quan trọng, các nhà Nho đều chủ
trương phải giữ được dân thì mới giữ được địa vị thống trị của mình, giữ được
quyền lực, lợi ích của mình. Để giữ được dân thì theo Nho giáo, nhà cầm
quyền phải có những đường lối, chính sách cai trị hợp lòng dân. Tức là nhà
cầm quyền phải thích những điều dân thích, ghét những điều dân ghét và luôn
coi lòng dân, ý dân gắn liền với sự hưng vong, thịnh suy của triều đại. Nhưng
để hợp lòng dân, ý dân và được dân tin, theo Nho giáo, nhà cầm quyền phải
có chính sách dưỡng dân và giáo dân. Dưỡng dân là trách nhiệm của người

21
cầm quyền đối với dân, bao gồm việc chăm lo đời sống vật chất của nhân dân,
giúp dân đủ ăn, làm giàu, tức là làm cho dân được an cư lạc nghiệp; sai khiến
dân hợp lý; giảm thuế khoá và các đóng góp của dân, dùng của dân phải có
chừng mực; bảo vệ dân, đặc biệt phải quan tâm đến những người quan, quả,
cô, độc… Để thực hiện mục đích làm cho dân tin, sai khiến được dân thì vua
phải đem ân huệ cho dân, thực hành đường lối nhân nghĩa. Còn chính sách
giáo dân cũng là một trong những biện pháp lớn để trị thiên hạ. Bởi, dân nói
chung, theo các nhà Nho, họ chỉ là những người hèn kém về đạo đức và trí
tuệ, trọng lợi hơn nghĩa, do vậy nếu không được giáo hoá thì không có việc ác
nào mà họ không làm. Giáo dục, giáo hoá chủ yếu là để ngăn chặn hành động
hám lợi, gian tà của dân, đồng thời buộc dân tuân theo lễ giáo do chế độ
phong kiến đặt ra, để con người có được đạo làm người. Các nhà Nho rất coi
trọng việc giáo hoá dân, và việc giáo hoá ấy phải từ trong gia đình đến ngoài

xã hội, với phương châm dạy không biết chán, học không biết mỏi; giáo hoá
cho mọi đối tượng không phân biệt thiện ác. Nội dung giáo hoá là những quy
phạm đạo đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, chuẩn mực của Tam cương, Ngũ
thường. Việc dạy, học còn là cơ sở, mục đích của việc truyền bá Nho giáo và
tuyển lựa nhân tài tham gia bộ máy cai trị của nhà nước. Bên cạnh việc giáo
hoá bằng đạo đức, bằng lễ, các nhà Nho còn chủ trương giáo hoá bằng pháp
luật, tất cả cũng chỉ nhằm bảo vệ kỷ cương, trật tự xã hội. Bởi vì, theo Nho
giáo, một nguyên tắc của người làm chính trị là phải dùng lễ đối đãi với người
thiện, dùng hình phạt đối đãi với người làm điều bất thiện. Đường lối Đức trị
của Nho giáo là sự kết hợp giữa tư tưởng đức trị và pháp trị, song giữa hai
biện pháp giáo dục bằng đạo đức và bằng hình phạt thì Nho giáo coi trọng
đức trị, hình phạt chỉ là biện pháp tạm thời.
Như vậy, nhằm đưa xã hội từ loạn trở về trị, Nho giáo đã đạt được mục
đích trong việc đề ra và thi hành đường lối đức trị. Song, do chỉ chú ý đến và
đề cao vai trò của đạo đức trong xây dựng con người lý tưởng, xã hội lý
tưởng, Nho giáo đã tạo ra một mẫu người không toàn diện, thiếu các năng lực
cần thiết để quản lý xã hội và phát triển xã hội về mọi mặt.
Tóm lại, Nho giáo là một học thuyết triết học, chính trị, đạo đức cổ vũ
và phục vụ cho lợi ích của giai cấp quý tộc phong kiến. Đó là một học thuyết

22
hoài niệm về những điều tốt đẹp của thời Nghiêu, Thuấn, có ý định duy trì tôn
ty trật tự Nhà Chu, giáo dục nhân dân trung thành tuyệt đối với nhà vua -
“thiên tử”- đó là một yêu cầu đạo đức. Vì thế, học thuyết chính trị - xã hội của
Nho giáo đã viện tới ý trời, mệnh trời, cùng với việc kết hợp với pháp trị
trong cai trị và quản lý xã hội, cuối cùng cũng chỉ nhằm củng cố, bảo vệ chế
độ phong kiến, địa vị và lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị.
1.1.2. Vài nét về Nho giáo Việt Nam trước thế kỷ XIX
Nho giáo là một học thuyết triết học, chính trị - xã hội, đạo đức ra đời
và phát triển trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Nho giáo du nhập vào Việt

Nam từ thời Bắc thuộc, qua từng giai đoạn phát triển, nó có vai trò và vị trí
nhất định trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam:
Nho giáo du nhập vào Việt Nam bằng con đường xâm lược và giao lưu
văn hoá từ thời Bắc thuộc. Nho giáo vào Việt Nam theo gót giày quân xâm
lược phương Bắc, là công cụ chủ yếu của chúng nhằm nô dịch, thống trị, Hán
hoá người Việt, biến nước Việt Nam thành quận, huyện của Trung Hoa. Đồng
thời, Nho giáo cũng như mọi tư tưởng khác, không bao giờ tự đóng khung
phạm vi ảnh hưởng của nó trong một vùng lãnh thổ nhất định. Người Việt tiếp
nhận Nho giáo qua giao lưu văn hoá đã dần nhận ra rằng, Nho giáo là tri thức
cần thiết dạy đạo làm người, dạy cách ứng xử giữa người với người trong
cộng đồng. Ngoài ra, Nho giáo còn được du nhập vào nước ta thông qua
những hoạt động mang tính tự phát của khá đông Nho gia Trung Quốc thất
thế, bị đày hoặc tự động di cư lánh nạn sang nước ta. Nho giáo thời Bắc thuộc
có tác dụng nhất định đối với xã hội Việt Nam, làm xuất hiện hai lớp người
mới là thầy giáo và học trò, xuất hiện trường học, chữ viết Trung Quốc cũng
vì thế mà được du nhập vào Việt Nam, được sử dụng phổ biến và trở thành
văn tự chính thức trong một thời gian dài; hệ thống các phong tục, tập quán,
phép ứng xử, lễ nghi, quy phạm về đạo đức, định chế pháp luật cũng thâm
nhập vào Việt Nam và có tác dụng tích cực nhất định. Người Việt tiếp nhận
Nho giáo một cách tự nguyện với tư cách là tri thức dạy đạo làm người. Song
nó chưa ảnh hưởng sâu rộng đến đa số nhân dân bởi nó là công cụ của kẻ xâm
lược. Qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, Nho giáo là công cụ của giai cấp thống

23
trị nô dịch nước ta, thời kỳ này Nho giáo được tiếp nhận một cách dè dặt và
chưa ảnh hưởng nhiều đến người Việt.
Thế kỷ XI, sau khi nước ta giành được độc lập, Nho giáo chính thức
được giai cấp phong kiến Việt Nam, cụ thể là triều Lý lựa chọn làm hệ tư
tưởng để tổ chức, quản lý xã hội trong cấu trúc Tam giáo đồng nguyên (hệ tư
tưởng Nho - Phật - Lão).

Từ thế kỷ XI khi chế độ phong kiến tập quyền ở Việt Nam được xác
lập, Nho giáo đã thể hiện được vai trò là hệ tư tưởng của quốc gia độc lập.
Việc xây dựng và phát triển bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam vững
mạnh về mọi mặt là xu thế tất yếu khách quan và hợp quy luật trong lịch sử
phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà Lý đứng trước sự lựa chọn
có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh đất nước, một mặt phải đảm bảo được
nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, mặt khác cần phải xây dựng một
nhà nước phong kiến vững mạnh. Để xây dựng, phát triển bộ máy nhà nước
tập quyền vững mạnh, nhà Lý cần có một hệ tư tưởng chính thống làm nền
tảng tư tưởng. Khi chưa thể xây dựng được một hệ tư tưởng mới, bên cạnh
Phật giáo, Đạo giáo, nhà Lý không thể không chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng
phục vụ nhu cầu trên đây cũng như trong việc xây dựng và phát triển đất
nước. Dù Nho giáo là công cụ mà nhà Hán dùng để cai trị, nô dịch nhân dân
ta, song những ưu điểm của nó với tư cách là một hệ tư tưởng thì không thể
phủ nhận, và nhà Lý đã nắm bắt được điều đó, dùng Nho giáo làm hệ tư tưởng
của triều đại trong cấu trúc Tam giáo đồng nguyên. Đó là lựa chọn phù hợp
với hoàn cảnh lịch sử đất nước, nhu cầu ổn định và phát triển đất nước sau
chiến tranh.
Tình hình chính trị trong nước ổn định, nhà Lý có điều kiện mở mang
học vấn. Sự học trở thành một nhu cầu cấp thiết để củng cố chính quyền, để
tuyển chọn quan lại. Nho giáo cũng theo sự phát triển của việc học mà phát
triển dần dần, chắc chắn. Có thể nói, thời kỳ này, Nho giáo dần chiếm lĩnh địa
vị thống trị về chính trị và tư tưởng. Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng
Văn Miếu tại kinh thành Thăng Long, đắp tượng Chu Công, Khổng tử và 72
vị tiên hiền; năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên là khoa thi Minh kinh bác
học và Nho học tam trường để chọn người dạy Nho học, tuyển chọn quan lại;

×